Sự hình thành và phát triển của trường đại học ngoài công lập là điều tất
yếu ở Việt Nam. Tuy nhiên, sự phát triển của các trường này đã gặp phải nhiều
trở ngại, một trong những trở ngại đó xuất phát từ những hạn chế, bất cập trong
công tác quản lý nhà nước đối với trường đại học ngoài công lập.
Với mong muốn làm rõ những hạn chế, bất cập hiện nay trong công tác
quản lý nhà nước đối với trường đại học ngoài công lập, luận văn đã tiến hành
nghiên cứu các vấn đề có liên quan, bao gồm:
Một là, tập trung làm rõ cơ sở khoa học và pháp lý của quản lý nhà nước
đối với trường đại học ngoài công lập, trong đó quan trọng nhất là làm rõ những
nội dung quản lý nhà nước đối với trường đại học ngoài công lập.
Hai là, trên cơ sở những căn cứ khoa học về công tác quản lý nhà nước đã
được làm rõ, luận văn tiến hành khảo sát thực trạng quản lý nhà nước đối với 12
trường đại học ngoài công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở thực
trạng quan sát và thu thập được, luận văn tập trung đánh giá, phân tích, bình
luận để chỉ ra những hạn chế hiện nay trong công tác quản lý nhà nước đối với
trường đại học ngoài công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Ba là, trên cơ sở mẫu nghiên cứu điển hình là Thành phố Hồ Chí Minh,
luận văn thực hiện việc nghiên cứu và khuyến nghị một số giải pháp trên cơ sở
định hướng của giáo dục Việt Nam nói chung và Bộ Giáo dục và Đào tạo nói
riêng cũng như phân tích xu thế toàn cầu hóa giáo dục cho công tác quản lý nhà
nước đối với trường đại học ngoài công lập nói chung ở Việt Nam.
Kết quả của luận văn chính là những khuyến nghị chính sách dưới góc độ
khoa học. Tuy nhiên, tác giả luận văn cũng nhận thức được rằng quản lý nhà
nước đối với trường đại học ngoài công lập là vấn đề rộng lớn và phức tạp, đ i
hỏi một quá trình nghiên cứu công phu, bài bản. Vì vậy, những khuyến nghị
chính sách của luận văn cần được tiếp tục nghiên cứu để làm rõ, ngoài ra các
khuyến nghị cũng cần được kiểm chứng về tính hợp lý và khả thi./.
26 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 626 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước đối với các trường đại học ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
../ ../..
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN MAI KHÁNH LINH
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI
CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60 34 04 03
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
Luận văn được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Hà Quang Thanh
Phản biện 1: PGS.TS. Trương Thị Hiền
Phản biện 2: TS. Phan Ánh Hè
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ,
Học viện Hành chính Quốc gia.
Địa điểm: phòng 210, Nhà A, Học viện Hành chính
Quốc gia cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh.
Số 10, đường 3/2, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh
Thời gian: vào hồi 13 giờ 30 ngày 9 tháng 8 năm 2017
Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Học viện Hành
chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa sau đại học, Học viện
Hành chính Quốc gia
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngay từ những năm cuối của thế kỷ XX, thế giới đã chứng kiến sự phát
triển vũ bão của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền
thông, nó đã đưa nhân loại bước vào thời kỳ quá độ của nền kinh tế tri thức và
nó cũng tạo ra làn sóng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế mạnh mẽ trên toàn thế
giới. Thành tựu cũng như thất bại của các dân tộc trong xu thế toàn cầu hóa và
hội nhập quốc tế của thế kỷ XX đã làm cho các nhà lãnh đạo quốc gia thực sự
thức tỉnh về vai trò của giáo dục đại học mà đặc biệt là giáo dục đại học ngoài
công lập trong công cuộc phát triển quốc gia.
các nước trên thế giới, trong hệ thống giáo dục và đào tạo từ lâu đã ra
đời, tồn tại và phát triển một hệ thống các trường đại học ngoài công lập, khu
vực này đã đóng góp to lớn vào quá trình phát triển của cả hệ thống giáo dục
quốc dân và trở thành một trong các nguồn cung cấp nhân lực có trình độ cao
cho nền kinh tế. Tại Việt Nam hệ thống các trường đại học ngoài công lập được
hình thành và phát triển từ những năm 1990 và đã có những đóng góp rất quan
trọng cho sự nghiệp phát triển giáo dục nước nhà. Thực hiện chủ trương xã hội
hóa sự nghiệp giáo dục của Đảng và Nhà nước, ngành giáo dục và đào tạo đã
sớm triển khai đa dạng hóa các loại hình trường đại học như bán công, dân lập,
tư thục ở các cấp học và trình độ đào tạo (gọi chung là trường đại học ngoài
công lập) nhằm đáp ứng nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài
cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo điều kiện và cơ hội
học tập và học tập suốt đời cho mọi người dân [18]. Các trường đại học ngoài
công lập cùng song song hoạt động với các trường đại học công lập và có nghĩa
vụ, quyền lợi bình đẳng như nhau.
Thành phố Hồ Chí Minh, với đặc điểm là trung tâm kinh tế của cả nước,
trong nhiều năm qua với sự ra đời, phát triển nhiều trường đại học ngoài công
lập. Có thể khẳng định, hệ thống trường này cùng với các trường đại học công
2
lập đã tham gia và đào tạo phần lớn nguồn nhân lực và đa dạng các ngành nghề
cho lao động của cả nước.
Bên cạnh những thành tựu nêu trên, có thể thấy các trường đại học ngoài
công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh còn nhiều hạn chế, như:
- Chưa hoàn toàn đáp ứng được những kỳ vọng của xã hội. Hệ thống các
trường đại học ngoài công lập chưa bắt kịp được sự phát triển của nền kinh tế,
nhất là trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
- Nhiều trường có quy mô nhỏ, lĩnh vực đào tạo hẹp (chủ yếu là các ngành
đào tạo về quản trị kinh doanh, tin học, ngoại ngữ), nhiều trường còn hoạt động
một cách tạm bợ với cơ sở vật chất - kỹ thuật nghèo nàn, đội ngũ giảng viên cơ
hữu mỏng dẫn đến chất lượng đào tạo chưa đạt chuẩn.
- Chất lượng đào tạo nhìn chung còn thấp, chưa theo kịp đ i hỏi phát triển
kinh tế xã hội của đất nước.
- Bộ máy quản lý yếu kém, thương mại hóa đào tạo, nhiều mâu thuẫn từ
chiến lược đến hoạt động đào tạo.
Những hạn chế nêu trên xuất phát bởi nhiều nguyên nhân, nhưng có thể
khẳng định nguyên nhân có ảnh hưởng trực tiếp và to lớn đến hệ quả trên đó là
cơ chế quản lý của nhà nước đối với các trường đại học ngoài công lập còn
nhiều bất hợp lý kéo dài, chưa tạo ra động lực đủ mạnh để phát huy năng lực
sáng tạo và sự tự chịu trách nhiệm của đội ngũ giảng viên, các nhà quản lý và
sinh viên để đổi mới mạnh mẽ, căn bản giáo dục đại học ngoài công lập nói
riêng và giáo dục đại học nói chung.
Hướng đến hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các trường đại học ngoài
công lập, chúng tôi chọn đề tài “Quản lý nhà nước đối với các trường đại học
ngoài công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh” làm nội dung nghiên cứu cho luận
văn bậc cao học của mình nhằm giải quyết các hạn chế nêu trên.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu và ấn phẩm khoa học sau đây:
- Nguyễn Thị Bình (2009), Bảo đảm sự phát triển ổn định hệ thống đại
học, cao đẳng ngoài công lập ở nước ta.
3
- Ben Wilkinson, Laura Chirot (2010), Nhìn xa hơn các trường đại học
đỉnh cao: Hướng tới cách tiếp cận hệ thống đối với cải cách giáo dục đại học ở
Việt Nam.
Đối với nhóm luận án tiến sĩ:
- Đặng Thị Minh (2014), Chính sách phát triển trường đại học tư thục ở
Việt Nam, Luận án tiến sĩ Quản lý hành chính công thực hiện tại Học viện Hành
Chính Quốc gia.
- Nguyễn Đăng Đào (2015), Đổi mới quản trị trong các trường đại học
ngoài công lập ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế thực
hiện tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Đối với nhóm luận văn thạc sĩ:
- Nguyễn Thị Lan Hương (2010), Quản lý nhà nước về giáo dục đại học từ
thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý hành
chính công được thực hiện tại Học viện Hành chính.
- Vũ Anh Sao (2013), Quản lý nhà nước về chất lượng trường đại học
ngoài công lập qua thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ
chuyên ngành Quản lý hành chính công.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn này là nghiên cứu cơ sở lý luận và pháp
lý của quản lý nhà nước đối với các trường đại học ngoài công lập, nhằm đề xuất
các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các trường đại học ngoài công
lập tại Thành phố Hồ Chí Minh.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận văn tập trung vào thực hiện những nhiệm
vụ sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và pháp lý của quản lý nhà nước đối với các
trường đại học ngoài công lập.
- Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với các trường đại học ngoài
công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh.
4
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các trường đại
học ngoài công lập.
4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn có đối tượng nghiên cứu là quản lý nhà nước đối với các trường
đại học ngoài công lập.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu quản lý nhà nước đối với các trường đại học ngoài công lập tại
Thành phố Hồ Chí Minh từ 2010 đến nay.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ
nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và pháp luật
của Nhà nước về Nhà nước và pháp luật làm cơ sở phương pháp luận.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết vài vấn đề cụ thể của luận văn, các phương pháp nghiên cứu
khoa học chuyên ngành đều được áp dụng, gồm:
- Phương pháp thu thập và hồi cố thông tin dữ liệu
- Phương pháp hệ thống
- Phương pháp tổng hợp, phân tích
- Phương pháp thống kê
6. Đóng góp mới của luận văn
Về lý luận: Luận văn hệ thống hóa cơ sở lý luận và pháp lý về quản lý nhà
nước đối với các trường đại học ngoài công lập, làm rõ nội hàm và đặc điểm của
trường đại học ngoài công lập, phân biệt trường đại học ngoài công lập vì lợi
nhuận và trường đại học ngoài công lập không vì lợi nhuận, làm rõ nội dung,
hình thức và phương pháp quản lý nhà nước đối với các trường đại học ngoài
công lập.
Về thực tiễn: Luận văn chỉ ra và phân tích những hạn chế, bất cập trong
quản lý nhà nước đối với các trường đại học ngoài công lập, đề xuất một số giải
5
pháp khắc phục những bất cập này nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác
quản lý nhà nước đối với các trường đại học ngoài công lập.
Bên cạnh đó, luận văn c n là nguồn tài liệu phục vụ cho công tác nghiên
cứu, giảng dạy về quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được
kết cấu thành 3 chương như sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận và pháp lý của quản lý nhà nước đối với các
trường đại học ngoài công lập.
Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với các trường đại học ngoài
công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3. Định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với
các trường đại học ngoài công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh.
6
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ
CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI
CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP
1.1. Những vấn đề chung về trƣờng đại học ngoài công lập
1.1.1. Khái niệm
Trong bối cảnh chưa có một định nghĩa thống nhất và chuẩn xác cho khái
niệm “trường đại học ngoài công lập”, chúng tôi xin tạm thời đưa ra cách hiểu
khái niệm “trường đại học ngoài công lập” được sử dụng trong luận văn này như
sau: Trường đại học ngoài công lập là những trường đại học thuộc các cơ sở
giáo dục đại học Việt Nam được tổ chức và hoạt động dưới loại hình trường đại
học tư thục, và các trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài thuộc các cơ sở
giáo dục đại học nước ngoài theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Luật Giáo dục
đại học năm 2012.
1.1.2. Đặc điểm của trường đại học ngoài công lập
Thứ nhất, không thuộc sở hữu của Nhà nước, thay vào đó, nó có thể thuộc
sở hữu của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân
hoặc cá nhân;
Thứ hai, không do Nhà nước đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất;
Thứ ba, kinh phí hoạt động của trường được đảm bảo từ những chủ sở hữu
của trường.
1.1.3. Phân loại trường đại học ngoài công lập
Theo quy định của pháp luật và thực tiễn quản lý, trường đại học ngoài
công lập được phân loại thành các loại hình trường, gồm: Trường đại học dân
lập, Trường đại học tư thục, Trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài.
Phân loại theo tiêu chí tài chính, thì ta có trường đại học ngoài công lập vì
lợi nhuận và trường đại học ngoài công lập không vì lợi nhuận.
1.1.4. Vai trò của trường đại học ngoài công lập
Khái quát một số vai trò của trường đại học ngoài công lập:
7
1.1.4.1. Thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước
đóng góp nguồn lực cho sự phát triển của giáo dục đại học
1.1.4.2. Mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục đại học cho những người dân có
nhu cầu
1.1.4.3. Thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục đại học
1.1.4.4. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và kiến tạo tri thức mới
1.2. Quản lý nhà nƣớc đối với trƣờng đại học ngoài công lập
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước đối với trường đại học ngoài công lập
Có thể hiểu: Quản lý nhà nước là hoạt động mang tính chất chấp hành và
điều hành của các cơ quan hành chính chính Nhà nước trên cơ sở và để thi hành
hiến pháp, luật, và các văn bản của các cơ quan Nhà nước cấp trên nhằm đáp
ứng các nhu cầu hợp pháp của công dân, duy trì sự ổn định và phát triển của xã
hội.
Trên cơ sở cách hiểu của khái niệm quản lý nhà nước, khái niệm trường đại
học ngoài công lập và các quy định của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học
năm 2012 có thể hiểu: Quản lý nhà nước đối với trường đại học ngoài công lập
là hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước và người có thẩm quyền trong
cơ quan hành chính Nhà nước, được thực hiện trên cơ sở và để thi hành pháp
luật trong lĩnh vực giáo dục đại học và các lĩnh vực khác có liên quan đến các
trường đại học ngoài công lập; đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững của
trường đại học ngoài công lập; bảo vệ quyền lợi của người học tại các trường
đại học ngoài công lập và lợi ích của xã hội; góp phần thực hiện mục tiêu chung
và từng mục tiêu cụ thể của giáo dục đại học theo quy định tại Điều 5 Luật Giáo
dục năm 2012.
1.2.2. Quy định pháp lý của quản lý nhà nước đối với trường đại học
ngoài công lập
Về mặt chính sách, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết 05/2005/NQ-
CP ngày 18/4/2005 về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn
hóa và thể dục thể thao. Tiếp theo là Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày
8
30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các
hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.
Sau đó, những thay đổi lớn nhất về chính sách có liên quan tới Luật Giáo dục
năm 2005 và Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 2/8/2006 của Chính phủ hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục, tại đây 2 loại hình trường đại học
bán công và dân lập bị xóa bỏ trên văn bản, chỉ còn một loại hình trường đại học
ngoài công lập duy nhất là trường đại học tư thục. Đây là những văn bản đặc
biệt quan trọng, có tác dụng định hướng phát triển cho giáo dục đại học ngoài
công lập ở nước ta từ năm 2005 trở lại đây. Quyền sở hữu của các cơ sở ngoài
công lập được xác định theo Bộ luật Dân sự.
Ngày 18/06/2012, Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
- khóa 13 thông qua Luật Giáo dục Đại học năm 2012. Sự ra đời của Luật tạo cơ
sở pháp lý vững chắc, thống nhất cho sự phát triển của giáo dục đại học, chuẩn
hóa các mục tiêu giáo dục Việt Nam đảm bảo sự hài hòa giữa trình độ giáo dục
thế giới với yêu cầu phát triển, đổi mới đất nước.
1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với trường đại học ngoài công lập
Theo quy định tại Điều 68 Luật Giáo dục đại học năm 2012 thì có tổng
cộng mười vấn đề thuộc về nội dung quản lý nhà nước đối với giáo dục đại học.
Dựa trên mười hai nội dung quản lý nhà nước đối với giáo dục đại học nêu trên,
căn cứ vào quy định của một số văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan đến
trường đại học ngoài công lập, đồng thời dựa trên đặc điểm của khách thể quản
lý là các trường đại học ngoài công lập, chúng tôi cho rằng quản lý nhà nước đối
với trường đại học ngoài công lập tập trung vào những nội dung chính sau đây:
Một là, xây dựng quy hoạch phát triển các trường đại học ngoài công lập.
Hai là, xây dựng chính sách phát triển các trường đại học ngoài công lập.
Ba là, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh tổ chức và hoạt
động của các trường đại học ngoài công lập.
Bốn là, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành đối
với các trường đại học ngoài công lập.
9
Năm là, thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục đại học đối với các
trường đại học ngoài công lập.
Sáu là, xử phạt vi phạm hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các
trường đại học ngoài công lập.
Bảy là, thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động của
các trường đại học ngoài công lập.
1.2.4. Chủ thể quản lý nhà nước đối với trường đại học ngoài công lập
Nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật vừa nêu trên cho thấy, hiện
nay có các cơ quan Nhà nước và người có thẩm quyền sau đây tham gia thực
hiện hoạt động quản lý nhà nước đối với các trường đại học ngoài công lập với
các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau. Cụ thể: Chính phủ, Bộ Giáo dục
và Đào tạo, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc đối với trƣờng đại học ngoài công
lập của một số quốc gia trên thế giới
1.3.1. Kinh nghiệm về mô hình quản lý cơ sở giáo dục đại học
Hiện nay trên thế giới có một số mô hình quản lý đáng chú ý sau: mô hình
của Mỹ; mô hình của Anh; mô hình của Đức.
1.3.2. Kinh nghiệm về chính sách đối với trường đại học ngoài công lập
1.3.3. Kinh nghiệm về việc kiểm định chất lượng giáo dục đại học
1.3.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam
Thứ nhất, nhằm mục tiêu tạo điều kiện, bảo đảm và thúc đẩy tính tự trị và
tự do học thuật của các trường đại học ngoài công lập, Nhà nước cần can thiệp ở
mức thấp nhất có thể vào quá trình tổ chức và hoạt động của các trường đại học
ngoài công lập.
Thứ hai, nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục đại học, Nhà nước
cần có cơ chế khuyến khích sự gia tăng và phát triển của các hình thức kiểm
định chất lượng giáo dục đại học.
Thứ ba, sự tham gia của khu vực tư nhân vào lĩnh vực giáo dục đại học là
điều tất yếu và Nhà nước cần có cơ chế khuyến khích đối với hoạt động này.
10
Tiểu kết Chƣơng 1
Trong Chương 1 luận văn đã:
Thứ nhất, đề cập và phân tích một cách khái quát những vấn đề chung liên
quan đến trường đại học ngoài công lập, bao gồm: Khái niệm trường đại học
ngoài công lập; Đặc điểm của trường đại học ngoài công lập; Phân loại trường
đại học ngoài công lập; Vai trò của trường đại học ngoài công lập. Qua những
phân tích này đã giúp phần nào làm rõ đối tượng quản lý của hoạt động quản lý
nhà nước đối với trường đại học ngoài công lập.
Thứ hai, đề cập và phân tích những vấn đề chung và những vấn đề mang
tính chuyên sâu trong hoạt động quản lý nhà nước đối với trường đại học ngoài
công lập, bao gồm: Khái niệm quản lý nhà nước đối với trường đại học ngoài
công lập; Quy định pháp lý của quản lý nhà nước đối với các trường đại học
ngoài công lập; Nội dung quản lý nhà nước đối với trường đại học ngoài công
lập; Chủ thể quản lý nhà nước đối với trường đại học ngoài công lập. Trong bốn
vấn đề được nêu và phân tích ở trên, thì Nội dung quản lý nhà nước đối với
trường đại học ngoài công lập được xác định là vấn đề trọng tâm, do đó, vấn đề
này được quan tâm phân tích đầy đủ và kỹ lưỡng hơn so với các vấn đề khác.
Việc này là quan trọng, vì đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động quản
lý nhà nước đối với các trường đại học ngoài công lập tại Thành phố Hồ Chí
Minh. Vì vậy, những nội dung trong mục 1.2.3 của luận văn là cơ sở trực tiếp để
tác giả đi vào Chương 2 của luận văn, bàn về thực trạng quản lý nhà nước đối
với các trường đại học ngoài công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Thứ ba, đề cập và phân tích một số kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với
trường đại học ngoài công lập trên thế giới nhằm cung cấp một số bài học kinh
nghiệm hữu ích cho Việt Nam.
11
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI
CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Khái quát về các trƣờng đại học ngoài công lập tại Thành phố Hồ
Chí Minh
Bảng 2.1. Các trường đại học ngoài công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh
Tên trƣờng Cơ sở vật chất
Giảng viên cơ hữu
(người)
Học phí
(triệu đồng)
Sinh viên
(người)
TS ThS CN
Đại học công
nghệ Sài Gòn
- Diện tích đất: 2,65 ha;
- Diện tích sàn xây dựng trực tiếp
phục vụ đào tạo: 28.000 m2;
- Diện tích giảng đường: 11.000 m2.
9 79 61 8 - 10/ học kỳ 5.200
Đại học công
nghệ
TP.HCM
- Diện tích đất: 6,94 ha;
- Diện tích sàn xây dựng trực tiếp
phục vụ đào tạo: 86.795 m2;
- Diện tích giảng đường: 53.362 m2;
- Diện tích thư viện: 2.168 m2;
- Diện tích xưởng thực hành: 10.325
m
2
;
- Diện tích ký túc xá: 0 m2.
125 416 182 20 - 22/ năm 15.409
Đại học dân
lập Văn Lang
- Diện tích đất: 6,16 ha;
- Diện tích sàn xây dựng trực tiếp
phục vụ đào tạo: 30.544 m2;
- Diện tích giảng đường: 19.448 m2;
- Diện tích thư viện: 803 m2;
- Diện tích xưởng thực hành: 10.293
m
2
;
45 219 180
8,5 - 13,5/ học
kỳ
4.972
Đại học Hoa
Sen
- Diện tích đất: 1,1002 ha;
- Diện tích sàn xây dựng trực tiếp
phục vụ đào tạo: 31.916 m2;
- Diện tích giảng đường: 17.873 m2;
- Diện tích thư viện: 995 m2;
- Diện tích nhà xưởng thực hành:
1.063 m
2
;
- Diện tích ký túc xá: 0 m2.
55 250 74 3,6 - 4,9/ tháng 8.343
Đại học Kinh
tế - Tài chính
- Diện tích đất: 5,693 ha;
- Diện tích sàn xây dựng trực tiếp
39 98 41 64/ năm 1.200
12
TP.HCM phục vụ đào tạo: 12.816 m2;
- Diện tích giảng đường: 4.434 m2;
- Diện tích thư viện: 565 m2;
- Diện tích nhà xưởng thực hành:
3.988 m
2
;
- Diện tích ký túc xá: 0 m2.
Đại học Ngoại
ngữ - Tin học
TP.HCM
- Diện tích đất: 3,8 ha;
- Diện tích sàn xây dựng trực tiếp
phục vụ đào tạo: 18.283 m2;
- Diện tích giảng đường: 15.970 m2;
- Diện tích thư viện: 436 m2;
- Diện tích xưởng thực hành: 0 m2;
- Diện tích ký túc xá: 0 m2.
57 272 88 1,7 - 1,9/ tháng 6.572
Đại học
Nguyễn Tất
Thành
- Diện tích đất: 7,3 ha;
- Diện tích sàn xây dựng trực tiếp
phục vụ đào tạo: 78.122 m2;
- Diện tích giảng đường: 46.117 m2;
- Diện tích thư viện: 4.000 m2;
- Diện tích xưởng thực hành: 13.806
m
2
;
- Diện tích ký túc xá: 5.112 m2.
80 480 518 25,5/ năm 18.878
Đại học Quốc
tế Hồng Bàng
- Diện tích đất: 6,5 ha;
- Diện tích sàn xây dựng trực tiếp
phục vụ đào tạo: 58.857 m2;
- Diện tích giảng đường: 40.492 m2;
- Diện tích thư viện: 1.762 m2;
- Diện tích xưởng thực hành: 37.320
m
2
;
- Diện tích ký túc xá: 2.850 m2.
63 148 226 8 - 10/ học kỳ 10.159
Đại học tư
thục công
nghệ thông tin
Gia Định
- Diện tích đất: 5,189 ha;
- Diện tích sàn xây dựng trực tiếp
phục vụ đào tạo: 5.765 m2;
- Diện tích giảng đường: 3.053 m2;
- Diện tích thư viện: 177,84 m2;
- Diện tích xưởng thực hành: 1.689
m
2
;
- Diện tích ký túc xá: 200 m2.
20 41 16 12/ năm 2.004
Đại học Văn
Hiến
- Diện tích đất: 5,3 ha;
- Diện tích sàn xây dựng trực tiếp
phục vụ đào tạo: 11.656 m2;
- Diện tích giảng đường: 3.541 m2;
- Diện tích thư viện: 193,3 m2;
32 71 19 9 - 10/ năm 2.568
13
- Diện tích xưởng thực hành: 183,18
m
2
;
- Diện tích ký túc xá: 0 m2.
Đại học FPT
- Diện tích đất: 60,58 ha;
- Diện tích sàn xây dựng trực tiếp
phục vụ đào tạo: 38.119 m2;
- Diện tích giảng đường: 30.274 m2;
- Diện tích thư viện: 2.000 m2;
- Diện tích xưởng thực hành: 5.845
m
2
;
- Diện tích ký túc xá: 26.621 m2.
37 160 103 18 - 23/ học kỳ 4.844
Đại học Hùng
Vương
- - - - 0 0
2.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với các trƣờng đại học ngoài công
lập tại Thành phố Hồ Chí Minh
2.2.1. Về xây dựng quy hoạch phát triển các trường đại học ngoài công
lập tại Thành phố Hồ Chí Minh
Xây dựng quy hoạch phát triển mạng lưới các trường đại học ngoài công
lập, như đã đề cập tức là xây dựng định hướng phát triển về số lượng, chất lượng
và sự phân bố trong một không gian và thời gian nhất định của các trường đại
học ngoài công lập. Theo tìm hiểu của chúng tôi, cho đến thời điểm hiện nay
(25/01/2017) ở Việt Nam không có bất cứ một quy hoạch riêng nào cho sự phát
triển của các trường đại học ngoài công lập trên tất cả các cấp độ (quốc gia,
vùng, tỉnh) được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành, và do đó, cũng
không có quy hoạch phát triển riêng của các trường đại học ngoài công lập tại
Thành phố Hồ Chí Minh.
2.2.2. Về xây dựng chính sách phát triển các trường đại học ngoài công
lập tại Thành phố Hồ Chí Minh
Theo tìm hiểu của chúng tôi, từ trước cho đến nay hầu hết các trường đại
học ngoài công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh không được hưởng chính sách
ưu đãi riêng nào so với các trường đại học ngoài công lập đóng tại các tỉnh,
Thành phố trực thuộc trung ương khác (ngoại trừ trường hợp Trường Đại học
Hoa Sen được Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh giao 1.500 m2 đất tại
đường Nguyễn Văn Tráng, Quận 1 và 9.600 m2 đất tại công viên phần mềm
14
Quang Trung, Quận 12 không thu tiền sử dụng đất). Điều này bắt nguồn từ
nhiều lý do khác nhau, nhưng nguyên nhân quan trọng nhất bắt nguồn từ thẩm
quyền quản lý nhà nước đối với các trường đại học ngoài công lập chủ yếu thuộc
về các cơ quan Nhà nước ở trung ương, thẩm quyền của chính quyền địa phương
(chủ yếu là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) trong lĩnh vực này tương đối hạn chế.
Như vậy, các trường đại học ngoài công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng
chịu chung sự tác động của các chính sách liên quan giống như các trường đại
học ngoài công lập khác trên phạm vi cả nước.
2.2.3. Về ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh tổ chức
và hoạt động của trường đại học ngoài công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh
Xuất phát từ thẩm quyền quản lý nhà nước đối với các trường đại học ngoài
công lập, trong đó có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm phạm pháp luật
mà các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh tổ chức và hoạt động của các
trường đại học ngoài công lập hầu hết là do các cơ quan Nhà nước, hoặc người
có thẩm quyền trong các cơ quan Nhà nước ở trung ương ban hành. Do đó, các
trường đại học ngoài công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng chỉ chịu sự điều
chỉnh đối với quá trình tổ chức và hoạt động của mình bởi các văn bản quy
phạm pháp luật áp dụng chung cho tất cả các trường đại học ngoài công lập trên
phạm vi cả nước, chứ không phải là các văn bản quy phạm pháp luật riêng của
Thành phố Hồ Chí Minh.
2.2.4. Về tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành
đối với trường đại học ngoài công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật có chất lượng là vấn đề quan trọng,
nhưng làm thế nào để các văn bản này có hiệu lực trên thực tế lại là vấn đề quan
trọng hơn, bởi nếu không các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành sẽ
không có ý nghĩa và giá trị gì. Việc tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm
pháp luật đã ban hành đối với các trường đại học ngoài công lập, do đó là một
vấn đề rất quan trọng, và là lý do phải tổ chức ra một hệ thống cơ quan Nhà
nước để quản lý các cơ sở giáo dục nói chung và các trường đại học ngoài công
lập nói riêng.
15
2.2.5. Về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục đại học đối với
các trường đại học ngoài công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh
Theo tìm hiểu của chúng tôi trong giai đoạn 2012 - 2016, Thanh tra Bộ
Giáo dục và Đào tạo chưa tiến hành cuộc thanh tra chuyên ngành nào trong lĩnh
vực giáo dục đại học đối với các trường đại học ngoài công lập tại Thành phố
Hồ Chí Minh.
2.2.6. Về xử phạt vi phạm hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối
với các trường đại học ngoài công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh
Về thực trạng xử phạt vi phạm hành chính: Theo khảo sát của chúng tôi,
trong giai đoạn 2012 - 2016 không một trường đại học ngoài công lập nào tại
Thành phố Hồ Chí Minh bị xử phạt vi phạm hành chính. Trên thực tế, việc xử
phạt vi phạm hành chính (nếu có) đối với các trường đại học chủ yếu liên quan
đến hành vi tuyển sinh vượt chỉ tiêu.
Về thực trạng giải quyết khiếu nại, tố cáo: Nếu không tính các khiếu nại, tố
cáo liên quan đến các vấn đề nội bộ của Trường Đại học Hùng Vương Thành
phố Hồ Chí Minh diễn ra trong năm 2010 và 2011 (dẫn đến cuộc thanh tra toàn
diện vào tháng 8/2011 của Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh đối với trường
này) thì trong giai đoạn 2012 – 2016 hầu như không có khiếu nại, tố cáo liên
quan đến các trường đại học ngoài công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh.
2.2.7. Về thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động
của các trường đại học ngoài công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh
Hiện nay rất khó khăn để có thể tiếp cận được các thông tin chính thống và
được kiểm chứng về các trường đại học ngoài công lập bởi các cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền. Hầu hết các thông tin mà chúng tôi có thể thu thập được
liên quan đến các trường đại học ngoài công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh đến
từ các trang mạng, trong đó chủ yếu là từ các website của các trường, chứ không
phải là website của Bộ Giáo dục và Đào tạo, và càng không phải là website của
Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, hay Sở Giáo dục và Đào tạo Thành
phố Hồ Chí Minh.
16
2.3. Đánh giá công tác quản lý nhà nƣớc đối với các trƣờng đại học
ngoài công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh
2.3.1. Ưu điểm
Thứ nhất, số lượng trường đại học ngoài công lập chiếm 25% trong tổng số
các trường đại học đóng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Rõ ràng tỷ lệ này là không
cao, nhưng là một tỷ lệ rất đáng kể nếu so với lịch sử phát triển của loại hình
trường đại học này. Ngoài ra, một số trường đại học ngoài công lập tại Thành
phố Hồ Chí Minh tuy có thời gian phát triển chưa lâu những đã khẳng định được
uy tín và chất lượng đào tạo của mình.
Thứ hai, không thể phủ nhận rằng ở thời điểm hiện tại các văn bản quy
phạm pháp luật đã tạo nên một hành lang pháp lý tương đối đầy đủ và đồng bộ
cho tổ chức và hoạt động của các trường đại học ngoài công lập. Đây là một ưu
điểm quan trọng góp phần vào sự ổn định và phát triển các trường đại học ngoài
công lập trong thời gian tới.
Thứ ba, việc Nhà nước cam kết và ban hành một số chính sách ưu đãi cho
sự hình thành và phát triển của các trường đại học ngoài công lập hoạt động theo
cơ chế phi lợi nhuận cũng là một ưu điểm của công tác quản lý nhà nước.
Thứ tư, cũng ở mức độ hạn chế và trên một khía cạnh nhỏ của công tác tổ
chức thực hiện pháp luật thì việc Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trên cơ sở
kết luận thanh tra của Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh đã ra quyết định đình
chỉ tuyển sinh từ năm 2012 cho đến nay đối với Trường Đại học Hùng Vương
Thành phố Hồ Chí Minh là một kết quả quan trọng và có ý nghĩa của công tác
này.
2.3.2. Những hạn chế
Thứ nhất, về công tác xây dựng quy hoạch phát triển trường đại học ngoài
công lập. Có thể nói đây là thất bại đầu tiên của các chủ thể quản lý nhà nước.
Thứ hai, về công tác xây dựng chính sách phát triển các trường đại học
ngoài công lập.
Thứ ba, về công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Thứ tư, về công tác tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật.
17
Thứ năm, về công tác thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục đại
học và xử phạt vi phạm hành chính đối với sai phạm của các trường đại học
ngoài công lập.
Thứ sáu, về công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động của các
trường đại học ngoài công lập.
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Một số nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong công tác quản lý nhà nước đối
với các trường đại học ngoài công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh có thể kể ra
như sau:
Thứ nhất, nếu như trước đây chỉ có một vài trường đại học, với ít vấn đề
quản lý phát sinh, thì nay đã có gần 500 trường đại học, cao đẳng trên khắp cả
nước với đủ các loại hình và phương thức đào tạo khác nhau thì rõ ràng việc Bộ
áp dụng cách thức quản lý cũ với việc Bộ đóng vai tr là “Ban Giám hiệu” của
các cơ sở giáo dục đại học là điều không hợp lý và không khả thi. Chính sự thiếu
nhất quán và một tầm nhìn hạn chế về mặt chính sách đã khiến cho các quy định
của pháp luật thường xuyên thay đổi và mâu thuẫn với nhau, dẫn đến sự phát
triển không ổn định của các trường đại học ngoài công lập.
Thứ hai, xuất phát từ tư duy ôm đồng mà hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào
tạo với tư cách là chủ thể quản lý chủ yếu đối với các trường đại học ngoài công
lập đang có quá nhiều nhiệm vụ phải giải quyết, trong khi năng lực của Bộ này
không tương xứng với số lượng và tính chất của nhiệm vụ.
Thứ ba, trình độ và kỹ thuật lập pháp của chúng ta về cơ bản còn kém.
Thứ tư, yếu tố lợi nhuận đang chi phối quá mạnh đối với các trường đại
học ngoài công lập.
18
Tiểu kết Chƣơng 2
Trong Chương 2 luận văn đã:
Thứ nhất, trình bày khái quát thực trạng tổ chức và hoạt động của các
trường đại học ngoài công lập có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả
cho thấy phần lớn các trường đều không đảm bảo các yêu cầu về cơ sở vật chất
và đội ngũ giảng viên so với quy định của pháp luật về tiêu chuẩn tối thiểu đối
với các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục đại học.
Thứ hai, trình bày khái quát thực trạng, nhưng có kết hợp phân tích sâu một
số vấn đề trong 7 vấn đề sau: Quy hoạch phát triển trường đại học ngoài công
lập; Chính sách phát triển trường đại học ngoài công lập; Văn bản quy phạm
pháp luật điểu chỉnh trường đại học ngoài công lập; Tổ chức thực hiện các văn
bản quy phạm pháp luật điều chỉnh trường đại học ngoài công lập; Thanh tra
chuyên ngành giáo dục đối với trường đại học ngoài công lập; Xử lý vi phạm
hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với trường đại học ngoài công lập;
Thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động của trường đại học ngoài công lập.
Thứ ba, trên cơ sở thực trạng 7 nhóm vấn đề được trình bày, luận văn nêu
các ưu điểm, hạn chế và phân tích nguyên nhân của các mặt hạn chế này để làm
cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp khắc phục các hạn chế, bất cập, qua đó
nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với các trường đại
học ngoài công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, tại cả nước nói chung.
19
CHƢƠNG 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC TRƢỜNG
ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.1. Định hƣớng quản lý nhà nƣớc đối với trƣờng đại học ngoài công lập
3.1.1. Định hƣớng phát triển giáo dục đại học Việt Nam
Định hướng phát triển của Việt Nam cho tới năm 2020, tập trung vào các
vấn đề cụ thể như sau:
Thứ nhất, quản lý nhà nước tập trung vào việc xây dựng và chỉ đạo thực
hiện chiến lược phát triển.
Thứ hai, quản lý nhà nước tập trung vào việc triển khai hệ thống bảo đảm
chất lượng và kiểm định giáo dục đại học.
Thứ ba, quản lý nhà nước tập trung vào việc hoàn thiện môi trường pháp lý
cho tổ chức và hoạt động của trường đại học ngoài công lập.
Thứ tư, quản lý nhà nước cần chú trọng công tác kiểm tra, thanh tra.
Thứ năm, quản lý nhà nước tập trung vào điều tiết vĩ mô cơ cấu và quy mô
giáo dục đại học, đáp ứng nhu cầu nhân lực của đất nước trong từng thời kỳ.
3.1.2. Chiến lƣợc phát triển giáo dục đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình hành động của ngành Giáo
dục với những nhiêm vụ trọng tâm trong giai đoạn 2016-2020 như sau[4]:
Thứ nhất, tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng
yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Thứ hai, thực hiện thống nhất đầu mối quản lý và hoàn thiện tổ chức bộ
máy quản lý nhà nước về giáo dục.
Thứ ba, triển khai thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; tiếp
tục thực hiện đổi mới giáo dục nghề nghiệp, đại học và một số nhiệm vụ của giai
đoạn 1 (2010-2016) với các điều chỉnh bổ sung; tập trung củng cố và nâng cao
chất lượng giáo dục; tiếp tục thực hiện đề án nâng cao chất lượng dạy và học
ngoại ngữ, tin học trong hệ thống giáo dục quốc dân.
20
Thứ tư, tiếp tục thực hiện đề án quy hoạch phát triển nhân lực của các bộ,
ngành, địa phương và đề án quy hoạch phát triển nhân lực ngành Giáo dục; tiếp
tục thực hiện Chương trình phát triển ngành sư phạm và các trường sư phạm từ
năm 2011 đến năm 2020; đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường
đại học, cao đẳng.
Thứ năm, tham mưu Chính phủ, Quốc hội xây dựng Luật Nhà giáo. Tiếp
tục thực hiện các chính sách ưu đãi về vật chất và tinh thần tạo động lực cho các
nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo và cán bộ
quản lý giáo dục. Đổi mới cách xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo lại,
chương trình bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo
dục. Đổi mới cách thức tuyển dụng, đánh giá, sử dụng và bổ nhiệm nhà giáo,
cán bộ giáo dục. Rà soát và đưa ra khỏi ngành hoặc bố trí công việc khác đối với
những người không đủ năng lực, phẩm chất.
Thứ sáu, thực hiện chế độ học phí mới nhằm đảm bảo sự chia sẻ hợp lý
giữa nhà nước, người học và xã hội.
Thứ bảy, xây dựng và triển khai các đề án, chương trình mục tiêu quốc gia,
nguồn vốn ODA để tăng cường cơ sở vật chất, phát triển giáo dục và đào tạo.
Thứ tám, phát triển mạng lưới cơ sở nghiên cứu khoa học giáo dục, tập
trung đầu tư nâng cao năng lực nghiên cứu trong trường sư phạm trọng điểm.
Thứ chín, xây dựng và thực hiện các chính sách nhằm đảm bảo bình đẳng
về cơ hội học tập; tiếp tục xây dựng xã hội học tập; hỗ trợ và ưu tiên phát triển
giáo dục và đào tạo nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó
khăn, các đối tượng chính sách xã hội, người nghèo.
3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với trƣờng đại học
ngoài công lập
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách quản lý đối với các
trƣờng đại học ngoài công lập
Thứ nhất, cần nghiên cứu để xây dựng và ban hành Luật về các cơ sở giáo
dục đại học ngoài công lập (hoặc cũng có thể gọi là Luật về các cơ sở giáo dục
đại học tư thục).
21
Thứ hai, trong khi chờ đợi một mô hình rõ ràng hơn cho các cơ sở giáo dục
đại học ngoài công lập hoạt động không vì lợi nhuận, và để phù hợp với thực
trạng Việt Nam, chúng tôi cho rằng Chính phủ cần sửa đổi điểm a khoản 1 Điều
6 Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013 quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học theo hướng.
Thứ ba, trong khi chờ đợi việc ban hành Luật về giáo dục đại học ngoài
công lập (hoặc đại học tư thục) nhằm tìm kiếm một giải pháp mang tính căn cơ
và lâu dài hơn, chúng tôi đề nghị các chủ thể quản lý nhà nước có thẩm quyền
xem xét để sửa đổi Điều 17 Luật Giáo dục đại học 2012 liên quan đến Hội đồng
quản trị của cơ sở giáo dục đại học tư thục.
Thứ tư, chủ thể quản lý nhà nước có thẩm quyền cần nghiên cứu để sửa
đổi, bổ sung hoặc ban hành thay thế Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày
07/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế thực hiện
công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân.
Thứ năm, theo chúng tôi các chủ thể quản lý nhà nước cần nghiên cứu để
ban hành có thể là một Nghị định của Chính phủ về trách nhiệm giải trình của
các cơ sở giáo dục đại học trường các bên có liên quan.
Thứ sáu, theo chúng tôi các chủ thể quản lý có thẩm quyền cần nghiên cứu
để sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Quyết định số 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày
01/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về tiêu chuẩn đánh
giá chất lượng giáo dục trường đại học.
3.2.2. Hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp
luật điều chỉnh tổ chức và hoạt động của trƣờng đại học ngoài công lập
Có thể nói vấn đề tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật là một
trong các khâu yếu nhất hiện nay trong công tác quản lý nhà nước đối với trường
đại học ngoài công lập. Để giải quyết vấn đề này theo chúng tôi cần một giải
pháp căn cơ thông qua việc chuyển đổi từ mô hình Nhà nước kiểm soát sang mô
hình Nhà nước giám sát mà chúng tôi đã đề cập đến. Việc chuyển đổi đó cần
một quá trình lâu dài và trong quá trình đó cũng cần áp dụng một số giải pháp
mang tính bổ trợ.
22
3.2.3. Tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra, giám sát trong việc chấp hành
pháp luật đối với các trƣờng đại học ngoài công lập
Về vấn đề thanh tra chuyên ngành và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
vực giáo dục đại học đối với trường đại học ngoài công lập, chúng tôi có một số
đề xuất sau đây:
Thứ nhất, sau khi thành lập Tổng cục giáo dục đại học (nếu đề xuất này
được chấp thuận) thì cần sửa đổi Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09/02/2012
của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra
chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành.
Thứ hai, về cơ bản pháp luật trong lĩnh vực thanh tra, kể cả thanh tra trong
lĩnh vực giáo dục đại học là tương đối đầy đủ, vấn đề chỉ là các cơ quan thanh
tra có tiến hành thanh tra hay không mà thôi.
Thứ ba, việc thanh tra, theo chúng tôi nên tập trung vào một số nội dung
chính sau đây: (i) Thanh tra việc thực hiện quy chế 3 công khai của các cơ sở
giáo dục đại học; (ii) Thanh tra các nội dung được quy định tại Thông tư số
24/2015/TT-BGDĐT quy định chuẩn quốc gia đối với cơ sở giáo dục đại học.
Thứ tư, trên cơ sở kết quả thanh tra, căn cứ vào những sai phạm được,
những người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp
luật tiến hành xử lý các trường hợp sai phạm nhằm khôi phục trật tự quản lý nhà
nước trong lĩnh vực giáo dục đại học, đồng thời răn đe và ngăn ngừa các sai
phạm mới có thể phát sinh tại các cơ sở giáo dục đại học.
3.2.4. Hoàn thiện quy trình quản lý chất lƣợng, hệ thống chuẩn mực
cho việc đánh giá, phát triển các trƣờng đại học ngoài công lập
Để xây dựng được các tiêu chuẩn kiểm định thiết thực và có hiệu quả
chúng ta cần nhận thức đúng về kiểm định, mục đích của kiểm định. Kiểm định
nên không chỉ được xem là một công cụ thể hiện trách nhiệm xã hội của các
trường mà còn là công cụ hữu hiệu cho việc nâng cao chất lượng đào tạo. Vì thế,
các tiêu chuẩn kiểm định cần phải bao gồm và cần phải nhấn mạnh đến những
yêu cầu về nâng cao chất lượng bên cạnh những yêu cầu liên quan đến trách
nhiệm xã hội.
23
Tiểu kết Chƣơng 3
Chương 3 của luận văn trên cơ sở những gì đã phân tích trong Chương 1 và
Chương 2 của luận văn đã:
Thứ nhất, trình bày và phân tích các định hướng của giáo dục Việt Nam và
của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với các trường đại học nói chung và các trường
đại học ngoài công lập nói riêng, đồng thời phân tích các xu thế toàn cầu hóa
giáo dục hiện nay. Các định hướng đều đồng thuận trong việc nhấn mạnh cần
phải đổi mới cơ chế quản lý nhà nước đối với các trường đại học ngoài công lập,
trong đó then chốt là việc chuyển đổi mô hình quản lý nhà nước từ kiểm soát
sang giám sát đối với hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập.
Thứ hai, trên cơ sở các định hướng đã trình bày và phân tích, luận văn
khuyến nghị một số giải pháp cụ thể cho từ nội dung quản lý nhà nước đối với
trường đại học ngoài công lập, gồm: Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách
quản lý đối với các trường đại học ngoài công lập, Hoàn thiện công tác tổ chức
thực hiện văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh tổ chức và hoạt động của
trường đại học ngoài công lập, Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát trong
việc chấp hành pháp luật đối với các trường đại học ngoài công lập, Hoàn thiện
quy trình quản lý chất lượng, hệ thống chuẩn mực cho việc đánh giá, phát triển
các trường đại học ngoài công lập.
24
KẾT LUẬN
Sự hình thành và phát triển của trường đại học ngoài công lập là điều tất
yếu ở Việt Nam. Tuy nhiên, sự phát triển của các trường này đã gặp phải nhiều
trở ngại, một trong những trở ngại đó xuất phát từ những hạn chế, bất cập trong
công tác quản lý nhà nước đối với trường đại học ngoài công lập.
Với mong muốn làm rõ những hạn chế, bất cập hiện nay trong công tác
quản lý nhà nước đối với trường đại học ngoài công lập, luận văn đã tiến hành
nghiên cứu các vấn đề có liên quan, bao gồm:
Một là, tập trung làm rõ cơ sở khoa học và pháp lý của quản lý nhà nước
đối với trường đại học ngoài công lập, trong đó quan trọng nhất là làm rõ những
nội dung quản lý nhà nước đối với trường đại học ngoài công lập.
Hai là, trên cơ sở những căn cứ khoa học về công tác quản lý nhà nước đã
được làm rõ, luận văn tiến hành khảo sát thực trạng quản lý nhà nước đối với 12
trường đại học ngoài công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở thực
trạng quan sát và thu thập được, luận văn tập trung đánh giá, phân tích, bình
luận để chỉ ra những hạn chế hiện nay trong công tác quản lý nhà nước đối với
trường đại học ngoài công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Ba là, trên cơ sở mẫu nghiên cứu điển hình là Thành phố Hồ Chí Minh,
luận văn thực hiện việc nghiên cứu và khuyến nghị một số giải pháp trên cơ sở
định hướng của giáo dục Việt Nam nói chung và Bộ Giáo dục và Đào tạo nói
riêng cũng như phân tích xu thế toàn cầu hóa giáo dục cho công tác quản lý nhà
nước đối với trường đại học ngoài công lập nói chung ở Việt Nam.
Kết quả của luận văn chính là những khuyến nghị chính sách dưới góc độ
khoa học. Tuy nhiên, tác giả luận văn cũng nhận thức được rằng quản lý nhà
nước đối với trường đại học ngoài công lập là vấn đề rộng lớn và phức tạp, đ i
hỏi một quá trình nghiên cứu công phu, bài bản. Vì vậy, những khuyến nghị
chính sách của luận văn cần được tiếp tục nghiên cứu để làm rõ, ngoài ra các
khuyến nghị cũng cần được kiểm chứng về tính hợp lý và khả thi./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_cac_truong_dai_hoc.pdf