Nhằm đảm bảo cho các giải pháp nêu trên nhanh chóng phát
huy tác dụng trong quá trình quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư xây
dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của tỉnh Quảng Ngãi, Luận văn
xin đưa ra một số kiến nghị như sau:
- Đối với Chính phủ và Bộ ngành trung ương
Hiện nay cơ chế chính sách về quản lý đầu tư xây dựng đã
được Nhà nước ban hành, sửa đổi, bổ sung tương đối kịp thời, đáp
ứng yêu cầu quản lý điều hành các hoạt động đầu tư và quản lý vốn24
đầu tư dần đi vào nề nếp. Tuy nhiên, các cơ chế chính sách này
không có tính ổn định lâu dài, thường xuyên thay đổi gây ra nhiều
khó khăn và bất cập cho những người làm công tác quản lý nhà nước
đối với các dự án đầu tư XDCB từ vốn NSNN. Do đó, việc tiếp tục
sửa đổi, bổ sung hoàn thiện về cơ chế chính sách quản lý đầu tư có
tính thống nhất và ổn định lâu dài, trên cơ sở phân tích căn nguyên
đã dẫn đến lãng phí, thất thoát vốn đầu tư từ NSNN.
- Thường xuyên tham vấn ý kiến các địa phương trong việc
thực hiện các cơ chế chính sách về quản lý đầu tư xây dựng, từ đó cắt
giảm bớt các thủ tục hành chính rờm rà, không cần thiết để tạo điều
kiện thuận lợi, môi trường thông thoáng hơn cho các địa phương khi
tổ chức triển khai thực hiện.
- Tiếp tục rà soát, điều chỉnh và bổ sung các tiêu chí, nguyên
tắc, các cơ chế điều hành, quản lý và phân bổ vốn đối với chương
trình mục tiêu, chương trình mục tiêu quốc gia, vốn hỗ trợ có mục
tiêu cho các địa phương để các địa phương chủ động xây dựng kế
hoạch và phân bổ vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2017-2020,
giai đoạn 2021-2025 và kế hoạch hàng năm.
- Tăng cường hướng dẫn, đào tạo, hỗ trợ và giám sát các cơ
quan được phân cấp về lập kế hoạch đầu tư và triển khai thực hiện
đầu tư dự án.
- Kịp thời ban hành các Thông tư hướng dẫn thực hiện các
Luật mới, sửa đổi, bổ sung như: Luật Ngân sách, Luật Đầu tư công;
Luật Đấu thầu
- Hiện nay, nguồn lực của Trung ương mới chỉ bố trí đáp ứng
khoảng 16% nhu cầu vốn để thực hiện chương trình cho tỉnh. Vì vậy,
Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương quan tâm, cân đối các nguồn
vốn để ưu tiên bố trí, hỗ trợ vốn nhiều hơn nữa đối với tỉnh Quảng
Ngãi./.
26 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 627 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước tại tỉnh Quảng Ngãi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
/ /
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
TRƯƠNG THỊ MINH CẢNH
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
TỪ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI TỈNH QUẢNG NGÃI
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60 34 04 03
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017
Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐẶNG ĐÌNH THANH
Phản biện
1:
Phản biện
2:
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ,
Cơ sở Học viện Hành chính khu vực miền Trung.
Địa điểm: Phòng họp ....., Nhà...... - Hội trường bảo vệ
luận văn thạc sĩ, Cơ sở Học viện Hành chính khu vực miền
Trung
Số: 201, đường Phan Bội Châu, TP Huế, Thừa Thiên Huế
Thời gian: vào hồi giờ tháng năm 2017
Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Cơ sở Học viện
Hành chính khu vực miền Trung hoặc trên trang Web Khoa
Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia.
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đầu tư là một hoạt động sử dụng các nguồn lực đầu tư trong
khoảng thời gian, nhằm mục đích lợi ích về kinh tế- xã hội; đầu tư
xây dựng là một hoạt động sản xuất vật chất sử dụng các nguồn lực
(vốn; nhân lực; vật tư, thiết bị; tài nguyên ..) trong một khoảng thời
gian nhất định nhằm đem lại hiệu quả kinh tế- xã hội; lợi ích cộng
đồng; an sinh xã hội. Theo đó đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn
ngân sách nhà nước là nhà nước sử dụng đồng vốn của mình đầu tư
vào các công trình xây dựng nhằm thúc đẩy sản xuất, tạo công ăn
việc làm, đảm bảo an sinh,công bằng xã hội nhằm mục tiêu “dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Như vậy, vốn trong đầu tư xây dựng là một bộ phận của hoạt
động đầu tư. Với việc tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật chủ yếu và cần
thiết cho nền kinh tế, góp phần tăng cường khả năng khoa học và
công nghệ, thúc đẩy và thu hút đầu tư, nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh, tạo ra tích luỹ cho nền kinh tế. Đầu tư xây dựng là chỉ
tiêu quan trọng quyết định nhịp độ tăng trưởng của đất nước.
Trong thời gian gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm,
khối lượng vốn đầu tư được huy động giảm. Mặt khác tình trạng thất
thoát, lãng phí trong hoạt động đầu tư xây dựng còn diễn ra phổ biến
trên phạm vi cả nước. Đây là một vấn đề ngày càng trở nên bức xúc
và là điều đáng lo ngại cần được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước
nói chung và các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi nói
riêng.
Hoạt động đầu tư xây dựng từ NSNN của nước ta nói chung
đã đạt được một số thành quả đáng kể như: nguồn vốn đầu tư đã đa
dạng hơn, qui mô vốn đầu tư xây dựng tăng qua các năm, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thích hợp, đầu tư XD đã tạo ra được
hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật khá vững chắc, tạo ra tiềm lực cho sự
tăng trưởng và phát triển kinh tế trong thời gian tới.
Từ hiệu quả đầu tư xây dựng từ NSNN tại tỉnh Quảng Ngãi,
đòi hỏi nghiên cứu nội dung Quản lý nhà nước đối với các dự án đầu
tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN một cách khoa học và hiệu
quả. Vì vậy tôi đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu đề tài: “Quản lý nhà
nước đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn NSNN tại
tỉnh Quảng Ngãi” để hoàn thành cho luận văn của mình.
2
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Cho đến nay, đề tài nghiên cứu về quản lý vốn đầu tư xây dựng
cơ bản (XDCB) của ngân sách nhà nước (NSNN) đã được nhiều tác giả
trong nước nghiên cứu, thực hiện bằng các đề tài nghiên cứu khoa học,
luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,...
- Một số công trình nghiên cứu liên quan đến hiệu quả hoạt
động đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước; công tác quản
lý đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước như:
+ Luận văn thạc sĩ kinh tế “Hoàn thiện công tác quản lý vốn
đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách nhà nước ở tỉnh Quảng Bình” của
Nguyễn Khoa Tân (2014). Đề tài đã tập trung phân tích, đánh giá kết
quả đầu tư và thực trạng quản lý vốn đầu tư giai đoạn 2008-2012 của
tỉnh Quảng Bình; nêu ra những hạn chế, nguyên nhân và đề xuất giải
pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa
bàn tỉnh Quảng Bình. Tuy nhiên, phần giải pháp còn chung chung, chưa
thật sự cụ thể, chỉ nêu việc khắc phục những yếu kém trong các bước
thực hiện đầu tư dự án theo quy định. Đề tài này không đề cập đến việc
quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn
NSNN.
+ Luận văn thạc sĩ kinh tế “Hoàn thiện công tác quản lý chi
ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Bá
Thước, tỉnh Thanh Hóa” của Lê Hoằng Bá Huyền (2008). Tác giả đã
nêu được những đặc điểm riêng về kinh tế - xã hội của địa phương trong
việc thực hiện chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản ở
huyện; phân tích tình hình thực hiện quản lý chi ngân sách nhà nước cho
đầu tư xây dựng cơ bản, thấy được tồn tại hạn chế và nguyên nhân. Tuy
nhiên, giải pháp thực hiện chưa giải quyết thấu đáo các nguyên nhân
yếu kém tồn tại; phạm vi nghiên cứu chỉ trong một huyện Đề tài này
không đề cập đến việc quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây
dựng cơ bản từ vốn NSNN.
+ Luận văn thạc sĩ kinh tế “Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ
bản từ ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Bắc Giang” của
Nguyễn Xuân Kiên (2015). Tác giả tập trung nghiên cứu, nhấn mạnh
đối với quy trình kiểm soát và thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ
ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước; phân tích thực trạng và
đánh giá mặt đạt được, hạn chế của công tác quản lý trong lĩnh vực này,
từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư xây
3
dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Bắc
Giang. Hạn chế của công trình này là tập trung nhiều vào quy trình kiểm
soát thanh toán vốn tại kho bạc, thiếu tính bao quát để nhằm hạn chế tồn
tại chưa đạt hiệu quả. Đề tài này không đề cập đến việc quản lý nhà
nước đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn NSNN.
+ Luận văn thạc sĩ kinh tế “Quản lý đầu tư công trên địa bàn
tỉnh Bình Định” của Nguyễn Thanh Minh (2011). Tác giả đã phân tích
tồn tại, hạn chế và đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu tư
công trên địa bàn tỉnh Bình Định. Tuy nhiên, qua nghiên cứu, tham khảo
luận văn này, tôi thấy tác giả tập trung nghiên cứu công tác quản lý theo
quy trình dự án đầu tư, không đi sâu nghiên cứu công tác quản lý theo
quy trình ngân sách. Đề tài này không đề cập đến việc quản lý nhà nước
đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn NSNN.
- Ngoài ra, trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã
có một số công trình nghiên cứu liên quan như:
+ Luận văn thạc sĩ kinh tế “Kiểm toán công tác quản lý vốn
đầu tư xây dựng cơ bản do Kiểm toán nhà nước khu vực III thực hiện tại
Quảng Ngãi” của Trần Hoài Thu (2008).
+ Luận văn thạc sĩ hành chính “Quản lý nhà nước về công tác
giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Quảng
Ngãi” của Trương Minh Sang (2014).
+ Luận văn thạc sĩ kinh tế “Giải pháp đẩy mạnh thực hiện
chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng
Ngãi giai đoạn 2015-2020” của Lê Đặng Hoài Phương (2015).
=> Tóm lại những công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến
công tác quản lý vốn đầu tư XDCB của NSNN tại địa phương cụ thể,
nhưng không có công trình nghiên cứu đề cập đến quản lý nhà nước đối
với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu khoa học nêu trên đã
nghiên cứu ở góc độ tài chính, kinh tế,quản lý nhà nước về công tác
giảm nghèo,...cụ thể ở đơn vị, địa phương và nhìn chung có tính vĩ mô.
Chưa có đề tài đề cập, nghiên cứu đối với việc quản lý vốn đầu tư xây
dựng cơ bản của ngân sách nhà nước trong chương trình hỗ trợ giảm
nghèo cụ thể,...
Việc chọn đề tài nghiên cứu về “Quản lý nhà nước đối với các
dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước tại tỉnh Quảng
Ngãi” không có tính trùng lắp và là vấn đề cần thiết nhằm góp phần tích
4
cực trong công tác quản lý đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại
tỉnh Quảng Ngãi.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.Mục đích: Hoàn thiện QLNN đối với các dự án đầu tư
xây dựng cơ bản từ vốn NSNN tại tỉnh Quảng Ngãi.
3.2. Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích cần tập trung các
nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
- Nghiên cứu hệ thống hóa và tổng hợp để hình thành một
bộ khung lý thuyết về quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây
dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước
- Nghiên cứu kinh nghiệm của một số địa phương và thế giới
để rút bài học kinh nghiệm cho Quảng Ngãi.
- Chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân chủ quan, khách
quan của hạn chế về quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây
dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước tại tỉnh Quảng Ngãi
- Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện quản lý nhà nước đối
với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước tại
tỉnh Quảng Ngãi.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tượng nghiên cứu: Cơ quan quản lý nhà nước tại tỉnh
Quảng Ngãi có chức năng, thẩm quyền quản lý đến các dự án đầu tư
xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước
4.2. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu về toàn bộ hoạt động
QLNN đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn NSNN tại
tỉnh Quảng Ngãi trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Giai
đoạn từ năm 2012-2016
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận: Sử dụng phương pháp di vật biện
chứng và di vật lịch sử của Mác Lê Nin tư tưởng Hồ Chí Minh và
các quan điểm của Đảng đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
- Tra cứu kết hợp giữa thu thập số liệu thực tế với nghiên
cứu tài liệu tham khảo.
- Nghiên cứu qua thực tiễn ngoài ra còn sử dụng các bảng
biểu để so sánh, minh họa, đánh giá giữa thực tiễn với lý luận QLNN
đối với các dự án đầu tư xây dựng nói chung và đặc thù của tỉnh
Quảng Ngãi nói riêng, từ đó đề xuất những giải pháp, kiến nghị để
5
hoàn thiện QLNN đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ
nguồn vốn NSNN.
- Sau khi thu thập được số liệu, tiến hành phân loại dữ liệu
theo đặc điểm và theo từng nhóm lĩnh vực; trích lọc số liệu theo chỉ
tiêu; xây dựng các bảng biểu bằng Excel để thuận lợi trong việc phân
tích, đánh giá dữ liệu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận: Đề tài sẽ đóng góp những lý giải nhằm
làm rõ một số vấn đề lý luận liên quan đến dự án đầu tư xây dựng và
quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn
NSNN.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn:
- Nghiên cứu hệ thống hóa và tổng hợp để hình thành một
bộ khung lý thuyết về quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây
dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước
- Nghiên cứu kinh nghiệm của một số địa phương và thế giới
để rút bài học kinh nghiệm cho Quảng Ngãi.
- Chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân chủ quan, khách
quan của hạn chế về quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây
dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước tại tỉnh Quảng Ngãi
- Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện quản lý nhà nước đối
với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước tại
tỉnh Quảng Ngãi.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dự
án đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn NSNN của tỉnh.
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với các dự
án đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn NSNN tại tỉnh Quảng Ngãi.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối
với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn NSNN tại tỉnh
Quảng Ngãi.
6
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNGCƠ BẢN TỪ VỐN
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1. Lý luận chung về đầu tư và dự án đầu tư xây dựng:
1.1.1. Khái niệm đầu tư, vốn đầu tư và dự án đầu tư:
- Đầu tư, nói chung có thể hiểu là sự hy sinh các nguồn lực ở
hiện tại để tiến hành hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất
định lớn hơn trong tương lai. Trên góc độ kinh tế, đầu tư là sự hy
sinh giá trị hiện tại gắn với việc tạo ra các tài sản mới cho nền kinh
tế. Đối với từng cá nhân, đơn vị, đầu tư là điều kiện quyết định sự ra
đời, tồn tại và tiếp tục phát triển mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh
dịch vụ. Đối với nền kinh tế, đầu tư là yếu tố quyết định sự phát triển
nền sản xuất xã hội, là chìa khoá của sự tăng trưởng.
- Vốn đầu tư là biểu hiện bằng tiền hoặc các vật có giá trị
như tiền của các phương tiện hành động mà người theo đuổi mục
đích đầu tư phải ứng trước để tổ chức được quá trình thực hiện của
mình. Bản chất của vốn đầu tư là công cụ được ẩn dưới biểu hiện
tiền tệ, là hình thái tiền tệ của phương tiện hành động mà con người
hành động đang cần để đạt mục đích. Để tiến hành bất kỳ hoạt động
nào, con người đều phải dùng phương tiện. Để có phương tiện con
người phải tạo ra phương tiện đó. Phương tiện có nhiều loại từ đơn
giản - dễ kiếm - dễ tạo đến phức tạp - khó tự tạo được. Đối với loại
giản đơn, người hành động có thể tự tạo phương tiện cho mình;
nhưng với những loại phương tiện phức tạp, không dễ tự tạo và chỉ
những nhà chuyên môn mới có thể chế tạo nổi thì người hành động
phải mua, mà muốn mua phải có tiền. Tiền đó gọi là vốn đầu tư. Vốn
đầu tư có vai trò là vật thay người trong trường hợp sức người không
thể tiếp cận được đối tượng lao động do những hạn chế sinh học của
con người; là phương sách để con người tiết kiệm sức lực, nhờ đó
tăng được năng suất lao động.
Các nguồn lực để đầu tư có thể là tiền, vàng bạc, đá quý, tài
nguyên, sức lao động, trí tuệ hay thời gian, còn các kết quả của đầu
tư có thể là tăng thêm tài sản tài chính (tiền), tài sản vật chất (nhà
xưởng, máy móc), tài sản trí tuệ (kiến thức, trình độ văn hoá, khoa
học kỹ thuật..) và nguồn nhân lực.
- Dự án đầu tư nói chung là một dự định hành động nào đó
đã được lập thành phương án hành động cụ thể tới mức, căn cứ vào
7
đó người ta có thể đánh giá chính xác để phê chuẩn dự định hành
động đó hoặc chỉ cần dựa theo đó, dự định hành động sẽ được thực
thi một cách suôn sẻ.
Đầu tư thường được thực hiện thông qua các dự án đầu tư.
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về dự án đầu tư; tuy nhiên, xét
trên các mặt khác nhau, dự án đầu tư được hiểu :
Về mặt nội dung
Về mặt hình thức
Trên góc độ quản lý
Về mặt pháp lý
Về kết cấu
Về đặc trưng
1.1.2. Khái niệm dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn
vốn ngân sách nhà nước (NSNN):
Dự án đầu tư xây dựng là hoạt động sử dụng các nguồn lực vào
hoạt động sản xuất vật chất (công trình xây dựng) trong một thời
gian nhất định nhằm mục đích đáp ứng và mang lại hiệu quả về kinh
tế - tài chính - xã hội.
Dự án đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước
(NSNN) là dự án đầu tư xây dựng được sử dụng các nguồn lực, trong
đó nguồn vốn được sử dụng từ NSNN. Nghĩa là nhà nước sử dụng
nguồn vốn của mình để đầu tư xây dựng vào xây dựng công trình
nhằm phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòng an ninh và an sinh xã
hội.
Để quản lý các dự án đầu tư, các dự án đầu tư được phân loại
trên nhiều tiêu chí khác nhau. Xuất phát từ mục tiêu quản lý, các dự
án đầu tư được phân loại như sau:
Theo nguồn gốc của vốn đầu tư :
Theo quy mô và tính chất:
* Dự án nhóm A:
* Dự án nhóm B:
* Dự án nhóm C:
Theo mục đích, tác dụng của đầu tư:
Theo phương thức sở hữu vốn :
Theo thời hạn đầu tư :
Theo ý nghĩa của công trình đầu tư :
Theo tình thế đầu tư :
8
1.1.3. Vai trò và sự cần thiết đối với các dự án đầu tư từ
nguồn vốn ngân sách nhà nước
* Vai trò của các dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách
nhà nước
* Sự cần thiết của các dự án đầu tư từ vốn NSNN.
1.2. Quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư cơ bản từ
vốn NSNN
1.2.1. Khái niệm QLNN đối với các dự án đầu tư
Quản lý đầu tư là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định
hướng quá trình đầu tư bằng một hệ thống đồng bộ các biện pháp
kinh tế - xã hội và tổ chức - kỹ thuật cùng các biện pháp khác nhằm
đạt được hiệu quả kinh tế xã hội cao trong những điều kiện cụ thể và
trên cơ sở vận dụng sáng tạo những quy luật kinh tế khách quan nói
chung và quy luật vận động đặc thù của đầu tư nói riêng.
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của quản lý nhà nước đối với
các dự án đầu tư XDCB từ vốn NSNN:
Đối với các dự án nhà nước, QLNN có các chức năng:
1.2.3. Nguyên tắc và sự cần thiết của QLNN đối với dự án
đầu tư
* Nguyên tắc, yêu cầu quản lý nhà nước đối với hoạt động
đầu tư:
Nguyên tắc thứ nhất: Thống nhất giữa lãnh đạo chính trị và
kinh tế, kết hợp hài hoà giữa hai mặt kinh tế và xã hội.
Nguyên tắc thứ hai : Tập trung, dân chủ.
Nguyên tắc thứ ba: Quản lý theo ngành, kết hợp với quản lý
theo địa phương và vùng lãnh thổ.
Nguyên tắc thứ tư: Tuyệt đối thận trọng trong quản lý dự án
Nguyên tắc thứ năm: Coi trọng hàng đầu chất lượng công
trình
Nguyên tắc thứ sáu: Kết hợp Việt Nam- cơ bản - hiện đại
* Sự cần thiết của QLNN đối với dự án đầu tư
1.2.4. Phạm vi, công cụ QLNN về dự án đầu tư XDCB:
* Phạm vi Nhà nước quản lý các dự án:
* Công cụ quản lý hoạt động đầu tư:
1.2.5. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
CÁC DƯ ÁN ĐẦU TƯ XDCB TỪ VỐN NSNN
9
Xuất phát từ trình tự, nguyên tắc quản lý vốn đầu tư XDCB
từ NSNN; Các nội dung cơ bản về quản lý nhà nước đối với các dự
án đầu tư XDCB hiện hành từ vốn NSNN, gồm:
1.2.5.1. Công tác lập và quản lý quy hoạch
1.2.5.2. Về công tác kế hoạch vốn đầu tư
1.2.5.3. Phân cấp quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN
1.2.5.4. Về công tác lập, thẩm định các dự án đầu tư xây
dựng cơ bản
1.2.5.5. Công tác lập và quản lý dự toán xây dựng công trình
1.2.5.6. Công tác đấu thầu, chọn thầu và nghiệm thu công trình
1.2.5.7. Công tác thanh toán vốn đầu tư công trình xây dựng
1.2.5.8. Công tác quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành
1.2.5.9. Công tác thanh tra, kiểm tra quá trình sử dụng
vốn đầu tư XDCB
1.2.5.10. Công tác tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và
đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản
1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà
nước đối với các DA đầu tư XDCB từ vốn NSNN
Có hàng loạt các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý
vốn đầu tư XDCB từ NSNN. Các nhân tố này tác động đến cả hai
thành phần của quản lý vốn đầu tư: Lợi ích, công dụng của đối tượng
do kết quả của quá trình đầu tư tạo nên khi đưa vào sử dụng và vốn
đầu tư chi ra nhằm tạo nên kết quả ấy. Do đó, các nhân tố này tồn tại
theo suốt thời gian của quá trình đầu tư từ khi có chủ trương đầu tư,
quá trình thực hiện đầu tư, xây dựng và đặc biệt là trong cả quá trình
khai thác, sử dụng các đối tượng đầu tư hoàn thành. Một số nhân tố
chủ yếu ảnh hưởng trực tiếp, đó là:
- Nhân tố về cơ chế chính sách quản lý đầu tư xây dựng
- Trách nhiệm của các cấp các ngành có liên quan
- Năng tổ chức thực hiện dự án của chủ đầu tư và các ban
quản lý
- Nhân tố về đặc điểm của sản phẩm xây dựng
- Nhân tố về nguồn nhân lực
Tóm lại, có thể nói thất thoát, lãng phí trong XDCB chủ yếu
do cơ chế chính sách chưa đồng bộ; do trách nhiệm của các cấp các
ngành có liên quan; do năng lực quản lý của cấp thẩm quyền quyết
định đầu tư, của chủ đầu tư, của các ban quản lý dự án; năng lực
chuyên môn của đơn vị tư vấn, đơn vị thi công và các cơ quan quản
10
lý nhà nước về đầu tư tạo nên nhằm vụ lợi cá nhân. Ngoài ra do trình
độ, năng lực, ý thức trách nhiệm thực hiện công việc của những
người tham gia hoạt động đầu tư và quản lý vốn đầu tư.
1.3. MỘT SỐ KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XDCB TỪ VỐN NSNN
1.3.1. Kinh nghiệm
- Kinh nghiệm đầu tư phát triển ở nước ngoài
- Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư XDCB của thành phố
Đà Nẵng
1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Quảng Ngãi
Một là, trong quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN cần lưu ý
cơ cấu ngành, đặc biệt là đầu tư đúng mức vào khôi phục và xây
dựng mới hạ tầng cơ sở là nền tảng cho phát triển kinh tế (theo kinh
nghiệm các nước, tỷ lệ đầu tư vào cơ sở hạ tầng chiếm 7% GDP là
hợp lý); khai thác lợi thế và nguồn tài nguyên tại địa phương, hướng
tới xuất khẩu; chú trọng ĐTPT giáo dục và đào tạo để tiếp thu tốt
trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của các nước phát
triển, phục vụ cho xây dựng phát triển đất nước.
Hai là, cơ cấu nguồn vốn đầu tư từ NSNN phải tránh dàn
trải, tập trung ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, các ngành có tỷ
suất lợi nhuận thấp nhưng cần nhiều vốn và có vai trò quan trọng đối
với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Từ những nội dung cơ bản về đầu tư nói chung, quản lý nhà
nước đối với các dự án đầu tư XDCB từ NSNN nói riêng và kinh
nghiệm về sử dụng vốn đầu tư xây dựng từ một số địa phương và
một số nước trên thế giới. Việc hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu
tư XDCB từ NSNN có nhiều nội dung và phụ thuộc vào rất nhiều
yếu tố. Thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa vốn đầu tư; phân cấp
quản lý đầu tư; công tác lập, thẩm định dự án đầu tư và dự toán công
trình; công tác lựa chọn nhà thầu; kiểm soát, thanh toán và quyết
toán vốn đầu tư sẽ hạn chế lãng phí, thất thoát công quỹ Nhà nước.
Từ cơ sở lý luận trên, luận văn tiến hành phân tích thực trạng công
tác đầu tư và quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN tại tỉnh Quảng
Ngãi.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN
11
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC TẠI TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2012-2016
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA
TỈNH TRONG GIAI ĐOẠN 2012-2016
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Tỉnh Quảng Ngãi có diện tích tự nhiên 5.131,5km2, bằng
1,7% diện tích tự nhiên cả nước. Dân số trung bình 1.236.250 người,
mật độ dân số 240 người/km2, cơ cấu dân số năm 2012 nam chiếm
50,69%, nữ 49,31%. Tỉnh gồm 14 huyện, thành phố, trong đó có 1
thành phố, 6 huyện đồng bằng ven biển, 6 huyện miền núi và 1
huyện đảo
Tỉnh Quảng Ngãi nằm ở duyên hải Nam Trung Bộ, có tọa độ
địa lý 14o32’ - 15o25’ vĩ Bắc, 108o06’ - 109o04’ kinh Đông; phía
bắc giáp tỉnh Quảng Nam trên ranh giới các huyện Bình Sơn, Trà
Bồng và Tây Trà; phía nam giáp tỉnh Bình Định trên ranh giới các
huyện Đức Phổ, Ba Tơ; phía tây, tây bắc giáp tỉnh Quảng Nam và
tỉnh Kon Tum trên ranh giới các huyện Tây Trà, Trà Bồng, Sơn
Tây và Ba Tơ; phía tây nam giáp tỉnh Gia Lai trên ranh giới huyện
Ba Tơ; phía đông giáp biển Đông, có đường bờ biển dài gần 130km
với 5 cửa biển chính là Sa Cần, Sa Kỳ, cửa Đại, Mỹ Á và Sa Huỳnh.
2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội
Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi năm 2012-2016
đã đạt được nhiều thành quả quan trọng, tạo tiền đề đẩy mạnh phát
triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng,
cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tổng sản phẩm tăng đáng kể.
Các ngành, thành phần, vùng kinh tế đều phát triển. Giáo dục, đào
tạo; khoa học, công nghệ có bước chuyển biến tích cực. Các vấn đề
xã hội được chú trọng thực hiện; đời sống của nhân dân được cải
thiện; quốc phòng, an ninh được giữ vững; chính trị - xã hội ổn định.
Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tăng bình quân 7,2%/năm. Tỷ
trọng công nghiệp chiếm 62%, dịch vụ chiếm 24%, nông nghiệp
chiếm 14% trong tổng GRDP; tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm
47%, công nghiệp chiếm 28%, dịch vụ chiếm 25%; quy mô tổng sản
phẩm (giá so sánh năm 1994) đạt 12.410 tỷ đồng, tăng 3.652 tỷ đồng
so với năm 2010 (tính theo giá thực tế đạt 66.578 tỷ đồng, tăng
37.303 tỷ đồng); GRDP bình quân đầu người đạt 2.485 USD; tổng
vốn đầu tư toàn xã hội đạt 15.860 tỷ đồng, tăng 8,1% so với năm
2011, trong đó vốn ngân sách nhà nước do tỉnh quản lý là 4.233,117
12
tỷ đồng. Chất lượng, năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế của nền
kinh tế được nâng lên; chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và môi
trường đầu tư được cải thiện.
Bảng 2.1. Tăng trưởng kinh tế tỉnh giai đoạn 2012 - 2016
Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016
1. Tổng GTSX (giá
1994)
31,004 31,642 32,259 141.001 148,002
- Nông, lâm, thủy
sản
3,174 3,165 3,294 111,796 13,164
- Công nghiệp, xây
dựng
22,132 22,810 23,166 143,1 116,404
- Dịch vụ 5,698 5,667 5,798 16,961 18,432
2. Cơ cấu kinh tế
(%)
100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
- Nông, lâm, thủy
sản
15,7 15,3 15,7 14 11.5
- Công nghiệp, xây
dựng
61,5 61,9 61,5 62 61
- Dịch vụ 22,9 22,8 22,8 24 28.5
(Nguồn: UBND tỉnh Quảng Ngãi)
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
CÁC DA ĐẦU TƯ XDCB TỪ VỐN NSNN CỦA TỈNH GIAI
ĐOẠN 2012 - 2016
2.2.1. Những kết quả đạt được
2.2.1.1. Công tác lập, quản lý quy hoạch và huy động các
nguồn vốn đầu tư XDCB
- Về các nguồn vốn đầu tư
- Về hình thức huy động vốn
- Kết quả huy động vốn đầu tư XDCB
Bảng 2.2. Huy động, bố trí vốn đầu tư XDCB theo giá hiện hành
Năm
Đầu tư từ nguồn
vốn NSNN cấp
Đầu tư từ
nguồn
vốn tín dụng
Đầu tư từ vốn
đóng góp của
dân
Tổng vốn đầu
tư xã hội
Tổng số
(triệu
So với
tổng
Tổng
số
So
với
Tổng
số
So với
tổng
Tổng
số
So với
tổng
13
đồng) vốn
ĐTX
H (%)
(triệu
đồng)
tổng
vốn
ĐTX
H (%)
(triệu
đồng)
vốn
ĐTX
H (%)
(triệu
đồng)
vốn
ĐTX
H (%)
2012 2.409,14 39,16 250.000 8,99 6.090 3,67
11.54
8 100
2013 2.759, 26 33,42
225.00
0 8,02 5.327 3,65
11.75
0 100
2014 3.207,65 21,85 100.000 6,81 5.568 3,79
14.67
7 100
2015 4.233,117 27,70
100.00
0 6,30 5.000 3,15
15.86
0 100
2016 3.520,991 21,12
100.00
0 6,00 3.000 1,80
16.67
0 100
Tổn
g
10.961.7
6 75,81
300.00
0 6,35
13.56
8 0,29
47.20
7 100
(Nguồn: Sở Kế hoạchvà Đầu tư tỉnh Quảng Ngãi)
2.2.1.2. Kết quả về kế hoạch hoá vốn đầu tư XDCB
Bảng 2.3. Vốn đầu tư XDCB của tỉnh qua các năm
Chỉ tiêu Đơn vị 2012 2013 2014 2015 2016
Tổng vốn đầu
tư từ NSNN
Tỷ
đồng 2.409,14 2.759, 26 3.207,65 4.233,127 3.520,991
Tỷ lệ trên tổng
VĐT toàn xã
hội
% 39,16 33,42 21,85 26,70 21,12
Tổng vốn đầu
tư toàn xã hội
Tỷ
đồng 11.548 11.750 14.677 15.860 16.670
Tốc độ tăng
vốn đầu tư
toàn XH
% 37,36 36,29 38,06 34,29 47,88
GTSX theo giá
hiện hành
Tỷ
đồng 58.268,4 62.637,15 58.568,6 65.637,13 62.696,17
Tỷ lệ VĐT toàn
XH trên GTSX % 26,06 25,16 25,06 24,16 26,59
(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ngãi)
Bảng 2.4. Nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSNN giai đoạn 2012-2016
Đơn vị: Triệu đồng
Nội dung 2012 2013 2014 2015 2016
1. Tổng vốn
đầu tư NSNN 2.409,14
2.759,
26
3.207,65 4.233,117 3.520,991
Tr đó: Vốn đầu 1.056,729 1.156,729 1.056,729 733,837 294,095
14
tư XDCB
2. Tổng chi
Ngân sách
10.278,11 10.578,11 10.278,11 11.195,0 9.411,5
3. Vốn đầu tư
XDCB/ tổng
chi NS (%)
10,28 10,28 10,28 6,55 31,25
(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ngãi)
Trong quá trình điều hành, sử dụng nguồn vốn đầu tư, ngoài
vốn XDCB tập trung của Tỉnh và các chương trình mục tiêu quốc gia
luôn sắp xếp các khoản chi theo dự toán kế hoạch vốn đầu tư của
tỉnh, đảm bảo nguồn vốn đầu tư giai đoạn 2012-2016 chiếm tỉ lệ từ
10- 31% so với tổng chi ngân sách tỉnh; chuyển nguồn qua KBNN
thực hiện kiểm soát thanh toán vốn đầu tư cho các dự án theo kế
hoạch và tiến độ thực hiện; không bố trí chi khi chưa có nguồn hoặc
chi ngoài dự toán gây mất cân đối ngân sách. Nhìn chung công tác
điều hành, sử dụng vốn đầu tư XDCB của tỉnh thời gian qua đã có
nhiều tiến bộ, được sự tập trung chỉ đạo của các cấp, các ngành và
địa phương cơ sở.
2.2.1.3. Quản lý công tác đấu thầu và lựa chọn nhà thầu
Tỉnh Quảng Ngãi thực hiện nghiêm túc Luật Đấu thầu năm
2013 và Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính
phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa
chọn nhà thầu và các văn bản hướng dẫn khác của các Bộ, ngành
Trung ương về đấu thầu.
2.2.1.4. Kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư XDCB
Trong giai đoạn từ năm 2012-2016, tỷ lệ vốn giải ngân của
dự án XDCB từ NSNN đến 31/12 hàng năm đạt trung bình 83,48%;
số vốn chưa được giải ngân sẽ được điều chỉnh bổ sung cho những
dự án công trình có khối lượng và hồ sơ thanh toán trước 31/12 và
được tiếp tục thanh toán hết trong thời gian chỉnh lý quyết toán đến
31/01 năm sau. Do áp dụng những biện pháp linh hoạt trong
KSTTVĐT XDCB từ NSNN nên tình hình giải ngân so với kế hoạch
vốn của đã được cải thiện một bước, hạn chế bớt tình trạng vốn chờ
công trình.
2.2.1.6. Thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư
Công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán công trình đang
từng bước nâng cao. Sở Tài chính đã thực hiện tốt công tác kiểm tra
15
đối chiếu tình hình thanh toán và công nợ của dự án, đã phát hiện và
tiến hành giảm trừ thanh toán các khoản chi không đúng quy định.
Riêng công tác thẩm tra quyết toán vốn đầu tư hoàn thành được thực
hiện theo đúng các hướng dẫn của Bộ Tài chính về quyết toán vốn
đầu tư, đảm bảo đúng quy trình và thời gian. Chất lượng công tác
thẩm tra quyết toán đã từng bước được nâng cao.
Bảng 2.7. Kết quả thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 Cộng
1. Số dự án
thẩm tra (dự
án)
1.192 1.429 1.498 1.082 1.328 6.529
2. Giá trị
quyết toán
được thẩm
tra, phê
duyệt
2.103,878 4.076,724 4.638,326 3.560,981 3.582,944 32.690,678
3. Giá trị cắt
giảm qua
thẩm tra
12.881 13.529 16.641 11.263 9.302 63.616
(Nguồn: Sở Tài chính tỉnh Quảng Ngãi)
Từ số liệu trong Bảng 2.7, từ năm 2012 đến năm 2016 Sở
Tài chính tỉnh đã thẩm tra, trình phê duyệt quyết toán 6.529 dự án
hoàn thành với tổng giá trị quyết toán là: 32.690,678 triệu đồng. Quá
trình thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư đã cắt giảm, loại bỏ
những giá trị khối lượng không đúng của chủ đầu tư và đơn vị thi
công góp phần giảm trừ thanh toán và tiết kiệm cho NSNN là:
63.616 triệu đồng.
2.3. Những tồn tại hạn chế
2.3.1. Tồn tại, hạn chế
2.3.1.1. Bố trí kế hoạch vốn đầu tư XDCB hàng năm vẫn
còn dàn trải
2.3.1.2. Công tác lập dự án đầu tư xây dựng
Bảng 2.8. Số dự án phải điều chỉnh TMĐT
qua các năm 2012-2016
Năm Số dự
Phân theo
nhóm
TMĐT
trước điều
TMĐT
sau điều
Chênh
lệch sau
16
án
phải
điều
chỉnh
A B C
chỉnh
(triệu
đồng)
chỉnh
(triệu
đồng)
khi điều
chỉnh
(triệu
đồng)
2012 32 - 8 24 82.725 99.149 18.988
2013 30 - 4 26 81.665 97.231 18.001
2014 39 - 5 34 155.041 185.394 28.419
2015 29 1 12 18 79.365 96.783 17.418
2016 45 - - 45 166.756 189.123 22.367
Tổng 175 1 29 147 565.552 667.680 105.193
(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ngãi)
2.3.1.3. Thẩm định và phê duyệt dự án sử dụng vốn ngân sách
2.3.1.4. Quản lý công tác đấu thầu và lựa chọn nhà thầu
Bảng 2.9. Kết quả thực hiện các hình thức đấu thầu giai đoạn
2012-2016
Năm Tổng số gói thầu
Tổng giá trị
trúng
thầu(triệu
đồng)
Tiết kiệm qua lựa
chọn nhà
thầu(triệu đồng)
Tỷ lệ
2012 1.123 2.579,428 37.238 1,42%
2013 1.849 2.135,388 21.990 1,02%
2014 2.229 2.732,556 79.150 2,81%
2015 3.387 4.221,020 154.827 3,54%
2016 4.645 4.275,293 159.187 3,59%
Cộng 13.233 16.003,385 452.392 12.38
(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ngãi)
2.3.1.5. Giải ngân thanh toán vốn đầu tư XDCB
Bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác giải ngân
thanh toán vốn đầu tư, ở tỉnh vẫn còn tình trạng chậm trễ trong triển
khai thực hiện các công trình
Bảng 2.10. Cấp phát vốn qua kho bạc nhà nước các tháng trong năm
Năm
Kế
hoạch
vốn
(triệu
đồng)
Vốn cấp phát
trong năm
Vốn cấp phát
11 tháng
Vốn cấp phát
tháng 12
17
Tổng số
(triệu
đồng)
so
với
kế
hoạc
h
vốn
(%)
Tổng số
(triệu
đồng)
so với
vốn
cấp
phát
trong
năm
(%)
Tổng số
(triệu đồng)
so với
vốn
cấp
phát
trong
năm
(%)
2012 2.644,392 2.600,244 98,33 1.290.771 33,45 2.847.819 78,21
2013 2.364,392 2.681,623 113,4 1.571,716 40,15 3.598,582 92,50
2014 3.885,526 3.572,313 91,94 1.190.771 33,33 2.747.933 76,92
2015 3.520,682 3.926,541 111 1.570,616 39,99 3.569,582 90,90
2016 3.108,542 3.560,688 111 1.780,344 50,00 2.738,990 79,41
Tổng
số
15.523,25
9 16.877,287 105 7.404,218 41,10 15.502,906 82,41
(Nguồn: Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Ngãi)
.2.3.1.6. Công tác quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn
thànhBảng 2.11. Dự án hoàn thành chưa được quyết toán qua các
năm 2012-2016
Năm Số dự án được quyết toán
Số dự án
chưa được
quyết toán
Tỉ lệ chưa
quyết toán so
với quyết toán
2012 1.192 122 10,02%
2013 1.492 168 11,26%
2014 1498 185 12,34%
2015 1082 259 23,93%
2016 1328 104 7,83%
(Nguồn: Sở Tài chính tỉnh Quảng Ngãi)
2.3.2. Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế
Nguyên nhân khách quan:
- Tính bất định khó lường của tình hình kinh tế thế giới gia
tăng, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vừa qua đã có ảnh hưởng
xấu đến sự phát triển kinh tế - xã hội , chi cho đầu tư phát triển bị cắt
giảm nhiều, thị trường giá cả nguyên vật liệu xây dựng còn biến
18
động mạnh nên gây không ít khó khăn trong công tác lập dự toán, chi
phí đầu tư xây dựng công trình tăng cao.
- Ngân sách nhà nước còn nhiều khó khăn, tình hình đầu tư cho
tỉnh có tăng về số lượng nhưng chất lượng các dự án đầu tư chưa cao
vì do khủng hoảng và lạm phát hiện nay ở nước ta.
Nguyên nhân chủ quan:
- Quy định của pháp luật về đầu tư và quản lý vốn đầu tư
chưa thống nhất
- Các biện pháp chế tài chưa đủ mạnh
- Trách nhiệm của các cơ quan quản lý
- Công tác kế hoạch vốn đầu tư chưa gắn với quy hoạch xây dựng
- Còn biểu hiện cơ chế "xin - cho" trong bố trí kế hoạch vốn
đầu tư
- Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng còn gặp nhiều
khó khăn
- Kế hoạch vốn đầu tư hàng năm thường hay điều chỉnh
Nhìn chung, tình trạng bố trí kế hoạch vốn đầu tư vẫn còn
chạy theo số lượng, chỉ đáp ứng vốn được 25 - 30% dự toán được
duyệt. Tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải và kéo dài chưa được khắc
phục, dự án càng nhiều thì số nợ đọng XDCB càng lớn, nhiều dự án
thi công chậm tiến độ, dang dở kéo dài và chậm hoàn thành, gây
lãng phí vốn NSNN.
- Nguồn vốn NSNN hạn hẹp và tiến độ giải ngân vốn chậm
- Nguyên nhân về nguồn lực con người
+ Làm việc thiếu trách nhiệm
+ Về phẩm chất đạo đức
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương 2 đã tiến hành phân tích những đặc điểm tự nhiên,
thực trạng về phát triển cơ sở hạ tầng và tình hình KT-XH của tỉnh
Quảng Ngãi. Đánh giá kết quả đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN;
phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với các DA đầu tư XDCB
từ NSNN những năm vừa qua trên các mặt: công tác huy động các
nguồn vốn đầu tư XDCB, kết quả về kế hoạch hoá vốn đầu tư, phân
cấp và điều hành nguồn vốn đầu tư, quản lý công tác đấu thầu, kiểm
soát, thanh toán vốn và thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư.
Qua đó đã nêu lên những tồn tại, hạn chế rút ra nguyên nhân chủ yếu
là do quy định của pháp luật về đầu tư và quản lý vốn đầu tư chưa
19
thống nhất, các biện pháp chế tài chưa đủ mạnh, trách nhiệm của các
cơ quan quản lý, nguồn vốn NSNN hạn hẹp, tiến độ giải ngân vốn
chậm, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao đã làm ảnh hưởng đến
công tác quản lý nhà ước đối với các DA đầu tư XDCB từ NSNN
của tỉnh.
CHƯƠNG 3
ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐÔI VỚI
CÁC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ VỐN NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC TẠI TỈNH QUẢNG NGÃI
3.1. Quan điểm, mục tiêu, định hướng về quản lý nhà nước
đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà
nước tại tỉnh Quảng Ngãi.
3.1.1. Quan điểm
Để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các dự án đầu
tư XDCB từ vốn NSNN tại tỉnh, quá trình quản lý cần quán triệt các
quan điểm sau:
3.1.2. Mục tiêu
3.1.2.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2017-2020
3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể năm 2017:
3.1.3. Định hướng đầu tư có tính đột phá trong thời gian đến
Để đảm bảo đạt được mục tiêu đề ra về phát triển kết cấu hạ
tầng của Chương trình hỗ trợ giảm nghèo trên địa bàn tỉnh trong kế
hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2017-2020, định hướng đến
năm 2025, UBND tỉnh Quảng Ngãi đề ra những nhiệm vụ sau:
3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢNTỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC TỈNH
Để tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các dự án
đầu tư XDCB tại tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới, cần quán triệt,
thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp sau:
3.2.1. Quản lý chặt chẽ công tác quy hoạch xây dựng
- Xây dựng cơ chế chính sách để huy động mọi nguồn lực:
giành đầu tư đặc biệt về ngân sách, các nguồn tài chính, các phương
tiện vật chất kỹ thuật... tạo điều kiện cho KT-XH của tỉnh phát triển
toàn diện, vững chắc.
3.2.2. Đổi mới công tác kế hoạch hóa vốn đầu tư xây dựng
cơ bản
20
- Thực hiện công khai, minh bạch trong phân bổ vốn đầu tư
từ NSNN tỉnh
- Kế hoạch vốn đầu tư tập trung xử lý dứt điểm nợ đọng kéo
dài trong XDCB
- Thực hiện phân cấp hơn nữa trong quản lý vốn đầu tư từ
NSNN tỉnh
- Kế hoạch hoá vốn đầu tư phải tuân thủ các nguyên tắc bố
trí vốn ngân sách
Thực hiện thứ tự ưu tiên bố trí vốn
3.2.3. Nâng cao chất lượng lập, thẩm định và phê duyệt
dự án đầu tư
Để nâng cao chất lượng công tác tư vấn trong việc lập báo
cáo đầu tư, lập dự án đầu tư và thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư
cần thực hiện các giải pháp sau:
3.2.4. Tăng cường quản lý công tác lựa chọn nhà thầu
Việc lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng là nhằm
tìm được nhà thầu có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng,
năng lực hành nghề phù hợp với từng loại và cấp công trình. Tùy
theo quy mô, tính chất, nguồn vốn xây dựng công trình, người quyết
định đầu tư hoặc chủ đầu tư áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu
như: đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế; chỉ định thầu; lựa chọn nhà
thầu thiết kế kiến trúc công trình xây dựng... Tuy nhiên, công tác lựa
chọn nhà thầu của tỉnh thời gian qua thực hiện chưa tốt, như: dự án
phải đấu thầu, nhưng lại chỉ định thầu; phải đấu thầu rộng rãi, thì lại
đấu thầu hạn chế; chia nhỏ dự án để được chỉ định thầu; có hiện
tượng thông thầu, dàn xếp trong đấu thầu để được "trúng thầu lần
lượt", kiểu "quân xanh - quân đỏ", kiểu "bỏ thầu" hoặc kiểu "thầu
phụ".
Để tăng cường quản lý vốn đầu tư thông qua công tác lựa
chọn nhà thầu cần làm tốt các công tác sau:
3.2.5. Tổ chức quản lý thi công xây dựng công trình
Quản lý thi công xây dựng công trình bao gồm quản lý khối
lượng xây dựng, chất lượng xây dựng, quản lý tiến độ xây dựng,
quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng và quản lý môi
trường xây dựng:
3.2.6. Quản lý nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào
sử dụng
21
Công trình sau khi xây dựng hoàn thành, phải được nghiệm
thu, bàn giao đưa vào sử dụng. Công tác nghiệm thu bao gồm: kiểm
tra việc xây dựng và lắp đặt thiết bị so với thiết kế, tiêu chuẩn xây
dựng, tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật; kết quả thử nghiệm chất lượng vật
liệu, thiệt bị lắp đặt; công tác hoàn thiện về kỹ thuật và mỹ thuật...
3.2.7. Nâng cao chất lượng kiểm soát thanh toán vốn đầu tư
Nâng cao chất lượng KSTTVĐT là nhằm hạn chế thất thoát,
lãng phí và phát huy tối đa lợi ích KT-XH trong quản lý vốn đầu tư
hiện nay. Tuy nhiên, công tác KSTTVĐT ở tỉnh vẫn còn tồn tại: tình
trạng dư nợ tạm ứng kéo dài, thanh toán vốn chậm và dồn về các
tháng cuối năm, thủ tục thanh toán rườm rà, gây khó khăn, đi lại
nhiều lần,... ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án. Để khắc
phục tình trạng trên KBNN tỉnh cần thực hiện các giải pháp sau đây:
3.2.8. Tăng cường công tác quyết toán vốn đầu tư dự án
hoàn thành
Quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành là khâu cuối cùng
trong dây chuyền quản lý vốn đầu tư, quyết định giá trị tài sản của
công trình đưa vào sử dụng.
3.2.9. Tăng cường thanh kiểm tra, giám sát cộng đồng và
công khai tài chính
Hoạt động thanh tra, kiểm tra về đầu tư và quản lý vốn đầu
tư XDCB là chức năng quan trọng và cần thiết nhằm hạn chế thất
thoát, lãng phí vốn của Nhà nước.
3.2.10. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý vốn
đầu tư XDCB
Năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ là nhân tố rất
quan trọng tác động to lớn đến việc quản lý vốn đầu tư XDCB từ
NSNN. Do vậy việc không ngừng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ
làm công tác quản lý vốn đầu tư XDCB là yêu cầu khách quan, là
việc làm thường xuyên liên tục. Những tồn tại trong công tác quản lý
vốn đầu tư của tỉnh thời gian qua nguyên nhân do hạn chế về trình độ
năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ công chức. Để khắc phục
tình trạng trên, trong thời gian tới cần tập trung vào các giải pháp cụ
thể sau:
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Từ phân tích thực tế những tồn tại và nguyên nhân trong
công tác quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư XDCB từ vốn
22
NSNN của tỉnh thời gian qua; xác định mục tiêu phát triển kinh tế -
xã hội, quan điểm ĐTXD kết cấu hạ tầng, phương hướng đầu tư có
tính đột phá và nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2017-2020 của tỉnh.
Tác giả đưa ra những giải pháp cần tập trung giải quyết trong thời
gian tới, nhằm hạn chế tình trạng lãng phí, thất thoát vốn, đem lại lợi
ích KT-XH của việc sử dụng vốn đầu tư XDCB như: Quản lý chặt
chẽ công tác quy hoạch; đổi mới công tác kế hoạch hóa vốn đầu tư;
nâng cao chất lượng lập, thẩm định và phê duyệt dự án ĐTXD; tăng
cường quản lý công tác lựa chọn nhà thầu; tổ chức quản lý thi công,
nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng; nâng cao chất
lượng KSTTVĐT và quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành; nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý vốn đầu tư và tăng cường
công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát cộng đồng và công khai tài
chính trong đầu tư XDCB.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Quản lý Nhà nước đối với dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân
sách nhà nước tại tỉnh Quảng Ngãi là vấn đề rất nhạy cảm; đồng thời
cũng là điều kiện dễ xảy ra các tiêu cực, tham nhũng. Chính vì vậy,
việc nghiên cứu một cách toàn diện lý luận cũng như thực tiễn quản
lý nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả nguồn vốn này là vấn đề cần
thiết đặt ra hiện nay.
Đề tài đã hoàn thành được mục tiêu nghiên cứu theo yêu cầu
của Luận văn cao học quản lý hành chính công. Những kết luận khoa
học chủ yếu mà Luận văn đưa ra bao gồm:
Thứ nhất, hệ thống hoá những vấn đề lý luận liên quan đến
đầu tư, dự án đầu tư, nguồn vốn đầu tư, nguồn tài chính cho các
chương trình, dự án, vai trò của nó trong đời sống kinh tế - xã hội.
Thứ hai, hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản lý Nhà nước đối
với các chương trình, dự án đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước, sự
cần thiết phải quản lý Nhà nước, nội dung quản lý Nhà nước, các
nguyên tắc cũng như yêu cầu quản lý đối với các dự án đầu tư.
23
Thứ ba, đề tài đã khái quát tình hình quản lý nhà nước đối
với dự án đầu tư ở một số nước trên Thế giới, làm căn cứ rút ra bài
học cho Việt Nam.
Thứ tư, đề tài đã đánh giá thực trạng về các dự án đầu tư xây
dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước tại tỉnh Quảng Ngãi trong
những năm qua, chỉ ra được những hiệu quả mà các dự án này mang
lại cho đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh.
Thứ năm, đề tài đã phân tích một cách toàn diện trên tất cả
các mặt thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư .
Qua đó đề tài nêu nguyên nhân tồn tại cần thiết phải xử lý nhằm
hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước đối với các dự án đầu tư bằng
vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh.
Thứ sáu, đề tài đã đề xuất phương hướng, giải pháp và kiến
nghị với các ngành, các cấp, các cơ quan có liên quan trong việc
quản lý Nhà nước đối với các dự án đầu tư bằng vốn ngân sách nhà
nước. Đây là những kết luận khoa học, góp phần hoàn thiện công tác
quản lý Nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng bản từ vốn ngân
sách nhà nước tại tỉnh Quảng Ngãi.
Những kết luận khoa học trên chắc chắn có giá trị nhất định
trong nghiên cứu và học tập. Đồng thời đóng góp nhất định đối với
khoa học quản lý hành chính công nói riêng.
Vì những điều kiện còn hạn chế, chắc chắn Luận văn không
tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự thông cảm của
các thầy, các cô, của bạn đọc về những sai sót trong Luận văn.
2. Kiến nghị
Nhằm đảm bảo cho các giải pháp nêu trên nhanh chóng phát
huy tác dụng trong quá trình quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư xây
dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của tỉnh Quảng Ngãi, Luận văn
xin đưa ra một số kiến nghị như sau:
- Đối với Chính phủ và Bộ ngành trung ương
Hiện nay cơ chế chính sách về quản lý đầu tư xây dựng đã
được Nhà nước ban hành, sửa đổi, bổ sung tương đối kịp thời, đáp
ứng yêu cầu quản lý điều hành các hoạt động đầu tư và quản lý vốn
24
đầu tư dần đi vào nề nếp. Tuy nhiên, các cơ chế chính sách này
không có tính ổn định lâu dài, thường xuyên thay đổi gây ra nhiều
khó khăn và bất cập cho những người làm công tác quản lý nhà nước
đối với các dự án đầu tư XDCB từ vốn NSNN. Do đó, việc tiếp tục
sửa đổi, bổ sung hoàn thiện về cơ chế chính sách quản lý đầu tư có
tính thống nhất và ổn định lâu dài, trên cơ sở phân tích căn nguyên
đã dẫn đến lãng phí, thất thoát vốn đầu tư từ NSNN.
- Thường xuyên tham vấn ý kiến các địa phương trong việc
thực hiện các cơ chế chính sách về quản lý đầu tư xây dựng, từ đó cắt
giảm bớt các thủ tục hành chính rờm rà, không cần thiết để tạo điều
kiện thuận lợi, môi trường thông thoáng hơn cho các địa phương khi
tổ chức triển khai thực hiện.
- Tiếp tục rà soát, điều chỉnh và bổ sung các tiêu chí, nguyên
tắc, các cơ chế điều hành, quản lý và phân bổ vốn đối với chương
trình mục tiêu, chương trình mục tiêu quốc gia, vốn hỗ trợ có mục
tiêu cho các địa phương để các địa phương chủ động xây dựng kế
hoạch và phân bổ vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2017-2020,
giai đoạn 2021-2025 và kế hoạch hàng năm.
- Tăng cường hướng dẫn, đào tạo, hỗ trợ và giám sát các cơ
quan được phân cấp về lập kế hoạch đầu tư và triển khai thực hiện
đầu tư dự án.
- Kịp thời ban hành các Thông tư hướng dẫn thực hiện các
Luật mới, sửa đổi, bổ sung như: Luật Ngân sách, Luật Đầu tư công;
Luật Đấu thầu
- Hiện nay, nguồn lực của Trung ương mới chỉ bố trí đáp ứng
khoảng 16% nhu cầu vốn để thực hiện chương trình cho tỉnh. Vì vậy,
Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương quan tâm, cân đối các nguồn
vốn để ưu tiên bố trí, hỗ trợ vốn nhiều hơn nữa đối với tỉnh Quảng
Ngãi./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_cac_du_an_dau_tu_x.pdf