Qua những kinh nghiệm trong quá trình quản lý nhà nước về
quy hoạch đô thị tại một số nước trên thế giới (Nhật Bản, Singapore)
và các địa phương trong nước (phường Phú Thượng - quận Tây Hồ -
Hà Nội, thành phố Đà Nẵng), chúng ta có thể rút ra một số điểm
quan trọng cho huyện Củ Chi như sau:
- Mọi chính sách xây dựng và phát triển đô thị đều hướng tới
mục tiêu đem lại lợi ích cho người dân chứ không vì lợi ích của
nhóm hay cá nhân nào.
- Tập trung mọi nguồn lực để xây dựng quy hoạch, đảm bảo
quy hoạch đạt chất lượng cao và ít phải điều chỉnh. Quy hoạch phải có
tầm nhìn xa đến việc phát triển giao thông, hạ tầng kỹ thuật - xã hội.
Đồng thời gắn kết quy hoạch chung của đô thị với quy hoạch vùng.
- Không quá tập trung vào quy hoạch chi tiết mà nên quan
tâm sâu đến quy hoạch chiến lược. Quy hoạch phải mang tính dân
chủ công khai, đảm bảo mọi người dân và các cơ quan chức năng,
các doanh nghiệp được quyền tham gia và được thông tin đầy đủ.
Sau khi nội dung quy hoạch đã được công bố, giá trị pháp lý của quy
hoạch phải được đảm bảo, không chịu sự can thiệp của các cá nhân
hoặc cơ quan nào.
- Quy hoạch không phụ thuộc vào ranh giới hành chính mà
theo các phân khu chức năng, nhằm thúc đẩy sự phát triển và cung
cấp các dịch vụ một cách thống nhất và chặt chẽ.
14 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 934 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
/ /
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN HỒNG LOAN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ
TẠI HUYỆN CỦ CHI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60340403
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
TP. HỒ CHÍ MINH- NĂM 2017
Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
Người hướng dẫn khoa học: TS. Ngô Thúy Quỳnh
Phản biện 1: TS. Phan Ánh Hè
Phản biện 2: TS.Tần Xuân Bảo
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ Học
viện Hành chính Quốc gia.
Địa điểm: Phòng họp 210, Nhà A Hội trường bảo vệ luận văn
thạc sĩ, Học viện Hành chính quốc gia cơ sở Thành phố Hồ Chí
Minh, Số 10 Đường 3/2 – Quận 10 – Thành phố Hồ Chí Minh.
Thời gian: vào hồi 15 giờ 00 ngày 16 tháng 6 năm 2017
24
hiệu quả quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị, kiến nghị biện pháp
hoàn thiện quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi.
(3). Chính quyền huyện Củ Chi đã thực hiện chức năng quản
lý nhà nước một cách có nhiều cố gắng, bước đầu thu được một số
kết quả, từ đó tác động tốt hơn đến phát triển KT-XH của địa
phương. Tuy nhiên việc QLNN về quy hoạch đô thị ở Củ Chi cũng
đang bộc lộ nhiều bất cập và yếu kém cần khắc phục sớm và nhanh.
(4). Kiến nghị 07 giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà
nước về quy hoạch đô thị ở huyện Củ Chi trong thời gian đến 2020
một cách thiết thực và khả thi.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với Nhà nước trung ương
+ Hoàn thiện luật pháp về quy hoạch phát triển nói chung, về
quy hoạch đô thị và quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị nói riêng.
+ Hoàn thiện phân cấp QLNN về quy hoạch đô thị.
+ Xây dưng tài liệu hướng dẫn chung về việc đánh giá công
tác quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị.
2.2. Đối với chính quyền TP. Hồ Chí Minh
+ Phân cấp rõ ràng hơn về quản lý nhà nước về quy hoạch đô
thị cho các huyện ngoại thành, trong đó có huyện Củ Chi.
+ Ban hành tiêu chí để đánh giá công tác quản lý nhà nước
về quy hoạch đô thị.
+ Dành ra một quỹ Quy hoạch phát triển đô thị để hỗ trợ cho
các huyện ngoại thành.
+ Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc QLNN về quy hoạch đô
thị ở các huyện và công bố công khai để rút kinh nghiệm kịp thời.
-------
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Trên phạm vi thành phố Hồ Chí Minh cũng như huyện Củ
Chi, các cấp chính quyền đều đã thực hiện lập các dự án quy hoạch
đô thị và triển khai đầu tư xây dựng. Nhờ đó, hệ thống đô thị trên địa
bàn huyện Củ Chi từng bước hình thành và phát triển. Tuy nhiên, do
nhiều nguyên nhân mà các dự án quy hoạch chưa được triển khai
thực hiện một cách hiệu quả như mong muốn. Nguyên nhân thì có
nhiều, nhưng trước hết phải kể đến sự bất cập của công tác quản lý
nhà nước và do sự thiếu vốn để đầu tư phát triển. Song làm thế nào
để có những dự án quy hoạch đô thị có chất lượng và quản lý nhà
nước thế nào để dự án quy hoạch phát triển đô thị đi vào cuộc sống
một cách thiết thực? Những câu hỏi như thế cho đến nay vẫn chưa
được nghiên cứu giải quyết một cách thỏa đáng. Thực tế, lập quy
hoạch cũng như triển khai thực hiện quy hoạch và quản lý nhà nước
về quy hoạch đô thị vẫn gặp nhiều lúng túng.
Thực tiễn chỉ ra rằng, quy hoạch đô thị là cơ sở để triển khai
công việc xây dựng và khi được phê duyệt, nó trở thành công cụ pháp
lý để quản lý phát triển đô thị trên địa bàn. Vì thế, chất lượng quy
hoạch phát triển đô thị có ý nghĩa to lớn đối với phát triển cả hệ thống
cũng như đối với một đô thị cụ thể. Mặt khác, nếu quy hoạch không
đúng thì dù quản lý nhà nước sau quy hoạch được phê duyệt có hiệu
lực, hiệu quả cũng sẽ đem đến những thất bại. Nhưng khi quy hoạch
phát triển đô thị có chất lượng, nếu quản lý nhà nước về quy hoạch đô
thị yếu kém thì sự phát triển đô thị và đầu tư xây dựng phát triển đô thị
cũng không thể đem lại kết quả, hiệu quả như mong muốn.
Thực hiện Nghị quyết số 16/2012/NQ-HĐND ngày 05 tháng
10 năm 2012 của Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về
2
công tác lập, tổ chức thực hiện và quản lý quy hoạch đô thị, được sự
quan tâm chỉ đạo của thành Thành ủy - UBND thành phố cùng các
Sở, ngành liên quan, UBND huyện Củ Chi đã hoàn thành phê duyệt
và công bố công khai các đồ án quy hoạch đô thị, “phủ kín” quy
hoạch xây dựng đô thị, tạo tiền đề để phát triển hệ thống đô thị trên
địa bàn huyện. Mặc dù vậy nhưng cho đến nay, việc phát triển đô thị
tuy đã thu được một số thành tựu nhưng đang bộc lộ nhiều bất cập.
Tình trạng vi phạm trật tự xây dựng, sử dụng đất không đúng theo
quy hoạch và pháp luật hiện vẫn còn diễn ra, nguồn tài nguyên đất
chưa được khai thác và sử dụng một cách hiệu quả để tạo nguồn duy
trì và phát triển kinh tế - xã hội. Trình trạng “quy hoạch treo” vẫn
còn xảy ra, các đồ án quy hoạch đô thị đã được phê duyệt nhưng có
một số khu chức năng chưa đánh giá đúng hiện trạng, không phù hợp
về mặt sử dụng đất gây khó khăn, bức xúc trong nhân dân trong việc
thực hiện các quyền lợi liên quan đến quyền sử dụng đất cũng như
thu hút nhà đầu tư thực hiện các dự án, công trình theo quy hoạch đã
được phê duyệt. Làm sao khắc phục được tình trạng yếu kém này
đang là vấn đề cần được nghiên cứu làm rõ.
Cho đến nay, chưa có công trình khoa học nghiên cứu vấn đề
nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về quy hoạch phát triển
đô thị ở huyện Củ Chi, nhất là chưa có công trình nghiên cứu kiểu
luận văn thạc sĩ hay thậm chí kiểu luận án tiến sĩ.
Trong tình hình thực tế như đã nêu trên, để góp thêm cơ sở
khoa học cho việc hoàn thiện quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị
theo hướng đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên
địa bàn huyện, tác giả chọn vấn đề “Quản lý nhà nước về quy hoạch
đô thị tại huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài luận
văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công.
23
hợp vi phạm và thực hiện luân chuyển cán bộ phụ trách địa bàn để
hạn chế những tiêu cực.
3.3.3. Nhóm các giải pháp về cải cách hành chính và phát
triển nhân lực quản lý
- Cải cách về thể chế, chính sách, sửa đổi, bổ sung đối với
một số vấn đề còn thiếu, bất cập, chồng chéo nhằm hoàn thiện hệ
thống pháp luật đồng bộ, khả thi trong lĩnh vực quản lý đầu tư phát
triển đô thị là hết sức cần thiết. Xây dựng một đội ngũ làm công tác
lập và quản lý quy hoạch đô thị thực sự có tâm, có tài, có đức. Đề
cao danh dự và trách nhiệm của cá nhân trong hệ thống phân quyền,
hướng tới mỗi công việc giao cho một người quản lý, phụ trách để
mỗi sự việc đều có người chịu trách nhiệm cụ thể. Tránh tình trạng ra
quyết định tập thể và chịu trách nhiệm chung chung.
3.3.4. Ứng dụng công nghệ trong quản lý, đẩy mạnh công
tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức của người dân. Đẩy
mạnh công tác tuyên truyền trong nhân dân về quy hoạch đô thị
và xây dựng đô thị.
3.3.5. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong công
tác quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
(1). Việc nghiên cứu quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị
tại huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh có cơ sở lý luận và thực
tiễn vững chắc.
(2). Từ mặt lý thuyết đến xem xét thực tiễn, tác giả đã lý giải
rõ hơn quan niệm QLNN về quy hoạch đô thị, vai trò của quy hoạch
đô thị đối với phát triển kinh tế - xã hội; các yếu tố ảnh hưởng đến
22
3.3.1. Đổi mới công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch:
Đổi mới công tác phân cấp lập, thẩm định, phê duyệt và giám sát quy
hoạch đô thị, phân cấp mạnh hơn nữa thẩm quyền quyết định cho
chính quyền cấp huyện, nên có sự tham gia của đóng góp ý kiến của
chính quyền cấp cơ sở xã, thị trấn. Đổi mới công tác cấp phép quy
hoạch và giấy phép xây dựng. Đơn giản hóa hơn nữa thủ tục cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất. Đẩy mạnh và thực hiện tốt hơn nữa cơ
chế cải cách hành chính một cửa trong công tác cấp phép thông qua 03
mục tiêu: Giải quyết đúng luật pháp, không gây phiền hà nhà đầu tư,
giải quyết thủ tục đảm bảo đúng chế độ nhanh chóng.
3.3.2. Đổi mới nội dung, phương pháp quản lý nhà nước
đối với quy hoạch đô thị sau khi được phê duyệt: Phân kỳ đầu tư
trong quá trình thực hiện xây dựng theo quy hoạch đô thị, huyện Củ
Chi với lợi thế diện tích lớn, đất nông nghiệp, quỹ đất trống còn khá
nhiều, phương án hiệu quả và hợp lý nhất là quan tâm đầu tư cơ sở
hạ tầng kỹ thuật trước khi đầu tư phát triển. Tăng cường huy động tối
đa các nguồn tài chính để phát triển đô thị, huy động sự tham gia của
các thành phần kinh tế trong xã hội, nội lực trong nhân dân, thực
hiện chủ trương xã hội hóa đầu tư cho phát triển đô thị để tập trung
đầu tư hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng kỹ thuật. Tăng cường quản lý bảo
vệ môi trường đô thị, kiên quyết thực hiện chính sách di dời các cơ
sở, nhà máy xí nghiệp gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu vực dân
cư... Kiên quyết ngăn chặn tình trạng lấn, chiếm kênh rạch xây dựng
công trình trái phép. Tuyên truyền bảo vệ người dân nâng cao ý thức
về bảo vệ cây xanh, thảm cỏ, gia tăng mảng xanh, nâng cao chất
lượng không khí, không gian sinh sống. Tăng cường công tác thanh
tra, kiểm tra, giám sát xây dựng đô thị, phân công cán bộ thường
xuyên bám sát địa bàn, kiểm tra xử lý, ngăn chặn kịp thời các trường
3
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
2.1. Các công trình nghiên cứu đã được xuất bản thành sách
Carter Harold (1985), The sutdy of Urban Geograpgy, cho
biết hoàn cảnh địa lý - kinh tế hay không gian kinh tế ảnh hưởng rất
lớn đến sự hình thành và phát triển của hệ thống đô thị. Tức là sự
phân bố đô thị chịu sự ảnh hưởng lớn của sự phát triển các ngành phi
nông nghiệp. Sự phân bố công nghiệp và dịch vụ chi phối nhiều đến
sự phân bố mạng lưới đô thị.
Daron Acemoglu, James Robinson (2012), Why Nations Fail:
The Origins of Power, Prosperity and Poverty (tạm dịch: Tại sao các
quốc gia thất bại) đã chỉ ra rằng: Nhà nước quyết định đến sự thành
bại của các nền kinh tế. Vì nhà nước là người đưa ra thể chế và cũng
là người tổ chức thực hiện thể chế ấy. Nhà nước và năng lực quản trị
quốc gia của nó sẽ là yếu tố quyết định đối với sự phát triển đất
nước. Đây là tư tưởng hay và có giá trị tham khảo đối với chính
quyền các địa phương trong quản lý phát triển.
Nguyễn Minh Hòa (2005), Vùng đô thị Châu Á và thành phố
Hồ Chí Minh, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, đã nhấn
mạnh vùng đô thị thành phố Hồ Chí Minh có ý nghĩa rất quan trọng
trong quá trình phát triển và xây dựng hệ thống đô thị trên địa bàn
thành phố. Đô thị hóa trên địa bàn thành phố gắn chặt với đô thị hóa
vùng đô thị thành phố Hồ Chí Minh.
Võ Kim Cương (2010), Chính sách phát triển đô thị, NXB
Xây dựng đã cho biết một trong những chính sách phát triển đô thị
quan trọng là chính sách quản lý tài nguyên đất xây dựng và chính
sách thu hút vốn đầu tư xây dựng đối với một đô thị cụ thể. Ngoài ra
chính sách dân số và sức chứa của một đô thị luôn luôn có ý nghĩa
quan trọng.
4
Ngô Thúy Quỳnh (2010), Tổ chức lãnh thổ kinh tế, NXB
Chính trị quốc gia đã cho biết, đô thị là một trong các đối tượng của
tổ chức lãnh thổ kinh tế. Trong các hình thái tổ chức lãnh thổ đô thị
có “chùm đô thị” rất phù hợp với điều kiện của thành phố Hồ Chí
Minh. Trong trường hợp này thành phố Hồ Chí Minh là đô thị hạt
nhân và xung quanh nó có nhiều đô thị vệ tinh. Mỗi đô thị xung
quanh có chức năng riêng và cùng nhau tương tác để tạo nên bộ
khung phát triển cho một lãnh thổ xác định.
Nguyễn Thế Bá (2011), Quy hoạch xây dựng phát triển đô
thị (tái bản), NXB Xây dựng đã khái quát những vấn đề lý luận và
thực tiễn về quy hoạch xây dựng trong quá trình phát triển đô thị ở
Việt Nam. Ông cho rằng, sau khi có quy hoạch tổng thể phát triển hệ
thống đô thị thì tiến hành quy hoạch xây dựng chung đối với từng đô
thị để làm căn cứ cho đầu tư xây dựng.
2.2. Các bài viết trên các tạp chí, hội thảo, tham luận, đề tài
khoa học
Trần Ngọc Hiên, Trần Văn Chử (1998), Đô thị hóa trong
giai đoạn hiện nay - Những vấn đề lý thuyết và kinh nghiệm, Đô thị
hóa và chính sách phát triển đô thị trong công nghiệp hóa, hiện đại
hóa ở Việt Nam, chỉ ra rằng, quá trình đô thị hóa có quan hệ chặt
chẽ với quá trình phát triển, công nghiệp hóa và hiện đại hóa thành
phố. Công nghiệp lan ra đến đâu thì đô thị hóa đi liền với nó và tạo
nên bộ mặt khác cho cả vùng đô thị cũng như cho mỗi đô thị.
Tô Xuân Dân, Vũ Trọng Lâm (2003), Cơ chế chính sách đặc
thù phát triển Thủ đô Hà Nội: Một số định hướng cơ bản, cho biết
đối với Hà Nội chính sách đất đai và huy động vốn đầu tư từ các tập
đoàn kinh tế có ý nghĩa quan trọng đặc biệt đối với thành phố Hà Nội
trong những năm vừa qua.
21
2. Xây dựng, hình thành các khu nông nghiệp dân cư nhà
vườn sinh thái kết hợp du lịch, nghỉ dưỡng kết nối chuỗi tham quan
du lịch những địa danh lịch sử, làng nghề truyền thống, vườn cây ăn
trái ven sông Sài Gòn.
3. Tiếp tục duy trì, nâng chất 19 tiêu chí xây dựng nông thôn
mới tại 20 xã. Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật - xã hội. Xây dựng
xã văn hóa nông thôn mới, tổ nhân dân kiểu mẫu văn hóa nông thôn
mới, ấp kiểu mẫu văn hóa nông thôn mới, thị trấn văn minh đô thị.
4. Tập trung triển khai thực hiện Đề án cung cấp nước sạch
cho nhân dân trên địa bàn huyện trong năm 2015 và giai đoạn 2016-
2019, đảm bảo đến cuối năm 2015 tất cả các hộ dân trên địa bàn
huyện đều tiếp cận và sử dụng nước sạch.
5. Phấn đấu xây dựng 20 trường đạt chuẩn quốc gia và 43
trường đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất, 03 trường Trung học
phổ thông đạt chuẩn Quốc gia.
3.2. Định hướng phát triển đô thị trên địa bàn huyện Củ
Chi, thành phố Hồ Chí Minh
- Định hướng xây dựng mô hình dân cư theo các khu vực
khác nhau.
- Định hướng phân khu chức năng khu đô thị huyện theo
hướng xác định rõ các khu vực ưu tiên phát triển, khu vực phát triển
có kiểm soát và các khu vực dự trữ phát triển trong tương lai.
- Định hướng phát triển các vùng cảnh quan đặc trưng.
- Định hướng phát triển dọc theo hành lang sông Sài Gòn các
khu du lịch sinh thái và cụm dân cư mật độ thấp theo hướng nghỉ
dưỡng.
3.3. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về quy
hoạch đô thị tại huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh
20
diện tích rộng lớn và tốc độ đô thị hóa nhanh, số lượng dân nhập cư
ngày càng nhiều nên không kịp thời phát hiện và xử lý các trường
hợp vi phạm trật tự xây dựng.
- Công tác giám sát đầu tư của cộng đồng chưa được thực
hiện một cách có hiệu quả. Vai trò giám sát của các đối tượng này
chủ yếu với vai trò chứng kiến, do thiếu trình độ chuyên môn và hiểu
biết về quy hoạch đô thị, từ đó chưa phát huy hết hiệu quả giám sát
dự án mà phụ thuộc vào chủ đầu tư, đơn vị tư vấn giám sát, các
phòng ban chuyên môn
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QLNN VỀ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ
TẠI HUYỆN CỦ CHI, TP. HỒ CHÍ MINH
3.1. Định hướng, mục tiêu phát triển huyện Củ Chi đến
năm 2020 ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị
Tập trung xây dựng Đảng bộ huyện thật sự trong sạch, vững
mạnh; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước; phát huy dân
chủ, sức mạnh tổng hợp của toàn dân nhằm thúc đẩy nhanh tiến trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Tiếp
tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí Chương trình mục tiêu
Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Phát triển kinh tế đúng định
hướng, nhanh và bền vững gắn với đảm bảo an sinh xã hội và củng cố
quốc phòng - an ninh vững chắc. Xây dựng huyện Củ Chi thành huyện
văn hóa nông thôn mới giàu đẹp, văn minh, nghĩa tình.
Một số chương trình trọng tâm cần quan tâm thực hiện đến
năm 2020 nhằm tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ của huyện Củ Chi:
1. Quy hoạch, chỉnh trang lại Trung tâm huyện lỵ và các xã
cụm kinh tế kỹ thuật để phát triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội
đáp ứng nhu cầu đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân.
5
Hoàng Cao Liêm (2013), Những vấn đề bất cập trong quá
trình đô thị hóa ở Việt Nam, cho biết tư duy hành chính thịnh hành
đã ảnh hưởng nhiều đến đô thị hóa kiểu hành chính. Tức là chỉ bằng
các quyết định hành chính mà đô thị này được nâng cấp, đô thị kia
được mọc lên. Đô thị hóa kiểu hành chính đã làm cho cả thống đô thị
mang tính “tự phát” và không có nguồn lực để xây dựng đô thị. Các
dự án đô thị mới đua nhau ra đời nhưng nhiều dự án đô thị bị treo vì
thiếu vốn để phát triển.
2.3. Các công trình khoa học của học viên và nghiên cứu sinh
Đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến đô thị, xây
dựng đô thị, quy hoạch và quản lý đô thị nói chung. Tiêu biểu như:
- Phân tích quá trình đô thị hóa ở thành phố Hải Phòng giai
đoạn 1985-2007, Luận án Tiến sĩ, Vũ Thị Chuyên (2007), đã chỉ ra
rằng quá trình đô thị hóa ở Hải Phòng gắn liền với các giai đoạn quy
hoạch phát triển chung đối với thành phố này. Khu đô thị mới của
thành phố và các đô thị được nâng cấp trên địa bàn đã tạo ra diện
mạo mới cho hệ thống đô thị của Hải Phòng.
- Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực quy
hoạch xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc
sỹ Quản lý nhà nước, Học viện Hành chính, Hoàng Cao Thắng (2002).
- Quản lý nhà nước về xây dựng trên địa bàn Quận 11, thành
phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sỹ Quản lý Hành chính công, Học
viện Hành chính, Phạm Đức Lâm (2012).
- Quản lý nhà nước về đô thị của chính quyền cấp quận tại
thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sỹ Quản lý Hành chính
công, Học viện Hành chính, Võ Duy Đông (2011).
6
- Quản lý nhà nước về quy hoạch trên địa bàn huyện Xuyên
Mộc, thực trạng và giải pháp, Luận văn Thạc sỹ Quản lý Hành chính
công, Học viện Hành chính, Nguyễn Quý Thanh (2011).
- Quy hoạch sử dụng đất ở thành phố Hồ Chí Minh, Luận
văn Thạc sỹ Quản lý Hành chính công, Học viện Hành chính, Huỳnh
Thái Ngọc (2013).
Qua đó, tác giả có một số nhận xét như sau: Nhìn chung
những công trình kể trên chủ yếu đề cập nhiều tới quá trình đô thị
hóa, quản lý nhà nước về xây dựng, sử dụng đất chứ chưa đề cập vấn
đề quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị. Riêng Luận văn Thạc sỹ
Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực quy hoạch xây
dựng đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội của Hoàng Cao Thắng
(2002) có sự nghiên cứu toàn diện về công tác quản lý nhà nước về
quy hoạch xây dựng đô thị, nhưng thời gian này hệ thống các văn
bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực này chưa được hoàn
thiện, Luật Quy hoạch đô thị chưa ra đời. Tuy nhiên cũng có nhiều ý
tứ, tư tưởng có thể kế thừa cho việc nghiên cứu luận văn của tác giả.
Từ khi Luật Quy hoạch đô thị có hiệu lực và sau khi hoàn
thành phê duyệt, công bố công khai các đồ án quy hoạch đô thị trên
địa bàn huyện theo Nghị quyết số 16/2012/NQ-HĐND ngày 05
tháng 10 năm 2012 của Hội đồng Nhân dân thành phố Hồ Chí
Minh, cho đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về
quản lý nhà nước đối với quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu: Làm rõ cơ sở khoa học của quản
lý nhà nước về quy hoạch đô thị, đánh giá thực trạng từ đó đề xuất
các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại
huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh, góp phần đắc lực cho việc
19
đúng hiện trạng cũng như khả năng tài chính để triển khai thực hiện
phải rà soát điều chỉnh, làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân.
- Nguồn lực tài chính để triển khai thực hiện các dự án quy
hoạch còn hạn chế, chưa huy động được các nguồn tài chính mà chủ
yếu từ ngân sách nhà nước nên tiến độ thực hiện chưa đảm bảo với
sự phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn kinh phí phục vụ cho công tác
bồi thường, thu hồi đất của một số dự án còn thiếu, dẫn đến việc
chậm triển khai dự án do chưa hoàn tất việc bồi thường. Bên cạnh
đó, việc thẩm tra năng lực tài chính của chủ đầu tư chưa được quan
tâm, một số dự án phải gián đoạn do chủ đầu tư không đáp ứng yêu
cầu về kinh phí bồi thường theo tiến độ, nhiều dự án đã bàn giao mặt
bằng nhưng không triển khai đầu tư xây dựng.
- Công tác quản lý nhà nước về đất đai, xây dựng còn nhiều
tồn tại và thiếu sót nhưng chưa được giải quyết và xử lý; các quy
phạm pháp luật về đất đai do các cấp có thẩm quyền ban hành còn
bất cập, chưa có tính nhất quán đã gây khó khăn trong quá trình triển
khai thực hiện theo quy hoạch đã được phê duyệt và ảnh hưởng đến
tâm lý, đời sống của người dân.
- Một bộ phận cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ trình
độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ về công tác quản lý đô thị còn
hạn chế; tình trạng bố trí trái ngành nghề chưa được khắc phục triệt
để; kỹ năng hành chính còn yếu kém, còn tình trạng nhũng nhiễu,
hành dân, xa dân trong giải quyết công việc, giải quyết công việc
chậm trễ kéo dài nhưng chưa được xử lý thích đáng.
- Công tác thanh tra, kiểm tra, giát sát việc tổ chức thực hiện
quy hoạch, nhất là trong quản lý xây dựng theo quy hoạch chưa được
đảm bảo, các trường hợp xây dựng không phép, sai phép vẫn còn xảy
ra, lực lượng thanh tra chuyên ngành còn mỏng, địa bàn huyện với
18
thông dự phóng, các công trình công cộng, đường giao thông quy
hoạch đều chưa thực hiện được.
- Năm là, bộ máy quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị vẫn
chưa phù hợp với yêu cầu phát triển. Bên cạnh đó, lực lượng cán bộ
địa chính và Đội quản lý trật tự đô thị đóng trên địa bàn xã, thị trấn
còn mỏng nên thực thi công tác quản lý xây dựng chưa hiệu quả, tình
trạng xây dựng trái phép vẫn còn nhiều, phát hiện sai phạm còn chậm.
- Sáu là, một trong những tồn tại hiện nay tại huyện Củ Chi
chính là Khu đô thị Tây Bắc thành phố, trên vùng đất chủ yếu là đất
nông nghiệp kém hiệu quả, xa trung tâm nên chưa kêu gọi được các
nhà đầu tư. Công tác đánh giá hiện trạng chưa kỹ, thiếu các ý kiến
đóng góp của cộng đồng dân cư, những khu vực là dân cư hiện hữu
lại được quy hoạch là đất cây xanh, công trình công cộng, đường
giao thông còn những khu vực trống, đất nông nghiệp lại được quy
hoạch là khu dân cư. Dẫn đến người dân không được chuyển mục
đích đất ở, hay cất nhà cho con ra riêng rất nhiều trường hợp người
dân làm đơn thư xin xây dựng nhà tạm và cam kết tháo dỡ không bồi
thường khi nhà nước thực hiện quy hoạch, nếu chính quyền không
chấp thuận thì tự ý xây dựng không phép, bị đình chỉ, xử phạt; từ đó
gây bức xúc cho người dân, khó khăn trong công tác quản lý của
chính quyền địa phương.
Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém:
- Công tác lập quy hoạch hiện nay được thực hiện tách rời
giữa các ngành, lĩnh vực mà chưa có sự gắn kết với nhau, cụ thể là
quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch nông thôn
mới, gây khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện. Một số tổ
chức tư vấn lập quy hoạch còn yếu về năng lực dẫn đến chất lượng
của các đồ án quy hoạch đô thị chưa cao, một số vùng chưa đánh giá
7
quy hoạch và phát triển đô thị, phục vụ phát triển KT-XH huyện một
cách hiệu quả, bền vững.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: (1). Làm rõ cơ sở khoa học của
quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị. (2). Xác định mặt được, mặt
chưa được và nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trong lĩnh
vực quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi, thành
phố Hồ Chí Minh. (3). Đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý nhà
nước về quy hoạch đô thị trên địa bàn huyện Củ Chi, thành phố Hồ
Chí Minh trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Các hoạt động quản lý nhà nước
về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
a) Về mặt thời gian: Hiện trạng nghiên cứu giai đoạn 2012-
2016. Dự báo đến 2020.
b) Về mặt không gian: Tại huyện Củ Chi, ngoài ra còn có
nghiên cứu tại một số quốc gia và các địa phương khác trong nước.
c) Về mặt khoa học: Nghiên cứu cả mặt lý luận và thực tiễn
về quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị ở huyện Củ Chi. Nghiên
cứu cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị, xác định
thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về quy
hoạch đô thị tại huyện Củ Chi.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Dựa trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm
phương pháp luận nghiên cứu. Theo đó, các sự vật, hiện tượng liên
quan đến vấn đề nghiên cứu luôn vận động và chúng được xem xét
8
trong mối liên hệ và tác động qua lại lẫn nhau trong sự vận động và
phát triển không ngừng của xã hội. Trong nghiên cứu này, tác giả coi
quy hoạch phát triển đô thị là bộ phận cấu thành của quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội; coi quản lý quy hoạch đô thị là bộ
phận của quản lý nhà nước đối với các hoạt động phát triển trên địa
bàn. Công tác quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị không chỉ phục
vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn một cách hiệu quả, bền
vững mà còn nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống của
người dân.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, phương pháp nghiên cứu chính được tác
giả sử dụng là phương pháp định tính để tiến hành tổng hợp, phân
tích thực trạng công tác quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị trên
địa bàn huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đưa ra đánh giá
mặt được và những hạn chế, yếu kém, xác định nguyên nhân và đề
xuất giải pháp hoàn thiện trong thời gian tới. Bên cạnh đó còn sử
dụng một số phương pháp mang tính định lượng để thu thập, xử lý
các số liệu được thống kê sẵn nhằm phục vụ cho việc mô tả thực
trạng quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị trên địa bàn huyện Củ
Chi, thành phố Hồ Chí Minh
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Đề tài làm sáng tỏ hơn những vấn đề lý luận về quản lý nhà
nước về quy hoạch đô thị cấp huyện, qua đó góp phần tổ chức thực
hiện công tác quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị được thực hiện
đúng theo quy định, phục vụ cho quá trình phát triển KT-XH huyện
một cách hiệu quả, bền vững. Đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý
nhà nước về quy hoạch đô thị ở huyện này trong thời gian đến
2020. Ngoài ra, luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho các địa
17
quốc và các tổ chức CT-XH trong suốt quá trình chuẩn bị dự án, chuẩn
bị chính sách, quy hoạch, báo cáo, thẩm định, phê duyệt quy hoạch
xây dựng. Thông qua sự tham gia của cộng đồng, chủ đầu tư các dự án
bắt buộc phải có trách nhiệm hơn với các vấn đề liên quan trực tiếp
người dân như bồi thường, thiết kế dự án, chất lượng công trình, tham
gia quản lý về trật tự đô thị, trật tự xây dựng tại địa bàn dân cư
Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong cộng đồng được chú
trọng thực hiện.
Những hạn chế, yếu kém
- Một là, công tác lập quy hoạch đô thị chưa chú trọng đến
vấn đề khảo sát nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân trong khu vực,
không phù hợp với thực trạng phát triển khu vực. Công tác tổ chức
lấy ý kiến còn sơ sài, mang nặng hình thức.
- Hai là, công bố công khai quy hoạch đô thị còn mang tính
hình thức, chủ yếu là tổ chức hội nghị, niêm yết tại UBND xã, thị trấn
mà chưa được thông tin lên các phương tiện đại chúng như báo đài,
trang web của UBND, phát hành tờ bướm đến từng hộ dân.
- Ba là, tổ chức thực hiện các dự án trong đồ án quy hoạch
đô thị chưa đảmn bảo, có nhiều đồ án quy hoạch đã được cấp thẩm
quyền duyệt nhưng chưa có kế hoạch triển khai, hoặc đã thực hiện
nhưng không khả thi, ảnh hưởng đến việc thực hiện các quyền lợi
trên lĩnh vực đất đai của người dân, một số dự án sau khi được phê
duyệt tiến hành triển khai bồi thường giải phóng mặt bằng thì vấp
phải sự không đồng thuận.
- Bốn là, cải tạo, chỉnh trang các khu dân cư theo quy hoạch,
thực hiện bước đầu là phê duyệt quy hoạch các khu dân cư nhằm
định hình các khu dân cư hiện hữu, cải tạo hệ thống hạ tầng kỹ thuật,
hạ tầng xã hội, chỉnh trang đô thị. Hầu hết các tuyến đường giao
16
Hình 2.3. Cơ cấu tổ chức quản lý QH đô thị tại huyện
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
2.3. Đánh giá công tác quản lý nhà nước về quy hoạch đô
thị tại huyện Củ Chi
Những thành quả đạt được: Nhìn chung công tác quản lý
quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh đã góp
phần thay đổi bộ mặt đô thị của huyện. Quy hoạch được duyệt là căn
cứ để cơ quan quản lý thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quy
hoạch đô thị, các khu dân cư hiện. Phát huy vai trò của Mặt trận tổ
9
phương cũng như cho học viên chuyên ngành Quản lý công và
những người quan tâm đến vấn đề QLNN về quy hoạch đô thị.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước về quy
hoạch đô thị
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị
tại huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về quy
hoạch đô thị tại huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ
1.1. Khái niệm, đặc điểm của đô thị và vị trí, vai trò của
quy hoạch đô thị đối với phát triển kinh tế - xã hội
Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao
và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung
tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai
trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng
lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành
phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn. Có thể nói, đô thị là tên gọi
chung của các thành phố, thị xã, thị trấn, là nơi tập trung dân cư đông
đúc, là trung tâm một vùng lãnh thổ với hoạt động kinh tế chủ yếu là
công nghiệp và dịch vụ. Các đô thị đều mang đầy đủ các giá trị về
kinh tế, chính trị, quân sự, tuy nhiên với giá trị nào thị đô thị cũng
được hình thành và phát triển từ nhu cầu giao lưu của con người.
10
Đô thị có ba đặc điểm chung nhất, đó là Đô thị như một “cơ
thể sống”, đô thị luôn luôn phát triển và sự vận động và phát triển của
đô thị có thể điều khiển được.
Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh
quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng
xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân
sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị.
Quy hoạch đô thị là một trong những nội dung đóng vai trò quan
trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đô thị phải được
xây dựng và phát triển theo quy hoạch và những quy định của pháp
luật nhằm mục tiêu chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc
phòng và phát triển đô thị một cách hiệu quả, bền vững.
1.2. Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị: Là việc cơ
quan quản lý nhà nước hữu trách sử dụng bộ máy, công cụ pháp lý
thực hiện chức năng quản lý đối với quy hoạch đô thị. Quản lý quy
hoạch đô thị được hiểu là tổng thể các biện pháp, cách thức mà các
cơ quan hành chính nhà nước sử dụng các công cụ quản lý để tác
động vào các hoạt động xây dựng và phát triển đô thị (chủ yếu là
phát triển không gian vật thể) nhằm đạt được các mục tiêu đề ra, đó
là đảm bảo cho đô thị phát triển ổn định, bền vững, đảm bảo hài hòa
các lợi ích quốc gia, cộng đồng và các cá nhân trước mắt và lâu dài.
Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị là một trong những bộ phận
của quản lý nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội. Cơ quan quản lý
nhà nước không chỉ là quản lý về quy hoạch đô thị mà còn quản lý
về quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Công tác quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị trong thực tế
được khái quát như sau:
15
Tăng trưởng kinh tế hàng năm được duy trì ở mức cao; bình
quân giai đoạn 2010-2015 đạt 18,96%. Kinh tế chuyển dịch tích cực
và đúng định hướng (Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - thương
mại dịch vụ - nông nghiệp); tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp
và thương mại dịch vụ.
2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại
huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh
Huyện có 01 Đồ án quy hoạch chung, 57 đồ án quy hoạch
chi tiết xây dựng 1/2000, 10 đồ án quy hoạch phân khu 1/5000 Khu
nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái và dân cư ven sông Sài Gòn,
09 đồ án KĐT Tây bắc thành phố , bên cạnh đó là 08 khu, cụm công
nghiệp, 03 khu chức năng khác (khu công viên giải trí, nông nghiệp
công nghệ cao, di tích lịch sử), 20 đồ án QH xã NTM, QHCT 75
điểm dân cư nông thôn. Được quản lý theo quy chế quản lý quy
hoạch cho UBND thành phố ban hành.
Tổ chức bộ máy: Cấp huyện do UBND huyện thực hiện trên
cơ sở các phòng ban chuyên môn tham mưu, gồm: Phòng QLĐT,
Phòng TNMT, Phòng Kinh tế, Phòng TCKH, Ban QLĐTXDCT
huyện, Thanh tra NN, Thanh tra địa bàn; chịu sự phối hợp, hướng
dẫn của các sở, ngành thành phố có liên quan. Cấp xã do UBND xã
thực hiện .
14
- Áp dụng biện pháp điều chỉnh lại đất đai nhằm cải thiện
các khu vực đô thị hiện hữu. Nâng cao kiến thức về quy hoạch cho
người dân để nhận được sự phối hợp rộng rãi. Coi trọng công tác
tuyên truyền, vận động người dân thực hiện chính sách liên quan
đến xây dựng kết cấu hạ tầng, chỉnh trang đô thị, đền bù, giải tỏa, tái
định cư qua việc thực hiện các phong trào hành động cách mạng tại
địa phương,... nhằm nâng cao nhận thức người dân, nâng cao ý thức
cộng đồng, ý thức công dân tạo điều kiện thuận lợi để các chính
sách, các dự án sớm đi vào cuộc sống.
- Sự tham gia của cơ quan tài chính trong lĩnh vực quy hoạch
nhằm xác định kế hoạch thực hiện, tính khả thi của các dự án quy
hoạch, chú trọng thực hiện các chủ trương xã hội hóa hoặc nhà nước
và nhân dân cùng làm nhằm huy động tối đa các nguồn lực cho sự
phát triển đô thị và kinh tế - xã hội của địa phương.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QLNN VỀ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ
TẠI HUYỆN CỦ CHI, TP. HỒ CHÍ MINH
2.1. Đặc điểm và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện
Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh tác động đến công tác quản lý
nhà nước về quy hoạch đô thị
Huyện Củ Chi là một huyện ngoại thành nằm ở phía Tây Bắc
thành phố Hồ Chí Minh, gồm 20 xã và 01 thị trấn với 43.496,6 ha
diện tích tự nhiên, bằng 20,8% diện tích thành phố. Thị trấn Củ Chi
là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của huyện, cách trung tâm
thành phố 35 km về phía Tây Bắc theo đường Xuyên Á. Huyện Củ
Chi là địa bàn thuận lợi để “lan rộng” không gian đô thị cho thành
phố Hồ Chí Minh.
11
Hình 1.1. Nội dung quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị ở cấp huyện được cụ
thể thành các nội dung như sau:
- Quản lý các đồ án quy hoạch đô thị trên địa bàn huyện: Thực
hiện việc quản lý nhà nước đối với việc lập, thẩm định, trình cấp thành
phố (tỉnh) phê duyệt các đồ án quy hoạch theo phân cấp và tổ chức
triển khai thực hiện quy hoạch đô thị trên địa bàn huyện.
- Quản lý xây dựng các công trình trong đô thị: Các công
trình trong đô thị bao gồm các công trình trên mặt đất, các công trình
ngầm hoặc trên không, kể cả các công trình điêu khắc, áp phích,
bảng quảng cáo...
- Quản lý, cải tạo và xây dựng công trình trong đô thị theo
quy hoạch: Quá trình tiến hành trong ba giai đoạn, kể từ lúc chuẩn bị
đầu tư đến kết thúc đầu tư xây dựng.
- Cấp giấy phép quy hoạch đô thị theo phân cấp của Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh.
12
- Bảo vệ cảnh quan và môi trường sống của đô thị: Cảnh
quan, kiến trúc và môi trường sống của đô thị là một trong những
tiêu chí cơ bản để đánh giá tính thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống
của đô thị.
- Quản lý và khai thác các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật
trong đô thị.
- Giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm những quy định
trong lĩnh vực quản lý quy hoạch đô thị.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả QLNN về quy
hoạch đô thị
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước: Là yếu
tố ảnh hưởng quan trọng đến quá trình đô thị hóa và quá trình quản
lý nhà nước đối với quy hoạch xây dựng đô thị. Khi tốc độ phát triển
kinh tế - xã hội càng nhanh thì quá trình đô thị hóa diễn ra càng
mạnh, chuyển dịch nền kinh tế từ lạc hậu sang nền kinh tế phát triển
theo nguyên tắc thị trường... tác động đến phát triển dân cư và ô
nhiễm môi trường.
- Cơ chế chính sách của Nhà nước về phát triển đô thị: Cơ
chế chính sách tốt sẽ tạo động lực, hỗ trợ quá trình phát triển kinh tế
- xã hội nói riêng và sự phát triển của đô thị nói chung. Đồng thời sẽ
hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống, môi trường...
- Môi trường pháp lý và thủ tục hành chính trong quản lý đô
thị: Xu hướng chung là cùng với việc nâng cao trình độ dân trí, tăng
cường ý thức thượng tôn pháp luật, không ngừng giảm bớt việc kiểm
soát hành vi, tăng cường hậu kiểm và xử lý một cách nghiêm minh
để nâng cao tính tự động hóa vận hành của xã hội theo pháp luật.
- Tác động từ hội nhập quốc tế và sự phát triển kinh tế thị
trường: Việc phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế có
13
sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, đặc biệt là thành phần kinh
tế tư nhân, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển đô thị.
- Ảnh hưởng của sự phát triển khoa học công nghệ.
1.4. Một số kinh nghiệm quản lý nhà nước về quy hoạch
đô thị có thể áp dụng tại huyện Củ Chi
Qua những kinh nghiệm trong quá trình quản lý nhà nước về
quy hoạch đô thị tại một số nước trên thế giới (Nhật Bản, Singapore)
và các địa phương trong nước (phường Phú Thượng - quận Tây Hồ -
Hà Nội, thành phố Đà Nẵng), chúng ta có thể rút ra một số điểm
quan trọng cho huyện Củ Chi như sau:
- Mọi chính sách xây dựng và phát triển đô thị đều hướng tới
mục tiêu đem lại lợi ích cho người dân chứ không vì lợi ích của
nhóm hay cá nhân nào.
- Tập trung mọi nguồn lực để xây dựng quy hoạch, đảm bảo
quy hoạch đạt chất lượng cao và ít phải điều chỉnh. Quy hoạch phải có
tầm nhìn xa đến việc phát triển giao thông, hạ tầng kỹ thuật - xã hội.
Đồng thời gắn kết quy hoạch chung của đô thị với quy hoạch vùng.
- Không quá tập trung vào quy hoạch chi tiết mà nên quan
tâm sâu đến quy hoạch chiến lược. Quy hoạch phải mang tính dân
chủ công khai, đảm bảo mọi người dân và các cơ quan chức năng,
các doanh nghiệp được quyền tham gia và được thông tin đầy đủ.
Sau khi nội dung quy hoạch đã được công bố, giá trị pháp lý của quy
hoạch phải được đảm bảo, không chịu sự can thiệp của các cá nhân
hoặc cơ quan nào.
- Quy hoạch không phụ thuộc vào ranh giới hành chính mà
theo các phân khu chức năng, nhằm thúc đẩy sự phát triển và cung
cấp các dịch vụ một cách thống nhất và chặt chẽ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_quy_hoach_do_thi_tai_hu.pdf