Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở tỉnh Quảng Bình

Lý luận về quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cần thực hiện các nội dung cơ bản gồm: - Quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. - Quản lý thực hiện quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. - Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. - Hoạt động của Thanh tra đường bộ. - Bảo trì hệ thống đường bộ. - Cấp, thu hồi Giấy phép thi công, đình chỉ hoạt động gây mất an toàn giao thông, an toàn công trình đường bộ trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. - Ngăn chặn, xử lý vi phạm kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, giải toả hành lang an toàn đường bộ. - Giải quyết tranh chấp, khiếu nại và tố cáo liên quan đến việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật. Thực tế phát triển nhanh chóng về kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Bình đã làm số lượng phương tiện đường bộ tăng nhanh theo nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hoá bằng giao thông đường bộ của người dân trên địa bàn. Cùng với đó, đối tượng quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đã thay đổi cả về quy mô và mức độ phức tạp, từ đó dẫn tới những vướng mắc, bất cập trong các nội dung của quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông đường24 bộ. Những vướng mắc, bất cập này xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và hạn chế trong cơ chế quản lý nhà nước. Để hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở tỉnh Quảng Bình, cần phải thực hiện các giải pháp cụ thể sau đây: - Hoàn thiện quy hoạch về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. - Hoàn thiện công tác quản lý quy hoạch về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. - Tổ chức tốt thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và tuyên truyền giáo dục về giao thông đường bộ. - Hoàn thiện hoạt động của thanh tra đường bộ. - Tổ chức tốt công tác bảo trì hệ thống đường bộ. - Cải thiện công tác cấp, thu hồi Giấy phép thi công, đình chỉ hoạt động gây mất an toàn giao thông, an toàn công trình đường bộ trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. - Thực hiện có hiệu quả việc ngăn chặn, xử lý vi phạm kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, giải toả hành lang an toàn đường bộ. - Hoàn thiện công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại và tố cáo liên quan đến việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật.

pdf26 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 764 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ / / HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN VĂN HIỂN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở TỈNH QUẢNG BÌNH Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Hậu Phản biện 1: ..................................................................... Phản biện 2: .................................................................... Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp ....., Nhà...... - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia. Số: 203- Đường Phan Bội Châu - Tp Huế - tỉnh Thừa Thiên Huế Thời gian: vào hồi giờ...ngày.....thángnăm 2017 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn Quảng Bình là tỉnh nằm ở Trung trung Bộ có đầy đủ các hệ thống giao thông gồm đường không, đường thủy và đường bộ. Trong đó hệ thống giao thông đường bộ chiếm chủ đạo. Trong những năm qua Quảng Bình đã phát triển được hệ thống mạng lưới giao thông đường bộ khá lớn và rộng khắp, hiện chiếm 95% toàn bộ hệ thống giao thông của tỉnh. Sự phát triển của hệ thống giao thông đường bộ trong những năm qua ở tỉnh gắn liền với nỗ lực thực hiện quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở địa phương vẫn còn những bất cập nhất định như: công tác xây dựng và quản lý quy hoạch phát triển giao thông đường bộ chưa nghiêm và thiếu khoa học; công tác đầu tư xây dựng hệ thống giao thông đường bộ chưa đáp ứng được với yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội; việc tổ chức quản lý, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ mặc dù có nhiều cố gắng nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Nếu công tác quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được hoàn thiện và nâng cao sẽ cho phép hệ thống hạ tầng giao thông này phát huy tác dụng tích cực thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển. Do đó tôi lựa chọn đề tài “QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở TỈNH QUẢNG BÌNH” làm đề tài luận văn cao học của mình. 2 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Tìm hiểu tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh Quảng Bình”, tác giả nhận thấy có khá nhiều nghiên cứu liên quan với nhiều cách tiếp cận, góc độ và địa bàn khác nhau. Trên thực tế, vấn đề "Quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ" chưa có một công trình nào nghiên cứu cụ thể và có hệ thống. Mặt khác, đề tài "Quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở tỉnh Quảng Bình" chưa được nghiên cứu. Trên cơ sở của các nghiên cứu trước đây và các quy định của pháp luật hiện hành, tác giả cho rằng việc lựa chọn nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần làm phong phú và sâu sắc thêm những luận chứng khoa học cũng như cơ sở thực tiễn cho việc đổi mới Quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ mà nhu cầu khách quan xã hội đang đặt ra. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích: Luận văn hướng tới làm rõ cơ sở lý luận và thực trạng quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tại tỉnh Quảng Bình hiện nay, để đưa ra một số giải pháp nhằm hệ thống lại và tăng cường công tác quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong thời gian tới. - Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ sau: 3 + Nghiên cứu và khái quát được cơ sở lý luận quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thông tại tỉnh Quảng Bình qua làm rõ khái niệm, nội dung, công cụ và vai trò của quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ để làm khung lý luận cho đề tài. + Đánh giá được thực trạng, phân tích nguyên nhân và hạn chế của quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của tỉnh Quảng Bình thời gian qua. + Xác định phương hướng và đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh Quảng Bình 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: Quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ - Phạm vi nghiên cứu: tại địa bàn tỉnh Quảng Bình trong thời gian từ năm 2011 tới năm 2015 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn - Luận văn nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về quản lý nhà nước và bám sát chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. - Trên cơ sở đó luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể: - Phương pháp thu thập số liệu: 4 + Số liệu tình hình về hệ thống giao thông đường bộ tỉnh Quảng Bình hàng năm; + Số liệu thông tin về quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh Quảng Bình hàng năm. - Phương pháp tổng hợp, so sánh để làm rõ các vấn đề. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luận trong quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Vì thế, làm phong phú thêm hệ thống cơ sở dữ liệu cho việc phân tích lý luận quản lý hành chính công nói chung và quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ nói riêng. - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu sẽ xác định được thực trạng và các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh Quảng Bình hiện nay. Từ đó giúp hiểu rõ nguyên nhân và đưa ra giải pháp để hoàn thiện hơn công tác quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, đề tài gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Chương 2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh Quảng Bình 5 Chương 3. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh Quảng Bình CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 1.1. Tổng quan về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cùng với quy tắc giao thông đường bộ; kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ; vận tải đường bộ và quản lý nhà nước về giao thông đường bộ (trong đó có quản lý về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ) cấu thành nên hệ thống giao thông đường bộ. 1.1.1. Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm công trình đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và các công trình phụ trợ khác trên đường bộ phục vụ giao thông và hành lang an toàn đường bộ. 1.1.1.1. Công trình đường bộ và một số khái niệm liên quan đến công trình đường bộ Công trình đường bộ gồm đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn, đảo giao thông, dải phân cách, cột cây số, tường, kè, hệ thống thoát nước, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và các công trình, thiết bị phụ trợ đường bộ khác. 6 1.1.1.2. Hành lang an toàn đường bộ và một số khái niệm liên quan đến hành lang an toàn đường bộ Như trên đã phân tích, hành lang an toàn đường bộ là một bộ phận cấu thành của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, có liên quan đến các bộ phận khác và có giới hạn được xác định tùy theo điều kiện tính chất của công trình đường bộ mà nó gắn liền. - Đất dành cho đường bộ gồm đất của đường bộ và đất hành lang an toàn đường bộ. - Đất của đường bộ bao gồm phần đất trên đó công trình đường bộ được xây dựng và phần đất dọc hai bên đường bộ để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ (dưới đây gọi tắt phần đất dọc hai bên đường bộ để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ là phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ). - Hành lang an toàn đường bộ là phần đất dọc hai bên đất của đường bộ nhằm bảo đảm an toàn giao thông và bảo vệ công trình đường bộ. - Giới hạn hành lang an toàn đường bộ: Giới hạn hành lang an toàn đường bộ được xác định nhằm phục vụ cho công tác quản lý và bảo vệ công trình đường bộ 1.1.2. Đặc điểm của kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Nhìn chung, kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có các đặc điểm chủ yếu sau: - Đặc điểm cơ bản nổi bật nhất của kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là tính hệ thống đồng bộ của nhiều “nhánh” khác nhau trong quan hệ tổng thể kinh tế- xã hội 7 - Đặc điểm thứ hai của kết cấu hạ tầng giao thông là tính định hướng. - Đặc điểm thứ ba của kết cấu hạ tầng giao thông là tính chất vùng và địa phương. - Đặc điểm thứ tư là kết cấu hạ tầng giao thông có tính chất dịch vụ và tính cộng đồng cao. - Đặc điểm thứ năm là hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông phân bổ rộng khắp trên tất cả các vùng miền của quốc gia hay lãnh thổ do vai trò và chức năng của giao thông đường bộ nhằm kết nối các vùng, miền khác nhau. - Đặc điểm thứ sáu là trình độ phát triển của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phụ thuộc vào trình độ phát triển của nền kinh tế. - Đặc điểm thứ bảy là nhu cầu phát triển kinh tế kích thích sự phát triển và tạo ra tiền đề cho sự phát triển của kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. - Đặc điểm thứ tám là kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ mang tính lịch sử do quá trình hình thành và phát triển gắn vớilịch sử phát triển của nền kinh tế. - Đặc điểm thứ chín là kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên như địa lý, khí hậu của từng vùng, miền mà nó được phân bổ. 1.1.3. Vai trò của kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong phát triển kinh tế, xã hội 8 Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của mọi quốc gia nói chung và các đô thị nói riêng, thể hiện cụ thể ở một số điểm cơ bản sau đây: - Thứ nhất, kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Thứ hai, kết cấu hạ tầng giao thông đảm bảo những điều kiện vật chất thuận lợi nhất để các cơ sở sản xuất và dịch vụ hoạt động có hiệu quả. - Thứ ba, xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế, kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ như là hệ thống huyết mạch của nền kinh tế, có nhiệm vụ thực hiện những mối liên hệ giữa các bộ phận và các vùng của nền kinh tế. - Thứ tư, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ góp phần nâng cao trình độ văn minh đô thị, đồng thời là cơ sở quan trọng để giải quyết tốt môi sinh, môi trường. 1.2. Nội dung và phương pháp quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ 1.2.1. Các nội dung quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là một trong những nội dung quản lý nhà nước về giao thông đường bộ. 1.2.1.1. Quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ - Quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là một trong những căn cứ pháp lý quan trọng cho việc điều tiết các quan hệ 9 liên quan đến hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và là cơ sở đầu tiên cho hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. - Nội dung quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bao gồm: Phân tích đánh giá hiện trạng; vai trò, vị trí; quan điểm, mục tiêu; dự báo nhu cầu; luận chứng các phương án quy hoạch; nhu cầu sử dụng đất; danh mục công trình ưu tiên, tiến độ thực hiện; đánh giá tác động môi trường; giải pháp và cơ chế, chính sách; tổ chức thực hiện. - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và quy hoạch giao thông vận tải liên quan, tổ chức lập quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ địa phương 1.2.1.2. Quản lý thực hiện quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. - Quản lý thực hiện quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là việc sử dụng các biện pháp quản lý nhà nước để đảm bảo cho Quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được thực hiện theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền. - Việc quản lý thực hiện quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được thực hiện qua hoạt động: Công khai quy hoạch; huy động đầu tư thực hiện các dự án theo quy hoạch; tổ chức kiểm tra, giám sát thực hiện theo quy hoạch; điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội. 1.2.1.3. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. 10 Hoạt động tuyên tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ nhằm đưa các quy định của pháp luật vào cuộc sống, nâng cao ý thức cháp hành pháp luật, tạo thói quen tích cực cho người dân khi tham gia giao thông, đồng thời có ý thức bảo vệ các công trình giao thông đường bộ. 1.2.1.4. Hoạt động của Thanh tra đường bộ. Hoạt động thanh tra đường bộ gồm: Điều kiện, tiêu chuẩn và các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông thuộc kết cấu hạ tầng đường bộ (bao gồm cả đường bộ trong đô thị do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp quản lý hoặc được ủy quyền quản lý; Điều kiện bảo đảm an toàn của phương tiện giao thông đường bộ; Phối hợp với lực lượng công an và các tổ chức, lực lượng có liên quan khác trong việc phòng ngừa và xử lý các vi phạm nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông vận tải trong phạm vi trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải; Phối hợp và hỗ trợ Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã, tổ chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải của Trung ương đặt tại địa phương trong hoạt động thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính việc chấp hành các quy định về bảo vệ, chống lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường bộ; Thực hiện công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. 1.2.1.5. Bảo trì hệ thống đường bộ. Bảo trì hệ thống đường bộ là tập hợp các công việc nhằm bảo đảm duy trì sự làm việc bình thường, tan toàn của công trình theo quy định của thiết kế trong suốt quá trình khai thác, sử dụng. 11 Công tác bảo trì đường bộ bao gồm: kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng và sửa chữa công trình đường bộ. 1.2.1.6. Cấp, thu hồi Giấy phép thi công, đình chỉ hoạt động gây mất an toàn giao thông, an toàn công trình đường bộ trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Ngoài việc lưu thông bình thường của người và phương tiện, tất cả các hoạt động khác trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đều phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép và thực hiện thu hồi giấy phép, xử lý nếu vi phạm theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông cũng như chống xâm hại đến công trình giao thông đường bộ. 1.2.1.7. Ngăn chặn, xử lý vi phạm kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, giải toả hành lang an toàn đường bộ. Ngăn chặn, xử lý vi phạm kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, giải toả hành lang an toàn đường bộ phương pháp hành chính chủ yếu được sử dụng trong quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ nhằm xác lập kỷ cương làm việc trong hệ thống, khâu nối các phương pháp quản lý khác lại và giải quyết các vấn đề đặt ra một cách nhanh chóng. 1.2.1.8. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại và tố cáo liên quan đến việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại và tố cáo liên quan đến việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là hoạt động của cơ quan 12 quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc toà án nhân dân các cấp khi có yêu cầu giải quyết của các tổ chức, cá nhân theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định liên quan đến kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. 1.2.2. Các phương pháp quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ 1.2.2.1. Phương pháp giáo dục 1.2.2.2. Phương pháp hành chính 1.2.2.3. Phương pháp quản lý theo tiêu chuẩn chất lượng (ISO - International Standard Organization). 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ 1.3.1. Nhân tố về điều kiện tự nhiên 1.3.3. Trình độ phát triển của hệ thống giao thông 1.4. Kinh nghiệm quản lý giao thông đường bộ của một số địa phương 1.4.1. Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương 1.4.2. Kinh nghiệm của Đà Nẵng CHƯƠNG II THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TỈNH QUẢNG BÌNH 2.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Bình 2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên của tỉnh Quảng Bình 13 2.1.1.1. Vị trí địa lý Quảng Bình là một tỉnh duyên hải thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam, nằm ở vị trí trung độ của cả nước, trải dài từ 16°55’ đến 18°05’ độ vĩ bắc và từ 105°37’ đến 107°00’ độ kinh đông. Phía Bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Nam giáp tỉnh Quảng Trị, phía Tây giáp với Lào, phía Đông giáp với biển Đông. 2.1.1.2. Khí hậu Quảng Bình mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa, có sự phân hoá sâu sắc của địa hình và chịu ảnh hưởng khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam nước ta, do đó có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. 2.1.1.3. Đặc điểm địa hình Quảng Bình có diện tích tự nhiên là 8.055km2, địa hình nơi đây thường hẹp và dốc từ phía Tây sang phía Đông với 85% diện tích tự nhiên là đồi núi và 15% là diện tích đồng bằng, chủ yếu tập trung theo hai bờ các con sông chính như sông Gianh, sông Roòn, sông Nhật Lệ, sông Lý Hòa, sông Dinh. 2.1.1.4. Dân số và dân tộc Tính đến hết năm 2015, dân số Quảng Bình đạt 872.925 người tăng so với 854.918 người năm 2013 và 846.924 người năm 2009. Trên địa bàn tỉnh có 24 dân tộc anh em cùng sinh sống, nhưng chủ yếu là người Kinh. 2.1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên a) Tài nguyên đất b) Tài nguyên biển 14 c) Tài nguyên rừng d) Tài nguyên khoáng sản 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Bình 2.1.2.1. Cơ sở hạ tầng - Hệ thống giao thông - Điện lực - Cấp nước - Công trình thuỷ lợi - Hạ tầng văn hóa, xã hội. 2.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế, xã hội Tổng sản phẩm địa phương (GDP) tăng bình quân 18,5 %/ năm. Trong đó, các ngành thuộc khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 18,4%; các ngành công nghiệp – xây dựng tăng 20,4%; các ngành dịch vụ tăng 16,8%; riêng giá trị sản xuất công nghiệp tăng 19,1%. GDP bình quân đầu người tăng từ 752 USD năm 2010 lên 1.280 USD năm 2015. 2.2. Tình hình hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh Quảng Bình 2.2.1. Tình hình hạ tầng đường bộ và các phương tiện bảo đảm an toàn giao thông đường bộ Những năm gần đây, được sự đầu tư của Trung ương cùng với sự cố gắng huy động nguồn lực của tỉnh Quảng Bình, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từng bước phát triển đáng kể đã góp phần cho công cuộc phát triển kinh tế của tỉnh nhà. 2.2.1.1 Các tuyến Quốc lộ 15 2.2.1.2. Các tuyến nội tỉnh 2.2.1.3. Hệ thống bến xe, các trạm dừng nghỉ và dịch vụ hỗ trợ vận tải 2.2.2. Tình hình phát triển phương tiện vận tải giao thông đường bộ Trong những năm qua, số lượng phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình liên tục tăng nhanh. Từ năm 2010 đến 2015, lượng phương tiện đường bộ đã tăng từ 238.415 chiếc lên 393.508, tăng 155.093 phương tiện, tương đương 65%. Tỷ lệ phương tiện tăng bình quân hàng năm là 10,55%. 2.2.3. Tình hình khối lượng hàng hóa và hành khách vận chuyển bằng đường bộ 2.2.3.1. Tình hình khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ Tổng khối lượng vận chuyển hàng hoá bằng đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình tăng dần qua các năm. Năm 2010 khối lượng vận chuyển hàng hoá 7.710 nghìn tấn, tạo doanh thu chiếm 87,91% so với các loại hình dịch vụ vận tải khác trên địa bàn tỉnh, đến năm 2015 đã tăng lên 16.478 nghìn tấn, tạo doanh thu chiếm 93,51% so với các loại hình dịch vụ vận tải khác. 2.2.3.2. Tình hình khối lượng hành khách vận chuyển bằng đường bộ Cùng với khối lượng vận chuyển hàng, khối lượng vận chuyển hành khách bằng đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình cũng tăng dần qua các năm. Năm 2010 số lượng vận chuyển hành khách là 7 16 triệu người, với số lượt luân chuyển là 461,20 triệu người. Km, đến năm 2015 đã tăng lên 11,16 triệu người và với số lượt luân chuyển là 753,60 triệu người. Km 2.2.4. Tình hình vi phạm về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Tình hình vi phạm các quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng, hành lang an toàn giao thông ở Quảng Bình nói riêng và cả nước nói chung vẫn đang diễn ra hết sức phức tạp Trong các lỗi vi phạm, ngoài các trường hợp lấn chiếm lòng, lề đường, hành lang an toàn giao thông để sử dụng vào mục đích kinh doanh, buôn bán, xây dựng các công trình dân sinh làm mất an toàn giao thông thì tình trạng vi phạm các quy định về tải trọng phương tiện khi tham gia vận chuyển hàng hoá, hành khách trên đường bộ diễn ra khá phổ biến. 2.2.5. Đánh giá chung về tình hình hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ 2.2.5.1. Ưu điểm Đến nay, tỉnh đã có một hệ thống giao thông thông suốt từ các tuyến liên vận quốc tế, liên tỉnh, liên huyện, liên xã. Công tác thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh có nhiều nét mới với sự tham gia của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, từ đó nâng cao được hiệu quả đầu tư cũng như giảm áp lực cho ngân sách nhà nước trong việc đàu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ. 2.2.5.2. Tồn tại 17 - Nhiều tuyến đường vẫn còn ở cấp kỹ thuật thấp, một số địa bàn việc đi lại của người dân vẫn còn gặp khó khăn. - Việc đầu tư xây dựng mới, nâng cấp các tuyến đường thường gặp khó khăn, nhất là trong việc bố trí vốn theo tiến độ và giải phóng mặt bằng, giảm hiệu quả đầu tư của dự án. - Một số tuyến đường nội tỉnh, nhất là các tuyến đường liên huyện, liên xã còn đường đất và cấp phối đá dăm, sỏi đồi, được duy tu, bảo dưỡng nên xuống cấp, giảm khả năng khai thác. - Các tuyến đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình thường xuyên chịu tác động của các đợt mưa lũ trong năm nên thường bị ngập, gây hư hỏng. - Tình hình vi phạm các quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ còn xảy ra phổ biến trên hầu hết các tuyến đường. 2.2.5.3. Nguyên nhân - Việc quy hoạch phát triển hệ thống giao thông đường bộ còn thiếu cụ thể, giải pháp và chính sách chưa đồng bộ, thiếu tính khả thi về mặt tài chính để thực hiện. - Một số chính quyền cấp huyện, xã chưa tập trung đúng mức trong công tác lãnh đạo. Ngoài ra, còn thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, địa phương dẫn đến nhiều bất cập trong công tác tổ chức quản lý, bảo trì hệ thống đường bộ. - Ngoài việc chịu ảnh hưởng của thời tiết, ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của người dân trên địa bàn còn chưa cao, nhất là đối với các tuyến 18 đường ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa trung tâm huyện lỵ, dẫn đến tình hình vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ còn nhiều. Đồng thời, tình hình phương tiện vận tải đường bộ chở hàng quá trọng tải thiết kế cầu, đường xảy ra phổ biến góp phần cho các tuyến đường xuống cấp nhanh chóng. 2.3. Tình hình thực hiện công tác quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ 2.3.1. Xây dựng quy hoạch phát triển giao thông đường bộ Công tác xây dựng quy hoạch phát triển Giao thông vận tải, trong đó có quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của tỉnh Quảng Bình mặc dù đã được chú trọng đầu tư, tuy đạt được nhiều thành công, góp phần thúc đẩy sự phát triển của hệ thống giao thông đường bộ nhưng cũng bộc lộ nhiều hạn chế. 2.3.2. Quản lý quy hoạch phát triển giao thông đường bộ Công tác quản lý Quy hoạch phát triển Giao thông vận tải, trong đó có quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của tỉnh Quảng Bình mặc dù đã được chính quyền các cấp, các sở, ngành chuyên môn của tỉnh bám sát để thực hiện theo thẩm quyền được giao. Tuy nhiên, qua quá trình triển khai thực hiện vẫn còn bất cập, dẫn đến giảm hiệu quả của vốn đầu tư và gây khó khăn cho công tác quản lý quy hoạch, bảo trì và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. 2.3.3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và tuyên truyền giáo dục về giao thông đường bộ 2.3.31. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật 19 Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật của cấp trên, Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình đã có cơ chế tương đối chặt chẽ đối với việc tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Tuy nhiên, ta vẫn còn thấy những hạn chế nhất định trong việc trong công tác này 2.3.3.2. Tuyên truyền giáo dục về giao thông đường bộ Mặc dù đã có nhiều biện pháp tích cực trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về giao thông đường bộ của các cấp chính quyền, sở, ngành trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, bước đầu nâng cao được ý thức, tính tự giác chấp hành pháp luật của một bộ phận người dân trên địa bàn. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn một số tồn tại 2.3.4. Hoạt động của Thanh tra đường bộ. Trong những năm qua, hoạt động của lực lượng Thanh tra đường bộ đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần bảo vệ hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn nhiều bất cập trong tổ chức và hoạt động. 2.3.5. Bảo trì hệ thống đường bộ Tuy đạt được một số kết quả, tuy nhiên, công tác bảo trì hệ thống đường bộ vẫn còn nhiều vướng mắc do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. 2.3.6. Cấp, thu hồi Giấy phép thi công, đình chỉ hoạt động gây mất an toàn giao thông, an toàn công trình đường bộ trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Mặc dù đã có nhiều tiến triển, nhưng công tác cấp giấy phép thi công công trình trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông 20 đường bộ vẫn còn những tồn tại gây khó khăn trong công tác quản lý, xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông và kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn. 2.3.7. Ngăn chặn, xử lý vi phạm kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, giải toả hành lang an toàn đường bộ. Với tình hình vi phạm kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn diễn ra khá phổ biến, lực lượng Thanh tra Sở Giao thông vận tải, các lực lượng Công an, chính quyền địa phương đã cố gắng thực hiện nhiều biện pháp như: tuyên truyền vận động nâng cao ý thức của người dân, tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm, giải toả các trường hợp vi phạm hành lang an toàn giao thông, điều tra, xử lý các hành vi xâm hại công trình đường bộ. 2.3.8. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại và tố cáo liên quan đến việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật. Hiện nay, việc tranh chấp, khiếu nại và tố cáo liên quan đến việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình chủ yếu phát sinh trong quá trình thu hồi đất, giải phóng mặt bằng để thực hiện đầu tư các dự án xây dựng công trình giao thông đường bộ. CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TỈNH QUẢNG BÌNH 3.1. Các căn cứ để hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về giao thông đường bộ tỉnh Quảng Bình 21 3.1.1. Quan điểm, định hướng phát triển giao thông đường bộ tỉnh Quảng Bình Tuân thủ Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 25 tháng 02 năm 2013, đồng thời bảo đảm phù hợp với Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Quy hoạch đô thị của tỉnh Quảng Bình đã được phê duyệt. 3.1.2. Mục tiêu phát triển giao thông đường bộ tỉnh Quảng Bình Với định hướng phát triển giao thông vận tải tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 phù hợp định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và quy hoạch giao thông vận tải toàn quốc, đáp ứng được nhu cầu vận tải hàng hoá đa dạng của xã hội với chất lượng khai thác ngày càng cao, giá thành vận chuyển hợp lý, đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hoá, hành khách, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng hiện tại và trong tương lai, 3.2. Các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về giao thông đường bộ tỉnh Quảng Bình Trên cơ sở quan điểm, định hướng, mục tiêu phát triển và những thực trạng về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình như đã phân tích ở Chương II cho ta thấy sự cần thiết phải đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. 22 3.2.1. Hoàn thiện quy hoạch về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ 3.2.2. Hoàn thiện công tác quản lý quy hoạch về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ 3.2.3. Tổ chức tốt thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và tuyên truyền giáo dục về giao thông đường bộ 3.2.3.1. Tổ chức tốt thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật giao thông đường bộ 3.2.3.2. Tăng cường tuyên truyền giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ 3.2.4. Hoàn thiện hoạt động của thanh tra đường bộ 3.2.5. Tổ chức tốt công tác bảo trì hệ thống đường bộ 3.2.6. Cải thiện công tác cấp, thu hồi Giấy phép thi công, đình chỉ hoạt động gây mất an toàn giao thông, an toàn công trình đường bộ trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ 3.2.7. Thực hiện có hiệu quả việc ngăn chặn, xử lý vi phạm kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, giải toả hành lang an toàn đường bộ. 3.2.8. Hoàn thiện công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại và tố cáo liên quan đến việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật. 23 KẾT LUẬN Lý luận về quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cần thực hiện các nội dung cơ bản gồm: - Quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. - Quản lý thực hiện quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. - Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. - Hoạt động của Thanh tra đường bộ. - Bảo trì hệ thống đường bộ. - Cấp, thu hồi Giấy phép thi công, đình chỉ hoạt động gây mất an toàn giao thông, an toàn công trình đường bộ trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. - Ngăn chặn, xử lý vi phạm kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, giải toả hành lang an toàn đường bộ. - Giải quyết tranh chấp, khiếu nại và tố cáo liên quan đến việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật. Thực tế phát triển nhanh chóng về kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Bình đã làm số lượng phương tiện đường bộ tăng nhanh theo nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hoá bằng giao thông đường bộ của người dân trên địa bàn. Cùng với đó, đối tượng quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đã thay đổi cả về quy mô và mức độ phức tạp, từ đó dẫn tới những vướng mắc, bất cập trong các nội dung của quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông đường 24 bộ. Những vướng mắc, bất cập này xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và hạn chế trong cơ chế quản lý nhà nước. Để hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở tỉnh Quảng Bình, cần phải thực hiện các giải pháp cụ thể sau đây: - Hoàn thiện quy hoạch về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. - Hoàn thiện công tác quản lý quy hoạch về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. - Tổ chức tốt thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và tuyên truyền giáo dục về giao thông đường bộ. - Hoàn thiện hoạt động của thanh tra đường bộ. - Tổ chức tốt công tác bảo trì hệ thống đường bộ. - Cải thiện công tác cấp, thu hồi Giấy phép thi công, đình chỉ hoạt động gây mất an toàn giao thông, an toàn công trình đường bộ trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. - Thực hiện có hiệu quả việc ngăn chặn, xử lý vi phạm kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, giải toả hành lang an toàn đường bộ. - Hoàn thiện công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại và tố cáo liên quan đến việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_ket_cau_ha_tang_giao_th.pdf
Luận văn liên quan