Như vậy, dù dưới góc độ lý luận hay thực tiễn như đã đề cập
trong luận văn, một lần nữa cho chúng ta thấy được tầm quan trọng
của quản lý nhà nước về PBPL đối với nhân dân nói chung và đồng
bào dân tộc thiểu số nói riêng. Đặc biệt là trong sự nghiệp đổi mới
đất nước với chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam
XHCN. Hoạt động PBPL góp phần to lớn trước hết vào việc hình
thành nhân cách, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân
tài cho sự nghiệp xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Cùng với giáo dục đạo đức, PBPL góp phần giúp con người đánh giá
đúng các hiện tượng xã hội, hiện tượng pháp lý, tạo điều kiện cho cá
nhân phát triển toàn diện trong xã hội hiện đại. Vì vậy, bên cạnh việc
xây dựng chiến lược phát triển hệ thống pháp luật, chúng ta cũng cần
triển khai chiến lược xây dựng ý thức pháp luật và nền văn hóa pháp
lý. Xây dựng ý thức và lối sống tuân theo pháp luật cho nhân dân,
trong đó phải đặc biệt quan tâm tới các đối tượng là đồng bào dân tộc
thiểu số.
Quản lý nhà nước về PBPL vừa mang tính cấp bách nhưng cũng
là sự nghiệp lâu dài của Đảng và Nhà nước ta. Sự nghiệp này cũng có
những thuận lợi và khó khăn nhất định. Vì vậy để thực hiện có hiệu
lực, hiệu quả hoạt động này cần có sự phối hợp của tất cả các cấp, các
ngành và toàn thể nhân dân nói chung và đồng bào DTTS nói riêng để
thực hiện tốt nhất các giải pháp nêu trên.
26 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 643 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật đối với đồng bào dân tộc thiểu số huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
/ /
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN ANH DŨNG
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI
ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ
HUYỆN DI LINH, TỈNH LÂM ĐỒNG
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60 34 04 03
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
ĐẮK LẮK - NĂM 2017
Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐỖ VĂN DƯƠNG
Phản biện 1: PGS.TS. NGUYỄN THỊ THU VÂN
Phản biện 2: TS. NGÔ SỸ TRUNG
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học
viện Hành chính Quốc gia
Địa điểm: Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành
chính Quốc gia, Phân viện Khu vực Tây Nguyên – Số 51 Phạm Văn
Đồng - TP Buôn Ma Thuột - Tỉnh Đắk Lắk
Thời gian: vào hồi 13h giờ, ngày 26 tháng 5 năm 2017
Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia
hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật đối với đồng bào dân
tộc thiểu số có tầm quan trọng đối với sự phát triển chung của cả nước,
đặc biệt là giai đoạn hiện nay trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, xây dựng xã hội dân công bằng, dân chủ, văn minh.
Trong những năm qua hoạt động PBPL đã đạt được nhiều thành tựu
quan trọng. Tuy nhiên hoạt động quản lý nhà nước về phổ biến pháp
luật đối với đồng bào Dân tộc thiểu số cũng bộc lộ nhiều hạn chế bất
cập, do trình độ dân trí thấp, tình trạng người dân không biết chữ,
không thạo tiếng phổ thông ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa còn khá
phổ biến, do ảnh hưởng của phong tục tập quán lạc hậu của đồng bào,
mặt khác đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền trong vùng dân
tộc còn thiếu và yếu cả về kiến thức, kỹ năng truyền đạt Từ những
lý do đã nêu ở trên em chọn đề tài “Quản lý nhà nước về phổ biến
pháp luật đối với đồng bào dân tộc thiểu số huyện Di Linh, tỉnh Lâm
Đồng” để góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về
PBPL trên địa bàn huyện Di Linh trong thời gian tới.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Trong những năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu để
triển khai thực hiện công tác PBPL cho nhiều đối tượng khác nhau và
đạt được những thành tựu khoa học nhất định trong lĩnh vực nghiên
cứu của các ngành, các cấp, các học viện, các địa phương... Song, hiện
tại chưa có công trình nào nghiên cứu vấn đề hoạt động quản lý Nhà
nước về phổ biến pháp luật đối với đồng bào dân tộc thiểu số huyện Di
Linh, tỉnh Lâm Đồng. Đây cũng là lý do để đề tài này được lựa chọn
bởi sự không trùng lặp của đề tài.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động quản lý nhà nước
về PBPL đối với đồng bào dân tộc thiểu số, luận văn đề xuất những
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của quản lý nhà nước về PBPL đối
với đồng bào dân tộc thiểu số huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.
3.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện được mục đích trên, luận văn cần giải quyết các
nhiệm vụ sau:
- Phân tích làm rõ các khái niệm, các đặc điểm, mục đích và yêu
cầu của quản lý nhà nước về PBPL nói chung và đặc trưng của công
tác quản lý nhà nước về PBPL đối với đồng bào dân tộc thiểu số nói
riêng.
- Phân tích và đánh giá đúng thực trạng quản lý nhà nước về
PBPL đối với đồng bào dân tộc thiểu số huyện Di Linh, tỉnh Lâm
Đồng. Luận văn tập chung nghiên cứu: những thuận lợi, khó khăn, kết
quả đạt được,nguyên nhân của hoạt động quản lý nhà nước về PBPL
đối với đồng bào dân tộc thiểu số huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.
- Trên cơ sở thực trạng, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả của quản lý nhà nước về PBPL đối với đồng bào
dân tộc thiểu số huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu hoạt động quản
lý nhà nước về phổ biến pháp luật đối với đồng bào dân tộc thiểu số
(DTTS) trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu về không gian: địa bàn huyện Di Linh,
tỉnh Lâm Đồng.
- Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Từ năm 2012 đến 2016.
- Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Xây dựng, ban hành văn bản
quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch về phổ biến pháp luật; chỉ
đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác phổ biến pháp luật; bồi
dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ phổ biến pháp luật; thống kê,
tổng kết về phổ biến pháp luật.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận
văn
5.1. Phương pháp luận
Nội dung nghiên cứu của đề tài được xem xét luận giải dựa trên
cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và lịch sử của Chủ nghĩa
Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm cơ bản của Đảng và
Nhà nước ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và công tác PBPL, đặc biệt là các
đề án về PBPL cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp: lịch sử, lôgíc, hệ thống,
thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh pháp luật, điều tra xã hội...
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Đây là đề tài nghiên cứu tương đối có hệ thống những vấn đề
lý luận quản lý nhà nước về PBPL đối với đồng bào dân tộc thiểu số
huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.
- Phân tích đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về PBPL, đồng
thời rút ra những kinh nghiệm quản lý nhà nước về PBPL đối với đồng
bào dân tộc thiểu số ở huyện Di Linh
- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và tăng
cường công tác quản lý nhà nước về PBPL đối với đồng bào dân tộc ít
người ở huyện Di Linh.
- Kết quả nghiên cứu và những đề xuất được nêu trong đề tài có
ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong việc nâng cao hiệu quả tuyên truyền,
PBPL cho người dân nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện
Di Linh nói riêng. Đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo
cho cán bộ làm công tác nghiên cứu, giảng dạy về công tác pháp luật
và các cán bộ thực tiễn đang công tác tại các cơ quan bảo vệ pháp
luật...
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và
phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật
đối với đồng bào dân tộc thiểu số
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật
đối với đồng bào dân tộc thiểu số huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng từ
năm 2012 - 2016
Chương 3: Phương hướng và giải pháp tăng cường quản lý nhà
nước về phổ biến pháp luật đối với đồng bào dân tộc thiểu số huyện
Di Linh, tỉnh Lâm Đồng hiện nay
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢNL LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI
ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ
1.1. Tổng quan phổ biến pháp luật đối với đồng bào dân tộc
thiểu số
1.1.1. Khái niệm phổ biến pháp luật
Trong luận văn này PBPL được định nghĩa như sau: Phổ biến
pháp luật đối với đồng bào dân tộc thiểu số bao gồm cả tuyên truyền
và giáo dục pháp luật là hoạt động có tính định hướng, có tổ chức,
có chủ định của chủ thể phổ biến pháp luật tác động lên đối tượng là
đồng bào dân tộc thiểu số một cách có hệ thống và thường xuyên nhằm
mục đích hình thành ở họ tri thức, tình cảm và thói quen xử sự phù hợp
với các quy định của pháp luật.
1.1.2. Đặc điểm của phổ biến pháp luật đối với đồng bào dân
tộc thiểu số
1.1.2.1. Đặc điểm chung về phổ biến pháp luật
Thứ nhất, phổ biến pháp luật là một bộ phận của công tác giáo
dục chính trị, tư tưởng
Thứ hai, phổ biến pháp luật có mối liên hệ chặt chẽ với công tác
xây dựng pháp luật, thực hiện pháp luật
Thứ ba, phổ biến pháp luật nhằm truyền đạt thông tin, nội dung
pháp luật giúp cho đối tượng tác động có những hiểu biết nhất định về
pháp luật, góp phần nâng cao ý thức pháp luật của đối tượng
Thứ tư, phổ biến pháp luật được tổ chức, thực hiện bởi những
chủ thể xác định
1.1.2.2. Đặc điểm về đối tượng và chủ thể phổ biến pháp luật
- Đối tượng được PBPL chính là đồng bào người dân tộc thiểu
số. huyện Di Linh - tỉnh Lâm Đồng là một địa phương có tới 29 dân
tộc anh em sống đan xen nhau. Ngoài các dân tộc bản địa chiếm số
đông trong cộng đồng các dân tộc như: K’ho, RaGlai, Châu Mạ, Di
Linh còn có các dân tộc ít người khác ở miền Bắc và miền Trung di cư
vào như: Tày, Nùng, Mường... Vì vậy đặc điểm tâm lý, phong tục tập
quán và bản sắc của từng dân tộc hoàn toàn khác nhau.
- Về chủ thể PBPL: Các nhà nghiên cứu lý luận và thực tiễn đã
xác định có hai loại chủ thể PBPL là chủ thể chuyên nghiệp và chủ thể
không chuyên nghiệp.
Chủ thể PBPL cho đối tượng là đồng bào DTTS cũng chính
là những chủ thể nói trên. Nhưng thực tiễn cũng cho thấy rằng trong
cộng đồng các DTTS anh em ở Di Linh, mỗi dân tộc có những cá nhân
đứng đầu có vị trí và uy tín rất lớn. Họ là già làng, trưởng bản.
1.1.2.3. Đặc điểm về nội dung, hình thức phổ biến pháp luật
- Về nội dung PBPL
+ Nội dung PBPL là những vấn đề bức xúc đặt ra từ cơ sở,
những vấn đề đồng bào quan tâm liên quan trực tiếp, thiết thân đến
quyền và nghĩa vụ pháp lý của công dân trên các lĩnh vực của đời sống
xã hội
+ Bên cạnh việc phổ biến nội dung đường lối chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước cần hướng dẫn cho đồng bào DTTS
thực hiện, phát huy luật tục, các tập quán sinh hoạt tốt đẹp, phù hợp
với pháp luật của Nhà nước, đồng thời phải chỉ ra cho họ thấy được
những hủ tục lạc hậu, nặng nề trái với lợi ích cộng đồng, trái với pháp
luật của Nhà nước cần phải loại bỏ trong điều kiện đổi mới hiện nay.
+ Mặt khác, nội dung PBPL cũng phải đan xen, lồng ghép với
nội dung giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục đạo đức.
- Về hình thức PBPL
1. Họp báo, thông cáo báo chí.
2. Phổ biến pháp luật trực tiếp; tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp
luật; cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật.
3. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền
thanh, internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động; đăng tải trên Công
báo; đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử; niêm yết
tại trụ sở, bảng tin của cơ quan, tổ chức, khu dân cư.
4. Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật.
5. Thông qua công tác xét xử, xử lý vi phạm hành chính, hoạt
động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hoạt
động khác của các cơ quan trong bộ máy nhà nước; thông qua hoạt
động trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở.
6. Lồng ghép trong hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt của
tổ chức chính trị và các đoàn thể, câu lạc bộ, tủ sách pháp luật và các
thiết chế văn hóa khác ở cơ sở.
7. Thông qua chương trình giáo dục pháp luật trong các cơ sở
giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân.
8. Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác phù hợp với
từng đối tượng cụ thể mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
có thể áp dụng để bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
đem lại hiệu quả.
1.1.3. Mục đích của phổ biến pháp luật đối với đồng bào dân
tộc thiểu số
Thứ nhất, mục đích tri thức
Thứ hai, mục đích cảm xúc
Thứ ba, mục đích hành vi
1.1.4. Vai trò của việc phổ biến pháp luật đối với đồng bào dân
tộc thiểu số
Thứ nhất, PBPL là khâu đầu tiên trong quá trình triển khai thực
hiện pháp luật.
Thứ hai, PBPL tác động vào ý thức đối tượng, góp phần hình
thành và nâng cao ý thức pháp luật cho công dân.
1.2. Quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật đối với đồng
bào dân tộc thiểu số
1.2.1. Quan niệm, đặc điểm, nguyên tắc của quản lý nhà nước
về phổ biến pháp luật đối với đồng bào dân tộc thiểu số
1.2.1.1. Quan niệm quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật
Quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật là hoạt động của các
chủ thể có thẩm quyền (chủ yếu là cơ quan hành chính nhà nước, cá
nhân có thẩm quyền) trên cơ sở Hiến pháp và luật, để thi hành các quy
định của Hiến pháp, luật về PBPL, nhằm PBPL, cung cấp tri thức,
hình thành, bồi dưỡng tình cảm, thái độ tôn trọng pháp luật cho cơ
quan, tổ chức và cá nhân [7, tr.3].
1.2.1.2. Đặc điểm của quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật
Một là, quản lý nhà nước về PBPL là hoạt động mang tính
quyền lực nhà nước.
Hai là, quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật là hoạt
động được tiến hành bởi những chủ thể trong bộ máy nhà nước
Ba là, quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm
cung cấp tri thức, hình thành, bồi dưỡng tình cảm, thái độ tôn trọng
pháp luật cho cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Quản lý nhà nước về PBPL đối với đồng bào DTTS cũng có
những đặc điểm riêng, đó là:
Thứ nhất, chủ thể quản lý nhà nước về PBPL đối với đồng bào
DTTS được tiến hành bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thứ hai, khách thể quản lý nhà nước về PBPL đối với đồng bào
DTTS là trật tự quản lý nhà nước về PBPL đối với nhân dân nói chung
và đồng bào DTTS nói riêng được thiết lập bởi các quy định của pháp
luật.
Thứ ba, Nhà nước quản lý hoạt động PBPL bằng nhiều hình
thức khác nhau bao gồm các hoạt động mang tính pháp lý
Thứ tư, mục tiêu của quản lý nhà nước về PBPL đối với đồng
bào DTTS là để bảo vệ tốt hơn quyền và nghĩa vụ hợp pháp của những
người tham gia hoạt động PBPL, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức
tôn trọng và chấp hành pháp luật của đồng bào DTTS;
Thứ năm, quản lý nhà nước về PBPL đối với đồng bào DTTS
có nội dung đa dạng
1.2.1.3. Nguyên tắc của quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật
Thứ nhất, nguyên tắc Đảng lãnh đạo
Thứ hai, nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa
Thứ ba, nguyên tắc bảo đảm tính thiết thực, hiệu quả của quản
lý nhà nước về phổ biến pháp luật
Thứ tư, nguyên tắc đảm bảo sự tham gia rộng rãi của toàn xã hội
vào PBPL
1.2.2. Chủ thể của quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật
- Chính phủ
- Bộ Tư pháp
- Bộ, cơ quan ngang bộ
- Ủy ban nhân dân các cấp
- Sở Tư pháp, phòng Tư pháp các huyện, thành phố thuộc tỉnh
1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật
Nội dung quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật bao gồm:
- Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chương
trình, kế hoạch về PBPL. Nhà nước quản lý mọi mặt của đời sống xã
hội thông qua công cụ chủ yếu đó là hệ thống các văn bản quy phạm
pháp luật, công tác phổ biến pháp luật cũng không nằm ngoài những
quy định đó;
- Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác phổ biến
pháp luật;
- Bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ phổ biến pháp luật;
- Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật;
- Thống kê, tổng kết về phổ biến pháp luật;
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi
phạm trong phổ biến pháp luật;
- Hợp tác quốc tế về phổ biến pháp luật.
1.3. Các yếu tố tác động đến hoạt động quản lý nhà nước về
phổ biến pháp luật đối với đồng bào dân tộc thiểu số
1.3.1. Các yếu tố khách quan
Thứ nhất, sự phát triển của kinh tế
Thứ hai, mức độ hoàn thiện của thể chế quản lý về phổ biến
pháp luật
Thứ ba, sự tham gia của xã hội vào quản lý nhà nước về PBPL
và hoạt động PBPL
Thứ tư, sự tác động của tình hình quốc tế đến hiệu lực, hiệu quả
của quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật.
Thứ năm, Hội đồng phối hợp PBGDPL các cấp hoạt động theo
cơ chế phối hợp, các thành viên làm việc kiêm nhiệm nên không thể
dành nhiều thời gian đầu tư cho PBPL.
1.3.2. Các yếu tố chủ quan
- Nguồn nhân lực thực hiện phổ biến pháp luật cũng như quản
lý nhà nước về hoạt động này còn hạn chế cả về trình độ chuyên môn
và số lượng.
- Nhận thức của một số cấp ủy đảng, chính quyền ở cơ sở
về PBPL chưa thực sự đầy đủ, chưa tương xứng với vị trí, vai trò,
tầm quan trọng của công tác này, do vậy đã cho rằng đây là nhiệm
vụ của riêng cơ quan Tư pháp.
Tiểu kết chương 1
PBPL đối với đồng bào DTTS là một trong những chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước đối với việc chăm lo đời sống của
đồng bào DTTS nhằm giúp họ hình thành tri thức pháp luật, tạo niềm
tin vào pháp luật để họ có đầy đủ khả năng tham gia vào các quan hệ
xã hội phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. Trong đó Nhà
nước giữ vai trò cốt yếu như khuyến khích, hướng dẫn, huy động sự
tham gia của toàn xã hội trong hoạt động này.
Trong Chương 1, tác giả đã nêu ra các nội dung cơ bản của quản
lý nhà nước về PBPL đối với đồng bào DTTS như: quan niệm, đặc
điểm, nguyên tắc, chủ thể, nội dung, hình thức, các yêu tố tác động
đến hoạt động quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật đối với đồng
bào DTTS.
Những luận giải tại Chương này là cơ sở trong việc đi sâu nghiên
cứu về thực trạng quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật đối với đồng
bào dân tộc thiểu số huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng ở Chương 2.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHỔ BIẾN
PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ
HUYỆN DI LINH, TỈNH LÂM ĐỒNG TỪ NĂM 2012 - 2016
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tác động tới hoạt động
quản lý nhà nước về phổ biến giáo dục pháp luật đối với đồng bào
dân tộc thiểu số huyện Di Linh
2.1.1. Đặc điểm về tự nhiên
Di Linh là một huyện thuộc tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên
Di Linh, ở độ cao 1000m so với mặt nước biển. Diện tích 1614.63 km2.
Phía đông giáp với huyện Đức Trọng; Phía tây giáp huyện Bảo Lâm;
Phía nam giáp tỉnh Bình Thuận; Phía bắc giáp huyện Lâm Hà.
2.1.2. Đặc điểm về kinh tế
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm: 13,4%. Tổng vốn
đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2016 đạt 1.650 tỷ đồng, gấp 2 lần so
với năm 2012; GDP bình quân đầu người năm 2016 đạt 40 triệu đồng,
tăng gần 1,4 lần năm 2012. [12, tr.5]
2.1.2. Đặc điểm về xã hội
Huyện Di Linh bao gồm thị trấn Di Linh và 18 xã: Bảo Thuận,
Đinh Lạc, Đinh Trang Hoà, Đinh Trang Thượng, Gia Bắc, Gia Hiệp,
Gung Ré, Hoà Bắc, Hoà Nam, Hoà Ninh, Hoà Trung, Liên Đầm, Sơn
Điền, Tam Bố, Tân Châu, Tân Nghĩa, Tân Thượng. Toàn huyện có 194
thôn và khu phố với 32.071 hộ dân. Dân số trung bình đến cuối năm
2015: 168.830.000 người, với 29 dân tộc khác nhau, chiếm 35.6 %
toàn huyện.
Ngoài ra còn có 22 dân tộc khác gồm có 2.232 Người.
2.2. Thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về phổ biến pháp
luật đối với đồng bào dân tộc thiểu số huyện Di Linh từ 2012-2016
2.2.1. Kết quả và nguyên nhân đạt được trong hoạt động quản
lý nhà nước về phổ biến pháp luật cho đồng bào thiểu số giai đoạn
2012-2016
2.2.1.1. Xây dựng hệ thống văn bản tổ chức thực hiện quản lý
nhà nước về phổ biến pháp luật
UBND huyện Di Linh đã ban hành Quyết định số 1368/QĐ-
UBND về việc thành lập ban chỉ đạo thực hiện Chương trình 1213 của
UBND tỉnh Lâm Đồng về PBPL giai đoạn 2012 - 2016. Ban chỉ đạo 5
người do Phó chủ tịch UBND làm Trưởng ban, Trưởng Phòng Tư pháp
làm Phó ban, các thành viên gồm lãnh đạo Tòa án nhân dân huyện,
Chủ tịch Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện và Trưởng phòng
văn hóa - Thông tin huyện. Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành quyết
định số 70/QĐ-UBND ngày 19/01/2012, về việc kiện toàn đội ngũ
báo cáo viên pháp luật cấp huyện; Quyết định số 71/QĐ-UBND ngày
19/01/2012, về việc kiện toàn Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL
huyện; Quyết định số 2186/QĐ-UBND ngày 21/07/2012, về việc kiện
toàn Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL huyện; Quyết định số 2191/
QĐ-UBND ngày 22/07/2012 về việc kiện toàn đội ngũ báo cáo viên
pháp luật cấp huyện; Quyết định số 870/QĐ-UBND ngày 05/4/2013
V/v kiện toàn đội ngũ báo cáo viên pháp luật cấp huyện; Quyết định
số 2810/QĐ-UBND ngày 05/11/2013 V/v kiện toàn Hội đồng phối
hợp phổ biến giáo dục pháp luật huyện Di Linh, cho đến nay có 33
báo cáo viên pháp luật cấp huyện; Quyết định số 2359/QĐ-UBND
ngày 12/11/2014, gồm 26 thành viên Hội đồng; Quyết định số 2632/
QĐ-UBND ngày 24/12/2015 về việc kiện toàn Hội đồng phối hợp phổ
biến, giáo dục pháp luật huyện Di Linh, gồm 26 thành viên.Quyết định
số 2692/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 Về việc ban hành Quy chế tổ
chức và hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến,giáo dục pháp luật
huyện Di Linh; Quyết định số 2633/QĐ-UBND ngày 24/12/2015 về
công nhận báo cáo viên pháp luật huyện Di Linh, gồm 09 báo cáo viên
pháp luật huyện Di Linh. Thành viên của Hội đồng phối hợp phổ biến,
giáo dục pháp luật đảm bảo thành phần theo quy định tại Quyết định
số 27/2013/QĐ-TTg của thủ tướng Chính phủ.
Ngoài ra hàng năm Hội đồng phối hợp PBGDPL của huyện đã
ban hành kế hoạch PBPL và kế hoạch cụ thể cho từng thời gian nhất
định, định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng và hàng năm có tiến hành sơ
kết, tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm.
2.2.1.2. Hoạt động quản lý đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền
viên pháp luật đối với đồng bào dân tộc thiểu số huyện Di Linh
Phòng Tư pháp đã tham mưu cho Hội đồng phối hợp công tác
PBGDPL của huyện hướng dẫn UBND các xã, thị trấn tiến hành xây
dựng, củng cố, kiện toàn hội đồng phối hợp công tác PBGDPL các
xã, thị trấn với số lượng thành viên từ 8 đến 12 người; đến nay 19/19
(100%) các xã, thị trấn đã được củng cố, kiện toàn hội đồng phối hợp
công tác PBPL với tổng số là 556 thành viên, Hội đồng do đồng chí
Chủ tịch UBND xã hoặc Phó Chủ tịch UBND làm Chủ tịch Hội đồng.
2.2.1.3. Quản lý nội dung phổ biến pháp luật đối với đồng bào
dân tộc thiểu số huyện Di Linh
Trong những năm tổ chức, triển khai thực hiện Chương trình
PBPL theo Quyết định 1213/QĐ-UBND của UBND tỉnh Lâm đồng
và kế hoạch phổ biến pháp luật của Hội đồng phối hợp công tác phổ
biến giáo dục pháp luật huyện. Theo báo cáo Tổng kết Chương trình
PBGDPL từ năm 2012 - 2016 và báo cáo năm 2016 của Hội đồng phối
hợp PBGDPL của huyện Di Linh và kết quả khảo sát tại 4 xã (Đinh
Trang Thượng, Tân Thượng, Gung Ré, Bảo Thuận) cho thấy Hội đồng
phối hợp công tác PBGDPL các xã đã phổ biến trên 335 văn bản,
trong đó có 60 luật, 10 pháp lệnh, 95 Nghị định và các văn bản liên
quan khác. Nội dung phổ biến tập trung vào các văn bản pháp luật mới
ban hành và các văn bản liên quan trực tiếp các quan hệ xã hội ở địa
phương, bao gồm: Thực hiện tuyên truyền, phổ biến về mục đích, ý
nghĩa của Ngày pháp luật; tập trung phổ biến Hiến pháp năm 2013 và
các văn bản pháp luật mới có hiệu lực thi hành đặc biệt là các quy định
về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân quy định
trong Hiến pháp, công ước của Liên hợp quốc; những văn bản pháp
luật liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của người dân như:
Luật tiếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Hòa giải cơ sở,
Luật Hộ tịch, Luật Đất đai
- Tuyên truyền Phổ biến miệng, tổ chức hội nghị
- Hoạt động PBPL trên các phương tiện thông tin đại chúng
+ Đài Phát thanh - Truyền hình huyện
+ Hệ thống truyền thanh của xã
- Tổ chức phổ biến pháp luật thông qua các thiết chế văn hóa
cơ sở
- Hoạt động PBPL thông qua Hội thi tìm hiểu pháp luật
- Hoạt động phổ biến pháp luật thông qua công tác xét xử
- Hoạt động phổ biến pháp luật thông qua công tác hoà giải ở
cơ sở
- Hoạt động phổ biến pháp luật thông qua công tác xử lý vi
phạm hành chính
- Hoạt động phổ biến pháp luật thông qua công tác trợ giúp
pháp lý
2.2.1.4. Nguyên nhân đạt được
- Hoạt động phổ biến pháp luật cho nhân dân dân nói chung và
cho nhân dân vùng đồng bào các dân tộc nói riêng là một trong những
chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta (Chỉ thị 32-CT/
TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg phê duyệt chương trình PBGDPL từ
năm 2008 đến năm 2012) đã được cấp ủy và chính quyền và các đoàn
thể từ huyện đến xã nhận thức một cách sâu sắc.
- Hoạt động PBPL được chú trọng, góp phần tạo sự chuyển biến
mạnh mẽ ý thức chấp hành pháp luật trong cán bộ, nhân dân. Từ đó đã
hạn chế đáng kể các hành vi vi phạm pháp luật ở địa phương, tình hình
An ninh chính trị - Trật tự an toàn xã hội được ổn định
- Nội dung, hình thức PBPL được quan tâm đổi mới với nhiều
hình thức phong phú và đa dạng đã đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu
pháp luật, nâng cao dân trí pháp lý trong cán bộ, nhân dân góp phần
nâng cao kỷ luật, kỷ cương trong bộ máy nhà nước và xã hội, bảo đảm
giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế.
- Hoạt động PBPL đã được phổ cập đến mọi đối tượng trong xã
hội, nhất là đối với vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số
trong huyện từ đó đã tạo điều kiện cho công dân sử dụng pháp luật làm
công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
- Hoạt động PBPL đã xác định trọng tâm, nội dung, thời điểm và
đối tượng được tập trung phổ biến pháp luật được phân theo các nhóm:
cán bộ công chức, viên chức Nhà nước; cán bộ chiến sỹ lực lượng vũ
trang; thanh thiếu niên; đoàn viên; hội viên; cộng tác viên; người lao
động; người quản lý trong các đơn vị; doanh nghiệp, xí nghiệp và cộng
đồng dân cư[17, tr.2].
2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân
2.2.2.1. Những hạn chế
- Hoạt động chỉ đạo, điều hành của Ban chỉ đạo Chương trình
PBGDPL chưa sâu sát, kịp thời, thường xuyên, chưa có sự thống nhất
cao, sự phối hợp chặt chẽ trong triển khai thực hiện các Đề án của
chương trình, gây lúng túng cho địa phương, cơ sở.
- Việc hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, trao đổi thông tin, kinh
nghiệm về tổ chức thực hiện Chương trình chưa được thực hiện thường
xuyên; còn có biểu hiện trông chờ vào cấp trên, do vậy việc thực hiện
thiếu chủ động, không bảo đảm được tiến độ thời gian quy định.
- Vai trò tham mưu, điều phối thực hiện Hội đồng phối hợp công
tác PBGDPL, Ban Tư pháp các xã, thị trấn chưa được phát huy; trách
nhiệm tham gia và sự phối hợp thực hiện Đề án của các thành viên
chưa cao, nhiều nơi chủ yếu do Ban Tư pháp thực hiện.
- Hoạt động tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trách nhiệm
thực hiện và thi hành pháp luật, năng lực phổ biến, vận động nhân dân
chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức xã, thị trấn còn gặp nhiều
khó khăn.
- Việc tổ chức mô hình phổ biến, vận động nhân dân chấp hành
pháp luật theo yêu cầu của Chương trình tuy được các địa phương
quan tâm triển khai thực hiện nhưng thiếu theo dõi, kiểm tra, đôn đốc,
trao đổi kinh nghiệm, tổng kết, hướng dẫn cụ thể về cách thức thực
hiện như thế nào cho hiệu quả, phù hợp với đặc thù ở từng địa bàn nên
phần lớn chưa đạt hiệu quả cao. Các mô hình điểm về chấp hành pháp
luật bước đầu đã được triển khai xây dựng ở nhiều khu dân cư nhưng
chưa có đánh giá cụ thể kết quả cũng như đúc rút những kinh nghiệm
thực tiễn.
- Các địa phương đã có nhiều cố gắng trong trong đổi mới hình
thức phổ biến pháp luật cho nhân dân ở xã, thị trấn nhưng hình thức
phổ biến trực tiếp thông qua hội nghị, cuộc họp vẫn chiếm ưu thế
nên không tránh khỏi sự “khô cứng”; các hình thức phổ biến pháp luật
không “hấp dẫn”, chưa có điều kiện tổ chức rộng rãi, thường xuyên
nên chưa thu hút và tạo sự quan tâm của đông đảo cán bộ, nhân dân ở
cơ sở.
- Ở một số xã, nội dung phổ biến pháp luật chưa thực sự phù
hợp với nhu cầu, nhận thức của nhân dân ở thôn bản, chưa có nhiều
hình thức phổ biến pháp luật, phương pháp thiếu sáng tạo, chưa phù
hợp với từng đối tượng và điều kiện kinh tế - xã hội nên hiệu quả
tiếp nhận còn hạn chế.
- Các tài liệu phổ biến pháp luật của Chương trình tuy đã có
nhiều đổi mới, đa dạng về hình thức thể hiện nhưng số lượng phát hành
còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu; nội dung, hình thức của một số tài
liệu dưới dạng sách pháp luật phổ thông còn thiếu hấp dẫn.
2.2.2.2. Nguyên nhân
- Địa bàn các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số rộng, đi lại khó
khăn, dân cư phân bố rải rác, đời sống kinh tế - xã hội của người dân
còn nhiều thiếu thốn, trình độ dân trí thấp, thường mang tâm lý dân
tộc ít người, hay tự ti, bảo thủ, gồm cả tư tưởng cục bộ dân tộc, địa
phương chủ nghĩa. Nhân dân các dân tộc ít người vẫn còn sử dụng hệ
thống luật tục, hủ tục nặng nề, lạc hậu chưa được khắc phục, loại bỏ.
Đồng bào DTTS cũng rất dễ tin nhưng niềm tin dễ thay đổi khi có sự
tác động từ bên ngoài
- Đội ngũ làm công tác hoạt động PBPL nói chung và đội ngũ
báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật nói riêng còn thiếu về số
lượng và chất lượng
- Sự bất đồng về ngôn ngữ
- Kinh phí thực hiện Chương trình ở các cấp còn eo hẹp.
2.3. Một số kinh nghiệm rút ra từ hoạt động quản lý nhà nước
về phổ biến pháp luật cho đồng bào thiểu số giai đoạn 2012-2016
- Kinh nghiệm trong tổ chức mô hình, phương pháp, cách làm
hiệu quả trong PBPL
- Kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện
- Kinh nghiệm trong đảm bảo nguồn nhân lực và các điều kiện
đảm bảo cho PBPL
- Kinh nghiệm trong kiểm tra, đánh giá, tổng kết
Tiểu kết Chương 2
Tóm lại, qua thực trạng hoạt động PBPL đối với đồng bào DTTS
huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng thời gian qua và hiện nay cho thấy:
Đặc điểm về kinh tế, xã hội có ảnh hưởng đến hoạt động PBPL
nói chung và nhân dân các dân tộc nói riêng là một thực tế khách quan,
các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội nêu trên cần phải được nghiên
cứu đánh giá đúng đắn những khó khăn và thuận lợi để từ đó tìm biện
pháp khắc phục trong khi tiến hành hoạt động quản lý nhà nước về
PBPL .
Các yếu tố về điều kiện tự nhiên, cơ cấu xã hội, thành phần dân
tộc, những đặc điểm đó có những thuận lợi và khó khăn nhất định, vì
thế cần có sự nỗ lực khắc phục khó khăn vươn lên mọi mặt, đồng thời
cần sự hỗ trợ giúp đỡ, chỉ đạo, lãnh đạo của các cấp, các ngành để thực
hiện tốt hoạt động PBPL đối với đồng bào DTTS trên địa bàn huyện
Di Linh.
Việc đánh giá thực trạng hoạt động PBPL đối với đồng bào
DTTS trong thời gian qua và trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi phải hết
sức khách quan và chính xác từ đó để tìm ra những nguyên nhân tồn
tại làm cơ sở cho việc tìm ra phương hướng và giải pháp cơ bản để
tăng cường hơn nữa hiệu lực, hiệu quả hoạt động PBPL cho đối tượng
đã nêu trên.
Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT
ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ
HUYỆN DI LINH, TỈNH LÂM ĐỒNG HIỆN NAY
3.1. Phương hướng tăng cường quản lý Nhà nước về phổ
biến pháp luật đối với đồng bào dân tộc thiểu số huyện Di Linh
Tiếp tục củng cố, nâng cao nhận thức và tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng trong hoạt động PBPL nói chung, PBPL cho đồng bào
DTTS nói riêng. Phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của Hội đồng
phối hợp công tác PBGDPL và các thành viên của Hội đồng trong việc
tham mưu và tổ chức thực hiện kế hoạch phổ biến pháp luật cho đồng
bào DTTS. Bảo đảm mọi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước đều được phổ biến kịp thời, đầy đủ đến đồng bào DTTS
ở huyện Di Linh. Tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và ý thức
tôn trọng, chấp hành pháp luật của đồng bào DTTS góp phần thực hiện
tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức hoạt động PBPL một cách
đa dạng, phong phú phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, phù
hợp với nhận thức của người đồng bào DTTS.
Mở rộng và phát huy dân chủ, thực hiện nghiêm túc pháp lệnh
dân chủ ở xã, phường, thị trấn nhằm bảo đảm quyền làm chủ của nhân
dân nói chung, người đồng bào DTTS nói riêng trong việc quản lý nhà
nước, quản lý xã hội.
Đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất để góp phần nâng cao hiệu lực,
hiệu quả hoạt động PBPL cho đồng bào DTTS ở huyện Di Linh
Để thực hiện tốt hoạt động PBPL cho đồng bào DTST trên địa
bàn huyện Di Linh trong thời gian tới, cần phấn đấu đạt các mục tiêu
chủ yếu sau:
- Phấn đấu từ 85- 90% người đồng bào dân tộc thiểu số trên địa
bàn huyện được PBPL nói chung và các văn bản liên quan trực tiếp
đến đời sống thông qua nhiều hình thức PBPL phù hợp.
- Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật đối với người đồng bào
DTTS, từ đó hình thành ý thức và hành vi tuân thủ theo pháp luật, hạn
chế đến mức thấp nhất vi phạm pháp luật, góp phần ổn định an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế.
- Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và nâng cao hiệu lực,
hiệu quả quản lý nhà nước trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc
phòng - an ninh trên địa bàn huyện Di Linh.
3.2. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về phổ biến
pháp luật đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Di
Linh hiện nay
Nhằm thực hiện tốt phương hướng tăng cường hoạt động PBPL
cho đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Di Linh trong thời gian tới cần
chú ý một số giải pháp cơ bản sau đây:
3.2.1. Tăng cường vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng đối với
quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật đối với đồng bào dân tộc
thiểu số trên địa bàn huyện
3.2.2. Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền
địa phương, phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức
thành viên của Mặt trận với quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật
đối với đồng bào dân tộc thiểu số
3.2.3. Củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ làm quản lý nhà
nước về PBPL đối với đồng bào dân tộc thiểu số
Trong biện pháp náy có việc đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc
cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về PBPL huyện Di
Linh
3.2.4. Phát huy đội ngũ những người già làng, trưởng bản,
người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc thiểu số tham gia hoạt
động phổ biến pháp luật tại địa phương
3.2.5. Đổi mới hình thức, nội dung quản lý nhà nước về phổ
biến pháp luật đối với đồng bào dân tộc thiểu số huyện Di Linh
3.2.6. Củng cố và xây dựng các tổ hòa giải ở cơ sở, phát huy
vai trò của hoạt động hòa giải ở cơ sở trong việc quản lý nhà nước
về phổ biến pháp luật đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn
huyện Di Linh
3.2.7. Bảo đảm kinh phí cho hoạt động quản lý nhà nước về
PBPL đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Di Linh
3.2.8. Phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh
thần, nâng cao dân trí cho đồng bào dân tộc thiểu số để họ có điều kiện
tiếp xúc với pháp luật
3.2.9. Thường xuyên kiểm tra, sơ kết, tổng kết hoạt động quản lý
nhà nước về phổ biến pháp luật đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên
địa bàn huyện Di Linh
Tiểu kết Chương 3
Những giải pháp được rút ra từ những tồn tại hạn chế trong hoạt
động quản lý nhà nước về PBPL đối với đồng bào DTTS huyện Di
Linh là:
- Tăng cường vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng đối với quản lý
nhà nước về phổ biến pháp luật đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên
địa bàn huyện
- Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền địa
phương, phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành
viên của Mặt trận với quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật đối với
đồng bào dân tộc thiểu số
- Củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ làm quản lý nhà nước về
PBPL đối với đồng bào dân tộc thiểu số
Trong biện pháp náy có việc đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc
cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về PBPL huyện Di
Linh
- Phát huy đội ngũ những người già làng, trưởng bản, người có
uy tín trong cộng đồng các dân tộc thiểu số tham gia hoạt động phổ
biến pháp luật tại địa phương
- Đổi mới hình thức, nội dung quản lý nhà nước về phổ biến
pháp luật đối với đồng bào dân tộc thiểu số huyện Di Linh
- Củng cố và xây dựng các tổ hòa giải ở cơ sở, phát huy vai trò
của hoạt động hòa giải ở cơ sở trong việc quản lý nhà nước về phổ biến
pháp luật đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Di Linh
- Bảo đảm kinh phí cho hoạt động quản lý nhà nước về PBPL đối
với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Di Linh
- Phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần,
nâng cao dân trí cho đồng bào dân tộc thiểu số để họ có điều kiện tiếp xúc
với pháp luật.
- Thường xuyên kiểm tra, sơ kết, tổng kết hoạt động quản lý nhà
nước về phổ biến pháp luật đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa
bàn huyện Di Linh.
Kết luận
Như vậy, dù dưới góc độ lý luận hay thực tiễn như đã đề cập
trong luận văn, một lần nữa cho chúng ta thấy được tầm quan trọng
của quản lý nhà nước về PBPL đối với nhân dân nói chung và đồng
bào dân tộc thiểu số nói riêng. Đặc biệt là trong sự nghiệp đổi mới
đất nước với chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam
XHCN. Hoạt động PBPL góp phần to lớn trước hết vào việc hình
thành nhân cách, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân
tài cho sự nghiệp xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Cùng với giáo dục đạo đức, PBPL góp phần giúp con người đánh giá
đúng các hiện tượng xã hội, hiện tượng pháp lý, tạo điều kiện cho cá
nhân phát triển toàn diện trong xã hội hiện đại. Vì vậy, bên cạnh việc
xây dựng chiến lược phát triển hệ thống pháp luật, chúng ta cũng cần
triển khai chiến lược xây dựng ý thức pháp luật và nền văn hóa pháp
lý. Xây dựng ý thức và lối sống tuân theo pháp luật cho nhân dân,
trong đó phải đặc biệt quan tâm tới các đối tượng là đồng bào dân tộc
thiểu số.
Quản lý nhà nước về PBPL vừa mang tính cấp bách nhưng cũng
là sự nghiệp lâu dài của Đảng và Nhà nước ta. Sự nghiệp này cũng có
những thuận lợi và khó khăn nhất định. Vì vậy để thực hiện có hiệu
lực, hiệu quả hoạt động này cần có sự phối hợp của tất cả các cấp, các
ngành và toàn thể nhân dân nói chung và đồng bào DTTS nói riêng để
thực hiện tốt nhất các giải pháp nêu trên.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_pho_bien_phap_luat_doi.pdf