Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng những quan điểm cơ bản của Đảng
và Nhà nước trong sự nghiệp đổi mới nhằm xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy mọi tiềm năng cho sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Luận văn cũng vận dụng cơ sở lý luận của triết học Mác-Lê Nin,
thế giới quan duy vật biện chứng và các nguyên tắc, phương pháp của lý luận Nhà nước
và pháp luật trong điều kiện mới. Theo đó, tác giả đặc biệt chú ý vận dụng phương pháp
biện chứng và nhiều phương pháp nghiên cứu như liệt kê, phân tích, so sánh, tổng hợp
trong quá trình giải quyết những vấn đề mà đề tài đặt ra.
15 trang |
Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 2385 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Pháp luật về hoạt động thu bảo hiểm xã hội của tổ chức bảo hiểm xã hội Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
ĐỖ THỊ HẰNG
PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG THU
BẢO HIỂM XÃ HỘI CỦA TỔ CHỨC BẢO HIỂM XÃ
HỘI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Hà nội – 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
ĐỖ THỊ HẰNG
PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG THU
BẢO HIỂM XÃ HỘI CỦA TỔ CHỨC BẢO HIỂM XÃ
HỘI VIỆT NAM
Chuyên ngành : Luật Kinh tế
Mã số : 60 38 01 07
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Thị Thƣơng Huyền
Hà nội – 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
- Luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của cá nhân tôi;
- Số liệu trong luận văn được điều tra trung thực;
- Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
HỌC VIÊN
Đỗ Thị Hằng
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................ii
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................iii
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ................................................................................ 1
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn ................................................................. 2
2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................... 2
2.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................................... 2
3. Tình hình nghiên cứu đề tài ............................................................................................. 3
4. Mục đích, nhiệm vụ của Luận văn .................................................................................. 3
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của Luận văn .............................................. 4
6. Những đóng góp của Luận văn ....................................................................................... 4
7. Kết cấu của Luận văn ....................................................................................................... 5
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ
PHÁP LUẬT VỀ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI ............................................................... 6
1.1. Lý luận chung về thu bảo hiểm xã hội ......................................................................... 6
1.1.1. Khái niệm thu bảo hiểm xã hội..6
1.1.2. Nguyên tắc thu bảo hiểm xã hội ................................................................................ 8
1.1.3. Nguồn hình thành quỹ bảo hiểm xã hội .................................................................... 9
1.1.4. Vai trò của thu bảo hiểm xã hội......................................................................10
1.2. Pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.......................................................................13
1.2.1. Khái niệm pháp luật thu bảo hiểm xã hội ............................................................... 13
1.2.2. Nội dung pháp luật về thu bảo hiểm xã hội .............. Error! Bookmark not defined.
1.2.3. Ý nghĩa pháp luật thu bảo hiểm xã hội...........................................................15
1.3. Pháp luật thu bảo hiểm xã hội của một số quốc gia trên thế giới .... Error! Bookmark
not defined.
1.3.1. Pháp luật thu bảo hiểm xã hội của Trung Quốc ....... Error! Bookmark not defined.
1.3.2. Pháp luật thu bảo hiểm xã hội của Thái Lan ............ Error! Bookmark not defined.
1.3.3. Pháp luật thu bảo hiểm xã hội của Đức .................................................................. 17
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI
VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG.................................................................................20
2.1. Thực trạng quy định pháp luật về thu bảo hiểm xã hội......................................20
2.1.1. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội ......................... Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Tiền lương làm căn cứ thu bảo hiểm xã hội ............. Error! Bookmark not defined.
2.1.3. Quy định về tỷ lệ thu bảo hiểm xã hội ...................... Error! Bookmark not defined.
2.1.4. Phương thức thu bảo hiểm xã hội ........................................................................... 27
2.1.5. Quỹ bảo hiểm xã hội và đầu tư, tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội ....................... 28
2.1.6. Trách nhiệm tổ chức thu bảo hiểm xã hội và quản lý quỹ bảo hiểm xã hội ......... 32
2.1.7. Quy trình thu bảo hiểm xã hội của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ... Error! Bookmark
not defined.
2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật về thu bảo hiểm xã hội của tổ chức Bảo hiểm xã
hội Việt Nam.............................................................................................................36
2.2.1. Những kết quả đạt được ............................................. Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Những hạn chế còn tồn tại..............................................................................43
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
THU BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở VIỆT NAM .................... Error! Bookmark not defined.
3.1. Những yêu cầu đặt ra .................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2. Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về thu bảo hiểm xã hội 57
KẾT LUẬN ......................................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 77
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. ASXH: An sinh xã hội
2. BHXH: Bảo hiểm xã hội
3. BHYT: Bảo hiểm y tế
4. BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
Ký hiệu
bảng
Tên bảng
1 Bảng 1.1 Tỷ lệ đóng BHXH ở một số địa phương của Trung Quốc
2 Bảng 2.1
Bảng số liệu về số người tham gia BHXH giai đoạn 1995-
2013
3 Bảng 2.2
Kết quả thu BHXH và tỷ lệ so với số chi các chế độ BHXH
giai đoạn 1995-2013
4 Bảng 2.3 Tình hình hoạt động đầu tư quỹ BHXH giai đoạn 1997-2009
5 Bảng 2.4 Danh mục và vốn đầu tư quỹ BHXH năm 2011
6 Bảng 2.5
Bảng số liệu về số vốn cho các ngân hàng thương mại nhà
nước vay từ quỹ BHXH năm 2011
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
BHXH, BHYT là trụ cột quan trọng trong hệ thống ASXH của mỗi quốc gia, góp
phần thực hiện công bằng, ổn định xã hội và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế . Đối với nước
ta, ngay từ khi thành lập Đảng và Nhà nước ta đã thường xuyên quan tâm đến việc thực
hiện các chế độ, chính sách ASXH đối với cán bộ, công chức, quân nhân và người lao
động thuộc các thành phần kinh tế. Trong công cuộc đổi mới đất nước, kinh tế không
ngừng phát triển đời sống nhân được cải thiện và nâng cao, tuy nhiên một bộ phận người
lao động còn bấp bênh không đảm bảo do gặp phải những rủi ro như thiếu việc làm, ốm
đau, tuổi già Để bù đắp một phần thiếu hụt đó, Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng
xây dựng và hoàn thiện đường lối, chính sách về chế độ BHXH, BHYT. Điều này đã
được thể hiện ở trong các văn kiện Đại hội, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IX, X, XI của Đảng và được cụ thể hóa thành các quy định pháp luật.
Trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự cố gắng vượt
bậc của ngành BHXH nên các chế độ BHXH được thực hiện ngày càng tốt hơn; công tác
thu, chi, quản lý quỹ và giải quyết chế độ chính sách BHXH cho các đối tượng theo luật
định đi vào nền nếp, tạo điều kiện thuận lợi và niềm tin cho những người tham gia và
hưởng các chế độ BHXH. Để phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội nước ta và nhu cầu của
người lao động, ngày 09/01/2003 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 01/2003/NĐ-CP,
Luật BHXH được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày
29/6/2006, đối tượng tham gia BHXH không còn tập trung vào các đơn vị hành chính sự
nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước nữa mà được mở rộng tới các doanh nghiệp ngoài
quốc doanh như doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hưu hạn, hợp tác xã, hộ kinh
doanh các thể, số người tham gia ngày càng tăng, số thu năm sau luôn cao hơn năm
trước. Song song với thu BHXH thì việc chi trả cho đối tượng hưởng chế độ BHXH ngày
càng nhiều, do đó BHXH cần có một lượng tiền đủ lớn để đảm bảo cho công tác chi trả
các chế độ BHXH. Để đạt được mục tiêu đó thì việc tham gia BHXH đóng góp vào quỹ
BHXH là một nhiệm vụ rất quan trọng, có thể coi quỹ BHXH là sự sống còn của hệ
thống BHXH, đảm bảo cho hệ thống hoạt động theo đúng chức năng nhiệm vụ. Trong đó
nhiệm vụ thu BHXH là nhiệm vụ quan trọng có thể coi đó là đầu vào của ngành BHXH.
Có thể thấy, để chính sách BHXH phát triển bền vững, việc nghiên cứu hoàn thiện
cơ chế tài chính, bảo tồn và tăng trưởng quỹ BHXH đã và đang trở nên hết sức cần thiết
và cấp bách. Trong đó vấn đề trọng tâm là việc đánh giá thực trạng pháp luật về thu
BHXH và tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả thu BHXH của tổ chức BHXH. Với
mong muốn góp một phần nhỏ trong việc nghiên cứu pháp luật về thu BHXH và tìm ra
phương hướng hoàn thiện, tác giả mạnh dạn lựa chọn đề tài “Pháp luật về hoạt động
thu bảo hiểm xã hội của tổ chức Bảo hiểm xã hội Việt Nam” cho Luận văn Cao học
Luật. Việc nghiên cứu đề tài này có một ý nghĩa rất quan trọng, cần thiết đối với việc
nâng cao hiệu quả thu BHXH nói riêng và đối với sự phát triển bền vững của chính sách
ASXH nói chung.
2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của luận văn
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn xác định đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định pháp luật về
thu BHXH. Từ đó Luận văn tìm hiểu thực trạng áp dụng pháp luật về thu BHXH của
tổ chức BHXH Việt Nam và đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện mảng pháp luật
này.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ Luận văn Thạc sĩ Luật học, tác giả không tham vọng nghiên cứu
sâu và tìm hiểu chi tiết toàn bộ các vấn đề liên quan đến việc hình thành và phát triển của
pháp luật về thu BHXH, việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của từng cơ quan, ở từng
thời kỳ mà sẽ tập trung nghiên cứu nội dung các quy định pháp luật về thu BHXH và
thực trạng pháp luật về thu BHXH kể từ khi tổ chức BHXH Việt Nam được thành lập
năm 1995 đến nay.
3. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nội dung pháp luật về BHXH nói chung là một đề tài phổ biến nhưng những
nghiên cứu chuyên sâu về pháp luật thu BHXH lại chưa có nhiều. Một số công trình khoa
học nghiên cứu về thu BHXH có thể kể đến như:
- Thực trạng quản lý thu BHXH hiện nay và các biện pháp nâng cao hiệu quả công
tác thu (Chủ nhiệm đề tài: Tiến sĩ Nguyễn Văn Châu, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam,
năm 1996, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ);
- Cơ sở khoa học hoàn thiện quy trình quản lý thu BHXH (Chủ nhiệm đề tài: Tiến
sỹ Dương Xuân Triệu, Giám đốc Trung tâm Thông tin Khoa học BHXH Việt Nam, năm
1999, Đề tài khoa học);
- Thực trạng thu nộp quỹ BHXH và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu
nộp quỹ BHXH Việt Nam hiện nay (Nông Hữu Tùng, Đại học Kinh tế Quốc dân, 2000,
Khóa luận tốt nghiệp);
- Hoàn thiện quản lý thu BHXH khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh
ở Việt Nam (Trần Quốc Túy, BHXH Việt Nam, năm 2000, Luận văn thạc sỹ);
- Hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh
Gia Lai (Trần Ngọc Tuấn, Đại học Đà Nẵng, 2002, Luận văn thạc sỹ);
- Công tác quản lý thu BHXH giai đoạn hiện nay - Thực trạng và giải pháp (Lại
Hữu Hiệp, Đại học Công đoàn, 2003, Chuyên đề tốt nghiệp);
- Hoàn thiện công tác kiểm soát thu tại BHXH tỉnh Bình Định (Võ Năm, Đại học
Đà Nẵng, 2013, Luận văn thạc sỹ).
Nội dung chủ yếu của các công trình nghiên cứu khoa học kể trên hầu hết đề cập
đến vấn đề thu BHXH trên phương diện kinh tế học. Tuy nhiên, để phục vụ cho mục đích
nghiên cứu hoạt động thu BHXH trên phương diện kinh tế, các công trình kể trên đều có
đề cập phần nào và đưa ra một số đánh giá, nhận định về ưu, nhược điểm của các quy
định của pháp luật trong lĩnh vực thu BHXH.
4. Mục đích, nhiệm vụ của Luận văn
Mục đích nghiên cứu của Luận văn là góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận
cũng như một số nội dung cơ bản của các quy định pháp luật về thu BHXH, thực trạng áp
dụng pháp luật về thu BHXH của tổ chức BHXH Việt Nam, trên cơ sở đó có những đánh
giá và kiến nghị nhằm tiếp tục hoàn thiện mảng pháp luật này.
Để thực hiện mục đích trên Luận văn có những nhiệm vụ sau đây:
- Nghiên cứu, tìm hiểu khái niệm về BHXH và thu BHXH; vai trò, ý nghĩa của
thu BHXH; sự cần thiết phải điều chỉnh hoạt động thu BHXH của tổ chức BHXH Việt
Nam bằng pháp luật.
- Nghiên cứu nội dung các quy định pháp luật và thực trạng áp dụng pháp luật về thu
BHXH của tổ chức BHXH Việt Nam.
- Đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thu BHXH và nâng cao
hiệu quả về thu BHXH của tổ chức BHXH Việt Nam.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của Luận văn
Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng những quan điểm cơ bản của Đảng
và Nhà nước trong sự nghiệp đổi mới nhằm xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy mọi tiềm năng cho sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Luận văn cũng vận dụng cơ sở lý luận của triết học Mác-Lê Nin,
thế giới quan duy vật biện chứng và các nguyên tắc, phương pháp của lý luận Nhà nước
và pháp luật trong điều kiện mới. Theo đó, tác giả đặc biệt chú ý vận dụng phương pháp
biện chứng và nhiều phương pháp nghiên cứu như liệt kê, phân tích, so sánh, tổng hợp
trong quá trình giải quyết những vấn đề mà đề tài đặt ra.
6. Những đóng góp của Luận văn
- Nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định pháp luật về thu BHXH; phân
tích ưu, nhược điểm của một số quy định cụ thể.
- Phân tích, đánh giá mặt tích cực và hạn chế trong thực trạng áp dụng pháp luật về
thu BHXH của tổ chức BHXH Việt Nam.
- Đưa ra đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thu BHXH và nâng cao
hiệu quả thu BHXH của tổ chức BHXH Việt Nam.
- Từ những nghiên cứu chung về BHXH trong nước, luận văn sẽ đưa ra một số vấn đề lý
luận về pháp luật thu BHXH nói riêng và pháp luật về BHXH nói chung.
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, Luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo
hiểm xã hội.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về thu bảo hiểm xã hội và thực tiễn áp dụng.
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thu bảo hiểm xã hội ở
Việt Nam
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
* Văn kiện của Đảng
1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, X,
XI.
* Văn bản pháp luật
2. Quốc Hội (2006), Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11, Hà Nội.
3. Quốc Hội (2008), Luật Bảo hiểm Y tế số 25/2008/QH12, Hà Nội.
4. Quốc Hội (2012), Bộ Luật Lao động số 10/2012/QH13, Hà Nội.
5. Quốc Hội (2014), Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13, Hà Nội.
II. Giáo trình, các công trình nghiên cứu, tạp chí, báo cáo
6. Lê Phan Anh (2013), Sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm xã hội cần hướng tới
mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội bền vững, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, năm thứ 15, số
225, tr.19-20-21.
7. Nguyễn Hải Anh (2010), Sự cần thiết phải củng cố, tăng cường công tác pháp
chế, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, năm thứ 12, số 151, tr.18-19.
8. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (1996), Báo cáo tổng kết năm 1995, Hà Nội.
9. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (1997), Báo cáo tổng kết năm 1996, Hà Nội.
10. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (1997), Báo cáo quyết toán tài chính năm 1996,
Hà Nội.
11. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (1998), Báo cáo tổng kết năm 1997, Hà Nội.
12. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (1998), Báo cáo quyết toán tài chính năm 1997,
Hà Nội.
13. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (1999), Báo cáo tổng kết năm 1998, Hà Nội.
14. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (1999), Báo cáo quyết toán tài chính năm 1998,
Hà Nội.
15. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2000), Báo cáo tổng kết năm 1999, Hà Nội.
16. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2000), Báo cáo quyết toán tài chính năm 1999,
Hà Nội.
17. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2001), Báo cáo tổng kết năm 2000, Hà Nội.
18. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2001), Báo cáo quyết toán tài chính năm 2000,
Hà Nội.
19. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2002), Báo cáo tổng kết năm 2001, Hà Nội.
20. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2002), Báo cáo quyết toán tài chính năm 2001,
Hà Nội.
21. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2003), Báo cáo tổng kết năm 2002, Hà Nội.
22. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2003), Báo cáo quyết toán tài chính năm 2002,
Hà Nội.
23. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2004), Báo cáo tổng kết năm 2003, Hà Nội.
24. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2004), Báo cáo quyết toán tài chính năm 2003,
Hà Nội.
25. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2005), Báo cáo tổng kết năm 2004, Hà Nội.
26. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2005), Báo cáo quyết toán tài chính năm 2004,
Hà Nội.
27. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2012), Báo cáo tình hình thực hiện Luật Bảo
hiểm xã hội 2007-2011, Hà Nội.
28. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2012), Báo cáo tình hình quản lý và sử dụng quỹ
Bảo hiểm xã hội năm 2011, Hà Nội.
29. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2014), Báo cáo tình hình thu, chi Bảo hiểm xã
hội, Bảo hiểm Y tế giai đoạn 2011-2014, Hà Nội.
30. Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội (2011), Cải cách chính sách Bảo hiểm
xã hội giai đoạn 2012-2020, Hà Nội.
31. ThS. Nguyễn Văn Dụng (2012), Nghiên cứu hoàn thiện Luật Bảo hiểm xã hội
từ thực tiễn, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, năm thứ 14, số 214, tr.18-19-20.
32. ThS. Nguyễn Dương (2012), Thực trạng và giải pháp phát triển Bảo hiểm xã
hội tự nguyện, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, năm thứ 14, số 216, tr.31-32
33. ThS. Phạm Trường Giang (2006), Một vài ý kiến về cơ chế Thu Bảo hiểm xã
hội, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, năm thứ 08, số 89, tr.32-33.
34. ThS. Phạm Trường Giang (2006), Một vài ý kiến về cơ chế Thu Bảo hiểm xã
hội, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, năm thứ 08, số 89, tr.32-33.
35. Lê Bạch Hồng – Thứ trưởng, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam
(2009), Vai trò của chính sách Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Y tế đối với an sinh xã hội của
đất nước, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, năm thứ 11, số 142, tr.7-8-9-10.
36. Phạm Minh Huân – Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh &Xã hội (2013),
Phương án cải cách chính sách Bảo hiểm xã hội trong Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội
sửa đổi, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, năm thứ 15, số 239, tr.16-17-18.
37. Trần Đình Liệu (2011), Chỉ đạo quyết liệt hoàn thành chỉ tiêu Thu, Tạp chí
Bảo hiểm xã hội, năm thứ 13, số 171, tr.16-17-18.
38. ThS. Hoàng Minh Tuấn (2013), Đề xuất giải pháp phát triển Bảo hiểm xã hội
tự nguyện, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, năm thứ 15, số 221, tr.22-23-24.
39. Nông Hữu Tùng (2000), Thực trạng thu nộp quỹ Bảo hiểm xã hội và một số
biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu nộp quỹ Bảo hiểm xã hội hiện nay, Khóa luận tốt
nghiệp, Hà Nội.
III. Tài liệu từ Internet
40.
41.
42.
43.
44. www.vi.wikipedia.org
B. Tài liệu tiếng Anh
45.
own-great-wall/
46.
47. www.americanheritage.yourdictionary.com
48.
_INSTRUMENT_ID:312247
49.
50.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 00050004793_2344.pdf