Th nhất Luận văn đã làm rõ, sự nghiệp xây dựng và phát
triển đất nước hiện nay đang đòi h i ngày càng cao hơn vai trò của
đội ngũ giảng viên trong các trường Đại học nói chung và trường Đại
học Nội vụ Hà Nội nói riêng. Vì vậy, vấn đề thu hút đội ngũ giảng
viên ngày càng đông về số lượng, mạnh về chất lượng là yêu cầu có
ý nghĩa cấp thiết hiện nay đối với các trường đại học.
Th h i Luận văn đã phân tích nội dung và sự tác động của
các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút đội ngũ giảng viên vào
trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Việc nghiên cứu nh ng nội dung này
là bài học quý giá cho chúng ta trong quá trình xây dựng đội ngũ
giảng viên, là bài học quý giá cho chúng ta trong quá trình xây dựng
đội ngũ giảng viên để nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà trường
trong thời gian tới.
Th b Luận văn đã phân tích thực trạng thu hút đội ngũ
giảng viên vào trường Đại học Nội vụ Hà Nội từ đó ch ra nh ng ưu
điểm và thế mạnh nổi bật, đồng thời cũng phân tích nh ng mặt hạn
chế và nguyên nhân của nh ng mặt hạn chế. Qua đó ch rõ trong quá
trình xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên đòi h i chúng ta cần
biết khắc phục những hạn chế, thiếu sót, phát huy những mặt tích cực
chủ yếu để xây dựng đội ngũ. Đồng thời từ các tiêu chí về trình độ
đào tạo, về phương pháp giảng dạy về kiến thức thực tế luận văn xác
lập các giá trị phù hợp trong sự phát triển của đội ngũ giảng viên một
cách hiệu quả nhất.
Th tư trên cơ sở mục tiêu xây dựng và phát triển đội ngũ
cán bộ giảng dạy trường Đại học Nội vụ Hà Nội đủ về số lượng,
mạnh về chất lượng nh m xây dựng và phát triển đội ngũ một cách
đồng bộ và phù hợp với sự phát triển của giáo dục đại học hiện nay.
26 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 771 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Thu hút đội ngũ giảng viên chất lượng cao cho trường Đại học Nội vụ Hà Nội trong điều kiện hội nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
/
BỘ NỘI VỤ
/
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
ĐOÀN CẨM BÌNH
THU HÚT GIẢNG VIÊN CHẤT LƢỢNG CAO
CHO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60 34 04 03
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017
Công trình được hoàn thành tại
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
Người hướng dẫn khoa học : PGS. TS. Trương Thị Hiền
Phản biện 1: TS. Hoàng Mai
Phản biện 2: TS. Lê Thị Thanh Hương
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học
viện Hành chính Quốc Gia.
Địa điểm: Phòng họp 207, Nhà A - Hội trường bảo vệ luận văn
thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia – Cơ sở TP. Hồ Chí Minh.
Thời gian: vào hồi 09 giờ 30, tháng 07 năm 2017
Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính
Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành
chính Quốc gia
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận văn (tính cấp thiết của đề tài
luận văn).
Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) Đảng ta đã khẳng
định: “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển
nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển
đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam. Phát triển
giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là
quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho sự
phát triển. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu
cầu phát triển của xã hội; nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn
hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, phục
vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đẩy mạnh xây
dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được
học tập suốt đời” [văn kiện đại hội Đảng lần thứ XI, tr.77]. Để hoàn
thành được sứ mệnh đó cần có một đội ngũ giáo viên được chuẩn
hóa.
Trước nh ng cơ hội và thách thức của tiến trình toàn cầu hóa
và hội nhập quốc tế, đất nước ta cần có nh ng bước phát triển nhảy
vọt trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, đưa ngành Giáo dục - Đào tạo
ra kh i tình trạng yếu k m, bất cập như hiện nay. Để có thể hội nhập
và phát triển cùng xu thế chung của thể giới, nước ta cần mở rộng
giao lưu, hợp tác với nh ng nền giáo dục hiện đại của các nước tiên
tiến trên thế giới; đồng thời, gi v ng truyền thống hiếu học, tôn sư
trọng đạo của dân tộc ta nh m xây dựng một nền giáo dục có chất
2
lượng cao, đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn, khả năng sáng
tạo, nhạy b n, linh hoạt, đáp ứng đòi h i của sự phát triển đất nước.
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội là cơ sở giáo dục đại học công
lập thuộc hẹ thống giáo dục quốc dân, trực thuộc Bộ Nội vụ, có chức
năng: Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ đại học
và sau đại học trong lĩnh vực công tác nội vụ và các ngành nghề khác
có liên quan. Việc đi lên từ tiền thân là trường Trung cấp văn thư
Lưu tr Trung ương, Trường Cao đẳng Nội vụ và thành lập Trường
Đại học Nội vụ Hà Nội như ngày nay là cả một quá trình cố gắng của
tổ chức bộ máy, cũng như đội ngũ giảng viên. Trong thời kỳ hội
nhập, để đáp ứng được nhu cầu đào tạo ngày càng cao của xã hội, đội
ngũ giảng viên của trường cần phải cố gắng khắc phục nh ng khó
khăn để phấn đấu vì sự nghiệp giáo dục đào tạo, bồi dưỡng với chất
lượng và hiệu quả cao. Muốn làm được như vậy, cần thiết phải có đội
ngũ giảng viên được chuẩn hóa, có trình độ chuyên môn, kỹ năng sư
phạm, đáp ứng đủ yêu cầu của người giảng viên đại học. Tuy nhiên,
trong nh ng năm qua việc xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên
của Trường còn gặp nhiều hạn chế, đặc biệt là đội ngũ giảng viên tại
phân hiệu Đà Nẵng và Cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Chính từ nh ng yêu cầu bức thiết đó, để góp phần cho Trường
Đại học Nội vụ Hà Nội có được một đội ngũ giảng viên đủ về số
lượng, nâng cao về chất lượng đáp ứng được yêu cầu phát triển trong
điều kiện hội nhập, tác giả nghiên cứu chọn đề tài: “Thu hút giảng
viên chất lượng cao cho Trường Đại học Nội vụ Hà Nội trong điều
kiện hội nhập” cho luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý công.
Hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ giúp mang lại một góc nhìn khác và
một số giải pháp có khả năng áp dụng được vào thực tế.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
3
Trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa với nh ng tác động sâu
sắc của kinh tế tri thức, vai trò của giáo dục và giáo dục đại học nói
riêng ngày càng trở nên quan trọng. Liên quan đến vấn đề này, có
nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước.
Về mặt lý thuyết, đã có một số tài liệu, giáo trình viết về vấn
đề Quản trị nguồn nhân lực như: Giáo trình Nguồn nhân lực của tác
giả PGS. TS. Nguyễn Tiệp (Trường Đại học Lao động – Xã hội);
Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực của tác giả PGS. TS. Nguyễn
Ngọc Quân và ThS. Nguyễn Vân Điềm (Trường Đại học Kinh tế
Quốc dân); Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực của tác giả PGS. TS
Trần Xuân Hải và TS. Trần Đức Lộc (Học viện Tài chính) ngoài việc
làm sáng t nh ng vấn đề về lý luận còn đề cập đến một số kinh
nghiệm thực tế ở Việt Nam cũng như trên thế giới về quản trị nguồn
nhân lực. Đây là nh ng luận cứ có giá trị cho tác giả trong quá trình
đưa ra nh ng giải pháp nh m thu hút đội ngũ giảng viên chất lượng
cao cho nhà trường.
Tiếp cận từ góc độ thực tiễn, có một số bài viết nghiên cứu tiêu
biểu như: Bài viết Giáo dục đào tạo với phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao ở nước ta hiện nay - PGS. TS. Đường Vinh Sường
(Tạp chí Cộng Sản); Bài viết Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất
lượng cao trong khu vực công ở nước ta hiện nay - TS. Hà Quang
Ngọc và ThS. Trần Thị Hạnh (Tạp chí Lý luận chính trị); Bài viết
Phát triển năng lực giảng viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
và đào tạo trong các trường Đại học, Cao đẳng trong điều kiện toàn
cầu hóa và bùng nổ tri thức - TS. Nguyễn H u Lam tập trung phân
tích, làm rõ xu hướng đổi mới trong hệ thống đại học đang diễn ra
trên thế giới, nh ng thực tiễn tại Việt nam, và nh ng kiến nghị cho
4
việc phát triển đội ngũ giảng viên - nhân tố có tính sống còn trong
việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
Nh ng nghiên cứu chuyên sâu về nguồn nhân lực chất lượng
cao, nh ng vấn đề đặt ra về nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo
trong thời kỳ hội nhập được tiến hành nh m phục vụ cho công tác
xây dựng pháp luật về giáo dục đại học, có thể kể đến như: Đề tài
khoa học “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ
giảng viên đại học giai đoạn 2010 - 2015” của ThS. Lê Thị Phương
Nam – Phó Vụ trưởng Vụ Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu
niên và Nhi đồng làm chủ nhiệm.
Qua tổng quan tình hình nghiên cứu trên, có thể rút ra một số
nhận x t về nguồn nhân lực và thu hút nguồn nhân lực chất lượng
cao trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã được quan tâm
nghiên cứu từ rất lâu, với phạm vi nghiên cứu rộng. Tuy nhiên,
nghiên cứu về thu hút đội ngũ giảng viên chất lượng cao vào công tác
tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội là vấn đề hoàn toàn mới, chưa có
một nghiên cứu chuyên sâu nào về vấn đề này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận
về thu hút đội ngũ giảng viên chất lượng cao và thực trạng thu hút
đội ngũ giảng viên ở Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, luận văn làm
đề xuất một số giải pháp nh m thu hút đội ngũ giảng viên chất lượng
cao cho Trường Đại học Nội vụ Hà Nội trong thời kỳ hội nhập.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu trên,
luận văn sẽ tập trung thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
Hệ thống hóa và nghiên cứu làm rõ nh ng vấn đề mang tính
chất lý luận liên quan đến thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao,
thu hút giảng viên chất lượng cao trong điều kiện hội nhập.
5
Thực trạng thu hút giảng viên chất lượng cao tại Trường Đại
học Nội vụ Hà Nội trong điều kiện hội nhập.
Đề xuất các giải pháp nh m thu hút giảng viên chất lượng
cao cho Trường Đại học Nội vụ Hà Nội trong điều kiện hội nhập.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động thu hút đội ngũ Giảng viên
chất lượng của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: đề tài nghiên cứu tại Trường Đại học Nội
vụ Hà Nội gồm cả ba cơ sở: Trường, Cơ sở tại TP. Hồ Chí Minh và
phân hiệu Miền Trung.
+ Về thời gian: Nh ng số liệu khảo sát lấy từ năm 2012 đến
năm 2016, nh ng giải pháp dự báo đến năm 2020.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: là hệ thống các nguyên lý, quan điểm để
giải quyết các vấn đề đặt ra. Cụ thể là luận văn sẽ vận dụng lý luận
của chủ nghĩa Mác Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, phương pháp
luận duy vật biện chứng với các quan điểm lịch sử cụ thể.
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn dựa vào số liệu, các báo
cáo, tài liệu, kết quả khảo sát của các phòng, khoa, Trung tâm thuộc
Trường, Tổ Giảng viên để tổng hợp, xử lý phân tích, đánh giá quá
trình xây dựng và thực hiện chính sách thu hút giảng viên chất lượng
cao nh m đảm bảo tính thực tiễn, khách quan và tin cậy cho các nhận
x t, đánh giá. Ngoài ra, đề tài cũng kế thừa các kết quả nghiên cứu
của các phòng, khoa cũng như của các học viên cao học khác có liên
quan đến đề tài.
6. Những dự định đóng góp của luận văn
6
Đề tài “Thu hút giảng viên chất lượng cao cho Trường Đại
học Nội vụ Hà Nội trong điều kiện hội nhập” có ý nghĩa lý luận và
khả năng vận dụng vào thực tiễn. Kết quả của đề tài có thể làm tư
liệu tham khảo cho các giới nghiên cứu, tài liệu nghiên cứu cho sinh
viên chuyên ngành quản lý công cũng như nh ng ai quan tâm đến đề
tài này
Đánh giá một cách khoa học thực trạng thu hút đội ngũ giảng
viên chất lượng cao cho Trường Đại học Nội vụ Hà Nội trong điều
kiện hội nhập.
Đánh giá nh ng ưu điểm và hạn chế trong việc thu hút giảng
viên chất lượng cao cho Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
Đề xuất một số giải pháp nh m tăng cường thu hút và gi
chân, xây dựng và phát triển đội ngũ Giảng viên trong Trường Đại
học Nội vụ Hà Nội trong điều kiện hội nhập.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, bố
cục của luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1. Lý luận chung về thu hút giảng viên chất lượng cao
ở các cơ sở giáo dục đại học hiện nay trong điều kiện hội nhập.
Chương 2. Thực trạng công tác thu hút giảng viên chất lượng
cao tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
Chương 3. Một số giải pháp nh m hoàn thiện công tác thu hút
giảng viên chất lượng cao ở Trường Đại học Nội vụ Hà Nội trong
điều kiện hội nhập
7
CHƢƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ
THU HÚT GIẢNG VIÊN CHẤT LƢỢNG CAO
Ở CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HIỆN NAY
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm cơ sở giáo dục đại học, giảng viên, giảng viên
chất lƣợng cao
1.1.1.1. Khái niệm cơ sở giáo dục đại học
Cơ sở giáo dục đại học là nh ng nơi có chức năng đào tạo
các trình độ từ cao đẳng trở lên do nhà nước hoặc tư nhân thành lập
vì mục tiêu lợi nhuận hoặc phi lợi nhuận và hoạt động trong khuôn
khổ pháp luật về giáo dục đại học của Việt Nam.
1.1.1.2. Khái niệm giảng viên
Giảng viên (gọi tắt của từ giảng viên đại học) là nh ng người
chọn việc giảng dạy như một nghề nghiệp chính thức và lâu dài,
được xếp vào ngạch giảng viên và đã hoặc đang chịu sự quản lý
thường xuyên và liên tục của cơ sở giáo dục đại học.
1.1.1.3. Khái niệm giảng viên chất lƣợng cao
Giảng viên chất lượng cao là nh ng người thực hiện nhiệm
vụ giảng dạy trong các cơ sở đào tạo đại học hoặc tương đương có
khả năng giảng dạy và nghiên cứu khoa học từ mức khá trở lên trong
thang xếp hạng năm mức: thấp, trung bình, khá, gi i và xuất sắc.
1.1.2. Khái niệm thu hút giảng viên chất lƣợng cao
Thu hút giảng viên chất lượng cao là một quá trình nhân sự
gắn liền với nh ng thay đổi tương ứng về mặt tổ chức, chính sách, cơ
chế và con người nh m tìm kiếm, tuyển dụng, sử dụng và gi chân
được giảng viên có chất lượng cao.
8
1.1.3. Vai trò và sự cần thiết phải thu hút giảng viên chất lƣợng
cao làm việc trong các cơ sở giáo dục đại học hiện nay
Việc thu hút giảng viên có chất lượng cao làm việc trong các
cơ sở giáo dục đại học hiện nay đang thực sự hết sức cấp thiết, bởi
việc thu hút này đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của các cơ
sở giáo dục đại học hiện nay. Điều này thể hiện ở nh ng phân tích
sau đây:
Thứ nhất, là xuất phát từ vai trò của giáo dục đại học trong
hệ thống giáo dục nói riêng và đối với sự phát triển của xã hội nói
chung.
Thứ hai, đóng góp vào sự thành công của các trường đại học
và góp phần thực hiện chức năng xã hội của các trường đại học, có
vai trò trung tâm của đội ngũ giảng viên có chất lượng cao.
Thứ ba, việc thu hút giảng viên chất lượng cao giúp các
trường đại học cạnh tranh với các trường đại học của nước ngoài tại
Việt Nam và ở nước ngoài.
1.2. Nội dung và tiêu chí thu hút giảng viên chất lƣợng cao
1.2.1. Nội dung thu hút giảng viên chất lƣợng cao
Nội dung thu hút giảng viên chất lượng cao là tất cả nh ng
hoạt động có liên quan đến việc thu hút hiệu quả giảng viên chất
lượng cao. Tác giả luận văn tiếp cận nội dung thu hút giảng viên
chất lượng cao như là một quá trình thường xuyên và liên tục. Quá
trình này được chia thành ba giai đoạn quan trọng: giai đoạn hình
thành cơ chế, chính sách thu hút; giai đoạn thu hút; giai đoạn sử dụng
và phát triển, gi chân giảng viên.
giai đoạn thứ nhất, các cơ sở đào tạo cần thiết hình thành
một cơ chế, chính sách thu hút hiệu quả, có tác động tích cực đối và
hấp dẫn đối với các ứng cử viên tìm năng.
9
giai đoạn thứ hai, tổ chức hướng tới ba mục tiêu quan
trọng: công bố chính sách thu hút một cách rộng rãi tới nh ng đối
tượng tìm năng; tạo sự hấp dẫn cho ứng cử viên để họ nộp hồ sơ vào;
và tổ chức tuyển chọn giảng viên có chất lượng.
giai đoạn s dụng và phát triển, gi chân giảng viên, tổ
chức hướng tới mục tiêu là sử dụng hiệu quả giảng viên chất lượng
cao khi đã được thu hút vào tổ chức, tạo điều kiện để họ phối hợp,
làm việc, đóng góp vào sự phát triển của cơ sở, hạn chế t lệ b việc,
chuyển sang cơ quan, cơ sở khác.
1.2.2. Các tiêu chí thu hút giảng viên chất lượng cao
Về tiêu chí thu hút đội ngũ giảng viên có chất lượng cao, có
các tiêu chí cơ bản: năng lực chuyên môn; năng lực giáo dục; năng
lực tạo động lực; năng lực giao tiếp; năng lực về cá nhân; năng lực
nghiên cứu và năng lực xuất bản. Nh ng tiêu chí này phần nào mang
tính định lượng vẫn còn một số hạn chế.
Để khắc phục nh ng hạn chế trên, tác giả kết hợp với cách
tiếp của hai tác giả Võ Văn Thắng và ctg (2015) và của Blaskova và
ctg (2014) như đã đề cập ở mục 1.1.1.3 cùng với đề xuất mức độ đo
lường và phương pháp đánh giá. Mức độ đánh giá được phân thành 5
mức: Chưa đạt, đạt, khá, gi i, và xuất sắc. Theo đó, tác giả Luận văn
đề xuất khung đánh giá chất lượng giảng viên đại học cụ thể như sau:
nhóm năng lực nghiên cứu khoa học, tác giả luận văn đề
xuất sử dụng phương pháp đánh giá là số lượng đề tài nghiên cứu
khoa học, bài báo nghiên cứu khoa học. Tiêu chí này được thể hiện ở
5 mức: chưa đạt, đạt, khá, gi i, xuất sắc.
nhóm năng lực chuyên môn, căn cứ vào chất lượng bài
giảng, khả năng mới trong nội dung giảng dạy.
10
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút giảng viên chất lượng
cao ở các cơ sở giáo dục đại học hiện nay
Thứ nhất là lương, thưởng và phúc lợi.
Thứ hai là tính chất công việc.
Thứ ba là điều kiện làm việc.
Thứ tư là môi trường làm việc.
Thứ năm là cơ hội đào tạo, thăng tiến.
Thứ sáu là nh ng yếu tố xuất phát từ môi trường sống.
Thứ bảy là nh ng giá trị tinh thần khác.
Nh ng yếu tố này trên thực tế có ảnh hưởng đến việc thu hút
nguồn nhân lực chất lượng cao nói chung và giảng viên chất lượng
cao nói riêng và sẽ được dùng để nghiên cứu tác động của chúng đến
việc thu hút giảng viên chất lượng cao cho Trường Đại học Nội vụ
Hà Nội.
Tiểu kết chƣơng 1
Giảng viên có chất lượng cao gi vai trò quan trọng trong sự
phát triển của bất kì một cơ sở giáo dục nào, trong đó, đặc biệt là cơ
sở giáo dục đại học. Thu hút được đội ngũ này trở thành mong m i
của nhiều nhà quản lý trường học. Tuy nhiên vấn đề quan trọng là
phải tìm được người có đủ năng lực, thực sự là giảng viên chất lượng
cao. Nói cách khác yếu tố cốt lõi là xây dựng được thước đo để “đo
lường” chất lượng giảng viên. Thước đo đó chính là hệ thống tiêu chí
phụ vụ cho việc thu hút. Không nh ng vậy, thu hút giảng viên đại
học chất lượng cao là một quá trình lâu dài đòi h i sự tham gia, thấu
hiểu và quyết tâm của toàn bộ cơ quan.
11
CHƢƠNG II.
THỰC TRẠNG THU HÚT GIẢNG VIÊN CHẤT LƢỢNG CAO
Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
2.1 . Tổng quan về Trƣờng Đại học Nội vụ Hà Nội
2.1.1. Khái quát về Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
ch s h nh th nh
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội có tiền thân từ Trường Trung
học Văn thư Lưu tr được thành lập theo Quyết định số 109/BT ngày
18/12/1971 của Bộ trưởng Phủ Thủ tướng. Ngày 25/4/1996 Bộ
trưởng, Trưởng ban Tổ chức cán bộ Chính phủ ban hành Quyết định
số 72/TCCB-TC về việc đổi tên Trường Trung học Văn thư Lưu tr
thành Trường Trung học Lưu tr và Nghiệp vụ văn phòng I. Ngày
15/6/2005 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định
số 3225/QĐ-BGD&ĐT-TCCB về việc thành lập Trường Cao đẳng
Văn thư Lưu tr Trung ương I trên cơ sở Trường Trung học Văn thư
Lưu tr Trung ương I, Trường trực thuộc Bộ Nội vụ, chịu sự quản lý
nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường hoạt động
theo điều lệ Trường Cao đẳng. Ngày 14/11/2011 Thủ tướng Chính
phủ ban hành Quyết định số 2016/QĐ-TTg về việc thành lập Trường
Đại học Nội vụ Hà Nội.
tr ch c n ng nhiệ vụ v cơ cấu t ch c
Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Trường được quy định theo
quyết định số 1052/QĐ-BNV ngày 04/8/2008 của Bộ trưởng Bộ Nội
vụ.
2.1.2. Khái quát về đội ngũ giảng viên Trường Đại học Nội vụ
Hà Nội
Cơ cấu số lượng, chất lượng đội ngũ giảng viên:
+ Giảng viên cao cấp (hạng I): 04 người
12
+ Giảng viên chính (hạng II): 17 người (trong 5 năm trở lại
đây chưa có đợt nào thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp).
+ Giảng viên (hạng III): 160 người
2.2. Thực trạng việc thu hút giảng viên chất lƣợng cao ở
Trƣờng Đại học Nội vụ Hà Nội
2.2.1. ố lượng giảng viên thu h t v Trường đại học ội vụ
ội t n đến n
Tổng số lượng giảng viên được tuyển mới từ năm 2012 đến
năm 2016 là 120 giảng viên. Trên thực tế Trường Đại học Nội vụ Hà
Nội có ba cơ sở: cơ sở chính đặt tại Hà Nội, cơ sở Miền Trung đặt tại
Đà Nẵng và cơ sở tại Tp. Hồ Chí Minh. Với quy mô hoạt động của
ba cơ sở này, số lượng tuyển dụng trong 5 năm là 120 thì không
nhiều.
Về mặt trình độ, trong số nh ng người tuyển mới đa phần là
giảng viên có trình độ thạc sĩ, rất ít giảng viên có trình độ tiến sĩ.
Về nơi đào tạo
Năm 2012 2013 2014 2015 2016
Trong nƣ c 10 15 30 34 30
Ngoài nƣ c 0 0 0 1 0
Bảng 2.3. Số giảng viên tuyển mới học trong nước và ngoài nước
(Nguồn: ố liệu của Trường Đại học Nội vụ)
Trong vòng năm năm, từ năm 2012 đến năm 2016, Trường
Đại học Nội vụ ch tuyển được 01 người có trình độ thạc sĩ được đào
tạo ở nước ngoài. Điều này gián tiếp cho thấy, số lượng người được
đào tạo ở nước ngoài có thể là chưa biết nhiều đến Trường; không
muốn chọn Trường làm nơi công tác; hoặc không được tuyển vào
Trường. Dù với khả năng nào đi n a, việc có quá ít giảng viên được
13
đào tạo nước ngoài ảnh hưởng lớn đến chất lượng giảng dạy do phần
lớn trình độ ngoài ng của giảng viên không đủ để tiếp cận và cập
nhật tri thức mới.
Về giới tính, theo từng năm số lượng nam n giảng viên
được thu hút có thể khác nhau, nhưng nhìn chung số lượng giảng
viên n được thu hút trong năm năm cao hơn so với nam (66 so với
54), nhưng không chênh lệch nhiều.
2.2.2. Th c trạng về ch nh sách thu h t giảng viên chất lượng
c ở Trường Đại học ội vụ ội
Chính sách thu hút giảng viên chất lượng cao ở Trường đại
học Nội vụ Hà Nội được đánh giá dựa trên các khía cạnh như sau:
Sự quyết tâm về mặt chính sách của lãnh đạo trong việc
thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.
Có chính sách hiệu quả với nh ng nội dung rõ ràng và
hấp dẫn.
Chính vì chưa có chính sách thu hút giảng viên chất lượng
cao nên hai yếu tố tiếp theo là “công bố rộng rãi và công khai trong
toàn tổ chức để nhân viên trong toàn tổ chức hiểu và có ý thức phối
hợp thực hiện”, và “ bầu không khí hợp tác gi a người cũ và người
được thu hút vào đơn vị” hoàn toàn không xuất hiện.
2.2.3. Th c trạng về t ch c th c hiện thu h t giảng viên chất
lượng c ở Trường Đại học ội vụ ội
ề h nh thức tuyển dụng, Trường Đại học Nội vụ thực hiện
theo ba hình thức. Thứ nhất là x t duyệt hồ sơ và ra quyết định tuyển
dụng. Thứ hai là x t hồ sơ và tổ chức giảng thử và ra quyết định
tuyển dụng nếu đáp ứng. Thứ ba là tổ chức thi tuyển. Trong ba hình
thức này, hình thức thứ hai là phổ biến nhất để tuyển giảng viên.
14
ề quy tr nh tuyển dụng, Trường Đại học Nội vụ thực hiện
thông qua các bước sau: bước thứ nhất là thông báo tuyển dụng cùng
với vị trí cần tuyển, yêu cầu về trình độ, năng lực và kỹ năng; bước
thứ hai là tổ xem x t hồ sơ và tổ chức tuyển chọn; bước thứ ba là
thông báo kết quả tuyển chọn và bước thứ tư là hội nhập nh ng giảng
viên được tuyển chọn.
2.2.4. dụng v hát tri n gi ch n giảng viên
a. Đánh giá về thực hiện việc thu hút
ề động cơ tham gia làm việc tại Trường, khi được h i về
động cơ thúc đẩy đối tượng thu hút làm việc theo chính sách thu hút
nguồn nhân lực của Thành phố, có 38,1% cho biết lý do mang tính
quyết định nhất là “cơ hội cống hiến/thể hiện năng lực bản thân”,
26,3% là vì “tên trường có v oách” và 20,4% là vì ”công việc ổn
định do đây là trường công lập”, ch có 1,8% cho r ng mình quyết
định làm việc là vì “khả năng xin vào trường ít cạnh tranh hơn so
với nhiều trường công khác”.
ề thời gian và thủ tục tuyển dụng, đa số đối tượng thu hút
tham gia tuyển chọn thành công đều cho r ng, thủ tục còn k o dài.
Thời gian nộp hồ sơ đến thời điểm nhận thông báo ngày thi và thời
điểm thông báo kết quả trúng tuyển có khi k o dài. Kết quả khảo sát
cho thấy, có đến 66,2% đối tượng khảo sát cho r ng thời gian thời
gian k o dài trên 6 tháng. Và 33,8% cho r ng thời gian k o dài trên 3
tháng.
ề tiếp cận thông tin tuyển dụng, có đến 60% biết thông tin
tuyển dụng qua bạn b , đồng nghiệp, người thân. Ch có 40 % tiếp
cận qua internet và 0 % qua báo chí.
b. Đánh giá về nội dung công việc được bố trí
Kết quả khảo sát cho thấy, đa số đối tượng thu hút được bố
15
trí công việc đúng chuyên môn đào tạo (25.3% hoàn toàn đồng ý, và
37.6% đồng ý). Nh ng yếu tố được đối tượng thu hút đánh giá cao là
”công việc ổn định”, ”năng lực, tr nh độ đáp ứng được yêu cầu của
công việc” và ”có cơ hội thể hiện năng lực bản thân” nhưng sự yêu
thích công việc lại không cao do yếu tố “thú vị” trong công việc bị
đánh giá thấp. Mức hài lòng chung của đối tượng thu hút với công
việc được bố trí là không cao, ch với 10,2% hoàn toàn đồng ý,
28.6% đồng ý và 27% tương đối đồng ý.
c. Mức thu nhập
Đa số đối tượng thu hút cho r ng thu nhập của họ không
tương xứng với năng lực, trình độ bản thân (18% trả lời Hoàn toàn
không đồng ý, Đồng ý hoặc Tương đối đồng ý). Về khối lượng công
việc đảm nhận (28.6% Không đồng ý hoặc hoàn toàn không đồng ý)
và hoàn toàn không thể so sánh với khu vực tư (81% tương đối
không đồng ý, đồng ý và tương đối đồng ý). Nhìn chung mức độ hài
lòng chung đối với thu nhập là khá thấp.
d. Điều kiện, môi trường làm việc
Đánh giá của đối tượng thu hút về điều kiện và môi trường
làm việc là khá tốt. Trong đó, yếu tố “đồng nghiệp thân thiện và sẵn
sàng giúp đỡ” được đánh giá cao nhất. Nhận định “trang thiết bị
phục vụ công tác đầy đủ và hiện đại” bị đánh giá thấp.
e. Chế độ đãi ngộ khác
ề tính ổn định trong công việc
Một trong nh ng lý do chính khiến đối tượng thu hút làm
việc cho khu vực công đó là tính ổn định của công việc. Có tới 78%
giảng viên được tuyển dụng từ năm 2012 đến năm 2016 trả lời r ng
họ muốn công tác tại trường vì tính ổn định trong công việc.
ề cơ hội đào tạo
16
Có thể nói, cơ hội đào tạo/bồi dưỡng, nâng cao trình độ trong
khu vực công là khá tốt vì có đến 81,3% đối tượng khảo sát cho r ng
mình được tham gia các khóa đào tạo/bồi dưỡng sau khi được thu
hút. Trong số 18,7% chưa được tham gia đào tạo/bồi dưỡng thì có
đến 50% là vì không có nhu cầu hoặc chưa đủ điều kiện để được đào
tạo/bồi dưỡng.
Có tới 87% người được h i có câu trả lời từ Tương đối đồng
ý tới Hoàn toàn đồng ý vì cho r ng, khi vào Trường Đại học Nội vụ
Hà Nội, họ có được cơ hội học tập cao hơn.
2.3. Đánh giá thực trạng thu hút giảng viên chất lƣợng cao ở
Trƣờng Đại học Nội vụ Hà Nội
Qua thực trạng thu hút giảng viên như ở Mục 2.2, tác giả
luận văn rút ra một số nhận x t đánh giá quan trọng cho cả mặt được
và mặt chưa được.
2.3.1. Mặt đạt được
Trong thời gian qua, trước nhu cầu hội nhập của các trường
đại học, với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt về chất lượng đào tạo,
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã đạt ra nhu cầu tuyển dụng giảng
viên có chất lượng. Với một số nỗ lực, trong thời gian ngắn, Trường
đã thu hút được 120 giảng viên về công tác tại trường. Số lượng
giảng viên tăng lên có thể đáp ứng được yêu cầu giáo dục và đào tạo
của Trường. Trong số giảng viên thu hút về trường có một số có trình
độ tiến sĩ.
Điều quan trọng khác là đội ngũ giảng viên được thu hút này
có đam mê và gắn kết với trường. Họ tìm thấy ở đây một lý do nào
đó để vẫn gắn kết và công tác. Chính vì vậy mà t lệ b Trường
chuyển sang làm việc ở các cơ quan khác không nhiều ch có 10 đối
tượng/120 đối tượng thu hút chiếm chưa đầy 10%.
17
2.3.2. Mặt chư đạt được
Việc thu hút giảng viên vào Trường Đại học Hà Nội có một số
vấn đề cần cải thiện thêm.
Trước hết là số lượng giảng viên được thu hút chưa có đủ b ng
chứng xác thực để có thể được gọi là giảng viên có chất lượng cao.
Thêm n a, số lượng giảng viên được tuyển dụng qua các năm còn ít
về số lượng và về b ng cấp.
Thứ hai, việc thu hút giảng viên chưa được thực hiện một cách
đồng bộ và thống nhất trong hoạt động của Trường.
Thứ ba, việc thu hút giảng viên vẫn còn chưa thực sự công
khai để có thể gây sự chú ý đến nhiều đối tượng.
Thứ tư, thời gian xử lý hồ sơ tuyển dụng quá lâu gây nản lòng
cho người ứng tuyển, và họ có thể không vào Trường mà chuyển vào
làm việc trong các cơ quan khác tốt hơn và thông báo cho họ kết quả
sớm hơn.
Thứ năm, cơ chế xin việc vào làm giảng viên của Trường Đại
học nội vụ vẫn còn nặng nề về cơ chế xin cho.
2.3.3. Nguyên nhân
Thứ nhất, Lãnh đạo trường Đại học Nội vụ Hà Nội chưa thật
sự quyết tâm trong việc thu hút giảng viên chất lượng cao vào
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Sự thiếu cam kết và quyết tâm này
dẫn đến việc thu hút giảng viên có chất lượng không được đảm bảo.
Thứ hai là việc thu hút giảng viên có chất lượng cao chưa được
xây dựng thành chính sách nhất quán và hiệu quả.
Thứ ba là việc áp dụng các chính sách chế độ chung cho giảng
viên theo quy định của nhà nước cũng là nguyên nhân hạn chế việc
thu hút giảng viên có chất lượng cao.
18
Thứ tư là môi trường làm việc chưa đảm bảo. Môi trường làm
việc ở Trường Đại học Nội vụ chưa đảm bảo đã làm giảm sức hút đối
với giảng viên có chất lượng cao.
Thứ năm là tình trạng xin việc phải tốn tiền vẫn còn diễn ra đã
không thể thu hút được nh ng giảng viên thật sự có chất lượng cao.
Thứ sáu là Trường Đại học Nội chưa xây dựng được tiêu chí
khoa học và hiệu quả, chi tiết để đánh giá chất lượng giảng viên.
Thêm vào đó, việc áp dụng các hoạt động đánh giá giảng viên trong
quá trình tuyển chọn diễn ra sơ sài, hình thức cũng là nguyên nhân
quan trọng để “lọt lưới” nh ng ứng cử viên không có chất lượng cao
như mong đợi đặt ra.
Ti u kết chương h i
Trường Đại học Nội vụ được phát triển từ trường Trung cấp,
lên cao đẳng rồi lên Đại học là một quá trình trưởng thành với nỗ lực,
đóng góp của lãnh đạo và nhân viên qua từng thời kì. Tuy nhiên
trong giai đoạn hiện nay, trước nhu cầu phát triển mạnh mẽ của hệ
thống giáo dục, trước sự cạnh tranh khốc liệt trong thị trường giáo
dục, Trường Đại học Nội vụ phải đặt ra bài toán hợp lý cho mình. Và
đáp án cho bài toán này là đội ngũ giảng viên chất lượng cao.
Chương hai tập trung phân tích thực trạng thu hút giảng viên
có chất lượng của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Thực tế việc thu
hút giảng viên ch dừng lại ở việc tuyển dụng giảng viên mà chưa có
chú ý đến thu hút giảng viên có chất lượng cao. Điều này đặt Trường
Đại học Nội vụ Hà Nội vào tình trạng ngày càng khó khăn trong việc
nâng cao chất lượng đào tạo, cạnh tranh với các trường đại học khác
trong cả nước.
19
CHƢƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC THU HÚT GIẢNG VIÊN CHẤT LƢỢNG CAO Ở
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP
3.1. Phƣơng hƣ ng và quan điểm xây dựng và phát triển
giảng viên chất lƣợng cao ở Trƣờng Đại học Nội vụ Hà
Nội trong điều kiện hội nhập.
3.1.1. Phương hướng xây d ng và phát tri n đội ngũ giảng viên
chất lượng cao ở Trường Đại học Nội vụ Hà Nội trong thời
gian tới.
Th nhất điều ch nh, bổ sung và hoàn thiện quy hoạch, kế
hoạch phát triển đào tạo về quy mô và chất lượng sinh viên theo đó
kế hoạch và quy hoạch phát triển về số lượng và chất lượng đội ngũ
giảng viên.
Th h i trên cơ sở các tiêu chí về chất lượng đội ngũ giảng
viên chất lương cao thực hiện tốt công tác tạo nguồn (cử đi đào tạo
hoặc ký hợp đồng đào tạo) tuyển chọn và sử dụng hợp lý đội ngũ
quản lý giảng dạy mới được tuyển chọn.
Th b thường xuyên bồi dưỡng, nâng cấp trình độ cho đội
ngũ giảng viên b ng nhiều hình thức theo các tiêu chí chất lượng đã
được chuẩn hóa.
Th tư tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho nghiên cứu
và giảng dạy của đội ngũ giảng viên theo hướng hiện đại ngang tầm
với các trường đại học trong khu vực.
Th n thực hiện tốt chế độ sử dụng và đãi ngộ đối với
đội ngũ giảng viên trên cả hai động lực vật chất và tinh thần.
20
3.1.2. Các qu n đi cơ bản nhằm xây d ng và phát tri n đội
ngũ giảng viên chất lượng cao ở trường Đại học Nội vụ Hà
Nội.
Th nhất Chất lượng đội ngũ giảng viên phải đáp ứng nhu
cầu đào tạo nguồn nhân lực bậc đại học cho việc đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, từng bước phát triển kinh tế tri thức gắn với
bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới.
Th h i, Chất lượng đội ngũ giảng viên phải đáp ứng nhu
cầu đào tạo nguồn nhân lực cao bậc sau đại học, để phát triển nhanh
nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội đáp ứng được yêu cầu của
thời kỳ hội nhập.
Th b Chất lượng đội ngũ giảng viên phải tương thích với
yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập để nắm bắt cơ hội,
vượt qua thách thức trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo bậc đại học
trong bối cảnh hiện nay.
Th tư Chất lượng đội ngũ giảng viên phải đáp ứng yêu cầu
đào tạo nguồn nhân lực ở bậc đại học, góp phần thúc đẩy tăng trưởng
và phát triển bền v ng.
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác thu hút giảng viên
chất lƣợng cao ở Trƣờng Đại học Nội vụ Hà Nội trong
điều kiện hội nhập.
3.2.1. Các giải há đ thu h t đội ngũ giảng viên về phía nhà
nước.
- Thứ nhất, đổi mới giáo dục đại học phải thực hiện sứ mệnh
đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức, kỹ năng, trình độ và chất lượng
cao cho các ngành nghề.
21
- Thứ hai, phải hiện đại hóa hệ thống giáo dục đại học, đổi
mới tư duy giáo dục đại học, làm cho từng trường hợp và toàn hệ
thống giáo dục đại học được nâng cao.
- Thứ ba, đổi mới giáo dục đại học phải được tiến hành đồng
bộ, từ mục tiêu, quy trình, nội dung đến phương pháp mở rộng quy
mô đào tạo giải quyết tốt mối quan hệ gi a nâng cao chất lượng và
mở rộng quy mô đào tạo, gi a thực hiện công b ng xã hội và đảm
bảo hiệu quả đào tạo.
- Thứ tư, đổi mới giáo dục đại học là sự nghiệp của Đảng,
Nhà nước và nhân dân.
- Thứ năm, mở rộng quy mô đào tạo đạt t lệ 450 sinh viên /
1vạn dân vào năm 2020.
- Thứ sáu, xây dựng đội ngũ đảng viên và cán bộ quản lý
giáo dục đại học đủ về số lượng, có phẩm chất đạo đức và lương tâm
nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn cao, phong cách giảng dạy và
quản lý tiên tiến.
- Thứ bảy, nâng cao rõ rệt quy mô và hiệu quả hoạt động
khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học lớn phải là
trung tâm nghiên cứu khoa học mạnh cả nước.
3.2.2. Các giải há đ thu h t đội ngũ giảng viên về h trường
Đại học Nội vụ Hà Nội.
3.2.2.1. Giải pháp về tuyển dụng đội ngũ giảng viên
Một l việc tuyển dụng giảng viên phải căn cứ vào nhu cầu
của từng khoa, của tổ bộ môn về tiêu chuẩn và số lượng giảng viên
thực tế cần tuyển dụng; tránh tình trạng tuyển dụng người không đủ
chuyên môn hoặc không có nhu cầu vẫn tuyển dụng.
Hai là, lãnh đạo nhà trường và các phòng, khoa chuyên môn
cần nhận thức rõ tầm quan trọng của việc tuyển dụng giảng viên đạt
22
chất lượng là nhiệm vụ có tính chiến lược của nhà trường, từ đó xây
dựng kế hoạch và triển khai một cách khoa học và có hiệu quả.
Ba là, thực hiện công khai, rộng rãi trên các phương tiện
thông tin đại chúng (như báo, đài phát thanh và truyền hình) về nội
dung, yêu cầu, số lượng chức danh cần tuyển, lịch thi, tiêu chuẩn ưu
tiên cho người dự tuyển biết.
Bốn l , xây dựng phương pháp tuyển dụng hợp lý theo hướng
quy định phương thức tuyển dụng khác nhau theo nhóm lĩnh vực của
từng khoa, từng chuyên ngành.
3.2.2.2. Giải pháp về sử dụng giảng viên chất lƣợng cao.
Một l , quán triệt và thực hiện nghiêm túc yêu cầu quy định
về tiêu chuẩn của từng vị trí giảng dạy của giảng viên.
Hai là, Chính sách bố trí sử dụng giảng viên phải tạo sự ổn
định công việc một cách tương đối theo hướng chuyên môn hoá
nh m phát huy năng lực, sở trường của từng giảng viên.
Ba là, trong bố trí sử dụng cần tạo điều kiện và cơ hội phát
triển bình đẳng cho mọi giảng viên.
Bốn l , phải có kế hoạch cụ thể, chặt chẽ về luân chuyển
giảng viên.
3.2.2.3. Giải pháp về môi trƣờng làm việc cho giảng viên
Một l trang bị các điều kiện về cơ sở vật chất như phòng làm
việc, bàn, ghế, điện thoại, máy vi tính và các văn phòng phẩm khác
phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, đảm bảo các yếu
tố của một cơ sở giáo dục đại học.
Th h i, đội ngũ giảng viên cần phải được thực hiện các chế
độ, chính sách theo đúng quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà
nước và pháp luật về tiền lương, khen thưởng, k luật, đào tạo, bồi
dưỡng cũng như đề bạt, bổ nhiệm giảng viên.
23
Th b , cần phải xây dựng bầu không khí làm việc ở nhà
trường minh bạch, thân thiện nhưng hiệu quả.
Th tư, xây dựng một tập thể đoàn kết. Đây là một trong
nh ng nội dung hết sức quan trọng trong công tác quản lý nhân sự;
có đoàn kết, thống nhất thì mới hoàn thành được nhiệm vụ của người
giảng viên.
3.2.2.4. Giải pháp về chế độ chính sách cho giảng viên
- Điều ch nh lại chính sách thu hút nhân tài về nhà trường theo
hướng mở rộng đối tượng thu hút
- Tích cực tuyên truyền và thực hiện nghiêm túc chính sách
thu hút nhân tài về làm việc tại trường;
- Xây dựng chính sách phù hợp áp dụng cho các đối tượng
giảng viên đi học nâng cao trình độ theo hướng khuyến khích hơn;
- Thực hiện đồng bộ, kịp thời các chính sách về tiền lương,
khen thưởng đối với giảng viên.
Tiểu kết chƣơng 3
Quán triệt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp
luật của Nhà nước về giáo dục, đào tạo; trên cơ sở đánh giá thực
trạng về chất lượng đội ngũ giảng viên của Trường Đại học Nội vụ
Hà Nôi, tác giả đã mạnh dạn đề xuất hệ thống giải pháp nh m thu hút
đội ngũ giảng viên vào công tác tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
Hệ thống giải pháp này có mối quan hệ mật thiết với nhau, cho nên
trong quá trình thực hiện phải tiến hành một cách đồng bộ. Thực hiện
tốt hệ thống giải pháp này, chắc chắn trong nh ng năm tới trường
Đại học Nội vụ Hà Nội sẽ thu hút được đội ngũ giảng viên đủ về số
lượng, hợp lý về cơ cấu, chuẩn về trình độ đáp ứng nhu cầu đào tạo
của nhà trường trong bối cảnh hội nhập.
24
KẾT LUẬN
Th nhất Luận văn đã làm rõ, sự nghiệp xây dựng và phát
triển đất nước hiện nay đang đòi h i ngày càng cao hơn vai trò của
đội ngũ giảng viên trong các trường Đại học nói chung và trường Đại
học Nội vụ Hà Nội nói riêng. Vì vậy, vấn đề thu hút đội ngũ giảng
viên ngày càng đông về số lượng, mạnh về chất lượng là yêu cầu có
ý nghĩa cấp thiết hiện nay đối với các trường đại học.
Th h i Luận văn đã phân tích nội dung và sự tác động của
các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút đội ngũ giảng viên vào
trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Việc nghiên cứu nh ng nội dung này
là bài học quý giá cho chúng ta trong quá trình xây dựng đội ngũ
giảng viên, là bài học quý giá cho chúng ta trong quá trình xây dựng
đội ngũ giảng viên để nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà trường
trong thời gian tới.
Th b Luận văn đã phân tích thực trạng thu hút đội ngũ
giảng viên vào trường Đại học Nội vụ Hà Nội từ đó ch ra nh ng ưu
điểm và thế mạnh nổi bật, đồng thời cũng phân tích nh ng mặt hạn
chế và nguyên nhân của nh ng mặt hạn chế. Qua đó ch rõ trong quá
trình xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên đòi h i chúng ta cần
biết khắc phục nh ng hạn chế, thiếu sót, phát huy nh ng mặt tích cực
chủ yếu để xây dựng đội ngũ. Đồng thời từ các tiêu chí về trình độ
đào tạo, về phương pháp giảng dạy về kiến thức thực tế luận văn xác
lập các giá trị phù hợp trong sự phát triển của đội ngũ giảng viên một
cách hiệu quả nhất.
Th tư trên cơ sở mục tiêu xây dựng và phát triển đội ngũ
cán bộ giảng dạy trường Đại học Nội vụ Hà Nội đủ về số lượng,
mạnh về chất lượng nh m xây dựng và phát triển đội ngũ một cách
đồng bộ và phù hợp với sự phát triển của giáo dục đại học hiện nay.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_thu_hut_doi_ngu_giang_vien_chat_luong_cao_c.pdf