Chính sách là một công cụ quan trọng để điều tiết sự phát triển của thị trường chứng
khoán và đầu tư chứng khoán. Việc hoàn thiện chính sách thúc đẩy đầu tư chứng khoán có
ý nghĩa chiến lược và hiện tại mang tính thời sự cao.
Với mục tiêu nghiên cứu là hoàn thiện về mặt nhận thức luận cũng như tìm ra các giải
pháp để hoàn thiện chính sách thúc đẩy đầu tư chứng khoán ở Việt Nam, Luận án đã giải
quyết được các nội dung cơ bản sau:
1. Về mặt lý luận: Luận án đã khái quát và luận giải rõ những vấn đề cơ bản về thị
trường chứng khoán, đầu tư chứng khoán (chủ thể đầu tư chứng khoán, nguồn vốn đầu
tư chứng khoán); nhưng vấn đề cơ bản về chính sách và tác động của các chính sách đó
đến đầu tư chứng khoán. Đồng thời, đề cập rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách thúc
đẩy đầu tư chứng khoán.
Kinh nghiệm sử dụng chính sách thúc đẩy đầu tư chứng khoán các nước được đề
cập trong Luận án là đa dạng, phong phú. Những nội dung chính đã được khái quát và
rút ra bài học có thể nghiên cứu, áp dụng cho Việt Nam.
2. Về mặt thực tiễn: Luận án đã khải quát thực trạng đầu tư chứng khoán và phát
triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam. Thực trạng chính sách thúc đẩy đầu tư chứng
khoán ở Việt Nam là nội dung chính của Chương 2. Qua phân tích, đánh giá thực trạng,
tác giả đã chỉ rõ những mặt hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong việc sử dụng
chính sách thúc đẩy đầu tư chứng khoán
3. Dựa trên cơ sở lý luận, kinh nghiệm của nước ngoài và những hạn chế trong thực
tiễn ở Việt Nam, Luận án đã đề xuất các quan điểm, định hướng về chính sách phát triển
thị trường chứng khoán và đầu tư chứng khoán ở Việt Nam. Các giải pháp đề xuất trong
Luận án được chia thành 7 nhóm giải pháp lớn và chỉ rõ điều kiện, lộ trình thực hiện các
giải pháp.
Với tinh thần nghiêm túc và trách nhiệm trong nghiên cứu, tác giả hy vọng những
đề xuất trong Luận án sẽ được xem xét, vận dụng vào quá trình hoạch định chính sách
cũng như thực thi chính sách để thúc đẩy đầu tư chứng khoán ở Việt Nam trong thời
gian tới.
28 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 720 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Hoàn thiện chính sách thúc đẩy đầu tư chứng khoán ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.................................................
Phản biện 2: ...............................................................................
...............................................................................
Phản biện 3: ...............................................................................
...............................................................................
Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Học viện
Địa điểm: Phòng bảo vệ luận án tiến sĩ, phòng.............................................
Thời gian vào hồi .......giờ.........., ngày.......tháng.........năm............
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Hà Nội
- Thư viện Học viện Tài chính
1
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Trong những năm qua, nền kinh tế thị trường của Việt Nam đã có bước phát triển
tăng trưởng nhanh và bền vững, theo đó, đầu tư chứng khoán và TTCK đã đạt đến mức
độ phát triển mới. Nhằm tạo định hướng cho việc đề ra các chính sách thúc đẩy đầu tư
chứng khoán ở Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển thị trường
chứng khoán Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn 2020. Đây được coi là chủ trương quan
trong trong việc thiết lập bổ sung và hoàn chỉnh hệ thống chính sách khuyến khích thu
hút và thúc đẩy đầu tư chứng khoán ở Việt Nam
Tuy nhiên, các chính sách hình thành và phát triển TTCK, chính sách thu hút nguồn
vốn đầu tư chứng khoán, chính sách tạo môi trường và hành lang pháp lý đầu tư, chính
sách khuyến khích và thúc đẩy đầu tư, các quy định trong việc điều hành chính sách
kinh tế vĩ mô đồng bộ với sự phát triển của đầu tư chứng khoán và TTCK... trong giai
đoạn đầu phát triển của TTCK đã bắt đầu bộc lộ những bất cập, cần được xem xét, điều
chỉnh, bổ sung và hoàn thiện, đảm bảo phù hợp với các quy luật vận động của thị
trường. Đây là đòi hỏi hết sức cần thiết và cấp bách đối với các chính sách đầu tư và
phát triển TTCK trong giai đoạn hiện nay.
Để góp phần đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống chính sách thúc đẩy đầu tư để
đầu tư chứng khoán và TTCK đóng vai trò tương xứng của nó là huy động và thu hút và
điều hòa các nguồn vốn phục vụ phát triển kinh tế của đất nước, tác giả đã lựa chọn đề tài
nghiên cứu "Hoàn thiện chính sách thúc đẩy đầu tư chứng khoán ở Việt Nam".
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan
2.1. Nghiên cứu ở nước ngoài
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến đầu tư chứng khoán
dưới nhiều khía cạnh khác nhau dưới dạng các bài báo, tạp chí, luận án nhưng có thể
thấy có hai hướng chính là (1) Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định đầu tư chứng khoán;
(2) Các chính sách kinh tế tác động tới đầu tư chứng khoán. Tổng quan các nghiên cứu
nước ngoài về đầu tư chứng khoán cho thấy chính sách tiền tệ, chính sách kinh tế vĩ mô
có ảnh hưởng tới giá cổ phiếu, lợi tức cổ phiếu, tới thị trường chứng khoán, tới quyết
định của nhà đầu tư. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có các yếu tố ảnh hưởng tới quyết
định đầu tư chứng khoán là yếu tố thuộc về hành vi cá nhân, yếu tố kinh tế, tâm lý, xã
hội, giá cổ phiếuTuy nhiên, các nghiên cứu được thực hiện ở phạm vi khác nhau,
không gian khác nhau và giữa các nghiên cứu có sự khác biệt về kết quả nghiên cứu
được chỉ ra.
2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam nghiên cứu về vấn đề liên quan tới đầu tư chứng khoán được đã được
một số nghiên cứu dưới dạng bài báo, luận văn, luận án, nghiên cứu các khía cạnh khác
2
nhau như hành vi của nhà đầu tư, nhân tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn công ty chứng
khoán, mối quan hệ tăng trưởng kinh tế và thị trường chứng khoán.
Về cơ bản, các tác giả nghiên cứu xung quanh vấn đề đầu tư chứng khoán dưới khía
cạnh khác nhau ở phạm vi không gian thời gian khác nhau nhưng chưa có nghiên cứu
nào đầy đủ và toàn diện về chính sách thúc đẩy đầu tư chứng khoán ở Việt Nam.
Đánh giá tổng quan về nội dung và mục đích, đối tượng và phương pháp tiếp cận
của các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước nêu trên cho thấy:
i) Các nghiên cứu về các vấn đề liên quan tới đầu tư chứng khoán như chính sách
kinh tế tác động tới đầu tư chứng khoán, các nhân tố ảnh hưởng tới đầu tư chứng khoán,
hành vi đầu tư chứng khoán cá nhân hay sự quản lý nhà nước đối với thị trường chứng
khoán, công ty chứng khoán...
ii) Các nghiên cứu đã giải quyết các vấn đề ở những góc độ khác nhau về vấn đề chính
sách thúc đẩy đầu tư chứng khoán, phát triển thị trường chứng khoán nhưng chưa có nghiên
cứu nào nghiên cứu một cách đầy đủ về chính sách thúc đẩy đầu tư chứng khoán.
iii) Các nghiên cứu được thực hiện ở phạm vi về không gian, thời gian khác nên
các kết quả nghiên cứu có thể không còn phù hợp để áp dụng cho việc đề ra các giải
pháp thúc đẩy đầu tư chứng khoán ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
iv) Trên thực tế, trong bất kỳ giai đoạn phát triển nào của nên kinh tế và thị trường
chứng khoán, chính sách thúc đẩy đầu tư chứng khoán và phát triển thị trường chứng
khoán luôn bộc lộ những hạn chế và bất cập cần được hoàn thiện.
Xuất phát từ đánh giá các nghiên cứu hiện có về chính sách thúc đẩy đầu tư chứng
khoán và sự phân tích những hạn chế của chính sách thúc đẩy đầu chứng khoán ở Việt
Nam thời gian qua, tác giả lựa chọn nghiên cứu hoàn thiện chính sách thúc đẩy đầu tư
chứng khoán ở Việt Nam với mục đích đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách thúc
đẩy đầu tư chứng khoán, phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam.
Do đó từ tổng quan các nghiên cứu cùng với thực tế thị trường chứng khoán hiện
nay ở Việt Nam tác giả lựa chọn nghiên cứu theo hướng hoàn thiện chính sách thúc đẩy
đầu tư chứng khoán ở Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
3.1. Mục đích nghiên cứu:
Thông qua việc nghiên cứu các vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về đầu tư chứng
khoán, phát triển thị trường chứng khoán và thực trạng chính sách thúc đẩy đầu tư chứng
khoán, đưa ra các đề xuất hoàn thiện chính sách thúc đẩy đầu tư chứng khoán ở Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
3
a) Tổng quan lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về chính sách thúc đẩy đầu tư
chứng khoán
b) Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển của thị trường chứng khoán, đầu tư
chứng khoán, chính sách thúc đẩy đầu tư chứng khoán trong giai đoạn 2007-2017, rút ra các
vấn đề cần đề xuất hoàn thiện chính sách thúc đẩy đầu tư chứng khoán ở Việt Nam
c) Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách thúc đẩy đầu tư chứng khoán ở
Việt Nam.
4. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Luận án tập trung nghiên cứu đầu tư và chính sách thúc đẩy đầu tư chứng khoán,
thị trường chứng khoán và các giải pháp hoàn thiện chính sách thúc đẩy đầu tư chứng
khoán ở Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
a) Phạm vi về đối tượng và nội dung nghiên cứu: Trong phạm vi luận án này, tác
giả chỉ đề cập đến các hình thức đầu tư trên thị trường chứng khoán. Các hình thức đầu
tư trực tiếp, các hình thức tín dụng thu lãi suất và các hình thức đầu tư tài chính khác
không thuộc đối tượng nghiên cứu của Luận án.
b) Phạm vi không gian: Thị trường chứng khoán Việt Nam.
c) Phạm vi thời gian: Luận án chủ yếu phân tích, đánh giá hoạt động hoạt động đầu
tư chứng khoán trong giai đoạn 2007 - 2017. Một số phân tích cần nhấn mạnh thể hiện
tính quy luật có minh họa số liệu từ giai đoạn trước năm 2007.
4.3 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu của luận án là phương pháp triết học biện chứng và duy
vật lịch sử, phương pháp thống kê, so sánh, phân tích – tổng hợp, diễn dịch – quy nạp để
xử lý các số liệu nhằm lượng hóa các kết quả nghiên cứu.
- Để phân tích về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư, tác
giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp với phương pháp định tính.
- Luận án sử dụng các sơ đồ, bảng biểu và đồ thị để minh họa cho các số liệu để
tăng tính trực quan và sức thuyết phục của luận án.
5. Những đóng góp mới của luận án
5.1. Về mặt lý luận
i) Luận án nghiên cứu góp phần bổ sung và hệ thống hóa những lý luận về đầu tư, chứng
khoán và đầu tư chứng khoán; một số vấn đề lý luận cơ bản về thị trường chứng khoán;
4
ii) Luận án đề cập đến một số vấn đề lý luận cơ bản về chính sách, quy trình tạo lập
và phân tích chính sách; xác định cụ thể và tập trung phân tích, làm rõ những chính sách
có ảnh hưởng, tác động đến đầu tư chứng khoán.
iii) Luận án góp phần phân tích, xác định và chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến tác
động của chính sách thúc đầy đầu tư chứng khoán.
5.2. Về mặt thực tiễn
i) Thông qua các số liệu và phân tích luận án tiến hành khái quát hóa thực trạng của
đầu tư chứng khoán và các chính sách thúc đẩy đầu tư chứng khoán cũng như thực trạng
phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua.
ii) Thông qua mô hình kiểm định từ số liệu điều tra, khảo sát thực tế đối với các nhà
đầu tư là cá nhân và tổ chức, luận án đã chỉ ra ảnh hưởng của các nhóm nhân tố đến
quyết định đầu tư chứng khoán của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt
nam, rút ra những định hướng chính sách thúc đẩy đầu tư chứng khoán cần tác động.
iii) Luận án phân tích những kết quả và hạn chế, tồn tại trong việc thực thi chính sách
thúc đẩy đầu tư chứng khoán, xác định cụ thể nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại.
iv) Luận án cũng đề cập đến một số giải pháp định hướng chính sách cụ thể cho các
nhà tạo lập thị trường cũng như các nhà điều hành và quản lý trong việc hoạch định và
ban hành chính sách, thông qua đó tạo ra những tác động tích cực trong việc điều tiết vĩ
mô nền kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và mục lục tài liệu tham khảo; mục lục biểu đồ, hình
và phụ lục bảng số liệu, luận án được kết cấu thành ba chương.
Chương 1: Lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về chính sách thúc đẩy đầu tư chứng khoán
Chương 2: Thực trạng chính sách thúc đẩy đầu tư chứng khoán ở Việt Nam thời
gian qua
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện chính sách thúc đẩy đầu tư chứng khoán ở Việt
Nam
Chương 1
LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ
CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
1.1. Những vấn đề cơ bản về đầu tư chứng khoán và thị trường chứng khoán
1.1.1. Các quan điểm và khái niệm về đầu tư
1.1.1.1. Các quan điểm về đầu tư
5
Xét trên mọi giác độ, quan điểm đầu tư là lượng tài sản, của cải ban đầu phải được
sử dụng để tạo ra khối lượng của cải vật chất mới, lớn hơn cho toàn xã hội.
1.1.1.2. Đặc trưng và khái niệm đầu tư
a) Việc đầu tư phải bỏ vốn ban đầu không chỉ đơn thuần là các tài sản hữu hình mà
còn bao gồm các loại tài sản vô hình;
b) Đầu tư luôn gắn liền với rủi ro, mạo hiểm;
c) Mục tiêu của đầu tư là lợi ích do đầu tư mang lại.
Khái niệm về đầu tư: Đầu tư là một hình thức bỏ vốn vào hoạt động trong các lĩnh
vực kinh tế, xã hội nhằm thu được những lợi ích kì vọng trong tương lai.
1.1.1.3. Đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.
a) Đầu tư trực tiếp: Là việc nhà đầu tư tiến hành bỏ vốn trực tiếp để tổ chức sản
xuất kinh doanh và tạo ra thu nhập.
b) Đầu tư gián tiếp: Là việc nhà đầu tư không tiến hành bỏ vốn trực tiếp mà giao
cho người khác tổ chức sản xuất kinh doanh.
1.1.2. Chứng khoán và đầu tư chứng khoán
1.1.2.1. Khái niệm về chứng khoán và đầu tư chứng khoán
Chứng khoán là bằng chứng xác nhận của tổ chức phát hành về quyền và lợi ích
hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản, phần vốn, khả năng chuyển đổi thanh tiền
vốn và mang lại quyền được phân chia thu nhập trong điều kiện nhất định.
1.1.2.2. Phân loại chứng khoán
a) Chứng khoán có thu nhập cố định
Chứng khoán có thu nhập cố định là các công cụ nợ có kỳ hạn, trong đó phần thu
nhập nắm giữ được chi trả có kỳ hạn như một khoản lãi suất cố định, không phụ thuộc
vào kết quả của quá trình sử dụng vốn, bao gồm một số loại chủ yếu: i) Trái phiếu chính
phủ, ii) Trái phiếu chính quyền địa phương, iii) trái phiếu doanh nghiệp, iv) Trái phiếu
công trình.
b) Cổ phiếu
Cổ phiếu (còn được gọi là chứng khoán vốn) là giấy chứng nhận xác nhận nhà đầu
tư nắm giữ những cổ phần được chia ra lần đầu từ giá trị tài sản của một doanh nghiệp.
c) Các loại chứng chỉ quỹ: Là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà
đầu tư đối với một phần vốn góp trong quỹ đại chúng.
d) Chứng khoán phái sinh: Gồm chứng khoán đảm bảo, hợp đồng hoán đổi, quyền
chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, hợp đồng góp vốn đầu tư và các loại
chứng khoán khác do pháp luật quy định.
1.1.3. Chủ thể đầu tư chứng khoán
1.1.3.1. Căn cứ hình thức tổ chức đầu tư và sở hữu vốn
6
a) Nhà đầu tư cá nhân (Individual Investors)
Nhà đầu tư cá nhân là những cá nhân tham gia mua bán chứng khoán trên thị
trường chứng khoán với mục đích tìm kiếm lợi nhuận là chủ yếu.
b) Nhà đầu tư có tổ chức (Institutional Investors)
Nhà đầu tư có tổ chức là một chủ thể trên thị trường sử dụng tiền để mua các chứng
khoán, bất động sản, các tài sản đầu tư khác hay những khoản nợ gốc.
1.1.4.2. Phân loại chủ thể đầu tư theo quốc tịch của người sở hữu vốn
a) Nhà đầu tư trong nước
b) Nhà đầu tư nước ngoài
1.1.4. Nguồn vốn đầu tư chứng khoán
1.1.4.1. Phân loại các nguồn vốn đầu tư
a) Căn cứ hình thức tổ chức đầu tư và sở hữu vốn có vốn của nhà đầu tư cá nhân và
vốn của nhà đầu tư tổ chức.
b) Căn cứ quốc tịch của người sở hữu vốn sẽ có vốn của nhà đầu tư trong nước và
vốn của nhà đầu tư nước ngoài.
1.1.4.2. Đánh giá tiềm năng và sự vận động của các nguồn vốn.
1.1.5. Thị trường chứng khoán
1.1.5.1. Bản chất và khái niệm thị trường chứng khoán
Bản chất của thị trường chứng khoán là nơi thể hiện mối quan hệ giữa cung và cầu
của vốn đầu tư.
Khái niệm: Thị trường chứng khoán là một cơ chế có tổ chức, là nơi diễn ra các
hoạt động đầu tư chứng khoán.
1.1.5.2. Chức năng cơ bản của thị trường chứng khoán
a) Chức năng huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế:
b) Chức năng tạo môi trường đầu tư:
c) Chức năng tạo thanh khoản cho các chứng khoán:
d) Chức năng đánh giá hoạt động của doanh nghiệp và nền kinh tế:
e) Chức năng tạo phương tiện để thực hiện các chính sách vĩ mô:
1.1.5.3. Phân loại thị trường chứng khoán
a) Phân loại thị trường theo hàng hóa: thị trường trái phiếu, thị trường cổ phiếu và
thị trường các công cụ phái sinh.
b) Phân loại thị trường theo quá trình luân chuyển vốn
- Thị trường sơ cấp hay thị trường cấp 1 (Primary Market)
- Thị trường thứ cấp hay thị trường cấp 2 (Secondary Market)
7
c) Phân loại thị trường theo hình thức tổ chức của thị trường
- Thị trường tập trung tại các Sở giao dịch chứng khoán (Stock Exchange).
- Thị trường giao dịch qua quầy (OTC-over the counter).
- Thị trường UPCoM.
Ngoài ra, có thị trường mở và thị trường đàm phán, thị trường giao ngay (Spot
Markets) và thị trường kỳ hạn (Future Markets).
1.2. Chính sách thúc đẩy đầu tư chứng khoán
1.2.1. Những vấn đề cơ bản về chính sách
1.2.1.1. Khái niệm về chính sách
a) Chính sách là hệ thống chủ trương, sách lược, kế hoạch và các biện pháp cụ thể
của Nhà nước nhằm tác động, điều chỉnh các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội của
một quốc gia.
b) Chính sách công là thuật ngữ dùng để chỉ một chuỗi các quyết định hoạt động
của nhà nước nhằm giải quyết một vấn đề chung đang đặt ra trong đời sống kinh tế – xã
hội theo mục tiêu xác định.
c) Chính sách và pháp luật: Chính sách và pháp luật là hai phạm trù rất gần gũi và có
những điểm giao nhau, là cơ sở tồn tại của nhau trong một thể chế nhà nước pháp quyền.
1.2.1.2. Phân loại chính sách:
a) Phân loại theo phạm vi quốc gia, lãnh thổ;
b) Phân loại theo các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Trong phạm vi luận án, tác giả tập trung nghiên cứu và phân tích về chính sách
kinh tế có ảnh hưởng và tác động đến đầu tư chứng khoán.
1.2.1.3. Quy trình tạo lập và các hình thức chính sách:
1.2.1.4. Phân tích chính sách
Phân tích chính sách (PTCS) là một công đoạn hữu cơ, gắn kết trong quá trình đó
một cách khoa học, dựa trên các nhóm mục tiêu, cách tiếp cận, các tiêu chí đánh giá,
nguồn lực và công cụ bảo đảm thực hiện, sự thống nhất tác động phối hợp của các chính
sách khác và dựa trên hoàn cảnh thực tế của các đối tượng điều chỉnh của chính sách
nhằm tới.
1.2.2. Những chính sách liên quan và tác động đến đầu tư chứng khoán
1.2.2.1. Chính sách tài khóa:
a) Chi tiêu của chính phủ
b) Chính sách thuế
1.2.2.2. Chính sách tiền tệ: Chính sách tiền tệ sử dụng hai công cụ chủ yếu đó là
lượng cung tiền (MS) và lãi suất (i)
8
a) Ảnh hưởng của lượng cung tiền (M2)
b) Ảnh hưởng của lãi suất
1.2.2.3. Chính sách kiềm chế lạm phát
1.2.2.4. Chính sách tỷ giá hối đoái
1.2.2.5. Chính sách cổ phần hóa và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước
1.2.2.6. Chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài
1.2.2.7. Chính sách về môi trường đầu tư chứng khoán và TTCK
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tác động của chính sách thúc đẩy đầu tư chứng
khoán
1.3.1. Yếu tố tâm lý và hành vi nhà đầu tư
- Hiệu ứng đám đông
- Yếu tố sợ rủi ro
- Yếu tố tự tin thái quá
- Yếu tố thị trường
1.3.2. Yếu tố nội tại chứng khoán
1.3.2.1. Cổ tức và giá chứng khoán:
Giá cổ phiếu, xu hướng phát triển công ty và dự kiến chia cổ tức cho nhà đầu tư là
những yếu tố tác động tới quyết định của nhà đầu tư chứng khoán.
1.3.2.2. Khả năng thanh khoản
Khả năng thanh khoản là một trong những yếu tố được xem xét khi lựa chọn đầu tư.
1.3.3. Nguồn cung hàng hóa và vấn đề xác định giá trị hàng hóa trên thị trường
chứng khoán
1.4. Kinh nghiệm quốc tế trong chính sách thúc đẩy đầu tư chứng khoán và
bài học đối với Việt Nam
1.4.1. Kinh nghiệm của các nước về các chính sách thúc đẩy đầu tư chứng
khoán, phát triển thị trường chứng khoán
1.4.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc
a) Thực thi một số chính sách tiền tệ
b) Chính sách thu hút FPI
1.4.1.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản
Kinh nghiệm giúp cho thị trường tài chính, chứng khoán thoát khỏi khủng hoảng và
góp phần vào tăng trường nền kinh tế.
1.4.1.3. Kinh nghiệm của Hồng Kông
Kinh nghiệm ổn định, thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư vào thị
trường chứng khoán.
9
1.4.1.4. Kinh nghiệm của Thái Lan
Kinh nghiệm tái xây dựng lại nền kinh tế và thị trường chứng khoán.
1.4.2. Bài học cho Việt Nam
Tiểu kết Chương 1
Chương 2
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA
2.1. Thực trạng đầu tư và phát triển thị trường chứng khoán
2.1.1. Phát triển của thị trường chứng khoán và quy mô đầu tư
2.1.1.1. Sự phát triển thị trường chứng khoán
a) Về số lượng công ty niêm yết
b) Giá trị vốn hóa
Biểu đồ 2.2- Số lượng công ty niêm yết và giá trị vốn hóa 2007-2017
Nguồn: Ủy ban chứng khoán nhà nước
Số lượng công ty niêm yết tăng có liên quan đến giá trị vốn hóa thị trường tăng.
Tuy nhiên, mối quan hệ này là không chắc chắn (R = 0,2571).
492900
225935
620551 726188 537490
764946
948750
1121275
1298530
1765000
3360000
253
342
457
647
699 710 680 674 684 695
717
y = 215701x - 215883
R² = 0.6789
y = 40.436x + 353.56
R² = 0.6588
0
200
400
600
800
1000
-500000
0
500000
1000000
1500000
2000000
2500000
3000000
3500000
4000000
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Số lượng Công ty niêm yết và giá trị vốn hóa TTCK Việt nam
Mức vốn hóa (Tỷ đồng) Số công ty niêm yết
Linear (Mức vốn hóa (Tỷ đồng)) Linear (Số công ty niêm yết)
10
Biểu đồ 2.3- Tương quan giữa số lượng công ty niêm yết và giá trị vốn hóa 2007-2017
Nguồn: Ủy ban chứng khoán nhà nước
c) Số lượng nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2007-2017 lên tới 1.921.554
tài khoản, tăng 1.609.415 tài khoản so với năm 2007.
2.1.1.2. Về quy mô đầu tư trên thị trường
Biểu đồ 2.8- Tổng giá trị giao dịch trên TTCK Việt Nam 2009-2017
Nguồn: Ủy ban chứng khoán Nhà nước
Tổng mức huy động vốn thị trường chứng khoán năm 2017 đạt hơn 224 ngàn tỷ
đồng, quy mô vốn hóa của thị trường đạt 74,6% GDP; Tổng giá trị vốn hóa thị trường
chứng khoán Việt Nam tính đến 2017 đạt mức 3.360.000 tỷ đồng tương đương với
khoảng 148 tỷ USD.
2.1.2. Tình hình thực hiện chức năng huy động vốn của thị trường chứng khoán
Tổng giá trị vốn huy động đến cuối năm 2017 đạt tỷ lệ bình quân là 6,7%
GDP/năm, 23,58% tổng mức đầu tư xã hội và 26,64% tổng chi ngân sách nhà nước. Tuy
y = 2664.5x - 510203
R² = 0.2571
0
500000
1000000
1500000
2000000
2500000
3000000
3500000
4000000
0 100 200 300 400 500 600 700 800
G
IÁ
T
R
Ị V
Ố
N
H
Ó
A
SỐ LƯỢNG CÔNG TY NIÊM YẾT
Tương quan g iữa giá tr ị vốn hóa và số lượng
công ty niêm yết
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Tổng giá trị giao dịch 432,65380,68161,21219,70265,80536,46487,40613,121,061,
0
200000000
400000000
600000000
800000000
1E+09
1.2E+09
N
gh
ìn
T
ỷ
đ
ồ
n
g
Tổng giá trị giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt nam
11
nhiên, cơ cấu huy động vốn tập trung vào trái phiếu chính phủ với tỷ trọng quá lớn
(75,4% tổng giá trị huy động).
Biểu đồ 2.15- Tổng vốn huy động trên TTCK và GDP (2007-2017)
Nguồn: Ủy ban chứng khoán nhà nước và Tổng cục Thống kê
2.1.2.1. Hoạt động của thị trường cổ phiếu
Năm 2017, thị trường cổ phiếu chỉ số VN-Index tăng 43% so với 2016, mức vốn
hóa thị trường gần 3.360 ngàn tỷ đồng, tăng 73% so với cuối năm 2016, tương đương
74,6% GDP.
2.1.2.2. Thị trường trái phiếu và chứng chỉ quỹ
Hoạt động đấu thầu trái phiếu có sự tăng trưởng mạnh giai đoạn 2007-2017. Năm
2017, thị trường trái phiếu với giá trị niêm yết đạt 1.015 ngàn tỷ đồng, tăng 8% so với
cuối năm 2016 (tương đương 23% GDP).
2.2. Thực trạng chính sách thúc đẩy đầu tư chứng khoán
2.2.1. Các chính sách kinh tế vĩ mô
2.2.1.1. Chính sách tiền tệ
a) Chính sách lãi suất
Biểu đồ 2.17- Tỷ lệ lãi suất và VN Index
127,265.0
29,158.033,027.0
98,720.0115,240.0
189,106.6
260,438.8262,338.0
393,198.0 485,304.0
672,563.0
2,648,8002,812,500
2,962,200
3,163,0003,349,300
3,517,8003,708,500
3,930,300
4,192,900
4,500,000
5,007,900
y = 43552x + 986
R² = 0.7778
y = 219376x + 2E+06
R² = 0.9707
0
1,000,000
2,000,000
3,000,000
4,000,000
5,000,000
6,000,000
0.0
100,000.0
200,000.0
300,000.0
400,000.0
500,000.0
600,000.0
700,000.0
800,000.0
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Tổng vốn huy động trên TTCK và GDP
Tổng vốn huy đông trên TTCK
GDP
9.50
15.00
10.50
13.00
14.00
12.00
8.50
7.50 7.20 7.20 7.10
1170.67
921.07
624.1
549.51 522.59 488.07 531.71
640.75 606.58 608.11
951.42
y = -0.6327x + 13.933
R² = 0.5068
y = -20.082x + 812.73
R² = 0.0911
0
500
1000
1500
0.00
10.00
20.00
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Tỷ lệ lãi suất tiền gửi và VN Index
Tỷ lệ lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng bình quân
VN Index
Linear (Tỷ lệ lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng bình quân)
12
Nguồn: Ngân hàng nhà nước và Ủy ban chứng khoàn nhà nước
Chính sách lãi suất của Việt Nam trong giai đoạn 2011 đến 2017 được điều chỉnh
tương đối phù hợp sát với thực tế của thị trường.
Biểu đồ 2.19- Tỷ lệ tăng lượng cung tiền M2 và VN-Index
Nguồn: Ngân hàng nhà nước, Ủy ban chứng khoán nhà nước
a) Cung tiền M2
Tỷ lệ tăng trưởng và tổng lượng cung tiền M2 và chỉ số VN-Index có sự tương
quan thuận chiều khá chặt chẽ với nhau.
2.2.1.2. Chính sách tài khóa
Vhính sách tài khóa đã được được điều chỉnh một cách chủ động, linh hoạt nhằm đảm
bảo ổn định kinh tế vĩ mô, theo hướng thực hiện nghiêm các khoản mục thu, tiết kiệm chi
và giảm bội chi ngân sách.
Chi đầu tư phát triển có mối tương quan khá gần với VN Index, trong khi đó tương
quan giữa chi trả nợ trong cơ cấu chi NSNN với VN Index có sự vận động trái chiều.
2.2.1.3. Chính sách tỷ giá
Chính sách điều hành tỷ giá của NHNN theo hướng chủ động, linh hoạt để giảm áp
lực lên tỷ giá và thị trường ngoại tệ.
Mối tương quan giữa tỷ giá và chỉ số VN-Index là ngược chiều. Tuy nhiên giai đoạn
2007-2017, mối tương quan này không chặt chẽ do mức thu hút vốn đầu tư gián tiếp
nước ngoài còn hạn chế.
1170.7
921.1
624.1 549.5 522.6 488.1 531.7
640.8 606.6 664.9
951.4
46.1
20.3
29.0
33.3
12.0
22.4
14.6 15.2 15.5
18.4
16.2
y = -18.018x + 805.5
R² = 0.0744
y = -2.1032x + 34.714
R² = 0.4631
0.0
50.0
0.0
1000.0
2000.0
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Tương quan giữa tốc độ tăng trưởng cung tiền M2 và VN-
Index
VN Index (Điểm)
Tốc độ tăng trưởng cung tiền M2 (%)
Linear (VN Index (Điểm))
13
Biểu đồ 2.26- Tỷ giá bình quân và chỉ số VN-Index năm 2007-2017
Nguồn: NHNN và Ủy ban CKNN
2.2.1.4. Các chính sách kiềm chế lạm phát và tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng trong giai đoạn 2012-2015 đạt mức trung bình 5,78%/năm, tỷ lệ lạm
phát có xu hướng giảm, lạm phát trung bình ở mức 4,75%. Giai đoạn năm 2015-2017, tỷ
lệ lạm phát có xu hướng tăng nhẹ nhưng ở mức lạm phát hợp lý.
2.2.2. Chính sách cổ phần hóa, tái cấu trúc doanh nghiệp
Năm 2007-2010 số lượng doanh nghiệp cổ phần hóa là 376 doanh nghiệp. Năm 2011-
2015 là giai đoạn Chính phủ thực hiện đề án tái cấu trúc doanh nghiệp tổng số lượng doanh
nghiệp sắp xếp lại, cổ phần hóa là 588 doanh nghiệp trong đó doanh nghiệp cổ phần hóa là
508 doanh nghiệp. Năm 2016, 2017 con số này lần lượt là 55, 45 doanh nghiệp.
2.2.3. Chính sách thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài và kiều hối
Số lượng các tài khoản nhà đầu tư cá nhân nước ngoài trên thị trường chứng khoán
của Việt Nam ngày càng gia tăng nhanh, đến năm 2017 là 19.696 tài khoản. Giá trị giao
dịch tăng, giảm trong giai đoạn 2008-2017 song lượng vốn đầu tư ròng tăng.
Tuy nhiên, lượng kiều hối tăng hàng năm không có tác động đáng kể đến chỉ số thị
trường VN Index (hệ số = −0,003 và mức độ giải thích của biến độc lập đối với biến
phụ thuộc trong tương quan là = 0,0686).
2.2.4. Các chính sách khác có tác động tới đầu tư chứng khoán
a) Chính sách về thị trường vàng
b) Giá trị sản lượng công nghiệp
Giá trị sản lượng có tác động tích cực tới giá cổ phiếu.
c) Chính sách thu hút và bảo vệ nhà đầu tư chứng khoán
d) Chính sách đối với công ty phát hành và hàng hóa thị trường chứng khoán
e) Chính sách chi trả cổ tức
f) Chính sách đối với công ty chứng khoán, trung gian chứng khoán
1170.67
921.07
624.1
549.51 522.59 488.07 531.71
640.75 606.58 608.11
951.42
16015
17433
18472
19497.5
21033 20835 21105 21392.5
22495 22755 22700
y = -20.082x + 812.73
R² = 0.0911
y = 642.22x + 16486
R² = 0.9107
0
5000
10000
15000
20000
25000
0
200
400
600
800
1000
1200
1400
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Tỷ giá USD và VN-Index
VN- Index Tỷ giá (VNĐ/USD) Linear (VN- Index) Linear (Tỷ giá (VNĐ/USD))
14
g) Các quy định về giám sát và xử lý vi phạm trong đầu tư chứng khoán
2.3. Nghiên cứu thực nghiệm các nhân tố ảnh hưởng quyết định của nhà đầu
tư trên thị trường chứng khoán Việt nam
2.3.1. Mô hình nghiên cứu
2.3.1.1. Tổng quan mô hình và lý thuyết nghiên cứu đầu tư chứng khoán
a) Mô hình định giá tài sản vốn (Capital asset pricing model – CAPM)
( ) = + ( ( ) − ) (2.1)
b) Lý thuyết định giá chênh lệch (Arbitrage Pricing Theory- APT)
( ) = + ∑ − (2.2)
c) Mô hình Fama- French
Ri = Rf + βmkt,i (Rm - Rf) +βSMB,i SMB + β HML,i HML (2.3)
2.3.1.2. Mô hình lý thuyết lựa chọn làm nền tảng nghiên cứu
Mô hình APT thích hợp để giải thích nhân tố ảnh hưởng tới tỷ suất sinh lợi của
từng chứng khoán, ảnh hưởng tới quyết định của nhà đầu tư.
2.3.1.3. Mô hình nghiên cứu
15
Hình 2.1- Mô hình nghiên cứu
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu
2.3.3. Kết quả hồi quy và phân tích mô hình
2.3.3.1. Đặc điểm của mẫu
2.3.3.2. Kết quả chạy kiểm định mô hình
Bảng 2. 1- Mô hình hồi quy đầy đủ 12 biến độc lập (mô hình 1)
Dependent Variable: SINHLOI
Method: Least Squares
Date: 12/25/2015 Time: 10:25
Sample: 1 178
Included observations: 178
=====================================================
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
=====================================================
C -1.672524 0.312236 -5.356595 0.0000
CHINHSACH 0.038656 0.047586 0.812342 0.4178
CHINHTRI -0.018359 0.041945 -0.437685 0.6622
PHAPLUAT 0.155308 0.043885 3.538987 0.0005
QUOCTE 0.054937 0.035944 1.528391 0.1283
Yếu tố Khả năng xảy ra rủi ro
- Hệ thống luật pháp về CK, TTCK
- Môi trường chính trị
- Khả năng thanh khoản
- Chính sách
- Chất lượng dịch vụ cung cấp của tổ chức tài
chính trung gian
- Thông tin
- Hoạt động giám sát, cưỡng chế thực thi
- Mức độ minh bạch và độ tin cậy của báo cáo
tài chính
- Tác động của thị trường chứng khoán quốc tế
Yếu tố thuộc về các chứng khoán
- Rủi ro do biến động giá chứng khoán;
- Chất lượng chứng khoán.
Yếu tố thuộc về bản thân các nhà đầu tư
- Am hiểu về đầu tư chứng khoán.
Khả năng sinh lợi chứng
khoán
16
CHATLUONG 0.126709 0.046568 2.720928 0.0072
DICHVU 0.104035 0.046090 2.257203 0.0253
GIAMSAT 0.200462 0.040275 4.977378 0.0000
KETOAN 0.114631 0.041585 2.756532 0.0065
THANHKHOAN 0.227572 0.042588 5.343509 0.0000
THIGIA 0.169558 0.036395 4.658813 0.0000
THONGTIN 0.207697 0.048786 4.257306 0.0000
TRINHDO 0.167069 0.040183 4.157745 0.0001
=====================================================
R-squared
Adjusted R-squared
S.E. of regression
Sum squared resid
Log likelihood
Durbin-Watson stat
0.792681
0.777603
0.567249
53.09226
-144.9031
1.551320
Mean dependent var
S.D. dependent var
Akaike info criterion
Schwarz criterion
F-statistic
Prob(F-statistic)
4.235955
1.202845
1.774192
2.006569
52.57297
0.000000
=====================================================
Bảng 2.2- Mô hình hồi quy sau khi đã loại bỏ ba biến rủi ro chính trị, rủi ro chính
sách và rủi ro do tác động của thị trường chứng khoán quốc tế (mô hình 2)
Dependent Variable: SINHLOI
Method: Least Squares
Date: 12/25/2015Time: 13:45
Sample: 1 178
Included observations: 178
=========================================================
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
=========================================================
C -1.638209 0.285752 -5.732970 0.0000
PHAPLUAT 0.155718 0.043958 3.542410 0.0005
CHATLUONG 0.138227 0.046015 3.003920 0.0031
DICHVU 0.096129 0.045556 2.110133 0.0363
GIAMSAT 0.227159 0.037855 6.000852 0.0000
KETOAN 0.115679 0.041416 2.793120 0.0058
17
THANHKHOAN 0.231364 0.041544 5.569087 0.0000
THIGIA 0.171967 0.036290 4.738622 0.0000
THONGTIN 0.215840 0.048683 4.433572 0.0000
TRINHDO 0.170963 0.040058 4.267860 0.0000
=========================================================
R-squared
Adjusted R-squared
S.E. of regression
Sum squared resid
Log likelihood
Durbin-Watson stat
0.788039
0.776683
0.568421
54.28119
-146.8741
1.538379
Mean dependent var
S.D. dependent var
Akaike info criterion
Schwarz criterion
F-statistic
Prob(F-statistic)
4.235955
1.202845
1.762631
1.941383
69.39966
0.000000
=======================================================
Với độ tin cậy 5% thì tất cả các biến ở trên đều có ý nghĩa về mặt thống kê. Viết lại
phương trình ở dạng đơn giản:
= − , + , ∗ + , ∗ + ,
∗ + , ∗ + , ∗ + ,
∗ + , ∗ + , ∗ + ,
∗
2.4. Tồn tại, hạn chế của chính sách thúc đẩy đầu tư chứng khoán ở Việt Nam
thời gian qua và nguyên nhân
2.4.1. Về thị trường chứng khoán
- Tỷ lệ mức vốn hóa của TTCK so với GDP(%) mặc dù có tăng nhưng tổng giá trị
vốn hóa còn thấp (148 tỷ USD).
- Hàng hóa trên thị trường chứng khoán về số lượng chưa phong phú, chất lượng
vẫn còn thấp:
- Tính thanh khoản của thị trường chứng khoán còn hạn chế.
2.4.2. Về chính sách thúc đẩy đầu tư chứng khoán
- Các chính sách về khuyến khích thu hút đối với nhà đầu tư chứng khoán chưa đủ
sức hấp dẫn, thiếu sự tuyên truyền về hoạt động đầu tư chứng khoán;
- Chính sách đối với các công ty phát hành chứng khoán chưa thật sự hiệu quả,
thiếu cơ chế chính sách khuyến khích phát hành niêm yết chứng khoán;
- Chính sách đối với các công ty chứng khoán, trung gian chứng khoán chưa thực
sự hiệu quả, sự kiểm tra giám sát chưa chặt chẽ, thiếu các chính sách hỗ trợ, hướng dẫn,
tạo điều kiện cho các công ty chứng khoán hoạt động;
- Công tác kiểm tra, giám sát chưa được thực hiện thường xuyên liên tục, các quy
định về xử lý vi phạm chưa đủ sức răn đe;
18
- Sự phù hợp của hệ thống cơ chế chính sách đối với đầu tư chứng khoán: Luật chứng
khoán cần được tiếp tục bổ sung, sửa đổi, đáp ứng nhu cầu mới của kinh tế thị trường.
2.4.3. Nguyên nhân tồn tại và hạn chế
Thứ nhất, hệ thống khung pháp lý cho các hoạt động đầu tư chứng khoán còn thiếu
và chưa đủ hiệu lực
Thứ hai, thiếu cơ chế chính sách gắn kết đồng bộ các mảng thị trường.
Thứ ba, do tính chất đan xen của thị trường nên việc hạn chế phạm vi hoạt động các
tổ chức tài chính
Thứ tư, thiếu một chiến lược tổng thể phát triển cả thị trường tài chính; công tác
quản lý, giám sát và thanh kiểm tra còn hạn chế; chưa có hệ thống pháp luật đồng bộ
trong việc bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư;
Thứ năm, Chính sách cân bằng cung – cầu thị trường chứng khoán chưa hiệu quả;
Thứ sáu, chính sách huy động nguồn lực đầu tư trên thị trường còn hạn chế và thiếu
đồng bộ.
Tiểu kết Chương 2
Chương 3
CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY
ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM
3.1. Định hướng và các quan điểm chính sách phát triển thị trường chứng
khoán ở Việt Nam
3.1.1. Các quan điểm phát triển thị trường chứng khoán
- Xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán phù hợp với điều kiện phát triển
kinh tế - xã hội, thị trường chứng khoán đồng bộ và thống nhất;
- Phát triển, mở rộng thị trường chứng khoán có tổ chức, thu hẹp thị trường tự do;
coi trọng vấn đề chất lượng và sự an toàn của thị trường, từng bước tiếp cận và đạt tới
các thông lệ và chuẩn mực quốc tế;
- Phát triển thị trường chứng khoán theo hướng gắn kết với việc cải cách, sắp xếp
khu vực doanh nghiệp nhà nước;
- Nhà nước có các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện để thị trường chứng khoán phát
triển ổn định, vững chắc.
3.1.1.1. Mục tiêu tổng quát
a) Phát triển thị trường chứng khoán ổn định, vững chắc; tăng quy mô và chất
lượng hoạt động, đa dạng hóa các sản phẩm, nghiệp vụ;
19
b) Đảm bảo tính công khai, minh bạch, tăng cường năng lực quản lý, giám sát và,
bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư và lòng tin của thị trường.
c) Chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế, từng bước tiếp cận với các
chuẩn mực chung và thông lệ quốc tế.
3.1.1.2. Mục tiêu cụ thể
a) Tăng quy mô, độ sâu và tính thanh khoản của thị trường và hàng hóa trên thị
trường chứng khoán:
- Tăng tổng giá trị vốn hóa của thị trường cổ phiếu; hướng thị trường trái phiếu trở
thành một kênh huy động và phân bổ vốn quan trọng;
- Đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư, phát triển hệ thống nhà đầu tư tổ chức, khuyến
khích đầu tư nước ngoài dài hạn, đào tạo nhà đầu tư cá nhân.
b) Tăng tính hiệu quả của thị trường chứng khoán:
- Tái cấu trúc mô hình và thống nhất tổ chức thị trường chứng khoán; từng bước cổ
phần hóa Sở giao dịch chứng khoán;
- Hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, đa dạng hóa phương thức giao dịch và sản phẩm
nghiệp vụ của Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán.
c) Nâng cao sức cạnh tranh bằng cách tăng quy mô, tiềm lực tài chính của các định
chế trung gian thị trường và các công ty chứng khoán;
d) Tăng cường chức năng quản lý, giám sát độc lập của Ủy ban chứng khoán
Nhà nước.
e) Tăng cường tham gia chương trình liên kết thị trường khu vực ASEAN và thế
giới; tham gia hợp tác quốc tế đa phương trong khuôn khổ Biên bản ghi nhớ đa phương
của Tổ chức Quốc tế các Ủy ban Chứng khoán (IOSCO).
3.1.2. Định hướng chính sách phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam
Thứ nhất, đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, gắn cổ
phần hóa với việc niêm yết và mở rộng phát hành cổ phiếu mới trên thị trường.
Thứ hai, phát triển, đa dạng hóa các loại chứng khoán phái sinh.
Thứ ba, hoàn chỉnh tái cấu trúc thị trường vốn theo hướng: (i) tiếp tục duy trì và
từng bước tự do hóa thị trường chứng khoán; phát triển thị trường giao dịch tương lai
cho các công cụ phái sinh; (ii) Phát triển thị trường cổ phiếu nhiều cấp độ
Thứ tư, nâng cao chất lượng hoạt động của các công ty chứng khoán, công ty quản
lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán; hình thành thị trường định mức tín nhiệm;
Thứ năm, phát triển hệ thống nhà đầu tư trong và ngoài nước; khuyến khích việc
thành lập các quỹ đầu tư ở nước ngoài đầu tư dài hạn vào thị trường Việt Nam.
20
Thứ sáu, hoàn thiện khung pháp lý, hiệu quả trong quản lý, giám sát của Nhà nước
đối với TTCK.
Thứ bảy, hoàn chỉnh về cấu trúc và hiện đại thị trường vốn theo hướng hòa nhập và
liên kết với các thị trường khu vực và thế giới, áp dụng các chuẩn mực quốc tế.
Thứ tám, kết hợp nhịp nhàng trong việc thực thi chính sách tiền tệ, chính sách tài
khóa trong thực hiện mục tiêu kinh tế vĩ mô.
3.2. Đề xuất hoàn thiện chính sách thúc đẩy đầu tư chứng khoán
3.2.1. Hoàn thiện chính sách tăng cường nguồn vốn cho đầu tư chứng khoán
3.2.1.1. Tập trung nguồn lực đầu tư từ các quỹ do Nhà nước nắm giữ
3.2.1.2. Các chính sách có liên quan đến thuế và thị trường bất động sản
a) Chính sách liên quan đến thuế
- Đối với thuế thu nhập từ cổ tức
- Đối với thuế thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.
- Đối với thuế thu nhập của các tổ chức kinh doanh chứng khoán
b) Các chính sách liên quan đến thị trường bất động sản
- Cho phép thành lập Quỹ tín thác đầu tư bất động sản (REIT – Real Estate
Investment Trusts).
- Cho phép hình thành thị trường thế chấp cầm cố thứ cấp và thực hiện chứng
khoán hóa các khoản cho vay thế chấp cầm cố:
- Phát triển trái phiếu công trình
3.3.1.3. Các chính sách ưu tiên đầu tư khác
3.2.2. Hoàn thiện chính sách cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước
3.2.2.1. Đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước
Thứ nhất, Điều chỉnh quy định đối chiếu toàn bộ công nợ khi xác định giá trị
doanh nghiệp.
Thứ hai, sử dụng lợi nhuận bình quân của 10 năm trước khi cổ phần hóa để tính lợi
thế kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ ba, giảm tỷ lệ cổ phần do nhà nước nắm giữ, trừ các lĩnh vực trọng yếu; Tiếp
tục bán cổ phần của các doanh nghiệp mà tỷ lệ nắm giữ nhà nước hơn 90%;
Thứ tư, Gắn việc cổ phần hóa doanh nghiệp với đăng ký giao dịch, niêm yết ngay
trên thị trường chứng khoán.
Thứ năm, Thực hiện đấu giá công khai và rộng rãi trên thị trường chứng khoán đối
với các doanh nghiệp.
Thứ sáu, Tạo điều kiện cho các công ty cổ phần thành lập theo Luật doanh nghiệp,
hiện đang hoạt động với quy mô vốn từ 5 tỷ đồng trở lên được tham gia đăng ký giao
dịch trên thị trường chứng khoán.
21
3.2.2.2. Xác định cơ chế và phương pháp định giá doanh nghiệp khi cổ phần hóa
a) Về cơ chế định giá
b) Về phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp
3.2.3. Hoàn thiện chính sách đối với các công ty chứng khoán và trung gian
chứng khoán
Chính phủ cần phải xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý đối với các công ty
chứng khoán, công ty quản lý quỹ.
- Nâng cao vai trò quản lý của Ủy ban chứng khoán Nhà nước
- Ủy ban chứng khoán Nhà nước tăng cường phối hợp với các công ty chứng khoán
hình thành một hệ thống các tổ chức trung gian trên thị trường hiện đại.
- Có các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho các công ty chứng khoán hoạt động.
3.2.4. Hoàn thiện chính sách thông tin trong đầu tư chứng khoán
3.2.4.1. Mở rộng cung cấp thông tin đầu tư tài chính
- Quy định bắt buộc đối với các công ty niêm yết, các giao dịch là minh bạch
thông tin;
- Thực hiện những cải cách hành chính trong vác cơ quan nhà nước cần đối với
việc minh bạch hóa các thông tin đầu tư tài chính;
- Triển khai xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại theo các tiêu chí, chuẩn
mực quốc tế;
- Thiết lập và ứng dụng phần mềm cung cấp thông tin đầu tư tài chính, đồng thời phát
triển cơ sở dữ liệu tự động.
3.2.4.2. Đại chúng hóa các phương pháp lựa chọn danh mục đầu tư
3.2.5. Hoàn thiện chính sách đa dạng hóa đầu tư và chia sẻ rủi ro
3.2.5.1. Hình thành cơ chế đầu tư tín thác
3.2.5.2. Xây dựng các chính sách khuyến khích đầu tư tín thác
- Thiết lập hệ thống văn bản quy định rõ hoạt động của loại hình tín thác đầu tư ở
Việt Nam, tiến đến ban hành Luật kinh doanh tín thác;
- Khuyến khích thành lập các ngân hàng tín thác, các quỹ tín thác đầu tư tham gia
vào thị trường chứng khoán.
3.2.5.3. Áp dụng các phương pháp đa dạng hóa đầu tư
3.2.6. Tăng cường quốc tế hóa thị trường tài chính trong nước và phát hành quốc tế
3.2.6.1. Đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán trong nước
i) Tiếp tục thu hút dòng vốn FPI với chính sách khuyến khích cho đầu tư dài hạn
với các ưu đãi về thuế hợp lý;
22
ii) Thiết lập cơ chế thống kê, lưu trữ dữ liệu và giám sát chặt chẽ hoạt động của
hoạt động lưu chuyển FPI;
iii) Chuẩn bị các biện pháp phòng vệ tránh để nền kinh tế rơi vào trạng thái bất ổn
của dòng luân chuyển vốn; kết hợp với chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô;
iv) Đảm bảo tính minh bạch trong hoạt động thị trường để củng cố lòng tin của nhà
đầu tư nước ngoài;
v) Xây dựng chi tiết cơ chế phối hợp hiệu quả giữa Ngân hàng trung ương, Bộ Tài
chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Ủy ban giám sát tài chính quốc gia.
vi) Đảm bảo hoạt động ổn định, minh bạch của hệ thống ngân hàng theo chuẩn mực
quốc tế về an toàn tài chính, hoạt động tín dụng, nợ xấu.
vii) Ban hành quy định xem xét và cho phép nhà đầu tư nước ngoài sở hữu tỉ lệ cổ
phần cao trong các công ty cổ phần hóa trong các lĩnh vực mà Chính phủ cho phép:
3.2.6.2. Cơ chế phát hành quốc tế
Khuyến khích các doanh nghiệp tiếp cận thị trường vốn khu vực và thế giới.
3.2.7. Hoàn thiện chính sách đối với công tác kiểm tra, giám sát, xử lý các vi phạm
3.3. Điều kiện và lộ trình áp dụng các giải pháp
3.3.1. Các điều kiện đầu tư và thị trường chứng khoán
3.3.1.1. Môi trường kinh tế vĩ mô
- Thống nhất các mục tiêu của hai loại chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ;
- Minh bạch thông tin về các quyết định điều hành hai loại chính sách; bãi bỏ cơ
chế trần lãi suất đối với huy động và cho vay;
- Kiểm soát tốt lạm phát và thâm hụt thương mại cần theo dõi chặt chẽ tình hình
tăng trưởng tín dụng;
- Ổn định chính sách tiền tệ, đảm bảo tốc độ tăng trưởng lượng cung tiền M2 cần
phải cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng;
3.3.1.2. Các công cụ thị trường
a) Đối với công cụ cổ phiếu
- Đảm bảo công cụ cổ phiếu tăng quy mô huy động trên TTCK so với trái phiếu và
chứng chỉ quỹ (cơ cấu giá trị huy động cổ phiếu ≥ 50% tổng giá trị).
- Đảm bảo chất lượng phát hành cổ phiếu của các công ty trên thị trường chứng khoán;
b) Đối với công cụ trái phiếu
- Mở rộng hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ và trái phiếu chính quyền địa
phương trên thị trường chứng khoán;
- Xóa bỏ các hình thức bao cấp, cho vay theo chỉ định, xóa nợ đối với các công ty
nhà nước;
23
c) Đối với công cụ chứng chỉ quỹ đầu tư và trái phiếu công ty trên thị trường
chứng khoán:
- Phát triển thị trường trái phiếu công ty như là kênh huy động vốn quan trọng của
doanh nghiệp;
- Xây dựng các văn bản pháp luật với quy định rõ ràng về phát hành trái phiếu công ty;
- Lãi suất được xác lập trên cơ sở giá cả thị trường trái phiếu (quan hệ cung cầu thị
trường trái phiếu), tránh quy định áp đặt trần lãi suất.
d) Đối với công cụ chứng khoán phái sinh.
- Tiếp tục hoàn chỉnh khung pháp lý cho thị trường chứng khoán phái sinh;
- Tăng cường truyền bá kiến thức cho nhà đầu tư thông qua phương tiện truyền thông;
- Khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài ngoài tham gia vào thị trường chứng khoán
phái sinh.
3.3.1.3. Các trung gian tài chính
- Nâng cao tính chuyên nghiệp và quy mô hoạt động của các trung gian tài chính;
- Củng cố hoạt động của các công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán;
- Khuyến khích các công ty đầu tư phát triển hệ thống phần mềm ứng dụng hiện đại;
- Mở rộng phạm vi hoạt động của Trung tâm lưu ký chứng khoán.;
- Phát triển nghiệp vụ cho vay chứng khoán;
- Khuyến khích các trung gian tài chính phát triển dịch vụ kế toán, kiểm toán, dịch
vụ tư vấn, định giá.
3.3.1.4. Công nghệ và thông tin thị trường
- Triển khai xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại theo các tiêu chí, chuẩn
mực quốc tế;
- Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, hệ thống công bố thông tin tự động;
- Nâng cấp cơ sở hạ tầng thị trường, hiện đại hóa công nghệ giao dịch, thanh toán;
- Đảm bảo các tiêu chí thông tin của các công ty tham gia thị trường chứng khoán
như: chính xác, minh bạch, rõ ràng.
3.3.1.5. Trình độ quản lý và đội ngũ các nhà đầu tư
- Nâng cao năng lực giám sát thị trường chứng khoán của Ủy ban chứng khoán
nhà nước;
- Nghiên cứu thành lập cơ quan giám sát dịch vụ tài chính độc lập;
- Hoàn thiện chính sách bảo vệ các nhà đầu tư trong nước và khuyến khích các tổ
chức đầu tư nước ngoài có mục tiêu đầu tư dài hạn tại Việt Nam;
- Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực, cập nhật và áp dụng công nghệ tiên
tiến nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý;
24
- Phối kết hợp với truyền thông nhằm cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác cho các
nhà đầu tư;
- Khuyến khích các trường đại học, các trường cao đẳng và trung học chuyên
nghiệp phổ cập thông tin về kiến thức chứng khoán, và thực trạng thị trường chứng
khoán Việt Nam và thế giới.
3.3.2. Dấu hiệu hình thành các điều kiện và lộ trình áp dụng giải pháp
Trên cơ sở những phân tích trong nghiên cứu, tác giả đề xuất lộ trình áp dụng giải
pháp trong giai đoạn 2015-2020 như sau:
Thứ nhất, định hướng quy mô vốn hóa thị trường đến năm 2020 khoảng 75-80%
GDP; sửa đổi, bổ sung một số bất cập còn tồn tại trong Luật Chứng khoán;
Thứ hai, Tái cấu trúc thị trường trên cơ sở thông lệ quốc tế; từng bước cổ phần
hóa Sở giao dịch chứng khoán; bổ sung các điều kiện niêm yết của công ty đại chúng.
Thứ ba, định hướng rõ ràng về sự tham gia của các nhà đầu tư tổ chức; thu hút các
nhà đầu tư cá nhân đầu tư vốn thông qua các quỹ đầu tư đại chúng, đa dạng loại hình.
Thứ tư, đa dạng hóa các loại hình quỹ đầu tư như quỹ đóng, quỹ mở, quỹ mạo hiểm;
cho phép thành lập các tổ chức phụ trợ, nhất là các tổ chức định mức tín nhiệm;
Thứ năm, tiếp tục ban hành, hoàn chỉnh, sửa đổi các văn bản hướng dẫn, quy định
về hoạt động, nghiệp vụ trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán và phát triển thị trường
chứng khoán.
Tiểu kết Chương 3
25
KẾT LUẬN
Chính sách là một công cụ quan trọng để điều tiết sự phát triển của thị trường chứng
khoán và đầu tư chứng khoán. Việc hoàn thiện chính sách thúc đẩy đầu tư chứng khoán có
ý nghĩa chiến lược và hiện tại mang tính thời sự cao.
Với mục tiêu nghiên cứu là hoàn thiện về mặt nhận thức luận cũng như tìm ra các giải
pháp để hoàn thiện chính sách thúc đẩy đầu tư chứng khoán ở Việt Nam, Luận án đã giải
quyết được các nội dung cơ bản sau:
1. Về mặt lý luận: Luận án đã khái quát và luận giải rõ những vấn đề cơ bản về thị
trường chứng khoán, đầu tư chứng khoán (chủ thể đầu tư chứng khoán, nguồn vốn đầu
tư chứng khoán); nhưng vấn đề cơ bản về chính sách và tác động của các chính sách đó
đến đầu tư chứng khoán. Đồng thời, đề cập rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách thúc
đẩy đầu tư chứng khoán.
Kinh nghiệm sử dụng chính sách thúc đẩy đầu tư chứng khoán các nước được đề
cập trong Luận án là đa dạng, phong phú. Những nội dung chính đã được khái quát và
rút ra bài học có thể nghiên cứu, áp dụng cho Việt Nam.
2. Về mặt thực tiễn: Luận án đã khải quát thực trạng đầu tư chứng khoán và phát
triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam. Thực trạng chính sách thúc đẩy đầu tư chứng
khoán ở Việt Nam là nội dung chính của Chương 2. Qua phân tích, đánh giá thực trạng,
tác giả đã chỉ rõ những mặt hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong việc sử dụng
chính sách thúc đẩy đầu tư chứng khoán
3. Dựa trên cơ sở lý luận, kinh nghiệm của nước ngoài và những hạn chế trong thực
tiễn ở Việt Nam, Luận án đã đề xuất các quan điểm, định hướng về chính sách phát triển
thị trường chứng khoán và đầu tư chứng khoán ở Việt Nam. Các giải pháp đề xuất trong
Luận án được chia thành 7 nhóm giải pháp lớn và chỉ rõ điều kiện, lộ trình thực hiện các
giải pháp.
Với tinh thần nghiêm túc và trách nhiệm trong nghiên cứu, tác giả hy vọng những
đề xuất trong Luận án sẽ được xem xét, vận dụng vào quá trình hoạch định chính sách
cũng như thực thi chính sách để thúc đẩy đầu tư chứng khoán ở Việt Nam trong thời
gian tới.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN CỦA TÁC GIẢ
1. Nguyễn Trường Thọ (2016), “Vài đánh giá về kết quả tái cấu trúc thị
trường chứng khoán, bảo hiểm giai đoạn 2011-2015”, Tạp chí Tài chính Kỳ
1, (628), tr.38-40.
2. Nguyễn Trường Thọ (2016), “Định hướng phát triển thị trường trái phiếu
Chính phủ trong những năm tới”, Tạp chí Thanh tra tài chính, (166), tr.13-15.
3. Nguyễn Trường Thọ (2015), “Thúc đẩy sự minh bạch trên thị trường vốn”,
Tạp chí Đầu tư chứng khoán, (54(1616), tr.12-13.
4. Nguyễn Trường Thọ (2012), “Một số giải pháp phát triển thị trường trái
phiếu doanh nghiệp”, Tạp chí Hỗ trợ Phát triển, (70), tr.38-41.
5. Nguyễn Trường Thọ (2012), “Thị trường Tài chính và mối quan hệ với an
ninh tài chính quốc gia”, Tạp chí Hỗ trợ Phát triển, (68), tr.21-23.
6. Nguyễn Trường Thọ (2008), “Niêm yết tại thị trường chứng khoán nước
ngoài: khó khăn và thách thức”, Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp, (7),
tr.21-22.
7. Nguyễn Trường Thọ (2003), “Giá cả nhà đất: nguyên nhân và biện pháp kìm
chế”, Phần 2, Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp, (6), tr.10-11.
8. Nguyễn Trường Thọ (2003), “Giá cả nhà đất: nguyên nhân và biện pháp kìm
chế”, Phần 1, Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp, (5), tr.16-17.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_hoan_thien_chinh_sach_thuc_day_dau_tu_chung.pdf