Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh

Thu BHXH là khâu đầu tiên và có ý nghĩa quan trọng nhất trong hệ thống cơ quan BHXH, nhờ có thu mới đảm bảo cho công tác chi trả các chế độ BHXH hiện hành một cách đầy đủ và kịp thời. Việc thu BHXH như thế nào sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của NLĐ ở hiện tại và trong tương lai; bên cạnh đó đối tượng của thu BHXH là tiền nên rất dễ xảy ra sai phạm, do đó việc tăng cường quản lý thu là điều cần thiết để làm giảm tình trạng trốn đóng, nợ đọng BHXH, đảm bảo thu đúng đối tượng, thu đủ theo quy định của Nhà nước. Trong phạm vi nghiên cứu của Luận văn, tác giả đã đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về thu BHXH bắt buộc trên địa bàn quận Gò Vấp từ năm 2012 đến năm 2016, cho thấy đối tượng tham gia, số thu BHXH bắt buộc đều gia tăng qua thời gian, tuy nhiên chưa khai thác được hết tiềm năng của quận; số đơn vị nợ đọng và trốn đóng BHXH cũng tăng theo; nguyên nhân chủ yếu là do tình hình kinh tế khó khăn, sự thiếu hiểu biết của người SDLĐ và NLĐ về chính sách BHXH; sự quản lý của ngành BHXH chưa chặt chẽ. Qua đó, để tăng cường quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn quận Gò Vấp cần thực hiện một số giải pháp: (1) Tăng cường công tác tuyên truyền về chính sách BHXH bắt buộc; (2) Phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc; (3) Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức BHXH đáp ứng được yêu cầu của công việc; (4) Tăng cường công tác phối hợp, thanh tra, kiểm tra; (5) Cải cách thủ tục hành chính; (6) Phát triển hệ thống CNTT. Ngoài ra, tác giả còn đưa ra một số kiến nghị đối với Quốc hội, Tổng LĐLĐ Việt Nam, cơ quan BHXH và một số cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

pdf26 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 576 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ / / HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHẠM QUỐC THUẬT QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN GÒ VẤP, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thắng Phản biện 1: TS. Nguyễn Huy Hoàng Phản biện 2: TS. Nguyễn Trung Đông Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp 210, Nhà A – Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số 10 – Đường 3/2 – Quận 10 – TP. HCM Thời gian: vào hồi 13h30 giờ ngày 24 tháng 01 năm 2018. Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau Đại học, Học viện Hành chính Quốc gia 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài BHXH là trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội, vì vậy việc hoàn thiện chính sách BHXH đóng vai trò to lớn trong việc góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Đối với nước ta, bảo đảm ngày càng tốt hơn hệ thống an sinh xã hội luôn là chủ trương, nhiệm vụ lớn của Đảng và Nhà nước. Theo dự báo của Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) với các chính sách hiện hành, đến năm 2034, quỹ lương hưu sẽ hoàn toàn cạn kiệt. Tại Quận Gò Vấp, tình hình khai thác đối tượng mới tham gia BHXH bắt buộc còn thấp. Tình hình DN tham gia BHXH trên địa bàn quận dưới 50% số DN đang hoạt động. Tình hình NLĐ tham gia BHXH mới chỉ đạt 71,5% số NLĐ đang làm việc trên địa bàn. Tình trạng trốn đóng, nợ BHXH ngày càng trở lên phổ biến. Trong vòng 5 năm số nợ BHXH đã tăng từ 16 tỷ đồng năm 2012 lên 36 tỷ đồng năm 2016. Tình hình đơn vị được thanh tra, kiểm tra trên địa bàn thấp (dưới 10% số DN đang hoạt động). Tình hình khởi kiện và thu hồi nợ chưa mang lại hiệu quả, 4 tháng đầu năm 2016 số đơn vị bị khởi kiện chỉ là 44 DN với số tiền thu hồi nợ được 2,050 tỷ đồng. Chính vì thế việc nghiên cứu đề tài: “Quản lý nhà nước về thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh” mang tính thiết thực nhằm đưa ra những giải pháp giảm nguy cơ vỡ quỹ BHXH, tăng cường công tác QLNN về thu BHXH: mở rộng đối tượng tham gia BHXH, thu đủ, thu đúng đối tượng, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giảm nợ đọng. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2 + Luận án Tiến sĩ: “Hoàn thiện cơ chế thu BHXH ở Việt Nam, Phạm Trường Giang (2010)”. + Luận án Tiến sĩ: “Đảm bảo tài chính cho BHXH Việt Nam, Nguyễn Thị Hào (2015)”. + Luận án Tiến sĩ: “Hoàn thiện quản lý quỹ BHXH ở Việt Nam, Đỗ Văn Sinh (2005)”. + Luận văn Thạc sĩ: “Quản lý nhà nước đối với BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Phạm Thu Hường (2015)”. + Luận văn Thạc sĩ: “Quản lý tài chính BHXH trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”, Phạm Minh Thành (2010). + Luận văn Thạc sĩ: “Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ đọng BHXH, trường hợp thành phố Hồ Chí Minh”, Nông Thị Luyến (2013). + Luận văn Thạc sĩ: “Biện pháp quản lý và chống thất thu BHXH trên địa bàn quận 12, thành phố Hồ Chí Minh”, Nguyễn Thị Kim Nga (2007). 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở lý luận quản lý nhà nước về thu BHXH bắt buộc, phân tích, đánh giá thực trạng của quản lý nhà nước về thu BHXH bắt buộc trên địa bàn quận Gò Vấp. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về thu BHXH bắt buộc, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựng cơ sở lý luận QLNN về thu BHXH bắt buộc; - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về thu BHXH bắt buộc trên địa bàn Quận Gò Vấp, Tp.HCM; 3 - Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về thu BHXH bắt buộc. 4. Đối tƣợng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý nhà nước về thu BHXH bắt buộc trên địa bàn quận Gò Vấp, Tp.HCM. 5. Phạm vi nghiên cứu Nội dung nghiên cứu của luận văn hướng đến loại hình BHXH bắt buộc, không bao gồm BHXH tự nguyện, bảo hiểm y tế. Số liệu phân tích trong luận văn tập trung vào giai đoạn từ năm 2012-2016. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp định tính, tổng hợp số liệu để so sánh, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về thu BHXH trên địa bàn quận Gò Vấp, TpHCM. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng, kế thừa kết quả nghiên cứu của một số công trình, bài viết, báo cáo, tài liệu có liên quan. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Kết quả nghiên cứu góp phần hoàn thiện công tác QLNN về thu BHXH bắt buộc trên địa bàn quận Gò Vấp, Tp.HCM. Luận văn còn có thể làm đề tài nghiên cứu trước cho các nghiên cứu sau này có liên quan đến công tác QLNN về thu BHXH bắt buộc. 8. Bố cục đề tài + Chương 1: Cơ sở lý luận chung về BHXH. + Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về thu BHXH bắt buộc trên địa bàn quận Gò Vấp. + Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về thu BHXH bắt buộc trên địa bàn quận Gò Vấp. 4 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI 1.1 Cơ sở lý luận về BHXH 1.1.1 Khái niệm BHXH Theo Khoản 1, Điều 3 Luật BHXH năm 2014: “BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH”. 1.1.2 Đối tượng của BHXH và đối tượng tham gia BHXH 1.1.2.1 Đối tượng của BHXH Là các khoản thu nhập theo lương, các khoản thu nhập khác ngoài lương như: thưởng, phụ cấp. 1.1.2.2 Đối tượng tham gia BHXH + Đối tượng bắt buộc: NLĐ và người SDLĐ + Đối tượng tự nguyện: là những người không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. 1.1.3 Đặc điểm của BHXH Thứ nhất, BHXH là hoạt động chia sẻ rủi ro của cộng đồng theo nguyên tắc “số đông bù số ít” và nguyên tắc “tiết kiệm chi tiêu”. Thứ hai, BHXH thực hiện phân phối lại thu nhập của các thành viên trong xã hội theo chiều dọc và chiều ngang. Thứ ba, BHXH là thực thi chính sách xã hội, đảm bảo an toàn và hiệu quả xã hội, không nhằm mục đích kinh doanh. Thứ tƣ, BHXH phải theo nguyên tắc có đóng, có hưởng, quyền lợi tương ứng với nghĩa vụ, đảm bảo sự công bằng và bền vững của hệ thống BHXH. 5 Thứ năm, BHXH thực hiện phân phối trên cơ sở mức đóng góp vào quỹ BHXH, tỷ lệ đóng góp và mức hưởng trợ cấp có mối quan hệ chặc chẽ với tiền lương (thu nhập) của người được hưởng bảo hiểm. 1.1.4 Vai trò của BHXH - Đối với NLĐ: Ổn định đời sống của NLĐ bằng cách thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập bị giảm sút hoặc mất đi. - Đối với người SDLĐ: Giảm gánh nặng cho đơn vị khi NLĐ không đi làm việc. - Đối với xã hội: Đem lại sự an toàn và hiệu quả cho xã hội. - Đối với nền kinh tế: Góp phần tạo ra những cơ sở sản xuất kinh doanh mới, việc làm mới, tạo công ăn việc làm, giảm thất nghiệp. 1.1.5 Chức năng của BHXH - Đảm bảo ổn định đời sống kinh tế cho NLĐ và gia đình họ khi bản thân NLĐ bị giảm hoặc mất khả năng lao động. - Tiến hành phân phối và phân phối lại thu nhập giữa những NLĐ tham gia BHXH. - Gắn lợi ích giữa người SDLĐ, NLĐ và Nhà nước. - Đảm bảo an toàn xã hội, gắn NLĐ với xã hội. 1.1.6 Nguyên tắc của BHXH Nguyên tắc của BHXH được quy định tại Điều 5, Luật BHXH năm 2014. 1.1.7 Các chế độ BHXH Các chế độ của BHXH bắt buộc gồm: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất. Các chế độ của BHXH tự nguyện gồm: hưu trí và tử tuất. 6 1.2 Quản lý nhà nƣớc về thu BHXH bắt buộc 1.2.1 Sự cần thiết của quản lý nhà nước về thu BHXH bắt buộc 1.2.1.1 Xuất phát từ đòi hỏi của sự phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 1.2.1.2 Xuất phát từ yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân 1.2.1.3 Xuất phát từ yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực 1.2.2 Khái niệm và vai trò của quản lý nhà nước về thu BHXH bắt buộc 1.2.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước về thu BHXH bắt buộc Quản lý nhà nước về thu BHXH là tác động có định hướng giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý trong hoạt động thu BHXH. Chủ thể quản lý là các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về BHXH và đối tượng quản lý là các doanh nghiệp và NLĐ tham gia đóng BHXH nhằm đạt được mục tiêu đề ra. 1.2.2.2 Vai trò của quản lý nhà nước về thu BHXH bắt buộc Trong hệ thống BHXH, hoạt động thu BHXH được xem là trụ cột vì thu đóng góp từ NLĐ và người SDLĐ là nguồn thu chủ yếu và quan trọng nhất cho quỹ BHXH. 1.2.3 Nội dung quản lý nhà nước về thu BHXH bắt buộc 1.2.3.1 Quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc Theo Khoản 1, Điều 38 Quyết định số 959/QĐ-BHXH ngày 09/09/2015 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định về Quản lý thu BHXH, BHYT, BHTN; Quản lý sổ BHXH, BHYT đã đề cập đến quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. 1.2.3.2 Quản lý tiền thu BHXH Theo Khoản 1, Điều 39 Quyết định số 959/QĐ-BHXH ngày 09/09/2015 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định 7 về Quản lý thu BHXH, BHYT, BHTN; Quản lý sổ BHXH, BHYT, có 2 hình thức đóng tiền BHXH: Chuyển khoản và tiền mặt. 1.2.3.3 Quản lý nợ BHXH Theo Điều 40 Quyết định số 959/QĐ-BHXH ngày 09/09/2015 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định về Quản lý thu BHXH, BHYT, BHTN; Quản lý sổ BHXH, BHYT, căn cứ vào kết quả đóng BHXH bắt buộc của tháng trước, cán bộ quản lý thu tiến hành quản lý nợ. 1.2.3.4 Thanh tra, kiểm tra đóng BHXH Thanh tra về BHXH bao gồm: + Thanh tra lao động - thương binh và xã hội + Thanh tra tài chính + Thanh tra chuyên ngành của cơ quan BHXH Kiểm tra Được quy định Theo Khoản 1, Điều 43 Quyết định số 959/QĐ-BHXH ngày 09/09/2015 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định về Quản lý thu BHXH, BHYT, BHTN; Quản lý sổ BHXH, BHYT. 1.2.3.5 Quy định khởi kiện Trường hợp đơn vị nợ kéo dài đến 4 tháng (hoặc 3 tháng đối với doanh nghiệp có quy mô lớn, số tiền nợ lớn) mà cơ quan thẩm quyền chưa thanh tra, xử lý vi phạm thì phải lập hồ sơ, khởi kiện ra tòa án dân sự. 1.2.3.6 Tính lãi chậm đóng và lãi truy thu BHXH 1.2.4 Các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá công tác quản lý nhà nước về thu BHXH bắt buộc 1.2.4.1 Tỷ lệ đơn vị và lao động tham gia BHXH Tỷ lệ đơn vị tham gia BHXH: 8 Tỷ lệ lao động tham gia BHXH: 1.2.4.2 Tỷ lệ nợ đóng BHXH bắt buộc 1.2.4.3 Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thu BHXH 1.2.4.4 Tỷ lệ đơn vị được thanh tra, kiểm tra 9 1.2.5 Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về thu BHXH bắt buộc 1.2.5.1 Chính sách tiền lương tiền công 1.2.5.2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế 1.2.5.3 Trình độ cán bộ làm công tác quản lý thu BHXH 1.2.5.4 Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật BHXH 1.2.5.5 Sự hiểu biết của NLĐ và người SDLĐ về chính sách BHXH 1.3 Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về thu BHXH bắt buộc của các nƣớc trên thế giới và một số địa phƣơng ở Việt Nam 1.3.1.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về thu BHXH bắt buộc của các nước trên thế giới 1.3.1.2 Đức 1.3.1.3 Mỹ 1.3.1.4 Singapore 1.3.2 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về thu BHXH bắt buộc của một số địa phương 1.3.2.1 Thành phố Hà Nội 1.3.2.2 Thành phố Đà Nẵng 1.3.3 Bài học từ kinh nghiệm quản lý nhà nước về thu BHXH bắt buộc 1.3.3.1 Bài học từ kinh nghiệm quản lý nhà nước về thu BHXH của các nước trên thế giới 1.3.3.2 Bài học rút ra từ kinh nghiệm quản lý thu của các địa phương có thể vận dụng tại BHXH quận Gò Vấp 10 2 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ THU BHXH BẮT BUỘC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN GÒ VẤP 2.1 Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội quận Gò Vấp Quận Gò Vấp là quận nội thành, nằm ở phía bắc và tây bắc Tp.HCM; giáp quận 12, quận Phú Nhuận, quận 12, quận Tân Bình và quận Bình Thạnh. 2.2 Giới thiệu về Bảo hiểm xã hội quận Gò Vấp 2.2.1 Vị trí, chức năng Được quy định tại điều 5 Quyết định số 99/QĐ-BHXH ngày 28/01/2015 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu của BHXH địa phương. 2.2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn Được quy định tại điều 6 Quyết định số 99/QĐ-BHXH ngày 28/01/2015 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu của BHXH địa phương. 2.2.3 Cơ cấu tổ chức Sơ đồ 2.1. Bộ máy tổ chức của BHXH quận Gò Vấp 11 2.3 Thực trạng quản lý nhà nƣớc về thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn quận Gò Vấp 2.3.1 Cơ sở pháp lý Phạm vi nghiên cứu của đề từ năm 2012 đến năm 2016. Các văn bản dưới luật, hướng dẫn luật, cụ thể: Các văn bản hướng dẫn Luật BHXH 2006 bao gồm: + Nghị định số152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ, hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc; + Quyết định số 1111/QĐ/BHXH ngày 25/11/2010 của BHXH Việt Nam ban hành quy định quản lý Thu BHXH, BHYT, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT; + Công văn số 555/BHXH-THU ngày 17/02/2012 của BHXH Thành phố Hồ Chí Minh về việc hướng dẫn thực hiện quy định quản lý thu BHXH, BHYT và cấp sổ BHXH, thẻ BHYT theo Quyết định số 1111/QĐ-BHXH. Các văn bản hướng dẫn Luật BHXH 2014 bao gồm: + Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc; + Quyết định số 959/QĐ-BHXH ngày 09/09/2015 của Tổng Giám đốc BHXH về việc ban hành quy định về quản lý thu BHXH, BHYT, BHTN; Quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT; + Công văn số 3844/BHXH-THU ngày 30/11/2015 của BHXH Thành phố Hồ Chí Minh về việc hướng dẫn thực hiện đóng BHXH, BHYT, BHTN từ ngày 01/01/2016; + Công văn số 212/BHXH-QLT ngày 19/01/2016 của BHXH Thành phố Hồ Chí Minh về việc hướng dẫn nghiệp vụ quản lý thu và quy định cấp sổ BHXH, thẻ BHYT. 12 2.3.2 Tình hình đơn vị và lao động tham gia BHXH bắt buộc 2.3.2.1 Tình hình tham gia BHXH của các khối Bảng 2.1. Tổng hợp đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo khối từ năm 2012-2016 Năm Loại DN 2012 2013 2014 2015 2016 Số ĐV Số LĐ Số ĐV Số LĐ Số ĐV Số LĐ Số ĐV Số LĐ Số ĐV Số LĐ DNNN 22 3.722 22 3.869 22 3.814 24 4.448 24 4.612 DN có vốn ĐTNN 51 4.535 57 5.707 63 6.029 69 4.953 84 5.003 DN ngoài quốc doanh 3.488 36.252 4.002 36.193 4.471 38.193 5.112 40.509 6.177 42.670 Khối HC sự nghiệp, Đảng, Đoàn thể 141 4.990 141 5.230 145 5.436 149 5.685 152 5.775 Khối ngoài công lập 90 1.905 101 1.987 113 1.824 124 1.799 132 1.769 Khối Hợp tác xã 4 36 4 34 4 26 4 27 4 24 Khối xã, phường 16 540 16 581 16 601 16 603 16 602 TỔNG CỘNG 3.812 51.980 4.343 53.601 4.834 55.923 5.498 58.024 6.589 60.455 Nguồn: BHXH quận Gò Vấp 2.3.2.2 Tình hình khai thác đối tượng mới tham gia BHXH Bảng 2.2. Tổng hợp số đơn vị và số lao động tham gia mới BHXH bắt buộc từ năm 2012-2016 Năm Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 Số đơn vị tăng mới 612 548 476 642 704 Số lao động tăng mới 3.919 2.831 2.310 2.952 3.251 Nguồn: BHXH quận Gò Vấp 2.3.2.3 Tình hình DN tham gia BHXH Bảng 2.3. Tình hình các DN tham gia BHXH từ 2012 – 2016 Năm Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 Số DN đang hoạt động trên địa bàn (1) 9.441 9.251 10.337 Số DN đang tham gia BHXH (2) 3.561 4.081 4.556 5.205 6.285 Tỷ lệ DN tham gia BHXH (%) = ( 2 /1) 37,72 44,11 44,07 Nguồn: (1) Niên giám thống kê (2) BHXH Quận Gò Vấp 13 2.3.2.4 Tình hình lao động tham gia BHXH Bảng 2.4. Tình hình lao động tham gia BHXH từ 2012-2016 ĐVT: người Năm Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 Số lao động hiện làm việc tại các đơn vị (1) 80.154 81.140 82.996 83.898 84.552 Số lao động tham gia BHXH (2) 51.980 53.601 55.923 58.024 60.455 Tỷ lệ lao động tham gia BHXH (%) = ( 2 /1) 64,85 66,06 67,38 69,16 71,5 Nguồn: (1) Phòng LĐTB & XH, (2) BHXH quận Gò Vấp 2.3.3 Tỷ lệ nợ đóng BHXH bắt buộc Bảng 2.5. Tình hình nợ BHXH bắt buộc từ năm 2012 - 2016 Năm Chỉ tiêu Số phải thu (đvt: đồng) Số nợ (đvt: đồng) Tỷ lệ nợ (%) Năm 2012 420.273.695.860 16.681.535.917 3.97% Năm 2013 520.056.270.544 18.899.768.087 3,63% Năm 2014 639.089.117.230 25.722.447.935 4,02% Năm 2015 713.490.867.210 27.573.107.748 3,86% Năm 2016 844.638.462.688 36.326.124.230 4.3% Nguồn: BHXH quận Gò Vấp 2.3.4 Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thu BHXH bắt buộc Bảng 2.6. Tình hình thực hiện kế hoạch thu BHXH từ năm 2012 - 2016 Nguồn: BHXH quận Gò Vấp ĐVT: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 Số thu BHXH theo kế hoạch (1) 385.280 474.032 582.736 641.009 789.056 Số thu BHXH thực tế (2) 391.392 486.357 586.890 673.165 804.838 14 Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch (%) = ( 2 /1) 101,6 102,6 100,7 105 102 2.3.5 Tỷ lệ đơn vị được thanh tra, kiểm tra Bảng 2.7. Tình hình đơn vị được thanh tra, kiểm tra từ năm 2012-2016 Năm Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng số đơn vị đang tham gia BHXH bắt buộc (1) 3.812 4.343 4.834 5.498 6.589 Tổng số đơn vị được thanh tra, kiểm tra (2) 125 282 350 401 493 Tỷ lệ đơn vị được thanh tra, kiểm tra (%) = ( 2 /1) 3,28 6,49 7,24 7,29 7,48 Nguồn: BHXH quận Gò vấp 2.3.6 Tình hình khởi kiện đơn vị nợ Bảng 2.8. Tình hình khởi kiện đơn vị nợ BHXH từ năm 2012-2016 ĐVT: đồng Năm Số đơn vị bị khởi kiện Số tiền nợ Số tiền đã thu hồi Tỷ lệ (%) 2012 22 12.200.000.000 11.027.000.000 90% 2013 47 14.800.000.000 12.714.000.000 86% 2014 49 26.477.000.000 8.215.000.000 31% 2015 100 12.752.000.000 9.635.000.000 75,6% 04/2016 44 3.474.000.000 2.050.000.000 59% Nguồn: BHXH quận Gò vấp 15 2.4 Đánh giá chung về thực trạng quản lý nhà nƣớc về thu BHXH bắt buộc trên địa bàn quận Gò Vấp 2.4.1 Những kết quả đạt được - Hệ thống pháp lý: Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn nghiệp vụ của ngành BHXH được xây dựng, ban hành tương đối đầy đủ, kịp thời. - Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc: Được mở rộng. - Công tác đôn đốc, quản lý nợ và công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về BHXH + Luôn chú trọng và đẩy mạnh công tác đôn đốc nợ, bằng các phương pháp như gửi thông báo kết quả đóng đến chủ SDLĐ, gọi điện thoại nhắc nhở, xuống trực tiếp đơn vị lập biên bản. + Số thu BHXH hàng năm đều hoàn thành và vượt kế hoạch do BHXH Tp.HCM giao, năm sau cao hơn năm trước. Tính đến tháng 12/2016, số thu BHXH của quận Gò Vấp đạt 804,8 tỷ đồng; + Trong 5 năm, BHXH quận Gò Vấp đã phối hợp với phòng LĐTB & XH và các cơ quan chức năng tiến hành thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH bắt buộc tại 1.651 đơn vị, xử lý thu hồi 43,641 tỷ đồng, khởi kiện 262 đơn vị (tính đến tháng 04/2016). Tỷ lệ nợ BHXH có tăng nhưng không cao, đều ở mức thấp hơn 5%. - Đội ngũ cán bộ, viên chức và công tác đào tạo, bồi dưỡng + Đội ngũ viên chức của BHXH quận có trình độ khá cao. + Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ luôn được chú trọng nhằm từng bước chuẩn hóa đội ngũ cán bộ. - Công tác tuyên truyền: Tổ chức những hoạt động tuyên truyền như phát tờ rơi, treo pano, áp phích, tổ chức 2 buổi Đối thoại doanh nghiệp mỗi năm. 16 - Cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý thu BHXH luôn được chú trọng. 2.4.2 Những mặt còn hạn chế - Số lượng các DN ngoài quốc doanh và NLĐ tham gia BHXH vẫn còn khá thấp. - Về nợ đọng BHXH: Mặc dù BHXH Quận luôn hoàn thành kế hoạch thu hằng năm do BHXH Tp.HCM giao nhưng vẫn để xảy ra tình trạng nợ đọng, và có chiều hướng gia tăng tỷ lệ nợ. - Công tác đôn đốc, quản lý nợ: Thiếu nhân sự dẫn đến công tác quản lý thu, đôn đốc thu nợ, thanh tra kiểm tra và tuyên truyền hiệu quả chưa cao. 2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế 2.4.3.1 Nguyên nhân khách quan Cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ năm 2008 khiến nhiều DN đưa ra đều là tình hình kinh tế khó khăn kéo dài, các dự án bất động sản thiếu vốn không triển khai được, NLĐ không có việc làm, không thu hồi được vốn từ các công trình 2.4.3.2 Nguyên nhân chủ quan - Từ phía người SDLĐ: thái độ và ý thức chấp hành pháp luật BHXH của đơn vị sử dụng lao động. - Từ phía NLĐ: Đa số NLĐ chưa có nhận thức đầy đủ về ý nghĩa nhân văn của chính sách BHXH nên chưa có ý thức tham gia BHXH. Một số khác ý thức được nhưng lại ngại không dám đấu tra vì lo sợ chủ SDLĐ sẽ đuổi việc. - Hệ thống pháp lý: + Công tác quản lý về BHXH bắt buộc còn lỏng lẽo, chưa chặt chẽ khiến nhiều DN lợi dụng kẻ hở để trốn đóng BHXH hoặc đóng với mức thấp hơn so với quy định. 17 + Chế tài xử phạt vi phạm BHXH chưa đủ sức răn đe. + Sự phối hợp giữa BHXH quận Gò Vấp và các cơ quan quản lý về doanh nghiệp và lao động như Cơ quan thuế, Phòng Kinh tế, Phòng LĐTB & XH chưa thực sự hiệu quả. - Công tác đôn đốc, quản lý nợ và công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về BHXH + Sự phối hợp, tổ chức thanh tra liên ngành về thực hiện chính sách BHXH ở địa bàn còn ít, chưa thường xuyên; chất lượng và hiệu quả từ các cuộc thanh tra, kiểm tra chưa cao. + Xử lý sau thanh tra, kiểm tra và khởi kiện chưa được quan tâm đúng mức. - Trình độ đội ngũ cán bộ, viên chức và công tác đào tạo, bồi dưỡng: + Nhân sự BHXH quận chuyên về công tác đôn đốc nợ, thanh tra kiểm tra còn mỏng. + Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đã được chú trọng nhưng chưa đem lại hiệu quả cao. - Công tác tuyên truyền: Hoạt động tuyên truyền vẫn còn chung chung, chưa sát với từng đối tượng cụ thể; hình thức tuyên truyền chưa đa dạng. - Ứng dụng CNTT: Phần mềm hoạt động chưa ổn định, còn chậm,thao tác phức tạp; khả năng sử dụng CNTT của một bộ phận cán bộ chuyên môn còn hạn chế, lúng túng. 18 3 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ THU BHXH BẮT BUỘC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN GÒ VẤP 3.1 Cơ sở dự báo xu hƣớng phát triển của BHXH quận Gò Vấp trong những năm tới 3.1.1 Quan điểm của Đảng và nhà nước ta về chính sách ASXH 3.1.2 Chiến lược phát triển ngành BHXH Việt Nam đến năm 2020 3.1.3 Sự phát triển của nền kinh tế nước ta trong giai đoạn 2016-2020 3.1.3.1 Cả nước 3.1.3.2 Thành phố Hồ Chí Minh 3.1.3.3 Quận Gò Vấp 3.2 Dự báo công tác thu BHXH bắt buộc tại quận Gò Vấp + Kế hoạch thu: dự báo số thu trong những năm tới vào khoảng 850-1.200 tỷ đồng. + Phát triển đối trượng tham gia BHXH: Dự báo có khoảng 800-1.000 doanh nghiệp và 3.500-5.000 lao động tham gia mới BHXH trong giai đoạn 2017-2020. + Công tác đôn đốc, quản lý nợ: dự báo có khoảng 10%-15% đơn vị nợ (khoảng 500-600 đơn vị) được thanh tra, kiểm tra. 3.3 Giải pháp tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về thu BHXH bắt buộc trên địa bàn quận Gò Vấp 3.3.1 Công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc + Phối hợp với Phòng LĐTB & XH hoặc cơ quan Thuế đối chiếu số lao động thuộc diện phải tham gia BHXH bắt buộc theo luật định tại các đơn vị SDLĐ đang hoạt động và đóng thuế để xác định số lao động chưa tham gia BHXH 19 + Phối hợp với Sở Kế hoạch - Đầu tư hoặc Phòng Kinh tế của UBND quận lấy thông tin các DN mới thành lập hoặc phối hợp với cơ quan Thuế cùng cấp rà soát những DN có đóng thuế nhưng chưa tham gia BHXH. + Hoàn thiện hệ thống trao đổi thông tin với cơ quan Thuế về danh sách đơn vị, lao động, đơn vị giải thể, phá sản, bị thu hồi. + BHXH Thành phố cần xây dựng chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH hằng năm và giao xuống cho các BHXH quận + Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền. 3.3.2 Tăng cường công tác đôn đốc, quản lý nợ, thanh tra, kiểm tra và khởi kiện + Thiết lập trang website đưa thông báo đóng BHXH để đơn vị dễ dàng tra cứu và nộp tiền. + Cương quyết xử lý những DN cố tình chây ỳ, chậm đóng BHXH làm ảnh hưởng đến quyền lợi của NLĐ; xác lập hồ sơ nợ các đơn vị mất tích, giải thể, phá sản đưa các đơn vị nợ khó đòi vào diện quản lý riêng. + Phối hợp với Phòng LĐTB & XH, tham mưu UBND quận ra quyết định thanh tra việc chấp hành pháp luật đối với các DN nợ tiền đóng BHXH kéo dài từ 03 tháng trở lên trên địa bàn. + Chủ động cung cấp hồ sơ, thông tin, phối hợp LĐLĐ cùng cấp khởi kiện các đơn vị nợ BHXH từ 6 tháng trở lên ra tòa án theo quy định. + Tăng cường công tác khởi kiện vi phạm BHXH của công đoàn ; Sửa đổi, bổ sung, tạo sự đồng bộ trong Bộ luật Lao động, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật BHXH. - Quy định chặt chẽ về chế tài xử lý vi phạm BHXH bắt buộc 20 + Nâng mức phạt lên tối đa 200 triệu đồng đối với DN nợ đọng BHXH quá hạn hoặc trốn đóng BHXH. + Hình sự hóa tội danh chiếm dụng Quỹ BHXH vào Bộ luật hình sự. + Nghiên cứu đưa quy định buộc DN phải có một khoản quỹ dự phòng khi đăng ký kinh doanh qua một tài khoản tại ngân hàng. 3.3.3 Công tác đào tạo, bồi dưỡng và tổ chức, xây dựng đội ngũ viên chức + Thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ cho viên chức. + Đối với viên chức làm công tác quản lý, bên cạnh bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ thì phải nâng cao trình độ lý luận chính trị, kỹ năng quản lý nhà nước. + Chú trọng đào tạo kiến thức nghiệp vụ cho viên chức mới vào ngành. + Thường xuyên phổ biến các kiến thức mới về chính sách pháp luật về BHXH, nâng cao nghiệp vụ chuyên ngành BHXH. + Tập huấn phổ biến ứng dụng công nghệ thông tin cho viên chức bởi cơ quan BHXH đã thực hiện ứng dụng hồ sơ điện tử trong giải quyết hồ sơ của đơn vị. + Bổ sung nhân sự để thực hiện các công việc chuyên trách về tuyên truyền, đôn đốc nợ, thanh tra, kiểm tra. + Thường xuyên và định kỳ đánh giá chất lượng Đảng viên. 3.3.4 Công tác tuyên truyền Trong giai đoạn tới cần thành lập tổ tuyên truyền từ 5-7. Nếu mỗi tháng có ít nhất 1 chương trình tuyên truyền thì một năm có thể đạt 12 đến 15 chương trình. 21 3.3.5 Cải cách về thủ tục hành chính + Rà soát giảm bớt các thủ tục hành chính không cần thiết, công khai minh bạch những quy định, quy trình quản lý, thủ tục hồ sơ về thu, nộp và giải quyết các chế độ BHXH. + Nâng cao chất lượng phục vụ, chất lượng làm việc chuyển từ cách làm việc từ hành chính thụ động sang chủ động phục vụ. + Tăng cường triển khai giao dịch hồ sơ điện tử, dịch vụ phát chuyển hồ sơ bằng đường Bưu điện. + Thiết lập hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý kiến nghị và kết quả giải quyết thủ tục hành chính. 3.3.6 Phát triển hệ thống CNTT của ngành + Ban hành quy định về giao dịch hồ sơ điện tử, thống nhất sử dụng cùng một phần mềm đồng bộ. + Xây dựng phần mềm liên thông cơ sở dữ liệu với các bộ, ngành, đơn vị có liên quan như UBND, Thuế, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, LĐTB & XH, Y tế, Ngân hàng, Bưu điện, cơ quan thi hành án, cơ sở khám chữa bệnh, đơn vị SDLĐ. 3.4 Kiến nghị 3.4.1 Đối với Quốc hội + Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về BHXH, đảm bảo tính khả thi, phù hợp với tình hình thực tế. + Cần tham khảo ý kiến NLĐ trước khi ban hành chính sách pháp luật về BHXH. + Quy định chế tài xử phạt chặt chẽ, như Khoản 7, Điều 21, Luật BHXH 2014 quy định trách nhiệm của người SDLĐ, nhưng không quy định chế tài xử phạt trong trường hợp người SDLĐ không thực hiện theo đúng quy định. 22 + Cần bổ sung thêm trách nhiệm của cơ quan BHXH tại Điều 23 Luật BHXH 2014: Thông báo công khai và rộng rãi cho NLĐ trong đơn vị biết thông qua tổ chức Công đoàn cơ sở khi đơn vị có hiện tượng chậm đóng tiền BHXH. + Từng bước điều chỉnh tỷ lệ thu BHXH cho hài hòa giữa NLĐ và chủ SDLĐ. + Xem xét BHXH như là một loại thuế, các trường hợp trốn đóng, chậm nộp, gian lận hoặc chiếm dụng tiền BHXH của NLĐ cần phải bị xử lý hình sự. 3.4.2 Đối với Tổng liên đoàn lao động Việt Nam Cần có chế độ ưu đãi đối với những người làm công tác công đoàn, bảo vệ quyền lợi cho họ. 3.4.3 Bảo hiểm xã hội Việt Nam và BHXH thành phố Hồ Chí Minh 3.4.3.1 Đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam + Hoàn thiện các văn bản về nghiệp vụ thu BHXH bắt buộc; các quy trình, thủ tục hồ sơ về thu, nộp BHXH cần đơn giản dễ làm, dễ hiểu. + Phối hợp chặt chẽ giữa các Ban của BHXH Việt Nam, tránh việc chồng chéo khi ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn. + Giao chỉ tiêu phát triển đơn vị mới cho từng cơ quan BHXH để đánh giá kết quả hoàn thành kế hoạch vào cuối năm. + Cần có những chế độ thu hút nhân tài vào làm việc trong ngành BHXH. + Đẩy mạnh công tác quy hoạch cán bộ; xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, có kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ. 23 3.4.3.2 Đối với BHXH thành phố Hồ Chí Minh + Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn. + Định kỳ cần tổ chức các cuộc đối thoại với DN và NLĐ. + Thường xuyên tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra. + Thực hiện khen thưởng các đơn vị thực hiện tốt việc thu đúng, nộp đủ tiền BHXH. + Hàng tháng, thông báo danh sách các đơn vị nợ tiền BHXH trên các phương tiện truyền thông để cho NLĐ biết được tình hình nợ tiền BHXH của các đơn vị. + Thành lập tổ chuyên thu nợ BHXH, khởi kiện. + Thiết lập đường dây nóng để NLĐ có thể gọi điện thoại trực tiếp báo cáo hoặc gửi mail tố cáo các trường hợp vi phạm pháp luật về BHXH. 3.4.4 Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền + Xây dựng một hệ thống mạng quản lý DN chung, thống nhất giữa các cơ quan ban ngành để tiện cho việc quản lý DN. + Biện pháp xử lý răn đe đối với những DN có quyết định xử phạt hành chính về nợ tiền BHXH nhưng vẫn không chịu thực hiện, thậm chí đã bị khởi kiện ra tòa nhưng DN vẫn không thực hiện theo phán quyết của Tòa án. + Xem xét trách nhiệm của các cơ quan ban ngành có liên quan từ Trung ương đến địa phương trong việc tuyên truyền và thực hiện chính sách BHXH. + Ngân hàng Nhà nước cần tích cực chỉ đạo các Ngân hàng thương mại thực hiện nghiêm túc việc trích tiền từ tài khoản của các đơn vị nợ tiền BHXH để thanh toán tiền BHXH theo đúng quy định. 24 KẾT LUẬN Thu BHXH là khâu đầu tiên và có ý nghĩa quan trọng nhất trong hệ thống cơ quan BHXH, nhờ có thu mới đảm bảo cho công tác chi trả các chế độ BHXH hiện hành một cách đầy đủ và kịp thời. Việc thu BHXH như thế nào sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của NLĐ ở hiện tại và trong tương lai; bên cạnh đó đối tượng của thu BHXH là tiền nên rất dễ xảy ra sai phạm, do đó việc tăng cường quản lý thu là điều cần thiết để làm giảm tình trạng trốn đóng, nợ đọng BHXH, đảm bảo thu đúng đối tượng, thu đủ theo quy định của Nhà nước. Trong phạm vi nghiên cứu của Luận văn, tác giả đã đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về thu BHXH bắt buộc trên địa bàn quận Gò Vấp từ năm 2012 đến năm 2016, cho thấy đối tượng tham gia, số thu BHXH bắt buộc đều gia tăng qua thời gian, tuy nhiên chưa khai thác được hết tiềm năng của quận; số đơn vị nợ đọng và trốn đóng BHXH cũng tăng theo; nguyên nhân chủ yếu là do tình hình kinh tế khó khăn, sự thiếu hiểu biết của người SDLĐ và NLĐ về chính sách BHXH; sự quản lý của ngành BHXH chưa chặt chẽ. Qua đó, để tăng cường quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn quận Gò Vấp cần thực hiện một số giải pháp: (1) Tăng cường công tác tuyên truyền về chính sách BHXH bắt buộc; (2) Phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc; (3) Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức BHXH đáp ứng được yêu cầu của công việc; (4) Tăng cường công tác phối hợp, thanh tra, kiểm tra; (5) Cải cách thủ tục hành chính; (6) Phát triển hệ thống CNTT. Ngoài ra, tác giả còn đưa ra một số kiến nghị đối với Quốc hội, Tổng LĐLĐ Việt Nam, cơ quan BHXH và một số cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_thu_bao_hiem_xa_hoi_bat.pdf
Luận văn liên quan