Nghiên cứu tập trung tìm hiểu về thị trƣờng vàng trong nƣớc, các thủ thể
tham gia và các yếu tố ảnh hƣởng đến thị trƣờng vàng. Sự cần thiết phải có sự quản
lý đối với thị trƣờng vàng. Đồng thời tìm hiểu về Ngân hàng Nhà nƣớc trong tƣ
cách là cơ quan quản lý thị trƣờng vàng, mục tiêu của việc quản lý và các biện
pháp điều hành và tham gia vào thị trƣờng vàng.
Từ những phân tích, đánh giá đó và tìm hiểu thực tiễn áp dụng các biện
pháp quản lý thị trƣờng vàng của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, luận văn đƣa
ra những khuyến nghị hoàn thiện cơ sở pháp lý để nâng cao hơn nữa hiệu quả
các biện pháp quản lý thị trƣờng vàng của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam.
18 trang |
Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 2140 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt luận văn Cơ sở pháp lý cho ngân hàng nhà nước thực hiện các biện pháp quản lý đối với thị trường vàng ở Việt Nam và các kiến nghị pháp lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
HOÀNG MINH THÁI
CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC
THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỐI VỚI
THỊ TRƢỜNG VÀNG
Ở VIỆT NAM VÀ CÁC KIẾN NGHỊ PHÁP LÝ
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
HOÀNG MINH THÁI
CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC
THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỐI VỚI
THỊ TRƢỜNG VÀNG
Ở VIỆT NAM VÀ CÁC KIẾN NGHỊ PHÁP LÝ
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số: 60 38 01 07
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ THUẬN
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chƣa đƣợc công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN
Hoàng Minh Thái
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 6
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƢỜNG VÀNG VÀ
CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC THỰC
HIỆN CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THỊ TRƢỜNG VÀNGError! Bookmark not defined.
1.1. Khái quát về thị trƣờng vàng .......... Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Đặc trƣng của thị trƣờng vàng ở Việt NamError! Bookmark not defined.
1.1.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến thị trƣờng vàng trong nƣớcError! Bookmark not defined.
1.1.3. Mối quan hệ giữa thị trƣờng vàng với các bộ phận còn lại của
thị trƣờng tài chính ............................. Error! Bookmark not defined.
1.1.4. Sự cần thiết quản lý thị trƣờng vàng bởi Ngân hàng Nhà nƣớcError! Bookmark not defined.
1.1.5. Nguyên tắc quản lý thị trƣờng vàng ... Error! Bookmark not defined.
1.2. Các biện pháp quản lý thị trƣờng vàng của Ngân hàng Nhà nƣớcError! Bookmark not defined.
1.2.1. Xây dựng chiến lƣợc, kế hoạch và pháp luật quản lý đối với thị
trƣờng vàng ........................................ Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Cấp và thu hồi giấy phép đối với các chủ thể kinh doanh vàngError! Bookmark not defined.
1.2.3. Thanh tra, kiểm tra ............................ Error! Bookmark not defined.
1.2.4. Tham gia thị trƣờng vàng .................. Error! Bookmark not defined.
1.3. Đặc điểm cơ sở pháp lý để Ngân hàng Nhà nƣớc quản lý thị
trƣờng vàng ....................................... Error! Bookmark not defined.
1.3.1. Quan hệ xã hội đƣợc điều chỉnh ......... Error! Bookmark not defined.
1.3.2. Phƣơng pháp điều chỉnh ..................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ................................ Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CÁC BIỆN PHÁP
QUẢN LÝ THỊ TRƢỜNG VÀNG CỦA NGÂN HÀNG
NHÀ NƢỚC VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNGError! Bookmark not defined.
2.1. Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng biện pháp xây
dựng chiến lƣợc, kế hoạch và pháp luật quản lý đối với thị
trƣờng vàng ....................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Quy định pháp luật ............................. Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Thực tiễn áp dụng ............................... Error! Bookmark not defined.
2.2. Quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng biện pháp cấp và
thu hồi giấy phép đối với các chủ thể kinh doanh vàngError! Bookmark not defined.
2.2.1. Quy định pháp luật ............................. Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Thực tiễn áp dụng ............................... Error! Bookmark not defined.
2.3. Quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng biện pháp thanh
tra, kiểm tra ...................................... Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Quy định pháp luật ............................. Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Thực tiễn áp dụng ............................... Error! Bookmark not defined.
2.4. Quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng biện pháp tham
gia thị trƣờng vàng ........................... Error! Bookmark not defined.
2.4.1. Quy định pháp lý ................................ Error! Bookmark not defined.
2.4.2. Thực tiễn áp dụng ............................... Error! Bookmark not defined.
2.5. Một số vấn đề đặt ra từ thực tiễn áp dụng pháp luậtError! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ................................ Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC THỰC
HIỆN CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THỊ TRƢỜNG VÀNG
Ở VIỆT NAM ................................... Error! Bookmark not defined.
3.1. Những yêu cầu đặt ra để Ngân hàng Nhà nƣớc nâng cao
hiệu quả hoạt động quản lý thị trƣờng vàngError! Bookmark not defined.
3.2. Phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện cơ sở pháp lý cho
Ngân hàng Nhà nƣớc thực hiện các biện pháp quản lý thị
trƣờng vàng ....................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện .................. Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Giải pháp hoàn thiện cơ sở pháp lý cho Ngân hàng Nhà nƣớc
thực hiện các biện pháp quản lý thị trƣờng vàngError! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .............................. Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 1
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Số hiệu sơ đồ Tên sơ đồ Trang
Sơ đồ 2.1: Biểu đồ chênh lệch giữa giá trong nƣớc và thế giới
sau 19 phiên đấu thầu bán vàng của Ngân hàng
Nhà nƣớc, từ 28/3 đến 17/5. 66
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Không giống với các loại hàng hóa thông thƣờng, vàng là nơi lƣu giữ giá trị
lâu dài, ổn định nên thƣờng đƣợc dân chúng tìm đến nhƣ một biện pháp bảo đảm
cho sản nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh suy thoái kinh tế, hoặc chiến tranh. Trong
nhiều năm trở lại đây, thị trƣờng vàng Việt Nam liên tục diễn biến với nhiều đợt
lên xuống giá bất thƣờng và dƣờng nhƣ tách biệt với thị trƣờng vàng thế giới. Việc
biến động giá vàng không theo quy luật cung cầu đã gây thiệt hại cho không ít cho
những ngƣời gửi gắm khoản tiết kiệm cá nhân vào vàng và làm mất lòng tin của
ngƣời dân vào chính sách quản lý cũng nhƣ các tổ chức kinh doanh vàng. Từ thời
điểm ngày 27/11/2009, tại Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ
sáu, Quốc hội khóa XII số 43/2009/QH12, Quốc hội đã yêu cầu Chính phủ “Cần
thực hiện các biện pháp tích cực, linh hoạt để ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam,
ổn định thị trường vàng trong nước thích ứng với biến động của thị trường vàng
thế giới”. Đồng thời, Khoản 17 Điều 4 Luật Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam đƣợc
Quốc hội thông qua số 26/2010/QH12 đã tiếp tục khẳng định Ngân hàng Nhà nƣớc
thực hiện nhiệm vụ: “Quản lý nhà nước về ngoại hối, hoạt động ngoại hối và hoạt
động kinh doanh vàng”. Trong báo cáo của Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ƣơng Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam Tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân số
422/BC-MTTW-ĐCT ngày 17/05/2013 (Tại kỳ họp thứ năm Quốc hội khóa XIII)
vẫn tồn tại nhiều ý kiến về việc: “Tình trạng giá vàng trong nước chênh lệch quá
lớn với giá vàng thế giới hiện nay dẫn đến sự băn khoăn, thiếu tin tưởng của cử tri
và nhân dân về năng lực của cơ quan nhà nước hữu quan trong việc quản lý điều
hành thị trường vàng”. Diễn biến đó đòi hỏi chính sách quản lý thắt chặt từ phía
Nhà nƣớc, ổn định thị trƣờng vàng và khuyến khích hoạt động đầu tƣ, chống vàng
hóa nền kinh tế.
Ngày 03/04/2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 24/2012/NĐ-CP
(Nghị định 24) về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, tại Nghị định này, Chính phủ
đã tập trung quyền cho Ngân hàng Nhà nƣớc nhƣ là một đầu mối duy nhất quản lý
và kinh doanh mặt hàng vàng miếng trên thị trƣờng. Qua đó, công tác điều hành của
Ngân hàng Nhà nƣớc với thị trƣờng vàng mang tính trực tiếp hơn, tác động một cách
nhanh chóng đến thị trƣờng vàng phù hợp với chính sách quản lý của Chính phủ và
Ngân hàng Nhà nƣớc. Ngày 25/05/2012 Ngân hàng Nhà nƣớc đã ban hành Thông tƣ
số 16/2012/TT-NHNN hƣớng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP
ngày 03 tháng 04 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng;
Sau gần một năm, Ngân hàng Nhà nƣớc ban hành Thông tƣ số 06/2013/TT-NHNN
ngày 12/03/2013 hƣớng dẫn hoạt động mua, bán vàng miếng trên thị trƣờng trong
nƣớc của ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam. Đây là những văn bản pháp luật chuyên
ngành nhằm điều chỉnh hoạt động kinh doanh vàng trong cả nƣớc. Tuy nhiên những
chính sách này còn tƣơng đối mới mẻ, chỉ đƣợc áp dụng trong thời gian chƣa lâu và
đang nhận đƣợc nhiều ý kiến trái chiều về tính hiệu quả.
Tại diễn đàn kinh tế mùa xuân và mùa thu (năm 2013) do Ủy ban Kinh tế
của Quốc hội tổ chức cho thấy nhiều góc nhìn về thị trƣờng vàng. Đƣợc tổ chức
định kỳ hàng năm, diễn đàn là nơi những chuyển động của nền kinh tế cả trong
ngắn hạn và trung hạn đƣợc mổ xẻ với nhiều chiều quan điểm và đa dạng góc nhìn.
Năm 2014, vấn đề về thị trƣờng vàng đƣợc các đại biểu đặc biệt quan tâm. Những
vấn đề về tính hiệu quả của công tác quản lý, đấu thầu thị trƣờng vàng; Vấn đề độc
quyền kinh doanh vàng miếng của Ngân hàng nhà nƣớc; Vấn đề lợi ích từ chênh
lệch giá bán vàng miếng trong và ngoài nƣớc; Vấn đề hạn chế khả năng tham gia
các phiên đấu thầu vàng miếng của các tổ chức kinh doanh vàng phần nhiều vẫn
chƣa có câu trả lời đáp ứng kỳ vọng của các chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng.
Có thể nói, điều hành thị trƣờng vàng tại Việt Nam đã có các văn bản pháp
luật điều chỉnh nhƣng hiệu lực pháp lý chƣa cao. Trong khi đó, thị trƣờng vàng lại
là nơi ẩn chứa nhiều rủi ro tác động đến sự phát triển của nền kinh tế. Do đó, việc
hoàn thiện pháp luật về quản lý thị trƣờng này là điều cần thiết và mang tính cấp
bách, do đó, em lựa chọn đề tài: “Cơ sở pháp lý cho Ngân hàng Nhà nước thực
hiện các biện pháp quản lý đối với thị trường vàng ở Việt Nam và các kiến nghị
pháp lý” làm đề tài luận văn tốt nghiệp luật học với mong muốn góp phần hoàn
thiện pháp luật về quản lý thị trƣờng vàng tại Việt Nam hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài cho thấy chƣa có công trình nghiên
cứu nào đề cập một cách trực tiếp đến vấn đề đƣợc học viên lựa chọn. Ở các đề tài
có liên quan, nội dung đƣợc lựa chọn thƣờng đề cập tới khía cạnh kinh tế của vàng
và thị trƣờng vàng nhƣ các đề tài:
Đề tài “Các nhân tố ảnh hƣởng đến thị trƣờng vàng trong nền kinh tế Việt
Nam” – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Tài chính ngân hàng của tác giả Phạm Thị
Huyền Trang. Trong đề tài này, tác giả giải quyết các vấn đề về: Vai trò của vàng
trong nền kinh tế thị trƣờng; Nguyên nhân biến động giá vàng ở Việt Nam; Đề xuất
một số giải pháp để phát triển thị trƣờng vàng Việt Nam.
Đề tài “Một số giải pháp nhằm ổn định thị trƣờng vàng và phát triển hoạt
động đầu tƣ tại Việt Nam” – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Tài chính ngân hàng
của tác giả Đinh Thị Ngọc Mai. Nội dung của Luận văn tập trung nghiên cứu xu
hƣớng dao động của giá vàng dƣới tác động của tỷ lệ lạm phát, giá dầu, tỷ giá đô la
Mỹ so với đồng Việt Nam; đồng thời nhận biết những rủi ro tiềm ẩn trong giao
dịch đầu tƣ vàng.
Đề tài “Hoạt động quản lý kinh doanh vàng ở nƣớc ta hiện nay – thực
trạng và giải pháp” – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Luật kinh tế của tác giả
Nguyễn Bảo Ngọc. Đề tài đã đánh giá về sự cần thiết và phù hợp của Ngân hàng
Nhà nƣớc Việt Nam trong hoạt động quản lý thị trƣờng vàng trong nƣớc. Thời
điểm hoàn thành Luận văn vào năm 2010, trƣớc thời điểm Chính phủ ban hành
Nghị định số 24/2012/NĐ-CP.
Đề tài “Phân tích chính sách đấu thầu vàng miếng của Ngân hàng Nhà
nƣớc Việt Nam” của tác giả Hồ Kim Khanh, chuyên ngành Tài chính – ngân
hàng. Đề tài đã Tổng hợp kết quả các phiên đấu thầu vàng miếng của Ngân hàng
Nhà nƣớc và đánh giá về hiệu quả của chính sách đấu thầu vàng miếng; Phân tích
diễn biến các ảnh hƣởng của chính sách đấu thầu vàng miếng tới các yếu tố vĩ mô
(Tỷ giá, lạm phát...) và các đối tƣợng tham dự thầu, tới chênh lệch giá vàng trong
nƣớc và thế giới; Kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chính sách
đấu thầu vàng miếng của Ngân hàng Nhà nƣớc.
Các đề tài trên đã tìm hiểu về thị trƣờng vàng trong mối liên hệ của nó với
các biến số của nền kinh tế. Đề tài thứ ba đi sâu hơn vào một biện pháp can thiệp
cụ thể của Ngân hàng Nhà nƣớc vào thị trƣờng vàng là chính sách đấu thầu vàng
miếng. Tuy nhiên, vấn đề liên quan đến chủ thể quản lý với cơ sở pháp lý cho hoạt
động quản lý không nằm trong phạm vi nghiên cứu của các đề tài trên.
Bên cạnh các đề tài thuộc chuyên ngành tài chính – ngân hàng, gần đây nhất
tác giả Nguyễn Ngọc Yến đã hoàn thành đề tài thuộc chuyên ngành luật kinh tế về
thị trƣờng vàng: “Pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý và điều hành thị trƣờng
vàng của Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam”. Trong đề tài này, tác giả Nguyễn Ngọc
Yến lựa chọn phân tích các bộ phận cấu thành pháp luật điều chỉnh về hoạt động
quản lý thị trƣờng vàng ở Việt Nam với các nội dung: (i) Nguyên tắc pháp lý trong
quản lý thị trƣờng vàng; (ii) Quy định về chủ thể có trách nhiệm quản lý và điều
hành thị trƣờng vàng; (iii) Hàng hóa đƣợc phép giao dịch trên thị trƣờng; (iv) Tổ
chức và vận hành thị trƣờng vàng phổ thông; (v) Tổ chức và vận hành thị trƣờng
mua bán vàng của Ngân hàng Nhà nƣớc; (vi) Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm
trên thị trƣờng vàng.
Theo một hƣớng nghiên cứu không bị trùng lặp với đề tài kể trên, Đề tài “Cơ
sở pháp lý cho Ngân hàng Nhà nƣớc thực hiện các biện pháp quản lý đối với thị
trƣờng vàng ở Việt Nam và các kiến nghị pháp lý”, học viên lựa chọn phân tích ở
góc độ cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý thị trƣờng vàng của Ngân hàng Nhà
nƣớc. Trong đó, tập trung vào khía cạnh hệ thống pháp luật làm cơ sở cho Ngân
hàng Nhà nƣớc quản lý đối với thị trƣờng vàng đáp ứng những yêu cầu của một thị
trƣờng hàng hóa phát triển. Đề tài sẽ đóng góp thêm những nghiên cứu về thị
trƣờng vàng, bổ sung các kiến nghị nhằm hoàn thiện thị trƣờng vàng ở Việt Nam.
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào những quy định, những chính
sách của Nhà nƣớc. Đặc biệt, tác giả đi sâu vào tìm hiểu hoạt động quản lý và điều
hành thị trƣờng vàng thông qua những chính sách của Ngân hàng Nhà nƣớc. Ngoài
ra, tác giả còn tiến hành tìm hiểu một số công trình nghiên cứu về thị trƣờng vàng
quốc gia khác và thị trƣờng vàng quốc tế dƣới góc độ kinh tế, nhằm làm rõ đƣợc
bản chất của thị trƣờng vàng với tƣ cách là một thị trƣờng tài chính nhạy cảm và
quan trọng của nền kinh tế, học hỏi đƣợc một số kinh nghiệm từ việc quản lý và
điều hành thị trƣờng vàng của một số quốc gia trên thế giới để từ đó có những kiến
nghị cho việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý và điều hành thị
trƣờng vàng của Việt Nam.
4. Đối tƣợng nghiên cứu, mục đích, nhiệm vụ của luận văn
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là thị trƣờng vàng trong mối liên hệ với
cách thức tổ chức, quản lý của Nhà nƣớc bằng công cụ pháp luật. Trong đó, quan
tâm tới các yếu tố cơ bản để làm nên thị trƣờng, đòi hỏi cần sự bảo đảm của pháp
luật và cơ quan quản lý chuyên ngành cho những yếu tố ấy đƣợc ghi nhận và thực
thi trên thực tế.
Mục tiêu của đề tài là đánh giá sự phù hợp của Ngân hàng Nhà nƣớc trong
vai trò là cơ quan quản lý và điều hành thị trƣờng vàng trong nƣớc. Từ đó xác định
các cơ sở pháp lý cho việc thực hiện vai trò của Ngân hàng Nhà nƣớc thông qua cơ
chế trao quyền cho Ngân hàng Nhà nƣớc thực hiện các biện pháp phù hợp và định
hƣớng trong tƣơng lai cho một thị trƣờng vàng ổn định và hiệu quả. Trong đó, các
mục tiêu cụ thể bao gồm:
- Xác định vị trí đặc biệt của Ngân hàng Nhà nƣớc trong quản lý thị trƣờng
vàng.
- Xác định các nội dung giao dịch trên thị trƣờng vàng.
- Xác định cơ chế can thiệp hiệu quả để duy trì hoạt động ổn định của thị
trƣờng nhƣng không làm mất đi tính công bằng và bảo vệ đƣợc quyền lợi chính
đáng của các chủ thể tham gia vào thị trƣờng.
- Đánh giá về hoạt động quản lý thị trƣờng vàng trong thời gian qua, đóng
góp ý kiến cho cơ chế quản lý trong giai đoạn hiện nay và định hƣớng trong tƣơng
lai với mục tiêu một thị trƣờng vàng ổn định, đảm bảo quyền tham gia thị trƣờng
và bảo quyền lợi của các chủ thể trên thị trƣờng.
5. Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn đƣợc trình bày trên cơ sở phƣơng pháp của Chủ nghĩa Mac- Lenin
về Nhà nƣớc và pháp luật, trên nền tảng quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về con
ngƣời và sự phát triển con ngƣời.
Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng trong luận văn là phƣơng pháp duy
vật biện chứng, phƣơng pháp phân tích đối chiếu, phƣơng pháp tổng hợp, phƣơng
pháp hệ thống và phƣơng pháp so sánh.
6. Những nét mới của luận văn
- Làm rõ cơ sở pháp lý để Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam áp dụng các biện
pháp quản lý tập trung và hiệu quả đối với thị trƣờng vàng.
- Làm sáng tỏ sự cần thiết phải quản lý thị trƣờng vàng thông qua các quy
định của pháp luật và vai trò của Ngân hàng Nhà nƣớc đối với việc tạo lập, quản lý
và tham gia vào thị trƣờng vàng.
- Tìm đƣợc những nhƣợc điểm của việc thiếu sự quản lý chặt chẽ và những
bất cập trong quản lý đối với thị trƣờng vàng trong nƣớc sẽ đem lại nhiều hạn chế
(không chỉ liên quan đến chính sách quản lý chung của Nhà nƣớc mà còn gây thiệt
hại và tâm lý bất ổn ở những ngƣời đầu tƣ vào vàng)
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Nghiên cứu tập trung tìm hiểu về thị trƣờng vàng trong nƣớc, các thủ thể
tham gia và các yếu tố ảnh hƣởng đến thị trƣờng vàng. Sự cần thiết phải có sự quản
lý đối với thị trƣờng vàng. Đồng thời tìm hiểu về Ngân hàng Nhà nƣớc trong tƣ
cách là cơ quan quản lý thị trƣờng vàng, mục tiêu của việc quản lý và các biện
pháp điều hành và tham gia vào thị trƣờng vàng.
Từ những phân tích, đánh giá đó và tìm hiểu thực tiễn áp dụng các biện
pháp quản lý thị trƣờng vàng của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, luận văn đƣa
ra những khuyến nghị hoàn thiện cơ sở pháp lý để nâng cao hơn nữa hiệu quả
các biện pháp quản lý thị trƣờng vàng của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn kết
cấu gồm 3 chƣơng nhƣ sau:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về thị trƣờng vàng và cơ sở pháp lý cho
Ngân hàng Nhà nƣớc thực hiện các biện pháp quản lý thị
trƣờng vàng
Chương 2: Các quy định pháp lý và thực tiễn áp dụng pháp luật về các
biện pháp quản lý thị trƣờng vàng của Ngân hàng Nhà nƣớc
Việt Nam.
Chương 3: Một số đề xuất và giải pháp hoàn thiện cơ sở pháp lý cho Ngân
hàng Nhà nƣớc thực hiện các biện pháp quản lý thị trƣờng
vàng ở Việt Nam.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Bộ Ngoại giao (2011), Bản tin kinh tế số 20, Hà Nội.
2. Chính phủ (2012), Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 04 năm 2012
về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, Hà Nội.
3. Chính phủ (2014), Nghị định số 50/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 05 năm 2014
về quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước, Hà Nội.
4. Ngô Huy Cƣơng (2013), Giáo trình Luật hợp đồng – Phần chung (Dùng cho
đào tạo sau đại học), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
5. Kỳ Duyên (2013), Cử tri băn khoăn năng lực điều hành thị trường vàng,
hanh-thi-truong-vang-2756934.html
6. Dƣơng Hải Điền (1991), Thị trường tài chính tập 2, tr.100, Nxb Thông tin Lý
luận, Hà Nội.
7. Nguyễn Minh Đoan (2011), Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt
Nam trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tr. 8,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Vũ Hạnh (2011), Vàng đã làm méo mó thị trường tài chính,
te/vang-da-lam-meo-mo-thi-truong-tai-chinh-177504.vov
9. Nguyễn Ngọc Hân (2012), “Giải pháp thu hẹp khoảng cách giữa giá vàng
trong nƣớc và giá vàng thế giới”, Tạp chí Ngân hàng, (20), tr.6, Hà Nội.
10. Nguyễn Hoàng – Nhật Bắc (2014), Quản lý Nhà nước phải tạo thuận lợi cho
đầu tư, kinh doanh,
song/Quan-ly-Nha-nuoc-phai-tao-thuan-loi-cho-dau-tu-kinh-
doanh/206595.vgp
11. Hội đồng bộ trƣởng (1989), Quyết định số 139-CT ngày 24 tháng 05 năm
1989 về việc cho phép các đơn vị kinh tế quốc doanh, tập thể, hộ kinh tế cá
thể kinh doanh vàng bạc, đá quý, Hà Nội.
12. Nguyễn Thị Phƣơng Liên (chủ biên) (2011), Thị trường vàng và hoạt động
kinh doanh vàng của các Ngân hàng thương mại – Cơ sở lí luận và thực tiễn
Việt Nam, Sách chuyên khảo, tr.26, Nxb Thống kê, Hà Nội.
13. An Nhiên (2014), Thấy gì từ hiệu quả quản lý thị trường vàng Việt Nam,
moi/2014/25625/Thay-gi-tu-hieu-qua-quan-ly-thi-truong-vang-Viet-Nam.aspx
14. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (1993), Thông tư số 07/NH-TT ngày 29 tháng
10 năm 1993 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 63/CP ngày 24 tháng 09 năm
1993 của Chính phủ về quản lý nhà nước với hoạt động kinh doanh vàng, Hà
Nội
15. Ngân hàng Nhà nƣớc (2000), Quyết định số 432/2000/QĐ-NHNN1 ngày ngày
03 tháng 10 năm 2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Về nghiệp vụ huy
động và sử dụng vốn bằng vàng, bằngVNĐ bảo đảm giá trị theo giá vàng của
các tổ chức tín dụng, Hà Nội.
16. Ngân hàng Nhà nƣớc (2006), Quyết định số 03/2006/QĐ-NHNN ngày 18
tháng 01 năm 2006 về việc kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài, Hà
Nội.
17. Ngân hàng Nhà nƣớc (2010), Thông tư số 22/2010/TT-NHNN ngày 29 tháng
10 năm 2010 quy định về huy động và cho vay vốn bằng vàng của các tổ chức
tín dụng, Hà Nội.
18. P.V (2013), Danh sách 38 đơn vị được kinh doanh vàng miếng,
sach-38-don-vi-duoc-kinh-doanh-vang-mieng
19. Phòng kinh tế - Ủy ban nhân dân Quận 2 - Thành phố Hồ Chí Minh (2014),
Quản lý hoạt động kinh doanh vàng,
Category=&ItemID=5273&Mode=1
20. Quốc hội (2010), Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hà Nội.
21. Quốc hội (2010), Luật thanh tra, Hà Nội.
22. Đinh Dũng Sỹ (2008), Chính sách và mối quan hệ giữa chính sách với pháp
luật trong hoạt động lập pháp,
23. Hà Tâm (2012), Lựa chọn hình thức độc quyền vàng,
21960.html
24. Hà Tâm (2014), Thị trường vàng ra sao sau khi bán gần 70 tấn vàng?,
25. Thủ tƣớng Chính phủ (2013), Quyết định số 16/2013/QĐ-TTg ngày 04 tháng
03 năm 2013 về việc mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hà Nội.
26. Viện Khoa học pháp lý – Bộ Tƣ pháp (2006), Từ điển luật học, Nxb Từ điển
bách khoa, Hà Nội
Tài liệu tiếng Anh
27. Frederic S.Mishkin (1995), Tiền tệ, ngân hàng & thị trường tài chính, Nxb
Khoa học và Kỹ thuật, tr.35, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
28. Gary O’Callaghan (1991), The Structure and Operation of the World Gold
Market, IMF Working Paper,
=885158
29. World Gold Council (2014), Why India needs a gold policy, tr.54.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 00050004807_0074.pdf