Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - Văn hóa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

1. Với đối tượng nghiên cứu là công tác quản lý Nhà nước về di tích văn hóa tại địa phương nên luận văn xác định lý thuyết quản lý Nhà nước về di tích lịch sử văn hóa làm cơ sở cho việc nghiên cứu các nội dung cụ thể. Trong đó, nghiên cứu tập trung vào hai nội dung là quản lý Nhà nước về di tích lịch sử văn hóa và thực tế quản lý Nhà nước về di tích lịch sử văn hóa tại tỉnh Đắk Lắk. 2. Đắk Lắk là tỉnh là vùng đất có nhiều di lịch lịch sử - văn hoá, nhiều thắng cảnh thiên nhiên hấp dẫn cùng nền văn hoá truyền thống đậm đà bản sắc của hơn 40 dân tộc anh em. Những di tích ấy chứa đựng nhiều giá trị về lịch sử - văn hóa - khoa học và thẩm mỹ. Đây là một tiềm năng lớn để phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội, nhất là gắn với việc phát triển du lịch của địa phương. Sự phát triển của kinh tế mang lại đã tác động đến lĩnh vực văn hóa, mô hình làng xã có những sự thay đổi so với trước đây, các di tích lịch sử văn hóa vì vậy cũng ít nhiều chịu sự tác động này. Các di tích được gìn giữ sẽgóp phần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, nhưng trong điều kiện phát triển hiện nay các di tích ấy cũng cần phải được khai thác nhằm đem lại những lợi ích cho cộng đồng, cho xã hội. Việc khai thác phải mang tính hợp lý, phải hài hòa với quá trình phát triển, đảm bảo tính bền vững. 3. Hoạt động quản lý bảo tồn di tích lịch sử văn hóa là một trong những nhân tố quan trọng phục vụ mục tiêu giáo dục, hình thành các nhân cách văn hóa và nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó còn giữ gìn lâu dài các giá trị văn hóa tiêu biểu là các di sản văn hóa với tư cách là nguồn thông tin khoa học nguyên gốc, chân thực, có khả năng cung cấp tri thức, hiểu biết, kinh nghiệm sống, bài học lịch sử có ích cho con người hôm nay và mai sau. 4. Quản lý Nhà nước về văn hóa góp phần định hướng, điều chỉnh sự phát triển văn hóa của địa phương, nhằm thực hiện hóa các chủ trương, đường lối, chính sách về văn hóa của Đảng.Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong quản lý di tích lịch sử văn hóa đặc biệt tại các địa phương, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, mang lại lợi nhuận, nâng cao đời sống nhân dân. Nâng cao chất lượng công tác quản lý Nhà nước về di tích lịch sử văn hóa kéo theo việc đổi mới tư duy trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa.

pdf23 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 924 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - Văn hóa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO / BỘ NỘI VỤ / HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN HUYỀN MINH TRANG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK Chuyên ngành : Quản lý công Mã số: : 60 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG ĐẮK LẮK - NĂM 2017 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Hường Phản biện 1: TS. Phạm Đức Chính Phản biện 2: TS. Lương Thanh Sơn Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp 07, Nhà B- Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số: 51 - Đường Phạm Văn Đồng - Tp.Buôn Ma Thuột- Tỉnh Đắk Lắk Thời gian: vào hồi 08 giờ 30 ngày 29 tháng 5 năm 2017 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đắk Lắk là tỉnh có tài nguyên văn hóa vô cùng phong phú với nền văn hóa lâu đời và độc đáo. Trong khi đó, công tác quản lý Nhà nước tại địa phương chưa thể hiện tối đa vai trò, trách nhiệm về lĩnh vực này. Do vậy, đề tài “Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” là một đề tài có tính cấp thiết và mang ý nghĩa thực tiễn, hướng tới việc tìm ra nguyên nhân thực trạng cũng như đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết vấn đề còn tồn tại trong công tác bảo tồn di tích lịch sử -văn hóa tại các địa phương. Đồng thời phát huy vai trò của quản lý Nhà nước về di tích lịch sử văn hóa tại địa phương, góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa là vấn đề cấp thiết trong toàn xã hội. Đây cũng là một trong những chức năng vô cùng quan trọng của các cơ quan quản lý Nhà nước cấp địa phương đến trung ương, đặc biệt là vấn đề quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa. Do vậy có rất nhiều công trình nghiên cứu, tham luận và các bài báo viết về vấn đề này, tiêu biểu như: Giáo trình Quản lý di sản văn hóa của tác giả Nguyễn Thị Kim Loan của trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Giáo trình “Quản lý di sản văn hóa với phát triển du lịch” của tác giả Lê Hồng Lý, xuất bản năm 2010, ĐHQG Hà Nội. Bài viết của PGS. TS Đỗ Văn Trụ “Tiếp tục đổi mới hoạt động bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc trong thời kỳ mới” trong Kỷ yếu Hoạt động bảo tàng trong sự nghiệp đổi mới đất nước của Cục di sản Văn hóa, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh (2004). Chuyên luận “Góp phần Bảo tồn văn hóa người Bih” của TS. Lương Thanh Sơn (2011). Năm 2015, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk phát hành cuốn sách Địa chí Đắk Lắk. Bên cạnh đó còn rất nhiều Tài liệu tham khảo như sách “Bảo tồn, làm giàu và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập” của tác giả Ngô Đức Thịnh; “Di sản văn hóa bảo tồn và phát triển chuyên đề Kiến trúc” của tác giả Nguyễn Đình Thanh, Văn bản quản lý Nhà nước về Di sản Văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch - Cục Di sản Văn hóa (2014),...là những tài liệu tham khảo liên quan đến công tác quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa. 3. Mục đích và nhiệm vụ - Hệ thống hóa các công trình nghiên cứu, những vấn đề lí luận về công tác quản lý Nhà nước về di tích lịch sử văn hóa nói chung, nhằm cung cấp cho các nhà nghiên cứu những thông tin đầy đủ, cập nhật và có hệ thống nguồn tài liệu về di tích lịch sử - văn hóa tại tỉnh Đắk Lắk. - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tại tỉnh Đắk Lắk, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước về di tích lịch sử văn hóa tại tỉnh Đắk Lắk hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý Nhà nước về di tích lịch sử văn hóa tại tỉnh Đắk Lắk. - Phạm vi nghiên cứu: + Không gian: Tỉnh Đắk Lắk. + Thời gian: Từ năm 2013 đến năm 2016. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và tư tưởng Hồ Chí Minh về việc kế thừa vốn văn hóa truyền thống cũng như đường lối của Đảng ta trong việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. - Phương pháp nghiên cứu: phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê và phân loại, khảo sát, so sánh. Đồng thời sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành, đa ngành như: địa lý, sử học, văn học dân gian, quản lý văn hóa, bảo tồn di sản văn hóa, bảo tàng học,... 6. Ý nghĩa thực tiễn và lý luận Ý nghĩa lý luận: + Góp phần hệ thống hóa lý luận về di sản văn hóa, di tích lịch sử văn hóa và cơ sở lý thuyết quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa. + Vận dụng cơ sở lý luận vào một trường hợp cụ thể: tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Ý nghĩa thực tiễn: + Bước đầu cung cấp thông tin, tư liệu về hệ thống di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk về các mặt: số lượng, phân loại, tình trạng di tích,... + Làm rõ tổng thể thực trạng quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk bao gồm: những kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra. + Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 03 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận quản lý Nhà nước về di tích lịch sử văn hóa Chƣơng 2: Thực trạng quản lý Nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Chƣơng 3: Một số giải pháp nâng cao quản lý Nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA 1.1. Lý luận cơ bản về di sản văn hóa và di tích lịch sử văn hóa 1.1.1. Văn hóa và di sản văn hóa 1.1.1.1. Văn hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng phát biểu một quan điểm về văn hóa như sau: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những phát minh và sáng tạo đó là văn hóa. Văn hóa là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó do loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng nhu cầu đời sống và đòi hỏi sự sinh tồn” [25,tr.413]. 1.1.1.2. Di sản văn hóa “Từ điển Tiếng Việt” định nghĩa: “Di sản là cái của thời trước để lại; văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử” [45, tr.254]. 1.1.1.3. Phân loại di sản văn hóa Trên cơ sở đồng thuận với quan niệm của UNESCO, Luật Di sản văn hoá của Việt Nam (2001) phân loại di sản văn hóa như sau: “Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và các tri thức dân gian khác. Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ...” [30] 1.1.1.4. Bảo tồn di sản văn hóa Bảo tồn là việc gìn giữ nguyên hình dạng, quyền sở hữu, công năng sử dụng của một công trình hoặc một hiện vật mà không làm thay đổi chúng. Ý nghĩa tổng quan này được sử dụng khi đề cấp đến lĩnh vực bảo tồn di sản, có thể định nghĩa là “hoạt động nhằm tránh sự thay đổi của một cái gì theo thời gian” [39, tr.17]. 1.1.2. Di tích lịch sử - văn hóa 1.1.2.1. Khái niệm di tích lịch sử - văn hóa Di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, đã được xếp hạng theo quy định của pháp luật. [29, tr.14] 1.1.2.2. Các loại di tích lịch sử - văn hóa Di tích lịch sử văn hóa được chia thành: - Di tích kiến trúc nghệ thuật - Di tích khảo cổ - Di tích thắng cảnh (danh lam thắng cảnh) - Di tích cách mạng - kháng chiến Căn cứ vào giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh (gọi chung là di tích) được chia thành: - Di tích cấp tỉnh - Di tích quốc gia - Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt 1.1.3. Ý nghĩa và vai trò của các di tích lịch sử - văn hóa Di tích là những bằng chứng vật chất có ý nghĩa quan trọng, minh chứng về lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Di tích giúp cho con người biết được cội nguồn của dân tộc mình, hiểu về truyền thống lịch sử, đặc trưng văn hóa của đất nước và do đó có tác động ngược trở lại tới việc hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại. Đây cũng chính là nguồn tài nguyên du lịch vô cùng quan trọng, sự độc đáo, phong phú, đa dạng. 1.1.4. Bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa Bảo tồn di tích với tư cách là một bộ môn khoa học, hoạt động với mục đích cao cả là giữ gìn, bảo lưu các tài sản văn hóa có giá trị của những thời đại đã lùi vào dĩ vãng. Song, bên cạnh đó, với cách nhìn nhận về sự lưu truyền giá trị công năng của di tích, sự gìn giữ môi trường thiên nhiên được tạo hóa ban cho, hoạt động bảo tồn di tích còn góp sức nuôi dưỡng cuộc sống đương đại, đặc biệt là trong lĩnh vực văn hóa tinh thần, để rồi tiếp tục chuyển giao cho các giá trị ấy cho thế hệ mai sau. 1.2. Quản lý Nhà nƣớc về di tích lịch sử - văn hóa 1.2.1. Sự cần thiết quản lý Nhà nước đối với di tích lịch sử - văn hóa Thứ nhất: đây là hoạt động thiết thực giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao ý thức dân tộc và niềm tự hào truyền thống lịch sử của dân tộc. Thứ hai: tạo ra nền móng vững chắc cho việc xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội, tạo nguồn lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Thứ ba: tạo cơ sở vững chắc để văn hóa được giao lưu, tiếp biến và là điều kiện đảm bảo cho dân tộc ta, hội nhập, hợp tác và phát triển. 1.2.2. Yêu cầu quản lý Nhà nước đối với di tích lịch sử - văn hóa Một, góp phần xây dựng môi trường xã hội tốt đẹp, lành mạnh. Hai, phục vụ mục tiêu giáo dục, hình thành các nhân cách văn hóa, nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Ba, quản lý hoạt động bảo tồn di sản văn hóa là để giữ gìn lâu dài các giá trị văn hóa tiêu biểu của đất nước. Bốn, quản lý các hoạt động bảo tồn phải căn bản dựa trên mục tiêu phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội. 1.2.3. Nội dung quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa Điều 54 Luật di sản cũng quy định Nội dung quản lý nhà nước về di sản văn hóa bao gồm: 1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; 2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa; 3. Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di sản văn hóa; 4. Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn về di sản văn hóa; 5. Xây dựng, phát triển đội ngũ chuyên môn về di tích lịch sử - văn hóa; 6. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; 7. Tổ chức, chỉ đạo khen thưởng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; 8. Tổ chức và quản lý hợp tác quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; 9. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về di sản văn hóa. 1.2.4. Những thách thức trong quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa Sự xuống cấp của các di tích lịch sử - văn hóa. Không gian, cảnh quan kiến trúc di sản bị xâm hại. Sự phân công, phân cấp còn chồng chéo; đội ngũ cán bộ quản lý di sản còn yếu, chưa được đào tạo bài bản về chuyên môn, nghiệp vụ; chế độ chính sách chưa tương xứng với công việc, trọng trách. Công tác đánh giá hiện trạng, sưu tầm tài liệu khảo cổ học; đề án bảo tồn, phát huy di sản chưa thực sự đi vào thực chất, còn nặng về giấy tờ, thủ tục. Sự giao lưu quốc tế rộng rãi trên cơ sở của phát triển kinh tế toàn cầu cũng có những tác động không nhỏ tới lĩnh vực văn hóa đặc biệt là sự tồn vong của các giá trị của di tích lịch sử - văn hóa. Tiểu kết chƣơng 1 Luận văn đã áp dụng khung lý luận về công tác quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa nhằm khái quát thực trạng công tác quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nhằm đưa ra những tồn tại, hạn chế cũng như thành tựu đạt được trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa. Chƣơng 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK 2.1. Tổng quan về hệ thống di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 2.1.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu Đắk Lắk nằm ở trung tâm cao nguyên Nam Trung Bộ, có 14 đơn vị hành chính Lắk gồm 01 thành phố, 1 thị xã và 13 huyện (với 184 xã, phường và thị trấn). Tỉnh Đắk Lắk hình thành trên cơ sở một vùng đất lâu đời, có con người sinh sống từ thời nguyên thủy và trải qua nhiều thay đổi về cương vực qua các thời kỳ lịch sử. Cấu tạo địa hình Đắk Lắk có sự hòa hợp của nhiều sông suối xen lẫn núi đồi, ao hồ, ghềnh thác và những khu vực rừng nguyên sinh tạo nên nhiều cảnh quan hấp dẫn. Thêm vào đó, Đắk Lắk còn là nơi ẩn chứa nhiều nét đặc thù về giá trị văn hóa cộng đồng của cư dân bản địa sinh sống tại đây và những di tích kiến trúc cổ ghi lại dấu ấn của lịch sử và phong trào cách mạng của thế hệ cha anh đi trước. Chính từ các đặc điểm lịch sử, con người mà Đắk Lắk đã sở hữu một hệ thống di tích lịch sử - văn hóa đa dạng, sinh động, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc cũng như tài nguyên thiên nhiên thơ mộng, hùng vĩ. 2.1.2. Hệ thống di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Tính đến năm 2016, Ban Quản lý di tích tỉnh đã kiểm kê được 60 di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, kiến trúc nghệ thuật trên địa bàn toàn tỉnh, với 24 di tích đã xếp hạng (trong đó có 01 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 16 di tích cấp quốc gia và 07 di tích cấp tỉnh) và 36 di tích tiềm năng có đầy đủ yếu tố để lập hồ sơ khoa học trình cấp có thẩm quyền công nhận xếp hạng di tích. 2.1.3. Hiện trạng một số di tích lịch sử - văn hóa tại tỉnh Đắk Lắk - Di tích 04 Y Ngông được Bộ Văn hóa Thông tin (cũ) ký quyết định công nhận di tích cấp quốc gia ngày 26/01/1994. Hiện nay Trung tâm Quản lý Di tích quản lý khuôn viên của di tích này với tổng diện tích là 55.770 m2. - Nhà đày Buôn Ma Thuột đã trải qua hơn 70 năm tồn tại, với nhiều mục đích sử dụng khác nhau vì vậy cảnh quan và cơ sở vật chất cũng có những thay đổi, xuống cấp. Nhà Đày Buôn Ma Thuột đã qua hai lần trùng tu vào các năm 1992 và 2006 nhưng nhiều hạng mục sau khi được trùng tu đã xuống cấp, hư hại. - Đồn điền CADA được xếp hạng di tích quốc gia ngày 25/01/1999. Hiện nay công ty cà phê Phước An quản lý và phát huy giá trị của di tích. - Di tích Hang đá Đăk Tuôr được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia ngày 03/08/1991. Di tích được UBND xã Čư Pui quản lý với tổng diện tích của dự án trùng tu là 15 ha. - Đình Lạc Giao do Trung tâm Quản lý Di tích trực tiếp quản lý với tổng diện tích 2500m2. Ngoài sự quản lý của Trung tâm Quản lý Di tích, Đình còn có ban Tế lễ gồm các cụ bô lão của làng Lạc Giao. Nhân dịp 30 năm giải phóng Buôn Ma Thuột ngày 10/3/2005, UBND tỉnh Đắk Lắk đã cấp kinh phí cho Sở Văn hóa – Thông tin Đắk Lắk trùng tu tôn tạo cho di tích đình Lạc Giao như hiện nay. - Tháp Yang Prong được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia ngày 3/8/1991. Từ đó tới nay đã trải qua 02 lần trùng tu (năm 2001 và 2013). - Hồ Lắk được công nhận là di tích danh lam thắng cảnh cấp quốc gia vào ngày 11/5/1993. Trong số các di tích được công nhận là di tích cấp quốc gia, hồ Lăk là di tích bị xâm hại nghiêm trọng nhất. Hồ Lăk hiện nay đang thuộc quyền quản lý và khai thác của 03 đơn vị: + Ban Quản lý rừng lịch sử văn hoá di tích hồ Lăk. + Công ty cổ phần Du lịch Đắk Lắk. + Thị trấn Liên Sơn. 2.2. Công tác quản lý Nhà nƣớc về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 2.2.1. Cơ quan quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Sơ đồ cơ cấu tổ chức các cơ quan quản lý Nhà nước về di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk : 2.2.2. Hiện trạng quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Về công tác xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Triển khai Luật Di sản Văn hóa. Xây dựng kế hoạch, tiến hành khảo sát, thu thập tư liệu, xây dựng lí lịch di tích, tổ chức Hội nghị khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa - Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa: Chỉnh sửa bổ sung các điều, khoản ban hành Quyết định quy chế Quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh. UBND Tỉnh Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch UBND Huyện UBND Xã Phòng Văn hóa - Thông tin Ban hành các Quyết định và bàn giao quyền quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích cho các địa phương. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, khảo sát để xây dựng báo cáo thực trạng các di tích đã được xếp hạng trên địa bàn toàn tỉnh. Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di sản văn hóa Công tác sưu tầm hiện vật cũng được triển khai và đạt được kết quả tốt. Đã lập đề án Bảo tồn, tôn tạo phát huy giá trị các khu di tích lịch sử. Bộ máy quản lý Nhà nƣớc Thực hiện chặt chẽ việc phân cấp quản lý di sản, di tích. Về cơ chế phối hợp của cơ quan quản lý các cấp: quản lý di tích được tổ chức theo cấp hành chính, theo chiều dọc từ tỉnh xuống đến các cấp huyện/thị xã, xã/phường, thôn/khu dân cư. Về công tác tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học; đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn về di sản văn hóa Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch tỉnh giai đoạn 2017 - 2020, trong đó có một lực lượng lớn di sản viên, thuyết minh viên, cán bộ quản lý trong hệ thống quản lý các di tích lịch sử - văn hóa. Các cán bộ di tích, di sản viên cũng được trau dồi kiến thức qua rất nhiều lớp tập huấn kỹ năng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa: Ban hành danh mục dự án kêu gọi đầu tư tư giai đoạn 2016 – 2020 trên địa bàn tỉnh với các hạng mục thuộc lĩnh vực văn hóa nói chung và di tích lịch sử - văn hóa. Tỉnh đã vận động các doanh nghiệp lữ hành khảo sát, mạnh dạn đầu tư và mở các tour du lịch đến các khu di tích lịch sử - văn hóa. Tiếp tục tuyên truyền, kiểm tra, xử lý việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý và bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa. Tổ chức, chỉ đạo khen thƣởng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Tỉnh đã có những chính sách, chế tài hỗ trợ cũng như khen thưởng đối với đội ngũ trực tiếp trông coi và thực hiện công tác quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa về di tích lịch sử - văn hóa. Phối hợp, hợp tác về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Tỉnh Đắk Lắk đã thực hiện tốt công tác phối hợp trong nước cũng như quốc tế bằng việc triển khai hoạt động du lịch dựa trên giá trị di tích lịch sử - văn hóa thông qua các hội chợ du lịch Quốc tế điển hình như: Hội chợ du lịch Quốc tế Việt Năm năm 2016. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về di sản văn hóa. Công tác thanh tra, kiểm tra đã thực hiện những chưa đạt hiệu quả cao do: thiếu nhân lực, chưa có chế tài cụ thể cũng như các hình thức xử lý vi phạm chưa đủ sức răn đe. Hiện tượng tranh chấp, lấn chiếm đất đai di tích vẫn diễn ra. 2.3. Những thành tựu và hạn chế trong công tác quản lý Nhà nƣớc về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 2.3.1. Thành tựu đạt được trong công tác quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - Về bộ máy cơ cấu tổ chức quản lý: đã phân cấp quản lý từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã, phường. - Vai trò quản lý của Nhà nước được thể hiện qua các hoạt động: + Nhiều văn bản pháp lý được ban hành mang tính chỉ đạo, định hướng cho hoạt động bảo tồn - gìn giữ di sản văn hóa. + Thường xuyên tổ chức các lớp tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý ở các cấp. + Việc nghiên cứu, lập hồ sơ, tiến hành xếp hạng di tích là biện pháp quan trọng và có hiệu quả. + Nguồn vốn của Nhà nước cấp cho việc trùng tu, tu bổ, tôn tạo di tích đã được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả. + Tổ chức nghiên cứu, sưu tầm về những giá trị văn hóa phi vật thể liên quan đến di tích. + Tư vấn, giúp đỡ cho các địa phương tổ chức lễ hội tại các di tích. + Thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm về di tích, giải quyết đơn thư khiếu nại, tranh chấp di tích, di vật tại các địa phương. - Vai trò của cộng đồng: các Ban quản lý di tích tại địa phương đều có thành phần đại diện của cộng đồng tham dự. 2.3.2. Các hạn chế: Về khách quan: Điều kiện khí hậu, thiên nhiên khắc nghiệt, hậu quả của chiến tranh đã làm cho các di tích bị xuống cấp, hư hại. Về chủ quan: Phòng Quản lý di sản văn hóa mới được thành lập tháng 05/2016, trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch do vậy vai trò quản lý của cơ quan quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa bộc lộ nhiều hạn chế: + Việc tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn Luật di sản văn hóa chưa có kế hoạch cụ thể, chưa thường xuyên tập trung vào các Ban quản lý di tích còn cộng đồng địa phương thì chưa được quan tâm. + Tình trạng xuống cấp của nhiều di tích vẫn còn tồn tại ở nhiều địa phương. + Nhiều vụ việc về xâm phạm đất đai, tranh chấp di tích, di vật trong di tích chưa được xử lý kịp thời hoặc xử lý chưa hợp lý. + Việc lên kế hoạch kiểm kê, lập hồ sơ cho các cổ vật cho các di tích triển khai chậm. Hiện tượng mất cắp di vật, cổ vật còn xảy ra ở các di tích, việc điều tra, truy tìm gặp nhiều khó khăn. + Hiện tượng mê tín dị đoan, đồng cốt, đốt vàng mã tùy tiện, các tệ nạn xã hội vẫn diễn ra ở nhiều di tích, nhiều lễ hội hàng năm. + Việc tổ chức khai thác phát huy giá trị của di tích còn yếu kém, chưa có định hướng. + Nhận thức của cộng đồng trong quản lý, bảo vệ di tích chưa cao. + Việc tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về di sản văn hóa chưa được quan tâm đúng mức. + Sự phối hợp giữa ban quản lý di tích tỉnh, các phòng văn hóa, ban quản lý di tích địa phương và cộng đồng chưa đồng bộ, chặt chẽ. + Sự phối hợp liên ngành giữa các cơ quan trong hoạt động quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa chưa chặt chẽ và có hiệu quả. + Thiếu những định hướng, những chính sách, chế tài cụ thể nhằm khuyến khích, kêu gọi sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa. 2.4. Những nguyên nhân hạn chế trong công tác quản lý Nhà nƣớc về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - Chức năng nhiệm vụ của các cơ quan quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa còn bị chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm. - Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa nên việc thực hiện công tác này còn nhiều bất cập. - Nguồn nhân sự làm công tác chuyên môn còn thiếu, trình độ và năng lực không đồng đều. - Công tác xã hội hóa hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích còn thiếu định hướng, thiếu những chính sách, chế tài. - Du lịch gắn với giá trị của di tích lịch sử - văn hóa phát triển chưa bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. - Thiếu sự đầu tư đồng bộ cho di tích. - Việc giới thiệu, tổ chức khai thác ở di tích còn đơn điệu. - Chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp. - Công tác tuyên truyền về di tích chưa được chú trọng, thông tin về di tích hạn chế. Tiểu kết chƣơng 2 Đắk Lắk là địa phương lưu giữ nhiều di tích kiến trúc cổ ghi lại dấu ấn của lịch sử và phong trào hoạt động cách mạng của thế hệ cha anh cùng hệ thống cảnh quan thiên nhiên kỳ vỹ đã được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt, cấp quốc gia, cấp tỉnh phân bổ đều khắp địa bàn toàn tỉnh. Song công tác quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa vẫn còn nhiều bất cập, chưa phát huy tối đa giá trị di sản văn hóa. Bộ máy quản lý văn hóa từ cấp tỉnh xuống cơ sở tuy đã dần được chuẩn hóa, phân bổ chặt chẽ, tuy nhiên vẫn không thể tránh khỏi những hạn chế. Để nâng cao chất lượng bộ máy quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa, nhằm phát huy công tác bảo tồn di sản văn hóa tại địa phương, thì phải có cái nhìn toàn diện hơn về thực tế, đánh giá khách quan những tồn tại, hạn chế và đề ra phương án giải quyết triệt để. Chƣơng 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK 3.1. Phƣơng hƣớng và mục tiêu của quản lý Nhà nƣớc về di tích lịch sử - văn hóa 3.1.1. Quan điểm, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước trong công tác quản lý Nhà nước về di sản văn hóa Ngày 16/7/1998, Đảng ta ban hành Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nghị quyết này được ví như là “cương lĩnh văn hóa” trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 3.1.2. Mục tiêu, phương hướng của Đắk Lắk trong công tác quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa Nhất quán quan điểm Đảng từ Trung ương, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Đắk Lắk đều kiên định xây dựng “Nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” khai thác và phát huy có hiệu quả những giá trị của di sản văn hóa đặc biệt là di tích lịch sử - văn hóa. 3.2. Đề xuất các giải pháp quản lý Nhà nƣớc về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 3.2.1. Giải pháp về thể chế và chính sách 3.2.1.1. Hoàn thiện hệ thống thể chế Cần tăng cường và nâng cao hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương. Thực hiện hiệu quả Luật Di sản văn hóa, vận dụng linh hoạt các Nghị định của Chính phủ. Phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn toàn tỉnh. Sớm hoàn chỉnh hệ thống chính sách về di tích, nhất là những chính sách về xã hội hóa hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 5 (Khoá VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Chỉ đạo các địa phương xã, huyện, thành phố thực hiện Luật Di sản văn hóa, các nghị định của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. 3.2.1.2. Hệ thống chính sách Về chính sách đầu tư: Cần xây dựng chính sách đầu tư đồng bộ cho việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu. Ưu tiên ngân sách của tỉnh trong việc trùng tu, tôn tạo bảo vệ và phát huy giá trị di tích cho những di tích tiêu biểu của tỉnh. Ưu tiên nguồn kinh phí thu được từ hoạt động khai thác du lịch tại các di tích lịch sử - văn hóa để phục vụ công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích, tôn tạo di tích. Chủ động và tích cực cân đối nguồn ngân sách địa phương. Cho phép xây dựng và triển khai các dự án tập trung vốn đầu tư lớn tạo những sản phẩm văn hóa du lịch có giá trị. Tạo điều kiện thuận lợi cũng như kêu gọi đầu tư; đẩy mạnh xã hội hóa bảo tồn di tích. Đa dạng hóa các nguồn lực. Tăng cường đầu tư và sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí đầu tư của Nhà nước và sự đóng góp của nhân dân . Chính sách xã hội hóa: Nâng cao nhận thức về pháp luật, khoa học. Cần tăng cường phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương. Vận động các doanh nghiệp xây dựng công trình trên địa bàn có di tích lịch sử - văn hóa. Huy động nguồn lực trong cộng đồng dân cư. Xây dựng một số cơ chế đặc thù tạo môi trường thông thoáng về đầu tư - phát triển du lịch gắn với di tích lịch sử - văn hóa. Thường xuyên tổ chức những cuộc hội thảo, trưng cầu ý kiến của các chuyên gia, các cấp, các ngành liên quan. 3.2.1.3. Phát triển nguồn nhân lực Tạo điều kiện cho cán bộ quản lí, cán bộ cơ sở học tập kinh nghiệm. Chú trọng đào tạo cán bộ, thợ lành nghề, cán bộ thuyết minh hướng dẫn có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu thực thi nghiệp vụ quản lý nhà nước. Xây dựng chính sách dài hạn trong công tác đào tạo, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ. Trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ. Xây dựng chính sách đãi ngộ phù hợp. Đào tạo, bồi dưỡng về tư tưởng, chính trị và phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng. 3.2.1.4. Nâng cao chất lượng thanh tra, giám sát, kiểm soát và xử lý vi phạm Thanh tra, kiểm tra tạo quyền bình đẳng trước pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh du lịch bền vững, nâng cao vai trò quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa cũng như tính chủ động của cơ quan nhà nước trong công tác này. 3.2.1.5. Tổ chức chỉ đạo khen thưởng Cần có những chính sách khen thưởng, động viên thích đáng. Kịp thời biểu dương các cá nhân, tập thể có thành tích. 3.2.2. Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk: Thống nhất đầu mối đơn vị quản lý nhà nước Đối với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk: - Chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo ở địa phương. - Tăng cường kiểm tra công tác quản lý nhà nước gắn với trách nhiệm của chính quyền, các đoàn thể ở huyện, xã trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa. - Tham mưu UBND tỉnh lập quy hoạch tổng thể và đưa ra các giải pháp phù hợp với việc lưu giữ, bảo tồn di sản văn hóa. - Hướng dẫn chủ đầu tư thực hiện đúng các quy trình, quy định, thủ tục triển khai các dự án tu bổ di tích. Đối với Ban quản lý di tích tỉnh: chịu trách nhiệm quản lý những di tích quan trọng và hướng dẫn nghiệp vụ về các hoạt động tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị toàn bộ di tích trên địa bàn tỉnh khi nhận được đề nghị. Xây dựng quy chế phối hợp giữa các ngành chức năng. UBND cấp huyện, thị xã căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương quyết định thành lập Ban quản lý liên ngành. Tăng cường biên chế cho các cơ quan quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa. 3.2.3. Giải pháp phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa 3.2.3.1. Tuyên truyền giáo dục, quảng bá Tuyên truyền sâu rộng Luật Di sản văn hóa, Quy chế quản lý và bảo vệ các di tích lịch sử - văn hóa đến nhân dân trên địa bàn nơi có di tích. Nâng cao vai trò chỉ đạo, lãnh đạo của chi bộ, chính quyền thôn, xã, khu phố đối với việc bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa. Chủ động phối hợp với ban ngành liên quan, cơ quan báo chí, phát thanh truyền hình trong tỉnh, huyện. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục cho người dân. 3.2.3.2. Phát triển hoạt động du lịch - Phát huy các đặc trưng di sản văn hóa tại địa phương. - Biến di sản văn hóa trở thành một địa điểm du lịch. - Có những kế hoạch chính sách đúng đắn trong công tác bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa. - Các cộng đồng chủ nhà và dân chúng bản địa phải được tham gia vào việc lập kế hoạch bảo vệ và du lịch. - Các chương trình xúc tiến du lịch phải bảo vệ và phát huy các đặc trưng của di sản thiên nhiên và văn hóa. Giải pháp tổ chức thực hiện cụ thể tại Đắk Lắk là : - Tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá du lịch, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư. - Xây dựng các chương trình đẩy mạnh việc liên kết hợp tác phát triển du lịch. - Cần có những hỗ trợ, hướng dẫn trực tiếp với nhân dân sống quanh khu di tích lịch sử - văn hóa về văn bản pháp luật liên quan đến dịch vụ du lịch. 3.3. Một số kiến nghị - Đối với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: + Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa nội dung giáo dục ý thức bảo vệ di sản văn hoá trong các trường học. + Nghiên cứu cải tiến và nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý di sản văn hoá hiện nay theo một cơ chế tách bạch, rành rọt, thực hiện được ba chức năng lớn: bảo vệ, trùng tu, khai thác. + Tăng cường kết nối giữa di tích lịch sử - văn hóa và du lịch. - Đối với UBND Tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: + Nghiên cứu và ban hành một cơ chế tổng hợp, có hiệu quả nhằm khai thác tốt hơn các di tích lịch sử - văn hóa. + Tạo điều kiện cho cán bộ quản lý ngành du lịch và văn hoá được học tập kinh nghiệm quản lý và khai thác tài nguyên. + Tổ chức các cuộc hội thảo để tiếp tục nghiên cứu để tìm ra những giải pháp mới phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử. + Hỗ trợ nhân lực, kinh phí hoạt động cho các đơn vị quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa. + Xây dựng cơ chế chính sách và cải cách hành chính để thu hút đầu tư vào phát triển du lịch tại khu vực có di tích lịch sử - văn hóa Tiểu kết chƣơng 3 Từ thực trạng hoạt động quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh từ cơ sở những thành tựu đạt được, những tồn tại, hạn chế, luận văn đã đề xuất các nhóm giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Các giải pháp này chú trọng đến vai trò của quản lý Nhà nước trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa. Bên cạnh việc theo sát quan điểm, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước cũng như phương hướng, mục tiêu của địa phương thì các giải pháp về thể chế, chính sách, kiện toàn bộ máy quản lý Nhà nước đồng thời phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa thông qua tuyên truyền, giáo dục quảng bá cũng như phát triển du lịch sẽ đem lại những hiệu quả tích cực trong công tác quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa. KẾT LUẬN 1. Với đối tượng nghiên cứu là công tác quản lý Nhà nước về di tích văn hóa tại địa phương nên luận văn xác định lý thuyết quản lý Nhà nước về di tích lịch sử văn hóa làm cơ sở cho việc nghiên cứu các nội dung cụ thể. Trong đó, nghiên cứu tập trung vào hai nội dung là quản lý Nhà nước về di tích lịch sử văn hóa và thực tế quản lý Nhà nước về di tích lịch sử văn hóa tại tỉnh Đắk Lắk. 2. Đắk Lắk là tỉnh là vùng đất có nhiều di lịch lịch sử - văn hoá, nhiều thắng cảnh thiên nhiên hấp dẫn cùng nền văn hoá truyền thống đậm đà bản sắc của hơn 40 dân tộc anh em. Những di tích ấy chứa đựng nhiều giá trị về lịch sử - văn hóa - khoa học và thẩm mỹ. Đây là một tiềm năng lớn để phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội, nhất là gắn với việc phát triển du lịch của địa phương. Sự phát triển của kinh tế mang lại đã tác động đến lĩnh vực văn hóa, mô hình làng xã có những sự thay đổi so với trước đây, các di tích lịch sử văn hóa vì vậy cũng ít nhiều chịu sự tác động này. Các di tích được gìn giữ sẽ góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, nhưng trong điều kiện phát triển hiện nay các di tích ấy cũng cần phải được khai thác nhằm đem lại những lợi ích cho cộng đồng, cho xã hội. Việc khai thác phải mang tính hợp lý, phải hài hòa với quá trình phát triển, đảm bảo tính bền vững. 3. Hoạt động quản lý bảo tồn di tích lịch sử văn hóa là một trong những nhân tố quan trọng phục vụ mục tiêu giáo dục, hình thành các nhân cách văn hóa và nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó còn giữ gìn lâu dài các giá trị văn hóa tiêu biểu là các di sản văn hóa với tư cách là nguồn thông tin khoa học nguyên gốc, chân thực, có khả năng cung cấp tri thức, hiểu biết, kinh nghiệm sống, bài học lịch sử có ích cho con người hôm nay và mai sau. 4. Quản lý Nhà nước về văn hóa góp phần định hướng, điều chỉnh sự phát triển văn hóa của địa phương, nhằm thực hiện hóa các chủ trương, đường lối, chính sách về văn hóa của Đảng.Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong quản lý di tích lịch sử văn hóa đặc biệt tại các địa phương, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, mang lại lợi nhuận, nâng cao đời sống nhân dân. Nâng cao chất lượng công tác quản lý Nhà nước về di tích lịch sử văn hóa kéo theo việc đổi mới tư duy trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_di_tich_lich_su_van_hoa.pdf
Luận văn liên quan