Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia trên địa bàn huyện Tĩnh Gia
có giá trị rất to lớn cả về vật chất và tinh thần, là nguồn tài nguyên
quan trọng trong phát triển du lịch văn hóa của địa phương. Tăng
cường quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa quốc gia cho hôm
nay và cho ngày sau, chính là thể hiện sự biết ơn của chúng ta đối với
công đ c của người xưa. vấn đề đặt ra là phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo
sát sao của các cấp chính quyền, sự phối họp chặt chẽ giữ các ngành
hữu quan, nâng cao vai trò và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà
nước các cấp trong việc tổ ch c bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị của
di tích lịch sử - văn hóa quốc gia; tích cực tuyên truyền, phổ biến pháp
luật, nâng cao nhận th c; phân cấp quản lý gắn với việc kiểm tra, giám
sát; huy động, quản lý và sử dụng nguồn lực có hiệu quả, đúng mục
đích.
Xuất phát từ thực tiễn quản lý nhà nước đối với di tích lịch sử
- văn hóa quốc gia ở huyện Tĩnh Gia, Luận văn đã phân tích và nghiên
c u để đánh giá thực trạng quản lý nhà nước và đưa ra giải pháp tăng
cường quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa quốc gia trên địa
bàn huyện Tĩnh Gia; Luận văn đã hệ thống hoá về cơ sở lý luận, đánh
giá đúng thực trạng và đề xuất một số giải pháp cụ thể gắn liền với
thực tiễn. Luận văn về cơ bản đã làm sáng tỏ được những ưu điểm,
đồng thời chỉ rõ được những bất cập, hạn chế và các nguyên nhân từ
đó đặt ra nhiều vấn đề đối với quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn
hóa quốc gia trên huyện Tĩnh Gia.
26 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 745 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
../..
BỘ NỘI VỤ
../..
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
VŨ THẾ HÙNG
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ -
VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TĨNH GIA
TỈNH THANH HÓA
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60 34 04 03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. CHU XUÂN KHÁNH
HÀ NỘI – 2017
Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
Người hướng dẫn khoa học: TS. Chu Xuân Khánh
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành
chính Quốc gia.
Địa điểm: Phòng , Nhà A - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học
viện Hành chính Quốc gia.
Số: 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa - TP. Hà Nội.
Thời gian: vào hồi giờ phút ngày tháng năm 2017.
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Di tích lịch sử - văn hóa là một phần quan trọng của di sản văn
hóa, là tài sản quý của dân tộc, thể hiện giá trị lịch sử, văn hóa, khoa
học, kiến trúc nghệ thuật qua từng thời kỳ của lịch sử. Di tích lịch sử -
văn hóa chính là những truyền đạt của thế hệ trước cho các thế hệ sau
những tinh hoa văn hóa của dân tộc có cả về tín ngưỡng, tâm linh. Do
vậy, bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa dân tộc không
chỉ là nhiệm vụ riêng của những người làm công tác văn hóa, mà là
trách nhiệm chung của Đảng, của Nhà nước, của toàn xã hội, là trách
nhiệm của mỗi người con đối với quê hương mình sinh ra, đối với cả
dân tộc.
Hiện nay, đất nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, đô thị
hóa. Điều này sẽ tạo ra những thuận lợi và khó khăn cho vấn đề
quản lý hệ thống di sản văn hóa của cả nước nói chung và huyện
Tĩnh Gia nói riêng. Mặc dù vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị di
sản văn hóa luôn được các cấp các ngành quan tâm và đã đạt được
nhiều kết quả tốt. Tuy nhiên trước thực trạng xã hội đang ngày càng
phát triển không ngừng, nhiều giá trị mới sẽ dần thay thế các giá trị
xưa c đã đặt ra không ít khó khăn cho vấn đề quản lý nhà nước về
các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Tĩnh Gia như: hiện
tượng các di tích bị lấn chiếm bởi người dân và các cơ sở kinh
doanh, vi phạm diễn ra khá phổ biến, sử dụng diện tích đất của các
di tích để xây dựng các công trình với mục đích khác nhau. Đồng
thời, thực trạng quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên
địa bàn huyện còn có những bất cập và hạn chế trong việc bảo vệ,
2
giữ gìn các di tích. Việc tôn tạo, giữ gìn, bảo vệ, phát huy những
giá trị của các di tích lịch sử – văn hóa trên địa bàn huyện Tĩnh Gia,
tỉnh Thanh Hóa nói riêng, cả nước nói chung đang là một nhiệm vụ
cấp bách của các cấp chính quyền trong đó có hệ thống cơ quan
hành chính nhà nước.
Vì vậy, học viên chọn đề tài: uản lý nhà nước về các di tích lịch
sử - văn hóa trên địa bàn huyện Tĩnh Gia làm luận văn thạc sĩ
chuyên ngành quản lý công, mã số 60 34 04 03.
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề nghiên c u, bảo tồn di tích lịch sử – văn hóa c ng như khai
thác tiềm năng của các di tích là vấn đề đã được các nhà khoa học
quan tâm nghiên c u nhiều dưới nhiều giác độ: lịch sử, chính trị, văn
hóa, kiến trúc, quản lý công Trong luận văn này, học viên chỉ tổng
quan một số công trình khoa học đã được công bố có liên quan đến đề
tài luận văn.
- Hoàng Vinh, Một số vấn đề về bảo tồn và phát triển di sản văn hóa
dân tộc, 1997. Nxb. Chính trị uốc gia. Trên cơ sở những quan niệm
di sản văn hóa của quốc tế và Việt Nam, tác giả đưa ra một hệ thống lý
luận về di sản văn hóa.
- Tác giả Lê Văn Tuấn (2007), nghiên c u tiềm năng và định hướng
khai thác các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh uảng Trị phục vụ và phát
triển hoạt động du lịch . Luận văn thạc sỹ Địa lý, Đại học sư phạm
Luận văn đã phân tích tiềm năng các di tích lịch sử - văn hóa, và đưa
ra định hướng khai thác các di tích lịch sử - văn hóa phục vụ hoạt động
phát triển du lịch. Tuy nhiên tác giả không chú trọng vai trò quản lý
nhà nước đối với di tích lịch sử - văn hóa tỉnh uảng Trị.
3
- Công trình luận văn thạc sỹ địa lý Đại học sư phạm của tác giả
Hoàng Trọng Tuân (2008), Định hướng khai thác các di tích lịch sử
phục vụ phát triển du lịch ở Thừa Thiên Huế . Tác giả đã xác định một
số phương pháp thích hợp trong nghiên c u, đánh giá về hệ thống di
tích lịch sử phục vụ phát triển du lịch ở Thừa Thiên Huế, xác định
những tồn tại và nguyên nhân trong thực trạng khai thác các di tích
lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh, làm cơ sở cho việc xây dựng định
hướng khai thác giá trị du lịch của các di tích lịch sử, tuy nhiên tác giả
chưa đề cập đến vai trò quản lý nhà nước đối với hệ thống di tích lịch
sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Năm 2010, Viện khoa học Xã hội Việt Nam viện phát triển bền vững
vùng Trung bộ xuất bản công trình Dư địa chí huyện Tĩnh gia, đồng
biên soạn PGS.TS Nguyễn Văn Nhật, PSG.TS Võ Kim Cương, TS.
Nguyễn Ngọc Mão, TS. Hà Mạnh Khoa. Công trình giới thiệu rất về
vùng đất huyện Tĩnh Gia từ thời cận đại đến thời đại hiện nay.
- Đề án: Tăng cường công tác quản lý nhà nước và phát huy giá trị di
tích lịch sử -văn hóa, cách mạng, danh lam thắng cảnh trên địa bàn
huyện Tĩnh Gia giai đoạn 2016 -2020 (Ủy ban nhân dân huyện Tĩnh
Gia tháng 12/2015).
- Ngày 28/12/2016 Tạp chí công nghiệp và tiêu dùng đăng bài huyện
Tĩnh Gia: Phát huy giá trị các di tích và danh thắng gắn với phát triển
du lịch bền vững của tác giả Đinh t có một cái nhìn rất tổng quát về
di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Tĩnh Gia .
Các công trình khoa học nêu trên đã đề cập đến di sản văn
hóa, di tích lịch sử – văn hóa dưới nhiều giác độ: lịch sử, văn hóa, kinh
tế ở một số địa phương. Tuy nhiên, chưa có công trình khoa học nào
4
nghiên c u ở giác độ khoa học quản lý công về di tích lịch sử – văn
hóa trên một địa bàn cụ thể như trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh
Thanh Hóa. Để thực hiện luận văn, tác đã nghiên c u và kế thừa có
chọn lọc các kết quả nghiên c u của các công trình khoa học đã được
công bố có liên quan.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên c u lý luận và thực tiễn để đề xuất hệ thống giải pháp
nh m tăng cường quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa
bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nhiệm vụ nghiên c u của luận văn bao gồmcác nhiệm vụ sau :
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn
hóa quốc gia.
-Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên
địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
-Đề xuất giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về di tích lịch sử -
văn hóa trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên c u trong luận văn là hoạt động uản lý nhà
nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh
Thanh Hóa.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên c u trong luận văn bao gồm:
5
- Phạm vi nghiên c u về nội dung: uản lý nhà nước về di tích lịch sử
- Văn hóa trên địa bàn một huyện
- Phạm vi nghiên c u về không gian: huyện Tĩnh Gia.
- Phạm vi nghiên c u về thời gian: số liệu từ năm 2010 đến 2015.
Thực hiện theo nghị quyết về Tăng cường công tác quản lý nhà nước
về các di tích lịch sử – văn hóa trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh
Thanh Hóa, giai đoạn 2010 đến 2015 của Ủy ban nhân dân huyện
Tĩnh Gia (tháng 2/2010)
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Phương pháp luận dựa trên chủ nghĩa duy vật biện ch ng và
duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh,
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
về văn hóa, di sản văn hóa.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên c u để thực hiệncác mục tiêu đề ra, đề tài
sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên c u sau:
- Phương pháp thống kê, thu thập các nguồn tư liệu, các nghiên c u
về công tác quản lý, bảo tồn và phát triển các lễ hội văn hóa truyền
thống của các địa phương trong nước và huyện Tĩnh Gia.
- Phương pháp điều tra xã hội học b ng hình th c phiếu điều tra và
phương pháp thực địa, phỏng vấn nhanh trực tiếp các đối tượng tham
gia vào hoạt động lễ hội, các nhà nghiên c u quan tâm đến vấn đề
quản lý lễ hội trên địa bàn huyện.
- Phương pháp đối sánh: so sánh, đánh giá những hoạt động liên quan
đến việc quản lý lễ hội văn hóa truyền thống trên địa bàn huyện Tĩnh
6
Gia với các địa phương khác trong cả nước nh m đúc kết kinh
nghiệm cho việc thực hiện đề tài nghiên c u.
Bên cạnh đó đề tài còn được thực hiện b ng việc sử dụng các
phương pháp nghiên c u liên quan khác như: Phương pháp thống kê;
phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp diễn dịch, quy nạp
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Về mặt lý luận
Tập hợp và hệ thống hóa cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di
tích lịch sử - văn hóa.
.6.2. Về mặt thực tiễn
Luận văn đề xuất hệ thống giải pháp nh m tăng cường quản
lý nhà nước, nâng cao hiệu lực, hiệu quả bảo vệ, giữ gìn và phát huy
giá trị các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh
Thanh Hóa.
7. t c u của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận và danh mục tài liệu tham
khảo nội dung chính của luận văn bao gồm 3 Chương:
- Chương 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về di tích lịch
sử- văn hóa;
- Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về di tích lịch sử -
văn hóa trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa;
- Chương 3: Phương hướng và giải pháp tăng cường quản lý
nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh
Thanh Hóa.
7
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ HO HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓ
1.1. Một số khái niệm cơ bản
-Di sản văn hóa Việt Nam
Là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam bao
gồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể, là sản phẩm
tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu
truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở Việt Nam
-Di tích lịch sử - văn hóa
Thuộc di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm vật chất có giá trị
lịch sử, văn hóa, khoa học, di tích lịch sử- văn hóa là công trình xây
dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình
địa điểm có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.
- uản lý nh nư c về i tích lịch sử- văn hóa
Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa là sự tác động có
định hướng trên cơ sở quyền hành pháp của hệ thống cơ quan hành
chính nhà nước tới hành vi, hoạt động của cá nhân hoặc tổ ch c trong
lĩnh vực văn hóa nh m mục tiêu bảo vệ, giữ gìn di sản, các di tích lịch
sử - văn hóa và làm cho giá trị các di sản, di tích lịch sử - văn hóa
được phát huy theo chiều hướng tích cực phục vụ phát triển kinh tế –
xã hội, đáp ng nhu cầu về vật chất và tinh thần của nhân dân.
1.2. Sự cần thi t phải quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử - văn hóa
- Xuất phát từ vai trò, giá trị của i tích lịch sử - văn hóa
Việc bảo vệ, giữ gìn các di tích lịch sử - văn hóa quốc gia để
lưu truyền lại cho muôn đời sau là một việc quan trọng và cần thiết.
8
Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 đã xác định: Bảo tồn và
phát huy di sản văn hóa dân tộc là nhiệm vụ then chốt của Chiến lược
phát triển văn hóa .
- hách thức của cơ ch thị trư ng v quá tr nh h i nhập
Muốn phát huy được bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình
xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo
giữ gìn, phát huy những nhân tố tích cực của văn hóa truyền thống
thấm sâu vào lĩnh vực kinh tế, kinh doanh, để kinh tế - xã hội có
những bước phát triển bền vững thì quản lý nhà nước cần phải có
những chính sách và giải pháp đúng đắn cùng với sự nỗ lực chung của
toàn xã hội.- ừ – -- ừ thực trạng của quản lý nh nư c về i tích
lịch sử - văn hóa
Do sự thiếu đồng bộ, thiếu ý th c và thiếu sự quan tâm đến
việc bảo tồn di sản, di tích của một số ngành ch c năng, địa phương
không tuân thủ các quy định của Nhà nước trong quá trình xây dựng
cơ sở hạ tầng, dịch vụ, phát triển cơ sở sản xuất như: cầu đường, bến
cảng, khai thác khoáng sản, nuôi trồng thủy sản không chú ý đến việc
bảo tồn di sản, di tích trong khu vực triển khai dự án; việc phát triển
nhanh các đô thị, xây dựng nhà cao tầng vô hình chung đã làm cho di
sản, di tích bị mất không gian truyền thống, nhiều di tích còn bị các
công trình mới chèn lấn, có nguy cơ bị mai một. Các công trình cấp
thoát nước và xử lý rác thải, khói bụi gây ô nhiễm môi trường xung
quanh khu vực di sản, di tích.
1.3. Nội dung quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử – văn h a
-Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát
triển, bảo vệ và phát huy các di tích lịch sử – văn hóa
9
- Ban hành và tổ ch c thực hiện các văn bản quy định pháp
luật về các di tích lịch sử – văn hóa
- Tổ ch c, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ, bảo tồn và phát huy
giá trị di tích lịch sử – văn hóa; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật về di tích lịch sử – văn hóa
- Tổ ch c, quản lý hoạt động nghiên c u khoa học; đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ chuyên môn về quản lý văn hóa- xã hội
- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát
huy giá trị của di tích lịch sử – văn hóa
- Tổ ch c, chỉ đạo công tác khen thưởng trong việc bảo vệ và
phát triển các giá trị lịch sử - văn hóa của di tích lịch sử – văn hóa
- Tổ ch c và thực hiện hợp tác quốc tế về bảo tồn và phát triển
các giá trị của di tích lịch sử – văn hóa
-Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại
tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về tổ ch c ở di tích lịch sử – văn hóa
1.4. inh nghiệm quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử - văn h a ở
một số địa phƣơng khác
- inh nghiệm quản nh nư c về i tích lịch sử – văn hóa của m t số
+Huyện Hậu lộc, tỉnh Thanh Hóa
Huyện Hậu Lộc đã có quy hoạch tổng thể các lễ hội từ 2015
đến 2020, bố trí kinh phí ngân sách huyện h ng năm để thực hiện quy
hoạch, có nhiều lễ hội được phục dựng. Lễ hội luôn được các cấp
chính quyền địa phương chuẩn bị chu đáo, thành lập ban tổ ch c, phân
công nhiệm vụ cụ thể cho lực lượng tham gia, xây dựng nội quy ở nơi
thờ tự, nghiên c u khảo sát kỹ trước khi tổ ch c, đảm bảo nghi lễ
truyền thống.
10
Huyện u nh ưu tỉnh ghệ n
Bên cạnh công tác bảo vệ, giữ gìn và trùng tu các di tích lịch sử
- văn hóa thì huyện Quỳnh Lưu phát triển đồng bộ các cơ sở hạ tầng du
lịch, mở rộng nhiều tuyến đường dẫn vào các khu di tích, quy hoạch bãi
đỗ xe hợp lý, sân hành lễ, lắp đặt các phương tiện bảo vệ, phân luồng
giao thông thuận tiện cho khách đến dự lễ.
Huyện ĩnh Tường, tỉnh ĩnh Ph c
H ng năm huyện Vĩnh Tường đều triển khai tuyên truyền, phổ
biến luật di sản và các văn bản của nhà nước về quản lý di tích b ng
nhiều hình th c khác nhau như thông tin, tuyên truyền trên các tạp chí,
tập san, bản tin, hệ thống truyền thanh, cổng thông tin trên mạng của
huyên, tổ ch c các lớp tập huấn, các cuộc thi tìm hiểu luật và các văn
bản nhà nước về quản lý các di tích lịch sử cho các đối tượng liên quan
đến công tác này
- i h c inh nghiệm r t ra cho hu ện nh ia
Thứ nhất, có cơ chế, chính sách phù hợp cùng một hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật hoàn chỉnh có tác dộng nâng cao hiệu quả công
tác quản lý di sản văn hóa, tạo động lực cho các hoạt động bảo tồn các
di tích lịch sử - văn hóa.
Thứ hai, có hệ thống quản lý đủ mạnh, có khả năng triển khai trong
đời sống xã hội các cơ chế, chính sách, pháp luật về bảo tồn các di tích
này
Thứ ba, có nguồn nhân lực chất lượng, hoạt động chuyên nghiệp trong
lĩnh vực bảo tồn các các di tích.
Thứ tư, truyền thống giáo dục về di sản văn hóa tốt để tăng cường
nhận th c, ý th c và hành vi ng xử của cộng đồng và từng người dân.
11
Thứ năm, đảm bảo đầu tư ngân sách nhà nước và huy động nguồn lực
từ xã hội cho hoạt động bảo tồn các di tích lịch sử - văn hóa.
Thứ sáu, sự kết hợp chặt chẽ các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị
của các di tích với hoạt động kinh tế, nhất là phát triển du lịch.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ- VĂN HÓ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN TĨNH GI , TỈNH THANH HÓA
2.1. Nh ng u tố ảnh hƣởng đ n quản lý nhà nƣớc về di tích lịch
sử – văn h a trên địa bàn hu ện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh H a
-Điều kiện tự nhiên, kinh t – hội và tru ền thống văn h a
+ Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Huyện Tĩnh Gia n m ở phía Đông Nam tỉnh Thanh Hóa, phía
bắc giáp huyện Quảng Xương (ranh giới sông Ghép), phía tây giáp
huyện Như Thanh, Nông Cống (ranh giới là sông Thị Long), phía Nam
giáp huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An), phía Đông là biển.
Trên đất liền, huyện Tĩnh Gia từ Bắc đến Nam dài 35km, từ
Đông sang Tây rộng 18 km. Diện tích tự nhiên là 45km2. Hiện nay
huyện Tĩnh Gia có 35 đơn vị hành chính gồm 1 thị trấn và 34 xã.
Điều iện phát tri n inh t – h i
Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010 - 2015, tốc độ tăng
trưởng kinh tế đạt 30,79%, tăng so với 2006 - 2010 tới 7,79%, thu
nhập bình quân đầu người đến 2015 đạt 5.233 USD, tăng 3,5 lần 2010.
Quy mô nền kinh tế thuộc nhóm phát triển nhanh của tỉnh.
+ Đặc đi m tru ền thống con ngư i hu ện nh ia, t nh hanh óa
12
Cần cù trong lao động, sáng tạo, kiên cường, nghị lực bền bỉ
để chống chọi với thiên tai, l lụt, và đặc biệt có một truyền thống yêu
nước, tinh thần anh d ng bất khuất khi chống giặc ngoại xâm bảo vệ
quê hương, bờ cõi. Truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, ý chí kiên
cường, vượt khó thành tài, thủy chung trong cuộc sống c ng là những
phẩm chất quý báu của người Tĩnh Gia.
-Thực trạng hệ thống di tích lịch sử - văn h a trên địa bàn huyện
Tĩnh Gia
+ Số lượng và loại hình
Toàn huyện còn lưu giữ số lượng gồm 31 di tích và 8 lễ hội,
trong đó có 3 di tích được xếp hạng cấp quốc gia là cụm di tích thắng
cảnh Lạng Bạch ở xã Hải Thanh, đền thờ Đào Duy Từ ở xã Nguyên
Bình, Lăng và đền thờ quận công Lê Đình Châu ở xã Ngọc Lĩnh, và 28
di tích cấp tỉnh như đền thờ Mai Thị Triều, đền thờ Lê Tướng Công,
đền thờ Đại vương Phạm Văn Đoan, đền thờ Trương Công Minh
Đường đều ở xã Ninh Hải, Từ đường họ Nguyễn Hữu Hồng, đền thờ
các tiến sĩ họ Lương, đền thờ, mộ Phạm Thị Lang ở xã Thanh Thủy
..(phụ lục 1). Ngoài ra có 8 lễ hội là lễ hội dân gian Lê Văn Yên ở xã
Thanh Sơn, lễ hội Đắc Bà, lễ hội Mỵ Châu ở xã Nghi Sơn, lễ hội Đào
Duy Từ ở xã Nguyên Bình, lễ hội uang Trung ở xã Hải Thanh
- Đặc đi m chung của di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện
nh ia, hanh óa
+ Di tích thuộc tín ngưỡng dân gian ở đình: qua thư tịch, thần phả, sắc
phong còn lưu giữ được có nhiều ngôi đình thờ các vị thần có công
bảo vệ quê hương Tĩnh Gia như: Đình làng Giảng Tín ở xã Trúc Lâm,
là nơi thờ cúng vị than Thành hoàng làng có công trong việc chiêu dân
13
lập ấp. Hay đình Làng Bài ở xã Anh Sơn, là nơi thờ Thành Hoàng
Làng là ông Đặng Đình Ngự (người có công lập làng).
+ Di tích thuộc tín ngưỡng dân gian ở đền: theo truyền thống, đền thờ
thần thánh và những người có công với nước, với dân làng: như vua
uang Trung, danh nhân Đào Duy Từ, khai quốc công thần Lê Lôi, Lê
Chiến, đại vương tôn sư bà Ngọc nữ Mai Thị Triều Trên địa bàn
huyện Tĩnh Gia còn lưu giữ nhiều ngôi đền có giá trị nghệ thuật cao
như đền thờ Đào Duy Từ (1572 - 1634) là người để lại sự nghiệp vô
cùng lớn lao về việc phò Chúa Nguyễn, giữ và mở mang bờ cõi, tìm
minh chủ để lập công.
2.2. Ph n tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử - văn
h a trên địa bàn huyện Tĩnh Gia
-Xây dựng chỉ đạo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển
sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử – văn hóa trên địa
bàn huyện;
- Tổ ch c, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy các giá trị di tích
lịch sử – văn hóa; tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về di tích
lịch sử – văn hóa;
Tổ ch c bộ máy quản lý nhà nước về di tích lịch sử – văn hóa trên
địa bàn huyện.
+Tổ ch c tuyên truyền, phổ biến và thực hiện các chủ trương, đường lối
của Đảng, pháp luật và Nhà nước về bảo vệ và phát huy giá trị các di tích
lịch sử – văn hóa.
-Tổ ch c thực hiện các hoạt động nghiệp vụ nh m giữ gìn và phát huy
giá trị các di tích;
14
-Lập kế hoạch và huy động, sử dụng nguồn lực cho công tác bảo tồn
các di tích lịch sử - văn hóa;
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố
cáo về di tích lịch sử - văn hóa;
-Đào tạo, bồi dưỡng đội ng cán bộ chuyên môn về quản lý di tích lịch
sử - văn hóa;
2.3. Đánh giá chung
2.3.1. Nh ng k t quả đạt đƣợc
- Một là, đến thời điểm hiện tại, huyện Tĩnh Gia đã lập hồ sơ khoa học
xếp hạng di sản văn hóa bao gồm: 03 di tích uốc gia và 28 di tích cấp
tỉnh. Chính quyền các cấp và nhân dân huyện Tĩnh Gia đã tập trung
giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị DSVH trên địa bàn huyện, nhiều di
tích lịch sử - văn hóa đã được tu bổ, tôn tạo, góp phần quan trọng
trong việc giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ sau.
- Hai là, hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn
huyện đã được kiểm kê một cách thường xuyên, từng bước đầu tư
nh m phát huy tốt giá trị hiện có
- Ba là, bộ máy tổ ch c thực hiện công tác quản lý các di tích thường
xuyên được kiện toàn hoạt động có hiệu quả. Thực hiện tốt các chương
trình, kế hoạch đề ra, đúng quy chế và đảm bảo an ninh trật tự luôn tạo
không khí trang nghiêm, lành mạnh trong từng di tích. Việc phân công
cho cán bộ làm công tác quản lý các di tích được thực hiện một cách
cụ thể trên tinh thần rõ người, rõ việc, đã đạt được hiệu quả cao.
- Bốn là, chính quyền huyện đã tiến hành kiểm kê toàn bộ các di sản
văn hóa ghi chép lại các thông tin về những lễ hội, trò chơi dân gian,
các làn điệu dân ca đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong bảo tồn di
15
tích với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm , thu hút
được số lượng lớn sự đóng góp về tài sản và ngày công lao động của
nhân dân, góp phần duy trì, bảo tồn các di tích khang trang sạch đẹp
hơn.
- ăm là, công tác tuyên truyền, phổ biến trong nhân dân pháp luật về
di sản văn hóa đã được thực hiện tốt.
- Sáu là, ở nhiều địa phương, cơ sở có những cách làm hay, sáng tạo
như thông qua các buổi họp, sinh hoạt câu lạc bộ của Hội Người cao
tuổi, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ... lồng ghép
những vấn đề về bảo vệ di tích, về Luật Di sản văn hóa để cán bộ, hội
viên cùng tìm hiểu, thảo luận, đóng góp ý kiến về bảo tồn, tôn tạo và
phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.
- Bảy là, hàng năm, Phòng Văn hóa và Thông tin của huyện phối hợp
với các ban, ngành, đoàn thể có liên quan tham mưu giúp ủy ban nhân
dân huyện xây dựng chương trình, kế hoạch hướng dẫn các xã thực
hiện tốt Luật Di sản văn hóa, huy động các nguồn lực cho văn hóa, bảo
tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa.
- Tám là, công tác đào tạo, nâng cao trình độ của cán bộ được quan
tâm 100% cán bộ làm công tác quản lý DSVH đã đạt trình độ cao
đẳng, đại học.
- Chín là, tính đến nay, 70% các di tích được xếp hạng trên địa bàn
huyện được đầu tư chống xuống cấp.
- Mười là, thực hiện Nghị quyết trung ương 5 khóa VIII của Đảng về
Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa
dân tộc trong những năm qua Huyện ủy, ủy ban nhân dân huyện đã
chỉ đạo Phòng Văn hóa và Thông tin huyện tích cực trong việc phối
16
hợp với các ban, ngành cấp xã, trong việc điều tra hiện trạng, khảo sát,
thống kê, sưu tầm xây dựng hồ sơ xếp hạng di tích, xây dựng hồ sơ đề
nghị xin vốn chống xuống cấp, tôn tạo, bảo vệ di tích, danh thắng trên
địa bàn huyện.
- Mười một là, việc huy động nguồn vốn xã hội hóa cho phát triển văn
hóa, trong đó có trùng tu, phát huy giá trị các di tích được quan tâm
đúng m c đã huy động được một nguồn vốn khá lớn cho các di tích,
danh thắng trong việc trùng tu, tôn tạo, phát huy giá trị, nguồn kinh phí
đóng góp từ nhân dân mỗi năm xã hội hóa được khoảng 1 đến 2 tỷ
đồng.
- Mười hai là, vấn đề quản lý và sử dụng các nguồn lực cho việc bảo
vệ, tôn tạo, phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa của huyện Tĩnh
Gia được thực hiện theo đúng trình tự, đảm bảo tính minh bạch, công
khai.
- Mười ba là, công tác quản lý, khai thác hệ thống di tích có nhiều
chuyển biến tích cực, 100% các di tích trên địa bàn huyện đều có Ban
quản lý.
2.3.2. Những hạn ch v ngu ên nh n
-Những hạn ch
Một là, những vấn đề hạn chế về xây dựng thể chế văn hóa: uản lý nhà
nước về văn hóa trước hết gắn liền với việc xây dựng thể chế. Các văn bản
quy phạm pháp luật về di sản văn hóa do các cơ quan có thẩm quyền ban
hành nhưng việc ban hành các văn bản thực hiện đôi khi thiếu đồng bộ, thống
nhất. +Hai là, những hạn chế về thiết chế văn hóa, Nhà nước quản lý hệ
thống thiết chế b ng hình th c xây dựng các quy chuẩn với những ch c năng
nhiệm vụ cụ thể của từng thiết chế. Tĩnh Gia là một huyện ven biển Bắc miền
Trung, kinh tế còn khó khăn do vậy bảo tàng, thư viện lưu trữ rất hạn chế, các
17
đơn vị nghiên c u khoa học trên địa bàn huyện chủ yếu là về nông nghiệp còn
về lĩnh vực di sản văn hóa thì rất ít, chủ yếu do phòng văn hóa - thông tin
huyện đảm nhận.
+Ba là, những hạn chế về tổ ch c thực thi các chính sách về văn hóa. Cơ chế
thực hiện chính sách văn hóa yêu cầu thông tin trong quản lý văn hóa bao
gồm quá trình tiếp nhận thông tin, kế hoạch hóa trong quản lý nhà nước về
văn hóa, xây dựng chiến lược phát triển nhưng hiện nay đội ng cán bộ
phòng Văn hóa - Thông tin huyện trình độ còn hạn chế. Phần lớn cán bộ làm
công tác văn hóa ở độ tuổi trẻ, được đào tạo chuyên môn cơ bản song về kinh
nghiệm thực tiễn công tác chưa nhiều, số lượng cán bộ có trình độ chuyên
môn trên đại học còn rất ít. Cán bộ làm công tác quản lý văn hóa còn thiếu và
nhìn chung còn yếu so với thực tế công việc, đội ng cán bộ văn hóa cấp cơ
sở phần lớn là trình độ cao đẳng, trung cấp.
+ Bốn là, những hạn chế về tổ ch c bộ máy quản lý văn hóa, bộ máy tổ ch c
về văn hóa của huyện mà ở đây trực tiếp là Phòng Văn hóa - Thông tin huyện
trong việc xây dựng đội ng cán bộ quản lý các di tích, phần lớn do thiếu
những cán bộ có trình độ chuyên sâu về lĩnh vực văn hóa.
ăm là, những hạn chế trong việc xây dựng hệ thống các tiêu chí, tiêu
chuẩn đánh giá các hoạt động văn hóa, để xây dựng được các tiêu chí này đòi
hỏi phải có nhiều luận c khoa học rõ ràng, bên cạnh đó phải đồi hỏi tính
minh bạch để đánh giá chính xác giá trị văn hóa đó để có chính sách đầu tư
hợp lý cho các di tích. Vấn đề này không tránh khỏi những vụ lợi cá nhân nếu
không siết chặt quản lý.
+Sáu là, những hạn chế trong vấn đề thanh tra, kiểm tra các hoạt động văn
hóa công tác thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật, xử lý vi phạm pháp luật
về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa chưa nghiêm, một số địa phương
còn để xảy ra các hiện tượng vi phạm quy chế lễ hội, ô nhiễm cảnh quan môi
trường của di tích, tệ nạn mê tín dị đoan, tôn tạo di tích tùy tiện.
18
- Nguyên nhân
Nguyên nhân khách quan
Do sự xâm hại của các yếu tố môi trường bởi các di tích lịch sử văn
hóa ở huyện Tĩnh Gia chủ yếu có kiến trúc b ng gỗ, trải qua thời gian
và khí
hậu, nhiều di sản đang bị xuống cấp nghiêm trọng.
+ Nguồn kinh phí dành cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị của các di
tích còn hạn chế, tỷ lệ đầu tư tôn tạo các di tích b ng nguồn ngân sách còn
thấp.
Tác động của kinh tế thị trường dẫn đến suy nghĩ, hành động của
một bộ phận người dân và khách du lịch không tôn trọng, thậm chí còn
làm tổn hại, xâm phạm các di tích.
guyên nhân chủ quan
+ Vai trò quản lý của Nhà nước đối với hoạt động bảo tồn và phát huy
giá trị của các DSVH còn chưa được thế hiện rõ rệt, quản lý còn lỏng
lẻo, xử lý vi phạm còn thiếu sót. Một số quy định chính sách, cơ chế
quản lý về DSVH còn bất cập.
+ Đội ng cán bộ quản lý văn hóa của huyện Tĩnh Gia còn thiếu và
yếu về kiến th c và kinh nghiệm chuyên môn nghiệp vụ, mới chủ yếu
làm công việc quản lý mà chưa làm được công việc nghiên c u làm cơ
sở không chỉ quản lý tốt hơn mà cơ bản hơn là làm gia tăng giá trị văn
hóa và giá trị phục vụ xã hội của các di tích được tốt hơn.
+ Nhận th c của người dân đối với vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị
các di tích, chưa thực sự hiểu rõ tầm quan trọng của công tác này, hơn
thế còn
chưa tự giác chấp hành quy định về bảo vệ di sản văn hóa, còn gây nên
19
những hành động xâm hại đến cảnh quan, môi trường của di tích.
+Sự chủ động của các cấp chính quyền cơ sở và các tổ ch c, đoàn thể
ở địa phương nơi có các di tích chưa cao, còn thiếu các giải pháp phối
hợp đồng bộ và hiệu quả cho quản lý và phát huy các giá trị của di tích
lịch sử trong đời sống xã hội và kinh tế.
2.3.3. Các vấn đề đặt ra từ thực trạng quản lý nh nư c về i tích
lịch sử – văn hóa trên địa n hu ện nh ia
- Một là, vấn đề về xâm hại di tích và sự xuống cấp của các di tích lịch
sử văn hóa, sự mai một của các di sản văn hóa phi vật thể.
-Hai là, vấn đề về kinh phí, thực tế hiện nay, kinh phí đầu tư cho công
tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa của huyện Tĩnh Gia
còn hạn chế so với số lượng các di tích
-Ba là, vấn đề trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử
văn hóa huyện Tĩnh Gia đó là vấn đề về công tác cán bộ và đặc biệt là
cán bộ trực tiếp tham gia hoạt động quản lý văn hóa và công tác bảo
tồn, phát huy giá trị các di tích.
-Bốn là, sự kết hợp quản lý văn hóa nói chung và bảo tồn, phát huy giá
trị di tích lịch sử - văn hóa nói riêng với các hoạt động kinh tế còn yếu.
vẫn còn có sự tách rời giữa các hoạt động này trong quản lý nhà nước
nói chung và quản lý văn hóa nói riêng.
20
CHƢƠNG 3
QU N ĐIỂM VÀ GIẢI PH P TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓ TRÊN ĐỊ BÀN
HUYỆN TĨNH GI , TỈNH TH NH HÓ
3.1. Quan điểm tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử -
văn h a trên địa bàn hu ện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh H a
- Thống nhất quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn
huyện
- uản lý nhà nước về di tích lịch sử – văn hóa phải bảo tồn và phát
huy được các giá trị di tích trên địa bàn huyện, phải đàm bảo tính
trung thực, tính nguyên gốc của các di tích
- uản lý nhà nước về các di tích lịch sử – văn hóa phải bảo tồn và phát
huy được giá trị các di tích gắn với cộng đồng, vì cộng đồng
- uản lý nhà nước về các di tích lịch sử – văn hóa phải bảo tồn, phát
huy được các giá trị của các di tích gắn với sự phát triển kinh tế xã hội
3.2.Giải pháp tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử - văn
h a trên địa bàn hu ện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh H a
- X ựng, thực hiện qu hoạch, hoạch ảo vệ, giữ g n v phát
huy giá trị các i tích lịch sử - văn hóa trên địa n hu ện
Triển khai việc quy hoạch chi tiết đối với các di tích lịch sử -
văn hóa trên địa bàn huyện để giải quyết hợp lý, hài hòa, bền vững
giữa bảo tồn, phát huy di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa quốc
gia và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Việc xây dựng quy
hoạch các khu dân cư, khu công nghiệp, các đô thị mới phải bố trí quỹ
đất phù hợp và thuận lợi để xây dựng các công trình văn hóa, công
trình hạ tầng xung quanh khu vực bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa trên
21
địa bàn.
- an h nh v tổ chức thực hiện văn ản qu phạm pháp luật về i
tích lịch sử – văn hóa
Ủy ban nhân dân huyện sớm phê duyệt kế hoạch bảo vệ khẩn
cấp đối với các di tích lịch sử - văn hóa quốc gia; ban hành quy định
cụ thể danh mục di tích ưu tiên đầu tư và huy động nguồn lực xã hội
để tu bổ, sửa chữa chống xuống cấp các di tích lịch sử - văn hóa quốc
gia.
- i p tục tổ chức, ch đạo các hoạt đ ng ảo vệ v phát hu giá trị
các i tích; tuyên truyền, phổ i n, giáo ục pháp luật về i sản văn
hóa trên địa n hu ện
Tăng cường các biện pháp quản lý di tích và các hoạt động
bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử - văn hóa và tổ ch c lễ hội
tại các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện.
- i p tục tổ chức, quản lý hoạt đ ng nghiên cứu hoa h c; đ o tạo,
ồi ưỡng đ i ngũ cán chu ên môn l m công tác quản lý các i
tích lịch sử – văn hóa trên địa n hu ện
Tăng cường hoạt động nghiên c u khoa học về di tích lịch sử -
văn hóa quốc gia, tổ ch c các cuộc hội thảo nghiên c u khoa học về di
sản văn hóa vật thể và phi vật thể n m trong mỗi di tích gắn liền với lễ
hội văn hóa dân gian truyền thống ở địa phương; xin ý kiến chuyên gia
đánh giá xác thực yếu tố gốc của di tích; bồi dưỡng, cập nhật kiến th c
khoa học hiện đại về bảo tồn, bảo tàng, cung cấp tài liệu, chỉ dẫn,
thông tin và giải đáp chuyên môn cho cán bộ chuyên trách theo dõi,
quản lý di tích của địa phương, ng dụng một cách hợp lý và có hiệu
quả các thành tựu khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới; xây dựng
22
ngân hàng dữ liệu về hiện vật, di vật quý hiếm, ng dụng tin học vào
lưu trữ tài liệu.
- i p tục hu đ ng, quản lý, sử ụng các nguồn lực đ ảo vệ, g n
giữ, phát hu giá trị i tích trên địa n hu ện
Ưu tiên tập trung đầu tư đồng bộ các dự án bảo tồn, tôn tạo di
tích lịch sử - văn hóa quốc gia, dự án hạ tầng giao thông, hạ tầng du
lịch xung quanh khu vực di tích. Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo
tồn di tích; tạo cơ chế huy động các nguồn lực cho việc tu bổ, tôn tạo
và phát huy giá trị di tích.
- Đ mạnh công tác thi đua, h n thư ng tạo đ ng lực n ng cao
chất lượng quản lý các i tích lịch sử – văn hóa trên địa n hu ện
Bảo đảm khen thưởng theo quy chế công khai minh bạch, tạo
ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh để các tập thể và cá nhân
tham gia gìn giữ và bảo tồn các di tích phát huy hết khả năng của
mình.
Kịp thời biếu dương các tập thể, cá nhân có thành tích trong
hoạt động bảo vệ, gìn giữ di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện;
đổi mới hình th c thi đua khen thưởng cả về vật chất và tinh thần để
ghi nhận công s c đóng góp, tạo động lực tích cực cho các cá nhân, tổ
ch c và thu hút nhân dân tham gia bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị
di tích.
- ăng cư ng hợp tác quốc t trong quản lý nh nư c về các i tích
lịch sử – văn hóa trên địa n hu ện
Phòng Văn hóa – Thông tin huyện, cơ quan đầu mối về quan
hệ hợp tác quốc tế chủ động theo dõi, giám sát và kiểm tra việc thực
hiện hợp đồng tư vấn nước ngoài đã ký kết với địa phương; tích cực
23
tham gia thực hiện các chương trình, dự án hợp tác, quản lý và sử dụng
nguồn viện trợ, tài trợ của nước ngoài, các tổ ch c phi chính phủ trong
lĩnh vực di sản văn hóa; tăng cường xúc tiến du lịch, giới thiệu, quảng
bá các giá trị di tích lịch sử - văn hóa quốc gia của địa phương.
- hanh tra, i m tra việc chấp h nh pháp luật, giải qu t hi u nại,
tố cáo v ử lỷ vi phạm pháp luật trong quản lý nh nư c về các i
tích lịch sử – văn hóa trên địa n hu ện
Kiểm tra, rà soát cụ thể từng di tích, phòng ngừa và ngăn
chặn nạn mất cắp di vật, cổ vật, đồ thờ tự, cần thiết mua sắm trang
thiết bị kỹ thuật theo dõi, giám sát bảo vệ, chống trộm cắp ở các di tích
lịch sử - văn hóa quốc gia.
3.3. i n nghị
3.3.1. Ki n nghị v i rung ương v t nh hanh óa
3.3.2. i n nghị v i an nh n n hu ện nh ia
24
ẾT LUẬN
Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia trên địa bàn huyện Tĩnh Gia
có giá trị rất to lớn cả về vật chất và tinh thần, là nguồn tài nguyên
quan trọng trong phát triển du lịch văn hóa của địa phương. Tăng
cường quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa quốc gia cho hôm
nay và cho ngày sau, chính là thể hiện sự biết ơn của chúng ta đối với
công đ c của người xưa. vấn đề đặt ra là phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo
sát sao của các cấp chính quyền, sự phối họp chặt chẽ giữ các ngành
hữu quan, nâng cao vai trò và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà
nước các cấp trong việc tổ ch c bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị của
di tích lịch sử - văn hóa quốc gia; tích cực tuyên truyền, phổ biến pháp
luật, nâng cao nhận th c; phân cấp quản lý gắn với việc kiểm tra, giám
sát; huy động, quản lý và sử dụng nguồn lực có hiệu quả, đúng mục
đích.
Xuất phát từ thực tiễn quản lý nhà nước đối với di tích lịch sử
- văn hóa quốc gia ở huyện Tĩnh Gia, Luận văn đã phân tích và nghiên
c u để đánh giá thực trạng quản lý nhà nước và đưa ra giải pháp tăng
cường quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa quốc gia trên địa
bàn huyện Tĩnh Gia; Luận văn đã hệ thống hoá về cơ sở lý luận, đánh
giá đúng thực trạng và đề xuất một số giải pháp cụ thể gắn liền với
thực tiễn. Luận văn về cơ bản đã làm sáng tỏ được những ưu điểm,
đồng thời chỉ rõ được những bất cập, hạn chế và các nguyên nhân từ
đó đặt ra nhiều vấn đề đối với quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn
hóa quốc gia trên huyện Tĩnh Gia.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_di_tich_lich_su_van_hoa.pdf