Bằng những hiểu biết về Việc áp dụng kiểm tra sau thông quan
tại Cục Hải quan tỉnh Kiên Giang, trên cơ sở những kết quả nghiên
cứu đạt được ở chương 2 và kinh nghiệm của Hải quan một số nước
trên thế giới, trong chương này tác giả đã trình bày một số giải pháp
trong không chỉ riêng cho cơ quan hải quan mà còn tập trung hướng
tới tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan và đẩy mạnh cải
cách thủ tục hành chính như một giải pháp đồng bộ, xuyên suốt phục
vụ công cuộc đổi mới và hội nhập sâu rộng của đất nước nói chung,
ngành Hải quan Việt Nam và Hải quan Kiên Giang nói riêng.
Những nhóm giải pháp chính đó là : đẩy mạnh triển khai thủ
tục Hải quan điện tử, tăng cường áp dụng quản lý rủi ro, đặc biệt
hiệu quả công tác kiểm tra sau thông quan, xây dựng hình ảnh công
sở và xây dựng chính sách phục vụ khách hàng, tăng cường minh
bạch hóa thông tin. Đây là những giải pháp mang tính chất đan xen
có thể ảnh hưởng, tác động lẫn nhau cần được thực hiện một cách
đồng bộ . Nhằm hổ trợ, tạo điều kiện cho những cố gắng của Cục Hải
quan tỉnh Kiên Giang trong việc nâng cao sự hài lòng của khách
hàng . Tại phần cuối của chương 3, tác giả cũng đề xuất một số kiến
nghị đối với Chính phủ, Bộ Tài chính và Tông cục Hải quan./.
25 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 663 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Cục hải quan tỉnh Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
LÂM QUANG NGHĨA
HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN
TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH KIÊN GIANG.
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60340403
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2017
2
Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
Người hướng dẫn khoa học :
Phản biện 1
Phản biện 2
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ,
Học viện Hành chính Quốc gia
Địa điểm: Phòng nhà - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học
viện Hành chính Quốc gia. Số , Đường 3/2, Quận 10, Thành phố Hồ
Chí Minh
Thời gian: vào hồi giờ phút ngày tháng năm 20.
Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc
gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc
gia.
3
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kiểm tra sau thông quan ( KTSTQ ) là một hoạt động đã
được hải quan các quốc gia phát triển trên thế giới áp dụng từ lâu,
mang lại hiệu quả cao và là một hoạt động không thể thiếu trong
quản lý hải quan hiện đại. Ở Việt Nam, khái niệm “kiểm tra sau
thông quan” cũng đã bắt đầu được đề cập trong Luật Hải quan năm
2001 và khái niệm này ngày càng được sử dụng rộng rãi trong hoạt
động quản lý nhà nước về hải quan. Thông qua hoạt động kiểm tra
sau thông quan, cơ quan hải quan thẩm định tính chính xác, trung
thực nội dung các chứng từ, hồ sơ mà doanh nghiệp đã khai, nộp,
xuất trình với cơ quan hải quan; thẩm định việc tuân thủ của doanh
nghiệp đối với pháp luật hải quan, pháp luật thuế và các pháp luật
khác liên quan đến quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Từ đó
đưa ra được phương thức quản lý phù hợp hoặc đề xuất, kiến nghị
thay đổi, điều chỉnh hệ thống pháp luật nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu
quả công tác quản lý nhà nước về hải quan.
Hiện nay ngành Hải quan đang chuyển đổi mạnh mẽ từ
phương thức quản lý truyền thống sang phương thức quản lý hiện
đại. Hệ thống thông quan hàng hóa tự động ( VNACCS : Vietnam
Automated Cargo And Port Consolidated System / VCIS : Vietnam
Customs Intelligence Information System ) đã được chính thức vận
hành, đánh dấu bước phát triển mới của Hải quan Việt Nam, mang
lại lợi ích to lớn cho cộng đồng doanh nghiệp và xã hội, đồng thời
cũng đặt Ngành trước những khó khăn, thử thách. Theo Chiến lược
4
phát triển Hải quan đến năm 2020, ngành Hải quan tiếp tục đẩy mạnh
cải cách hiện đại hoá.
Không nằm ngoài xu thế chung của ngành, Cục Hải quan
tỉnh Kiên Giang cũng đang khẩn trương đẩy mạnh cải cách, hiện đại
hóa nhằm đáp ứng yêu cầu của phát triển, trong đó công tác kiểm tra
sau thông quan đang rất được quan tâm. Với mong muốn có được cái
nhìn sâu rộng về công tác kiểm tra sau thông quan, đặc biệt là công
tác này tại Cục Hải quan tỉnh Kiên Giang, từ đó đánh giá được thực
trạng và đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra
sau thông quan tại Cục Hải quan tỉnh Kiên Giang, tác giả luận văn
chọn đề tài “Hoạt động kiểm tra sau thông quan tại cục Hải quan
tỉnh Kiên Giang” để làm luận văn tốt nghiệp chương trình Thạc sỹ
quản lý công.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận văn
Hải quan là một lĩnh vực đã có tại Việt Nam khá lâu, đã có rất
nhiều đề tài nghiên cứu khoa học: từ luận án tiến sỹ, thạc sỹ, đề tài
nghiên cứu khoa học các cấp, các đề án, báo cáo khoa học nghiên
cứu lĩnh vực này. Tuy nhiên các nghiên cứu trên về Hải quan dưới
nhiều khía cạnh, ở các địa phương khác nhau. Nhưng vấn đề về hoạt
động kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan tỉnh Kiên Giang nói
riêng thì chưa có đề tài nào nghiên cứu, đề cập đến.
+ Tình hình nghiên cứu trong nước:
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành HQ “Cơ sở lý luận
thực tiễn, nội dung và tác nghiệp cụ thể nghiệp vụ kiểm tra sau thông
quan trong ngành Hải quan”, chủ nhiệm Mai Văn Huyên, Tổng cục
Hải quan, năm 2002. Phạm vi Đề tài này chủ yếu là nghiên cứu ban
đầu về cơ sở lý luận, hầu như chưa có thực tiễn (kiểm tra sau thông
5
quan thời điểm đó chưa hoạt động trên thực tế), chưa tham khảo
kinh nghiệm các nước.
- Luận văn Thạc sỹ Quản lý hành chính công : Thủ tục hải
quan điện tử đối với các doanh nghiệp chế xuất tại Hải Phòng của
Trần Ngọc Tuấn năm 2014.
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành Hải Quan “Hoàn
thiện mô hình kiểm tra sau thông quan của Hải quan Việt Nam” của
Thạc sỹ Nguyễn Viết Hồng thực hiện năm 2006. Đề tài này chủ yếu
nghiên cứu về mô hình của hệ thống kiểm tra sau thông quan từ
trung ương đến địa phương.
- Dưới dạng luận văn thạc sỹ có Đề tài “Hoàn thiện tổ chức
kiểm tra sau thông quan của Hải quan Việt Nam” năm 2006 của tác
giả Mai Chí Thành. Đề tài này bước đầu nghiên cứu về tổ chức và
hoạt động kiểm tra sau thông quan giai đoạn 2001-2006 và đưa ra
các giải pháp kiến nghị hoàn thiện tổ chức kiểm tra sau thông quan
đến giai đoạn 2010.
+ Tình hình nghiên cứu ngoài nước:
Một số tài liệu có giá trị tham khảo đã được trang web của Bộ
Nội vụ, chuyên trang Cải cách hành chính, của Tổng cục hải quan
như: ( đã tập hợp về
kinh nghiệm của các nước, trong đó có lĩnh vực hải quan.
Kinh nghiệm của Singgapore trong tài liệu „‟Tiến trình cải tổ
của Rồng châu Á‟‟ năm 2013 (NXB Lao Động) cũng đã phân tích
những bước cải cách hữu hiệu của Singgapore trong tiếp cận và giải
quyết các dịch vụ công trong đó có dịch vụ hải quan điện tử nhưng
việc áp dụng vào Việt Nam là chưa khả thi khi ở Việt Nam chưa có
mô hình dịch vụ tư nhân trong lĩnh vực này.
6
3. Giả thuyết khoa học
Trong điều kiện tỷ trọng các doanh nghiệp chế xuất tăng nhanh,
nhu cầu của các doanh nghiệp muốn đầu tư vào Việt Nam tăng cao
nhưng qua khảo sát cho thấy chính các doanh nghiệp này có rất
nhiều e ngại, đặc biệt là đối với quá trình triển khai các thủ tục hành
chính, trong đó công tác kiểm tra sau thông quan dẫn tới việc các
doanh nghiệp chần chừ hoặc thoái vốn, hoặc từ chối đầu tư. Giả
thuyết ở đây là hoạt động kiểm tra sau thông quan có thể còn nhiều
khiếm khuyết (về kỹ thuật, bộ máy, nhân sự..) do đó cần nhìn nhận
toàn diện về để có câu trả lời tham mưu cho việc hoàn thiện và kiện
toàn lĩnh vực này.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng kiểm tra sau thông quan
tại Cục Hải quan tỉnh Kiên Giang, từ đó đề xuất các giải pháp nâng
cao hiệu quả hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan
tỉnh Kiên Giang.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn đề ra các nhiệm vụ
sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tế để làm rõ tầm
quan trọng, vai trò của hoạt động kiểm tra sau thông quan.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động kiểm tra sau thông
quan tại Cục hải quan tỉnh Kiên Giang.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra sau thông
quan tại Cục Hải quan tỉnh Kiên Giang.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn
7
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động kiểm tra sau thông
quan tại Cục Hải quan tỉnh Kiên Giang.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: hoạt động kiểm tra sau thông quan đối với các
doanh nghiệp làm thủ tục xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Về thời gian: nghiên cứu trong giai đoạn 2010 - 2016.
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp luận của phép duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử, lấy học thuyết Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và các quan điểm của Đảng, quan điểm cải cách và phát triển
ngành Hải quan của Nhà nước nói chung và lãnh đạo ngành nói riêng.
7. Những đóng góp mới và ý nghĩa của luận văn
Tuy đã có một số công trình nghiên cứu nhằm tăng cường hiện
đại hóa, cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện quy trình thủ tục
trong công tác quản lý hải quan nhưng các nghiên cứu trên thường
được thực hiện trên cơ sở nhận thức, sự hiểu biết của người quản lý
nên mang tính chủ quan, thiếu cơ sở thực tiễn, chưa hướng đến đối
tượng quản lý.
Đề tài xác định đưa ra các bước cải cách về thủ tục hành chính
tại khâu nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan, góp phần giúp các cấp
lãnh đạo có được cái nhìn sâu hơn về bước thủ tục này để từ đó có
thể ra những quyết định chính xác, cụ thể nhằm nâng cao sự hài lòng
của cộng đồng doanh nghiệp.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn
được chia thành 3 chương:
8
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về hoạt động kiểm
tra sau thông quan.
Chương 2: Thực trạng hoạt động kiểm tra sau thông quan tại
Cục Hải quan tỉnh Kiên Giang.
Chương 3: Một số giải pháp thực hiện hiệu quả hoạt động
kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan tỉnh Kiên Giang.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG
KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN
1.1. Cơ sở lý luận về hoạt động kiểm tra sau thông quan
h i niệm đ c điểm c a hoạt động kiểm tra sau thông
quan
1.1.1.1. Khái niệm kiểm tra sau thông quan
- Theo Tổ chức Hải quan thế giới: “Kiểm tra sau thông quan là
quy trình công tác cho phép viên chức Hải quan kiểm tra tính chính
xác của hoạt động khai hải quan bằng việc kiểm tra các hồ sơ, tài liệu
ghi chép về kế toán và thương mại liên quan đến hoạt động buôn
bán, trao đổi hàng hóa và tất cả các số liệu, thông tin, bằng chứng
khác cho cơ quan Hải quan mà hiện tại đang được các đối tượng
kiểm tra (cá nhân hoặc doanh nghiệp) trực tiếp hay gián tiếp tham
gia vào hoạt động buôn bán quốc tế nắm giữ”.
- Theo Công ước Kyoto sửa đổi, bổ sung tháng 9/1999: “Kiểm
tra trên cơ sở kiểm toán là các biện pháp được cơ quan Hải quan tiến
hành nhằm thoả mãn mục đích của họ trong việc xác định tính chính
xác và trung thực của các tờ khai hàng hóa thông qua kiểm tra các
chứng từ, biên bản, hệ thống kinh tế và dữ liệu thương mại của các
bên liên quan” (Phụ lục tổng quát, Chương 2, định nghĩa E3/F4).
9
- Theo Hải quan ASEAN: “Kiểm tra sau thông quan là một
biện pháp kiểm soát Hải quan có hệ thống mà cơ quan Hải quan thấy
thỏa đáng về độ chính xác và trung thực của việc khai báo hải quan
thông qua việc kiểm tra sổ sách, hồ sơ có liên quan, hệ thống kinh
doanh và dữ liệu thương mại của các cá nhân/các công ty tham gia
trực tiếp hoặc gián tiếp vào thương mại quốc tế” (Sổ tay hướng dẫn
kiểm tra sau thông quan - Tổ chức Hải quan ASEAN).
- Theo Hải quan Việt Nam: Kiểm tra sau thông quan là hoạt
động kiểm tra của cơ quan hải quan đối với hồ sơ hải quan, sổ kế
toán, chứng từ kế toán và các chứng từ khác, tài liệu, dữ liệu có liên
quan đến hàng hóa; kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp cần
thiết và còn điều kiện sau khi hàng hóa đã được thông quan.
1.1.1.2. Đặc điểm hoạt động kiểm tra sau thông quan
Quan niệm về kiểm tra sau thông quan của mỗi nước tuy được
nêu theo nhiều cánh diễn đạt khác nhau, nhưng vẫn bao hàm 7 đặc
điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, kiểm tra sau thông quan cùng thực hiện nhiệm vụ
quản lý Nhà nước về mặt Hải quan với các đơn vị chức năng khác
của Hải quan.
Thứ hai, kiểm tra sau thông quan là một phương pháp kiểm tra
của các cán bộ Hải quan.
Thứ ba, kiểm tra sau thông quan là phương pháp kiểm tra, diễn
ra sau khi giải phóng hàng.
Thứ tư, kiểm tra sau thông quan được tiến hành để xác định
xem các nội dung khai Hải quan có tuân thủ các yêu cầu của pháp
luật Hải quan và các quy định khác có liên quan hay không.
Thứ năm, kiểm tra sau thông quan thực hiện các biện pháp
10
kiểm tra theo tất cả các thông tin liên quan, bao gồm cả dữ liệu điện
tử, do các cá nhân, công ty có liên quan cung cấp nhằm thực hiện
mục tiêu trên.
Thứ sáu, kiểm tra sau thông quan không chỉ hướng vào đối
tượng khai báo mà cả các cá nhân, công ty khác liên quan đến
thương mại quốc tế.
Thứ bảy, kiểm tra sau thông quan được thực hiện với sự cộng
tác chặt chẽ giữa cơ quan Hải quan và đối tượng kiểm tra.
ai tr c a hoạt động kiểm tra sau thông quan
- Là biện pháp nâng cao năng lực quản lý của cơ quan hải
quan, thực hiện chông gian lận thương mại có hiệu quả, đồng thời tạo
điều kiện đơn giản hóa thủ tục hải quan, cải thiện môi trường đầu tư
và góp phần tích cực vào phát triển, giao lưu thương mại quốc tế.
- Là một trong những biện pháp đảm bảo để Luật Hải quan và
pháp luật có liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh
được thực hiện nghiêm chỉnh.
- Đảm bảo ngăn chặn tình trạng thất thu ngân sách, giảm thiểu
rủi ro cho doanh nghiệp và công chức hải quan.
1.2. Cơ sở pháp lý về hoạt động kiểm tra sau thông quan
1.2.1. T ch c y c l c l ng i s u hông u n
Cơ cấu tổ chức hiện hành của hệ thống kiểm tra sau thông
quan được chia làm 2 cấp như sau:
- Ở cấp trung ương:
Tại cơ quan Tổng cục, Cục Kiểm tra sau thông quan là đơn vị
đầu mối, thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn về kiểm tra sau
thông quan trong toàn lực lượng.
Cục Kiểm tra sau thông quan là đơn vị thuộc Tổng cục Hải
11
quan, được cơ cấu tổ chức thành 07 phòng chức năng, cụ thể là:
1. Phòng Tổng hợp.
2. Phòng Kiểm tra trị giá Hải quan (gọi tắt là Phòng Kiểm tra
1).
3. Phòng Kiểm tra mã số, thuế suất hàng hóa xuất nhập khẩu
(gọi tắt là Phòng Kiểm tra 2).
4. Phòng Kiểm tra sau thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu
theo loại hình gia công và sản xuất - xuất khẩu (gọi tắt là Phòng
Kiểm tra 3).
5. Phòng Kiểm tra thực hiện chính sách thương mại (gọi tắt là
Phòng Kiểm tra 4).
6. Phòng Kiểm tra sau thông quan phía Nam.
7. Phòng Thu thập, xử lý thông tin.
- Ở cấp địa phương:
Tại các Cục Hải quan tỉnh, thành phố, các Chi cục Kiểm tra
sau thông quan thực hiện công tác kiểm tra sau thông quan trong
phạm vi địa bàn quản lý Hải quan được phân công.
Các Chi cục Kiểm tra sau thông quan được tổ chức theo hướng
quản lý chuyên sâu, kết hợp quản lý doanh nghiệp, địa bàn, gồm 3
mô hình:
- Chi cục Kiểm tra sau thông quan loại 1, có 3 - 5 Đội công
tác, gồm có Chi cục Kiểm tra sau thông quan trực thuộc các Cục Hải
quan tỉnh, thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh,
Đồng Nai, Bình Dương.
- Chi cục Kiểm tra sau thông quan loại 2, có 2 Đội công tác,
gồm có Chi cục Kiểm tra sau thông quan trực thuộc 18 Cục Hải quan
tỉnh, thành phố Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Lạng Sơn, Quảng Trị,
12
Long An, Lào Cai, Tây Ninh, An Giang, Bình Định, Cần Thơ,
Khánh Hòa, Thanh Hóa, Cao Bằng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam,
Đắc Lắc, Bắc Ninh.
- Chi cục Kiểm tra sau thông quan loại 3, không chia thành các
Đội, lãnh đạo Chi cục trực tiếp điều hành thực hiện chức năng nhiệm
vụ, gồm các Chi cục Kiểm tra sau thông quan trực thuộc 10 Cục Hải
quan tỉnh Hà Giang, Điện Biên, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế,
Quảng Ngãi, Gia Lai, Đồng Tháp, Kiên Giang, Cà Mau, Bình Phước.
Đối tượng c a kiểm tra sau thông quan
Theo quy định pháp luật hiện hành thì hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu đã thông quan là đối tượng kiểm tra sau thông quan theo
Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm
tra, giám sát hải quan
Để làm rõ, có thể thấy đối tượng kiểm tra sau thông quan được
chia làm 03 dạng cụ thể:
- Hồ sơ Hải quan đang lưu giữ tại doanh nghiệp và đơn vị Hải
quan làm thủ tục hải quan cho hàng hóa liên quan.
- Chứng từ, tài liệu liên quan hàng hóa xuất nhập khẩu đã
được thông quan như sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính,
các tài liệu, dữ liệu liên quan, do doanh nghiệp lưu giữ ở dạng giấy
tờ hoặc dữ liệu điện tử.
- Hàng hóa, nơi sản xuất nếu cần thiết và còn điều kiện.
Phạm vi kiểm tra sau thông quan
Nghiên cứu về phạm vi của công tác kiểm tra sau thông quan
ta đi sâu phân tích mấy điểm sau đây:
Thứ nhất, kiểm tra sau thông quan chỉ chú trọng đi sâu vào
13
việc kiểm tra các chứng từ thương mại, hồ sơ Hải quan và các ghi
chép về kế toán, các chứng từ ngân hàng có liên quan đến các lô
hàng đã xuất khẩu hoặc nhập khẩu.
Thứ hai, dấu hiệu vi phạm, gian lận thuế, gian lận thương
mại, vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu; dấu hiệu vi phạm
pháp luật về hải quan là một căn cứ quan trọng để tiến hành kiểm tra
sau thông quan.
Thứ ba, cơ quan Hải quan áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro
tức là căn cứ vào kết quả phân tích thông tin từ cơ sở dữ liệu, từ trinh
sát Hải quan, từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân, Hải quan nước ngoài
để quyết định kiểm tra sau thông quan;
Thứ tư, địa điểm và thời hạn kiểm tra sau thông quan (phạm vi
về mặt không gian và thời gian)
Nội ung kiểm tra sau thông quan
Cơ sở pháp lý:
Luật Hải quan năm 2001 của Quốc hội khóa 10 quy định tại
Điều 32.
Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính
phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải
quan, kiểm tra, giám sát hải quan. Quy định tại Điều 65.
Nội dung kiểm tra sau thông quan bao gồm kiểm tra hồ sơ Hải
quan và kiểm tra thực tế hàng hóa:
u tr nh t chức kiểm tra sau thông quan
Theo quyết định số 3550/QĐ-TCHQ ngày 01/11/2013 của
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy trình
nghiệp vụ Kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập
14
khẩu. Thì bao gồm 2 giai đoạn nối tiếp hoặc độc lập với nhau, gồm:
kiểm tra tại trụ sở cơ quan hải quan, kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp.
1.2.5.1. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan
1.2.5.2. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp
Chương 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA SAU THÔNG
QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH KIÊN GIANG
2.1. Quá trình hình thành, phát triển của Cục Hải quan
tỉnh Kiên Giang
iai đoạn trư c khi an h nh u t Hải quan n m
2001
Ngày 20/8/1975, Tổng Giám đốc Nha ngoại thương – Chính
phủ cách mạng lâm thời Công hòa Miền nam Việt Nam Ngô Thanh
Giang đã ký Quyết định số 29/QĐ thành lập Ty Hải quan tỉnh Rạch
Giá ( tiền thân của Cục Hải quan tỉnh Kiên Giang hiện nay). Đến
ngày 03/8/1976 Đại diện Bộ Ngoại thương tại Miền Nam ban hành
Quyết định số 243/TCCB đổi tên Ty Hải quan tỉnh Rạch Giá thành
Ty Hải quan tỉnh Kiên Giang. Đến 6/1994 Tổng cục hải quan đã có
Quyết định đổi tên thành Cục Hải quan tỉnh Kiên Giang hiện nay.
Ngày 04/8/1976 Cục trưởng Cục Hải quan Miền nam Lâm
Văn Độ đã ký quyết định số 326/CHQ-TCHL thành lập Trạm Hải
quan Hà Tiên trực thuộc Ty Hải quan tỉnh Kiên Giang ( tiền thân của
Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Hà Tiên hiện nay).
Nhiệm vụ chủ yếu của Ty Hải quan tỉnh Kiên Giang là tiếp
quản Ty Quan thuế Rạch Giá của chế độ cũ, thực hiện giám sát và
quản lý hàng hóa, hành lý và phương tiện vận tải XNC.
Cơ cấu tổ chức Ty Hải quan tỉnh Rạch Giá :3 phòng, 01 trạm
15
- Phòng Hành chính và Tổ chức cán bộ;
- Phòng kiểm soát chống buôn lậu;
- Phòng Nghiệp vụ giám quản hàng hóa XNK;
- Trạm hải quan Hà Tiên.
Quá trình phát triển của Hải quan Kiên Giang được chia làm
04 giai đoạn như sau:
2.1.1.1.Giai đoạn 1990 – 1995
Bộ máy tổ chức của Hải quan Kiên Giang có:
- Văn phòng;
- Phòng nghiệp vụ;
- Phòng tổ chức cán bộ;
- Phồng điều tra chống buôn lậu;
- Đội kiểm soát cơ động;
- Hải quan Cửa khẩu Xà Xía;
- Hải quan cảng Hòn Chông;
- Hải quan Hòn Thơm;
- Hải quan Phú Quốc.
2.1.1.2. Giai đoạn 1996 – 2000
Bộ máy tổ chức của Hải quan Kiên Giang gồm có:
- Phòng tổ chức cán bộ;
- Phòng Nghiệp vụ;
- Văn phòng;
- Phòng Chống buôn lậu và xử lý;
- Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Hà Tiên;
- Chi cục Hải quan cảng Hòn Chông;
- Chi cục Hải quan Phú Quốc;
- Đội Kiểm soát Hải quan.
16
iai đoạn t đ n – u t Hải quan
c hiệu c
Bộ máy tổ chức của Hải quan Kiên Giang gồm có:
- Văn phòng;
- Phòng Nghiệp vụ;
- Phòng Chống buôn lậu & xử lý vi phạm;
- Chi cục Hải quan cảng Hòn Chông;
- Chi cục Hải quan cửa khẩu Hà Tiên;
- Chi cục Hải quan Phú Quốc;
- Đội Kiểm soát hải quan;
iai đoạn t khi u t sung s a đ i một số đi u c a
u t Hải quan n m c hiệu c đ n na
Hải quan Kiên Giang có 04 Phòng tham mưu , 05 Chi cục và
02 đội trực thuộc gồm:
- Văn phòng;
- Phòng Nghiệp vụ;
- Phòng Tổ chức cán bộ;
- Phòng Chống buôn lậu và xử lý vi phạm;
- Chi cục Kiểm tra sau thông quan;
- Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Hà Tiên;
- Chi cục Hải quan cửa khẩu Hòn Chông;
- Chi cục Hải quan Phú Quốc;
- Chi cục Hải quan quốc gia Giang Thành;
- Đội KIểm soát phòng, chống ma túy;
- Đội Kiểm soát Hải quan.
2.2. Tình hình hoạt động kiểm tra sau thông quan của Cục
Hải quan tỉnh Kiên Giang
17
nh h nh th c hiện kiểm tra sau thông quan c a Cục
Hải quan tỉnh iên Giang
Hoạt động kiểm tra sau thông quan của Cục Hải quan tỉnh
Kiên Giang có thể được đánh giá qua các giai đoạn như sau:
2.2.1.1. Giai đoạn trước khi ban hành Luật Hải quan 2001
Kiểm tra sau giải phóng hàng gồm hoạt động kiểm tra phúc
tập bộ hồ sơ hải quan tại cơ quan Hải quan theo quy định của quy
trình hành thu và kiểm tra tại một số doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân
có liên quan trong trường hợp phát hiện có buôn lậu, gian lận thương
mại làm giảm số thuế phải nộp của doanh nghiệp liên quan đến lô
hàng xuất khẩu, nhập khẩu đã được giải phóng.
2.2.1.2. Giai đoạn t 1 1 2002 đ n 31 12 200 t khi Luật
Hải quan 2001 có hiệu lực)
Bảng kết quả hoạt động KTSTQ giai đoạn 2002 – 2003
Năm
Biên chế của
KTSTQ
Số cuộc
KTSTQ
Số thu nộp
NSNN từ
KTSTQ (đ)
Ghi chú
2002 0 0 0 Chưa có lực lượng
chuyên trách
KTSTQ
2003 4 1 15.321.525 Thành lập Phòng
KTSTQ
2004 4 0 0
2005 4 0 0
(Nguồn: Cục Hải quan tỉnh Kiên Giang)
2.2.1..3. Giai đoạn t 01 01 2006 (t khi Luật bổ sung s a
đổi một s đi u của Luật Hải quan năm 2001 có hiệu lực) đ n nay
Bảng tình hình biên chế Cục HQ tỉnh Kiên Giang 2006 - 2013
18
Năm
Biên chế Cục Hải quan
tỉnh Kiên Giang (người)
Biên chế Chi cục
KTSTQ (người)
Tỉ lệ
2006 83 4 4,82%
2007 83 4 4,82%
2008 81 4 4,93%
2009 88 5 5,68%
2010 96 5 5,20%
2011 110 6 5,45%
2012 120 6 5,0%
2013 118 7 5,9%
(Nguồn: Cục Hải quan tỉnh Kiên Giang)
Kết quả tổng hợp về hoạt động kiểm tra sau thông quan qua các
năm như sau:
Bảng kết quả hoạt động KTSTQ giai đoạn 2006 - 2013
Năm
Tổng
số
cuộc
KTST
Q
Trong đó Tỉ lệ KT tại trụ
sở DN trong
tổng số các
cuộc kiểm tra
Tổng số thuế truy
thu qua công tác
KTSTQ (đ)
KT tại
trụ sở
cơ
quan
HQ
KT tại
trụ sở
DN
2006 7 7 0 0% 50.692.700
2007 15 15 0 0% 173,126,494
2008 11 11 0 0% 186.200.000
2009 12 11 1 8,3% 131,361,495
2010 18 18 0 0 171,630,323
2011 23 21 2 8,7% 419,555,881
2012 28 25 3 10,7% 979,200,915
2013 25 22 3 12% 5.773.000.000
19
(Nguồn: Cục Hải quan tỉnh Kiên Giang)
Bảng số doanh nghiệp được KTSTQ giai đoạn 2006 - 2013
Năm
Số DN hoạt
động XNK
trên địa bàn
Số DN được
kiểm tra
STQ
Tỷ lệ Ghi chú
2006 83 7 8,4%
2007 53 15 28,2
2008 103 11 10,7
2009 125 12 9,6%
2010 157 18 11,5%
2011 171 23 13,5%
2012 161 28 17,4%
2013 126 25 19,8%
(Nguồn: Cục Hải quan tỉnh Kiên Giang)
Bảng tình hình phát hiện vi phạm qua giai đoạn 2006 - 2013
Năm
Số cuộc kiểm
tra sau thông
quan
Số vụ phát
hiện vi phạm
Tỉ lệ phát
hiện vi phạm
Ghi chú
2006 7 3 42,85%
2007 15 3 20%
2008 11 4 36,36%
2009 12 3 25%
2010 18 11 61%
2011 23 13 56,5%
2012 28 8 28,57%
2013 25 12 48%
20
(Nguồn: Cục Hải quan tỉnh Kiên Giang)
Bảng tình hình xử lý VPHC giai đoạn 2006 - 2016
Năm
Số cuộc
KTSTQ
Số vụ
VPHC
Số tiền phạt
VPHC (đ)
Ghi chú
2006 7 0 0
2007 8 1 3.000.000
2008 7 1 500.000
2009 5 1 8.323.500
2010 18 0 0
2011 9 2 9.961.373
2012 5 1 5.269.790
2013 7 1 1.854.441
2014 6 4 15.354.645
2015 8 5 22.450.000
(Nguồn: Cục Hải quan tỉnh Kiên Giang)
2.3. Đánh giá chung về hoạt động kiểm tra sau thông quan
của Cục hải Hải quan tỉnh Kiên Giang
Qua đánh giá thực trạng hoạt động kiểm tra sau thông quan tại
Cục Hải quan tỉnh Kiên Giang nhận thấy có những ưu điểm và hạn
chế như sau:
Ưu điểm v ngu ên nhân c a ưu điểm
Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH
KIÊN GIANG
21
Phần cuối của chương sẽ trình bày các giải pháp và nêu ra một
số kiến nghị đối với các cấp nhằm cải cách và nâng cao chất lượng
đối với hoạt động kiểm tra sau thông quan.
3.1 Xu hướng phát triển của Hải quan thế giới và yêu cầu
đặt ra cho Cục Hải quan tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới
3.1.1 Xu hư ng ph t triển c a Hải quan th gi i
Xu hướng phát triển của Hải quan thế giới trong thế kỷ 21 được
WCO xác định tập trung thực hiện các chương trình sau1:
1. Xây dựng mạng lưới Hải quan toàn cầu trên nguyên tắc Hải
quan điện tử, thông tin phi giấy tờ được kết nối, trao đổi đơn giản và
nhanh chóng, công nhận lẫn nhau về chương trình Doanh nghiệp ưu
tiên (AEO).
2. Phối hợp quản lý biên giới
3. Quản lý rủi ro trên cơ sở thông tin tình báo.
4. Phát triển quan hệ đối tác Hải quan – Doanh nghiệp
5. Thực hiện các phương pháp làm việc, các quy trình, thủ tục
và kỹ thuật hiện đại.
6. Tạo điều kiện để áp dụng các công nghệ mới
7. Tăng cường quyền hạn thực thi pháp luật cho Hải quan
8. Định hình văn hoá công sở chuyên nghiệp
9. Xây dựng nguồn nhân lực có năng lực
10. Thực hiện liêm chính Hải quan
3.1.2 Yêu cầu nhiệ vụ ới c Cục Hải u n ỉnh Kiên Gi ng
Trong những năm tới, khối lượng công việc mà Cục Hải quan
tỉnh Kiên Giang phải thực hiện sẽ tăng lên một cách nhanh chóng.
1
ngày 05/10/2010
22
Trong việc làm thủ tục đối với hàng hóa của các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu, đến năm 2020 dự kiến kim ngạch mậu dịch tăng đột biến
tương ứng với số tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu tăng lên, số lượng
doanh nghiệp thực hiện dịch vụ sẽ lên do đảo ngọc Phú Quốc là Đặc
khu kinh tế nguồn: Cục Hải quan TPHP).
Yêu cầu đặt ra cho Cục Hải quan tỉnh Kiên Giang là làm sao để
ngày một nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao sự hài lòng, phục vụ
doanh nghiệp tốt hơn đồng thời vừa đảm bảo tính hiệu quả trong thực
thi pháp luật và chính sách về thuế đối với hàng hóa nhập khẩu, vừa
chống được tiêu cực. Trong thế kỷ 21, Cục Hải quan tỉnh Kiên Giang
phải đáp ứng được những yêu cầu sau:
- Thực hiện giám sát quản lý dây chuyền cung ứng thương mại
quốc tế. Tập trung tạo thuận lợi cho thương mại. Tăng cường mối
quan hệ đối tác với cộng đồng doanh nghiệp và xây dựng lòng tin.
- Thực hiện quản lý Hải quan trên cơ sở kỹ thuật quản lý rủi
ro, tập trung vào tuân thủ tự nguyện.
- Thông tin được nhận và xử lý hiệu quả trước khi hàng hóa,
phương tiện đến cửa khẩu.
- Phương pháp tiếp cận mang tính hệ thống trên cơ sở trao đổi
dữ liệu được với các cơ quan có liên quan, phát triển hệ thống xử lý
thông tin một cửa;
- Minh bạch hóa và tự động hóa quy trình thủ tục ở mức độ cao;
- Thiết lập được mức độ cao về liêm chính Hải quan và mức
độ tham nhũng ở mức độ rủi ro thấp nhất. Tăng cường đào tạo đạo
đức nghề nghiệp cho cán bộ Hải quan.
3.2. Mục tiêu chung khi xây dựng giải pháp
23
Các giải pháp, kiến nghị được xây dựng trong đề tài tập trung
vào các mục tiêu sau:
Một là, đổi mới phương pháp quản lý, chuyển từ phương pháp
quản lý truyền thống sang quản lý hiện đại với thủ tục Hải quan điện tử,
tăng cường kiểm tra sau thông quan dựa trên kỹ thuật quản lý rủi ro.
Hai là, góp phần thúc đẩy việc cải cách, phát triển và hiện đại
hoá ngành Hải quan nhằm nâng cao năng lực quản lý. Điều này cũng
đồng nghĩa với việc giảm thiểu tiêu cực, phiền hà, sách nhiễu trong
quá trình thực thi công vụ của một bộ phận công chức Hải quan.
Ba là, nâng cao năng lực quản lý của ngành Hải quan (năng
suất, chất lượng, hiệu quả..) nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa sự
tăng nhanh khối lượng hàng hoá nhập khẩu trong điều kiện hội nhập
với nguồn nhân lực hiện có.
B n là, hoạt động Hải quan hướng về khách hàng, nhằm đạt
được sự hài lòng từ phía doanh nghiệp.
3.3. Giải pháp cải cách thủ tục hành chính đối với hoạt
động kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan tỉnh Kiên Giang
3.3.1. Đẩ mạnh th c hiện th tục Hải quan điện t
Nâng cao chất ượng đội ngũ c n ộ công chức
3.3.3. Ho n thiện hệ thống quản ý r i ro
3.3.4. ng cường công t c kiểm tra sau thông quan
3.3.5. Xâ ng h nh ảnh công sở chu ên nghiệp
Thứ nhất, cần xác định rõ quan hệ Hải quan - Doanh nghiệp là
mối quan hệ đối tác, hợp tác.
Thứ hai, cần xác định rõ các quyền của doanh nghiệp:
Thứ ba, có chính sách phù hợp giữa nhóm doanh nghiệp quy
mô lớn và nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ.
24
Thứ tư, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Đại lý làm thủ
tục Hải quan.
KẾT LUẬN
Bằng những hiểu biết về Việc áp dụng kiểm tra sau thông quan
tại Cục Hải quan tỉnh Kiên Giang, trên cơ sở những kết quả nghiên
cứu đạt được ở chương 2 và kinh nghiệm của Hải quan một số nước
trên thế giới, trong chương này tác giả đã trình bày một số giải pháp
trong không chỉ riêng cho cơ quan hải quan mà còn tập trung hướng
tới tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan và đẩy mạnh cải
cách thủ tục hành chính như một giải pháp đồng bộ, xuyên suốt phục
vụ công cuộc đổi mới và hội nhập sâu rộng của đất nước nói chung,
ngành Hải quan Việt Nam và Hải quan Kiên Giang nói riêng.
Những nhóm giải pháp chính đó là : đẩy mạnh triển khai thủ
tục Hải quan điện tử, tăng cường áp dụng quản lý rủi ro, đặc biệt
hiệu quả công tác kiểm tra sau thông quan, xây dựng hình ảnh công
sở và xây dựng chính sách phục vụ khách hàng, tăng cường minh
bạch hóa thông tin. Đây là những giải pháp mang tính chất đan xen
có thể ảnh hưởng, tác động lẫn nhau cần được thực hiện một cách
đồng bộ . Nhằm hổ trợ, tạo điều kiện cho những cố gắng của Cục Hải
quan tỉnh Kiên Giang trong việc nâng cao sự hài lòng của khách
hàng . Tại phần cuối của chương 3, tác giả cũng đề xuất một số kiến
nghị đối với Chính phủ, Bộ Tài chính và Tông cục Hải quan./.
25
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_hoat_dong_kiem_tra_sau_thong_quan_tai_cuc_h.pdf