Giải quyết khiếu nại về đất đai là một trong những vấn đề hết sức cấp bách,
nhạy cảm, động chạm đến nhiều vấn đề của xã hội. Nếu giải quyết không
tốt sẽ dẫn tới những hệ quả không hay, là nguy cơ tiềm ẩn của khiếu kiện
đông người, là nguyên cớ cho những kẻ muốn lợi dụng để kích động người
dân nhằm gây mất trật tự an toàn xã hội, mất lòng tin vào sự lãnh đạo của
Đảng và Nhà nước. Việc giải quyết tốt khiếu nại về đất đai có ý nghĩa rất
quan trọng trong việc duy trì ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Qua một thời gian công tác liên quan tới lĩnh vực giải quyết khiếu nại tố
cáo tại huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội, nhận thấy được ý nghĩa quan
trọng của công tác này đặc biệt là công tác giải quyết khiếu nại về đất đai,
tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Pháp luật về giải quyết khiếu nại về đất
đai, từ thực tiễn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội” với mong muốn góp
một phần nhỏ vào quá trình xây dựng cơ chế pháp lý hữu hiệu để giải
quyết tốt các khiếu kiện về đất đai nói chung và giải quyết khiếu nại về đất
đai nói riêng.
Thông qua phần cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý để giúp người đọc có cái nhìn
tổng quan về khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai, các quy định của
pháp luật về quyền khiếu nại, trình tự, thủ tục, thẩm quyền giải quyết khiếu
nại do pháp luật quy định.
Phần hai của Luận văn đề cập đến thực trạng khiếu nại về đất đai và thực
trạng công tác giải quyết khiếu nại về đất đai trên một địa bàn cụ thể, từ đó
tìm ra những nguyên nhân dẫn đến khiếu nại về đất đai. Dựa vào việc
nghiên cứu trên một địa bàn cụ thể để đưa ra cái nhìn khái quát về thực
trạng giải quyết khiếu nại về đất đai.
Luận văn đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu qủa công
tác giải quyết khiếu nại về đất đai.
26 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 765 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai – Từ thực tiễn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
....../
BỘ NỘI VỤ
.../
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN VĂN THÀNH
PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT
ĐAI – TỪ THỰC TIỄN HUYỆN THANH TRÌ,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
MÃ SỐ: 60 38 01 02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN MINH SẢN
HÀ NỘI – NĂM 2017
1
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân, được
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 ghi nhận:
“Mọi người có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân
có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá
nhân”.
Quyền khiếu nại của công dân được quy định cụ thể trong Luật Khiếu nại
2011.
Khiếu nại đất đai là một hiện tượng xảy ra phổ biến trong xã hội; đặc biệt
khi nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, Nhà nước trao quyền
được chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho từng cá nhân, tổ chức. Khiếu
nại về đất đai diễn ra rất phổ biến và ngày càng có xu hướng gia tăng về số
lượng, phức tạp về nội dung, trở thành vấn đề cấp bách, được quan tâm
hàng đầu không chỉ của các cơ quan quản lý nhà nước mà của toàn xã hội.
Do tính chất thời sự của chủ đề nghiên cứu, nhiều nhà nghiên cứu, học viên
cao học, sinh viên đã tiếp cận nghiên cứu lĩnh vực khiếu nại và khiếu nại
về đất đai. Tuy nhiên, nghiên cứu vấn đề nêu trên tại một địa bàn cụ thể
như huyện Thanh Trì thì hầu như vẫn chưa có nhiều tác giả đề cập đến.
Chính vì vậy, tác giả mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Pháp luật giải quyết
khiếu nại về đất đai, từ thực tiễn huyện Thanh Trì - thành phố Hà Nội”
nhằm góp phần hệ thống hóa, phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của việc
xây dựng các quy định pháp luật về giải quyết khiếu nại đất đai trên một
địa bàn cụ thể.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Luật Hiến pháp “Bảo đảm pháp lý thực hiện
quyền khiếu nại hành chính của công dân ở nước ta hiện nay” của tác giả
2
Nguyễn Tuấn Khanh – Học viện Khoa học xã hội (2013) đã làm sáng rõ
nhiều vấn đề lý luận và thực trạng bảo đảm pháp lý thực hiện quyền khiếu
nại hành chính của công dân ở nước ta và đã đề ra được nhiều phương
hướng và giải pháp hoàn thiện bảo đảm pháp lý thực hiện quyền khiếu nại
hành chính của công dân ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Lí luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật
“Áp dụng pháp luật trong quản lý nhà nước về đất đai của Ủy ban nhân dân
ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” của tác giả Lê Văn Thành – Học viện
Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh (2012) án đã phân tích đánh
giá một các có hệ thống thực trạng áp dụng pháp luật trong quản lý nhà
nước về đất đai của Ủy ban nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh. Đặc điểm
đô thị, dân cư, cùng hệ thống pháp luật chung,.. là những điểm mà tác giả
Luận văn có thể kế thừa và tham khảo cách tiếp cận từ Luận án này.
Luận văn Thạc sĩ Luật học “Pháp luật về giải quyết khiếu nại trong lĩnh
vực đất đai và thực tiễn thi hành tại tỉnh Sơn La” của tác giả Phạm Quốc
Cảnh - Đại học Luật Hà Nội (2016); Luận văn Thạc sĩ Luật học “Giải
quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai thuộc thẩm quyền của cơ quan hành
chính nhà nước - Nghiên cứu cụ thể trên địa bàn Hà Nam” của tác giả
Nguyễn Mai Hương – Đại học Luật Hà Nội (2007). Các bài viết trên các
Tạp chí chuyên ngành như: “Một số vấn đề về việc giải quyết tranh chấp
và khiếu nại về đất đai theo quy định tại các Điều 136 và 138 của Luật đất
đai năm 2003” của Đặng Xuân Đào – Tạp chí Toà án nhân dân số 23/2004;
“Bàn về thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai theo Luật khiếu nại
2011” của Trần Anh Hùng – Tạp chí Thanh tra số 12/2012; “Tác động của
quá trình biến động sử dụng đất đai đến đời sống xã hội của huyện Thanh
trì, Hà Nội từ năm 2003 đến năm 2010”của Lê Thị Thu Hằng – Tạp chí
Nghiên cứu Lịch sử số 5/2013.
3
Các công trình nghiên cứu này có cách tiếp cận vấn đề rất phong phú. Các
tác giả đã làm sâu sắc thêm nhiều vấn đề về khiếu nại đất đai và các giải
pháp hoàn thiện pháp luật về đất đai ở Việt Nam hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
Hệ thống hóa, phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng các
quy định pháp luật về giải quyết khiếu nại đất đai của các cơ quan, tổ chức,
cá nhân có thẩm quyền thông qua việc nghiên cứu thực tế tại địa bàn một
huyện của Thành phố Hà Nội; qua đó đề xuất những quan điểm, định
hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giải quyết khiếu nại
về đất đai nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn khách quan trong điều kiện
kinh tế thị trường và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
3.2 Nhiệm vụ
- Luận giải những vấn đề lý luận chung và pháp luật về khiếu nại, quyền
khiếu nại, khiếu nại về đất đai và giải quyết khiếu nại đất đai.
- Đánh giá thực trạng khiếu nại về đất đai và thực trạng áp dụng pháp luật
giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện Thanh Trì.
- Đưa ra định hướng và đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện hệ
thống pháp luật về giải quyết khiếu nại đất đai ở nước ta.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Các quy định hiện hành về giải quyết khiếu nại nói chung và giải quyết
khiếu nại về đất đai nói riêng.
- Thực tiễn áp dụng các quy định hiện hành về giải quyết khiếu nại về đất
đai trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội
4
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Việc thực hiện các quy định về giải quyết khiếu nại về đất đai tại huyện
Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
5. Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận: phép biện chứng duy vật;
Phương pháp bình luận, diễn giải, so sánh, đánh giá, phân tích và tổng
hợp, thống kê,...
7. Kết cấu của luận văn
Gồm 3 chương.
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT KHIẾU
NẠI TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI Ở CẤP HUYỆN
1.1. Giải quyết khiếu nại về đất đai
1.1.1. Khái niệm giải quyết khiếu nại về đất đai
Khiếu nại khi xem xét dưới góc độ pháp lý, Khoản 1, Điều 2 Luật Khiếu
nại 2011 quy định:
Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo
thủ tục do Luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết
định kỷ luật cán bộ công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành
vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Theo khoản 11 điều 2 Luật khiếu nại năm 2011 đã quy định: “Giải quyết
khiếu nại là việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết
khiếu nại”. Giải quyết khiếu nại là một trong những nhiệm vụ trong hoạt
động quản lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Giải quyết khiếu nại về đất đai chính là “hoạt động kiểm tra, xác minh
nhằm đưa ra những kết luận về tính hợp pháp, hợp lý của các quyết định
5
hành chính, hành vi hành chính liên quan đến lĩnh vực đất đai như thu hồi,
bồi thường, giải phóng mặt bằng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức được giao
đất”.
1.1.2. Đặc điểm giải quyết khiếu nại về đất đai
- Về chủ thể: Chủ thể của khiếu nại là cá nhân, tổ chức có thẩm quyền
được nhà nước giao quyền sử dụng đất theo quy định.
- Về đối tượng của khiếu nại: Điều 2 Luật Khiếu nại 2011 quy định đối
tượng khiếu nại là quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan
hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính
nhà nước..
1.1.3. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai
Theo quy định của Luật Khiếu nại 2011, cá nhân, cơ quan có thẩm
quyền giải quyết khiếu nại bao gồm:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, thủ trưởng cơ quan thuộc
ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
-Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương
- Giám đốc sở và cấp tương đương.
- Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ, thuộc cơ quan ngang bộ, thuộc cơ quan
thuộc Chính phủ.
- Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính
phủ.
- Tổng thanh tra Chính phủ.
- Chánh thanh tra các cấp.
6
- Thủ tướng Chính phủ.
1.1.4. Vai trò giải quyết khiếu nại về đất đai
- Thứ nhất, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và là
biện pháp thực thi dân chủ thực sự
- Thứ hai, đảm bảo quyền khiếu nại của công dân là một trong những hình
thức giám sát việc thực hiện pháp luật của cơ quan nhà nước, hạn chế
những sai lầm thiếu sót trong hoạt động quản lý
1.2. Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai
1.2.1. Khái niệm pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai
Khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai là một hiện tượng xảy ra phổ biến
trong xã hội, đặc biệt từ khi Nhà nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị
trường. Cùng với sự gia tăng số lượng các vụ tố cáo, tranh chấp đất đai;
khiếu nại về đất đai ngày một gia tăng theo xu hướng phức tạp, gay gắt,
xảy ra hầu hết ở khắp các địa phương trên toàn quốc.
Với thực trạng đó, giải quyết khiếu nại về đất đai trở thành vấn đề cấp bách
được Đảng và Nhà nước ta quan tâm hàng đầu và luôn giám sát, chỉ đạo sát
sao nhằm đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Pháp luật giải
quyết khiếu nại về đất đai có thể hiểu là tập hợp những quy phạm pháp luật
quy định về chủ thể, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, là cơ sở làm phát
sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật về giải quyết khiếu nại đất
đai.
1.2.1.1. Khái niệm khiếu nại về đất đai
Khiếu nại về đất đai được hiểu là việc cơ quan, tổ chức, công dân đề nghị
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành
vi hành chính trong quản lý đất đai khi có căn cứ cho rằng các quyết định,
hành vi đó xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
7
Hoạt động khiếu nại về đất đai được thực hiện bởi chủ thể của quyền khiếu
nại và cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất
đai.
1.2.1.2. Đặc điểm cơ bản của khiếu nại về đất đai
Chủ thể của của khiếu nại về đất đai là cá nhân, cơ quan, tổ chức cho rằng
quyền, lợi ích hợp pháp của họ bị xâm hại bởi quyết định hành chính, hành
vi hành chính trái pháp luật trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai.
Khách thể của khiếu nại về đất đai là sự bảo đảm của Nhà nước đối với
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Đối tượng khiếu nại về đất đai bao gồm: quyết định hành chính và hành vi
hành chính liên quan đến quá trình quản lý đất đai.
1.2.1.3. Nguyên nhân khiếu nại về đất đai
Thứ nhất, sự bất cập trong hệ thống chính sách, pháp luật về đất đai.
Thứ hai, xuất phát từ nhận thức của một bộ phận người dân về quyền sở
hữu đất đai còn hạn chế, không đồng nhất với các quy định của pháp luật.
Thứ ba, công tác quản lý về đất đai còn sơ hở, lỏng lẻo chưa chặt chẽ,
nhiều cán bộ lợi dụng tham nhũng, tiêu cực, trục lợi, làm giàu bất chính từ
đất nhưng chưa được xử lý kịp thời.
Thứ tư, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng còn tồn tại rất nhiều bất
cập.
Thứ năm, bất cập trong công tác giải quyết khiếu nại đất đai ở các cấp
chính quyền.
Thứ sáu, sự yếu kém của hệ thống chính quyền trong việc tổ chức thi hành
luật đất đai.
8
1.2.2. Nội dung pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai
1.2.2.1.Nguyên tắc giải quyết khiếu nại về đất đai
Thứ nhất, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nứơc thống nhất quản lý;
Nhà nước chỉ giao quyền sử dụng cho công dân; Nhà nước có quyền thu
hồi đất và người sử dụng đất được đền bù theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, giải quyết khiếu nại về đất đai phải căn cứ vào thời điểm phát sinh
của vụ việc và chính sách tương ứng của từng thời kỳ.
Thứ ba, giải quyết các khiếu nại đất đai trên cơ sở tôn trọng quá trình sử
dụng ổn định của các chủ sử dụng đất, không giũ rối, kiên quyết bảo vệ
thành quả Cách mạng và lợi ích của người sử dụng đất, đồng thời phải tôn
trọng quy hoạch sử dụng đất của chính quyền địa phương.
Thứ tư, khi giải quyết khiếu nại về đất đai nếu phát sinh những vấn đề về
kinh tế, lợi ích vật chất ... cần phải đảm bảo sự hài hòa giữa lợi ích Nhà
nước, con người và xã hội.
Thứ năm, giải quyết khiếu nại về đất đai dựa trên nguyên tắc đảm bảo pháp
chế xã hội chủ nghĩa.
1.2.2.2. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai
Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã; chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện; Chủ
tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân các cấp.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật giải quyết khiếu nại đất đai
1.3.1. Yếu tố chính trị
Đặc thù chính trị ở nước ta là cơ chế một Đảng lãnh đạo. Đảng Cộng sản
Việt Nam lãnh đạo nhà nước và xã hội là quy phạm Hiến định.
Điều này vừa giúp cho cơ quan, tổ chức của Đảng nắm được tình hình thực
tiễn để từ đó đưa ra đường hướng lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, kịp thời; vừa
giúp cho đảng viên của Đảng gần dân, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của
9
người dân; phát huy vai trò của cơ quan đảng, cơ chế kiểm tra, giám sát
của Đảng,... cơ quan hành chính nhà nước cũng thông qua đây mà có thêm
một “kênh” hữu hiệu để nhìn nhận rõ hơn các vấn đề từ đường lối chung
đến các vấn đề cụ thể, vụ việc cụ thể Tuy vậy, nhiều nơi, tổ chức Đảng còn
“làm thay” chính quyền trong giải quyết khiếu nại về đất đai, cơ quan
Đảng “lấn sân” cơ quan hành chính nhà nước,..
1.3.2. Yếu tố lịch sử, văn hóa
Văn hóa, truyền thống có thể chỉ ra những giá trị, niềm tin, trông đợi,
truyền thống tâm lý... đã tồn tại, ăn sâu vào nếp nghĩ và hành động hoặc nó
cũng có thể là những giá trị mới được du nhập, giúp hình thành và chi phối
cách thức hành động của một cộng đồng địa phương đó. Bên cạnh đó,
những di sản từ chế độ quản lý cũ ở mỗi địa phương cũng ảnh hưởng
không nhỏ đến quá trình giải quyết khiếu nại về đất đai. Trong quá trình
nghiên chúng tôi nhận thấy yếu tố lịch sử, văn hóa có tác động đến không
nhỏ đến việc thực thi pháp luật giải quyết khiếu nại và quá trình giải quyết
khiếu nại ở các địa phương.
1.3.3. Yếu tố kinh tế xã hội
Trong những năm qua, cùng với sự hội nhập mạnh mẽ về kinh tế, thu hút
đầu tư từ nước ngoài khiến cho quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn
ra nhanh chóng ở hầu hết các địa phương. Bất động sản là một trong những
lĩnh vực có giá trị bị ảnh hưởng một cách trực tiếp từ sự thay đổi của các
yếu tố kinh tế xã hội.
1.3.4. Yếu tố tổ chức, nhân sự
Con người luôn là yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng và hiệu
quả của mọi hoạt động. Trong hoạt động giải quyết khiếu nại, yếu tố con
người – nhân sự thể hiện ở 02 nhóm người là: lãnh đạo; cán bộ, công chức
10
trực tiếp hoặc tham mưu thực hiện tiếp công dân và giải quyết khiếu nại.
Mỗi nhóm yếu tố này đều có mức độ ảnh hưởng nhất định đến chất lượng
của toàn bộ quá trình tiếp dân.
Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
VỀ
ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ
NỘI
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Thanh Trì, thành phố
Hà Nội
2.1.1.Điều kiện tự nhiên về đất đai
Huyện Thanh Trì trước kia bao gồm toàn bộ diện tích hiện nay và một
phần diện tích tương đối lớn đã thuộc về quận Thanh Xuân và Hoàng Mai.
Về tình hình sử dụng đất đai, huyện Thanh Trì được UBND thành phố Hà
Nội phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai năm 2001-2010 tại
Quyết định số 160/2001/QĐ-UBND ngày 21/11/2001 gồm 24 xã và thị
trấn Văn Điển với tổng diện tích đất tự nhiên là 9.828,5 ha.
Ngày 22/04/2014, UBND thành phố Hà Nội phê duyệt quy hoạch sử dụng
đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu của huyện Thanh
Trì tại Quyết định số 2156/QĐ-UBND. Theo đó, tổng diện tích đất tự
nhiên của huyện Thanh Trì là 6.292,71 ha.
2.1.2.Tình hình phát triển kinh tế xã hội
2.1.2.1.Về kinh tế
Huyện Thanh Trì đã xác định đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa
nông nghiệp và nông thôn, tập trung phát triển tăng trưởng kinh tế đảm bảo
cơ cấu nông nghiệp - công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - thương maị dịch
11
vụ; nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, phát
triển kinh tế hộ trong nông nghiệp.
2.1.2.2. Về văn hóa xã hội
Trong tổng số 29 quận huyện của Thủ đô, Thanh Trì luôn hoàn thành xuất
sắc các kế hoạch của Thành phố giao, đảm bảo an ninh trật tự, làm tốt công
tác đền ơn đáp nghĩa, chăm lo cho người nghèo; xây dựng các mô hình,
chuyên đề về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc có hiệu quả, góp
phần tích cực vào công tác đấu tranh, phòng ngừa tội phạm, đảm bảo giữ
vững an ninh, an toàn địa bàn, được Nhà nước tặng thưởng danh hiệu Anh
hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thồi kỳ đổi mới.
2.1.2.3.Về y tế
Trên địa bàn huyện có 16 trạm y tế xã, thị trấn đạt 100% số xã, thị trấn trên
toàn huyện có trạm y tế. Các trạm y tế được trang bị cơ sở vật chất đảm
bảo và đều có bác sĩ. Hàng năm tổ chức khám chữa bệnh cho hàng chục
nghìn lượt người, chủ động phòng chống dịch bệnh, tổ chức các hoạt động
truyền thông dân số, kế hoạch hóa gia đình, góp phần giảm tỷ lệ tăng dân
số.
2.1.3.Vị trí vai trò của huyện Thanh Trì trong sự phát triển của thủ đô
Hà Nội
Là một huyện ngoại thành gắn liền với sự hình thành và phát triển của Thủ
đô, nằm ở vị trí của ngõ phía Nam Hà Nội, trên các tuyến giao thông huyết
mạch, Huyện Thanh Trì có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển
của Thủ đô Hà Nội.
Khu vực đô thị sẽ được hình thành trên trục đường 1A gắn kết với trục
đường 70 tới khu vực quận Hà Đông theo hướng phát triển trung tâm
thương mại hỗn hợp, dịch vụ văn phòng và đào tạo. Khu vực phía Tây và
12
phía Đông của huyện bao gồm các xã Tả Thanh Oai, Đại Áng, Đông Mỹ,
Yên Mỹ, Duyên Hà, Vạn Phúc sẽ được dành để phát triển vùng cây xanh
lớn kết hợp yếu tố mặt nước để phát triển khu du lịch sinh thái, vui chơi
giải trí. Khu vực phía Nam gồm các xã Liên Ninh, Ngọc Hồi, Tam Hiệp sẽ
tập trung phát triển các cụm công nghiệp vừa và nhỏ, các điểm tiểu thủ
công nghiệp và làng nghề kết hợp với phát triển nông nghiệp chất lượng
cao.
2.2. Thực trạng giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện Thanh
Trì, thành phố Hà Nội
2.2.1. Tình hình khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn
huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội
Tìm hiểu thực trạng khiếu nại về đất đai trên địa bàn Huyện Thanh Trì cho
thấy tồn tại một số dạng khiếu nại đất đai chủ yếu sau:
Thứ nhất, khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi
đất để thực hiện các dự án. Dạng khiếu nại này chiếm 70% so với tổng số
đơn thư khiếu nại về đất đai.
Thứ hai, là khiếu nại về việc cấp, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất. Quyền sử dụng đất là một loại tài sản đặc biệt, có giá trị lớn; những vụ
khiếu nại về quyền sử dụng đất thường phức tạp và kéo dài. Dạng khiếu
nại này chiếm 20% trong tổng số các vụ khiếu nại trên địa bàn huyện
Thanh Trì.
Thứ ba, là khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm
chế độ quản lý, sử dụng đất đai.Nội dung khiếu nại này cũng có nhiều
dạng. Một số bộ phận người dân không nắm rõ về Luật Đất đai và Luật
khiếu nại, tố cáo nên phát sinh tình trạng vi phạm pháp luật hoặc các
trường hợp lấn chiếm, vi phạm quy tắc xây dựng. Một số người mặc dù
13
khá am hiểu pháp luật nhưng vẫn cố tình vi phạm, khi bị phát hiện và xử
phạt thì ngoan cố khiếu nại.
Thứ tư, là khiếu nại việc giải quyết các tranh chấp về đất đai của các cơ
quan nhà nước.
Khiếu nại trong lĩnh vực này cũng rất phức tạp và đa dạng, như :
+ Khiếu nại việc giải quyết tranh chấp đòi lại đất cũ:
+ Khiếu nại việc giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, thừa kế
tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất.
2.2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật để giải quyết khiếu nại đất đai trên
địa bàn huyện Thanh Trì
2.2.2.1. Thực trạng áp dụng các quy định thẩm quyền giải quyết khiếu
nại đất đai
Huyện Thanh Trì về cơ bản áp dụng đúng các quy định của pháp luật khiếu
nại tố cáo về thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo nói chung và khiếu
nại về đất đai nói riêng. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số vướng mắc trong
một số trường hợp. Cụ thể là xung đột về thẩm quyền giải quyết giữa
UBND huyện và Tòa án nhân dân trong việc giải quyết tranh chấp liên
quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
2.2.2.2. Thực trạng áp dụng quy định về trình tự, thủ tục giải quyết
khiếu nại đất đai
Huyện Thanh Trì đã thành lập Bộ phận tiếp công dân với cán bộ chuyên
trách có trách nhiệm, trình độ và nhiệt tình trong công tác. Bộ phận này có
nhiệm vụ nhận đơn, phân loại và xử lý đơn thư do công dân gửi hoặc từ
các cơ quan khác chuyển về. Đơn thư được xử lý thành hai nhánh: nhánh
thứ nhất bao gồm các đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải
14
quyết của UBND huyện sẽ được bộ phận này trình lên lãnh đạo huyện giao
các phòng, ban chuyên môn xử lý.
Qua nghiên cứu việc giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện
Thanh Trì cho thấy, hầu hết các vụ việc liên quan đến khiếu nại đất đai đều
được giao cho Thanh tra huyện giải quyết. Trong quá trình giải quyết, đối
với những vụ việc phức tạp cần sự tham vấn của các cơ quan chuyên
môn,Thanh tra huyện có quyền tham mưu UBND huyện ban hành quyết
định xác minh nội dung đơn với sự tham gia của các phòng, ban, đơn vị
chuyên môn có liên quan để việc giải quyết khiếu nại đạt hiệu quả tốt. Tuy
nhiên quá trình xác minh, thu thập chứng cứ đòi hỏi phải có sự tham gia
tích cực từ cả hai phía là cơ quan giải quyết khiếu nại, người khiếu nại và
người bị khiếu nại. Thực tế giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn
huyện Thanh Trì cho thấy, có rất nhiều vụ khiếu nại người khiếu nại không
phối hợp với cơ quan giải quyết khiếu nại.
Ở một số xã trên địa bàn huyện Thanh Trì, Chủ tịch UBND xã khi ban
hành quyết định giải quyết khiếu nại về đất đai đã mắc phải một số sai sót
cơ bản như sai về xác định chủ thể khiếu nại.
2.2.3. Đánh giá chung thực trạng pháp luật giải quyết khiếu nại về đất
đai trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội
2.2.3.1. Những kết quả đạt được
Trong những năm qua, Thanh tra huyện đã làm tốt công tác dự báo tình
hình công dân khiếu kiện, xử lý đơn thư nhanh chóng, kịp thời, phân loại
đúng thẩm quyền giải quyết. Những kết luận, quyết định giải quyết đơn
thư đều được đôn đốc, cơ sở tổ chức thực hiện nhanh gọn, dứt điểm.
Những đơn thư tiếp khiếu, tố được Thành phố giải quyết về cơ bản thống
nhất với kết quả giải quyết của UBND huyện, không phải điều chỉnh.
15
Những kết luận, quyết định giải quyết của Thanh tra Thành phố cơ bản
đồng tình với kết luận, quyết định giải quyết của UBND huyện.
2.2.3.2. Tồn tại, hạn chế
Thứ nhất, trên địa bàn huyện tiếp tục triển khai một số dự án đã được thành
phố phê duyệt, các quy định pháp luật, chính sách giải phóng mặt bằng còn
có bất cập; người dân chưa am hiểu các quy định pháp luật; chưa nắm rõ
quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo nên khiếu kiện dai dẳng, đến nhiều
cấp.
Thứ hai, việc giải quyết khiếu nại còn nhiều thiếu sót, nhiều quyết định
giải quyết chưa thấu tình đạt lý. Một số vụ việc chưa tuân thủ đúng quy
trình, thể thức văn bản; việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các quyết định giải
quyết khiếu nại chưa chủ động, triệt để, còn thiếu kiên quyết, dẫn đến vụ
việc không được giải quyết dứt điểm, khiếu nại kéo dài.
Thứ ba, một bộ phận cán bộ chưa nắm vững các quy định pháp luật, chưa
có kỹ năng tuyên truyền, giải thích pháp luật, nội dung kết luận chưa rõ
ràng dẫn đến có vụ việc khiếu kiện dai dẳng, một số công dân lợi dụng
quyền dân chủ, yêu sách không chính đáng nên khiếu tố vượt cấp.
Thứ tư, việc bản quản, lưu trữ hồ sơ liên quan đến công tác quản lý đất đai
ở một số xã trên địa bàn huyện còn lỏng lẻo, chưa được bảo quản chặt chẽ,
khoa học, có xã còn mất hồ sơ địa chính gây khó khăn cho việc thu thập tài
liệu, chứng cứ làm căn cứ cho việc giải quyết khiếu nại của công dân.
Thứ năm, việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai, giải phóng mặt
bằng, khiếu nại tố cáo của các cơ quan có trách nhiệm chưa tốt, còn mang
tính hình thức, do đó chưa đạt hiệu quả cao.
16
2.2.3.3.Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế
- Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, chính sách pháp luật về đất đai thay đổi theo từng thời kỳ trong
đó có không ít văn bản gây khó khăn cho quá trình áp dụng
Thứ hai, do việc thay đổi bộ máy quản lý nhà nước theo từng nhiệm kỳ nên
việc lưu trữ, quản lý hồ sơ về đất đai tại các xã trên địa bàn huyện có nhiều
xáo trộn.
Thứ ba, đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác tiếp dân, giải quyết
khiếu nại tố cáo mới có ở cấp huyện. Ở các xã, đội ngũ này thường do các
cán bộ địa chính, tư pháp, văn phòng kiêm nghiệm.
Thứ tư, cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính trên lĩnh vực đất đai còn bất
cập, thiếu tính thống nhất về thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết... tạo
ra những rào cản cho hoạt động khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành
chính về đất đai.
- Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, mặc dù UBND huyện đã ban hành quy trình tiếp công dân, giải
quyết khiếu nại tố cáo, đã thiết lập một hệ thống sổ sách ghi chép, theo dõi
đơn thư và kết quả giải quyết đơn thư nhằm tạo nên sự thống nhất, đồng bộ
trên toàn huyện nhưng vẫn chưa được các đơn vị triển khai triệt để.
Thứ hai, phần lớn đơn thư khiếu nại về đất đai của công dân đều liên quan
đến lĩnh vực giải phóng mặt bằng, đền bù, hỗ trợ tái định cư.
Thứ ba, ý thức pháp luật của một bộ phận nhân dân còn hạn chế. Do bị một
vài cá nhân có động cơ không tốt xúi giục và cùng với yếu tố lợi ích vật
chất trực tiếp liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi
đất dẫn đến có một số trường hợp phát sinh khiếu kiện, mặc dù vụ việc đã
được giải quyết đúng quy định pháp luật, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp
17
của người dân nhưng một bộ phận công dân đã có hành vi lợi dụng quyền
khiếu nại để gây rắc rối cho cơ quan hành chính nhà nước.
Thứ tư, công tác quản lý nhà nước về đất đai ở một số xã và đơn vị chuyên
môn trên địa bàn huyện còn một số hạn chế, thiếu sót. Đặc biệt, là công tác
quy hoạch sử dụng đất, quản lý hiện trạng sử dụng đất, công tác thống kê,
đo đạc, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xác
nhận nguồn gốc đất và việc thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng khi
thu hồi đất.
Thứ năm, việc tuyên truyền các chính sách, quy định bồi thường thiệt hại,
giải phóng mặt bằng và tái định cư cho bộ phận nhân dân trong vùng giải
tỏa của các dự án phải thu hồi đất chưa được chú trọng.
Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI
3.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất
đai
3.1.1. Hoàn thiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai phải dựa trên
sự quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối của Đảng về giải quyết khiếu
nại về đất đai
Nghị quyết số 48/NQ-TƯ ngày 24/5/2005 của Bộ chính trị về chiến lược
xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 và
định hướng đến năm 2020 và Kết luận số 01-KL/TW ngày 04/04/2016 đã
xác định:
“Hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo, đảm bảo mọi quyết định, hành
vi hành chính trái pháp luật đều được phát hiện và có thể khởi kiện trước
tòa; đổi mới thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo và thủ tục giải quyết các
18
vụ án hành chính theo hướng công khai, đơn giản, thuận lợi cho dân, đồng
thời đảm bảo tính thông suốt, hiệu quả của quản lý hành chính”
Thứ nhất, tăng cường hòa giải các tranh chấp đất đai, coi hòa giải là yếu tố
hàng đầu trong việc giải quyết tranh chấp về đất đai.
Thứ hai, đổi mới cách giải quyết và thẩm quyền giải quyết khiếu nại của
công dân về đất đai theo hướng để hệ thống toà án nhân dân nhập cuộc,
giảm bớt áp lực cho bộ máy hành chính nhà nước.
3.1.2. Hoàn thiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai trước hết
phải đảm bảo, bảo vệ các quyền, lợi ích của cá nhân
Hiến pháp 1992 đã quy định, chủ thể của quyền sở hữu về đất đai là nhân
dân, Nhà nước là đại diện chủ sở hữu đất đai. Điều này có nghĩa nhân dân
đã ủy quyền cho Nhà nước quản lý đất đai. Nhà nước nhân danh nhân dân
để quản lý đất đai cho toàn dân. Công cụ để nhà nước quản lý đất đai đó là
pháp luật. Do vậy, mọi đạo luật do Nhà nước ban hành trước hết phải bảo
vệ, bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng cho từng cá nhân người dân .
Để hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại về đất
đai trước hết phải đảm bảo, bảo vệ quyền, lợi ích của cá nhân người sử
dụng đất.
3.1.3. Tăng cường việc tổ chức công tác tiếp công dân ở các cấp chính
quyền
Thực hiện tốt công tác tiếp dân giúp các ngành, các cấp nhận được những
thông tin phản hồi kịp thời về hiệu lực các quyết sách của Đảng và Nhà
nước, trên cơ sở đó kiến nghị điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với
đời sống xã hội. Đồng thời, qua công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố
cáo các cán bộ, lãnh đạo đã trực tiếp tuyên truyền, giải thích đường lối,
19
chính sách, pháp luật cho nhân dân, xử lý được những vụ việc phức tạp,
hạn chế khiếu kiện vượt cấp.
Chấn chỉnh, tăng cường cơ sở vật chất cho các trụ sở tiếp công dân, đảm
bảo sự nghiêm trang, tạo điều kiện để công dân phản ánh, khiếu kiện một
cách dân chủ, đúng quy định của pháp luật. Bố trí cán bộ trực tiếp dân có
trình độ, nắm vững các quy định của pháp luật về công tác tiếp dân để tiếp
công dân, hướng dẫn công dân gửi đơn đến đúng cơ quan có thẩm quyền
giải quyết, rà soát, phân loại được các vụ việc để xử lý, phân loại đơn thư
chính xác.
3.1.4. Nâng cao trách nhiệm của cơ quan giải quyết khiếu nại
Lãnh đạo UBND các cấp trực tiếp công dân đúng lịch, đối với các vụ việc
phức tạp cần chú trọng đối thoại với công lắng nghe ý kiến, nguyện vọng
của công dân, không né tránh, đùn đẩy, tránh gây bức xúc, khiếu kiện kéo
dài, phải nắm chắc tình hình tranh chấp, khiếu kiện trong phạm vi quản lý
của ngành, địa phương mình để kịp thời giải quyết, nhất là những vụ khiếu
kiện đông người; việc giải quyết phải được thực hiện ngay từ cơ sở, hạn
chế khiếu nại vượt cấp; không để vụ việc diễn biến phức tạp trở thành
khiếu kiện đông người.
Thực tế cho thấy các vụ khiếu nại về đất đai thường có tính chất phức tạp,
liên quan đến nhiều lĩnh vực quản lý và luôn có chiều hướng kéo dài. Do
vậy, khi giải quyết các vụ việc khiếu nại có tính chất phức tạp, cơ quan giải
quyết khiếu nại cần chủ động tổ chức các hội nghị tham vấn giữa các ban,
ngành liên quan để đưa ra quyết định giải quyết đúng quy định pháp luật,
có tình, có lý, đảm bảo quyền lợi ích chính đáng của công dân.
3.1.4. Nâng cao năng lực, trình độ cho đội ngũ làm công tác giải quyết
khiếu nại
20
Với tình hình khiếu nại, tố cáo ngày càng gia tăng đặc biệt là các khiếu nại
về đất đai trong khi đó đội ngũ làm công tác giải quyết khiếu nại tố cáo còn
hạn chế về cả số lượng và chất lượng, cần tập trung đào tạo, bồi dưỡng đội
ngũ này không chỉ về nghiệp vụ chuyên môn mà còn về nghiệp vụ giải
quyết khiếu nại, tố cáo để họ nắm vững được chính sách pháp luật về đất
đai và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Từ đó có những đề xuất cách giải quyết
đúng quy định pháp luật.
3.1.5. Tăng cường công tác giáo dục, phổ biến pháp luật
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đơn thư khiếu nại về đất
đai gia tăng như hiện nay là do một bộ phận người dân không am hiểu
chính sách pháp luật về đất đai cũng như về thẩm quyền, trình tự thủ tục
giải quyết khiêú nại. Để hạn chế tình hình khiếu nại về đất đai gia tăng, cần
tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật để nâng cao
nhận thức, hiểu biết pháp luật cho công dân để họ thực hiện quyền khiếu
nại, tố cáo đúng quy định pháp luật, hạn chế tình trạng gửi đơn thư khiếu
kiện không đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết, đơn thư vượt cấp trái
quy định pháp luật.
3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai
3.2.1. Tổng rà soát hệ thống chính sách, pháp luật về đất đai, giải quyết
khiếu nại về đất đai
3.2.2. Hoàn thiện nội dung pháp luật về đất đai, giải quyết khiếu nại về
đất đai
3.2.2.1. Thường xuyên rà soát, sửa đổi quy định của pháp luật về thời
hiệu
3.2.2.2. Cần thống nhất về ủy quyền trong khiếu nại được quy định tại
Khoản 1 Điều 12 và Khoản 2 Điều 11 Luật Khiếu nại 2011
21
3.2.2.3. Về nghĩa vụ của người khiếu nại
Tại khoản 2, Điều 13 Luật Khiếu nại 2011 quy định người khiếu nại có
nghĩa vụ “cung cấp thông tin, tài liệu cho người giải quyết khiếu nại”.
Quy định này của Luật chỉ mang tính yêu cầu, chưa mang tính bắt buộc
người khiếu nại phải cung cấp các bằng chứng chứng minh các quyết định
hành chính, hành vi hành chính mà họ khiếu nại xâm hại đến quyền , lợi
ích hợp pháp của họ. Tuy nhiên Luật Khiếu nại, tố cáo và các văn bản
hướng dẫn thi hành không đề cập cách xử lý tình huống này, nếu vẫn giải
quyết thì không có cơ sở, không đảm bảo trình tự, thủ tục do pháp luật quy
định. Do vậy, thiết nghĩ cần sửa đổi quy định nghĩa vụ cung cấp thông tin,
tài liệu của người khiếu nại cho người giải quyết khiếu nại.
3.2.2.4. Về trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại về đất đai
Phần lớn các vụ việc khiếu nại về đất đai cơ quan hành chính thụ lý, thẩm
tra, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết đơn phương; mặc dù
trong quá trình giải quyết có tổ chức đối thoại nhưng hầu như các ý kiến
của công dân tại buổi đối thoại chỉ mang tính chất tham khảo. Bên cạnh đó
người khiếu nại không được tiếp cận với những thông tin, tài liệu liên quan
đến vụ việc mà chỉ nhận được quyết định giải quyết khiếu nại của mình.
Do vậy, thiết nghĩ cần đưa ra các quy định thống nhất về trình tự, thủ tục
giải quyết khiếu nại hành chính theo hướng công khai, dân chủ, nhanh
chóng, kịp thời.
3.2.2.5. Hoàn thiện một số quy định của hệ thống chính sách, pháp luật
về đất đai liên quan đến nguyên nhân phát sinh khiếu nại về đất đai
Thứ nhất, cần quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại, quyết định giải
quyết tranh chấp đất đai của Luật Đất đai cho phù hợp, đồng nhất với Luật
Khiếu nại.
22
Thứ hai, phương pháp xác định giá đất và khung giá đất quy định tại
Khoản 5, Điều 1 Nghị định số 44/2014/NĐ-CP (trước đây là Nghị định số
123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007) của Chính phủ về giá đất và khung giá
đất chưa phù hợp với thực tế xã hội, cần được sửa đổi để đảm bảo quyền,
lợi ích của người dân
3.2.3. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện pháp luật về giải quyết
khiếu nại về đất đai
3.2.3.1. Tập trung giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại về đất đai tồn
đọng, không để phát sinh thành điểm nóng, khiếu kiên đông người gây
mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
3.2.3.2 Dự báo được tình hình khiếu nại, tố cáo về đất đai tại địa phương
quản lý
3.2.3.3. Hạn chế phát sinh những đơn thư khiếu nại về đất đai mới
Cán bộ quản lý ở từng địa phương phải nắm rõ tình hình khiếu nại, tố cáo
về đất đai ở địa phương mình, thường xuyên tiếp xúc với dân, với cơ sở
thôn, xóm..., lắng nghe ý kiến, phản ánh của người dân về tình hình quản
lý, sử dụng đất đai tại địa phương, từ đó dự báo tốt tình hình khiếu nại, tố
cáo có thể phát sinh để có hướng xử lý kịp thời.
Thứ nhất, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, thường xuyên kiểm tra,
thanh tra, phát hiện xử lý kịp thời những sai phạm trong việc thực hiện các
quy định về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu
hồi đất để thực hiện dự án; việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử
dụng đất,
Thứ hai, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật đất đai,
pháp luật khiếu nại, tố cáo cho toàn thể nhân dân thông qua nhiều hình
23
thức như tố chức các buổi tọa đàm ở từng địa phương, tuyên truyền qua hệ
thống thông tin đại chúng (qua báo, đài, mạng internet...)
Thứ ba, phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong công tác
giải quyết khiếu nại về đất đai và công tác quản lý đất đai, từ đó có hướng
xử lý nghiêm minh, đúng quy định pháp luật để tạo lòng tin cho người dân
vào cơ quan quản lý nhà nước đồng thời tạo cho người dân ý thức chấp
hành pháp luật.
Thứ tư, cán bộ được giao giải quyết đơn thư khiếu nại về đất đai cần nắm
vững các quy định pháp luật về đất đai và giải quyết khiếu nại tố cáo để có
thể tham mưu hướng giải quyết chính xác, kịp thời, đúng quy định pháp
luật, hạn chế tối đa tình trạng công dân tiếp khiếu lên cơ quan câp trên.
Thứ năm, phải xây dựng một hệ thống quản lý khoa học, đồng bộ, thống
nhất từ trung ương tới địa phương , đảm bảo đầy đủ từ cơ sở pháp luật đến
dữ liệu pháp lý giúp cho quá trình quản lý về đất đai đạt hiệu quả nhất.
3.2.3.4. Thống nhất nhận thức về công tác tiếp công dân, giải quyết
khiếu nại, tố cáo về đất đai của các cấp ủy, chính quyền các cấp.
3.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát trong lĩnh vực
quản lý đất đai, giải quyết khiếu nại về đất đai
3.2.5. Giáo dục pháp luật, đạo đức, nghiệp vụ về giải quyết khiếu nại, tố
cáo liên quan đến đất đai cho cán bộ, công chức
24
KẾT LUẬN
Giải quyết khiếu nại về đất đai là một trong những vấn đề hết sức cấp bách,
nhạy cảm, động chạm đến nhiều vấn đề của xã hội. Nếu giải quyết không
tốt sẽ dẫn tới những hệ quả không hay, là nguy cơ tiềm ẩn của khiếu kiện
đông người, là nguyên cớ cho những kẻ muốn lợi dụng để kích động người
dân nhằm gây mất trật tự an toàn xã hội, mất lòng tin vào sự lãnh đạo của
Đảng và Nhà nước. Việc giải quyết tốt khiếu nại về đất đai có ý nghĩa rất
quan trọng trong việc duy trì ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Qua một thời gian công tác liên quan tới lĩnh vực giải quyết khiếu nại tố
cáo tại huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội, nhận thấy được ý nghĩa quan
trọng của công tác này đặc biệt là công tác giải quyết khiếu nại về đất đai,
tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Pháp luật về giải quyết khiếu nại về đất
đai, từ thực tiễn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội” với mong muốn góp
một phần nhỏ vào quá trình xây dựng cơ chế pháp lý hữu hiệu để giải
quyết tốt các khiếu kiện về đất đai nói chung và giải quyết khiếu nại về đất
đai nói riêng.
Thông qua phần cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý để giúp người đọc có cái nhìn
tổng quan về khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai, các quy định của
pháp luật về quyền khiếu nại, trình tự, thủ tục, thẩm quyền giải quyết khiếu
nại do pháp luật quy định.
Phần hai của Luận văn đề cập đến thực trạng khiếu nại về đất đai và thực
trạng công tác giải quyết khiếu nại về đất đai trên một địa bàn cụ thể, từ đó
tìm ra những nguyên nhân dẫn đến khiếu nại về đất đai. Dựa vào việc
nghiên cứu trên một địa bàn cụ thể để đưa ra cái nhìn khái quát về thực
trạng giải quyết khiếu nại về đất đai.
Luận văn đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu qủa công
tác giải quyết khiếu nại về đất đai.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_phap_luat_giai_quyet_khieu_nai_ve_dat_dai_t.pdf