Qua nghiên cứu đề tài luận văn "Quản lý nhà nước về đăng kiểm phương
tiện thủy nội địa tại Cục Đăng kiểm Việt Nam" có thể rút ra những kết luận
khoa học như sau:
Việt Nam là quốc gia có lợi thế rất lớn về hệ thống GTĐTNĐ. Trong thời
gian qua, các phương tiện GTĐTNĐ đã góp phần quan trọng vào sự phát triển
kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng. Vì vậy, cần thực hiện tốt việc
QLNN đối với các phương tiện GTĐTNĐ. Trong đó, QLNN về đăng kiểm
PTTNĐ là một nội dung không thể thiếu để bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ
môi trường.
Trong thời gian tới, để nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về đăng kiểm
PTTNĐ nói chung và của Cục ĐKVN nói riêng cần phải thực hiện đồng bộ
nhiều giải pháp, trong đó, tập trung vào các giải pháp chủ yếu sau:
Một là, hoàn thiện thể chế QLNN về đăng kiểm PTTNĐ.
Hai là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện pháp luật về đăng
kiểm PTTNĐ.
Ba là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm của Chính
phủ, Bộ GTVT và các cơ quan chức năng trong lĩnh vực đăng kiểm PTTNĐ.
Bốn là, kiện toàn tổ chức bộ máy, phân công, phân cấp giữa các đơn vị
thuộc Cục ĐKVN và cải cách thủ tục hành chính, phương thức tiến hành đăng
kiểm PTTNĐ.
Năm là, kiện toàn đội ngũ và nâng cao năng lực thực thi công vụ của đội
ngũ cán bộ, công chức, viên chức phục vụ QLNN về đăng kiểm PTTNĐ.
Sáu là, tăng cường sự phối hợp, trao đổi thông tin giữa Cục ĐKVN với các
cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện pháp luật về đăng kiểm PTTNĐ.
Bảy là, tăng cường đầu tư nghiên cứu khoa học, áp dụng công nghệ tin học
và tăng cường hợp tác quốc tế về đăng kiểm PTTNĐ.
26 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 585 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa tại cục đăng kiểm Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--------/--------
BỘ NỘI VỤ
-----/-----
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
PHẠM THỊ TRÀ MY
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
ĐĂNG KIỂM PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA
TẠI CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60 34 04 03
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC QUẢN LÝ CÔNG
HÀ NỘI – 2017
Luận văn được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS LƯƠNG THANH CƯỜNG
Phản biện 1:
TS. TRẦN THỊ DIỆU OANH
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
Phản biện 2:
GS. TS PHẠM HỒNG THÁI
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn,
Học viện Hành chính Quốc gia
Địa điểm: Phòng họp Khoa Nhà nước và Pháp luật
Học viện Hành chính Quốc gia
Số: 77, Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
Thời gian: vào hồi 14h ngày 11 tháng 07 năm 2017
Có thể tìm hiểu luận văn tại thư viện Học viện Hành chính Quốc gia
hoặc trên trang Web của Khoa Sau đại học,
Học viện Hành chính Quốc gia
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời gian qua, Cục ĐKVN đã thực hiện tốt chức năng QLNN trong
lĩnh vực đăng kiểm PTTNĐ. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại, bất cập trong
quá trình thực hiện do các yếu tố chủ quan cũng như các yếu tố khách quan, cần
phải được xem xét, nghiên cứu một cách rất khoa học nhằm tìm ra nguyên nhân
của những tồn tại cũng như các giải pháp thực hiện nhằm nâng cao hiệu lực,
hiệu quả của công tác quản lý. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài luận văn: "Quản
lý nhà nước về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa tại Cục Đăng kiểm Việt
Nam" là cần thiết và mang tính thời sự rất cao.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận văn
Đỗ Trung Dũng (2015) trong đề tài “Nghiên cứu các giải pháp nâng cao
hiệu quả quản lý nhà nước tại các cảng, bến thủy nội địa trên địa bàn quản lý
của Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực I”
Bùi Văn Minh, Lê Quốc Tiến (2016) trên bài “Thực trạng ngành hàng hải
và giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước chuyên
ngành hàng hải” (trên tạp chí Khoa học Hàng hải)
Đã có những tiếp cận và nghiên cứu chung về QLNN của ngành GTVT
nói chung hoặc về QLNN trong một số lĩnh vực cụ thể của ngành giao thông
nhưng chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện, về mặt
lý luận cũng như các khía cạnh thực tiễn hoạt động QLNN về đăng kiểm
PTTNĐ tại Cục ĐKVN.
3. Mục tiêu của luận văn
- Phân tích và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về QLNN về đăng
kiểm PTTNĐ tại Cục ĐKVN: Đưa ra được khái niệm, định nghĩa, đặc điểm, vai
trò và nội dung, thẩm quyền QLNN về đăng kiểm PTTNĐ; thẩm quyền của
Cục ĐKVN trong QLNN về đăng kiểm PTTNĐ.
2
- Phân tích, đánh giá đúng đắn thực trạng QLNN về đăng kiểm PTTNĐ tại
Cục ĐKVN thời gian qua: chỉ rõ những kết quả đạt được, những hạn chế, bất
cập và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập.
- Đề xuất phương hướng, giải pháp, kiến nghị cụ thể nhằm nâng cao hiệu lực,
hiệu quả QLNN về đăng kiểm PTTNĐ tại Cục ĐKVN.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Đề tài
Luận văn nghiên cứu thẩm quyền, nội dung, phạm vi, phương thức thực hiện
chức năng QLNN về đăng kiểm PTTNĐ tại Cục ĐKVN trong khoảng thời gian
thực hiện Luật Giao thông đường thuỷ nội địa năm 2004, đặc biệt là tập trung vào
giai đoạn từ năm 2015 đến nay – giai đoạn thực hiện Thông tư số 48/2015/TT-
BGTVT ngày 22/9/2015 của Bộ GTVT quy định về đăng kiểm PTTNĐ và
Thông tư số 49/2015/TT-BGTVT ngày 22/9/2015 của Bộ GTVT quy định về
tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của lãnh đạo, đăng kiểm viên và nhân viên
nghiệp vụ của đơn vị đăng kiểm phương tiện thủy nội.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận nghiên cứu luận văn là phép duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp nhằm bảo đảm những nội dung được
nghiên cứu vừa có tính hệ thống, khái quát, vừa có tính chuyên sâu về từng vấn
đề được đề cập.
- Phương pháp so sánh, phương pháp lịch sử để nghiên cứu QLNN về đăng
kiểm PTTNĐ tại Cục ĐKVN trong sự phát triển có tính lịch sử và so sánh đặc
điểm, tính chất của nó giữa các giai đoạn lịch sử với nhau. Đồng thời, học viên
còn so sánh QLNN về đăng kiểm PTTNĐ với các lĩnh vực QLNN khác, từ đó
chỉ ra những điểm đặc thù cần phải quan tâm để nâng cao chất lượng hoạt động
này.
- Phương pháp thống kê được để xử lý những số liệu thực tiễn, đặc biệt là
thực hiện QLNN về đăng kiểm PTTNĐ tại Cục ĐKVN. Qua các số liệu thực
tiễn, nhất là các số liệu tổng hợp trong các báo cáo trong thời gian qua, học viên
3
xây dựng hệ thống các bảng biểu, đồ thị để khái quát những kết quả đạt được,
những tồn tại, hạn chế trong lĩnh vực này.
6. Đóng góp mới của Luận văn
Luận văn là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu có chuyên sâu và có
hệ thống hoạt động QLNN về đăng kiểm PTTNĐ, đặc biệt là tổng kết được
thực tiễn lĩnh vực này và đưa ra những giải pháp, kiến nghị phục vụ cho hoạt
động thực tiễn của Cục ĐKVN.
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Luận văn được kết
cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản của quản lý nhà nước về đăng
kiểm phương tiện thủy nội địa
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về đăng kiểm phương tiện thủy
nội địa tại Cục Đăng kiểm Việt Nam
Chương 3: Định hướng, giải pháp bảo đảm quản lý nhà nước về đăng
kiểm phương tiện thủy nội địa tại Cục Đăng kiểm Việt Nam
4
CHƯƠNG 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
ĐĂNG KIỂM PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA
1.1. Phương tiện thuỷ nội địa và đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa
1.1.1. Khái niệm phương tiện thuỷ nội địa
Theo luật giao thông đường thủy nội địa đã quy định: Phương tiện thuỷ
nội địa là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác, có động cơ hoặc không có
động cơ, chuyên hoạt động trên đường thuỷ nội địa.[70]
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa
Từ thực tiễn hoạt động nghiệp vụ đăng kiểm, có thể quan niệm: Đăng kiểm
phương tiện thuỷ nội địa là việc kiểm tra và xác nhận tiêu chuẩn an toàn kỹ
thuật và bảo vệ môi trường nhằm bảo đảm an toàn trong quá trình vận hành
cho các phương tiện thuỷ nội địa.
Hoạt động đăng kiểm PTTNĐ có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, hoạt động đăng kiểm PTTNĐ do cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền thực hiện theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục và nội dung được pháp luật
quy định. Hoạt động đăng kiểm PTTNĐ là một nội dung của QLNN về
PTTNĐ, nằm trong nội dung QLNN về GTĐTNĐ.
Thứ hai, nội dung đăng kiểm PTTNĐ gồm nhiều hoạt động cụ thể, gắn liền
với việc so sánh, đối chiếu với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và môi
trường đã được quy định với thực tế.
Thứ ba, đăng kiểm bao gồm nhiều hoạt động khác nhau và gắn liền với
toàn bộ quá trình tồn tại và vận hành của PTTNĐ.
Thứ tư, hoạt động đăng kiểm PTTNĐ gắn liền với việc kiểm tra phương
tiện với nhiều hình thức khác nhau như: kiểm tra lần đầu, kiểm tra theo chu kỳ
và kiểm tra bất thường.
5
1.2. Cấu thành quản lý nhà nước về đăng kiểm phương tiện thuỷ nội
địa
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò quản lý nhà nước về đăng kiểm
phương tiện thuỷ nội địa
Có thể quan niệm: Quản lý nhà nuớc về đăng kiểm phương tiện thuỷ nội
địa là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền hành pháp đối với
quá trình đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa nhằm bảo đảm an toàn trong
quá trình vận hành cho các phương tiện thuỷ nội địa.
Với quan niệm như trên, QLNN về đăng kiểm PTTNĐ có những đặc điểm
sau:
Thứ nhất, QLNN về đăng kiểm PTTNĐ là hoạt động thực thi quyền hành
pháp trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa .
Thứ hai, QLNN về đăng kiểm PTTNĐ chỉ được tiến hành bởi những chủ
thể có quyền năng hành pháp, được tổ chức thành hệ thống chặt chẽ.
Thứ ba, QLNN về đăng kiểm PTTNĐ có tính chấp hành và điều hành
Thứ tư, QLNN về đăng kiểm PTTNĐ là hoạt động mang tính liên tục
Với điều kiện hiện nay và nhu cầu hoạt động giao thông, vận tải trong phát
triển kinh tế xã hội thì hoạt động QLNN về đăng kiểm PTTNĐ có vai trò đặc
biệt quan trọng. Vai trò đó được thể hiện trên các phương diện sau:
Thứ nhất, QLNN về đăng kiểm PTTNĐ góp phần trực tiếp vào quá trình
thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về lĩnh
vực giao thông nói chung và GTĐTNĐ nói riêng.
Thứ hai, QLNN về đăng kiểm PTTNĐ là điều kiện đầu tiên góp phần bảo
đảm an toàn trong quá trình vận hành cho các PTTNĐ, góp phần thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - xã hội.
1.2.2. Chủ thể quản lý nhà nước về đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa
1.2.2.1. Chính phủ
6
Thẩm quyền QLNN về đăng kiểm PTTNĐ của Chính phủ nằm trong
QLNN về lĩnh vực GTĐTNĐ, được quy định tại Điều 99 Luật GTĐTNĐ:
Chính phủ thống nhất QLNN về giao thông đường thuỷ nội địa.
1.2.2.2. Bộ Giao thông – Vận Tải
Thẩm quyền QLNN về đăng kiểm PTTNĐ của Bộ GTVT nằm trong
QLNN về lĩnh vực GTĐTNĐ, được quy định tại Điều 99 Luật GTĐTNĐ: Bộ
GTVT chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện QLNN về giao thông đường
thuỷ nội địa.
1.2.2.3. Cục Đăng kiểm Việt Nam
Theo Thông tư số 862/QĐ-BGTVT ngày 05/04/2013 của Bộ trưởng Bộ
GTVT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục
ĐKVN, Cục ĐKVN là tổ chức trực thuộc Bộ GTVT, thực hiện chức năng
QLNN về đăng kiểm đối với phương tiện giao thông và phương tiện, thiết bị
xếp dỡ, thi công chuyên dùng, container, nồi hơi và bình chịu áp lực sử dụng
trong GTVT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải trong phạm vi
cả nước; tổ chức thực hiện công tác đăng kiểm chất lượng an toàn kỹ thuật các
loại phương tiện, thiết bị GTVT và phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác, vận
chuyển dầu khí trên biển theo quy định của pháp luật.
1.2.2.4. Chi cục, Chi nhánh, Trung tâm Đăng kiểm thuộc Cục Đăng kiểm
Việt Nam và tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Các chi cục, Chi nhánh, Trung tâm Đăng kiểm tại một số tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương là các tổ chức trực thuộc Cục ĐKVN có thẩm quyền
trực tiếp thực hiện công tác đăng kiểm PTTNĐ theo quy định tại Thông tư số
862/QĐ-BGTVT ngày 05/04/2013 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục ĐKVN.
1.2.2.5. Thanh tra giao thông đường thuỷ nội địa
Thanh tra giao thông đường thuỷ nội địa là thanh tra chuyên ngành, có nhiệm vụ
thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn kỹ thuật và
quản lý đối với kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa, vận tải đường thuỷ nội
7
địa, phương tiện, thuyền viên và người lái phương tiện. Tổ chức và hoạt động của
thanh tra giao thông đường thuỷ nội địa theo quy định của pháp luật về thanh tra.
1.2.2.6. Sở Giao thông vận tải
Trách nhiệm chủ yếu trong QLNN về đăng kiểm PTTNĐ thuộc về ngành
GTVT. Ở địa phương, Sở GTVT có vai trò quan trọng trong QLNN về GTVT
nói chung, trong đó có quản lý về GTĐTNĐ. Sở GTVT là cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh thực hiện chức năng QLNN về các lĩnh vực: giao thông (cầu,
đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt đô thị); vận tải; kết cấu hạ tầng khác
có liên quan đến GTVT (cấp thoát nước, công viên cây xanh, chiếu sáng công
cộng và bãi đỗ xe đô thị, kè bảo vệ bờ trên các tuyến đường thủy nội địa, tuyến
hàng hải); an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh và thực hiện một số nhiệm vụ,
quyền hạn khác theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và theo quy
định của pháp luật. Trong thực hiện nhiệm vụ được giao, Sở GTVT có trách
nhiệm tổ chức thực hiện việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ
môi trường đối với phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy nội địa theo
quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ GTVT.
1.2.2.7. Ủy ban nhân dân các cấp
Ủy ban nhân dân các cấp có vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm pháp
luật về GTĐTNĐ được thi hành, trong đó có các quy định về đăng kiểm
PTTNĐ. Ví dụ, trong lĩnh vực GTĐTNĐ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách
nhiệm tổ chức, chỉ đạo các sở, ban, ngành trực thuộc và Uỷ ban nhân dân cấp
huyện, Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện các biện pháp bảo vệ kết cấu hạ tầng
giao thông đường thuỷ nội địa, chống lấn, chiếm hành lang bảo vệ luồng, bảo
đảm trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa và chịu trách nhiệm về trật
tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa tại địa phương; tổ chức cứu nạn, giải
quyết hậu quả các vụ tai nạn trên đường thuỷ nội địa trong phạm vi địa phương;
xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển GTVT đường thủy nội địa
của địa phương; tổ chức thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
8
luật về giao thông đường thuỷ nội địa; kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về giao
thông đường thuỷ nội địa theo thẩm quyền; áp dụng các biện pháp thiết lập trật
tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa tại địa phương.
1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa
1.2.3.1. Ban hành chính sách, pháp luật về đăng kiểm phương tiện thuỷ nội
địa.
Các quy định của pháp luật về QLNN về đăng kiểm PTTNĐ nằm trong hệ
thống các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban
hành. Trong lĩnh vực này, các quy định pháp luật chủ yếu nằm trong Luật
GTĐTNĐ, các Nghị định của Chính phủ và Thông tư của Bộ trưởng Bộ GTVT.
1.2.3.2. Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về đăng kiểm phương tiện
thuỷ nội địa
Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về đăng kiểm PTTNĐ hiểu là hoạt
động triển khai thực hiện các chính sách quy định pháp luật áp dụng vào thực
tiễn, bao gồm cả công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành việc tổ chức thực hiện
chính sách, pháp luật.
1.2.3.3. Thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong việc đăng
kiểm phương tiện thuỷ nội địa
Thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm là nội dung trong QLNN về
đăng kiểm PTTNĐ với mục đích nhằm kịp thời phòng ngừa, phát hiện và xử lý
các hành vi vi phạm trong thực hiện pháp luật về đăng kiểm PTTNĐ. Thẩm
quyền thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong việc đăng kiểm
PTTNĐ được trao cho nhiều cơ quan khác nhau theo sự phân cấp quản lý.
Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát việc đăng kiểm PTTNĐ là những
kênh thông tin quan trọng để phát hiện vi phạm pháp luật về đăng kiểm PTTNĐ
từ đó có hình thức xử lý kịp thời.
1.2.3.4. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đăng kiểm phương tiện thuỷ
nội địa
9
Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đăng kiểm PTTNĐ là một trong
những biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức và toàn xã
hội về thực hiện pháp luật về đăng kiểm PTTNĐ góp phần thực hiện pháp luật
về GTĐTNĐ nói chung.
1.2.3.5. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa
Đăng kiểm PTTNĐ liên quan đến các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật. Vì
vậy, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đăng kiểm PTTNĐ là nội dung đảm bảo
nâng cao hiệu quả QLNN về đăng kiểm PTTNĐ. Hoạt động hợp tác quốc tế về
đăng kiểm PTTNĐ đòi hỏi phải đặt dưới sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của lãnh
đạo Bộ GTVT. Hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đăng kiểm PTTNĐ
gồm nhiều nội dung, bao gồm hợp tác song phương và đa phương thông qua
các hoạt động ký kết các thỏa thuận quốc tế, công tác đào tạo, bồi dưỡng,
nghiên cứu trao đổi kinh nghiệp trong lĩnh vực đăng kiểm PTTNĐ.
1.3. Những yếu tố tác động đến quản lý nhà nuớc về đăng kiểm
phương tiện thuỷ nội địa.
1.3.1. Mức độ hoàn thiện của chính sách, pháp luật về quản lý nhà nước
trong lĩnh vực giao thông đường thuỷ nội địa
1.3.2. Năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức, viên chức của
Cục Đăng kiểm Việt Nam
1.3.3. Sự phát triển của khoa học công nghệ trong quy mô quản lý giao
thông đường thuỷ nội địa
1.3.4. Sự phối hợp giữa Cục Đăng kiểm Việt Nam và các cơ quan, tổ
chức, cá nhân có thẩm quyền trong thực hiện chức năng quản lý nhà nuớc
về đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa
1.3.5. Ý thức pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp
hành quy định về đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa
10
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Về cơ bản, Chương 1 nêu rõ lý luận các vấn đề liên quan đến phương tiện
thủy nội địa, đăng kiểm phương tiện thủy nội điạ, những nghiên cứu lý luận về
vai trò quản lý nhà nước trong công tác đăng kiểm phương tiện thủy nội địa. Từ
đó làm cơ sở cho việc tìm hiểu thực trạng quản lý nhà nước trong đăng kiểm
phương tiện thủy nội địa tại Cục Đăng kiểm Việt Nam được trình bày trong
Chương 2.
11
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐĂNG KIỂM PHƯƠNG
TIỆN THỦY NỘI ĐỊA TẠI CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM
2.1. Giới thiệu chung về Cục Đăng kiểm Việt Nam
2.1.1. Địa vị pháp lý và nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Đăng kiểm Việt
Nam
Cục ĐKVN đã có lịch sử hơn 50 năm phát triển kể từ khi Bộ trưởng Bộ
GTVT ký Quyết định số 345-TL ngày 25/4/1964 thành lập Ty Đăng kiểm trực
thuộc Bộ GTVT. Ngày 19/7/1979, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ
tướng Chính phủ) đã ký Quyết định số 267/CP chuyển Ty Đăng kiểm thành
Cục ĐKVN với nhiệm vụ: “Cục ĐKVN là cơ quan chịu trách nhiệm đăng ký và
kiểm tra kỹ thuật an toàn, đo dung tích tàu và xác định phân cấp tàu thuỷ; đăng
ký và kiểm tra kỹ thuật an toàn nồi hơi và bình chịu áp lực sử dụng trong
GTVT”.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Cục Đăng kiểm Việt Nam
Cơ cấu tổ chức của Cục ĐKVN gồm bộ máy lãnh đạo vào các phòng, đơn
vị chức năng. Cục ĐKVN có Cục trưởng là người đứng đầu, chịu trách nhiệm
trước Bộ trưởng Bộ GTVT và pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục ĐKVN.
Giúp việc Cục trưởng có các Phó Cục trưởng, chịu trách nhiệm trước Cục
trưởng và pháp luật về nhiệm vụ được Cục trưởng phân công.
Các tổ chức giúp việc Cục trưởng bao gồm:
- Phòng Quy phạm;
- Phòng Công trình biển;
- Phòng Công nghiệp;
- Phòng Tàu biển;
- Phòng Tàu sông;
- Phòng Chất lượng xe cơ giới;
12
- Phòng Kiểm định xe cơ giới;
- Phòng Đường sắt;
- Phòng Pháp chế - ISO;
- Phòng Khoa học công nghệ và Môi trường;
- Phòng Kế hoạch - Đầu tư;
- Phòng Hợp tác quốc tế;
- Phòng Tổ chức cán bộ;
- Phòng Tài chính - Kế toán;
- Văn phòng.
Các tổ chức khác trực thuộc bao gồm:
- Tạp chí Đăng kiểm;
- Trung tâm Đào tạo;
- Trung tâm Tin học;
- Trung tâm Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng và an toàn (VRQC);
- Trung tâm Thử nghiệm xe cơ giới (VMTC);
- Trung tâm Thử nghiệm khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
(NETC).
2.2. Hiện trạng quản lý nhà nước về đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa
tại Cục Đăng kiểm Việt Nam thời gian qua
2.2.1. Ban hành văn bản quản lý nhà nước trong quản lý về đăng kiểm
phương tiện thuỷ nội địa tại Cục đăng kiểm Việt Nam
Trên cơ sở các văn bản quy phạm của Quốc hội, Chính phủ và Bộ GTVT,
Cục ĐKVN đã ban hành nhiều văn bản quản lý về đăng kiểm PTTNĐ như sau:
- Qui định tiếp nhận, xem xét và thực hiện các yêu cầu kiểm tra; tiếp nhận
và gửi công văn;
- Qui định ban hành quy định về đào tạo, đánh giá, bổ nhiệm và sử dụng
Đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa;
13
- Hướng dẫn thi hành Tiêu chuẩn Đăng kiểm viên;
- Quy chế quản lý in ấn, cấp phát, sử dụng phôi giấy chứng nhận và các ấn
phẩm trong lĩnh vực đăng kiểm PTTNĐ;
- Hướng dẫn giám sát và đánh giá trạng thái kỹ thuật phương tiện thủy nội
địa;
- Hướng dẫn giám sát và đánh giá trạng thái kỹ thuật tàu sông;
- Hướng dẫn thực hiện quy phạm ngăn ngừa ô nhiễm do tàu sông;
- Hướng dẫn về công tác thẩm định thiết kế PTTNĐ;
- Hướng dẫn về công tác xây dựng, thẩm định và quản lý thiết kế mẫu định
hình PTTNĐ; Sao và thẩm định thiết kế PTTNĐ theo mẫu định hình đã được
công nhận;
- Quy chế chi Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi của Cục ĐKVN;
- Quy định kiểm tra công nhận tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm viên phương
tiện thủy nội địa, đào tạo bổ sung chuyên môn, thực tế năng lực thực hành và
Hội đồng công nhận đăng kiểm viên;
- Quyết định về việc ban hành Quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của
cán bộ, công chức, viên chức Cục ĐKVN
2.2.2. Tổ chức thực hiện đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa tại Cục
Đăng kiểm Việt Nam
2.2.2.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Cục Đăng kiểm Việt Nam
Trên cơ sở các văn bản của cấp trên và yêu cầu từ thực tiễn đối với công
tác đăng kiểm PTTNĐ, công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với lĩnh vực này đã được
Lãnh đạo Cục ĐKVN thực hiện rất sát sao. Cục trưởng Cục ĐKVN đã ban hành
nhiều văn bản hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị trực thuộc trong việc thực hiện
nhiệm vụ. Trong thời gian qua, Lãnh đạo Cục ĐKVN đã thường xuyên ban
hành các công văn với nội dung thể hiện vai trò lãnh đạo, chỉ đạo đồng thời
hướng dẫn cụ thể về chuyên môn, nghiệp vụ, Ví dụ như: Công văn về việc thực
hiện hướng dẫn giám sát và phần mềm quản lý PTTNĐ; Công văn hướng dẫn
về công tác thẩm định thiết kế PTTNĐ; Công văn về việc tăng cường kiểm tra
14
điều kiện an toàn của PTTNĐ khi hoạt động; Công văn về việc tăng cường
giám sát kỹ thuật các phương tiện chở người; Công văn về việc giám sát kỹ
thuật phương tiện thủy nội địa; Công văn về việc; Công văn về việc thực hiện
quy định về đăng kiểm, kết xuất và gửi dữ liệu báo cáo giám sát PTTNĐ...
2.2.2.2. Công tác tuyên truyền pháp luật về đăng kiểm phương tiện thuỷ
nội địa của Cục Đăng kiểm Việt Nam
Thứ nhất, Cục Đẳng kiểm Việt Nam đã tham mưu cho Bộ GTVT để phối
hợp với các bộ ngành, địa phương như Bộ Công an, Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các cơ quan trực thuộc tích cực triển
khai công tác tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện những quy định pháp luật về
GTĐTNĐ. Đồng thời, Cục ĐKVN luôn tạo điều kiện để để phối hợp với Đài
Tiếng nói Việt Nam, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các tổ chức
chính trị - xã hội khác tổ chức tuyên truyền, vận động quần chúng, nhân dân
chấp hành nghiêm những quy định vể GTĐTNĐ.
Thứ hai, trong phạm vi nhiệm vụ được giao, Cục ĐKVN đã trực tiếp thực
hiện nhiều hoạt động nhằm tuyên truyền, phổ biến pháp luật và nâng cao nhận
thức của xã hội về đăng kiểm PTTNĐ.
2.2.2.3. Thực hiện nhiệm vụ trực tiếp trong việc đăng kiểm phương tiện
thuỷ nội địa
Để đảm bảo công tác đăng kiểm luôn gắn liền với thực tế phát triển xã hội
cũng như sự điều chỉnh của Luật GTĐTNĐ sửa đổi bổ sung năm 2014, Bộ
trưởng Bộ GTVT đã ban hành Thông tư số 48/2015/TT-BGTVT ngày 22 tháng
9 năm 2015 quy định về công tác đăng kiểm. Thông tư số 48/2015/TT-BGTVT
quy định về công tác đăng kiểm áp dụng đối với các phương tiện thuộc diện
phải đăng kiểm theo Luật GTĐTNĐ năm 2014. Thông tư đã quy định các thủ
tục về kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường
PTTNĐ và các quy định khác nhằm đảm bảo vừa quản lý chặt chẽ được
phương tiện vừa tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân vào đăng kiểm phương tiện
được nhanh chóng, thuận lợi.
15
2.2.3. Tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra
Công tác thanh tra, kiểm tra về việc chấp hành các quy định của pháp luật
về đăng kiểm PTTNĐ được Cục ĐKVN triển khai quyết liệt, gắn liền với việc
thực hiện nhiệm vụ giám sát và kiểm tra đối với các phương tiện. Số lượng lượt
phương tiện giám sát và kiểm tra năm sau thường cao hơn năm trước. Công tác
thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa
đã được các lực lượng cảnh sát giao thông đường thuỷ và thanh tra giao thông,
cảng vụ thực hiện thường xuyên
2.3. Nhận xét về quản lý nhà nước về đăng kiểm phương tiện thuỷ nội
địa tại Cục Đăng kiểm Việt Nam
2.3.1. Những kết quả đạt được
Từ thực tiễn tại Cục ĐKVN trong thời gian qua cho thấy công tác QLNN
về đăng kiểm PTTNĐ đã đạt được những kết quả quan trọng trên các phương
diện sau:
Thứ nhất, đã xây dựng được bộ máy của Cục ĐKVN cơ bản đáp ứng được
yêu cầu nhiệm vụ, công tác xây dựng lực lượng đã tiến dần tới chính quy hiện
đại trong công tác đăng kiểm PTTNĐ. Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của
đăng kiểm viên phục vụ công tác đăng kiểm PTTNĐ được nâng cao. Riêng
Phòng tàu sông thuộc Cục ĐKVN hiện nay có 15 cán bộ người.
Thứ hai, Cục ĐKVN đã tham mưu cho Lãnh đạo Bộ GTVT ban hành và
trực tiếp ban hành được hệ thống văn bản pháp lý về đăng kiểm PTTNĐ khá
toàn diện, đầy đủ. Nhìn chung, những văn bản quản lý trong lĩnh vực đăng kiểm
PTTNĐ do Cục ĐKVN ban hành trong thời gian qua đã bảo đảm tính kịp thời
trong việc hướng dẫn thi hành Luật GTĐTNĐ và những quy định trong các
Nghị định của Chính phủ, Thông tư và quyết định của Bộ GTVT. Những văn
bản do Cục ĐKVN ban hành cơ bản đáp ứng tính thống nhất, đồng bộ với quy
định trong các văn bản cấp trên. Qua công tác kiểm tra và xử lý vi phạm pháp
luật cho thấy chưa có văn bản nào của Cục ĐKVN vi phạm về tính hợp pháp và
hợp lý.
16
Thứ ba, Bộ GTVT và Cục Đăng kiểm đã quan tâm đầu tư cơ sở vật chất kỹ
thuật và ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại phục vụ cho hoạt động đăng kiểm
PTTNĐ và thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát đăng kiểm PTTNĐ. Để
phục vụ cho công tác đăng kiểm PTTNĐ, Cục ĐKVN đã thực hiện Dự án xây
dựng Chương trình quản lý Đăng kiểm PTTNĐ. Đây là dự án nhằm tin học hóa
một số hoạt động chính của phòng Tàu sông và các đơn vị tại Cục ĐKVN. Mục
đích là hỗ trợ quản lý PTTNĐ trong các đơn vị đăng kiểm.
Thứ tư, cơ chế tài chính phục vụ công tác đăng kiểm PTTNĐ được quy
định như hiện nay là tương đối phù hợp. Cơ chế tài chính của Cục ĐKVN hiện
nay được thực hiện theo Quyết định số 67/2013/QĐ-TTg ngày 12/11/2013 của
Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ chế tài chính của Cục ĐKVN và Thông tư
liên tịch số 55/2014/TTLT-BTC-BGTVT ngày 25/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính và Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối
với Cục ĐKVN.
Cục ĐKVN được áp dụng cơ chế quản lý tài chính theo mô hình của Công
ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
quy định tại Nghị định số 71/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2013 của
Chính phủ. Về phân phối lợi nhuận, Cục ĐKVN được phép sử dụng phần lợi
nhuận còn lại (sau khi nộp thuế và trích lập các quỹ theo quy định) để bổ sung
vào Quỹ đầu tư phát triển phục vụ cho đầu tư các dự án liên quan đến hoạt động
đăng kiểm được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Thứ năm, hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đăng kiểm PTTNĐ
trong thời gian qua được tăng cường. Lĩnh vực đường thủy, hiện nay vận tải
thủy nội địa chủ yếu hợp tác với các nước láng giềng có chung biên giới như:
Campuchia, Trung Quốc. Hiệp định Vận tải thủy giữa Việt Nam và Campuchia
được ký năm 2009 và có hiệu lực từ năm 2011. Từ đó đến nay, hai nước đã làm
thủ tục cho hàng trăm lượt tàu qua lại với hơn 1 triệu tấn hàng hóa và hàng trăm
nghìn khách qua lại hai bên bằng đường thủy, qua đó góp phần thúc đẩy hợp tác
chính trị, kinh tế xã hội giữa Việt Nam và Campuchia. Hiệp định tàu thuyền đi
17
lại tự do tại Khu vực cửa sông Bắc Luân với Trung Quốc đang được đàm phán,
ký kết.
Riêng trong năm 2015, Cục ĐKVN giữ chức Chủ tịch Hiệp hội quốc tế các
Tổ chức kiểm tra phân cấp tàu thủy (TSCI), Cục đã tổ chức thành công hội nghị
Hội đồng TSCI tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, Cục ĐKVN còn tham
gia tích cực vào các hoạt động chuyên môn của Hiệp hội Đăng kiểm Châu Á
(ACS). VR chủ trì tổ chức Hội thảo kỹ thuật ACS và cuộc họp Nhóm công tác
kỹ thuật của ACS tại Thành phố Đà Nẵng. Được sự đồng ý của Bộ GTVT, Cục
ĐKVN đã tổ chức thành công khóa đào tạo chuyên môn cho 35 cán bộ Cục
Đường thủy Lào. VR đang làm thủ tục để xin phép Bộ GTVT đào tạo 4 cán bộ
kỹ thuật về công tác đăng kiểm cho Cục Đường thủy Lào trong thời gian 3
tháng tại Việt Nam.
2.3.2. Những hạn chế trong công tác quản lý
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác QLNN về đăng kiểm PTTNĐ
còn một số hạn chế sau:
Thứ nhất, hạn chế trong việc ban hành chính sách, pháp luật và lãnh đạo,
chỉ đạo, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật.
Thứ hai, hạn chế trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm
trong lĩnh vực đăng kiểm PTTNĐ.
Thứ ba, hạn chế trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến
hoạt động QLNN về đăng kiểm PTTNĐ.
Thứ tư, hạn chế trong tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đăng kiểm
PTTNĐ
2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong quản lý nhà nước
về đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa tại Cục đăng kiểm Việt Nam
Những tồn tại, hạn chế trong QLNN về đăng kiểm PTTNĐ tại Cục ĐKVN
có nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân chung dẫn đến khó
khăn, vướng mắc trong QLNN về giao thông đường thủy nói chung.
18
Thứ nhất, công tác xây dựng, ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật
hướng dẫn thi hành pháp luật về giao thông đường thủy còn chưa kịp thời với
tình hình thực tế. Hệ thống pháp luật về GTĐTNĐ hiện hành vẫn còn một số
tồn tại như: Chưa đồng bộ, hiệu lực thấp, có những vấn đề liên quan đến hoạt
động GTĐTNĐ chưa được pháp luật điều chỉnh. Luật GTĐTNĐ đã được sửa
đổi phù hợp với thực tiễn hoạt động GTĐTNĐ, nhưng một số văn bản quy
phạm pháp luật mới ban hành vẫn còn một số quy định chưa phù hợp, gây khó
khăn cho việc tổ chức thực hiện trong thực tiễn, nhất là trong lĩnh vực QLNN
về kết cấu hạ tầng giao thông, quản lý phương tiện, người điều khiển phương
tiện và quản lý vận tải thuỷ nội địa, phát hiện và xử lý người vi phạm...
Thứ hai, quy định về việc phân công, phân cấp giữa các bộ, ngành, giữa
trung ương, địa phương chưa rõ ràng dẫn đến sự chồng chéo về chức năng,
nhiệm vụ làm giảm hiệu lực QLNN, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới của nền
kinh tế và hội nhập kinh tế khu vực, quốc tế.
Thứ ba, đội ngũ đăng kiểm viên chưa được kiện toàn; năng lực chuyên
môn và ý thức chấp hành pháp luật của một số đăng kiểm viên PTTNĐ còn hạn
chế.
Thứ tư, ý thức pháp luật của chủ phương tiện và người tham gia GTĐTNĐ
còn thấp.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Chương 2 nghiên cứu về thực trạng vai trò quản lý nhà nước về đăng
kiểm phương tiện thủy nội địa tại Cục Đăng kiểm Việt Nam để từ đó rút ra ưu
điểm, hạn chế và nguyên nhân hạn chế để làm căn cứ cho việc xây dựng định
hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trò quản lý nhà nước về
đăng kiểm phương tiện thủy nội địa tại Cục Đăng kiểm Việt Nam ở Chương 3.
19
CHƯƠNG 3:
ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
ĐĂNG KIỂM PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA TẠI CỤC ĐĂNG KIỂM
VIỆT NAM
3.1. Định hướng bảo đảm quản lý nhà nước về đăng kiểm phương tiện
thuỷ nội địa tại Cục Đăng kiểm Việt Nam
3.1.1. Tăng cường quản lý nhà nước về đăng kiểm phương tiện thủy nội
địa theo hướng chính quy, chuyên nghiệp, minh bạch, hiệu quả phục vụ sự
phát triển bền vững
Thứ nhất, công tác quản lý nhà nước về đăng kiểm phương tiện thủy nội
địa phải được tăng cường theo hướng chính quy. Hệ thống tổ chức đăng kiểm
phương tiện thủy nội địa phải được xây dựng, củng cố có tính hệ thống từ
Trung ương đến địa phương, đáp ứng kịp thời cho hoạt động quản lý phương
tiện thủy nội địa.
Ngày 01/12/2011 Ban Bí thư Trung ương Đảng đã có Chỉ thị số 09/CT-
TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an
ninh Tổ quốc trong tình hình mới. Trên cơ sở đó, Quốc hội, Chính phủ và các
cơ quan có thẩm quyền đã cụ thể thể chế hóa thông qua việc ban hành các văn
bản pháp luật. Cụ thể Quốc hội ban hành Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Giao thông đường thủy nội địa. Chính phủ ban hành Nghị định số
93/2013/NĐ-CP ngày 20/08/2013 về quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giao thông hàng hải, đường thủy nội địa; Nghị định số
110/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 về quy định điều kiện kinh doanh vận tải
đường thủy nội địa; Nghị định số 24/2015/NĐ-CP ngày 27/02/2015 về quy định
chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội
địa và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội
địa.
20
Các bộ như Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an, Bộ Nông nghiệp và phát
triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và môi trường, UBND cấp tỉnh cũng đã ban
hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật và chỉ đạo thực hiện pháp luật giao
thông đường thủy nội địa. Rất nhiều văn bản trong số các chính sách, pháp luật
được ban hành đề cập đến nội dung đăng kiểm phương tiện thủy nội địa và coi
đăng kiểm phương tiện thủy nội địa là nội dung quan trọng bảo đảm an toàn
giao thông đường thủy nội địa, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh
đó, các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong bộ máy nhà nước đã tích cực phối hợp
với nhau trong việc tổ chức thực hiện pháp luật và phối hợp với các tổ chức xã
hội trong việc tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân
về giao thông đường thủy nội địa.
Thứ hai, bảo đảm công tác quản lý nhà nước về đăng kiểm phương tiện
thủy nội địa có tính chuyên nghiệp.
Một trong những yếu tố quan trọng để bảo đảm tính chính quy trong quản
lý nhà nước về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa là tính chuyên nghiệp trong
lĩnh vực công tác này. Để bảo đảm tính chuyên nghiệp trong quản lý nhà nước
về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa đòi hỏi phải tập trung và những nội dung
sau:
- Xây dựng và hoàn thiện thể chế về quản lý nhà nước về đăng kiểm
phương tiện thủy nội địa, đặc biệt là các quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ
tục đăng kiểm để hoạt động đăng kiểm phương tiện thủy nội địa được thực hiện
có nề nếp, phục vụ kịp thời nhu cầu đăng kiểm phương tiện thủy nội địa của
toàn xã hội.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ trong hệ thông cơ quan thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa có trình độ chuyên
môn, bản lĩnh vững vàng và đặc biệt quan trọng là tác phong chuyên nghiệp
trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
21
Thứ ba, hoạt động quản lý nhà nước về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa
là việc thực thi quyền hành chính, liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp
pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân và toàn xã hội. Vì vậy, với những yêu cầu
của nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước hiện nay đòi hỏi hoạt động quản lý nhà
nước về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa phải bảo đảm tính minh bạch và
hiệu quả trong hoạt động. Tính minh bạch trong toàn hệ thống đăng kiểm đòi
hỏi các cấp, các ngành và đặc biệt là Đăng kiểm Việt Nam cần tăng cường công
khai thông tin về tổ chức và hoạt động của mình, công khai các trình tự, thủ tục
thực thi nhiệm vụ và đặc biệt là nâng cao trách nhiệm giải trình trong thực thi
nhiệm vụ công vụ.
Bên cạnh đó, để phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội thì hoạt động quản lý
nhà nước về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa phải bảo đảm tính hiệu quả với
quan điểm chi phí cho hoạt động quản lý nhà nước về đăng kiểm phương tiện
thủy nội địa thấp nhất nhưng đạt được hiệu quả cao nhất, đáp ứng kịp thời cho
sự phát triển của kinh tế xã hội và nhu cầu của các tổ chức, cá nhân.
3.1.2. Quản lý nhà nước về đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa đáp ứng
yêu cầu tăng cường quản lý trên các lĩnh vực nói chung, gắn với việc thực
hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020
Từ vai trò và thực tiễn QLNN về đăng kiểm PTTNĐ, để góp phần thực
hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020, ngành
GTVT nói chung và Cục Đăng kiểm nói riêng cần bám sát mục tiêu trọng tâm
cải cách hành chính trong giai đoạn bằng những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Xây dựng, hoàn thiện thể chế về QLNN về đăng kiểm PTTNĐ đồng bộ
với hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm giải
phóng lực lượng sản xuất, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho
phát triển đất nước;
- Hoạt động QLNN về đăng kiểm PTTNĐ phải góp phần tạo môi trường
kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi, minh bạch nhằm giảm thiểu chi
22
phí về thời gian và kinh phí của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế
trong việc tuân thủ thủ tục hành chính;
- Xây dựng hệ thống các cơ quan QLNN về đăng kiểm PTTNĐ từ trung
ương tới cơ sở thông suốt, trong sạch, vững mạnh, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả,
tăng tính dân chủ và pháp quyền.
- Hoạt động QLNN về đăng kiểm PTTNĐ phải góp phần bảo đảm thực
hiện trên thực tế quyền dân chủ của nhân dân, bảo vệ quyền con người, gắn
quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, của đất nước;
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác đăng kiểm
PTTNĐ có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân
dân và sự phát triển của đất nước.
Những nhiệm vụ trên đây phải được cụ thể hóa bằng hoạt động cụ thể của
các cơ quan có thẩm quyền trong QLNN về đăng kiểm PTTNĐ, đặc biệt là cụ
thể hóa trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ GTVT và Cục ĐKVN.
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nuớc về đăng
kiểm phương tiện thuỷ nội địa tại Cục Đăng kiểm Việt Nam
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện thể chế quản lý
3.2.2. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện pháp luật về đăng
kiểm phương tiện thuỷ nội địa
3.2.3. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong
lĩnh vực đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa
3.2.4. Kiện toàn tổ chức bộ máy, định rõ thẩm quyền và cải cách thủ tục
hành chính trong đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa
3.2.5. Nâng cao năng lực thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công
chức, viên chức phục vụ quản lý nhà nước về đăng kiểm phương tiện thuỷ
nội địa
3.2.6. Tăng cường sự phối hợp, giữa Cục Đăng kiểm Việt Nam với các
cơ quan, tổ chức, cá nhân trong đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa
3.3.7. Tăng cường đầu tư nghiên cứu khoa học, áp dụng công nghệ và
hợp tác quốc tế về đăng kiểm phương tiện thuỷ nôi địa
23
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu đề tài luận văn "Quản lý nhà nước về đăng kiểm phương
tiện thủy nội địa tại Cục Đăng kiểm Việt Nam" có thể rút ra những kết luận
khoa học như sau:
Việt Nam là quốc gia có lợi thế rất lớn về hệ thống GTĐTNĐ. Trong thời
gian qua, các phương tiện GTĐTNĐ đã góp phần quan trọng vào sự phát triển
kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng. Vì vậy, cần thực hiện tốt việc
QLNN đối với các phương tiện GTĐTNĐ. Trong đó, QLNN về đăng kiểm
PTTNĐ là một nội dung không thể thiếu để bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ
môi trường.
Trong thời gian tới, để nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về đăng kiểm
PTTNĐ nói chung và của Cục ĐKVN nói riêng cần phải thực hiện đồng bộ
nhiều giải pháp, trong đó, tập trung vào các giải pháp chủ yếu sau:
Một là, hoàn thiện thể chế QLNN về đăng kiểm PTTNĐ.
Hai là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện pháp luật về đăng
kiểm PTTNĐ.
Ba là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm của Chính
phủ, Bộ GTVT và các cơ quan chức năng trong lĩnh vực đăng kiểm PTTNĐ.
Bốn là, kiện toàn tổ chức bộ máy, phân công, phân cấp giữa các đơn vị
thuộc Cục ĐKVN và cải cách thủ tục hành chính, phương thức tiến hành đăng
kiểm PTTNĐ.
Năm là, kiện toàn đội ngũ và nâng cao năng lực thực thi công vụ của đội
ngũ cán bộ, công chức, viên chức phục vụ QLNN về đăng kiểm PTTNĐ.
Sáu là, tăng cường sự phối hợp, trao đổi thông tin giữa Cục ĐKVN với các
cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện pháp luật về đăng kiểm PTTNĐ.
Bảy là, tăng cường đầu tư nghiên cứu khoa học, áp dụng công nghệ tin học
và tăng cường hợp tác quốc tế về đăng kiểm PTTNĐ.
24
Thực hiện được các giải pháp trên đây đòi hỏi phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo
từ Chính phủ, Bộ GTVT và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị trong
ngành giao thông với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, lực lượng thanh tra, cảnh sát
đường thủyvà sự ủng hộ của toàn xã hội. Trong đó, Cục ĐKVN phải chủ
động phát huy vai trò là cơ quan tham mưu và là đầu mối chính trong việc tổ
chức hoạt động QLNN về đăng kiểm PTTNĐ./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_dang_kiem_phuong_tien_t.pdf