Trong giai đoạn hiện nay, xâv dựng và nâng cao y đức, thực hiện tốt quy tắc ứng xử là một đòi hỏi khách quan, là yêu cầu cấp bách của xã hội, những chuẩn mực đạo đức cơ bản không thay đổi, nhưng duy trì, phát triển thực hiện trong nền kinh tế thị trường hiện nay là một việc làm hết sức khó khăn. Xã hội đòi hỏi người thầy thuốc phải có những phẩm chất đặc biệt, do đó để nâng cao y đức, chúng ta không thể hô hào chung chung mà phải xem xét nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái về y đức, giao tiếp ứng xử và đề ra các biện pháp khắc phục ngay từ khi tuyển chọn cán bộ vào ngành, thực hiện đồng bộ các giải pháp, cập nhật, tăng cường kiến thức, kỹ năng, nghệ thuật phục vụ trong suốt chặng đường nghề nghiệp. Từ cách tiếp cận trên, luận văn đã hệ thống hóa các cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề xây dựng văn hóa ứng xử và thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ viên chức y tế tại các bệnh viện. Luận văn đã nghiên cứu, khảo sát thực hiện quy tắc ứng xử, giao tiếp ứng xử của cán bộ nhân viên y tế tại các bệnh viện công thuộc thành phố Hà Nội, qua đó thấy được những tồn tại, hạn chế tìm ra những nguyên nhân để từ đó có những phương hướng, giải pháp để tiếp tục thực hiện có hiệu quả quy tắc ứng xử. Đồng thời luận văn cũng hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ giúp lãnh đạo ngành Y tế nhìn nhận một cách thấu đáo thực trạng vấn đề y đức của cán bộ nhân viên y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh, thức tỉnh lương tâm trách nhiệm của người thầy thuốc và đấu tranh thẳng thắn với các hiện tượng tiêu cực. Bên cạnh đó, tác giả cũng mong muốn giúp các cơ quan, các nhà lãnh đạo quản lý tìm ra các giải pháp có hiệu quả để góp phần uốn nắn những biểu hiện lệch lạc để ngành Y tế thực hiện nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân một cách tốt nhất.90 Thực hiện quy tắc ứng xử, nâng cao y đức trong các bệnh viện một mặt góp phần giữ vững truyền thống đạo đức, tính nhân văn của ngành Y, góp phần làm đẹp thêm hình ảnh và sự tôn vinh của xã hội, cộng đồng đối với cán bộ nhân viên y tế, mặt khác góp phần nâng cao chất lượng phục vụ, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho người dân./.
100 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 2777 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá thực hiện quy tắc ứng xử tại bệnh viện công thuộc thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong bệnh viện. Một bộ phận nhỏ người dân có trình độ
64
dân trí thấp, không biết hoặc cố tình không thực hiện các quy định do bệnh
viện đưa ra như hút thuốc trong phòng bệnh, không xếp hàng theo đúng thứ
tự, không thực hiện đúng theo các hướng dẫn của nhân viên y tế, đòi hỏi phải
được phục vụ trước mặc dù tình trạng bệnh tật không nguy cấp. Nếu y bác sĩ
không đáp ứng thì có những lời nói, hành động thô lỗ, gây gổ, hành hung
chính những người đang chữa trị cho mình hoặc người nhà của mình. Chính
vì vậy, bộ Quy tắc ứng xử đã không phát huy được hết tác dụng của mình như
ngành Y tế và cả xã hội mong đợi.
65
Tiểu kết Chương 2
Chất lượng khám chữa bệnh không chỉ đơn thuần phụ thuộc vào
chuyên môn kỹ thuật mà còn phụ thuộc vào đạo đức nghề nghiệp. Y đức là
nội dung nhân văn quan trọng của người làm nghề y, là truyền thống cao đẹp,
là trách nhiệm danh dự của cán bộ y tế.
Các khảo sát thực tế chỉ ra rằng, phần lớn người dân đều hài lòng và
đánh giá cao văn hóa giao tiếp của nhân viên y tế thủ đô, thậm chí có những
chỉ số hài lòng gần như tuyệt đối. Kết quả đó cho thấy nỗ lực của từ Ban lãnh
đạo bệnh viện cho tới những thành viên giữ các vị trí thấp nhấp trong bệnh
viện như hộ lí, bảo vệ. Nỗ lực này đến từ nhiều yếu tố khác nhau như việc
phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề của đội ngũ y bác sĩ, việc
rèn luyện y đức, trau dồi phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống Các bệnh
viện đã mạnh dạn đổi mới quy trình làm việc, khám chữa bệnh; Có những
thay đổi trong chế độ khen thưởng, kỷ luật, đã xuất hiện nhiều cá nhân có
giao tiếp ứng xử tốt, được nêu gương, nhân điển hình tiên tiếnTuy nhiên,
một bộ phận nhỏ vẫn còn phản ánh những điều chưa đẹp trong giao tiếp tại
bệnh viện. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến điều đó và đây là điều đòi hỏi bệnh
viện cùng đội ngũ nhân viên y tế phải nhìn nhận lại quá trình thực hành nghề
nghiệp, những ưu điểm, hạn chế, từ đó đề ra các biện pháp nhằm phát huy các
điểm mạnh, khắc phục, hạn chế các điểm yếu, nâng cao trình độ chuyên môn,
văn hóa giao tiếp ứng xử đáp ứng sự hài lòng của người bệnh, đúng với tiêu
chí của ngành y tế thủ đô “Nụ cười bệnh nhân- Niềm vui người thầy thuốc”
66
Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
THỰC HIỆN QUY TẮC ỨNG XỬ TẠI CÁC BỆNH VIỆN CÔNG
THUỘC THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp
3.1.1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và ngành Y tế đối với
công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân và nâng cao Y đức.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: Con người là nhân tố
hàng đầu, là nguồn tài nguyên quý báu nhất quyết định sự phát triển của đất
nước. Trong đó, sức khỏe là tài sản quý báu của mỗi người, mỗi gia đình và
mỗi quốc gia. Sức khỏe của nhân dân là một nhân tố quan trọng trong sự
nghiệp dựng nước và giữ nước, “Dân cường thì quốc thịnh”.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, để chăm sóc, bảo vệ sức khỏe và chữa bệnh
cho nhân dân, phải xây dựng và phát triển nền y học nước nhà “Dân tộc, khoa
học và đại chúng”, xây dựng đội ngũ cán bộ y tế của nhân dân, vì nhân dân.
Người từng nói “Khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, thế là sức khỏe”. Ý
tưởng này của Người có nhiều điểm tương đồng với định nghĩa sức khỏe
được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra năm 1978 trong “Tuyên ngôn An-
ma A ta: Sức khỏe là trạng thái thoải mái về tâm hồn, về thể xác, về xã hội”.
Từ lâu, Đảng và nhà nước ta đã quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe
cho người dân, coi trọng vai trò, nhiệm vụ của người thầy thuốc và cán bộ,
nhân viên y tế . Nghề thầy thuốc là một nghề cao quý, bởi đây là nghề chữa
bệnh cứu người, cho nên, người thầy thuốc không chỉ phải giỏi về chuyên
môn mà còn phải có tâm, có đức. Y đức là phẩm chất tốt đẹp, là giá trị cốt lõi
67
của người làm công tác y tế, được biểu hiện ở tinh thần trách nhiệm cao, tận
tụy phục vụ, hết lòng yêu thương chăm sóc người bệnh như chăm lo cho
những người thân yêu trong gia đình mình.
Năm 1955, trong thư gửi ngành Y tế, Bác viết “Người bệnh phó thác
tính mệnh của họ nơi các cô, các chú. Chính phủ phó thác cho các cô, các chú
việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khỏe của đồng bào. Đó là nhiệm vụ rất vẻ
vang. Vì vậy, cán bộ phải thương yêu, phải săn sóc người bệnh như anh em
ruột thịt của mình, coi họ đau đớn như mình đau đớn. “Lương y phải như từ
mẫu”, câu nói đó rất đúng”
Kế thừa những tư tưởng tốt đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh về ngành Y
và y đức, Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về
công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới
đã khẳng định: “Nghề Y là một nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo,
sử dụng và đãi ngộ đặc biệt. Mỗi cán bộ, nhân viên y tế phải không ngừng
nâng cao đạo đức nghề nghiệp và năng lực chuyên môn, xứng đáng với sự tin
cậy và tôn vinh của xã hội, thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
“Người thầy thuốc giỏi đồng thời phải là người mẹ hiền”.
Trong giai đoạn hiện nay, cả xã hội và nền kinh tế đang chuyển dần sang
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng hợp tác, giao lưu
với các nước trong khu vực và quốc tế trên nhiều lĩnh vực, người thầy thuốc
phải phục vụ nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội. Trước sự khó khăn của
đời sống xã hội, những đòi hỏi về vật chất, sự cám dỗ của đồng tiền, đòi hỏi
người thầy thuốc càng phải quán triệt quan điểm của Đảng và Bác Hồ về y
đức, tuân thủ những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp sao cho phù hợp với
những chuẩn mực chung mà cả xã hội đang hướng đến. Phải phấn đấu thực
68
hiện tốt các quy tắc giao tiếp, ứng xử, nâng cao y đức là bổn phận của mỗi
người làm nghề y, là trách nhiệm của tập thể và là sự quan tâm chung của
toàn xã hội trong giai đoạn mới.
Quán triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng trong quá trình xây dựng người
cán bộ y tế vừa có y đức cao, vừa giỏi chuyên môn nghiệp vụ, có tác phong,
thái độ, hành vi, lương tâm, trách nhiệm, nhân hậu, hết lòng vì người bệnh,
phát huy truyền thống tốt đẹp của nghề y “Lương y như từ mẫu” trong chăm
sóc sức khỏe cho cộng đồng, đồng thời kiên quyết loại bỏ những phần tử tiêu
cực, thoái hóa biến chất, làm trong sạch nội bộ ngành. Bên cạnh đó, ngành Y
tế cũng tăng cường công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài, nâng cao y đức người thầy thuốc, tích cực thực hiện quy tắc ứng xử,
học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thực hiện nghiêm túc
những điều Bác Hồ dạy đối với đội ngũ những người làm công tác y tế.
Nhằm chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị đẩy mạnh công tác giáo dục, nâng
cao y đức, thực hiện tốt quy tắc ứng xử của cán bộ y tế, Bộ Y tế đã ban hành
các văn bản như:
Phối hợp với Hội Điều dưỡng Việt Nam để Hội ban hành Quyết định
số 20/QĐ-HĐD ngày 10/9/2012 về Chuẩn đạo đức nghề nghiệp của Điều
dưỡng viên.
Chỉ thị số 03/CT-BYT ngày 01/4/2013 về tăng cường các giải pháp thực
hiện tốt Quy tắc ứng xử, nâng cao đạo đức nghề nghiệp, học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Kế hoạch số 148/KH-BYT ngày 12/3/2014 tổ chức học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, Quy tắc
ứng xử ngành Y tế năm 2014;
69
Kế hoạch số 185/KH-BYT ngày 21/3/2014 triển khai thực hiện Thông tư
quy định về Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm
việc tại các cơ sở y tế.
Đặc biệt là Thông tư số 07/2014/TT-BYT ngày 25/02/2014 quy định về
quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ
sở y tế. Thông tư này đã quy định rõ trách nhiệm của Bộ Y tế, giám đốc Sở Y
tế các tỉnh, thành phố, thủ trưởng y tế bộ ngành, trách nhiệm của giám đốc các
bệnh viện, lãnh dạo các khoa, phòng bệnh viện trong việc thực hiện Quy
tắc ứng xử.
Để thực hiện tốt quy tắc ứng xử, nâng cao y đức cần phát huy vai trò của
cấp ủy Đảng, các tổ chức đoàn thể cũng như toàn cán bộ viên chức ngành tế,
đó là những nhân tố quan trọng, quyết định đối với việc nâng cao y đức cho
đội ngũ cán bộ công chức nhân viên y tế trong mọi lĩnh vực hoạt động, nhất là
giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, tác phong của người cán bộ y tế. Tất cả
nhằm mục đích nâng cao y đức, đấu tranh đẩy lùi tiêu cực nâng cao hiệu quả
hoạt động khám, chữa bệnh, củng cố và lấy lại niềm tin của nhân dân đối với
người thầy thuốc, xứng đáng với truyền thống “Thầy thuốc như mẹ hiền”,
xứng đáng với sự tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
3.1.2.Thực hiện khảo sát, đánh giá sự hài lòng của người bệnh
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) chất lượng dịch vụ y tế tác động đến
sự hài lòng của người bệnh. Ngược lại sự hài lòng của người bệnh có thể đánh
giá được hiệu quả của dịch vụ do Bệnh viện cung cấp. Nâng cao chất lượng
khám chữa bệnh là yêu cầu cấp thiết đặt ra cho các cơ sở khám chữa bệnh
đồng thời cũng là niềm mong đợi của người bệnh. Với tình hình thực tế như
hiện nay, giá dịch vụ y tế tăng nhưng chất lượng Bệnh viện chưa tương xứng,
70
nhiều Bệnh viện xuống cấp. Thái độ nhân viên y tế chưa tận tình chu đáo, thủ
tục khám chữa bệnh còn rườm rà. Bởi vậy cải thiện chất lượng khám chữa
bệnh , tăng cường ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới là nhu cầu
cấp thiết và cũng là tiêu chí để đánh giá chất lượng Bệnh viện. Chỉ số hài lòng
của người bệnh được công bố song song với mức chất lượng của một bệnh
viện, sẽ là cơ sở để đưa ra những giải pháp cần thiết cho việc nâng cao hiệu
quả thực hiện bộ Quy tắc ứng xử , góp phần nâng cao chất lượng khám chữa
bệnh cho nhân dân.
Sở dĩ có thể xem đây là một cơ sở để đề ra các giải pháp cần thiết là vì
sự hài lòng đối với dịch vụ y tế chính là sự hài lòng về chất lượng
chăm sóc. Nó không chỉ phụ thuộc vào máy móc, trang thiết bị mà còn phụ
thuộc vào các yếu tố khách quan và chủ quan khác như tinh thần thái độ, kiến
thức, kỹ năng, tay nghề của cán bộ y tế và có tính hợp lý của các quy trình
chăm sóc. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay nó còn phụ thuộc vào mô hình tổ
chức của cơ quan y tế đó, quy trình cải cách hành chính... và các yếu tố quy
định khác liên quan đến bộ Quy tắc ứng xử được vận dụng ra sao.
Điều quan trọng là các thông tin từ đo lường sự hài lòng của người
bệnh cần đảm bảo khách quan, phải được nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng để
xác định mức độ hài lòng của người bệnh, so sánh, đánh giá của người bệnh
trên từng tiêu chí giữa hiện tại so với trước đây. Có như vậy, các giải pháp đề
ra cho tương lai mới có thể có giá trị thực tế.
Điều tra, đánh giá sự hài lòng của người bệnh phải được coi là một
trong những công cụ quản lý của bệnh viện. Giám đốc bệnh viện phải coi việc
đánh giá chỉ số hài lòng của người bệnh như việc kiểm toán tài sản vô hình
hàng năm về uy tín, thương hiệu, chất lượng dịch vụ và tình cảm của người
bệnh dành cho bệnh viện.
71
3.1.3.Xem xét mối quan hệ “Thầy thuốc - Người bệnh” tại từng
bệnh viện
Xã hội luôn đòi hỏi nghề Y phải đề cao y đức vì xuất phát từ đặc điểm
của nghề Y. Mối quan hệ giữa nghề Y (người thầy thuốc là đại biểu) với
người bệnh là mối quan hệ đặc biệt. Người bệnh đến với người thầy thuốc
trong tâm trạng buồn vui, tính tình, cảm xúc vừa do bệnh và nhiều yếu tố khác
của cả cuộc đời chi phối. Họ hy vọng nhiều vào sự giúp đỡ của thầy thuốc.
Họ tin tưởng rằng, trí tuệ, lòng nhân đạo cao cả của người thầy thuốc sẽ cứu
họ thoát khỏi sự đau đớn về thể xác, tinh thần để trở về với gia đình, đơn vị
công tác và xã hội. Ngược lại, người thầy thuốc do chức năng, nhiệm vụ của
nghề nghiệp mà đi sâu vào đời sống người bệnh từ thể chất - tâm sinh lý một
cách nhân đạo, sâu sắc. Do tính đặc thù của đối tượng nghề Y, nên chỉ một
thiếu sót dù nhỏ cũng có thể gây ra hậu quả lớn. Xuất phát từ đặc điểm ấy, xã
hội luôn yêu cầu cao đối với người thầy thuốc: phải có lòng nhân đạo, lương
tâm và trách nhiệm với người bệnh; phải có trình độ trong các vấn đề khác
nhau của y học, phải tận tụy với công việc; phải có các đức tính cao hơn các
nghề khác là yêu nghề, yêu con người, đức độ nhân từ, khiêm tốn, đoàn kết,
hoàn thiện óc quan sát khoa học, dũng cảm, lạc quan, kiên quyết trong khi
giải quyết các vấn đề liên quan đến sức khỏe của người bệnh...
Trên thực tế, quá trình khám chữa bệnh, điều trị, tất yếu sẽ xuất hiện
nhiều mối quan hệ đa chiều giữa: Bệnh nhân - thầy thuốc, bệnh nhân- bệnh
nhân, thầy thuốc - thầy thuốc, bệnh nhân - nhà quản lý, thầy thuốc - nhà quản
lý; Thầy thuốc - trình dược viên, v.v. Đây là những mối quan hệ phức tạp, dễ
xung đột, mâu thuẫn do chịu sự chi phối bởi vấn đề “lợi ích”. Lợi ích của
người bệnh là được hưởng các dịch vụ khám chữa bệnh có chất lượng, sử
72
dụng thuốc có hiệu quả với giá thành phù hợp; Lợi ích của nhà sản xuất thuốc,
người môi giới là doanh thu , có lợi nhuận lớn; Lợi ích của người thầy thuốc
và người quản lý là thực hành nghề nghiệp để cứu chữa người bệnh, hưởng
lợi một phần từ doanh thu của nhà sản xuất thuốc...
Vì vây, khả năng vận dụng vào thực tế bộ Quy tắc ứng xử của mỗi bệnh
viện không thể không tính đến tình hình cải thiện mối quan hệ đang nói ở đây
3.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện hiệu quả Quy tắc ứng xử
nâng cao Y đức tại các bệnh viện
3.2.1.Nhóm giải pháp chung
3.2.1.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận
thức về văn hóa ứng xử, quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp tại các cơ sở
khám chữa bệnh.
Nâng cao y đức là bổn phận của mỗi người hành nghề Y, là trách nhiệm của
tập thể, là sự quan tâm của toàn xã hội. Y đức không tự có mà là kết quả của quá
trình học tập, rèn luyện kiên cường. Do vậy, để nâng cao y đức cần phải giáo
dục, tuyên truyền thường xuyên.
Tuyên truyền giáo dục nhằm tác động, định hướng tư tưởng cho cộng đồng,
cho cán bộ nhân viên y tế về các giá trị, chuẩn mực của văn hóa ứng xử nói
chung và văn hóa ứng xử tại bệnh viện là rất cần thiết nhằm khắc phục sự bảo thủ
của những tư tưởng ích kỷ và cục bộ, kích thích các hành vi tự nguyện và tự giác.
Một số cán bộ ngành y cho rằng bao giờ lương của họ bằng lương y tế tư nhân thì
vấn đề thái độ không phải bàn nhiều. Nhưng trên thực tế họ đã quên mất một
điều, khi bước vào ngành Y thì điều quan trọng nhất là cứu người, là hết lòng vì
người bệnh. Cũng có ý kiến cho rằng thầy thuốc, bác sĩ, nhân viên y tế thì chỉ cần
nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ là được, còn vấn đề giáo dục đạo đức là
việc làm không cần thiết. Trên thực tế, giáo dục và tự giáo dục là công việc
73
thường xuyên, không có điểm kết thúc. Trong giai đoạn hiện nay, khi khoa học,
công nghệ có những tiến bộ vượt bậc, tình hình kinh tế - xã hội có những chuyển
biến mạnh mẽ và sâu sắc cho nên đời sống đạo đức và các quan niệm, chuẩn mực
đạo đức ít nhiều đã thay đổi. Để thực hiện có hiệu quả các quy tắc ứng xử, văn
hóa giao tiếp và các quy định về y đức của cán bộ, nhân viên y tế cần đặt công tác
giáo dục y đức, văn hóa giao tiếp vào đúng vai trò, vị trí của nó cho phù hợp với
thực tế.
Văn hoá ứng xử là một nghệ thuật nhưng nó không phải đến mức nghệ thuật
hoá. Nghệ thuật ứng xử bao giờ cũng xuất phát từ cuộc sống chân thực, lối sống
thật thà và tâm lý sâu sắc, không rắp tâm làm những điều mà mình và người khác
không mong muốn. Nếu một người nhân viên y tế có trái tim nhân hậu của người
mẹ hiền, có bộ não uyên bác của nhà khoa học, có tâm hồn lãng mạn của một
nghệ sỹ, có bàn tay khéo léo của một nghệ nhân, thì nghệ thuật ứng xử sẽ tự
nhiên thấm ngấm vào cuộc sống hàng ngày của họ. Nghệ thuật ứng xử, nói rộng
ra là y đức không tự nhiên mà có, nó càng không thể xây dựng trên một nền tảng
tâm hồn và trí tuệ nghèo nàn, nó là kết quả của cả một quá trình nhận thức và rèn
luyện không ngừng của bản thân. Chỉ để hoàn thành tốt nhiệm vụ và công việc
chuyên môn thì dễ, nhưng xử thế với mọi người xung quanh mình mới khó. Ở
đây rèn luyện và giáo dục là vô cùng quan trọng.
Việc giáo dục cần gợi lại truyền thống đạo đức tốt đẹp nhân loại, của dân tộc
Việt Nam. Điều đó sẽ làm cho người thầy thuốc tu dưỡng rèn luyện phẩm chất
đạo đức, phẩm chất chính trị, giúp cho cán bộ y tế học tập và thấm nhuần lời
răn dạy của các bậc danh y trên thế giới và dân tộc ta, thấm nhuần và làm theo lời
dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về y đức. Việc giáo dục, tuyên truyền, nâng cao
nhận thức về Y đức phải được lồng ghép trong hoạt động nghề nghiệp của người
74
thầy thuốc, cần kết hợp học tập Y đức với phong trào làm theo tấm gương điển
hình. Giáo dục phải tỉ mỉ, sát với thực tế công việc của người thầy thuốc, phải
mang tính thiết thực. Về hình thức, cần thực hiện tốt một số nội dung như:
Việc giáo dục y đức phải thực hiện một cách nghiêm túc ngay từ khi các thầy
thuốc bước chân vào bệnh viện. Cần thực hiện nghiêm túc các biện pháp nhằm
giáo dục tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp cũng như trang bị những
kiến thức bổ sung cho các sinh viên y dược mới ra trường.
Các bệnh viện nên xây dựng phòng truyền thống để cán bộ y tế luôn đuợc
ôn lại những lời răn dạy về Y đức của các vị tiền bối, của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, về các tấm gương tốt tại bệnh viện. Tất cả các thầy thuốc và cả những
nhân viên làm việc trong các cơ sở y tế bắt buộc phải học tập và làm theo
đúng 12 diều Y đức, Quy tắc ứng xử của cán bộ nhân viên Y tế.
Học tập gương người tốt, việc tốt của cán bộ ngành Y tế nói riêng và của
toàn xã hội nói chung, Một trong những nguyên nhân của biểu hiện tiêu cực,
xuống cấp về Y đức của một bộ phận cán bộ y tế trong giai đoạn hiện nay đó
chính là việc giáo dục đạo đức lối sống có phần bị coi nhẹ, chưa được quan
tâm một cách đúng mức. Bên cạnh nhưng tấm gương sáng về y đức, dám hy
sinh tính mạng của mình để làm thí nghiệm hay sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì
bệnh nhân. cũng còn không ít cán bộ, nhân viên ngành Y tế có biểu hiện tha
hóa về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp làm ảnh hướng xấu đến y đức của cán
bộ ngành Y tế. Do đó, để nâng cao kỹ năng giao tiếp ứng xử và y đức cho cán bộ
y tế trong giai đoạn hiện nay, đồng thời với việc tăng cường giáo dục chính trị tư
tưởng cần phải tiếp tục đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng, đạo đức nghề y,
nêu gương “Người tốt, việc tốt”, kịp thời phát hiện biểu dương những cán bộ
ngành Y có hành vi đẹp dù nhỏ nhưng nói lên y đức cao cả của người cán bộ y
tế. Cùng với việc nêu gương “người tốt, việc tốt” chúng ta cũng cần phê phán
những tấm gương phản diện về đời sống đạo đức nói chung, y đức nói riêng.
75
Tại các cơ sở y tế nói chung và các bệnh viện nói riêng cần tuyên truyền
cho người bệnh và người dân những kiến thức về phòng và chữa bệnh, những
chế độ chính sách xã hội, bảo hiểm y tế, quyền lợi và nghĩa vụ để người dân
thông cảm và hợp tác với nhân viên y tế khi tham gia khám chữa bệnh, hưởng
ứng việc thực hiện bộ Quy tắc ứng xử của ngành Y.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh triển khai phong trào thi đua “Đổi mới toàn
diện phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ Y tế hướng tới sự hài lòng của
người bệnh”. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần củng cố
niềm tin và sự hài lòng của bệnh nhân và gia đình, là yếu tố quan trọng nhằm
nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, đẩy mạnh công tác chăm sóc và bảo vệ sức
khỏe cho người dân.
Tổ chức tập huấn nâng cao kỹ năng giao tiếp cho cán bộ y tế đồng thời
luôn nêu cao tinh thần tự giác rèn luyện bản thân cán bộ ngành Y tế. Vì y đức
của người thầy thuốc không phải tự nhiên mà có, đó là kết quả của quá trình
phấn đấu, rèn luyện vô cùng khó khăn và gian khổ, tu dưỡng đạo đức, rèn
luyện y đức cũng giống như “Ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng
trong”. Người cán bộ y tế có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giỏi, có cử chỉ
đạo đức cao đẹp, có khả năng định hướng cho sự phát triển y đức của cán bộ y
tế nói riêng, đạo đức xã hội nói chung. Việc tự ý thức, tự giáo dục, tu dưỡng,
rèn luyện có ý nghĩa quan trọng để luôn hoàn thiện mình trở thành người cán
bộ y tế có trình độ chuyên môn và y đức hoàn thành nhiệm vụ được giao. Mặt
khác, tổ chức các hội thi về giao tiếp, ứng xử, xây dựng các tình huống giả
định trong giao tiếp ứng xử với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, với đồng
nghiệp và đưa ra phương án xử lý tình huống.
Duy trì đường dây nóng, đặt các hòm thư góp ý tại các điểm dễ tìm, dễ
thấy, thuận tiện cho người dân.
76
Tổ chức ký cam kết thực hiện các nội dung của Qui tắc ứng xử đến
toàn thể cán bộ, viên chức, người lao động.
3.2.1.2 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra bảo đảm thực hiện tốt chức
năng quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn. Kiện toàn hệ thống thanh tra y tế,
thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm; đẩy mạnh công tác thanh tra trên tất cả
các lĩnh vực: công vụ, chuyên môn, tài chính, hành nghề y dược tư nhân, vệ
sinh an toàn thực phẩm, thuốc, mỹ phẩm, vệ sinh môi trường, vệ sinh lao
động, v.v cần được xem là một giải pháp quan trọng.
Trong thời gian qua, sự xuống cấp về y đức, giao tiếp ứng xử của một
bộ phận cán bộ y tế có nguyên nhân từ sự buông lỏng kiểm tra, giám sát của
các cấp, của ngành Y tế và các đoàn thể nhân dân. Cho nên để bộ Quy tắc ứng
xử được triển khai tốt cần tăng cường công tác kiểm tra giám sát, cụ thể cần
chú ý một số nội dung sau:
Một là, tăng cường vai trò quản lý của nhà nước trong lĩnh vực này.
Các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước cần phải được cụ thể hóa đối
với từng cơ quan, đơn vị. Trên cơ sở đó, nhà quản lý có thể dựa vào đó để
kiểm tra, giám sát các hoạt động khám chữa bệnh nói chung và quản lý giám
sát cán bộ nhân viên y tế nói riêng. Qua đó phát hiện các dấu hiệu vi phạm và
có biện pháp xử lý, giải quyết kịp thời. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý,
đảm bảo hệ thống văn bản quản lý điều chỉnh một cách phù hợp, đồng bộ các
hoạt động để không chồng chéo, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý ;
Kịp thời uốn nắn, ngăn chặn những biểu hiện vi phạm y đức, vi phạm Luật
Khám chữa bệnh.
Hai là, phát huy vai trò của quần chúng nhân dân trong việc phát hiện,
ngăn chặn, khắc phục khuyết điểm của cán bộ y tế. Sự giám sát tích cực của
77
quần chúng nhân dân, qua các phương tiện thông tin báo chí, các phương tiện
truyền hình trong lĩnh vực y tế sẽ góp phần làm cho ngành Y tế trong sạch,
lành mạnh về mọi mặt, gắn kết thêm mối quan hệ giữa quần chúng nhân dân
với ngành Y tế. Những tiêu cực của ngành Y tế có thể do nhiều nguyên nhân,
có thể cơ quan chủ quản không phát hiện ra được, hoặc phát hiện không kịp
thời nhưng sẽ không che mắt được nhân dân. Vì thế, muốn làm cho ngành Y
tế phát triển theo chiều hướng ngày càng tích cực thì nhất thiết phải phát huy
vai trò giám sát của quần chúng nhân dân.
Tiếp tục triển khai Chỉ thị số 09/CT-BYT ngày 22/11/2013 về tăng
cường tiếp nhận và xử lý ý kiến phản ánh của người dân về chất lượng dịch
vụ khám chữa bệnh thông qua đường dây nóng. Các số điện thoại đường dây
nóng và danh tính người tiếp nhận cần được công khai ở các vị trí dễ thấy tại
các bệnh viện để tiếp nhận những bức xúc liên quan tới y đức, thái độ ứng xử,
văn hóa giao tiếp trong công tác khám chữa bệnh của đội ngũ y bác sỹ. Các
bệnh viện cần quan tâm, duy trì và phát huy hơn nữa hiệu quả của đường dây
nóng để phục vụ người bệnh tốt hơn, đảm bảo chất lượng dịch vụ khám chữa
bệnh và đáp ứng yêu cầu của người bệnh.
Nâng cao hiệu quả của bộ phận tiếp công dân, giải quyết kịp thời các
vướng mắc, khiếu nại của người dân trong quá trình khám chữa bệnh.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng người bệnh:
Họp định kỳ theo quy định, cử đại diện lãnh đạo đơn vị tham dự, tiếp thu ý
kiến phản ánh của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân . Đặc biệt khuyến khích
bệnh nhân và người nhà bệnh nhân mạnh dạn tố giác các trường hợp cán bộ,
nhân viên y tế vi phạm y đức, có những biểu hiện, hành vi thiếu văn hóa trong
giao tiếp, ứng xử.
78
3.2.1.3 Thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong các bệnh viện
Chương trình Cải cách hành chính của ngành Y tế nằm trong tổng thể
chương trình Cải cách hành chính của Chính Phủ theo Nghị quyết số 30/NQ-
CP ngày 8/11/2011 ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà
nước giai đoạn 2011 - 2020. Mục tiêu đặt ra là nâng cao chất lượng dịch vụ sự
nghiệp công lập, bảo đảm sự hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với dịch vụ sự
nghiệp công trong lĩnh vực y tế với chỉ tiêu trên 80% vào năm 2020. Bộ Y tế
đã ban hành Chương trình 527/CTr -BYT ngày 18/6/2009 đưa ra mục tiêu:
Nâng cao tinh thần thái độ phục vụ người bệnh, cải cách thủ tục hành chính,
giảm phiền hà trong tiếp đón, khám chữa bệnh và thanh toán viện phí với
người bệnh bảo hiểm y tế; Nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo quyền lợi
của người bệnh. Tiếp đó, Bộ Y tế cũng ban hành Quyết định số 1313/QĐ-
BYT ngày 22/4/2013 nhằm cải tiến quy trình và thủ tục trong khám chữa
bệnh, rút ngắn thời gian chờ, tránh gây phiền hà và tăng sự hài lòng của người
bệnh, đặc biệt đối với người bệnh sử dụng thẻ bảo hiểm y tế khi đến khám
chữa bệnh. Tuy nhiên, cho tới nay, mặc dù đã có nhiều nỗ lực cố gắng song
các thủ tục hành chính trong khám chữa bệnh vẫn còn rườm rà, chưa tạo được
thuận lợi cho người bệnh, chưa được triển khai một cách đồng bộ. Vì vậy,
trong thời gian tới, tất cả các bệnh viện cần tích cực triển khai ứng dụng công
nghệ thông tin vào quy trình khám chữa bệnh, bảo đảm người bệnh lẫn y bác
sĩ đều có thể truy cập vào hệ thống để chiết xuất một phần dữ liệu phục vụ
cho những yêu cầu nhất định. Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO vào cải tiến quy trình khám chữa bệnh. Bố trí chuyền khám bệnh
theo nguyên tắc một cửa: bảng điện tử lấy số khám tự động, bố trí nhân viên
hướng dẫn người bệnh tại các khoa khám bệnh; Bố trí, sắp xếp khu vực khám
79
lâm sàng, cận lâm sàng, nhà thuốc hợp lý, giảm thời gian chờ đợi của
người bệnh tại tất cả các khâu như: khám, chờ làm xét nghiệm, chờ mua
thuốc, chờ thanh toán viện phí. Tất cả các nhiệm vụ trên sẽ là một bước tiến
để thực hiện tốt bộ Quy tắc ứng xử.
3.2.1.4 Cải cách chế độ tiền lương, phụ cấp
Nghề Y là một ngành nghề đặc biệt. Cần quan tâm cải thiện và đảm bảo
đời sống vật chất cho cán bộ y tế, bởi lẽ Y đức không thể giữ gìn, tồn tại và
phát triển bền vững nếu thu nhập của cán bộ nhân viên y tế quá thấp. Ngành
Y tế luôn đòi hỏi một quá trình đào tạo, nâng cao kiến thức nghiệp vụ liên tục
để đáp ứng công việc. Ngoài các học vị trong hệ thống đào tạo của Bộ giáo
dục như Thạc sĩ và Tiến sĩ, ngành Y tế có thêm các loại hình đào tạo sau đại
học như chuyên khoa định hướng, chuyên khoa 1 và chuyên khoa 2.
Vấn đề này đã được Bộ Chính trị đề cập với nội dung rất cụ thể: “Thực
hiện đãi ngộ đối với người thầy thuốc tương đương như với người thầy giáo”.
Tại Hội nghị y tế toàn quốc ngày 18/4/2005, vấn đề lương của ngành y tế đã
được đề cập cụ thể. Nhiều ý kiến cho rằng phải tiến hành đổi mới lương
ngành y tế càng sớm càng tốt nếu coi việc nâng cao chất lượng khám chữa
bệnh là một trong những bức xúc lớn nhất của ngành Y tế hiện nay... Khác
với các ngành nghề khác, ngành Y có thời gian đào tạo dài nhất, 6 năm.
Không những thế, thời gian thực tập của họ cũng dài nhất, bắt đầu ngay từ
năm thứ hai, và tính chất công việc là nặng nề, ảnh hưởng rất mạnh đến tâm
sinh lý. “Trừ một số bộ phận của bệnh viện phụ sản là nơi đón chào niềm vui
khi một đứa trẻ sinh ra, bác sỹ ở các bệnh viện khác đều phải thường xuyên tiếp
xúc với môi trường bệnh tật đầy rủi ro” - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao
động Việt Nam, Đặng Ngọc Chiến nói. Thế mà lương của ngành Y cho đến giờ
vẫn xếp ở vị trí thứ 17 trong 19 ngành nghề hưởng lương. Từ khi thực hiện chế
độ lương mới với mức lương cơ bản chuyển từ 210.000đ/tháng lên
80
290.000đ/tháng, ngành y tế không được cấp ngân sách để trả khoản tăng này.
Thay vào đó, các bệnh viện phải trích 35% viện phí thu được để trả lương cho
nhân viên bệnh viện và 30% cũng của viện phí để làm các khoản thưởng.
Theo Chủ tịch Công đoàn Y tế, PGS.TS Nguyễn Đình Phương “Lương
và phụ cấp ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề y đức, một trong những lĩnh vực
nóng bỏng nhất của ngành Y tế hiện nay”. Vì vậy, việc thực hiện bộ Quy tắc
ứng xử trong ngành Y vì thế trở nên khó khăn hơn.
3.2.2. Nhóm giải pháp về chuyên môn
3.2.2.1.Giảm quá tải bệnh viện
Tình trạng quá tải ở các bệnh viện, đặc biệt là bệnh viện tuyến trên đã
xảy ra nhiều năm nay, giải quyết tình trạng này là một yêu cầu bức thiết. Theo
Bộ Y tế, trong những năm qua, Nhà nước đã đầu tư phát triển mạnh hệ thống
y tế, nhưng nguồn lực đầu tư vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, đặc biệt tình
trạng quá tải bệnh viện diễn ra trầm trọng trong nhiều năm nhưng chưa được
khắc phục gây khó khăn, bức xúc cho người bệnh, cán bộ y tế và tác động tiêu
cực tới chất lượng khám chữa bệnh. Bộ Y tế cũng đã đưa ra nhiều giải pháp
như: Xây dựng các bệnh viện vệ tinh, triển khai Chương trình 1816, đầu tư
nâng cấp, xây dựng các bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện tuyến huyện, tuyến
tỉnh... nhằm mục đích điều trị bệnh nhân tại các cơ sở tuyến dưới. Tuy nhiên,
tình trạng quá tải vẫn chưa được khắc phục, trong khi nhu cầu khám chữa
bệnh của người dân luôn vượt quá khả năng phục vụ của các bệnh viện, bình
quân tăng 10%/năm. Chính vì lý do này mà việc triển khai bộ Quy tắc ứng xử
của ngành Y tế đã bị ảnh hưởng không nhỏ.
Để giải quyết dứt điểm tình trạng quá tải, Bộ Y tế đã xây dựng và trình
Chính phủ phê duyệt “Đề án giảm tải bệnh viện 2012-2020”, với tổng nhu cầu
kinh phí thực hiện đề án là 36.752 tỷ đồng. Mục tiêu của đề án là từng bước
81
giảm tình trạng quá tải bệnh viện ở cả khu vực khám bệnh và điều trị nội trú,
tiến tới không để tình trạng người bệnh phải nằm ghép trong bệnh viện. Trước
mắt, đề án ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất cho các bệnh viện hiện đang có mức
quá tải cao.
Ngoài ra còn có Đề án bác sĩ gia đình, dự án “Thí điểm đưa bác sỹ trẻ
tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa biên giới, hải đảo,
vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn”... Các đề án này khi
được triển khai sẽ góp phần làm giảm quá tải bệnh viện, nâng cao chất lượng
khám chữa bệnh, giảm áp lực công việc cho các cán bộ y tế.
Vì vây, các bệnh viện cần ban hành hướng dẫn phân tuyến kỹ thuật và
chuyển tuyến phù hợp, tăng cường chuyển tuyến có phản hồi hiệu quả từ
tuyến trên về tuyến dưới. Triển khai các đề án giảm quá tải bệnh viện, nâng
cao năng lực cho tuyến dưới. Tăng cường điều trị ngoại trú, kiểm soát nhập
viện điều trị nội trú, mở rộng các loại hình điều trị ban ngày. Chú trọng quản
lý các bệnh mạn tính, bệnh không lây nhiễm giảm tải bệnh viện tuyến trên.
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực cho tuyến dưới. Thực trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến cuối, đặc biệt ở
một số chuyên khoa là biểu hiện rõ rệt và có nguyên nhân là do năng lực kỹ
thuật không đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, nhất là ở các cơ
sở y tế tuyến huyện. Thực trạng đó là rào cản làm cho việc thực hiện Quy tắc
ứng xử ở các bệnh viện thêm phần khó khăn. Các bệnh viện cần có nhiều cố
gắng mới có thể vượt qua được.
Đẩy mạnh hợp tác công - tư (Hợp tác giữa nhà nước và tư nhân) trong
cung cấp dịch vụ y tế . Đây là một giải pháp hiệu quả nhằm xã hội hóa nguồn
vốn cho sự phát triển Y tế thủ đô. Nó mang lại lợi ích cho cả nhà nước và
người dân vì tận dụng được nguồn lực tài chính và năng lực quản lý từ tư
nhân, trong khi vẫn bảo đảm lợi ích cho người dân và xã hội.
82
3.2.2.2 Giải pháp về nhân lực:
Tình trạng thiếu nhân lực y tế nói chung và nhân lực có trình độ là bác
sĩ ở tuyến y tế cơ sở, cũng như nhân lực y tế dự phòng là vấn đề đáng lo ngại.
Hiện nay, nước ta còn phổ biến tình trạng thiếu nhân lực có trình độ là
bác sĩ ở tuyến cơ sở. Nhiều cơ sở y tế tuyến xã, huyện không tuyển được bác
sĩ. Các quy định về chế độ phụ cấp ưu đãi và phụ cấp thu hút hiện có phạm vi
bao phủ tương đối hẹp (chỉ 2112 xã trong 62 huyện); chế độ phụ cấp ưu đãi
chưa thỏa đáng, chưa hỗ trợ điều kiện sống, điều kiện làm việc, cơ hội được
đào tạo. Do đó, cần xây dựng đội ngũ nhân lực y tế đủ về số lượng, cơ cấu và
phân bổ cân đối, triển khai đồng thời các chính sách đãi ngộ và tạo điều kiện
thuận lợi khác để thu hút cán bộ y tế về làm việc tại các vùng khó khăn như
phụ cấp, nâng lương, điều kiện chỗ ở, hỗ trợ đi lại, điều kiện học tập nâng cao
trình độ, khen thưởng...
Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu hiện nay, các
bệnh viện cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau:
Một là, quy hoạch cán bộ phải cụ thể, sát thực tế để có kế hoạch đào tạo
phù hợp giữa cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn. Xây dựng kế hoạch đào
tạo 5 năm của Bệnh viện và phải cập nhật, điều chỉnh hàng năm để phù hợp
khi có sự biến động về nhân lực và yêu cầu mới về nhiệm vụ của đơn vị.
Hai là, cần phải kết hợp nhiều hình thức đào tạo để đào tạo chuyên
môn kỹ thuật có hiệu quả.
- Đào tạo tại chỗ: Đây là loại hình thích hợp trong lúc Bệnh viện còn thiếu
nhân lực. Bệnh viện mời các chuyên gia có kinh nghiệm hướng dẫn về chuyên
môn, kỹ thuật cho các bác sĩ, kỹ thuật viên và điều dưỡng viên tại Bệnh viện.
83
- Đào tạo theo hình thức “cầm tay chỉ việc”, thông qua các buổi điểm
bệnh, đi buồng, bình bệnh án hàng tuần ;
- Đào tạo thông qua các buổi Hội nghị, hội thảo khoa học Quốc tế
- Cử cán bộ đi đào tạo tại nước ngoài đặc biệt là các nước có nền y học
phát triển như: Pháp, Hàn Quốc, Singapore, Thái lan
- Đào tạo chính quy tập trung theo chương trình của các Học viện, các
trường Đại học đôi với các chức danh chuyên môn như: Bác sĩ, Dược sĩ
Chuyên khoa I, Chuyên khoa II, Thạc sĩ, Tiến sĩ
- Cập nhật, bồi dưỡng kiến thức hàng năm (đào tạo lại) tại đơn vị ;
- Cử đi đào tạo ngắn hạn một số kỹ thuật cao của tuyến Trung ương.
- Đào tạo cán bộ quản lý: Cử cán bộ quản lý tham gia các lớp về: Quản
lý nhân sự, quản lý tài chính, quản lý vật tư, trang thiết bị, quản lý Điều
dưỡng, quản lý chất thải y tế, quản lý an ninh trật tự trong bệnh viện
- Đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ để nghiên cứu tài liệu nước
ngoài, tiếp cận kiến thức mới của thế giới về nhiều lĩnh vực: Chuyên môn kỹ
thuật, kinh nghiệm trong quản lý, điều hành đơn vị
- Bồi dưỡng trình độ vi tính để ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả
nhất trong quản lý điều hành, trong chuyên môn kỹ thuật, Hội chẩn từ xa qua
mạng (Telemedicine).
Ba là, có chế độ chính sách đào tạo, thu hút, đãi ngộ cán bộ, cụ thể:
- Chế độ đào tạo: Xây dựng qui chế hỗ trợ kinh phí, học phí, tài liệu,
sinh hoạt phí cho cán bộ được cử đi đào tạo trong suốt thời gian học tập trung.
Có chế độ khuyến khích cán bộ, đặc biệt là cán bộ trẻ tự học tập, cập nhật
kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học.
84
- Thu hút, đãi ngộ: Có chế độ thu hút kết hợp với chế độ đãi ngộ hợp lý
để thu hút, giữ chân và động viên cán bộ y tế toàn tâm, toàn ý với công việc.
Bốn là, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật đáp ứng được yêu
cầu phát triển chuyên môn kỹ thuật của ngành y tế.
Có chế độ khen thưởng, chế độ thu nhập tăng thêm hợp lý, kịp thời
bảo đảm thu nhập của cán bộ y tế để ổn định tư tưởng, yên tâm công tác.
Năm là, tăng cường hợp tác tốt với các Trường Đại học Y Dược, các
Bệnh viện Trung ương để tranh thủ mời được các chuyên gia giỏi về Bệnh
viện; Tổ chức đào tạo tại chỗ, tổ chức Hội thảo khoa học để cập nhật những
kiến thức mới về chuyên môn kỹ thuật, dượcchia sẻ kinh nghiệm với đồng
nghiệp qua đó nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ.
Sáu là, khuyến khích nhân viên y tế tích cực tham gia nghiên cứu khoa
học, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả
của từng lĩnh vực công tác, nâng cao trình độ cá nhân.
3.2.2.3 Gắn việc thực hiện bộ Quy tắc ứng xử với nhiệm vụ đánh giá
chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh
Thực hiện kế hoạch nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại các cơ sở
y tế công lập, trong năm 2015 và 6 tháng đầu năm nay, ngành Y tế đã chỉ đạo
các cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện các hoạt động nâng cao chất lượng
khám, chữa bệnh và xây dựng các giải pháp giảm quá tải, trong đó, để nâng
cao chất lượng khám, chữa bệnh, ngành Y tế đã tập trung chỉ đạo các hoạt
động như: đầu tư và xây dựng cơ sở vật chất y tế; đào tạo nguồn nhân lực; cải
tiến qui trình khám, chữa bệnh; nâng cao quản lý chất lượng bệnh viện; quan
tâm công tác chăm sóc người bệnh, phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn; sử
dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả và nâng cao chất lượng công tác xét
85
nghiệm; tăng cường nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng các kỹ thuật
mới vào khám, chữa bệnh; thực hiện tốt qui tắc ứng xử, nâng cao đạo đức
nghề nghiệp .
Để nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, ngành Y tế cần thường
xuyên chỉ đạo thực hiện tốt bộ Quy tắc ứng ứng xử ; Bác sĩ, y tá không được
phân biệt người bệnh dù họ dùng thẻ bảo hiểm y tế hay tự nguyện. Phải tạo
điều kiện thuận lợi cho người tham gia khám chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y
tế và giảm chi từ tiền túi của người bệnh. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc
thực hiện của các bệnh viện và đặc biệt, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan
báo chí giám sát nhiệm vụ này. Có như vậy thì bộ Quy tắc ứng xử sẽ được
triển khai tốt và thường xuyên.
Bên cạnh việc thực hiện quy tắc ứng xử, nâng cao y đức, để tạo hình ảnh
đẹp về các cơ sở khám chữa bệnh, ngành Y tế cũng cần triển khai nhiều biện
pháp nhằm thay đổi bộ mặt tiến tới nâng cao hình ảnh tại khoa khám bệnh của
các bệnh viện từ tuyến trung ương tới địa phương. Cụ thể, cùng với việc ban
hành các văn bản chỉ đạo thực hiện quy trình rút ngắn đối với khám lâm sàng;
xác định rõ trách nhiệm từ giám đốc bệnh viện, đội ngũ y bác sĩ trực tiếp thăm
khám đến người nhà bệnh nhân... cần xem cải cách hành chính là nhiệm vụ
quan trọng cần được đẩy mạnh theo hướng giảm bớt thủ tục khám chữa bệnh,
thanh toán Bảo hiểm y tế và tăng cường công tác giám sát, quản lý của
ngành... Dưới sự chỉ đạo của Bộ , các bệnh viện cần tiến tới thiết lập hệ thống
đánh giá sự hài lòng của người dân với dịch vụ khám chữa bệnh tại cơ sở y tế
và các cấp quản lý, qua đó giúp lãnh đạo bệnh viện cũng như các cấp quản lý
có cái nhìn thực tế, đánh giá đúng chất lượng dịch vụ y tế để khắc phục, điều
chỉnh kịp thời. Đó là cách thức thực hiện hiệu quả bộ Quy tắc ứng xử trong
thực tế.
86
3.2.3. Các giải pháp cụ thể kiến nghị áp dụng ngay tại các bệnh viện
công thuộc thành phố Hà Nội:
- Niêm yết công khai những nội dung chính của Quy tắc ứng xử trên
Website của bệnh viện và những nơi dễ nhìn thấy, nơi nhiều người tập trung
qua lại ở bệnh viện để cán bộ, bệnh nhân và gia đình người bệnh cùng tham
gia giám sát việc thực hiện.
- Thành lập phòng chăm sóc khách hàng hoặc tổ chăm sóc khách hàng
tại các bệnh viện để triển khai các hoạt động như: Hướng dẫn, hỗ trợ người
bệnh về qui trình khám chữa bệnh, lấy số khám tự động; Giải đáp các thắc
mắc của bệnh nhân; Truyền thông giáo dục sức khỏe; Hỗ trợ bệnh nhân có
hoàn cảnh khó khăn; Quyên góp từ thiện giúp bệnh nhân có hoàn cảnh khó
khăn; Thăm dò ý kiến người bệnh về sự hài lòng
- Triển khai Đề án “Tiếp sức người bệnh trong bệnh viện”; Thành lập đội
tình nguyện tiếp sức người bệnh với các tình nguyện viên là đoàn viên Đoàn
thanh niên, sinh viên thực tập; Tổ chức tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ cho
đội ngũ tình nguyện viên này. Đội ngũ này sẽ chỉ dẫn cho bệnh nhân về các
thủ tục khám chữa bệnh, đường đi trong bệnh viện, thứ tự các bước làm xét
nghiệm, chẩn đoán hình ảnh Đây là cách hiệu quả nhất để giúp đỡ bệnh
nhân trong việc khám chữa bệnh.
- Tăng cường các giải pháp làm xanh, sạch, đẹp bệnh viện: Duy trì, bổ
sung, chăm sóc cây xanh; Buồng bệnh, nhà vệ sinh, đường đi sạch sẽ; Nước
ăn uống, sinh hoạt hợp vệ sinh; Chất thải được phân loại, thu gom, lưu giữ và
xử lý theo đúng qui định; Các khoa, phòng, trang thiết bị được bố trí khoa
học, sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp và sạch sẽ.
- Minh bạch thông tin và thủ tục hành chính, đặc biệt là qui trình khám
bệnh, giá dịch vụ ; Ứng dụng công nghệ thông tin; Cải tiến quy trình khám
bệnh, rút ngắn thời gian chờ khám bệnh. Lắp đặt hệ thống camera tự động để
kiểm tra, giám sát các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
87
- Thực hiện trang phục y tế chuẩn theo Quy định của Bộ Y tế tại Thông
tư số 45/2015/TT - BYT ngày 30/11/2015 qui định về trang phục y tế nhằm
giúp người dân có thể phân biệt các chức danh nghề nghiệp cụ thể trong
bệnh viện, tránh nhầm lẫn như hiện nay khi mọi vị trí đều mặc áo blouse
trắng như nhau.
- Tại khoa khám bệnh: Bố trí nhân viên tiếp đón, hướng dẫn có ngoại
hình ưa nhìn, giao tiếp ứng xử tốt, giọng nói nhẹ nhàng, dễ nghe nhằm tạo thiện
cảm ngay từ ban đầu cho người bệnh ; Ưu tiên, chú trọng các điều kiện về cơ sở
vật chất như: Ghế ngồi, quạt mát, điều hòa, nước uống, sách báo, tạp chí
- Phát động phong trào thi đua trong cán bộ, công chức, viên chức người
lao động tại bệnh viện với các tiêu chí cụ thể, ngắn gọn, sát thực.
*3 phải:
+ Phải niềm nở
+ Phải tận tình
+ Phải bình tĩnh
*3 không :
+ Không phong bì
+ Không vô cảm
+ Không nói trống không
Đó là những việc làm thiết thực để triển khai bộ Quy tắc ứng xử của ngành
Y có hiệu quả tại các bệnh viện ở thủ đô trong thời gian tới.
88
Tiểu kết Chương 3
Thực hiện quy tắc ứng xử nâng cao y đức và làm theo tấm gương đạo đức
của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại các cơ sở y tế nói chung và các bệnh viện công
thuộc thành phố Hà Nội nói riêng phải thực hiện đồng bộ các giải pháp và phải có
quyết tâm chính trị, thể hiện ý chí của toàn ngành và của từng đơn vị. Đồng thời
phải tạo được sự hưởng ứng tích cực của người bệnh, người nhà người bệnh và
toàn xã hội, đặc biệt phải được xây dựng bắt nguồn từ lương tâm, trách nhiệm,
tấm lòng của người thầy thuốc, của cán bộ nhân viên y tế.
Bên cạnh đó, mỗi cán bộ nhân viên y tế cũng không ngừng phải học tập nâng
cao trình độ chuyên môn và trau dồi đạo đức nghề nghiệp, thực hiện tốt nhiệm
vụ: phục vụ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, xứng đáng với lời dạy của Bác Hồ
“Lương y như từ mẫu, thầy thuốc như mẹ hiền”
Trên cơ sở các phương hướng đổi mới phong cách làm việc, văn hóa giao
tiếp trong các cơ sở y tế nói chung, luận văn tập trung vào 03 nhóm giải pháp cụ
thể, trong đó các giải pháp tập trung nhiều vào công tác tuyên truyền, giáo dục,
đào tạo, tập huấn kiến thức về quy tắc ứng xử ; Các giải pháp về chống quá tải
bệnh viện; Các giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng
công tác khám chữa bệnh .
89
KẾT LUẬN
Trong giai đoạn hiện nay, xâv dựng và nâng cao y đức, thực hiện tốt
quy tắc ứng xử là một đòi hỏi khách quan, là yêu cầu cấp bách của xã hội,
những chuẩn mực đạo đức cơ bản không thay đổi, nhưng duy trì, phát triển
thực hiện trong nền kinh tế thị trường hiện nay là một việc làm hết sức khó
khăn. Xã hội đòi hỏi người thầy thuốc phải có những phẩm chất đặc biệt, do
đó để nâng cao y đức, chúng ta không thể hô hào chung chung mà phải xem
xét nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái về y đức, giao tiếp ứng xử và đề ra các
biện pháp khắc phục ngay từ khi tuyển chọn cán bộ vào ngành, thực hiện
đồng bộ các giải pháp, cập nhật, tăng cường kiến thức, kỹ năng, nghệ thuật
phục vụ trong suốt chặng đường nghề nghiệp.
Từ cách tiếp cận trên, luận văn đã hệ thống hóa các cơ sở lý luận liên
quan đến vấn đề xây dựng văn hóa ứng xử và thực hiện quy tắc ứng xử của
cán bộ viên chức y tế tại các bệnh viện.
Luận văn đã nghiên cứu, khảo sát thực hiện quy tắc ứng xử, giao tiếp
ứng xử của cán bộ nhân viên y tế tại các bệnh viện công thuộc thành phố Hà
Nội, qua đó thấy được những tồn tại, hạn chế tìm ra những nguyên nhân để từ
đó có những phương hướng, giải pháp để tiếp tục thực hiện có hiệu quả quy
tắc ứng xử. Đồng thời luận văn cũng hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ giúp
lãnh đạo ngành Y tế nhìn nhận một cách thấu đáo thực trạng vấn đề y đức của
cán bộ nhân viên y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh, thức tỉnh lương tâm trách
nhiệm của người thầy thuốc và đấu tranh thẳng thắn với các hiện tượng tiêu
cực. Bên cạnh đó, tác giả cũng mong muốn giúp các cơ quan, các nhà lãnh
đạo quản lý tìm ra các giải pháp có hiệu quả để góp phần uốn nắn những biểu
hiện lệch lạc để ngành Y tế thực hiện nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe
nhân dân một cách tốt nhất.
90
Thực hiện quy tắc ứng xử, nâng cao y đức trong các bệnh viện một mặt
góp phần giữ vững truyền thống đạo đức, tính nhân văn của ngành Y, góp
phần làm đẹp thêm hình ảnh và sự tôn vinh của xã hội, cộng đồng đối với cán
bộ nhân viên y tế, mặt khác góp phần nâng cao chất lượng phục vụ, bảo vệ và
chăm sóc sức khỏe cho người dân./.
91
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết 46-NQ/TW ngày 23/02/2005 về công
tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình
hình mới.
2. Bộ Y tế (1996), Quyết định số 2088/QĐ-BYT ngày 06/11/1996 ban
hành quy định về 12 điều y đức.
3. Bộ Y tế (1997), Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT ngày 19/9/1997 ban
hành Quy chế bệnh viện.
4. Bộ Y tế (2001), Quyết định số 4031/2001QĐ-BYT ngày 27/9/2011 ban
hành Qui định về chế độ giao tiếp trong các cơ sở khám chữa
bệnh.
5. Bộ Y tế (2005), Quyết định 2151/QĐ-BYT ngày 4/6/2005 về việc phê
duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện “Đổi mới phong cách, thái độ
phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh”.
6. Bộ Y tế (2008), Quyết định số 29/2008/QĐ-BYT ngày 18/8/2008 ban
hành Qui tắc ứng xử của cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự
nghiệp y tế.
7. Bộ Y tế (2013), Chỉ thị số 03/CT-BYT ngày 22/11/2013 về tăng cường
các giải pháp thực hiện tốt Qui tắc ứng xử, nâng cao đạo đức
nghề nghiệp, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
8. Bộ Y tế (2013), Chỉ thị số 09/CT-BYT ngày 22/11/2013 về tăng cường
tiếp nhận và xử lý ý kiến phản ánh của người dân về chất lượng
dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thông qua đường dây nóng.
9. Bộ Y tế (2014), Kế hoạch số 185/KH-BYT ngày 21/3/2014 về triển khai
thực hiện Thông tư quy định về Quy tắc ứng xử của công chức,
viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế.
92
10. Bộ Y tế (2014), Kế hoạch số 148/KH-BYT ngày 12/3/2014 về tổ chức
học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thực hiện
Quy chế dân chủ cơ sở, Quy tắc ứng xử ngành Y tế.
11. Bộ Y tế (2014), Thông tư số 07/2014/TT-BYT ngày 25/02/2014 ban
hành Quy định về Qui tắc ứng xử của công chức, viên chức, người
lao động làm việc tại các cơ sở y tế.
12. Nguyễn Ngọc Châu (2012) Văn hóa giao tiếp của cán bộ Y tế các bệnh
viện tuyến Trung ương trên địa bàn thành phố Hà Nội từ thực tế
Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Luận văn thạc sỹ Quản lý Hành
chính công, Học viện Hành chính quốc gia, Hà Nội.
13. Đinh Thị Dung (2015), Đánh giá thực hiện Quy tắc ứng xử tại bệnh
viện tuyến Trung ương trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận văn
thạc sỹ Quản lý công, Học viện Hành chính quốc gia, Hà Nội.
14. Quang Đạm (1994), Nho giáo: Xưa và nay, NXB Văn hóa, Hà Nội.
15. Trần Thị Thúy Hà (2012), Vấn đề Văn hóa ứng xử công sở ở Việt Nam
hiện nay, Luận văn thạc sỹ Triết học, Đại học Quốc gia Hà Nội.
16. Trần Hoàng, Trần Việt Hoa (2011), Kỹ năng thực hành văn hóa công
sở, lễ tân và nghi thức nhà nước ở cơ quan - Nxb văn hóa - Thông
tin, Hà Nội.
17. Hoàng Thị Tân Hường (2015), Văn hóa giao tiếp của viên chức trong
Bệnh viện công- Từ thực tiễn Bệnh viện Bộ Xây dựng, Luận văn
thạc sỹ Quản lý công, Học viện Hành chính quốc gia, Hà Nội
18. Bửu Kế (1999), Từ điển Hán Việt , Nhà xuất bản Thuận Hóa.
19. Đỗ Thị Ngọc Lan (2013), Bộ Quy tắc ứng xử cho công chức cấp
phường - Kinh nghiệm từ thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Chính
trị - Hành chính Quốc gia,thành phố Hồ Chí Minh.
93
20. Nguyễn Thu Linh (2005), Văn hóa tổ chức - Lý thuyết, thực trạng và
giải pháp phát triển văn hóa tổ chức ở Việt Nam, Nxb Văn hóa -
Thông tin, Hà Nội.
21. Hồ Chí Minh (1955), Thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi ngành Y tế
ngày 27/2/1955.
22. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.
23. Nguyễn Chí Mỳ (1999), Sự biến đổi của thang giá trị đạo đức trong
nền kinh tế thị trường với việc xây dựng đạo đức mới cho cán bộ
quản lý ở nước ta, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
24. Hoàng Phê (1994), Từ điển Tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học.
25. Đỗ Nguyên Phương (1997), Phát triển sự nghiệp Y tế ở nước ta trong
giai đoạn hiện nay, Nxb. Y học, Hà Nội.
26. Đỗ Nguyên Phương (1999), Y tế Việt Nam trong quá trình đổi mới,
Nxb Y học Hà Nội
27. Quốc hội (1989), Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân, Hà Nội.
28. Quốc hội (2009), Luật Khám chữa bệnh, Hà Nội.
29. Quốc hội (2005), Luật phòng, chống tham nhũng, Hà Nội.
30. Quốc hội (2012), Luật Viên chức, Hà Nội.
31. Lưu Kiếm Thanh (2010),Tập bài giảng Văn hóa công sở - Học viện
hành chính Quốc gia, Hà Nội.
32. Nguyễn Văn Thâm (2004), Tổ chức và điều hành hoạt động của các
công sở, NXb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
33. Trần Ngọc Thêm (2011), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
34. Thủ tướng Chính phủ (2007),Quyết định số 129/QĐ-TTg ngày
02/8/2007 ban hành quy chế văn hóa công sở.
94
35. Thủ tưởng Chính phủ (2001), Quyết định số 35/2001/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức
khỏe nhân dân giai đoạn 2001-2010.
36. Sở Y tế Hà Nội (2014), Kế hoạch số 1569/KH-SYT hướng dẫn thực
hiện Thông tư 07/2014/TT-BYT ngày 25/02/2014 của Bộ Y tế.
37. Sở Y tế Hà Nội (2016), Thông tin Y Dược Hà Nội số 1.
38. Unesco (2001), Tuyên ngôn Thế giới về đa dạng văn hóa.
39. www.tri thucvaphattrien.vn ( 26/2/2016),“Bàn về y đức của thầy thuốc
trong nền kinh tế thị trường”, Phạm Mạnh Hùng, Hà Nội .
40. www.tapchicongsan.org.vn (31/10/2011). “Nâng cao y đức, đấu tranh
đẩy lùi tiêu cực trong hoạt động khám chữa bệnh”, Trần Văn
Thụy, Hà Nội.
41. www.ussh.vnu.edu.vn (2/4/2014), “Khái luận về văn hóa”, Trần Ngọc
Thêm, Tp. Hồ Chí Minh.
42. www.vanhoahoc.vn (01/3/2008), “ Nhận diện văn hóa”, Trần Ngọc
Thêm, Tp. Hồ Chí Minh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_danh_gia_thuc_hien_quy_tac_ung_xu_tai_benh.pdf