Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

Tạo nguồn lực người DTTS là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, vì thế cần có sự quan tâm đặc biệt, tạo sự công bằng, bình đẳng, tạo cơ hội, điều kiện cho các DTTS tiếp cận với tri thức khoa học, nâng cao trình độ, làm chủ bản thân, làm chủ buôn làng, phum sóc, làm chủ đất nước. Những vấn đề đặt ra trong đề tài này là rất rộng, trong đó một phần nhờ vào kết quả tiếp thu bài giảng của Thầy, Cô giáo, từ những tư liệu tham khảo như sách, báo, các Nghị quyết của Đảng, nghị quyết của HĐND tỉnh, Kế hoạch của UBND tỉnh về phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2001-2005, 2006-2010, 2010-2015 và tầm nhìn đến năm 2020; thông tin, báo cáo của các sở ngành có liên quan, và dựa vào thực tế công tác của bản thân, đặc biệt là nhờ sự hướng dẫn tận tình của cô TS. Nguyễn Thị Hường trong suốt thời gian qua. Những kết luận rút ra từ đề tài hy vọng sẽ góp phần tạo thêm giải pháp đào tạo cho lao động người DTTS, giúp thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, để người dân tỉnh Kiên Giang nói chung và người DTTS nói riêng thật sự làm giàu, làm đẹp được cho quê hương bằng chính trí và lực của chính mình. Do trình độ, kiến thức của bản thân còn hạn chế và thời gian nghiên cứu chưa nhiều, nên luận văn không tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp của Quý Thầy Cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.

pdf23 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 797 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA DANH NGỌC BÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ 2 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Hƣờng Phản biện 1: TS. Tạ Thị Thanh Tâm Phản biện 2: TS. Lê Văn In Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia. Địa điểm: Phòng họp 210, Nhà A- Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia. Số: 10 – Đường 3/2-Quận 10-Thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian: vào hồi 13 giờ 30 ngày 25 tháng 7 năm 2017. Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia. 3 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài. Việt Nam đang trong quá trình tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH – HĐH) đất nước. Để có thể thực hiện thành công của quá trình này, trong đó nguồn nhân lực đã qua đào tạo là đặc biệt quan trọng. Chính vì vậy, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm chú trọng công tác đào tạo nghề cho người lao động nói chung và đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số (DTTS) nói riêng, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của sự nghiệp CNH –HĐH đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được, nước ta cũng còn tồn tại nhiều yếu kém và bất cập, đặc biệt là sự mất cân đối lớn giữa đào tạo với nhu cầu nhân lực thực tế cần cho quá trình CNH – HĐH đất nước. Sự bất cập này thể hiện rõ nhất hiện nay ở tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”, thiếu lao động kỹ thuật có tay nghề. Ở nhiều ngành kinh tế trọng điểm chúng ta đang thiếu trầm trọng lao động đã qua đào tạo, đặc biệt khả năng cạnh tranh của lao động Việt Nam so với các nước trong khu vực và thế giới vẫn còn rất thấp. Những tồn tại, hạn chế bất cập nêu trên có nhiều nguyên nhân về khách quan nhưng cũng có nhiều nguyên nhân chủ quan từ phía công tác quản lý của nhà nước. Trong một thời gian dài, trước khi Luật Dạy nghề được ban hành năm 2006, hoạt động tổ chức dạy nghề, học nghề thường chỉ được làm theo phong trào, mang tính cục bộ nhỏ lẻ 4 ở từng địa phương, các chính sách, pháp luật của nhà nước thiếu đồng bộ; nguồn ngân sách của nhà nước dành cho lĩnh vực này còn hạn chếđã gây không ít khó khăn trong hoạt động đào tạo nghề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của cả nước nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng. Trong những năm tới nhằm giải quyết tình trạng đã nêu trên: Vấn đề đặt ra cấp bách là phải đào tạo đội ngũ lao động có tay nghề, có chuyên môn hướng theo nhu cầu thực tế đòi hỏi của xã hội. Cùng với hệ thống giáo dục và đào tạo quốc dân, đào tạo nghề đã có những đóng góp to lớn trong việc đào tạo NNL có trình độ kỹ thuật và nghiệp vụ chuyên môn. Đây là lực lượng lao động không thể thiếu trong quá trình CNH – HĐH đất nước. Chính vì vậy ngày 27 tháng 11 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1956/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” với tổng kinh phí khoảng 26 nghìn tỉ đồng, nhưng đến nay trình độ tay nghề của lao động Việt Nam vẫn rất thấp. Tỉnh Kiên Giang và nhiều địa phương khác trong cả nước đang chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu các ngành kinh tế, sự phát triển không ngừng của các ngành công nghiệp và dịch vụ đã đặt ra yêu cầu cấp thiết trong việc đào tạo nghề cho lao động trong tỉnh, phục vụ nhu cầu phát triển KT-XH của địa phương. Ở người DTTS khó khăn cơ bản và trực tiếp vẫn là trình độ dân trí và trình độ học vấn của người lao động còn thấp, đối tượng trong độ tuổi lao động phần lớn là lao động phổ thông, chưa được đào tạo bồi dưỡng, chưa có tay 5 nghề, trình độ sản xuất còn nhiều hạn chế, còn tồn tại một số tập tục lạc hậu chi phối đời sống, tập quán sản xuất mang nặng tính tự nhiên; thiếu vốn để làm ăn hoặc có vốn nhưng sử dụng không hiệu quả. Để hoạt động đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh đạt kết quả tốt nhất, công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề đóng vai trò rất quan trọng, nhất là quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người DTTS. Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài luận văn: “Quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho ngƣời dân tộc thiểu số trên địa bàn tinh Kiên Giang”. làm đề tài nghiên cứu cho luận văn Thạc sĩ của mình. Từ đó giúp tác giả thấy được tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề cho người DTTS, tạo được nguồn nhân lực có chất lượng đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Kiên Giang. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài: Đã có một số công trình nghiên cứu về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề nói chung và quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người DTTS nói riêng được công bố, như: ( đã nêu ở trang 6-7 phần mở đầu của luận văn chính). Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu, bài báo, đề tài nghiên cứu khác được nêu trong danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. Những nghiên cứu trên có các cách tiếp cận khác nhau về dạy nghề và quản lý nhà nước về đào tạo nghề. Tuy nhiên, nghiên cứu chuyên sâu về quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người DTTS ở tỉnh Kiên Giang hiện nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Do vậy, đề tài: “Quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho 6 ngƣời dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Kiên Giang” là một đề tài mới, chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống ở Việt Nam. Trong quá trình thực hiện đề tài, bên cạnh việc kế thừa, chọn lọc những thành tựu nghiên cứu đã có, tác giả cũng tham khảo, kết hợp việc khảo sát những vấn đề mới nảy sinh, nhất là về lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về đào tạo nghề. Từ đó tác giả đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người DTTS ở tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới. Những câu hỏi nghiên cứu mà đề tài đặt ra là: Cơ sở khoa học của công tác quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho người DTTS ở tỉnh Kiên Giang trong giai đoạn 2000 - 2015, công tác quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho người DTTS diễn ra như thế nào? Có tồn tại nào không? Nguyên nhân và cách khắc phục những tồn tại đó? Đề tài luận văn “Quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho ngƣời dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Kiên Giang” chính là sự kế thừa và phát triển công tác quản lý đào tạo nghề theo hướng phù hợp với địa bàn tỉnh Kiên Giang, không trùng lặp với bất cứ công trình nghiên cứu khoa học nào trước đó trong lĩnh vực này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 3.1 Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số (DTTS) ở tỉnh Kiên Giang trong giai đoạn hiện nay, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường và hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người DTTS của tỉnh trong thời gian tới. 7 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu. - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo nghề cho người DTTS. - Đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo nghề cho người DTTS của tỉnh Kiên Giang trong thời gian qua. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề cho người DTTS của tỉnh. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho người DTTS của tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người DTTS. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về phạm vi thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận trong quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Kiên Giang từ năm 2000 đến nay. 8 - Về địa bàn nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu thực tiễn hoạt động quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn - Phương pháp luận: : Luận văn được tiến hành dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, đồng thời quán triệt sâu sắc các quan điểm đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước về đào tạo nghề cho người DTTS. - Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng các phương pháp: thu thập số liệu (số liệu điều tra thực tế từ ngành Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Kiên Giang, số liệu từ niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang và số từ trường Trung cấp nghề Dân tộc nội trú tỉnh Kiên Giang, HĐND - UBND tỉnh Kiên Giang); phương pháp khảo sát, điều tra xã hội học, thống kê mô tả, phương pháp so sánh và phân tích tổng hợp; phương pháp tham khảo tài liệu nghiên cứu trong nước, các địa phương, các ngành và lĩnh vực. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn: - Ý nghĩa về mặt lý luận:Đề tài mong muốn cung cấp cái nhìn tổng quát về việc đào tạo nghề cho người DTTS, từ đó: nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chuyển dịch cơ cấu lao động đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Kiên Giang. 9 - Ý nghĩa về mặt thực tiển: Vận dụng trong thực tế để đánh giá thực trạng công tác đào tạo nghề cho người DTTS: độ tuổi lao động, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề, sức khỏe và chỉ ra những bất cập trong việc đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng lao động người DTTS; đề xuất các mục tiêu và giải pháp cơ bản thúc đẩy phát triển đào tạo nghề cho người DTTS trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các bảng, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận quản nhà nước về đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Chương 3: Mục tiêu và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về đào nghề cho người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. 10 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ 1.1. Một số vấn đề chung về đào tạo nghề cho ngƣời dân tộc thiểu số 1.1.1 Khái lược về dân tộc thiểu số 1.1.1.1. Khái niệm về người dân tộc thiểu số Người dân tộc thiểu số là những người có những sự khác biệt về một phương diện nào đó với cộng đồng người chung trong xã hội. Họ có thể khác biệt với người đa số về phương diện ngôn ngữ và văn hoá. Khác biệt về nhận thức và tôn giáo, về hoàn cảnh kinh tế, điều kiện sống và thu nhập v.v...và đi kèm theo đó là sự khác biệt về phương thức ứng xử của cộng đồng đối với chính họ. Người dân tộc thiểu số là những người làm cho người ta dễ nhận thấy sự khác biệt so với cộng đồng, nghĩa là họ mang những nét mà có thể khi nhìn vào cũng như giao tiếp với họ, người ta có thể nhận thấy ngay sự phân biệt so với những thành viên khác trong cộng đồng. 1.1.1.2. Đặc điểm người dân tộc thiểu số 11 Người dân tộc thiểu số (DTTS) có truyền thống đoàn kết; có nền văn hóa cực kỳ đặc sắc và hấp dẫn; tập quán sản xuất còn mang tính tự cung tự cấp, phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện tự nhiên, đông con. Trình độ văn hóa và chuyên môn của lao động người DTTS còn hạn chế. Đa số người DTTS sống bằng nghề nông nghiệp, làm thuê, làm mướn; một số có tính tự ti mặc cảm, một số khác còn trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước. Thu nhập của người DTTS thấp, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn cao, đặc biệt là tại vùng ven biển, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. 1.1.2. Khái niệm đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số 1.1.2.1. Khái niệm về đào tạo nghề 1.1.2.2. Khái niệm đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số Đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số (DTTS) là tạo ra lực lượng lao động có trình độ, thành thạo chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật sản xuất, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, nhằm giải quyết tốt nhu cầu việc làm, tự tạo việc làm cho người DTTS, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người DTTS. 1.1.3. Đặc điểm đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số 1.1.4. Ý nghĩa và vai trò của đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số 1.1.4.1. Ý nghĩa của đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số 12 1.1.4.2. Vai trò đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số 1.2. Quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho ngƣời dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Kiên Giang 1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về đào tạo nghề 1.2.2. Khái niệm quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người DTTS là một dạng quản lý do các cơ quan trong bộ máy nhà nước làm chủ thể, định hướng điều hành, chi phối mọi hoạt động liên quan đến đào tạo nghề cho người DTTS như: chiến lược, quy hoạch, chính sách, tổ chức hoạt động của các cơ sở dạy nghề, đào tạo bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý...nhằm đảm bảo trật tự, kỷ cương trong hoạt động dạy nghề cho người DTTS, thực hiện được mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực là người DTTS trực tiếp đáp ứng được yêu cầu về số lượng và chất lượng, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế và tiến trình hội nhập của khu vực và quốc tế; đảm bảo tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả của hoạt động dạy nghề cho người DTTS. 1.2.3. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số 1.2.4. Phân cấp quản lý nhà nước và chủ thể của hoạt động quản lý nhà nước về đào nghề cho người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh 13 1.2.5. Nội dung quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số 1.2.5.1. Mục đích, ý nghĩa 1.2.5.2. Tính chất 1.2.5.3. Nội dung quản lý nhà nước về đào tạo nghề 1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho ngƣời dân tộc thiểu số 1.3.1. Về khách quan 1.3.2. Về chủ quan 1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho ngƣời dân tộc thiểu số ở một số địa phƣơng và bài học cho tỉnh Kiên Giang 1.4.1. Mô hình quản lý đào tạo nghề tại một số tỉnh ở Việt Nam 1.4.1.1. Mô hình quản lý đào tạo nghề tại tỉnh Ninh Bình 1.4.1.2. Mô hình quản lý đào tạo nghề tại tỉnh Nam Định 1.4.1.3 Kinh nghiệm đào tạo nghề của tỉnh Quảng Trị 1.4.1.4 Kinh nghiệm đào tạo nghề của tỉnh Thanh Hóa 14 1.4.2. Bài học rút ra đối với quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số ở tỉnh Kiên Giang hiện nay Từ kết quả đào tạo nghề tại một số địa phương trên ta có thể đưa ra được một số vấn đề cần thực hiện khi triển khai công tác đào nghề và nâng cao chất lượng lao động là người DTTS trong thời gian tới: Một là: Cần thực hiện theo sát đề án mà các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương đã đề ra, đồng thời phải có các chính sách phát triển công tác đào tạo nghề nói chung, đào tạo nghề cho người DTTS nói riêng phù hợp với thực tế và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương. Hai là: Tăng cường công tác tuyên truyền sâu, rộng hơn nữa về công tác đào tạo nghề cho người DTTS đến toàn thể lực lượng lao động của địa phương. Ba là: Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở, trang thiết bị dạy nghề, cũng như tăng cường nâng cao năng lực của cán bộ, giáo viên tham gia công tác đào tạo nghề. Tập trung đào tạo nghề theo nhu cầu của người học và nhu cầu của các doanh nghiệp, quan tâm đào tạo nghề cho đối tượng là người DTTS. Bốn là: Cần có chính sách tạo việc làm cho người DTTS sau khi tham gia hoàn thành các lớp đào tạo nghề. 15 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG 2.1. Giới thiệu về các dân tộc thiểu số ở tỉnh Kiên Giang 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên và dân số Kiên Giang là tỉnh nằm ở phía Tây Nam của tổ quốc, thuộc đồng bằng sông Cửu Long, diện tích tự nhiên là 6.346 km2, có đường biên giới bộ dài hơn 56,8 km giáp với tỉnh Cam Pốt và Tà Keo– Campuchia; bờ biển dài gần 200 km, có vùng biển rộng trên 60.000 km 2, với hơn 145 hòn đảo lớn nhỏ (45 đảo có dân), trong đó đảo lớn nhất là Phú Quốc có diện tích tự nhiên 567 km2. Toàn tỉnh có 15 huyện, thị xã, thành phố (13 huyện, 01 thị xã và 01 thành phố), 145 xã, phường, thị trấn; vào năm 2010 tỉnh có 53 đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn, trong đó có 28 xã thuộc diện Chương trình 135 giai đoạn II; đến nay còn 26 đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn, 09 xã và 11 ấp thuộc diện đầu tư Chương trình 135. Dân số toàn tỉnh có trên 1.726.200 người, trong đó đồng bào các DTTS có 265.125 người chiếm 15,04 % so với dân số toàn tỉnh. 2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội 2.1.2.1 Tình hình phát triển kinh tế 16 2.1.2.2 Tình hình văn hóa - xã hội 2.2. Khái quát về hoạt động đào tạo nghề cho ngƣời dân tộc thiểu số ở tỉnh Kiên Giang 2.2.1. Lực lượng lao động người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Kiên Giang 2.2.2. Mạng lưới cơ sở đào tạo ở tỉnh Kiên Giang 2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến đào tào nghề 2.2.3.1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của các cơ sở đào tạo 2.2.3.2. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề 2.2.3.3. Nhận thức của người học và xã hội về đào tạo 2.2.3.4. Ảnh hưởng của văn hóa đến công tác đào tạo 2.2.3.5. Các chính sách của Nhà nước liên quan đến công tác đào tạo 2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho ngƣời dân tộc thiểu số ở tỉnh Kiên Giang 2.3.1. Xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình, đề án đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh 17 2.3.2. Những tồn tại trong công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số - Hiệu quả quản lý nhà nước về đào tạo nghề nói chung còn thấp, dẫn đến việc nguồn lực sử dụng lãng phí, vì cả hai ngành (Giáo dục – Đào tạo và Lao động – Thương binh và xã hội) cùng làm những công việc như nhau trong quản lý. Ban Dân tộc tỉnh chưa xây dựng được đề án đào tạo nghề riêng cho lao động là người dân tộc thiểu số để có sự quan tâm và ưu tiên đặc biệt đối với đối tượng này. - Trách nhiệm của Nhà nước đối với quản lý đào tạo nghề có nguy cơ giảm sút. Tổ chức và hoạt động dạy nghề giữa các vùng, các huyện trong tỉnh còn mất cân đối, sự phối hợp giữa các cơ sở dạy nghề chưa thực sự toàn diện. Trong xây dựng nội dung, chương trình đào tạo giữa lý thuyết và thực tiễn còn tồn tại khoảng cách. Công tác dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động trong quản lý nhà nước của tỉnh còn kém hiệu quả. 2.4. Đánh giá chung 2.4.1. Những thành tựu đạt được trong công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề 2.4.2. Những tồn tại hạn chế trong công tác quản lý đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số 2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế 18 2.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan 2.4.3.2. Nguyên nhân khách quan Chƣơng 3 MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG 3.1. Một số quan điểm chủ đạo 3.1.1. Quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đào tạo nghề Trong quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người DTTS cần thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Thực hiện đổi mới quản lý nhà nước về đào tạo nghề, chuyển đổi từ quản lý kiểu hành chính, sự vụ theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu truyền thống sang quản lý chất lượng theo cơ chế thị trường. 3.1.2. Công tác đào tạo nghề phải có tính kế thừa Công tác quản lý nhà nước về giáo dục nói chung và quản lý nhà nước về đào tạo nghề nói riêng cần không ngừng được đổi mới nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý. Do đó, các giải pháp nhằm 19 hoàn thiện quản lý nhà nước về đào tạo nghề phải thực hiện trên cơ sở kế thừa những thành tựu đã đạt được đồng thời phải biết chọn lọc những cái mới, phù hợp hơn để đổi mới từng bước. Đề tài xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển các thành tựu trong nhiệm vụ quản lý nhà nước về đào tạo nghề nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người DTTS ở tỉnh Kiên Giang từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo. 3.1.3. Công tác đào tạo nghề phải có tính khả thi quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho ngƣời dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Kiên Giang Các giải pháp quản lý nhà nước về công tác đào tạo nghề cho người DTTS ở tỉnh Kiên Giang được đề xuất phải có khả năng áp dụng vào thực tiễn để đổi mới quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của các cơ sở dạy nghề trong tỉnh một cách thuận lợi, trở thành hiện thực và có kết quả. Để bảo đảm tính khả thi, các giải pháp được đề xuất phải căn cứ vào khả năng và điều kiện cụ thể của tỉnh để thực hiện các giải pháp một cách có hiệu quả nhất. 3.2. Mục tiêu đào tạo 3.2.1. Mục tiêu tổng quát Từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo, công tác đào tạo nghề phải tạo ra đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng và chất 20 lượng, góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội. 3.2.2. Mục tiêu cụ thể Giai đoạn 2016 - 2020, đào tạo mới lao động người dân tộc thiểu số là 24.300 người, bình quân hàng năm đào tạo 4.860 người/năm; đưa tỷ lệ lao động người DTTS qua đào tạo chung từ 32,40% năm 2015 lên 50-55% vào năm 2020. Trong đó, đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2016-2020 là 9.734 người (bình quân 1.946 người/năm), gồm hai lĩnh vực: + Lao động đào tạo nghề thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp: 5.620 người; + Lao động đào tạo nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp: 4.114 người; Sau đào tạo tỷ lệ lao động người DTTS có việc làm mới hoặc việc làm cũ có thu nhập cao hơn đạt từ 72-80%. 3.3. Những giải pháp nhằm hoàn thiện 3.3.1. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và xã hội về đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Kiên Giang 3.3.2. Tiếp tục hoàn thiện thể chế chính sách về đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Kiên Giang 21 3.3.3. Đánh giá, dự báo, lập quy hoạch, kế hoạch và nghiên cứu về đào tạo nghề gắn với thực tiễn ở tỉnh Kiên Giang 3.3.4. Đào tạo và nâng cao năng lực cho cán bộ công chức làm công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Kiên Giang 3.3.5. Đổi mới và phát triển chương trình dạy nghề tại các cơ sở dạy nghề trong tỉnh 3.3.6. Đa dạng và tăng cường các nguồn lực đầu tư, đổi mới cơ chế chính sách, tài chính đối với công tác đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Kiên Giang 3.3.7. Đẩy mạnh xã hội hóa về đào tạo nghề tại tỉnh Kiên Giang 3.3.8. Kiểm tra, kiểm định chất lượng đối với các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh Kiên Giang 3.3.9. Tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo nghề KẾT LUẬN 22 KẾT LUẬN Trong những năm qua, nền kinh tế- xã hội tỉnh Kiên Giang có nhiều chuyển biến tích cực, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, ổn định; đã đào tạo và tạo được nhiều việc làm cho lao động nông thôn nói chung và lao động người DTTS nói riêng, góp phần nâng cao thu nhập và nâng cao mức sống của người dân, dần dần từng bước xóa hộ đói, giảm hộ nghèo trên toàn tỉnh. Tuy nhiên, trình độ lao động người DTTS trên địa bàn vẫn còn thấp, vì vậy vấn đề đào tạo, nâng cao tay nghề cho người lao động DTTS, tạo việc làm cho họ đang là vấn đề bức xúc hiện nay. Để triển khai thực hiện công tác đào tạo lao động người DTTS, trước mắt hoàn thiện chính sách phát triển nguồn nhân lực, tạo việc làm cho người DTTS. Đẩy mạnh việc đào tạo nghề để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; ưu tiên việc dạy nghề, đào tạo lao động tại chỗ, tạo điều kiện cho lao động người DTTS có nghề, có việc làm ổn định. Chỉ khi nào người dân tộc thiểu số có được một trình độ học vấn, trình độ dân trí cao thì khi đó họ mới có đủ điều kiện vượt qua nghèo nàn, lạc hậu và góp phần vào sự nghiệp chung của tỉnh. Với các đặc điểm của tỉnh, chúng ta cũng nên hiểu rằng để thực hiện thành công công cuộc đổi mới đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số là phải đào tạo được đội ngũ lao động người DTTS đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng và có việc làm ổn định. 23 Tạo nguồn lực người DTTS là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, vì thế cần có sự quan tâm đặc biệt, tạo sự công bằng, bình đẳng, tạo cơ hội, điều kiện cho các DTTS tiếp cận với tri thức khoa học, nâng cao trình độ, làm chủ bản thân, làm chủ buôn làng, phum sóc, làm chủ đất nước. Những vấn đề đặt ra trong đề tài này là rất rộng, trong đó một phần nhờ vào kết quả tiếp thu bài giảng của Thầy, Cô giáo, từ những tư liệu tham khảo như sách, báo, các Nghị quyết của Đảng, nghị quyết của HĐND tỉnh, Kế hoạch của UBND tỉnh về phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2001-2005, 2006-2010, 2010-2015 và tầm nhìn đến năm 2020; thông tin, báo cáo của các sở ngành có liên quan, và dựa vào thực tế công tác của bản thân, đặc biệt là nhờ sự hướng dẫn tận tình của cô TS. Nguyễn Thị Hường trong suốt thời gian qua. Những kết luận rút ra từ đề tài hy vọng sẽ góp phần tạo thêm giải pháp đào tạo cho lao động người DTTS, giúp thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, để người dân tỉnh Kiên Giang nói chung và người DTTS nói riêng thật sự làm giàu, làm đẹp được cho quê hương bằng chính trí và lực của chính mình. Do trình độ, kiến thức của bản thân còn hạn chế và thời gian nghiên cứu chưa nhiều, nên luận văn không tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp của Quý Thầy Cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_dao_tao_nghe_cho_nguoi.pdf
Luận văn liên quan