Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

Để nâng cao hiệu quả QLNN đối với hoạt động của các tổ chức PCPNN tỉnh Quảng Bình cần quan tâm thực hiện tốt hàng loạt các giải pháp như: Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN trên địa bàn tỉnh; Hoàn thiện bộ máy quản lý và xây dựng cơ chế phối hợp quản lý tổ chức PCPNN; Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Quảng Bình; Vận động viện trợ PCPNN phải phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội, chương trình xóa đói - giảm nghèo của tỉnh, phù hợp với quy hoạch và tình hình thực tế của từng ngành và địa phương; Chú trọng hơn nữa công tác thông tin và tuyên truyền của nhà nước đối với đội ngũ cán bộ làm việc trong các cơ quan nhà nước và cả người dân trong cộng đồng giúp người dân biết, hiểu được mặt tích cực của các tổ chức PCPNN để tranh thủ, tận dụng sự giúp đỡ; Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động trên địa bàn và nâng cao hiệu quả hoạt động tổng kết, đánh giá, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động và các chương trình dự án của các tổ chức PCPNN theo định kỳ. Do hiện nay, việc nghiên cứu về các tổ chức PCPNN và hoạt động của nó còn hết sức mới mẻ và khó khăn. Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu, đề tài này chỉ cố gắng đi sâu nghiên cứu, xem xét và phân tích các hoạt động quản lý nhà nước đối với các tổ chức PCPNN để đưa ra một số giải pháp, khuyến nghị chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả24 QLNN đối với hoạt động của tổ chức PCPNN trên địa bàn tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự thống nhất quản lý của Nhà nước, sự quan tâm, phối hợp giữa các bộ, ngành, đơn vị và địa phương, với tâm huyết và trí lực của tất cả những người làm công tác PCP, tin rằng Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Bình nói riêng sẽ tiếp tục đạt được những thành tựu trên lĩnh vực này và sẽ thành công trong việc tìm ra các phương thức tiếp cận và những quy chế quản lý các tổ chức PCPNN phù hợp với những thay đổi của tình hình mới để đạt hiệu quả cao hơn, đóng góp tích cực hơn vào việc thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá mà Đảng và Nhà nước đã đề ra trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh"./.

pdf26 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 845 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ / / HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐÀO HỮU TUẤN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. HOÀNG VĂN CHỨC Phản biện 1: ....................................................................... Phản biện 2: ...................................................................... Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp ....., Nhà...... - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia. Số: 201- Đường Phan Bội Châu - Tp Huế - tỉnh Thừa Thiên Huế Thời gian: vào hồi giờ...ngày.....thángnăm 2017 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Các tổ chức phi chính phủ là một hiện tượng có tính toàn cầu đến mức mà ngày nay người ta đã nói tới một Cộng đồng phi chính phủ có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới. Trong quá trình phát triển xã hội, bên cạnh những nỗ lực của Chính phủ thì các tổ chức phi chính phủ đã góp phần không nhỏ vào quá trình cải thiện cuộc sống của những người nghèo, những người bị thiệt thòi trong xã hội, các nạn nhân bị thiên tai và chiến tranh, giúp các quốc gia, dân tộc tự phát triển một cách bền vững. Trong lịch sử nhân loại, đặc biệt là từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, các tổ chức phi chính phủ ngày càng nổi lên như một lực lượng quan trọng trong lĩnh vực cứu trợ nhân đạo và phát triển xã hội. Quảng Bình là một tỉnh sớm có nhiều hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN). Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có 45 tổ chức PCPNN đăng ký hoạt động, trong đó: có 43 tổ chức đã được cấp giấy phép theo Nghị định số 12/2012/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ, 02 tổ chức còn lại đang được Bộ Ngoại giao tiến hành cấp giấy phép. Trong đó, có 02 tổ chức có Văn phòng dự án tại Quảng Bình là tổ chức Mines Advisory Group và tổ chức Plan International. Trong năm 2016, Ủy ban nhân dân tỉnh đã đề nghị Ủy ban Công tác về các tổ chức PCPNN tiến hành các thủ tục cấp mới Giấy Đăng ký lập Văn phòng Đại diện cho tổ chức Australian Volunteers International (Australia), Giấy Đăng ký hoạt động cho tổ chức Aide à l’enfance du Viet-Nam (Hội Giúp đỡ trẻ em Việt Nam - Pháp), gia hạn Giấy Đăng ký lập Văn phòng Dự án tại Việt Nam cho tổ chức Save the Children International (Quốc tế), bổ sung tỉnh Quảng Bình vào địa bàn hoạt động của tổ chức Give2Asia (Mỹ), Oxfam Great Britain (Anh), Norwegian People’s Aid (Na Uy). Nhìn chung, các tổ chức PCPNN hoạt động trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đều có giấy phép hoạt động do Bộ Ngoại giao cấp, tôn trọng pháp luật của Việt Nam cũng như truyền thống văn hóa, phong tục tập quán của địa phương, hoạt động đúng với lĩnh vực đã đăng ký, phối hợp tốt với đối tác địa phương để thực hiện đầy đủ các thủ tục về phê duyệt, tiếp nhận dự án và thực hiện các chương trình, dự án theo các nội dung, kế hoạch đã được phê duyệt. Trong 10 năm gần đây (2007 - 2016), đã tiếp nhận nguồn viện trợ từ các tổ chức 2 quốc tế, tổ chức PCPNN với số tiền trên 30 triệu USD cho khoảng 300 dự án. Nguồn viện trợ này đã tập trung vào các lĩnh vực xã hội đang quan tâm, giải quyết được phần nào nhu cầu bức thiết cho nhân dân các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người. Với số lượng lớn các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đang hoạt động tại tỉnh Quảng Bình và hoạt động của các tổ chức này đa dạng trên nhiều lĩnh vực khác nhau, công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức này đòi hỏi được hoàn thiện và thống nhất toàn diện. Tuy nhiên về mặt lý luận cũng như thực tiễn còn tồn tại nhiều vấn đề cần nghiên cứu, hoàn thiện như thể chế quản lý nhà nước chưa đầy đủ, chưa thống nhất, đồng bộ, chưa phù hợp với thực tiễn công tác quản lý nhà nước về tổ chức PCPNN trên địa bàn tỉnh; tổ chức bộ máy quản lý các tổ chức PCPNN chưa được kiện toàn; nhân sự chưa đảm bảo tính chuyên môn nghiệp vụ; cơ chế quản lý chưa thống nhất từ trung ương đến địa phương Qua tìm hiểu một số tài liệu nghiên cứu về hiệu quả, vai trò, lĩnh vực hoạt động của các tổ chức PCPNN. Hiện tại, chưa có tài liệu nghiên cứu chính thức nào nghiên cứu về thực trạng hoạt động và công tác QLNN đối với hoạt động của các tổ chức PCPNN trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Chính vì vậy, việc cần phải nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động này, kết hợp với việc đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động các tổ chức PCPNN tại Quảng Bình hiện nay và từ đó đề ra biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Quảng Bình là rất cần thiết và mang tính thời sự. Từ những lý do trên, tác giả chọn “Quản lý Nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Bình” làm đề tài luận văn thạc sỹ, chuyên ngành Quản lý công. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Ở Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ được nhiều tác giả xếp vào phạm trù xã hội công dân (xã hội dân sự) gồm một dải rộng các tổ chức: Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội thuộc hệ thống chính trị; các tổ chức xã hội - nghề nghiệp; các hiệp hội kinh tế; các hợp tác xã; các tổ chức của các giới; các tổ chức từ thiện, nhân đạo, hữu nghị; các tổ chức phi chính phủ. Nhiều tác giả đã có những nghiên cứu xã hội dân sự về thể chế xã hội và vai trò của tổ chức này trong phát triển kinh tế xã hội như các tác giả Hoàng Chí 3 Bảo, Thang Văn Phúc, Nguyễn Viết Vượng, Phan Xuân Sơn, Nguyễn Cảnh Dinh, Đào Trí Úc... Trong các nghiên cứu xã hội dân sự, nổi bật là tác phẩm: “Xã hội dân sự ở Việt Nam: Di chuyển từ lợi nhuận sang chủ đạo” của tác giả Thân Thị Thiên Hương và Gita Sabharwal, tháng 7 năm 2005. Bài báo này trình bày một cách nhìn tổng quan về xã hội dân sự tại Việt Nam và bắt đầu bằng cách định nghĩa xã hội dân sự. Nhằm tìm hiểu vai trò, tính chất, loại hình hoạt động, lĩnh vực hoạt động, công tác quản lý nhà nước đối với các tổ chức PCPNN, tôi đã nghiên cứu một số tài liệu, báo cáo, công trình nghiên cứu về các tổ chức phi chính phủ ví dụ như: Giáo trình quản lý nhà nước đối với tổ chức phi chính phủ: Đào tạo Đại học hành chính, Nhà xuất bản Giáo dục - năm 2004 của tác giả Hoàng Văn Chức, Phạm Kiên Cường, Đinh Thị Minh Tuyết, Học viện Hành chính quốc gia.[41]; Đề tài “Nâng cao hiệu quả Quản lý Nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam”, luận văn thạc sĩ quản lý hành chính công, do học viên Nguyễn Thị Thanh Loan thuộc Học viện Hành chính - Chính trị Quốc gia, khóa học 1999-2002, thực hiện với sự hướng dẫn của TS. Thang Văn Phúc; “Quản lý Nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội”, luận án tiến sĩ quản lý hành chính công, do học viên Cấn Việt Anh thuộc Học viện Hành chính - Chính trị Quốc gia, khóa học 2005-2008 thực hiện;... Hiện tại chưa có đề tài nghiên cứu khoa học nào đánh giá hoạt động quản lý của nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, Tác giả mong muốn được tìm hiểu công tác quản lý nhà nước (QLNN) với các tổ chức PCPNN trên địa bàn tỉnh Quảng Bình nhằm đưa ra các khuyến nghị và đề xuất một số giải pháp tiếp tục hoàn thiện QLNN đối với các tổ chức này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài Đề tài nhằm mục đích nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước đối với TCPCP nước ngoài hoạt động tại Việt Nam; vận dụng trong nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước đối với các tổ chức PCPNN đang hoạt động tại tỉnh Quảng Bình; từ đó đề xuất các giải pháp để tiếp tục hoàn thiện quản lý 4 nhà nước đối với các tổ chức PCPNN trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài có những nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản như sau: - Tổng quan cơ sở khoa học quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. - Phân tích thực trạng quản lý Nhà nước đối với các tổ chức PCPNN trên địa bàn tỉnh Quảng Bình hiện nay. - Đề xuất những giải pháp để tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các tổ chức PCPNN trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: tỉnh Quảng Bình. - Về thời gian: từ năm 2012 đến năm 2016. (Quá trình tổng kết, đánh giá hoạt động của các tổ chức PCPNN trên địa bàn Quảng Bình được thực hiện 5 năm/lần: ...;2007 - 2011; 2012 - 2016; 2017 - 2021;...) - Về nội dung: đề tài chỉ tập trung vào nội dung QLNN đối với các tổ chức PCPNN được cấp phép hoặc có dự án đã được phê duyệt thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác-Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong quản lý nhà nước đối với TCPCP nước ngoài hoạt động tại Việt Nam thời kỳ mở cửa, hội nhập. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài, tác giả luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: - Phương pháp thu thập tài liệu; 5 - Phương pháp tổng hợp; - Phương pháp phân tích; - Phương pháp hệ thống hóa; - Phương pháp so sánh; - Phương pháp thống kê. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Đề tài nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn QLNN đối với các tổ chức CPCPNN; áp dụng vào QLNN đối với các tổ chức PCPNN trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đề tài nghiên cứu thực trạng hoạt động của các TCPCP nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. - Phân tích đánh giá thực trạng QLNN đối với các TCPCP nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Bình thời gian qua. - Phân tích định hướng và đề xuất giải pháp QLNN đối với TCPCP nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. - Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong học tập, nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo có nội dung liên quan và các bộ phận nghiệp vụ thực tiễn quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức phi chính phủ. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, mục lục, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được cấu trúc làm ba chương, cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước đối với hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Bình Chương 3: Phương hướng và giải pháp quản lý Nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. 6 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI 1.1. Những khái niệm liên quan đến đề tài 1.1.1. Quan niệm của Việt Nam về tổ chức phi chính phủ 1.1.1.1. Hội, Hiệp hội và Liên Hiệp hội 1.1.1.2. Đoàn thể nhân dân 1.1.1.3. Quỹ 1.1.1.4. Tổ chức phi chính phủ 1.1.2. Quan niệm của thế giới về tổ chức phi chính phủ 1.1.2.1. Quan niệm của thế giới về TCPCP 1.1.2.2. Phân loại TCPCP Các TCPCP nước ngoài đã vào Việt Nam từ nhiều thập kỷ qua, gắn liền với những giai đoạn lịch sử cụ thể của Việt Nam trong quan hệ quốc tế với nhiều hình thức hoạt động và phương thức viện trợ khác nhau như: + Hình thức hoạt động: + Phương thức viện trợ: 1.1.2.3. Nhiệm vụ, tính chất, hình thức hoạt động của TCPCP a. Nhiệm vụ Nhìn chung các tổ chức phi chính phủ đều quan tâm đến việc thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau: b. Tính chất Tổ chức phi chính phủ mang tính xã hội Tổ chức phi chính phủ mang tính tự nguyện: Tổ chức phi chính phủ mang tính nghề nghiệp, cộng đồng, giới và sở thích, nhân đạo Tổ chức phi chính phủ mang tính thời đại: Tổ chức phi chính phủ mang tính không vụ lợi: c. Hình thức hoạt động 1.1.3. Quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam 1.1.3.1. Khái niệm quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài 7 Quản lý nhà nước là sự tác động có chủ đích của nhà nước vào các quan hệ xã hội nhằm làm cho các quan hệ đó diễn ra theo chiều hướng tốt nhất cho sự phát triển đất nước và mỗi con người. Nói cách khác QLNN là việc thực thi quyền lực nhà nước nhằm tác động và điều chỉnh mọi quan hệ xã hội nhằm làm cho quốc gia phát triển ổn định và bền vững. QLNN là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và chứa đựng trong nó nhiều kỹ năng thuộc về quản lý. QLNN đối với hoạt động của các tổ chức PCPNN là một bộ phận trong tổng thể hoạt động quản lý của nhà nước đối với nền KT-XH của nước ta. Cụ thể hơn, đó là một bộ phận của QLNN trên lĩnh vực đối ngoại. Vì vậy, trước hết nó cũng mang những đặc điểm chung của hoạt động QLNN. Bên cạnh đó, quản lý nhà nước về công tác phi chính phủ nước ngoài cũng có những đặc điểm riêng của mình. 1.1.3.2. Nguyên tắc quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ Quản lý nhà nước đối với các TCPCP nói chung, quản lý nhà nước đối với TCPCPNN nói riêng, cần phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau: - Nguyên tắc Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ - Nguyên tắc tập trung dân chủ - Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương và vùng lãnh thổ - Nguyên tắc tăng cường pháp chế XHCN - Nguyên tắc công khai, minh bạch 1.1.3.3. Đặc điểm của quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài Có thể thấy quản lý nhà nước về hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài có một số đặc điểm chính như: - Tính lệ thuộc vào chính trị và hệ thống chính trị - Tính pháp quyền - Tính thống nhất và linh hoạt - Tính công khai, minh bạch 8 1.2. Sự cần thiết quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam 1.2.1. Vai trò của các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam Vai trò đóng góp của các tổ chức PCPNN trong quá trình phát triển KT-XH của Việt Nam ngày càng được khẳng định, Cụ thể như sau: Một là, tạo ra nguồn lực góp phần ổn định và phát triển xã hội. Hai là, giúp nâng cao nhận thức, năng lực cho người dân và các thành viên. Ba là, giúp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Bốn là, mở rộng quan hệ hợp tác, tham gia hội nhập khu vực và thế giới. 1.2.2. Thực hiện chức năng quản lý của nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài Quản lý nhà nước về hoạt động của các tổ chức PCPNN đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển KT-XH của đất nước, vai trò đó thể hiện ở các điểm sau: Quản lý nhà nước nhằm đảm bảo các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam Quản lý nhà nước để phát huy mặt tích cực của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài Quản lý nhà nước để hạn chế mặt tiêu cực của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài 1.2.3. Thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng thời kỳ mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế Thực tế cho thấy rằng, các nước muốn thoát khỏi nguy cơ bị biệt lập, tụt hậu, kém phát triển thì phải tích cực, chủ động tham gia vào qúa trình toàn cầu hoá, đồng thời phải có bản lĩnh cân nhắc một cách cẩn trọng các yếu tố bất lợi để vượt qua. Tóm lại, tổ chức PCPNN đang là lĩnh vực có những bước tiến nhanh, do đó càng cần có sự quan tâm, quản lý của nhà nước. QLNN sẽ tạo điều kiện thuận lợi hướng dẫn các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đi đúng hướng, phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam; tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của họ trong quá trình thực hiện những nhiệm vụ phát triển KT-XH của nước ta. Bên cạnh đó, hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam rất phức tạp và ẩn chứa những yếu tố có thể gây ra tác động tiêu cực đến 9 an ninh, chính trị, văn hóa, tư tưởng. Vì vậy, việc QLNN là điều tất yếu và ngày càng trở nên cần thiết đối với hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam hiện nay. Thông qua việc quản lý giúp Việt Nam khuyến khích phát huy những ưu điểm và kịp thời ngăn chặn nhắc nhở những sai phạm của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài. 1.3. Nội dung, chủ thể và đối tượng quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài 1.3.1. Nội dung quản lý 1.3.1.1. Xây dựng và ban hành chính sách pháp luật quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài 1.3.1.2. Tổ chức quản lý nhà nước đối với các hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam Việc tổ chức thực hiện QLNN đối với hoạt động của các tổ chức PCPNN ở nước ta trên phương diện lý luận phải tập trung vào một số hoạt động chính sau: Một là, QLNN về sự hiện diện và hoạt động của các tổ chức PCPNN Hai là, QLNN về các chương trình, dự án viện trợ của các tổ chức PCPNN và việc sử dụng nguồn viện trợ của các tổ chức PCPNN 1.3.1.3. QLNN đối với cán bộ, nhân viên làm việc cho các tổ chức phi chính phủ nước ngoài 1.3.1.4. Quản lý thông tin liên quan đến hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài 1.3.1.5. Giám sát, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài 1.3.1.6. Tổng kết và đánh giá quản lý nhà nước đối với tổ chức phi chính phủ nước ngoài 1.3.2. Chủ thể quản lý Cũng như đối với các lĩnh vực khác, chủ thể của hoạt động quản lý trên lĩnh vực này là nhà nước. Nhà nước, với hệ thống pháp luật và công cụ cưỡng chế, thay mặt nhân dân thực hiện công việc quản lý. Nói một cách cụ thể hơn, chủ thể của hoạt động này chính là các cơ quan nhà nước liên quan, với đội ngũ cán bộ có thẩm quyền pháp lý và được sử dụng thẩm quyền ấy trong quá trình quản lý, được trao quyền quản lý, hướng dẫn chỉ đạo khách thể quản lý. 10 1.3.3. Đối tượng quản lý Đối tượng của quản lý trên lĩnh vực này chính là tất cả những vấn đề liên quan đến hoạt động của các TCPCP nước ngoài tại Việt Nam, bao gồm rất nhiều hoạt động cụ thể khác nhau, từ việc xuất nhập cảnh của công dân nước ngoài là nhân viên của tổ chức, tuyển dụng lao động Việt Nam vào làm việc cho các TCPCP nước ngoài, cho đến việc xin giấy phép hoạt động, giấy phép mở văn phòng đại diện, văn phòng dự án, hay khảo sát thực địa, lập dự án, triển khai dự án, viện trợ tiền hàng Có thể tổng quát những hoạt động đa dạng này vào thành những nhóm đối tượng chính đặt dưới sự quản lý của nhà nước như sau: 1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài 1.4.1. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước 1.4.1.1. Quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại tỉnh Hà Tĩnh 1.4.1.2. Quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại tỉnh Quảng Trị 1.4.1.3. Quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại thành phố Đà nẵng 1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Quảng Bình Quảng Bình là tỉnh nghèo, kinh tế - xã hội kém phát triển. Những năm vừa qua, hoạt động viện trợ của các TCPCP nước ngoài ở Quảng Bình đã và đang đem lại hiệu quả thiết thực, đáp ứng nguyện vọng cụ thể của nhân dân địa phương về kinh tế, văn hoá, xã hội, đặc biệt là những vùng dân cư vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Hoạt động của các TCPCP nước ngoài cũng góp phần không nhỏ trong việc hỗ trợ chính quyền địa phương xoá đói, giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân trong địa bàn tỉnh. Từ việc tham khảo kinh nghiệm trong quản lý nhà nước đối với hoạt động của các TCPCP nước ngoài ở một số địa phương trong nước như trên, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho tỉnh Quảng Bình như sau: Tiểu kết Chương 1 11 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH 2.1. Khái quát về kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình có ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài 2.1.1. Đặc điểm địa lý, tự nhiên Quảng Bình là danh xưng thiêng liêng của một vùng đất có diện tích tự nhiên là 8.065 km2 nằm ở Miền Trung Việt Nam, nơi hội tụ giữa các yếu tố tự nhiên và văn hóa của cả hai miền Nam - Bắc, đã có bề dày truyền thống lịch sử - văn hóa lâu đời, kết tinh nhiều giá trị văn hóa vật chất và tinh thần độc đáo. Với vị trí địa lý cách Thủ đô Hà Nội khoảng 500 km về phía Nam và cách thành phố Hồ Chí Minh 1.200 km về phía Bắc. Phía Đông có bờ biển dài 116,04 km, phía Tây giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào với đường biên giới dài 201,87 km, có Cửa khẩu quốc tế Cha Lo, lại nằm trên hành lang kinh tế Đông Tây, Quảng Bình có vị trí địa chính trị, quân sự và kinh tế quan trọng của cả nước. 2.1.2. Về phát triển kinh tế Những năm qua, cùng với xu thế đổi mới và mở cửa của cả nước, công cuộc phát triển KT-XH của Quảng Bình đã đạt được những thành tựu đáng kể trên mọi lĩnh vực: quy mô nền kinh tế không ngừng được mở rộng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ, cơ sở hạ tầng được cải thiện đáng kể, các lĩnh vực văn hóa xã hội và đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân từng bước được nâng cao. Mặc dù vậy, Quảng Bình vẫn còn là một tỉnh còn gặp nhiều khó khăn do hậu quả chiến tranh để lại hết sức nặng nề và thường xuyên chịu tác động của các loại hình thiên tai, thảm họa. Cho đến nay, đời sống của một số bộ phận nhân dân nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp rất nhiều khó khăn. Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh năm 2016 chỉ đạt 28,72 triệu đồng, trong lúc đó thu nhập bình quân đầu người năm 2016 của cả nước ước đạt 48,6 triệu đồng, tương đương 2.215 USD. Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh chiếm 12,42% (theo tiêu chí mới). Về phát triển công nghiệp: Về nông nghiệp: Về dịch vụ du lịch: 12 2.1.3. Về dân cư, dân tộc, tôn giáo Qua những công trình nghiên cứu, thám sát, khai quật khảo cổ học của các học giả trong và ngoài nước cho chúng ta biết rằng con người đã có mặt ở vùng đất Quảng Bình khá sớm, vào thời kỳ đầu của cuộc Cách mạng đồ đá mới và sau đó tiếp tục sinh tồn qua các giai đoạn lịch sử kế tiếp. Đó là quá trình thích nghi, đấu tranh với thiên nhiên, xã hội để tồn tại và phát triển. 2.2. Hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Bình 2.2.1. Về số lượng Bảng 2.1. Một số TCPCP nước ngoài hoạt động có nguồn hỗ trợ lớn và thời gian dài trên địa bàn Quảng Bình ST T Tên Tổ chức Tiếng Anh Quốc tịch 1 International Center for Research in Agroforestry (ICRAF) Quốc tế 2 East Meets West Foundation (EMWF) Mỹ 3 Roots of peace (ROP) Mỹ 4 Mines Advisory Group (MAG) Anh 5 Plan International (PLAN) Quốc tế 6 Caritas Switzerland (CARITAS) Thụy Sỹ 7 Vision Care Hàn Quốc 8 Lotus Humanitarian Aid Foundation (LHAF) Mỹ 9 Golden West Humanitarian Foundation (GWHF) Mỹ 10 Catholic Relief Services-United States Conference of Catholic Bishops (CRS) Mỹ 11 Interchurch Organization for International Cooperation (ICCO) Quốc tế 12 Hội Chữ thập Đỏ Đức (GRC) Đức 13 Population Services International (PSI Việt Nam) Mỹ 14 Rencontres du Vietnam Pháp 13 ST T Tên Tổ chức Tiếng Anh Quốc tịch 15 The Forest Trust (TFT) Anh 16 Stiching Oxfam Novib (OXFAM NOVIB) Hà Lan Nguồn [Sở Ngoại vụ Quảng Bình - Năm 2016] 2.2.2. Về phạm vi và lĩnh vực hoạt động Trong thời gian qua, các tổ chức PCPNN đã chú trọng tài trợ cho tỉnh Quảng Bình với các lĩnh vực và địa bàn ưu tiên sau: - Các lĩnh vực ưu tiên: + Y tế: Xây dựng kết cấu hạ tầng y tế; Nước sạch và vệ sinh; Phòng chống dịch bệnh; Chăm sóc sức khỏe cộng đồng; Sức khỏe sinh sản; Dinh dưỡng. + Giáo dục - Đào tạo: Xây dựng kết cấu hạ tầng giáo dục; Tăng cường chất lượng giáo dục; Cấp học bổng; Đào tạo giáo viên; Giáo dục đặc biệt; Trao đổi giáo dục. + Giải quyết các vấn đề xã hội: Khắc phục hậu quả chiến tranh; HIV/AIDS; Dạy nghề và tạo việc làm; Người khuyết tật. + Phát triển KT-XH: Phát triển nông thôn tổng hợp; Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp; Phát triển ngành nghề truyền thống; Nghiên cứu giảm nghèo. + Tài nguyên - Môi trường: Biến đổi khí hậu; Bảo vệ môi trường; Bảo vệ động vật hoang dã. - Lĩnh vực khác: Viện trợ khẩn cấp; Viện trợ cá nhân; Phòng ngừa thảm họa. 2.2.3. Đánh giá hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Bình 2.2.3.1. Những kết quả đạt được Bảng 2.2. Tổng số vốn cam kết trong giai đoạn 2012 - 2016 ĐVT: USD Năm 2012 2013 2014 2015 2016 Số tiền 2.672.362 7.769.232 1.765.928 2.215.106 6.310.890 Nguồn: [Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Bình - Năm 2016] Theo đánh giá, nguồn vốn cam kết thực hiện các Dự án có sự thay đổi theo hàng năm với nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng 14 nguyên nhân quan trọng nhất là những tác động của thiên tai, thảm họa ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội cụ thể như: cơ sở hạ tầng nông thôn, điều kiện sinh kế của người dân, vệ sinh môi trường, năng lực phòng chống thiên tai của mỗi cộng đồng. Bảng 2.3. Tổng số vốn giải ngân trong giai đoạn 2012 - 2016 ĐVT: USD Năm 2012 2013 2014 2015 2016 Số tiền 2.200.034 4.387.324 4.104.163 4.211.928 3.137.775 Nguồn: [Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Bình - Năm 2016] 2.2.3.2. Những hạn chế Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động của các tổ chức PCPNN còn có những mặt khó khăn, hạn chế sau đây: 2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Bình 2.3.1. Tổ chức thực hiện và ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn Tỉnh Trên cơ sở nội dung Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài, trong đó quy định “Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về viện trợ phi chính phủ nước ngoài trên cơ sở công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp, gắn quyền hạn với trách nhiệm, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ và phát huy tính chủ động của các cấp, các cơ quan quản lý ngành, địa phương, tổ chức và các đơn vị thực hiện”[13, tr.3] và Quyết định số 06/2010/QĐ-UBND ngày 14 tháng 6 năm 2010 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình[29] về việc ban hành quy chế quản lý các hoạt động và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Bình theo bốn nguyên tắc cơ bản sau: “1. Công tác phi chính phủ nước ngoài là một bộ phận của công tác đối ngoại, do vậy cần đảm bảo sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, sự quản lý, điều hành thống nhất của UBND tỉnh, sự phối hợp đồng bộ giữa các sở, ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh, UBND các huyện, thành 15 phố, thị xã , đồng thời tranh thủ sự chỉ đạo, hỗ trợ, hướng dẫn của các cơ quan Trung ương. 2. Công tác vận động, quản lý các tổ chức phi chính phủ nước ngoài có tính chính trị, kinh tế và an ninh. Khi xử lý các công việc liên quan đến các tổ chức phi chính phủ nước ngoài cần xem xét, cân nhắc cả ba mặt này, trong đó nhất thiết phải đảm bảo yêu cầu chính trị, quốc phòng, an ninh. 3. Trong quá trình hoạt động, cần chủ động đề ra các định hướng để tranh thủ nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài trong sự gắn kết với các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và đối ngoại theo từng thời kỳ. 4. Đảm bảo nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo trong công tác quản lý hoạt động phi chính phủ nước ngoài.” [29]. Trên cơ sở đó, để quản lý sự hiện diện và hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Quảng Bình, nhiều hình thức quản lý khác nhau đã được áp dụng như: Một là, quản lý thông qua giấy phép hoạt động của tổ chức PCPNN. Hai là, quản lý thông qua giấy đăng ký hoạt động. Ba là, quản lý qua các đối tác Việt Nam. 2.3.2. Hoàn thiện tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực quản lý các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn Tỉnh 2.3.2.1. Tổ chức bộ máy 2.3.2.2. Quản lý nguồn nhân lực 2.3.3. Hoạt động vận động viện trợ và sử dụng nguồn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn Tỉnh Ngày 08/5/2014, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1139/QĐ-UBND về ban hành Chương trình xúc tiến vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2014 - 2018, với mục tiêu cụ thể: 2.3.4. Quản lý thông tin liên quan đến hoạt động của các tổ phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn Tỉnh Đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, quản lý thông tin cũng là một nội dung rất quan trọng trong thời điểm hiện nay bởi các lý do chính sau: 2.3.5. Tổng kết, giám sát, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Bình 16 Để có thể thực hiện tốt việc quản lý nhà nước về hoạt động của các tổ chức PPCPNN thì không thể bỏ qua quá trình kiểm tra, giám sát. Quá trình này đòi hỏi phải được thực hiện thường xuyên dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau, cụ thể như: 2.4. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Bình 2.4.1. Những khó khăn và thuận lợi trong quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Bình 2.4.1.1. Thuận lợi 2.4.1.2. Khó khăn 2.4.2. Kết quả đạt được Trong thời gian qua, với chức năng, nhiệm vụ được giao, Sở Ngoại vụ và Sở Kế hoạch - Đầu tư đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành những chủ trương, chính sách phù hợp, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động phi chính phủ nói chung và các dự án phi chính phủ nói riêng được tiến hành thuận lợi, đúng luật, đáp ứng được các yêu cầu hội nhập và nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Bên cạnh đó, công tác tăng cường vận động viện trợ nói chung và viện trợ PCPNN nói riêng đã được thể hiện trong nghị quyết, chương trình hành động của Tỉnh ủy, UBND tỉnh. Các sở, ban ngành và địa phương bước đầu đã xây dựng chỉ định đầu mối trong công tác phi chính phủ nước ngoài. Các dự án viện trợ phi chính phủ nước ngoài tại Quảng Bình triển khai thực hiện đúng mục đích, tiến độ và phát huy hiệu quả là tiền đề thuận lợi cho công tác tiếp tục vận động viện trợ. Một số huyện, thị xã đã quan tâm đến việc bố trí kinh phí đối ứng theo phân cấp cho một số các chương trình, dự án phi chính phủ nước ngoài, đặc biệt là các chương trình dài hạn, năng lực các chủ dự án, các địa phương được nâng cao là một lợi thế cho quá trình vận động. Một số địa phương đã lồng ghép các hoạt động phi chính phủ nước ngoài vào trong các hoạt động xoá đói - giảm nghèo, phát triển KT-XH của địa phương. Ngoài ra, thông tin liên quan đến các phi chính phủ nước ngoài (tư cách pháp nhân, lĩnh vực ưu tiên hoạt động, nguồn tài chính...) được Liên hiệp hữu nghị và Ban điều phối viện trợ nhân dân đáp ứng kịp thời khi địa phương có yêu cầu. 2.4.3. Hạn chế 17 Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, cũng cần phải thừa nhận quản lý nhà nước về hoạt động của các tổ chức PCPNN là một công việc mới mẻ, nhạy cảm và phức tạp do đó không tránh khỏi những khó khăn, hạn chế nhất định, chính là: - Về mặt thủ tục pháp lý. - Về việc thực hiện các quy định pháp lý. - QLNN về việc tiếp nhận và sử dụng nguồn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài cũng còn nhiều vấn đề bất cập như: - Công tác Quản lý về con người Trình độ, năng lực của lực lượng cán bộ làm công tác quản lý và quan hệ với các tổ chức PCPNN còn thiếu, yếu và còn nhiều hạn chế như: - Hạn chế về nhận thức. - Hạn chế về năng lực. - Hạn chế về tầm nhìn. 2.4.4. Nguyên nhân 2.4.3.1. Nguyên nhân của những kết quả đạt được Để có những kết quả đạt được trong QLNN về hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Quảng Bình trong thời gian qua, ta thấy có cả những yếu tố chủ quan lẫn khách quan. - Nguyên nhân chủ quan. - Nguyên nhân khách quan. 2.4.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế - Nguyên nhân chủ quan. - Nguyên nhân khách quan. Tiểu kết chương 2 18 Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH 3.1. Quan điểm của Đảng và phương hướng, mục tiêu quản lý tổ chức phi chính phủ nước ngoài 3.1.1. Dự báo xu hướng phát triển của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại tỉnh Quảng Bình Có thể thấy trong những năm tới số lượng các tổ chức PCPNN (cả cũ và mới) thực hiện các hoạt động từ thiện nhân đạo tại tỉnh Quảng Bình sẽ tiếp tục được duy trì và có thể gia tăng cả về quy mô và tính chất bởi vì ngoài việc thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi thiên tai tỉnh Quảng Bình là một trong những tỉnh chịu hậu quả chiến tranh nặng nề nhất, đại đa số bộ phận nhân dân có thu nhập thấp, đặc biệt có các huyện Minh Hóa và Tuyên Hóa có tỷ lệ dân số là người dân tộc thiểu số cao với trình độ học vấn và dân trí thấp lại có những phong tục tập quán lạc hậu và một số lượng lớn người khuyết tật bị ảnh hưởng bởi chiến tranh và chất độc màu da cam. 3.1.2. Quan điểm của Đảng Mọi phương hướng và giải pháp để tăng cường QLNN đối với hoạt động của các tổ chức PCP đều phải căn cứ vào đường lối và chủ trương của Đảng và nhà nước; quan điểm chỉ đạo của Đảng là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, bao quát toàn bộ quá trình quản lý. 3.1.3. Mục tiêu quản lý nhà nước đối với tổ chức phi chính phủ nước ngoài của tỉnh Quảng Bình Trên cơ sở những quan điểm chỉ đạo của Đảng, tại Quảng Bình, Thường trực Tỉnh ủy và lãnh đạo UBND tỉnh luôn xác định rõ hoạt động của các tổ chức PCPNN là tất yếu khách quan. Hoạt động của các tổ chức PCPNN đã có những đóng góp nhất định trong quá trình phát triển KTXH của tỉnh, tuy nhiên, đây cũng là lĩnh vực nhạy cảm, có thể bị lợi dụng để gây ảnh hưởng không tốt đến tình hình chính trị, công việc nội bộ, xâm hại an ninh và chủ quyền quốc gia. Đặc biệt khi tỉnh Quảng Bình là một địa bàn bao gồm nhiều dân tộc anh em sống với nhau ở miền núi, có chiều dài biên giới chung với nước bạn Lào nên công tác quản lý phải được chặt chẽ hơn. 19 3.2. Giải pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Bình 3.2.1. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý hoạt động các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Bình Cần tiếp tục nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung những quy định mới theo hướng đơn giản hơn, đầy đủ hơn và hiện đại hơn. Sao cho môi trường pháp lý này tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các tổ chức PCP trong quá trình triển khai các hoạt động viện trợ nhân đạo và phát triển, đưa nguồn viện trợ đến với người dân một cách nhanh chóng, kịp thời mà vẫn đảm bảo việc thực hiện đúng các quy định của pháp luật. 3.2.2. Hoàn thiện bộ máy quản lý và xây dựng cơ chế phối hợp quản lý tổ chức PCPNN hoạt động trên địa bàn tỉnh Quảng Bình Nội dung QLNN đối với hoạt động PCPNN có liên quan đến nhiều ngành, nhiều cơ quan, nhiều cấp chính quyền. Do đó, để hệ thống các cơ quan này hoạt động có hiệu quả giữa chúng cần xác lập mối quan hệ chặt chẽ, đúng đắn tạo thành một cơ chế đồng bộ trong QLNN đối với hoạt động của các tổ chức PCPNN. Tất cả những yêu cầu này muốn thực hiện được phải được luật hóa thành những nguyên tắc và quy định cụ thể. 3.2.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác quản lý hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Quảng Bình Nếu chỉ quan tâm đến việc hoàn thiện môi trường pháp lý, thể chế, tổ chức bộ máy mà bỏ qua yếu tố con người thì sẽ không thể đạt được kết quả mong muốn bởi con người luôn là trung tâm của mọi hoạt động. và sử dụng hiệu quả nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn Tỉnh Vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài phải phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội, chương trình xóa đói - giảm nghèo của tỉnh, phù hợp với quy hoạch và tình hình thực tế của từng ngành và địa phương; trên cơ sở các thế mạnh, lĩnh vực ưu tiên của các tổ chức phi chính phủ để kêu gọi tối đa số lượng, phát huy cao nhất hiệu quả nguồn vốn viện trợ. 20 3.2.5. Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về công tác phi chính phủ nước ngoài Hoạt động của các tổ chức PCPNN có liên quan đến nhiều cơ quan, nhiều ngành, nhiều cấp chính quyền. Do đó, nếu chỉ có sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh thì sẽ không đủ. Để QLNN đối với hoạt động của các tổ chức PCPNN đạt hiệu quả cao, đòi hỏi phải có sự nhận thức đúng và đủ của lãnh đạo các cơ quan, các ngành và các cấp. 3.2.6. Nâng cao hiệu quả hoạt động tổng kết, đánh giá Tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động và các chương trình dự án của các tổ chức PCPNN theo định kỳ là một việc hết sức cần thiết trong quá trình QLNN đối với hoạt động của các tổ chức PCPNN. Từ công tác tổng kết, đánh giá giúp chúng ta rút ra được những bài học kinh nghiệm cần thiết và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN. Do đó, trong thời gian tới cần tiếp tục tăng cường các hoạt động tổng kết, đánh giá thực tiễn ở nhiều mức độ và hình thức khác nhau. Tuy nhiên, khi tiến hành tổng kết đánh giá cần lưu ý: 3.2.7. Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động trên địa bàn tỉnh Quảng Bình Tương tự như nguồn tài trợ ODA, viện trợ của các tổ chức PCPNN mang ý nghĩa xã hội rất lớn cùng với nỗ lực của chính quyền đa số viện trợ của các tổ chức PCPNN trực tiếp đến đối tượng hưởng lợi vào tình cảm và trái tim người nhận, vì thế càng cần phải hạn chế những biểu hiện tiêu cực hoặc thất thoát. Trong thời gian qua, tại tỉnh tuy chưa nảy sinh nhiều biểu hiện tiêu cực, nhưng lác đác đây đó trong quá trình tiếp nhận và sử dụng nguồn viện trợ của các tổ chức PCPNN cũng đã có những dấu hiệu bất ổn, sử dụng nguồn tài trợ không đúng mục đích hoặc không đúng đối tượng. 3.3. Một số khuyến nghị 3.3.1. Đối với Trung ương Để công tác vận động, quản lý sử dụng viện trợ cũng như công tác quản lý các tổ chức và hoạt động của các tổ chức PCPNN trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đạt hiệu quả, xin đề xuất một số khuyến nghị đối với Trung ương như sau: Thứ nhất, trong tình hình thực tế hiện nay, các tổ chức PCPNN có sự liên kết chặt chẽ với các tổ chức hội, trung tâm 21 trong nước và thông qua các tổ chức này triển khai các chương trình, dự án xuống địa phương mà không cần sự xuất hiện của các tổ chức PCPNN. Thứ hai, đề nghị Ban Đối ngoại Trung ương tăng cường giám sát với họat động của Ủy ban công tác Phi chính phủ nước ngoài, để đảm bảo việc cấp, gia hạn Giấy đăng ký của của tổ chức PCPNN được cấp đúng thời hạn theo Nghị định 12/2012/NĐ-CP, tạo điều kiện cho các tổ chức PCPNN hoạt động theo quy định. Thứ ba, Chính phủ có quyết định cụ thể về việc giảm các loại thuế, nhất là thuế VAT và cho phép những nhân viên là người nuớc ngoài đang làm việc tại các văn phòng đại diện và văn phòng dự án của các TCPCPNN được mua hàng miễn thuế. Thứ tư, Chính phủ cần có văn bản hướng dẫn để tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan quản lý các TCPCPNN với các cơ quan quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho các TCPCPNN để thực hiện tốt hơn Nghị định 85/1998/NĐ-CP. 3.3.2. Đối với các Bộ, Ngành Cần chấn chỉnh việc thực hiện Nghị định số 93/2009 /NĐ- CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ nước ngoài về quản lý nguồn hàng viện trợ; các bộ, ngành liên quan cần có văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề phê duyệt nhận các khoản viện trợ phí dự án. 3.3.3. Đối với tỉnh Quảng Bình Hoạt động của các tổ chức PCPNN là một trong những phương thức hoạt động tập hợp sự tham gia của người dân, có nhiều tác động can thiệp vào khía cạnh kém phát triển của xã hội. Vì lẽ đó, QLNN đối với hoạt động của các tổ chức PCPNN là một quá trình nhạy cảm, tế nhị và phức tạp. Nếu không giữ vững mục tiêu và các nguyên tắc hoạt động thì rất dễ mắc phải những lúng túng, sai lầm thậm chí chệch hướng. Chính vì vậy, để công tác vận động nguồn viện trợ cũng như quản lý đối với hoạt động của các tổ chức PCPNN trên địa bàn được hiệu quả, trước hết cần phải tăng cường hơn nữa công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh. Tiểu kết Chương 3 22 KẾT LUẬN Trong những năm qua được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, nhiều chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ và các Bộ, Ngành Trung ương: Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ PCPNN; Thông tư số 07/2010/TT-BKH ngày 30/3/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 93/2009/NĐ-CP; Nghị định số 12/NĐ-CP ngày 01/3/2012 quy định về đăng ký hoạt động của các TCPCPNN tại Việt Nam; Thông tư số 05/2012/TT-BNG ngày 12/11/2012 hướng dẫn thi hành Nghị định số 12/2012/NĐ-CP ngày 01/3/2012 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các tỉnh, thành phố tại Việt Nam thuận lợi trong việc vận động, tiếp nhận, triển khai, quản lý nguồn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài cũng như quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn các tỉnh, thành phố cả nước. Đề tài “Quản lý Nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Bình” đã nghiên cứu và đạt được những kết quả sau: - Những cơ sở lý luận và thực tiễn QLNN đối với hoạt động của TCPCPNN, trong đó nhận thấy rõ sự cần thiết QLNN đối với các TCPCPNN tại Việt Nam; xác định rõ nội dung, chủ thể và đối tượng QLNN đối với hoạt động của các TCPCPNN; những kinh nghiệm quý về QLNN đối với hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Hà Tĩnh, Quảng Trị và thành phố Đà Nẵng, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm tại tỉnh Quảng Bình. - Phân tích, đánh giá một cách cụ thể thực trạng QLNN đối với hoạt động của TCPCPNN trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, đặc biệt tìm ra những nguyên nhân khách quan, chủ quan dẫn đến những tồn tại hạn chế. - Từ những nguyên nhân trên để xác định rõ 7 nhóm giải pháp và một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả QLNN đối với hoạt động của TCPCPNN trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. Công tác QLNN đối với hoạt động của các tổ chức PCPNN trên địa bàn Quảng Bình trong thời gian quan đã đạt được nhiều kết 23 quả đáng ghi nhận nhờ vào chủ trương, đường lối nhất quán của Đảng; những chính sách hợp lý của nhà nước và khuôn khổ pháp lý quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN khá cơ bản; cơ chế phối hợp QLNN tương đối đồng bộ; chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý ngày càng được nâng cao. Qua đó đã tranh thủ được sự ủng hộ, giúp đỡ của các tổ chức PCPNN góp phần vào sự nghiệp phát triển KT- XH của tỉnh. Tuy nhiên, là một trong những lĩnh vực khá mới mẻ, nhiều phức tạp và nhạy cảm nên quản lý nhà nước về hoạt động của các tổ chức PCPNN vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định. Mặc dù, trong thực tiễn phần lớn các tổ chức PCPNN có thiện chí, thực lòng muốn giúp đỡ người dân nhưng bên cạnh đó cũng có không ít tổ chức lợi dụng hoạt động của mình để thực hiện các mưu đồ gây ảnh hưởng không tốt đến tình hình an ninh, chính trị và lợi ích lâu dài của quốc gia, điều này cần phải sớm được khắc phục. Để nâng cao hiệu quả QLNN đối với hoạt động của các tổ chức PCPNN tỉnh Quảng Bình cần quan tâm thực hiện tốt hàng loạt các giải pháp như: Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN trên địa bàn tỉnh; Hoàn thiện bộ máy quản lý và xây dựng cơ chế phối hợp quản lý tổ chức PCPNN; Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Quảng Bình; Vận động viện trợ PCPNN phải phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội, chương trình xóa đói - giảm nghèo của tỉnh, phù hợp với quy hoạch và tình hình thực tế của từng ngành và địa phương; Chú trọng hơn nữa công tác thông tin và tuyên truyền của nhà nước đối với đội ngũ cán bộ làm việc trong các cơ quan nhà nước và cả người dân trong cộng đồng giúp người dân biết, hiểu được mặt tích cực của các tổ chức PCPNN để tranh thủ, tận dụng sự giúp đỡ; Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động trên địa bàn và nâng cao hiệu quả hoạt động tổng kết, đánh giá, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động và các chương trình dự án của các tổ chức PCPNN theo định kỳ. Do hiện nay, việc nghiên cứu về các tổ chức PCPNN và hoạt động của nó còn hết sức mới mẻ và khó khăn. Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu, đề tài này chỉ cố gắng đi sâu nghiên cứu, xem xét và phân tích các hoạt động quản lý nhà nước đối với các tổ chức PCPNN để đưa ra một số giải pháp, khuyến nghị chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả 24 QLNN đối với hoạt động của tổ chức PCPNN trên địa bàn tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự thống nhất quản lý của Nhà nước, sự quan tâm, phối hợp giữa các bộ, ngành, đơn vị và địa phương, với tâm huyết và trí lực của tất cả những người làm công tác PCP, tin rằng Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Bình nói riêng sẽ tiếp tục đạt được những thành tựu trên lĩnh vực này và sẽ thành công trong việc tìm ra các phương thức tiếp cận và những quy chế quản lý các tổ chức PCPNN phù hợp với những thay đổi của tình hình mới để đạt hiệu quả cao hơn, đóng góp tích cực hơn vào việc thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá mà Đảng và Nhà nước đã đề ra trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh"./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_cac_to_chuc_phi_ch.pdf
Luận văn liên quan