Quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN là vấn đề có tính cấp thiết,
ảnh hưởng rất lớn đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của địa
phương và đất nước, là một lĩnh vực quản lý rất khó khăn, vì nó phụ
thuộc vào nhiều nhân tố tác động: không chỉ là cơ chế chính sách,
con người mà còn phụ thuộc mạnh mẽ về các điều kiện khách quan
khác. Vì vậy, để đổi mới quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN cần một
thời gian vào điều kiện nhất định. Việc nghiên cứu một cách toàn
diện lý luận cũng như thực tiễn quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN
để đưa ra các giải pháp quản lý có hiệu quả là vấn đề quan trọng và
cần thiết được đặt ra hiện nay.
Mục đích nghiên cứu của đề tài là góp phần lý giải trên phương
diện khoa học những lý luận cơ bản về hiệu quả quản lý chi đầu tư
XDCB từ NSNN tại huyện Đức Phổ. Đồng thời, trên cơ sở phân tích
thực trạng về hiệu quả quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN tại huyện,
luận văn nêu ra mục tiêu và quan điểm về vấn đề quản lý chi đầu tư
XDCB từ NSNN tại huyện Đức Phổ, và cơ sở cơ bản để đề ra những
giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi đầu tư XDCB
từ NSNN tại huyện Đức Phổ trong thời gian tới, góp phần đẩy mạnh
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương một cách vững chắc.
Trong quá trình nghiên cứu, chắn chắc luận văn không tránh
khỏi sai sót. Tác giả kính mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý
kiến của các thầy, các cô và các bạn đọc về những thiếu sót trên. Tác
giả xin trân trọng cảm ơn./.
26 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 761 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
................../................... ......../........
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN VIỆT TOÀN
QUẢN LÝ CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
TẠI HUYỆN ĐỨC PHỔ, TỈNH QUẢNG NGÃI
Chuyên ngành: QUẢN LÝ CÔNG
Mã số: 60 34 04 03
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017
Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN VĂN TẠO
Phản biện 1: .....................................................................
.........................................................................................
Phản biện 2: .....................................................................
.........................................................................................
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ,
Học viện Hành chính Quốc gia
Địa điểm: Phòng họp ....., Nhà...... - Hội trường bảo vệ
luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia
Số: - Đường. - Quận... - TP
Thời gian: vào hồi giờ tháng năm 201...
Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện hành chính
Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa sau đại học, Học viện hành
chính Quốc gia.
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đầu tư XDCB được đánh giá là một trong những lĩnh vực quan
trọng, có vai trò hết sức to lớn trong việc thúc đẩy kinh tế xã hội ở
mỗi quốc gia, mỗi ngành, mỗi địa phương, nó là nền tảng của tăng
trưởng và phát triển bền vững. Hàng năm, NSNN dành một tỷ lệ lớn
chi cho đầu tư XDCB.
Huyện Đức Phổ đang tập trung huy động các nguồn lực để đầu
tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đảm bảo tính đồng bộ,
hiện đại, liên kết; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao
động theo hướng tích cực; xây dựng huyện thành thị xã, giữ vai trò là
trung tâm kinh tế - xã hội vùng phía Nam của tỉnh Quảng Ngãi.
Vì thế nhu cầu vốn đầu tư cho các công trình XDCB trên địa bàn
huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi ngày càng lớn. Cùng với sự nỗ lực
của các cấp, các ngành tại địa phương thì nguồn NSNN chi cho đầu
tư XDCB trên địa bàn huyện Đức Phổ ngày càng được sử dụng có
hiệu quả, các dự án xây dựng trên địa bàn huyện thực hiện đã đảm
bảo sự phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được thì việc quản lý
và sử dụng vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư từ NSNN đã và đang
xảy ra hiện tượng thất thoát, lãng phí, hiệu quả chi đầu tư thấp nhưng
khả năng đáp ứng của NSNN cho nhu cầu XDCB lại có hạn. Vì vậy,
làm thế nào để việc quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN tại
huyện Đức Phổ là tối ưu nhất, vấn đề này là vấn đề thực sự cấp thiết
và cần được quan tâm. Xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn và ý nghĩa quan
trọng nói trên, tôi chọn đề tài: “Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản
từ ngân sách nhà nước tại huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi” làm đề
tài cho luận văn thạc sĩ của mình.
2
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Chi đầu tư XDCB từ NSNN là một khoản chi lớn của NSNN, do
đó tăng cường quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN là rất quan trọng,
và nó càng quan trọng hơn khi nguồn lực ngân sách bị thiếu hụt
nhưng đòi hỏi chi đầu tư phải hiệu quả thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
nhanh, giải quyết toàn diện các vấn đề xã hội. Vì vậy, vấn đề quản lý
chi đầu tư XDCB từ NSNN trở thành đối tượng nghiên cứu phổ biến
trong các đề tài khoa học như: luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, đề tài
nghiên cứu khoa học ở cấp bộ, sở, ban, ngành, Nhận thấy, hiện nay
chưa có đề tài nào nghiên cứu về quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN
tại huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi dưới góc độ kinh tế chính trị.
Điểm mới của luận văn so với các công trình nghiên cứu trước đây
đó là công trình nghiên cứu về công tác quản lý chi đầu tư XDCB từ
NSNN mang tính đặc thù trên địa bàn huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng
Ngãi. Đồng thời đề ra được phương hướng, mục tiêu, hệ thống một
số các giải pháp vừa có tính cấp bách trước mắt, vừa có tính chiến
lược lâu dài cho chi đầu tư XDCB từ NSNN tại huyện Đức Phổ, tỉnh
Quảng Ngãi với mục tiêu nâng cao hiệu lực, hiệu quả chi đầu tư
XDCB từ NSNN phục vụ tốt hơn nhu cầu và lợi ích của nhân dân,
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích: Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận và thực
tiễn quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN tại huyện Đức Phổ, tỉnh
Quảng Ngãi để đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chi
đầu tư XDCB từ NSNN tại huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.
- Nhiệm vụ: Để thực hiện được mục đích nêu trên, luận văn có
những nhiệm vụ cụ thể sau đây:
+ Phân tích cơ sở lý luận về quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN.
3
+ Phân tích thực trạng quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN tại
huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, qua đó nêu ra những vấn đề tồn tại
cần khắc phục cũng như phân tích các nguyên nhân hạn chế đến quản
lý chi đầu tư XDCB từ NSNN tại huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.
+ Đề xuất các giải pháp cụ thể có tính khả thi nhằm nâng cao
hiệu quả quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN tại huyện Đức Phổ, tỉnh
Quảng Ngãi trong những năm tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN tại
huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được giới hạn trong phạm vi quản
lý chi đầu tư XDCB từ NSNN tại huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi,
bao gồm: Chi từ nguồn ngân sách huyện, từ nguồn các chương trình
dự án trên địa bàn huyện. Đề tài không nghiên cứu việc quản lý chi
đầu tư XDCB từ NSNN của các bộ, ngành Trung ương, các công
trình thuộc tỉnh quản lý được xây dựng trên địa bàn huyện. Thời gian
nghiên cứu tập trung tại khoảng thời gian trên địa bàn huyện Đức
Phổ có nhiều dự án đầu tư XDCB, từ năm 2014 đến năm 2016.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
- Phương pháp luận: Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở của
chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, chủ
trương của Đảng Cộng sản Việt Nam và chính sách, pháp luật của
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quản lý chi đầu tư
XDCB từ NSNN. Luận văn có kế thừa và phát triển những giải pháp
về nâng cao hiệu quả quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN của các
công trình khoa học có liên quan.
- Phương pháp nghiên cứu:
4
+ Phương pháp nghiên cứu định tính: Luận văn được nghiên
cứu bằng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử.
+ Phương pháp nghiên cứu định lượng: Phương pháp thu thập
thông tin, phương pháp xử lý và tổng hợp số liệu, phương pháp phân
tích thông tin.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về
quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN tại huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng
Ngãi.
- Các giải pháp của đề tài sẽ làm cơ sở để hoàn thiện quản lý chi
đầu tư XDCB từ NSNN tại huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.
- Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên
cứu quản lý chi NSNN về đầu tư XDCB.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học về quản lý chi đầu tư xây dựng cơ
bản từ ngân sách nhà nước.
Chương 2: Thực trạng quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ
ngân sách nhà nước tại huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.
Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý
chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại huyện Đức
Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.
5
Chương 1:
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ CHI
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1. Tổng quan về chi đầu tư XDCB từ NSNN
1.1.1. Đầu tư XDCB
1.1.1.1. Khái niệm
Đầu tư XDCB là một bộ phận của hoạt động đầu tư, đó là việc
bỏ vốn để tiến hành các hoạt động XDCB nhằm tái sản xuất giản đơn
và tái sản xuất mở rộng các TSCĐ nhằm phát triển cơ sở vật chất kỹ
thuật cho nền kinh tế quốc dân.
1.1.1.2. Đặc điểm của đầu tư XDCB
Đầu tư XDCB là hoạt động đòi hỏi lượng vốn lớn và nằm đọng
lại trong suốt quá trình thực hiện đầu tư.
Đầu tư XDCB có tính chất lâu dài.
Sản phẩm đầu tư XDCB là các công trình xây dựng gắn liền với
đất XDCT.
Đầu tư XDCB được tiến hành trong tất cả ngành kinh tế quốc
dân, các lĩnh vực kinh tế xã hội.
Đầu tư XDCB thường được tiến hành ngoài trời nên luôn chịu
ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên.
1.1.1.3. Các giai đoạn đầu tư XDCB
Gồm 3 giai đoạn: chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và kết thúc
đầu tư đưa vào khai thác sử dụng.
1.1.2. Vốn đầu tư XDCB
1.1.2.1. Khái niệm
Theo Nghị định 385-HĐBT ngày 07 tháng 11 năm 1990 của Hội
đồng Bộ trưởng về việc sửa đổi, bổ sung, thay thế Điều lệ quản lý
XDCB đã ban hành kèm theo Nghị định 232-CP ngày 06 tháng 6
6
năm 1981 của Chính phủ thì: “Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là toàn bộ
chi phí đã bỏ ra để đạt được mục đích đầu tư bao gồm: chi phí cho
việc khảo sát quy hoạch xây dựng, chi phí chuẩn bị đầu tư, chi phí
thiết kế xây dựng, chi phí mua sắm, lắp đặt máy móc, thiết bị và các
chi phí khác được ghi trong tổng dự toán”.
1.1.2.2. Các nguồn vốn đầu tư XDCB
Vốn đầu tư XDCB được hình thành từ các nguồn sau:
- Vốn NSNN
- Vốn tín dụng đầu tư
- Vốn tự có của các đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ thuộc
mọi thành phần kinh tế
- Vốn hợp tác liên doanh với nước ngoài
- Vốn vay nước ngoài bao gồm
- Vốn viện trợ của các tổ chức nước ngoài (ODA).
- Vốn huy động của dân cư bằng tiền, vật liệu.
1.1.2.3. Vốn đầu tư XDCB từ NSNN
* Theo phân cấp quản lý NSNN, có thể chia nguồn vốn đầu tư từ
NSNN thành:
- Vốn đầu tư của NSTW
- Vốn đầu tư của NSĐP
* Theo mức độ kế hoạch hóa vốn đầu tư, có thể chia nguồn vốn
đầu tư từ NSNN thành:
- Vốn XDCB tập trung (vốn trong nước và vốn ngoài nước).
- Vốn đầu tư từ nguồn thu được để lại theo Nghị quyết của Quốc
hội.
- Vốn đầu tư theo các chương trình, dự án quốc gia.
- Vốn đầu tư thuộc NSNN nhưng được để lại tại đơn vị để đầu tư
tăng cường cơ sở vật chất.
7
1.1.3. Chi đầu tư XDCB từ NSNN
1.1.3.1. Khái niệm
Chi đầu tư XDCB từ NSNN là quá trình sử dụng một phần vốn
tiền tệ đã tập trung vào NSNN để đầu tư tái sản xuất TSCĐ nhằm
từng bước tăng cường, hoàn thiện và hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ
thuật và năng lực sản xuất phục vụ tăng trưởng của nền kinh tế.
1.1.3.2. Đặc điểm của chi đầu tư XDCB từ NSNN
Một là, chi đầu tư XDCB từ NSNN là khoản chi lớn của NSNN
nhưng không có tính ổn định.
Hai là, chi đầu tư XDCB gắn liền với đặc điểm của đầu tư
XDCB.
Ba là, chi đầu tư XDCB từ NSNN gắn với đặc điểm của NSNN
và đặc điểm của chi NSNN.
1.1.3.3. Nội dung của chi đầu tư XDCB từ NSNN
Chi đầu tư XDCB từ NSNN bao gồm:
- Chi cho các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quốc
phòng, an ninh không có khả năng thu hồi vốn.
- Các dự án đầu tư của các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực
cần thiết có sự tham gia của Nhà nước.
- Các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của
quốc gia, của địa phương.
- Các dự án đầu tư XDCB khác theo quyết định của chính quyền
Trung ương, chính quyền địa phương.
1.1.3.4. Vai trò của chi đầu tư XDCB từ NSNN
Đầu tư XDCB đóng vai trò quan trọng trên mọi mặt kinh tế,
chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng của mỗi quốc gia.
8
1.2. Quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN cấp huyện
1.2.1. Khái niệm
Quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN là quản lý quá trình phân
phối và sử dụng một phần vốn tiền tệ từ quỹ NSNN để đầu tư tái sản
xuất tài sản cố định nhằm từng bước tăng cường, hoàn thiện, hiện đại
hóa cơ sở vật chất kỹ thuật và năng lực sản xuất phục vụ của nền
kinh tế quốc dân đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn.
1.2.2. Nguyên tắc quản lý và cấp phát vốn đầu tư XDCB từ NSNN
Quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN phải đảm bảo các nguyên
tắc sau:
Một là, đúng đối tượng.
Hai là, thực hiện nghiêm chỉnh trình tự đầu tư và xây dựng, có
đủ các tài liệu thiết kế và dự án được duyệt.
Ba là, đúng mục đích, đúng kế hoạch.
Bốn là, theo mức độ khối lượng thực tế hoàn thành kế hoạch và
chỉ trong phạm vi giá dự toán được duyệt.
Năm là, giám đốc bằng đồng tiền.
1.2.3. Bộ máy quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN cấp huyện
Bộ máy quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN cấp huyện gồm:
UBND huyện; cơ quan tài chính cấp huyện; KBNN cấp huyện; chủ
đầu tư.
1.2.4. Nội dung quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN cấp huyện
1.2.4.1. Công tác quy hoạch dự án
1.2.4.2. Công tác lập kế hoạch đầu tư XDCB
1.2.4.3. Phân bổ vốn đầu tư XDCB
1.2.4.4. Lập dự toán chi đầu tư XDCB
1.2.4.5. Việc thực hiện dự toán chi đầu tư XDCB
1.2.4.6. Thanh toán, quyết toán vốn đầu tư XDCB
9
1.2.4.7. Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chi đầu tư XDCB từ
NSNN
1.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản lý chi đầu tư XDCB từ
NSNN
1.2.5.1. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả chi đầu tư XDCB từ NSNN
a. Khái niệm
Kết quả chi đầu tư XDCB từ NSNN được thể hiện ở khối lượng
vốn đầu tư thực hiện, ở tài sản cố định được huy động hoặc năng lực
sản xuất kinh doanh, dịch vụ tăng thêm bằng vốn NSNN.
b. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả chi đầu tư XDCB từ NSNN
Một là, tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện so với vốn đầu tư được phân
bổ.
Hai là, tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện năm nay so với năm trước.
Ba là, giá trị tài sản cố định huy động.
1.2.5.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả chi đầu tư XDCB từ NSNN
a. Khái niệm hiệu quả chi đầu tư XDCB từ NSNN
Hiệu quả chi đầu tư XDCB từ NSNN chính là biểu hiện quan hệ
so sánh giữa các kết quả đạt được của chi đầu tư XDCB từ NSNN
với các chi phí phải bỏ ra để có kết quả đó trong một kỳ nhất định.
b. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chi đầu tư XDCB từ NSNN
Thứ nhất là, các chỉ tiêu định tính: Đó là hiệu quả KTXH.
Thứ hai là, các chỉ tiêu định lượng:
Một là, tỷ lệ vốn đầu tư được quyết toán so với dự toán.
Hai là, tỷ lệ vốn đầu tư tiết kiệm được so với dự toán.
Ba là, tỷ lệ nợ đọng XDCB năm nay so với năm trước.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi đầu tư XDCB từ
NSNN cấp huyện
10
1.3.1. Các nhân tố chủ quan
Thứ nhất, năng lực quản lý của người lãnh đạo và trình độ
chuyên môn của đội ngũ cán bộ trong bộ máy quản lý chi đầu tư
XDCB từ NSNN.
Thứ hai, tổ chức bộ máy quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN.
Thứ ba, công nghệ quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN tại địa
phương.
1.3.2. Các nhân tố khách quan
Thứ nhất, điều kiện tự nhiên.
Thứ hai, điều kiện kinh tế - xã hội.
Thứ ba, cơ chế chính sách và các quy định của nhà nước về quản
lý chi đầu tư XDCB từ NSNN.
Thứ tư, khả năng về nguồn lực NSNN.
1.4. Kinh nghiệm quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN của một số
địa phương và bài học cho huyện Đức Phổ
1.4.1. Kinh nghiệm quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN của một số
địa phương
1.4.1.1.Kinh nghiệm quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN ở huyện
Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định
1.4.1.2. Kinh nghiệm quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN ở huyện
Thanh Chương, tỉnh Nghệ An
1.4.2. Bài học cho huyện Đức Phổ về quản lý chi đầu tư XDCB từ
NSNN
1.5. Tính cấp thiết phải tiếp tục hoàn thiện quản lý chi đầu tư
XDCB từ NSNN
Thứ nhất, đảm bảo tránh thất thoát, lãng phí trong đầu tư
Thứ hai, đảm bảo hiệu quả KTXH trong đầu tư.
11
Chương 2:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ
BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN ĐỨC PHỔ,
TỈNH QUẢNG NGÃI
2.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện
Đức Phổ tỉnh Quảng Ngãi
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Là một trong 13 huyện của tỉnh Quảng Ngãi, huyện Đức Phổ
nằm ở phía Đông Nam của tỉnh, phía Bắc giáp huyện Mộ Đức tỉnh
Quảng Ngãi, phía Nam giáp huyện Hoài Nhơn tỉnh Bình Định, phía
tây giáp huyện Ba Tơ tỉnh Quảng Ngãi, phía đông giáp Biển Đông.
Hiện nay huyện Đức Phổ có 15 đơn vị hành chính cấp xã gồm 14 xã
và 1 thị trấn; với diện tích tự nhiên khoảng 372,8 km2, dân số trung
bình hiện nay khoảng 148.684 người.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Về kinh tế
Tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2011 – 2015 đạt
20,58%. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng trên địa bàn
huyện ngày càng tăng. Giá trị sản xuất thương mại - dịch vụ năm sau
cao hơn năm trước, tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn
2011-2015 là 24,79%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng
bình quân 20%. Huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trong 05
năm (2011 - 2015) đạt 10.539 tỷ đồng.
2.1.2.2. Về xã hội.
Giáo dục và đào tạo phát triển cả về quy mô, chất lượng; chất
lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân được nâng lên; chú trọng thực
hiện các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, chính sách người có
công cách mạng.
12
2.1.3. Tình hình đầu tư XDCB bằng vốn NSNN tại huyện Đức Phổ,
tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2014-2016
Trong giai đoạn 2014 - 2016, đầu tư XDCB bằng vốn NSNN
đã góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng và đầu tư vào các lĩnh vực cần
thiết có sự tham gia của Nhà nước tạo điều kiện cho phát triển
kinh tế - xã hội của huyện Đức Phổ. Năm 2014, đầu tư XDCB bằng
vốn NSNN chiếm tỷ trọng 3,93% so với tổng vốn đầu tư XDCB trên
địa bàn huyện, năm 2015 tăng lên 4,28% và năm 2016 tăng lên
4,54%.
2.1.4. Thực trạng chi đầu tư XDCB từ NSNN tại huyện Đức Phổ,
tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2014-2016
2.1.4.1.Tình hình thu chi ngân sách nhà nước của huyện Đức Phổ,
tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2014-2016
Bảng 2.2: Tình hình thu, chi ngân sách nhà nước tại huyện Đức
Phổ, tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2014 - 2016
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
2014 2015 2016
1. Thu ngân sách trên địa bàn 634,064 660,647 691,737
- Thu từ kinh tế địa phương 111,581 110,962 89,939
- Thu kết dư năm trước 13,418 18,587 34,550
- Trợ cấp cân đối 457,775 481,196 506,557
- Các khoản thu khác 51,290 49,902 60,691
- Tốc độ tăng thu (%) 22,05 4,19 4,70
2. Tổng chi ngân sách địa phương 615,477 626,097 678,330
- Chi đầu tư XDCB 112,468 126,286 138,450
13
- Chi thường xuyên 324,681 332,492 363,345
- Chi khác 178,328 167,319 176,535
- Tốc độ tăng chi (%) 21,62 1,72 8,34
- Tốc độ tăng chi cho đầu tư (%) 38,64 12,28 9,63
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Đức Phổ
2.1.4.2. Tình hình thực hiện chi đầu tư XDCB từ NSNN tại huyện
Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2014-2016
Chi đầu tư XDCB từ NSNN tại huyện Đức Phổ tăng đều qua các
năm, với tốc độ tăng bình quân là 10,96%. Vốn NSNN tập trung đầu
tư XDCB trong giai đoạn này nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng giao
thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn, văn hóa, giáo dục, đã
góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế và tạo điều kiện đảm bảo
an sinh xã hội cho đời sống người dân.
2.1.4.2. Cơ cấu chi đầu tư XDCB từ NSNN tại huyện Đức Phổ, tỉnh
Quảng Ngãi giai đoạn 2014-2016
Trong 3 năm 2014 - 2016 huyện Đức Phổ đã tập trung đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, bình quân chiếm tỷ trọng khoảng
33%. Ngoài ra, huyện Đức Phổ còn tập trung đầu tư vào lĩnh vực hạ
tầng kỹ thuật, nông nghiệp và phát triển nông thôn, xây dựng cơ sở
hạ tầng công nghiệp – TTCN. Bên cạnh đó, huyện Đức Phổ còn tập
trung vốn NSNN đầu tư XDCB cho ngành giáo dục, quản lý nhà
nước, văn hóa, thể thao và du lịch.
2.2. Thực trạng quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN tại huyện
Đức phổ, tỉnh Quảng Ngãi
2.2.1. Căn cứ pháp lý về cơ chế, chính sách có liên quan đến quản
lý đầu tư XDCB từ NSNN
14
Về cơ chế, chính sách và các quy định có liên quan đến quản lý
chi NSNN trong đầu tư XDCB từ NSNN được thực hiện như Luật và
các quy định đã đề ra, Luật đã ràng buộc được các điều chỉnh trong
quá trình chấp hành ngân sách. Tuy nhiên, Luật và các quy định
không đầy đủ, chưa có chế tài cụ thể nào cho cơ quan ngân sách cấp
trên khen thưởng đối với cơ quan tiết kiệm ngân sách cho Nhà nước
và có sự thưởng phạt đúng mức cho các chương trình hay dự án kém
hiệu quả.
2.2.2. Công tác quy hoạch và lập kế hoạch đầu tư XDCB của huyện
Đức Phổ
2.2.2.1. Công tác quy hoạch
Theo thống kê báo cáo tình hình phát triển KTXH của huyện
Đức Phổ qua các năm, nhiều quy hoạch ngành, quyn hoạch xây dựng
chi tiết còn nhiều, không đồng bộ. Một số quy hoạch vừa mới lập và
phê duyệt đã phải sửa đổi, bổ sung.
2.2.2.2. Công tác lập kế hoạch đầu tư XDCB từ NSNN
Công tác lập kế hoạch trong các năm qua đã được triển khai
sớm, dân chủ, công khai, chấp hành nghiêm túc các quy định, nguyên
tắc, định hướng của Chính phủ, của Tỉnh ủy, Nghị quyết của HĐND
Tỉnh, quy định của UBND Tỉnh.
2.2.3. Quản lý giai đoạn phân bổ vốn đầu tư và lập dự toán chi đầu
tư XDCB
Nhìn chung, công tác phân bổ vốn đầu tư và lập dự toán chi đầu
tư XDCB từ NSNN trên địa bàn huyện Đức Phổ trong thời gian qua
đã có những chuyển biến tích cực, phù hợp với quy hoạch phát triển
KTXH của huyện, đúng cơ cấu, quy định của Nhà nước.
15
2.2.4. Quản lý giai đoạn triển khai thực hiện dự toán đầu tư XDCB
Nhìn chung, công tác chấp hành chi đầu tư XDCB từ NSNN tại
huyện Đức Phổ cho thấy: nguồn vốn hàng năm cho từng dự án được
lên kế hoạch rất tốt, thanh toán chi ngân sách cho đầu tư XDCB
không vượt quá giới hạn đã phân bổ.
2.2.5. Quản lý tình hình thanh toán, quyết toán các công trình
XDCB bằng nguồn vốn NSNN
Công tác thanh quyết toán chi đầu tư XDCB từ NSNN tại huyện
Đức Phổ được thực hiện khá tốt. Tuy nhiên, trong đó khâu kế hoạch
vốn vẫn chưa tốt: kế hoạch luôn có sự điều chỉnh, bổ sung, một số
nguồn thu được ghi kế hoạch như nguồn cấp quyền sử dụng đất
nguồn thu vào chậm nên việc tỷ lệ giải ngân thấp; tiến độ chi đầu tư
XDCB rất chậm nên tạo áp lực kiểm soát thanh toán cho KBNN
trong những tháng cuối năm.
2.2.6. Tổ chức bộ máy quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN của
huyện Đức Phổ
Tổ chức bộ máy quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN tại huyện
Đức Phổ gồm: HĐND huyện, UBND huyện, Phòng Tài chính – kế
hoạch huyện, Kho bạc nhà nước Đức Phổ và các chủ đầu tư.
2.2.7. Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán về chi đầu tư XDCB
từ NSNN
Hiện nay, để kiểm tra, kiểm soát trong lĩnh vực đầu tư đã có
nhiều cơ quan như: Thanh tra nhà nước, Kiểm toán nhà nước, Kho
bạc nhà nước, giám sát về đầu tư XDCB nằm ở cơ quan Kế hoạch và
đầu tư, Thanh tra ngành tài chính, thanh tra chuyên ngành, hệ thống
giám sát của các công ty tư vấn, giám sát của ngành công an, giám
sát cộng đồng, tuy đã làm được nhiều việc nhưng vẫn còn những bất
16
cấp lớn trong lĩnh vực này như sự chồng chéo, thiếu phối hợp giữa
các đơn vị thanh tra, kiểm tra.
2.2.8. Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình quản lý chi đầu tư XDCB
từ NSNN của huyện Đức Phổ
2.2.8.1. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả quản lý chi đầu tư XDCB từ
NSNN của huyện Đức Phổ
Một là, tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện so với vốn đầu tư được phân
bổ.
Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện so với vốn đầu tư được phân bổ
không ổn định qua các năm, bình quân giai đoạn 2014 - 2016 đạt
94,24%.
Hai là, tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện năm nay so với năm trước.
Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện năm nay so với năm trước tại huyện
Đức Phổ giai đoạn 2014 - 2016 liên tục giảm.
Ba là, giá trị TSCĐ huy động trong kỳ.
Đầu tư XDCB bằng vốn NSNN tại huyện Đức Phổ liên tục tăng
trong thời gian qua, nhưng giá trị khối lượng TSCĐ huy động lại
giảm.
2.2.8.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý chi đầu tư XDCB từ
NSNN của huyện Đức Phổ
Thứ nhất là, các chỉ tiêu định tính:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, đồng bộ trên tất cả các lĩnh
vực. Tuy nhiên, kinh tế tăng trưởng thiếu bền vững, huy động các
nguồn lực đầu tư phát triển còn hạn chế, tiến độ xây dựng nông thôn
mới, xây dựng và phát triển đô thị còn chậm, kết cấu hạ tầng KTXH
nói chung và hạ tầng đô thị còn thiếu, thiếu đồng bộ.
Thứ nhất là, các chỉ tiêu định lượng:
Một là, tỷ lệ vốn đầu tư được quyết toán so với dự toán.
17
Tỷ lệ vốn đầu tư được quyết toán so với dự toán không ổn định
qua các năm, bình quân đạt 94,45%.
Hai là, tỷ lệ vốn đầu tư tiết kiệm được so với dự toán.
Tỷ lệ vốn đầu tư tiết kiệm được so với dự toán tại huyện Đức
Phổ giai đoạn 2014 - 2016 bình quân đạt 5,53%.
Ba là, tỷ lệ nợ đọng XDCB năm nay so với năm trước.
Khối lượng nợ đọng XDCB giảm, tuy nhiên tỷ lệ nợ đọng
XDCB năm nay so với năm trước giảm không đồng đều, tỷ lệ nợ
đọng XDCB bình quân hàng năm giảm 18,75%.
2.3. Đánh giá thực trạng quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN tại
huyện Đức phổ, tỉnh Quảng Ngãi
2.3.1. Những kết quả đạt được
Thứ nhất, công tác quy hoạch đầu tư đã bám sát định hướng phát
triển kinh tế - xã hội được Đại hội Đảng bộ huyện Đức Phổ đề ra qua
các kỳ đại hội.
Thứ hai, công tác xây dựng kế hoạch vốn đầu tư XDCB cũng có
bước tiến đáng kể và ngày càng hoàn thiện.
Thứ ba, công tác phân bổ vốn đầu tư và lập dự toán chi đầu tư
XDCB có những chuyển biến tích cực.
Thứ tư, công tác triển khai thực hiện dự toán đầu tư XDCB
tương đối chặt chẽ.
Thứ năm, công tác thanh, quyết toán vốn đầu tư XDCB từ
NSNN đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Thứ sáu, tổ chức bộ máy quản lý chi đầu tư XDCB ngày càng
hoàn thiện.
Thứ bảy, công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chi đầu tư
XDCB từ NSNN được thực hiện thường xuyên.
18
2.3.2. Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân
2.3.2.1. Những hạn chế, tồn tại
- Công tác quy hoạch, chủ trương đầu tư còn bị xem nhẹ, chất
lượng công tác quy hoạch còn thấp. Kế hoạch hóa vốn đầu tư vẫn còn
xảy ra tình trạng bố trí giàn trải, chưa đạt yêu cầu trọng tâm, trọng
điểm, chưa phù hợp về mặt thời gian.
- Khảo sát và lập dự án đầu tư: vẫn còn nhiều dự án do khảo sát
không kỹ lưỡng đã phải thay đổi.
- Công tác thiết kế công trình: nhiều công trình sau khi hoàn
thành phải tiếp tục chỉnh sửa, thậm chí phải đập bỏ làm lại đã gây ra
lãng phí không cần thiết NSNN.
- Chất lượng công tác lập, thẩm định dự toán, thiết kế kỹ thuật
chưa cao, còn nhiều sai sót.
- Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng chưa thực sự được
quan tâm đúng mức.
- Công tác thực hiện xây lắp còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém.
- Công tác thanh quyết toán vốn đầu tư: chưa được thực hiện một
cách nghiêm túc và triệt để.
- Công tác quyết toán vốn đầu tư chưa thực sự được chủ đầu tư
quan tâm.
- Công tác thanh tra, kiểm tra chưa được chú trọng đúng mức.
- Chất lượng công tác giám định đầu tư và nghiệm thu công trình
chưa thực sự nghiêm túc.
- Công tác bảo hành, bảo trì và bảo dưỡng công trình đôi lúc bị
xem nhẹ.
- Việc đào tạo, chuyển giao công nghệ và quản lý công trình cho
các đối tượng thụ hưởng và đối tượng liên quan khác chưa thực sự
được chú trọng.
19
2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế, tồn tại
a. Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất là, vì mục tiêu tăng trưởng nhanh nên công tác quy
hoạch và chủ trương đầu tư còn vội vàng.
Thứ hai là, vấn đề chất lượng công tác hoạch định, quy hoạch
đầu tư còn hạn chế.
Thứ ba là, công tác thực hiện đầu tư như: công tác triển khai thủ
tục đầu tư còn chậm so với yêu cầu thực tế; chất lượng công tác tư
vấn đầu tư còn thấp.
Thứ tư là, năng lực của chủ đầu tư còn chưa đáp ứng yêu cầu
trong điều kiện mới.
Thứ năm là, đội ngũ cán bộ luôn thiếu và trình độ không đồng
đều.
b. Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất là, Luật và các quy định về quản lý chi đầu tư XDCB
từ NSNN chưa hoàn thiện.
Thứ hai là, cơ chế quản lý đầu tư xây dựng và kế hoạch hóa hoạt
động đầu tư chưa đồng bộ và còn nhiều bất cập.
Thứ ba là, hạn chế vốn đầu tư.
Thứ tư là, tình hình phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi nói
chung và huyện Đức Phổ nói riêng trong 3 năm gần đây cũng chịu
ảnh hưởng chung của tình hình suy thoái kinh tế.
20
Chương 3:
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
QUẢN LÝ CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN ĐỨC PHỔ,
TỈNH QUẢNG NGÃI
3.1. Định hướng chi đầu tư XDCB từ NSNN cho mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội huyện Đức Phổ giai đoạn 2016 - 2020
3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội huyện Đức Phổ đến
năm 2020
Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất (giá so sánh năm
2010) bình quân giai đoạn 2015-2020 đạt 16%/năm. Trong đó, giá trị
sản xuất công nghiệp – xây dựng tăng 17%; giá trị thương mại – dịch
vụ tăng 17,5%; giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp tăng 3,4%.
Về xã hội: phấn đấu đến năm 2020 có 95-97% số lượng trường
học trên địa bàn đạt chuẩn quốc gia; 100% số xã, phường đạt chuẩn
quốc gia về y tế; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 52%, lao động
phi nông nghiệp đạt 60-65%; bình quân hàng năm tỷ lệ hộ nghèo
giảm 1,5-2%, tạo việc làm mới và việc làm thêm trên 6.000 lao động.
Về quốc phòng, an ninh: Số xã, thị trấn vững mạnh về quốc
phòng – an ninh đạt 100%.
3.1.2. Định hướng đầu tư XDCB và phân bổ vốn đầu tư XDCB từ
NSNN tại huyện Đức Phổ giai đoạn 2016-2020
3.1.2.1. Định hướng đầu tư XDCB của huyện Đức Phổ giai đoạn
2016-2020
Trong giai đoạn 2016-2020, huyện Đức Phổ tập trung huy động
các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
đảm bảo tính đồng bộ, hiện đại, liên kết; đẩy mạnh chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng tích cực; xây dựng huyện
21
thành thị xã, giữ vai trò trung tâm kinh tế - xã hội vùng phía Nam của
tỉnh Quảng Ngãi.
3.1.2.2. Định hướng phân bổ vốn đầu tư XDCB từ NSNN của huyện
Đức Phổ giai đoạn 2016-2020
Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn (2016-2020) huyện
Đức Phổ với tổng nguồn vốn đầu tư là 590,193 tỷ đồng/
- Cơ cấu phân bổ vốn đầu tư các công trình theo thời gian:
TT Nội dung
Mức vốn đầu
tư (Tỷ đồng)
1 Dự phòng 10% 59,020
2 Trả nợ các công trình KC 2015 về nước 119,283
3 Các công trình khởi công mới 2016 98,251
4 Các công trình khởi công mới 2017 58,954
5 Các công trình khởi công mới 2018-2020 254,685
Tổng cộng 590,193
- Cơ cấu phân bổ vốn đầu tư theo từng ngành, lĩnh vực:
TT Nội dung
Mức vốn
đầu tư
(Tỷ đồng)
Tỷ lệ %
trên tổng
vốn đầu tư
1 Giao thông 167,068 31
2 Nông nghiệp, thủy lợi 65,497 12
3 Giáo dục và đào tạo 52,540 10
4 Công nghiệp - TTCN 10,083 2
5 Văn hóa thông tin 29,329 6
6 Công trình hạ tầng kỹ thuật 150,350 28
7 Các công trình dân dụng khác 57,306 11
Tổng cộng 590,193 100
22
3.2. Giải pháp tiếp tục hoàn thiện quản lý chi đầu tư XDCB từ
NSNN tại huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi
3.2.1. Nhóm giải pháp chung
Thứ nhất, quán triệt và triển khai thực hiện các cơ chế, chính
sách có liên quan đến quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN.
Thứ hai, rà soát các văn bản hiện hành về quản lý chi đầu tư xây
dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước để kiến nghị sửa đổi bổ sung cho
phù hợp và tiếp tục hoàn thiện các văn bản có liên quan đến quản lý
chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước theo phân cấp.
Thứ ba, hoàn thiện công tác quy hoạch, lập kế hoạch đầu tư xây
dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Thứ tư, nâng cao chất lượng công tác tư vấn lập báo cáo đầu tư,
lập dự án và thẩm định dự án.
Thứ năm, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chi
đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước.
3.2.2. Nhóm giải pháp về hoàn thiện quản lý chi đầu tư xây dựng
cơ bản từ ngân sách nhà nước tại huyện Đức Phổ
Thứ nhất, tổ chức thực hiện tốt các chủ trương đầu tư xây dựng
cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Thứ hai, nâng cao chất lượng quyết toán vốn đầu tư.
Thứ ba, giải quyết triệt để tình trạng nợ đọng trong đầu tư
XDCB bằng vốn NSNN.
3.2.3. Nhóm giải pháp điều kiện
Thứ nhất, hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý chi đầu tư xây
dựng cơ bản và đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao
năng lực và trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ
cán bộ quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại
huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.
23
Thứ hai, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin.
Thứ ba, hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật.
3.3. Một số kiến nghị với các cấp
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ và các bộ, ngành trung ương
3.3.2. Kiến nghị với Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh
Quảng Ngãi
24
KẾT LUẬN
Quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN là vấn đề có tính cấp thiết,
ảnh hưởng rất lớn đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của địa
phương và đất nước, là một lĩnh vực quản lý rất khó khăn, vì nó phụ
thuộc vào nhiều nhân tố tác động: không chỉ là cơ chế chính sách,
con người mà còn phụ thuộc mạnh mẽ về các điều kiện khách quan
khác. Vì vậy, để đổi mới quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN cần một
thời gian vào điều kiện nhất định. Việc nghiên cứu một cách toàn
diện lý luận cũng như thực tiễn quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN
để đưa ra các giải pháp quản lý có hiệu quả là vấn đề quan trọng và
cần thiết được đặt ra hiện nay.
Mục đích nghiên cứu của đề tài là góp phần lý giải trên phương
diện khoa học những lý luận cơ bản về hiệu quả quản lý chi đầu tư
XDCB từ NSNN tại huyện Đức Phổ. Đồng thời, trên cơ sở phân tích
thực trạng về hiệu quả quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN tại huyện,
luận văn nêu ra mục tiêu và quan điểm về vấn đề quản lý chi đầu tư
XDCB từ NSNN tại huyện Đức Phổ, và cơ sở cơ bản để đề ra những
giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi đầu tư XDCB
từ NSNN tại huyện Đức Phổ trong thời gian tới, góp phần đẩy mạnh
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương một cách vững chắc.
Trong quá trình nghiên cứu, chắn chắc luận văn không tránh
khỏi sai sót. Tác giả kính mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý
kiến của các thầy, các cô và các bạn đọc về những thiếu sót trên. Tác
giả xin trân trọng cảm ơn./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_quan_ly_chi_dau_tu_xay_dung_co_ban_tu_ngan.pdf