Trong luận văn, tác giả đã tập trung nghiên cứu một cách cụ thể, khoa học và
có hệ thống những vấn đề và thực tiễn về lỗi cố ý và vô ý theo quy định của luật
hình sự Việt Nam. Cụ thể:
1) Phân tích những vấn đề lý luận về các dấu hiệu của lỗi cố ý và lỗi vô ý theo
quy định của luật hình sự Việt Nam như: khái niệm lỗi, cơ sở lý luận của lỗi; khái
niệm, đặc điểm của lỗi cố ý và lỗi vô ý; quá trình hình thành và phát triển của dấu hiệu
lỗi cố ý và lỗi vô ý trong lịch sử lập pháp hình sự nước ta.
2) Phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật của cơ quan xét xử liên quan đến
dấu hiệu lỗi cố ý và lỗi vô ý về định tội danh, quyết định hình phạt trong giai đoạn
hiện nay.
3) Đề xuất phương hướng hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng dấu hiệu
lỗi cố ý và lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam
14 trang |
Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 2746 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt luận văn Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
ĐỖ XUÂN GIANG
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các dấu hiệu của
lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự Việt Nam
LUẬT VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
ĐỖ XUÂN GIANG
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các dấu hiệu của
lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự Việt Nam
Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 60 38 01 04
LUẬT VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. TRẦN VĂN LUYỆN
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Đỗ Xuân Giang
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục biểu đồ
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 7
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DẤU HIỆU LỖI
CỐ Ý VÀ LỖI VÔ Ý TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAMError! Bookmark not defined.
1.1. Khái niệm và cơ sở lý luận của lỗi trong luật hình sự Việt NamError! Bookmark not defined.
1.2. Khái niệm, đặc điểm của dấu hiệu lỗi cố ý và lỗi vô ý theo quy
định của Luật hình sự Việt Nam ..... Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Lỗi cố ý phạm tội ............................... Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Lỗi vô ý phạm tội ............................... Error! Bookmark not defined.
1.3. Dấu hiệu lỗi cố ý và lỗi vô ý trong quá trình phát triển của
luật hình sự Việt Nam ...................... Error! Bookmark not defined.
1.3.1. Dấu hiệu lỗi cố ý và lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam thời kỳ
trước khi thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòaError! Bookmark not defined.
1.3.2. Dấu hiệu lỗi cố ý và lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam thời kỳ
1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985Error! Bookmark not defined.
1.3.3. Dấu hiệu lỗi cố ý và lỗi vô ý trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985Error! Bookmark not defined.
1.3.4. Dấu hiệu lỗi cố ý và lỗi vô ý trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm
1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 ......... Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG DẤU HIỆU LỖI CỐ Ý VÀ LỖI
VÔ Ý TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAMError! Bookmark not defined.
2.1. Một số vấn đề thực tiễn liên quan dến dấu hiệu lỗi cố ý và lỗi
vô ý theo quy định của Luật hình sự Việt NamError! Bookmark not defined.
2.2. Thực tiễn định tội danh liên quan đến dấu hiệu lỗi cố ý và lỗi
vô ý theo quy định của Luật hình sự Việt NamError! Bookmark not defined.
2.3. Thực tiễn quyết định hình phạt liên quan đến dấu hiệu lỗi cố
ý và lỗi vô ý theo quy định của Luật hình sự Việt NamError! Bookmark not defined.
Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO
HIỆU QUẢ ÁP DỤNG DẤU HIỆU LỖI CỐ Ý VÀ LỖI VÔ Ý
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAMError! Bookmark not defined.
3.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện dấu hiệu lỗi cố ý và lỗi vô ý trong
luật hình sự Việt Nam ...................... Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Hoàn thiện khái niệm lỗi, lỗi cố ý, lỗi vô ýError! Bookmark not defined.
3.1.2. Hoàn thiện quy định về dấu hiệu lỗi cố ý và lỗi vô ý trong cấu
thành tội phạm .................................... Error! Bookmark not defined.
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng dấu hiệu lỗi cố ý và
lỗi vô ý trong Luật hình sự Việt NamError! Bookmark not defined.
3.2.1. Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của chủ thể
tiến hành tố tụng hình sự .................... Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Tăng cường công tác giải thích, hướng dẫn áp dụng pháp luật
hình sự về dấu hiệu lỗi cố ý và lỗi vô ýError! Bookmark not defined.
3.2.3. Tăng cường trao đổi, nghiên cứu pháp luật nước ngoài về dấu
hiệu lỗi cố ý và lỗi vô ý trong luật hình sựError! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 1
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Số hiệu biểu đồ Tên biểu đồ Trang
Biểu đồ 3.1:
Mô tả tỉ lệ số cấu thành tội phạm có quy định
trong nội dung dấu hiệu lỗi cố ý phạm tội, lỗi
vô ý phạm tội và không quy định dấu hiệu lỗi
Error!
Bookmark
not
defined.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lỗi là một vấn đề phức tạp và quan trọng được nhiều ngành luật quan tâm
nghiên cứu. Trong luật hình sự Việt Nam, chế định lỗi có vị trí vô cùng đặc biệt,
thể hiện trong nguyên tắc có lỗi – một trong những nguyên tắc cơ bản của luật hình
sự. Lỗi cho phép xác định rằng, tội phạm không chỉ là kết quả của hành vi nguy
hiểm cho xã hội - biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan mà còn là sự nhận
thức, là hệ quả của thái độ tâm lý của chủ thể - biểu hiện bên trong. Người phải
chịu trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam không chỉ đơn thuần là người
đã có hành vi khách quan gây thiệt hại cho xã hội mà còn vì họ đã có lỗi trong việc
thực hiện hành vi khách quan đó. Với nguyên tắc này, luật hình sự Việt Nam
không chấp nhận việc “truy tội khách quan”, nghĩa là truy cứu trách nhiệm hình sự
con người chỉ dựa trên cơ sở hành vi khách quan mà không xét đến lỗi của họ.
Nguyên tắc có lỗi xuất phát từ chính chức năng giáo dục của luật hình sự. Luật
hình sự đặt ra vấn đề trách nhiệm hình sự và hình phạt đối với người phạm tội, chủ
yếu để giúp họ nhận ra lỗi lầm của mình, cải tạo và sớm trở hành người lương
thiện, nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng xã hội. Đó cũng chính là mục đích
quan trọng của hình phạt. Chức năng giáo dục không thể thực hiện được khi truy
cứu trách nhiệm hình sự của một người mà họ không có lỗi vì như vậy cũng trái
với nguyên tắc của luật hình sự Việt Nam. Theo đó, lỗi được ghi nhận ngay tại
khái niệm tội phạm tại Khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự năm 1999. Đồng thời trong
đó, Điều 9 và Điều 10 đã xác định và phân biệt hai hình thức lỗi là cố ý phạm tội
và vô ý phạm tội. Cố ý phạm tội gồm cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp. Vô ý phạm
tội gồm vô ý vì quá tự tin và vô ý do cẩu thả. Mỗi tội phạm chỉ được thực hiện
bằng hình thức lỗi hoặc cố ý hoặc vô ý. Tuy nhiên, trên thực tế, liên quan đến nội
dung này, còn có trường hợp nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ, chưa thống nhất
về lý luận, dẫn tới hạn chế trong hoạt động thực tiễn cũng như nghiên cứu khoa
học. Đây là lý do để tác giả lựa chọn đề tài: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về
các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự Việt Nam” làm luận văn tốt
nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu
Dấu hiệu lỗi cố ý và lỗi vô ý đều được nghiên cứu về mặt lý luận trong Giáo
trình Luật hình sự Việt Nam của các cơ sở đào tạo chuyên ngành luật. Ngoài ra, có
nhiều công trình nghiên cứu về lỗi cố ý và lỗi vô ý ở những khía cạnh khác nhau,
cụ thể: Lê Văn Cảm (2005), Sách chuyên khảo sau đại học: Những vấn đề cơ bản
trong khoa học Luật hình sự (Phần chung), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội;
Nguyễn Ngọc Hòa (2005), Tội phạm và cấu thành tội phạm, NXB Công an nhân
dân, Hà Nội; Nguyễn Ngọc Hòa (2004), Cấu thành tội phạm: Lý luận và thực tiễn,
NXB Tư pháp, Hà Nội; Đào Trí Úc (2000), Luật hình sự Việt Nam, Quyển I:
“Những vấn đề chung”, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội; Võ Khánh Vinh (1994),
Nguyên tắc công bằng trong Luật hình sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân; Lê
Thị Thu Thủy (2003), Nguyên tắc trách nhiệm trên cơ sở lỗi trong Luật hình sự
Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường đại học Luật Hà Nội; Nguyễn Thị
Lan Anh (2011), Những vấn đề lý luận và thực tiễn về lỗi vô ý trong luật hình sự
Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội;
Nguyễn Thị Nhuần (2001), Lỗi cố ý trong luật hình sự Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ
luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Ngoài ra, dấu hiệu lỗi cố ý và vô ý cũng được nghiên cứu trong các bài báo,
tạp chí như: Nguyễn Ngọc Hòa, Đánh giá mức độ lỗi ở các tội cố ý xâm phạm tính
mạng, sức khỏe, Tạp chí Luật học, số 1/1996; Lê Cảm, Hoàn thiện chế định lỗi
trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn,
Tạp chí Tòa án nhân dân, số 12/1998; Đào Trí Úc, Nhận thức đúng đắn hơn nữa
các nguyên tắc về trách nhiệm cá nhận và về lỗi trong việc xử lý trách nhiệm hình
sự, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 9/1999; Trần Quang Tiệp, Một số vấn đề lỗi
trong Luật hình sự Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 11/1999; Nguyễn
Văn Trượng,Xác định lỗi của người phạm tội trong tình trạng say rượu, Tạp chí
Tòa án nhân dân, số 8/2001; Nguyễn Văn Hương, Lỗi cố ý gián tiếp và tội phạm có
cấu thành hình thức, Tạp chí Luật học, số 4/2002; Nguyễn Thị Thu Hồng, Trao đổi
về việc xác định lỗi trong các vụ án tai nạn giao thông, Tạp chí Kiểm sát, số
7/2005; Đỗ Đức Hồng Hà, Các tình tiết định khung tăng nặng trong tội giết người
phản ánh mức độ lỗi và các đặc điểm về nhân thân người phạm tội, Tạp chí Tòa án
nhân dân, số 18/2005; Lê Văn Luật, Áp dụng nguyên tắc lỗi trong các tội “Vi
phạm an toàn giao thông”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 12/2006; Đinh Thế
Hưng, Yếu tố lỗi trong dấu hiệu định khung hình phạt gây thương tích và hành
hung để tẩu thoát trong một số tội xâm phạm sở hữu, Tạp chí Tòa án nhân dân, số
21/2006; Đỗ Văn Chỉnh, Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự phản ánh
cách thức thực hiện tội phạm và mức độ lỗi của người phạm tội, Tạp chí Tòa án
nhân dân, số 1/2009; Lê Văn Luật, Xác định lỗi khi định tội danh và quyết định
hình phạt đối với tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ” – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng, Tạp chí Tòa án nhân dân,
số 16/2011; Hoàng Quảng Lực, Bàn về nhận thức Yếu tố lỗi trong xét xử án hình
sự, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 24/2012; Văn Thị Hồng Nhung, Xác định lỗi như
thế nào để xét xử cho đúng, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 20/2013; Lê Văn Luật,
Bàn về một số nội dung khái niệm lỗi hình sự trong Bộ luật hình sự hiện hành áp
dụng trong công tác xét xử, Tạp chí Nghề Luật.
Khi nghiên cứu tội phạm cụ thể trong Bộ luật hình sự (Phần riêng – Phần các
tội phạm), các tác giả đều có sự nhận thức về dấu hiệu lỗi – cố ý hay vô ý. Tuy
nhiên, ở Việt Nam hiện nay chưa có một công trình nghiên cứu một cách toàn diện,
có hệ thống và sâu sắc về lỗi cố ý và vô ý dưới góc độ lý luận và thực tiễn áp dụng.
Do đó cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu toàn diện, hệ thống về vấn đề này để xây
dựng thống nhất lý luận về dấu hiệu lỗi cố ý và lỗi vô ý, góp phần thiết thực trong
công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý
luận và thực tiễn về các dấu hiệu của lỗi cố ý và lỗi vô ý trong Luật Hình sự Việt
Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu dưới góc độ pháp lý hình
sự.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm sáng
tỏ một cách có hệ thống về mặt lý luận và thực tiễn áp dụng dấu hiệu lỗi cố ý và vô
ý trong luật hình sự Việt Nam, qua đó đề xuất phương hướng hoàn thiện và nâng
cao hiệu quả áp dụng dấu hiệu lỗi cố ý và lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam..
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Về mặt lý luận, trên cơ sở đối tượng và phạm vi
nghiên cứu, tác giả làm sáng tỏ về khái niệm lỗi, các đặc điểm của lỗi cố ý và lỗi
vô ý, sự hình thành và phát triển dấu hiệu lỗi cố ý và lỗi vô ý trong lịch sử lập pháp
hình sự Việt Nam. Về mặt thực tiễn, đánh giá việc áp dụng dấu hiệu lỗi cố ý và lỗi
vô ý trong việc định tội danh, và quyết định hình phạt. Từ đó kiến nghị các phương
hướng hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng dấu hiệu lỗi cố ý và lỗi vô ý trong
luật hình sự Việt Nam.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận: Dựa trên chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và quan điểm về chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta, kết hợp với tri
thức của các ngành khoa học khác như luật học, tâm lý học, xã hội học, thống kê
học để nhận thức và luận chứng các vấn đề nghiên cứu.
5.2. Phương pháp nghiên cứu: Trong luận văn, tác giả sử dụng các phương
pháp nghiên cứu chung của nhiều ngành khoa học, như: Phương pháp so sánh, tổng
hợp, phân tích, thống kê để làm sáng tỏ đối tượng nghiên cứu
6. Những đóng góp về mặt khoa học của luận văn
Trong luận văn, tác giả đã tập trung nghiên cứu một cách cụ thể, khoa học và
có hệ thống những vấn đề và thực tiễn về lỗi cố ý và vô ý theo quy định của luật
hình sự Việt Nam. Cụ thể:
1) Phân tích những vấn đề lý luận về các dấu hiệu của lỗi cố ý và lỗi vô ý theo
quy định của luật hình sự Việt Nam như: khái niệm lỗi, cơ sở lý luận của lỗi; khái
niệm, đặc điểm của lỗi cố ý và lỗi vô ý; quá trình hình thành và phát triển của dấu hiệu
lỗi cố ý và lỗi vô ý trong lịch sử lập pháp hình sự nước ta.
2) Phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật của cơ quan xét xử liên quan đến
dấu hiệu lỗi cố ý và lỗi vô ý về định tội danh, quyết định hình phạt trong giai đoạn
hiện nay.
3) Đề xuất phương hướng hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng dấu hiệu
lỗi cố ý và lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam
7. Ý nghĩa của luận văn
Luận văn tập trung nghiên cứu cụ thể, thống nhất, đề cập một cách có hệ
thống và toàn diện những vấn đề lý luận về các dấu hiệu của lỗi cố ý và lỗi vô ý
theo luật hình sự Việt Nam. Ngoài ra, luận văn đã xác định đúng đắn những vấn đề
về lỗi cố ý và vô ý trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn xét xử.
Bên cạnh đó, luận văn còn có ý nghĩa làm tài liệu tham khảo cần thiết cho
các nhà khoa học - luật gia, cán bộ thực tiễn, sinh viên, học viên cao học cũng như
phục vụ cho công tác lập pháp và hoạt động thực tiễn nghiên cứu, áp dụng pháp
luật hình sự.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài Phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn được
kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về dấu hiệu lỗi cố ý và lỗi vô ý trong
luật hình sự Việt Nam.
Chương 2: Thực tiễn áp dụng dấu hiệu lỗi cố ý và lỗi vô ý trong luật hình sự
Việt Nam.
Chương 3: Phương hướng hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng dấu hiệu
lỗi cố ý và lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Lan Anh (2011), Những vấn đề lý luận và thực tiễn về lỗi vô ý
trong luật hình sự Việt Nam, tr.24, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật, Đại
học Quốc gia Hà Nội.
2. Lê Cảm (1998), “Hoàn thiện chế định lỗi trong Pháp luật hình sự Việt Nam
hiện hành: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Tòa án nhân dân,
(12), tr.1.
3. Lê Cảm, Trịnh Quốc Toản (2004), Định tội danh: Lý luận, hướng dẫn mẫu và
350 bài tập thực hành, tr.33, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
4. Lê Cảm (2005), Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần
chung), Sách chuyên khảo sau đại học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
5. Chính phủ (1999), Tờ trình của Chính phủ về Dự án Bộ luật hình sự (sửa đổi)
ngày 11 tháng 5 năm 1999, Hà Nội.
6. Phạm Thị Mai Hạnh (2011), Lỗi vô ý phạm tội trong luật hình sự Việt Nam –
Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Luật Hà
Nội.
7. Nguyễn Ngọc Hòa (2008), Tội phạm và cấu thành tội phạm, NXB Công an
nhân dân, Hà Nội.
8. Dương Tuyết Miên (2004), Định tội danh và quyết định hình phạt, NXB Lao
động xã hội, Hà Nội.
9. Ph. Ăngen (1997), Chống Đuyrinh, tr.192, NXB Sự thật, Hà Nội.
10. Quốc triều hình luật (1440), Bộ luật Hồng Đức.
11. Quốc hội (1999), Bộ luật hình sự 1999, Hà Nội.
12. Trần Quang Tiệp (1999), “Một số vấn đề về lỗi trong Luật hình sự Việt Nam”,
Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (11), tr. 39, 41.
13. Tòa án nhân dân tối cao (2007), Báo cáo tổng kết công tác năm 2007 và
phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2008 của ngành tòa án nhân dân, Hà
Nội.
14. Triều Nguyễn (1815), Bộ luật Gia Long.
15. Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Tập
1, NXB Công an nhân dân.
16. Trường Đại học Luật Hà Nội (2010), Bộ luật hình sự Thụy Điển, (Sách được
tài trợ bởi Sida), tr.8, NXB Công an nhân dân, Hà Nội,
17. Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Bộ luật hình sự Cộng hòa Liên Bang
Đức, (Sách được tài trợ bởi Sida), tr.24, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.
18. Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Bộ luật hình sự Liên Bang Nga, (Sách
được tài trợ bởi Sida), tr.38, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.
Trang Web
19.
194534.html
20.
21.
cua-hanh-phap.aspx
22.
23.
hiep-dam-tre-em-118270.html
24.
476194.html
25.
cateid=1751909&item_id=8452264&article_details=
26.
cateid=1751909&article_details=1&item_id=22917920
27.
tai-pham-nguy-hiem-
28.
chau-be-tu-vong-chu-ruot-pham-toi-gi/558751.antd
29.
be-14-tuoi-giet-nguoi-lay-tien-choi-game-a48645.html
30.
emID=14914
31.
tu-6-33401.html
32.
xu/231313.vnp
33. n
21857872.html
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 00050004805_5227.pdf