Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng - Từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên

Toàn cầu hóa là quá trình tất yếu không thể chối bỏ, mà ngược lại, chúng ta phải chủ động hội nhập để tranh thủ tận dụng những cơ hội mà nó đưa23 lại nhằm đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, các quốc gia chỉ có thể xây dựng nguồn nội lực đủ mạnh trên cơ sở một nền tảng tinh thần thật vững chắc, đó là bản sắc văn hóa dân tộc và tính thống nhất trong đa dạng văn hóa. Việt Nam đã nhận thức rõ vai trò quan trọng của ngoại giao văn hóa trong mục tiêu lợi ích quốc gia, và có những hành động cụ thể thúc đẩy hình thức ngoại giao tích cực và hiệu quả này. Thông qua các hoạt động ngoại giao văn hóa, các giá trị, tinh hoa văn hóa và tri thức của các nước trên thế giới đã được tiếp thu có chọn lọc nhằm góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa của Việt Nam, đồng thời chuyển tải nhiều ý tưởng và chương trình lớn của Liên hợp quốc và UNESCO vào các chương trình hành động quốc gia. Bên cạnh đó, “Di sản hóa” là một xu hướng thịnh hành ở Việt Nam gần đây. Xu hướng này dẫn đến nhiều hệ quả: một mặt là sự khát khao danh hiệu, chạy theo và kiếm tìm sự tôn vinh danh hiệu; mặt khác, di sản cũng đang được sử dụng như một thế mạnh và tiềm năng để phát triển du lịch. Tuy di sản được sinh ra trong cộng đồng, nhưng Nhà nước cũng phải đứng ra chủ trì việc quản lý các di sản văn hóa chứ không thể phó mặc hết cho cộng đồng. Các di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO vinh danh chính là sự công nhận của thế giới đối những giá trị văn hóa tinh hoa truyền thống của Việt Nam. Phú Thọ, một tỉnh có ba di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận, trong đó hát Xoan - di sản đầu tiên trên thế giới xin ra khỏi Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp và chuyển sang Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại có thể trở thành một ví dụ điển hình cho sự thành công bước đầu từ mô hình quản lý nhà nước về các di sản văn hóa sau khi được công nhận.

pdf27 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 562 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng - Từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c và Phượng Lâu (nơi có các làng Xoan cổ), Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam (nơi làm hồ sơ Ca trù của người Việt và hát Xoan Phú Thọ), Viện Văn hóa 4 Nghệ thuật quốc gia Việt Nam (nơi làm hồ sơ Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương), một số nghệ nhân dân gian và người dân ở Phú Thọ với 100 bảng hỏi và tiến hành xử lý dữ liệu trên phần mềm Epidata. - Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh để xử lý tư liệu thu thập được từ thực tiễn và các bản ghi chép của các cá nhân tại địa phương nhằm làm sáng tỏ nội dung cần nghiên cứu. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiến của luận văn Luận văn là công trình đầu tiên trực tiếp nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống về thực trạng quản lý nhà nước các di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; chỉ ra thực trạng hoạt động quản lý nhà nước đối với các di sản văn hóa phi vật thể sau khi được ghi danh. Hình thành các luận cứ khoa học nhằm bước đầu phác họa một mô hình quản lý nhà nước về di sản văn hóa thế giới đang được áp dụng tại Phú Thọ, giúp làm tiền đề tham khảo cho việc vận dụng và đề ra các giải pháp phù hợp, sát thực tiễn, chấn chỉnh, đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể sau khi được UNESCO vinh danh, góp phần bảo tồn, khai thác và phát huy di sản văn hoá phi vật thể theo hướng bền vững. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung luận văn được chia làm ba chương: Chương 1: Cơ sở khoa học đối với quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Chương 3: Quan điểm, phương hướng và giải pháp quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 5 Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỐI VỚI QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ ĐÃ ĐƢỢC UNESCO CÔNG NHẬN 1.1. NHỮNG KHÁI NIỆM VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ ĐƢỢC UNESCO CÔNG NHẬN 1.1.1. Di sản văn hóa 1.1.1.1. Khái niệm di sản văn hóa Văn hóa là một phạm trù rất rộng và có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau khi định nghĩa về nó. Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội, song chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Di sản văn hóa chính là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do một cộng đồng người sáng tạo và tích lũy trong một quá trình lịch sử lâu dài và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Di sản văn hóa bao gồm hầu hết các giá trị văn hóa do thiên nhiên và con người tạo nên và được chia ra thành di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể. Di sản văn hóa là phần tinh túy, mang tính chất đặc trưng của từng vùng miền, được sáng tạo, bảo vệ, lưu truyền ở trong chính cộng đồng và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. 1.1.1.2. Đặc trưng, tính chất của di sản văn hóa Đặc trưng cơ bản của di sản văn hóa phải mang những nét đặc trưng cơ bản của văn hóa là: tính nhân sinh, tính lịch sử, tính giá trị và tính hệ thống. Ngoài những đặc trưng cơ bản, di sản văn hóa còn có một vài đặc trưng riêng xuất phát từ những đặc trưng cơ bản của văn hóa đó là tính hiểu biết, tính biểu tượng và tính sử liệu. Tuy một đối tượng hay sự vật không nhất thiết phải hội tụ cả ba yếu tố trên nhưng ít nhất phải có một tiêu chí đặc sắc thì đối tượng hay sự vật ấy mới trở thành di sản văn hóa. 1.1.2. Di sản văn hóa phi vật thể 1.1.2.1. Khái niệm Trong khoản 1, điều 4 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa, số 32/2009/QH12 có nêu “Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, 6 không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.” UNSECO cũng đã cố gắng cụ thể hóa tính “trừu tượng” của di sản văn hóa phi vật thể bằng việc đưa ra một số định dạng của di sản văn hóa phi vật thể như: tập quán, biểu đạt tri thức, kỹ năng, các không gian văn hóa có liên quan Di sản văn hóa phi vật thể phải có sự gắn bó chặt chẽ với đời sống tinh thần của cộng đồng, được lưu truyền, tái tạo để tạo nên bản sắc riêng của mỗi một cộng đồng và sự đa dạng văn hóa trên toàn thế giới. 1.1.2.2. Đặc điểm, tính chất của di sản văn hóa phi vật thể Tính chất của di sản văn hóa phi vật thể bao gồm: tính truyền thống, đương đại, sống động; tính bao hàm, tính đại diện, tính tùy thuộc vào cộng đồng. UNESCO và các quốc gia đều công nhận di sản văn hóa phi vật thể có những giá trị cơ bản sau: giá trị lịch sử, giá trị nghệ thuật, giá trị khoa học, giá trị gắn kết các dân tộc. Ngoài ra, di sản văn hóa phi vật thể còn có giá trị về kinh tế. Di sản văn hóa phi vật thể không “nhất thành bất biến” mà chúng hàm chứa những nhân tố mang tính lịch sử, đồng thời cũng mang hơi thở của thời đại. Điều đó còn nhấn mạnh rằng để tồn tại đến ngày hôm nay, di sản văn hóa phi vật thể đã trải qua một quá trình sàng lọc và sáng tạo không ngừng nghỉ. 1.1.3. Di sản văn hóa phi vật thể đã đƣợc UNESCO công nhận tại Việt Nam Danh hiệu UNESCO ở Việt Nam bao gồm danh sách khu dự trữ sinh quyển thế giới, di sản tư liệu thế giới, công viên địa chất toàn cầu, di sản thiên nhiên, di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam đã được UNESCO công nhận. Tính đến tháng 12 năm 2016, Việt Nam đã có 11 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận là: Nhã nhạc cung đình Huế (2003); Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên (2005), Dân ca Quan họ (2009); Ca trù (2009); Hội Gióng tại đền Sóc và đền Phù Đổng, Hà Nội (2010); hát Xoan (2011);Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương (2012); Đờn ca tài tử Nam Bộ (2013), Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh (2014); nghi lễ và trò chơi kéo co ở Việt Nam, Campuchia, Hàn Quốc và Philippines (2015), Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt( 2016). 1.2. QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CÁC DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ ĐƢỢC UNESCO CÔNG NHẬN 1.2.1. Quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa Công tác quản lý nhà nước về văn hóa góp phần định hướng, điều chỉnh sự phát triển văn hóa của quốc gia, giúp hiện thực hóa các chủ trương, đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng; từ đó tác động đến mục tiêu, bản chất của văn hóa 7 dân tộc. Trong công tác quản lý văn hóa không thể thiếu việc quản lý các di sản văn hóa. Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Công tác bảo vệ và phát huy di sản đã có một truyền thống lâu đời và nhận được sự quan tâm to lớn của Đảng, Nhà nước, các Bộ, Ban, Ngành từ trung ương đến địa phương. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về di sản văn hóa. Cục Di sản văn hóa là cơ quan có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về di sản văn hóa, được Bộ trưởng giao trách nhiệm chỉ đạo và hướng dẫn hoạt động phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trong phạm vi cả nước. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Phòng Văn hoá và Thông tin là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, dưới nữa là quản lý văn hóa cấp xã, phường, có ban Văn xã, và cộng đồng đang gìn giữ di sản. 1.2.2. Nội dung quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa phi vật thể đã đƣợc UNESCO công nhận 1.2.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận Quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể là việc Đảng và Nhà nước sử dụng hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách thông qua bộ máy quản lý tác động có tính chất định hướng tới cộng đồng xã hội nhằm đạt được mục tiêu bảo tồn và phát huy giá trị các di sản. Đối với các di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận thì quốc gia đang sở hữu di sản đó yêu cầu phải tuân theo đúng những cam kết bảo tồn và phát huy đã nêu ra trong hồ sơ đệ trình, cũng như những điều khoản của Công ước 2003 mà nước đó là thành viên. Quản lý nhà nước về các di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh nhìn chung vẫn giống với việc quản lý các di sản văn hóa phi vật thể trên cả nước, nhưng vẫn có những đặc trưng riêng biệt. 1.2.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận * Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa phí vật thể đã được UNESCO công nhận Quản lý nhà nước về di sản nói chung và quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận nói riêng có công cụ là hệ thống luật và các văn bản có tính pháp quy. Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên đưa di sản văn hóa phi vật thể trở thành đối tượng điều chỉnh của Luật Di 8 sản văn hóa năm 2001 và được điều chỉnh, bổ sung năm 2009. Các tiêu chí để bảo tồn và lưu truyền di sản văn hóa phi vật thể của thế giới cũng được thể hiện một cách rõ ràng và cụ thể hóa trong Luật và Nghị định. Tuy đó là một quá trình dài và yêu cầu sự hợp tác phối hợp của rất nhiều bên, nhưng khi một di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO vinh danh thì đó không chỉ là niềm tự hào của riêng địa phương mà còn là cách để Việt Nam nâng cao vị thế của mình trên thế giới. Đây là cách quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới một cách hiệu quả, tinh tế và thuyết phục. * Xây dựng và vận hành bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về di sản văn hóa phí vật thể đã được UNESCO công nhận Việc quản lý các di sản sau khi được công nhận vẫn gắn liền với chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý di sản văn hóa từ trung ương đến địa phương, trong đó Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về di sản văn hóa. Bộ máy quản lý các di sản văn hóa phi vật thể sau khi được UNESCO công nhận thì ngoài bộ máy quản lý nhà nước về các di sản văn hóa phi vật thể còn cần thêm sự quản lý và giám sát của Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam (Bộ Ngoại giao). Đối với các di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận thì theo cam kết với UNESCO, quốc gia có di sản được công nhận phải báo cáo về tình trạng của di sản theo định kỳ. Yêu cầu báo cáo định kỳ đối với Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại là 6 năm, đối với Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp là 4 năm. * Tuyên truyền, phổ biến và phát huy các di sản văn hóa phí vật thể đã được UNESCO công nhận Sau khi được UNESCO công nhận, thì các di sản của địa phương đã vượt xa khỏi tầm quốc gia mà đã trở thành di sản của thế giới. Nhà nước và các tỉnh có di sản được vinh danh luôn quan tâm đến việc tuyên truyền, phổ biến và giáo dục về các di sản, gây dựng niềm tự hào trong nhân dân và ở các cộng đồng đang trực tiếp gìn giữ di sản. Hàng loạt kế hoạch, chương trình đưa di sản vào dạy trong nhà trường cũng như đào tạo cán bộ, giảng viên chuyên sâu về di sản đã được triển khai liên tục và rộng khắp trên cả nước trong những năm qua. 1.2.3. Yêu cầu và sự cần thiết của quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa phi vật thể đã đƣợc UNESCO công nhận Tuy di sản văn hóa phi vật thể là một phần quan trọng cấu thành nên di sản văn hóa nhưng nó lại không được quan tâm như những di sản văn hóa vật thể. Xác định được tầm quan trọng của di sản văn hóa và đặc biệt là di sản văn hóa phi vật thể, Đảng và Chính phủ đã luôn nhấn mạnh đến vai trò chủ chốt của các cơ quan Nhà nước trong việc quản lý di sản văn hóa phi vật thể. 9 Việt Nam đã ý thức được từ sớm vai trò của UNESCO trong việc bảo vệ di sản và đặc biệt là Công ước Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (Công ước 2003). Sau khi các di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận thì Nhà nước và các cấp quản lý đã có trách nhiệm hơn trong việc bảo tồn, khai thác và lưu truyền các di sản đó. Vai trò của quản lý nhà nước đối với các di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh là rất quan trọng. Điều này đảm bảo các di sản văn hóa phi vật thể sau khi được công nhận sẽ được bảo vệ và phát huy một cách đúng đắn. 1.3. THÁCH THỨC, KHÓ KHĂN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ ĐÃ ĐƢỢC UNESCO CÔNG NHẬN Hiện nay, công tác quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém. Việc xây dựng và hoàn thiện thể chế văn hóa còn nhiều hạn chế, chưa đồng bộ. Chủ trương xã hội hóa các hoạt động văn hóa chưa phát huy hiệu quả cao. Một số văn bản pháp luật về di sản văn hóa mà đặc biệt là di sản văn hóa phi vật thể chưa theo kịp sự phát triển của thực tiễn, việc tổ chức thực hiện còn chậm chạm, quan liêu, một số văn bản chưa thực sự đi vào cuộc sống. Công tác kiện toàn tổ chức, bộ máy nhân sự ngành Văn hóa, nhất là khi mới sáp nhập thành bộ đa ngành còn nhiều lúng túng. Thêm vào đó, năng lực của nguồn nhân lực quản lý văn hóa của đất nước vẫn còn nhiều yếu kém Năng lực quản lý nhà nước về các di sản văn hóa phi vật thể ở một số địa phương còn chưa cao. Sự tách bạch giữa quản lý nhà nước với hoạt động tác nghiệp chưa rõ, vẫn còn sự trùng chéo, nhầm lẫn giữa chức năng quản lý nhà nước với chức năng triển khai các hoạt động mang tính sự nghiệp. Có lúc, có nơi còn có biểu hiện buông lỏng quản lý. Việc xây dựng và tổ chức thực hiện nội dung quản lý ở một số đơn vị còn yếu, ngân sách sử dụng chưa hiệu quả. Đặc biệt, đối với các di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận, trong việc quản lý các di sản đó, Việt Nam còn phải tuân theo những điều đã cam kết trong Công ước 2003. 1.4. KINH NGHIỆM VÀ BÀI HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ ĐÃ ĐƢỢC UNESCO CÔNG NHẬN 1.4.1. Kinh nghiệm từ các địa phƣơng có di sản văn hóa phi vật thể đƣợc UNESCO công nhận 1.4.1.1. Tỉnh Thừa Thiên Huế 1.4.1.2. Tỉnh Bắc Ninh 1.4.2. Kinh nghiệm từ các quốc gia có di sản văn hóa phi vật thể đƣợc UNESCO công nhận 10 UNESCO hiện có 195 quốc gia thành viên, trụ sở chính đặt tại Paris, Pháp. Trong nhiều năm qua, hàng trăm các di sản văn hóa phi vật thể của các quốc gia khác nhau đã được UNESO ghi danh. Sau khi được công nhận, mỗi nước lại có một hình thức bảo tồn và phát huy di sản khác nhau. 1.4.2.1. Kinh nghiệm của Hàn Quốc 1.4.2.2. Kinh nghiệm của Nigeria 1.4.3. Bài học về quản lý nhà nƣớc đối với các di sản văn hóa phi vật thể đã đƣợc UNESCO công nhận Các tỉnh như Huế hay Bắc Ninh đều đã trở thành một tấm gương trong việc bảo vệ các di sản văn hóa phi vật thể sau khi được UNESCO công nhận. Với kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới, có thể thấy rằng các nước rất quan tâm đến việc quảng bá di sản văn hóa. Chính phủ các nước đều thành lập các cơ quan chuyên trách để bảo tồn và phát huy các di sản. Đồng thời, các quốc gia sử dụng di sản như một “chìa khóa” ngoại giao hiệu quả và thuyết phục. 11 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ ĐÃ ĐƢỢC UNESCO CÔNG NHẬN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ 2.1. TỔNG QUAN VỀ TỈNH PHÚ THỌ 2.1.1. Địa lý hành chính Phú Thọ là tỉnh thuộc trung du miền núi phía Bắc, nằm trong khu vực giao lưu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc (vị trí địa lý mang ý nghĩa trung tâm của tiểu vùng Tây - Đông - Bắc). Thành phố Việt Trì là điểm đầu của tam giác châu Bắc Bộ - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh Phú Thọ. Đây cũng là nơi tập trung của rất nhiều loại hình di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của Phú Thọ. Bốn phường Xoan cổ là Phù Đức, Kim Đái (Kim Đới), Thét và An Thái nằm ở 2 xã Kim Đức và Phượng Lâu nằm ở Phú Thọ. Câu lạc bộ Ca trù cũng nằm ở thành phố Việt Trì. Theo các nghiên cứu thì xưa kia ở Phú Thọ, ca trù từng tồn tại song hành với các làn điệu dân ca Xoan, Ghẹo - đặc sản của địa phương. Việt Trì còn nổi tiếng với Đền Hùng - khu Di tích Lịch sử đặc biệt cấp Quốc gia, đây chính là trung tâm thực hành Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương lớn nhất và lâu đời nhất của dân tộc Việt Nam. 2.1.2. Lịch sử hình thành Phú Thọ được coi là vùng Đất tổ, mảnh đất linh thiêng của dân tộc Việt Nam với hàng ngàn năm lịch sử, nơi khởi nghiệp của 18 đời vua Hùng, mảnh đất được coi là văn hiến và văn vật với nền văn minh nông nghiệp từ thuở sơ khai dựng nước. Mảnh đất này đã trải qua mấy ngàn năm lịch sử nên còn lưu giữ rất nhiều giá trị thiên nhiên và di sản văn hóa vô cùng phong phú. 2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội Phú Thọ là một tỉnh trung du miền núi với rất nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội. Trong những năm qua, kinh tế - xã hội của vùng chuyển biến tích cực, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; các lĩnh vực văn hoá, y tế, giáo dục và công tác xã hội đã có những tiến bộ đáng kể; điều kiện và mức sống của nhân dân trong tỉnh được nâng cao rõ rệt, bước đầu tạo diện mạo mới về kinh tế - xã hội, đưa Phú Thọ hòa nhập cùng cả nước trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế khu vực, quốc tế. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ đến năm 2020” với mục tiêu “Xây dựng Phú Thọ 12 trở thành Trung tâm kinh tế Vùng; là một trong những trung tâm khoa học, công nghệ; giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, du lịch của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; là đầu mối giao thông quan trọng nội Vùng”. 2.1.4. Đặc điểm văn hóa Phú Thọ là mảnh đất thiêng liêng cội nguồn của dân tộc Việt Nam với hàng ngàn năm lịch sử. Với dòng chảy của lịch sử, Phú Thọ là nơi bảo lưu các giá trị văn hoá dân gian cổ truyền, hệ thống di tích và lễ hội. Nơi đây lưu giữ và bảo tồn một khối lượng lớn các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng, phong phú và đặc trưng, phản ánh cuộc sống của cư dân nông nghiệp trong tiến trình lịch sử hình thành và phát triển của quốc gia, dân tộc. Đến với Phú Thọ, người ta có thể tìm ra những lời giải đáp của quá khứ về văn hóa dân tộc đi từ cội nguồn, có thể xới lên nhiều tầng văn hóa chồng phủ lên nhau, trong đó có cả tầng nền móng để đi từ văn hóa Văn Lang tới văn hóa Đại Việt. 2.1.5. Khái quát về các di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Phú Thọ - vùng đất này hiện đang bảo tồn, phát huy giá trị 1372 di tích lịch sử gồm 161 di tích khảo cổ học, 262 chùa, còn lại là di tích kiến trúc nghệ thuật hoặc dấu vết kiến trúc và các di tích lịch sử cách mạng kháng chiến. Trong số đó có di tích lịch sử Đền Hùng được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia đặc biệt; 73 di tích được xếp hạng quốc gia, 12 di tích lịch sử; 207 di tích kiến trúc nghệ thuật đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Có 260 lễ hội, gồm 223 lễ hội dân gian, 5 lễ hội tôn giáo, 32 lễ hội cách mạng; hiện còn 97 lễ hội được duy trì hoạt động thường niên và mới khôi phục lại. 2.2. CÁC DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ ĐÃ ĐƢỢC UNESCO CÔNG NHẬN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ 2.2.1. Ca Trù của ngƣời Việt Ca Trù có nhiều tên gọi, theo từng địa phương. Có nơi gọi là hát cửa đình, hát ả đào, hát cửa quyền, hát cô đầu, hát nhà tơ, hát nhà trò và hát ca công. Ca Trù là loại hình nghệ thuật có từ lâu đời, độc đáo và có ý nghĩa đặc biệt trong kho tàng âm nhạc Việt Nam; gắn liền với lễ hội, phong tục, tín ngưỡng, văn chương, âm nhạc, tư tưởng, triết lý sống của người Việt. năm 2009, Ca trù được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp. Tỉnh Phú Thọ hiện có 3 câu lạc bộ Ca Trù đang duy trì hoạt động là câu lạc bộ Ca Trù của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, câu lạc bộ Ca Trù thành phố Việt Trì và câu lạc bộ Ca Trù xã Bình Bộ (huyện Phù Ninh). 2.2.2. Hát Xoan Hát Xoan còn được gọi là Khúc môn đình, Ca môn đình (hát cửa đình), là lối hát thờ thần; tương truyền có từ thời các Vua Hùng. Hát Xoan là loại hình 13 dân ca nghi lễ phong tục, với hình thức nghệ thuật đa yếu tố: có nhạc, hát, múa; thường biểu diễn vào dịp đầu xuân, phổ biến ở vùng Đất Tổ Hùng Vương-Phú Thọ. Hát Xoan Phú Thọ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp ngày 24 tháng 11 năm 2011. 2.2.3. Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương không phải một tôn giáo mà chính là biểu trưng của lòng thành kính, sự biết ơn- tri ân công đức các Vua Hùng là những người có công dựng nước Văn Lang. Hàng năm, Việt Nam lấy ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm là ngày Giỗ Tổ hay còn gọi là Quốc giỗ. Năm 2012, UNESCO đã công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ, Việt Nam” là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được phủ rộng với mật độ dày đặc ở tất cả các làng, xã, song Đền Hùng là trung tâm thực hành Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương lớn nhất và lâu đời nhất trong tiến trình phát triển lịch sử của dân tộc Việt Nam. 2.2.4. Hiện trạng chung của các di sản Nhiều giá trị văn hóa phi vật thể bị biến dạng và bị mai một, thất truyền. Hai di sản văn hóa phi vật thể của Phú Thọ được UNESCO công nhận đó là Ca Trù và hát Xoan thì đều được xếp vào Danh sách cần được bảo vệ khẩn cấp. Các di sản văn hóa phi vật thể hầu hết được truyền khẩu. Các nghệ nhân đều đã cao tuổi và có rất nhiều người đã qua đời làm mất mát một phần lớn các di sản. 2.3. QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ ĐÃ ĐƢỢC UNESCO CÔNG NHẬN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ 2.3.1. Xây dựng, ban hành, tổ chức thực thi chính sách về di sản văn hóa phi vật thể đã đƣợc UNESCO công nhận trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Trong những năm qua, Việt Nam đã thực hiện nghiêm túc những khuyến nghị của UNESCO tại Điều II của Công ước 2003 liên quan tới trách nhiệm của mỗi quốc gia thành viên. Sau khi các di sản của tình được công nhận, Phú Thọ đã có những chủ trương, chính sách, biện pháp tích cực để bảo vệ và phát huy giá trị các di sản. * Ca trù của người Việt Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ đã xây dựng kế hoạch, tham mưu cho UBND tỉnh có chính sách hỗ trợ nghệ nhân cao tuổi và tăng cường tổ chức các lớp truyền nghề; đồng thời xây dựng, ban hành cơ chế quản lý, tổ chức và hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các câu lạc bộ Ca trù. Hiện nay, Sở đang xây dựng kế hoạch, tham mưu cho UBND tỉnh để có chính sách hỗ trợ các nghệ nhân cao tuổi và tăng cường tổ chức các lớp truyền dạy cho lớp trẻ. Đồng 14 thời, xây dựng và ban hành cơ chế quản lý, tổ chức và kinh phí hoạt động cho các câu lạc bộ Ca trù. * Hát Xoan Phú Thọ Ngay từ khi hát Xoan được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp của nhân loại, UBND tỉnh Phú Thọ đã ban hành “Chương trình Hành động về việc Bảo tồn và Phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp - hát Xoan Phú Thọ, giai đoạn 2012 - 2015”. Tiếp đó, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp của nhân loại - hát Xoan Phú Thọ, giai đoạn 2013 - 2020”. Bên cạnh những chính sách của Đảng và Nhà nước, tỉnh Phú Thọ chú trọng làm tốt công tác rà soát, tôn vinh các danh hiệu cao quý. Việc tu bổ, tôn tạo lại các di tích liên quan đến hát Xoan như miếu Lãi Lèn, đình Thét, đình An Thái, để khôi phục lại một không gian riêng cho hát Xoan được tỉnh hết sức chú trọng. Tỉnh Phú Thọ đã tăng cường các nguồn lực đầu tư từ ngân sách Nhà nước đi đôi với các nguồn lực xã hội hóa để bảo vệ, phát huy giá trị các di sản nhưng vẫn gắn liền với cộng đồng. Những kết quả trên là cơ sở để tỉnh Phú Thọ hoàn thành hồ sơ đề nghị UNESCO xem xét, công nhận đưa hát Xoan ra khỏi tình trạng cần bảo vệ khẩn cấp và chuyển sang danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. * Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương Sau 4 năm Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, tỉnh Phú Thọ đã tiếp tục công tác nghiên cứu, kiểm kê khoa học các di tích thờ cúng Hùng Vương trên địa bàn tỉnh và cả nước. Tỉnh đã bảo tồn, khôi phục hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng hàng năm gắn với “Chương trình về miền lễ hội cội nguồn dân tộc Việt Nam”, chương trình “Du lịch về cội nguồn 3 tỉnh Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai”... Phú Thọ có nhiều chương trình, dự án, đề tài khoa học liên quan đến Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương với tính thực tiễn hiệu quả cao. Các chính sách do Nhà nước và tỉnh Phú Thọ đưa ra đã bước đầu giúp khôi phục lại các di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận trên địa bàn tỉnh. Việc các di sản được công nhận đã giúp cho công tác bảo tồn được đề ra và thực thi một cách đồng bộ, có hệ thống hơn. Bước đầu, việc khôi phục và bảo tồn các di sản thế giới đã được các cấp lãnh đạo quan tâm cũng như tích cực tìm hướng phát triển để quảng bá những di sản đó. 2.3.2. Bộ máy tổ chức quản lý nhà nƣớc về văn hóa phi vật thể đã đƣợc UNESCO công nhận của tỉnh Phú Thọ 15 Cũng giống như bộ máy quản lý nhà nước đối với các di sản văn hóa phi vật nói chung, bộ máy tổ chức quản lý các di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cũng có sự phân cấp rõ rệt. Chính phủ thống nhất quản lý từ trung ương đến địa phương. Do đặc thù của các di sản được công nhận, các di sản không chỉ mang tầm quốc gia mà đã trở thành di sản của thế giới, nên cần một bộ phận chuyên trách của quốc gia quản lý chúng đó là Uỷ ban quốc gia UNESCO Việt Nam. Bộ máy quản lý nhà nước đối với các di sản văn hóa phi vật thể sau khi được UNESCO công nhận ở các địa phương có di sản thường là giống nhau, tuy nhiên, do đặc thù của Phú Thọ nên 3 di sản thế giới của tỉnh đang được đặt dưới sự quản lý của hai bên khác nhau đó là Sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Khu di tích lịch sử quốc gia Đền Hùng - nơi trực tiếp nắm giữ và thực hành di sản. Ca trù và hát Xoan thuộc sự quản lý trực tiếp của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ. Hàng năm, cán bộ quản lý cấp địa phương, nơi có các cộng đồng đang gìn giữ di sản phải báo cáo thường xuyên về công tác bảo tồn và phát huy. Đặc biệt, cả hai di sản này đều được UNESCO ghi vào Danh sách cần được bảo vệ khẩn cấp, nên các biện pháp bảo vệ càng cần sự quan tâm và có sự giám sát chặt chẽ của Sở. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương lại nằm dưới sự quản lý của Ban Quản lý khu di tích Đền Hùng - nơi trực tiếp lưu giữ, thực hành của tín ngưỡng này. Khu di tích lịch sử Đền Hùng đã trở thành đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh Phú Thọ, hàng năm, Ban quản lý di tích phải làm hồ sơ báo cáo tỉnh về tình trạng và công tác bảo tồn di sản. UBND tỉnh sẽ tổ chức họp tổng kết và gửi báo cáo cho Cục Di sản cũng như Vụ Văn hóa đối ngoại và UNESCO (ban thư ký của Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam) để báo cáo về thực trạng và công tác bảo tồn di sản theo cam kết với UNESCO. 2.3.3. Tuyên truyền, giáo dục và phát huy các di sản văn hóa phi vật thể đã đƣợc UNESCO công nhận trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Sau khi các di sản văn hóa phi vật thể của Phú Thọ được công nhận thì các cơ quan báo chí trong tỉnh cũng đã tăng cường công tác tuyên truyền đến các cơ quan, địa phương và nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc bảo tồn di sản văn hóa, qua đó góp phần nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân trong việc xã hội hóa các hoạt động bảo tồn di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh; quảng bá về ý nghĩa, tầm quan trọng đồng thời khôi phục và phát huy giá trị của các di sản trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân. Các di sản văn hóa phi vật thể của Phú Thọ sau khi được vinh danh đã được quảng bá rộng rãi ra thế giới thông qua các kênh khác nhau, mang lại cơ hội phát triển du lịch lớn cho Phú Thọ. 16 Tỉnh Phú Thọ còn tuyên truyền giáo dục thông qua việc mở các lớp truyền dạy hát Xoan tới mọi lứa tuổi, tầng lớp bằng các biện pháp: khuyến khích, hỗ trợ cộng đồng truyền dạy, đào tạo thế hệ trẻ để sáng tạo, tiếp nối, duy trì và phát triển di sản văn hóa phi vật thể trong cuộc sống đương đại. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Thọ đã bước đầu thực hiện thành công việc đưa hát Xoan vào chương trình hoạt động ngoại khóa ở các trường học. Phú Thọ đã tích hợp hát Xoan vào chương trình giảng dạy âm nhạc ở hầu hết các trường học trên địa bàn tỉnh (cả 4 khối từ mầm non đến trung học phổ thông). 2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ ĐÃ ĐƢỢC UNESCO CÔNG NHẬN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ 2.4.1. Kết quả đạt đƣợc trong công tác quản lý các di sản văn hóa phi vật thể đã đƣợc UNESCO công nhận trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Giai đoạn 2011 - 2015, hơn 50 di tích lịch sử - văn hóa - không gian văn hóa bảo tồn và thực hành di sản “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương”, được đầu tư bảo quản, tu bổ, phục hồi. Nhiều hoạt động sinh hoạt văn hóa truyền thống được phục hồi làm phong phú đời sống tinh thần của cộng đồng. Cùng với sự chuyển biến về nhận thức, sự phục hồi hát Xoan là rất mạnh mẽ: số lượng thành viên ở 4 phường Xoan đều tăng. Nhiều công trình nghiên cứu về hát Xoan Phú Thọ đã được xuất bản. Nhà nước ban hành các chính sách, phê duyệt đề án, dự án bảo vệ và nhanh chóng đưa hát Xoan ra khỏi tình trạng cần bảo vệ khẩn cấp. Từ những thành công bước đầu trong hành trình bền bỉ bảo tồn di sản hát Xoan, ngày 22 tháng 11 năm 2015, ông Hà Kế San, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ cho biết, tỉnh Phú Thọ đã chính thức đề nghị các cơ quan chức năng đệ trình hồ sơ, báo cáo UNESCO đưa hát Xoan ra khỏi danh mục di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại, và nếu được chấp thuận thì đây sẽ trở thành trường hợp đầu tiên trên thế giới. 2.4.2. Tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý các di sản văn hóa phi vật thể đã đƣợc UNESCO công nhận trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Thứ nhất, Nhà nước và địa phương chưa có những chính sách đồng bộ để phát huy cả 3 di sản thế giới. Hiện nay, 3 di sản thuộc các bên quản lý khác nhau, điều này đã gây khó khăn trong việc thống nhất quản lý cũng như chưa đưa ra được các chương trình liên kết và quảng bá tất cả các loại hình di sản. Khi đánh giá cả 3 di sản thế giới thì hầu như tỉnh đã quên các chính sách dành cho Ca trù, hiện nay di sản này vẫn đang loay hoay tìm hướng tự tồn tại. Đã có rất nhiều chuyên gia cảnh báo rằng, nếu tỉnh Phú Thọ không đưa ra được các 17 chính sách kịp thời, hợp lý giúp bảo tồn và gìn giữ di sản thì vùng đất Tổ sẽ vĩnh viễn đánh mất Ca trù. Thứ hai, việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về di sản chưa được thực hiện một cách đồng bộ. Tuy rằng tỉnh cũng đã thực hiện rất nhiều biện pháp để tuyên truyền giáo dục về di sản văn hóa nhưng lại hầu như tập trung chủ yếu vào hai di sản là Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và hát Xoan mà đã quên mất các di sản khác, đó là Ca trù. Công tác giáo dục cũng như phổ biến Ca trù còn nhiều yếu kém, các nghệ nhân biết Ca trù tuổi đều đã cao hoặc đã qua đời, những người hiểu và hát được Ca trù tại Phú Thọ hiện còn rất ít. “Hiệu ứng di sản” thuần túy không nuôi nổi Ca trù, sự tồn tại của các câu lạc bộ mỗi lúc càng trở nên lỏng lẻo vì thiếu vắng khán giả và thiếu nguồn kế cận để tiếp tục duy trì hoạt động. Thứ ba, việc thanh tra, kiểm tra và xử lý sai phạm đã không được các cán bộ quản lý địa phương thực hiện nghiêm ngặt và cụ thể. 2.4.3. Những yếu tố tác động đến quản lý các di sản văn hóa phi vật thể đã đƣợc UNESCO công nhận trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Các di sản văn hóa phi vật thể được sinh ra từ cộng đồng nên để duy trì nó phải gắn với cộng đồng, gắn với không gian văn hóa bao đời nay, nhưng điều này rất khó trong việc quảng bá di sản. Nếu nhà quản lý phó mặc hết cho cộng đồng tự gìn giữ di sản thì sẽ dẫn đến những sai lệch, làm biến đổi, méo mó di sản. Xuất hiện xu hướng nhà nước hóa, hiện đại hóa Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở một số lễ hội, chính quyền địa phương không hiểu biết về di sản mà lại tham gia chỉ đạo làm cho các nghi thức bị sai lệch, sao chép mất đi bản sắc riêng và tách di sản phi vật thể ra khỏi không gian văn hóa của nó. Đội ngũ cán bộ văn hoá từ cấp huyện đến cấp xã còn hạn chế nhất định về năng lực hướng dẫn, tổ chức, phục dựng các hoạt động văn hoá dân gian; bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Ngoài ra, cấp uỷ, chính quyền một số nơi chưa nhận thức sâu sắc được vị trí, vai trò và tầm quan trọng của di sản văn hóa, đặc biệt là di sản văn hóa phi vật thể trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế. Việc đuổi theo lợi ích kinh tế nhiều lúc đã gây ra những ảnh hưởng xấu đến việc bảo tồn nguyên gốc các di sản. Nguồn kinh phí, phương tiện, kỹ thuật, con người để đầu tư, bố trí cho hoạt động bảo tồn, khai thác còn gặp không ít khó khăn. Đặc biệt, việc thiếu nguồn vốn và sự đầu tư chưa đúng đắn đã gây ra những khó khăn trong việc bảo tồn các di sản, đặc biệt với các di sản cần được bảo vệ khẩn cấp như hát Xoan và Ca trù. 18 Chƣơng 3 QUAN ĐIỂM, PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ ĐÃ ĐƢỢC UNESCO CÔNG NHẬN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ 3.1. QUAN ĐIỂM, PHƢƠNG HƢỚNG VÀ MỤC TIÊU VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ ĐÃ ĐƢỢC UNESCO CÔNG NHẬN 3.1.1. Quan điểm của Đảng về việc quản lý các di sản văn hóa phi vật thể Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa là một chính sách lớn, xuyên suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta. Quan điểm đó đã được thể hiện rất rõ trong nhiều văn kiện quan trọng như: Đề cương văn hóaViệt Nam (1943). Ngày 23/11/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 65/SL về việc bảo tồn cổ tích trên toàn cõi Việt Nam. Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Sau 15 năm thực hiện, đã ghi nhận: sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đã có chuyển biến tích cực, đạt kết quả quan trọng, công tác quản lý nhà nước về văn hóa được tăng cường, thể chế văn hóa từng bước được hoàn thiện. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học”. Xây dựng cơ chế để giải quyết hợp lý, hài hòa giữa bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội. Gắn kết bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển du lịch. Phát huy các di sản được UNESCO công nhận, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam. Quan điểm bảo tồn di sản văn hóa trong chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 được xác định rõ trong Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) của Đảng. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nghiên cứu và vận dụng sáng tạo 5 quan điểm chỉ đạo và xác định rõ các nhiệm vụ trọng tâm, trong đó có nhiệm vụ bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc. 3.1.2. Phƣơng hƣớng chung về việc quản lý các di sản văn hóa phi vật thể Văn hóa chính là “sức mạnh mềm” trong sức mạnh tổng hợp quốc gia. Chính vì vậy, các quốc gia ngày càng chú ý nhiều đến các chủ đề văn hóa, như đa dạng văn hóa, đối thoại giữa các nền văn hóa - văn minh, văn hóa hòa bình. Việt Nam cũng rất cần hình thành mạng lưới các tổ chức có trách nhiệm bảo tồn di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, đồng thời tạo ra sự hợp tác liên địa phương 19 cũng như tạo lập một diễn đàn trao đổi học thuật, chia sẻ kinh nghiệm trong nước và quốc tế về bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể. Mạng lưới di sản đó sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về di sản văn hóa, đặc biệt là các di sản đã được UNESCO công nhận, cũng như làm tăng thêm vị thế của Việt Nam trong các kỳ họp của Uỷ Ban di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, Uỷ Ban liên chính phủ về di sản văn hóa phi vật thể. Uỷ ban Quốc gia UNESCO Việt Nam và Cục Di sản văn hóa cần trở thành đầu mối quan trọng trong lĩnh vực hoạt động này. Đối với tỉnh Phú Thọ cần tập trung khai thác tối đa các tiềm năng, lợi thế nguồn tài nguyên du lịch phong phú sẵn có. Các di sản chính là bản sắc văn hóa, tiềm năng du lịch to lớn của tỉnh. Đây là hình thức phát triển du lịch theo hướng bền vững, hiệu quả cao gắn với lợi ích cộng đồng dân cư tại các khu, điểm du lịch. 3.1.3. Mục tiêu của Phú Thọ về việc quản lý các di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Trong năm tới, Phú Thọ cần làm tốt hơn nữa công tác bảo tồn và phát huy giá trị Ca trù để khôi phục lại loại hình truyền thống đang báo động đỏ này, cũng như tiếp tục thực hiện các kế hoạch bảo vệ “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương”. Đặc biệt, tỉnh cần hoàn thành các nhiệm vụ và thực hiện tốt các cam kết để đề nghị UNESCO đưa hát Xoan Phú Thọ ra khỏi tình trạng cần bảo vệ khẩn cấp và trở thành di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Hiện nay, UBND tỉnh Phú Thọ cùng các sở, ban, ngành chức năng đang nỗ lực thực hiện các chính sách trong công cuộc bảo tồn gìn giữ, phát huy các di sản văn hóa, đồng thời đẩy mạnh quảng bá hình ảnh, nét văn hóa truyền thống cội nguồn với tất cả các quốc gia bè bạn trên toàn thế giới. Các di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận chính là biểu tượng giúp khẳng định bản sắc đồng thời là tiềm năng to lớn đối với việc phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ. 3.2. HỆ THỐNG CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ ĐÃ ĐƢỢC UNESCO CÔNG NHẬN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ 3.2.1. Hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nƣớc về các di sản văn hóa phi vật thể đã đƣợc UNESCO công nhận trên địa bàn tỉnh Phú Thọ * Phân cấp quản lý Do đặc thù của những di sản văn hóa phi vật thể đã được thế giới công nhận mà Phú Thọ càng cần phải thành lập riêng một ban chuyên trách để quản lý các di sản này. Các di sản sau khi được công nhận đều phải thực hiện chương 20 trình bảo tồn và phát huy theo cam kết của tỉnh với UNESCO. Để việc quản lý các di sản này đạt được hiệu quả cao thì việc thành lập ban chuyên môn am hiểu về di sản, được đào tạo bài bản về công tác bảo tồn, thường xuyên được bồi dưỡng thông qua các khóa tập huấn trong và ngoài nước là điều cần thiết cũng như cần phải sớm thực hiện. * Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản. Đặc biệt đối với các di sản đã được UNESCO công nhận, cán bộ làm công tác quản lý di sản càng phải nắm rõ được về di sản và cảnh báo thực trạng mai một nghiêm trọng của các di sản thế giới. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nên phối hợp với Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Ủy ban Quốc gia UNESCO của Việt Nam và Văn phòng UNESCO Hà Nội, tổ chức các khóa tập huấn về kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể dựa vào cộng đồng. Khi quản lý các di sản văn hóa thế giới, cán bộ quản lý di sản văn hóa không chỉ đòi hỏi phải nắm rõ về các luật, nghị định, chính sách quản lý di sản văn hóa của Việt Nam, mà còn phải có sự hiểu biết Công ước quốc tế về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể mà Việt Nam đã đồng ý tham gia. Cán bộ quản lý di sản phải hiểu và biết sử dụng bộ tài liệu của UNESCO về kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể. 3.2.2. Nâng cao chất lƣợng và hiệu quả xây dựng, ban hành và tổ chức thực thi chính sách về quản lý các di sản văn hóa phi vật thể đã đƣợc UNESCO công nhận Nhà nước cần ban hành quy chế quản lý cụ thể đối với các di sản văn hóa phi vật thể sau khi được UNESCO công nhận. Xây dựng khung pháp lý về bảo vệ và phát huy các di sản đối với từng loại danh sách: - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; - Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp. Để công tác quản lý ngày càng hiệu quả thì trước hết, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần tiếp tục tích cực, chủ động làm tốt công tác tham mưu cho tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, tăng cường công tác quản lý các di sản thế giới trên địa bàn. UBND tỉnh Phú Thọ cũng cần ban hành quy chế quản lý đối với các di sản văn hóa phi vật thể đã được công nhận. Tỉnh cần đưa ra chính sách hỗ trợ cụ thể, chi tiết trong từng giai đoạn đối với các câu lạc bộ đang gìn giữ di sản văn hóa, đặc biệt là đối với Ca trù đang bị mai một và có nguy cơ biến mất trên đất Tổ. Sở cần xây dựng ngay Kế 21 hoạch về tổ chức lớp truyền dạy và thực hành hát Ca trù trên địa bàn tỉnh để bảo tồn được loại hình nghệ thuật bác học này. Xây dựng một kế hoạch tổng thể quản lý di sản, đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho du khách và người dân địa phương. Đồng thời tạo dựng mối liên kết giữa di sản vật thể và di sản phi vật thể để tạo thành sức mạnh tổng hợp, tôn vinh các giá trị toàn cầu. 3.2.3. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về di sản văn hóa Có chương trình tuyên truyền, giáo dục một cách đồng bộ và rộng rãi đối với tất cả các di sản đã được UNESCO công nhận trên địa bàn tỉnh (mà ở đây là 3 di sản bao gồm: hát Xoan, Ca trù và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương) cho các tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ trong cộng đồng mà đặc biệt là thế hệ trẻ. Để việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục di sản cho giới trẻ phát huy hết hiệu quả thì cần phải có sự chỉ đạo, hướng dẫn của các cơ quan chức năng bằng những chương trình, hành động cụ thể. Các ngành liên quan cần phối hợp xây dựng và ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về tuyên truyền, giáo dục di sản như: hướng dẫn tổ chức học tập ở các bảo tàng, di tích, thư viện, danh lam thắng cảnh; biên soạn tài liệu giới thiệu di sản phi vật thể một cách hoàn chỉnh; lập website về di sản; tập huấn giáo viên và cán bộ quản lý về giáo dục di sản; từng bước đưa nội dung giáo dục di sản vào đào tạo giáo viên trong các trường sư phạm, trường văn hóa nghệ thuật, Trường Đại học Hùng Vương; xây dựng các chương trình giới thiệu và quảng bá di sản trên các kênh thông tin đại chúng 3.2.4. Các giải pháp khác giúp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa phi vật thể đã đƣợc UNESCO công nhận trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 3.2.4.1. Tăng cường xã hội hóa Để các di sản văn hóa phi vật thể sau khi được thế giới công nhận được bảo tồn và phát huy tích cực thì việc đầu tư kinh phí duy trì hoạt động là rất cần thiết. Việc huy động các nguồn vốn từ trong và ngoài nước đã trở thành một bài toán không chỉ với riêng Phú Thọ mà còn với các địa phương khác đang sở hữu các di sản thế giới. Để phát huy hiệu quả giá trị của các di sản thì cần phải đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo tồn, tuy nhiên vẫn đề cao vai trò quản lý và định hướng của Nhà nước. Việc huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội sẽ phục vụ cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa. Không ỷ lại hay trông chờ vào nguồn kinh phí của nhà nước, mà từng địa phương cần phải chủ động đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa với các hình thức phù hợp. 3.2.4.2. Tư liệu hóa di sản 22 Tư liệu hóa di sản là điều cần thiết. Trên cơ sở các nguyên tắc bảo tồn để xây dựng được một bộ công cụ hướng dẫn rõ ràng. Trong các cuộc họp trước đây của UNESCO, một yêu cầu đã được đưa ra là vấn đề bảo tồn và tiếp cận di sản dưới dạng số nên được quy định ở tầm quốc tế bằng công cụ Khuyến nghị. Các di sản tư liệu dưới dạng số này có thể được bảo tồn, lưu trữ phân cấp tại các thư viện, bảo tàng; nó còn được đảm bảo bảo vệ theo thời gian và ấn định các phương pháp khai thác. Khuyến nghị về việc bảo tồn và tiếp cận di sản tư liệu dưới dạng số có tầm quan trọng và là trách nhiệm lâu dài đối với cộng đồng. 3.2.4.3. Nâng cao vai trò của cộng đồng Nhà nước chỉ nên đóng vai trò định hướng và chỉ dẫn, việc nhận diện giá trị, lựa chọn cách thức, phương pháp bảo vệ và phát huy các giá trị di sản thì nên trao lại cho chính các chủ thể văn hóa - cộng đồng đã sáng tạo và hiện đang sử dụng cũng như khai thác chúng. Chính UNESCO cũng luôn đề cao vai trò của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa phi vật thể. Theo Công ước năm 2003 của UNESCO, cộng đồng là chủ sở hữu di sản và cũng là người có đủ điều kiện để bảo vệ di sản nhất. Phải để cho các di sản văn hóa sống trong không gian văn hóa của cộng đồng. Chính nhân dân và cộng đồng là người tự chủ động bảo tồn và duy trì hoạt động của các di sản dưới sự hướng dẫn, quản lý của các cơ quan chuyên môn. 3.2.4.4. Thanh tra, kiểm tra và giám sát Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra văn hóa, gắn với trách nhiệm của các cá nhân và tổ chức khi xảy ra sai phạm. Để công tác thanh tra có chất lượng thì cần phát huy vai trò giám sát, phản biện của các tổ chức xã hội, cộng đồng dân cư và nhân dân. Làm tốt công tác thi đua, khen thưởng, động viên kịp thời các tổ chức, cá nhân có đóng góp hiệu quả trong công tác quản lý các di sản này. Song hành với biện pháp trên, các cấp ủy, chính quyền địa phương cần tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, rà soát lại các lễ hội nhằm tìm ra và loại bỏ các yếu tố phản cảm. Tăng cường kiểm tra, thanh tra, đánh giá, báo cáo định kỳ 06 tháng, 01 năm về việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa. Sở có nhiệm vụ tham mưu cho UBND tỉnh thành lập đoàn kiểm tra, giám sát với các huyện, thành phố, thị xã về công tác quản lý di sản văn hóa. 3.3. DỰ BÁO VỀ XU THẾ CỦA CÔNG TRÌNH Toàn cầu hóa là quá trình tất yếu không thể chối bỏ, mà ngược lại, chúng ta phải chủ động hội nhập để tranh thủ tận dụng những cơ hội mà nó đưa 23 lại nhằm đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, các quốc gia chỉ có thể xây dựng nguồn nội lực đủ mạnh trên cơ sở một nền tảng tinh thần thật vững chắc, đó là bản sắc văn hóa dân tộc và tính thống nhất trong đa dạng văn hóa. Việt Nam đã nhận thức rõ vai trò quan trọng của ngoại giao văn hóa trong mục tiêu lợi ích quốc gia, và có những hành động cụ thể thúc đẩy hình thức ngoại giao tích cực và hiệu quả này. Thông qua các hoạt động ngoại giao văn hóa, các giá trị, tinh hoa văn hóa và tri thức của các nước trên thế giới đã được tiếp thu có chọn lọc nhằm góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa của Việt Nam, đồng thời chuyển tải nhiều ý tưởng và chương trình lớn của Liên hợp quốc và UNESCO vào các chương trình hành động quốc gia. Bên cạnh đó, “Di sản hóa” là một xu hướng thịnh hành ở Việt Nam gần đây. Xu hướng này dẫn đến nhiều hệ quả: một mặt là sự khát khao danh hiệu, chạy theo và kiếm tìm sự tôn vinh danh hiệu; mặt khác, di sản cũng đang được sử dụng như một thế mạnh và tiềm năng để phát triển du lịch. Tuy di sản được sinh ra trong cộng đồng, nhưng Nhà nước cũng phải đứng ra chủ trì việc quản lý các di sản văn hóa chứ không thể phó mặc hết cho cộng đồng. Các di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO vinh danh chính là sự công nhận của thế giới đối những giá trị văn hóa tinh hoa truyền thống của Việt Nam. Phú Thọ, một tỉnh có ba di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận, trong đó hát Xoan - di sản đầu tiên trên thế giới xin ra khỏi Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp và chuyển sang Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại có thể trở thành một ví dụ điển hình cho sự thành công bước đầu từ mô hình quản lý nhà nước về các di sản văn hóa sau khi được công nhận. 24 KẾT LUẬN Phú Thọ là vùng Đất tổ, mảnh đất thiêng liêng, cội nguồn của dân tộc Việt Nam với hàng ngàn năm lịch sử. Phú Thọ trong nhiều năm qua đã có những chủ trương, chính sách, biện pháp tích cực để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản. Ngay sau khi các di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận, tỉnh đã đề ra, thực hiện rất nhiều chính sách, chương trình hành động cụ thể và đã có những thành công bước đầu đáng khích lệ trong hành trình bảo tồn di sản hát Xoan – sau 4 năm, năm 2006, Phú Thọ đã trình báo cáo lên UNESCO đề nghị đưa hát Xoan ra khỏi tình trạng báo động đỏ và đưa vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại - đây cũng là trường hợp đầu tiên trên thế giới xin rút khỏi Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp. Công tác quản lý Nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn đã góp phần không nhỏ trong việc định hướng, đưa ra các chính sách, chương trình hành động thiết thực, hiệu quả để đạt được những kết quả đó. Tuy Phú Thọ đã đạt được những thành tựu nhất định trong quá trình quản lý các di sản văn hóa phi vật thể của thế giới, nhưng những bất cập khó khăn, thách thức vẫn đang hiện hữu. Trong thời gian tới, ngoài những chính sách từ trung ương, các cấp quản lý di sản văn hóa ở Phú Thọ còn cần nâng cao năng lực quản lý, xây dựng chương trình hành động nhằm sưu tầm, khôi phục, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản thế giới để cho tương xứng với tiềm năng hiện có. Thêm vào đó, việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ văn hoá cũng cần được thực hiện khẩn trương, có hệ thống và toàn diện. Tỉnh Phú Thọ cũng cần thành lập một ban chuyên môn phụ trách quản lý các di sản sau khi đã được UNESCO công nhậnCấp uỷ, chính quyền địa phương cần nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò của di sản văn hóa, đặc biệt là di sản phi vật thể đã được vinh danh trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế./. 25 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ - Bài tham luận: “Vai trò của giới trẻ Việt Nam trong việc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc” trình bày trong Hội thảo quốc tế “Vai trò của giới trẻ ASEAN trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể sau năm 2015”, tổ chức tại Campuchia tháng 12 năm 2015. - Bài tạp chí: “Kim Đức: Vùng đất chứa đựng các di tích gắn với ba phường Xoan cổ” in trong Tạp chí Thông tin và Truyền thông (cơ quan của Bộ Thông tin và Truyền thông) trang 46 – 47, số 321 tháng 4 năm 2017.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_hoat_dong_thu_vien_cong.pdf
Luận văn liên quan