Tóm tắt Luận văn Phát triển kinh tế huyện Đakrông tỉnh Quảng Trị

Nghiên cứu quá trình phát triển kinh tế xã hội là một đối tượng quan trọng của Kinh tế học. Qua đó có thể giúp chúng ta đánh giá được các nhân tố tác động đến quá trình phát triển và hiện trạng phát triển. Căn cứ vào đó đề xuất các giải pháp phát triển trong tương lai. Thông qua quá trình nghiên cứu, tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau: 1. Hỗ trợ kinh phí đầu tư phát triển khu kinh tế cửa khẩu quốc gia La Lay. 2. Hỗ trợ nguồn vốn cho những dự án xây dựng phát triển du lịch tại các địa điểm có tiềm năng du lịch 3. Tăng cường đầu tư và xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế 4. Hỗ trợ đầu tư phát triển Nông nghiệp, hỗ trợ các giống cây trồng, vật nuôi 5. Hỗ trợ phát triển đầu tư cơ sở hạ tầng xã hội, đặc biệt cho các ngành giáo dục và y tế. 6. Tăng cường quản lý và thực hiện tốt chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững tại địa phương. 7. Đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tạo điều kiện phát triển cho các Doanh nghiệp trên địa bàn huyện, ưu tiên cho các Doanh nghiệp phát triển trong lĩnh vực Nông nghiệp.

pdf26 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 597 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Phát triển kinh tế huyện Đakrông tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRẦN MINH DƯƠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN ĐAKRÔNG TỈNH QUẢNG TRỊ Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60.31.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Đà Nẵng – Năm 2013 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Võ Xuân Tiến Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Mạnh Toàn Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thế Tràm Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 15 tháng 6 năm 2013 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Năng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đakrông là một trong những huyện miền núi nghèo nhất của cả nước cũng như của tỉnh Quảng Trị. Huyện đã nhận được sự quan tâm, đầu tư của các cấp Chính quyền cũng như của các tổ chức trong và ngoài nước nhằm phát triển kinh tế trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế trên địa bàn huyện đã bộc lộ ra những hạn chế do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nghiên cứu quá trình phát triển kinh tế của huyện là cơ sở quan trọng nhằm xem xét các nhân tố ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình phát triển kinh tế của huyện. Căn cứ vào việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng là tiền đề để xây dựng các giải pháp hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực và tận dụng các lợi thế của địa phương để rút ngắn quá trình phát triển kinh tế.Với cách đặt vấn đề như trên, tôi thực hiện đề tài “Phát triển kinh tế huyện Đakrông – tỉnh Quảng Trị”. 2. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến phát triển kinh tế. - Phân tích thực trạng phát triển kinh tế của huyện Đakrông trong những năm gần đây - Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển kinh tế huyện Đakrông thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu Những vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển kinh tế. b. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề chủ yếu của phát triển kinh tế huyện Đakrông. 2 - Về không gian: Các nội dung trên được nghiên cứu trên địa bàn huyện Đakrông. - Về thời gian: Nghiên cứu các giải pháp cho phát triển kinh tế huyện Đakrông tới năm 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp phân tích thực chứng. - Phương pháp phân tích chuẩn tắc. - Phương pháp điều tra, khảo sát, chuyên gia để thu thập thông tin, tư liệu. 5. Bố cục đề tài Ngoài mục lục, mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được chia thành 3 chương như sau: - Chương 1: Một số vấn đề lý luận về phát triển kinh tế. - Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế huyện Đakrông thời gian qua. - Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế huyện đến năm 2020. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 3 CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 1.1. KHÁI QUÁT VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 1.1.1. Các khái niệm a. Kinh tế Kinh tế là “tổng thể các yếu tố sản xuất, các điều kiện sống của con người, các mối quan hệ trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội.” b. Phát triển Phát triển là “Khái niệm dùng để chỉ quá trình vận động của sự vật theo khuynh hướng đi lên, từ trình độ thấp đến trình độ cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn”. c. Phát triển kinh tế Phát triển kinh tế là “quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế. Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và chất, nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia”. 1.1.2. Ý nghĩa của phát triển kinh tế - Phát triển kinh tế làm tăng thu nhập cho nền kinh tế. - Phát triển kinh tế là quá trình thay đổi về lượng của nền kinh tế. - Phát triển kinh tế đi kèm với những thay đổi trong cơ cấu kinh tế. - Phát triển kinh tế tạo ra nguồn lực nhằm giải quyết các vấn đề xã hội. - Phát triển kinh tế gắn liền với sự thay đổi theo hướng tốt hơn các vấn đề xã hội. 1.2. NỘI DUNG CỦA PHÁT TRIỂN KINH TẾ 1.2.1. Gia tăng quy mô sản xuất a. Gia tăng số lượng các cơ sở sản xuất - Gia tăng số lượng các cơ sở sản xuất là số lượng các cơ sở sản xuất trong lãnh thổ nền kinh tế ngày càng nhiều hơn. 4 - Khi các đơn vị, cơ sở sản xuất kinh doanh phát triển sẽ làm tăng sản phẩm cho xã hội, mở rộng khả năng sản xuất, khả năng giải quyết việc làm và tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. - Gia tăng số lượng các cơ sở sản xuất được thể hiện qua số lượng các cơ sở sản xuất của các ngành kinh tế trên địa bàn. b. Gia tăng số lượng sản phẩm sản xuất - Gia tăng số lượng sản phẩm sản xuất là khối lượng sản phẩm hàng hóa – dịch vụ được sản xuất ra trong nền kinh tế ngày càng tăng. - Gia tăng số lượng sản phẩm sản xuất làm tăng khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường, thúc đẩy sự gia tăng năng lực sản xuất của các cơ sở sản xuất qua đó gia tăng giá trị sản xuất của nền kinh tế. - Gia tăng số lượng sản phẩm sản xuất của địa phương được thể hiện qua giá trị sản xuất (GO) của nền kinh tế qua các năm. 1.2.2. Sử dụng hợp lý các nguồn lực - Nguồn lực là tổng hợp các yếu tố đầu vào được sử dụng kết hợp tạo nên nền kinh tế của một quốc gia, một địa phương. Sử dụng hợp lý nguồn lực là kết hợp các nguồn lực trong nền kinh tế nhằm đạt được các mục tiêu phát triển mà không gây ra sự lãng phí nguồn lực. - Sử dụng hợp lý các nguồn lực là tiền đề cho phát triển kinh tế bền vững, nâng cao hiệu quả và chất lượng phát triển kinh tế. - Các nguồn lực phát triển kinh tế bao gồm: (1).Tài nguyên thiên nhiên; (2). Vốn; (3). Lao động; (4). Khoa học – Công nghệ. 1.2.3. Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất - Hình thức tổ chức sản xuất là nơi và cách thức kết hợp các yếu tố của nguồn lực. - Phải lựa chọn các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp để nâng cao hiệu quả và sử dụng hợp lý các nguồn lực. 5 - Có các hình thức tổ chức sản xuất sau: Hộ kinh doanh cá thể; Hợp tác xã (HTX); Doanh nghiệp tư nhân (DNTN); Công ty trách nhiệm hữu hạn (Công ty TNHH); Công ty cổ phần (CTCP). 1.2.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý - Chuyển dịch cơ cấu là: “sự thay đổi của cơ cấu kinh tế theo thời gian từ trạng thái và trình độ này tới một trạng thái và trình độ khác phù hợp với phát triển kinh tế xã hội và các điều kiện vốn có nhưng không lặp lại trạng thái cũ”. - Cơ cấu kinh tế phản ánh trình độ khoa học công nghệ, lực lượng sản xuất, phân công lao động, chuyên môn hóa và hợp tác sản xuất. - Để xác định cơ cấu kinh tế phù hợp phải dựa trên cơ sở là cơ cấu sản xuất hiện có, xây dựng cơ cấu sản xuất mới tiến bộ và phù hợp hơn với các điều kiện kinh tế. 1.2.5. Mở rộng thị trường, đáp ứng được các yêu cầu của thị trường - Mở rộng thị trường là các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh tìm cách gia tăng số lượng và chủng loại sản phẩm của mình trên thị trường và đưa các sản phẩm vào thị trường mới. - Mở rộng thị trường là động cơ thúc đẩy các doanh nghiệp tìm cách tăng khả năng sản xuất, cải tiến chất lượng sản phẩm, thăm dò thị hiếu người tiêu dùng. - Mở rộng thị trường thông qua phát triển các ngành nghề, sản phẩm và dịch vụ mới, nâng cao chất lượng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ sẵn có. 1.2.6. Gia tăng kết quả sản xuất và hiệu quả sản xuất - Kết quả sản xuất là những gì đạt được sau một quá trình sản xuất nhất định. - Hiệu quả sản xuất là phạm trù nhằm phản ánh trình độ sử dụng 6 nguồn lực để đạt được mục tiêu sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp hay của một nền kinh tế. - Gia tăng kết quả sản xuất phản ánh sự gia tăng về lượng của nền kinh tế. Trong khi đó gia tăng hiệu quả sản xuất phản ánh sự tăng lên về chất của nền kinh tế và mức độ hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực. - Các chỉ tiêu phản ánh gia tăng kết quả sản xuất và hiệu quả sản xuất: (1)Tổng giá trị sản xuất (GO); (2) Năng suất lao động; (3)Tổng sản phẩm quốc nội của nền kinh tế (GDP); (4)Tốc độ tăng trưởng kinh tế. - Bên cạnh đó, hiệu quả sản xuất còn thể hiện qua một số chỉ tiêu về mặt xã hội như: (1)Đóng góp cho xã hội: thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước thể hiện qua thu Ngân sách; (2)Thu nhập bình quân đầu người; (3)Tỉ lệ hộ nghèo của địa phương 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ 1.3.1. Điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý, địa hình - Tác động đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển hệ thống giao thông, phân bổ tài nguyên, phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, phân bổ các cơ sở kinh tế cũng như các chính sách phát triển vùng. b. Đất đai, thổ nhưỡng - Tác động lớn tới ngành Nông nghiệp thông qua việc lựa chọn các loại giống cây trồng vật nuôi. c. Khí hậu, thời tiết - Đặc biệt ảnh hưởng đến các ngành kinh tế có tính chất mùa vụ như Nông nghiệp hay Thương nghiệp và đời sống của người dân. 7 1.3.2. Điều kiện xã hội a. Dân cư, dân số - Là nhân tố hàng đầu trong quá trình phát triển kinh tế, được xem xét dưới hai góc độ sản xuất và tiêu thụ. b. Nguồn lao động - Tác động đến quá trình phát triển kinh tế thông qua số lượng và chất lượng nguồn lao động của địa phương. c. Truyền thống văn hóa xã hội - Ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực của địa phương thông qua các giá trị văn hóa truyền thống. 1.3.3. Điều kiện kinh tế a. Tốc độ tăng trưởng - Tốc độ tăng trưởng kinh tế phản ánh sự gia tăng về lượng của nền kinh tế, là yếu tố tiên quyết cho quá trình phát triển kinh tế. b. Cơ cấu kinh tế - Là chỉ tiêu phản ánh sự thay đổi về chất của quá trình phát triển kinh tế, được tính bắng tỉ trọng trong GDP hoặc GO của các ngành kinh tế. c. Cơ sở hạ tầng - Là xương sống của nền kinh tế, cơ sở hạ tầng có thể là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển nếu được đầu tư phát triển tương ứng với tiềm năng phát triển kinh tế nhưng cũng có thể là lực cản cho quá trình phát triển kinh tế nếu cơ sở hạ tầng không theo kịp với năng lực kinh tế. d. Các chính sách kinh tế - Chính sách kinh tế có ảnh hưởng lớn tới việc lựa chọn mô hình phát triển cũng như lựa chọn các ngành kinh tế mũi nhọn, ưu tiên đầu 8 tư. Các chính sách kinh tế tác động đến nền kinh tế thông qua khía cạnh tạo dựng hành lang pháp lý, môi trường đầu tư cho các nhà đầu tư. CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN ĐAKRÔNG THỜI GIAN QUA 2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ 2.1.1. Điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý, địa hình Đakrông nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Quảng Trị, huyện có 14 đơn vị hành chính gồm 1 thị trấn và 13 xã. Địa hình của huyện có hai dạng địa hình cơ bản là đồi núi cao (độ cao trung bình 600-800m), đồi núi thấp (150 – 300m) và thung lũng hẹp bị chia cắt mạnh mẽ bởi sông suối. b. Đất đai, thổ nhưỡng Toàn huyện có tổng diện tích 122.444,64 ha. Diện tích đất của huyện phần lớn được dùng cho ngành Nông nghiệp và Lâm nghiệp. Về cơ cấu thổ nhưỡng trên địa bàn huyện gồm những loại đất sau: Đất phù sa được bồi (Pb); Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp); Đất đỏ vàng trên đá phiến thạch sét (Fs); Đất nâu tím trên đá sét (Fe); Đất đỏ vàng trên đá biến chất (Fj); Đất vàng đỏ trên đá Macma axit (Fa). c. Khí hậu, thời tiết Khí hậu của huyện chịu ảnh hưởng của bức xạ nội chí tuyến và đặc điểm điểm vị trí địa lý của huyện nên có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nằm trong khu vực chuyển tiếp của hai mùa nóng và lạnh. 2.1.2. Đặc điểm của điều kiện xã hội a. Dân cư, dân số Dân số toàn huyện năm 2012 là 39.178 người, tốc độ tăng dân số đạt 1,8%. Dân cư trên địa bàn huyện huyện gồm các nhóm dân tộc 9 chính là người Kinh, người Pa Cô và người Vân Kiều, bên cạnh đó là một bộ phận dân tộc ít người khác như người BaHy, Tà Ôi. b. Nguồn lao động LĐ trong độ tuổi trên địa bàn huyện năm 2012 đạt 21.562 người, trong đó có 11.447 LĐ nam và 10.115 LĐ nữ, là huyện có cơ cấu dân số trẻ. Tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp (21,8% năm 2012). c. Truyền thống văn hóa – xã hội 2.1.3. Đặc điểm về kinh tế a. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức khá, bình quân thời kỳ 2006 – 2012 đạt 11,3%. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng ở từng ngành cụ thể không ổn định. b. Cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng của các ngành CN – DV, giảm tỉ trọng của ngành NN. Năm 2012, cơ cấu kinh tế của các ngành NN – CN – DV tương ứng là 32,98 – 21,31 – 45,71%. c. Cơ sở vật chất Đang trong quá trình hoàn thiện để phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế. Về cơ bản, cơ sở vật chất trên địa bàn huyện vẫn còn thiếu về hệ thống đường, chợ, thủy lợi. d. Chính sách phát triển kinh tế Tập trung vào một số mục tiêu cơ bản sau: - Giảm nghèo nhanh và bền vững. - Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn. - Phát triển kinh tế dựa trên những thế mạnh của địa phương. - Ưu tiên nguồn vốn đầu tư để hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng. - Phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường, cải thiện số lượng và chất lượng nguồn nhân lực. 10 2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN ĐAKRÔNG 2.2.1. Thực trạng về gia tăng quy mô sản xuất a. Gia tăng số lượng các cơ sở sản xuất a.1. Diện tích đất sản xuất Nông nghiệp Tổng diện tích đất NN năm 2012 tăng 31,38% so với năm 2005, diện tích đất sản xuất NN tăng trưởng hoàn toàn trong khu vực Lâm nghiệp (năm 2012 tăng 34,32% so với năm 2005). Diện tích đất sản xuất NN và nuôi trồng thủy sản đều giảm. a.2. Cơ sở sản xuất ngành Công nghiệp – tiểu thủ Công nghiệp Số lượng các cơ sở sản xuất ngành CN - TTCN và Xây dựng tăng qua các năm nhưng tốc độ không ổn định. Năm 2012 có 218 cơ sở sản xuất CN - TTCN (tăng 76 cơ sở so với 2011, tốc độ tăng bình quân hàng năm thời kỳ 2006 – 2012 đạt 6,3%/năm). a.3. Cơ sở sản xuất ngành Thương mại – Dịch vụ Số lượng cơ sở trong ngành Dịch vụ tăng nhanh nhất trong nền kinh tế huyện, từ 387 cơ sở năm 2006 tăng lên 609 cơ sở năm 2012 (tăng 222 cơ sở, tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 6,69%/năm). Trong đó nhóm ngành dịch vụ sửa chữa đồ dùng gia đình, cá nhân có số lượng cơ sở tăng nhanh nhất (năm 2012 tăng 159 cơ sở so với năm 2006), số lượng các cơ sở dịch vụ thương nghiệp tăng chậm (năm 2012 tăng 13 cơ sở so với năm 2006). b. Gia tăng quy mô sản xuất Năm 2012, giá trị sản xuất của nền kinh tế đạt 141.68 tỷ đồng, tăng 6,94% so với năm 2011 và tăng 2,12 lần so với năm 2005. Từ năm 2005 tới 2012, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 9,86%/năm. Mặc dù 11 vậy, giá trị sản xuất của từng ngành trong nền kinh tế lại không ổn định. Ngành NN liên tục trong hai năm 2009 và 2010, giá trị sản xuất sụt giảm so với năm trước đó lần lượt là 5,946 tỷ đồng và 0,887 tỷ đồng. Ngành CN – XD trong năm 2010 giá trị sản xuất giảm 4,95 tỷ so với năm 2009.Trong ba ngành kinh tế, ngành DV phát triển ổn định, giá trị sản xuất bình quân đạt 16,94%/năm. 2.2.2. Thực trạng sử dụng các nguồn lực tại huyện thời gian qua a. Tài nguyên thiên nhiên Phát triển kinh tế huyện phần lớn vẫn dựa vào tài nguyên thiên nhiên, ngành Nông nghiệp tăng trưởng chủ yếu dựa vào sự gia tăng diện tích đất canh tác, ngành Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp chủ yếu phát triển công nghiệp khai thác. Ngành Dịch vụ chưa tận dụng được các thể mạnh của vùng về tài nguyên thiên nhiên để phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. b. Đầu tư Chi đầu tư phát triển trên địa bàn huyện là yếu tố rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của địa phương. Nguồn vốn chi đầu tư phát triển được thể hiện qua bảng 2.1 (xem trang sau) Trong cơ cấu nguồn vốn chi đầu tư, phần lớn được sử dụng chi cho xây dựng CSHT (năm thấp nhất trong giai đoạn 2006 – 2012 chiếm trên 83% tổng nguồn vốn đầu tư), chi đầu tư cho hỗ trợ và nâng cao năng lực sản xuất chiếm tỷ trọng thấp, đồng thời lượng vốn đầu tư qua các năm tăng không ổn định. Vốn tài trợ: Chủ yếu là của các tổ chức phi Chính phủ đang hoạt động trên địa bàn huyện, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực phi lợi nhuận như giáo dục, y tế. 12 Bảng 2.1: Nguồn vốn chi cho đầu tư phát triển hàng năm Trong đó Năm Tổng (tỷ đồng) XD CSHT (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Phát triển sản xuất (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Vốn tài trợ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) 2008 94,55 93,42 98,80 1,130 1,20 - 2009 150,00 125,85 83,90 5,054 3,37 19,1 12,73 2010 155,00 131,78 85,02 21,02 13,56 2,2 1,42 2011 230,89 192,14 83,22 19,082 8,26 19,67 8,52 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đakrông c. Lao động Phần lớn lao động trên địa bàn huyện là lao động trong lĩnh vực Nông nghiệp (khoảng 70% năm 2012). Cơ cấu lao động đang có xu hướng chuyển dịch từ khu vực Nông nghiệp sang khu vực Công nghiệp (từ 1,4% năm 2005 lên 2,47% năm 2012) và Dịch vụ (từ 2,22% năm 2005 lên 2,99% năm 2012). Tỉ lệ lao động được giải quyết việc làm hàng năm còn thấp, giai đoạn từ 2006 – 2012 mỗi năm chỉ giải quyết việc làm cho khoảng 0,7 – 0,8% lực lượng lao động. d. Khoa học - Công nghệ Việc áp dụng Khoa học công nghệ vào sản xuất – kinh doanh, quản lý và điều hành kinh tế trên địa bàn huyện còn hạn chế: - Nền Nông nghiệp vẫn duy trì các phương thức canh tác lạc hậu, năng suất thấp. 13 - Các ngành CN – TTCN chưa sử dụng các máy móc hiện đại vào sản xuất, sử dụng các công nghệ cũ, lạc hậu. - Việc xây dựng và mở rộng các mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và thực tiễn sản xuất – kinh doanh chưa mạnh. Thiếu hụt đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ chuyên môn. 2.2.3. Các hình thức tổ chức sản xuất của huyện thời gian qua Tổng số các cơ sở sản xuất tăng qua các năm, năm 2012 tăng 123 cơ sở so với năm 2006 (tăng 24,35%). Cụ thể về tình hình phát triển các hình thức tổ chức sản xuất như sau: - Hộ gia đình: Là hình thức tổ chức sản xuất chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các loại hình tổ chức sản xuất (chiếm 94,42% tổng số cơ sở sản xuất) và có số lượng phát triển nhanh nhất (năm 2012 tăng 128 cơ sở so với năm 2006). - Hợp tác xã: Là hình thức tổ chức sản xuất có số lượng các cơ sở thấp nhất. Trên địa bàn huyện chỉ có duy nhất một Hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi gia súc, thủy sản và khai thác cát sạn. - DNTN: Là hình thức tổ chức sản xuất đã có sự phát triển nhất định trong những năm qua. Năm 2006, chưa có một DNTN nào đăng ký kinh doanh trên địa bàn huyện, tới năm 2012 số lượng DNTN có đăng ký kinh doanh trên địa bàn huyện là 08 DN. - Công ty TNHH: Là hình thức tổ chức sản xuất có năng lực sản xuất và quản lý ở trình độ cao và phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay, số lượng công ty TNHH trên địa bàn huyện chưa nhiều (24 công ty năm 2012). - Công ty cổ phần: Là hình thức tổ chức sản xuất cao nhất, tuy nhiên do đặc điểm tổ chức và quản lý của loại hình này yêu cầu khá cao 14 về trình độ năng lực quản lý nên số lượng công ty cổ phần trên địa bàn huyện khá hạn chế. 2.2.4. Cơ cấu kinh tế của huyện thời gian qua Cơ cấu kinh tế có xu hướng chuyển dịch tăng dần tỷ trọng ngành CN – XD, DV, giảm tương đối tỷ trọng ngành NN. Cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện những năm qua được thể hiện qua bảng 2.2 Bảng 2.2: Cơ cấu kinh tế qua các năm ĐVT: % Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng 100 100 100 100 100 100 100 NN 53,31 50,82 49,29 38,64 31,9 31,44 32,98 CN - XD 16,58 19,3 20,15 28,41 20,01 20,53 21,31 Dịch vụ 30,1 29,89 30,55 32,95 48,09 48,03 45,71 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đakrông Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra thiếu ổn định, tỉ trọng của ngành NN sụt giảm trong 2 năm 2009 và 2010 có nguyên nhân là do giá trị sản xuất của khu vực này bị giảm sút dẫn tới giảm tỉ trọng trong nền kinh tế. Ngành Dịch vụ là ngành có sự chuyển dịch ổn định và có tỷ trọng lớn nhất trong nền kinh tế (tăng từ 30,1% năm 2006 lên 45,71% năm 2012), góp phần tích cực trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 2.2.5. Thực trạng về mở rộng thị trường Doanh thu từ các hoạt động dịch vụ - thương mại qua các năm tăng, khối lượng hàng hóa vận chuyển, luân chuyển trên địa bàn huyện cũng tăng nhanh. Tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm ngành thương mại dịch vụ đạt mức khá, bình quân trong thời kỳ 2006 – 2012 15 đạt 10,31%/năm. Trong đó, doanh thu từ dịch vụ vận tải tăng mạnh, bình quân trong thời kỳ 2006 – 2012 tăng trưởng 19,02%. Về số lượng các cơ sở bán lẻ hàng hóa, năm 2012 có 384 cơ sở, tăng 17 cơ sở so với năm 2011, bình quân mỗi năm trong thời kỳ 2006 – 2012 tăng 18 cơ sở. Khu vực thị trấn Krông Klang và thị tứ Tà Rụt là 2 địa bàn tập trung đông các cơ sở bán lẻ nhất (năm 2012 có 163 cơ sở bán lẻ, chiếm 42,44% tổng số lượng các cơ sở trên địa bàn huyện). Các nguyên nhân hạn chế việc mở rộng thị trường là: - Các mặt hàng thiếu sự đa dạng về chủng loại. - Sự thiếu hụt hệ thống cơ sở hạ tầng khi trên địa bàn huyện chỉ có 01 chợ huyện tại thị trấn Krông Klang và 01 chợ tại xã Tà Rụt. - Số lượng các phương tiện giao thông vận tải cũng như các tuyến đường vận tải hành khách trong địa bàn huyện hạn chế. - Chưa có tuyến đường vận tải phục vụ nhu cầu buôn bán và đi lại trên địa bàn huyện hoạt động chính thức dưới sự quản lý của Nhà nước. 2.2.6. Kết quả và hiệu quả sản xuất tại huyện thời gian qua a. Ngành Nông nghiệp Là ngành có vai trò quan trọng trong nền kinh tế huyện với 70% lao động làm việc trong lĩnh vực Nông nghiệp, tuy nhiên ngành NN lại đang bộc lộ nhiều hạn chế. Giá trị sản xuất ngành NN qua các năm không ổn định, có năm giảm mạnh như năm 2009 và 2010. Giá trị sản xuất bình quân trên đầu lao động có xu hướng giảm trong những năm gần đây (năm 2012 giá trị sản xuất/lao động đạt 3,01 triệu đồng, giảm 2,83% so với năm 2011 (3,098 triệu đồng), thậm chí còn thấp hơn năm 2010 (3,227 triệu đồng). b. Ngành Công nghiệp – Xây dựng 16 Là ngành có tốc độ tăng trưởng có những năm cao nhất trong nền kinh tế (bình quân giai đoạn 2005 – 2012 tốc độ tăng trưởng bình quân ngành CN – TTCN đạt 12,63%). Tuy nhiên, tương tự như ngành NN, ngành CN – XD cũng phát triển không ổn định và không mang tính xu thế, tốc độ tăng trưởng qua các năm biến động cao. Một mặt tích cực trong sự phát triển của ngành CN – XD là ngành CN – TTCN có sự phát triển khá ổn định qua các năm khi giá trị sản xuất tăng đều đặn qua các năm. Năm 2012, GTSX ngành CN – TTCN đạt 13,81 tỷ đồng, chiếm 45% (năm 2011 là 42%),trong cơ cấu ngành CN – XD. Bình quân trong giai đoạn 2006 – 2012, tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành CN – TTCN đạt 12,69%. c. Ngành Dịch vụ Là ngành có tốc độ tăng trưởng hàng năm khá ổn định và là ngành có tỷ trọng lớn nhất trong nền kinh tế tính tới năm 2012. Giá trị sản xuất của ngành Dịch vụ tăng trưởng đều và ổn định qua các năm, đồng thời tốc độ tăng trưởng được duy trì ở mức khá, bình quân trong giai đoạn từ năm 2005 – 2012 đạt 16,9%/năm. Giá trị sản xuất tính trên đầu lao động có xu hướng giảm những năm gần đây, nguyên nhân là do số lượng lao động trong ngành tăng nhanh. d. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả xã hội mang lại từ quá trình phát triển kinh tế Tổng thu Ngân sách trên địa bàn huyện tăng, năm 2011 tăng 59,21% so với năm 2010 trong đó tổng thu Ngân sách trên địa bàn huyện tăng 31,43%. Thu nhập bình quân đầu người tăng 3,19 lần so với năm 2006. Tỉ lệ hộ nghèo cũng giảm mạnh từ 63,63% năm 2006 xuống còn 41,18% năm 2012. Sản lượng lương thực quy thóc trên đầu người năm 2012 tăng 2,503% so với năm 2011 và tăng gấp 1,05 lần so với năm 2006. 17 Các chỉ tiêu về giáo dục y tế cũng được cải thiện, tới năm 2012, đã có 14/14 xã thực hiện thành công chương trình xóa mù chữ, số bác sỹ, giường bệnh/1000 dân tăng qua các năm. 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG 2.3.1. Thành công và hạn chế về phát triển kinh tế huyện Đakrông a. Thành công - Giá trị sản xuất của nền kinh tế tăng qua các năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá. - Phát triển kinh tế góp phần giải quyết việc làm và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân. - Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và an sinh xã hội được xây dựng, nâng cấp và dần hoàn thiện. b. Hạn chế - Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng thiếu ổn định - Đầu tư phát triển kinh tế phụ thuộc vào nguồn ngân sách trung ương, tỉnh và các nguồn đầu tư khác từ bên ngoài - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Dịch vụ - Công nghiệp chậm. - Nền Nông nghiệp năng suất thấp, tiềm năng về Lâm nghiệp chưa được khai thác hết.. - Sản xuất CN - TTCN quy mô nhỏ lẻ. - Cơ sở hạ tầng tuy được tăng cường nhưng còn yếu kém, chưa đồng bộ và hiệu quả đầu tư thấp. - Ngành dịch vụ chủ yếu phát triển các loại hình kinh doanh nhỏ lẻ, tự phát, hệ thống bán lẻ chưa được mở rộng. - Thu ngân sách thấp, nguồn Ngân sách của huyện chủ yếu là hưởng nguồn cân đối hỗ trợ từ tỉnh, Trung ương. 18 - Tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp, thiếu đội ngũ lao động lành nghề, có kỹ năng và trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật. - Các vấn đề xã hội như tỷ lệ hộ nghèo tuy đã giảm nhưng vẫn ở mức cao cao, xóa đói giảm nghèo thiếu tính bền vững. - Các tác động tiêu cực tới môi trường trong quá trình phát triển kinh tế. 2.3.2. Nguyên nhân của các hạn chế - Xuất phát điểm của nền kinh tế thấp. Điều kiện tự nhiên bất lợi. - Hệ thống cơ sở hạ tầng còn yếu kém. - Sức ép đối với các cấp quản lý và cơ sở hạ tầng về việc làm, chăm sóc sức khỏe, giáo dục do dân số tăng nhanh. - Ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh ảnh hưởng xấu đến sản xuất. - Một số chính sách của Nhà nước ban hành chậm, chưa phù hợp hoặc không theo kịp với sự thay đổi của thực tiễn. - Năng lực lãnh đạo, điều hành, hiệu quả quản lý của hệ thống chính trị trên địa bàn huyện còn thấp. - Công tác quy hoạch kế hoạch phát triển kinh tế chưa được chú trọng - Các chương trình, dự án, kế hoạch phát triển kinh tế chưa được coi trọng đúng mức và thực hiện chậm tiến độ đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng cơ bản - Phần lớn dân cư trên địa bàn huyện là đồng bào dân tộc ít người, dân trí thấp. 19 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN ĐAKRÔNG TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1. CĂN CỨ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP 3.1.1. Căn cứ vào sự biến động của môi trường bên ngoài a. Bối cảnh trong nước và quốc tế b. Tác động của các chính sách phát triển kinh tế của tỉnh đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện 3.1.2. Căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế của địa phương 3.1.3. Các quan điểm có tính nguyên tắc khi xây dựng giải pháp a. Phát triển kinh tế nhanh – hiệu quả - bền vững b. Phát triển kinh tế gắn liền với cải thiện các vấn đề về xã hội 3.2. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ 3.2.1. Giải pháp gia tăng quy mô sản xuất a. Ngành Nông nghiệp - Chuyển đổi ngành Nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Đầu tư thâm canh, sử dụng các giống mới, áp dụng công nghệ - kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất. - Khai thác diện tích đất chưa được sử dụng ở những nơi còn tiềm năng nhằm phát triển sản xuất Nông, Lâm nghiệp. - Hình thành các vùng sản xuất tập trung, tạo tiền đề cho việc cơ giới hóa, CNH – HĐH Nông nghiệp. b. Ngành Công nghiệp – Tiểu thủ Công nghiệp - Gắn sự phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản gắn với quy hoạch vùng nguyên liệu, tạo nền tảng cho CNH – HĐH Nông nghiệp. - Phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng trên cơ sở nguồn tài nguyên sẵn có của địa phương. Thăm dò khai thác các loại tài nguyên khoáng sản có trên địa bàn. 20 - Phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp có nhiều tiềm năng về nguyên liệu tại chỗ. - Xây dựng các cụm tiểu thủ công nghiệp – thương mại dịch vụ. c. Ngành Dịch vụ - Mở rộng và đa dạng hóa các dịch vụ vận tải hàng hóa, hành khách, bưu chính viễn thông và các loại hình dịch vụ nghỉ dưỡng như nhà hàng, khách sạn. - Phát triển các loại hình du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa dựa trên giá trị truyền thống của các dân tộc trên địa bàn. - Thực hiện các chính sách ưu đãi thương mại cho các Doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực cung cấp các loại hàng hóa thiết yếu phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân. - Phát triển hệ thống chợ, phát triển từ 2 chợ năm 2012. Khai thác thị trường nội địa, buôn bán hai chiều với các nước trong khu vực qua con đường tiểu ngạch, phát huy lợi thế của địa phương có cửa khẩu quốc gia. 3.2.2. Giải pháp huy động và sử dụng các nguồn lực a. Tài nguyên thiên nhiên - Sử dụng các loại tài nguyên theo quy hoạch, kế hoạch, hiệu quả về kinh tế, xã hội, môi trường. - Đầu tư có hiệu quả quỹ đất chưa sử dụng để chuyển sang sử dụng vào các mục đích Nông nghiệp, phi Nông nghiệp. b. Vốn Nhằm đảm bảo các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội theo quy hoạch phát triển kinh tế của huyện đến năm 2020, nhu cầu về vốn phục vụ phát triển kinh tế của huyện được thể hiện qua bảng 3.1 (xem trang sau) Các giải pháp huy động vốn đầu tư: - Đẩy nhanh việc lập dự án theo kế hoạch. 21 - Quản lý tốt các nguồn thu, điều hành và sử dụng đúng theo luật Ngân sách. - Thực hiện tốt chính sách tín dụng, thương mại phục vụ Nông nghiệp Nông thôn. - Khuyến khích xã hội hóa đầu tư vào các lĩnh vực vệ sinh môi trường, Giáo dục đào tạo, Y tế v.v... Huy động hợp pháp các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân. - Ưu tiên xây dựng các cơ chế pháp lý thu hút nguồn vốn ODA vào các mục tiêu như phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế. - Thu hút các nguốn vốn đầu tư nước ngoài có chọn lọc, ưu tiên các lĩnh vực xây dựng cơ bản và nâng cao chất lượng đời sống người dân. Bảng 3.1: Dự báo nhu cầu đầu tư của các ngành kinh tế huyện Đakrông đến năm 2020 ĐVT: Tỷ đồng Trong đó Giai đoạn Năm Tổng nhu cầu đầu tư NN CN - XD DV 2011 230,89 15,68 201,46 13,75 2012 232,57 16,07 212,52 3,98 2013 163,15 18 137,18 7,97 2014 164,3 21,74 116,27 26,29 2011 - 2015 2015 109,09 23,18 80,04 5,87 2016 193,15 30,78 124,78 37,59 2017 227,18 33,12 150,2 43,86 2018 204,82 39,06 117,81 47,95 2019 196,23 42,78 106,3 47,15 2016 - 2020 2020 178,62 45,12 92,1 41,4 Nguồn: UBND huyện Đakrông 22 c. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực - Thực hiện tốt các chương trình quốc gia về y tế, bảo đảm cho mọi người dân được tiếp cận các dịch vụ y tế cơ bản. - Chú trọng chất lượng đào tạo, nâng cao chất lượng lực lượng lao động khoa học, kỹ thuật, quản lý, đội ngũ lao động chất lượng cao, đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề. - Đẩy mạnh xã hội hóa đào tạo, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đào tạo nghề. Đào tạo nông dân và thanh niên nông thôn cả về kỹ thuật sản xuất và quản lý kinh doanh. - Xây dựng một cơ chế đãi ngộ hợp lý đối với người lao động. d. Giải pháp về Khoa học – Công nghệ - Nâng cao nhận thức của các đơn vị trong nền kinh tế về vai trò của Khoa học – Công nghệ trong việc nâng cao năng suất lao động. Đẩy manh phong trào quần chúng nhân dân cải tiến kỹ thuật, ứng dụng Khoa học – Công nghệ trong sản xuất Nông nghiệp. - Tăng cường áp dụng Khoa học – Công nghệ, khuyến khích các thành phần kinh tế đổi mới Công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hạn chế ô nhiễm môi trường. - Tiếp tục phổ cập, phát triển hệ thống Công nghệ Thông tin trong quản lý Nhà nước và các hoạt động kinh tế khác. Tăng vốn đầu tư cho Khoa học – Công nghệ. 3.2.3. Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế - Phát triển nông, lâm, ngư nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng thâm canh, sản xuất hàng hóa gắn với công nghiệp chế biến. - Hình thành các vùng sản xuất tập trung các loại cây, con chủ lực, vùng rừng nguyên liệu, chăn nuôi đại gia súc. - Chuyển dịch tỷ lệ lao động trong các ngành kinh tế, Nông nghiệp giảm xuống từ 67,68% năm 2012 xuống còn 65% năm 2015 và 23 63% năm 2020, khu vực CN – TTCN tăng từ 2,47% năm 2012 lên 3% năm 2015 và 5,6% năm 2020, khu vực DV tăng từ 29,85% năm 2012 lên 31% năm 2015 và 32% năm 2020. - Phát triển CN – TTCN theo hướng tăng số lượng các cơ sở CN – TTCN và nâng cao năng lực sản xuất của các cơ sở. - Xây dựng các khu vực trọng điểm mang tính động lực như trung tâm thị trấn, xã Đakrông, thị tứ Tà Rụt. - Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng và phát triển mạng lưới đô thị phục vụ giao lưu buôn bán hàng hóa trong địa bàn huyện. 3.2.4. Giải pháp phát triển các hình thức tổ chức sản xuất - Cải cách các thủ tục hành chính liên quan đến đăng ký thành lập doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực thi Luật doanh nghiệp 2005. - Rà soát, tổng hợp, phân loại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện. Từ đó phân loại ra quy mô và năng lực của Doanh nghiệp. - Công khai quy hoạch phát triển, xây dựng, tạo cơ hội phát triển bình đẳng cho các doanh nghiệp. - Nâng cao năng lực quản trị cho các tổ chức sản xuất. Khuyến khích các cơ sở sản xuất phát triển lên các hình thức tổ chức sản xuất cao hơn. 3.2.5. Giải pháp mở rộng thị trường - Hoàn thiện đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển hệ thống chợ nông thôn, các điểm trao đổi hàng hóa tại các xã. - Nâng cao chất lượng và năng lực vận tải. Phát triển mạng lưới dịch vụ vận tải, nội tỉnh và liên xã. 24 - Xây dựng các hiệp hội, ngành hàng. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, thông qua việc cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin cho nông dân, doanh nghiệp. - Nghiên cứu và đề xuất các chính sách có liên quan đến mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là khu vực cửa khẩu. 3.3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Nghiên cứu quá trình phát triển kinh tế xã hội là một đối tượng quan trọng của Kinh tế học. Qua đó có thể giúp chúng ta đánh giá được các nhân tố tác động đến quá trình phát triển và hiện trạng phát triển. Căn cứ vào đó đề xuất các giải pháp phát triển trong tương lai. Thông qua quá trình nghiên cứu, tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau: 1. Hỗ trợ kinh phí đầu tư phát triển khu kinh tế cửa khẩu quốc gia La Lay. 2. Hỗ trợ nguồn vốn cho những dự án xây dựng phát triển du lịch tại các địa điểm có tiềm năng du lịch 3. Tăng cường đầu tư và xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế 4. Hỗ trợ đầu tư phát triển Nông nghiệp, hỗ trợ các giống cây trồng, vật nuôi 5. Hỗ trợ phát triển đầu tư cơ sở hạ tầng xã hội, đặc biệt cho các ngành giáo dục và y tế. 6. Tăng cường quản lý và thực hiện tốt chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững tại địa phương. 7. Đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tạo điều kiện phát triển cho các Doanh nghiệp trên địa bàn huyện, ưu tiên cho các Doanh nghiệp phát triển trong lĩnh vực Nông nghiệp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_phat_trien_kinh_te_huyen_dakrong_tinh_quang.pdf
Luận văn liên quan