Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà
nước, Công tác đối ngoại của tỉnh Kiên Giang ngày càng được
mở rộng và hiệu quả hơn, đã giới thiệu hình ảnh đất nước, con
người Việt Nam nói chung, của tỉnh Kiên Giang nói riêng đến với
các nước trong khu vực và quốc tế; với tiềm năng hàng năm tỉnh
Kiên Giang thu hút nhiều lượt du khách quốc tế đến du lịch, thăm
quan, hợp tác. “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập,
tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hoá,
đa dạng hoá quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc
tế .” [17]. Chính quyền tỉnh Kiên Giang đã g n kết 3 trụ cột: Đối
ngoại chính trị, đối ngoại Nhà nước với đối ngoại nhân dân, đã
tạo ra thế và lực mới cho đất nước và cho tỉnh.
Chặng đường phía trước có nhiều thuận lợi nhưng c ng
phải đối mặt với nhiều thách thức. Trong những năm tiếp theo,
thế giới và khu vực đang vận động và thay đổi liên tục, bên cạnh
những cơ hội mở ra, sẽ có không ít những thách thức và khó
khăn. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế hiện nay,
yêu cầu đặt ra với từng cơ quan, từng cán bộ, công chức, viên
chức phải thức đầy đủ trách nhiệm chính trị của mình, thấm
nhuần sâu s c đường lối, quan điểm của Đảng, không ngừng trau
dồi trí thức và chuyên môn, từ đó thực hiện và triển khai công tác
quản l nhà nước về hoạt động đối ngoại hiệu quả hơn, tạo điều
kiện thuận lợi nhất cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước
nói chung, phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng an
ninh cho tỉnh nhà nói riêng./.
32 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 601 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về đối ngoại ở tỉnh Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
HUỲNH THANH HẢI
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐỐI NGOẠI
Ở TỈNH KIÊN GIANG
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60 34 04 03
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017
2
Công trình đƣợc hoàn thành tại:
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ HỒNG HẢI
Phản biện 1 : TS. Mai Đình Lâm
Phản biện 2 : TS. Nguyễn Trung Đông
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn
thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia
Địa điểm: Phòng họp 210, Nhà A - Hội trường bảo
vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia.
Số: 10 - Đường 3/2 - Quận 10 – TP. Hồ Chí Minh
Thời gian: Vào hồi 08 giờ, ngày 26 tháng 7 năm 2017
3
LUẬN VĂN
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐỐI NGOẠI
Ở TỈNH KIÊN GIANG
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận văn.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, mở rộng quan hệ quốc tế, hội
nhập quốc tế, mỗi quốc gia cần phải khai thác được các kênh
quan hệ quốc tế. Điều này có nghĩa là, đối ngoại đã trở thành một
trong những công cụ quan trọng được sử dụng nhiều trong chính
sách thúc đẩy quan hệ quốc tế và có ảnh hưởng lớn đến các hoạt
động ngoại giao của mọi quốc gia trên thế giới. Thế giới hiện nay
đang có nhiều biến động về chính trị, kinh tế, đặc biệt đối với khu
vực Đông Nam Á, các vấn đề phức tạp về tình hình biển Đông,
hải đảotuy nhiên, xu thế chung: Hòa Bình, ổn định, hợp tác
phát triển vẫn giữ vai trò quan trọng. Trong bối cảnh đó, làm thế
nào để góp phần thực hiện mục tiêu của Đảng đặt ra cho lĩnh vực
đối ngoại là “Giữ gìn hòa bình, ổn định, chủ động và tích cực hội
nhập quốc tế để phát triển đất nước. Nâng cao vị thế và uy tín của
Việt Nam trong khu vực và trên thế giới” [17].
Kiên Giang là tỉnh có tiềm năng, thế mạnh: Nhiều nguồn
tài nguyên khoáng sản, cảnh quan thiên nhiên du lịch, di tích lịch
sử văn hóa, nguồn lực lao động và có vị trí chiến lược quan trọng
của đất nước, là cầu nối với các tỉnh miền Tây Nam bộ với các
tỉnh, thành - Vương quốc Campuchia và với một số nước trong
khu vực ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á), là điều
kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế
và môi trường đầu tư tốt, đặc biệt là huyện đảo Phú Quốc được
Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng một số chính sách ưu
4
đãi. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Kiên Giang tích cực
phấn đấu xây dựng tỉnh Kiên Giang trở thành một khu vực năng
động của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cửa ngõ quan trọng
trong hợp tác kinh tế quốc tế. Để đạt được mục tiêu này, tỉnh cần
đẩy mạnh thu hút các nguồn lực để đầu tư phát triển nhất là các
nguồn lực từ các đối tác chiến lược quốc tế. Do vậy, hoạt động
đối ngoại sẽ đóng góp một phần quan trọng trong việc thu hút các
nguồn lực quốc tế để phát triển nhanh, bền vững, đồng thời đảm
bảo giữ vững quốc phòng an ninh.
Trong những năm qua giai đoạn 2011 – 2015 , tình hình
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Kiên Giang, duy trì tốc độ tăng
trưởng kinh tế ổn định ở mức khá cao so với khu vực đồng bằng
sông Cửu Long, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt
10,35%/năm [40], an ninh quốc phòng được đảm bảo, quan hệ
quốc tế tiếp tục được mở rộng, tỉnh đã tham gia vào nhiều diễn
đàn hợp tác song phương, đa phương với các tỉnh, thành và các tổ
chức quốc tế trong khu vực và trên thế giới, tổ chức quảng bá
hình ảnh của tỉnh và Phú Quốc đến với bạn b và cộng đồng quốc
tế; hoạt động hợp tác kinh tế, văn hoá đối ngoại với các tỉnh giáp
biên – Vương quốc Campuchia toàn diện hơn và ngày càng phát
triển; công tác phân giới c m mốc biên giới trên đất liền và công
tác phối hợp quản l biên giới Việt Nam – Campuchia thuộc địa
bàn tỉnh đạt kết quả quan trọng, bảo vệ vững ch c chủ quyền biên
giới quốc gia, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác,
phát triển. Tuy nhiên, so với tiềm năng và yêu cầu nhiệm vụ
chính trị của tỉnh đặt ra có mặt c ng còn hạn chế. lĩnh vực đối
ngoại, hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế, xúc tiến thương mại,
đầu tư ra nước ngoài chưa tương xứng với quá trình hội nhập
5
quốc tế của đất nước; một số văn bản quản l nhà nước về hoạt
động đối ngoại của tỉnh còn nhiều bất cập, chưa được điều chỉnh,
bổ sung kịp thời, một số chức năng quản l nhà nước về hoạt
động đối ngoại còn chồng chéo giữa các sở, ngành; chức năng,
nhiệm vụ của cơ quan chuyên môn ngoại vụ thuộc tỉnh chưa được
bổ sung kịp thời cho phù hợp với tình hình mới; đối ngoại chủ
yếu tập trung vào đối ngoại nhà nước; đối ngoại Đảng, đối ngoại
nhân dân chưa được tăng cường, chưa tối đa hóa lợi ích cho
người dân và doanh nghiệp; công tác quản l biên giới còn nhiều
bất cập do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Việc kiểm điểm đánh giá những kết quả đạt được, c ng
như khó khăn, hạn chế trong công tác quản l nhà nước về hoạt
động đối ngoại của chính quyền tỉnh Kiên Giang thời gian qua là
rất quan trọng và cần thiết. Là cơ sở đưa ra các giải pháp góp
phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản l nhà nước về hoạt
động đối ngoại của chính quyền tỉnh Kiên Giang, nhằm góp phần
phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, đưa hoạt
động đối ngoại của chính quyền tỉnh Kiên Giang thiết thực và
hiệu quả.
uất phát từ tình hình trên, tôi lựa chọn đề tài: Quản lý
nhà nước về đối ngoại ở tỉnh Kiên Giang, làm luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ chuyên ngành quản l công của mình, với hy vọng
góp phần làm rõ hơn về mặt l luận vai trò quản l nhà nước về
hoạt động đối ngoại của chính quyền cấp tỉnh, c ng như kiểm
điểm đánh giá tình hình công tác quản l nhà nước về hoạt động
đối ngoại của chính quyền cấp tỉnh Kiên Giang thời gian qua và
và đề xuất giải pháp hoàn thiện cho thời gian tới.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn.
6
Lĩnh vực đối ngoại có rất nhiều công trình nghiên cứu
được công bố trên các phương tiện thông tin như: Công trình
nghiên cứu khoa học, các luận văn tiến sĩ, thạc sĩ với nhiều nội
dung nghiên cứu khác nhau như: Về chính sách đối ngoại quốc
gia; về hoạt động đối ngoại của một số tỉnh, thành phố trong cả
nước, bản thân đã được tiếp cận:
- Cuốn Sổ tay công tác ngoại vụ của Bộ Ngoại giao, Hà
Nội, 2008, viết về công tác lãnh sự; công tác tuyên truyền đối
ngoại và báo chí nước ngoài; công tác tổ chức phi chính phủ
nước ngoài tại Việt Nam; công tác hội nhập quốc tế; luật pháp và
điều ước quốc tế; công tác biên giới lãnh thổ quốc gia
- Cuốn sách ngoại giao Việt Nam năm 2015 của Bộ Ngoại
giao, Nxb Chính trị Quốc gia, viết về: Tình hình thế giới và khu
vực, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
- Tài liệu bồi dưỡng kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế và
đối ngoại của Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao. Năm 2010 – Rạch
Giá.
- Tạp chí thông tin đối ngoại của Ban Chỉ đạo công tác
thông tin đối ngoại và Ban Tuyên giáo Trung ương, trong đó có
bài viết quan trọng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về hoạt
động đối ngoại phải tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài để phát
triển đất nước. Tháng 09/2016.
- Bài viết của Phó Giáo sư. Tiến sĩ. Nguyễn Hữu Cát về
đẩy mạnh hoạt động đối ngoại nhân dân theo tinh thần Nghị
quyết Đại hội II của Đảng, đăng trên Tạp chí Thông tin đối
ngoại số T9/2016. Và các văn bản của Đảng, Nhà nước và của
địa phương về công tác đối ngoại hiện hành
7
- Đề án: “Thực hiện hiệu quả tiến trình Hội nhập quốc tế,
giữ vững ổn định chính trị - xã hội, trong bối cảnh nước ta tham
gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, trong đó có Hiệp
định TPP và Cộng đồng kinh tế ASEAN” của Ban Chấp hành
Trung ương, Bộ Ngoại giao, năm 2016.
Tuy nhiên, các công trình này chỉ mới dừng lại nghiên cứu
ở góc độ l luận chung về tình hình thế giới và Việt Nam, các chủ
trương, đường lối của đối ngoại Việt Nam trong các giai đoạn
khác nhau, về ngoại giao nhân dân, vai trò của đối ngoại với sự
phát triển kinh tế trong tiến trình hội nhập...
phạm vi tỉnh Kiên Giang, Sở Ngoại vụ Kiên Giang đã
tham gia thực hiện Đề án của Tỉnh ủy về tổng kết 30 năm mà
trọng tâm là 10 năm gần đây công tác đối ngoại bảo vệ tổ quốc
trong tình hình mới; Đề án cấp cơ sở về “Giải pháp nâng cao
hiệu quả hợp tác quốc tế tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2015 - 2020”,
các đề án trên, chủ yếu đánh giá tình hình, cập nhật kết quả làm
được, những mặt chưa được và đề ra giải pháp cho hoạt động đối
ngoại Đảng, đối ngoại Nhà nước, đối ngoại nhân dân việc
nghiên cứu vai trò quản l nhà nước về hoạt động đối ngoại của
chính quyền tỉnh Kiên Giang chưa sâu và hệ thống hóa các văn
bản chỉ đạo c ng như văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh c ng
chưa được kịp thời và đầy đủ.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn.
3.1. Mục đích.
Trên cơ sở l luận của quản l nhà nước về hoạt động đối
ngoại của chính quyền cấp tỉnh, về thực trạng quản l nhà nước
về hoạt động đối ngoại của địa phương trong thời gian qua, luận
văn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản l nhà nước
8
về hoạt động đối ngoại của chính quyền tỉnh Kiên Giang trong
thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ.
- Hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề l luận về quản l
nhà nước về hoạt động đối ngoại.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản l nhà nước về hoạt
động đối ngoại của chính quyền tỉnh Kiên Giang chỉ ra được
những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó.
- Đề xuất phương hướng và một số giải pháp nhằm hoàn
thiện quản l nhà nước về hoạt động đối ngoại của chính quyền
tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn.
4.1. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác quản l nhà
nước về hoạt động đối ngoại của chính quyền tỉnh Kiên Giang.
4.2. Phạm vi nghiên cứu.
- Về nội dung: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu các nội
dung quản l nhà nước về hoạt động đối ngoại thuộc thẩm quyền
của chính quyền cấp tỉnh.
- Về không gian: Luận văn chỉ nghiên cứu công tác quản
l nhà nước về hoạt động đối ngoại của chính quyền tỉnh Kiên
Giang.
- Về thời gian: Luận văn nghiên cứu công tác quản l nhà
nước về hoạt động đối ngoại của chính quyền tỉnh Kiên Giang từ
năm 2011 đến năm 2015, đây là khoảng thời gian g n liền với
việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ
I nhiệm kỳ 2011 – 2015 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội 05 năm 2011 – 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh, trong đó có
9
nội dung chỉ đạo thực hiện công tác đối ngoại, hợp tác và hội
nhập quốc tế.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của
luận văn.
5.1. Phương pháp luận.
Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm đường lối,
chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước quản l
nhà nước về hoạt động đối ngoại.
5.2. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp và khảo cứu
tài liệu, nghiên cứu các bài viết, các văn bản quy phạm pháp luật
của Nhà nước, giáo trình có liên quan để rút ra các vấn đề l luận
về công tác quản l nhà nước về hoạt động đối ngoại của chính
quyền cấp tỉnh;
- Phương pháp khảo sát học tập kinh nghiệm thực tế một
số đơn vị ngoại vụ các tỉnh trong cụm thi đua số 05 khu vực
Miền Tây quản l nhà nước về hoạt động đối ngoại của chính
quyền cấp tỉnh.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.
6.1 Ý nghĩa lý luận.
Luận văn đã hệ thống hoá và làm rõ một số vấn đề l luận
về hoạt động đối ngoại và quản l nhà nước về hoạt động đối
ngoại.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn.
Kết quả nghiên cứu của luận văn này, có thể dùng làm tài
liệu tham khảo cho giảng dạy và học tập trong chuyên ngành
10
quản l công nói chung và các chương trình bồi dưỡng kiến thức
quản l nhà nước tại Trường Chính trị của tỉnh.
7. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục tài liệu tham khảo,
luận văn kết cấu gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở l luận và pháp l của quản l nhà
nước về hoạt động đối ngoại của chính quyền cấp tỉnh.
- Chương 2: Thực trạng quản l nhà nước về hoạt động đối
ngoại của chính quyền tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2011 – 2015).
- Chương 3: Yêu cầu, phương hướng và giải pháp hoàn
thiện quản l nhà nước về hoạt động đối ngoại của chính quyền
tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016 – 2020).
11
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA QUẢN LÝ
NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA CHÍNH
QUYỀN CẤP TỈNH
1.1. Hoạt động đối ngoại của chính quyền cấp tỉnh.
1.1.1. Khái niệm.
- Khái niệm hoạt động đối ngoại, hoạt động đối ngoại, là
những hoạt động của một quốc gia trong mối quan hệ của nó với
các quốc gia khác; quan hệ quốc tế [48].
Hoạt động đối ngoại của chính quyền cấp tỉnh, là việc
chính quyền cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ đối ngoại ở địa phương
trên cơ sở các quy định của cơ quan nhà nước cấp trên và thực
hiện nhiệm vụ quản l nhà nước về đối ngoại trên lãnh thổ, tức là
sự kết hợp giữa quản l ngành và quản l lãnh thổ trên địa bàn.
1.1.2. Nội dung của hoạt động đối ngoại của chính
quyền cấp tỉnh, được quy định tại Quyết định số 67/2011/QĐ-
TTg ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng chính phủ.
1.2. Quản lý nhà nƣớc về hoạt động đối ngoại của chính
quyền cấp tỉnh,
Quản l nhà nước về hoạt động đối ngoại ở cấp tỉnh, là
việc vận hành và thực hiện những công việc khác nhau thuộc
chức năng, nhiệm vụ đối ngoại của chính quyền cấp tỉnh để đạt
được những mục tiêu, mục đích nhất định phục vụ cho việc phát
triển kinh tế xã hội và ổn định quốc phòng an ninh, bảo vệ v n
toàn biên giới lãnh thổ quốc gia ở chính địa phương đó.
1.2.2. Chủ thể quản lý nhà nước về hoạt động đối ngoại
của chính quyền cấp tỉnh.
12
Hội đồng nhân dân tỉnh là cơ quan quyền lực nhà nước ở
cấp tỉnh.
Ủy ban nhân dân tỉnh là cơ quan chấp hành của hội đồng
nhân dân tỉnh; thực hiện chức năng quản l nhà nước ở địa
phương. Sở Ngoại vụ là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh quản l nhà nước về công tác ngoại vụ và công tác biên giới
lãnh thổ quốc gia.
1.2.3. ai tr và đ c điểm quản lý nhà nước về hoạt động
đối ngoại của chính quyền cấp tỉnh.
1.2.3.1. Vai trò quản lý nhà nước về hoạt động đối ngoại
của chính quyền cấp tỉnh.
Thứ nhất, là quán triệt đường lối chủ trương, chính sách và
các quy định về đối ngoại của Đảng, Nhà nước.
Thứ hai, là thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa
bàn tỉnh.
Thứ ba, là thúc đẩy sự phát triển của đối ngoại nhân dân.
1.2.3.2. c đi m quản lý về hoạt động đối ngoại của
chính quyền cấp tỉnh.
Tính tổ chức - điều chỉnh tích cực. Tính chủ động và sáng
tạo. Tính dưới luật. Tính chính trị. Tính thường xuyên.
1.2.3. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về hoạt động đối
ngoại của chính quyền cấp tỉnh, đối ngoại không chỉ là sự nối tiếp
của chính sách đối nội mà còn là một động lực mạnh mẽ góp
phần xứng đáng vào việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
1.2.4. Nguyên tắc quản lý nhà nước về hoạt động đối
ngoại của chính quyền cấp tỉnh.
13
Thứ nhất, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước.
Thứ hai, là bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, sự
quản l tập trung của Nhà nước, sự phối hợp nhịp nhàng giữa
Trung ương và địa phương.
Thứ ba, là phối hợp chặt chẽ đối ngoại của Đảng, ngoại
giao Nhà nước và ngoại giao nhân dân...
Thứ tư, thực hiện theo chương trình hàng năm.
Thứ năm, là phân công, phân nhiệm rõ ràng.
1.2.5. Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động đối ngoại
của chính quyền cấp tỉnh.
1.2.5.1. Xây dựng hệ thống th chế quản lý nhà nước về
hoạt động đối ngoại của chính quyền cấp tỉnh.
1.2.5.2. Kiện toàn bộ máy tổ chức làm công tác đối ngoại
địa phương.
1.2.5.3. Xây dựng đội ngũ công chức cơ quan chuyên môn
quản lý nhà nước về hoạt động đối ngoại cấp tỉnh.:
1.2.5.4. Thanh tra, ki m tra quản lý nhà nước về hoạt động
đối ngoại của chính quyền cấp tỉnh.
1.2.5.5. Công tác phối hợp của các sở, ngành và địa
phương trong quản lý nhà nước về hoạt động đối ngoại của tỉnh.
1.2.5.6. ảm bảo ngân sách, trang thiết bị phục vụ quản lý
nhà nước về hoạt động đối ngoại của chính quyền cấp tỉnh.
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về
hoạt động đối ngoại của chính quyền cấp tỉnh.
1.3.1. Các yếu tố khách quan.
- Tính chất hoạt động đối có liên quan đến yếu tố nước
ngoài, vì vậy phức tạp và khó quản l .
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương,
14
- u thế toàn cầu hóa và sự phát triển của khoa học công
nghệ đang diễn ra mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực
1.3.2. Các yếu tố chủ quan:
- Yếu tố thể chế, đặc biệt là cấp tỉnh trực tiếp đến hoạt
động quản l nhà nước về hoạt động đối ngoại của địa phương.
- Tổ chức, bộ máy; nguồn lực con người, tài chính.
- Sự phối hợp giữa các cơ quan, sở, ban, ngành và địa
phương.
1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về hoạt động đối
ngoại của chính quyền cấp tỉnh ở một số địa phƣơng và bài
học tham khảo.
Tiểu kết chƣơng 1
Chương I, đã xây dựng được cơ sở l luận quản l nhà
nước về hoạt động đối ngoại của chính quyền cấp tỉnh, làm cơ sở
cho quá trình nghiên cứu tiếp theo của luận văn, trong nội dung
chương I đã nêu ra được một số khái niệm cơ bản về quản l ,
quản l nhà nước đối với hoạt động đối ngoại là gì, vai trò, sự cần
thiết của quản l nhà nước đối với hoạt động đối ngoại, nội dung
quản l nhà nước về hoạt động đối ngoại của chính quyền cấp
tỉnh, c ng như những kinh nghiệm quản l nhà nước về hoạt
động đối ngoại của chính quyền cấp tỉnhđây là những cơ sở
quan trọng để làm tiền đề cho việc nghiên cứu chương tiếp theo
của luận văn.
15
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT
ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH KIÊN
GIANG.
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của
tỉnh Kiên Giang và ảnh hƣởng của các điều kiện này đến
quản lý nhà nƣớc về hoạt động đối ngoại của tỉnh Kiên
Giang.
2.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của
tỉnh Kiên Giang.
2.1.1.1. iều kiện tự nhiên.
2.1.1.2. iều kiện kinh tế - xã hội.
2.1.1.3. Các chỉ tiêu chủ yếu phát tri n kinh tế - xã hội đến
năm 2020.
2.2. Ảnh hƣởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
đến quản lý nhà nƣớc về hoạt động đối ngoại của chính quyền
tỉnh Kiên Giang.
Nằm ở cực Tây Nam vùng Đồng bằng sông Cửu Long
cách xa các đô thị lớn trong vùng và thành phố Hồ Chí Minh; hệ
thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong tỉnh chưa đáp ứng được yêu
cầu của phát triển các ngành kinh tế, thương mại, du lịch...
2.3. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về hoạt động đối
ngoại của chính quyền tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2011 – 2015.
2.3.1. Thực trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật
quản lý nhà nước về hoạt động đối ngoại và kế hoạch hoạt
động đối ngoại của tỉnh Kiên Giang.
2.3.1.1. Về ban hành văn bản quy phạm pháp luật quản lý
nhà nước về hoạt động đối ngoại, bao gồm:
16
* Văn bản của Tỉnh uỷ:
* Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân -
Ủy ban nhân dân tỉnh:
* Văn bản cá biệt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh:
2.3.1.2. Kế hoạch hoạt động đối ngoại của tỉnh Kiên
Giang.
2.3.2. Thực trạng tổ chức bộ máy chuyên môn tham
mưu quản lý nhà nước về hoạt động đối ngoại của tỉnh Kiên
Giang.
2.3.2.1. Quá trình thành lập Sở Ngoại vụ tỉnh Kiên Giang,
được thành lập ngày 09/3/2005.
2.3.2.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức bộ máy, được quy định tại Quyết định số 2990/QĐ-UBND
ngày 07/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang.
2.3.3. Thực trạng đội ngũ nhân sự làm công tác quản lý
nhà nước về hoạt động đối ngoại tỉnh Kiên Giang.
Về số lượng, có 21/25 công chức và 05 người lao động.
Chuyên viên chính 02 công chức; chuyên viên và tương đương
18 công chức; cán sự: 01 công chức.
2.3.4. Thực trạng công tác phối hợp của các sở, ngành
và địa phương trong quản lý nhà nước về hoạt động đối ngoại
của tỉnh Kiên Giang.
Tỉnh uỷ Kiên Giang đã ban hành Quyết định số 76-QĐ/TU
ngày 31 tháng 12 năm 2015 về việc ban hành Quy chế quản l
thống nhất các hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh.
2.3.5. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra quản lý
nhà nước về hoạt động đối ngoại tỉnh Kiên Giang.
17
2.3.6. Thực trạng ngân sách, trang thiết bị phục vụ quản
lý nhà nước về hoạt động đối ngoại của tỉnh Kiên Giang.
2.3.7. Kết quả hoạt động đối ngoại của chính quyền tỉnh
Kiên Giang.
2.3.7.1. Về công tác quản lý đoàn ra, đoàn vào, đã cử
1.039 đoàn với tổng số 5.802 lượt cán bộ, công chức, viên chức .
Cho phép 642 đoàn khách nước ngoài với 3.220 lượt người
2.3.7.2. Quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế.
Đã thu hút được 37 dự án đầu tư đầu tư trực tiếp nước
ngoài FDI với tổng số vốn trên 1,4 tỷ USD.
2.3.7.3. Về ngoại giao văn hóa.
Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang đã xây dựng Kế hoạch
số 43/KH-UBND, về ngoại giao văn hóa.
2.3.7.4. Công tác phân giới cắm mốc và quản lý biên giới,
xây dựng được đường biển giới hòa bình, hữu nghị
2. 3.7.5. Công tác lãnh sự, giải quyết tốt các vấn đề có yếu
tố nước ngoài và công dân Việt Nam ở nước ngoài.
2.3.7.6. Hoạt động quản lý báo chí nước ngoài và thông
tin đối ngoại, đảm bảo hoạt động của phóng viên báo chí nước
ngoài trên địa bàn tỉnh theo đúng các qui định của pháp luật.
2.3.7.7. Công tác người Việt Nam ở nước ngoài.
Với việc xác định sức mạnh tổng hợp của đất nước là kết
quả
2.3.7.8. Công tác đối ngoại ảng, đối ngoại nhân dân các
tỉnh giáp biên.
2.3.7.9. Về công tác quản lý hoạt động viện trợ của các tổ
chức phi Chính phủ nước ngoài.
18
2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý nhà nƣớc về
hoạt động đối ngoại của chính quyền tỉnh Kiên Giang.
2.4.1. Ưu điểm
Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, văn bản
chỉ đạo đúng đ n kịp thời phù hợp với tình hình, yêu cầu nhiệm
vụ chính trị trong từng giai đoạn và trong tình hình mới; các bộ
ngành Trung ương ban hành văn bản hướng dẫn, quan tâm hỗ trợ
thông tin, tạo điều kiện kết nối cho địa phương trong tổ chức thực
hiện chức năng quản l nhà nước về hoạt động đối ngoại.
Tỉnh ủy - Ủy ban nhân tỉnh đã kịp thời cụ thể hóa các chủ
trương của Trung ương bằng các quyết định, chương trình, kế
hoạch chỉ đạo hoạt động quản l nhà nước về hoạt động đối ngoại
của địa phương; cơ cấu tổ chức bộ máy cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh tham mưu quản l nhà nước về hoạt
động đối ngoại đúng theo quy định của pháp luật
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.4.2.1. Hạn chế
- Việc ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy
định, hướng dẫn thực hiện quản l nhà nước về hoạt động đối
ngoại của chính quyền cấp tỉnh còn thiếu và chủ yếu là các văn
bản chỉ quy định các quy trình, thủ tục và nguyên t c thực hiện
công tác ngoại giao cấp nhà nước.
- Bên cạnh đó, tại tỉnh Kiên Giang việc cụ thể hóa văn bản
của Trung ương có liên quan đến hoạt động đối ngoại tại địa
phương chủ yếu là triển khai quán triệt và tổ chức thực hiện.
- Hầu hết chỉ đạo lĩnh vực này được điều chỉnh bằng các
văn bản cá biệt chủ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; các quy định
có liên quan đến quản l nhà nước về hoạt động đối ngoại của
19
tỉnh, cụ thể ở lĩnh vực: Phân cấp thẩm quyền xin kiến, cho phép
của cấp ủy, chính quyền đối với cán bộ, công chức, viên chức và
người lao động trong tỉnh đảng, hội đồng nhân dân, đoàn thể,
mặt trận, lực lượng v trang ra nước ngoài, được điều chỉnh
trong nhiều văn bản của cả Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và văn
bản chuyên ngành như lực lượng v trang , trong nhiều trường
hợp các ngành, địa phương còn có nhiều cách hiểu khác nhau, do
đó hiện nay các cấp, các ngành còn nhiều lúng túng,
- Vấn đề chồng chéo trong thực hiện nhiệm vụ đối ngoại
vẫn còn tồn tại, ví dụ như công tác quản l nhà nước về vận động
và quản l nguồn viện trợ phi chính phủ
- Tổ chức bộ máy, Sở Ngoại vụ tỉnh Kiên Giang là cơ
quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh có chức năng tham
mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản l nhà nước về công tác
ngoại vụ và công tác biên giới lãnh thổ quốc gia của địa phương,
nhưng hiện nay Sở Ngoại vụ Kiên Giang phải tham mưu và phục
vụ cả hoạt động đối ngoại của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân và
Đoàn Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Kiên Giang, giúp các Sở, ban
ngành và địa phương kết nối hoạt động đối ngoại, tuy nhiên
không được giao thêm biên chế,
- Uỷ ban nhân dân cấp huyện có đường biên giới lãnh thổ
quốc gia trên đất liền, trên biển, hải đảo và các huyện đảo chưa
bố trí công chức chuyên trách quản l nhà nước về công tác đối
ngoại thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy
định.
- Công tác giám sát đối với công tác ngoại địa phương của
Hội đồng nhân dân tỉnh chưa được thực hiện, chưa đánh giá được
một cách tổng quát việc thực hiện, triển khai nhiệm vụ quản l
20
nhà nước về hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh. Thanh tra
chuyên ngành Sở Ngoại vụ được thành lập, có biên chế, con dấu
riêng, nhưng không có thẩm quyền xử phạt các vi phạm trong
quản l nhà nước về hoạt động đối ngoại; bên cạnh đó, khi tiến
hành thanh tra, kiểm tra các dấu hiệu vi phạm có yếu tố người
nước ngoài nội dung, thành phần, địa điểm hội nghị, hội thảo
phải kết hợp nhiều ngành dẫn đến không kịp thời, khó xử l .
- Sự phối hợp giữa các cơ quan, địa phương trong tỉnh với
Sở Ngoại vụ trong quản l nhà nước về hoạt động đối ngoại chưa
tốt, Sở Ngoại vụ vừa là cơ quan tham mưu của Ủy ban nhân dân
tỉnh về đối ngoại, đồng thời còn phục vụ các hoạt động đối ngoại
của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân và Đoàn đại biểu Quốc hội, tuy
nhiên giữa các cơ quan này không có quy chế phối hợp thực hiện,
dẫn đến tình trạng đùn đẩy trách nhiệm đón tiếp đoàn vào, tổ
chức sự kiện đối ngoại, lễ tân , nhiều khi công việc quá tải đối
với các hoạt động của cơ quan tham mưu Sở Ngoại vụ trong điều
kiện kinh phí, nhân lực vật lực hạn chế.
Chính những hạn chế trên trong quản l nhà nước về hoạt
động đối ngoại của chính quyền tỉnh Kiên Giang đã có tác động
không nhỏ đến hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh:
2.4.2.2. Nguyên nhân hạn chế
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quản l nhà nước về
hoạt động đối ngoại của cấp trên còn thiếu, hướng dẫn không sâu
và còn chồng chéo. Khó khăn trong việc tăng biên chế; hầu hết
công chức ngoại vụ chưa được đào tạo chính quy từ các trường
Ngoại giao. Hệ thống văn bản pháp luật về công tác đối ngoại
đã không theo kịp với nhu cầu quản l , nhiệm vụ. Còn nhiều
ngành, địa phương chưa thực sự quan tâm đến công tác đối
21
ngoại. Chính trường các nước trong khu vực, nước láng giềng
chưa thật sự ổn định đã tác động ảnh hưởng đến một số mặt công
tác đối ngoại của địa phương.
Tiểu kết Chƣơng 2
Từ cơ sở l luận của Chương 1, luận văn đã đánh giá được
thực trạng và tầm quan trọng của quản l nhà nước về hoạt động
đối ngoại của chính quyền tỉnh Kiên Giang, về hệ thống thể chế
của tỉnh; tổ chức bộ máy, đội ng công chức cơ quan chuyên môn
thuộc tỉnh; sự phối hợp giữa các sở, ban ngành và địa phương,
kinh phí hoạt động và về kết quả hoạt động đối ngoại của tỉnh
trên một số lĩnh vực. Đồng thời, nêu ra những hạn chế và nguyên
nhân của hạn chế của quản l nhà nước về hoạt động đối ngoại
của tỉnh Kiên Giang làm cơ sở cho việc định hướng về yêu cầu,
phương phướng và giải pháp hoàn thiện quản l nhà nước về hoạt
động đối ngoại của tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới.
22
Chƣơng 3
YÊU CẦU, PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG
ĐỐI NGOẠI CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH KIÊN GIANG
(giai đoạn 2016 – 2020).
3.1 Yêu cầu hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về hoạt động
đối ngoại của chính quyền tỉnh Kiên Giang.
3.1.1. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về
hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Việc nâng cao hiệu lực hiệu quả quản l nhà nước về hoạt
động đối ngoại chính quyền tỉnh là hết sức cần thiết
3.1.2. Phục vụ phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương.
3.1.3. G p phần nâng cao vị thế của đất nước trên
trường quốc tế.
3.2. Phƣơng hƣớng hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về
hoạt động đối ngoại của chính quyền tỉnh Kiên Giang.
3.2.1. Phân cấp quản lý nhà nước về hoạt động đối ngoại
gi a Trung ương và chính quyền tỉnh Kiên Giang.
Vấn đề phân cấp cho chính quyền cấp tỉnh quản l nhà
nước về hoạt động đối ngoại c ng cần được trung ương mở rộng
và quy định rõ ràng hơn.
3.2.2. Tăng cường sự phối hợp trong quản lý nhà nước
về hoạt động đối ngoại gi a chính quyền Trung ương và chính
quyền tỉnh Kiên Giang, phát huy tính chủ động của chính quyền
địa phương, g n với phối hợp nhịp nhàng giữa trung ương và địa
phương là hết sức cần thiết.
3.2.3. Tăng cường sự phối hợp gi a các cơ quan, ban
ngành, ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thuộc
23
tỉnh với cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động đối ngoại của
tỉnh Kiên Giang.
3.3. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về
hoạt động đối ngoại của chính quyền tỉnh Kiên Giang.
3.3.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về hoạt
động đối ngoại.
Cấp Trung ương Bộ Ngoại giao cần chủ động làm nồng
cốt trong công tác xây dựng các văn bản pháp l có liên quan đến
ngoại vụ địa phương, rà soát các văn bản pháp luật làm cơ sở để
căn cứ vào đó địa phương ban hành văn bản của mình.
Cấp tỉnh, trước m t sửa đổi, bổ sung, ban hành Quy chế
quản l thống nhất các hoạt động đối ngoại của Tỉnh ủy phù hợp
và đúng quy định
3.3.2. Hoàn thiện bộ máy làm công tác quản lý nhà nước
về hoạt động đối ngoại.
Kiện toàn bộ máy tổ chức và chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn của Sở Ngoại vụ Kiên Giang, đảm bảo các điều kiện về cơ sở
vật chất cho hoạt động quản l nhà nước về hoạt động đối ngoại
của tỉnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra theo đúng tinh thần
Thông tư 02/2015/TTLT-BNG-BNV ngày 28 tháng 6 năm 2015
của Bộ Ngoại giao và Bộ Nội vụ. Kiện toàn Ban Công tác vận
động, điều phối và sử dụng viện trợ nước ngoài và phi chính phủ
trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
3.3.3. Đào tạo, b i dư ng nâng cao năng lực cho đội ngũ
công chức làm công tác quản lý nhà nước về hoạt động đối
ngoại.
24
- ây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực làm công
tác đối ngoại, rà soát đánh giá lại số lượng chất lượng nguồn nhân
lực hiện tại, cụ thể hóa tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm; bố
trí s p xếp hợp l nhân sự cho từng lĩnh vực quản l chuyên môn
phòng, ban và văn phòng Sở. ây dựng kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng công chức kể cả đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ và
ngoại ngữ ở trong nước và nước ngoài để chủ động trong bố trí sử
dụng và quy hoạch công chức.
3.3.4. ảo đảm ngân sách và cơ sở vật chất phục vụ cho
đối ngoại.
Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện
cho cơ quan chuyên môn quản l nhà nước về hoạt động đối
ngoại có thể được xem là một trong những điều kiện đảm bảo
nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản l .
3.3.5. Tăng cường sự phối hợp gi a các sở, ban ngành,
địa phương trong quản lý nhà nước về hoạt động đối ngoại.
Tăng cường phối hợp giữa các sở, ngành, đơn vị và các địa
phương, nhất là thực hiện nghiêm chỉnh Chỉ thị số 38-CT/TW
ngày 21 tháng 7 năm 2014 của Bộ Chính trị (khóa XI).
3.3.6. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra của cơ
quan chức năng và cơ quan chuyên ngành quản lý nhà nước
về hoạt động đối ngoại
3.3.7. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng đối với
hoạt động đối ngoại của địa phương.
3.3.8. Tiếp tục mở rộng các hoạt động đối ngoại của tỉnh.
25
Tiểu kết Chƣơng 3
Từ Chương 1 cơ sở l luận quản l nhà nước về hoạt động
đối ngoại của chính quyền cấp tỉnh, cùng với Chương 2 đã phân
tích đánh giá thực trạng quản l nhà nước về hoạt động đối ngoại
của chính quyền tỉnh Kiên Giang, Chương 3 đã đưa ra được yêu
cầu, phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản l nhà nước về
hoạt động đối ngoại của tỉnh Kiên Giang, như xây dựng hoàn
thiện thể chế; hoàn thiện tổ chức bộ máy và chức năng nhiệm vụ;
nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ cho công chức làm
công tác quản l nhà nước về đối ngoại tỉnh Kien Giang; đầu tư
ngân sách và cơ sở vật chất; thực hiện cơ chế phối hợp với địa
phương với cơ quan cấp trên trong tổ chức kiểm tra, giám sát
hoạt động đối ngoại của tỉnh và tầm quan trọng vai trò lãnh đạo
của cấp ủy Đảng đối với hoạt động đối ngoại, nhằm nâng cao
hiệu lực, hiệu quả quản l nhà nước về hoạt động đối ngoại của
tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới.
26
KẾT LUẬN
Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà
nước, Công tác đối ngoại của tỉnh Kiên Giang ngày càng được
mở rộng và hiệu quả hơn, đã giới thiệu hình ảnh đất nước, con
người Việt Nam nói chung, của tỉnh Kiên Giang nói riêng đến với
các nước trong khu vực và quốc tế; với tiềm năng hàng năm tỉnh
Kiên Giang thu hút nhiều lượt du khách quốc tế đến du lịch, thăm
quan, hợp tác. “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập,
tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hoá,
đa dạng hoá quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc
tế ...” [17]. Chính quyền tỉnh Kiên Giang đã g n kết 3 trụ cột: Đối
ngoại chính trị, đối ngoại Nhà nước với đối ngoại nhân dân, đã
tạo ra thế và lực mới cho đất nước và cho tỉnh.
Chặng đường phía trước có nhiều thuận lợi nhưng c ng
phải đối mặt với nhiều thách thức. Trong những năm tiếp theo,
thế giới và khu vực đang vận động và thay đổi liên tục, bên cạnh
những cơ hội mở ra, sẽ có không ít những thách thức và khó
khăn. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế hiện nay,
yêu cầu đặt ra với từng cơ quan, từng cán bộ, công chức, viên
chức phải thức đầy đủ trách nhiệm chính trị của mình, thấm
nhuần sâu s c đường lối, quan điểm của Đảng, không ngừng trau
dồi trí thức và chuyên môn, từ đó thực hiện và triển khai công tác
quản l nhà nước về hoạt động đối ngoại hiệu quả hơn, tạo điều
kiện thuận lợi nhất cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước
nói chung, phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng an
ninh cho tỉnh nhà nói riêng./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
27
Tiếng Việt
1. Ban Chấp hành Trung ương 2015 , Quyết định số 272-Q /TW
ngày 21 tháng 01 năm 2015 về việc ban hành Quy chế quản lý
thống nhất các hoạt động đối ngoại.
2. Bộ Chính trị 2011 , Chỉ thị số: 04-CT/TW ngày 06 tháng 7
năm 2011, về việc tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác
đối ngoại nhân dân trong tình hình mới.
3. Bộ Ngoại giao (2009), Thông tư số: 01/2009/TT-BNG ngày 22
tháng 5 năm 2009 quy định về tiêu chuẩn Giám đốc Sở Ngoại vụ.
4. Bộ Ngoại giao và Bộ Nội vụ 2015 . Thông tư Liên tịch số
02/2015/TTLT-BNG-BNV Ngày 28 tháng 6 năm 2015, Hướng
dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở
Ngoại vụ thuộc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương.
5. Bộ Nội vụ 2014 , Thông tư quy định chức danh, mã số ngạch
và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức chuyên
ngành hành chính.
6. Chính phủ 2007 , Nghị định 136/2007/N – CP ngày 17
tháng 8 năm 2007, về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt
Nam.
7. Chính phủ 2013), Nghị định số 58/2013/N -CP ngày 11
tháng 06 năm 2013 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao.
8. Chính phủ 2014 , Nghị định số: 17/2014/N -CP ngày 11
tháng 3 năm 2014 của Chính phủ về Tổ chức và hoạt động của
Thanh tra Ngoại giao.
28
9. Chính phủ 2014 , Nghị định số: 24/2014/N -CP ngày 04
tháng 4 năm 2014 Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
10. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh 2013 , Quyết định số
2776/Q -UBND, ngày 25 tháng 11 năm 2013 về việc ủy quyền
quyết định cho phép các tổ chức, cá nhân nước ngoài đến làm
việc tại tỉnh Kiên Giang.
11. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh 2013 , Quyết định số
2777/Q -UBND, ngày 25 tháng 11 năm 2013 về việc ủy quyền
quyết định việc cử ho c cho phép xuất cảnh, nhập cảnh.
12. Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao 2010 . Một số vấn đề lãnh sự
liên quan đến công tác ngoại vụ địa phương.
13. Cục Ngoại vụ, Bộ Ngoại giao 2016 , Báo cáo về công tác
đối ngoại địa phương từ sau Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ
17 đến nay và Phương hướng nhiệm vụ giai đoạn 2016 - 2018.
14. Cục Ngoại vụ, Bộ Ngoại giao (2016), Phương hướng nhiệm
vụ trọng tâm và các biện pháp đẩy mạnh công tác ngoại vụ địa
phương.
15. Cục Ngoại vụ - Bộ Ngoại giao 2016 , Phụ lục1, Tổng hợp
báo cáo của các địa phương về công tác đối ngoại địa phương
(đi m sáng, tồn tại và Kiến Nghị).
16. Dương uân Ngọc, Lưu Văn An 2008 , Giáo trình Quan hệ
Chính trị quốc tế, N B. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.263.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam 2016 , Văn kiện ại hội đại bi u
toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương ảng, Văn phòng
Trung ương Đảng.
29
18. Lê uân Khanh, Phó cục trưởng Cục Đối ngoại - Bộ Quốc
phòng, Tăng cường công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình
mới.
19. Nguyễn Hữu Hải chủ biên , Quản lý học ại cương, Khoa
Học hành chính, Học viện Hành chính, Hà Nội, tr.4.
20. Nguyễn Như Ý chủ biên , Nguyễn Văn Khang - V Quang
Hào – Phan Xuân Thành, ại từ đi n tiếng Việt, Nxb. Đại học
Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, tr. 547.
21. Nguyễn Phú Trọng 2016 , Hoạt động đối ngoại phải tranh
thủ tối đa nguồn lực bên ngoài đ phát tri n đất nước, Tạp chí
Thông tin đối ngoại.
22. Phạm Bình Minh 2016 , Phát bi u khai mạc Hội nghị Ngoại
vụ toàn quốc lần thứ 18.
23. Quốc hội 2013 , Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam năm 2013.
24. Quốc hội 2015 , Luật Ngân sách nhà nước.
25. Quốc hội 2015 . Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm
2015.
26. Sở Ngoại vụ Kiên Giang 2011, 2012, 2013, 2014, 2015 ,
Báo cáo tổng kết công tác Ngoại vụ.
27. Sở Ngoại vụ Kiên Giang 2014 , Báo cáo số: 12 /BC-SNgV
ngày 25 tháng 02 năm 2014 tổng kết công tác đối ngoại bảo vệ
tổ quốc trong tình hình mới.
28. Sở Ngoại vụ Kiên Giang 2015 , Báo cáo kết quả hoạt động
đối ngoại tôn giáo thực hiện Nghị quyết số: 25-NQ/TW về công
tác tôn giáo.
29. Sở Ngoại vụ Kiên Giang 2015 , Báo cáo ôn lại truyền thống
ngành ngoại giao.
30
30. Sở Ngoại vụ Kiên Giang 2016 , Báo cáo số 09/BC-SNgV
ngày 21 tháng 3 năm 2016, tình hình phân giới cắm mốc biên
giới trên đất liền Việt Nam – Campuchia thuộc địa bàn tỉnh Kiên
Giang.
31. Sở Ngoại vụ 2015 , ề án về Giải pháp nâng cao hiệu quả
hợp tác quốc tế của tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016 - 2020.
32. Sở Ngoại vụ Kiên Giang 2016 , Quy chế làm việc của Sở
Ngoại vụ Kiên Giang.
33. Thủ tướng Chính phủ 2011 , Quyết định số 67/2011/Q -
TTg, ngày 12 tháng 12 năm 2011 về việc ban hành Quy chế quản
lý thống nhất các hoạt động đối ngoại của Ủy ban nhân dân các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
34. Thủ tướng Chính phủ 2016 , Quyết định Số: 247/Q -TTg
ngày 16 tháng 02 năm 2016 Phê duyệt đề án bồi dưỡng nghiệp vụ
đối ngoại và ngoại ngữ, biên phiên dịch cho công chức ngoại vụ
địa phương giai đoạn 2016 – 2020.
35. Tỉnh ủy Kiên Giang 2015 , Nghị quyết ại hội đại bi u
ảng bộ tỉnh Kiên Giang lần thứ X (nhiệm kỳ 2015-2020).
36. Tỉnh ủy Kiên Giang 2015 , Quyết định số 76-Q /TU ngày
31 tháng 12 năm 2015 về việc ban hành Quy chế quản lý thống
nhất các hoạt động đối ngoại.
37. Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang 2011, 2012, 2013, 2014,
2015), Báo cáo công tác viện trợ phi Chính phủ nước ngoài.
38. Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang 2015 , Báo cáo số: 17/BC-
UBND, ngày 22 tháng 01 năm 2015, Tổng kết thực hiện Chương
trình hành động của Chính phủ ngày 23 tháng 6 năm 2004 và Chỉ
thị 19/2008/CT-TTg ngày 06 tháng 6 năm 2008 của Thủ tướng
Chính phủ, về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài.
31
39. Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang (2016), Báo cáo tình hình
người dân di cư tự do từ Campuchia về Việt Nam trên địa bàn
tỉnh Kiên Giang.
40. Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang 2016 , Báo cáo tình hình
thực hiện Kế hoạch phát tri n kinh tế - xã hội 05 năm giai đoạn
2011 – 2015.
41. Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang 2016 , Báo cáo tổng kết
thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ ngày 23 tháng
6 năm 2004 và Chỉ thị 19/2008/CT-TTg ngày 06 tháng 6 năm
2008 của Thủ tướng Chính phủ, về công tác đối với người Việt
Nam ở nước ngoài.
42. Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang 2015 , Kiên Giang – Tiềm
năng – Cơ hội đầu tư, thương mại và du lịch.
43. Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang 2015 , Quyết định số
2990/2015/Q -UBND ngày 07 tháng 12 năm 2015 về việc tổ
chức lại chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Sở Ngoại vụ tỉnh Kiên Giang.
44. Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang 2016 , Về việc công dân
Việt Nam thuê đất c p tuyến biên giới.
45. Ủy ban Thường vụ Quốc hội 2007 , Pháp lệnh số
33/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20 tháng 4 năm 2007 của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội, về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế.
46. Võ Kim Sơn, Phân cấp quản lý Nhà nước lý luận và thực
tiễn, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.7.
Tiếng Anh
47. Collins English Dictionary - Complete & Unabridged 10th
Edition, Truy cập ngày 14/3/2017 từ Dictionary.com
website
32
48. Dictionary.com Unabridged, Truy cập ngày 14/3/2017 từ
Dictionary.com website
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_doi_ngoai_o_tinh_kien_g.pdf