ĐTN cho LĐNT là hoạt động có vị trí, vai trò quan trọng đối với
phát triển nguồn nhân lực, nâng cao tay nghề, tạo việc làm, tăng thu
nhập cho người lao động, giảm nghèo nhanh và bền vững, góp phần
phát triển KT – XH. ĐTN là một trong những giải pháp đột phá của
chiến lược phát triển KT – XH nhằm phát triển nhanh đội ngũ nhân lực
kỹ thuật trực tiếp, phục vụ sự nghiệp CNH – HĐH góp phần bảo đảm an
sinh xã hội.
Luận văn đã hệ thống được những lý luận cơ bản, đây là cơ sở khoa
học để đề ra các giải pháp trong chương 3. Để nâng cao hiệu lực, hiệu
quả công tác QLNN về ĐTN cho LĐNT tại tỉnh Kiên Giang, tác giả có
tham khảo kinh nghiệm quản lý, tổ chức thực hiện của một số địa
phương và quốc gia. Luận văn đã đi sâu phân tích thực trạng công tác
ĐTN cho LĐNT trên địa bàn; thực trạng công tác QLNN về ĐTN cho
LĐNT của tỉnh từ năm 2012 – 2016.Tác giả đã đưa ra 6 giải pháp nhằm
giải quyết hạn chế cho các cơ quan QLNN trong giai đoạn hiện nay.
Luận văn được thực hiện với sự cố gắng của bản thân tác giả và
mong muốn góp phần vào đẩy mạnh công tác QLNN về ĐTN cho
LĐNT trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Tuy vậy, QLNN về ĐTN cho
LĐNT là nội dung rộng lớn khó khăn và phức tạp nên những nội dung và
đề xuất mà tác giả nêu trong luận văn chưa thể bao quát hết tất cả những
vấn đề thuộc lĩnh vực này. Đồng thời, luận văn không tránh khỏi những hạn
chế, thiếu sót, nên rất mong nhận được ý kiến góp ý của thầy, cô giáo và
đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn và mang tính ứng dụng cao
hơn.
27 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 861 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN HỮU TRÍ
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ
CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60 34 04 03
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017
2
Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. Đinh Thị Minh Tuyết
Phản biện 1: TS. Nguyễn Thị Hƣờng
Phản biện 2: TS. Trƣơng Thị Minh Sâm
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc
sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia
Địa điểm: Phòng họp 211 Nhà A – Hội trường bảo vệ
luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia
Số: 10 – Đường 3/2 – Quận 10 – Thành phố Hồ Chí
Minh
Thời gian: Vào hồi 15h00 ngày 19 tháng 7 năm 2017
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận văn
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một trong những nhiệm vụ
quan trọng và cấp thiết trong phát triển kinh tế – xã hội đã được Đảng và
Nhà nước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện. Chính phủ đã
có Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 phê duyệt
Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Công tác
đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang trong
những năm qua đã có những bước phát triển đạt kết quả, đóng vai trò
quan trọng trong việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho người
lao động, đã góp phần đáp ứng một phần yêu cầu mới đặt ra của nền
kinh tế địa phương. Tuy nhiên, việc thực hiện cũng đã bộc lộ nhiều khó
khăn, vướng mắc, chuyển biến trong đào tạo nghề cho lao động nông
thôn tuy có nâng lên, nhưng hiệu quả chưa cao; việc thành lập và nhân
rộng các mô hình chưa được nhiều địa phương quan tâm thực hiện; công
tác quản lý, khảo sát, tuyên truyền, giám sát, đánh giá còn mang tính
hình thức; sau đào tạo vẫn còn một bộ phận lao động nông thôn chưa
tìm được việc làm hoặc có việc làm nhưng không đúng với ngành nghề
đã học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong những năm qua đã dành
được nhiều sự quan tâm của các nhà lãnh đạo, quản lý cũng như các nhà
khoa học. Đã có nhiều công trình nghiên cứu xoay quanh vấn đề này từ
nhiều khía cạnh và mức độ khác nhau. Trong đó, nổi bật là một số đề
tài, bài viết có liên quan đến nội dung quản lý nhà nước về đào tạo nghề
cho lao động nông thôn.
Tuy nhiên, xét trên địa bàn tỉnh Kiên Giang hiện nay chưa có các
công trình nghiên cứu chuyên sâu liên quan đến quản lý nhà nước về
đào tạo nghề cho lao động nông thôn do đó đề tài luận văn do học viên
lựa chọn không trùng với các công trình đã nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu đề tài luận văn góp phần hoàn thiện quản lý
nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh
Kiên Giang.
4
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở khoa học quản lý nhà nước về đào tạo nghề
cho lao động nông thôn.
- Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nghề
cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về đào tạo nghề
cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quản lý nhà nước về đào tạo
nghề cho lao động nông thôn.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu: tập trung nghiên cứu các nội dung quản lý
nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Địa bàn nghiên cứu: tỉnh Kiên Giang.
Thời gian: nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nghề
cho lao động nông thôn từ năm 2012 đến năm 2016, đề xuất giải pháp
cho thời gian tới.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Phƣơng pháp luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác – Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm của Đảng về đào tạo
nghề cho lao động nông thôn.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong nghiên cứu
luận văn bao gồm: phương pháp nghiên cứu lý thuyết, phương pháp
nghiên cứu thực tiễn, phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn,
phương pháp xử lý thông tin và xử lý số liệu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Về lý luận
5
Tổng hợp và hệ thống những lý luận cơ bản về đào tạo nghề và quản
lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh.
6.2. Về thực tiễn
- Nghiên cứu thực trạng lao động nông thôn và đào tạo nghề cho lao
động nông thôn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nghề
cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang trong thời gian
qua, từ đó xác định được nguyên nhân của thực trạng.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về đào tạo nghề
cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
7. Kết cấu của luận văn
Cấu trúc của luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài
liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho
lao động nông thôn.
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao
động nông thôn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước
về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐÀO TẠO
NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài luận văn
1.1.1. Nghề và đào tạo nghề cho lao động nông thôn
1.1.1.1. Lao động nông thôn
LĐNT bao gồm toàn bộ những người lao động đang làm việc trong
nền kinh tế quốc dân và những người có khả năng lao động nhưng
chưa tham gia hoạt động trong nền kinh tế quốc dân thuộc khu vực
nông thôn. LĐNT là những người dân không phân biệt giới tính, tổ
chức, cá nhân sinh sống ở vùng nông thôn, có độ tuổi từ đủ 15 trở lên
đang sống ở nông thôn, đang làm việc trong các ngành, lĩnh vực như:
nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp, xây dựng, dịch vụ hoặc các ngành
6
phi nông nghiệp khác; những người trong độ tuổi có khả năng lao động
nhưng hiện tại chưa tham gia hoạt động kinh tế.
1.1.1.2. Nghề
Mặc dù khái niệm nghề được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau
song chúng ta có thể khái quát một số nét đặc trưng nhất của nghề như
sau: nghề gắn liền với những kiến thức và kỹ năng. Những kiến thức
và kỹ năng này không phải tự nhiên có được mà là do kết quả của đào
tạo chuyên môn và tích lũy kinh nghiệm; Nghề là một công việc
chuyên làm; Là phương tiện sinh sống gắn với cả cuộc đời hoặc phần
lớn cuộc đời người lao động; Bao gồm cả lao động trí óc và lao động
chân tay; Phù hợp với yêu cầu của xã hội.
1.1.1.3. Đào tạo nghề
ĐTN là quá trình trang bị kiến thức nhất định về trình độ chuyên
môn nghiệp vụ cho người lao động để họ có thể đảm nhận một công
việc nhất định. ĐTN phục vụ cho mục tiêu KT – XH, trước hết là
phương hướng phân công lao động mới, tạo cơ hội cho mọi người đều
được học tập nghề nghiệp để dễ dàng tìm kiếm việc làm hoặc học lên
trình độ cao hơn.
1.1.1.4. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn
ĐTN cho LĐNT là quá trình kết hợp giữ dạy nghề và học nghề, đó
là quá trình giảng viên truyền bá những kiến thức về lý thuyết và thực
hành để những người LĐNT có được một trình độ, kỹ năng, kỹ xảo, sự
khéo léo, thành thục nhất định về nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu phát
triển KT – XH nông thôn.
ĐTN cho LĐNT là hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm truyền
đạt những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của một nghề nào đó cho người
LĐNT, từ đó tạo ra năng lực cho người lao động đó có thể thực hiện
thành công nghề đã được đào tạo.
1.1.2. Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn
1.1.2.1. Quản lý nhà nước
Theo nghĩa hẹp, QLNN là hoạt động có tổ chức và bằng quyền lực
nhà nước của các cơ quan hành chính Nhà nước để triển khai thực hiện
pháp luật, điều chỉnh các quá trình xã hội, hành vi của cá nhân, tổ chức
trong xã hội, nhằm giữ gìn trật tự xã hội, phát triển KT – XH theo các
7
mục tiêu của Nhà nước. Theo đó, QLNN là hoạt động chấp hành và điều
hành, nhằm điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi của cá nhân, tổ
chức trong xã hội theo pháp luật, nhằm đạt được những mục tiêu mà
Nhà nước đã đặt ra.
1.1.2.2. Quản lý nhà nước về đào tạo nghề
QLNN về ĐTN được hiểu là sự tác động của chủ thể quản lý đến
các đối tượng quản lý trong lĩnh vực hoạt động ĐTN. Đó là hệ thống
những tác động có mục đích, có kế hoạch, phù hợp với sự phát triển của
xã hội nhằm góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân
lực, bồi dưỡng nhân tài. Nó còn được hiểu là hoạt động điều hành, phối
hợp của các chủ thể QLNN, nhằm đẩy mạnh hoạt động ĐTN theo yêu
cầu phát triển xã hội.
1.1.2.3. Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn
QLNN về ĐTN cho LĐNT là sự tác động có tổ chức và điều hành
bằng quyền lực nhà nước đối với các hoạt động ĐTN cho LĐNT, do các
cơ quan quản lý ĐTN của Nhà nước từ trung ương đến cơ sở tiến hành
để thực hiện chức năng, nhiệm vụ do Nhà nước ủy quyền nhằm phát
triển sự nghiệp ĐTN cho LĐNT, duy trì trật tự, kỷ cương, thỏa mãn nhu
cầu được ĐTN cho LĐNT và thực hiện các mục tiêu phát triển sự
nghiệp ĐTN của Nhà nước đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực
của đất nước.
- Chủ thể QLNN về ĐTN cho LĐNT là Nhà nước với hệ thống các
cơ quan quyền lực của nó mà trực tiếp là Chính phủ và hệ thống bộ máy
QLNN từ trung ương đến địa phương.
- Khách thể QLNN về ĐTN cho LĐNT là hệ thống các cơ sở đào
tạo và LĐNT tham gia vào quá trình ĐTN.
1.2. Nội dung quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động
nông thôn
1.2.1. Ban hành và tổ chức thực hiện thể chế và chính sách đào
tạo nghề cho lao động nông thôn
1.1.1. Ngày 27/11/2009, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt
Quyết định số 1956/QĐ-TTg về Đề án “ĐTN cho LĐNT đến năm
2020” với mục tiêu nhằm nâng cao chất lượng LĐNT, đáp ứng yêu cầu
CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn; nâng cao chất lượng, hiệu quả
đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi để LĐNT tham gia học nghề phù hợp
8
với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề; tạo việc
làm, chuyển nghề, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống
người LĐNT. Quyết định còn đưa ra các chính sách đối với người học,
giáo viên tham gia giảng dạy, cơ sở ĐTN cho LĐNT.
1.2.2. Kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ quản lý nhà
nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Để công tác ĐTN cho LĐNT được triển khai đồng bộ trên toàn tỉnh,
đội ngũ cán bộ quản lý từ cấp tỉnh đến huyện, xã đều được đào tạo, bồi
dưỡng nghiệp vụ thường xuyên. Mỗi huyện bố trí 01 biên chế chuyên
trách về công tác ĐTN thuộc Phòng Lao động - TB&XH.
1.2.3. Điều tra khảo sát nhu cầu và quy hoạch mạng lưới các cơ
sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Điều tra khảo sát nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Một trong những giải pháp để nâng cao chất lượng ĐTN cho LĐNT
là làm tốt công tác điều tra, rà soát và dự báo nhu cầu ĐTN. Qua đó, xác
định các nghề phù hợp với nhu cầu thực tế của địa phương, nhu cầu sử
dụng lao động theo vị trí làm việc của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại
địa phương.
Quy hoạch mạng lưới các cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông
thôn
Quy hoạch mạng lưới cơ sở ĐTN phải bảo đảm mở rộng quy mô
hợp lý, trong đó cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trường, lớp, cơ cấu trình độ
theo yêu cầu phát triển của từng địa phương. Quy hoạch mạng lưới cơ
sở ĐTN phải gắn với quy hoạch phát triển KT – XH của địa phương,
quy hoạch phát triển nhân lực, các quy hoạch ngành, gắn với yếu tố phát
triển không gian, vùng, lãnh thổ, sự phân bố các khu công nghiệp, khu
kinh tế của địa phương đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng và chất
lượng cao cho địa phương và trong cả nước.
1.2.4. Xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên đào tạo nghề cho
lao động nông thôn
Đầu tư phát triển giáo viên ĐTN có thể coi là đầu tư “nguồn” để
phát triển nguồn nhân lực. Theo đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm
xây dựng đội ngũ giáo viên, giảng viên có năng lực thường xuyên được
đưa vào các chiến lược ĐTN như một mục tiêu chiến lược và biện pháp
đòn bẩy chính và là giải pháp đột phá trong công tác quản lý.
9
1.2.5. Hỗ trợ, huy động nguồn lực tài chính và vật chất cho cơ sở
đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Cơ sở vật chất, trang thiết bị ĐTN của các cơ sở ĐTN phải luôn
luôn được đầu tư, đổi mới để theo kịp tốc độ phát triển của xã hội, phù
hợp với nhu cầu thực tế sản xuất theo dây chuyền tại doanh nghiệp. Xây
dựng hệ thống cơ sở vật chất và thiết bị để ĐTN cho LĐNT còn thuộc
về chính các cơ sở ĐTN trong việc sử dụng nguồn vốn xã hội được huy
động từ các đơn vị sử dụng lao động, các tổ chức phi chính phủ theo
phương châm “xã hội hóa” ĐTN cho LĐNT.
1.2.6. Thanh tra, kiểm tra, tổng kết và đánh giá về đào tạo nghề
cho lao động nông thôn
Thanh tra, kiểm tra, tổng kết và đánh giá giúp nhà quản lý đánh giá
tình hình thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, tình hình quản lý, sử dụng
kinh phí để các hoạt động của ĐTN đúng mục đích, đúng đối tượng để
đạt hiệu quả cao, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai sót trong
quá trình thực hiện bảo đảm công tác ĐTN cho LĐNT đạt hiệu quả và
nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch, quản lý, triển khai thực hiện;
nhằm thiết lập kỷ cương pháp luật trong hoạt động ĐTN, ngăn ngừa các
hiện tượng vi phạm pháp luật, chính sách của Nhà nước, bảo vệ lợi ích
của người tham gia học nghề và cơ sở ĐTN.
1.3. Sự cần thiết của quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao
động nông thôn
1.3.1. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với lĩnh vực đào
tạo nghề
Có thể nói QLNN luôn có vị trí, vai trò quan trọng trong sự tạo lập,
phát triển nguồn lực quyết định cho sự phát triển là nguồn lực con người
được ĐTN đáp ứng cho yêu cầu CNH – HĐH. Vì vậy mà cần thường
xuyên hoàn thiện hệ thống QLNN về ĐTN, xem nó như một trong
những nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển giáo dục – đào
tạo và ĐTN của quốc gia.
1.3.2. Thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp và
nông thôn
Đẩy mạnh ĐTN cho LĐNT, thúc đẩy đưa công nghiệp vào nông
thôn, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu LĐNT là một
trong những nội dung “Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và
dạy nghề, "Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới
10
giai đoạn 2010 – 2020”. Đây được coi là giải pháp giảm nghèo nhanh và
bền vững được triển khai thực hiện đồng bộ từ Trung ương đến địa
phương và được Đảng và Nhà nước ta coi là một nhiệm vụ chiến lược
của sự nghiệp CNH – HĐH đất nước.
1.3.3 . Tạo việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho lao
động nông thôn
Mục tiêu của ĐTN cho LĐNT là tạo cho họ có một nghề để có thể
tự tạo việc làm trong nông nghiệp (tăng năng suất lao động) hoặc tìm
được việc làm đối với các nghề phi nông nghiệp. Nói cách khác, ĐTN
cho LĐNT phải gắn với “đầu ra”, gắn với giải quyết việc làm cho người
lao động.
1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao
động nông thôn
1.4.1. Kinh nghiệm của một số địa phương
1.4.1.1. Kinh nghiệm của thành phố Cần Thơ
Thành phố Cần Thơ đã có nhiều mô hình điểm về ĐTN cho LĐNT
có hiệu quả cao như mô hình trồng lúa giống, mô hình may công
nghiệp. Đến nay, Thành phố đã xây dựng và nhân rộng được 54 mô hình
với 1.755 LĐNT được đào tạo và có việc làm. Ngoài ra các mô hình
ĐTN kết hợp với giải quyết việc làm tại chỗ như may gia dụng, đan lát,
làm việc tại hộ gia đình, chăn nuôi, trồng trọt; ĐTN gắn với giải quyết
việc làm theo hình thức hợp đồng 3 bên như nề, hàn, sửa xe gắn máy đã
giúp nhiều lao động có việc làm ổn định, nâng cao thu nhập.
1.4.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã xuất hiện một số mô hình
ĐTN cho LĐNT đem lại hiệu quả thiết thực, tạo việc làm ổn định cho
hàng trăm lao động nhàn rỗi ở các địa phương như: nghề đan lục bình,
đan giả mây, may công nghiệp, kỹ thuật chăm sóc và cạo mủ cao su;
trồng cà tím theo tiêu chuẩn VietGAP, trồng lúa chất lượng cao. Bên
cạnh các nghề phi nông nghiệp thì các nghề nông nghiệp như: trồng rau
an toàn, chăn nuôi heo, trồng lúa năng suất cao, trồng hồ tiêu được tỉnh
quan tâm phát triển gắn với tiêu chí xây dựng nông thôn đã mang lại
hiệu quả bước đầu khi giải quyết việc làm tại chỗ cho LĐNT.
1.4.2. Kinh nghiệm của một số quốc gia
1.4.2.1. Kinh nghiệm của Thái Lan
11
Do chính sách phát triển nguồn nhân lực, trong đó có ĐTN đáp ứng
sự phát triển của thị trường cùng với việc quan tâm đặc biệt đến lĩnh vực
đào tạo kỹ năng nên Thái Lan đã có một số lượng lớn người lao động
được tuyển dụng đặc biệt tại các thị trường trong nước và thị trường các
nước Trung Đông và Châu Á.
1.4.2.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Trong chiến lược phát triển quốc gia, Hàn Quốc đặc biệt coi trọng
vấn đề phát triển nguồn nhân lực, nhân tài để đẩy mạnh, phát triển sản
xuất. Bằng cách chú trọng tuyên truyền rộng rãi ý nghĩa và tầm quan
trọng của chiến lược đào tạo, bồi dưỡng nhân tài đối với sự phát triển
đất nước. Chính phủ Hàn Quốc nhấn mạnh rằng: “Trẻ em là một bộ
phận không thể tách rời khỏi nguồn tài năng trí tuệ, được coi là vốn quý
nhất của quốc gia”.
1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Kiên Giang
Cấp ủy, chính quyền phải chỉ đạo thực hiện công tác ĐTN cho
LĐNT quyết liệt bằng Chỉ thị, Đề án, kế hoạch; huy động cả hệ thống
chính trị vào cuộc mạnh mẽ, có sự phân công cụ thể trách nhiệm trong
chỉ đạo, điều hành, huy động các đoàn thể tham gia tuyên truyền, vận
động và phối hợp tổ chức mở các lớp ĐTN; tăng cường các nguồn lực
đầu tư phục vụ ĐTN cho LĐNT như cơ sở vật chất, trang thiết bị ĐTN;
Cán bộ quản lý và giáo viên ĐTN phải đảm bảo về số lượng và được tổ
chức bồi dưỡng kỹ năng dạy nghề, sư phạm dạy nghề; tập trung chỉ đạo
công tác ĐTN theo nhu cầu của người học và nhu cầu sử dụng lao động
của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. Xây dựng cơ chế liên kết chặt chẽ
giữa các cơ sở ĐTN với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh,
dịch vụ; phải có các chính sách phát triển công tác ĐTN cho LĐNT phù
hợp với thực tế và định hướng phát triển KT – XH của địa phương; công
tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện công tác ĐTN cho LĐNT
phải được quan tâm đúng mức; cần có chính sách giải quyết việc làm
cho người lao động sau khi học nghề.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐÀO TẠO
NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG
12
2.1. Khái quát về điều kiện phát triển của tỉnh và lao động
nông thôn tỉnh Kiên Giang
2.1.1. Khái quát về điều kiện phát triển của tỉnh Kiên Giang
Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Kiên Giang thuộc Vùng đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự
nhiên là 6.348,53 km
2
. Kiên Giang có địa hình tương đối bằng phẳng,
được phân chia thành 4 tiểu vùng: tiểu vùng Tứ giác Long Xuyên, tiểu
vùng Tây sông Hậu, tiểu vùng U Minh Thượng, tiểu vùng biển đảo.
Điều kiện phát triển kinh tế
Kiên Giang là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm của khu vực đồng
bằng sông Cửu Long, nằm ở phía Tây Nam của Việt Nam, kết nối với
các nước Đông Nam Á (ASEAN), đặc biệt là Campuchia và Thái Lan
bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không. Lĩnh vực nông – lâm
– thủy sản duy trì mức tăng trưởng khá, bình quân 5,75%/năm và giữ
vai trò quyết định đối với tốc độ tăng trưởng của tỉnh. Lĩnh vực công
nghiệp – xây dựng phát triển khá, tăng bình quân 11,30%/năm. Các
ngành dịch vụ tăng trưởng khá, bình quân tăng 14,91%/năm.
Điều kiện phát triển xã hội
Dân số toàn tỉnh năm 2016 là 1.781.313 người, có 3 dân tộc chính,
trong đó dân tộc Kinh chiếm 85,6%, dân tộc Khmer 12,49% và dân tộc
Hoa 2,75%. Tỉnh Kiên Giang có số lượng lao động dồi dào với lực
lượng trong độ tuổi lao động trên 1,2 triệu người.
2.1.2. Thực trạng lao động nông thôn tỉnh Kiên Giang
Qui mô lực lượng lao động tỉnh Kiên Giang
Dân số năm 2016 là 1.781.313 người, tỷ lệ nam giới chiếm tỷ trọng
50,26%, nữ 49,74% so với tổng dân số. Nguồn lao động là 1.318.171
người, trong đó số lao động trong độ tuổi có khả năng lao động là
1.246.342 người, ngoài tuổi có tham gia lao động 71.829 người. Lao
động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân là 1.086.067 người,
chiếm 60,97% so với dân số.
Đặc điểm của lao động nông thôn tỉnh Kiên Giang
Theo số liệu điều tra dân số năm 2016 thì tổng số người từ 15 tuổi
trở lên và có khả năng lao động là 1.318.171 người, trong đó số lao
động chưa được đào tạo chuyên môn kỹ thuật 751.357 người chiếm
57%. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động đã có sự cải
13
thiện, tuy nhiên sự cải thiện này là không đáng kể. Số lao động của tỉnh
nói chung, ở khu vực nông thôn nói riêng được đào tạo còn chiếm tỷ lệ
thấp, trong khi số lao động chưa được đào tạo chuyên môn kỹ thuật, tay
nghề còn chiếm tỷ lệ cao.
Việc làm và thu nhập của lao động nông thôn tỉnh Kiên Giang
Trong 5 năm qua toàn tỉnh đã tập trung giải quyết việc làm cho
165.885 lao động, bình quân hàng năm giải quyết việc làm trên 33 nghìn
người, trong đó lao động có việc làm trong tỉnh chiếm khoảng 46,6% so
với tổng số được giải quyết việc làm, có việc làm ngoài tỉnh và xuất
khẩu lao động chiếm 53,4%, tỷ lệ thất nghiệp năm 2016 là 2,39%.
2.2. Thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Kiên
Giang
2.2.1. Quy mô đào tạo nghề
Bảng 2.3: Quy mô đào tạo nghề cho lao động nông thôn
tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2012 – 2016
Năm 2012 2013 2014 2015 2016
Tổng số 11.104 12.461 10.493 10.415 10.561
Nguồn: Sở Lao động – TB&XH tỉnh Kiên Giang
Quy mô ĐTN bình quân mỗi năm đào tạo trên 10.000 người, giai
đoạn 2012 - 2016 quy mô đào tạo là 55.034 người, chiếm 27,5% so với
tổng số lao động đã qua ĐTN (200.105 người).
2.2.2. Nội dung và hình thức đào tạo nghề cho lao động nông
thôn
Các ngành nghề chủ yếu đào tạo cho lao động nông thôn
Việc ĐTN trong lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp được
thực hiện theo các mô hình ĐTN sau: mô hình ĐTN nông nghiệp, mô
hình ĐTN phi nông nghiệp, mô hình ĐTN ở lĩnh vực công nghiệp, kỹ
thuật, dịch vụ.
Thời gian và địa điểm đào tạo
ĐTN nông nghiệp được đào tạo từ 01 đến 03 tháng, ĐTN được thực
hiện lưu động tại các điểm dân cư, cánh đồng, vùng chuyên canh. ĐTN
phi nông nghiệp được đào tạo từ 01 đến 06 tháng theo hình thức chính
quy tập trung, được tổ chức tại điểm dân cư, cơ sở sản xuất, làng nghề .
14
Thu nhập và việc làm
Đối với người lao động học nghề ở lĩnh vực nông nghiệp: sau khi
học nghề giúp tăng thu nhập cho lao động lên từ 1,5 đến 2 lần.
Đối với lao động học nghề phi nông nghiệp: sau khi học nghề thu
nhập bình quân từ 1,8 đến 2,5 triệu đồng một tháng.
2.2.3. Kết quả đào tạo nghề
2.2.3.1. Kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo các mô
hình
Nhiều địa phương đã năng động xây dựng mô hình có hiệu quả kinh
tế cao, có khả năng nhân rộng như: mô hình đan dây nhựa, đan lục bình,
mô hình nuôi cá bống tượng, cá bống mú, nuôi rùa, rắn, kỳ đà. Tổng số
lao động học nghề theo các mô hình trên 2.000 người, đa số LĐNT đều
được giải quyết việc làm gắn với phát triển kinh tế hộ gia đình. Tuy
nhiên, hiện vẫn còn một số mô hình xây dựng còn mang tính bộc phát,
một số mô hình gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm, đã
ảnh hưởng đến người dân trong thực hiện mô hình.
2.2.3.2. Kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo kế hoạch giai
đoạn 2012 – 2016
Qua 05 năm thực hiện ĐTN cho LĐNT, tỷ trọng lao động học nghề
nông nghiệp chiếm 54,46%, lao động học nghề phi nông nghiệp chiếm
42,25% so với tổng số; qua đào tạo đã có 633 lao động thành lập tổ hợp
tác, hợp tác xã và doanh nghiệp; số hộ gia đình thoát nghèo sau một
năm học nghề 540 hộ; số hộ gia đình có người tham gia học nghề có
việc làm trở thành hộ khá 2.654 hộ; tỷ lệ lao động chuyển đổi từ lao
động nông nghiệp sang phi nông nghiệp sau học nghề đạt trên 20%.
2.3. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động
nông thôn tại Kiên Giang
2.3.1. Ban hành và tổ chức thực hiện thể chế và chính sách đào
tạo nghề cho lao động nông thôn tại Kiên Giang
Trên cơ sở các văn bản của Chính phủ và các bộ, ngành liên quan,
tỉnh Kiên Giang cũng đã ban hành nhiều văn bản quy định về ĐTN,
QLNN về ĐTN cho LĐNT trên địa bàn tỉnh. Chẳng hạn như: Quyết
định số 347/QĐ-UBND ngày 29/01/2011 của UBND tỉnh Kiên Giang
về phê duyệt Đề án ĐTN cho LĐNT giai đoạn 2011-2015 và định
15
hướng đến năm 2020 tỉnh Kiên Giang; Nghị quyết số 149/2010/NQ-
HĐND ngày 10/12/2010 của HĐND tỉnh về việc ĐTN cho LĐNT tỉnh
Kiên Giang giai đoạn 2011 – 2015 và định hướng đến năm 2020.
2.3.2. Kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ quản lý nhà
nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Kiên Giang
Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động
nông thôn tỉnh Kiên Giang
Để triển khai có hiệu quả việc QLNN về lĩnh vực ĐTN cho LĐNT,
tại tỉnh Kiên Giang cũng có bộ máy QLNN gồm có: Uỷ ban nhân dân
cấp tỉnh, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội và các cơ quan khác có
liên quan.
Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động
nông thôn tỉnh Kiên Giang
Tổng số cán bộ làm công tác QLNN về ĐTN cấp tỉnh là 5 người,
riêng cấp huyện bố trí 01 cán bộ chuyên trách theo dõi công tác ĐTN
cho phòng Lao động – TB&XH.
2.3.3. Điều tra khảo sát nhu cầu và quy hoạch mạng lưới các cơ
sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Kiên Giang
Điều tra khảo sát nhu cầu học nghề tại Kiên Giang
Trong 05 năm, Sở Lao động – TB&XH đã tổ chức 02 cuộc điều tra,
khảo sát nhu cầu học nghề, việc làm trên địa bàn tỉnh. Tổng nhu cầu học
nghề của LĐNT qua khảo sát, điều tra là 163.882 người, trong đó nhóm
nghề phi nông nghiệp 92.991 người, nhóm nghề nông nghiệp 70.891
người. Ngoài ra, hàng năm các huyện, thành phố tổ chức các cuộc điều tra
nhu cầu học nghề và rà soát danh mục nghề đào tạo tại địa phương để đăng
ký về Sở Lao động – TB&XH xây dựng kế hoạch ĐTN cho LĐNT.
Quy hoạch mạng lưới các cơ sở đào tạo nghề tại Kiên Giang
Được sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước và chính sách khuyến
khích XHH công tác ĐTN cho người LĐNT. Trên cơ sở quy hoạch
mạng lưới cơ sở ĐTN trên địa bàn tỉnh, năm 2016 tổng số cơ sở ĐTN và
có ĐTN trên địa bàn tỉnh là 28 cơ sở.
2.3.4. Xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên đào tạo nghề cho
lao động nông thôn tại Kiên Giang
Số lượng giáo viên tham gia ĐTN cho LĐNT là 909 người. Tuy
nhiên, số cán bộ này vừa tham gia quản lý vừa kiêm nhiệm giảng dạy,
16
đa số được đưa lên từ giáo viên nên chưa được bồi dưỡng các kiến thức
về quản lý, chưa được tiếp cận phương pháp mới và ứng dụng công
nghệ mới trong quản lý gây ảnh hưởng không nhỏ trong quá trình quản
lý ĐTN của đội ngũ cán bộ.
2.3.5. Hỗ trợ, huy động nguồn lực tài chính và vật chất cho cơ sở
đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Kiên Giang
Để phục vụ cho sự nghiệp ĐTN cho người lao động, tỉnh đã chú
trọng đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị ĐTN của các cơ sở ĐTN về cơ bản
đáp ứng được yêu cầu đào tạo các ngành nghề theo nhu cầu học nghề
của người lao động, nhất là LĐNT. Kết quả trong giai đoạn 2012 –
2016, đã thực hiện đầu tư 94.621 triệu đồng nhằm xây dựng cơ sở vật
chất, mua sắm trang thiết bị đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao
chất lượng và hiệu quả ĐTN. Tuy nhiên nếu so với yêu cầu đa dạng của
các ngành nghề đào tạo và yêu cầu của thị trường lao động thì cơ sở vật
chất, trang thiết bị ở một số cơ sở đào tạo, các ngành nghề đào tạo chưa
thể đáp ứng theo yêu cầu.
2.3.6. Thanh tra, kiểm tra, tổng kết và đánh giá về đào tạo nghề
cho lao động nông thôn tại Kiên Giang
Trong thời gian qua, công tác thanh tra, kiểm tra, sơ kết, tổng kết và
đánh giá việc ĐTN cho lao động nói chung, người LĐNT nói riêng,
cũng như kiểm tra, giám sát các cơ sở ĐTN đã được thực hiện. Nhưng
công tác này hiện nay chỉ mới tập trung chủ yếu vào đảm bảo điều kiện
cơ sở vật chất, trang thiết bị, giáo viên xem có đủ điều kiện mở lớp
chưa. Trong khi đó, công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá, giải quyết
khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về ĐTN nhìn chung còn ít.
2.4. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho
lao động nông thôn
2.4.1. Những kết quả đạt được
- LĐNT qua đào tạo đã nâng cao được tay nghề, tìm được việc làm,
tăng thu nhập cho gia đình, đáp ứng nhu cầu nhân lực của các khu kinh
tế, khu công nghiệp tại địa phương, nhiều mô hình đào tạo được tổ chức
rất thành công.
- Mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tham gia ĐTN cho
LĐNT phủ khắp từ đồng bằng, thành phố đến vùng nông thôn, hải đảo đã
góp phần tạo cơ hội học nghề cho mọi người dân nông thôn.
17
- Việc hỗ trợ đầu tư kinh phí đầu tư xây dựng phòng học lý thuyết,
xưởng thực hành, mua sắm trang thiết bị phục vụ về ĐTN cho LĐNT tại
các cơ sở ĐTN đã góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, nâng
cao kỹ năng nghề cho người học nghề.
- Công tác tập huấn nâng cao năng lực QLNN về dạy nghề, bồi
dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên ĐTN ngày càng được quan tâm,
góp phần nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm dạy
nghề, kỹ năng dạy học cho đội ngũ giáo viên ĐTN, chuẩn hóa dần đội
ngũ giáo viên và cán bộ quản lý ĐTN.
2.4.2. Những hạn chế
- Kết quả đạt được hiện vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, chưa
đáp ứng được yêu cầu đặt ra và chưa gắn với nhu cầu sản xuất, kinh
doanh; lao động tốt nghiệp khi vào làm tại doanh nghiệp phải đào tạo lại
mới có thể sử dụng được.
- Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành nhiều nơi chưa chặt chẽ; chưa
xây dựng quy chế để phân công nhiệm vụ cụ thể; công tác tuyên truyền
thiếu thông tin và thời lượng; việc kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện
Đề án chưa thường xuyên; việc triển khai và nhân rộng các mô hình
chưa sát với ngành nghề của người dân trên địa bàn.
- Một số địa phương chưa thực hiện tốt việc khảo sát nhu cầu học
nghề, chuyển đổi nghề của LĐNT; nhiều nơi chưa xây dựng kế hoạch để
đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực tại chỗ.
- Chưa lồng ghép một cách đồng bộ, có hiệu quả giữa Đề án ĐTN
cho LĐNT với các Đề án, dự án khác có liên quan như: đề án ĐTN cho
bộ đội xuất ngũ, đề án xây dựng xã nông thôn mới.
- Mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn chưa
được hợp lý, đào tạo theo hướng đa ngành nghề, chưa xây dựng quy
hoạch mạng lưới trường nghề trên cơ sở năng lực thế mạnh của trường;
chưa hình thành được những trường nghề chất lượng cao, chưa có cơ sở
đào tạo ngoài công lập có quy mô lớn và được đầu tư xây dựng hoàn
chỉnh để cùng tham gia giáo dục nghề nghiệp cho người lao động.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị và giáo viên tại một số cơ sở đào tạo
còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, một
18
số cơ sở đào tạo không có giáo viên cơ hữu hoặc có giáo viên nhưng
không phù hợp với ngành nghề đào tạo đã đăng ký hoạt động.
2.4.3. Nguyên nhân hạn chế
- Do nhận thức của một số cấp ủy đảng, chính quyền về vị trí chiến
lược của nông nghiệp, nông dân, nông thôn, về vai trò của công tác
ĐTN để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực LĐNT chưa đầy đủ.
- Công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở vào
học nghề theo Chỉ thị số 10-CT/TW thực hiện chưa đúng quy định. Mặt
khác, nhận thức của xã hội về học nghề vẫn chưa đầy đủ, nặng bằng cấp
nên dẫn đến công tác tuyển sinh học nghề rất khó khăn.
- Trình độ dân trí của người dân, cùng với tư tưởng trông chờ ỷ lại,
đặc biệt là nông dân và hộ nghèo vùng nông thôn đa số còn thấp, từ đó
chưa quan tâm và tích cực học nghề để ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật trong nông nghiệp, vươn lên thoát nghèo.
- Đầu tư kinh phí tổ chức ĐTN chưa tương xứng với yêu cầu, nhiệm
vụ phát triển của ngành; chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển ĐTN về
quy mô và chất lượng, chưa tập trung, đồng bộ theo nghề; các nguồn lực
khác đầu tư cho ĐTN còn hạn chế.
- Công tác khảo sát, dự báo nhu cầu học nghề cho LĐNT thực hiện
chưa tốt, sự gắn kết giữa đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động có thực hiện
nhưng chưa đồng đều.
- Đội ngũ giáo viên tại các cơ sở ĐTN vừa thiếu, vừa yếu; tiền
lương đối với giáo viên dạy nghề còn thấp, chưa có bảng lương riêng
cho giáo viên ĐTN; chưa huy động được đội ngũ chuyên gia nông
nghiệp, nghệ nhân tham gia quá trình đào tạo; chưa liên kết, hợp tác chặt
chẽ giữa cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp từ đó chất lượng đào tạo và
việc giải quyết việc làm gặp khó khăn.
CHƢƠNG 3
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
NHÀ NƢỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG
THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG
19
3.1. Quan điểm và định hƣớng về đào tạo nghề cho lao động
nông thôn
3.1.1. Quan điểm của Đảng về đào tạo nghề cho lao động nông
thôn
ĐTN cho LĐNT là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các
ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng LĐNT, đáp ứng yêu cầu
CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn. Đổi mới và phát triển ĐTN cho
LĐNT theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo. Tạo điều kiện
thuận lợi để LĐNT tham gia các chương trình đào tạo phù hợp với trình
độ học vấn, điều kiện kinh tế đáp ứng yêu cầu hội nhập và từng bước
tiếp cận trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới.
Một là, QLNN về ĐTN cho LĐNT theo hướng nhu cầu sử dụng
của thị trường lao động.
Hai là, QLNN theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, gắn liền
với công tác giải quyết việc làm.
Ba là, QLNN theo hướng đa dạng hóa các loại hình đào tạo.
3.1.2. Định hướng của tỉnh Kiên Giang về đào tạo nghề cho lao
động nông thôn
Trong những năm gần đây, tỉnh Kiên Giang đang đẩy mạnh CNH –
HĐH nên rất cần một lượng lớn nguồn nhân lực lao động xã hội qua
ĐTN có trình độ chuyên môn và tay nghề cao. Vì vậy, chiến lược phát
triển nguồn nhân lực là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu
trong chiến lược phát triển KT – XH của tỉnh.
- Đến năm 2020, ĐTN đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao
động cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo;
thực hiện đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp và yêu cầu của thị
trường lao động; tập trung đẩy mạnh phát triển đa dạng ngành nghề đào
tạo gắn với quy hoạch phát triển KT – XH ở các tiểu vùng trong tỉnh.
3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề
cho lao động nông thôn tỉnh Kiên Giang
3.2.1. Cụ thể hóa và tổ chức thực hiện hiệu quả các quy định,
chính sách về đào tạo nghề cho lao động nông thôn phù hợp với
nhu cầu thực tiễn của tỉnh
3.2.1.1. Cụ thể hóa các quy định, chính sách về đào tạo nghề cho
lao động nông thôn của tỉnh
20
Cụ thể hóa các quy định, chính sách về ĐTN cho LĐNT cần căn
cứ vào chiến lược phát triển KT – XH của tỉnh, qua đó xây dựng
chiến lược nâng cao chất lượng nguồn lao động.
Trong tổ chức thực hiện quy hoạch, phát triển nguồn lao động
cũng được xây dựng thành một giải pháp để triển khai thực hiện, đây là
cơ sở để hoàn thiện và xây dựng các kế hoạch ĐTN.
3.2.1.2. Tổ chức thực hiện hiệu quả các quy định, chính sách về
đào tạo nghề cho lao động nông thôn phù hợp với nhu cầu thực tiễn
của tỉnh
Chính sách với người học nghề
Chính sách thu hút, sử dụng người lao động sau đào tạo có vai trò
quan trọng kích thích người LĐNT tham gia học nghề. Các chính sách
cụ thể như: tiền lương, thu nhập, phương tiện làm việc, cải thiện điều
kiện lao động, bảo hiểm xã hội đối với lao động chuyên môn kỹ thuật.
Tỉnh cần tăng cường hơn nữa thực hiện chính sách hỗ trợ cho người học
nghề thuộc đối tượng người có công với cách mạng, bộ đội xuất ngũ,
người dân tộc thiểu số, người nghèo, người tàn tật.
Chính sách đối với cơ sở đào tạo
Hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo
công lập phát huy tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy,
về tài chính và các hoạt động khác trong khuôn khổ những quy định của
Nhà nước. Hoàn thiện các quy định về mô hình quy chế hoạt động của
các cơ sở ĐTN ngoài công lập. Xây dựng cơ chế khuyến khích các cơ sở
ĐTN ngoài công lập đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật về
ĐTN. Ưu đãi về đầu tư, cung ứng trang thiết bị đào tạo, đào tạo đội ngũ
giáo viên và cán bộ quản lý. Thu hút học sinh tốt nghiệp loại giỏi và
những người có năng lực đang làm việc trong các cơ sở sản xuất kinh
doanh để đào tạo nhân lực chuyên môn kỹ thuật cao và sử dụng làm
giáo viên ở các cơ sở đào tạo. Xây dựng các chính sách hỗ trợ tài chính
cho các cơ sở, khuyến khích cán bộ giáo viên đi học tập nâng cao trình
độ, chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt là được đào tạo kỹ năng nghề ở các
nước có sự phát triển về ĐTN như Đức, Nhật, Hàn Quốc.
Chính sách đối với giáo viên và cán bộ quản lý tại các cơ sở giáo
dục nghề nghiệp
21
Cần hoàn chỉnh các quy định về ngạch, bậc lương đối với giáo viên,
giảng viên ĐTN. Xây dựng các chính sách hỗ trợ riêng của tỉnh cho các
giáo viên ĐTN được cử đi đào tạo, bồi dưỡng, nhất là đào tạo trình độ
cao (sau đại học). Thực hiện chính sách ưu đãi đặc biệt nhằm thu hút
nghệ nhân, thợ bậc cao, học sinh, sinh viên tốt nghiệp loại giỏi tham gia
công tác ĐTN.
3.2.2. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và mạng lưới
cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn
3.2.2.1. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đào tạo
nghề cho lao động nông thôn
Để hoàn thiện và củng cố bộ máy QLNN về ĐTN cần thống nhất
một số giải pháp sau:
- Thực hiện phân cấp quản lý ĐTN cho LĐNT. Sở Lao động –
TB&XH chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
các sở ngành có liên quan chịu trách nhiệm: tham mưu với Tỉnh ủy,
HĐND, UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo về quy hoạch hệ
thống ĐTN và hoạt động ĐTN; cụ thể hóa và thực hiện có hiệu quả các
mục tiêu, nội dung QLNN về ĐTN cho LĐNT. Phối hợp với các sở,
ngành có liên quan xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách chi cho
ĐTN hàng năm.
- Đầu tư đầy đủ về cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc phục vụ
hoạt động chuyên môn cho hoạt động của cán bộ làm công tác QLNN
về ĐTN, đặc biệt là những địa bàn còn kém phát triển KT – XH, các
huyện, xã nghèo miền núi.
- Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ
QLNN đảm bảo các đối tượng này được trang bị kiến thức chuyên môn
và nghiệp vụ quản lý ĐTN.
- Riêng đối với cấp xã, Đảng ủy, chính quyền cần chủ trương thành
lập các tổ công tác, huy động sự tham gia của các tổ chức chính trị xã
hội.
3.2.2.2. Hoàn thiện quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo nghề cho lao
động nông thôn
Các giải pháp để từng bước hình thành hệ thống cơ sở ĐTN hoàn
chỉnh, cụ thể:
22
- Phát triển mạng lưới cơ sở ĐTN theo 3 hướng: hình thành các trường
cao đẳng, trung cấp có năng lực ĐTN chất lượng cao; phát triển các trường
cao đẳng, trung cấp có năng lực đào tạo đáp ứng nhu cầu kỹ thuật trực tiếp
của địa phương; Phát triển các trung tâm ĐTN ở cấp huyện.
- Các cơ sở ĐTN của Nhà nước, chủ yếu là các trường cao đẳng,
trung cấp có quy mô lớn, thiết bị ĐTN hiện đại để dạy các nghề kỹ
thuật, công nghệ cao, nghề đặc thù cần đầu tư lớn mà nền kinh tế có nhu
cầu.
- Phát triển mạnh các cơ sở ĐTN trong các doanh nghiệp để ĐTN
trong doanh nghiệp và gắn với doanh nghiệp, kết hợp thực hành tại
doanh nghiệp.
- Phát triển các cơ sở ĐTN tư thục, ĐTN trong các làng nghề, các cơ
sở ĐTN của tổ chức xã hội, đầu tư nước ngoài đáp ứng nhu cầu của thị
trường lao động và việc làm cho người lao động.
3.2.3. Xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên
các cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn
- Về phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý ĐTN:
+ Tiến hành điều tra, khảo sát, đánh giá đội ngũ giáo viên và cán bộ
quản lý ĐTN để có kế hoạch đào tạo và tuyển dụng đáp ứng yêu cầu về
số lượng, chất lượng và cơ cấu nghề đào tạo.
+ Huy động các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư,
người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất
kinh doanh, các trung tâm khuyến nông - lâm - ngư, nông dân sản xuất
giỏi tham gia ĐTN cho LĐNT.
+ Đào tạo nghiệp vụ sư phạm và bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề
cho giáo viên để bổ sung giáo viên cho các trung tâm ĐTN chưa đủ
giáo viên cơ hữu.
+ Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý và tư vấn chọn nghề, tìm và tự tạo
việc làm cho LĐNT sau học nghề.
+ Mỗi huyện có 01 biên chế chuyên trách về công tác ĐTN thuộc
phòng Lao động - TB&XH.
- Về phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên đào tạo:
23
+ Xây dựng các tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ, chính sách, cơ chế
đãi ngộ phù hợp để thu hút những người giỏi, có năng lực giảng dạy
tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
+ Đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên, giảng viên của hệ thống các
trường chính trị tỉnh, các trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, các cơ sở
đào tạo và của các trường đại học, cao đẳng đáp ứng với chương trình,
nội dung giảng dạy.
+ Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, giảng viên phương pháp giảng dạy
mới, truyền đạt tích cực, chú trọng thực tế thực hành và xử lý các tình
huống, phù hợp đối tượng giảng dạy.
+ Kiện toàn tổ chức, biên chế, bổ sung lực lượng giáo viên, giảng
viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đào tạo.
Việc cải cách về chế độ chính sách của tỉnh cần tập trung vào các
vấn đề chủ yếu sau:
Một là, về chế độ, chính sách đối với giáo viên ĐTN. Cần tiếp tục
ban hành những chính sách, chế độ đối với giáo viên ĐTN mang tính
đồng bộ nhằm khuyến khích, thu hút những người có tài, có đức làm
giáo viên ĐTN.
Hai là, về đào tạo đội ngũ giáo viên tương lai cho các cơ sở
ĐTN, cần tập trung giải quyết các vấn đề theo từng loại hình cơ sở
đào tạo.
Ba là, về bồi dưỡng, nâng cao chất lượng giáo viên ĐTN hiện có.
Hiện tại vẫn phải tiếp tục sử dụng đội ngũ giáo viên đương chức. Họ
vẫn là lực lượng chủ yếu để ĐTN trong vòng 10 năm tới, vì vậy phải
có các giải pháp bồi dưỡng kịp thời để họ đủ sức đáp ứng với nhu cầu
về chất lượng ngày càng cao trong những năm tới.
3.2.4. Tăng hỗ trợ nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất từ
ngân sách của tỉnh, Trung ương và huy động xã hội hóa đào tạo
nghề cho lao động nông thôn
Tăng cường hỗ trợ nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất từ ngân
sách của tỉnh, Trung ương
Ưu tiên đầu tư đào tạo những ngành nghề phục vụ nhu cầu thị
trường lao động tại địa phương. Song song với việc đó, cần thực hiện
đổi mới cơ chế quản lý về tài chính theo hướng phân cấp quản lý, trao
quyền chủ động về tài chính và thực hiện chế độ công khai, minh bạch
24
về tài chính. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần có giải pháp để huy động
sự đóng góp của người học nghề thông qua học phí, có chính sách huy
động sự đóng góp từ phía doanh nghiệp, người sử dụng LĐNT đã qua
ĐTN; huy động sự đóng góp của các cá nhân, tổ chức khác trong xã hội
nhằm phát triển sự nghiệp ĐTN cho LĐNT.
Huy động XHH đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Để có thể huy động XHH ĐTN cho LĐNT, cần có một số giải pháp
sau:
- Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách XHH ĐTN đến các
cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể, địa phương, các
doanh nghiệp, các cơ sở ĐTN công lập, ngoài công lập và toàn xã hội để
có sự nhận thức đúng đắn, đầy đủ, từ đó thu hút ngày càng nhiều lực
lượng xã hội tham gia vào sự nghiệp XHH ĐTN, thu hút được nhiều
nguồn lực tham gia vào công tác ĐTN.
- Không ngừng hoàn thiện các chính sách, pháp luật, nhất là các thủ
tục hành chính, theo hướng đơn giản, tiện lợi và hỗ trợ tích cực cho các
cơ sở ĐTN tư thục từ khi bắt đầu thành lập cũng như trong quá trình
hoạt động.
- Xây dựng các cơ chế, chính sách về đất đai, tín dụng, thuế, hỗ trợ
đầu tư nhằm khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp thuộc mọi thành
phần kinh tế tham gia vào ĐTN.
- Nhà nước cần xây dựng chính sách hỗ trợ, đầu tư cho các cơ sở
đào tạo không phân biệt công lập hay tư thục khi mở các ngành đào tạo
nặng nhọc, độc hại, các ngành đòi hỏi kỹ thuật cao, ngành nghề trọng
điểm phục vụ phát triển KT – XH của tỉnh, ĐTN cho LĐNT.
- Các chính sách về miễn, giảm học phí hay các chế độ chính sách
dành cho học viên cần được thực hiện bình đẳng cho người học không
phân biệt công lập hay tư thục.
- Nhà nước tiến hành đặt hàng đào tạo đối với các cơ sở ĐTN tư
thục đã được kiểm định chất lượng.
3.2.5. Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý
nghiêm vi phạm trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Kiểm tra, giám sát, đánh giá thường xuyên đội ngũ giáo viên, việc
thực hiện nội dung, chương trình đào tạo, việc kiểm tra đánh giá kết quả
25
đào tạo, cấp bằng nghề, chứng chỉ nghề. Kiểm tra việc chấp hành các
quy định, thực hiện các chính sách của Nhà nước về học phí, miễn giảm
học phí cho các đối tượng.
Tăng cường việc thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng kinh phí
đã được phân cấp trong hoạt động ĐTN cho LĐNT và kinh phí đầu tư
xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác
quản lý và ĐTN cho LĐNT.
Đặc biệt kiểm tra giám sát về các đối tượng hưởng thụ lợi ích của
đề án, trong đó chú ý đến lợi ích của cán bộ, giáo viên và lợi ích của
người học.
3.2.6. Xây dựng và thực hiện quy chế phối hợp giữa cơ sở đào
tạo nghề và doanh nghiệp sử dụng lao động nông thôn
Để giải quyết tình trạng trên, cần chú ý giải quyết một số vấn đề chủ
yếu sau:
Về phía cơ sở ĐTN:
- Chủ động xác định số lượng nghề đào tạo, quy mô đào tạo trên cơ
sở năng lực của cơ sở và nhu cầu của doanh nghiệp; xây dựng chương
trình đào tạo phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.
- Có sự tham gia của doanh nghiệp trong quá trình đào tạo; trong
việc xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình; trong quá trình giảng
dạy; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập; phản hồi chất lượng “sản phẩm”
đào tạo.
- Dạy kiến thức nghề cho người lao động đã có kỹ năng nghề được
đào tạo tại doanh nghiệp hoặc tích lũy được trong quá trình lao động, để
được cấp phát văn bằng, chứng chỉ nghề.
- Hình thành bộ phận quan hệ doanh nghiệp trong các cơ sở ĐTN để
nắm bắt nhu cầu của doanh nghiệp và hợp tác với doanh nghiệp trong
hoạt động đào tạo; đẩy mạnh việc ký hợp đồng đào tạo với doanh
nghiệp.
- Thực hiện tư vấn nghề nghiệp cho người học.
Về phía doanh nghiệp sử dụng LĐNT:
26
- Doanh nghiệp phải có chiến lược, kế hoạch phát triển nhân lực phù
hợp với chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh.
- Phát triển cơ sở ĐTN tại doanh nghiệp; đẩy mạnh ĐTN tại chỗ và
bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho người lao động.
- Doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp thông tin cho cơ sở ĐTN
về nhu cầu lao động.
- Tạo điều kiện cho học sinh các cơ sở ĐTN thực tập tại các thiết bị
của doanh nghiệp; giáo viên ĐTN được đi thực tế tại doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp tham gia xây dựng tiêu chuẩn, kỹ năng nghề, thiết
kế chương trình và tham gia giảng dạy, đánh giá kết quả học tập của
người học nghề; tham gia đánh giá kỹ năng nghề cho người lao động
qua đào tạo.
- Hỗ trợ cung cấp sản phẩm mới của doanh nghiệp cho cơ sở ĐTN
làm thiết bị đào tạo.
- Tổ chức đào tạo nghề tại doanh nghiệp với nhiều hình thức khác
nhau cho những lao động tuyển mới chưa qua ĐTN và nâng cao kỹ năng
nghề; cấp chứng chỉ nghề cho người lao động.
- Tạo điều kiện cho người lao động được học tập nâng cao trình độ.
Về cơ chế chính sách:
- Bổ sung cơ chế chính sách để huy động các doanh nghiệp tham
gia ĐTN và phát triển cơ sở ĐTN tại doanh nghiệp. Các doanh nghiệp
có hoạt động ĐTN, các chi phí đào tạo được tính trong chi phí giá thành;
được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc được trích một phần
thu nhập trước thuế để thực hiện ĐTN.
- Chính sách đối với người lao động qua ĐTN và tự nâng cao tay
nghề trong quá trình làm việc.
- Chính sách đối với người học những nghề đặc thù, nặng nhọc, độc
hại khó tuyển dụng.
- Có chính sách đầu tư đặc biệt cho ĐTN để đáp ứng nhu cầu doanh
nghiệp về số lượng, chất lượng.
27
- Có chính sách để tăng cường các hoạt động tư vấn nghề nghiệp tại
cơ sở ĐTN và tại doanh nghiệp, tạo điều kiện cho học viên lựa chọn
nghề nghiệp phù hợp khi vào trường; đồng thời những thông tin cần
thiết về chỗ làm việc khi sắp tốt nghiệp.
KẾT LUẬN
ĐTN cho LĐNT là hoạt động có vị trí, vai trò quan trọng đối với
phát triển nguồn nhân lực, nâng cao tay nghề, tạo việc làm, tăng thu
nhập cho người lao động, giảm nghèo nhanh và bền vững, góp phần
phát triển KT – XH. ĐTN là một trong những giải pháp đột phá của
chiến lược phát triển KT – XH nhằm phát triển nhanh đội ngũ nhân lực
kỹ thuật trực tiếp, phục vụ sự nghiệp CNH – HĐH góp phần bảo đảm an
sinh xã hội.
Luận văn đã hệ thống được những lý luận cơ bản, đây là cơ sở khoa
học để đề ra các giải pháp trong chương 3. Để nâng cao hiệu lực, hiệu
quả công tác QLNN về ĐTN cho LĐNT tại tỉnh Kiên Giang, tác giả có
tham khảo kinh nghiệm quản lý, tổ chức thực hiện của một số địa
phương và quốc gia. Luận văn đã đi sâu phân tích thực trạng công tác
ĐTN cho LĐNT trên địa bàn; thực trạng công tác QLNN về ĐTN cho
LĐNT của tỉnh từ năm 2012 – 2016.Tác giả đã đưa ra 6 giải pháp nhằm
giải quyết hạn chế cho các cơ quan QLNN trong giai đoạn hiện nay.
Luận văn được thực hiện với sự cố gắng của bản thân tác giả và
mong muốn góp phần vào đẩy mạnh công tác QLNN về ĐTN cho
LĐNT trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Tuy vậy, QLNN về ĐTN cho
LĐNT là nội dung rộng lớn khó khăn và phức tạp nên những nội dung và
đề xuất mà tác giả nêu trong luận văn chưa thể bao quát hết tất cả những
vấn đề thuộc lĩnh vực này. Đồng thời, luận văn không tránh khỏi những hạn
chế, thiếu sót, nên rất mong nhận được ý kiến góp ý của thầy, cô giáo và
đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn và mang tính ứng dụng cao
hơn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_dao_tao_nghe_cho_lao_do.pdf