Để góp phần vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ công
chức hành chính Nhà nước trong các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy
ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, luận văn này đã làm rõ cơ sở khoa
học của việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính
trong cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi;
đi sâu phân tích, đánh giá chất lượng đội ngũ công chức hành chính
nhà nước trong mối quan hệ với số lượng, kết cấu và quá trình hình
thành phát triển của công chức. Trên cơ sở hệ thống hoá lý luận về
công chức hành chính nhà nước, chất lượng công chức hành chính
nhà nước, nghiên cứu những kinh nghiệm của một số nước trên thế
giới từ đó rút ra một số kinh nghiệm có thể vận dụng cho tỉnh Quảng24
Ngãi, luận văn đã phân tích đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ
công chức hành chính nhà nước trong mối quan hệ so sánh với yêu
cầu của công việc. Luận văn này đã làm rõ nguyên nhân làm cho
chất lượng đội ngũ công chức hành chính trong các cơ quan chuyên
môn thuộc UBND tỉnh còn chưa cao, chưa đáp ứng tốt yêu cầu của
công việc hiện tại, chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình đẩy
mạnh CNH-HĐH đất nước và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Luận văn đã đưa ra các quan điểm và 06 nhóm giải pháp chủ yếu
nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính trong cơ
quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Quảng Ngãi.
Bên cạnh những giải pháp thuộc về tỉnh cũng cần có một số
giải pháp đồng bộ từ phía Chính phủ, các Bộ, ngành chức năng ở
Trung ương thì mới có tác động tích cực và hiệu quả hơn.
Trong khuôn khổ một luận văn, học viên đã vận dụng kiến
thức lý luận được tiếp thu từ tài liệu, nhà trường, đi sâu tìm hiểu điều
tra, khảo sát thực tiễn ở một số cơ quan chuyên môn, bước đầu đã đề
xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức
hành chính trong cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Quảng
Ngãi. Tuy nhiên, đây là một vấn đề lớn và phức tạp, nên việc xây
dựng hệ thống các giải pháp nêu trên với những lập luận, lý giải.
Đảm bảo tính khoa học và hiện đại là một việc không đơn giản; để
hoàn thiện vấn đề này, phải có những nghiên cứu tiếp theo.
26 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 609 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
/ /
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
BÙI THỊ HUYỀN MY
CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC CÁC CƠ QUAN
CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60 34 04 03
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017
Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
Người hướng dẫn khoa học: TS VŨ HỒNG HUY
Phản biện 1: .......................................................................
Phản biện 2: ......................................................................
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ,
Học viện Hành chính Quốc gia
Địa điểm: Phòng họp ....., Nhà...... - Hội trường bảo vệ luận
văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia.
Số: 201- Đường Phan Bội Châu - Tp Huế - tỉnh Thừa Thiên Huế
Thời gian: vào hồi giờ...ngày.....thángnăm 2017
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Công chức và chất lượng công chức hành chính nhà nước có
một vị trí và vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng,
hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước từ Trung ương đến cơ sở.
Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước luôn là hệ quả trực tiếp từ hiệu
quả hoạt động của đội ngũ công chức hành chính nhà nước. Xác
định được tầm quan trọng đó, trong những năm gần đây, Đảng, Nhà
nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách, đồng thời áp dụng các
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức trong cơ
quan hành chính. Nhờ vậy, chất lượng đội ngũ này ngày một nâng
cao, dần đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ chính trị, kinh tế trong
thời kỳ mới.
Thực hiện những kế hoạch phát triển, đảm bảo quản lý kinh tế
xã hội hiệu quả nhất của bộ máy quản lý hành chính nhà nước.
Trong những năm tới, tỉnh Quảng Ngãi cần chú trọng tới công tác
hành chính và nâng cao năng lực, chất lượng đội ngũ công chức là
nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy chất lượng công
chức tại các cơ quan chuyên môn còn chưa đồng đều và nhiều vấn
đề bất cập. Chất lượng của một bộ phận công chức chưa đáp ứng
được yêu cầu của công việc, yêu cầu của sự đổi mới và hội nhập.
Vậy, để có một đội ngũ công chức chuyên môn trên địa bàn tỉnh có
chất lượng, đảm bảo "vừa hồng, vừa chuyên" góp phần tạo chuyển
biến tích cực trong việc thực thi công vụ, phục vụ nhân dân, phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh, việc nghiên cứu các giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tại các cơ quan chuyên
môn thuộc UBND tỉnh là rất cấp thiết.
Nhìn chung, tỉnh chưa có giải pháp đồng bộ hiệu quả phù
hợp với đặc thù của địa phương nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ
công chức tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh. Với thực
trạng còn nhiều bất cập, đứng trước yêu cầu của Đảng và Nhà nước
về đẩy mạnh CNH-HĐH, chủ trương xây dựng nông thôn mới trong
những năm tiếp theo. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Chất lượng
đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh
Quảng Ngãi” là yêu cầu tất yếu khách quan, phù hợp với lý luận và
thực tiễn.
2
2. Các nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước là một
trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý, sử dụng cán
bộ, công chức. Vấn đề này nhận được sự quan tâm và tìm hiểu,
nghiên cứu của các cấp, các ngành, nhiều nhà lãnh đạo, nhà khoa học
trong nước. Một số đề tài nghiên cứu, sách, tạp chí có liên quan đã
được công bố như:
- Nguyễn Duy Gia (1990),Cải cách hệ thống tổ chức, hoạt
động của bộ máy quản lý hành chính nhà nước, xây dựng và nâng
cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước,Đề tài
nghiên cứu khoa học cấp bộ, Học viện Hành chính quốc gia, Hà Nội.
- Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ, Viện Khoa học tổ chức nhà
nước (1998), Đạo đức, phong cách lề lối làm việc của cán bộ công
chức theo tư tưởng Hồ chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm (2003), Luận cứ khoa
học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
- Bùi Đình Phong (2002), Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và
công tác cán bộ, Nxb Lao động, Hà Nội.
- Bộ Khoa học và Công nghệ (2003),Xây dựng đội ngũ cán bộ,
công chức đáp ứng đòi hỏi của nhà nước pháp quyền XHCN do dân,
vì dân.
- Phạm Hồng Thái (2004), Công vụ, công chức nhà nước,
Nxb. Tư pháp, Hà Nội.
Ngoài ra còn có rất nhiều luận văn, chuyên đề nghiên cứu về
chất lượng đội ngũ công chức các cấp (tỉnh/thành phố trực thuộc
trung ương, huyện/thành phố trực thuộc tỉnh, các cấp cơ sở) ở các
tỉnh, thành phố trong cả nước. Tuy nhiên luận văn, chuyên đề nghiên
cứu cụ thể thực trạng tại tỉnh Quảng Ngãi hiện nay còn rất ít. Mặt
khác, với sự thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế, xã hội tác động
đến tỉnh Quảng Ngãi thì chất lượng đội ngũ công chức các cơ quan
chuyên môn tại tỉnh Quảng Ngãi cũng có sự thay đổi không nhỏ. Vì
vậy đề Chất lượng đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn
thuộc UBND tỉnh Quảng Ngãi” sẽ đạt được những kết quả nhất
định trong việc góp phần hoàn thiện công tác sử dụng, quản lý công
chức các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh tại tỉnh Quảng Ngãi.
3
Những quan điểm, nhận định, đánh giá của những công trình khoa
học liên quan đến đề tài đều được tác giả nghiên cứu, tham khảo có
chọn lọc.Đề tài luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu một
cách nghiêm túc của riêng bản thân tác giả và chưa được ai công bố
dưới bất kỳ hình thức nào. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong
Luận văn này đều có nguồn gốc rõ ràng, trung thực và được phép
công bố.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng, từ đó, đề xuất giải pháp nâng
cao chất lượng công chức trong cơ quan chuyên môn thuộc UBND
tỉnh Quảng Ngãi trong quản lý phát triển kinh tế, xãhội.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về chất
lượng công chức trong các cơ quan chuyên môn;
- Đánh giá thực trạng chất lượng công chức của các cơ quan
chuyên môn thuộc UBND tỉnh Quảng Ngãi;
- Phân tích các yếu tố ảnh huởng đến chất lượng đội ngũ
công chức của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Quảng
Ngãi;
- Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công
chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Quảng Ngãi.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chất lượng công chức
trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Quảng Ngãi và
các hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ công chức trong các cơ
quan chuyên môn tỉnh Quảng Ngãi trong những năm qua.
Công chức chuyên môn là nhân lực đang làm việc tại các sở,
ngành khối quản lý nhà nước thuộc UBND tỉnh Quảng Ngãi. Căn cứ
theo quy định tại Điều 4, Chương 1, Luật Cán bộ, công chức được
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ
họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung
Nghiên cứu chất lượng đội ngũ công chức trong các cơ quan
chuyên môn thuộc UBND tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2014 - 2016.
4
Phạm vi không gian
Không gian nghiên cứu của đề tài tại các cơ quan chuyên
môn thuộc UBND tỉnh Quảng Ngãi.
Phạm vi thời gian
Số liệu sử dụng nghiên cứu trong 3 năm, từ năm 2014 đến
năm 2016. Đề xuất định hướng phát triển đến năm 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn được nghiên cứu bằng phương pháp luận chủ
nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, cùng những nguyên lý
cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin; các quan điểm, đường lối, chủ
trương chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật của
Nhà nước về công chức hành chính.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu, tiếp cận hệ thống,
phương pháp thống kê, so sánh.
+ Lý luận khoa học quản lý, hành chính và kinh tế học để
xem xét phân tích và giải quyết vấn đề nghiên cứu.
+ Luận văn có sử dụng những kết quả nghiên cứu trong và
ngoài nước đã công bố liên quan đến đề tài.
+ Phương pháp phiếu điều tra, nghiên cứu thực nghiệm.
+ Phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê.
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn
6.1 Ý nghĩa lý luận
Luận văn đã hệ thống hóa có bổ sung và hoàn thiện cơ sở
khoa học về công chức, chất lượng công chức, chất lượng công chức
cấp tỉnh và tổng kết kinh nghiệm của thế giới về nội dung liên quan.
Qua việc đánh giá thực trạng chất lượng công chức hành chính cấp
tỉnh, tác giả đề xuất phương hướng và đưa ra các giải pháp để nâng
cao chất lượng công chức hành chính cấp tỉnh để đáp ứng yêu cầu cải
cải cách công vụ, công chức
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ được ứng dụng, triển
khai trong việc nâng cao chất lượng công chức của các cơ quan
chuyên môn cấp tỉnh của Quảng Ngãi và có thể làm tài liệu nghiên
cứu, tham khảo.
5
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận
văn được kết cấu bởi 3 chương:
Chương 1: cơ sở lý luận về chất lượng công chức
các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Chương 2: Thực trạng chất lượng đội ngũ công chức các cơ
quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng công chức trong
các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC CÁC CƠ
QUAN CHUYÊN MÔN THUÔC ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.Khái niệm nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là nguồn lực về con người và được nghiên
cứu dưới nhiều khía cạnh. Do đó có nhiều khái niệm khác nhau về
nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực được hiểu như là nguồn lực con
người của một quốc gia, một vùng lãnh thổ, là bộ phận của nguồn
lực có khả năng huy động, quản lý và tham gia vào quá trình phát
triển kinh tế xã hội. Nguồn nhân lực bao gồm trình độ tay nghề,
chuyên môn, là kiến thăng và toàn bộ năng lực và tiềm năng để phát
triển. Nguồn nhân lực theo nghĩa hẹp thể hiện khả năng lao động của
xã hội.
1.1.2. Khái niệm công chức
Theo khoản 2, Điều 4, Luật Cán bộ, công chức năm 2008 ở
nước ta công chức được quy định: là công dân Việt Nam, được tuyển
dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của
Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở
trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân
đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp,
công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân
dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ
máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng
6
sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi
chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương
từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máylãnh đạo,
quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ
quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp
luật [4]
1.1.3.Khái niệm công chức chuyên môn cấp tỉnh
Công chức chuyên môn cấp tỉnh chỉ những người làm việc
thường xuyên trong bộ máy nhà nước. Là những người hoạt động,
công tác trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, đảm
nhiệm chức năng quản lý nhà nước.
Vì vậy, chất lượng của đội ngũ công chức Nhà nước cấp tỉnh
là một trạng thái nhất định của đội ngũ công chức Nhà nước, thể
hiện mối quan hệ phối hợp, hợp tác giữa các yếu tố, các thành viên
cấu thành nên bản chất bên trong của đội ngũ công chức Nhà nước.
1.1.4. Khái niệm chất lượng công chức chuyên môn
Từ những đặc điểm trên, có thể khái niệm: Chất lượng công
chức là sự tổng hợp chất lượng của từng công chức, được đánh giá
thông qua các tiêu chí về phẩm chất đạo đức, năng lực, trình độ
chuyên môn nghiệp vụ cũng như khả năng thích ứng, đáp ứng yêu
cầu thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao trong các mặt lĩnh
vực công tác ở từng cấp chính quyền.
1.2. Một số tiêu chuẩn đối với công chức
Tiêu chuẩn công chức là những quy định cụ thể các yêu cầu
trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức... của những người công chức
theo những tiêu chí nhất định đối với từng ngành nghề, chuyên môn
riêng biệt. Tiêu chuẩn công chức do nhà nước ban hành, được áp
dụng thống nhất trong nền công vụ. Tiêu chuẩn công chức có ý
nghĩa vô cùng quan trọng trong việc xây dựng đội ngũ công chức
chính quy hiện đại, là đòi hỏi bức bách của công cuộc cải cách hành
chính nhà nước, thể hiện: quá trình tuyển dụng, đánh giá công chức.
Tiêu chuẩn công chức là căn cứ sắp xếp công chức vào các ngạch
bậc khác nhau, chỗ dựa để đề bạt công chức vào những chức vụ
7
khác nhau trong bộ máy nhà nước. Vì vậy, tiêu chuẩn công chức là
một nội dung quan trọng để xây dựng và nâng cao trình độ đội ngũ
côngchức.
1.3. Tiêu chí đánh giá chất lượng công chức trong các cơ
quan chuyên môn
*Về phẩm chất đạo đức
*Về phẩm chất chính trị
*Về trình độ năng lực
1.4. Hệ thống các cơ quan chuyên môn cấptỉnh
Sở Nội vụ:
Sở Tư pháp:
Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Sở Tài chính:
Sở Công Thương:
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Sở Giao thông vận tải:
Sở Xây dựng:
Sở Tài nguyên và Môi trường:
Sở Thông tin và Truyền thông:
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
Sở Khoa học và Công nghệ:
Sở Giáo dục và Đào tạo:
Sở Y tế:
Thanh tra tỉnh:
Văn phòng Ủy ban nhân dân:
Sở Ngoại vụ:
Ban Dân tộc:
Vai trò của công chức trong cơ quan chuyên môn
Công chức có vị trí, vai trò quan trọng đối với cơ quan, tổ
chức, là thành viên, phần tử cấu thành tổ chức bộ máy. Có quan hệ
mật thiết với tổ chức và quyết định mọi sự hoạt động của tổ chức.
Hiệu quả hoạt động trong tổ chức, bộ máy phụ thuộc vào công chức.
8
Công chức tốt sẽ làm cho bộ máy hoạt động nhịp nhàng, công chức
kém sẽ làm cho bộ máy tê liệt.
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công chức
trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh
Chế độ chính sách của nhà nước
Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức
Cơ sở vật chất phục vụ cho côngviệc
Quy hoạch và luân chuyển côngchức
Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn
1.6. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
công chức cơ sở ở một số nước trên thế giới
Kinh nghiệm Nhật Bản
Kinh nghiệm Trung Quốc
Kinh nghiệm Singapore
Bài học rút ra từ kinh nghiệm từ nghiên cứu thực tiễn
Từ thực tiễn xây dựng đội ngũ công chức của những quốc gia
trên, chúng ta có thể rút ra một số kinh nghiệm cho công tác đào tạo,
bồi dưỡng công chức hành chính ở nước ta
Tiểu kết chương 1
Chương 1 đã nếu lên được những lý luận cơ bản về Công
chức, công chức trong các cơ quan cấp tỉnh, chất lượng công chức
nói chung và các cơ quan chuyên môn nói riêng. Chương 1 đã nêu
lên được các cơ quan chuyên môn theo quy định như hiên nay chức
năng nhiệm vụ cụ thể, trên cơ sở đó giúp hình dung được các cơ
quan chuyên môn và công chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh.
Nội dung chủ yếu và cốt lõi được nêu trong chương 1 chính là nêu
lên được các tiêu chí đánh giá chất lượng công chức và các nhân tố
ảnh hưởng đến chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn cấp
tỉnh để có cơ sở nêu lên được thực trạng và đánh giá được thực trang
chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân
dân tỉnh Quảng Ngãi ở chương 2.
9
Chương 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC
CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên của tỉnh Quảng Ngãi
a. Vị trí địa lý
Tỉnh Quảng Ngãi nằm ở duyên hải Nam Trung Bộ, có tọa độ
địa lý 14o32’ - 15o25’ vĩ Bắc, 108o06’ - 109o04’ kinh Đông; phía bắc
giáp tỉnh Quảng Nam trên ranh giới các huyện Bình Sơn, Trà
Bồng và Tây Trà; phía nam giáp tỉnh Bình Định trên ranh giới các
huyện Đức Phổ, Ba Tơ; phía tây, tây bắc giáp tỉnh Quảng Nam và
tỉnh Kon Tum trên ranh giới các huyện Tây Trà, Trà Bồng, Sơn
Tây và Ba Tơ; phía tây nam giáp tỉnh Gia Lai trên ranh giới huyện
Ba Tơ; phía đông giáp biển Đông, có đường bờ biển dài gần 130km
với 5 cửa biển chính là Sa Cần, Sa Kỳ, cửa Đại, Mỹ Á và Sa Huỳnh.
b. Thực trạng dân số và lao động tỉnh Quảng Ngãi
Đến năm 2015 dân số trung bình của tỉnh Quảng Ngãi là
1.236.250 người. Toàn tỉnh có khoảng 324.000 hộ gia đình, bình
quân 3.75 nhân khẩu/hộ. Dân số thành thị có chiếm 14,62% và dân
số nông thôn chiếm 85,38%.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi
Kinh tế tăng trưởng chậm, thấp hơn mục tiêu đặt ra, sản xuất
kinh doanh và đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Trong tỉnh,
cùng với chịu ảnh hưởng từ diễn biến bất lợi của kinh tế thế giới và
trong nước, tình hình thời tiết, thiên taiđã có những tác động
không thuận lợi đến việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh.
2.2. Thực trạng chất lượng công chức trong cơ quan
chuyên môn thuộc UBND tỉnh Quảng Ngãi
2.2.1. Chất lượng công chức trong các cơ quan chuyên
10
môn phân theo ngạch công chức tỉnh Quảng Ngãi
Số lượng công chức là chuyên viên cao cấp toàn tỉnh là 23
người (chiếm 1,85% tổng số công chức), công chức có ngạch
chuyên viên và tương đương chiếm số lượng lớn nhất với 929 người
(chiếm 74,55%). Công chức có ngạch là nhân viên cấp tỉnh hiện nay
có 1 người (chiếm 0,08%).
Bảng 2.1: công chức trong các cơ quan chuyên môn phân
theo ngạch công chức tỉnh Quảng Ngãi năm 2016
STT Ngạch công chức Số lượng Cơ cấu
1
Chuyên viên cao cấp và
tươngđương
23 1.85
2
Chuyên viên chính và tương
đương
219 17.58
3 Chuyên viên và tương đương 929 74.55
4 Cán sự và tương đương 74 5.94
5 Nhân viên 1 0.08
6 Tổng số 1246 100.00
Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ngãi
2.2.2. Chất lượng công chức trong các cơ quan chuyên
môn phân theo độ tuổi
Công chức tỉnh Quảng Ngãi trong các cơ quan chuyên môn phân
bố tương đối đồng đều với các độ tuổi khác nhau. Số lượng công chức
độ tuổi từ 31 - 40 tuổi chiếm đa số với 498 người (chiếm 39,96%).
Công chức chuyên môn có độ tuổi từ 41 đến 50 và từ 50 tuổi trở lên
có số lượng gần bằng nhau, tương đối chiếm trên 20% tổng số công
chức chuyên môn toàn tỉnh.
Bảng 2.2.Công chức trong các cơ quan phân theo độ tuổi
tỉnhQuảng Ngãi năm 2016
ĐVT: Người
STT Nội dung Tổng Dưới 31 Đến 40 Đến 50 Đến 60
1 Tổng số 1246 224 498 257 267
11
2 Tỷ lệ (%) 100 17.98 39.96 20.63 21.43
Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ngãi,2016
2.2.3. Chất lượng công chức trong các cơ quan chuyên môn
phân theo trình độ chuyên môn
Trình độ chuyên môn là một trong những thước đo về tiêu
chuẩn chất lượng công chức, viên chức. Đây cũng là căn cứ ban đầu
để đánh giá, xem xét công chức có đáp ứng được tiêu chuẩn nghiệp
vụ hay không.
Bảng 2.3.Trình độ chuyên môn của công chức chuyên môn
tỉnh Quảng Ngãi năm 2016
Trình độchuyên môn Số lượng (Người) Tỉ lệ(%)
Tổng số 1246 100.00
Tiến sĩ 14 1.12
Thạc sĩ 189 15.17
Đại học 900 72.23
Cao đẳng 33 2.65
Trung cấp 107 8.59
Sơ cấp 3 0.24
Nguồn: Sở nội vụ tỉnh Quảng Ngãi,2016
Bảng 2.4. Trình độ chuyên môn của công chức tại các cơ quan
chuyênmôn tỉnh Quảng Ngãi năm 2016
ST
T
Nội
dung
Tổ
ng
Trình độ chuyên môn
Tiến
sĩ
Thạc
sĩ
Đại
học
Cao
đẳng
Trung
cấp
Sơ
cấp
1 Tổng
số
124
6
14 189 900 33 107 3
2 Tỷ lệ
(%)
100
1,12
4
15,16
9
72,23
1
2,648 8,587
0,24
1
Nguồn: Sở nội vụ tỉnh Quảng Ngãi,2016
2.2.5. Chất lượng công chức trong các cơ quan chuyên
môn phân theo trình độ chính trị và quản lý nhà nước
12
Việc xác định trình độ lý luận chính trị đối với cán bộ, đảng
viên nhằm đảm bảo sự thống nhất về tiêu chuẩn trình độ lý luận
chính trị trong Đảng; làm cơ sở xây dựng và thực hiện kế hoạch đào
tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về lý luận chính trị và thực hiện
chính sách đối với cán bộ, đảng viên.
Bảng 2.5.Công chức trong các cơ quan chuyên môntheo trình độ
chính trị và QLNN năm 2016
ST
T
Đơn
vị
Tổng
Trình độ Lý luận chính trị
Trình độ Quản lý nhà
nước
Cử
nhân
Cao
cấp
Trung
cấp
Sơ
cấp
CVC
C
CVC CV
1 Tổng
số
1246 30 177 447 139 62 282 651
2 Tỷ lệ
%
100.
00
2.41 14.21 35.87
11.1
6
4.98 22.63 52.25
Nguồn: Sở Nội vụ Quảng Ngãi, 2016
2.2.6. Chất lượng công chức trong các cơ quan chuyên
môn phân theo trình độ ngoại ngữ và tin học
Hiện nay, số lượng công chức có trình độ tin học từ trung cấp
trở lên trong các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh là 59 người (chiếm
4,74%), ngoài ra phần lớn công chức có chứng chỉ tin học (chiếm
85,76%).
Bảng 2.6 Thực trạng chất lượng công chức trong các cơ quan
chuyên môn theo trình độ tin học và ngoại ngữ năm 2016
ST
T
Nộ
dung
Tổng
số
Tin học Ngại ngữ
Tiến
g
dân
tộc
Trun
g
cấp
trở
lên
Chứng
chỉ
Anh Văn Ngoại ngữ khác
Đại
học
trở
lên
Chứn
g
chỉ
Đại
học
trở
lên
Chứn
g
chỉ
1 Tổng
số 1246 59 1068 98 1010 12 10 36
2 Tỷ lệ 100 4,74 85,71 7,87 81,06 0,96 0,80 2,89
13
Nguồn: Sở Nội vụ Quảng Ngãi, 2016
2.3 Các hoạt động nâng cao chất lượng công chức trong các cơ
quan chuyên môn cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
2.3.1.Thực trạng tuyển dụng và quy hoạch công chức trong
các cơ quan chuyên môn
Việc tuyển dụng, xét tuyển công chức được thực hiện theo
đúng quy định Nghị định số 24/2010/NĐ-CP của Chính phủ và
Thông tư số 13/2010/TT- BNV của Bộ Nội vụ; công chức được
tuyển dụng thông qua hình thức thi tuyển, ngoại trừ một số trường
hợp tiếp nhận không qua thi tuyển. Số lượng công chức tuyển dụng
mới và luân chuyển trong các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh Quảng
Ngãi được thể hiện trong bảng 2.7
2.3.2. Hoạt động đào tạo nâng cao trình độ công chức
trong các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh
Hàng năm, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi các cấp ủy Đảng
trong các tổ chức thường xây dựng kế hoạch đào tạo cụ thể đối với
cán bộ, chuyên viên nhằm nâng cao hiệu quả công việc, chất lượng
chuyên môn thông quan hệ thống giáo dục trên cả nước và các cơ sở
đào tạo của địa phương. Hoạt động đào tạo cụ thể được thể hiện chi
tiết trogn bảng 2.8
2.3.3. Thực trạng tổ chức thực hiện các chế độ, chính
sách; khen thưởng, kỷ luật
Trong thời gian qua, chế độ chính sách đối với đội ngũ công
chức mà đặc biệt là chính sách tiền lương đã từng bước được điều
chỉnh, cải thiện góp phần từng bước ổn định đời sống cho công chức.
Tuy nhiên, chế độ chính sách và môi trường làm việc vẫn chưa đủ
sức khuyến khích được người tài; người năng động, sáng tạo, làm
việc có hiệu quả; vẫn còn tình trạng bình quân chủ nghĩa, cào bằng,
làm nản lòng công chức. Chính sách tiền lương tuy có cải tiến nhưng
14
vẫn lạc hậu, chưa đủ bù đắp giá trị sức lao động của công chức; chưa
đảm bảo cho công chức có cuộc sống ổn định, chuyên tâm vào công
việc. Chính sách về nâng ngạch, nâng bậc lương còn nặng về thâm
niên, chưa phản ánh đúng chất lượng và hiệu quả công tác của công
chức. Chính sách thu hút, tập hợp người tài vào làm việc trong các
cơ quan nhà nước của tỉnh tuy đã ban hành nhưng chưa đủ mạnh,
thiếu đồng bộ nên chưa đủ sức thu hút. Do chế độ chính sách mà đặc
biệt là chế độ tiền lương chưa đáp ứng được yêu cầu của công chức
nên xảy ra tình trạng một số công chức tạo ra nguồn thu nhập thêm
bằng cách dựa vào vị trí công tác được phân công để hưởng các
khoản thu nhập ngoài tiền lương.
Bảng 2.10 Thực trạng hoạt động khen thưởng và kỷ luật công chức
trong các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh Quảng Ngãi năm 2016
Tổng số công chức chuyên môn 1246 100.00
1. Công chức được khen thưởng 1034 82.99
Trong đó: - Khen thưởng cấp Trung ương 18 1.44
- Khen thưởng cấp tỉnh 186 14.93
- Khen thưởng của cơ quan 480 38.52
- Khen thưởng khác 350 28.09
2. Công chức bị kỷ luật 6 0.48
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ngãi
2.4. Đánh giá chất lượng của công chức trong các cơ quan
chuyên môn tỉnh Quảng Ngãi
2.4.1. Đánh giá mức độ hoàn thành công việc chuyên môn
của công chức
Trong những năm qua, công chức chuyên viên trong các cơ
quan chuyên môn tỉnh Quảng Ngãi đã đạt được những thành tích
quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội.
Được nhân dân và các ban ngành đánh giá cao trong vai trò quản lý
vĩ mô của Nhà nước. Đội ngũ công chức chuyên môn có những hoạt
15
động thiết thực thể hiện vai trò của từng cá nhân và đoàn thể.
Bảng 2.11 Thực trạng hoàn thành công việc của cán bộ trong
các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh Quảng Ngãi năm 2016
ĐVT: Người
STT Nội dung Tổng
Trong đó
Hoàn
thành
xuất
sắc
Hoàn
thành
Không
hoàn
thành
Kỷ luật
1 Tổng số 1246 714 503 29 6
2 Tỷ lệ % 100 57,30 40,37 2,33 0,48
Nguồn: Tổng hợp của sở Nội vụ Quảng Ngãi 2016
Bảng 2.12: Thực trạng hoàn thành công việc của cán bộ trong
các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh Quảng Ngãi năm 2016
STT Nội dung Cấp trên đánh giá Cơ quan đánh giá Tốt Khá T. Bình Yếu Tốt Khá T. Bình Yếu
1 Trình độ chuyên môn 714 503 29 6 744 490 17 1
2 Ý thức tổ chức kỷ luật 798 434 18 2 825 415 12 0
3 Sự nhạy bén, sáng tạo 673 508 65 6 692 500 56 4
4
Tinh thần hợp
tác, làm việc
nhóm
680 519 50 3 672 515 62 3
5
Quan hệ với
quần chúng
nhân dân
874 328 49 1 898 328 26 0
6 Năng lực tổ chức, quản lý 397 723 127 5 442 783 26 1
(Tổng hợp từ kết quả đánh giá công chức của các sở năm 2016)
*Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế, bất cập của đội
ngũ công chức trong các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh Quảng
Ngãi
Thứ nhất, Đội ngũ công chức trong các cơ quan chuyên môn
còn xuất hiện những công chức lớn tuổi, mang nặng tư tưởng chậm
chễ trong phát triển.
16
Thứ hai, do một số quy định bất hợp lí của các quy định pháp
luật hiện hành:
Thứ ba, công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức
chuyên môn, nhất là đối với cán bộ, công chức chủ chốt, chưa thật
sát với yêu cầu thực tiễn.
Thức tư: Trong các cơ quan chuyên môn, người công chức
còn bị động trong phát minh những sáng kiến nâng cao hiệu quả
công việc.
2.3.2. Đánh giá những hoạt động nâng cao chất lượng công chức
trong các cơ quan chuyên môn cấptỉnh
Hiện nay, việc tham gia đào tạo đều được thực hiện bởi các
trung tâm đào tạo trong tỉnh hoặc gửi đi đào tạo tại các trường
chuyên nghiệp của trung ương. Công tác đào tạo, bồi dưỡng công
chức chuyên môn có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công tác,
thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.
Bảng 2.13: Đánh giá về những chương trình đào tạo nâng cao
chất lượng công chức trong các cơ quan chuyên môn
cấp tỉnh Quảng Ngãi
ST
T Nội dung
Hợp lý Không hợp lý Không ý kiến
S.
lượng
Tỷ
lệ
S.
lượng
Tỷ
lệ
S.
lượng Tỷ lệ
1 Đối tượng đào tạo 65
86.6
7 3 4.00 7 9.33
2 Nội dung chương trình 72
96.0
0 2 2.67 1 1.33
3 Cơ sở đào tạo 49
65.3
3 9
12.0
0 17 22.67
4 Trang thiết bị, vật chất 64
85.3
3 3 4.00 8 10.67
5 Tài liệu phục vụ học tập 66
88.0
0 1 1.33 8 10.67
6 Phương pháp giảng dạy 43
57.3
3 8
10.6
7 24 32.00
7 Thời gian đào tạo 61
81.3
3 5 6.67 9 12.00
8 Kinh phí hỗ trợ 64
85.3
3 0 0.00 11 14.67
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra,2016
17
2.3.4. Phân tích SWOT đánh giá chất lượng công chức
trong các cơ quan chuyên môn cấptỉnh
Qua nghiên cứu, đánh giá chất lượng công chức trong các cơ
quan chuyên môn tỉnh Quảng Ngãi cho thấy: trong quản lý, phát
triển và thực hiện chuyên môn đội ngũ công chức cấp tỉnh Quảng
Ngãi đã đạt được những yêu cầu cơ bản. Phần lớn công chức không
ngừng tu dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng nhu cầu
phát triển và quản lý kinh tế, xã hội trên địa bàn. Tuy nhiên, trong
thực hiện công vụ không tránh khỏi những sai sót, khuyết điểm đối
với nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, Tỉnh ủy và tổ chức giao phó.
Chi tiết ma trận SWOT được thể hiện trong bảng 3.14
Trong điều kiện cải cách hành chính, hướng tới xây dựng
một nền hành chính dân chủ, trong sạch và từng bước hiện đại hóa
thì vấn đề tuyển dụng và xây dựng đội ngũ công chức càng có ý
nghĩa quyết định hơn bao giờ hết mà nó cần được nghiên cứu cả về
mặt lý luận và thực tiễn.
2.3.1.1. Ảnh hưởng của quy hoạch, bồi dưỡng công chức
của cơ quan chuyên môn
Các cơ quan, đơn vị đã chú trọng công tác xây dựng quy
hoạch cán bộ, công chức theo đúng quy định, đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ công tác cho từng giai đoạn. Vai trò của cấp ủy và chính
quyền được thể hiện rõ ràng, cụ thể và có sự phối hợp chặt chẽ trong
công tác xây dựng quy hoạch cán bộ, công chức.
Bảng 3.15 Ảnh hưởng của công tác quy hoạch, bồi dưỡng và đào
tạo đến chất lượng công chức trong các cơ quan chuyên môn
STT Nội dung Ảnh hưởng Không ảnh hưởng Không ý kiến S. lượng Tỷ lệ S. lượng Tỷ lệ S. lượng Tỷ lệ
1 Công tác tuyển dụng 63 84.00 2 2.67 10 13.33
2
Sử dụng hợp
lý công chức
chuyên môn
70 93.33 0 0.00 5 6.67
3 Công tác đào tạo và bồi 73 97.33 0 0.00 2 2.67
18
dưỡng
4
Công tác
đánh giá
chất lượng
công chức
hàng năm
65 86.67 9 12.00 1 1.33
5
Công tác
quy hoạch
hàng năm
67 89.33 4 5.33 4 5.33
6 Việc đề bạt, bổ nhiệm 63 84.00 8 10.67 4 5.33
7
Quan tâm
đời sống tinh
thần
58 77.33 3 4.00 14 18.67
8
Chính sách
thu hút nhân
tài
72 96.00 0 0.00 3 4.00
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra,2016
2.3.1.3. Ảnh hưởng của quản lý, sử dụng và tinh thần
trách nhiệm của công chức
Việc bố trí, sử dụng công chức các cấp ở tỉnh trong thời gian
qua về cơ bản đảm bảo đúng ngành nghề được đào tạo; phát huy
được năng lực, sở trường của công chức.
2.3.1.5.Ảnh hưởng của điều kiện làm việc và chế độ, chính
sách của Nhà nước đối với công chức chuyên môn cấptỉnh
Hiện nay, trụ sở và điều kiện làm việc tại các cơ quan
chuyên môn đều đã được kiên cố hóa, phòng ban làm việc tương đối
tiện nghi và đầy đủ thiết bị cơ bản.
Bảng 2.16 Ảnh hưởng của điều kiện làm việc và chế độ,
chính sách của Nhà nước đối với chất lượng công chức
chuyên môn cấp tỉnh
STT Nội dung
Ảnh hưởng Không ảnh hưởng Không ý kiến
S. lượng Tỷ lệ S. lượng Tỷ lệ S. lượng Tỷ lệ
1
Cơ sở hạ
tầng và
trang thiết
bị phục vụ
65 86.67 6 8.00 4 5.33
19
công việc
2
Chính sách
về tiền
lương
68 90.67 3 4.00 4 5.33
3
Chính sách
về BHXH
54 72.00 13 17.33 8 10.67
4
Chính sách
về BHYT
45 60.00 12 16.00 18 24.00
Nguồn: Tổng hợp số liệu điềutra,2016
2.3.1.6. Môi trường làm việc
Cán bộ công chức trong cơ quan có lập trường tư tưởng vững
vàng, tinh thần đoàn kết, hòa thuận nghiêm chỉnh chấp hành sự
phân công điều động công tác của tổ chức, không ngừng phát huy
sáng tạo chủ động khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ
chuyên môn được giao, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp phát triển
kinh tế xã hội trên toàntỉnh.
Tiểu kết chương 2
Trên cơ sở lý luận của chương 1, chương 2 đã đi vào đánh
giá thực trang chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn của
Ủy ban nhân dan tỉnh Quảng Ngãi dự trên các tiêu chí về trình độ
chuyên môn, trình dộ văn hóa, trình độ chính trị, Quản lý nhà
nước Trên cơ sở tổng thể công chức các cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, Luận văn đã có sự so
sánh để đánh giá dựa trên tiêu chuẩn quy định đánh giá hàng năm
và sự đánh giá của đồng nghiệp, lãnh đạo thông qua những tiêu chí
cho sẵn.
Trong chương 2, Luận văn đã sử dụng số liệu sơ cấp từ
nguồn điều tra để đánh giá chất lượng công chức thuộc các cơ quan
chuyên môn, đây là điểm mới vì các tiêu chí đánh giá này mang tính
khách quan, ko theo quy chuẩn định trước nên có tính thực tiễn cao.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng chất lượng công chức, luân văn đã
nếu được những mặt đạt được mà mạnh dạn đưa ra những luận điểm,
20
ý kiến hạn chế để trên cơ sở đó đề xuất giải pháp trong chương 3
Chương 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC
TRONG CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN
NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
3.1. Căn cứ đưa ra giải pháp
3.1.1. Chủ trương, chính sách của Nhà nước đối với công
chức trong các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh
Các văn bản quy phạm của Đảng, Nhà nước và của tỉnh
Quảng Ngãi
Căn cứ vào nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và thực trạng
chất lượng công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND
tỉnh Quảng Ngãi
Nhu cầu nâng cao chất lượng của công chức trong các cơ
quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Quảng Ngãi
Bảng 3.1 Nhu cầu học tập và đào tạo của công chức trong các cơ
quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Quảng Ngãi
STT Nội dung
Mức độ càn thiết (n=75_
Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết
S. lượng Tỷ lệ S. lượng Tỷ lệ S. lượng Tỷ lệ
1
Trình độ
chuyên môn
a. Ngắn hạn 25 33.33 41 54.67 9 12.00
b. Dài hạn 50 66.67 25 33.33 0 0.00
2
Trình độ quản
lý nhà nước
68 90.67 7 9.33 0 0.00
3
Trình độ lý
luận chính trị
45 60.00 28 37.33 2 2.67
4
Trình độ
ngoại ngữ và
tin học
55 73.33 20 26.67 0 0.00
5
Các kỹ năng
khác
55 73.33 18 24.00 2 2.67
21
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra,2016
Bảng 3.2: Nhu cầu học tập, nâng cao một số kỹ năng trong phát
triển của công chức chuyên môn tỉnh Quảng Ngãi
STT Kỷ năng Số lượng Tỷ lệ
1 Thuyết trình 68 90.67
2 Giao tiếp 65 86.67
3 Điều hành nhóm 55 73.33
4 Dân vận 47 62.67
5 Đàm phán 58 77.33
6 Quản lý vấn đề xung đột 54 72.00
7 Truyền thông 52 69.33
8 Lãnh đạo 73 97.33
9 Quản lý và điều hành 55 73.33
10 Xác định mục tiêu và lập kế hoạch 43 57.33
11 Tổ chức và thực hiện kế hoạch 38 50.67
12 Tổ chức và quản lý nhân sự 72 96.00
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra,2016
3.2. Giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng công chức
trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Quảng Ngãi
Hoàn thiện công tác quy hoạch, tuyển dụng, bố trí, sử
dụng, nâng ngạch, điều động, luân chuyển, biệt phái công chức
chuyên môn cấp tỉnh
Hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật về công chức, quản
lý và đánh giá công chức chuyênmôn
Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức
chuyên môn cấptỉnh
Các giải pháp khác về điều kiện môi trường, phương tiện
làm việc đối với công chức trong các cơ quan chuyên môn
Xây dựng và thực hiện tốt quy chế làm việc của các sở, ban
22
ngành trên cơ sở quy định chức năng, nhiệm vụ được giao, xác định
rõ mối quan hệ giữa các đơn vị chức năng, cán bộ, công chức, viên
chức trong giải quyết các thủ tục hành chính cho các tổ chức và cá
nhân.
Ban hành và thực hiện nghiêm các chuẩn mực của cán bộ,
công chức trong việc tiếp công dân, trong đó thường xuyên tiến hành
khảo sát mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân đối với công tác cải
cách hành chính.
3.3. Kiến nghị
3.3.1. Đối với công chức trong các cơ quan chuyên môn
Công chức phải không ngừng nâng cao chuyên môn, trình độ
để đáp ứng những yêu cầu của thời đại; ứng dụng và bắt kịp những
tiến bộ mới trong công việc nhằm nâng cao hiệu quả chuyên môn.
Công chức trong các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh phải không
ngừng tự học, tự đào tạo để phát triển bản thân, nâng cao trình độ.
Đồng thời, công chức chuyên môn phải không ngừng tu dưỡng
đạo đức cách mạng trong thời kỳ mới, tránh xa đọa, quan liêu, gây
những ảnh hưởng tiêu cực cho tổ chức, cơ quan và xã hội.
3.3.2.Đối với Tỉnh ủy và các cơ quan chuyên môn trực thuộc
UBND Tỉnh
Từng cơ quan chuyên môn tổ chức điều tra, khảo sát, đánh giá
một cách khách quan về thực trạng tình hình đội ngũ công chức và
dự báo nhu cầu công chức cơ sở một cách khoa học. Đồng thời tiến
hành xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức
chuyên môn cho từng giai đoạn, phù hợp với điều kiện và đặc điểm
của từng cơ quân; trên cơ sở đó lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cụ
thể từng năm cho từng loại công chức theo quy hoạch.
3.3.3.Đối với Nhà nước và hệ thống văn bản pháp luật
Nhà nước bằng những công cụ quản lý kinh tế xã hội của
mình cần thiết phải tạo cơ chế thông thoáng và phù hợp với công
chức chuyên môn để thực hiện phát triển. Quy trình xây dựng quy
23
hoạch đảm bảo mở rộng dân chủ, khách quan trong phát hiện nguồn.
Thông qua hội nghị tạo điều kiện để côngchức tham gia giới thiệu,
tạo phong trào thi đua, cạnh tranh lành mạnh trong từng cơ quan,
đơn vị.
Tiểu kết chương 3
Trên cơ sở đánh giá thực trạng chất lượng công chức ở
chương 2, ở chương 3, trên cơ sở những căn cứ định hướng của
Đảng và nhà nước, của tỉnh Quảng Ngãi, luận văn đã nêu lên được
những giải pháp có tính thiết thực, thực tiễn cao có thể áp dụng trong
việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức nói chung và công chức
thuộc các cơ quan chuyên môn. Luân văn đã sử dụng số liệu sơ cấp
về như cầu đào tạo bồi dưỡng của bản thân công chức và các loại
hình cần được đào tạo bồi dưỡng hiện nay đáp ứng nhu cầu của công
chức. Đây là điểm mới và của Luận văn mà tác giả mạnh dạn đưa
vào để có thể đánh giá khái quát và thực tiễn nhất.
Trên cơ sở các giải pháp, chương 3 đã đưa ra những kiến
nghị có tính định hướng chung và những kiến nghị để thực hiện
những giải pháp được nêu trong chương 3.
KẾT LUẬN
Để góp phần vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ công
chức hành chính Nhà nước trong các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy
ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, luận văn này đã làm rõ cơ sở khoa
học của việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính
trong cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi;
đi sâu phân tích, đánh giá chất lượng đội ngũ công chức hành chính
nhà nước trong mối quan hệ với số lượng, kết cấu và quá trình hình
thành phát triển của công chức. Trên cơ sở hệ thống hoá lý luận về
công chức hành chính nhà nước, chất lượng công chức hành chính
nhà nước, nghiên cứu những kinh nghiệm của một số nước trên thế
giới từ đó rút ra một số kinh nghiệm có thể vận dụng cho tỉnh Quảng
24
Ngãi, luận văn đã phân tích đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ
công chức hành chính nhà nước trong mối quan hệ so sánh với yêu
cầu của công việc. Luận văn này đã làm rõ nguyên nhân làm cho
chất lượng đội ngũ công chức hành chính trong các cơ quan chuyên
môn thuộc UBND tỉnh còn chưa cao, chưa đáp ứng tốt yêu cầu của
công việc hiện tại, chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình đẩy
mạnh CNH-HĐH đất nước và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Luận văn đã đưa ra các quan điểm và 06 nhóm giải pháp chủ yếu
nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính trong cơ
quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Quảng Ngãi.
Bên cạnh những giải pháp thuộc về tỉnh cũng cần có một số
giải pháp đồng bộ từ phía Chính phủ, các Bộ, ngành chức năng ở
Trung ương thì mới có tác động tích cực và hiệu quả hơn.
Trong khuôn khổ một luận văn, học viên đã vận dụng kiến
thức lý luận được tiếp thu từ tài liệu, nhà trường, đi sâu tìm hiểu điều
tra, khảo sát thực tiễn ở một số cơ quan chuyên môn, bước đầu đã đề
xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức
hành chính trong cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Quảng
Ngãi. Tuy nhiên, đây là một vấn đề lớn và phức tạp, nên việc xây
dựng hệ thống các giải pháp nêu trên với những lập luận, lý giải.
Đảm bảo tính khoa học và hiện đại là một việc không đơn giản; để
hoàn thiện vấn đề này, phải có những nghiên cứu tiếp theo.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_chat_luong_cong_chuc_cac_co_quan_chuyen_mon.pdf