Công tác xóa đói giảm nghèo là một chương trình lớn, có phạm vi rộng,
phức tạp và lâu dài nên cần phải có sự kết hợp đồng bộ và sự lãnh đạo chặt chẽ
của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo sát sao của các cấp Chính quyền cùng với sự
nỗ lực của đội ngũ cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo từ thị xã đến cơ sở
xã phường, có như vậy công tác xóa đói giảm nghèo mới mang lại hiệu quả cao.
Trong những năm gần đây, chương trình xóa đói giảm nghèo của cả nước
nói chung của tỉnh Kiên Giang và của thị xã Hà Tiên nói riêng được Đảng và
Nhà nước đặc biệt quan tâm. Chính vì vậy, công tác xóa đói giảm nghèo đã thu
được những kết quả có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Cấp ủy và Chính quyền thị xã Hà Tiên đã quan tâm đến việc thực hiện
chính sách xã hội nói chung và chính sách xóa đói giảm nghèo nói riêng. Các
cấp, các ngành và các đoàn thể xã hội trong thị xã đã xác định xóa đói giảm
nghèo là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của mình nên đã
có những nội dung hoạt động phong phú. Chương trình xóa đói giảm nghèo đã
được các cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo các cơ
quan ban ngành đoàn thể cùng đông đảo nhân dân nhiệt tình hưởng ứng và đã
thu được kết quả nhất định.
Tuy nhiên, để đạt được những mục tiêu của chương trình xóa đói giảm
nghèo đến năm 2010 và các năm tiếp theo, đối với thị xã Hà Tiên, trước hết cần24
phải khắc phục được những tồn tại, đồng thời đòi hỏi các cấp ủy Đảng, Chính
quyền, các ban ngành đoàn thể và nhân dân trong thị xã cần có quyết tâm cao
tạo nên sức mạnh tổng hợp, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để thực hiện xóa
đói giảm nghèo. Mặt khác, cần tiếp tục giữ vững và phát huy những thành quả
đã đạt được trong những năm qua, nhân rộng những gương sáng, những mô
hình tốt trong việc thực hiện xóa đói giảm nghèo; vận động nhiều cá nhân, tổ
chức xã hội, tích cực tham gia phong trào giúp đỡ người nghèo, tạo ra một bước
phát triển mới cho chương trình có ý nghĩa to lớn này.
Xóa đói giảm nghèo là nhiệm vụ mang tầm chiến lược, góp phần tạo tiền
đề kinh tế xã hội cho sự phát triển của thị xã, để từng bước đưa thị xã Hà Tiên
phát triển đi lên cùng với sự phát triển của tỉnh và đất nước, thực hiện công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, đáp ứng được lòng mong mỏi của hàng trăm hộ nghèo
trong thị xã góp phần thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh”.
Luận văn đã đưa ra cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về giảm nghèo bền
vững và đã nêu ra kết quả thực hiện các nội dung đó trên địa bàn thị xã Hà Tiên
giai đoạn 2010 – 2015. Từ đó đề ra giải pháp quản lý nhà nước tốt hơn trong
thời gian tới về giảm nghèo bền vững trên địa bàn thị xã Hà Tiên.
26 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 816 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giang nói chung, thị xã
Hà Tiên cũng đã tập trung sức lực và tâm huyết của cả hệ thống chính trị vào
công tác xóa đói giảm nghèo. Nhiều giải pháp đã được triển khai trong công tác
xóa đói giảm nghèo trên địa bàn thị xã Hà Tiên trong thời gian qua đã mang lại
những kết quả khả quan: trung bình mỗi năm tỷ lệ hộ nghèo giảm 0,3%, đời
sống của đa số các bộ phận dân cư đã được cải thiện. Tuy nhiên, tốc độ giảm
nghèo tại Hà Tiên so với các địa phương khác trong cả nước vẫn còn chậm,
chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của địa phương, đồng thời tiến bộ đạt
được trong công tác giảm nghèo cũng chưa thật sự bền vững.
Mặt khác, thực tế trong giai đoạn hiện nay công tác giảm nghèo bền vững
đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức không chỉ đối với riêng thị
xã Hà Tiên, mà còn là của tỉnh Kiên Giang, thậm chí của nhiều địa phương
khác nữa. Một trong những lý do chủ yếu dẫn tới việc giảm nghèo chậm và
chưa thực sự bền vững là do sự yếu kém trong quản lý nhà nước về giảm nghèo.
Thực tế nêu trên đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc cần phải tiếp tục nghiên cứu cả
về lý luận và thực tiễn nhằm hoàn thiện và tăng cường quản lý nhà nước đối với
giảm nghèo bền vững nói chung và nâng cao chất lượng giảm nghèo tại thị xã
Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang nói riêng và đó cũng là lý do tôi chọn đề tài “Quản lý
nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên
Giang” làm luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Quản lý công của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Có thể chỉ ra một số những nghiên cứu quan trọng về vấn đề này như:
Nghiên cứu “Chính sách xóa đói giảm nghèo: thực trạng và giải pháp”
2
của tác giả Lê Quốc Lý (NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2012).
Hà Quế Lâm trong nghiên cứu “Xóa đói, giảm nghèo ở vùng dân tộc
thiểu số ở nước ta hiện nay - Thực trạng và giải pháp” (NXB. Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, 2002).
Trần Thị Vân Anh với nghiên cứu “Phương pháp đánh giá tác động của
chính sách xóa đói, giảm nghèo và xây dựng chiến lược xóa đói, giảm nghèo
đến năm 2010” (NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003).
Trần Thị Bích Hạnh trong Luận văn Thạc sĩ Quản lý Hành chính công
“Thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo ở các tỉnh duyên hải miền Trung
trong những năm qua và những giải pháp cho thời gian tới” (Học viện hành
chính Quốc gia, 2005).
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế của Trần Quốc Chung: “Vai trò của nhà
nước đối với giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi (qua ví dụ ở
huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An) (Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội năm
2010).
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công “Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền
vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” của tác giả Nguyễn Thế Tân (Học viện
Hành chính Quốc gia, 2015) và Luận văn Thạc sĩ Quản lý công “Quản lý nhà
nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ” của
tác giả Nguyễn Út Ngọc Mai (Học viện Hành chính Quốc gia, 2014).
Hiện nay, chưa có đề tài nào ở cấp độ thạc sĩ nghiên cứu về “Quản lý nhà
nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang”.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1 Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở khái quát các quan điểm lý luận
cũng như phân tích, đánh giá thực trạng xóa đói giảm nghèo trên địa bàn thị xã
Hà Tiên, luận văn đề xuất các phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm thực
hiện xóa đói, giảm nghèo một cách bền vững trên địa bàn thị xã Hà Tiên, tỉnh
Kiên Giang.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu trên, việc nghiên cứu
đề tài phải giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
- Khái quát hóa những quan điểm lý luận cơ bản về nghèo đói; ý nghĩa,
tầm quan trọng của công cuộc xóa đói, giảm nghèo; vai trò và các nội dung
quản lý nhà nước trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo ở nước ta.
3
- Phân tích, đánh giá được thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo
bền vững trên địa bàn thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang trong những năm qua.
- Trên cơ sở lý luận và những đánh giá thực trạng hoạt động quản lý nhà
nước về xóa đói, giảm nghèo ở địa phương, luận văn đề xuất kiến nghị các giải
pháp để tăng cường quản lý nhà nước về giảm nghèo một cách bền vững trong
thời gian tới trên địa bàn thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt
động quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu về không gian: Nghiên cứu được thực hiện trên địa
bàn thị xã Hà Tiên.
Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Nghiên cứu tập trung vào phân tích,
đánh giá thực trạng đói nghèo, quá trình thực hiện chương trình mục tiêu quốc
gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-2015 và đưa ra các giải pháp thực
hiện đến năm 2020.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu cụ thể
5.1. Phương pháp luận nghiên cứu:
Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử, dựa trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về
xóa đói, giảm nghèo trong thời kỳ đổi mới.
5.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: nghiên cứu tài liệu thứ cấp
(desk study); thống kê; phân tích, tổng hợp,...
6. Ý nghĩa và đóng góp của đề tài
- Luận văn tổng hợp và làm rõ thêm các quan điểm lý luận về nghèo đói
và chống nghèo đói hiện nay một cách có hệ thống, trên cơ sở đó làm rõ vai trò
quản lý nhà nước trong công cuộc xóa đói giảm nghèo ở nước ta.
- Đề xuất các giải pháp cơ bản để giảm nghèo một cách bền vững góp
phần hoàn thiện quản lý nhà nước nói riêng và hoạt động xóa đói giảm nghèo
nói chung ở địa phương.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo có ý nghĩa phục
vụ cho việc triển khai các hoạt động quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững
4
tại thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới và có thể tham khảo vận
dụng ở các địa phương có đặc điểm tương đồng với Thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên
Giang.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn được kết cấu gồm 3 chương, cụ thể như sau:
- Chương 1. Cơ sở khoa học về xóa đói giảm nghèo và quản lý nhà
nước về giảm nghèo bền vững.
- Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn
thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2011-2015.
- Chương 3. Phương hướng và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước
về giảm nghèo bền vững trên địa bàn thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO VÀ
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
1. 1. KHÁI NIỆM NGHÈO ĐÓI VÀ CHUẨN MỰC NGHÈO ĐÓI
1.1.1. Các quan niệm về nghèo đói
- Khái niệm nghèo đói được hiểu như sau: Nghèo là tình trạng một bộ
phận dân cư chỉ được thỏa mãn một phần các nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc
sống và có mức sống thấp hơn so với mức sống trung bình của cộng đồng xét
trên mọi phương diện.
- Đói là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức tối thiểu và
thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống, những hộ
đói thường thiếu ăn, đứt bữa từ 01 đến 02 tháng/năm, thường xuyên phải vay nợ
và thiếu khả năng trả nợ.
- Giảm nghèo được hiểu là làm cho bộ phận dân cư nghèo nâng cao mức
sống, từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo. Biểu hiện của việc giảm nghèo ở tỷ
lệ % và số lượng người nghèo giảm xuống. Nói một cách khác, giảm nghèo là
quá trình nâng cao đời sống của những người thuộc diện đói nghèo giúp một bộ
phận dân cư nghèo lên một mức sống cao hơn, vượt ngưỡng nghèo. Vì chuẩn
nghèo thay đổi theo mức độ phát triển kin h tế-xã hội nên giảm nghèo thường là
một quá trình lâu dài.
- Giảm nghèo bền vững được hiểu là tình trạng dân cư đạt được mức độ thỏa
mãn những nhu cầu cơ bản hay mức thu nhập cao hơn chuẩn nghèo và duy trì
5
được mức độ thỏa mãn những nhu cầu cơ bản hay mức thu nhập trên chuẩn nghèo
đó ngay cả khi gặp các cú sốc hay rủi ro
1.1.2. Chuẩn mực nghèo đói
Hiện nay, chuẩn mực nghèo đói tiếp cận theo các tiêu chí tiếp cận đo
lường nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 gồm tiêu chí về thu
nhập, mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản.
Chuẩn nghèo không phải bất biến mà có sự thay đổi tùy thuộc vào mức
độ phát triển kinh tế-xã hội và nhận thức của quốc gia trong từng giai đoạn cụ
thể. Khi mức độ phát triển kinh tế-xã hội cao hơn, đời sống của người dân nói
chung được cải thiện thì những đòi hỏi tối thiểu của họ sẽ tăng dần lên và qua
đó làm thay đổi chuẩn nghèo. Khi chuẩn nghèo thay đổi sẽ dẫn tới số lượng
nhóm đối tượng của chính sách xóa đói, giảm nghèo cũng thay đổi theo và việc
thực hiện chiến lược xóa đói, giảm nghèo sẽ lại được triển khai tiếp tục.
1.1.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề xóa đói giảm
nghèo
Chiến lược phát triển của Đảng và Nhà nước đều hướng vào việc nâng
cao đời sống của người dân, hướng tới xóa đói, giảm nghèo. Trong các văn kiện
quan trọng từ Đại hội VI đến đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam, vấn đề
công bằng xã hội và xóa đói giảm nghèo được nhiều lần đề cập tới. Đối với
nước ta vốn là một nước nghèo, có điểm xuất phát rất thấp, lại phải trải qua
nhiều cuộc chiến tranh và thường xuyên bị thiên tai thì xóa đói giảm nghèo
càng trở thành vấn đề xã hội vừa cơ bản, vừa lâu dài, vừa cấp bách trước mắt.
Có thể nói rằng, xóa đói giảm nghèo đã trở thành một chủ trương lớn, một
quyết sách lớn của Đảng và Nhà nước.
Để bảo đảm và hướng tới công bằng xã hội, Đảng và Nhà nước ta khẳng
định phải “khuyến khích làm giàu hợp pháp, đi đôi với xóa đói giảm nghèo thu
hẹp dần về khoản cách, về trình độ phát triển, về mức sống giữa các vùng, các
khu vực, các dân tộc, giữa các tầng lớp dân cư”.
1.2. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững có thể hiểu là sự tác động có tổ
chức và bằng quyền lực nhà nước trên cơ sở các quy luật phát triển của xã hội
thông qua chính sách, pháp luật, tổ chức bộ máy nhằm làm giảm tỷ lệ hộ nghèo,
6
từng bước cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, ổn định và phát
triển đất nước, hạn chế tối đa nguy cơ tái nghèo.
1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững
1.2.2.1. Ban hành các quy định, chương trình, kế hoạch nhằm xác định
khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động giảm nghèo bền vững
1.2.2.2. Xây dựng tổ chức bộ máy và nhân sự để thực hiện giảm nghèo bền
vững
1.2.2.3. Tổ chức thực hiện các chính sách, chương trình, kế hoạch giảm
nghèo bền vững
1.2.2.4. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện giảm nghèo bền vững.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO
TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HÀ TIÊN, TỈNH KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN
2011 – 2015
2.1. TỔNG QUAN VỀ THỊ XÃ HÀ TIÊN, TỈNH KIÊN GIANG
2.1.1. Về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của thị xã Hà Tiên
Thị xã Hà Tiên nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Kiên Giang, điểm cuối cùng
vùng đất Tây Nam của tổ quốc, phía Bắc giáp Campuchia với đường biên giới
dài 13,7 km, phía Đông và Nam giáp huyện Kiên Lương, phía Tây giáp vịnh
Thái Lan với đường bờ biển dài 22 km; cách thành phố Hồ Chí Minh 340 km,
cách thành phố Cần Thơ 220 km, cách thành phố Rạch Gía 90 km và cách đảo
Phú Quốc 40 km (đường chim bay). Thị xã Hà Tiên có 07 đơn vị hành chính,
trong đó có 04 phường là Tô Châu, Pháo Đài, Đông Hồ, Bình San và 03 xã là
Mỹ Đức, Thuận Yên và Tiên Hải, với 28 ấp khu phố và 265 tổ nhân dân tự
quản. Trong đó, có hai phường trung tâm là Phường Bình San và phường Đông
Hồ (phường Đông Hồ có khu phố V nằm tách biệt khu vực trung tâm bởi Đầm
Đông Hồ); phường Pháo Đài và phường Tô Châu mang dáng dấp nửa đô thị,
nửa thôn quê; xã Tiên Hải là xã đảo với 14 đảo, còn gọi là quần đảo Hải Tặc; xã
Mỹ Đức là xã biên giới; xã Thuận Yên có địa bàn khá rộng và điều kiện phát
triển khó khăn.
2.1.2. Thuận lợi và khó khăn của thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang
trong giảm nghèo bền vững
2.1.2.1. Những thuận lợi
Thị xã Hà Tiên nằm trong vùng kinh tế thuận lợi, là nơi có tiềm năng phát
7
triển đa dạng, có các thế mạnh về phát triển kinh tế biển như đánh bắt thủy hải
sản, phát triển du lịch và tăng cường hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.
Nhận thức của người dân, đặc biệt là người thuộc diện hộ nghèo có
chuyển biến tích cực. Cùng với sự hỗ trợ của cộng đồng, ý thức người dân
thuộc diện nghèo trên địa bàn thị xã cũng đã được nâng lên một bước trong việc
nhìn nhận lại chính mình để có hành động vươn lên thoát nghèo theo phương
châm “tự cứu mình trước khi trời cứu”. Năng lực, kinh nghiệm làm ăn, trình độ
học vấn, tay nghề của người thuộc diện hộ nghèo đã được nâng lên một bước.
Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất có sự tiến bộ.
Bên cạnh đó, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang đã
ban hành nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ giảm nghèo, đặc biệt là Kế
hoạch số 111/KH-UBND ngày 27/9/2016 về giảm nghèo bền vững giai đoạn
2016-2020 và hàng loạt chính sách đặc thù như hỗ trợ phát triển sản xuất, phát
triển du lịch,... sẽ góp phần tạo thêm nguồn lực, thay đổi nhận thức và hành
động của người nghèo trên địa bàn thị xã Hà Tiên. Tạo đòn bẩy cho công tác
giảm nghèo trên địa bàn thị xã.
2.1.2.2. Những khó khăn
Người dân vẫn có thói quen chủ yếu là phát triển nông nghiệp trong khi
quy mô đất nông nghiệp và địa hình không thích hợp với nông nghiệp nên tốc
độ tăng trưởng đang chậm dần.
Cơ sở hạ tầng mặc dù đang được tăng cường đầu tư cải thiện nhưng vẫn
chưa phát triển đồng bộ, vẫn còn vừa thiếu, vừa yếu, nhiều hạ tầng được đầu tư
nhưng đã xuống cấp; thu ngân sách trên địa bàn không cao, tích lũy đầu tư nhỏ,
khả năng huy động trong dân ít. Đội ngũ cán bộ cơ sở còn yếu và thiếu cán bộ
khoa học, kỹ thuật; chưa thu hút được các doanh nghiệp đầu tư phát triển kinh
tế - xã hội.
Bên cạnh đó, tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước
ở một bộ phận cán bộ và dân cư còn nặng nên đã hạn chế phát huy nội lực và sự
nỗ lực vươn lên. Trong khi đó, còn một bộ phận người nghèo không có điều
kiện để thoát nghèo do không có điều kiện cần thiết.
Các cơ chế chính sách vận hành công cuộc giảm nghèo còn bộc lộ nhiều
bất cập. Hiện nay, có nhiều chính sách giảm nghèo nhưng còn mang tính dàn
trải, đầu tư nhỏ giọt, nguồn lực bị phân tán, việc tổ chức lồng ghép khó khăn,
8
làm giảm hiệu quả đầu tư, hỗ trợ; trong khi đó việc thực hiện quá nhiều chính
sách hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo trong thời gian qua còn dẫn đến tư tưởng
trông chờ ỉ lại của người nghèo vào sự hỗ trợ của nhà nước nên cần phải điều
chỉnh cho phù hợp.
2.2. KẾT QUẢ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ
XÃ HÀ TIÊN, TỈNH KIÊN GIANG
2.2.1. Thực trạng đói nghèo trên địa bàn thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên
Giang
Thị xã Hà Tiên cũng đạt được nhiều kết quả trong xóa đói, giảm nghèo:
Năm 2011 thị xã có 375 hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 3,4%) và số hộ cận nghèo là 336
hộ (tương ứng với 3,04%), đến năm 2015, số hộ nghèo trên địa bàn thị xã đã
giảm xuống còn 131 hộ (chiếm tỷ lệ 1,12%) tức là giảm 244 hộ (tương ứng với
2,28%) và số hộ cận nghèo giảm còn 163 hộ, chiếm tỷ lệ 1,39% (giảm 173 hộ,
tương ứng với tỷ lệ 1,65%).
Đến tháng 9 năm 2015, việc tổng điều tra, rà soát các hộ nghèo và cận
nghèo theo phương pháp tiếp cận từ đơn chiều chuyển sang tiếp cận đa chiều
được thực hiện. Qua kết quả điều tra hộ nghèo theo phương pháp đa chiều áp
dụng cho giai đoạn 2016 - 2020, toàn thị xã hiện có 729 hộ nghèo với 2.886
khẩu, chiếm tỷ lệ 6,04% và 158 hộ cận nghèo, với 569 nhân khẩu, chiếm tỷ lệ
1,31%. Số liệu trên cho thấy Hà Tiên vẫn có tỷ lệ hộ nghèo cao so với các địa
phương trong cả nước nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng. Điều đó cũng
đặt ra những thách thức to lớn đối với Đảng và chính quyền trong công tác xóa
đói, giảm nghèo trong thời gian tới.
Tỷ lệ đói nghèo của thị xã Hà Tiên trong những năm qua mặc dù có giảm
nhưng vẫn còn cao, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có cả chủ quan
và khách quan. Cụ thể:
- Về nguyên nhân khách quan:
+ Do điều kiện địa hình, khí hậu không hoàn toàn thuận lợi để phát triển
kinh tế. Diện tích Hà Tiên nhỏ nhưng lại có nhiều dạng địa hình đan xen nên
diện tách đất canh tác không nhiều, mặt khác địa hình chia cắt một số đơn vị
hành chính khỏi trung tâm như xã đảo Tiên Hải, khu phố V- phường Đông Hồ
cách biệt bởi Đầm Đông Hồ, thiếu nguồn nước ngọt phục vụ cho sản xuất và
sinh hoạt. Quỹ đất của thị xã hiện nay không có để xét cấp cho hộ nghèo về đất
9
ở, đất sản xuất nên gặp khó khăn đến việc tạo điều kiện cho những hộ nghèo có
cơ hội cải thiện về nhà ở.
+ Việc triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của thị xã
trong những năm qua phải đối mặt với những thách thức, nhất là cuộc khủng
hoảng kinh tế thế giới, tình hình giá cả thị trường luôn biến động, dịch bệnh và
thiên tai thường xuyên xảy ra làm ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh
doanh và sinh hoạt đời sống của nhân dân gặp không ít khó khăn.
- Về nguyên nhân chủ quan:
+ Ý thức tự phấn đấu vươn lên của một số hộ nghèo cũng còn hạn chế, là
địa bàn có thế mạnh về thương mại dịch vụ du lịch nên lượng lao động từ các
nơi về địa phương sinh sống thường xuyên biến động, gây khó khăn cho công
tác quản lý và thực hiện chính sách xã hội về xóa đói giảm nghèo.
+ Đội ngũ làm công tác giảm nghèo ở xã, phường đều kiêm nhiệm nên
việc cập nhật tình hình lao động việc làm, nguồn nhân lực xã hội phục vụ cho
việc tổ chức thực hiện chính sách an sinh xã hội chưa đảm bảo tính chính xác
cao, làm ảnh hưởng đến sự chỉ đạo, điều hành của Ban chỉ đạo xóa đói giảm
nghèo các cấp trên địa bàn thị xã Hà Tiên.
- Nguyên nhân trực tiếp từ các hộ gia đình trên kết quả phân tích từ các
hộ nghèo:
+ Thiếu vốn sản xuất: 109 hộ
+ Thiếu đất sản xuất: 15 hộ
+ Thiếu phương tiện sản xuất: 03 hộ
+ Thiếu lao động : 29 hộ
+ Đông người ăn theo: 74 hộ
+ Có lao động nhưng không có việc làm: 66 hộ
+ Không biết làm ăn, không có tay nghề: 30 hộ
+ Già cả, ốm đau, tai nạn: 190 hộ
+ Thiếu kiến thức, thiếu thông tin về chính sách: 22 hộ
+ Tệ nạn xã hội, chây lười lao động, nguyên nhân khác: 191 hộ.
Thống kê trên cho thấy nguyên nhân dẫn tới nghèo ở thị xã hà Tiên khá
đa dạng, tập trung chủ yếu vào những nguyên nhân như: thiếu vốn để phát triển
sản xuất, không có đất sản xuất; thiếu lao động trong khi đông người ăn theo;
có lao động nhưng không có đủ việc làm và không được đào tạo nghề phù
10
hợp; Vì vậy, để có thể giảm nghèo bền vững trong những năm tới, thị xã cần
tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có tăng cường quản lý nhà nước về
giảm nghèo bền vững để giải quyết các nguyên nhân kể trên.
2.2.2. Kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn
thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang
Kết quả thực hiện các chính sách thuộc lĩnh vực giảm nghèo bền vững
trên địa bàn thị xã cụ thể như sau:
- Thực hiện chính sách vay vốn ưu đãi cho người nghèo để sản xuất kinh
doanh
Trong 5 năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã đã phối hợp với các
đoàn thể thị xã và UBND các xã, phường đã tạo điều kiện cho 5.767 hộ nghèo,
hộ cận nghèo, hộ khó khăn vay vốn với số tiền 45,695 tỷ đồng. Đồng thời từ
nguồn vốn “Quỹ quốc gia về việc làm” đã giải ngân được 286 dự án, với số tiền
15,658 tỷ đồng, tạo việc làm mới cho 889 lao động .
Ngoài ra, các Hội Đoàn thể như Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến
binh, Hội Nông dân thị xã đã tranh thủ nguồn vốn của Trung ương, tỉnh hỗ trợ
và vận động hội viên đóng góp để hỗ trợ cho hội viên khó khăn vay vốn được
1.271 lượt hội viên, với số tiền 2.925, 438 triệu đồng.
- Thực hiện chính sách chuyển đổi ngành nghề cho hộ nghèo, hộ dân tộc
thiểu số
Thị xã đã hỗ trợ cho 12 hộ vay vốn với số tiền 120 triệu đồng theo Quyết
định số 74/2008/QĐ-TTg; 5 hộ mua đất, với số tiền 165 triệu đồng theo Quyết
định số 29/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; hỗ trợ phát triển sản xuất,
duy tu bảo dưỡng, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng,.. với số tiền 2,779 tỷ đồng theo
Quyết định 551/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Đồng thời, đa ̃triển khai 10 điểm mô hình rau sạch với số tiền là 29 triệu
đồng và chuyển giao mô hình chăn nuôi bò sinh sản cho 22 hộ; 02 điểm mô
hình nuôi cá bống mú thương phẩm và mô hình nuôi ghép cá nước ngọt tại Tiểu
đoàn 519, đa ̃ báo cáo hôị thảo mô hình “Lúa - Cua” phổ biến nhân rôṇg cho
người nông dân áp duṇg.
- Dự án dạy nghề cho lao động hộ nghèo và diện hộ khác
Trong 5 năm qua, thị xã đã mở 15 lớp nông nghiệp với 440 học viên và
24 lớp phi nông nghiệp với 663 học viên, tỷ lệ sau học nghề có việc làm ổn
11
định chiếm tỷ lệ trên 70%. Ngoài ra còn mở lớp bồi dưỡng kiến thức nâng bậc
tay nghề xây dựng (trong đó bậc 3 là 3 người, bậc 4 là 45 người).
- Kết quả vận động, tư vấn giới thiệu giải quyết việc làm
Hàng năm công tác tư vấn giải quyết việc làm 900 lao động/năm, cụ thể
sau: Năm 2011 tư vấn và giải quyết việc làm cho 1.092 lao động, năm 2012 có
1.388 lao động tìm được việc làm; năm 2013 có 1.234 lao động tìm được việc
làm; năm 2014 có 1.026 lao động tìm được việc làm; năm 2015 có 1.200 lao
động có việc làm.
- Chính sách hỗ trợ về giáo dục
Thực hiện Nghị định 49/2010/NĐ-CP của Chính phủ, từ năm 2010 đến
2015 ngân sách thị xã đã cấp bù học phí, chi hỗ trợ chi phí học tập cho 1.814 lượt
đối tượng, với số tiền trên 1,369 tỷ đồng. Cấp kinh phí hỗ trợ ăn trưa cho trẻ mầm
non 5 tuổi theo Thông tư liên tịch số 29/2011/TTLT- BGDĐT- BTC với số tiền
272.640.000 đồng.
Thưc̣ hiêṇ Quyết điṇh số 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đa ̃
giải ngân cho 152 hô ̣hoc̣ sinh, sinh viên vay với số tiền 1,841 tỷ đồng để các
em duy trì hoc̣ tâp̣ các lớp cao đẳng, đại học đaṭ kết quả tốt, không để các em
phải nghỉ hoc̣ vì hoàn cảnh kinh tế gia đình.
Tiếp nhâṇ và trao 4.415 phần quà bao gồm tập vở, quần áo, xe đạp, thẻ
bảo hiểm tai nạn, nằm viện, phẫu thuật, và 894 suất hoc̣ bổng cho các em hoc̣
sinh từ nguồn ngân sách Trung ương (quỹ bảo trợ trẻ em), tỉnh, các nhà từ
thiêṇ, các doanh nghiêp̣, với số tiền trên 704,810 triệu đồng. Bên cạnh đó,
ngành giáo dục tổ chức hội chợ chia sẻ, trao đổi và đêm văn nghệ hỗ trợ cho
học sinh khó khăn với số tiền 61,5 triệu đồng.
- Chính sách hỗ trợ về y tế, chăm lo sức khoẻ
Thị xã đã cấp 2.585 thẻ BHYT cho người nghèo và 2.875 thẻ BHYT
người cận nghèo (trong đó, Trung ương hỗ trợ 70%, tỉnh hỗ trợ 20%, hộ cận
nghèo đóng 10% trị giá thẻ); ngoài ra vận động hộ cận nghèo tham gia mua 151
thẻ bảo hiểm y tế tự nguyện và vận động đóng góp 10% sau khi cấp thẻ (được
80 thẻ).
Mua 2.863 lượt thẻ BHYT các đối tượng bảo trợ xã hội, cấp 1.112 thẻ
BHYT người cao tuổi, 67 trẻ em mồ côi, 163 người tàn tật, 62 người tâm thần,
18 người cao tuổi cô đơn, 14 người hưởng tuất từ trần từ đủ 80 tuổi trở lên,
12
3.228 thẻ BHYT cho trẻ em dưới 06 tuổi.
Vận động các đơn vị tài trợ kết hợp với Y bác sỹ bệnh viện Đa khoa tỉnh
Kiên Giang, Bệnh viện thành phố Hồ Chí Minh khám và chữa bệnh phát thuốc
miễn phí cho 1.459 lượt người với số tiền 132,599 triệu đồng, vận động thợ cắt
hớt tóc miễn phí cho 642 trẻ em nghèo, khó khăn.
- Chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo về nhà ở, nước sinh hoạt
Mặt trận, các đoàn thể đã vận động và xây dưṇg, sửa chữa 77 căn nhà với
số tiền 1.853 triệu đồng. Hỗ trợ xây dựng 5 căn nhà theo Quyết định 167 của
Chính phủ, với tổng số tiền 112 triệu đồng.
Hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo theo Quyết định 268/QĐ -TTg ngày
23/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ, với số tiền trên 410.160.000 đồng. Chi
hỗ trợ hộ nghèo theo Quyết định 471/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cho
541 hộ, với số tiền 142.960.000 đồng. Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ hỗ trợ 20 triệu
đồng/50 hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn theo Công văn số 225 ngày
05/4/2013 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Thực hiện chính sách bố trí sắp xếp ổn định dân cư các xã biên giới theo
Quyết định số 193/2006/QĐ-TTg và Quyết định số 78/2008/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ cho 35 hộ cho 02 xã phường Mỹ Đức và Đông Hồ với số tiền
700 triệu đồng.
Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Hà Tiên đã giải ngân cho 02 hộ khó
khăn về nhà ở vay, với số tiền 16 triệu đồng; giải ngân cho 1.210 hộ vay với số
tiền 9,204 tỷ đồng để thực hiện công trình nước sinh hoạt và công trình vệ sinh
môi trường. Hiện nay, đa số hộ nghèo đã được sử dụng nước sạch, đảm bảo vệ
sinh cho nhân dân sử dụng góp phần hạn chế dịch bệnh phát sinh.
- Chính sách hỗ trợ người nghèo hưởng thụ văn hóa, thông tin
Nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn hàng năm, kết hợp với đội thông tin lưu
động tỉnh, tiến hành tổ chức biểu diễn phục vụ cho bà con nhân dân ở các xã
vùng ven và biên giới, có hàng trăm người dân tham dự. Đã thành lập và đưa
vào hoạt động 07 tủ sách báo ở 07 xã, phường và thực hiện thí điểm ở 07 ấp,
khu phố.
- Chính sách trợ cấp xã hội
Chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thị xã thực hiện tốt
việc chi trợ cấp thường xuyên đối tượng xã hội tại cộng đồng cho trên 15.000
13
lượt đối tượng, với số tiền trên 9,592 tỷ đồng. Trợ cấp mai táng phí cho 199 đối
tượng, với số tiền 624.000.000 đồng, mua 3.640 lượt thẻ BHYT các đối tượng
bảo trợ xã hội, trợ cấp đột xuất.
- Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể, tổ chức từ thiện xã hội, tổ
chức quần chúng nhân dân đối với công tác giảm nghèo
Hàng năm Mặt trận, các đoàn thể thị xã đã tích cực tuyên truyện vận động
vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài thị xã tích cực hưởng ứng, cuộc
vận động xây dựng “Quỹ vì người nghèo”, cất 61 căn nhà Đại đoàn kết, mái ấm
tình thương, nhà đồng đội, mái ấm công đoàn với số tiền 1,4 tỷ đồng đã góp
một phần đáng kể trong công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn thị xã.
Bên cạnh đó, các đoàn thể như: Hội Cựu chiến binh đã tuyên truyền vận
động hội viên tham dự lớp tập huấn về nuôi trồng thủy sản, học sửa xe máy.
Kết hợp với các doanh nghiệp, địa điểm kinh doanh giới thiệu việc làm tại chỗ
cho 138 hội viên. Hội Liên hiệp Phụ nữ đã xây dựng được 374 tổ tiết kiệm xoay
vòng vốn, với tổng số tiền tiết kiệm 14,382 tỷ đồng, đã giúp đỡ được 3.678 lượt
hội viên nghèo, khó khăn vay vốn để phát triển kinh tế gia đình; thành lập được
1 tổ tư vấn học nghề và 1 CLB giới thiệu việc làm, có 24 thành viên tham gia;
tuyền truyền thông tin tuyển lao động nữ vào làm việc tại địa phương, trong và
ngoài tỉnh, đã có 3.258 lượt lao động nữ làm việc tại địa phương và ngoài tỉnh,
tặng 17 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó với tổng số tiền 29 triệu
đồng. Hội Nông dân phối hợp với các ngành tổ chức dạy nghề cho hội viên
nông dân được 1.223 lượt người tham dự, hỗ trợ nông dân vay vốn để phát triển
kinh tế gia đình, góp phần xóa nghèo cho 253 hộ hội viên nông dân trên địa bàn
thị xã.
Hội Chữ thập đỏ phối hợp với Hội đông y vâṇ đôṇg thành lập bếp ăn từ
thiện tại Bệnh viện đa khoa Hà Tiên, chương trình bếp cháo hỗ trợ cho bêṇh
nhân nghèo nằm viêṇ, phát đôṇg Cuộc vận động “mỗi tổ chức, cá nhân gắn với
môṭ điạ chỉ nhân đaọ” được 41 địa chỉ với số tiền 178.450.000 đồng; tổ chức
chương trình “Tết vì người nghèo” được 2.652 suất quà, với số tiền trên
148.600.000 đồng đồng. Vâṇ đôṇg đoàn viên tham gia hiến máu tình nguyêṇ
đươc̣ 620 đơn vi ̣máu/ năm
- Chính sách đối với xã Mỹ Đức và Phường Đông Hồ (vùng khó khăn
theo Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg của Chính phủ)
14
Tổ chức giải ngân hỗ trợ trực tiếp cho hộ dân tộc thiểu số thuộc vùng đặc
biệt khó khăn theo Quyết định số 32/QĐ-CP của Chính phủ được 06 hộ, với
tổng số tiền là 30 triệu đồng.
Thực hiện tín dụng đối với thương nhân hoạt động thương mại vùng khó
khăn theo Quyết định số 92/2009/QĐ-TTg đã cho 28 hộ vay 772 triệu đồng;
giải ngân cho 1.710 hộ gia đình SXKD tại vùng khó khăn vay 33,384 tỷ đồng.
Về đầu tư kết cấu hạ tầng Biên giới từ năm 2011 đến nay cho phường
Đông Hồ và xã Mỹ Đức là 3 tỷ đồng theo Quyết định 160/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ.
2.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM
NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HÀ TIÊN, TỈNH KIÊN
GIANG GIAI ĐOẠN 2011-2015
2.3.1. Ban hành chương trình, kế hoạch và các quy định thực hiện
giảm nghèo bền vững.
- Xây dựng chương trình, kế hoạch về giảm nghèo
Để thực hiện giảm nghèo bền vững theo chủ trương của trung ương và của
tỉnh Kiên Giang, Thị uỷ Hà Tiên đã ban hành Nghị quyết về triển khai Chương
trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2010 – 2015. Nghị quyết đã đề ra chỉ tiêu
giảm nghèo của thị xã hàng năm là 0,3% với tỷ lệ hộ nghèo từ đầu nhiệm kỳ là
2,3%. Đồng thời Hội đồng nhân dân thị xã cũng ban hành nghị quyết phát triển
kinh tế xã hội giai đoạn 2010 – 2015 là giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm là 0,3%.[41]
Trên cơ sở nghị quyết của Thị uỷ, HĐND thị xã Hà Tiên, Ban chỉ đạo giảm
nghèo - giải quyết việc làm của thị xã đã xây dựng kế hoạch thực hiện công tác
giảm nghèo trên địa bàn thị xã. Đồng thời hàng năm ban chỉ đạo có tổ chức sơ kết
và đề ra kế hoạch tổ chức thực hiện cho năm tiếp theo. Việc đánh giá thực trạng
của địa phương còn chung chung nên việc định hướng tổ chức thực hiện các
chính sách, dự án chưa kịp thời, các hoạt động giúp đỡ còn mang nặng tính xử
lý tình thế, chưa có tính lâu dài, bền vững, chưa có sự phối kết hợp giữa đơn vị
với chính quyền địa phương trong việc đưa ra định hướng, giải pháp giúp đỡ.
- Ban hành các quy định về giảm nghèo
Trên cơ sở các chủ trương, chính sách của Chính phủ ban hành về công
tác giảm nghèo, Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh Kiên Giang nói chung và
HĐND-UBND thị xã Hà Tiên nói riêng đã cụ thể hóa bằng các văn bản của
15
tỉnh và thị xã để triển khai, thực hiện kịp thời đến các cơ quan, đơn vị của địa
phương.
Nhìn chung, công tác xây dựng văn bản của tỉnh để cụ thể hóa các văn
bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác giảm nghèo đã được ban hành
đều có tính kế thừa và điều chỉnh chính sách sát với điều kiện Kinh tế- xã hội
của địa phương, thực hiện khá kịp thời, cơ bản đầy đủ, làm cơ sở pháp lý cho
các cấp, các ngành trong tỉnh thực hiện đúng luật định. Thị xã ban hành 04
Quyết định phê duyệt Đề án triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo được
áp dụng trên địa bàn thị xã và 09 công văn hướng dẫn xã, phường tổ chức thực
hiện chính sách giảm nghèo.
Tuy nhiên, việc ban hành, hướng dẫn và tổ chức hiện các văn bản quy
phạm pháp luật còn có những mặt hạn chế nhất định, như: triển khai các văn
bản quy phạm pháp luật thiếu thường xuyên, nhiều lúc chưa kịp thời. Có những
văn bản đã được ban hành và các địa phương triển khai áp dụng trong thực tế
khá lâu nhưng thị xã vẫn còn chậm trong tuyên truyền phổ biến và triển khai
thực hiện.
2.3.2. Về kiện toàn tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ làm
công tác giảm nghèo
Về tổ chức bộ máy thực hiện giảm nghèo
Ban chỉ đạo XĐGN - giải quyết việc làm thị xã có 28 thành viên. Trong đó,
Trưởng ban là Phó Chủ tịch UBND thị xã phụ trách khối văn xã, 01 Phó ban
thường trực là Trưởng phòng LĐTB&XH, còn các thành viên là trưởng các đoàn
thể, phòng ban chuyên môn của thị xã Trung tâm giáo dục thường xuyên và Phòng
Giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội thị xã và Chủ tịch UBND các xã, phường.
Các thành viên Ban chỉ đạo đã có sự phối hợp, đưa ra nhiều giải pháp thiết thực,
hiệu quả trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình.
UBND thị xã, UBND các xã, phường thường xuyên kiện toàn và nâng cao
chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo giảm nghèo đi vào hoạt động có nề nếp, có
chất lượng.
Tuy nhiên, thị xã chưa ban hành được quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo
XĐGN - GQVL trên địa bàn, chưa thường xuyên quan tâm, hướng dẫn, giúp đỡ
và đi sâu đi sát đến xã, phường dẫn đến trong việc tổ chức thực hiện có sự lúng
túng, chậm trễ và còn mang tính hình thức.
16
Về phát triển nguồn nhân lực quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững
Để xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện hoạt động giảm
nghèo có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong tổ chức thực hiện chương trình
giảm nghèo, có tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với công việc, đi sâu đi sát với
người nghèo, trăn trở với người nghèo, chính quyền địa phương đã đẩy mạnh
hoạt động tuyên truyên, đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ
hoạt động giảm nghèo. Đây được xem là khâu then chốt để thực hiện tốt
Chương trình mục tiêu giảm nghèo.
Tuy nhiên, nguồn nhân lực QLNN về giảm nghèo bền vững của thị xã
hiện nay còn có một số hạn chế, như: đa số cán bộ hoạt động trong lĩnh vực
giảm nghèo từ cấp huyện đến cấp xã không phải là cán bộ chuyên trách mà chủ
yếu là cán bộ ngành Lao động, Thương binh và Xã hội kiêm nhiệm, có trách
nhiệm tổng hợp, tham mưu và đề xuất với Lãnh đạo UBND về vấn đề XĐGN
trên địa bàn, họ không có bất kỳ khoản phụ cấp nào trong quá trình thực hiện
hoạt động XĐGN; hoạt động tổ chức, quản lý lớp học ở một vài địa phương
thiếu sự quan tâm của phòng LĐTB&XH và UBND xã – phường, không quản
lý được số lượng học viên hàng ngày; một số học viên tham gia lớp với tinh
thần bị phân công bắt buộc, chi phí hỗ trợ thấp nên học viên không nhiệt tình
tham gia tập huấn.
2.3.3. Về tổ chức thực hiện các quy định về giảm nghèo bền vững
Về công tác chỉ đạo, điều hành:
Thị xã Hà Tiên theo chỉ đạo của UBND tỉnh Kiên Giang, năm 2016 thị xã
đã thành lập Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn thị xã
(trên cơ sở sáp nhập Ban chỉ đạo XĐGN - giải quyết việc làm và Ban chỉ đạo xây
dựng nông thôn mới) , do đồng chí Chủ tịch UBND thị xã làm Trưởng ban,
trong đó Phó Chủ tịch UBND phụ trách văn hóa - xã hội vàTrưởng phòng Lao
động – Thương binh và Xã hội là Phó Trưởng ban phụ trách Chương trình giảm
nghèo; thành viên là lãnh đạo các phòng, ban trên địa bàn thị xã. Nhiệm vụ của
từng thành viên gắn với lĩnh vực mà thành viên đó phụ trách. Ban chỉ đạo xây
dựng quy chế hoạt động.
Về công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách giảm nghèo
bền vững:
Công tác thông tin, tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các chính
17
sách, pháp luật và các giải pháp giảm nghèo được các cơ quan và các tố chức
đoàn thể triển khai rộng khắp từ trong cơ quan Nhà nước đến ngoài nhân dân
bằng nhiều hình thức (triển khai tại các cuộc hội nghị, hội thảo với các ngành,
các cấp; lồng ghép vào nội dung các cuộc họp khu phố, tổ nhân dân tự quản,
tuyên truyền trên sóng phát thanh - truyền hình), từ đó nhận thức của người dân
có chuyển biến; tạo sự đồng thuận trong nhân dân đối với các chính sách, pháp
luật có liên quan đến giảm nghèo đã ban hành.
giám sát còn hạn chế.
Về bố trí nguồn lực:
Trong những năm qua, mặc dù còn nhiều khó khăn, song thị xã luôn quan
tâm và dành nhiều nguồn lực ưu tiên cho Chương trình mục tiêu quốc gia giảm
nghèo. Tổng số nguồn lực ngân sách hỗ trợ cho Chương trình mục tiêu quốc gia
giảm nghèo bền vững là 814.407 triệu đồng (không tính nguồn vốn vay từ ngân
hàng chính sách xã hội), trong đó ngân sách tỉnh chiếm tỷ trọng cao trong cơ
cấu bố trí nguồn lực (bằng 74% tổng nguồn vốn bố trí cho chương trình), cụ
thể: Ngân sách Trung ương: 211.460 triệu đồng; Ngân sách địa phương:
602.947 triệu đồng. Ngoài ra còn nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi là 2.390,74 tỷ
đồng và nguồn xã hội hoá thông qua Quỹ Vì người nghèo toàn tỉnh là 25.000
triệu đồng.
2.3.4. Kiểm tra giám sát việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền
vững
Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện chương trình giảm
nghèo đã được quan tâm thực hiện. Trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu theo dõi giám
sát, đánh giá Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, Ban Chỉ đạo xóa đói,
giảm nghèo các cấp đã tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương
trình, nhất là đối với cơ sở. Kết quả kiểm tra, giám sát cho thấy đã đạt được
những kết quả nhất định, bộ chỉ tiêu để thực hiện giám sát và đánh giá giảm
nghèo đã đầy đủ, thuận lợi trong thực hiện, giúp cơ sở xác định đối tượng thụ
hưởng và tổ chức thực thi chính sách, lưu giữ hồ sơ, sổ sách; thông qua đó đã
hạn chế các tiêu cực, lợi dụng chính sách, đồng thời phát hiện những hạn chế,
bất hợp lý để kiến nghị sửa đổi, bổ sung kịp thời.
2.3.5. Đánh giá chung về hoạt động quản lý nhà nước đối với giảm
nghèo bền vững trên địa bàn thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang
18
2.3.5.1 Những mặt đã làm được
- Trên cơ sở các quy định chung của Đảng và Nhà nước, tỉnh ủy, HĐND
và UBND tỉnh và HĐND và UBND thị xã Hà Tiên đã ban hành nhiều quy định
để cụ thể hóa các chủ trương chính sách này phù hợp với điều kiện đặc thù của
tỉnh. Những quy định này thiết lập một hành lang pháp lý tương đối đầy đủ để
thực hiện quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn thị xã.
- Các Chương trình, Kế hoạch xóa đói, giảm nghèo nói chung và giảm
nghèo bền vững nói riêng đã được tiến hành triển khai tương đối đồng bộ.
- Tổ chức bộ máy thực hiện giảm nghèo bền vững thường xuyên được
kiện toàn và hoạt động tương đối hiệu quả.
- Việc tuyên truyền, phổ biến về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước về xóa đói và giảm nghèo bền vững đã được triển khai mạnh
mẽ đến mọi tâng lớp nhân dân.
- Việc kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các Chương trình, Kế hoạch xóa
đói, giảm nghèo bền vững được thực hiện thường xuyên, dưới nhiều hình thức
khác nhau.
- Việc đảm bảo nguồn lực cho các hoạt động giảm nghèo đã cải thiện
đáng kể cơ sở hạ tầng góp phần tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các chương
trình kinh tế - xã hội trong giai đoạn tiếp theo.
2.3.5.2 Những mặt còn hạn chế
- Hệ thống các quy định về giảm nghèo hiện hành mặc dù đã được quan
tâm triển khai nhưng mới chỉ tập trung vào các hộ nghèo mà vẫn còn chưa chú
trọng đầu tư, hỗ trợ cho hộ mới thoát nghèo, hộ cận nghèo, do đó các hộ này
không được quan tâm hỗ trợ dễ rơi vào khung nghèo.
- Chính sách giảm nghèo còn nặng về tính bao cấp, hỗ trợ trực tiếp, chưa
tập trung hỗ trợ, khuyến khích sản xuất, tín dụng ưu đãi, dạy nghề, khuyến
nông, lâm, ngư.
- Có nhiều chương trình trùng mục tiêu trên địa bàn (Chương trình 134,
135, Chương trình xây dựng nông thôn mới), cơ chế lồng ghép các nguồn vốn
của các Chương trình mục tiêu quốc gia còn nhiều bất cập, chưa chủ động và
khó thực hiện lồng ghép, đầu tư dàn trải, phân tán, khó quản lý điều hành tập
trung thống.
- Hệ thống chính sách giảm nghèo còn nặng tính bình quân, cào bằng; chưa thể
19
hiện tính đặc thù của từng nhóm dân cư, vùng miền, đối tượng, nhất là nhóm các
chính sách dân tộc.
- Chưa có chính sách đối với hộ mới thoát nghèo, chính sách cho hộ cận
nghèo còn hạn chế; chưa có giải pháp mạnh khuyến khích người dân vươn lên
thoát nghèo, khuyến khích các mô hình, địa phương giảm nghèo hiệu quả.
- Việc tuyên truyền, phổ biến cho người dân, đặc biệt là người nghèo
chưa được thường xuyên, sâu rộng, dẫn đến một số người nghèo được hưởng
lợi chưa tận dụng và phát huy hiệu quả từ các nguồn lực hỗ trợ trên.
2.3.5.3. Nguyên nhân của thực trạng
Nguyên nhân của thành công:
- Thị xã Hà Tiên là địa bàn có nhiều tiềm năng phát triển cả về tự nhiên
và kinh tế-xã hội: vừa có bề dày lịch sử, phong cảnh đẹp là nền tảng cho phát
triển du lịch, vừa có điều kiện phát triển kinh tế biến với khai thác, nuôi trồng
và chế biến thủy, hải sản.
- Sự chỉ đạo sâu sát của các cấp ủy đảng và chính quyền đối với công tác
giảm nghèo bền vững.
- Thị xã Hà Tiên được sự quan tâm sâu sát của tỉnh Kiên Giang và Trung
ương hỗ trợ cho các chương trình xóa đói, giảm nghèo.
- Người dân địa phương đa phần có ý thức trách nhiệm với công tác xóa
đói, giảm nghèo; có truyền thống tương trợ lẫn nhau, “lá lành đùm lá rách”.
Nguyên nhân của các hạn chế:
- Hệ thống các chính sách chưa đồng bộ, một số chính sách còn xa rời
thực tiễn, chưa thực sự gắn với đặc điểm của địa bàn địa phương nên khó triển
khai và ít hiệu quả.
- Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý về xóa đói, giảm nghèo mặc dù đã được
quan tâm củng cố nhưng vẫn còn có sự chồng lấn và đôi khi chưa rõ ràng về
trách nhiệm;
- Việc tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách về giảm
nghèo bền vững mặc dù được quan tâm nhưng vẫn chưa thực sự đồng bộ.
- Chưa thực sự gắn xóa đói, giảm nghèo với việc bảo vệ môi trường, do
đó đôi khi việc triển khai các dự án xóa đói, giảm nghèo gây ảnh hưởng không
tốt tới môi trường và hệ sinh thái.
20
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG
CƯỜNG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HÀ
TIÊN, TỈNH KIÊN GIANG
3.1. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ
HÀ TIÊN, TỈNH KIÊN GIANG
3.1.1. Mục tiêu giảm nghèo của tỉnh Kiên Giang và thị xã Hà Tiên về
giảm nghèo bền vững đến năm 2020
3.1.1.1. Mục tiêu giảm nghèo của tỉnh Kiên Giang đến năm 2020
Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo; góp phần
quan trọng thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải
thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân, đặc biệt là ở các địa bàn có tỷ lệ
hộ nghèo cao, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tại các địa bàn có tỷ lệ
hộ nghèo cao tiếp cận một cách tốt nhất các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo
dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin).
3.1.1.2. Mục tiêu giảm nghèo của thị xã Hà Tiên đến năm 2020
- Tăng cường công tác tuyên truyền vận động người nghèo, cận nghèo
nâng cao ý thức tự lực vươn lên thoát nghèo, không trông chờ, ỷ lại vào nhà
nước, tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng
nâng cao chất lượng và đào tạo nghề cho người nghèo, cải thiện chất lượng
cuộc sống cho người nghèo.
- Tạo cơ hội cho hộ nghèo, hộ cận nghèo ổn định việc làm, tăng thu nhập,
đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo và duy trì thành quả công tác giảm nghèo, hỗ trợ
cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ sản xuất, dịch vụ xã hội, cơ bản để họ tự
lực thoát nghèo vươn lên khá giả, giảm thiểu tình trạng gia tăng bất bình đẳng
về thu nhập giữa nông thôn và thành thị, tăng cường khả năng tiếp cận pháp lý
cho người nghèo, bảo vệ phụ nữ và trẻ em nghèo, có chính sách hỗ trợ những
hộ cận nghèo, đặc biệt là các gia đình chính sách có công với nước.
3.1.2. Phương hướng tăng cường quản lý nhà nước về giảm nghèo
bền vững tại thị xã Hà Tiên tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2017-2020
Thứ nhất, xây dựng chiến lược giảm nghèo bền vững gắn liền với đặc thù
của thị xã Hà Tiên
Thứ hai, việc tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo phải được kết hợp
21
một cách chặt chẽ, đồng bộ.
Thứ ba, cần tăng cường hơn nữa trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính
quyền địa phương, của cộng đồng xã hội và của chính bản thân người nghèo, hộ
nghèo.
Thứ tư, phải bảo đảm tính bền vững của chương trình, gắn liền việc giảm
nghèo với bảo vệ môi trường sinh thái để tăng mức độ phát triển bền vững.
Thứ năm, ưu tiên tập trung đầu tư trọng điểm vào những vùng, địa bàn và
nhóm dân cư khó khăn nhất; khuyến khích sự tham gia trợ giúp của các đơn vị,
doanh nghiệp trên địa bàn đối với các xã có tỷ lệ hộ nghèo và số lượng hộ
nghèo cao.
Thứ sáu, bằng các biện pháp và hình thức tuyên truyền hạn chế tư tưởng
trông chờ ỷ lại, mong muốn thuộc diện hộ nghèo để thụ hưởng các chế độ chính
sách của nhà nước.
Thứ bảy, tăng cường công tác thanh kiểm tra, giám sát, đánh giá trên tinh
thần công khai, dân chủ trong các hoạt động giảm nghèo.
3.2. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ
HÀ TIÊN, TỈNH KIÊN GIANG
3.2.1. Hoàn thiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, thể chế thực hiện
chương trình giảm nghèo
Xây dựng chiến lược giảm nghèo bền vững của thị xã Hà Tiên: Giao cho
Phòng LĐTB&XH đóng vai trò cơ quan tham mưu chính trong việc đề xuất,
tham mưu cho UBND thị xã trong việc xây dựng và ban hành chiến lược của thị
xã về giảm nghèo bền vững dựa trên các mục tiêu và phương hướng giảm nghèo
chung của cả tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016-2020;
3.2.2. Hoàn thiện bộ máy tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về giảm
nghèo bền vững
Để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa
bàn thị xã Hà Tiên cần tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng và
chỉ đạo điều hành của chính quyền các cấp, cần tăng cường trách nhiệm của các
chủ thể quản lý nhà nước và sự phối hợp chặt chẽ của UBMTTQ Việt Nam với
các tổ chức đơn vị liên quan trong hoạt động giảm nghèo bền vững.
3.2.3. Nâng cao năng lực và tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ làm
22
công tác xóa đói giảm nghèo ở các cấp
Để có thể phục vụ tốt nhất hoạt động QLNN trong lĩnh vực này, đòi hỏi
thị xã phải có những chính sách đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn
nghiệp vụ và đạo đức, trách nhiệm cho cán bộ, công chức làm hoạt động xóa
đói, giảm nghèo nói chung và đặc biệt là cán bộ quản lý.
3.2.4. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người nghèo nhằm nâng
cao ý thức cùng tham gia giảm nghèo của người dân
Để thực hiện được mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững đòi hỏi cả hệ
thống chính trị và xã hội vào cuộc, tuy nhiên chủ thể trung tâm để tiếp nhận và
thực hiện chương trình là các hộ thuộc diện nghèo, cận nghèo được thụ hưởng
chính sách giảm nghèo. Phải xác định tư tưởng và trách nhiệm cho chính những
người nghèo, yêu cầu họ nhìn nhận nghiêm túc vai trò vị trí của mình trong
công cuộc giảm nghèo bền vững này và phải tự vươn lên để thoát nghèo. Nhà
nước và các tổ chức, nhà hảo tâm chỉ cho họ cần câu, còn muốn có cá ăn thì
người nghèo phải tự câu lấy. Các hộ dân nghèo phải hăng hái và tích cực lao
động sản xuất cùng với sự hỗ trợ đầu tư của Nhà nước và giúp đỡ của cộng
đồng để nhanh chóng được thoát nghèo.
3.2.5. Giải pháp cụ thể trong thực hiện chính sách đối với hộ nghèo,
hộ cận nghèo
a, Chính sách hỗ trợ giảm nghèo về thu nhập
- Tạo vốn và tính dụng ưu đãi đối với người nghèo
- Hỗ trợ điều kiện sản xuất đối với hộ nghèo
- Quản lý và hướng dẫn cung cách làm ăn, chuyển giao khoa học kỹ thuật
và đào tạo tay nghề, giải quyết việc làm cho người nghèo
- Thực hiện chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân tộc thuộc hộ nghèo
ở vùng khó khăn theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg ngày 07/8/2009 của Thủ
tướng Chính phủ và chính sách hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ trợ
giúp pháp lý.
b, Chính sách hỗ trợ hộ nghèo do thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản
- Về chính sách chăm lo sức khỏe, văn hóa và giáo dục cho người nghèo
- Chính sách hỗ trợ nhà ở, điện sinh hoạt
c, Thực hiện các chính sách đối với hộ cận nghèo
- Hỗ trợ vốn
23
- Đào tạo nghề và giải quyết việc làm
- Hỗ trợ y tế
- Hỗ trợ về giáo dục
- Trợ cấp xã hội
3.2.6. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác quản lý nhà
nước về giảm nghèo
- Đổi mới phương thức thanh tra, kiểm tra và giám sát. Trình tự, thủ tục
thanh tra, kiểm tra và giám sát phải được nghiên cứu và thiết kế lại một cách hết
sức khoa học để làm sao vừa đảm bảo được mục đích, yêu cầu thanh tra, kiểm
tra và giám sát, vừa có sự kết hợp, phối hợp với các cơ quan chức năng khác để
tiến hành gọn nhẹ, không trùng lặp chồng chéo, giảm bớt thời gian, không gây
ảnh hưởng hay phiền hà cho cán bộ công chức thực hiện hoạt động giảm nghèo
hay người dân.
KẾT LUẬN
Công tác xóa đói giảm nghèo là một chương trình lớn, có phạm vi rộng,
phức tạp và lâu dài nên cần phải có sự kết hợp đồng bộ và sự lãnh đạo chặt chẽ
của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo sát sao của các cấp Chính quyền cùng với sự
nỗ lực của đội ngũ cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo từ thị xã đến cơ sở
xã phường, có như vậy công tác xóa đói giảm nghèo mới mang lại hiệu quả cao.
Trong những năm gần đây, chương trình xóa đói giảm nghèo của cả nước
nói chung của tỉnh Kiên Giang và của thị xã Hà Tiên nói riêng được Đảng và
Nhà nước đặc biệt quan tâm. Chính vì vậy, công tác xóa đói giảm nghèo đã thu
được những kết quả có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Cấp ủy và Chính quyền thị xã Hà Tiên đã quan tâm đến việc thực hiện
chính sách xã hội nói chung và chính sách xóa đói giảm nghèo nói riêng. Các
cấp, các ngành và các đoàn thể xã hội trong thị xã đã xác định xóa đói giảm
nghèo là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của mình nên đã
có những nội dung hoạt động phong phú. Chương trình xóa đói giảm nghèo đã
được các cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo các cơ
quan ban ngành đoàn thể cùng đông đảo nhân dân nhiệt tình hưởng ứng và đã
thu được kết quả nhất định.
Tuy nhiên, để đạt được những mục tiêu của chương trình xóa đói giảm
nghèo đến năm 2010 và các năm tiếp theo, đối với thị xã Hà Tiên, trước hết cần
24
phải khắc phục được những tồn tại, đồng thời đòi hỏi các cấp ủy Đảng, Chính
quyền, các ban ngành đoàn thể và nhân dân trong thị xã cần có quyết tâm cao
tạo nên sức mạnh tổng hợp, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để thực hiện xóa
đói giảm nghèo. Mặt khác, cần tiếp tục giữ vững và phát huy những thành quả
đã đạt được trong những năm qua, nhân rộng những gương sáng, những mô
hình tốt trong việc thực hiện xóa đói giảm nghèo; vận động nhiều cá nhân, tổ
chức xã hội, tích cực tham gia phong trào giúp đỡ người nghèo, tạo ra một bước
phát triển mới cho chương trình có ý nghĩa to lớn này.
Xóa đói giảm nghèo là nhiệm vụ mang tầm chiến lược, góp phần tạo tiền
đề kinh tế xã hội cho sự phát triển của thị xã, để từng bước đưa thị xã Hà Tiên
phát triển đi lên cùng với sự phát triển của tỉnh và đất nước, thực hiện công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, đáp ứng được lòng mong mỏi của hàng trăm hộ nghèo
trong thị xã góp phần thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh”.
Luận văn đã đưa ra cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về giảm nghèo bền
vững và đã nêu ra kết quả thực hiện các nội dung đó trên địa bàn thị xã Hà Tiên
giai đoạn 2010 – 2015. Từ đó đề ra giải pháp quản lý nhà nước tốt hơn trong
thời gian tới về giảm nghèo bền vững trên địa bàn thị xã Hà Tiên.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_giam_ngheo_ben_vung_tre.pdf