Tóm tắt Luận văn Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động thanh tra, giám sát của thanh tra ngân hàng nhà nước tại Hà Nội

* Thanh tra, giám sát là một phương thức bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa là một trong những nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nƣớc nói chung và cơ quan hành chính nhà nƣớc nói riêng. Nội dung của nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa đòi hỏi pháp luật phải đƣợc tuân thủ tuyệt đối trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nƣớc theo nguyên tắc “chỉ được làm những gì luật qui định”, có nghĩa là các cơ quan nhà nƣớc, cán bộ, công chức nhà nƣớc phải thực thi đúng chức trách, nhiệm vụ đã đƣợc pháp luật qui định; mọi hành vi vƣợt quá giới hạn chức năng, thẩm quyền đều bị coi là vi phạm pháp luật.

pdf20 trang | Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 2489 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động thanh tra, giám sát của thanh tra ngân hàng nhà nước tại Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ NGỌC LAN MéT Sè VÊN §Ò Lý LUËN Vµ THùC TIÔN VÒ HO¹T §éNG THANH TRA, GI¸M S¸T CñA THANH TRA NG¢N HµNG NHµ N¦íC T¹I Hµ NéI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ NGỌC LAN MéT Sè VÊN §Ò Lý LUËN Vµ THùC TIÔN VÒ HO¹T §éNG THANH TRA, GI¸M S¸T CñA THANH TRA NG¢N HµNG NHµ N¦íC T¹I Hµ NéI Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 60 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. TRẦN NGỌC LIÊM HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Nguyễn Thị Ngọc Lan MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục sơ đồ MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 8 Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA, GIÁM SÁT CỦA THANH TRA NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC ....... 11 1.1. Khái quát chung về thanh tra, giám sát .............................................. 11 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm thanh tra, giám sát.............................................. 11 1.1.2. Vai trò của thanh tra, giám sát ................................................................. 16 1.1.3. Phân loại hoạt động thanh tra, giám sát ... Error! Bookmark not defined. 1.1.4. Hệ thống cơ quan thanh tra nhà nƣớc ...... Error! Bookmark not defined. 1.2. Khái quát chung về thanh tra, giám sát ngân hàngError! Bookmark not defined. 1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của thanh tra, giám sát ngân hàngError! Bookmark not defined. 1.2.2. Cơ chế thanh tra, giám sát ngân hàng ...... Error! Bookmark not defined. 1.2.3. Một số mô hình tổ chức thanh tra giám sát ngân hàng trên thế giớiError! Bookmark not defined. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ..................................... Error! Bookmark not defined. Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT THANH TRA, GIÁM SÁT NGÂN HÀNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI HÀ NỘIError! Bookmark not defined. 2.1. Pháp luật về thanh tra, giám sát ngân hàng ở Việt NamError! Bookmark not defined. 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về thanh tra giám sát ngân hàng ở Việt Nam........................ Error! Bookmark not defined. 2.1.2. Mô hình tổ chức Thanh tra Ngân hàng Nhà nƣớc ở Việt NamError! Bookmark not defined. 2.1.3. Đối tƣợng thanh tra và đối tƣợng giám sát của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam .............. Error! Bookmark not defined. 2.1.4. Nguyên tắc thanh tra, giám sát ngân hàng của Thanh tra Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam ........................ Error! Bookmark not defined. 2.1.5. Phƣơng pháp thanh tra, giám sát của Thanh tra Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam ......................................... Error! Bookmark not defined. 2.1.6. Nội dung thanh tra, giám sát của Thanh tra Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam .................................................. Error! Bookmark not defined. 2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật thanh tra, giám sát ngân hàng tại Hà Nội ..................................................... Error! Bookmark not defined. 2.2.1. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Ngân hàng Nhà nƣớc tại Hà Nội ............. Error! Bookmark not defined. 2.2.2. Những kết quả đạt đƣợc trong công tác thi hành pháp luật thanh tra, giám sát ngân hàng tại Hà Nội .......... Error! Bookmark not defined. 2.2.3. Một số tồn tại trong hoạt động thanh tra, giám sát của Thanh tra Ngân hàng nhà nƣớc tại Hà Nội .............. Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ..................................... Error! Bookmark not defined. Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC THANH TRA, GIÁM SÁT CỦA THANH TRA NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC TẠI HÀ NỘI .............................. Error! Bookmark not defined. 3.1. Những yêu cầu để đảm bảo nâng cao năng lực thanh tra, giám sát của Thanh tra Ngân hàng nhà nƣớc tại Hà NộiError! Bookmark not defined. 3.1.1. Yêu cầu về hoàn thiện pháp luật .............. Error! Bookmark not defined. 3.1.2. Yêu cầu về hoàn thiện cơ cấu tổ chức thanh tra, giám sát ngành ngân hàng ................................................. Error! Bookmark not defined. 3.2. Giải pháp nâng cao năng lực thanh tra, giám sát của Thanh tra Ngân hàng nhà nƣớc tại Hà Nội ..... Error! Bookmark not defined. 3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật ................ Error! Bookmark not defined. 3.2.2. Giải pháp hoàn thiện một số công tác khácError! Bookmark not defined. KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ..................................... Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN ......................................................... Error! Bookmark not defined. TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 17 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1 ATM Automatic Teller Machine (Máy rút tiền tự động) 2 CAMELS Hệ thống đánh giá tình trạng vững mạnh của các tổ chức tài chính 3 NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc 4 Quỹ TDND Quỹ Tín dụng nhân dân 5 TCTD Tổ chức tín dụng 6 TMCP Thƣơng mại cổ phần 7 UBND Ủy ban nhân dân DANH MỤC SƠ ĐỒ Số hiệu sơ đồ Tên sơ đồ trang Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức Thanh Tra Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (trƣớc khi có Pháp lệnh Ngân hàng) Error! Bookmark not defined. Sơ đồ 2.2: Mô hình tổ chức Thanh tra Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (sau khi có Luật Ngân hàng Nhà nƣớc 1997) Error! Bookmark not defined. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, thị trƣờng tài chính Việt Nam ngày càng phát triển nhanh chóng với sự gia tăng mạnh mẽ về số lƣợng, chất lƣợng và đa dạng hóa loại hình dịch vụ. Việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thƣơng mại thế giới WTO đã tạo những tiền đề thuận lợi đồng thời cũng mang lại không ít thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung, thị trƣờng tài chính Việt Nam nói riêng. Sự hiện diện của các tập đoàn tài chính quốc tế, sự xuất hiện của một số loại hình TCTD mới trên thị trƣờng tài chính đòi hỏi sự quản lý, giám sát một cách chặt chẽ hơn nữa của các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Hoạt động ngân hàng là một loại hình kinh doanh có đối tƣợng kinh doanh đặc biệt là tiền tệ. Hoạt động kinh doanh này đóng vai trò là huyết mạch của nền kinh tế, bao gồm chức năng kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, nó liên quan tới mọi hoạt động kinh doanh khác; tuy nhiên bản thân nó lại tiềm ẩn những rủi ro lớn không thể tránh khỏi. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam với vai trò là ngân hàng trung ƣơng, ngân hàng của các ngân hàng, là cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về hoạt động tiền tệ, hoạt động ngân hàng. Một trong những mục tiêu và nhiệm vụ quan trọng của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam đó là bảo đảm sự an toàn trong hoạt động của ngân hàng và các TCTD, đảm bảo sự bền vững của hoạt động tài chính. Để thực hiện đƣợc mục tiêu đó, Ngân hàng Nhà nƣớc cần phải thực hiện tốt chức năng thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng. Hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng đƣợc thực hiện qua những cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nƣớc. Thực tiễn hoạt động quản lý nhà nƣớc về ngân hàng cho thấy, thanh tra ngân hàng đã chứng minh đƣợc khả năng là một công cụ hữu hiệu trong việc giúp nhà nƣớc thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giám sát đối với hoạt động tín dụng nhƣ: bảo đảm pháp chế và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng; Đảm bảo thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, thúc đẩy kinh tế, ổn định tiền tệ, kiểm soát lạm phát; Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời gửi tiền, đảm bảo an toàn tài sản, tiền gửi, vay vốn và dịch vụ tiện ích ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng vẫn còn bộc lộ những điểm hạn chế từ khâu quy định pháp luật đến thực tiễn áp dụng. Xuất phát từ tầm quan trọng của hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng đối với toàn bộ nền tài chính quốc gia và những tồn tại hiện có, tác giả lựa chọn đề tài: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động thanh tra, giám sát của Thanh tra Ngân hàng nhà nước tại Hà Nội” nhằm nghiên cứu những nét khái quát về lý luận thanh tra, giám sát, thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nƣớc và thực tiễn hoạt động thanh tra, giám sát trên địa bàn thành phố Hà Nội, từ đó đƣa ra một số nhận xét về ƣu điểm, tồn tại cũng nhƣ đề ra phƣơng hƣớng nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng. 2. Tình hình nghiên cứu Liên quan tới việc nghiên cứu các quy định của pháp luật về hoạt động thanh tra, giám sát của thanh tra ngân hàng nhà nƣớc đã có một số đề tài, công trình nghiên cứu, bài viết nhƣ: - Thanh tra Ngân hàng với tiến trình hội nhập của hệ thống Ngân hàng Nhà nước, Đề tài khoa học cấp ngành, Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Đình Tự; - Nghiên cứu giải pháp hoàn thiện chiến lược tổng thể phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2001- 2010, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành của TS. Lê Xuân Nghĩa; - Tăng cường thanh tra, giám sát ngân hàng trong tình hình mới, bài viết của Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc trên website: www.thanhtra.gov.vn. - Mô hình Giám sát ngân hàng nào là phù hợp với bối cảnh đặc thù của Việt Nam trong kỷ nguyên mới, bài viết của Quỳnh Anh trên website: www.sbv.gov.vn. - Pháp luật về thanh tra, giám sát ngân hàng và phương hướng hoàn thiện, Luận văn thạc sĩ Luật học, Vũ Khánh Linh, Hà Nội, 2009. Nhìn chung những tài liệu trên đều đã đề cập tới hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng, tuy nhiên mới chỉ đề cập ở những góc độ nhỏ. Gần đây nhất, Luận văn thạc sĩ Luật học của tác giả Vũ Khánh Linh với đề tài Pháp luật về thanh tra, giám sát ngân hàng và phương hướng hoàn thiện đã đƣa tới một cái nhìn tƣơng đối tổng thể về lý luận và pháp luật thanh tra, giám sát ngân hàng ở Việt Nam, tuy nhiên còn ở phạm vi khá rộng. Trong luận văn này, tác giả xin phép đƣợc tiếp thu những thành tựu nghiên cứu của những công trình khoa học trƣớc và tiếp tục nghiên cứu hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng trên địa bàn thành phố Hà Nội. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm làm rõ những vấn đề lý luận về thanh tra, giám sát ngân hàng, thực trạng quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động này. Đồng thời, qua việc nghiên cứu thực tiễn hoạt động thanh tra giám sát ngân hàng tại Hà Nội để đƣa ra những nhận xét, đánh giá về những quy định của pháp luật hiện hành áp dụng trên phạm vi cả nƣớc nói chung và trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là các quan điểm khoa học về thanh tra, giám sát, thanh tra, giám sát ngân hàng; quy định của pháp luật Việt Nam về thanh tra, giám sát nói chung và thanh tra, giám sát ngân hàng nói riêng, tích hợp so sánh với quy định pháp luật trên thế giới về tổ chức, hoạt động của cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu hai khía cạnh sau: Thứ nhất, về mặt lý luận: nghiên cứu những quy định của pháp luật Việt Nam về hoạt động thanh tra, giám sát, thanh tra, giám sát ngân hàng. Thứ hai, về mặt thực tiễn: nghiên cứu, đánh giá hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng của thanh tra ngân hàng nhà nƣớc tại Hà Nội từ năm 2012 đến 9 tháng đầu năm 2014. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để làm rõ các vấn đề nghiên cứu trên, luận văn chủ yếu sử dụng phƣơng pháp tổng hợp, phân tích. Thông qua quá trình tổng hợp và phân tích các công trình nghiên cứu của các tác giả khác nhau cũng nhƣ những quy định của pháp luật về hoạt động thanh tra, giám sát của Thanh tra Ngân hàng Nhà nƣớc, tác giả tiến hành đánh giá ƣu điểm và tồn tại của quy định đó trong thực tiễn và đƣa ra phƣơng hƣớng hoàn thiện. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng tích hợp một số phƣơng pháp: so sánh, thống kêđể đƣa tới cho ngƣời đọc một cái nhìn toàn diện về lý luận cũng nhƣ thực tiễn hoạt động thanh tra, giám sát của Thanh tra Ngân hàng nhà nƣớc tại Hà Nội. 6. Những đóng góp mới của đề tài Hiện nay, chƣa có một tài liệu nào nghiên cứu một cách chuyên biệt về những quy định của pháp luật liên quan tới hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng cũng nhƣ thực tiễn áp dụng tại Hà Nội - một trong những thành phố có hoạt động tài chính phát triển mạnh nhất cả nƣớc. Trong luận văn này, bằng những nghiên cứu lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật thanh tra, giám sát ngân hàng của Thanh tra Ngân hàng Nhà nƣớc tại Hà Nội, tác giả sẽ đƣa ra một số phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật về thanh tra, giám sát ngân hàng cũng nhƣ phƣơng hƣớng áp dụng pháp luật theo hƣớng lựa chọn một mô hình thanh tra ngân hàng đảm bảo đƣợc hiệu lực, hiệu quả của hoạt động thanh tra, phù hợp với xu thế hội nhập chung, thực hiện tốt mục tiêu bảo đảm an toàn của hệ thống tín dụng. 7. Tổng quan tài liệu Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần nội dung chính của luận văn đƣợc kết cấu thành ba chƣơng: - Chương 1: Một số vấn đề lý luận về hoạt động thanh tra, giám sát của Thanh tra Ngân hàng nhà nƣớc. - Chương 2: Thực trạng pháp luật thanh tra, giám sát ngân hàng và thực tiễn áp dụng tại Hà Nội. - Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực thanh tra, giám sát của thanh tra Ngân hàng nhà nƣớc tại Hà Nội. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA, GIÁM SÁT CỦA THANH TRA NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC 1.1. Khái quát chung về thanh tra, giám sát 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm thanh tra, giám sát 1.1.1.1. Khái niệm thanh tra, giám sát Theo tiếng Latinh, thanh tra có nghĩa là “nhìn vào bên trong”, chỉ một sự kiểm tra, xem xét từ bên ngoài đối với hoạt động của một đối tƣợng nhất định; Theo Từ điển tiếng Việt, “Thanh tra là kiểm soát, xem xét tại chỗ việc làm của địa phương, cơ quan, xí nghiệp” [30]. Theo Từ điển pháp luật Anh - Việt, thanh tra là “sự kiểm soát, kiểm kê đối với đối tượng bị thanh tra” [10]. Theo Từ điển Luật học, thanh tra “là sự tác động của chủ thể đến đối tượng đã và đang thực hiện thẩm quyền được giao nhằm đạt được mục đích nhất định” [10]. Với những nghĩa trên đây, thanh tra bao hàm trong đó nghĩa kiểm soát nhằm xem xét và phát hiện, ngăn chặn những gì trái với quy định. Ngoài ra, thanh tra còn đƣợc hiểu là sự xem xét, kiểm soát, kiểm tra thƣờng xuyên, định kỳ nhằm rút ra những nhận xét, kết luận cần thiết để kiến nghị với các cơ quan nhà nƣớc nhằm khắc phục những nhƣợc điểm, phát huy ƣu điểm, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc. Hoạt động thanh tra do cơ quan Thanh tra Nhà nƣớc thực hiện. Thanh tra Nhà nƣớc là việc xem xét, đánh giá, xử lý của cơ quan quản lý Nhà nƣớc đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự quản lý theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục do pháp luật qui định. Thanh tra Nhà nƣớc đƣợc tổ chức ở 3 cấp: Ở Trung ƣơng (gọi là thanh tra Chính phủ); Thanh tra cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng (gọi chung là thanh tra tỉnh) và thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là thanh tra huyện). Thanh tra nhà nƣớc bao gồm 2 loại: - Thanh tra hành chính: là hoạt động thanh tra của cơ quan quản lý nhà nƣớc theo cấp hành chính đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp. - Thanh tra chuyên ngành: là hoạt động thanh tra của cơ quan quản lý nhà nƣớc theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật cũng nhƣ những qui định về chuyên môn - kỹ thuật, qui tắc quản lý ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý. Nhƣ vậy, Thanh tra là phạm trù dùng để chỉ hoạt động của các tổ chức thanh tra theo cấp hành chính và thanh tra chuyên ngành, lĩnh vực. Cơ quan thanh tra và đối tƣợng thanh tra thƣờng không có quan hệ trực thuộc. Cơ quan thanh tra do thủ trƣởng các cơ quan hành chính thành lập, nó hoạt động với tƣ cách là cơ quan chức năng giúp thủ trƣởng cùng cấp, vì thế có thể coi hoạt động thanh tra là hoạt động của cơ quan cấp trên tiến hành với cơ quan cấp dƣới trực thuộc. Trong quá trình tiến hành hoạt động thanh tra, cơ quan thanh tra có thể áp dụng các biện pháp cƣỡng chế để bảo đảm công tác thanh tra, kể cả các biện pháp trách nhiệm kỷ luật và xử lý vi phạm hành chính nhƣng không có quyền sửa đổi, bãi bỏ quyết định của đối tƣợng bị thanh tra mà chỉ có quyền tạm đình chỉ thi hành (trong một số trƣờng hợp đặc biệt) một số loại quyết định hành chính nào đó hoặc đình chỉ hành vi hành chính vi phạm pháp luật. Giám sát là khái niệm dùng để chỉ hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nƣớc, các cơ quan tƣ pháp, các tổ chức xã hội và mọi công dân nhằm đảm bảo sự tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật trong quản lý nhà nƣớc và quản lý xã hội. Hoạt động giám sát chủ yếu đƣợc thực hiện ngoài quan hệ trực thuộc theo chiều dọc; hoạt động này đƣợc tiến hành bởi Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, các cơ quan tƣ pháp và toàn thể nhân dân thông qua hoạt động thực hiện chức năng, thẩm quyền do pháp luật qui định [4]. 1.1.1.2. Đặc điểm thanh tra, giám sát Hoạt động thanh tra, giám sát mang những đặc điểm sau: * Tính quyền lực nhà nước Là một chức năng của quản lý nhà nƣớc, thanh tra, giám sát phải là công cụ đắc lực nhằm thực hiện quyền lực của chủ thể quản lý đối với đối tƣợng quản lý. Nói về quyền lực nhà nƣớc trong quá trình thanh tra, giám sát cũng có nghĩa là xác định về mặt pháp lý tính chất nhà nƣớc của tổ chức thanh tra. Đối với các quốc gia trên thế giới, chủ thể tiến hành thanh tra, giám sát luôn là cơ quan nhà nƣớc, dù mô hình tổ chức thanh tra có khác nhau. Vì vậy, thanh tra, giám sát phải đƣợc nhà nƣớc sử dụng nhƣ một công cụ có hiệu quả trong quá trình quản lý. Tính quyền lực nhà nƣớc của hoạt động thanh tra, giám sát đƣợc thể hiện ở những mặt sau: - Ra các quyết định bắt buộc thực hiện đối với các đối tƣợng bị thanh tra về những vấn đề đã bị thanh tra phát hiện và xử lý; - Yêu cầu cấp có thẩm quyền giải quyết đề nghị của thanh tra; yêu cầu truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với những ngƣời vi phạm pháp luật; - Trong những trƣờng hợp cần thiết, trực tiếp áp dụng các biện pháp cƣỡng chế nhà nƣớc. Ngoài ra, tính quyền lực nhà nƣớc của hoạt động thanh tra, giám sát còn đƣợc cụ thể hóa ở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng tổ chức thực hiện hoạt động thanh tra, giám sát; phƣơng thức tiến hành thanh tra; xử lý kết quả thanh tra; trong mối quan hệ giữa cơ quan thanh tra, giám sát với đối tƣợng thanh tra, giám sát cũng nhƣ trong sự phối hợp giữa các tổ chức thanh tra, giám sát nhà nƣớc theo cấp hành chính và theo ngành, lĩnh vực. Hoạt động thanh tra, giám sát đòi hỏi phải sử dụng đồng bộ tính quyền lực nhà nƣớc trên tất cả các lĩnh vực, nhƣ vậy mới phát huy hiệu quả của thanh tra, giám sát. * Tính khách quan Bản chất của hoạt động thanh tra, giám sát là xem xét, đánh giá một cách khách quan việc thực hiện chính sách pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch nhà nƣớc của các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Kết quả của hoạt động thanh tra là đƣa ra kết luận đúng, sai, đánh giá ƣu, khuyết điểm, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa, xử lý vi phạm góp phần bảo vệ lợi ích của nhà nƣớc, xã hội, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Kết quả của hoạt động giám sát là đánh giá tính đúng, sai trong hoạt động của đối tƣợng giám sát, đƣa ra những khuyến nghị và biện pháp can thiệp, khắc phục kịp thời nhằm hƣớng hoạt động của đối tƣợng đi đúng hƣớng. Vì thế, hoạt động thanh tra, giám sát phải mang tính khách quan. Tính khách quan của hoạt động thanh tra, giám sát đƣợc biểu hiện ở chỗ mọi hoạt động thanh tra đều dựa trên cơ sở pháp luật và phải tuân theo pháp luật. Bởi nếu hoạt động thanh tra, giám sát mà không dựa trên cơ sở pháp luật thì nó sẽ mất đi tính công minh, ảnh hƣởng đến hiệu quả quản lý nhà nƣớc. * Tính độc lập tương đối Tính độc lập tƣơng đối là đặc điểm vốn có, xuất phát từ bản chất của thanh tra, giám sát. Khác với hoạt động kiểm tra thƣờng do bản thân các cơ quan quản lý nhà nƣớc tự tiến hành, hoạt động thanh tra, giám sát thƣờng đƣợc tiến hành bởi một cơ quan chuyên trách. Vì vậy, khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, ngoài việc đảm bảo sự phối kết hợp nhịp nhàng với các cơ quan khác trong bộ máy nhà nƣớc, hoạt động thanh tra, giám sát còn có tính độc lập tƣơng đối trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Điều này đƣợc thể hiện ở chỗ, các tổ chức thanh tra đƣợc phép tự mình tổ chức các cuộc thanh tra, giám sát trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội theo thẩm quyền đã đƣợc pháp luật qui định. Trên cơ sở kết quả thanh tra, giám sát, ra các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý theo các qui định của pháp luật về thanh tra, chịu trách nhiệm về quyết định thanh tra của mình. Tính độc lập của hoạt động thanh tra, giám sát chỉ là tƣơng đối, vì ngoài việc căn cứ vào pháp luật, hoạt động thanh tra, giám sát còn phải xuất phát từ thực tế cuộc sống, phải đặt sự vật, hiện tƣợng trong sự phát triển biện chứng với quan điểm khoa học, khách quan, lịch sử, cụ thể. * Thanh tra, giám sát luôn gắn với quản lý nhà nước Ngoại trừ hoạt động giám sát xã hội của nhân dân đối với hoạt động của cơ quan nhà nƣớc thông qua khiếu nại, tố cáo, thanh tra, giám sát luôn gắn với quản lý nhà nƣớc. Quản lý nhà nƣớc và thanh tra, giám sát có điểm chung là nhân danh quyền lực nhà nƣớc, thực hiện sự tác động lên các đối tƣợng quản lý. Quản lý và thanh tra, giám sát có mối quan hệ mật thiết với nhau. Thanh tra, giám sát chỉ xuất hiện khi có nhà nƣớc và ở đâu có quản lý nhà nƣớc thì ở đó có thanh tra, giám sát. Trong mối quan hệ này, quản lý nhà nƣớc giữ vai trò chủ đạo, chi phối hoạt động của thanh tra, giám sát (thể hiện ở việc xác định đƣờng lối, chủ trƣơng, qui định thẩm quyền của các cơ quan thanh tra, giám sát; sử dụng các kết quả, thông tin từ phía các cơ quan thanh tra, giám sát). Ngoài ra, với tƣ cách là một khâu trong chu trình quản lý, thanh tra, giám sát bị ràng buộc, chế ƣớc bởi quản lý nhƣng đồng thời lại tác động trở lại, góp phần điều chỉnh cách thức, phƣơng pháp quản lý của chủ thể quản lý. Nhờ có thanh tra mà mục đích của quản lý đƣợc đảm bảo. Thực tế cho thấy rằng, một thể chế hành chính và cơ quan quản lý nhà nƣớc sẽ không đầy đủ và kém hiệu quả nếu thiếu thanh tra. Hoạt động có tính hiệu quả của thanh tra, giám sát sẽ ngăn chặn đƣợc nguy cơ biến dạng, tùy tiện, thiếu kỷ cƣơng trong hoạt động của bộ máy nhà nƣớc [4], [10]. 1.1.2. Vai trò của thanh tra, giám sát * Thanh tra, giám sát là một trong những chức năng thiết yếu của hoạt động quản lý hành chính nhà nước Khi nhà nƣớc ra đời, phần lớn các công việc quản lý xã hội đều do nhà nƣớc quản lý. Để quản lý xã hội, bất kì nhà nƣớc nào cũng ban hành pháp luật và tiến hành quản lý xã hội bằng pháp luật. Nội dung quản lý xã hội bằng pháp luật đƣợc thể hiện trên ba phƣơng diện: - Nhà nƣớc ban hành pháp luật; - Nhà nƣớc tổ chức thực hiện pháp luật; - Nhà nƣớc kiểm tra, thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật. Nhƣ vậy, pháp luật trở thành công cụ đắc lực có hiệu quả không thể thay thế để nhà nƣớc quản lý xã hội. Tuy nhiên, pháp luật tự thân nó không thể đi vào đời sống xã hội và phát huy hiệu quả nếu thiếu bàn tay quyền lực của nhà nƣớc. Nhà nƣớc, bằng bộ máy và các nguồn lực của mình sẽ tổ chức, điều hành để biến các qui định pháp luật thành hành động thực tế của mỗi cơ quan, tổ chức, cá nhân, và cuối cùng, nhà nƣớc phải kiểm tra để đánh giá chất lƣợng, hiệu quả của pháp luật. Điều đó cho thấy rằng, kiểm tra, thanh tra và giám sát là một khâu trong ba mặt thống nhất của quản lý. Nó không thể thiếu đƣợc trong hoạt động quản lý nhà nƣớc nói chung và hoạt động quản lý hành chính nói riêng. * Thanh tra, giám sát góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính nhà nước Quản lý nhà nƣớc là toàn bộ hoạt động của các cơ quan, các bộ phận hợp thành bộ máy nhà nƣớc từ lập pháp, hành pháp đến tƣ pháp nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nƣớc. Quản lý hành chính nhà nƣớc là toàn bộ hoạt động của các cơ quan hành pháp nhằm thực hiện chức năng quản lý công vụ quốc gia. Hiệu lực, hiệu quả của quản lý hành chính nhà nƣớc phụ thuộc rất lớn vào hoạt động thanh tra, giám sát. Bởi thông qua hoạt động này, nhà nƣớc sẽ phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật, góp phần đảm bảo và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc. * Thanh tra, giám sát là một phương thức bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa là một trong những nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nƣớc nói chung và cơ quan hành chính nhà nƣớc nói riêng. Nội dung của nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa đòi hỏi pháp luật phải đƣợc tuân thủ tuyệt đối trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nƣớc theo nguyên tắc “chỉ được làm những gì luật qui định”, có nghĩa là các cơ quan nhà nƣớc, cán bộ, công chức nhà nƣớc phải thực thi đúng chức trách, nhiệm vụ đã đƣợc pháp luật qui định; mọi hành vi vƣợt quá giới hạn chức năng, thẩm quyền đều bị coi là vi phạm pháp luật. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Nghị định 26/2014/NĐ – CP của Chính phủ ngày 07 tháng 4 năm 2014 về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng, Hà Nội. 2. Phan Thị Thúy Diễm, Đoàn Thanh Hà (2013), “Lựa chọn mô hình giám sát ngân hàng. Kinh nghiệm các nƣớc và bài học cho Việt Nam”, Tạp chí Phát triển và hội nhập, (10), tr.22 - 31. 3. Nguyễn Công Dƣơng (2005), “Các giải pháp nâng cao hoạt động của thanh tra ngân hàng”, Tạp chí thanh tra, (4), tr.38-39. 4. Học viện Hành chính quốc gia (2010), Thanh tra và giải quyết khiếu nại hành chính, Hà Nội. 5. Học viện Ngân hàng (2013), Giáo trình Ngân hàng Trung Ương, Nxb Thống kê, Hà Nội. 6. Học viện Ngân hàng (1999), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội. 7. Nguyễn Đăng Hồng (2014), “Xử phạt vi phạm hành chính – biện pháp nâng cao quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng”, Kỷ yếu Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng, 5 năm thành lập và phát triển, tr.18 - 23. 8. Nguyễn Thị Thu Hƣơng (2014), “Một vài chia sẻ về sự chuyển đổi từ phƣơng pháp thanh tra tuân thủ sang thanh tra trên cơ sở rủi ro đối với khối TCTD nƣớc ngoài”, Kỷ yếu Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng, 5 năm thành lập và phát triển, tr.30-37. 9. Nguyễn Đại Lai (2006), Bình luận và giới thiệu khái quát 25 nguyên tắc cơ bản của Ủy ban Basel về Thanh tra – Giám sát ngân hàng, nguồn website: 10. Vũ Khánh Linh (2009), Pháp luật về thanh tra, giám sát ngân hàng và phương hướng hoàn thiện, Luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội. 11. Ngân hàng Nhà nƣớc chi nhánh Hà Nội (2012), Báo cáo công tác thanh tra., Hà Nội. 12. Ngân hàng Nhà nƣớc chi nhánh Hà Nội (2013), Báo cáo công tác thanh tra, Hà Nội. 13. Ngân hàng Nhà nƣớc chi nhánh Hà Nội (2014), Báo cáo công tác thanh tra 9 tháng đầu năm, Hà Nội. 14. Trần Đăng Phi (2014), “Một số kết quả đạt đƣợc trong công tác giám sát ngân hàng và phƣơng hƣớng xây dựng, phát triển trong thời gian tới”, Kỷ yếu Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng, 5 năm thành lập và phát triển, tr.50-51. 15. Phạm Đắc Phƣớc (2013), Hoàn thiện công tác thanh tra trong lĩnh vực tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – chi nhánh thành phố Đà Nẵng đối với các ngân hàng thương mại trên địa bàn, Luận văn thạc sĩ Quản trị Kinh doanh, Đà Nẵng. 16. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hà Nội. 17. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật Thanh tra, Hà Nội. 18. Hoàng Đình Thắng (2011), “Đổi mới tổ chức thanh tra ngân hàng theo quy định của pháp luật về thanh tra”, Tạp chí thanh tra, (4), tr. 8-9. 19. Hoàng Đình Thắng (2011), Thanh tra trên cơ sở rủi ro và tiến trình áp dụng tại Việt Nam, nguồn: 20. Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2004), Quyết định số 1675/2004/QĐ – NHNN nước ngày 23 tháng 12 năm 2004 về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngân hàng, Hà Nội. 21. Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2009), Quyết định 2989/QĐ – NHNN ngày 14 tháng 12 năm 2009 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Hà Nội. 22. Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2009), Quyết định số 2971/QĐ – NHNN ngày 13 tháng 12 năm 2010 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 2989/QĐ – NHNN ngày 14/12/2009, Hà Nội. 23. Thủ tƣớng Chính phủ (2009), Quyết định số 83/2009/QĐ – TTg ngày 27/5/2009 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc NHNN Việt Nam, Hà Nội. 24. Thủ tƣớng chính phủ (2014), Quyết định 35/2014/QĐ – TTg ngày 12 tháng 6 năm 2014 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hà Nội. 25. Lê Thị Thu Thủy (2012), “Pháp Luật Việt Nam về giám sát thị trƣờng tài chính và thực tiễn áp dụng”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học, (28), tr.17 -29. 26. Dƣơng Văn Thực, Thanh tra trên cơ sở rủi ro và vấn đề xây dựng một khung nghiệp vụ giám sát từ xa trong hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng, nguồn: 27. Phan Tấn Trung (2014), “Những giải pháp tiếp tục kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng”, Kỷ yếu Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng, 5 năm thành lập và phát triển, tr.105. 28. Trƣờng Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam, Nxb.CAND, Hà Nội. 29. Nguyễn Đình Tự (2014), “Góp thêm một vài ý kiến vê nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, giám sát ngân hàng hiện nay”, Kỷ yếu Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng, 5 năm thành lập và phát triển, tr.108 - 109. 30. Viện Ngôn ngữ học (2000), Từ điển Tiếng Việt, Hà Nội. 31. Vụ Quản lý cấp phép các TCTD và hoạt động ngân hàng – Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (2014), “Vai trò của công tác cấp phép đối với hiệu quả quản lý nhà nƣớc trong ngành ngân hàng và công tác tái cơ cấu các tổ chức tín dụng”, Kỷ yếu Cơ Thanh tra giám sát ngân hàng, 5 năm thành lập và phát triển, tr.63. 32. Nguyễn Thị Mai Xuân (2009), Giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh tra của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng thương mại cổ phần tại Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf00050004856_9759.pdf