Tóm tắt Luận văn So sánh pháp luật về phòng, chống tham nhũng của Việt Nam và Hàn Quốc

Qua nghiên cứu trên, tác giả rút ra một số kết luận sau: Việt Nam và Hàn Quốc đều có những quy định rõ ràng, đầy đủ về phòng, chống tham nhũng. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh và các chế định cơ bản trong các Bộ luật liên quan đến phòng, chống tham nhũng tương đối giống nhau. Các cơ quan phòng, chống tham nhũng có chung chức năng, nhiệm vụ. So với Hàn Quốc, pháp luật phòng, chống tham nhũng Việt Nam vẫn còn một số hạn chế nhất định như: đối tượng điều chỉnh chỉ mới hạn chế ở công chức mà chưa bao gồm người thân, quy định về công khai thông tin cụ thể nhưng dễ gây khó khăn cho người dân tiếp cận những thông tin cần thiết, các cơ quan phòng, chống tham nhũng chưa tách biệt khỏi hệ thống chính trị để hoạt động độc lập. Tác giả đã khái quát một số Bộ luật phòng, chống tham nhũng chính yếu, so sánh một số chế định cơ bản của Việt Nam và Hàn Quốc, có cái nhìn tổng quát về các Đạo luật phòng, chống tham nhũng. Từ đó rút ra những điểm mạnh và điểm yếu trong các bộ luật của Việt Nam và Hàn Quốc. Đây là cơ sở để cho hai quốc gia có thể hoàn thiện hơn các Đạo luật phòng, chống tham nhũng. Nghiên cứu của tác giả cũng đã trình bày kinh nghiệm của Việt Nam và Hàn Quốc, cũng như những kiến nghị để giúp hai quốc gia phòng, chống tham nhũng tốt hơn. Các kinh nghiệm và kiến nghị này tập trung vào hoàn thiện thể chế, mở rộng đối tượng chịu tác động của luật, xây dựng nền hành chính minh bạch và dân chủ.

pdf26 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 543 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn So sánh pháp luật về phòng, chống tham nhũng của Việt Nam và Hàn Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA JANG TAI MIN SO SÁNH PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG CỦA VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2017 2 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. PHẠM MINH TUẤN Người phản biện 1: PGS. TS. Nguyễn Thị Thu Hà Người phản biện 2: PGS. TS. Vũ Văn Nhiêm Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia. Địa điểm: P 210 Nhà A Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia. Số 10 – đường 3/2 – Quận 10 – TP. Hồ Chí Minh Thời gian: 07h30 ngày 24/7/2017 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia. 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Tham nhũng là vấn nạn của mọi quốc gia, đặc biệt nghiêm trọng ở các nước đang phát triển. Tham nhũng xảy ra ở tất cả các cấp, các ngành, các lĩnh vực. Tham nhũng làm thâm hụt ngân sách nhà nước, bóp méo chi tiêu công, thiếu hiệu quả trong các dự án của nhà nước, làm sai lệch các chính sách, làm tăng chi phí của các dịch vụ công, tăng bất bình đẳng trong xã hội. Đối tượng chịu nhiều thiệt thòi nhất của tham nhũng là người nghèo trong xã hội. Ở Việt Nam, trong những năm qua công tác phòng, chống tham nhũng đã đạt được nhiều kết quả quan trọng ngay từ những ngày thành lập nước. Việt Nam đã xây dựng được hệ thống pháp luật trong chống tham nhũng, điển hình như Luật Phòng, chống tham nhũng 2005, sửa đổi năm 2007, 2012. Việt Nam cũng hợp tác với quốc tế để nâng cao hiệu quả công cuộc đấu tranh chống tham nhũng, điển hình tham gia Công ước Liên hiệu quốc về chống tham nhũng. Ngày 30/06/2009 Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã ký Quyết định số 950/2009/QĐ-CTN về việc phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc về chống tham nhũng và có hiệu lực thi hành đối với Việt Nam từ ngày 18/09/2009. Tuy nhiên, ngoài những kết quả đã đạt được, tình trạng tham nhũng đã, đang diễn ra hết sức phức tạp và kéo dài trong bộ máy của hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương và trong nhiều tổ chức kinh tế. Tham nhũng đang trở thành một trong những nguy cơ đe doạ sự sống còn của chế độ, Nhà nước Việt Nam. Bởi vậy, đấu tranh chống tham nhũng đã được Đảng Cộng sản Việt Nam xác định một trong những yêu cầu cấp bách có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong giai đoạn hiện nay. 4 Nghiên cứu về tham nhũng và đấu tranh chống tham nhũng là cả một hệ thống biện pháp, tìm tòi, sáng tạo, trên cơ sở phát huy vai trò tích cực của toàn thể của đội ngũ cán bộ, công chức, nhân dân. Chính vì vậy, tìm hiểu về pháp luật phòng, chống tham nhũng, công tác phòng, chống tham nhũng của Việt Nam và các nước ở Đông Á, nhất là của Hàn Quốc; từ đó so sánh, vận dụng linh hoạt, có hiệu quả vào tình hình thực tế của mỗi quốc gia là nội dung quan trọng, cần thiết. Qua đó, có thể đánh giá, rút ra bài học để mỗi quốc gia tham khảo, học hỏi các kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng của nhau là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, chính trị - pháp lý cả Việt Nam và Hàn Quốc. Với truyền thống hợp tác tốt đẹp giữa hai nước trên mọi lĩnh vực, chống tham nhũng là một trong những lĩnh vực mà cả Việt Nam và Hàn Quốc đều quan tâm thì sự trao đổi, nghiên cứu kinh nghiệm và thực tiễn của hai nước sẽ giúp ích rất nhiều cho công tác phòng, chống tham nhũng. Trong nghiên cứu này tác giả sẽ so sánh pháp luật phòng, chống tham nhũng của Việt Nam, Hàn Quốc và hiệu quả của luật phòng, chống tham nhũng Việt Nam, Hàn Quốc. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm, gợi ý chính sách cho cả Việt Nam và Hàn Quốc. 2. Tình hình nghiên cứu (1) Tác giả Martin Painter và ctg trong nghiên cứu của UNDP và UKaid: “Phân tích so sánh pháp luật phòng, chống tham nhũng quốc tế: bài học về những cơ chế xử lý và thực thi cho Việt Nam” . (2) Bài viết “Nghiên cứu về chiến lược phòng, chống tham nhũng ở Hàn Quốc” của Yoo Mun Mu đã nhận định rằng Hàn Quốc là một trong những quốc gia tham nhũng nhất ở Châu Á. Tham 5 nhũng ở Hàn Quốc làm sai lệch toàn bộ cấu trúc của xã hội, làm suy thoái nền kinh tế thông qua việc biến dạng môi trường kinh doanh, làm suy yếu sự ổn định chính trị và có những ảnh hưởng gây tổn hại nhất đến các giá trị xã hội thông qua nguy cơ về đạo đức. (3) Hoh Il Tae nghiên cứu về “chính sách chống tham nhũng ở Hàn Quốc” chỉ ra rằng: hành vi tham nhũng là một loại “ung thư” cản trở việc thiết lập một xã hội lành mạnh. Qua các nghiên cứu, các tác giả đã định nghĩa và khẳng định rằng tham nhũng là hành vi vi phạm đạo đức và pháp luật cần phải bị ngăn chặn. Các nghiên cứu đa số tập trung phân tích từng lĩnh vực tham nhũng của mỗi quốc gia, chưa có sự so sánh với những quốc gia khác. Các nghiên cứu chỉ ra những giải pháp, những gợi ý chính sách nhằm đối phó với tham nhũng, là bài học cho cả Việt Nam và Hàn Quốc. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của đề tài là nghiên cứu cơ sở khoa học về phòng, chống tham nhũng; pháp luật về phòng, chống tham nhũng của Việt Nam và Hàn Quốc; từ đó, so sánh, đánh giá, rút bài học kinh nghiệm và gợi ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng của Việt Nam và Hàn Quốc. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, đề tài triển khai những nhiệm vụ sau: Thứ nhất, trình bày cơ sở khoa học về tham nhũng và phòng, chống tham nhũng; Thứ hai, so sánh luật phòng, chống tham nhũng Việt Nam và Hàn Quốc; 6 Thứ ba, nêu lên một số bài học kinh nghiệm và khuyến nghị chính sách về xây dựng và áp dụng pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với Hàn Quốc và Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng của nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là so sánh các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng của Hàn Quốc và Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Phạm vi nghiên cứu được giới hạn là hệ thống pháp luật về phòng, chống tham nhũng của Hàn Quốc và Việt Nam. Về thời gian: Đề tài nghiên cứu pháp luật về phòng, chống tham nhũng của Việt Nam kể từ khi Luật Phòng, chống tham nhũng ra đời năm 2005 và của Hàn Quốc ra đời năm 2001 cho đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử khi nghiên cứu, phân tích, đánh giá và so sánh trong đó, phương pháp so sánh là chủ yếu. Sử dụng các phương pháp chuyên ngành của khoa học hành chính như:  Phương pháp luận biện chứng.  Phương pháp phân tích – tổng hợp.  Phương pháp lịch sử, so sánh, đối chiếu.  Phương pháp quy nạp – diễn dịch.  Phương pháp hệ thống hóa,  Phương pháp thống kê, mô tả, vẽ đồ thị 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Nghiên cứu về tham nhũng có thể phân chia thành: nghiên cứu về khía cạnh hành vi của nhân viên công chức như là cho và nhận hối lộ, đồng thời nghiên cứu về thể chế chính trị và chế độ. Đầu tiên là 7 nghiên cứu xét về mặt tư pháp đặt trọng tâm vào những cơ sở cấu thành phạm tội đối với hành vi tham nhũng như là “môi giới hối lộ”, sau đó là nghiên cứu xây dựng thể chế để phòng chống các hành vi tham nhũng trong xã hội. Luận văn sẽ là cơ sở để gợi ý xây dựng các khung pháp lý về phòng, chống tham nhũng. Đồng thời, sẽ cho cái nhìn tổng quát về luật phòng, chống tham nhũng của Việt Nam và Hàn Quốc. Phân tích các điểm chính trong luật phòng, chống tham nhũng Việt Nam, so sánh với luật của Hàn Quốc. Luận văn sẽ đánh giá hiệu quả luật phòng, chống tham nhũng của Việt Nam và Hàn Quốc. Từ đó tìm ra những mặt hạn chế của công tác phòng, chống tham nhũng hiện nay. 7. Kết cấu của luận văn Nội dung luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học về tham nhũng và phòng, chống tham nhũng. Chương 2: Nội dung so sánh hệ thống pháp luật phòng, chống tham nhũng của Hàn Quốc và Việt Nam. 8 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THAM NHŨNG VÀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG 1.1 Cơ sở khoa học về tham nhũng 1.1.1 Định nghĩa Tham nhũng là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong khoa học chính trị, luật, hành chính... Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về tham nhũng: Theo Liên hiệp quốc (1969, dẫn theo Thanh tra Chính phủ 2011), tham nhũng trong phạm vi hẹp là sự lợi dụng chức vụ để trục lợi riêng. Theo Khoản 2 Điều 1 Luật Phòng, chống tham nhũng Việt Nam năm 2005 thì tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi. Luật liên quan đến thành lập và quản lý Ủy ban bảo vệ quyền lợi quốc dân và phòng, chống tham nhũng (sau đây gọi là “Luật phòng, chống tham nhũng”) của Hàn Quốc, tại điều 2 mục 4, hành vi tham nhũng được định nghĩa là hành vi nhân viên công chức đang thực hiện nhiệm vụ mà lạm dụng quyền hạn hoặc chức vụ; hoặc vi phạm pháp lệnh khi phục vụ lợi ích cho bên thứ 3 hoặc bản thân; xử lý, quản lý, mua lại tài sản công, sử dụng ngân sách công hoặc việc ký kết của các hợp đồng mà trong đó bên ký kết là cơ quan công và khi thực hiện những công việc đó thì vi phạm pháp lệnh làm gia tăng thiệt hại tài sản của cơ quan công; mua chuộc, đề nghị, khuyến cáo, yêu cầu che đậy những hành vi như vừa đề cập. Các định nghĩa tham nhũng dù dưới góc độ pháp lý hay lý luận đều có điểm chung đó là hành vi phi đạo đức, sử dụng quyền lực công vì lợi ích cá nhân. Tuy nhiên, các định nghĩa cũng không thể khái quát hết các hành vi liên quan đến tham nhũng, như là giới thiệu việc làm, đề xuất thăng chức của người khác, nhận các khoản tài trợ 9 du lịch, ưu tiên trong phân bổ nguồn lực kinh tếvà các định nghĩa tham nhũng này cũng chỉ giới hạn trong khu vực công (sử dụng quyền lực công), chưa đề cập đến khu vực tư nhân. 1.1.2 Nguyên nhân của tham nhũng 1.1.2.1 Nguyên nhân về kinh tế Theo quan điểm này, tham nhũng bắt nguồn từ thu nhập đầu người thấp, khi thu nhập của công chức trong khu vực công thấp hơn đáng kể so với lao động cùng trình độ trong khu vực tư nhân thì thúc đẩy công chức tìm kiếm thu nhập không chính thức, thường là liên quan đến tham nhũng. Mặt khác, Chính phủ độc quyền phân bổ nguồn lực, điều tiết thị trường, cấp phép sẽ dẫn đến việc tìm kiếm đặc quyền từ tư nhân. Điều này sẽ dẫn đến sự thỏa hiệp của quan chức với tư nhân để phân chia lợi nhuận, thường là sử dụng các công ty “gia đình” để hưởng lợi ích từ Chính phủ mà không bị phát hiện. 1.1.2.2 Nguyên nhân về văn hóa – xã hội Nghiên cứu về mặt văn hóa – xã hội đã chỉ ra rằng chính sự khác biệt về môi trường xã hội và tham vọng thành công của các thành viên trong xã hội là nguyên nhân gây ra tham nhũng. Khi xã hội coi trọng các mối quan hệ gia đình, chủ nghĩa gia đình vẫn còn chi phối thì xu hướng những người có cùng quan hệ gia đình, quê quánsẽ được hưởng những ưu tiên khi giao dịch với công chức nhà nước. 1.1.2.3 Nguyên nhân thể chế Một quan điểm khác về nguyên nhân của tham nhũng là “quan điểm thể chế”. Nó nhấn mạnh vai trò của các thể chế (được định nghĩa rộng rãi bao gồm các thể chế chính trị, văn hoá, pháp lý và kinh tế) và cho rằng có quan hệ nhân quả bắt nguồn từ các thể chế yếu 10 kém dẫn đến tham nhũng và dẫn đến các kết quả kinh tế tồi tệ. Tham nhũng là được xem như là triệu chứng của các thể chế yếu kém. Ngoài ra, các cơ quan công quyền kiểm soát tham nhũng yếu kém và không hiệu quả là nguyên nhân gây ra tham nhũng. 1.1.2.4 Nguyên nhân tham nhũng ở Việt Nam và Hàn Quốc Theo Hoàng Chí Bảo (2014) tham nhũng nặng nề ở Việt Nam có nguyên nhân từ sự yếu kém của thể chế, tính nửa vời trong chỉ đạo thực hiện và sự thoái hóa của không ít quan chức, công chức trong bộ máy, thậm chí tham nhũng có cả trong hoạt động tư pháp, trong điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Tại Hàn Quốc, vấn đề kinh tế không phải là nguyên nhân chủ yếu của tham nhũng. Đối với nguyên nhân phát sinh tham nhũng thì đa số ý kiến người dân đều cho rằng chính văn hóa xã hội là nguồn gốc phát sinh tham nhũng. Theo đó, việc phân tích vấn nạn tham nhũng của Hàn Quốc về mặt văn hóa, xã hội là cần thiết. 1.1.3 Hậu quả của tham nhũng Tham nhũng là tội ác và gánh nặng tài chính đối với nhân dân. Có rất nhiều tác động của tham nhũng đối với kinh tế và xã hội, những tác động này không độc lập với nhau. Các tác động này có thể kể đến:  Thu nhập quốc gia bị mất và làm giảm khả năng của nhà nước cho các hoạt động ưu tiên cao.  Bóp méo chi tiêu công: có quá nhiều vốn cho dự án với chi phí cao và bảo trì thường xuyên.  Sự suy giảm chất lượng, tăng chi phí của các dịch vụ công và cơ sở hạ tầng.  Tăng thuế vì tham nhũng làm mất đi doanh thu, đẩy những người sản xuất sang khu vực không chính thức và làm tăng chi phí cho doanh nghiệp, kiềm hãm sự phát triển doanh nghiệp. 11  Suy giảm lòng tin nhân dân: tham nhũng gây ra sự nghi ngờ, tham nhũng làm cho sự nghi ngờ dễ lây lan và có khả năng làm mất lòng tin của công chúng. Tham nhũng làm tổn thương người nghèo nhiều hơn, nó cũng ức chế sự phát triển của các thể chế xã hội và chính trị. 1.1.4 Các dạng của tham nhũng Theo Ahmad M. Mashal (2011) ba loại tham nhũng có thể được xác định trong các xã hội dân chủ: (1) Tham nhũng lớn: Đề cập đến các hành vi của giới tinh hoa chính trị (các quan chức được lựa chọn) qua đó họ khai thác quyền lực của họ để đưa ra các chính sách kinh tế. (2) Tham nhũng quan liêu: Đây là hành vi tham nhũng của các quan chức trong các hoạt động của họ với cấp trên (chính trị Elite) hoặc với công chúng. (3) Tham nhũng Lập pháp: Đề cập đến cách thức và mức độ mà hành vi bỏ phiếu của các nhà lập pháp có thể bị ảnh hưởng. Các nước đang phát triển có các loại tham nhũng sau: (1) Tham nhũng cấp cao (tham nhũng có tổ chức): Tham nhũng ở các cán bộ cấp cao như Tổng thống, Thủ tướng, Bộ trưởng để đổi lấy các hợp đồng mua sắm công, các chính sách đầu tư, các dự án (2) Tham nhũng ở cấp thấp: Loại tham nhũng này bao gồm hối lộ trả cho công chức để thúc đẩy nhanh quá trình thủ tục hành chính, giành các hợp đồng công, hưởng ưu đãi trong chính sách 1.2 Cơ sở khoa học về phòng, chống tham nhũng Marie Chêne (2010) trong nghiên cứu của mình đã đề xuất một số cơ sở để xây dựng chính sách phòng, chống tham nhũng, nghiên cứu này dựa vào hai cách tiếp cận để loại trừ tham nhũng: phòng ngừa và trừng trị tham nhũng. 12 1.2.1 Phòng ngừa tham nhũng 1.2.1.1 Quản lý nguồn nhân lực Điều kiện làm việc tồi tệ có thể khuyến khích và tạo cơ hội cho tham nhũng. Do đó, quản lý nguồn nhân lực là một lĩnh vực quan trọng để giảm thiểu tham nhũng vì con người là cốt lõi của hệ thống tổ chức. Tuyển dụng và thăng tiến: Thủ tục bổ nhiệm phải công khai, công bằng và minh bạch để tuyển chọn ứng viên có trình độ chuyên môn cao nhất và có tiêu chuẩn đạo đức. Lương và trợ cấp: tiền lương thấp có thể khuyến khích tiêu cực cho công chức trở nên tham nhũng vì vậy cần có chế độ lương bổng xứng đáng cho công chức nhằm làm cho họ cạnh tranh hơn với khu vực tư nhân để làm giảm bớt cơ hội và động cơ tham nhũng. Đào tạo và phát triển: công chức cần phải được trang bị các kỹ năng để thực hiện chức năng của mình một cách chuyên nghiệp, vô tư và có đạo đức.. 1.2.1.2 Lãnh đạo Một điều kiện chính cho thành công các chiến lược chống tham nhũng là xây dựng được sự lãnh đạo đáng tin cậy, ý chí chính trị bền vững và cam kết mạnh mẽ về thể chế đối với các chính sách chống tham nhũng. Các nhà quản lý cần phải có sự sẵn sàng và có khả năng thực thi các quy tắc và sử dụng hệ thống kỷ luật để có được sự tuân thủ từ cấp dưới. Các nhà quản lý phải có quyền lực thực hiện, duy trì các tiêu chuẩn cao nhất trong việc tuân thủ các quy tắc và hỗ trợ môi trường làm việc. 1.2.1.3 Xây dựng văn hoá đạo đức và tính chuyên nghiệp Chiến lược chống tham nhũng nên nhằm vào việc thiết lập 13 một nền văn hoá tổ chức dựa vào áp lực của cộng đồng hơn là cách tiếp cận trừng phạt để thúc đẩy và hỗ trợ sự toàn vẹn của công chức. Theo đó, có thể là xây dựng và thực hiện các quy tắc ứng xử cho công chức, xử lý tất cả các hành vi phi đạo đức. Việc thực hiện bộ luật này có thể đòi hỏi các hoạt động nâng cao nhận thức, đào tạo và nâng cao năng lực. 1.2.1.4 Tham gia của cộng đồng Nhận thức cộng đồng: Giáo dục công cộng về tham nhũng và những nỗ lực cải cách liên tục có thể có tác động đáng kể đến kỳ vọng của công chúng. Công khai các vụ xử lý tham nhũng. Khái niệm dân chủ: Cải cách chống tham nhũng thành công nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tham gia của xã hội dân sự trong quá trình cải cách. Việc lập chính sách dân chủ dựa trên bốn nguyên tắc chính:  Ưu tiên hàng đầu để phục vụ nhu cầu của nhân dân và các tổ chức dân chủ;  Chịu trách nhiệm trước pháp luật chứ không phải là Chính phủ (Thượng tôn pháp luật);  Tôn trọng nhân quyền, công bằng, không phân biệt, vô tư, toàn vẹn và chuyên nghiệp;  Công khai, minh bạch trong hoạt động. Chính sách dựa vào cộng đồng: Trong khuôn khổ của việc hoạch định chính sách dân chủ, việc hoạch định chính sách dựa vào cộng đồng, ngăn ngừa tội phạm và các chiến lược trao quyền cho nhân dân được đề xuất để giúp khôi phục lòng tin của nhân dân. Nhà nước dựa vào nhân dân thúc đẩy sự hợp tác giữa hai bên để giải quyết mong muốn của nhân dân và giúp Nhà nước hoạt động hiệu quả hơn. 14 1.2.2 Trừng phạt tham nhũng 1.2.2.1 Các chế tài nghiêm khắc hơn Các chiến lược thực thi có thể bao gồm việc sửa đổi pháp luật và thể chế để làm tăng khả năng phát hiện và xử phạt tham nhũng. Tăng cường quyền hạn và phạm vi của Cơ quan điều tra tham nhũng, cơ quan độc lập chịu trách nhiệm điều tra tham nhũng. 1.2.2.2 Trách nhiệm nội bộ Tăng cường trách nhiệm giải trình nội bộ không chỉ dựa trên việc rà soát và nâng cấp hệ thống kỷ luật nội bộ mà còn cho phép các nhà quản lý thực hiện các biện pháp kỷ luật và giữ họ có trách nhiệm với chức năng này. Tăng cường trách nhiệm nội bộ cũng có thể bao gồm tăng cường các đơn vị điều tra nội bộ, tiến hành kiểm tra tính toàn vẹn ngẫu nhiên và thiết lập các hệ thống cảnh báo sớm. 1.2.2.3 Giám sát bên ngoài Hoạt động của công chức, tổ chức công cộng phải minh bạch và công khai đối với công chúng. Cơ chế giám sát bên ngoài có thể bao gồm thúc đẩy việc giám sát của Quốc hội hoặc Tư pháp, giám sát xã hội dân sự dưới hình thức các ủy ban xem xét dân sự hoặc thành lập các cơ quan kiểm soát chuyên ngành. Cơ chế khiếu nại hiệu quả cũng có thể khuyến khích người dân báo cáo tham nhũng. Tuy nhiên, đáng tin cậy, cơ quan tiếp nhận của họ phải có khả năng quản lý và giải quyết khiếu nại, thực thi các khuyến nghị, áp đặt các biện pháp trừng phạt cũng như bảo vệ người tố cáo. Tiểu kết chương 1 Tham nhũng là tội ác đối với nhân dân. Tham nhũng khó được định nghĩa một cách toàn diện. Các định nghĩa đều chủ yếu tập 15 trung vào khía cạnh kinh tế và tham nhũng được định nghĩa xảy ra trong khu vực công. Tham nhũng xảy ra ở một quốc gia dù là phát triển hay đang phát triển đều có nhiều nguyên nhân cùng tồn tại, các nguyên nhân này (kinh tế, xã hội, thể chế) đan xen với nhau, tác động lẫn nhau. Tham nhũng để lại rất nhiều hậu quả và hậu quả lớn nhất là giảm thu nhập quốc gia, làm bội chi ngân sách và suy giảm lòng tin của nhân dân. Nếu lòng tin của người dân đã mất thì tham nhũng lại càng phát triển và vòng xoáy đi xuống của quốc gia sẽ lặp lại. Các nền tảng để xây dựng chính sách phòng, chống tham nhũng dựa trên nền tảng công khai, minh bạch, có sự giám sát hiệu quả cả bên trong lẫn bên ngoài. Ngoài ra, cần phải có những thiết chế đủ mạnh để điều chỉnh hành vi của công chức để ngăn ngừa tham nhũng. Chương 2 NỘI DUNG SO SÁNH QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC 2.1 Khái lược pháp luật phòng, chống tham nhũng Việt Nam và Hàn Quốc 2.1.1 Pháp luật phòng, chống tham nhũng Hàn Quốc (1) Luật về yêu cầu bất chính và hối lộ được thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 28/09/2016. (2) Luật ngăn ngừa tham nhũng và thành lập, quản lý ủy ban chống tham nhũng và bảo vệ quyền dân sự (gọi tắt là Luật phòng, chống tham nhũng) có hiệu lực từ ngày 19/11/2014. (3) Luật đạo đức công chức lần đầu tiên được thông qua và có hiệu lực ngày 30/06/1996, trải qua 15 lần sửa đổi bổ sung, bản mới nhất được sửa đổi, bổ sung có hiệu lực từ ngày 01/09/2016. 16 (4) Luật công khai thông tin công được thông qua lần đầu vào ngày 31/12/1996, qua 8 lần sửa đổi bổ sung, bản mới nhất có hiệu lực từ ngày 29/05/2016. (5) Luật bảo vệ người khai báo lợi ích công cộng được thông qua lần đầu vào ngày 29/03/2011 được sửa đổi, bổ sung và có hiệu lực từ ngày 25/01/2016. (6) Luật đặc biệt về tịch thu tài sản liên quan đến vi phạm pháp luật của công chức được thông qua và có hiệu lực vào ngày 23/05/2011 và được sửa đổi, bổ sung và có hiệu lực từ ngày 28/03/2017. 2.1.2 Pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam (1) Luật phòng, chống tham nhũng được Quốc hội Việt Nam thông qua vào ngày 29/11/2005, được sửa đổi và bổ sung ngày 23/11/2012, có hiệu lực từ ngày 01/02/2013. (2) Luật tố cáo được thông qua vào ngày 11/11/2011. (3) Nghị định về minh bạch tài sản, thu nhập được Chính phủ Việt Nam thông qua ngày 17/07/2013. (4) Quyết định về ban hành Quy chế về việc tặng quà, nhận quà tặng và nộp lại quà tặng của cơ quan, tổ chức, đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước và của cán bộ, công chức, viên chức được Thủ tướng Chính phủ thông qua ngày 10/05/2007. 2.2. Nội dung so sánh pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam và Hàn Quốc 2.2.1. Chế định về hối lộ và nhận hối lộ Cả Việt Nam và Hàn Quốc đều quy định cho và nhận hối lộ là hành vi tham nhũng, tùy theo mức độ vi phạm mà có thể bị xử lý hành chính, phạt tiền hoặc xử lý hình sự (phạt tù). Sự khác nhau trong quy định của hai nước là chủ thể nhận hối lộ và mục đích nhận hối lộ 17 Về hành vi đưa hối lộ và nhờ vả bất chính: quy định của Việt Nam sẽ xử lý hình sự những người đưa hối lộ tùy theo mức độ vi phạm; Hàn Quốc không xử lý những người nhờ vả bất chính trực tiếp, người nhờ vả bất chính sẽ bị phạt hành chính chỉ khi thông qua bên thứ 3. Các quy định về việc cho và nhận quà tặng của Hàn Quốc gây tranh cãi và lo lắng cho công chức vì quy định rất khắt khe. Quy định khắt khe này cũng có tác động tiêu cực lên nền kinh tế của Hàn Quốc. Các quy định về hối lộ của Việt Nam cũng có một số điểm bất cập khi áp dụng trong thực tế. 2.2.2. Chế định về công khai tài sản đối với công chức Những điểm giống nhau: Cả hai nước đều quy định những người có khả năng dễ tham nhũng thì bắt buộc phải kê khai tài sản; các loại tài sản phải kê khai; giải thích quá trình biến động tài sản hàng năm. Những điểm khác nhau: Về đối tượng kê khai: Việt Nam chỉ yêu cầu công chức kê khai tài sản, trong khi đó Hàn Quốc quy định cả công chức, vợ/chồng, những người có quan hệ trực hệ với người phải đăng ký tài sản (trừ con gái đã kết hôn). Về công khai tài sản công chức: ở Việt Nam hiện nay chưa có quy định về công khai tài sản ra công chúng mà chỉ có quy định công khai trong cơ quan và việc kiểm tra tính trung thực của kê khai tài sản do cơ quan phụ trách công chức thực hiện. Hàn Quốc quy định sau khi hoàn thành kê khai tài sản của công chức thì Ủy ban đạo đức công chức sẽ kiểm tra tính trung thực của bản kê khai và các bản kê khai sẽ được công khai trước công chúng để người dân có thể kiểm tra. 18 Về các biện pháp xử lý: Việt Nam chỉ dừng lại ở các biện pháp hành chính như khiển trách, cảnh cáoHàn Quốc áp dụng các biện pháp phạt tiền hoặc án tù dưới 1 năm nếu không kê khai, nếu kê khai gian dối có thể bị cách chức. 2.2.3. Chế độ công khai thông tin hành chính Việt Nam và Hàn Quốc đều quy định quyền yêu cầu được biết thông tin của công dân theo đó người dân có quyền yêu cầu các cơ quan công cung cấp thông tin cân thiết theo quy định. Tuy nhiên, quy định của Việt Nam và Hàn Quốc có một số điểm khác nhau như sau: Hàn Quốc quy định các loại thông tin không được tiết lộ, Việt Nam quy định các loại thông tin được công khai. Công khai thông tin hành chính ở Hàn Quốc thực hiện hiệu quả, tất cả các thông tin người dân cần biết đều được công bố rộng rãi trên internet. Việt Nam công bố thông tin hành chính đã cải thiện đáng kể thời gian làm thủ tục hành chính, người dân có thể dễ dàng tra cứu, tìm hiểu thông tin về thủ tục hành chính, hoạt động của các cơ quan công. 2.2.4. Mua sắm công Cả hai nước đều quy định về việc mua sắm công phải thông qua đấu thầu. Điểm khác nhau cơ bản là Hàn Quốc chỉ đấu thầu thông qua một đầu mối duy nhất là Dịch vụ mua sắm công đại diện cho Nhà nước như một thực thể kinh tế tư nhân trong hợp đồng; ở Việt Nam việc mua sắm công theo nhu cầu từng cơ quan, đơn vị và có tới 8 hình thức lựa chọn nhà thầu. Dịch vụ Mua sắm Công (PPS) đã đảm nhận vai trò là cơ quan mua sắm trung tâm Hàn Quốc từ năm 1961. Từ những năm 1990, PPS đã phát triển hệ thống mua sắm điện tử; hiện nay, đấu thầu 19 và mua sắm ở Hàn Quốc được thực hiện thông qua cổng thông tin điện tử. Mua sắm công ở Việt Nam được thực hiện theo nhu cầu của từng cơ quan, đơn vị và mỗi cơ quan, đơn vị là một đầu mối mua sắm. Do đó, có thể tạo thành rất nhiều đầu mối mua sắm làm tăng chi phí, tiềm ẩn nguy cơ tham nhũng do khó quản lý, và có thể làm tăng giá trị gói thầu gây tổn thất kinh phí Nhà nước. 2.2.5. Chế định về tố cáo và bảo vệ người tố cáo Các quy định về tố cáo và bảo vệ người tố cáo của Việt Nam và Hàn Quốc tương đối giống nhau, coi trọng việc bảo vệ người tố cáo, các quy định bảo vệ người tố cáo rất rõ ràng và đầy đủ, đồng thời cũng có những quy định về khen thưởng phù hợp. Tuy nhiên có một số điểm khác nhau: đảm nhận công tác bảo vệ người tố cáo ở Hàn Quốc là Ủy ban bảo vệ quyền lợi quốc dân, đây là nơi tiếp nhận và có những biện pháp thích hợp để bảo vệ người tố cáo bao gồm cả việc yêu cầu cảnh sát bảo vệ; ở Việt Nam quy định là đơn vị tiếp nhận tố cáo là nơi sẽ đảm nhận bảo vệ người tố cáo, người tố cáo sẽ phải tự mình gửi đơn yêu cầu bảo vệ tới các cơ quan chức năng. 2.2.6. Các cơ quan phòng, chống tham nhũng Các cơ quan phòng chống tham nhũng của Việt Nam: (1) Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng (2) Ban nội chính trung ương (3) Thanh tra Nhà nước (4) Kiểm toán nhà nước (5) Cơ quan tư pháp (Cơ quan công an, Viện kiểm sát, Tòa án) Các cơ quan phòng chống tham nhũng của Hàn Quốc: (1) Ủy ban bảo vệ quyền lợi quốc dân 20 (2) Viện Thanh tra và kiểm soát (BAI) (3) Các cơ quan tư pháp (Viện công tố, Tòa án) Việt Nam và Hàn Quốc đều có các cơ quan phòng, chống tham nhũng giống nhau như Thanh tra, kiểm toán, Kiểm sát, Tòa án; các cơ quan này đều hoạt động theo Bộ luật riêng; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan này tương đối giống nhau.Tuy nhiên, có một số điểm khác nhau như sau: do sự khác biệt về thể chế chính trị mà Hàn Quốc không có các cơ quan thuộc khối Đảng trong phòng, chống tham nhũng; các cơ quan của Hàn Quốc hoạt động một cách độc lập, không có các quy định về phối hợp hoạt động và là cơ quan độc lập không phụ thuộc vào các cơ quan hành chính; khác với Việt Nam, Viện công tố Hàn Quốc giữ vai trò chính trong điều tra, chỉ đạo điều tra và truy tố tội phạm, cảnh sát chỉ giữ vai trò phối hợp với Công tố khi có yêu cầu. 2.3. Bài học kinh nghiệm của Hàn Quốc và Việt Nam trong xây dựng, áp dụng pháp luật về phòng, chống tham nhũng 2.3.1. Kinh nghiệm của Hàn Quốc Năm 1999 Ủy ban đặc biệt về phòng, chống tham nhũng hay được gọi là cơ quan tư vấn về vấn đề tham nhũng của Tổng thống được thành lập và năm 2001 ban hành luật “Luật phòng, chống tham nhũng” và bắt đầu thực thi chính sách phòng, chống tham nhũng. Không những thế, liên quan đến việc phòng, chống tham nhũng thì chính phủ cũng ban hành “Luật công khai thông tin công” nhằm thực thi quyền được biết của người dân, ban hành “Luật đạo đức công chức” nhằm ngăn ngừa hành vi làm giàu bất chính và nâng cao ý thức đạo đức cho công chức. Ngoài ra, để vận hành một cách suôn sẻ chế độ phòng, chống tham nhũng, Hàn Quốc đã thiết lập một hệ thống chống tham nhũng 21 tối ưu và có mối liên kết và hợp tác giữa các tổ chức là rất cần thiết trong việc kiểm soát tham nhũng. Việc thực thi Luật chống hối lộ và yêu cầu bất chính năm 2015 đã mở rộng hơn 4 triệu người trực thuộc thẩm quyền của luật mới này. Từ cuối những năm 1990, luật chống tham nhũng của Hàn Quốc đã bắt đầu cố ngăn cấm hoặc hạn chế tất cả các tiếp xúc không chính thức của những cá nhân hoặc công ty với các quan chức, vì tất cả kỳ nghỉ với các công ty tương đương với việc hối lộ. Do đó, Luật Kim Young-ran ra đời là bước ngoặc lớn có thể hạn chế tối đa những yêu cầu bất chính trong xã hội Hàn Quốc. 2.3.2. Kinh nghiệm của Việt Nam Theo ông Nguyễn Văn Thanh - Phó tổng thanh tra Chính phủ Việt Nam: Việt Nam thi hành luật phòng, chống tham nhũng hơn 10 năm, nhưng thành quả vẫn chưa được như mong đợi (Báo điện tử Dân trí 2017). Việt Nam cũng đã huy động sự tham gia của công chúng bằng cách thu thập ý kiến và tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này để làm cho công việc trở nên hiệu quả hơn. Từ năm 2009, Việt Nam tiến hành khảo sát xã hội học PAPI (Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh) dưới sự tài trợ của UNDP, tập trung tìm hiểu hiệu quả công tác điều hành, thực thi chính sách, cung ứng dịch vụ công dựa trên đánh giá và trải nghiệm của người dân, với dữ liệu được thu thập thường niên. Từ 2009 đến 2016, PAPI thu thập và phản ánh trải nghiệm của gần 89.000 người dân được chọn ngẫu nhiên từ 63 tỉnh, thành phố. Việt Nam đang tích cực trong hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng, theo đó, sẽ học tập được nhiều kinh nghiệm từ 22 các quốc gia phát triển. Việt Nam cũng đã tham gia vào các Công ước Liên hiệp quốc về chống tham nhũng, Chương trình hành động chống tham nhũng và đảm bảo minh bạch APEC 2004, Cam kết Santiago về chống tham nhũng và đảm bảo minh bạch 2004, Tuyên bố Bắc Kinh 2014 và Tuyên bố Manila 2015 (Báo điện tử Dân trí 2017). Theo đó, sẽ xây dựng các khung pháp luật, thực thi pháp luật và quản lý nhằm phòng, chống tham nhũng; xây dựng một nền văn hóa quản trị cởi mở, minh bạch và chống tham nhũng trên tất cả các lĩnh vực; thực hiện các biện pháp, quy trình và tiêu chuẩn thúc đẩy tính minh bạch và trách nhiệm giải trình; bảo vệ môi trường khỏi tổn hại do tham nhũng; tăng cường hợp tác và đối thoại công-tư; thúc đẩy hợp tác quốc tế để loại bỏ nơi trú ẩn an toàn cho những kẻ có hành vi tham nhũng và tăng cường hành động tập thể nhằm chống buôn lậu và xóa bỏ các mạng lưới bất hợp pháp xuyên quốc gia trên toàn khu vực; tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội vào quá trình ra các quyết định, phân bổ ngân sách, theo dõi sự thực thi của các chính sách (Báo điện tử Dân trí 2017). 2.4. Một số khuyến nghị chính sách trong xây dựng, áp dụng pháp luật về phòng, chống tham nhũng Cả Việt Nam và Hàn Quốc đều đang phải đối mặt với những thách thức của riêng mình trong công cuộc phòng, chống tham nhũng. Luật phòng, chống tham nhũng ra đời là một bước tiến lớn thể hiện quyết tâm đấu tranh với tham nhũng của hai nước. Việt Nam và Hàn Quốc những năm qua đều chưa cải thiện đáng kể vị trí trên bảng xếp hạng chỉ số chấp nhận tham nhũng của tổ chức minh bạch quốc tế, cả hai nước còn rất nhiều việc phải làm để có thể loại trừ tham nhũng khỏi xã hội. 23 2.4.1 Kiến nghị cho Việt Nam Nguyên nhân tham nhũng của Việt Nam chủ yếu bắt nguồn từ thể chế, do đó, các biện pháp để làm giảm tham nhũng ở Việt Nam nên đẩy mạnh cải cách thể chế, đặc biệt là Luật phòng, chống tham nhũng. Thứ nhất, hối lộ là hành vi tham nhũng gây bức xúc xã hội, cần quy định việc nhận hối lộ mà không cần phải xét tới mục đích của việc nhận hối lộ, mở rộng phạm vi đối tượng tham nhũng ở khu vực dân sự như giáo dục, y tế, thực phẩm, kinh tế Thứ hai, kiểm soát tài sản công chức và người nhà, bổ sung thêm quy định kê khai tài sản người thân của công chức (vợ/chồng, con cái, cha mẹ). Cần có cơ quan chuyên trách về kiểm tra các bản kê khai và công bố các bản kê khai cho công chúng. Thứ ba, Luật hóa các quy định về công khai thông tin hành chính, trong đó quy định cụ thể những thông tin không được tiết lộ, cần có Hội đồng thẩm định thông tin và cơ quan giám sát việc công bố thông tin. Thứ tư, xây dựng Trung tâm đấu thầu tập trung cho cả nước, từng bước tiến hành xây dựng đề án đấu thầu điện tử. Thứ năm, các cơ quan chống tham nhũng cần phải được độc lập với hoạt động của chính quyền. Có thể đề xuất hệ thống Thanh tra các cấp chỉ trực thuộc Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng. Thứ sáu, văn hóa của Việt Nam và Hàn Quốc có những nét tương đồng, đó là: mối quan hệ xã hội, gia đình, đồng hương có ảnh hưởng đến hành vi của người công chức. 2.4.2 Kiến nghị cho Hàn Quốc 24 Các quy định về phòng, chống tham nhũng ở Hàn Quốc tuy rất tốt nhưng vẫn còn những thiếu sót. Dựa trên nghiên cứu tác giả đề xuất một số gợi ý chính sách đối với Hàn Quốc: Một là, qui định xử phạt nặng đối với hành vi cho – nhận những vật phẩm có giá trị và nhờ vả bất chính là điều cần thiết. Hai là, mở rộng đối tượng xử phạt khi có hành vi hối lộ. Ba là, thành lập các cơ quan chuyên trách đảm nhận công tác phòng, chống tham nhũng một cách quyết liệt hơn Bốn là, đẩy mạnh tính độc lập của cơ quan chuyên trách đảm nhận công tác phòng, chống tham nhũng. Liên quan đến điều này, Hiệp ước phòng, chống tham nhũng Liên Hiệp Quốc qui định rằng “Cơ quan đảm nhận công tác phòng, chống tham nhũng phải điều chỉnh tổ chức một cách độc lập từ bên ngoài để thi hành chức năng đó mang tính hiệu quả”, đồng thời Đại hội tổ chức quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao thế giới (INTOSAI) đã đưa ra tuyên ngôn rằng “để thực hiện nhiệm vụ của cơ quan giám sát tối cao một cách hiệu quả và khách quan thì phải độc lập từ bên ngoài”. Tiểu kết chương 2 So với Hàn Quốc, pháp luật phòng, chống tham nhũng của Việt Nam chưa có tập trung, còn nằm tản mác trong nhiều văn bản luật khác, nghị định, thông tư Hàn Quốc có ba cơ quan chủ yếu trong phòng, chống tham nhũng như ba trụ cột cơ bản: Ủy ban bảo vệ quyền lợi quốc dân, Viện thanh tra và kiểm soát, Viện công tố. Ba cơ quan này hoạt động theo chức năng được quy định trong đạo luật riêng. Pháp luật phòng, chống tham nhũng của Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan phòng, chống tham nhũng: Ban 25 chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (Ban chỉ đạo), Ban nội chính, Thanh tra Nhà nước, Kiểm toán Nhà nước, Cơ quan công an, Viện kiểm sát. Kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng của Việt Nam và Hàn Quốc đều phải dựa vào nền hành chính cởi mở, minh bạch và dân chủ. Ngoài việc hoàn thiện các Đạo luật phòng, chống tham nhũng thì việc cải cách khu vực công là cần thiết. Phòng, chống tham nhũng không thể thực hiện riêng lẻ từng quốc gia mà cần phải có sự hợp tác quốc tế. Việt Nam và Hàn Quốc hiện nay, đang nổ lực tham gia cùng với các quốc gia trong khu vực và quốc tế để học hỏi kinh nghiệm, trao đổi thông tin và hoàn thiện pháp luật phòng, chống tham nhũng. Các kiến nghị cho cả Việt Nam và Hàn Quốc đều có những điểm chung là cần phải quy định nghiêm ngặt hơn về các hành vi tham nhũng, xây dựng thể chế công khai, minh bạch và dân chủ. Các cơ quan chống tham nhũng có sự hợp tác quốc tế và hoạt động một cách độc lập. 26 KẾT LUẬN Qua nghiên cứu trên, tác giả rút ra một số kết luận sau: Việt Nam và Hàn Quốc đều có những quy định rõ ràng, đầy đủ về phòng, chống tham nhũng. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh và các chế định cơ bản trong các Bộ luật liên quan đến phòng, chống tham nhũng tương đối giống nhau. Các cơ quan phòng, chống tham nhũng có chung chức năng, nhiệm vụ. So với Hàn Quốc, pháp luật phòng, chống tham nhũng Việt Nam vẫn còn một số hạn chế nhất định như: đối tượng điều chỉnh chỉ mới hạn chế ở công chức mà chưa bao gồm người thân, quy định về công khai thông tin cụ thể nhưng dễ gây khó khăn cho người dân tiếp cận những thông tin cần thiết, các cơ quan phòng, chống tham nhũng chưa tách biệt khỏi hệ thống chính trị để hoạt động độc lập. Tác giả đã khái quát một số Bộ luật phòng, chống tham nhũng chính yếu, so sánh một số chế định cơ bản của Việt Nam và Hàn Quốc, có cái nhìn tổng quát về các Đạo luật phòng, chống tham nhũng. Từ đó rút ra những điểm mạnh và điểm yếu trong các bộ luật của Việt Nam và Hàn Quốc. Đây là cơ sở để cho hai quốc gia có thể hoàn thiện hơn các Đạo luật phòng, chống tham nhũng. Nghiên cứu của tác giả cũng đã trình bày kinh nghiệm của Việt Nam và Hàn Quốc, cũng như những kiến nghị để giúp hai quốc gia phòng, chống tham nhũng tốt hơn. Các kinh nghiệm và kiến nghị này tập trung vào hoàn thiện thể chế, mở rộng đối tượng chịu tác động của luật, xây dựng nền hành chính minh bạch và dân chủ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_so_sanh_phap_luat_ve_phong_chong_tham_nhung.pdf
Luận văn liên quan