Tóm tắt Luận văn Chính sách hỗ trợ xuất khẩu cá tra trên địa bàn tỉnh Trà Vinh

- Để xuất khẩu cá Tra phát triển thì cần rất nhiều chính sách để hỗ trợ. Việc lựa chọn những chính sách phù hợp với các cam kết khi gia nhập WTO tránh bị kiện chống bán phá giá và những chính sách thiết thực giúp phát triển xuất khẩu cá Tra là một chuyện không phải đơn giản. Cá Tra là một trong những mặt hàng thủy sản xuất khẩu lớn nhất nước ta, mỗi năm đem lại hàng triệu USD cho đất nước. Để duy trì và phát triển ngành cá Tra thì sự hỗ trợ từ phía nhà nước bằng những chính sách là cần thiết vào thời điểm này (2013). Như đã phân tích ở trên ngành cá Tra cả nước nói chung và ở Trà Vinh nói riêng đang rơi vào giai đoạn cực kì khó khăn, có nhiều nguyên nhân khiến xuất khẩu cá Tra rơi vào tình trạng này như: sự phát triển ồ ạt không kiểm soát làm tăng sản lượng nhanh, giá bán không kiểm soát, tình hình dịch bệnh xảy ra thường xuyên - Khắc phục tình trạng trên thì có một số chính sách như sau: + Quy hoạch và chính sách đầu tư phát triển từ khâu nuôi đến số lượng các nhà máy chế biến xuất khẩu nhằm ổn định sản lượng và kiểm soát sản lượng đầu vào và đầu ra một cách nghiêm túc + Để người nuôi theo tiếp tục giữ nghề thì cần phải có những chính sách ưu đãi về vốn, song song đó thì các nhà máy tiếp tục hoạt động thì cũng có vốn nên các chính sách tín dụng là cần thiết + Để nuôi đạt được hiệu quả với giá thành thấp nhất, hao hụt thấp. Trong sản xuất chế biến cá Tra xuất khẩu sử dụng quy sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế, hiện đại nhằm giảm giá thành sản xuất thì cần có chính sách về nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nuôi, chế biến xuất khẩu + Do đây là ngành có nhiều rủi ro từ khâu nuôi đến chế biến24 xuất khẩu nên cần có chính sách về bảo hiểm để giảm thiểu rủi ro + Để hỗ trợ xuất khẩu cá Tra thì cũng cần phải có chính sách về nhân lực cho khâu nuôi và chế biến xuất khẩu + Để hàng hóa bán hàng được ở nhiều nước với giá cả hợp lý đảm bảo lợi ích hài hòa giữa các khâu trong chuổi cấu thành sản phẩm thì cần phải có chính sách về giá cả và chính sách phát triển triển thị trường, xúc tiến thương mại + Cuối cùng là phải có những quy định mà nó vừa phát triển sản xuất nhưng phải bảo vệ môi trường sinh thái.

pdf26 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 740 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Chính sách hỗ trợ xuất khẩu cá tra trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯƠNG BẢO TRUNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ XUẤT KHẨU CÁ TRA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH Chuyên ngành : Kinh tế phát triển Mã số : 60.31.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Đà Nẵng, Năm 2013 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Bảo Phản biện 1: TS. Ninh Thị Thu Thủy Phản biện 2: TS. Hồ Đình Bảo Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Kinh tế họp tại Đại học Đà Nẵng ngày 7 tháng 9 năm 2013 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cá Tra là một trong những mặt hàng xuất khẩu của Thuỷ sản Trà Vinh. Nhìn chung trong những năm qua, xuất khẩu cá Tra tăng. Tuy nhiên, trong năm 2012 xuất khẩu cá Tra đã có nhiều thách thức và thách thức này được dự báo là sẽ còn diễn biến phức tạp trong những năm sau. Một yêu cầu được đặt ra đối với tỉnh là cần có Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá Tra mang tính ổn định để vượt qua những thách thức trước mắt và phát triển lâu dài góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh, một trong những giải pháp đó là cần có những chính sách hỗ trợ cho ngành này. Đề tài: “Chính sách hỗ trợ xuất khẩu cá Tra trên địa bàn tỉnh Trà Vinh” được chọn nghiên cứu trong luận văn là để góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nhằm phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Trà Vinh. 2. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn - Hệ thống hóa những vấn đề lí luận về chính sách hỗ trợ xuất khẩu cá Tra trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. - Nghiên cứu những chính sách hỗ trợ xuất khẩu cá Tra (từ khâu nuôi đến khâu chế biến xuất khẩu) của chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh đã ban hành và đánh giá thực trạng đi vào thực tiễn (kết quả) của những chính sách đó trên địa bàn tỉnh Trà Vinh trong những năm qua. - Đề xuất hoàn thiện các chính sách hỗ trợ xuất khẩu Cá Tra trên địa bàn tỉnh Trà Vinh cho những năm tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Trong khuôn khỗ của một luận văn thạc sĩ và điều kiện thực tế của tỉnh Trà Vinh, đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến chính sách hỗ 2 trợ xuất khẩu cá Tra trên địa bàn tỉnh Trà Vinh - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một số chính sách hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu cá Tra từ khâu sản xuất (nuôi cá Tra) đến khâu chế biến xuất khẩu cá Tra trên địa bàn tỉnh Trà Vinh trong khuôn khỗ những cam kết về nông nghiệp khi Việt Nam gia nhập WTO. + Về không gian: Đề tài nghiên cứu các nội dung nói trên ở tỉnh Trà Vinh. + Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng từ năm 2007 - 2012. Các đề xuất hoàn thiện chính sách hỗ trợ xuất khẩu cá Tra trong luận văn có ý nghĩa trong những năm trước mắt. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện các mục tiêu trên đề tài sử dụng các phương pháp sau: thống kê phân tích, phân tích tổng hợp, phân tích thực chứng, phân tích chuẩn tắc... 5. Bố cục của luận văn Chương 1: Cơ sở lí luận Chương 2: Thực trạng chính sách hỗ trợ xuất khẩu cá Tra trên địa bàn tỉnh Trà Vinh Chương 3: Hoàn thiện chính sách hỗ trợ xuất khẩu cá Tra trên địa bàn tỉnh Trà Vinh 6. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Trong thời gian qua, đã có nhiều công trình khoa học, các nghiên cứu, hội thảo, bài viết về phát triển ngành thủy sản, đáng chú ý là một số công trình sau: ”TS Lâm Minh Châu: Xuất khẩu thủy sản miền Trung - Những lợi thế và giải pháp phát triển - Tạp chí kinh tế và phát triển, số 91, tháng 01/2005, TS Lê Bảo: Nghiên cứu chính 3 sách tài chính hỗ trợ phát triển bền vững ngành nuôi tôm ở các tỉnh duyên hải Miền Trung - kỷ yếu hội thảo khoa học - trường Đại học kinh tế - Đại học Đà Nẵng 06/2005, PGS.TS Nguyễn Hữu Dũng Tổng Thư ký VASEP WTO, Thách thức và cơ hội với thuỷ sản - Tạp chí Thương mại Thuỷ Sản....” 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. KHÁI QUÁT VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ XUẤT KHẨU 1.1.1. Khái niệm chính sách Chính sách là hệ thống các hoạt động có tính toán và mục tiêu của chính quyền. 1.1.2. Khái niệm về chính sách hỗ trợ xuất khẩu Chính sách hỗ trợ xuất khẩu là một hệ thống các nguyên tắc, biện pháp kinh tế, hành chính và pháp luật thích hợp mà Nhà nước áp dụng nhằm tạo điều kiện và giúp đỡ các doanh nghiệp thông qua các chính sách trợ giúp về mặt tài chính và các hỗ trợ khác để thực hiện các mục tiêu xác định trong lĩnh vực xuất khẩu của một nước trong một thời kì nhất định. 1.1.3. Tổ chức thương mại thế giới WTO và những cam kết về nông nghiệp khi Việt Nam gia nhập WTO Theo cam kết khi gia nhập WTO thì Việt Nam cần phải đưa ra những cam kết của mình trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ đàm phán trên 3 khía cạnh là tiếp cận thị trường, hỗ trợ trong nước và trợ cấp xuất khẩu. Hiện tại, các bộ ngành liên quan đang xây dựng chương trình cải cách trong nước trong lĩnh vực nông nghiệp. Hỗ trợ trong nước được phân thành 3 dạng: dạng hộp xanh lá cây (green box), hộp xanh lam(blue box) và hộp hổ phách (amber box). 1.1.4. Vai trò của ngành hàng xuất khẩu cá Tra - Đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu, nâng cao kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, góp phần cân bằng cán cân thương mại. - Giải quyết công ăn việc làm và nâng cao thu nhập quốc nội, 5 khai thác hiệu quả nguồn lực có hạn. - Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng sản xuất công nghiệp dịch vụ - Là tiền đề để các ngành công nghiệp phụ trợ phát triển như: bao bì, đóng gói, in và các ngành dịch vụ: vận chuyển, môi giới 1.1.5. Đặc điểm của hoạt động nuôi cá Tra xuất khẩu a. Thủy vực là tư liệu sản xuất không thể thay thế b. Đối tượng hoạt động nuôi cá Tra là sinh vật thủy sinh c. Nuôi cá tra mang tính thời vụ d. Nuôi cá Tra mang tính vùng rõ rệt 1.2. NỘI DUNG CHÍNH SÁCH HỔ TRỢ XUẤT KHẨU CÁ TRA TRONG KHUÔN KHỔ CAM KẾT GIA NHẬP WTO VỀ NÔNG NGHIỆP 1.2.1. Chính sách nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật Nâng cao tỷ lệ thu hồi hay nói cách khác là giảm hao hụt đòi hỏi người nuôi và nhà chế biến xuất khẩu cá Tra phải sử dụng công nghệ, kỹ thuật nhất định trong sản xuất. Dưới tốc độ của tiến bộ khoa học kỹ thuật như hiện nay để theo kịp thì ngoài khả năng của nhà sản xuất. Do đó cần có chính sách nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật của nhà nước để hỗ trợ ngành cá Tra phát triền nói chung và hỗ trợ xuất khẩu cá Tra nói riêng 1.2.2. Chính sách phát triển nguồn nhân lực Trong nuôi và chế biến xuất khẩu cá Tra thì phát triển nguồn nhân lực giữ vai trò hết sức quan trọng, đặt biệt là nguồn nhân lực có trình độ, tay nghề cao. Vì trình độ của lao động trong lĩnh vực này là nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển xuất khẩu 1.2.3. Chính sách đầu tư phát triển sản xuất Trong nuôi và chế biến cá Tra xuất khẩu là phải đầu tư vào hệ 6 thống giống, hệ thống các ao nuôi, các nhà máy chế biến cá và chế biến thức ăn công nghiệp. Thời gian qua việc đầu tư cơ sở hạ tầng hệ thống thủy lợi quy hoạch đất đai trong nuôi cá và chế biến thức ăn, chế biến cá là rất tốt, nhưng trong thời gian tới cần phải cải tạo các hệ thống ao nuôi, nguồn cá giống phải thích hợp với sự thay đổi điều kiện tự nhiên khu ương giống, đầu tư phải đồng bộ giữa các khâu. 1.2.4. Chính sách tín dụng Trong nuôi và chế biến xuất khẩu cá Tra chính sách tín dụng nhằm cung cấp vốn cho quá trình sản xuất như: mua con giống, mua thức ăn, mua nguyên liệu cho chế biến, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất Thanh toán trong xuất khẩu cá Tra là thanh toán chậm và thanh toán có kỳ hạn do đó việc thiếu vốn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh là việc thường xuyên xảy ra đối với các cơ sở chế biến cá Tra xuất khẩu. Chính sách tín dụng cho chế biến biến xuất khẩu cá Tra cần phải thỏa mản các yêu cầu về: nhu cầu vay vốn của cơ sở, khả năng thanh toán nợ của cơ sở, thời hạn cho vay, lãi suất cho vay 1.2.5. Chính sách giá cả a. Đối với người nuôi Cá Tra cũng cần phải có một quy định về giá cả thu mua để đảm bao người nuôi có lãi sau quá trình sản xuất, quy định đó tạm gọi là giá sàn thu mua nguyên liệu b. Đối với nhà xuất khẩu Phong trào ồ ạt xây dựng nhà máy chế biến cá Tra kéo dài trong những năm qua, vượt quá năng lực nuôi cá, dẫn tới hậu quả xấu là lúc thì tranh mua đẩy giá cá lên cao, lúc thì tranh bán với khách hàng nước ngoài đẩy giá xuất khẩu xuống thấp, sau đó quay lại kéo giá mua cá của nông dân rớt xuống thê thảm. Từ những thực 7 tế đó thì quy định về giá sàn xuất khẩu cá Tra là cần thiết và cấp thiết vào lúc này. 1.2.6. Chính sách bảo hiểm a. Đối với người nuôi Để bù đắp lại các rủi ro mà người nuôi cá phải chịu thì bảo hiểm trong nông nghiệp đối với cá Tra là cần thiết. b. Đối với người xuất khẩu Các doanh nghiệp xuất khẩu phải bán hàng trước rủi ro không thu được tiền về. Vì thế BHTDXK là cần thiết nhằm hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu bù đắp lại phần rủi ro này 1.2.7. Chính sách phát triển thị trường xuất khẩu và xúc tiến thương mại Trong giai đoạn khó khăn của ngành cá Tra như hiện nay thì chính sách phát triển thị trường xuất khẩu và xúc tiến thương mại là rất cần thiết và cấp thiết để cứu ngành ra khỏi bờ vực. Chính sách phát triển thị trường xuất khẩu và xúc tiến thương mại là một giải pháp hữu hiệu để hỗ trợ xuất khẩu cá Tra làm giảm lượng hàng tồn kho trong nước và kích thích sản xuất, giúp cân bằng cấn cân thương mại bằng cách tăng xuất khẩu, khơi thông dùng tín dụng đang bị bế tắt,... 1.2.8. Chính sách bảo vệ môi trường Nhằm bảo vệ môi trường hạn chế ô nhiểm môi trường thì cần phải có những chính về bảo vệ môi trường để bảo vệ sức khỏe con người, sinh vật trong khu vực nuôi và chế biến cá Tra xuất khẩu 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH HỔ TRỢ XUẤT KHẨU CÁ TRA 1.3.1. Nhân tố về điều kiện tự nhiên Để xuất khẩu cá Tra mang lại hiệu quả cao nhất thì người 8 nuôi, nhà chế biến phải biết nắm bắt được những đặc tính sinh học để khai thác, sử dụng chúng một cách phù hợp sẽ hạn chế được những hậu quả của các hiện tượng thiên tai, bên cạnh đó tận dụng được những thuận lợi của các điều kiện thời tiết khí hậu, nâng cao hiệu quả của các hoạt động kinh tế của mình. 1.3.2. Nhóm nhân tố về kinh tế Hiện nay, nhiều địa phương trên cả nước tiến hành xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng nhằm thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. Điều này làm góp phần thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế này của địa phương mình. 1.3.3. Nhóm nhân tố thuộc về xã hội Đặc biệt đặc tính lao động của từng vùng sẽ là yếu tố quyết định nên chất lượng và sản lượng sản phẩm. Như ở vùng lao động có đặt tính khéo tay, cần cù thì sản lượng, chất lượng sản phẩm sẽ được nâng cao. 9 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH HỔ TRỢ XUẤT KHẨU CÁ TRA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH 2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA TỈNH TRÀ VINH ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH HỔ TRỢ XUẤT KHẨU CÁ TRA 2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên Trà Vinh nằm ở khu vực ĐBSCL giáp hai con sông lớn: Sông Cổ Chiên và sông Hậu. Thuận lợi cho việc nuôi vận chuyển và chế biến cá Tra xuất khẩu 2.1.2. Đặc điểm kinh tế Cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ phát triển theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của địa phương. 2.1.3. Đặc điểm xã hội Cơ cấu lao động theo hướng thu hút nhiều lao động vào các lĩnh vực công nghiệp – xây dựng (từ 9,9% năm 2005 lên 15,1% năm 2010), dịch vụ (từ 17,8% năm 2005 lên 23,3% năm 2010); giảm dần tỷ trọng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. 2.2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH HỔ TRỢ XUẤT KHẨU CÁ TRA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH 2.2.1. Chính sách nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nuôi, chế biến xuất khẩu cá Tra a. Các chính sách về nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nuôi, chế biến xuất khẩu cá Tra đã ban hành Các chính sách về nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nuôi, chế biến xuất khẩu cá Tra đã ban hành gồm các chính sách sau: 10 Quyết định số 2033/QĐ-TTg ngày 04 tháng 12 năm 2009 của thủ Tướng Chính Phủ, Quyết định số 438/QĐ/TTg ngày 24/03/2011 của Thủ Tướng Chính Phủ, Bộ Công nghiệp nay là Bộ Công Thương còn có chỉ thị số 08/CT-BCN ngày 10 tháng 7 năm 2007,... b. Thực trạng nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nuôi, chế biến xuất khẩu cá Tra + Trong hoạt động nuôi cá Tra Sở Công Thương tổ chức nhiều lớp tập huấn “Nâng cao nhận thức về sản xuất sạch hơn trong công nghiệp” Sở Nông nghiệp và Phát triển nông tỉnh Trà Vinh, trung tâm khuyến ngư kết hợp với Đài phát thanh truyền hình Trà Vinh tổ chức nhiều cuộc tọa đàm trên tivi với chủ đề khuyến ngư có các học giả đến từ Trường Đại học Cần thơ, Trường Đại học Trà Vinh, các viện, các trung tâm nguyên cứu có uy tín trong khu vực, ngoài ra cử cán bộ xuống các huyện có nuôi cá Tra tổ chức hướng dẫn người nuôi quy trình sản xuất cá giống, cá thương phẩm với kỹ thuật nuôi mới mang lại hiệu quả các nhất trong chăn nuôi cá Tra. Các doanh nghiệp chế biến cá Tra xuất khẩu, những nhà cung cấp thuốc phòng trị bệnh cho cá, cũng như các nhà máy chế biến thức ăn cá Tra cũng hỗ trợ kỹ thuật nuôi mới cho người nuôi mang lại hiệu quả khá cao và phòng tránh được phần lớn các thường gặp trên cá Tra + Trong hoạt động chế biến xuất khẩu cá Tra Cần có những chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu vượt qua giai đoạn khó khăn, chính sách về hỗ trợ kỹ thuật, áp dụng kỹ thuật mới là một trong những yếu tố quan trọng để giúp doanh nghiệp nhằm sản xuất ra thành phẩm với giá thành thấp nhất có thể, giảm thiểu hao hụt trong quá trình sản xuất, nâng cao tay nghề người 11 lao động tạo ra những sản phẩm phù hợp với thị hiếu của thị trường 2.2.2. Chính sách phát triển nguồn nhân lực nuôi và chế biến xuất khẩu cá Tra a. Các chính sách về phát triển nguồn nhân lực nuôi và chế biến xuất khẩu cá Tra đã ban hành Các công văn thể hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực trong nuôi cá Tra xuất khẩu và chế biến cá Tra xuất khẩu thì gồm có: - Quyết định số 2033/QĐ-TTg ngày 04 tháng 12 năm 2009 của thủ Tướng Chính Phủ về việc Phê duyệt đề án phát triển sản xuất và tiêu thụ cá Tra vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 - Quyết định số 438/QĐ/TTg ngày 24/03/2011 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc “Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh trà vinh đến 2020”. - Quyết định số 1450/QĐ-UBND ngày 01/10/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh b. Thực trạng phát triển nguồn lao động nuôi và chế biến xuất khẩu cá Tra Có thể nói nguồn cung ứng lao động cho ngành cá Tra rất dồi giàu từ nguồn lực tại chỗ, là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển ngành cá Tra. Lao động nuôi trồng thủy sản trong các trang trại trong vùng từ 190 lao động vào năm 2002 đến 2006 số này là 430 lao động, năm 2010 là 2.300 người. Dự báo nhu cầu đến năm 2015 khoảng 3.600 người và đến năm 2020 thu hút khoảng 4.860 người (trong đó GĐ 2010 – 2020: lao động sản xuất cá bột và ương dưỡng cá giống chiếm khoản 10% trong tổng số lao động (300-500 người); lao động dịch vụ chiếm khoản 6% tổng nhu cầu lao động; lao động kỹ thuật từ trung cấp đến đại học (50-80 người) 12 Lao động tham gia trong ngành chế biến cá Tra xuất khẩu ở Trà Vinh tăng qua các năm từ 567 người vào năm 2007 đến năm 2012 con số này là 1.598 người tăng gần gấp ba lần trong 5 năm, song song đó để lao động tăng như vậy là do thu nhập từ nghề này tăng gần gấp đôi từ 1.7 triệu đồng/người/tháng tăng lên 3.2 triệu động/người/tháng. 2.2.3. Chính sách đầu tư phát triển nuôi và chế biến xuất khẩu cá Tra a. Các chính sách đầu tư phát triển nuôi và chế biến xuất khẩu cá Tra đã ban hành Quyết định số 2033/QĐ-TTg ngày 04 tháng 12 năm 2009 của thủ Tướng Chính Phủ, quyết định số 1450/QĐ-UBND ngày 01/10/2008 của UBND tỉnh Trà Vinh b. Thực trạng vốn đầu tư phát triển nuôi và chế biến xuất khẩu cá Tra b1) Vốn đầu tư phát triển nuôi cá Tra Để nuôi được cá Tra người nuôi cần phải đầu tư: ao nuôi có độ sâu từ 1,5 - 2m, hệ thống kinh nước cấp và nước thải do cá là loài không thích hợp với nguồn nước dơ nên phải thưởng xuyên thay nước và vệ sinh đáy ao sạch sẽ... do đó chi phí đầu tư nuôi cá Tra cao hơn so với các loại thủy sản khác, theo quy hoạch của tỉnh thì diện tích nuôi và sản lượng cá Tra của tỉnh cũng tăng qua mỗi chu kì 05 năm. Về diện tích nuôi trồng tăng trên 1.000ha mỗi chu kì và về sản lượng thì tăng trên 100% mỗi chu kì quy hoạch. b2) Vốn đầu tư phát triển sản xuất thức ăn và chế biến cá Tra xuất khẩu Để đáp ứng nhu cầu về thức ăn cho nuôi cá cũng như tiêu thụ hết sản lượng cá nuôi trong tỉnh và nhằm giải quyết công ăn việc 13 làm, phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nên tỉnh đã có nhiều chính sách kêu gọi đầu tư phát triển sản xuất cá Tra, theo chủ trương của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh kêu gọi đầu tư để phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong đó có kêu gọi xây dựng các nhà máy chế biến cá Tra, nhà máy thức ăn cá Tra ở các khu công nghiệp trong tỉnh. 2.2.4. Chính sách tín dụng đối với các cơ sở nuôi và chế biến xuất khẩu cá Tra a. Các chính sách tín dụng đối với các cơ sở nuôi và chế biến xuất khẩu cá Tra đã ban hành Về các chính sách tín dụng đối với các cơ sở nuôi và chế biến xuất khẩu cá Tra chính phủ đã ban hành nhiều công văn, (chỉ thị, nghị định, quyết định, đề án.v.v...) nhằm hỗ trợ người nuôi cá về các cơ sở chế biến cá Tra xuất khẩu. b. Thực trạng tín dụng đối với các cơ sở nuôi và chế biến xuất khẩu cá Tra - Đối với người nuôi cá: việc tiếp cận nguồn vốn vay nuôi cá từ các ngân hàng thì rất khó vì các ngân hàng đánh giá ngành nuôi tiềm ẩn nhiều rũi ro, tài sản chính là cá sống trong ao nuôi, các tài sản cố định thế chấp không đủ cho chi phí thức ăn và thuốc thủy sản nên nguồn vốn nuôi chủ yếu là vốn tự có, liên kết với nguồn cung cấp thức ăn. Các doanh nghiệp dùng vốn vay sản xuất thức ăn để phục vụ cho nuôi cá, lãi suất bằng mặt bằng chung nên có lợi thế trong việc nuôi cá với sản lượng lớn. - Đối với nhà xuất khẩu: hàng tồn kho cao trong khi phải bán với mức giá dưới giá thành sản xuất dẩn đến thua lỗ và mất khả năng thanh khoản nên các ngân hàng không cho vay khó càng thêm khó 14 2.2.5. Chính sách giá cả cá Tra nguyên liệu và giá xuất khẩu a. Giá sàn nguyên liệu Chính sách quy định về giá sàn cá nguyên liệu là vượt khả năng của tỉnh mà cần ở các cấp cao hơn: ở cấp Bộ, cấp Trung Ương. Chính sách này được ban hành càng sớm thì người nuôi có lợi càng nhiều, cũng như nhiều địa phương trong cả nước hiện tỉnh chưa quy định được giá sàn nguyên liệu cho người nuôi có lãi sau khu trừ đi các chi phí như: cá giống, nhân công, thức ăn, thuốc phòng trừ dịch bệnh và hao hụt trong quá trình nuôi, trường hợp tương tự đối với cá giống; Để ban hành được chính sách giá sàn cá Tra nguyên liệu thì cần hiểu rõ về cơ cấu giá thành hình thành nên 1kg cá nguyên liệu - Lượng thức ăn: Thức ăn trong nuôi cá Tra thịt chiếm tỷ trọng rất cao và là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cá Tra thịt. - Chi phí về giống: tuy chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong chuỗi giá trị sản xuất (khoảng 7 - 8% cơ cấu trong giá thành) nhưng nó có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, sản lượng nuôi. - Chi phí thuốc và hóa chất: tất cả các hộ nuôi đều sử dụng thuốc, hoá chất trong quá trình nuôi với rất nhiều chủng loại khác nhau. Chính việc gia tăng mật độ nuôi quá cao đã làm cho chất lượng nước môi trường nuôi khó kiểm soát, đây là cơ hội để mầm bệnh xâm nhập vật nuôi và hệ quả là nhu cầu sử dụng thuốc và hóa chất ngày càng gia tăng. - Tóm lại giá trị chi phí sản xuất cá Tra tăng trong giai đoạn 2007– 2012: + Giá thành sx tăng 1,77 lần, trung bình 9,5%/năm, trong đó: 15 + Chi phí thức ăn tăng 1,7 lần, tb mỗi năm tăng 9,8%, + Chi phí con giống tăng 1,59 lần, tb 9,9%/năm; + Chi phí thuốc và hóa chất tăng 1,67 lần, tb 10%/năm; + Chi phí cho lãi vay ngân hàng tăng 3,76 lần, tb 4,4%/năm + Chi phí khác tăng 1,71 lần, tb 9,7%/năm. Giá bán là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến kết quả của việc sản xuất cá Tra, qua bảng số liệu cho thấy nghề nuôi cá Tra là nghề có rất nhiều rủi ro và dể bị thua lỗ. Từ đó đòi hỏi có một chính sách về giá cả là rất cần thiết cho ngành. Giá sàn xuất khẩu cá Tra sẽ có hiệu lực nếu như có sự can thiệp của nhà nước - Sự cần thiết của giá sản xuất khẩu: Cạnh tranh là quy luật tất yếu của thị trường, nhưng hiện nay, các DN thủy sản nói chung, DN xuất khẩu cá Tra nói riêng, đang cạnh tranh chủ yếu về giá. Để giảm bớt những hậu quả của việc cạnh tranh về giá gây ra thì các DN nên cạnh tranh về chất lượng, thay vì cạnh tranh về giá, mà áp giá sàn xuất khẩu là một trong những giải pháp. - Cần chú ý đến các vướng mắc khi áp dụng giá sàn xuất khẩu cá Tra: không vi phạm các luật định trong nước và các cam kết quốc tế, khi ban hành chính sách giá sàn cá Tra cũng nên lưu ý lượng cung cầu của thị trường để không làm giảm tính cạnh tranh 2.2.6. Chính sách bảo hiểm a. Các chính sách bảo hiểm nuôi và xuất khẩu cá Tra đã ban hành Quyết định số 2033/QĐ-TTg ngày 04 tháng 12 năm 2009 của thủ Tướng Chính Phủ, quyết định số 2011/QĐ-TTg ngày 05/11/2010 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc thực hiện thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, quyết định số 315/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ về việc thực hiện thí điểm BHNN 2011 -2013. 16 b. Thực trạng bảo hiểm nuôi và xuất khẩu cá Tra + Trong khâu nuôi cá Tra: Công ty Bảo hiểm Bảo Minh Trà Vinh đã chi hơn 45,5 triệu đồng để bồi thường thiệt hại 69 ao nuôi thủy sản tham gia bảo hiểm nông nghiệp; trong đó, có 40 ao nuôi cá Tra diện tích 11,08 ha bị thiệt hại, với số tiền bồi thường lên đến 44 tỷ 850 triệu đồng; 29 ao nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng, với số tiền bồi thường 900 triệu đồng. Riêng các ao bị thiệt hại còn lại với số tiền bồi thường hơn 1 tỷ 900 triệu đồng hiện đang trong giai đoạn hoàn tất các thủ tục để tiến hành bồi thường, hiện có 102 ao nuôi thủy sản tham gia bảo hiểm nông nghiệp bị thiệt hại; trong đó, có 45 ao nuôi cá Tra, với diện tích 14, 28 ha; 47 ao nuôi tôm thẻ chân trắng, với diện tích 18,53 ha và 10 nuôi tôm sú, với diện tích 4,45 ha. + Trong khâu xuất khẩu cá Tra: Hiện trên đại bàn tỉnh Trà Vinh các doanh nghiệp xuất khẩu cá Tra chưa thực hiện các hợp đồng BHTDXK 2.2.7. Thực trạng Chính sách phát triển thị trường xuất khẩu và xúc tiến thương mại a. Các chính sách phát triển thị trường xuất khẩu và xúc tiến thương mại đã ban hành Các chính sách về phát triển thị trường xuất khẩu và xúc tiến thương mại đã ban hành: Quyết định số 72/2012/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ ngày 15/11/2011, thông tư 88/2011/TT-BTC ngày 17/06/2011của Bộ Tài Chính, Quyết định số 2383 /QĐ-BCT ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Bộ Công Thương, Quyết định số 1450/QĐ- UBND ngày 01/10/2008 b. Thực trạng hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu và xúc tiến thương mại - Trà Vinh cũng đã từng tổ chức nhiều hội chợ nhân dịp các lễ, 17 tết để quảng bá các sản phẩm của tỉnh. Các doanh nghiệp xuất khẩu cá Tra trên địa bàn tỉnh cũng được mời tham dự hội chợ với kinh phí tham gia hội được hỗ trợ một phần và toàn diện - Website thương mại điện tử của Trà Vinh cũng đã đi vào hoạt động nhằm quảng bá thương hiệu các sản phẩm đặc trưng của tỉnh cho các khách hàng trong tỉnh, ngoài tỉnh và quốc tế trong đó có mặt hàng cá Tra, cá Basa 2.2.8. Thực trạng chính sách về bảo vệ môi trường a. Các chính sách về bảo vệ môi trường đã ban hành Luật bảo vệ môi trường số 52/2005/QH Quốc Hội ban hành ngày 29.11.2005, ngoài ra Chính phủ còn ban hành một số nghị quyết về bảo vệ môi trường như: Nghị định 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009, nghị định 34/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005, nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007, nghị định 81/2007/NĐ-CP ngày 23/5/2007, nghị định 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007... b. Thực trạng về bảo vệ môi trường trong hoạt động nuôi và chế biến xuất khẩu Đối với các cơ sở nuôi: Trên địa bàn tỉnh Trà Vinh hiện chỉ có 02 doanh nghiệp thực hiện đã thực hiện biện pháp giám sát của vùng nuôi để bảo vệ môi trường, quy trình xử lý nước thải được xử lí một cách chặt chẽ Đối với các cơ sở chế biến: Xây dựng hệ thống xử lí nước thải đạt tiêu chuẩn theo quy định của các cơ quan chức năng, các cơ quan chức năng cũng đã thường xuyên đến kiểm tra và mở nhiều lớp tập huấn về vận hành hệ thống xử lí nước thải, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường 18 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG CHÍNH SÁCH HỔ TRỢ XUẤT KHẨU CÁ TRA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH 2.3.1. Những mặt thành công - Nhìn chung Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh về mặt hàng cá Tra tăng theo thời gian, giúp tăng GDP của tỉnh - Giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh tăng dần tỉ trọng ngành công nghiệp dịch vụ, tạo thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước - Nhờ chính sách kêu gọi đầu tư nên có thêm doanh nghiệp đi vào hoạt động trong lĩnh vực chế biến và xuất khẩu cá Tra. Giải quyết hàng ngàn công ăn việc làm làm tăng trưởng kinh tế của tỉnh. - Thực hiện theo chủ trương của Đảng và nhà nước về chính sách bảo hiểm nông nghiệp nhằm làm giải thiểu rủi ro cho người nuôi cá. Nông dân bớt đi thiệt hại khi có dịch khuyến khích nông dân tham giai sản xuất làm tăng trưởng kinh tế ổn xã hội. 2.3.2. Những mặt hạn chế - Chưa có chính sách tháo gỡ các vướng mắc về thuế, đặc biệt là thuế chống bán phá giá mà chính phủ nước nhập khẩu thường áp đặc đối với mặt hàng Thủy sản của Việt Nam đặc biệt hiện nay là cá Tra, gói bảo hiểm trong nuôi trồng chưa phát huy hết tác dụng của nó - Hệ thống pháp luật về kinh tế chưa chặt chẽ không bảo vệ được người, do có quá nhiều chính sách để bảo hộ cho ngành cá Tra nên bị khách hàng nước ngoài kiện và áp thuế chống bán phá giá (đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ). - Thường xuyên xảy ra tình trạng tranh mua tranh bán của các doanh nghiệp, thiếu chính sách hỗ trợ liên kết giữa doanh nghiệp xuất khẩu, người nuôi cá và doanh nghiệp cung cấp thức ăn cho cá nguồn thức ăn đảm bảo chất lượng có thể mua nợ nên không cần phải có vốn quá lớn khi tiến hành sản xuất 19 CHƯƠNG 3 HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH HỔ TRỢ XUẤT KHẨU CÁ TRA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH 3.1. CÁC CĂN CỨ ĐỂ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH HỔ TRỢ XUẤT KHẨU CÁ TRA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH 3.1.1. Chủ trương, đường lối của Đảng và nhà nước về xuất khẩu cá Tra Định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Trà Vinh đến năm 2020. Trong đó có các bước xây dựng phát triển ngành thủy sản 3.1.2. Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nuôi và chế biến xuất khẩu cá Tra tỉnh Trà Vinh - Tổ chức các cộng đồng nuôi cá dưới hình thức các hội, tổ hợp tác nuôi, các công ty nuôi nhằm hỗ trợ sản xuất trong vấn đề vốn và kỹ thuật. Quản lý tốt môi trường và nguồn nước trong khu vực, phối hợp tốt trong khâu trong khâu quan lý ao nuôi và thu hoạch tiêu thu sản phẩm. - Khuyến khích và kêu gọi các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực sản xuất giống, thuốc, thức ăn và nuôi thương phẩm với mọi quy mô, thực hiện quản lý vùng nuôi theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, sạch, thực hiện đúng quy hoạch nuôi có hiệu quả thì phải thực hiện các phương án sau: 3.1.3. Một số quan điểm có tính nguyên tắc về chính sách hỗ trợ xuất khẩu cá Tra Đa dạng hóa thị trường và chủ động mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng cường hoạt động xúc tiến xuất khẩu vào thị trường EU, nâng cao sức cạnh tranh về chất lượng của mặt hàng thuỷ sản, tăng cường sự hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu 20 thuỷ sản trong nước với nhau và với các doanh nghiệp nước ngoài, tăng cường sự hỗ trợ từ phía Nhà nước 3.2. HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH HỔ TRỢ XUẤT KHẨU CÁ TRA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH 3.2.1. Hoàn thiện chính sách nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nuôi, chế biến xuất khẩu cá Tra - Thường xuyên tổ chức những cuộc trao đổi, hội thảo chuyên đề, phổ biến thông tin, tham quan các mô hình sản xuất có hiệu quả, xây dựng các mô hình về nuôi và sản xuất có hiệu quả, tương tự đối với giống, thông qua các tiến bộ khoa học kỹ thuật để tác động trực tiếp đến sản xuất và bằng kết quả sản xuất để kiểm chứng và khẳng định lại thành qua nghiên cứu khoa học; bổ sung, hoàn thiện các công trình nghiên cứu khoa học từ đó phỗ biến và triển khai ở phạm vi rộng hơn, bồi dưỡng tập huấn để đem tiến bộ khoa học kỹ thuất đến với người nuôi và nhà máy chế biến, hoàn thiện các khâu trong quy trình sản xuất cá Tra xuất khẩu, tăng cường quản lý, kiểm soát chất lượng ở các khâu trong chuổi sản xuất, áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn trong nước vá quốc tế 3.2.2. Hoàn thiện chính sách phát triển nguồn nhân lực nuôi và chế biến xuất khẩu cá Tra Tổ chức các lớp học, hội thảo chuyên đề về quy trình kỹ thuật nuôi và sản xuất giống cá Tra, các tác động của môi trường và dịch bệnh đến sản xuất để người nuôi thảo luận trao đổi kinh nghiệm cũng như nâng cao ý thức bảo vệ môi trường chung cho cộng đồng Các nhà máy chế biến tổ chức các cuộc thi tay nghề, các lớp tập huấn, học hỏi kinh nghiệm trong và ngoài nước nhằm nâng cao tay nghề cho người lao động, tay nghề lao động sản xuất nâng cao thì định mức sản xuất sẻ được nâng cao và hiệu quả sẽ có 21 Cần có các hoạt động tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng về chất lượng giống cá nuôi, thông tin về thị trường, giá cả của các mặt hàng cá Tra cho người sản xuất. 3.2.3. Hoàn thiện chính sách đầu tư phát triển sản xuất nuôi và chế biến xuất khẩu cá Tra Thu hút, mời gọi tối đa các thành phần kinh tế tham gia vào đầu tư nuôi cá thương phẩm, sản xuất giống, xây dựng nhà máy thức ăn, nhà máy chế biến cá fille... triển khai thực hiện đúng tiến độ đầu tư xây dựng phục vụ quy hoạch nuôi cá 3.2.4. Hoàn thiện chính sách tín dụng đối với các cơ sở nuôi và chế biến xuất khẩu cá Tra Thực hiện giản nợ và cơ cấu lại nợ cho các doanh nghiệp cá Tra, chuyển đổi vốn vay ngắn hạn đã sử dụng đầu tư vào nuôi cá sang trung hạn; Cơ cấu lại nguồn vay để tăng phân bổ cho vay trung hạn cho mục đích nuôi cá Tra; Tăng cường hỗ trợ vốn tín dụng ngắn hạn, tăng hạn mức và tiếp tục cho vay theo nhu cầu doanh nghiệp để duy trì nuôi và chế biến xuất khẩu cá Tra. 3.2.5. Hoàn thiện chính sách giá cả Giá sàn nguyên liệu là hết sức cấp bách và cần thiết, để đảm bảo người nuôi có một tỉ lệ lợi nhuận nhất định thì mới khuyến khích người nuôi tham gia và từ đó sản lượng nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy mới ổn định được, giá sàn xuất khẩu cũng là một trong những nhân tố quan trọng trong những chính sách hỗ trợ xuất khẩu cá Tra, giúp tránh tình trạng doanh nghiệp thi nhau hạ giá bán dưới giá thành sản xuất khi cần vốn làm giảm chất lượng cá Tra, uy tín và thương hiệu cá Tra trên trường quốc tế, cần có quy định rõ ràng các doanh nghiệp được xuất khẩu, doanh nghiệp không được xuất khẩu cá Tra như: doanh nghiệp thành viên của hiệp hội cá Tra, doanh 22 nghiệp có nhà máy chế biến không chấp nhập cho các doanh nghiệp mua đi bán lại và không nằm trong hiệp hội để kiểm soát tình trạng khẩu cá Tra hiện nay (bán đỗ bán tháo) 3.2.6. Hoàn thiện Chính sách Bảo hiểm Xây dựng tỷ lệ hỗ trợ phí bảo hiểm một cách hợp lí, tăng cường kiểm tra, kiểm soát tránh tình trạng trục lợi bảo hiểm 3.2.7. Hoàn thiện Chính sách phát triển thị trường xuất khẩu và xúc tiến thương mại - Tăng giá xuất khẩu trung bình của cá Tra Việt Nam, sản lượng nguyên liệu đảm bảo cung cầu, tăng cường quản lý chất lượng trong nuôi trồng và chế biến xuất khẩu, đẩy mạnh quảng bá và xúc tiến thương mại cá Tra Việt Nam, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tìm kiếm thị trường mới và khai thác chúng 3.2.8. Hoàn thiện chính sách về bảo vệ môi trường - Tổ chức tuyên truyền và giáo dục cho cộng đồng để nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường, triển khai các quy định của pháp luật, các chương trình về bảo vệ môi trường, khai thác hợp lý, sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất và tài nguyên nước. Đồng thời có biện pháp bảo vệ môi trường ở các vùng nuôi chuyên canh và đặc biệt là các nhà máy chế biến giảm thiểu ô nhiểm môi trường nhất là khu vực đô thị đông dân cư; - Đẩy mạnh công tác xã hội hóa về bảo vệ môi trường nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của các cá nhân nuôi đơn lẻ, cũng như tập trung, tích cực phong chống và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. 23 KẾT LUẬN - Để xuất khẩu cá Tra phát triển thì cần rất nhiều chính sách để hỗ trợ. Việc lựa chọn những chính sách phù hợp với các cam kết khi gia nhập WTO tránh bị kiện chống bán phá giá và những chính sách thiết thực giúp phát triển xuất khẩu cá Tra là một chuyện không phải đơn giản. Cá Tra là một trong những mặt hàng thủy sản xuất khẩu lớn nhất nước ta, mỗi năm đem lại hàng triệu USD cho đất nước. Để duy trì và phát triển ngành cá Tra thì sự hỗ trợ từ phía nhà nước bằng những chính sách là cần thiết vào thời điểm này (2013). Như đã phân tích ở trên ngành cá Tra cả nước nói chung và ở Trà Vinh nói riêng đang rơi vào giai đoạn cực kì khó khăn, có nhiều nguyên nhân khiến xuất khẩu cá Tra rơi vào tình trạng này như: sự phát triển ồ ạt không kiểm soát làm tăng sản lượng nhanh, giá bán không kiểm soát, tình hình dịch bệnh xảy ra thường xuyên - Khắc phục tình trạng trên thì có một số chính sách như sau: + Quy hoạch và chính sách đầu tư phát triển từ khâu nuôi đến số lượng các nhà máy chế biến xuất khẩu nhằm ổn định sản lượng và kiểm soát sản lượng đầu vào và đầu ra một cách nghiêm túc + Để người nuôi theo tiếp tục giữ nghề thì cần phải có những chính sách ưu đãi về vốn, song song đó thì các nhà máy tiếp tục hoạt động thì cũng có vốn nên các chính sách tín dụng là cần thiết + Để nuôi đạt được hiệu quả với giá thành thấp nhất, hao hụt thấp. Trong sản xuất chế biến cá Tra xuất khẩu sử dụng quy sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế, hiện đại nhằm giảm giá thành sản xuất thì cần có chính sách về nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nuôi, chế biến xuất khẩu + Do đây là ngành có nhiều rủi ro từ khâu nuôi đến chế biến 24 xuất khẩu nên cần có chính sách về bảo hiểm để giảm thiểu rủi ro + Để hỗ trợ xuất khẩu cá Tra thì cũng cần phải có chính sách về nhân lực cho khâu nuôi và chế biến xuất khẩu + Để hàng hóa bán hàng được ở nhiều nước với giá cả hợp lý đảm bảo lợi ích hài hòa giữa các khâu trong chuổi cấu thành sản phẩm thì cần phải có chính sách về giá cả và chính sách phát triển triển thị trường, xúc tiến thương mại + Cuối cùng là phải có những quy định mà nó vừa phát triển sản xuất nhưng phải bảo vệ môi trường sinh thái.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_chinh_sach_ho_tro_xuat_khau_ca_tra_tren_dia.pdf
Luận văn liên quan