Tóm tắt luận văn Những vấn đề pháp lý về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam

Một chiếc xe ô tô làm ra ở Nhật, bán ở Nhật thì giá 40.000 USD mà chở qua Mỹ bán thì giá chỉ 20.000 USD. Nếu các bạn thấy vô lý, thì tôi phải gióng chuông báo động các bạn coi chừng đang rơi vào tư duy kinh tế chỉ huy, chứ không phải kinh tế thị trường nếu đã nói đến kinh tế thị trường, thì phải chấp nhận nguyên tắc căn bản, đó là giá mua giá bán một món hàng chỉ tùy thuộc cung cầu mà thôi. Cung cao mà cầu thấp thì giá thấp, cung thấp mà cầu cao thì giá cao Xét theo tinh thần kinh tế thị trường và mậu dịch tự do, không có lý do gì để cấm một hàng không thể xuất khẩu với giá thấp hơn giá bán trong nội địa [5].

pdf19 trang | Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 2382 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt luận văn Những vấn đề pháp lý về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐAỊ HOC̣ QUỐC GIA HÀ NÔỊ KHOA LUÂṬ VŨ PHƢƠNG LINH NH÷NG VÊN §Ò PH¸P Lý VÒ CHèNG B¸N PH¸ GI¸ HµNG HãA NHËP KHÈU VµO VIÖT NAM Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: 60 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUÂṬ HOC̣ Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. BÙI NGỌC CƢỜNG HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Vũ Phƣơng Linh MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 7 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BÁN PHÁ GIÁ VÀ PHÁP LUẬT CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ .......................... 10 1.1. Quan niệm về bán phá giá và chống bán phá giá .......................... 10 1.1.1. Bán phá giá ......................................................................................... 10 1.1.2. Chống bán phá giá .............................. Error! Bookmark not defined. 1.2. Pháp luật chống bán phá giá ........... Error! Bookmark not defined. 1.2.1. Khái niệm và vai trò của pháp luật chống bán phá giáError! Bookmark not defined. 1.2.2. Hiệp định chống bán phá giá của WTO và pháp luật chống bán phá giá của một nước trên thế giới ..... Error! Bookmark not defined. Chƣơng 2: PHÁP LUẬT CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ Ở VIỆT NAMError! Bookmark not defined. 2.1. Khái lƣợc về sự hình thành pháp luật chống bán phá giá ở Việt Nam ........................................... Error! Bookmark not defined. 2.2. Nội dung cơ bản của pháp luật chống bán phá giá ở Việt NamError! Bookmark not defined. 2.2.1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụngError! Bookmark not defined. 2.2.2. Xác định hàng hóa bị bán phá giá nhập khẩu vào thị trường Việt Nam ............................................ Error! Bookmark not defined. 2.2.3. Điều kiện và nguyên tắc áp dụng biện pháp chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam .... Error! Bookmark not defined. 2.2.4. Các biện pháp chống bán phá giá ....... Error! Bookmark not defined. 2.2.5. Thủ tục điều tra để áp dụng biện pháp chống bán phá giáError! Bookmark not defined. 2.2.6. Áp dụng biện pháp chống bán phá giá Error! Bookmark not defined. 2.2.7. Rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giáError! Bookmark not defined. 2.2.8. Khiếu nại, khởi kiện, giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm pháp luật chống bán phá giá ............... Error! Bookmark not defined. Chƣơng 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ...................................... Error! Bookmark not defined. 3.1. Thực trạng bán phá giá và chống bán phá giá ở Việt NamError! Bookmark not defined. 3.1.1. Một số hiện tượng bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt NamError! Bookmark not defined. 3.1.2. Thực trạng áp dụng pháp luật chống bán phá giá ở Việt Nam – một số kết quả đạt được ..................... Error! Bookmark not defined. 3.1.3. Một số tồn tại, bất cập trong việc áp dụng pháp luật chống bán phá ở Việt Nam .................................. Error! Bookmark not defined. 3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật chống bán phá giá ở Việt NamError! Bookmark not defined. 3.2.1. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật chống bán phá giá ở Việt Nam ............................................ Error! Bookmark not defined. 3.2.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật chống bán phá giá ở Việt Nam ........... Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 16 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ADA Hiệp định chống bán phá giá của WTO ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á CPSX Chi phí sản xuất EC Ủy ban Châu Âu EU Liên minh Châu Âu GATT Hiệp định chung về thuế quan thương mại GNK Giá nhập khẩu GTTT Giá trị thực tế GXK Giá xuất khẩu PLAD Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam năm 2004 WTO Tổ chức Thương mại Thế giới MỞ ĐẦU 1 . Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia tổ chức kinh tế quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa và quốc tế nền kinh tế hiện nay là xu thế không thể đảo ngược lại đối với mỗi quốc gia khi phát triển kinh tế của mình. Trong quá trình phát triển kinh tế và thực hiện đường lối chủ động hội nhập kinh tế toàn cầu, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Thị trường rộng hàng hóa và dịch vụ trong nước được mở rộng, hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu được thúc đẩy mạnh mẽ hu hút được nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước, tác động tích cực tới việc chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, phát huy lợi thế so sánh, nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp, đảm bảo nền kinh tế tăng trưởng cao và bền vững. Những thành tựu này đã tạo cơ hội cho Việt Nam tiếp tục những bước phát triển khả quan trong tương lai. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội to lớn đó thì quá trình hội kinh tế quốc tế, nước ta cũng phải đối mặt không ít với những khó nghiệp phải đương đầu. Việc Việt Nam tham gia vào ASEAN, APEC và đàm phán xin gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO đồng nghĩa với việc có sự thay đổi sâu sắc các chính sách thương mại liên quan đến việc mở cửa thị trường. Điều này dẫn tới hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, trong đó có vấn đề bán phá giá hàng hóa đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam sẽ gia tăng trên thị trường, có thể gây ra những tổn thất lớn cho các nhà sản xuất tương tự trong nước. Trước tình hình thực tế đặt ra, có thể thấy rằng vai trò của Nhà nước là không thể thiếu trong việc đưa ra các biện pháp chống lại việc bán phá giá nhằm bảo vệ nền sản xuất trong nước, tạo lập môi trường pháp lý vững chắc cho hoạt động thương mại, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia vào đời sống kinh tế quốc tế. Vì vậy, học viên chọn nghiên cứu và tìm hiểu đề tài luận văn: “Những vấn đề pháp lý về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam”. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển đã quá quen thuộc với vấn đề bán phá giá và pháp luật chống bán phá giá, tuy nhiên vấn đề này vẫn còn rất mới mẻ ở Việt Nam. Mặc dù đây là vấn đề còn mới mẻ nhưng cũng đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm nghiên cứu ở Việt Nam. các nhà kinh tế và pháp lý nước ta đã có một số công trình tiêu biểu đề cập đến lĩnh vực này như: Bán phá giá và biện pháp, chính sách chống bán phá giá hàng nhập khẩu của Đoàn Văn Trường (NXB Thống Kê – 1998); Tìm hiểu pháp luật chống bán phá giá của WTO và Hoa Kỳ của TS. Hoàng Phước Hiệp (tạp chí Luật học, (1), 2003); Pháp luật chống bán phá giá của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – 2004; Tìm hiểu ảnh hưởng của pháp luật chống bán phá giá đối với cạnh tranh của PGS.TS. Mai Hồng Quỳ và ThS. Trần Việt Dũng (tạp chí Nhà nước và Pháp luật – (12), 2004); Tìm hiểu luật và chính sách chống bán phá giá (anti-dumping) của Mỹ của tác giả Đỗ Tuyết Khanh đăng trên Tạp chí Thời đại mới số 01- tháng 03/2004; Pháp luật về chống bán phá giá trong thương mại quốc tế - Những vấn đề lý luận và thực tiễn của Nguyễn Thị Quỳnh Vân (Luận văn thạc sỹ Luật học – 2004); Pháp luật chống bán phá giá của WTO và vấn đề hoàn thiện pháp luật của Việt Nam về chống bán phá giá của Lê Như Phong (Luận văn thạc sỹ luật học – 2004); Một số vấn đề cơ bản về pháp luật chống bán phá giá của WTO của Trần Văn Hải (Luận văn thạc sĩ luật học - 2007); Pháp luật về chống bán phá giá thương mại quốc tế của Nguyễn Trần Duy (Luận văn thạc sỹ luật học - 2007); Quy trình một vụ điều tra bán phá giá của tác giả Bành Quốc Tuấn đăng trên Tạp chí Phát triển và Hội nhập số 6 - tháng 8/2010; Pháp luật chống bán phá giá của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam của tác giả Hoàng Thị Phượng (Luận văn thạc sỹ luật học - 2012); Hoàn thiện pháp luật chống bán phá giá của ThS. Kim Thị Hạnh - Trưởng phòng Công tác Đại biểu, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh- 2013; Các công trình trên mặc dù có đóng góp to lớn vào việc nghiên cứu vấn đề bán phá giá và pháp luật chống bán pháp giá ở nước ta, tuy nhiên, phạm vi của những nghiên cứu của các công trình trên hoặc là còn quá hẹp, phần lớn mới chỉ dừng lại ở hình thức các bài viết trên báo hoặc tạp chí chuyên ngành, hoặc là mới chỉ tập trung nghiên cứu và lĩnh vực chống bán phá giá của WTO, Mỹ, EU và hàng hóa của Việt Nam bị chống bán phá giá ở nước ngoài. Đến nay hầu như chưa có một công trình nghiên nào cứu đầy đủ, toàn diện và công phu những khía cạnh pháp lý cơ bản và vấn đề thực thi pháp luật chống bán phá giá ở Việt Nam. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Trong khuôn khổ bàn luận văn này, tác giả chỉ đề cập một số nội dung pháp lý cơ bản, khái quát nhất của pháp luật chống bán phá giá ở Việt Nam. Tuy nhiên, do pháp luật chống bán phá giá là một lĩnh vực pháp luật còn mới mẻ, thậm chí là "xa lạ" ở Việt Nam, còn có rất nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn cần luận giải, vì thế, luận văn chỉ đi vào tìm hiểu tất cả các quy định chủ yếu về chống bán phá giá trong lĩnh vực thương mại hàng hóa đối với hàng hóa được nhập khẩu và việt Nam bị bán phá giá, mà không có tham vọng đi vào tìm hiểu tất cả các quy định về chống bán phá giá trong lĩnh vực thương mại nói chung. Với phạm vi nghiên cứu này thì luận văn khó có thể giải quyết thỏa đáng được mọi khía cạnh của đề tài. Do đó, tác giả hy vọng sẽ được trở lại đề tài này trong một công trình nghiên cứu toàn diện hơn và với một yêu cầu cao hơn. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu: phân tích, đối chiếu, tổng hợp, khái quát hóa, khảo sát thực tiễn và đặc biệt là phương pháp so sánh luật học, đồng thời vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin về nhà nước và pháp luật và những quan điểm của Đảng và Nhà nước về đổi mới kinh tế trong giai đoạn hội nhập hiện nay để giải quyết các vấn đề mà nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài đặt ra. 5. Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài Đề tài có mục đích và nhiệm vụ là tìm hiểu khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về bán phá giá, chống bán phá giá và pháp luật chống bán phá giá, từ đó đi vào tìm hiểu những nội dung cơ bản của pháp luật chống bán phá giá ở Việt Nam đồng thời đánh giá khái quát vấn đề thực thi pháp luật chống bán phá giá ở nước ta trong thời gian qua và thời gian sắp tới, qua đó luận văn đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực thi lĩnh vực pháp luật này. 6. Những đóng góp mới của luận văn Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên ở cấp độ luận văn thạc sỹ nghiên cứu một cách có hệ thống và tương đối toàn diện pháp luật chống bán phá giá ở Việt Nam. Luận văn đã có những đóng góp sau đây: - Phân tích, đánh giá tương đối toàn diện, đầy đủ và có hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về bán phá giá, chống bán phá giá, khái niệm và vai trò của pháp luật chống bán phá giá và pháp luật chống bán phá giá của một số nước trên thế giới. - Xác định và luận giải được những nội dung cơ bản của pháp luật chống bán phá giá ở Việt Nam. - Đánh giá được thực trạng thực thi pháp luật chống bán phá giá ở Việt Nam, từ đó đưa ra được một vài kiến nghị đối với Nhà nước và các doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi lĩnh vực pháp luật này. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn có kết cấu phù hợp với mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu. Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 03 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về bán phá giá và pháp luật chống bán phá giá. Chương 2: Pháp luật chống bán phá giá ở Việt Nam. Chương 3: Vấn đề thi hành pháp luật chống bán phá giá ở Việt Nam và một vài kiến nghị. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BÁN PHÁ GIÁ VÀ PHÁP LUẬT CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ 1.1. Quan niệm về bán phá giá và chống bán phá giá 1.1.1. Bán phá giá 1.1.1.1. Khái niệm bán phá giá * Dưới góc độ ngôn ngữ Theo cách hiểu thông thường, bán phá giá là bán dưới giá thị trường. Chẳng hạn như tại một nhà ga ai cũng bán đĩa cơm sườn với giá 5.000 đồng bỗng nhiên có người bán với giá 3.000 đồng, thì hành động đó bị coi là bán phá giá [16]. Theo từ điển tiếng Việt trực tuyến, phiên bản ngày 18/3/2004 của Trung tâm Từ điển học Việt Nam thì: “Bán phá giá là việc bán ồ ạt với giá thấp hơn giá thị trường, thậm chí chịu lỗ, để tăng khả năng cạnh tranh và chiếm đoạt thị trường” [32, tr.6]. Như vậy, giữa hai cách hiểu về bán phá giá như trên có những nét tương đồng đó là việc bán dưới – thấp hơn giá thị trường. Tuy nhiên, cách hiểu thứ nhất không quan tâm đến mục đích của việc bán phá giá là gì, có nhằm mục đích chiếm đoạt thị trường hay không, vì vậy, coi hành động đó là bán phá giá và chê trách hành động đó là chưa hẳn đã chính xác, thậm chí là sai. Bởi lẽ, trong nền kinh tế thị trường, cứ giá nào có người mua thì người ta có quyền bán, hơn nữa có thể hàng hóa của họ là hàng hóa dư thừa, tồn kho, mất mốt hoặc có nhu cầu quay vòng vốn nhanh, nên cần phải bán dưới giá thị trường để tiêu thụ được hàng hóa. Tuy nhiên, định nghĩa thuật ngữ bán phá giá của Từ điển tiếng Việt trực tuyến không chỉ quan tâm đến hiện tượng bán dưới giá thị trường mà lại chú trọng đến cả mục đích của hành động bán dưới giá thị trường đó là để tăng khả năng cạnh tranh và chiếm đoạt thị trường. Như vậy, theo định nghĩa này, bán phá giá rõ ràng là một hành vi cạnh tranh không lành mạnh và cần phải ngăn chặn, nếu muốn duy trì sự ổn định của thị trường và môi trường kinh doanh. Trong tiếng Anh, bán phá giá được dịch ra từ thuật ngữ “Dumping” [18, tr.11]. Tuy nhiên thuật ngữ này có nhiều nghĩa khác nhau, chẳng hạn theo nghĩa thông thường dumping có nghĩa là vứt bỏ thứ gì đó mà bạn không thích (to get rid of something you do not want), còn theo nghĩa chuyên ngành thương mại thì dumping có nghĩa là bán tống một món hàng với mức giá rất thấp, thường là bán sang nước khác (To get rid of goods by selling them at a very low prince, often in another country). Như vậy, theo định nghĩa huật ngữ dumping được hiểu là bán phá giá và để xác định có hay không có hành động bán phá giá người ta quan tâm đến mức giá bán hàng và thường là có sự so sánh giá giữa các thị trường quốc gia khác nhau. Trong tiếng Pháp, bán phá giá được dịch ra từ thuật ngữ “dumping commercial” [32, tr.7]. Đây là hiện tượng thương mại khi bán hàng hóa ở thị trường nước ngoài với mức giá thấp hơn mức hiện tại của thị trường trong nước. Với cách hiểu này thì bán phá giá là sự phân biệt giá cả giữa thị trường quốc gia khác nhau, theo đó nếu giá bán một món hàng X nào đó tại thị trường trong nước cao hơn giá bán món hàng X đó tại thị trường nước ngoài thì hành động đó bị coi là bán phá giá. Như vậy, qua khảo cứu cách hiểu thông thường của một số ngôn ngữ khác nhau về thuật ngữ bán phá giá, cho thấy, các cách hiểu này đều chưa phản ánh đầy đủ, nhưng đã nói lên phần nào dấu hiệu đặc trưng của bán phá giá. Đó là hiện tượng bán hàng thường là bán ra nước ngoài, với một mức giá rất thấp, nhằm mục tiêu nâng cao khả năng cạnh tranh và chiếm đoạt thị trường. * Dưới góc độ pháp lý Trong thương mại quốc tế, bán phá giá được hiểu là sự phân biệt giá cả giữa các thị trường quốc gia [26, tr.10]. Với cách hiểu này thì bán phá giá có thể xẩy ra các tình huống khác nhau, có thể là: người sản xuất / người xuất khẩu bán hàng hóa của mình tại thị trường trong nước với giá thấp hơn giá bán hàng hóa đó ở thị trường nước ngoài; hoặc người sản xuất / người xuất khẩu bán hàng hóa của mình với mức giá khác nhau ở các thị trường nước ngoài khác nhau. Như vậy, điểm mấu chốt của cách hiểu này là sự phân biệt giá cả của cùng một hàng hóa ở các thị trường quốc gia khác nhau, bất luận là cao hơn hay thấp hơn được tính ở mỗi thị trường. Tuy nhiên, trong các tình huống có thể xẩy ra như đã phan tích ở trên, thì thực tiễn hoạt động thương mại quốc tế đã chứng minh rằng chỉ có cách hiểu thứ hai đó là hàng hóa được bán ở thị trường trong nước với mức giá cao hơn mức giá bán ở thị trường nước ngoài thì mới có thể gây tổn hại đối với nước nhập khẩu, nhất là đối với các nhà sản xuất các hàng hóa tương tự ở nước nhập khẩu. Do đó, hành động bán phá giá này mới cần phải ngăn chặn. Với cách tiếp cận này thì bán phá giá có thể được hiểu như sau: Bán phá giá là sự phân biệt giá cả mang tính quốc tế, trong đó giá của một hàng hóa khi được bán tại thị trường của nước nhập khẩu với giá thấp hơn giá trị của hàng hóa đó được bán tại thị trường của nước xuất khẩu. Cách hiểu trên phù hợp với cách hiểu về bán phá giá của WTO. Theo Điều 2, Hiệp định thực thi Điều VI của GATT 1994 thì: một sản phẩm bị coi là bán phá giá (tức là được đưa vào lưu thông thương mại của một nước khác thấp hơn giá trị thông thường của sản phẩm đó) nếu như giá xuất khẩu của sản phẩm được xuất khẩu từ một nước này sang một nước khác thấp hơn mức giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự được tiêu dùng tại nước xuất khẩu theo các điều kiện thương mại thông thường. Theo định nghĩa trên, bán phá giá là hành động mang sản phẩm của một nước sang bán ở một nước khác với mức GXK thấp hơn GTTT của sản phẩm đó khi được bán ở trong nước. Thí dụ, người sản xuất vải ở Trung Quốc bán vải lụa ở thị trường Trung Quốc với giá 20 USD/mét, nếu người đó xuất khẩu vải cùng loại sang thị trường Việt Nam và bán với giá 10 USD/mét, thì người đó đã hành dộng bán phá giá. Như vậy, trong thương mại quốc tế, trung tâm của khái niệm bán phá giá là có sự phân biệt về giá, khi GXK thấp hơn GTTT của sản phẩm đó ở trong nước xuất khẩu. Tuy nhiên, trên thực tế việc xác định hiện tượng bán phá giá là một vấn đề vô cùng phức tạp. Ở Việt Nam, thuật ngữ bán phá giá lần đầu tiên xuất hiện trong Luật thuế nhập khẩu 1993 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 1998), nhưng tại Luật này, thuật ngữ bán phá giá chưa được định nghĩa chi tiết, phải đến pháp luyện giá năm 2002, thuật ngữ bán phá giá mới chính thức được định nghĩa chi tiết như sau: bán phá giá là hành vi bán hàng hóa, dịch vụ với giá quá thấp so với giá thông thường trên thị trường Việt Nam để chiếm lĩnh thị trường, hạn chế cạnh tranh đúng pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh khác và lợi ích của nhà nước (Khoản 3, Điều 4). Tuy nhiên, định nghĩa bán phá giá này chỉ đề cập đến hàng hóa, dịch vụ được sản xuất trong nước được bán phá giá ở thị trường trong nước – phá giá nội địa, chứ hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bị bán phá giá thì Pháp lệnh này không điều chỉnh. Hiện nay, vấn đề này đã chính thức được quy định tại Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam năm 2004 (PLAD), nhưng PLAD này không trực tiếp định nghĩa thế nào là bán phá giá mà chỉ đưa ra cách xác định hàng hóa bị bán phá giá vào Việt Nam như sau: Hàng hóa có xuất xứ từ nước hoặc vùng lãnh thổ bị coi là bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam nếu hàng hóa đó được bán với giá thấp hơn giá thông thường và định nghĩa về biên độ bán phá giá là: khoảng cách chênh lệch có thể tính toán được giữa giá thông thường của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam so với giá xuất khẩu hàng hóa đó vào Việt Nam. Như vậy, bán phá giá theo Pháp lệnh này được hiểu là hiện tượng khi giá xuất khẩu một hàng hóa nào đó vào Việt Nam thấp hơn giá trị thông thường của hàng hóa đó. Nhìn chung cách hiểu này là tương đồng với cách hiểu về bán phá giá trong thương mại quốc tế. 1.1.1.2. Bản chất của việc bán phá giá Khái niệm bán phá giá ngày càng được hoàn thiện như đã phân tích ở trên, tuy nhiên, vấn đề mấu chốt có ý nghĩa quan trọng hàng đầu là cần phải xác định khi nào thì hành vi bán phá giá là hành vi cạnh tranh không lành mạnh, khi nào thì hành vi đó là hành vi bình thường về mặt kinh tế cũng như việc chống hay không chống hành vi đó sẽ gây ra những tác động như thế nào đối với môi trường kinh doanh, lợi ích của toàn xã hội và của mỗi người tiêu dùng. Tìm hiểu bản chất của việc bán phá giá sẽ lý giải được những vấn đề nói trên. * Bán phá giá là sự phân biệt giá cả mang tính quốc tế Phân biệt giá cả mang tính quốc tể xẩy ra khi thị trường bị phân biệt là thị trường của các nước khác nhau. Theo đó, GXK của hàng hóa thường phải cao hơn so với giá của hàng hóa tại thị trường nội địa vì sản xuất / nhà xuất khẩu phải chịu thêm chi phí xuất khẩu như vận chuyển đến cảng / sân bay / nhà ga; chi phí bảo hiểm cho hàng hóa,.. Do đó, đúng ra là họ phải bán hàng hóa tại thị trường của nước nhập khẩu cao hơn so với giá bán hàng hóa đó tại thị trường của nước xuất khẩu. Tuy nhiên, vì theo đuổi hành vi phân biệt giá cả mang tính quốc tế, họ đã bán hàng hóa tại thị trường của nước nhập khẩu thấp hơn giá bán hàng hóa đó tại thị trường của nước xuất khẩu, do đó hành vi này bị coi là bán phá giá. Một doanh nghiệp được hưởng lợi thế thống lĩnh và độc quyền trên thị trường nội địa có thể bán sản phẩm trong nước với mức giá rất cao. Nếu chi phí xuất khẩu hàng hóa đó thấp hoặc là doanh nghiệp muốn thâm nhập vào một thị trường mới,.. thì mức giá bán hàng hóa tại thị trường của nước nhập khẩu do doanh nghiệp đặt ra có thể thấp hơn nhiều so với giá bán hàng hóa đó ở thị trường trong nước. Trong trường hợp này doanh nghiệp bị coi là bán phá giá. Bản chất của hành vi bán phá giá kể trên không phải là do doanh nghiệp áp đặt giá thấp của nước nhập khẩu mà do doanh nghiệp đã áp đặt giá cao ở thị trường trong nước. Do đó, nếu bán phá giá xẩy ra dưới hình thức phân biệt giá mang tính quốc tế thì biện pháp chống bán phá giá sẽ không mang lại lợi ích kinh tế mà trước hết là phải loại trứ mức giá cao bất hợp lý tại thị trường nội địa. Bán phá giá hình thành do lạm dụng vị thế thống lĩnh và vị thế độc quyền của doanh nghiệp trên thị trường nội địa chứ không phải trên thị trường của nước nhập khẩu. Chính sức mạnh thống lĩnh và độc quyền ở thị trường trong nước đã làm giảm lợi ích của toàn xã hội của nước xuất khẩu và ngược lại với mức giá thấp sẽ tạo ra những tác động tích cực đến lợi ích kinh tế của nước nhập khẩu. Bởi vậy, việc chống bán phá giá vẫn còn là một vấn đề cần phải cân nhắc trước khi áp dụng. Cho nên, có quan điểm không ủng hộ cho việc phá giá không làm giá ở thị trường của nước nhập khẩu thay đổi, nên không làm ảnh hưởng đến lợi ích của nước nhập khẩu, và vì thế thì không cần có biện pháp chống lại hành động này. Thậm chí có quan điểm cho rằng: “nước A xuất khẩu một món hàng sang nước B mà giá bán tại nước B thì thấp hơn giá bán tại nước A. Bán giá rẻ hơn ở nước B không phải là phá giá” [16]. Tác phẩm này dưa ra ví dụ và giải thích như sau: Một chiếc xe ô tô làm ra ở Nhật, bán ở Nhật thì giá 40.000 USD mà chở qua Mỹ bán thì giá chỉ 20.000 USD. Nếu các bạn thấy vô lý, thì tôi phải gióng chuông báo động các bạn coi chừng đang rơi vào tư duy kinh tế chỉ huy, chứ không phải kinh tế thị trường nếu đã nói đến kinh tế thị trường, thì phải chấp nhận nguyên tắc căn bản, đó là giá mua giá bán một món hàng chỉ tùy thuộc cung cầu mà thôi. Cung cao mà cầu thấp thì giá thấp, cung thấp mà cầu cao thì giá cao Xét theo tinh thần kinh tế thị trường và mậu dịch tự do, không có lý do gì để cấm một hàng không thể xuất khẩu với giá thấp hơn giá bán trong nội địa [5]. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt 1. Bộ Tài chính (2005), Thông tư số 106/2005/TT-BTC hướng dẫn thu nộp, hoàn trả thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp và các khoản đảm bảo thanh toán thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, Hà Nội. 2. Bộ Tài chính (2006), Đề án biện pháp phòng vệ chính đáng đối với hàng hoá sản xuất trong nước phù hợp với các quy định của Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) và các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, Hà Nội. 3. Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10 tháng 9 năm 2013 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, Hà Nội. 4. Bộ trưởng Bộ Thương mại (2004), Quyết định 1808/2004/QĐ-BTM ngày 06/12/2004 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh, Hà Nội. 5. Bộ Thương mại (2004), Chống bán phá giá – Mặt trái của tự do hóa thương mại, Bản điện tử tại htt://www.mot.vn/traodoiykien/chongban phagia Hà Nội. 6. Chính phủ (2003), Nghị định 150/2003/NĐ-CP ngày 08/12/2003 quy định chi tiết thi hành pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam, Hà Nội. 7. Chính phủ (2003), Nghị định 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh giá, Hà Nội. 8. Chính phủ (2003), Tờ trình 1668/CP-PC ngày 08/12/2003 về Dự án Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, Hà Nội. 9. Cục Quản lý cạnh tranh (2008), Quyết định số 32/QĐ-QCLT ngày 15/05/2008 về việc ban hành Mẫu hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam của Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh, Hà Nội. 10. Lê Triệu Dũng (2000), Quy định chống bán phá giá của WTO và khả năng áp dụng ở Việt Nam, Luận văn tốt nghiệp, Đại học Ngoại thương Hà Nội, Hà Nội. 11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 12. Hoàng Phước Hiệp (2003), “Tìm hiểu pháp luật chống bán phá giá của Tổ chức Thương mại thế giới và Hoa Kỳ”, Tạp chí Luật học, (01), tr.26-29, Hà Nội. 13. Trương Mạnh Hùng (2004), “Hỗ trợ doanh nghiệp trong các vụ kiện bán phá giá: Những việc cần làm”, Tạp chí nghiên cứu Lập pháp, (02), tr.72- 76, Hà Nội. 14. Dương Đăng Huệ & Nguyễn Hữu Huyên (2004), “Mô hình cơ quan quản lý cạnh tranh của Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu Lập pháp, (01), tr.29-39, Hà Nội. 15. Trần Văn Nam (2005), “Khía cạnh pháp lý của các vụ kiện chống bán phá giá của Mỹ đối với thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam”, Tạp chí kinh tế và phát triển, (93), tr.39-44, Hà Nội. 16. Vũ Quý Hạo Nhiên (2003), Cấm bán phá giá, Đàn chim Việt, htt://www.danchimviet.com/. 17. Nguyễn Như Phát & Bùi Nguyên Khánh (2001), Tiến tới xây dựng pháp luật về cạnh tranh trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội. 18. Lê Như Phong (2004), Pháp luật chống bán phá giá của WTO và vấn đề hoàn thiện pháp luật của Việt Nam về chống bán phá giá, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội & Đại học tổng hợp Lund, Hà Nội. 19. Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (2004), Pháp luật về chống bán phá giá, Hà Nội. 20. Quốc hội (1998), Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Hà Nội. 21. Quốc hội (2005), Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Hà Nội. 22. Mai Hồng Quỳ & Trần Việt Dũng (2004), “Tìm hiểu ảnh hưởng của pháp luật chống bán phá giá đối với cạnh tranh”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (12), tr.39-47, Hà Nội. 23. Thời báo kinh tế (2000), (115), Hà Nội. 24. Thủ tướng Chính phủ (2001), Quyết định 46/2001/QĐ-TTg ngày 04/04/2001 về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2001 – 2005, Hà Nội. 25. Đoàn Văn Trường (1998), Bán phá giá và biện pháp, chính sách chống bán phá giá hàng nhập khẩu, NXB Thống kê, Hà Nội. 26. Đoàn Văn Trường (2002), “Những biện pháp đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá ở nước ngoài”, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, (295), tr.49- 54, Hà Nội. 27. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2002), Pháp lệnh giá, Hà Nội. 28. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2002), Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam, Hà Nội. 29. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2004), Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, Hà Nội. 30. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2004), Pháp lệnh chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, Hà Nội. 31. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2004), Pháp lệnh số 20/2004/PL – UBTVQH 11 ngày 29/04/2004 về việc chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, Hà Nội. 32. Nguyễn Thị Quỳnh Vân (2004), Pháp luật về chống bán phá giá trong thương mại quốc tế - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội và Đại học tổng hợp P.Assas Paris II, Hà Nội. 33. Vụ công tác Lập pháp (2004), Nội dung cơ bản của Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, NXB Tư pháp, Hà Nội. 34. WTO (1994), Hiệp định chống bán phá giá (bản tiếng Việt). II. Trang web tham khảo 35. 36. 37. 38.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf00050004846_1721.pdf
Luận văn liên quan