Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh

Đầu tư công là hoạt động quan trọng của cả quốc gia và từng địa phương. TP.HCM với tư cách là đô thị lớn nhất Việt Nam xét trên nhiều phương diện, tuy vậy thành phố này đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức trong sự phát triển của mình, trong đó có vấn đề về hệ thống cơ sở hạ tầng đang trở nên quá tải và không thể đáp ứng được nhu cầu của người dân, cũng như nhu cầu phát triển của thành phố. Với tư cách là cơ quan QLNN có thẩm quyền lớn nhất trong hệ thống chính quyền thành phố, UBND TP.HCM đóng vai trò là cơ quan điều hành và quản lý chung đối với vấn đề đầu tư công trên dịa bàn, góp phần sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư công hạn chế từ ngân sách thành phố. Tuy nhiên, qua phân tích bảy nhóm nội dung QLNN về đầu tư công của cơ quan này, gồm: (i) Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư công; (ii) Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch, quy hoạch, giải pháp chính sách đầu tư công; (iii) Theo dõi và cung cấp thông tin về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công; (iv) Đánh giá hiệu quả đầu tư công, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về đầu tư công; (v) Xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân liên quan đến đầu tư công; (vi) Khen thưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thành tích trong hoạt động đầu tư công; (vii) Hợp tác quốc tế về đầu tư công, cho thấy UBND TP.HCM chưa thực hiện tốt trách nhiệm của mình trọng lĩnh vực này. Điều này đã và đang làm giảm hiểu quả đầu tư công trên địa bàn TP.HCM, khiến cho các vấn đề cơ bản của thành phố vẫn chưa thể giải quyết được, thành phố đang có nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các thành phố trong khu vực. Trên cơ sở những phân tích về hạn chế, bất cập và nguyên nhân của chúng trong công tác QLNN về đầu tư công của UBND TP.HCM, chúng tôi đã đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả QLNN về đầu tư công trên địa bàn TP.HCM thời gian tới./.

pdf26 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 620 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ / / HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HUỲNH PHẠM KHÁNH NGỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ CÔNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngày: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Thao Phản biện 1: ................................................................................................... Phản biện 2: ................................................................................................... Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp ......................... , Nhà .......................... - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa - Thành phố Hà Nội Thời gian: vào hồi ..giờ..tháng.năm 2017 i PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tác giả chọn đề tài “Quản lý nhà nước về đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh” vì một số lý do sau: Thứ nhất, đầu tư công đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội; Thứ hai, đầu tư công ở Việt Nam hiện nay có hiệu quả thấp và lãng phí; Thứ ba, TP.HCM với vai trò là đầu tàu của nền kinh tế cả nước, nhưng kết cấu hạ tầng yếu kém, ngày càng quá tải, bất cập, ngày càng gây bức xúc cho nhân dân, cản trở mục tiêu tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân, mà một trong những nguyên nhân của thực trạng trên là sự kém hiệu quả và lãng phí trong đầu tư công trên địa bàn thành phố; Thứ tư, cho đến thời điểm hiện nay hầu như chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống và chuyên sâu về công tác QLNN về đầu tư công nói chung, công tác QLNN về đầu tư công của UBND cấp tỉnh nói riêng. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Thứ nhất, đối với các luận án, luận văn: - Phùng Văn Hiền (2014) với Luận án tiến sĩ “QLNN dự án đầu tư từ ngân sách nhà nước trong giáo dục đào tạo đại học và sau đại học ở Việt Nam”. - Phan Thị Thu Hiền (2015) với Luận án tiến sĩ chuyên ngành kinh tế “Đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương tỉnh Hà Nam”. - Hồ Thị Hương Mai (2015), QLNN về vốn đầu tư trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội, Luận án tiến sĩ chuyên ngành quản lý kinh tế được thực hiện tại Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. - Vũ Thị Thu Hằng (2016) với Luận án tiến sĩ chuyên ngành kinh tế quốc tế QLNN đối với vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế tại Việt Nam, được thực hiện tại Học viện khoa học xã hội. ii - Nguyễn Hoàng Anh (2008), Hiệu quả quản lý đầu tư công tại TP.HCM: Vấn đề và giải pháp, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành kinh tế thực hiện tại trường Đại học kinh tế TP.HCM. - Nguyễn Mạnh Hải (2015), Quản lý đầu tư công tại tỉnh Hòa Bình, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý kinh tế thực hiện tại trường Đại học kinh tế thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Thứ hai, đối với các bài báo khoa học - Nguyễn Đức Thành và Đinh Tuấn Minh (2011), Đổi mới thể chế, cơ chế và những giải pháp chấn chỉnh, hoàn thiện, tái cấu trúc lĩnh vực đầu tư công. - Vũ Thành Tự Anh (2013), Quản lý và phân cấp quản lý đầu tư công thực trạng ở Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế, đây là tài liệu phục vụ giảng dạy trong chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. - Đỗ Thiên Anh Tuấn (2015), Đầu tư công và quản lý đầu tư công ở Việt Nam, đây cũng tài liệu phục vụ giảng dạy trong chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. - Võ Đại Lược và Nguyễn Văn Cường (2012), Đối mới cơ chế phân cấp quản lý đầu tư công hiện nay, bài báo của các tác giả được đăng trên Tạp chính kinh tế và chính trị thế giới số 06 (194). Thứ ba, các giáo trình về đầu tư và quản lý đầu tư công - Giáo trình Quản lý dự án đầu tư của trường Đại học kinh tế quốc dân xuất bản năm 2005. - Giáo trình Kinh tế đầu tư cũng của trường Đại học kinh tế quốc dân xuất bản năm 2007. 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn được thực hiện nhằm mục đích đề xuất được các giải pháp có tính khả thi góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác iii QLNN về đầu tư công của UBND TP.HCM và các tỉnh, thành phố có nhiều đặc điểm tương đồng với TP.HCM. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận văn cần thực hiện được các nhiệm vụ sau: Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận và pháp lý về QLNN của UBND cấp tỉnh đối với hoạt động đầu tư công. Thứ hai, trên cơ sở quy định của pháp luật và khung lý thuyết về quản lý đối với hoạt động đầu tư công, phân tích thực trạng QLNN của UBND TP.HCM (thông qua các cơ quan chuyên môn) đối với hoạt động đầu tư công trên địa bàn thành phố, qua đó chỉ ra được những hạn chế, bất cập và lý giải nguyên nhân của những hạn chế, bất cập này. Thứ ba, đề xuất một số giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý đầu tư công trên địa bàn TP.HCM. 4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Công tác QLNN về đầu tư công là đối tượng nghiên cứu của luận văn. Trong đó luận văn tập trung nghiên cứu công tác QLNN về đầu tư công của UBND TP.HCM với tư cách là một cơ quan QLNN về đầu tư công theo quy định tại khoản 12 Điều 4 Luật Đầu tư công năm 2014. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: TP.HCM. - Phạm vi thời gian: giai đoạn 2012 – 2016, tầm nhìn đến 2025. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp luận là chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác-Lênin. 5.2. Phương pháp nghiên cứu iv Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau đây: Phương pháp thu thập và hồi cố thông tin dữ liệu từ các nguồn khác nhau (information retrieval), phương pháp khảo cứu và phân tích tại bàn (desk - review); Phương pháp hệ thống; Phương pháp tổng hợp, phân tích; Phương pháp thống kê. 6. Đóng góp mới của luận văn Hệ thống hóa và khái quát hóa cơ sở lý luận và các quy định của pháp luật hiện nay về QLNN của UBND cấp tỉnh đối với hoạt động đầu tư công. Mặt khác, các giải pháp của luận văn có thể sử dụng hoặc có thể tham khảo để tiếp tục phát triển nhằm cung cấp các luận cứ có giá trị khoa học cho việc cải thiện hiệu quả lý nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, qua đó góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được thiết kế thành 3 chương, cụ thể như sau: Chương 1. Cơ sở khoa học của QLNN về đầu tư công. Chương 2. Thực trạng QLNN về đầu tư công trên địa bàn TP.HCM. Chương 3. Một số giải pháp hoàn thiện công tác QLNN về đầu tư công trên địa bàn TP.HCM. 1 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẦU TƢ CÔNG 1.1. Khái quát về đầu tƣ công 1.1.1. Khái niệm đầu tư công Theo quy định của Luật Đầu tư công 2014 thì đầu tư công được hiểu là: “Hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội”. 1.1.2. Các hình thức đầu tư công Theo quy định của Luật Đầu tư công thì hoạt động đầu tư công được thực hiện thông qua 2 hình thức: (i) Đầu tư theo Chương trình đầu tư công; và (ii) Đầu tư theo Dự án đầu tư công. 1.1.3. Các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư công Thứ nhất, chủ thể có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư đối với chương trình, dự án đầu tư công. Thứ hai, chủ thể có thẩm quyền quyết định đầu tư đối với chương trình, dự án đầu tư công. Thứ ba, chủ chương trình và chủ đầu tư. Thứ tư, đơn vị nhận ủy thác đầu tư công. Thứ năm, Ban Quản lý chương trình, dự án. Thứ sáu, nhà thầu. Thứ bảy, đơn vị tư vấn, thiết kế chương trình, dự án. 1.1.4. Các lĩnh vực đầu tư công Theo quy định tại Điều 5 Luật Đầu tư công 2014 thì hoạt động đầu tư công của Nhà nước tập trung vào 4 lĩnh vực sau đây: Thứ nhất, đầu tư chương trình, dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; 2 Thứ hai, đầu tư phục vụ hoạt động của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; Thứ ba, đầu tư và hỗ trợ hoạt động cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích; Thứ tư, đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tư; 1.1.5. Vai trò của đầu tƣ công đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Thứ nhất, duy trì và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thứ hai, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Thứ ba, góp phần giảm thất nghiệp, nâng cao chất lượng lao động. Thứ tư, góp phần cải thiện sự bình đẳng trong xã hội. Thứ năm, góp phần khắc phục những thất bại của thị trường. 1.2. Quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ công 1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về đầu tư công Quản lý nhà nước về đầu tư công là hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước và người có thẩm quyền trong có quan hành chính nhà nước nhằm chấp hành các quy định của Hiến pháp, luật, VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên trong lĩnh vực đầu tư công và điều hành hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, qua đó góp phần sử dụng hiệu quả vốn đầu tư công, đảm bảo công bằng xã hội, thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế, giữ vững an ninh, bảo đảm quốc phòng. 1.2.2. Nguyên tắc quản lý nhà nước về đầu tư công Thứ nhất, tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công. Thứ hai, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm của đất nước, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển ngành. 3 Thứ ba, thực hiện đúng trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan QLNN, tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý và sử dụng vốn đầu tư công. Thứ tư, quản lý việc sử dụng vốn đầu tư công theo đúng quy định đối với từng nguồn vốn; bảo đảm tập trung đầu tư, đồng bộ, chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả và khả năng cân đối nguồn lực; không để thất thoát, lãng phí. Thứ năm, bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động đầu tư công. Thứ sáu, khuyến khích tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư hoặc đầu tư theo hình thức đối tác công tư vào dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và cung cấp dịch vụ công. 1.2.3. Chủ thể quản lý nhà nước về đầu tư công Theo quy định tại Điều 4 khoản 12 Luật Đầu tư công 2014 thì chủ thể QLNN về đầu tư công bao gồm các cơ quan sau: (i) Chính phủ; (ii) Bộ Kế hoạch và Đầu tư; (iii) UBND các cấp. Để giúp các cơ quan QLNN về đầu tư công thực hiện chức năng của mình, Điều 4 khoản 11 Luật Đầu tư công 2014 tiếp tục quy định các cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công gồm: (i) Đơn vị có chức năng quản lý đầu tư công thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư; (ii) Sở Kế hoạch và Đầu tư; (iii) Phòng, ban có chức năng quản lý đầu tư công thuộc UBND cấp huyện, cấp xã. 1.2.4. Nội dung quản lý nhà nước về đầu tư công Nội dung QLNN về đầu tư công hiện được quy định tại Điều 13 Luật Đầu tư công 2014. Cụ thể đó là các nội sau: 1.2.4.1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư công; 1.2.4.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch, quy hoạch, giải pháp, chính sách đầu tư công; 1.2.4.3. Theo dõi, cung cấp thông tin về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công; 4 1.2.4.4. Đánh giá hiệu quả đầu tư công; kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về đầu tư công, việc tuân thủ quy hoạch, kế hoạch đầu tư công; 1.2.4.5. Xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo của các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư công; 1.2.4.6. Khen thưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thành tích trong hoạt động đầu tư công; 1.2.4.7. Hợp tác quốc tế về đầu tư công. 1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ công của một số địa phƣơng 1.3.1. Kinh nghiệm của thành phố Hà Nội; 1.3.2. Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng; 1.3.3. Kinh nghiệm của tỉnh đồng Nai; 1.3.4. Bài học kinh nghiệm rút ra. 5 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẦU TƢ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Khái quát chung về đầu tƣ công trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội a) Tình hình kinh tế xã hội - TP.HCM là trụ cột, đồng thời là đầu tầu tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, đóng góp phần lớn trong tổng thu thu ngân sách của cả nước. - TP.HCM chưa thể phát huy tiềm năng và thế mạnh của mình để phát triển hơn nữa, thành phố đang ngày càng tụt hậu so với các đối thủ cạnh tranh của mình trong khu vực. b) Tác động của kinh tế - xã hội đến đầu tư công trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Tình hình kinh tế - xã hội của TP.HCM đã và đang đặt ra nhu cầu cấp bách và sức ép rất lớn về đầu tư công trên địa bàn Thành phố 2.1.2. Tình hình đầu tư công Bảng 2.1. Tình hình đầu tư công trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2012 - 2016 (đơn vị: tỷ đồng) Tiêu chí 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng số vốn 15.063 16.770 14.503 19.282 19.374 Trả nợ gốc và lãi vay Số vốn - - - - 518,495 Số dự án - - - - 06 Đối ứng cho dự án ODA Số vốn 1.280,15 569,304 890,894 1.299,76 855,500 Số dự án - - - - 39 6 Đầu tƣ theo hình thức PPP Số vốn 606 - - - 529,597 Số dự án 02 - - - 06 Chuyển tiếp năm trƣớc Số vốn 5.765,6 6.404,34 4.584,14 7.597,74 9.129,82 Số dự án 459 954 443 434 441 Khởi công mới trong năm Số vốn 1.775,68 1.996,24 1.105,81 1.812,45 2.279,23 Số dự án 91 179 119 118 244 Chuẩn bị đầu tƣ Số vốn 126,1 232,61 38,55 157,841 2,8 Số dự án 133 95 342 508 06 Vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA Số vốn 2.000 4.000 4.000 4.000 3.849,1 Số dự án 69 66 64 61 16 Tiền bồi thƣờng giải phóng mặt bằng 1.407,86 1.542,5 668,398 686,194 - Vốn ủy quyền cho Giám đốc Sở phân khai theo danh mục chi tiết 653,365 822 1.205,2 1.322,5 888 Vốn phân cấp cho UBND quận - huyện 541,86 769,664 1.923,85 2.133,3 1.326,45 7 Trong số hàng trăm dự án được triển khai mỗi năm tại thành phố Hồ Chí Minh, đáng chú ý là một số đại dự án sau đây: Dự án đường sắt đô thị tại TP.HCM, dự án này dự tính sẽ xây dựng 220 km đường sắt với 08 tuyến xuyên tâm và vành khuyên nối các trung tâm chính của thành phố; Dự án Đại lộ Đông - Tây đã hoàn thành với 21,9 km đường (bao gồm hầm Thủ Thiêm); Dự án đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài đã thông tuyến vào ngày 30/8/2016 với chiều dài toàn tuyến là 13,6 km; Dự án nâng cấp đô thị TP.HCM triển khai từ năm 2004 đến năm 2014 với sáu hạng mục thành phần, trong đó có hạng mục cải tạo kênh Tân Hóa - Lò Gốm với tổng mức đầu tư là 11.616 tỷ đồng; Dự án cải tạo kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đang trong giai đoạn triển khai giai đoạn 2 với tổng mức đầu tư ước tính 12.012 tỷ đồng; ngoài ra còn một số dự án lớn khác như xây dựng đường Võ Văn Kiệt, đường hầm Sài Gòn, Mai Chí Thọ, đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây... Căn cứ vào các thông tin được thể hiện trong Bảng 2.1 và một số tài liệu có liên quan, chúng tôi có một số nhận xét sau đây: Thứ nhất, phần lớn các dự án đầu tư công trên địa bàn TP.HCM có quy mô đầu tư nhỏ, phân tán và manh mún. Thứ hai, tỷ trọng đầu tư công (tức là đầu tư phát triển) trên địa bàn TP.HCM không cao. Thứ ba, Tỷ lệ đầu tư công trên một người dân vào năm 2014 chỉ ở vào khoảng 1,81 triệu đồng/1 người (với số lượng dân số cuối năm 2014 của thành phố là 8 triệu dân), đây là một con số quá thấp. Thứ tư, trong bối cảnh ngân sách thành phố rất hạn chế thì cơ chế đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) là một hướng đi đúng đắn. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện nay, trong tổng số các dự án đầu tư công trên địa bàn TP.HCM, số lượng dự án đầu tư theo hình thức PPP là không đáng kể. 2.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ công trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 8 2.2.1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư công Thứ nhất, UBND TP.HCM ban hành VBQPPL về đầu tư công theo thẩm quyền Trong giai đoạn 2012 - 2016 UBND TP.HCM đã ban hành 04 VBQPPL có thể xem là liên quan đến lĩnh vực đầu tư công. Có thể nhận thấy, số lượng VBQPPL do UBND TP.HCM ban hành là không nhiều; bản thân nội dung các văn bản này cũng thường rất ngắn gọn và chứa đựng rất ít quy phạm pháp luật, thay vào đó chỉ là các chỉ đạo mang tính hướng dẫn của UBND TP.HCM đối với các cơ quan cấp dưới trong việc thực hiện một số nhiệm vụ liên quan đến vấn đề quản lý vốn đầu tư từ ngân sách và vốn trái phiếu Chính phủ. Thứ hai, UBND TP.HCM tổ chức thực hiện VBQPPL về đầu tư công Một là, tổ chức thực hiện các VBQPPL của cơ quan nhà nước ở trung ương Tính đến thời điểm hiện nay (14/4/2017) số lượng VBQPPL về đầu tư công mà các cơ quan nhà nước ở trung ban hành là tương đối nhiều; nội dung của các văn bản tương đối rộng và phức tạp, quy định về nhiều vấn đề mới mà trước đây chưa có. Một trong những quy định mới của Luật Đầu tư công chính là việc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn (5 năm) của các cấp chính quyền địa phương. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay, kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 - 2020 của TP.HCM vẫn chưa được lập xong. Hai là, tổ chức thực hiện các VBQPPL do Hội đồng nhân dân TP.HCM và bản thân UBND TP.HCM ban hành Trong giai đoạn 2012 – 2016, Hội đồng nhân dân TP.HCM đã ban hành 02 Nghị quyết về đầu tư công, gồm: (i) Nghị quyết số 22/2012/NQ- HĐND ngày 05/12/2012 và Nghị quyết số 28/2013/NQ-HĐND ban hành ngày 10/12/2013. Để thực hiện 02 VBQPPL nêu trên, UBND TP.HCM đã 9 ban hành 03 văn bản sau đây để triển khai thực hiện, gồm: (i) Quyết định số 630/QĐ-UBND ngày 02/02/2013; Quyết định số 459/QĐ-UBND ngày 24/01/2014 và Quyết định số 325/QĐ-UBND ngày 28/01/2015. 2.2.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch, quy hoạch, giải pháp, chính sách đầu tư công Thứ nhất, xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược đầu tư công Nếu đã đề cập đến trong mục 2.2.1 của luận văn, cho đến thời điểm hiện nay TP.HCM chưa ban hành được kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 cho các cấp chính quyền trên địa bàn mình. Thứ hai, xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình đầu tư công Trong giai đoạn 2012 – 2016, UBND TP.HCM triển khai thực hiện 03 chương trình đầu tư công, gồm: (i) Chương trình giảm ùn tắc giao thông, giảm tai nạn giao thông giai đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020; (ii) Chương trình giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2011 - 2015; (iii) Chương trình giảm ngập nước giai đoạn 2011 - 2015. Hiện nay, UBND TP.HCM và các cơ quan có liên quan cũng đang chuẩn bị Báo cáo đề xuất đầu tư chương trình chỉnh trang và phát triển đô thị giai đoạn 2016 - 2020 nhằm thực hiện Chương trình hành động số 15-CTrHĐ/TU ngày 27/10/2016 của Thành ủy TP.HCM về thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ X về Chương trình chỉnh trang và phát triển đô thị giai đoạn 2016 - 2020. Tuy đã qua năm 2017 nhưng báo cáo này vẫn chưa hoàn thành. Thứ ba, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đầu tư công Hiện nay, hầu như UBND TP.HCM chưa ban hành được các kế hoạch đầu tư công mà chỉ có các quyết định giao kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm, bản thân các quyết định này cũng chỉ đề cập đến số vốn được giao và danh mục các dự án đầu tư công triển khai trong năm đính kèm bởi các phụ lục mà không đề cập đầy đủ và mang tính chất của một kế hoạch đầu tư công hàng năm đúng nghĩa theo quy định tại Điều 53 Luật Đầu tư công. 10 Thứ tư, xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch đầu tư công Quy hoạch đầu tư công của tại TP.HCM còn tản mạn trong các 03 chương trình đầu tư công mà UBND TP.HCM đã ban hành và đang thực hiện cho đến thời điểm hiện nay về giảm ùn tắc giao thông, giảm ngập nước, giảm ô nhiễm và chỉnh trang đô thị. Thứ năm, giải pháp về đầu tư công Khó khăn lớn nhất của TP.HCM hiện nay trong vấn đề đầu tư công chính là nguồn vốn đầu tư, trong khi nguồn vốn đầu của TP.HCM rất hạn hẹp thì nhu cầu đầu tư của thành phố hiện nay là rất lớn. Xuất phát từ thực trạng này mà TP.HCM đã tương đối tích cực trong việc tìm kiếm các giải pháp nhằm huy động các nguồn vốn khác nhau phục vụ cho các chương trình, dự án đầu tư công trên địa bàn. Thứ sáu, xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách đầu tư công Ngoài những giải pháp đó có thể xem là liên quan đến chính sách về đầu tư công, thì theo tìm hiểu của chúng tôi hiện UBND TP.HCM và các cơ quan liên quan chưa ban hành một chính sách riêng rẽ nào liên quan đến đầu tư công trên địa bàn. Đây là điều rất đáng tiếc, khi mà vấn đề đầu tư công cần những giải pháp tổng thể và cái nhìn toàn diện hơn thay vì là những vấn đề sự vụ, tản mạn, không hệ thống và do đó, không giải quyết được những yếu kém cơ bản hiện nay về cơ sở hạ tầng của TP.HCM. 2.2.3. Theo dõi và cung cấp thông tin về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công Việc cung cấp thông tin về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công một cách chủ động thông qua hoạt động phát ngôn của người có thẩm quyền và cung cấp thông tin cho báo chí trên địa bàn TP.HCM hiện được thực hiện theo Quyết định số 32/2013/QĐ-UBND ngày 23/8/2013 của UBND TP.HCM ban hành Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trên địa bàn TP.HCM. Theo văn bản này thì người cung cấp thông tin về 11 quản lý và sử dụng vốn đầu tư công có thể là Chủ tịch UBND TP.HCM, Giám đốc Sở KH&ĐT TP.HCM, hoặc người được hai chủ thể này ủy quyền. Tuy nhiên, hoạt động này (nếu có) hiện cũng không có đầu mối nào thống kê hoặc ghi chép, do đó, cũng hầu như không thể kiểm chứng được. 2.2.4. Đánh giá hiệu quả đầu tư công; kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về đầu tư công Thứ nhất, đánh giá hiệu quả đầu tư công Đối với việc đánh giá kế hoạch đầu tư công, theo tìm hiểu của chúng tôi thì hầu như UBND TP.HCM chưa thực hiện việc này. Việc chưa đánh giá đối với kế hoạch đầu tư công trung hạn là điều dễ hiểu, vì cho đến thời điểm hiện nay TP.HCM chưa có kế hoạch đầu tư công trung hạn (giai đoạn 2016 - 2020). Nhưng việc chưa đánh giá kế hoạch đầu tư công hàng năm là điều đáng quan ngại, dù việc này đã được quy định rõ trong Luật Đầu tư công và Luật cũng đã có hiệu lực từ ngày 01/01/2015. Thứ hai, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đầu tư công Đối với Thanh tra Sở KH&ĐT TP.HCM: Sau khi loại trừ đi các số liệu trùng trong các báo cáo của cơ quan này, kết quả cho thấy giai đoạn 2013 - 2016 Thanh tra Sở KH&ĐT TP.HCM đã tiến hành 11 cuộc thanh tra trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, tính trung bình mỗi năm tiến hành gần 03 cuộc thanh tra. Đối với Thanh tra TP.HCM: Tương tự Thanh tra Sở KH&ĐT TP.HCM, sau khi loại trừ các số liệu trùng trong báo cáo của Thanh tra TP.HCM cho thấy, trong giai đoạn 2014 - 2016 Thanh tra TP.HCM tiến hành 10 cuộc thanh tra trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, tính trung bình mỗi năm tiến hành hơn 03 cuộc thanh tra. Trong 10 cuộc thanh tra, có 04 cuộc thanh tra phát hiện sai phạm. 12 2.2.5. Xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân liên quan đến đầu tư công Xử lý vi phạm đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến đầu tư công: Số liệu trong các báo cáo thống kê không thể hiện rõ ràng vấn đề xử lý vi phạm của UBND TP.HCM đối với các tổ chức, cá nhân có sai phạm trong lĩnh vực đấu tư công trên địa bàn TP.HCM. Vì lý do này, chúng tôi chưa thể đưa ra đánh giá nào cho nội dung QLNN về đầu tư công này của UBND TP.HCM. Giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân liên quan đến đầu tư công Trong thời gian qua hoạt động khiếu nại trong lĩnh vực đầu tư công (nếu hiểu hoạt động đầu tư công là những hoạt động được quy định tại khoản 17 Điều 4 Luật Đầu tư công) thì theo số liệu thống kê không xảy ra trường hợp nào. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất phục vụ cho các chương trình, dự án đầu tư công trên địa bàn TP.HCM tình hình khiếu nại hết sức gay gắt và có những diễn biến phức tạp. 2.2.6. Khen thƣởng cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thành tích trong hoạt động đầu tƣ công Trong quá trình hoạt động của mình Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình nâng cấp đô thị TP.HCM (thuộc Chương trình chỉnh trang và phát triển đô thị của TP.HCM) đã được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba năm 2011; Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen năm 2008; Chính phủ tặng cờ Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua năm 2012; UBND TP.HCM tặng cờ Đơn vị thi đua xuất sắc năm 2011 và 2012. 2.2.7. Hợp tác quốc tế về đầu tư công Hợp tác quốc tế về đầu tư công của TP.HCM chủ yếu thể hiện qua các hoạt động có liên quan đến việc vận động nguồn vốn viện trợ ODA. 2.3. Đánh giá công tác quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ công trên địa bàn TP.HCM 13 2.3.1. Kết quả đạt được Thứ nhất, công tác QLNN về đầu tư công của UBND TP.HCM đã mang lại một số kết quả tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM. Thứ hai, trong giai đoạn trước năm 2015, khi mà các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư công nói chung, QLNN về đầu tư công nói riêng chưa được ban hành, hoặc được ban hành một cách rất hạn chế thì UBND TP.HCM theo thẩm quyền của mình, đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh một số vấn đề trong lĩnh vực đầu tư công, góp phần tạo cơ sở pháp luật cho hoạt động đầu tư công trên địa bàn TP.HCM được tiến hành một cách hợp pháp và thông nhất. Thứ ba, trong bối cảnh tuy nguồn thu ngân sách tương đối dồi dào, nhưng tỷ lệ trích nộp về ngân sách quá cao khiến ngân sách đầu tư cho các chương trình, dự án đầu tư công không đáp ứng được nhu cầu thực tế, TP.HCM đã có một số sáng kiến thu hút các nguồn vốn khác nhau phục vụ cho các chương trình, dự án đầu tư công. Thứ tư, TP.HCM đã tích cực và chủ động trong việc tạo lập các mối quan hệ quốc tế nhằm tranh thủ các nguồn lực cho sự phát triển của thành phố. Ngoài việc kết nghĩa với các địa phương trên thế giới, thì TP.HCM rất tương đối tích cực trong việc tham gia các diễn đàn đa phương và song phương của các đối tác cho vay ưu đãi hoặc viện trợ cho Việt Nam. 2.3.2. Hạn chế, bất cập Thứ nhất, hiệu quả của hoạt động đầu tư công tại TP.HCM thấp, chưa đủ khả năng để giải quyết một cách căn bản những điểm nghẽn trong tăng trưởng của TP.HCM, cũng như những bức xúc thường trực của người dân thành phố. Thứ hai, UBND TP.HCM hầu như không có động thái đáng kể nào trong việc tổ chức thực hiện và chỉ đạo các cơ quan cấp dưới triển khai hoặc 14 phổ biến, hướng dẫn việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đầu tư công. Thứ ba, TP.HCM cần có chiến lược cho hoạt động đầu tư công của mình trong bối cảnh nguồn lực dành cho đầu tư là rất hạn chế. Thứ tư, hoạt động theo dõi và cung cấp thông tin về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công hầu như không được UBND TP.HCM thực hiện, hoặc nếu đã được thực hiện thì việc này hầu như rất khó kiểm chứng. Thứ năm, công tác thanh tra, kiểm tra các việc thực hiện các quy định của pháp luật về đầu tư công của UBND TP.HCM chưa đạt hiệu quả. Thứ sáu, UBND TP.HCM cũng chưa thực hiện tốt trách nhiệm của mình trong việc xử lý các hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xảy ra trong lĩnh vực đầu tư công trên địa bàn thành phố. Thứ bảy, nguồn vốn đầu tư từ nguồn ngân sách thành phố đang bị dàn trải một cách không cần thiết, làm giảm hiệu quả của hoạt động đầu tư công. Thứ tám, mô hình đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) hiện nay trên địa bàn TP.HCM cũng đang tồn tại nhiều bất cập và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cả phía cơ quan nhà nước và đối tác tư nhân. 2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế, bất cập Thứ nhất, nguyên nhân lớn nhất, xuất phát từ tinh thần trách nhiệm thấp của đội ngũ cán bộ lãnh đạo và công chức tham mưu trong lĩnh vực đầu tư công của UBND TP.HCM. Xem xét 07 nội dung QLNN về đầu tư công cho thấy, tuy hành lang pháp lý cho một số nội dung còn thiếu và chưa đầy đủ, nhưng điều đó không đủ để biện hộ cho những gì đang diễn ra trong công tác QLNN về đầu tư công của UBND TP.HCM. Thứ hai, nhiều hạn chế, bất cập tồn tại trong lĩnh vực QLNN về đầu tư công và hiệu quả đầu tư công trên địa bàn TP.HCM thấp còn vì hai vấn đề sau đây: (i) Các số liệu thống kê về TP.HCM quá sơ sài và độ tin cậy thấp; (ii) Các quy hoạch về TP.HCM không thể hiện được vai trò của mình. 15 Thứ ba, hạn chế, bất cập trong công tác QLNN về đầu tư công trên địa bàn TP.HCM cũng bắt nguồn từ chính hệ thống pháp luật về đầu tư công. Thứ tư, tỷ lệ thu ngân sách được giữ lại của TP.HCM đã thấp lại ngày càng bị cắt giảm, khiến cho thành phố này, với tư cách là thành phố lớn nhất nước, đầu tàu kinh tế của cả nước, dân số hơn 10 triệu người, thế nhưng ngân sách hàng năm chi cho đầu tư phát triển chỉ xấp xỉ 15.000 tỷ đồng, tức là chưa tới 1 tỷ USD. 16 CHƢƠNG 3 MỘT SỐ ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẦU TƢ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.1. Một số định hƣớng hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ công trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 3.1.1. Hoàn thiện quản lý nhà nước về đầu tư công trên địa bàn TP.HCM phù hợp với quan điểm phát triển của thành phố Quan điểm đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là xây dựng và phát triển TP.HCM thành hạt nhân của vùng, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của khu vực và cả nước; cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình và nâng cao chất lượng tăng trưởng, xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng, phát triển thành phố nhanh và bền vững với chất lượng và tốc độ cao hơn mức bình quân chung của cả nước. 3.1.2. Hoàn thiện quản lý nhà nước về đầu tư công trên địa bàn TP.HCM phù hợp với mục tiêu tổng quát về phát triển của thành phố Mục tiêu tổng quát trong việc phát triển TP.HCM trong thời gian tới là xây dựng TP.HCM văn minh, hiện đại với vai trò đô thị đặc biệt, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đóng góp ngày càng lớn đối với khu vực và cả nước; từng bước trở thành trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học - công nghệ của đất nước và khu vực Đông Nam Á; góp phần tích cực đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 3.1.3. Hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ công trên địa bàn TP.HCM phù hợp phƣơng hƣớng phát triển ngành, lĩnh vực của thành phố - Định hướng phát triển các ngành dịch vụ; - Định hướng phát triển công nghiệp - xây dựng; 17 - Định hướng phát triển nông nghiệp - nông thôn; - Định hướng phát triển các lĩnh vực văn hóa - xã hội; - Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật. 3.1.4. Hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ công trên địa bàn TP.HCM phù hợp phƣơng hƣớng tổ chức không gian phát triển của thành phố - Mô hình phát triển thành phố: theo mô hình tập trung - đa cực, khu vực trung tâm là khu vực nội thành với bán kính 15 km và 4 cực phát triển. - Tổ chức lãnh thổ hệ thống đô thị. Khu đô thị trung tâm của thành phố là khu vực trung tâm hiện hữu bao gồm Quận 1, Quận 3, một phần quận 4, quận Bình Thạnh và khu đô thị mới Thủ Thiêm; Thành phố sẽ mở rộng và phát triển theo các hướng như sau: (i) Hướng chính phía Đông; (ii) Hướng chính phía Nam; (iii) Hướng phụ phía Tây - Bắc; (iv) Hướng phụ phía Tây, Tây - Nam. - Phân vùng phát triển; - Phân khu chức năng; - Hệ thống các trung tâm; - Hệ thống các trung tâm chuyên ngành; - Hệ thống các khu công viên, cây xanh, không gian mở, mặt nước; - Các khu vực bảo tồn và cấm xây dựng; - Tổ chức không gian lãnh thổ khu vực nông thôn. 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ công trên địa bàn TP.HCM 3.2.1. Xây dựng chính quyền đô thị thành phố Hồ Chí Minh Chúng tôi cho rằng việc xây dựng một chính quyền đô thị hiệu quả là nhân tố quyết định sự thành công cho TP.HCM trên các hầu hết các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực đầu tư công. Có ba yếu tố cơ bản để đạt được điều này, gồm: (i) Mô hình chính quyền đô thị nhỏ gọn, thông suốt và mạnh mẽ; 18 (ii) Tính tự chủ và quyền đưa ra quyết định của chính quyền đô thị; (iii) Vai trò và thẩm quyền của người đứng đầu chính quyền chính quyền đô thị. 3.2.2. Một số dự án trọng điểm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cần được ưu tiên đầu tư trong thời gian tới Chúng tôi đề xuất một số dự án mà TP.HCM cần tập trung nguồn lực để đầu tư: Thứ nhất, ưu tiên cho các dự án xây dựng hệ thống đường sắt đô thị TP.HCM. Thứ hai, phát triển khu đô thị mới Thủ Thiêm và khu đô thị mới Nam Thành phố Hồ Chí Minh. 3.2.3. Tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm trong quản lý nhà nước về đầu tư công trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Thứ nhất, UBND TP,HCM cần chỉ đạo các đơn vị có liên quan phối hợp với Cục Thống kê TP.HCM thực hiện tốt công tác thống kê tình hình kinh tế - xã hội và tình hình đầu tư công trên địa bàn TP.HCM. Thứ hai, UBND TP.HCM cần chỉ đạo Sở KH&ĐT phối hợp với Sở Tài chính triển khai việc phổ biến và hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan thực hiện nghiêm túc các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư công. Thứ ba, UBND TP.HCM cần xây dựng chiến lược đầu tư công trên địa bàn TP.HCM cho từng giai đoạn phát triển của thành phố. Thứ tư, UBND TP.HCM cần triển khai xây dựng các chương trình đầu tư công mới nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển mới của thành phố. Thứ năm, UBND TP.HCM cần chỉ đạo các cơ quan có liên quan công bố công khai các thông tin về đầu tư công trên địa bàn TP.HCM. Thứ sáu, UBND TP.HCM cần chỉ đạo Thanh tra TP.HCM, chỉ đạo Thanh tra Sở KH&ĐT thông qua Giám đốc Sở KH&ĐT khi xây dựng kế 19 hoạch thanh tra cho những năm tới ưu tiên cho việc thanh tra các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan trong việc chấp hành pháp luật về đầu tư công. Thứ bảy, UBND TP.HCM cần thành lập một số hội đồng chuyên trách, chuyên thực hiện việc đánh giá độc lập, hoặc thuê các tổ chức tư nhân tiến hành đánh giá độc lập đối với các chương trình, dự án đầu tư công trên địa bàn. Thứ tám, UBND TP.HCM tập trung giải quyết và chỉ đạo các cơ quan có liên quan cùng tham gia giải quyết các vụ khiếu nại đông người hiện nay trên địa bàn TP.HCM. Thứ chín, UBND TP.HCM cần thay đổi cách thức làm quy hoạch hiện nay trên địa bàn thành phố. 3.3.4. Tăng cường hiệu lực và hiệu quả quy trình quản lý nhà nước về đầu tư công Theo chúng tôi, trong thời gian tới, Bộ KH&ĐT cần tham mưu cho Chính phủ ban hành một Nghị định riêng về quy trình quản lý đầu tư công. Theo đó, các quy định của Nghị định này có thể tập trung vào các vấn đề sau: Thứ nhất, thẩm định dự án và kiểm tra việc thẩm định dự án một cách độc lập. Thứ hai, quy định việc lựa chọn dự án cần phải đi kèm với việc lập dự toán đầu tư. Thứ ba, quy định các vấn đề cụ thể nhằm tăng cường hiệu quả việc triển khai các dự án đầu tư công. Thứ tư, quy định nhằm thực hiện nghiêm kỷ luật đối với việc điều chính dự án. Thứ năm, cần quy định việc quản lý và vận hành dự án như một bước trong quy trình quản lý đầu tư công. Thứ sáu, quy định cụ thể hơn vấn đề kiểm toán và đánh giá dự án sau khi dự án hoàn thành. 20 KẾT LUẬN Đầu tư công là hoạt động quan trọng của cả quốc gia và từng địa phương. TP.HCM với tư cách là đô thị lớn nhất Việt Nam xét trên nhiều phương diện, tuy vậy thành phố này đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức trong sự phát triển của mình, trong đó có vấn đề về hệ thống cơ sở hạ tầng đang trở nên quá tải và không thể đáp ứng được nhu cầu của người dân, cũng như nhu cầu phát triển của thành phố. Với tư cách là cơ quan QLNN có thẩm quyền lớn nhất trong hệ thống chính quyền thành phố, UBND TP.HCM đóng vai trò là cơ quan điều hành và quản lý chung đối với vấn đề đầu tư công trên dịa bàn, góp phần sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư công hạn chế từ ngân sách thành phố. Tuy nhiên, qua phân tích bảy nhóm nội dung QLNN về đầu tư công của cơ quan này, gồm: (i) Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư công; (ii) Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch, quy hoạch, giải pháp chính sách đầu tư công; (iii) Theo dõi và cung cấp thông tin về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công; (iv) Đánh giá hiệu quả đầu tư công, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về đầu tư công; (v) Xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân liên quan đến đầu tư công; (vi) Khen thưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thành tích trong hoạt động đầu tư công; (vii) Hợp tác quốc tế về đầu tư công, cho thấy UBND TP.HCM chưa thực hiện tốt trách nhiệm của mình trọng lĩnh vực này. Điều này đã và đang làm giảm hiểu quả đầu tư công trên địa bàn TP.HCM, khiến cho các vấn đề cơ bản của thành phố vẫn chưa thể giải quyết được, thành phố đang có nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các thành phố trong khu vực. Trên cơ sở những phân tích về hạn chế, bất cập và nguyên nhân của chúng trong công tác QLNN về đầu tư công của UBND TP.HCM, chúng tôi đã đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả QLNN về đầu tư công trên địa bàn TP.HCM thời gian tới./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_dau_tu_cong_tai_thanh_p.pdf
Luận văn liên quan