Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

Quản lý nhà nước về môi trường tại KCN là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa có ý nghĩa lâu dài trong quá trình phát triển của nền kinh tế tỉnh Quảng Bình nói riêng và kinh tế cả nước nói chung trong tiến trình hội nhập kinh tế, phát triển đất nước. Đề tài: Quản lý nhà nước về môi trường tại Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình đã nghiên cứu và giải quyết được những vấn đề cơ bản sau: - Làm rõ các khái niệm cơ bản liên quan đến quản lý nhà nước về môi trường tại KCN; Nêu rõ sự cần thiết quản lý nhà nước về môi trường KCN. Tác giả phân tích hệ thống những nội dung quản lý nhà nước về môi trường KCN như xây dựng chiến lược, quy hoạch bảo vệ môi trường, xây dựng thể chế và chính sách bảo vệ môi trường, tổ chức bộ máy và nguồn lực bảo vệ môi trường, quản lý nước thải, khí thải, tiếng ồn và khắc phục sự cố môi trường trong KCN Đồng thời, tác giả làm rõ chủ thể quản lý và đối tượng quản lý trong quản lý nhà nước về môi trường KCN hiện nay. - Tác giả phân tích, đánh giá rõ ràng, trung thực, đầy đủ thực trạng quản lý nhà nước về môi trường tại KCN Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2012 – 2016. - Trên cơ sở quan điểm của Đảng, phương hướng quản lý nhà nước về môi trường của tỉnh Quảng Bình, xác định mục tiêu, dự báo xu hướng biến đổi môi trường trên đại bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2017-2020 tác giả đã đề xuất một hệ thống các giải pháp đồng bộ, có tính khả thi nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về môi trường KCN Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới

pdf26 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 744 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO / BỘ NỘI VỤ / HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHẠM XUÂN TRƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆPTÂY BẮC ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HOÀNG VĂN CHỨC Phản biện 1 :.................................................................................... Phảnbiện 2 :...................................................................................... Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành Chính Quốc gia Địa điểm : Phòng họp............, nhà............ – Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ Học viện Hành chính Quốc gia Số :.........–Đường....................................– Quận :........... Thành phố........... Thời gian : vào hồi............. giờ............ tháng...............năm 201.............. Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm qua, công tác quản lý và bảo vệ môi trường trên cả nước đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, việc quản lý nhà nước về môi trường đối với các KCN nói chung và KCN Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình nói riêng còn nhiều bất cập, thiếu tính đồng bộ; trình độ của các cán bộ quản lý môi trường còn yếu; Chủ đầu tư là Ban Quản lý (BQL) khu kinh tế (KKT) tỉnh Quảng Bình đồng thời là chủ đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN. Như vậy, BQL KKT tỉnh Quảng Bình có hai chức năng, vừa là cơ quan quản lý, vừa là tổ chức kinh doanh. Điều đó không đảm bảo tính khách quan cho công tác quản lý nhất là về vấn đề môi trường. Sẽ càng thiếu khách quan hơn nữa tại KCN Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình, BQL KKT tỉnh Quảng Bình được ủy quyền thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án do chính BQL KKT Quảng Bình là chủ đầu tư. (Theo Quyết định số 18/2016/QĐ- UBND ngày 04/07/2016 của UBND tỉnh Quảng Bình). Mặt khác, nhận thức về các vấn đề môi trường của một số tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong KCN Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình còn rất kém. Doanh nghiệp vẫn chạy theo lợi nhuận mà bỏ qua các yếu tố môi trường. Đặc biệt, công tác xem xét, đánh giá tác động môi trường của các cơ quan quản lý có chức năng vẫn còn mang tính hình thức. Việc đầu tư nguồn nhân lực, phương tiện, thiết bị cho công tác bảo vệ môi trường còn thiếu và yếu, chưa kể chế tài xử phạt liên quan đến vi phạm về môi trường chưa đủ mạnh dẫn đến nhiều cá nhân, đơn vị tái vi phạm nhiều... Vì vậy, tình trạng ô nhiễm môi 2 trường tại KCN Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình có xướng ngày càng gia tăng. Nhận thức sâu sắc vấn đề trên, xuất phát từ yêu cầu thực tế, tác giả đã lựa chọn “Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn Thạc sĩ của mình nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn nói trên. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Nghiên cứu quản lý nhà nước về môi trường nói chung và quản lý nhà nước về môi trường tại KCN nói riêng đã có nhiều nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách quan tâm nghiên cứu. Cụ thể một số công trình nghiên cứu sau: - Nguyễn Thế Chinh (2011), Kinh tế và quản lý môi trường, NXB Thống Kê, Hà Nội. - Vương Văn Quỳnh (2012), Đánh giá tác động môi trường, NXB Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội. - Lê Huy Bá (2016), Bảo vệ môi trường đô thị Việt Nam, NXB Đại học Quốc Gia, Hà Nội. - Lê Thị Kim Tuyên (2012), Thực trạng và giải pháp bảo vệ môi trường trong các KCN, khu chế xuất (KCX) Việt Nam, tạp chí công nghiệp, kỳ 1 (tháng 7/2012), tr.8-9. - Lê Duy (2010), Quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam, Tạp chí Kinh tế & Dự báo, (số 4), tr.22-25; Gv. Phạm Duy (2013), Một số vấn đề nóng bỏng đối với quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam, Nội san Học viện Hành chính Quốc gia, (số 7) tháng 11/2013, tr.74- 79. - Khổng Thị Thúy (2011) “Hoàn thiện các công cụ quản lý nhà nước về mội trường (nghiên cứu tại KCN Phố Nối A)” 3 - Nguyễn Lệ Quyên (2012) “Quản lý nhà nước về môi trường tại thành phố Đà Nẵng”, Luận văn thạc sĩ Kinh tế phát triển, Đại học Đà Nẵng. - Phạm Trường Giang (2013) “Thực trạng công tác quản lý môi trường tại KCN Nguyễn Đức Cảnh, thành phố Thái Bình” Các công trình khoa học (dưới dạng các đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, cấp cơ sở, bài báo, v.v) liên quan đến đề tài, nhưng chủ yếu đề cập đến các vấn đề lý thuyết và có tính kỹ thuật. Do vậy, đề tài: “Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây Bắc Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình” là cần thiết và không trùng lắp với các công trình nghiên cứu đã công bố. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận văn là nghiên cứu làm rõ cơ sở khoa học quản lý nhà nước về môi trường; áp dụng trong quản lý nhà nước về môi trường KCN Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình. Từ đó, đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước về môi trường KCN Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể như sau: - Hệ thống hóa cơ sở khoa học quản lý nhà nước về môi trường KCN; - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về môi trường tại KCN Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình, từ đó rút ra những ưu điểm và tìm ra những bất cập, tồn tại, hạn chế trong quản 4 lý nhà nước về môi trường KCN Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình. - Phân tích định hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước về môi trường tại KCN Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là quản lý nhà nước về môi trường KCN Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận văn luận giải cơ sở lý luận quản lý nhà nước về môi trường KCN theo quy định của pháp luật hiện hành; áp dụng trong quản lý nhà nước về môi trường KCN Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình. - Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về môi trường KCN Tây Bắc Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình từ năm 2012 đến năm 2016. - Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại KCN Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận nghiên cứu Luận văn được hình thành trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đổi mới. 5 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục đích và nhiệm vụ trên, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thu thập thông tin, số liệu; - Phương pháp thống kê; - Phương pháp tổng hợp, phân tích; - Phương pháp so sánh; - Phương pháp quan sát thực tiễn. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa khoa học Luận văn nghiên cứu tổng quan, góp phần làm rõ cơ sở khoa học quản lý nhà nước về môi trường trong các KCN; áp dụng trong quản lý nhà nước về môi trường KCN Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Nghiên cứu làm rõ những yếu tố ảnh hướng đến quản lý nhà nước về môi trường KCN Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình; - Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về môi trường KCN Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình; - Phân tích và đề xuất một số giải pháp tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước về môi trường KCN Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình; - Kết quả nghiên cứu của Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong học tập, nghiên cứu và cho các nhà quản lý về môi trường tại các KCN. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương cụ thể như sau: 6 - Chương 1. Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về môi trường tại khu công nghiệp. - Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước về môi trường tại khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình. - Chương 3. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về môi trường tại khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. 7 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG TẠI KHU CÔNG NGHIỆP 1.1. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN 1.1.1. Khu công nghiệp Theo tác giả, KCN là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định của Chính phủ. KCN là đối tượng đặc thù của quản lý nhà nước về kinh tế trong các giai đoạn phát triển với các đặc điểm về mục tiêu thành lập, giới hạn hoạt động tập trung vào công nghiệp, ranh giới địa lý và thẩm quyền ra quyết định thành lập. 1.1.2. Môi trường Theo Mục 1, Điều 3, Luật số 55/2014/QH13 - Luật Bảo vệ môi trường: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và vi sinh vật. [15] 1.1.3. Ô nhiễm môi trường Theo Mục 8, Điều 3, Luật số 55/2014/QH13 - Luật Bảo vệ môi trường: 8 Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật. [15] 1.1.4. Quản lý nhà nước về môi trường Khu công nghiệp Quản lý nhà nước về môi trường KCN là tổng hoà các biện pháp: pháp luật, chính sách, kinh tế, xã hội, nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển các KCN một cách bền vững. 1.2. SỰ CẦN THIẾT QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP 1.2.1. Thực hiện chức năng của nhà nước trong quản lý ngành, lĩnh vực Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường xác định rõ chủ thể là Nhà nước, bằng chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn của mình đưa ra các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế - xã hội quốc gia. 1.2.2. Vai trò của Khu công nghiệp trong phát triển kinh tế Thứ nhất, KCN là phương thức thích hợp để phát triển công nghiệp, nhất là đối với các nước nghèo. Thứ hai, KCN tạo không gian áp dụng chính sách ưu tiên cho phát triển công nghiệp. Thứ ba, KCN là nơi hấp thu vốn và chuyển giao có hiệu quả những thành tựu khoa học công nghệ. Thứ tư, KCN hình thành và phát triển là cầu nối hội nhập nền kinh tế quốc gia vào nền kinh tế thế giới. 9 Thứ năm, KCN là nơi tạo việc làm, phát triển kỹ năng cho người quản lý và người lao động. Thứ sáu, KCN là nơi tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh. 1.3. NỘI DUNG VÀ CHỦ THỂ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP 1.3.1. Nội dung quản lý nhà nước về môi trường Khu công nghiệp 1.3.1.1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch bảo vệ môi trường Q hoạch về môi trường này đã đóng góp hữu hiệu trong quản lý và là nền tảng để Bộ TN&MT xây dựng phương pháp luận về Quy hoạch BVMT phù hợp với điều kiện phát triển trong giai đoạn tới của Việt Nam. - Quy hoạch bảo vệ môi trường là việc phân vùng môi trường để bảo tồn, phát triển và thiết lập hệ thống hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường gắn với hệ thống giải pháp bảo vệ môi trường trong sự liên quan chặt chẽ với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội nhằm bảo đảm phát triển bền vững. [15] - Quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia gồm những nội dung sau; - Quy hoạch bảo vệ môi trường cấp; - Yêu cầu bảo vệ môi trường trong việc lập quy hoạch xây dựng KCN; - Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường KCN. 1.3.1.2. Xây dựng thể chế và chính sách bảo vệ môi trường Chính sách pháp luật về môi trường; Bảo vệ môi trường KCN, khu chế xuất, khu công nghệ cao. 10 1.3.1.3. Đầu tư các nguồn lực bảo vệ môi trường Nguồn lực BVMT không chỉ gồm nguồn nhân lực, vật lực mà còn cả tri thức (công nghệ, quy trình, năng lực quản lý) cũng như thông tin cho công tác BVMT. Nguồn lực tài chính cho công tác BVMT - một cấu phần quan trọng của nguồn lực BVMT được hiểu là toàn bộ nguồn tiền được sử dụng để phục vụ cho BVMT. 1.3.1.4. Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực bảo vệ môi trường Khu công nghiệp 1.3.1.5. Quản lý nước thải, khí thải, tiếng ồn, chất thải Khu công nghiệp Quản lý nước thải KCN; Quản lý khí thải và tiếng ồn trong KCN; Quản lý chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại phát sinh trong KCN. 1.3.1.6. Hợp tác trong và ngoài nước để phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường trong Khu công nghiệp Chương trình quản lý và giám sát môi trường của KCN phải bao gồm kế hoạch phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường; Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN có trách nhiệm xây dựng và thực hiện kế hoạch phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường quy định; 1.3.1.7. Thanh tra, kiểm tra giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường Khu công nghiệp Trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo thực hiện kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường; Xử lý vi phạm; Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về môi trường: 11 1.3.2. Chủ thể và đối tượng quản lý nhà nước về môi trường Khu công nghiệp 1.3.2.1. Chủ thể quản lý Chỉnh phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường ; UBND tỉnh; UBND huyện và một số Bộ, ngành; BQL các KCN; chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN; các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong KCN. 1.3.2.2. Đối tượng quản lý Hoạt động liên quan đến môi trường của các tổ chức, cá nhân. 1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM 1.4.1. Khu Kinh tế Hòn La tỉnh Quảng Bình Về việc xử lý nước thải: Hệ thống hoạt động rất tốt và không có hiện tượng xả nước thải chưa xử lý ra bên ngoài môi trường. Về khí thải: Do được quan tâm, đánh giá, xem xét ngay từ giai đoạn lập dự án đầu tư nên nhiều doanh nghiệp trong KCN, KCX đã thực hiện đầu tư xây dựng hệ thống xử lý khí thải. Về chất thải rắn và chất thải nguy hại: Đa số các doanh nghiệp trong KCN, KCX đã có biện pháp phân loại và lưu giữ tạm thời trước khi thu gom đến nơi xử lý. 1.4.2. KCN Nguyễn Đức Cảnh, thành phố Thái Bình KCN đã có trạm xử lý nước thải tập trung với công suất 4.560m3/ ngày đêm, đến nay 100% các doanh nghiệp đã đấu nối với hệ thống thu gom nước thải KCN. 12 1.4.3. Bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước về môi trường tại KCN Tây Bắc Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình Thứ nhất, ngoài nguồn ngân sách Nhà nước, tỉnh Quảng Bình nên kêu gọi, thu hút nguồn lực tài chính từ các doanh nghiệp để tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng KCN. Thứ hai, kinh nghiệm về phân cấp và phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể theo hướng tổ chức quản lý tập trung. Thứ ba, chủ đầu tư KCN chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ các cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của KCN. Thứ tư, tất cả các doanh nghiệp trong KCN có nước thải phải xử lý sơ bộ đạt tiêu chuẩn đầu vào của hệ thống xử lý nước thải tập trung trước khi thải vào hệ thống thu gom nước thải của KCN Thứ năm, phối hợp với các cơ quan có chức năng thành lập đoàn kiểm tra về tình hình tuân thủ pháp luật bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp trong KCN. Thứ sáu, tổ chức các lớp tập huấn về quản lý và giữ gìn vệ sinh môi trường cho từng cán bộ, công nhân và các doanh nghiệp kinh doanh thứ phát trong KCN. T Thứ bẩy, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư công nghệ tiên tiến, áp dụng sản xuất sạch hơn vào dây chuyền sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm mà giảm bớt ô nhiễm môi trường. 13 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG TẠI KHU CÔNG NGHIỆP TÂY BẮC ĐỒNG HỚI TỈNH QUẢNG BÌNH 2.1. KHÁI QUÁT VỀ KHU CÔNG NGHIỆP TÂY BẮC ĐỒNG HỚI TỈNH QUẢNG BÌNH 2.1.1. Vị trí địa lý của Khu công nghiệp KCN Tây Bắc Đồng Hới nằm ở phía Tây Bắc thành phố Đồng Hới cách Trung tâm TP. Đồng Hới 3km, cách quốc lộ 1A 2km, cách đường Hồ Chí Minh 1,5km, cách đường sắt Bắc Nam 1km, cách sân bay Đồng Hới 2,5km. KCN Tây Bắc Đồng Hới có nhiều lợi thế trong việc phát triển kinh tế đa dạng. 2.1.2. Khái quát về Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình KCN Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình được thành lập theo Quyết định số 10/2005/QĐ-UBND ngày 04/3/2005 của UBND tỉnh Quảng Bình, địa điểm xây dựng tại Phường Bắc Lý, TP Đồng. 2.1.3. Các ngành nghề hoạt động chính trong Khu công nghiệp - Tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trong KCN: 13 doanh nghiệp (xem Phụ lục 01). Ngành nghề hoạt động chính trong KCN Tây Bắc Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình là: Ngành may; Ngành sản xuất thực phẩm, đồ uống; Ngành khai thác, chế biến gỗ và lâm sản; Ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; Ngành sản xuất hóa chất; Ngành khác. 2.1.4. Khái quát về các đơn vị đã và sẽ hoạt động trong Khu công nghiệp Hiện tại, KCN Tây Bắc Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình có 18 dự án đầu tư, trong đó có 13 dự án đang hoạt động thuộc các ngành 14 nghề chế biến gỗ, sản xuất ván ép, sản xuất bê tông ly tâm và bê tông thương phẩm, chiết nạp ga, gia công may mặc, Các dự án còn lại đang đầu tư xây dựng nhà xưởng. 2.2. THỰC TRẠNG VỀ MÔI TRƯỜNG TẠI KHU CÔNG NGHIỆP TÂY BẮC ĐỒNG HỚI TỈNH QUẢNG BÌNH 2.2.1. Hiện trạng môi trường nước Các nguồn xả thải; Nước thải công nghiệp từ sinh hoạt; Nước thải công nghiệp từ sản xuất. 2.2.2. Hiện trạng môi trường không khí Theo kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí năm 2016, các chỉ tiêu phân tích gồm hàm lượng bụi, nồng độ các khí SO2, CO2, NO2 và độ ồn tại các vị trí quan trắc đều có kết quả nằm trong giới hạn cho phép của các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn hiện hành và không thay đổi nhiều so với kết quả quan trắc các năm 2013, 2014, 2015. 2.3. Hiện trạng môi trường chất thải rắn Các nguồn phát thải; Chất thải rắn công nghiệp từ sinh hoạt; Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại; Chất thải rắn công nghiệp nguy hại. 2.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG TẠI KHU CÔNG NGHIỆP TÂY BẮC ĐỒNG HỚI TỈNH QUẢNG BÌNH 2.3.1. Thực trạng xây dựng chiến lược, quy hoạch bảo vệ môi trường 2.3.1.1. Trách nhiệm bảo vệ môi trường trong xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế; hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường; Lập kế hoạch bảo vệ môi trường. 15 2.3.1.2. Về bảo vệ môi trường đối với khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung Việc quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế, KCN và CCN thực hiện theo quy định tại Thông tư số 35/2015/TT- BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các quy định pháp luật có liên quan. 2.3.2. Thực trạng xây dựng thể chế và chính sách bảo vệ môi trường Về xây dựng thể chế và chính sách bảo vệ môi trường: Ngày 23/6/2011, sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 952/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình đến năm 2020. UBND tỉnh Quảng Bình ban hành một số quyết định về bảo vệ môi trường. 2.3.3. Thực trạng đầu tư nguồn lực bảo vệ môi trường - Hệ thống thoát nước trong KCN: KCN Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình đã tách riêng hệ thống thu gom, thoát nước thải với hệ thống thoát nước mưa.. - KCN Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình chưa xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung. 2.3.4. Thực trạng tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực bảo vệ môi trường 2.3.5. Thực trạng quản lý nước thải, khí thải, tiếng ồn, chất thải khu công nghiệp 2.3.5.1. Thực trạng quản lý nước thải 2.3.5.2. Thực trạng quản lý khí thải 2.3.5.3. Thực trạng quản lý chất thải 16 2.3.6. Thực trạng thanh tra, kiểm tra giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường Khu công nghiệp Bảng 2.7. Kết quản kiểm tra, thanh tra thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường tại KCN Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình (từ 2014-2016) Nội dung thực hiện Số lượng các cơ sở được kiểm tra, thanh tra trong năm 2014 2015 2016 Kiểm tra, thanh tra công tác bảo vệ môi trường theo kế hoạch 9 11 14 Kiểm tra các cơ sở trong danh sách các cơ sở thuộc quyết định 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (bao gồm các trường hợp nhân dân phản ánh) 1 2 2 Số vụ vi phạm quy định pháp luật bảo vệ môi trường bị xử phạt vi phạm hành chính 1 1 1 (Nguồn: Sở Tài Nguyên và Môi trường Quảng Bình) 2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG TẠI KHU CÔNG NGHIỆP TÂY BẮC ĐỒNG HỚI TỈNH QUẢNG BÌNH 2.4.1. Kết quả đạt được Thứ nhất, công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch bảo vệ môi trường; Thứ hai, tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực bảo vệ môi trường. 17 Thứ ba, quản lý nước thải, khí thải, tiếng ồn, chất thải KCN. Thứ tư, thanh tra, kiểm tra giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường KCN 2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân Thứ nhất, xây dựng thể chế và chính sách bảo vệ môi trường: - BQL KKT tỉnh Quảng Bình chưa đủ điều kiện để thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường KCN. - Việc ủy quyền của cơ quan nhà nước khác cho BQL KTT Quảng Bình nhằm quản lý, bảo vệ môi trường KCN chưa thực sự hiệu quả. - Chế tài xử lý chưa được quy định rõ ràng Thứ hai, về nguồn lực bảo vệ môi trường. Do nguồn ngân sách hạn chế nên hạ tầng kỹ thuật và các hạng mục công trình bảo vệ môi trường tại các KCN, KKT chưa được xây dựng đồng bộ, ảnh hưởng đến thu hút đầu tư và thực hiện công tác bảo vệ môi trường. Thứ ba, về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường KCN: BQL KKT tỉnh Quảng Bình là chủ đầu tư KCN Tây Bắc Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, đồng thời là chủ kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN thông qua công ty trực thuộc là Công ty Quản lý hạ tầng KKT. Thứ tư, về quản lý nước thải, khí thải, tiếng ồn, chất thải KCN: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh chưa có đơn vị có chức năng hoạt động về xử lý chất thải nguy hại, trong khi đó khối lượng chất thải nguy hại phát sinh tại các doanh nghiệp, cơ sở SXKD tương đối nhỏ. Do đó gây khó khăn trong việc quản lý, xử lý theo quy định. Thứ năm, về hợp tác để phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường trong KCN: BQL KKT tỉnh Quảng Bình chưa triển khai 18 xây dựng và thực hiện kế hoạch phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường theo hướng dẫn tại điều 12, Thông tư số 35/2015/TTBTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG TẠI KHU CÔNG NGHIỆP TÂY BẮC ĐỒNG HỚI TỈNH QUẢNG BÌNH 3.1. QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG 3.1.1. Quan điểm của Đảng Ngày 22/3/2016, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Chỉ thị số 01-CT/TW của Bộ Chính trị về học tập, quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Ngành Tài nguyên và Môi trường bên cạnh việc học tập, quán triệt chung theo yêu cầu của Chỉ thị, cần tiếp tục làm rõ và sâu sắc hơn nội dung của Nghị quyết về “Khai thác, sử dụng và quản lý hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ môi trường; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu”. [23] 3.1.2. Phương hướng quản lý nhà nước về môi trường của tỉnh Quảng Bình Tăng cường hiệu lực công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng trách thiên tai. Thực hiện tốt Quy hoạch sử dụng đất; Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản, tài nguyên nước đến năm 2020. Quản lý, sử dụng có hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên. Nâng cao năng lực phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai. Làm tốt việc ngăn 19 ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái môi trường. Đến năm 2020, tỷ lệ thu gom rác thải đô thị đạt 100%; 90% các đô thị, KCN, cụm công nghiệp xử lý chất thải rắn, nước thải đạt tiêu chuẩn; 85% lượng rác thải tại khu vực nông thôn được thu gom xử lý; 97% dân cư thành thị, 90% dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh; tỷ lệ che phủ rừng đạt 69-70%. [36] 3.1.3. Mục tiêu quản lý nhà nước về môi trường Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình Mục tiêu quản lý nhà nước về môi trường Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình: Tăng cường công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai; Tăng cường hiệu lực công tác quản lý tài nguyên và môi trường. Làm tốt việc ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái môi trường. Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường. Đẩy mạnh việc áp dụng các công nghệ xử lý chất thải, nước thải, tái chế chất thải theo công nghệ hiện đại. Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ thu gom rác thải KCN đạt 90%. Tăng cường hiệu lực công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai. Thực hiện tốt Quy hoạch sử dụng đất; Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản, tài nguyên nước đến năm 2020. Quản lý, sử dụng có hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên. Nâng cao năng lực phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai. Làm tốt việc ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái môi trường. Đến năm 2020, tỷ lệ thu gom rác thải đô thị đạt 100%; 90% các đô thị, KCN CCN xử lý chất thải rắn, nước thải đạt tiêu chuẩn; 85% lượng rác thải tại khu vực nông thôn được thu gom xử lý; 97% dân cư thành thị, 90% dân 20 cư nông thôn được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh; tỷ lệ che phủ rừng đạt 69-70%. [26] 3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG TẠI KHU CÔNG NGHIỆP TÂY BẮC ĐỒNG HỚI TỈNH QUẢNG BÌNH 3.2.1. Tổ chức thực hiện và hoàn thiện thể chế, chính sách bảo vệ môi trường tại Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình UBND tỉnh Quảng Bình cần tăng cường ủy quyền cho Ban Quản lý KKT Quảng Bình trong thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường, Tuy nhiên, để đảm bảo việc ủy quyền mang lại hiệu quả quản lý, chủ thể ủy quyền phải tính toán tới khả năng thực hiện nhiệm vụ của Ban Quản lý KKT Quảng Bình. 3.2.2. Hoàn thiện tổ chức, bộ máy và cán bộ, công chức làm nhiệm vụ quản lý môi trường tại các Khu công nghiệp và Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình Để đảm bảo tính khách quan, công bằng trong công tác quản lý, bảo vệ môi trường KCN, thì không để các Ban Quản lý KKT Quảng Bình đồng thời là chủ đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng hoặc chủ đầu tư kinh doanh, sản xuất sản phẩm khác trong KCN. Pháp luật nên có quy định rõ ràng Ban Quản lý KCN chỉ là cơ quan quản lý nhà nước về môi trường tại KCN. 21 3.2.3. Đầu tư nguồn lực cho bảo vệ môi trường các Khu công nghiệp và Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình Đề nghị UBND tỉnh Quảng Bình bố trí nguồn vốn để đầu tư hoàn chỉnh đồng bộ kết cấu hạ tầng, xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung và các trạm quan trắc tự động tại KCN Tây Bắc Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014. 3.2.4. Liên kết trong, ngoài nước để bảo vệ môi trường Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình Bên cạnh việc tích cực tham gia các Điều ước, Công ước quốc tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Quảng Bình, Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Bình cũng đẩy mạnh các hoạt động hợp tác đa phương và song phương về bảo vệ môi trường. 3.2.5. Tổng kết, đánh giá từng mô hình quản lý môi trường tại các Khu công nghiệp của tỉnh Quảng Bình Với mô hình quản lý môi trường tại các Khu công nghiệp của tỉnh Quảng Bình hiện nay, UBND, Sở Tài nguyên và Môi trường đã ủy quyền một phần chức năng quản lý môi trường cho BQL KKT tỉnh Quảng Bình. 3.2.6. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo trong Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. - Đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường tại các KCN Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình. 22 3.3.1. Đối với Nhà nước và các Bộ, ngành trung ương - Thứ nhất, Nghiên cứu sớm ban hành Luật KKT, KCN, tạo khung pháp lý cao nhất, phù hợp với đóng góp của hệ thống các KCN, KKT trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Thứ hai, duy trì Phòng Thanh tra đối với các Ban Quản lý được xếp hạng 1 và bổ sung chức năng thanh tra cho Ban Quản lý KCN, KKT. - Thứ ba, điều chỉnh quy định liên quan đến đất đai trong việc UBND cấp tỉnh giao đất cho Ban Quản lý KCN, KKT. - Thứ tư, tiếp tục tăng cường phân cấp, giao nhiệm vụ trực tiếp từ Trung ương tới địa phương, gắn chặt với cơ chế phân công trách nhiệm và phối hợp rõ ràng, minh bạch giữa các cơ quan Trung ương và địa phương. 3.3.2. Đối với tỉnh Quảng Bình - Thực hiện tốt quy chế phối hợp về bảo vệ môi trường tại các KCN, Khu kinh tế trên địa bàn, có hiệu lực từ ngày 4/6/2016. - Kinh phí chi sự nghiệp bảo vệ môi trường là hoạt động chi có mục tiêu đề nghị UBND tỉnh Quảng Bình phân bổ ngân sách đúng nội dung, mục đích và hướng dẫn sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường. - UBND thành phố Đồng Hới cần chú trọng kế hoạch đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý tài nguyên môi trường đủ năng lực và số lượng đáp ứng nhu cầu công tác về bảo vệ môi trường được phân công, phân cấp trên địa bàn trong tình hình mới. - Hoàn thành chiến lược bảo vệ môi trường đến 2020 và tầm nhìn 2030 phục vụ cho quá trình phát triển bền vững. 23 - Tăng cường tuyên truyền giáo dục, mở các lớp tập huấn nghiệp vụ. - Về tổ chức bộ máy Ban Quản lý KKT: Đề nghị lập phòng Thanh tra và kiến nghị tách phòng Quản lý quy hoạch và môi trường thành phòng Quản lý quy hoạch và phòng Quản lý môi trường. 3.3.3. Đối với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình - Đề nghị các chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở SXKD trong KCN Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình phải thực hiện nghiêm các quy định và yêu cầu trong Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường. - Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư công nghệ tiên tiến, áp dụng sản xuất sạch hơn vào dây chuyền sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm mà giảm bớt ô nhiễm môi trường. - Đề nghị các doanh nghiệp, cơ sở SXKD quản lý phát sinh chất thải rắn tại nguồn; Đầu tư thiết bị dụng cụ lưu trữ chất thải. Kiến nghị các doanh nghiệp, cơ sở SXKD giảm thiểu ô nhiễm từ nước thải. - Giáo dục ý thức vệ sinh môi trường cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn doanh nghiệp, cơ sở SXKD. - Đảm bảo mật độ cây xanh trong khuôn viên nhà máy và trong toàn khu. 24 KẾT LUẬN Quản lý nhà nước về môi trường tại KCN là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa có ý nghĩa lâu dài trong quá trình phát triển của nền kinh tế tỉnh Quảng Bình nói riêng và kinh tế cả nước nói chung trong tiến trình hội nhập kinh tế, phát triển đất nước. Đề tài: Quản lý nhà nước về môi trường tại Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình đã nghiên cứu và giải quyết được những vấn đề cơ bản sau: - Làm rõ các khái niệm cơ bản liên quan đến quản lý nhà nước về môi trường tại KCN; Nêu rõ sự cần thiết quản lý nhà nước về môi trường KCN. Tác giả phân tích hệ thống những nội dung quản lý nhà nước về môi trường KCN như xây dựng chiến lược, quy hoạch bảo vệ môi trường, xây dựng thể chế và chính sách bảo vệ môi trường, tổ chức bộ máy và nguồn lực bảo vệ môi trường, quản lý nước thải, khí thải, tiếng ồn và khắc phục sự cố môi trường trong KCN Đồng thời, tác giả làm rõ chủ thể quản lý và đối tượng quản lý trong quản lý nhà nước về môi trường KCN hiện nay. - Tác giả phân tích, đánh giá rõ ràng, trung thực, đầy đủ thực trạng quản lý nhà nước về môi trường tại KCN Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2012 – 2016. - Trên cơ sở quan điểm của Đảng, phương hướng quản lý nhà nước về môi trường của tỉnh Quảng Bình, xác định mục tiêu, dự báo xu hướng biến đổi môi trường trên đại bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2017-2020 tác giả đã đề xuất một hệ thống các giải pháp đồng bộ, có tính khả thi nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về môi trường KCN Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_moi_truong_khu_cong_ngh.pdf
Luận văn liên quan