Tóm tắt Luận văn Đánh giá viên chức tại các bệnh viện công lập tuyến quận/huyện, thành phố Hồ Chí Minh

Ngành y tế với nhiệm vụ to lớn và vẻ vang là chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, góp phần quan trọng vào việc phát triển chất lượng nguồn nhân lực và phát triển nền y học của nước nhà. Trong những năm qua, đội ngũ viên chức trong các bệnh viện công lập tuyến quận/huyện thành phố Hồ Chí Minh đã khắc phục nhiều khó khăn, hạn chế, luôn nỗ lực phấn đấu để hoàn thành nhiệm vụ được giao và đã đạt được nhiều thành quả đáng trân trọng. Song trước những yêu cầu ngày càng cao của xã hội và thời đại, đòi hỏi đội ngũ viên chức này phải luôn không ngừng nâng cao trình độ, kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp. Chính vì vậy, đánh giá viên chức ngành y tế là khâu tiền đề, là hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ viện chức ngành y tế, cũng là một nhiệm vụ quan trọng, đóng góp cho sự thành công của công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở những đề lý luận về đánh giá viên chức ngành y tế được trình bày ở chương 1; phân tích đánh giá thực trạng đánh giá viên24 chức tại các bệnh viện công lập tuyến quận/huyện thành phố Hồ Chí Minh ở chương 2; luận văn đã đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá viên chức tại các bệnh viện công lập tuyến quận/huyện thành phố Hồ Chí Minh; bao gồm: - Xây dựng “Văn hóa đánh giá” trong đội ngũ viên chức ngành y tế; - Thay đổi nhận thức của viên chức ngành y tế về đánh giá; - Xây dựng bản mô tả công việc và tiến hành đánh giá theo vị trí việc làm; - Xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá viên chức ngành y tế; - Hoàn thiện phương pháp đánh giá viên chức ngành y tế; - Hoàn thiện các quy định pháp luật về đánh giá viên chức ngành y tế; - Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện nhiệm vụ và công tác đánh giá viên chức ngành y tế. Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng trong việc hoàn thành luận văn, song do năng lực bản thân còn hạn chế cũng như thời gian nghiên cứu có hạn nên luận văn không tránh khỏi những hạn chế nhất định, kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giúp học viên hoàn thiện luận văn này.

pdf24 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 882 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Đánh giá viên chức tại các bệnh viện công lập tuyến quận/huyện, thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công tác đánh giá viên chức được xem là khâu quan trọng trong quản lý nguồn nhân lực trong các đơn vị sự nghiệp công lập; là căn cứ để quản lý, sử dụngvà thực hiện chế độ chính sách khác đối với viên chức. Thông qua đánh giá viên chức làm rõ ưu khuyết điểm, mặt mạnh yếu về tư tưởng, phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao của mỗi viên chức. Trong những năm qua, công tác đánh giá viên chức đã có nhiều chuyển biến tích cực, ngày một phản ánh đầy đủ hơn về chất lượng viên chức, nhưng bên cạnh đó công tác đánh giá viên chức vẫn chưa theo kịp xu hướng cải cách. Đối với ngành y tế, một ngành đặc thù gắn bó với người dân, có trách nhiệm chăm sóc sức khỏe nhân dân, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người dân, việc đánh giá trở nên rất cần thiết, giúp xác định người có năng lực, tâm huyết với nghề và nhắc nhở, có biện pháp xử lý đối với những người năng lực còn yếu, chưa thể hiện hết trách nhiệm, lương tâm, nhằm đảm bảo chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng tốt hơn. Vì vậy, việc đánh giá không đúng thực chất gây ra sự không công bằng, làm ảnh hưởng tâm lý, không còn muốn phấn đấu đối với những người có tâm huyết, yêu nghề,... Công tác đánh giá viên chức ngành y tế chưa thực chất, còn hình thức dẫn đến làm mất động lực phấn đấu, mất niềm tin ở đội ngũ viên chức ngành y tế dẫn đến sự tận tâm, lương y như từ mẫu trở nên hiếm hoi trong đội ngũ viên chức ngành y tế. Hướng đến việc hoàn thiện công tác đánh giá viên chức ngành y tế, học viên chọn đề tài “Đánh giá viên chức tại các bệnh viện công lập tuyến quận/huyện, thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài luận văn của 2 mình, góp phần giải quyết các vấn đề nêu trên nhằm nâng cao chất lượng phục vụ của đội ngũ viên chức ngành y tế. 2. Tình hình nghiên cứu Đánh giá viên chức là nội dung đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý nguồn nhân lực tại các đơn vị sự nghiệp công lập; theo đó vấn đề này thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà quản lý, nhà khoa học và được thể hiện trong nhiều công trình nghiên cứu, sách, tạp chí,... Có thể nêu các công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan vấn đề này: - PGS – TS. Trần Đình Hoan (2009): “Đánh giá, quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý thời công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. - Micheal Sherman, Đại học Ohio (2000): “Đánh giá nhân viên”. - Trần Anh Tuấn, Tạp chí Tổ chức nhà nước số 11/2007: “Về đánh giá trong quản lý đội ngũ công chức”. - Nguyễn Thị Ngọc Hân, Phát triển nguồn nhân lực, số 4 (30)- 2012: “Một số ý kiến về thực hiện các nguyên tắc đánh giá công chức, viên chức”. - Nguyễn Duy Sơn (2009): “Một số giải pháp nâng cao chất lượng đánh giá cán bộ công chức các ban quản lý khu công nghệ cao (từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh)”. - Nguyễn Thị Cúc (2010): “Hoàn thiện công tác đánh giá công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước ở tỉnh Quảng Nam”. - Phạm Thị Tuyết Minh (2011): “Đánh giá thực thi công vụ của cán bộ chuyên trách cấp xã tại tỉnh Vĩnh Long”. - Tân Thị Thúy Hạnh (2013): “Hoàn thiện công tác đánh giá công chức hành chính cấp huyện - từ thực tiễn tại quận 4, TP.HCM”. Nhìn chung, nhiều công trình nghiên cứu đã có những đóng góp nhất định về lý luận cũng như thực tiễn đánh giá công chức, viên chức cho nhiều địa phương,...Tuy nhiên cho đến nay, chưa có công trình 3 nghiên cứu nào nghiên cứu môṭ cách toàn diêṇ, có hê ̣thống về đánh giá viên chức ngành y tế tại các bệnh viện công lập tuyến quận/huyện, thành phố Hồ Chí Minh. Đó chính là lý do để học viên chọn đề tài“Đánh giá viên chức tại các bệnh viện công lập tuyến quận/huyện, thành phố Hồ Chí Minh” để tiến hành nghiên cứu. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1.Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về đánh giá viên chức ngành y tế; phân tích thực trạng đánh giá viên chức tại các bệnh viện công lập tuyến quận/huyện, thành phố Hồ Chí Minh; từ đó đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đánh giá viên chức tại các bệnh viện công lập tuyến quận/huyện, thành phố Hồ Chí Minh. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Luận văn tập trung vào một số nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về đánh giá viên chức ngành y tế - Phân tích thực trạng đánh giá viên chức tại các bệnh viện công lập tuyến quận/huyện, thành phố Hồ Chí Minh; - Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đánh giá viên chức tại các bệnh viện công lập tuyến quận/huyện, thành phố Hồ Chí Minh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đánh giá viên chức tại các bệnh viện công lập tuyến quận/huyện, thành phố Hồ Chí Minh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Đánh giá viên chức tại các bệnh viện công lập tuyến quận/huyện, thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2014 đến nay. 4 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng lý luận phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; các văn bản pháp luật về công tác đánh giá viên chức ngành y tế. Phương pháp nghiên cứu:Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau: Phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp điều tra, khảo sát,... Trong quá trình nghiên cứu, luâṇ văn còn tham khảo, kế thừa các công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước có liên quan về đánh giá viên chức. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận: Góp phần làm rõ lý luận về yêu cầu, tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá viên chức ngành y tế. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu góp phần hoàn thiện công tác đánh giá viên chức ngành y tế nói chung, viên chức tại các bệnh viện công lập tuyến quận/huyện, thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, nhằm nâng cao chất lượng phục vụ của đội ngũ viên chức ngành y tế đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luâṇ, danh mục tài liêụ tham khảo và phu ̣ luc̣, luâṇ văn đươc̣ chia làm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về đánh giá viên chức ngành y tế. Chương 2: Thực trạng đánh giá viên chức tại các bệnh viện công lập tuyến quận/huyện, thành phố Hồ Chí Minh. Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đánh giá viên chức tại các bệnh viện công lập tuyến quận/huyện, thành phố Hồ Chí Minh. 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ 1.1. Các khái niệm liên quan đến đánh giá viên chức 1.1.1. Khái niệm viên chức Từ khi Luật Viên chức ra đời năm 2010 thì viên chức được định nghĩa rõ ràng hơn và có các văn bản hướng dẫn cụ thể. Luật Viên chức định nghĩa: “Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”[29, tr.1]. Căn cứ vào quy định này, những đặc điểm cơ bản của viên chức đó là: - Mang quốc tịch Việt Nam. - Được ký kết hợp đồng làm việc theo vị trí việc làm tại đơn vị sự nghiệp công lập. - Hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Theo vị trí việc làm, viên chức được phân loại như sau: - Viên chức quản lý. - Viên chức chỉ thực hiện chuyên môn nghiệp vụ theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập. 1.1.2. Khái niệm viên chức ngành y tế Viên chức ngành y tế hiện nay bao gồm những người làm công tác chuyên môn nghiệp vụ và làm công tác quản lý trong các bệnh viện chuyên khoa, đa khoa, bệnh viện tuyến quận, huyện, phường xã, thị trấn và cả những người làm công tác y tế dự phòng, công tác dân số và kế hoac̣h hóa gia đình, bao gồm: bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, những người làm công tác quản lý, nhân viên khác trong ngành y tế 6 Từ đây, có thể hiểu: “Viên chức trong bệnh viện công tuyến quận/huyện là những người được tuyển dụng theo vị trí việc làm, từng hạng chức danh nghề nghiệp hoặc giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong bệnh viện công lập tuyến quận/huyện; được tuyển dụng bằng hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển và làm việc theo chế độ hợp đồng lao động; hưởng lương từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật; có hoạt động chính nhằm mục đích bảo vệ và chăm sóc sức khỏe người dân trên địa bàn quận/huyện”. 1.1.3. Khái niệm đánh giá viên chức ngành y tế - Khái niệm đánh giá Đánh giá theo cách hiểu thông thường là việc chủ thể xác định giá trị hoặc tình trạng của đối tượng đánh giá (người, vật, sự việc, hiện tượng,...). Có nhiều phương tiện đánh giá khác nhau: đánh giá về quy mô, kích thước là lớn hay nhỏ; đánh giá về ý nghĩa, vai trò là quan trọng hay không quan trọng; đánh giá về tương quan đối với việc sử dụng là phù hợp hay không phù hợp... - Khái niệm đánh giá viên chức Đánh giá viên chức là sự so sánh giữa năng lực và hiệu quả việc làm của viên chức với các tiêu chí, tiêu chuẩn chức danh viên chức nhằm xác định mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ để đưa ra các chính sách nhân sự phù hợp. - Khái niệm đánh giá viên chức ngành y tế Đánh giá viên chức ngành y tế là biện pháp quản lý viên chức thông qua việc kiểm định các chỉ số nói lên chất lượng công việc, sự cống hiến của viên chức ngành y tế. 1.2. Đánh giá viên chức ngành y tế 1.2.1. Các văn bản quy định về đánh giá viên chức ngành y tế Hiện nay, công tác đánh giá viên chức y tế được thực hiện theo các quy định cuả Đảng, Nhà nước và ngành như sau: 7 - Quyết định số 286/QĐ-TW ngày 8/2/2010 của Bộ Chính trị về ban hành Quy chế đánh giá cán bộ, công chức; Hướng dẫn số 04- HD/BTCTU ngày 28/11/2016 của Ban Tổ chức Thành ủy về hướng dẫn kiểm điểm tập thể, cá nhân và đánh giá, phân loại chất lượng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên và cán bộ, công chức, viên chức năm 2016. - Luật Viên chức năm 2010; Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức; Công văn số 7283/UBND-VX ngày 14/12/2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố về hướng dẫn một số nội dung đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức, người đại diện và người quản lý doanh nghiệp năm 2016. 1.2.2. Nội dung đánh giá viên chức ngành y tế Căn cứ vào quy định tại Điều 40 và khoản 1 Điều 41 của Luật Viên chức, việc đánh giá viên chức y tế tại các bệnh viện công lập tuyến quận/huyện được thực hiện theo nội dung sau đây: - Kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết: - Việc thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp - Tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức - Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của viên chức Đối với viên chức quản lý, ngoài các nội dung nêu trên, việc đánh giá còn được thực hiện theo các nội dung sau đây (khoản 2 Điều 41 của Luật Viên chức) - Năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ; - Kết quả hoạt động của đơn vị được giao quản lý, phụ trách. 1.2.3. Các nguyên tắc đánh giá viên chức ngành y tế 8 Trong đánh giá viên chức ngành y tế cần đảm bảo tuân thủ những nguyên tắc cơ bản sau: 1) Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và nguyên tắc tập trung dân chủ 2) Nguyên tắc khách quan, khoa học, toàn diện, lịch sử và phát triển 3) Nguyên tắc công khai, minh bạch 4) Nguyên tắc phù hợp 1.2.4. Quy trình đánh giá viên chức ngành y tế Quy trình đánh giá viên chức ngành y tế được thực hiện nhiều bước, nhiều khâu, bao gồm những bước như: 1) Xác định mục đích của việc đánh giá 2) Xác định đối tượng đánh giá 3) Xác định tiêu chuẩn đánh giá viên chức ngành y tế 4) Thông báo cho viên chức ngành y tế về nội dung, phạm vi đánh giá 5) Sử dụng kết quả đánh giá viên chức ngành y tế 1.2.5. Phương pháp đánh giá viên chức ngành y tế Hiện nay, các nước khác nhau trên thế giới thường thực hiện việc đánh giá nhân viên thông qua 4 phương pháp, đó là phương pháp đánh giá theo tiêu chuẩn và cho điểm, phương pháp đánh giá theo giao kết hợp đồng, phương pháp đánh giá theo nhận xét và phương pháp đánh giá thông qua việc gặp gỡ trao đổi hàng năm (còn gọi là phương pháp phỏng vấn đánh giá). 1.2.6. Những yếu tố ảnh hưởng đánh giá viên chức ngành y tế Đánh giá con người là việc rất khó, đòi hỏi phải có sự công tâm của người đánh giá và sự nghiêm túc của người bị đánh giá. Đánh giá thường mang ý kiến chủ quan của người đánh giá, để công tác đánh giá 9 đạt kết quả tốt thì người đánh giá cần chú ý tránh một số lỗi thường gặp do đặc thù của hoạt động đánh giá nguồn nhân lực như sau: Thứ nhất, hiệu ứng hào quang (halo effect) Thứ hai, hiệu ứng thiên kiến (horns effect) Thứ ba, lỗi quá dễ dãi hoặc quá khắt khe Thứ tư, những hạn chế do xu hướng bình quân Thứ năm, lỗi thiên vị Thứ sáu, ảnh hưởng của sự kiện gần nhất. 1.3. Kinh nghiệm đánh giá viên chức ngành y tế tại một số địa phương Trong thời gian qua, để đáp ứng nhu cầu phát triển ngành y tế, một số địa phương đã có những quy định nhằm nâng cao hiệu quả công tác đánh giá viên chức ngành y tế. Đây là bước khởi đầu để từng bước cải thiện chất lượng đội ngũ viên chức ngành y tế cho phù hợp với yêu cầu khám, chữa bệnh bức thiết hiện nay của người dân. 1.3.1. Kinh nghiệm đánh giá viên chức ngành y tế Thành phố Cần Thơ Hiện nay phương pháp đánh giá viên chức ngành y tế tại Thành phố Cần thơ là phương pháp tự đánh giá, theo đó, viên chức tự đánh giá qua thời gian công tác, làm việc thông qua phiếu đánh giá và được tập thể cơ quan nơi viên chức làm việc góp ý, sau đó lãnh đạo căn cứ vào phiếu đánh giá của viên chức, ý kiến của tập thể và thông qua kết quả đánh giá. 1.3.2. Kinh nghiệm đánh giá viên chức ngành y tế tại Đà Nẵng Hiện nay, tại Đà Nẵng công tác đánh giá viên ngành y tế chủ yếu áp dụng phương pháp đánh giá theo kết quả công việc. Viên chức ngành y tế tự đánh giá kết quả công việc mình đã làm bằng cách cho điểm từng tiêu chí theo các biểu mẫu. Tập thể cơ quan tham gia đóng góp ý kiến và thủ trưởng trực tiếp nhận xét tại cuộc họp. Cuối cùng là người đứng đầu 10 cơ quan, sử dụng công chức kết luận và phân loại công chức qua cuộc họp kiểm điểm công tác hàng năm. Tiểu kết chương 1 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC TẠI CÁC BỆNH VIỆN CÔNG LẬP TUYẾN QUẬN/HUYỆN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Thực trạng đội ngũ viên chức tại các bệnh viện công lập tuyến quận/huyện, thành phố Hồ Chí Minh 2.1.1. Tổng quan về ngành y tế thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm y tế lớn nhất của cả nước với số lượng cơ sở y tế được trang bị ngày càng hiện đại cũng như đội ngũ viên chức y tế có trình độ cao và đa dạng nhiều nhất nước. Hiện nay, toàn thành phố có 106 bệnh viện với 31 bệnh viện đa khoa, đa khoa khu vực, chuyên khoa; 39 bệnh viện tư nhân; 23 bệnh viện quận huyện; 13 bệnh viện thuộc bộ ngành; 12 trung tâm thuộc hệ dự phòng, 24 trung tâm y tế dự phòng quận/huyện và 318 trạm y tế phường/xã. Thế nhưng mạng lưới bệnh viện chưa được phân bố hợp lý, chủ yếu tập chung ở nội thành. Chỉ riêng Quận 5 có tới gần 20 bệnh viện, chiếm 37% số giường bệnh toàn thành phố. Hệ thống y tế cộng đồng tương đối hoàn chỉnh, tất cả các xã, phường đều có trạm y tế. Cùng với sự phát triển của ngành y tế Thành phố, hệ thống y tế tư nhân đã đạt nhiều kết quả tích cực trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. 11 Nguồn: Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh Sơ đồ 2.1: Tổ chức ngành y tế TP. Hồ Chí Minh Ghi nhận số lượng bệnh nhân nước ngoài đến khám chữa bệnh trong năm 2015: 96.458 lượt (85% ở các Bệnh viện tư nhân). Văn phòng Sở Phòng Kế Hoạch Tổng Hợp Phòng Tài Chính Kế Toán Phòng Tổ chức Cán bộ ThanhTra Phòng Nghiệp Vụ Y Phòng Quản Lý Dược Phòng Quản Lý Dịch Vụ Y Tế Phòng QL Y Dược Học Cổ Truyền BỆNH VIỆN THÀNH PHỐ Bệnh viện đa khoa : 1. BV An Bình 2. BV Cấp cứu Trưng Vương 3. BV Nhân Dân Gia Định 4. BV Nhân Dân 115 5. BV Nguyễn Trãi 6. BV Nguyễn Tri Phương 7. BVĐK Sài Gòn 8. BVĐK Khu vực Thủ Đức 9. BVĐK Khu vực Củ Chi 10.BVĐK Khu vực Hóc Môn Bệnh viện chuyên khoa : 1. BV Bệnh Nhiệt đới 2. BV Bình Dân 3. BV Chấn Thương Chỉnh Hình 4. BV Da Liễu 5. BV Điều Dưỡng - PHCN và Điều trị bệnh nghề nghiệp 6. BV Hùng Vương 7. BV Mắt 8. BV Nhi Đồng I 9. BV Nhi Đồng 2 10.BV Phạm Ngọc Thạch 11.BV Răng HàmMặt 12.BV Tai Mũi Họng 13.BV Tâm Thần 14.BV Truyền Máu Huyết Học 15.BV Từ Dũ 16.BV Ung Bướu 17.BV Y Học Cổ Truyền 18.Viện Tim 19.Viện Y Dược Học Dân tộc KHỐI DỰ PHÒNG 1. TT. Y tế Dự phòng Thành phố 2. TT. Kiểm dịch Y tế Quốc tế 3. TT. Bảo Vệ SK LĐ và Môi trường 4. TT. Chăm sóc Sức khỏe Sinh sản 5. TT. Dinh dưỡng 6. TT. KN Thuốc, MP và TP 7. TT. Truyền thông - GDSK 8. TT Pháp Y 9. TT Giám Định Pháp Y Tâm Thần 10.TT Giám Định Y Khoa 11.TT Xét Nghiệm Y Khoa 12.TT Kiểm Chuẩn Xét Nghiệm CÁC CHI CỤC 1. Chi cục Dân Số - Kế Hoạch Hóa- GĐ 2. Chi cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm 23 BỆNH VIỆN QUẬN HUYỆN Nội thành Ngoại thành - Quận 1 - Bình Tân - Quận 2 - Bình Thạnh - Quận 3 - Gò Vấp - Quận 4 - Phú Nhuận - Quận 5 - Tân Bình - Quận 6 - Tân Phú - Quận 7 - Thủ Đức - Quận 8 - Quận 9 - Quận 10 - Quận 11 - Quận 12 - Bình Chánh - Cần Giờ - Củ Chi - Nhà Bè 24 TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG QUẬN HUYỆN Nội thành Ngoại thành (19) ( 5 ) - Quận 1 - Bình Tân - Quận 2 - Bình Thạnh - Quận 3 - Gò Vấp - Quận 4 - Phú Nhuận - Quận 5 - Tân Bình - Quận 6 - Tân Phú - Quận 7 - Thủ Đức - Quận 8 - Quận 9 - Quận 10 - Quận 11 - Quận 12 - Bình Chánh - Cần Giờ - Củ Chi - Hóc Môn - Nhà Bè DOANH NGHIỆP 1.Cty Trang Thiết Bị Kỹ Thuật Y Tế ( MTS ) SỞ Y TẾ TP. HỒ CHÍ MINH 322 TRẠM Y TẾ PHƯỜNG XÃ 12 Biểu đồ 2.1: Thống kê số lượt khám chữa bệnh của ngành y tế TP.Hồ Chí Minh từ năm 2010 - 2015 Nguồn: Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh Biểu đồ 2.2: Thống kê số lượt điều trị nội trú từ năm 2010 – 2015 Nguồn: Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh Trong 6 tháng đầu năm 2016, số lượt khám chữa bệnnh trên địa bàn thành phố là 17 triệu lượt so với cùng kỳ tăng 13,3%. Số bệnh nhân điều trị nội trú 800 ngàn lượt so với cùng kỳ tăng 14,3%. Số bệnh nhân điều trị ngoại trú là 2.318, 2 ngàn lượt so với cùng kỳ tăng 11,7 % [6, tr20]. 24262490 26803212 27822622 28493626 29695847 34028860 0 5000000 10000000 15000000 20000000 25000000 30000000 35000000 40000000 2010 2011 2012 2013 2014 2015 1394990 1467214 1523464 1528807 1610813 1706515 0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 1400000 1600000 1800000 Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 13 2.1.2. Đội ngũ viên chức tại các bệnh viện công lập tuyến quận/huyện, thành phố Hồ Chí Minh Bảng 2.1: Số lượng viên chức ngành y tế theo tuyến năm 2015 STT Phân loại Số lượng viên chức Tỷ lệ 1 Tuyến thành phố 27.280 62% 2 Tuyến quận/huyện 10.120 23% 3 Ngoài công lập 6.600 15% Tổng cộng 44.000 100% Nguồn: Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh Có thể thấy viên chức trong bệnh viện công tuyến quận/huyện chiếm 1/3 viên chức làm việc tại các bệnh viện công lập thành phố Hồ Chí Minh, đây là một nguồn lực đáng kể và rất cần thiết, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của ngành y tế trong giai đoạn khan hiếm nguồn lực như hiện nay. Biểu đồ 2.3: Thống kê số bác sĩ trên 1 vạn dân Nguồn: Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh 2010 2011 2012 2013 2014 2015 12,2 13,3 13,3 14 14,5 15 14 Bảng 2.2: Phân loại viên chức trong bệnh viện công tuyến quận/huyện năm 2015 Phân loại Bệnh viện công Bệnh viện tư Số bác sĩ 1.897 1.100 Số điều dưỡng, y tá, nữ hộ sinh 3.942 2.062 Tỷ lệ điều dưỡng, y tá, nữ hộ sinh/1 bác sĩ 2,08 1,87 Kỹ thuật viên 1.063 733 Khác 3.218 2.705 Tổng cộng 10.120 6.600 Nguồn: Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh So sánh tỷ lệ y tá, điều dưỡng, hộ sinh trên một bác sĩ, có thể thấy tỷ lệ này ở bệnh viện tư thấp hơn so với bệnh viện công (1,87/2,08). Tỷ lệ y tá, điều dưỡng, hộ sinh trên một bác sĩ càng cao, điều đó có nghĩa là bệnh nhân được chăm sóc tốt hơn, toàn diện hơn. Về trình độ chuyên môn, trình dộ chuyên môn của viên chức bệnh viện công tuyến quận/huyện (năm 2015) có: bệnh viện công tuyến thành phố có ưu thế hơn hẳn các bệnh viện tuyến quận huyện và bệnh viện tư về đội ngũ viên chức có trình độ đại học và sau đại học. Tuy nhiên, số này vẫn còn thấp chỉ chiếm tỷ lệ hơn 27% trên tổng số 17.374 viên chức. Biểu đồ 2.4: Cơ cấu trình độ chuyên môn của viên chức bệnh viện công tuyến quận/huyện năm 2015 Sau đại học 17% Đại học 24% Cao đẳng 3% Trung cấp 28% Sơ cấp 4% Khác 24% Sau đại học Đại học Cao đẳng Trung cấp Sơ cấp Khác Nguồn: Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh 15 Hiện nay, đội ngũ y bác sĩ tại bệnh viện quận/huyện luôn được quan tâm nâng cao chất lượng chuyên môn qua các lớp tập huấn, đào tạo chuyển giao kỹ thuật từ các bệnh viện tuyến thành phố. Đồng thời, các bác sĩ vừa tốt nghiệp được đào tạo chuyên khoa hai năm ở các bệnh viện trung tâm và phân công về bệnh viện tuyến quận/huyện để bổ sung nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn phù hợp tuyến y tế cơ sở. 2.2. Công tác đánh giá viên chức tại các bệnh viện công lập tuyến quận/huyện, thành phố Hồ Chí Minh 2.2.1. Tình hình triển khai thực hiện công tác đánh giá viên chức ngành y tế Công tác đánh giá viên chức tại các bệnh viện công lập tuyến quận/huyện được thực hiện đúng quy điṇh, theo văn bản hướng của cơ quan cấp trên. Sở Nội vụ có kế hoac̣h triển khai, Ủy ban nhân dân quận/huyện hướng dẫn đôn đốc thực hiện (thông qua Phòng Nội vụ), sau đó bệnh viện tuyến quận/huyện triển khai thực hiện đánh giá viên chức theo đúng quy trình, theo đúng các văn bản hướng dẫn. 2.2.2. Nội dung đánh giá viên chức tại các bệnh viện công lập tuyến quận/huyện Căn cứ Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ các bệnh viện công lập thực hiện đánh giá theo các nội dung sau: - Kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết được thể hiện ở khối lượng, chất lượng, hiệu quả, tiến độ thực hiện công việc - Việc thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp - Tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và việc thực hiện nội quy, quy tắc ứng xử của viên chức. - Tinh thần học tập nâng cao trình độ. 16 2.2.3. Quy trình đánh giá viên chức tại các bệnh viện công lập tuyến quận/huyện 2.2.3.1. Đánh giá định kỳ hàng năm Việc đánh giá viên chức sau một năm công tác được tiến hành vào thời gian cuối năm theo trình tự sau: 1. Đối với người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị a) Viên chức làm báo cáo tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao theo Mục I Mẫu số 03. b) Viên chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp của cơ quan, đơn vị để mọi người tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến. c) Cấp ủy đảng cùng cấp có ý kiến bằng văn bản về viên chức được đánh giá, phân loại. d) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp tham khảo các ý kiến và quyết định đánh giá, phân loại đối với cấp phó của mình. đ) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị thông báo kết quả đánh giá, phân loại cho viên chức theo quy định. 2. Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý a) Viên chức làm báo cáo tự đánh giá kết quả công tác b) Viên chức trình bày báo cáo tự đánh giá tại cuộc họp của cơ quan, đơn vị để mọi người đóng góp ý kiến. c) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị hoặc người được giao thẩm quyền đánh giá viên chức. 2.2.3.2. Đánh giá viên chức trước khi bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, bổ nhiệm lại, quy hoạch, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật. a) Đánh giá viên chức trước khi bổ nhiệm lại b) Đánh giá viên chức trước khi quy hoạch 17 c) Đánh giá viên chức trước khi điều động, luân chuyển d) Đánh giá viên chức trước khi khen thưởng, kỷ luật 2.2.4. Phương pháp đánh giá viên chức tại các bệnh viện công lập tuyến quận/huyện Hiện nay, hai phương pháp đánh giá phổ biến được áp dụng trong các bệnh viện công lập tuyến quận/huyện là: phương pháp đánh giá theo tiêu chuẩn và cho điểm và các phương pháp đánh giá theo nhận xét. 2.2.5. Kết quả đánh giá viên chức trong các bệnh viện công lập tuyến quận/huyện tại thành phố Hồ Chí Minh 1) Đánh giá viên chức định kỳ hàng năm Đánh giá viên chức trong các bệnh viện công lập tuyến quận/huyện cho kết quả rất phấn khởi với tỷ lệ viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ đạt trên 90%. Kết quả đánh giá viên chức hàng năm tại một số bệnh viện công tuyến quận/huyện trong năm 2014, 2015 như sau: Bảng 2.3: Kết quả đánh giá viên chức tại một số bệnh viện công tuyến quận/huyện năm 2014, 2015 Năm Tỷ lệ % xếp loại Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Hoàn thành tốt nhiệm vụ Hoàn thành nhiệm vụ Không hoàn thành nhiệm vụ 2014 14,62 % 77,17 % 7,94 % 0,27 % 2015 12,33 % 61,74 % 25,22 % 0,71 % Nguồn: Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh Qua khảo sát về đánh giá viên chức trong một số bệnh viện công lập tuyến quận/huyện tại thành phố Hồ Chí Minh, có thể nhận thấy: - Đa số các bệnh viện chưa có bản mô tả phân tích công việc. Bản phân công nhiệm nếu có thì cũng rất sơ sài, chủ yếu “sao chép” từ các quy định của pháp luật chứ chưa căn cứ vào hoạt động đặc thù của khoa, phòng. 18 - Việc phân công nhiệm vụ cho viên chức trong các bệnh viện không được chú trọng, chủ yếu nói miệng; số khác được phân công nhiệm vụ bằng văn bản nhưng lại không cụ thể (theo 80% viên chức được hỏi). - Các viên chức trong các bệnh viện đều cho rằng công tác đánh giá viên chức được cho là cần thiết (100%) và cần tiến hành thường xuyên, hàng tháng thông qua việc họp bình bầu thi đua của khoa, phòng. - Đa số viên chức được khảo sát cho rằng công tác đánh giá viên chức hàng năm là cần thiết, nhưng chẳng để làm gì. Còn quá nặng tính hình thức và tổn kém (97%). - Các bệnh viện đã chủ động quan tâm đến sự góp ý của người bệnh. Hoạt động của các đường dây nóng, hộp thư góp ý tỏ ra hiệu quả trong đánh giá viên chức. 2) Đánh giá viên chức trước khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, quy hoạch, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật 2.3. Nhận xét về công tác đánh giá viên chức tại các bệnh viện công lập tuyến quận/huyện, thành phố Hồ Chí Minh 2.3.1. Ưu điểm Việc đánh giá viên chức tại các bệnh viện công lập tuyến quận/huyện được thực hiện theo các tiêu chí và nội dung quy định gắn với phẩm chất, năng lực, đạo đức và mức độ hoàn thành nhiệm vụ. Trọng tâm của công tác đánh giá viên chức đã chuyển dần sang đánh giá thường xuyên, hàng tháng chú trọng tính chất cá biệt hóa, cụ thể hóa đối với từng chức danh, nhiệm vụ của viên chức. Bên cạnh đó, các bệnh viện tổ chức họp đánh giá xếp loại viên chức một cách công khai, dân chủ thông qua việc tổ chức bỏ phiếu kín để bình xét, xếp loại viên chức trong bệnh viện. Điều này đảm bảo nguyên tắc công khai trong đánh giá viên chức theo pháp luật hiện hành. 19 2.3.2. Nhược điểm - Về nội dung đánh giá: Nội dung đánh giá viên chức vẫn còn quy định chung chung, dàn trải, chưa thật sự chú trọng đến các yếu tố đặc thù trong hoạt động nghề nghiệp của viên chức y tế như kết quả, tiến độ, số lượng và chất lượng hoàn thành công việc của viên chức y tế. - Về phương pháp đánh giá Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan và người quản lý trực tiếp chưa được xác định và quy định rõ trong đánh giá viên chức. Trưởng khoa, phòng là người trực tiếp phân công, bố trí, giao nhiệm vụ và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ nhưng không được trao quyền trong đánh giá viên chức. - Về tiêu chuẩn đánh giá viên chức Về tiêu chuẩn đánh giá viên chức hiện nay chưa cụ thể, chưa có tính định lượng nên việc đánh giá nhiều khi còn chung chung, cảm tính, chưa có sự phân biệt trong đánh giá viên chức và đánh giá viên chức lãnh đạo, quản lý. 2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế 2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan Thứ nhất, hệ thống các văn bản pháp luật về công tác quản lý, đánh giá viên chức và người lao động còn thiếu, chưa thống nhất, chưa đồng bộ. Thứ hai, cấp trên chưa có văn bản chỉ đạo thật cụ thể để hướng dẫn viên chức tự nhận xét, đánh giá theo từng tiêu chí một cách chi tiết rõ ràng. Thứ ba, trong tình hình hiện nay việc sử dụng Quy chế đánh giá viên chức hằng năm không còn phù hợp, không tạo động lực để viên chức làm việc. 20 - Thứ tư, tính phức tap̣ của công viêc̣ và khối lươṇg công viêc̣ nhiều dẫn đến viêc̣ cá nhân và tổ chức không sắp xếp thời gian để thưc̣ hiêṇ tư ̣đánh giá hay hop̣ Hôị đồng đánh giá vào cuối tháng. 2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan Thứ nhất, một số lãnh đạo các bệnh viện công tuyến quận/huyện chưa nhìn nhận ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác đánh giá viên chức và chưa nắm vững được nội dung, nguyên tắc, Thứ hai, công tác đánh giá viên chức còn hạn chế, còn cả nể hình thức, qua loa trong việc đánh giá. Thư ba, công tác đánh giá viên chức tập trung vào việc thực hiện theo đúng quy định của cấp trên, còn thiếu sáng taọ, maṇh daṇ áp dụng các phương pháp đánh giá khác nhau. Thứ tư, công tác kiểm tra, thanh tra, khảo sát chưa được thực hiện triệt để và được chú trọng. Thứ năm, chất lượng bộ phận phu ̣trách công tác đánh giá tại các bệnh viện công còn hạn chế, thiếu những kỹ năng cơ bản về đánh giá. Thứ sáu, bản mô tả công việc vẫn chưa cụ thể. Tiểu kết chương 2 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC TẠI CÁC BỆNH VIỆN CÔNG LẬP TUYẾN QUẬN/HUYỆN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.1. Định hướng xây dựng và phát triển đội ngũ viên chức ngành y tế thành phố Hồ Chí Minh Ngành y là một ngành đặc biệt, bởi vì chỉ có viên chức y tế mới có quyền trực tiếp tiếp xúc lên thể xác của người bệnh mà pháp luật cho phép và đối tượng phục vụ là tính mạng của bệnh nhân. Để xây dựng và 21 phát triển đội ngũ viên chức ngành y tế nhất thiết phải nâng cao hiệu quả công tác đánh giá viên chức ngành y tế, phải đánh giá đúng trình độ, năng lực, đạo đức nghề nghiệp viên chức ngành y tế, cần xây dựng cơ chế đánh giá viên chức ngành y tế theo kết quả công việc, gắn đánh giá với cơ chế trả thu nhập và khen thưởng đối với đội ngũ viên chức. Đồng thời gắn đánh giá, sử dụng với chiến lược xây dựng và phát triển đội ngũ viên chức ngành y tế có trình độ cao về chuyên môn nghiệp vụ, có đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đánh giá viên chức tại các bệnh viện công lập tuyến quận/huyện, thành phố Hồ Chí Minh 3.2.1. Xây dưṇg “Văn hóa đánh giá” trong đôị ngũ viên chức tại các bệnh viện công lập tuyến quận/huyện Để nâng cao hiêụ quả công tác đánh giá viên chức, trước hết là phải làm cho viên chức hiểu được ý nghĩa của công tác đánh giá viên chức đối với đơn vị, tập thể và đối với cá nhân mình, từ đó có trách nhiệm hơn khi tham gia vào quy trình đánh giá. Ngoài ra, đơn vị cần phải đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến, nêu gương những viên chức có ý thức trách nhiệm cao, hết lòng phục vụ người bệnh. Mục đích làm cho viên chức nhận thức được trách nhiệm cá nhân và các thành viên để tham gia tích cực, dân chủ vào quá trình đánh giá viên chức trong đơn vị, gồm cả đánh giá bản thân và đánh giá đồng nghiệp. 3.2.2. Thay đổi nhận thức về công tác đánh giá của viên chức tại các bệnh viện công lập tuyến quận/huyện Thực tiễn cho thấy, phần lớn viên chức trong các bệnh viện công lập tuyến quận/huyện chưa nhận thức được tầm quan trọng của đánh giá, dẫn tới nhận thức về đánh giá của viên chức vẫn còn mang tính chủ quan, duy ý chí, đánh giá qua loa... Chính vì vậy, để kết quả đánh giá viên chức phần nào sát thực, cần thay đổi nhận thức đánh giá của viên 22 chức, thể hiện trách nhiệm trong việc xây dựng đồng nghiệp, xây dựng đơn vị. 3.2.3. Xây dựng bản mô tả công việc và tiến hành đánh giá theo từng vị trí việc làm tại các bệnh viện công lập tuyến quận/huyện Cần đánh giá theo vị trí việc làm và việc đánh giá này được thực hiện bằng cách so sánh, đối chiếu với những yêu cầu đặt ra ban đầu về: các nhiệm vụ chính, tỉ trọng thời gian (%), các tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc, các yêu cầu về năng lực đối với công việc, Như vậy, việc đánh giá viên chức theo vị trí việc làm và dựa trên bản mô tả công việc của từng vị trí việc làm sẽ phản ánh chính xác, khách quan hơn. 3.2.4. Xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá viên chức tại các bệnh viện công lập tuyến quận/huyện Muốn nâng cao hiệu quả công tác đánh giá viên chức ngành y tế cần chủ động, linh hoạt trong việc áp dụng các tiêu chí đánh giá mà văn bản cấp trên đã quy định; bên cạnh đó, xây dựng cho đơn vị mình hệ tiêu chí đánh giá riêng cụ thể, rõ ràng, khả thi, đo lường được, mà vẫn đảm bảo các yêu cầu theo quy định của pháp luật hiện hành. 3.2.5. Hoàn thiện phương pháp đánh giá viên chức tại các bệnh viện công lập tuyến quận/huyện a) Phương pháp đánh giá tổng hợp b) Phương pháp phỏng vấn đánh giá 3.2.6. Hoàn thiện các quy định pháp luật về đánh giá viên chức ngành y tế Cần phải nhanh chóng có quy định pháp luật cụ thể về đánh giá viên chức theo từng vị trí việc làm, có hướng dẫn cụ thể cách thực hiện và sử dụng kết quả đánh giá, đồng thời cũng phải có biện pháp xử lý nghiêm tình trạng coi thường, xem nhẹ hoạt động đánh giá viên chức,.. 23 3.2.7. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện nhiệm vụ của viên chức và công tác đánh giá viên chức tại các bệnh viện công lập tuyến quận/huyện Tất cả những quy định, tiêu chuẩn, phương pháp có hoàn thiện đến đâu mà không có hoạt động kiểm tra, giám sát thì sẽ không phát huy được hiệu quả. Đồng thời, cần ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác đánh giá cho thấy tính ưu việt của công cụ này, nó đảm bảo tính khách quan và tính bảo mật cho công tác đánh giá viên chức. 3.3. Một số kiến nghị 3.3.1. Đối với Bộ Nội vụ và Bộ Y tế 3.3.2. Đối với Ủy ban nhân dân và Sở Y tế TP. HCM Tiểu kết chương 3 KẾT LUẬN Ngành y tế với nhiệm vụ to lớn và vẻ vang là chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, góp phần quan trọng vào việc phát triển chất lượng nguồn nhân lực và phát triển nền y học của nước nhà. Trong những năm qua, đội ngũ viên chức trong các bệnh viện công lập tuyến quận/huyện thành phố Hồ Chí Minh đã khắc phục nhiều khó khăn, hạn chế, luôn nỗ lực phấn đấu để hoàn thành nhiệm vụ được giao và đã đạt được nhiều thành quả đáng trân trọng. Song trước những yêu cầu ngày càng cao của xã hội và thời đại, đòi hỏi đội ngũ viên chức này phải luôn không ngừng nâng cao trình độ, kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp. Chính vì vậy, đánh giá viên chức ngành y tế là khâu tiền đề, là hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ viện chức ngành y tế, cũng là một nhiệm vụ quan trọng, đóng góp cho sự thành công của công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở những đề lý luận về đánh giá viên chức ngành y tế được trình bày ở chương 1; phân tích đánh giá thực trạng đánh giá viên 24 chức tại các bệnh viện công lập tuyến quận/huyện thành phố Hồ Chí Minh ở chương 2; luận văn đã đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá viên chức tại các bệnh viện công lập tuyến quận/huyện thành phố Hồ Chí Minh; bao gồm: - Xây dựng “Văn hóa đánh giá” trong đội ngũ viên chức ngành y tế; - Thay đổi nhận thức của viên chức ngành y tế về đánh giá; - Xây dựng bản mô tả công việc và tiến hành đánh giá theo vị trí việc làm; - Xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá viên chức ngành y tế; - Hoàn thiện phương pháp đánh giá viên chức ngành y tế; - Hoàn thiện các quy định pháp luật về đánh giá viên chức ngành y tế; - Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện nhiệm vụ và công tác đánh giá viên chức ngành y tế. Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng trong việc hoàn thành luận văn, song do năng lực bản thân còn hạn chế cũng như thời gian nghiên cứu có hạn nên luận văn không tránh khỏi những hạn chế nhất định, kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giúp học viên hoàn thiện luận văn này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_danh_gia_vien_chuc_tai_cac_benh_vien_cong_l.pdf
Luận văn liên quan