Tóm tắt Luận văn Kết hợp giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức cho người chưa thành niên ở nước Việt Nam hiện nay

Khái niệm NCTN là một khái niệm đƣợc sử dụng nhiều trong các văn bản pháp luật. Bên cạnh khái niệm này, chúng ta cũng thƣờng xuyên sử dụng khái niệm trẻ “vị thành niên” hay “trẻ em”.Tuy nhiên, khái niệm NCTN đƣợc đề cập đến trong một số văn bản sau: Theo Từ điển Tiếng việt, thì “thành niên” là đến tuổi đƣợc pháp luật công nhận là công dân với đầy đủ quyền và nghĩa vụ, “vị thành niên” là chƣa đến tuổi đƣợc pháp luật công nhận là công dân với đầy đủ quyền và nghĩa vụ [35, tr17]. Điều 1 Công ƣớc quốc tế về quyền trẻ em đƣợc Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 20/11/1989 có ghi: “Trong phạm vi Công ước này, trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng đối với trẻ em có quy định tuổi thành niên sớm hơn” [59, Điều 1]. Ở Việt Nam, độ tuổi ngƣời chƣa thành niên đƣợc xác định thống nhất trong Hiến Pháp năm 1992, Bộ luật Hình sự năm 1999, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Bộ luật Lao động, Bộ luật Dân sự, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và một số văn bản quy phạm pháp luật khác. Tất cả các văn bản pháp luật đó đều quy định tuổi của ngƣời chƣa thành niên là dƣới 18 tuổi và quy định riêng những chế định pháp luật đối với ngƣời chƣa thành niên trong từng lĩnh vực cụ thể.

pdf25 trang | Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 2502 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Kết hợp giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức cho người chưa thành niên ở nước Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ HOÀI THU KẾT HỢP GIÁO DỤC PHÁP LUẬT, GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN Ở NƯỚC VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ HOÀI THU KẾT HỢP GIÁO DỤC PHÁP LUẬT, GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN Ở NƯỚC VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật Mã số : 60 38 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TSKH. Đào Trí Úc Hà Nội – 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin đảm bảo những thông tin trong luận văn là trung thực không sao chép từ bất kỳ công trình nào khác. Đƣợc sự hƣớng dẫn của GS.TSKH Đào Trí Úc và đọc các tài liệu tham khảo để hoàn thành công trình này. Tôi đã hoàn thành tất cả các khoản học phí theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Kính mong khoa Luật tạo điều kiện để tôi đƣợc bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Nguyễn Thị Hoài Thu MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 7 Chƣơng 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC VỚI NHU CẦU GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VÀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN Ở VIỆT NAM.......................................................................................................................... 16 1.1. Sự liên hệ giữa pháp luật và đạo đức- cơ sở cho việc xây dựng hành vi xã hội của ngƣời chƣa thành niên ........................................................................................ 16 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của ngƣời chƣa thành niên ........................................ 16 1.1.2. Mối liên hệ giữa pháp luật và đạo đức ............ Error! Bookmark not defined. 1.1.3 Mục đích cung cấp tri thức, hình thành kỹ năng pháp luật, quyền con ngƣời cho ngƣời chƣa thành niên ........................................ Error! Bookmark not defined. 1.1.4 Yêu cầu về sự kết hợp giáo dục đạo đức và giáo dục pháp luật cho ngƣời chƣa thành niên .................................................................. Error! Bookmark not defined. 1.1.5 Các chuẩn giá trị pháp luật và đạo đức đối với quá trình hình thành hành vi xã hội của ngƣời chƣa thành niên .................................. Error! Bookmark not defined. 1.2. Các hình thức kết hợp giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức cho ngƣời chƣa thành niên .................................................................. Error! Bookmark not defined. 1.2.1. Thông qua chƣơng trình giáo dục công dân ở nhà trƣờngError! Bookmark not defined. 1.2.2. Thông qua sách, báo, phƣơng tiện truyền thông, gamesError! Bookmark not defined. 1.2.3. Thông qua các chƣơng trình kể chuyện về đạo đức và thi tìm hiểu những câu chuyện hay về đạo đức và pháp luật. ........................ Error! Bookmark not defined. 1.2.4. Thông qua việc xét xử của tòa án từ các vụ án cụ thểError! Bookmark not defined. 1.2.5. Thông qua hành động thực tiễn của ngƣời lớn trong đời sống hàng ngày ................................................................................... Error! Bookmark not defined. Chƣơng 2: THỰC TRẠNG KẾT HỢP GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC CHO NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN Ở NƢỚC VIỆT NAM HIỆN NAY ..... Error! Bookmark not defined. 2.1. Thực trạng về ngƣời chƣa thành niên và sự hiểu biết pháp luật của ngƣời chƣa thành niên .................................................................. Error! Bookmark not defined. 2.1.1. Thực trạng về ngƣời chƣa thành niên ở nƣớc Việt Nam hiện nay .......... Error! Bookmark not defined. 2.1.2 Thực trạng về sự hiểu biết pháp luật của ngƣời chƣa thành niên hiện nay ................................................................................... Error! Bookmark not defined. 2.2 Thực trạng của việc kết hợp giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức cho ngƣời chƣa thành niên ở nƣớc ta ......................................... Error! Bookmark not defined. 2.2.1. Thực trạng về chủ thể thực hiện công tác kết hợp giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức cho ngƣời chƣa thành niên ở Việt Nam hiện nayError! Bookmark not defined. 2.2.2 Thực trạng về nội dung kết hợp giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức cho ngƣời chƣa thành niên ở Việt Nam hiện nay hiện nayError! Bookmark not defined. 2.2.3. Thực trạng về phƣơng pháp kết hợp giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức cho ngƣời chƣa thành niên ở Việt Nam hiện nay hiện nayError! Bookmark not defined. 2.2.4. Thực trạng GDPL, GDĐĐ thông qua các hình thức giáo dục ................ Error! Bookmark not defined. Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG KẾT HỢP GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VÀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ............................ Error! Bookmark not defined. 3.1 Giải pháp chung .................................................. Error! Bookmark not defined. 3.1.1. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật dựa trên nền tảng các quan điểm, chuẩn mực đạo đức xã hội ......................................... Error! Bookmark not defined. 3.1.2. Nâng cao nhận thức về vai trò của pháp luật, đạo đức cũng nhƣ mối quan hệ giữa chúng trong giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức cho NCTN ................. Error! Bookmark not defined. 3.1.3. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ sở pháp lý bảo đảm kết hợp GDPL, GDĐĐ cho NCTN ..................................................... Error! Bookmark not defined. 3.1.4. Đổi mới, đa dạng hóa các hình thức giáo dục pháp luật, coi trọng giáo dục đạo đức ...................................................................... Error! Bookmark not defined. 3.1.5. Tăng cƣờng công tác đấu tranh phòng và chống vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức; coi trọng khía cạnh giáo dục cải tạo khi áp dụng các biện pháp cƣỡng chế nhà nƣớc đối với NCTN ............................................ Error! Bookmark not defined. 3.2 Giải pháp cụ thể .................................................. Error! Bookmark not defined. 3.2.1. Tăng cƣờng vai trò của gia đình với ý nghĩa là rào cản của hiện tƣợng vi phạm pháp luật của ngƣời chƣa thành niên ............... Error! Bookmark not defined. 3.2.2. Tăng cƣờng sự phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình, và xã hội trong việc giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật cho ngƣời chƣa thành niênError! Bookmark not defined. 3.2.3. Nâng cao hiệu quả kết hợp giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức trong nhà trƣờng ........................................................................ Error! Bookmark not defined. 3.2.4. Thiết chặt quản lý trật tự, an toàn xã hội trong cộng đồng dân cƣ ......... Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN CHUNG ................................................ Error! Bookmark not defined. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................. Error! Bookmark not defined. Phụ lục DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Bộ LĐ – TB&XH Bộ Lao động – Thƣơng binh & xã hội ĐĐ Đạo đức GDĐĐ Giáo dục đạo đức GDPL Giáo dục pháp luật NCTN Ngƣời chƣa thành niên PL Pháp luật VPHC Vi phạm hành chính VPPL Vi phạm pháp luật DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số hiệu biểu đồ Tên biểu đồ Trang Biểu đồ 2.1: Biểu đồ nhận thức của NCTN về các hành vi vi phạm PL và ĐĐ 64 Biểu đồ 2.2: Biểu đồ các hành vi vi phạm pháp luật và đạo đức của NCTN 66 Biểu đồ 2.3: Biểu đồ đánh giá của NCTN về sự phối hợp của các chủ thể trong GDPL, GDĐĐ 73 Biểu đồ 2.4: Biểu đồ đánh giá của NCTN về mức độ triển khai các nội dung GDPL, GDĐĐ 74 Biểu đồ 2.5: Biểu đồ các phƣơng pháp GDPL,GDĐĐ 79 Biểu đồ 2.6: Biểu đồ hình thức GDPL 83 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, thế hệ trẻ Việt Nam đã và đang có những cống hiến thiết thực cho đất nƣớc, bởi lẽ, những ngƣời trẻ là những ngƣời hăng hái, nhiệt tình đi đầu trên mọi mặt trận: học tập, lao động, sản xuất Họ xứng đáng là thế hệ kế tục sự nghiệp vĩ đại của ông cha ta. Chuyển sang xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cuộc vận động toàn dân sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, việc tăng cƣờng tuyên truyền, giáo dục pháp luật (GDPL) đã trở nên cần thiết và cấp bách hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, pháp luật dù hoàn thiện đến đâu cũng không thể điều chỉnh hết mọi quan hệ xã hội. Do đó, ý thức tự giác chấp hành pháp luật của mỗi ngƣời dựa trên lòng tự trọng, danh dự, phẩm giá, lƣơng tâm - biểu hiện tập trung của một nhân cách đạo đức là những yếu tố điều chỉnh xã hội không gì có thể thay thế đƣợc. Vì vậy mà giáo dục pháp luật (GDPL) và giáo dục đạo đức (GDĐĐ) phải song hành đồng thời phải có sự kết hợp với nhau là vấn đề hết sức cần thiết trong tổ chức quản lý xã hội cũng nhƣ trong hoạt động giáo dục. Hiện nay, vẫn còn một bộ phận thanh thiếu niên có những biểu hiện không lành mạnh trong cuộc sống, vi phạm pháp luật, phạm tội. Vì vậy, đối với ngƣời chƣa thành niên, yêu cầu đặt ra đối với toàn xã hội đó là làm thế nào để giảm tối đa các hành vi vi phạm pháp luật và phạm tội của thanh thiếu niên. Điều đó cần thiết phải có sự kết hợp giữa giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên, nhất là ngƣời chƣa thành niên trong giai đoạn hiện nay. Từ khi nền kinh tế nƣớc ta chuyển sang cơ cấu kinh tế thị trƣờng, tình hình đời sống xã hội nƣớc ta diễn biến rất phức tạp, tình trạng vi phạm pháp luật đặc biệt là tình trạng phạm tội ngày càng gia tăng đáng báo động. Mặc dù các cơ quan chức năng đã có nhiều biện pháp tích cực để nâng cao hiệu quả phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm , song hoạt động của bọn tội phạm vẫn diễn ra hết sức phức tạp không chỉ về số lƣợng các vụ phạm tội tăng lên mà mức độ phạm tội ngày càng nguy hiểm và hậu quả do chúng gây ra đối cho xã hội hết sức nặng nề. Hậu quả do bọn tội phạm gây ra không những xác định bằng sự thiệt hại về ngƣời, thiệt hại về vật chất mà còn ảnh hƣởng tiêu cực đến các thành viên khác trong xã hội đặc biệt là thế hệ trẻ. Tình hình vi phạm pháp luật của ngƣời chƣa thành niên ở nƣớc ta ngày càng nhiều, số lƣợng ngƣời chƣa thành niên phạm tội ở mức ngày càng cao, quy mô cũng nhƣ tính chất, mức độ phạm tội ngày càng nghiêm trọng, nguy hiểm. Điều này cho thấy sự ảnh hƣởng tiêu cực từ tội phạm đã tác động đến những ngƣời trẻ tuổi là thái độ coi thƣờng pháp luật, coi thƣờng tính mạng, nhân phẩm và tài sản của ngƣời khác. Đất nƣớc ta ngày càng phát triển, chất lƣợng cuộc sống ngày càng đƣợc nâng lên song nhƣợc điểm lớn ở đây là vấn đề “ngƣời ngƣời bận rộn, nhà nhà bận rộn”, cha mẹ mải mê kiếm tiền, con cái thì ham chơi hơn ham học, không đƣợc sự quan tâm, chăm sóc của gia đình, nhà trƣờng và toàn xã hội nhất là lứa tuổi chƣa thành niên. Đây là lứa tuổi dễ bị tác động từ các yếu tố ngoại cảnh, độ tuổi này dễ bị chi phối từ các tác nhân bên ngoài, thích nổi trội, hay bị kích động, thích khám phá những cái mới nên rất cần có sự quan tâm chăm sóc, quản lý đặc biệt của ngƣời lớn, của toàn xã hội. Trong thời gian dài Đảng và nhà nƣớc ta rất quan tâm, chú trọng đến việc giáo dục pháp luật ở lứa tuổi thanh thiếu niên, họ là nguồn trí tuệ cho cho xã hội tƣơng lai và là thế hệ trẻ tiếp nối thực hiện công cuộc đổi mới đất nƣớc. Chính vì vậy Đảng và nhà nƣớc ta đã ban hành nhiều chính sách pháp luật để thực hiện, điển hình nhƣ: Ngày 7/12/1982, Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng đã ban hành chỉ thị số 315/CT về việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật đã xác định: “Hình thức tuyên truyền cần phong phú, hấp dẫn, thích hợp với từng loại đối tượng”[7]. Cần sử dụng rộng rãi báo chí, phát thanh, truyền hình và các hình thức văn hoá, nghệ thuật khác để phổ biến pháp luậtTiếp đó chỉ thị số 300/CT ngày 22/10/1987 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng về một số công tác trƣớc măt nhằm tăng cƣờng quản lý Nhà nƣớc bằng pháp luật đã yêu cầu. Tiếp đó trong Chỉ thị số 02/1998/CT-TTg ngày 07/01/1998 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc tăng cƣờng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay và Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg về việc ban hành Kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 1998 đến năm 2002 và thành lập Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật. QĐ số 13/2003/QĐ-TTg ngày 17/01/2003 phê duyệt chƣơng trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007; NQ 61/2007/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 7/12/2007, phổ biến giáo dục pháp luật là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị đặt dƣới sự lãnh đạo của Đảng. Ngày 12/03/2008 Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 37/2008/QĐ- TTg phê duyệt Chƣơng trình phổ biến giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012 trong đó mục tiêu đề ra: Tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, đổi mới phƣơng thức tổ chức thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lựclàm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật,..., tổ chức có hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật trên toàn quốc” [51]. Đặc biệt những năm gần đây Thủ tƣớng chính phủ đã ban hành Quyết định số 1928/QĐ-TTg ngày 20 tháng 11 năm 2009 về việc phê duyệt đề án “ Nâng cao chất lƣợng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trƣờng” và mới đây Thủ tƣớng đã ký Quyết định số 1141/QĐ-BĐHĐA ban hành kế hoạch thực hiện Đề án nói trên giai đoạn 2013-2016. Gần đây nhất ngày 20/06/2012 tại kì họp thứ 3 Quốc hội khóa XIII đã thông qua luật số 14/2012/QH13 của Quốc hội: LUẬT PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT với năm chƣơng, 41 Điều, với những quy định chung về phổ biến và giáo dục pháp luật; các nguyên tắc quản lý về phổ biến và giáo dục pháp luật; nội dung và hình thức phổ biến và giáo dục pháp luật; cũng nhƣ trách nhiệm phổ biến và giáo dục pháp luật cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; và các điều kiện đảm bảo cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Điều đó cho thấy sự nỗ lực của Chính phủ ta quyết tâm thực hiện việc giáo dục, phổ biến pháp luật trong nhà trƣờng một cách sâu rộng, toàn diện, phối kết hợp giáo dục pháp luật trong chƣơng trình chính khóa với các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và giáo dục ngoại khóa ở tất cả các cấp học từ Phổ thông cơ sở đến Phổ thông trung học rồi đến trung cấp, cao đẳng và đại học với mục đích tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luật và hành vi nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật ở lứa tuổi chƣa thành niên và cả lứa tuổi đã thành niên. Trên thực tế công tác giáo dục môn học đạo đức, giáo dục công dân trong các trƣờng phổ thông đã và đang tiến hành thƣờng xuyên ở các cấp học song hiệu quả mà các môn học này mang lại cho xã hội còn rất kém. Cụ thể tình trạng học sinh vi phạm pháp luật ngày càng nhiều ở các lĩnh vực giao thông, trận tự an toàn xã hội. và rất đáng lên án là tình trạng học sinh nữ đánh nhau chỉ vì những lý do rất đơn giản xảy ra ở nhiều nơi trên cả nƣớc, đồng thời với hành vi không đẹp ấy là một bộ phận học sinh đứng ngoài không can ngăn mà lại cổ vũ, khuyến khích, tệ hại hơn nữa một số em còn quay video qua điện thoại để tung lên mạng. Điều này cho thấy ý thức pháp luật của học sinh quá kém và sự xuống cấp thê thảm về đạo đức ở một bộ phận không nhỏ học sinh phổ thông hiện nay. Tình trạng vi phạm pháp luật hình sự diễn ra ở độ tuổi chƣa thành niên ngày càng diễn biến phức tạp. Nếu nhƣ trƣớc đây các em phạm tội do suy nghĩ bột phát, ngây thơ thì hiện nay mức độ phạm tội của ngƣời chƣa thành niên ngày càng nghiêm trọng, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hơn, các em phạm tội có tổ chức, băng nhóm, sử dụng nhiều loại phƣơng tiện, công cụ nguy hiểm gây hậu quả nghiêm trọng về ngƣời và tài sản. Một vấn đề báo động và là câu hỏi đặt ra cho toàn xã hội hiện nay, đó là tại sao tính “hăng máu”, tính “ anh hùng rơm” và tình trạng “ bạo lực học đƣờng” đang diễn ra gây nhức nhối cho toàn xã hội đến nhƣ vậy. Chỉ có câu trả lời duy nhất là sự xuống cấp về đạo đức và sự kém hiểu biết về pháp luật trong việc hình thành nhân cách của ngƣời chƣa thành niên mà hệ quả của sự việc này là kết quả của nền giáo dục từ gia đình, từ nhà trƣờng và toàn xã hội trong thời gian dài. Để góp phần giải quyết vấn đề trên, việc làm sáng tỏ tình hình tội phạm của ngƣời chƣa thành niên, phát hiện những quy luật chi phối sự vận động của hiện tƣợng xã hội này, đồng thời tìm hiểu, đánh giá đƣợc mặt tích cực, các mặt hạn chế của công tác giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức sẽ cho phép nâng cao chất lƣợng và hiệu quả giáo dục. Nhƣ vậy, cần thiết phải tìm hiểu thực trạng giáo dục đạo đức và pháp luật cho lứa tuổi chƣa thành niên, đặc biệt là học sinh phổ thông và đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả của việc kết hợp hai loại hình giáo dục này trong thực tiễn đang là yêu cầu bức xúc hiện nay. Từ những điểm phân tích trên đây, tác giả thấy rằng việc nghiên cứu đề tài: “Kết hợp giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức cho người chưa thành niên ở nước Việt Nam hiện nay” trên cơ sở lý luận và thực tiễn là hết sức cần thiết, đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tiễn của toàn xã hội. 2. Tình hình nghiên cứu Về phƣơng diện lý luận, từ trƣớc đến nay, mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức đã thu hút đƣợc sự quan tâm của cả Luật học và Đạo đức học. Điều này đƣợc phản ánh trong các tác phẩm lý luận về pháp luật và đạo đức nhƣ Giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật của Khoa Luật trƣờng Đại học Tổng hợp, năm 1993; Giáo trình Đạo đức học của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2000, đều có những mục xem xét mối quan hệ này. Nội dung của những mục tiêu này tuy không nhiều nhƣng đã đƣa ra đƣợc những định hƣớng bƣớc đầu rất có ý nghĩa cho việc nghiên cứu mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức. Ở góc độ nghiên cứu cụ thể,trong thời gian qua phải kể đến một số công trình tiêu biểu nhƣ Đạo đức và pháp luật trong triết lý phát triển ở Việt Nam của các tác giả Vũ Khiêu và Thành Duy, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, năm 2000, các tác giả đã giới thiệu mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức qua các giai đoạn lịch sử, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vấn đề này Đặc biệt phải kể đến ở đây là loạt công trình nghiên cứu chuyên sâu của GS.TS Hoàng Thị Kim Quế về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức nhƣ: Một số suy nghĩ về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong hệ thống điều chỉnh xã hội - Tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật số 7/ 1999; Trần Minh Đoàn (2001), Giáo dục đạo đức cho thanh niên, học sinh theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ triết học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh; Nguyễn Đình Đặng Lục (2008), Giáo dục pháp luật trong nhà trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội; Nguyễn Thúy Hoa (2005), Kết hợp pháp luật và đạo đức trong quản lý nhà nước ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ luật, Học viện chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh; Một số suy nghĩ về trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm đạo đức- Tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật số 3/2000; Xu hướng vận động, phát triển của pháp luật và đạo đức ở Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử - Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 7, 8 /2002là những bài viết có giá trị. Bên cạnh đó, phải kể đến một số công trình đáng chú ý khác nhƣ: Bàn về giáo dục pháp luật của TS. Trần Ngọc Đƣờng, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995; Tìm hiểu về mối liên hệ giữa đạo đức và pháp luật của Luật gia Lê Quang Thƣởng; Đạo đức truyền thống của dân tộc là môi trường thuận lợi của việc thực hiện pháp luật của Luật gia Phạm Văn Tỉnh; Tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp pháp luật và đạo đức trong quản lý xã hội của tác giả Lƣơng Hồng Quang, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, 2003. Ngƣời chƣa thành niên là đối tƣợng nghiên cứu của rất nhiều tác giả, trong lĩnh vực luật học, có nhiều luật gia nghiên cứu, có thể kể đến các sách: Phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội, Nhà xuất bản pháp lý Hà Nội, 1987 do Phó Tiến sĩ Vũ Đức Khiển làm chủ biên. Tác giả đề cập đến vấn đề NCTN, vấn đề phạm tội của NCTN để từ đó đƣa ra một số giải pháp thiết thực. Tư pháp với người chưa thành niên và quyền trẻ em, 1996, NXB Chính trị quốc gia, của Vũ Ngọc Bình bàn đến vấn đề tƣ pháp đối với NCTN và có đề cập đến quyền trẻ em, từ đó đƣa ra cách nhìn về xử lý trên khía cạnh luật pháp đối với đối tƣợng này. Ngoài ra còn rất nhiều bài viết về vấn đề này nhƣ: Trách nhiệm hình sự của cha mẹ trong Pháp lệnh bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của tác giả Vũ Kim đăng trên tập san của Tòa án nhân dân, số 6/1980; Vai trò của Tòa án nhân dân trong việc ngăn ngừa vị thanh niên phạm tội, tác giả Đặng Quang Phƣơng, đăng trên tập san của Tòa án nhân dân, số 5/1982. Về tâm lý xã hội đối với tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật của người chưa thành niên và việc tổ chức phòng ngừa các tội phạm đó của tác giả Đào Trí Úc (1989), Xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật của GS.TSKH Đào Trí Úc (đề tài KX - 07 - 17)... Những kết quả nghiên cứu của các tác giả trên là nguồn tài liệu quý để tác giả luận văn triển khai đề tài của mình theo cách tiếp cận riêng. Đó là việc phân tich sự liên hệ giữa pháp luật và đạo đức- cơ sở cho việc xây dựng hành vi xã hội của ngƣời chƣa thành niên, từ đó đƣa ra các hình thức kết hợp giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức cho ngƣời chƣa thành niên. Trên cơ sở phân tích, khảo sát thực trạng của việc kết hợp giáo dục pháp luật và đạo đức cho ngƣời chƣa thành niên ở nƣớc ta để đƣa ra các giải pháp thiết thực. 3. Mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của luận văn - Mục đích của luận văn: Nghiên cứu về việc kết hợp giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức cho ngƣời chƣa thành niên ở Việt Nam hiện nay để giải quyết việc thay đổi phƣơng pháp giáo dục pháp luật bằng việc giáo dục pháp luật kết hợp với giáo dục đạo đức cho đối tƣợng là những ngƣời chƣa thành niên. Từ đó đi đến nghiên cứu đồng bộ hệ thống chƣơng trình giáo dục pháp luật kết hợp với giáo dục đạo đức cho ngƣời chƣa thành niên ở nƣớc Việt Nam hiện nay. - Nhiệm vụ của luận văn: Để thực hiện đƣợc mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ cụ thể sau đây: - Thứ nhất, phân tích đƣợc cơ sở lý luận của sự liên hệ giữa pháp luật và đạo đức- cơ sở cho việc xây dựng hành vi xã hội của ngƣời chƣa thành niên. - Thứ hai, phân tích thực trạng của việc kết hợp giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức cho ngƣời chƣa thành niên ở nƣớc Việt Nam hiện nay. -Thứ ba, đề xuất một số phƣơng hƣớng và giải pháp tăng cƣờng kết hợp giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức cho ngƣời chƣa thành niên ở nƣớc Việt Nam hiện nay Ý nghĩa của luận văn Kết quả nghiên cứu của luận văn ở mức độ nhất định có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, góp thêm cơ sở cho việc hoạch định chính sách của Đảng và Nhà nƣớc để phát huy việc giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức cho ngƣời chƣa thành niên ở Việt Nam hiện nay. Luận văn đóng góp một hƣớng giáo dục pháp luật kết hợp với giáo dục đạo đức cho ngƣời chƣa thành niên chứ không chỉ đơn thuần là giáo dục pháp luật cho đối tƣợng này hiện nay vẫn đang thực hiện. Luận văn còn góp phần nâng cao nhận thức và phƣơng hƣớng cho các cơ quan nhà nƣớc trong việc giáo dục pháp luật và đạo đức cho ngƣời chƣa thành niên. Luận văn là tài liệu tham khảo bổ ích đối với cán bộ, giáo viên, giảng viên làm công tác giáo dục pháp luật. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Với đề tài này tác giả tập trung tìm hiểu chuẩn giá trị pháp luật và đạo đức và việc kết hợp giữa hai giá trị ấy vào việc giáo dục nhân cách, phẩm chất, biết tuân thủ pháp luật cho ngƣời chƣa thành niên. Từ đó hình thành hành vi xã hội của ngƣời chƣa thành niên ở nƣớc Việt Nam hiện nay. Đề tài nghiên cứu tình hình giáo dục pháp luật kết hợp với giáo dục đạo đức cho ngƣời chƣa thành niên trên cả nƣớc và tìm hiểu, phân tích thực trạng công tác giáo dục pháp luật kết hợp với giáo dục đạo đức cho ngƣời chƣa thành niên hiện nay ở nƣớc Việt Nam hiện nay. - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tham khảo nguồn số liệu của Tòa án nhân dân tối cao, Cục cảnh sát điều tra tội phạm xã hộiNgoài ra, đề tài giới hạn ở việc khảo sát tình hình giáo dục pháp luật kết hợp với giáo dục đạo đức cho ngƣời chƣa thành niên ở một số trƣờng THCS, PTTH ở Hà Nội để làm rõ thực trạng công tác giáo dục pháp luật kết hợp với giáo dục đạo đức cho ngƣời chƣa thành niên ở nƣớc Việt Nam hiện nay. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn đƣợc thực hiện dựa trên việc vận dụng phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, phép biện chứng của Chủ nghĩa Mác-Lê nin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về nhà nƣớc và pháp luật. Bên cạnh đó luận văn còn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể là phân tích, đối chiếu, so sánh, thống kê, tổng hợp, phƣơng pháp điều tra xã hội học; phƣơng pháp phân tích quy phạm cũng đƣợc tác giả vận dụng để phân tích quan điểm của Đảng và pháp luật của nƣớc ta về hoạt động phổ biến pháp luật nói chung. 6. Những điểm mới của luận văn Đề tài “Kết hợp giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức cho người chưa thành niên ở nước Việt Nam hiện nay” mà tác giả lựa chọn có tính mới so với các đề tài nghiên cứu về giáo dục pháp luật đã đƣợc hoàn thành ở chỗ: - Luận văn nghiên cứu và phân tích chi tiết đặc điểm của ngƣời chƣa thành niên ở nƣớc ta. - Luận văn nghiên cứu, tìm hiểu việc kết hợp giữa giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức cho đối tƣợng là ngƣời chƣa thành niên chứ không dừng lại ở việc giáo dục, phổ biến pháp luật nhƣ các đề tài khác. - Luận văn đóng góp việc giáo dục pháp luật kết hợp với giáo dục đạo đức cho ngƣời chƣa thành niên không chỉ về phƣơng diện lý luận mà còn cần phải áp dụng việc giáo dục pháp luật kết hợp với giáo dục đạo đức cho ngƣời chƣa thành niên về mặt thực tiễn. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chƣơng. Chương 1: Pháp luật và đạo đức với nhu cầu giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức cho ngƣời chƣa thành niên ở Việt Nam Chương 2: Thực trạng của việc kết hợp giáo dục pháp luật và đạo đức cho ngƣời chƣa thành niên ở nƣớc Việt Nam hiện nay Chương 3: Phƣơng hƣớng và giải pháp tăng cƣờng kết hợp giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức cho ngƣời chƣa thành niên ở nƣớc Việt Nam hiện nay Chương 1 PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC VỚI NHU CẦU GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VÀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN Ở VIỆT NAM 1.1. Sự liên hệ giữa pháp luật và đạo đức- cơ sở cho việc xây dựng hành vi xã hội của người chưa thành niên 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của người chưa thành niên * Khái niệm người chưa thành niên: Khái niệm NCTN là một khái niệm đƣợc sử dụng nhiều trong các văn bản pháp luật. Bên cạnh khái niệm này, chúng ta cũng thƣờng xuyên sử dụng khái niệm trẻ “vị thành niên” hay “trẻ em”...Tuy nhiên, khái niệm NCTN đƣợc đề cập đến trong một số văn bản sau: Theo Từ điển Tiếng việt, thì “thành niên” là đến tuổi đƣợc pháp luật công nhận là công dân với đầy đủ quyền và nghĩa vụ, “vị thành niên” là chƣa đến tuổi đƣợc pháp luật công nhận là công dân với đầy đủ quyền và nghĩa vụ [35, tr17]. Điều 1 Công ƣớc quốc tế về quyền trẻ em đƣợc Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 20/11/1989 có ghi: “Trong phạm vi Công ước này, trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng đối với trẻ em có quy định tuổi thành niên sớm hơn” [59, Điều 1]. Ở Việt Nam, độ tuổi ngƣời chƣa thành niên đƣợc xác định thống nhất trong Hiến Pháp năm 1992, Bộ luật Hình sự năm 1999, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Bộ luật Lao động, Bộ luật Dân sự, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và một số văn bản quy phạm pháp luật khác. Tất cả các văn bản pháp luật đó đều quy định tuổi của ngƣời chƣa thành niên là dƣới 18 tuổi và quy định riêng những chế định pháp luật đối với ngƣời chƣa thành niên trong từng lĩnh vực cụ thể. Nhƣ vậy, qua sự phân tích các quan điểm nêu trên, có thể xác định độ tuổi NCTN là những ngƣời dƣới 18 tuổi. Bao gồm tất cả trẻ em (những ngƣời chƣa đủ 16 tuổi) và vị thành niên (những ngƣời trong độ tuổi từ 12 đến dƣới 18 tuổi). Trong phạm vi đề tài này, tác giả chỉ nghiện cứu lứa tuổi vị thành niên ở độ tuổi từ 12 tuổi References. 1. A.I Dongova (1987), (Ngƣời dịch Lục Thanh Hà), Những khía cạnh tâm lý – xã hội về tình trạng phạm tội của người chưa thành niên, Nxb Pháp lý, Hà Nội. 2. Nguyễn Huy Bằng (2007), "Sáu mối quan hệ cơ bản liên quan đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng chống tội phạm trong học sinh, sinh viên", Tạp chí Giáo dục (5). 3. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông môn GDCD, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 4. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2006), Giáo dục công dân 11, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 5. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2007), Giáo dục công dân 10, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 6. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2007), Giáo dục công dân 12, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 7. Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng (1982), Chỉ thị số 315/CT ngày 7/12/1982 về việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật 8. Nguyễn Trọng Chuẩn (1998), “Vấn đề khai thác các giá trị truyền thống vì mục tiêu phát triển”, Tạp chí Triết học, (2). 9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 10. Nguyễn Minh Đoan (2008), Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 11. Trần Minh Đoàn (2001), Giáo dục đạo đức cho thanh niên, học sinh theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 12. Trần Thị Minh Đức (2010), Hành vi gây hấn - Phân tích từ góc độ Tâm lý học xã hội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 13. Trần Thị Minh Đức (2010), Kỹ năng tham vấn cho người chưa thành niên vi phạm pháp luật, Bản quyền của tổ chức Plan tại Việt Nam. 14. G. Bandzeladze (2004), Đạo đức học, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 15. Nguyễn Thúy Hoa (2005), Kết hợp pháp luật và đạo đức trong quản lý nhà nước ở Việt Nam hiện nay, Luật văn thạc sĩ luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 16. Nguyễn Đức Hòa (2008), "Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trƣờng phổ thông", Tạp chí Triết học, (5). 17. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2000), Giáo trình Đạo đức học, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 18. J.Sandtrock (2004), Trần Thị Lan Hƣơng biên dịch, Tìm hiểu thế giới tâm lý của tuổi vị thành niên, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 19. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (1997), Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội 20. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2005), Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 21. Khoa Triết học, Học viện CTQGHCM (2000), Giáo trình đạo đức học (dành cho hệ cử nhân chính trị), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 22. Trần Hậu Kiêm (chủ biên) (1993), Các dạng đạo đức xã hội, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 23. Lê Tiêu La (2005), Tình trạng tội phạm của người chưa thành niên tại Việt Nam hiện nay, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 24. Nguyễn Duy Lãm (1999), "Về công tác giáo dục pháp luật trong các trƣờng phổ thông, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề", Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, (4). 25. Nguyễn Đình Đặng Lục (2005), Vai trò của pháp luật trong quá trình hình thành nhân cách, Nxb Tƣ pháp, Hà Nội. 26. Nguyễn Đình Đặng Lục (2008), Giáo dục pháp luật trong nhà trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 27. Trƣờng Lƣu (1999), Văn hóa - một số vấn đề lý luận, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 28. Nguyễn Thị Thanh Mai (2003), "Phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong dạy học pháp luật ở trƣờng trung học phổ thông", Tạp chí Giáo dục, (74). 29. Đoàn Tấn Minh (2009), Hoạt động của Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra các vụ án mà bị can là người chưa thành niên phạm tội tại tỉnh Tiền Giang, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. 30. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 31. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 32. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 33. Hồ Chí Minh (1997), Về vấn đề giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 34. Đinh Xuân Nam (2008), “Thực trạng và một số giải pháp phòng chống vi phạm pháp luật của ngƣời chƣa thành niên”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (6). 35. Hoàng Phê (chủ biên) (2007), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng. 36. Hoàng Thị Kim Quế (1999), “Một số suy nghĩ về trách nhiệm pháp lí và trách nhiệm đạo đức”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (3). 37. Hoàng Thị Kim Quế (1999), “Một số suy nghĩ về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong hệ thống điều chỉnh xã hội”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (7). 38. Hoàng Thị Kim Quế (2002), "Tìm hiểu tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về pháp luật và đạo đức", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (8). 39. Hoàng Thị Kim Quế (2002), “Vấn đề kết hợp quản lý xã hội bằng pháp luật với giáo dục nâng cao đạo đức ở nƣớc ta hiện nay”, Tạp chí Triết học, (12). 40. Hoàng Thị Kim Quế (chủ nhiệm) (2002), Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong quản lý xã hội ở nước ta hiện nay, Đề tài khoa học cấp Bộ. 41. Hoàng Thị Kim Quế (2005), “Đời sống pháp luật”, Tạp chí Luật học, (4). 42. Hoàng Thị Kim Quế (2010), “Bản chất đích thực của mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, (1). 43. Hoàng Thị Kim Quế (2011), “Vai trò của nhà giáo trong giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật và kỹ năng sống cho ngƣời học ở nƣớc ta hiện nay”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, (11). 44. Quốc hội (2000), Luật hôn nhân gia đình, Nguồn 45. Quốc hội (2002), Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Nguồn 46. Quốc hội (2005), Luật Giáo dục, Nxb Lao động, Hà Nội. 47. Trần Thị Sáu (2008), "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục pháp luật", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (8). 48. Trần Thị Sáu (2012), Giáo dục pháp luật cho học sinh trường trung học phổ thông ở Việt nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 49. Nguyễn Đức Thạc (2004), "Rèn luyện kỹ năng sống - Một hƣớng tiếp cận mới về chất lƣợng giáo dục - đào tạo", Tạp chí Giáo dục, (81). 50. Nguyễn Hợp Toàn (2008), Pháp luật đại cương, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 51. Thủ tƣớng Chính phủ (2008), Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg ngày 12/03/2008 phê duyệt Chƣơng trình phổ biến giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012. 52. Thủ tƣớng Chính phủ (2009), Quyết định số 1928/QĐ-TTg ngày 20 tháng 11 năm 2009 về việc phê duyệt đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường”, Hà Nội. 53. Nguyễn Xuân Thủy (1997), Phòng ngừa và đấu tranh với tội phạm của người chưa thành niên trong điều kiện ngày nay ở Việt nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Viện nghiên cứu Nhà nƣớc và pháp luật, Hà Nội. 54. Phạm Bích Thủy (2008), "Gia đình và vấn đề giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ em trong giai đoạn hiện nay", Tạp chí Giáo dục, (192). 55. Tòa án nhân dân tối cao (2009), Báo cáo tổng kết công tác năm 2009 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2010 của ngành tòa án nhân dân. Nguồn www.toaan.gov.vn 56. Tòa án nhân dân tối cao (2010), Báo cáo tổng kết công tác năm 2010 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2011 của ngành tòa án nhân dân. Nguồn www.toaan.gov.vn. 57. Tòa án nhân dân tối cao (2011), Báo cáo tổng kết công tác năm 2011 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2012 của ngành tòa án nhân dân. Nguồn www.toaan.gov.vn. 58. Tòa án Nhân dân tối cao (2013), Báo cáo tổng kết thực tiễn thi hành các quy định của pháp luật về áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục và đưa vào cơ sở chữa bệnh từ năm 2003 đến nay. Nguồn www.toaan.gov.vn. 59. Trung tâm nghiên cứu pháp luật về quyền con ngƣời và quyền công dân (1989), Công ước quốc tế về quyền trẻ em, Nguồn 60. Nguyễn Văn Tƣờng (2013), “Yếu tố nguy cơ dẫn đến hành vi bạo lực học đƣờng”, Tạp chí quản lý giáo dục, (45). 61. Đào Trí Úc, (1993), “Làm thế nào để xây dựng ý thức pháp luật và lối sống pháp luật”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (4). 62. Đức Uy (dịch) (1986), Sự sai lệch chuẩn mực xã hội, tập 1, Nxb Thông tin lí luận, Hà Nội. 63. Đức Uy (dịch) (1987), Sự sai lệch chuẩn mực xã hội, tập 2, Nxb Thông tin lí luận, Hà Nội. 64. Viện Mác - Lênin, Viện chủ nghĩa xã hội khoa học (1993), Về giá trị văn hóa tinh thần Việt Nam, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội. 65. Huỳnh Khái Vinh (chủ biên) (2001), Một số vấn đề về lối sống, đạo đức và chuẩn giá trị xã hội, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Trang Web 66. phuong/tabid/105/articleType/ArticleView/articleId/1313/Mot-so-giai- phap- ve-quan-ly-giao-duc-phong-ngua-tre-em-va-nguoi-chua-thanh-nien-co-nguy- co-lam-trai-phap-luat-va-vi-pham-phap-luat-tai-thanh-pho-Ha-Noi.aspx 67. nien-thiet-che-moi-tien-bo-dung-tinh-than-hien-phap-va-cong-uoc-quoc-te-ve- quyen-tre-em-47902.html 68. huong-cua-gia-dinh-224906.htm 69. ngan-chan-nguoi-chua-thanh-nien-vi-pham-phap-luat/vi-VN-219-21.aspx 70. cateid=1751909&item_id=26250986&article_details=1

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf00050004813_7748.pdf
Luận văn liên quan