Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội của Ủy ban nhân dân phường tại Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh

Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội, là một bộ phận trong Quản lý Nhà nước về An ninh, trật tự, vì vậy, mục đích của công tác này cũng phải được định hướng và nhằm23 góp phần thực hiện mục đích chung. Theo đó, mục đích cuối cùng của Quản lý Nhà nước về An ninh trật tự nói chung là bảo vệ vững chắc nền an ninh trật tự của Tổ quốc, bảo đảm sự ổn định và bình yên của xã hội, thực hiện thắng lợi mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Thực tiễn chứng minh rằng, nếu như quản lý trên lĩnh vực An ninh chính trị nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam, bảo vệ chế độ chính trị, bảo vệ nhà nước XHCN, kịp thời phát hiện và dập tắt mọi âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch chống phá CNXH, chống phá cách mạng Việt Nam, thì quản lý về Trật tự an toàn xã hội giành ưu tiên cho mục tiêu đảm bảo cho các quá trình xã hội, các hoạt động trong đời sống xã hội, đời sống cá nhân trong cộng đồng. được diễn ra một cách bình thường, an toàn. trên cơ sở tôn trọng và tuân thủ các quy định của pháp luật và các quy tắc của lối sống, đạo đức XHCN. Giữa An ninh quốc gia và Trật tự an toàn xã hội có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau. An ninh quốc gia được bảo vệ vững chắc mới tạo điều kiện cơ bản thuận lợi để bảo vệ tốt trật tự an toàn xã hội. Ngược lại, Trật tự an toàn xã hội được giữ vững sẽ góp phần tích cực vào việc bảo vệ vững chắc An ninh quốc gia, tăng cường lòng tin của quần chúng vào Đảng, Nhà nước, vào chế độ XHCN. Cần nhấn mạnh rằng: Nếu tình hình Trật tự an toàn xã hội diễn biến phức tạp, nghiêm trọng kéo dài, không kiểm soát được sẽ gây ảnh hưởng rất xấu, thậm chí chuyển hóa thành vấn đề chống đối chính trị, điều đó rõ ràng tác động tiêu cực đến An ninh quốc gia. Mục tiêu cụ thể của Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội là nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ bảo vệ an toàn các cơ quan nhà nước, các tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật và các kỷ cương xã hội, đấu tranh có hiệu quả đối với tình trạng phạm tội, với các vi phạm pháp luật và các loại tệ nạn xã hội, giữ cho xã hội luôn luôn ở trong trạng thái bình yên, trật tự, nề nếp kỷ cương.

pdf26 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 964 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội của Ủy ban nhân dân phường tại Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ại xã. 1.3.7. Xây dựng, chỉ đạo lực lượng Công an phường 1.4. Một số kinh nghiệm thu hút ngƣời dân tham gia vào hoạt động bảo đảm về TTATXH tại địa phƣơng của Ủy ban nhân dân phƣờng  Mô hình “Đội xe ôm tự quản” tại ga Sài Gòn, phƣờng 9, quận 3  Mô hình “Tổ công nhân tự quản về ANTT tại khu nhà trọ”  Mô hình “Tổ xung kích phòng, chống tội phạm phƣờng Phú hòa” thành phố Thủ Dầu Một thuộc Câu lạc bộ phòng, chống tội phạm trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng  Mô hình “Quản lý, giáo dục con em trong gia đình không phạm tội và tệ nạn xã hội”  Mô hình “Công tác quản lý, giúp đỡ ngƣời lầm lỗi tại cộng đồng dân cƣ theo mô hình 5 + 1” 1.5. Một số kinh nghiệm của UBND phƣờng để thu hút ngƣời dân tích cực tham gia bảo đảm TTATXH tại địa phƣơng Đảng chỉ đạo, điều hành của chính quyền, phát huy vai trò các thành viên đoàn thể chính trị - xã hội, nhân dân thể hiện tinh thần làm chủ của mình, có trách nhiệm tham gia tích cực phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Quan tâm đến công tác thi đua, khen thưởng, biểu dương để động viên, khích lệ tinh thần những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Phải ban hành quyết định về Quy chế tổ chức và hoạt động, quy định rõ vị trí, chức năng, mục đích, nguyên tắc hoạt động; cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ quyền hạn. TIỂU KẾT CHƢƠNG I Giữ vững ổn định tình hình an ninh trật tự, là giữ cho xã hội được an toàn, có trật tự, kỷ cương tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển bền vững, tạo được môi trường sống yên ổn, góp phần đảm bảo cuộc sống vui vẻ, lành mạnh, hạnh phúc cho Nhân dân, vì vậy đây cũng là lĩnh vực được nhân dân quan tâm và sẵn sàng tham gia. Giữ gìn Trật tự an toàn xã hội bình yên là nhiệm vụ chung của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân. Nhà nước ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở, hành lang pháp lý cho công tác quản lý về Trật tự an toàn xã hội cả ở tầm vĩ mô, cả ở tầm cơ sở, trong đó có quy định về chức năng, nhiệm vụ của UBND Phường. Trước tình hình mới, UBND phường phải nâng cao năng lực lãnh đạo, bảo đảm hiệu quả trong quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn để giải quyết nhiều vấn 7 đề mới giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn; chủ động quản lý phòng ngừa, kiên quyết ngăn chặn, đấu tranh với tội phạm, tệ nạn xã hội, giảm thiểu hành vi vi phạm pháp luật... góp phần quan trọng vào việc tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. CHƢƠNG II THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN PHƢỜNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 12 HIỆN NAY 2.1. MỘT SỐ TÌNH HÌNH ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN 2.1.1. Đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, xã hội Quận 12 có diện tích tự nhiên 5.274, 9045 ha; có 11 phường, Dân số đến nay có 535.572 người. Theo định hướng chung của Thành phố, quận 12 phát triển thành quận đô thị, gồm nhiều chức năng đảm bảo vai trò là một trong những trung tâm thương mại dịch vụ, công nghiệp xanh, khu dân cư, là khu vực giãn dân trong nội thành thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, trên địa bàn quận hình thành nhiều dự án khu nhà ở, chung cư mới như Chung cư Thái An 1, 2 (phường Đông Hưng Thuận), khu chung cư Tín Phong, Kim Tâm Hải(phường Tân Thới Nhất), Khu nhà ở và chung cư Đất Lành (phường Trung Mỹ Tây), Khu dân cư An Sương (phường Tân Hưng Thuận), các chung cư ở phường Thới An Đã thu hút số lượng lớn lực lượng công nhân, người lao động, sinh viên, học sinh từ các tỉnh thành đến lao động, làm việc, học tập., mặt khác do nhu cầu ở của nhân dân trong nội thành, các hộ bị ảnh hưởng bởi các dự án phải giải tỏa, di dời nên tăng dân số cơ học là rất lớn. 2.1.2. Tổ chức hoạt động của Ủy ban nhân dân phường tại Quận 12 UBND phường gồm Chủ tịch, 02 Phó Chủ tịch, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an. 2.1.2.1. Giải quyết công việc của Ủy ban nhân dân phường: - Ban hành Quyết định, Chỉ thị để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. - Đối với các vấn đề cần giải quyết gấp nhưng không tổ chức được cuộc họp, các thành viên Ủy ban nhân dân phường cho ý kiến bằng văn bản. Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường quyết định và báo cáo Ủy ban nhân dân phường tại phiên họp gần nhất. 2.1.2.2. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của các thành viên Ủy ban nhân dân phường Tích cực, chủ động tổ chức chỉ đạo thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng 8 phí; tăng cường kiểm tra, đôn đốc cán bộ, công chức hoàn thành các nhiệm vụ; thường xuyên học tập, nâng cao trình độ, nghiên cứu đề xuất với cấp có thẩm quyền về chủ trương, chính sách đang thi hành tại cơ sở; 2.1.2.3. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của công chức phường Theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và công chức phường còn có trách nhiệm Giúp Ủy ban nhân dân và Lãnh đạo Ủy ban nhân dân phường thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở phường, bảo đảm sự thống nhất quản lý theo lĩnh vực chuyên môn; chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo Ủy ban nhân dân phường và cơ quan chuyên môn quận về lĩnh vực được phân công. 2.1.2.4. Cơ cấu, số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm việc hiện có tại Ủy ban nhân dân phường: Hiện tại, 11 phường có 562 cán bộ, công chức; trong đó: Công chức: 155 người; Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Sau Đại học: 17 người, Đại học: 369 người, Cao đẳng, Trung cấp: 104 người. 2.2. THỰC TRẠNG QLNN VỀ TTATXH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN PHƢỜNG TRÊN ĐỊA BÀN Quận 12 đô thị hóa ở các phường phát triển với tốc độ nhanh, thuận lợi quy hoạch phát triển các khu dân cư, khu thương mại - dịch vụ - du lịch; cơ sở kinh tế - khoa học kỹ thuật, trường học... nên tăng dân số cơ học là rất lớn đây thật sự là áp lực cho công tác quản lý Nhà nước về trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường. 2.2.1. Tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, chương trình, kế hoạch của cấp trên về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội Thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ Chính trị về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới”; Kế hoạch số 24- KH/QU ngày 28/3/2011 của Quận ủy về thực hiện Chương trình hành động số 04-CTr/TU của Ban Thường vụ Thành ủy thực hiện Chỉ thị 48-CT/TW của Bộ Chính trị; Kế hoạch số 206/KH-UBQ ngày 22/8/2012 của UBND quận; UBND phường xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện 03 nhiệm vụ giải pháp: nâng cao vai trò lãnh đạo của các cấp ủy, chỉ đạo điều hành của chính quyền đối với công tác phòng, chống tội phạm; huy động các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và toàn xã hội tham gia phòng, chống tội phạm; củng cố nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, lực lượng trực tiếp phòng, chống tội phạm. Tập trung thực hiện thường xuyên lâu dài nhằm đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phục vụ phát triển kinh tế - văn hóa-xã hội tại địa phương theo phương châm “phòng ngừa là cơ bản”, “kết hợp giữa xây và chống” lấy biện pháp xây là chính, biện pháp chống phải kiên quyết, triệt để, dựa vào sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. 9 2.2.2. Tổ chức xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn phường UBND phường tập trung huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và nhân dân tham gia phòng, chống tội phạm, quản lý giáo dục đối tượng, vận động nhân dân tích cực tấn công trấn áp tội phạm, truy bắt các đối tượng bị truy nã đang lẩn trốn, xây dựng củng cố lực lượng an ninh cơ sở... Củng cố mô hình tự quản “Hộ, nhóm hộ, tổ dân phố tự quản về an ninh trật tự”, “Tổ xe ôm tự quản”, “Dân phòng tự quản khu phố”, “Nhóm hộ tự quản về an ninh trật tự trong các hộ cho thuê trọ”, “Quản lý, cảm hóa, giáo dục, giúp đỡ người lầm lỗi tại cộng đồng dân cư”(gọi tắt mô hình “6+1”),“Khu phố không có tội phạm ẩn náu hoạt động và Khu phố có tội phạm bị phát hiện nhanh, ngăn chặn kịp thời; mô hình camera giám sát an ninh trật tự khu dân cư và tuyến đường công cộng. Triển khai nhân rộng, bước đầu các mô hình đã phát huy hiệu quả thiết thực, phù hợp với yêu cầu thực tế, như mô hình“Tổ xe ôm tự quản”, “Nhóm hộ tự quản về an ninh trật tự trong các hộ cho thuê trọ”, “Gậy an ninh trật tự”, “Camera an ninh trật tự” góp phần nâng cao phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn. 2.2.3. Tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý hành chính để đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở Dân số trên địa bàn có 535.572 người, thành phần dân cư đa dạng, phức tạp, ý thức chấp hành những quy định về quản lý hộ tịch, hộ khẩu, tạm trú, tạm vắng... của một bộ phận nhân dân còn thấp đã gây không ít khó khăn cho việc quản lý hành chính. UBND phường lãnh đạo, chỉ đạo Công an phường tăng cường công tác quản lý nhân hộ khẩu, tổ chức triển khai thực hiện các chuyên đề về công tác quản lý hành chính để từ đó nhanh chóng phát hiện những biểu hiện bất ổn về an ninh trật tự, kịp thời có biện pháp giải quyết, tránh để xảy ra các vụ việc phức tạp, kéo dài. Về phòng cháy, chữa cháy: UBND phường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện giám sát theo dõi, kiểm tra đôn đốc các chung cư, nhà cao tầng, khu dân cư, tập trung đông dân cư đã được hình thành, khu công nghiệp, cụm công nghiệp được xây dựng và đi vào hoạt; hệ thống chợ, siêu thị, bến xe Tây Nam, Lệ Hà ngã Tư Ga... Nhắc nhở, tuyên truyền cho một bộ phận chủ các doanh nghiệp, người dân còn lơ là, chủ quan chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác phòng cháy, chữa cháy. 2.2.4. Tổ chức công tác giữ gìn trật tự công cộng UBND phường chỉ đạo các lực lượng chức năng phường thường xuyên tuần tra, mật phục; CSKV ở từng ô khu vực có trách nhiệm đảm bảo giữ gìn an ninh trật tự địa bàn mình phụ trách và định kỳ thành viên Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và 10 phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ phường phụ trách khu phố theo dõi giám sát, kiểm tra đôn đốc và cho ý kiến chỉ đạo kịp thời giải quyết vụ việc có liên quan. Công tác đảm bảo trật tự giao thông trên địa bàn các phường chưa thường xuyên, liên tục; phối hợp chưa đồng bộ nên còn nhiều hạn chế. Tình trạng lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh, buôn bán... còn khá phổ biến và thường xuyên tái diễn. (các tuyến đường Trường Chinh, Nguyễn Văn Quá, Nguyễn Ảnh Thủ, đường Vườn Lài...). Trật tự lòng lề đường vào các ngày nghỉ, ngoài giờ hành chính, vào ban đêm... còn tái diễn phức tạp. Trên nhiều tuyến đường nội bộ, đường liên phường chưa được các phường tập trung bố trí lực lượng kiểm tra xử lý kiên quyết theo kế hoạch. - Về phòng, chống thiên tai, dịch bệnh: tuyên truyền vận động nhân dân trên địa bàn chủ động phòng, chống; cảnh báo, hướng dẫn các biện pháp phòng, tránh ứng phó kịp thời để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do thiên tai, dịch bệnh gây ra, các loại tai nạn lao động cũng cần được chú ý phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do tai nạn lao động gây ra. - Công tác kiểm tra, xử phạt hành chính về vệ sinh môi trường cũng còn nhiều tồn tại và thực hiện chưa nghiêm, ý thức chấp hành pháp luật và ý thức chấp hành các quy định về vệ sinh môi trường ở khu dân cư đô thị của một bộ phận nhân dân còn thấp, tình trạng kinh doanh xả rác, vứt rác, phóng uế bừa bãi... gây mất cảnh quan đô thị, ảnh hưởng vệ sinh môi trường. 2.2.5. Tổ chức phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội ở địa bàn phường - Về tổ chức phòng chống tội phạm Công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội được lực lượng công an phường thực hiện quyết liệt. Đã phòng ngừa, đấu tranh không để xảy ra các vụ án nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng gây dư luận xấu trong nhân dân; ngăn chặn các loại tội phạm sử dụng vũ khí nóng gây án, tội phạm theo kiểu “xã hội đen”, bảo kê hoạt động trên địa bàn; đã kịp thời triệt phá nhiều băng nhóm tội phạm không để hoạt động phức tạp. Công tác đấu tranh xử lý hoạt động mua bán, sử dụng trái phép chất ma tuý; giải quyết các điểm cờ bạc, mại dâm trá hình được tăng cường thực hiện. - Về phòng chống ma túy và bài trừ các tệ nạn xã hội Tệ nạn ma túy ngày càng diễn biến phức tạp, người nghiện ma túy ngày một đa dạng về thành phần, đối tượng, trẻ hóa về độ tuổi, sau khi đi cai nghiện trở về địa phương tái nghiện vẫn còn chiếm tỉ lệ cao. UBND phường triển khai kế hoạch tuyên truyền kết hợp đấu tranh, xứ lý quyết liệt và liên tục tấn công thì tình hình hoạt động ma túy tại các khu vực công cộng cơ bản được giải quyết. Việc quản lý các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự và các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm còn nhiều bất cập gây khó khăn trong quản lý và kiểm tra xử lý vi 11 phạm. 2.2.6. Tổ chức quản lý, giáo dục các đối tượng theo quy định của pháp luật tại phường. UBND phường ban hành quyết định phân công người trực tiếp giám sát, giáo dục và tạo điều kiện thuận lợi về học tập, lao động, rèn luyện hòa nhập với cộng đồng. CSKV thường xuyên kiểm danh, kiểm diện đối tượng nằm trong diện quản lý để cảm hóa, giáo dục đối tượng qua phối hợp các ngành, đoàn thể và nhân dân giáo dục, gọi hỏi, răn đe. Tuy nhiên, sự phối hợp giữa công an phường với ban ngành, đoàn thể chưa đồng bộ, chặt chẽ nên thiếu kiểm tra, nhận xét, đề xuất, giới thiệu dạy nghề, hỗ trợ vốn; các đối tượng thuộc diện này thường bỏ đi làm ăn xa hoặc không về địa phương nên công tác quản lý đối tượng còn nhiều bất cập, mặt khác số đối tượng khi trở về địa phương không có việc làm ổn định, do nhận thức người dân chưa cao nên số đối tượng này còn mặc cảm với xã hội, chưa hòa nhập với cộng đồng. 2.2.7. Xây dựng, chỉ đạo lực lượng Công an phường Lực lượng Công an nhân dân được xác định là lực lượng xung kích, nòng cốt trong bảo đảm trật tự an toàn xã hội tại địa phương. Quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo Công an phường thực hiện tốt các quy định về tư thế, lễ tiết, tác phong theo điều lệnh CAND; 5 lời thề danh dự, 10 điều kỷ luật của CAND Việt Nam; 11 điều cán bộ, chiến sĩ Công an không được làm và chuẩn mực đạo đức theo 6 điều Bác Hồ dạy CAND. 2.3. Đánh giá nhận xét 2.3.1. Những ưu điểm 1. Đảng ủy, UBND phường quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai đồng bộ, rộng khắp Chương trình “Vì Quận 12 bình yên”; Trung tâm chỉ huy xử lý hình ảnh, phần mềm quản lý cư trú triển khai thực hiện ở UBND 11 phường đấu tranh phòng, chống có hiệu quả với các loại tội phạm, đảm bảo an ninh, trật tự ở địa phương. 2. Đảng ủy, UBND, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể phường, cấp ủy và Ban điều hành khu phố tập trung thực hiện thường xuyên, lâu dài kế hoạch tổ chức thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách, chương trình, kế hoạch của cấp trên về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội theo phương châm “phòng ngừa là cơ bản”, “kết hợp giữa xây và chống” lấy biện pháp xây là chính, biện pháp chống phải kiên quyết, triệt để, dựa vào sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. 3. UBND phường đã lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý hành chính để đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội bằng nhiều đợt cao điểm tấn công tội phạm, công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm được tăng cường, tập trung. 4. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất từ phường đến khu phố, tổ dân phố, tạo sự 12 đồng tình, hưởng ứng, ủng hộ của Nhân dân về việc chấp hành các qui định của pháp luật trong lĩnh vực trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông và vệ sinh môi trường. Công tác kiểm tra, xử phạt được tăng cường, tình hình trật tự đô thị, vệ sinh công cộng ở một số địa bàn, tuyến đường, khu vực được đảm bảo. 2.3.2. Nguyên nhân của những ưu điểm 1. Tổ chức thực hiện công tác quản lý Nhà nước về TTATXH, luôn được Đảng ủy và UBND phường quan tâm chỉ đạo chặt chẽ cán bộ, công chức phường 2. Cán bộ, công chức phường luôn chủ động làm tốt công tác tham mưu cho Đảng uỷ và Ủy ban Nhân dân phường 3. Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong cộng đồng dân cư và trong các cơ quan, doanh nghiệp, trường học... trên địa bàn phường được coi trọng và tiến hành thường xuyên 4. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của UBND phường về trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông và vệ sinh môi trường được kiểm tra xử lý liên tục 2.3.3. Một số hạn chế 1. Hoạt động Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội chưa toàn diện, chủ động kịp thời, thường xuyên và liên tục 2. Tổ chức xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn phường qua các Mô hình tự quản, tự phòng về ANTT chưa được Cấp ủy-Chính quyền quan tâm kiểm tra, đầu tư và phát huy hiệu quả 3. Tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý hành chính để đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở thực hiện chưa nghiêm, kiểm tra xử lý còn buông lỏng 4. Tổ chức công tác giữ gìn trật tự công cộng chưa ngăn chặn, xử lý kịp thời tội phạm, tệ nạn xã hội, trật tự lòng lề đường, vệ sinh môi trường 5. Tổ chức phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội ở địa bàn phường hiệu lực, hiệu quả chưa cao 6. Tổ chức quản lý, giáo dục các đối tượng theo quy định của pháp luật tại địa phương còn chưa kịp thời giám sát theo dõi giúp đỡ tái hòa nhập xã hội 7. Xây dựng, chỉ đạo lực lượng Công an phường chưa thường xuyên, liên tục, chạy theo phong trào 2.3.4. Nguyên nhân của những hạn chế 1. Nhận thức về công tác Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội cán bộ, công chức phường còn đơn giản, xem đây là nhiệm vụ của lực lượng Công an 13 2. Tổ chức xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn phường chưa đi vào chiều sâu, còn hình thức, UBND phường thiếu kiểm tra đôn đốc, quy trách nhiệm rõ ràng để phát huy vai trò các thành viên 3. UBND phường lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý hành chính để đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở địa phương chưa toàn diện, kiểm tra đôn đốc và xử lý chưa kịp thời, chưa thực hiện đúng quy định pháp luật 4. UBND phường lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức công tác giữ gìn trật tự công cộng chưa chưa thực hiện thường xuyên, đồng bộ và xử lý kiên quyết 5. UBND phường đề ra chương trình, kế hoạch để lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội ở địa bàn phường hiệu quả chưa cao 6. UBND phường lãnh đạo, chỉ đạo Công an phường phối hợp chưa đồng bộ, thiếu kiểm tra giữa bộ phận, ban ngành, đoàn thể phường quản lý, giáo dục các đối tượng theo quy định của pháp luật tại địa phương 2.3.4.7. UBND phường xây dựng, chỉ đạo lực lượng Công an phường chưa thường xuyên, giao hết cho Đảng ủy, Ban Chỉ huy Công an phường TIỂU KẾT CHƢƠNG II Quận 12 ngày nay càng ngày càng được đô thị hóa theo hướng văn minh, hiện đại, đời sống mọi mặt của Nhân dân được nâng cao, chất lượng cuộc sống càng được đảm bảo, trật tự an ninh được giữ vững. UBND phường, với tư cách là chủ thể giữ vai trò lãnh đạo, chỉ đạo trong phòng ngừa tội phạm ở địa bàn cơ sở, tuy đã có nhiều cố gắng, song do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan khác nhau, nên việc thực hiện chức năng nắm tình hình mọi mặt, còn thiếu chủ động, việc triển khai các biện pháp còn lúng túng, đôi khi chạy theo vụ việc, tình hình tội phạm, tệ nạn và các vi phạm pháp luật khác trên địa bàn phường còn diễn biến phức tạp, một số tồn tại về trật tự an toàn xã hội đang gây bức xúc cho người dân... Điều đó đặt ra yêu cầu cần có những giải pháp vừa trước mắt vừa lâu dài nhằm tăng cường hiệu quả Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn mình phụ trách trong thời gian tới. CHƢƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN PHƢỜNG TRÊN ĐỊA BÀN 14 3.1. Một số cơ sở để đƣa ra giải pháp 3.1.1. Quận 12 sẽ tiếp tục phát triển nhanh về mọi mặt theo hướng xây dựng quận đô thị văn minh, hiện đại, nghĩa tình Quận tập trung thực hiện các dự án nhà ở có bố trí công trình công cộng - hạ tầng xã hội trên địa bàn các phường nhằm phục vụ nhu cầu nhà ở tại địa phương. Đầu tư các khu vực quy hoạch công viên cây xanh, công trình công cộng... Sẽ làm nảy sinh những phức tạp mới liên quan trực tiếp đến tình hình trật tự an toàn xã hội tại địa phương. Tốc độ di biến động nhân hộ khẩu theo hướng tăng lên sẽ phức tạp thêm, gây khó khăn cho công tác quản lý, kiểm tra của chính quyền địa phương. Vấn đề giải phóng mặt bằng phục vụ chỉnh trang đô thị, dự án nhà ở, xây dựng kết cấu hạ tầng, xây dựng khu đô thị mới... có thể nảy sinh và phát sinh khiếu kiện, nếu không phát hiện kịp thời và biện pháp xử lý dứt điểm từ cơ sở sẽ trở thành “điểm nóng”, tác động xấu đến tình hình Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn các phường. 3.1.2. Tình hình hoạt động của các loại tội phạm hình sự, tệ nạn xã hội trên địa bàn các phường của Quận 12 còn diễn biến phức tạp Tình hình an ninh trật tự trên địa bàn các phường tiếp tục nổi lên nhiều vấn đề phức tạp về trật tự xã hội, tội phạm hình sự tiếp tục gia tăng và tính chất vụ việc diễn biến phức tạp, có chiều hướng manh động hơn, hoạt động có tính băng nhóm, có tổ chức hơn và đối tượng lưu động đến địa bàn gây án chiếm tỷ lệ cao Đặc biệt xu hướng trẻ hóa tội phạm, tệ nạn, tính chuyên nghiệp cao trong hành vi vi phạm pháp luật, các loại tội phạm lợi dụng công nghệ cao và có yếu tố nước ngoài trong các lĩnh vực thông tin, tài chính, ngân hàng... có chiều hướng gia tăng, không loại trừ khả năng phát sinh những loại tội phạm mới gây khó khăn cho công tác phát hiện, nhận diện tội phạm. Nguy cơ cháy nổ dễ xảy ra đối với khu chợ An Sương, khu nhà cao tầng, cụm công nghiệp Tân Thới Nhất, Hiệp Thành... 3.1.3. Quận ủy Quận 12 tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, phát huy dân chủ Xã hội chủ nghĩa, giám sát của Nhân dân đối với chính quyền các cấp Tăng cường tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, người đứng đầu chính quyền các cấp với nhân dân trực tiếp nắm bắt, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng, sáng kiến, kiến nghị của nhân dân về xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết kịp thời, hiệu quả những kiến nghị và những vấn đề bức xúc, chính đáng, hợp pháp của nhân dân. Nâng cao trách nhiệm phục vụ nhân dân của cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu cấp ủy, người đứng đầu chính quyền, cán bộ, đảng viên, lực lượng công an trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, thực thi công vụ. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND phường, là yêu cầu thực tế bức thiết của cuộc sống, nhằm ngày càng hoàn thiện thiết chế dân chủ, bảo đảm cho nhân dân thực hiện được quyền lực của mình, cũng chính là điều kiện quan trọng để đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với toàn xã hội cũng như bảo đảm thực hiện cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà 15 nước quản lý, nhân dân làm chủ”, thực hiện tốt vai trò là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương qua tổ chức thực hiện tốt chức năng giám sát của mình ở ngay tại cơ sở nhằm tác động đến bảo đảm quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở địa phương. 3.2. Mội số giải pháp nâng cao hiệu quả Quản lý Nhà nƣớc về Trật tự an toàn xã hội của Ủy ban nhân dân phƣờng 3.2.1. Nâng cao năng lực của Chủ tịch UBND phường trong tổ chức giải quyết vụ việc có liên quan đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội xảy ra trên địa bàn Là người đứng đầu chính quyền địa phương, Chủ tịch UBND phải trực tiếp giải quyết hoặc chỉ đạo Công an phường giải quyết các vụ việc có liên quan đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội xảy ra trên địa bàn theo thẩm quyền được pháp luật quy định. Cụ thể như sau: - Nhận và xử lý tin ban đầu về vụ việc; - Báo cáo cấp trên theo quy định; - Tổ chức hội ý những người có trách nhiệm để bàn kế hoạch giải quyết vụ việc; - Tổ chức xử lý các yêu cầu khẩn cấp tại nơi xảy ra vụ việc; - Chỉ đạo phối hợp với lực lượng của cấp trên về tham gia giải quyết vụ việc; - Tổ chức vận động nhân dân để giải quyết vụ việc; - Tổ chức thanh tra, kiểm tra, xác minh vụ việc; - Tổ chức bao vây truy bắt đối tượng gây án lẩn trốn; - Xử lý đối với những hành vi vi phạm pháp luật theo thẩm quyền; - Tổ chức khắc phục hậu quả do vụ việc gây ra; - Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm giải quyết vụ việc. 3.2.2. Tăng cường xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, đưa phong trào vào chiều sâu, tạo sự chuyển biến rõ rệt về hiệu quả công tác Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, với lực lượng Công an Phường làm nòng cốt, tăng cường chỉ đạo thực hiện tốt cuộc vận động “ Toàn dân tham gia phong trào tự phòng, tự quản, tự bảo vệ an ninh, trật tự ”, qua việc tiếp tục phát huy hiệu quả các Mô hình: Tổ xe ôm tự quản; Nhóm hộ tự quản; Câu lạc bộ Nữ chủ nhà trọ; Quản lý, cảm hóa, giáo dục, giúp đỡ người lầm lỗi tại cộng đồng dân cư (6+1); Khu phố không tội phạm ẩn náu hoạt động và Khu phố có tội phạm bị phát hiện nhanh, ngăn chặn kịp thời; Camera giám sát an ninh trật tự; Tiếng gậy cựu chiến binh; Tiếng kẻn nhà thờ, giờ bình yên; và chương trình “Vì Quận 12 bình yên”; chuẩn bị kỹ lưỡng kế hoạch, nội dung mở các Hội 16 nghị, ban hành các Nghị quyết liên tịch, xây dựng Chương trình phối hợp giữa các lực lượng, tổ chức trong Phường về giữ gìn, bảo đảm Trật tự an toàn xã hội trong tình hình hiện nay. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại các đơn vị, địa phương. Thực hiện có hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng, kịp thời động viên những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc. Nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, trong đó tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động của các mô hình tự quản, quảng bá và thực hiện tốt chương trình “Vì Quận 12 bình yên”, Trung tâm xử lý hình ảnh của Công an quận 12, phần mềm quản lý cư trú triển khai thực hiện ở UBND 11 phường.... góp phần phòng ngừa tội phạm, bài trừ tệ nạn xã hội. * Đề xuất, kiến nghị quận và thành phố thành lập “Câu lạc bộ phòng, chống tội phạm” tương tự như Câu lạc bộ phòng, chống tội phạm tỉnh Bình Dương, gồm: + Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ: Ban chủ nhiệm do Chủ tịch UBND quận quyết định bổ nhiệm; Chủ tịch UBND phường làm chủ nhiệm, Trưởng Công an phường làm phó chủ nhiệm thường trực – Đội trưởng Đội xung kích phòng, chống tội phạm; Công chức tư pháp – hộ tịch phường phó chủ nhiệm – Đội trưởng Đội tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; + Đội xung kích phòng, chống tội phạm với thành viên từ cơ quan quân sự, đoàn thanh niên, khu phố, người dân tích cực... do UBND phường quyết định. + Đội tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật với thành viên từ MTTQ và các đoàn thể phường, đảng viên có kiến thức pháp luật... do UBND phường quyết định. Quyết định ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Câu lạc bộ phòng, chống tội phạm do Chủ tịch UBND thành phố ký; quy định về tổ chức và hoạt động, vị trí, chức năng, mục đích, nguyên tắc hoạt động; cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ quyền hạn làm cơ sở pháp lý thành lập Câu lạc bộ phòng, chống tội phạm ở các phường, xã, thị trấn thuộc 24 quận, huyện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh để xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. 3.2.3. Tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý hành chính để đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở Tích cực lãnh đạo, chỉ đạo phòng ngừa, chủ động tiến công, tấn công kiên quyết và liên tục vào các loại tội phạm và những vi phạm pháp luật khác. Giao Công an phường thường xuyên gọi hỏi, răn đe các loại đối tượng, bố trí mạng lưới nhân dân, cơ sở bí mật để giám sát, theo dõi những biểu hiện hoạt động của đối tượng. Lập hồ sơ những đối tượng không tiến bộ đề nghị đưa vào những cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng. Thực hiện tốt công tác quản lý đối tượng, thường xuyên và có biện pháp phù hợp 17 trong giáo dục, cải tạo các đối tượng trong diện quản lý tại địa bàn phường. Đảng ủy, ủy ban nhân dân phường cần chỉ đạo sát sao các ban ngành, đoàn thể phối hợp, tạo điều kiện cho Công an phường trong công tác quản lý, giáo dục đối tượng theo Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30/9/2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn; Nghị định số 02/2014/NĐ-CP ngày 10/01/2014 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc; và Nghị định số 56/2016/NĐ-CP ngày 29/6/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 111/2013/NĐ- CP ngày 30/9/2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn nhằm hạn chế tỉ lệ tái phạm. 3.2.4. Nâng cao hiệu quả hoạt động hệ của thống chính trị phường trong thực thi pháp luật, tạo sức mạnh đồng bộ để tổng tấn công trấn áp tội phạm hình sự, bài trừ tệ nạn xã hội Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện kế hoạch đấu tranh chuyển hóa địa bàn (kết hợp củng cố Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ phường, Ban Chỉ đạo an toàn giao thông phường) thành một Ban Chỉ đạo do Bí thư đảng ủy phường làm Trưởng ban, Chủ tịch UBND phường làm Phó Trưởng ban thường trực, Trưởng Công an phường làm Phó Trưởng ban, thành viên là Phó Chủ tịch UBND phường phụ trách văn hóa – xã hội và Trưởng các đơn vị: quân sự, Ủy ban MTTQ, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Ban bảo vệ dân phố và Bí thư chi bộ khu phố. Ban hành nghị quyết, kế hoạch chuyển hóa địa bàn được quán triệt, triển khai thực hiện đến các cấp ủy, cán bộ, đảng viên. Triển khai công tác chuyển hóa địa bàn theo các giai đoạn: Khảo sát (xác định cụ thể các tụ điểm, khu vực, tuyến đường, khu phố, đối tượng phức tạp về tội phạm, ma túy, tệ nạn mãi dâm, cơ bạc). Xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện. Thực hiện công tác chuyển hóa (đấu tranh triệt xóa, lập hồ sơ đối sách đối với từng tụ điểm, khu vực, tuyến đường, khu phố, đối tượng... ) Thẩm định kết quả đấu tranh chuyển hóa. Tổ chức sơ kết. 3.2.5. Quản lý nhà nước về đấu tranh phòng chống ma túy và tệ nạn xã hội Tuyên truyền sâu rộng tác hại của ma túy, pháp luật phòng chống ma túy, các biện pháp phòng ngừa ma túy trong các cụm dân cư, các cơ quan, trường học bằng nhiều hình thức khác nhau, phù hợp với từng loại đối tượng. UBND phường chỉ đạo Công an phường và Tổ liên ngành VHTT phường tăng cường công tác điều tra cơ bản, nắm chắc tình hình, đánh giá cụ thể về đối tượng, tụ điểm mua bán, sử dụng ma túy, đặc biệt số đối tượng đến thuê trọ, đối tượng hoạt động ở các địa điểm công cộng như công viên, khu đang xây dựng, khu dự án; Tiến hành hoạt động kiểm 18 tra hành chính theo qui định, kịp thời phát hiện, xử lý các tụ điểm mại dâm ở các nhà nghỉ, quán karaoke, cắt tóc gội đầu thư giãn; cờ bạc, lô đề, cá độ bóng đá... Xử lý nghiêm minh những vi phạm mang tính chuyên nghiệp, những tụ điểm hoạt động có tổ chức. Lập hồ sơ số người nghiện ma túy để kết hợp gia đình, cộng đồng trong tổ chức cai nghiện cho họ theo Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 09/9/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng, Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 09/9/2010 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và Nghị định số 136/2016/NĐ- CP ngày 09/9/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 09/9/2010 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. 3.2.6. Tổ chức công tác giữ gìn trật tự công cộng 3.2.6.1. Về Trật tự xã hội Tăng cường chất lượng quản lý công tác đăng ký, quản lý hộ khẩu. Làm tốt công tác nắm tình hình di biến động về nhân khẩu, hộ khẩu, đặc biệt số hộ đến tái định cư, số mới chuyển đến, người nước ngoài đến cư trú, người ngoại tỉnh đến tạm trú...Làm tốt công tác hòa giải đối với những va chạm, mâu thuẫn từ lúc mới phát sinh, không để phức tạp, kéo dài dẫn đến hậu quả đáng tiếc. Tăng cường kiểm tra tạm trú, tạm vắng tại các địa bàn, cụm dân cư có nhà thuê trọ, nhà nghỉ, khách sạn, cơ sở kinh doanh nhạy cảm...Tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị định 72/2009/NĐ-CP ngày 03/9/2009 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh trật tự đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, duy trì tỉ lệ 100% số hộ kinh doanh thuộc diện này phải mở hồ sơ theo quy định, thực hiện quản lý chặt chẽ và thường xuyên kiểm tra việc kinh doanh của các hộ này theo các quy định hiện hành. Thường xuyên vận động, tuyên truyền về Nghị định số 47/1996/NĐ-CP ngày 12/8/1996 của Chính phủ về quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Thông tư số 05/TT-BNV của Bộ Nội vụ (C13) ngày 28/9/1996 về việc hướng dẫn thực hiện một số vấn đề trong Nghị định số 47/1996/NĐ-CP và Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp trong nhân dân và các cơ sở kinh doanh có liên quan. 3.2.6.2. Về Phòng cháy, chữa cháy Tuyên truyền sâu rộng trong các cơ quan, tổ chức và cụm dân cư về các văn bản, quy định của Nhà nước như Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 4/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng cháy, chữa cháy; Nghị định số 123/2003/NĐ-CP ngày 05/10/2003 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy... nhằm nâng cao sự hiểu biết của nhân dân về vấn đề này, xây dựng ý thức chấp hành nghiêm chỉnh các qui định về công tác phòng cháy, chữa cháy và những 19 kiến thức cơ bản, cần thiết trong xử lý tình huống khi vụ cháy xảy ra. Nâng cao ý thức trách nhiệm của người đứng đầu địa phương, cơ quan, đơn vị trên địa bàn trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng cháy, chữa cháy; đẩy mạnh thu hút, vận động các tổ chức, cá nhân tình nguyện tham gia phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Nâng cao chất lượng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy, chữa cháy; thực hiện có hiệu quả phương châm “bốn tại chổ” (lực lượng tại chổ, chỉ huy tại chổ, phương tiện tại chổ, vật tư hậu cần tại chổ) trong tổ chức, hoạt động phòng cháy, chữa cháy tại phường, làm tốt công tác phòng ngừa không để xảy ra cháy, nổ. Kiểm tra, phát hiện, xử lý kịp thời các cơ quan, đơn vị, cá nhân... trên địa bàn phường có những vi phạm về phòng cháy, chữa cháy. Kiên quyết áp dụng Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy đối với những đơn vị, tổ chức, cá nhân vi phạm (sau khi đã có văn bản nhắc nhở). 3.2.6.3. Về Trật tự, an toàn giao thông Cả hệ thống chính trị và bộ máy chính quyền phường, nhất là công tác tuyên truyền miệng, bản tin phường... tập trung tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông nhằm nâng cao hơn nữa ý thức chấp hành luật giao thông cho nhân dân. Tham mưu Đảng ủy, HĐND và UBND phường quán triệt, nêu cao ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ đảng viên, cán bộ, công chức trong thực thi công vụ. Xây dựng và thực hiện tốt nội quy, quy chế cơ quan, đơn vị đảm bảo văn minh công sở; kịp thời khen thưởng, động viên những cán bộ, công chức, thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm trật tự đô thị, xử lý nghiêm những trường hợp cán bộ vi phạm trong thực thi công vụ. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền phường phải chịu trách nhiệm cao nhất trong việc bảo đảm trật tự đô thị khi để xảy ra tình trạng vi phạm quy định về buôn bán lấn chiếm trái phép lòng đường, vỉa hè trên địa bàn quản lý. Quá trình lập, triển khai các kế hoạch kiểm tra, chấn chỉnh tình trạng lấn chiếm lòng, lề đường, vỉa hè cần có phương án tổ chức lấy ý kiến của đại diện Nhân dân nhằm tạo sự đồng thuận, chuyển biến tích cực và ủng hộ việc thiết lập trật tự đô thị. Chủ tịch UBND phường thực hiện kiểm tra, xử lý triệt để các điểm lấn chiếm lòng, lề đường, vỉa hè để kinh doanh, buôn bán, nhất là các điểm buôn bán tự phát, khu vực trước cổng trường học, bệnh viện, công ty, doanh nghiệp, các điểm dừng chờ xe buýt và các vị trí có nguy cơ cao dễ dẫn đến mất trật tự an toàn giao thông; tăng cường tổ chức kiểm tra, rà soát và có biện pháp giải quyết tình trạng xe ô tô dừng, đỗ không đúng nơi quy định tại các khu vực trung tâm hành chính, các giao lộ, tuyến đường thường xuyên bị ùn tắc giao thông; xử lý nghiêm các trường hợp dừng, đỗ xe trái phép, để phương tiện không đúng nơi qui định, không đảm bảo an toàn giao thông, ảnh hưởng vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị; kiểm soát, xử lý, giải quyết các trường hợp người ăn xin, buôn bán hàng 20 rong, chèo kéo kháchh. Yêu cầu các cơ quan, trường học, cơ sở đào tạo, bệnh viện, doanh nghiệp, chủ động phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông trước cơ quan, đơn vị; bố trí xe đưa đón nhân viên và học sinh ; sắp xếp, bố trí khu vực nhà để xe, nơi đưa đón học sinh trong khuôn viên trường, khuôn viên đơn vị nhằm phục vụ nhu cầu người dân; nhắc nhở không cho dừng, đậu xe dưới lòng đường gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông, an ninh trật tự khu vực. Chỉ đạo Công an phường tổ chức rà soát, điều tra cơ bản, lập danh sách đối với số thanh niên sử dụng các loại “xe độ”; các tiệm sửa xe có dấu hiệu “độ xe”; điểm đại lý bán vật liệu sắt thép, đại lý bia, thực phẩm... sử dụng xe thô sơ, 3, 4 bánh tự chế... Tham mưu lập tổ công tác tiến hành kiểm tra, nghiên cứu vận dụng các quy định pháp luật để xử lý nghiêm các cơ sở, hộ kinh doanh vi phạm như tiệm sửa xe làm xe “độ xe”, “đôn zên”, “xoáy nòng”, lắp ráp “xe mù, xe mờ”... CSKV qua công tác quản lý địa bàn, phát hiện số thanh thiếu niên sử dụng xe có biểu hiện “độ xe, đôn zên, xoáy nòng”, tiến hành xác minh làm rõ nguồn gốc xe, các giấy tờ liên quan, phối hợp Đội Cảnh sát giao thông quận kiểm tra xử lý ngay tại cơ sở, không để sử dụng các loại xe trên lưu thông trên đường. Chủ tịch UBND phường xây dựng các mô hình tự quản về an toàn giao thông tại địa phương như: “Tổ tự quản về trật tự an toàn giao thông”, “đoạn đường, ngõ phố tự quản” Đồng thời phân công Tổ Trật tự đô thị phường chủ động phối hợp Công an phường, Bảo vệ dân phố thường xuyên kiểm tra thiết lập lại trật tự lòng lề đường, không để xảy ra tình trạng tái lấn chiếm tại các khu vực buôn bán tự phát đã giải tỏa, nhất là vào các ngày nghỉ, ngoài giờ hành chính. 3.2.6.4. Về phòng, chống thiên tai, dịch bệnh Luôn quán triệt và thực hiện có hiệu quả phương châm “bốn tại chổ” (chỉ huy tại chổ; lực lượng tại chổ; vật tư, phương tiện và kinh phí tại chổ; hậu cần tại chổ) và “ba sẵn sàng” (chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả). Ngoài việc tập trung tuyên truyền vận động là chính, cần thiết áp dụng biện pháp xử lý hành chính để chế tài những hành vi phạm sau khi đã tuyên truyền để pháp luật nghiêm minh. 3.2.6.5. Về Bảo vệ môi trường sinh thái Tuyên truyền giáo dục nhân dân trong phường nâng cao ý thức trách nhiệm trong tham gia bảo vệ, giữ gìn môi trường sinh thái ngay tại nơi mình đang sinh sống, làm ăn, cư trú... Có kế hoạch kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động thu gom rác dân lập do tổ thu gom rác dân lập phường quản lý, cam kết thu đúng giá, lấy rác đúng giờ... Vận động người dân cam kết đổ rác đúng quy định, phân loại rác tại nhà, tích cực tham gia lao động “Ngày Chủ nhật xanh” do thành phố, quận, phường tổ chức nhằm chỉnh trang thành phố, giữ gìn cảnh quan đô thị, xây dựng tuyến phố, khu phố văn minh, sạch đẹp... Chủ động đề xuất ý kiến với cơ quan chức năng và cấp có thẩm quyền Quản lý Nhà 21 nước về môi trường sinh thái đối với những cơ quan, cơ sở... mà hoạt động của họ có nguy cơ gây ra những hiểm họa, tác hại về môi trường sinh thái địa bàn phường, đặc biệt là chất thải từ bệnh viện, từ dịch vụ ăn uống tại nhà hàng... Tiếp tục thí điểm chương trình “Phân loại chất thải rắn tại nguồn” tại một số phường. Thường xuyên tiến hành kiểm tra, phát hiện, xử lý những vi phạm pháp luật về môi trường trên địa bàn phường theo chức năng thẩm quyền của phường căn cứ vào Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 3.2.7. Tổ chức quản lý, giáo dục các đối tượng theo quy định của pháp luật tại địa phương Chủ tịch UBND phường chỉ đạo Công an phường phối hợp tốt với bộ phận, ban ngành, đoàn thể tổ chức tốt công tác quản lý, giáo dục các đối tượng sau đây, như: đối tượng bị phạt tù nhưng cho hưởng án treo, quản chế, cư trú bắt buộc; đối tượng có tiền án, tiền sự đang cư trú tại địa phương... thông qua việc thực hiện đúng quy chế phối hợp giữa CSKV với các ban ngành, đoàn thể, nhân dân và các lực lượng nghiệp vụ CSND về tình hình hoạt động của các đối tượng quản lý theo pháp luật quy định ở địa bàn cơ sở. Khi nhận đựơc bản án hoặc quyết định xử lý của pháp luật đối với đối tượng và có nội dung giao cho chính quyền địa phương quản lý, giáo dục UBND phường phải có biên bản tiếp nhận đối tượng, nói rõ cho đối tượng nắm được quyền và nghĩa vụ của họ trong khi chấp hành án hoặc quyết định xử lý ở địa phương; động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện cho đối tượng hòa nhập với cộng đồng. Giao cho Công an phường, trưởng ban điều hành khu phố, tổ trưởng tổ dân phố, người đứng đầu các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội và gia đình phải có biện pháp cụ thể để quản lý, giáo dục, giám sát sự tiến bộ trong việc phấn đấu cải tạo của đối tượng. Khi đối tượng hết thời hạn bị quản lý thì chính quyền điạ phương phải có nhận xét, đánh giá về sự tiến bộ của đối tượng, làm thủ tục thông báo cho đối tượng và nhân dân nơi cư trú biết. 3.2.8. Xây dựng, chỉ đạo lực lượng Công an phường Đảng ủy, HĐND và UBND phường lãnh đạo tăng cường giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, chuyên môn ngiệp vụ cho Công an phường đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Xây dựng hình ảnh đẹp của người chiến sĩ CAND trong lòng người dân qua thực hiện cuộc vận động: + Phong cách người CAND bản lĩnh về chính trị. + Phong cách người CAND bản lĩnh khi thi hành công vụ. + Phong cách người CAND bản lĩnh trong quan hệ xã hội và sinh hoạt cộng đồng. + Phong cách người CAND bản lĩnh nhân văn, vì nhân dân phục vụ. 3.2.9. Đề xuất thành lập Tổ Cảnh sát trật tự thuộc Công an phường Nhằm nắm chắc tình hình an ninh trật tự, hoạt động của các loại tội phạm, tệ nạn xã 22 hội và các hoạt động khác liên quan đến ANTT ở địa bàn phường; tham mưu, đề xuất quyết định các chủ trương, phương án, kế hoạch, biện pháp giải quyết. Giữ gìn an ninh trật tự, phòng ngừa tội phạm, tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác xảy ra ở các khu vực công cộng. Phối hợp thực hiện công tác bảo vệ tuyệt đối an toàn cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước và các đoàn khách quốc tế đến công tác hoặc đi qua địa bàn phường. Bảo vệ các hoạt động lễ hội, các sự kiện chính trị quan trọng diễn ra trên địa bàn. Phối hợp đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường và tham mưu đề xuất xử lý các hành vi vi phạm. Tham gia phối hợp trong cưỡng chế thi hành án và cưỡng chế thi hành các quyết định xử phạt hành chính theo qui định của pháp luật; cấp cứu người bị nạn, bảo vệ hiện trường, đảm bảo trật tự nơi xảy ra các vụ tai nạn giao thông, cháy nổ hoặc các vụ vi phạm pháp luật khác. Tình hình hiện nay, là điều kiện và rất cần thiết để thành lập Tổ Cảnh sát trật tự trực thuộc Công an phường. TIỂU KẾT CHƢƠNG III Chủ động, tích cực hội nhập và mở rộng quan hệ hợp tác về mọi mặt kinh tế, xã hội với các nước trên thế giới là vấn đề được quan tâm của Nhà nước. Quận 12 là của ngõ giao thương của Thành phố với các tỉnh thành cả nước, trong những năm gần đây đã vươn lên mạnh mẽ khẳng định vị thế của một quận đang phát triển nhanh. Thành phố Hồ Chí Minh, Quận 12 sẽ tiếp tục phát triển nhanh về mọi mặt theo hướng xây dựng đô thị hiện đại, văn minh, nghĩa tình sẽ tiếp tục quá trình đô thị hóa với tốc độ nhanh. Vì vậy cần đẩy mạnh kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở nhằm tăng cường vai trò, hiệu lực của chủ thể QLNN về TTATXH trên địa bàn. Đồng thời tăng cường giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, các quy định về giữ gìn an ninh, trật tự. Từ đó cần xác định rõ những vấn đề trọng tâm, trọng điểm trên các lĩnh vực chủ yếu của QLNN về TTATXH trên địa bàn Phường để tập trung trí tuệ, lực lượng giải quyết và đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn phường, đưa phong trào vào chiều sâu, tạo sự chuyển biến rõ rệt về hiệu quả công tác QLNN về TTATXH trên các lĩnh vực chủ yếu. UBND phường tại Quận 12 cần làm tốt hơn nữa công tác Xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức thực sự trong sạch, vững mạnh về mọi mặt, xứng đáng với vai trò, vị trí quan trọng của chính quyền địa phương, là chủ thể quan trọng trong QLNN về TTATXH trên địa bàn mình phụ trách trong tình hình mới. KẾT LUẬN Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội, là một bộ phận trong Quản lý Nhà nước về An ninh, trật tự, vì vậy, mục đích của công tác này cũng phải được định hướng và nhằm 23 góp phần thực hiện mục đích chung. Theo đó, mục đích cuối cùng của Quản lý Nhà nước về An ninh trật tự nói chung là bảo vệ vững chắc nền an ninh trật tự của Tổ quốc, bảo đảm sự ổn định và bình yên của xã hội, thực hiện thắng lợi mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Thực tiễn chứng minh rằng, nếu như quản lý trên lĩnh vực An ninh chính trị nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam, bảo vệ chế độ chính trị, bảo vệ nhà nước XHCN, kịp thời phát hiện và dập tắt mọi âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch chống phá CNXH, chống phá cách mạng Việt Nam, thì quản lý về Trật tự an toàn xã hội giành ưu tiên cho mục tiêu đảm bảo cho các quá trình xã hội, các hoạt động trong đời sống xã hội, đời sống cá nhân trong cộng đồng... được diễn ra một cách bình thường, an toàn... trên cơ sở tôn trọng và tuân thủ các quy định của pháp luật và các quy tắc của lối sống, đạo đức XHCN. Giữa An ninh quốc gia và Trật tự an toàn xã hội có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau. An ninh quốc gia được bảo vệ vững chắc mới tạo điều kiện cơ bản thuận lợi để bảo vệ tốt trật tự an toàn xã hội. Ngược lại, Trật tự an toàn xã hội được giữ vững sẽ góp phần tích cực vào việc bảo vệ vững chắc An ninh quốc gia, tăng cường lòng tin của quần chúng vào Đảng, Nhà nước, vào chế độ XHCN. Cần nhấn mạnh rằng: Nếu tình hình Trật tự an toàn xã hội diễn biến phức tạp, nghiêm trọng kéo dài, không kiểm soát được sẽ gây ảnh hưởng rất xấu, thậm chí chuyển hóa thành vấn đề chống đối chính trị, điều đó rõ ràng tác động tiêu cực đến An ninh quốc gia. Mục tiêu cụ thể của Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội là nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ bảo vệ an toàn các cơ quan nhà nước, các tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật và các kỷ cương xã hội, đấu tranh có hiệu quả đối với tình trạng phạm tội, với các vi phạm pháp luật và các loại tệ nạn xã hội, giữ cho xã hội luôn luôn ở trong trạng thái bình yên, trật tự, nề nếp kỷ cương... Đó là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở, đặc biệt là tầm quan trọng của chính quyền địa phương. Trật tự an toàn xã hội phải được đảm bảo từ cơ sở, nói cách khác, các địa phương, địa bàn cơ sở giữ gìn được trạng thái trật tự an toàn của mình, điều đó trực tiếp quyết định đến trạng thái trật tự, an toàn của toàn bộ xã hội. Vì vậy vấn đề nâng cao hiệu lực QLNN về TTATXH tại cơ sở có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nhận thức sâu sắc điều đó, luận văn đã lựa chọn địa bàn cơ sở là từ UBND phường của Quận 12 để tiến hành việc nghiên cứu lý luận cũng như khảo sát ứng dụng vào thực tế. Đến nay, luận văn đã đạt được những kết quả chủ yếu sau: Luận văn đã khái quát được những vấn đề cơ bản thuộc lý luận về Quản lý Nhà nước nói chung, QLNN về TTATXH nói riêng như khái niệm, nội dung, các quan điểm cần quán triệt, các biện pháp tiến hành, chủ thể quản lý. Luận văn đã làm rõ vai trò, vị trí chính 24 quyền cấp cở sở, đặc biệt nhiệm vụ, chức năng UBND phường trong QLNN về TTATXH tại địa bàn. Luận văn đã khái quát, lược sử quá trình hình thành, phát triển và những đặc điểm của Quận 12 có liên quan, tác động và ảnh hưởng đến hiệu quả, hiệu lực công tác QLNN về TTATXH của hệ thống chính trị. Luận văn tiến hành khảo sát, hệ thống những hoạt động chủ yếu của UBND quận, phường huy động sức dân trên lĩnh vực QLNN về TTATXH trên địa bàn cơ sở, từ đó luận văn đã khái quát rút ra những nhận xét đánh giá về ưu, nhược của những hoạt động đó, đồng thời chỉ rõ nguyên nhân khách quan và chủ quan của những tồn tại, hạn chế. Luận văn đã đưa ra những dự báo tình hình có liên quan trực tiếp đến công tác QLNN về TTATXH của chính quyền địa phương. Những dự báo này cùng với những đánh giá thực trạng và nguyên nhân của những hạn chế, đã được sử dụng làm cơ sở cho những đề xuất về phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực QLNN về TTATXH trên địa bàn quần. Những phương hướng là toàn diện từ kiện toàn, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của hệ thống chính trị phường đến tăng cường vận động nhân dân tham gia. Đặc biệt luận văn giành phần đề xuất để đưa ra những giải pháp khá cụ thể tăng cường hiệu quả công tác QLNN về TTATXH của chính quyền địa phương. Tác giả hy vọng kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần tích cực vào việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống lý luận về QLNN lĩnh vực TTATXH cấp chính quyền địa phương cũng như nâng cao chất lượng, hiệu quả và hiệu lực QLNN về TTATXH của UBND phường tại Quận 12 trên thực tế công tác. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, do những nguyên nhân khách quan và những hạn chế không tránh khỏi của bản thân, luận văn có thể còn nhiều thiếu sót, tác giả mong muốn các thầy giáo, các nhà khoa học, nhà quản lý đóng góp ý kiến để nội dung đề tài được hoàn thiện hơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_trat_tu_an_toan_xa_hoi.pdf
Luận văn liên quan