Một trong những giải pháp quan trọng để phát triển kinh tế, xã
hội đó là nâng cao chất lượng lao động. Nhiều năm nay, huyện
Mê Linh – Hà Nội luôn quan tâm chú trọng đến công tác này, coi
đây là yếu tố quan trọng để đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá, sớm đưa Mê Linh trở thành một vùng phát triển của
Thủ đô. Việc thực hiện chủ trương, chính sách tốt của nhà nước
cũng góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và ổn định xã hội.
Một trong những chính sách đó là việc thực hiện Quyết định số
1956/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt đề án “Đào
tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Dưới sự chỉ đạo
của Thành phố Hà Nội thì huyện Mê Linh cũng triển khai thực
hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg với quyết tâm cao. Thực hiện
tốt chính sách đào tào nghề cho lao động nông thôn không những
khai thác được hiệu quả nguồn lực lao động rất lớn trong xã hội
phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước,
nâng cao đời sống cho nhân dân.
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng,
Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất
lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Nhà nước tăng cường đầu tư để
phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn, có chính sách bảo
đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi
lao động nông thôn, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để
toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn;
Với việc lựa chọn đề tài: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở
huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội, trong đó là việc thực hiện
Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ của huyện,
là một trong những huyện ngoại thành của thủ đô Hà Nội và là địa
phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong những năm gần24
đây, tác giả luận văn đi sâu nghiên cứu những vấn đề cơ sở khoa
học về thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn,
thực trạng quá trình tổ chức thực hiện chính sách, từ đó có một số
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thực hiện chính sách đào tạo
nghề cho lao động nông thôn trong thời gian tới.
26 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 741 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
../ ./.
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
PHAN HÙNG CƯỜNG
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ
Ở HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 60 34 04 02
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
HÀ NỘI, NĂM 2017
Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trương Quốc Chính
Phản biện 1: PGS.TS. Lê Chi Mai
Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Xuân Phong
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính
Quốc gia.
Địa điểm: Phòng họp . Nhà . – Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ,
Học viện Hành chính Quốc gia.
Số: 77 – Đường Nguyễn Chí Thanh – Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội
Thời gian: vào hồi giờ . ngày tháng năm 2017
Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang
Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia.
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đào tạo nghề là việc làm quan trọng hiện nay của nền kinh tế
quốc dân
Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam chính sách cho đào tạo nghề
còn nhiều hạn chế, bất cập:
Thực hiện chủ chương của Đảng , chính sách của Nhà nước
nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, Thủ tướng
Chính phủ đã ra Quyết định 1956/QĐ-TTg, ngày 27 tháng 11 năm
2009 về phê duyệt Đề án “ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn
đến năm 2020”. Cùng với các địa phương trong cả nước thì huyện
Mê Linh, thành phố Hà Nội cũng đang quyết tâm thực hiện Quyết
định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Nhưng trong quá
trình thực hiện Đề án vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế. Vì
những lý do như vậy mà học viên lựa chọn đề tài: “Thực hiện
chính sách đào tạo nghề ở huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội”
làm đề tài luận văn tốt nghiệp. Góp phần nâng cao chất lượng thực
hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn để góp phần
phát triển kinh tế - xã hội cũng như yêu cầu về nâng cao chất lượng
đào tạo nghề và cải thiện việc thực hiện chính sách đào tạo nghề
cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Mê Linh.
2.Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
- Phạm Minh Hạc, Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi
vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 2001.
2
- Trần Khánh Đức (đồng tác giả), Phát triển nhân lực công
nghệ ưu tiên ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Nxb Giáo dục, 2002.
- Nguyễn Viết Sự (2005), Giáo dục nghề nghiệp, những vấn đề
và giải pháp, Nxb Giáo dục.
- Nguyễn Đức Trí (2010), Giáo dục nghề nghiệp một số vấn đề
lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học và Kỹ thuật.
- PGS.TS Nguyễn Hữu Hải, Chính sách công những vấn đề cơ
bản. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2014.
- Nguyễn Khánh Bình: “Một số vấn đề về chính sách giải quyết
việc làm cho thanh niên nông thôn hiện nay”, Tạp chí Quản lý
Nhà nước.
Tuy nhiên, chưa có một đề tài nào nghiên cứu trực tiếp về thực
hiện chính sách đào tạo nghề ở huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích
Từ thực trạng công tác thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao
động nông thôn ở huyện đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện
chất lượng công tác thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động
nông thôn trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.
- Nhiệm vụ
+ Hệ thống lại một số vấn đề lý luận của thực hiện chính sách
đào tạo nghề cho lao động nông thôn;
+ Phân tích, đánh giá thực trạng việc thực hiện chính sách đào
tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Mê Linh,
thành phố Hà Nội;
3
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong
việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn
trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng: Việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao
động nông thôn ở huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu
Do địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội chủ yếu là lao
động nông thôn nên tác giả tập trung nghiên cứu thực hiện chính
sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện theo Quyết
định 1956/QĐ-TTg, ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng
Chính phủ.
+ Nội dung: Hoạt động thực hiện chính sách đào tạo nghề cho
lao động nông thôn.
+ Không gian: Địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.
+ Thời gian: 2012-2015.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận
văn
- Phương pháp luận
Luận văn sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật. Cơ sở
lý luận là tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản
Việt Nam về đào tạo, đào tạo nghề và chính sách đào tạo nghề .
- Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp.
4
- Phân tích, tổng hợp, so sánh.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về lý luận: Góp phần hệ thống lại một số cơ sở lý luận và thực
tiễn của đào tạo nghề nhất là đào tạo nghề cho lao động nông
thôn.
Về thực tiễn: Góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách
đào tạo nghề ở huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung chính của luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của thực hiện chính sách đào tạo
nghề cho lao động nông thôn.
Chương 2: Thực trạng việc thực hiện chính sách đào tạo nghề
cho lao động nông thôn ở huyện Mê Linh.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thực
hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện Mê
Linh.
5
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
1.1. Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn
1.1.1. Chính sách
Quan niệm về chính sách
Theo từ điển bách khoa Việt Nam: “Chính sách là những chuẩn
tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ. Chính sách được thực
hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào
đó. Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc
vào tính chất của đường lối, nghiệm vụ chính trị, kinh tế, văn
hóa...” [18,tr.475].
Quan niệm về Chính sách công
Từ những cách tiếp cận khác nhau về chính sách công của các
tác giả trên có thể hiểu về chính sách công theo quan điểm của tác
giả Nguyễn Hữu Hải như sau: “Chính sách công là kết quả ý chí
chính trị của nhà nước được thể hiện bằng một tập hợp các quyết
định có liên quan đến nhau, bao hàm trong đó định hướng mục
tiêu và cách thức giải quyết những vấn đề công trong xã hội”
[08,tr.51]
* Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn
- Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự vận
dụng quan điểm “chính sách công”, vào trong lĩnh vực đào tạo
nghề và cho lao động nông thôn: Chính sách đào tạo nghề cho lao
động nông thôn là tập hợp các quyết định liên quan của nhà nước
nhằm lựa chọn mục tiêu, giải pháp, công cụ thực hiện để đào tạo
cho lao động nông thôn nhằm đáp ứng cơ bản về nhu cầu cuộc
sống của họ và yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
6
1.1.2. Thực thi chính sách
Từ những lập luận khác nhau của các tác giả trên đây theo tác
giả Lê Văn Hòa có thể hiểu rằng: “Thực thi chính sách công là
quá trình đưa chính sách công vào thực tiễn đời sống xã hội thông
qua việc ban hành các văn bản, chương trình, dự án thực thi chính
sách công và tổ chức thực hiện chúng nhằm hiện thực hóa mục
tiêu chính sách công” [03,tr.7].
* Thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn:
- Thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn
cũng là vận dụng quan điểm về thực thi chính sách công: Là một
khâu của chu trình chính sách, là toàn bộ quá trình chuyển hóa ý
chí của Nhà nước về chính sách đào tạo nghề cho lao động nông
thôn vào thực tiễn đời sống xã hội thông qua các văn bản, chương
trình, dự án đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm hiện thực
hóa mục tiêu nhà nước đề ra.
1.1.3. Nghề và đào tạo nghề
Khái niệm nghề theo quan niệm ở mỗi quốc gia đều có sự khác
nhau nhất định. Cho đến nay thuật ngữ “Nghề” được hiểu và định
nghĩa theo nhiều cách khác nhau.
=> Nghề là một hiện tượng xã hội có tính lịch sử rất phổ biến
gắn chặt với sự phân công lao động, với tiến bộ khoa học kỹ
thuật, và văn minh nhân loại. Vì thế nó được nhiều ngành khoa
học nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau.
* Đào tạo nghề:
- Đào tạo: “Đào tạo là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ
chức nhằm truyền đạt các kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo trong lý
thuyết và thực tiễn, tạo ra năng lực để thực hiện thành công một
hoạt động nghề nghiệp hoặc xã hội cần thiết.
7
1.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến thực hiện chính sách đào tạo
nghề
1.2.1. Bản chất của vấn đề chính sách
Đây là yếu tố gắn liền với vấn đề của chính sách đào tạo nghề,
có tác động trực tiếp đến cách giải quyết vấn đề chính sách và tổ
chức thực thi chính sách. Tính chất cấp bách của chính sách đào
tạo nghề nhất là đào tạo nghề cho lao động nông thôn nên đã được
nhà nước ưu tiên tập trung nguồn lực để thực hiện đó là việc Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số:1956/QĐ-TTg, Phê
duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm
2020” ngày 27 tháng 11 năm 2009. Tính chất của vấn đề chính
sách là yếu tố khách quan có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tổ chức
thực thi chính sách nhanh hay chậm, thuận lợi hay khó khăn ....
1.2.2. Môi trường thực thi chính sách
Môi trường là yếu tố liên quan đến hoạt động kinh tế, chính trị,
văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, môi trường tự nhiên và quốc
tế... Xã hội nước ta là một xã hội ổn định , ít biến động về chính
trị góp phần thuận lợi cho việc thực thi chính sách trong đó có
chính sách đào tạo nghề. Nếu các bộ phận cấu thành nên môi
trường vận động phù hợp với trình độ tổ chức điều hành của các
cơ quan nhà nước, với thể chế chính sách đang tồn tại sẽ có tác
động thúc đẩy các hoạt động của tổ chức thực thi chính sách.
Ngược lại, nó sẽ kìm hãm, ngăn trở các hoạt động này, dẫn đến
thực thi chính sách kém hiệu quả.
1.2.3. Chủ thể chịu trách nhiệm thực thi chính sách
* Tổ chức bộ máy hành chính:
- Bộ máy hành chính chịu trách nhiệm thực thi chính sách nào
cũng sẽ ảnh hưởng đến thực thi chính sách. Mâu thuẫn nội bộ
8
trong cơ quan hành chính, và giữa các cơ quan hành chính các cấp
cũng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thực thi chính sách. Thông
thường thực thi chính sách đòi hỏi sự tham gia của một số tổ chức
nhất định để biến đổi mục tiêu chính sách thành hành động. Như
trong thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn thì
các tổ chức có trách nhiệm như sau:
1.2.4. Các bên liên quan trong thực thi chính sách
Lợi ích và động cơ của các bên liên quan như: người thụ hưởng
chính sách, các đối tác, những người liên quan khác có ảnh hưởng
đến đến kết quả thực thi chính sách. Ảnh hưởng của họ đến thực
thi chính sách được thể hiện ở những phương diện
1.3. Những nội dung cơ bản của thực hiện chính sách đào
tạo nghề cho lao động nông thôn
1.3.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật
Thể chế có thể hiểu là những thiết chế chính trị, luật lệ và quy
định mang tính pháp lý, của một chế độ xã hội. Trong chính sách
đào tạo nghề cho lao động nông thôn thể chế chính sách có thể
hiểu là các văn bản Luật, Nghị định, Thông tư, Quyết định của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến việc xác định các
mục tiêu. Giải pháp, các chủ thể tham gia và mối quan hệ giữa các
chủ thể với nhau cũng như các quy trình hoạch định, thực thi và
đánh giá chính sách.
1.3.2. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức thực
hiện chính sách
* Ban chỉ đạo cấp Trung ương.
* Ban chỉ đạo cấp Thành phố.
* Ban chỉ đạo cấp huyện.
9
Cán bộ quản lý, thực hiện tại UBND cấp xã, thị trấn; Các đoàn
thể khác như Đoàn thanh niên, Hội nông dân, Hội cựu chiến
binh...
1.3.3. Nguồn lực tài chính
* Nguồn kinh phí thực hiện Đề án của huyện là nguồn kinh phí
do Thành phố Hà Nội cấp từ nguồn kinh phí của Đề án.
Nguồn kinh phí thực hiện Đề án theo Quyết định số 1956 và
kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện Quyết định số
1956/QĐ-TTg thành phố đã cấp cho Sở Lao động Thương binh và
Xã hội.
1.3.4. Thanh tra, kiểm tra, giám sát
- Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện dạy nghề cho lao động
nông thôn; định kỳ 6 tháng, hàng năm tổng hợp, báo cáo với cơ
quan cấp trên.
- Theo dõi, đôn đốc, tổ chức kiểm tra giám sát việc thực hiện
Đề án và định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo tình hình thực hiện
Đề án gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo
cáo Thủ tướng Chính phủ.
- Kiểm tra, giám sát định kỳ và đột xuất quá trình thực hiện
chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở các địa
phương.
10
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
Ở HUYỆN MÊ LINH
2.1. Đặc điểm địa lý, dân cƣ, kinh tế xã hội và lao động –
việc làm huyện Mê Linh
2.1.1. Đặc điểm địa lý, dân cư
Huyện Mê Linh nằm ở phía Tây Bắc Thủ đô Hà Nội, cách
trung tâm Thành phố khoảng 25 km, phía Bắc giới hạn bởi sông
Cà Lồ, giáp huyện Bình Xuyên, Thị xã Phúc Yên của Tỉnh Vĩnh
Phúc; phía Nam giới hạn bởi sông Hồng, giáp huyện Đan Phượng;
phía Tây giáp huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc; phía Đông giáp
huyện Sóc Sơn, Đông Anh. Địa bàn huyện có tuyến đường Thăng
Long – Nội Bài, quốc lộ 23B chạy qua, 8km đường sắt Hà Nội –
Lào Cai với ga Thạch Lỗi nằm trên địa bàn thị trấn Quang Minh,
cùng với vị trí giáp sân bay quốc tế Nội Bài
2.1.2. T nh h nh inh t - xã hội
=> Từ những điều kiện về kinh tế xã hội của huyện đã ảnh
hưởng đến việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động
nông thôn:
- Điều kiện kinh tế - xã hội: Mức sống của người nông dân ở
huyện vẫn còn nghèo, kinh tế hộ gia đình sản xuất với quy mô nhỏ
lẻ, manh mún. Trong khi đó tình hình phát triển kinh tế - xã hội
ngày càng đòi hỏi cao: mọi thứ đều đắt đỏ, đất đai tăng cao khiến
đời sống kinh tế của người dân còn khó khăn kéo theo sự kém
phát triển kinh tế - xã hội.
- Tình hình kinh tế xã hội của địa phương có những nghề phụ
11
và người lao động quen với phương thức sản xuất nông nghiệp
truyền thống nên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc vận động
người lao động tham gia vào các lớp đào tạo nghề của chính sách.
2.1.3 Thực trạng về lao động - việc làm
* Cơ cấu lao động:
Huyện Mê Linh sẽ phát huy lợi thế, khai thác có hiệu quả mọi
tiềm năng, tranh thủ thời cơ, nguồn lực phát triển kinh tế với tốc
độ tăng trưởng nhanh, bền vững, xây dựng Mê Linh trở thành
vùng phát triển của Thủ đô với cơ cấu kinh tế Công nghiệp - Dịch
vụ - Nông nghiệp theo hướng sinh thái bền vững. Tốc độ tăng
trưởng kinh tế bình quân đạt 15% - 17%, trong đó: giá trị sản xuất
ngành công nghiệp tăng 16% - 18%; giá trị sản xuất ngành thương
mại tăng 23 - 25%; giá trị sản xuất ngành nông nghiệp trên 1 ha
đất nông nghiệp đến năm 2015 đạt 200 triệu đồng.
* Về trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động:
Thực trạng trên cho thấy cần thiết phải tăng cường công tác
đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm hoàn thành mục tiêu tỷ
lệ lao động qua đào tạo trong nông nghiệp đến năm 2020 là 70%.
2.2. Tình hình thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao
động nông thôn trên địa bàn huyện Mê Linh
Thực trạng công tác thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao
động nông thôn ở huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội được tiến
hành khi bắt đầu ngay từ khi Ban chỉ đạo thực hiện quyết định số
1956/QĐ-TTg thành phố Hà Nội ra quyết định triển khai theo
Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ phê duyệt đề
án “đào tạo nghề cho lao động đến năm 2020”. Trong bài viết tác
giả chỉ thu thập thông tin về thực trạng tình hình thực hiện chính
12
sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện Mê Linh từ
năm 2013 đến hết năm 2015.
* Kết quả thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động
nông thôn trên địa bàn huyện
Thực hiện khá tốt công tác đào tạo nghề cho lao động nông
thôn trên địa bàn huyện. Dưới đây là kết quả số lượng lao động
được đào tạo nghề ở một số năm trên các xã, thị trấn của huyện
được đào tạo tại các cơ sở dạy nghề như sau:
* Kết quả đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức xã
* Tình hình cho vay vốn tạo việc làm phát triển sản xuất tạo
việc làm cho người lao động sau khi học nghề.
2.2.1. Về ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Thành phố Hà Nội đang tích cực triển khai thực hiện chính
sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số
1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê
duyệt “Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm
2020”, Ủy ban nhân thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các ngành, các
cấp khẩn trương triển khai thực hiện chủ trương trên của
Chính phủ.
- Thành phố đã tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện Quyết
định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ
và các văn bản của thành phố tới các cán bộ chủ chốt của các Sở,
Ban, ngành và quận, huyện, các tổ chức chính trị - xã hội Thành
phố và các Tổng công ty thuộc Thành phố;
Bám sát các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Thành phố , Sở
lao động TB&XH về việc thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao
động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày
27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ. UBND huyện đã chủ động
ban hành các văn bản cụ thể
13
2.2.2. Lập hoạch, phổ bi n tuyên truyền chính sách
Lập các kế hoạch về việc thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao
động nông thôn theo Quyết định của Thủ tướng chính phủ trên địa
bàn huyện.
UBND huyện có kế hoạch về lập Ban chỉ đạo thực hiện Quyết
định 1956/QĐ-TTg của huyện.
Căn cứ vào kế hoạch của UBND huyện, các phòng, ban, ngành,
đoàn thể, UBND các xã, thị trấn đã phối hợp tuyên truyền triển
khai công tác đào tạo nghề đến đông đảo lao động nông thôn xã,
thị trấn biết để đăng ký, tham gia các lớp học nghề phù hợp.
2.2.3. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức thực
hiện chính sách
Thực hiện chỉ đạo của Thành phố Hà Nội, UBND huyện Mê
Linh cũng đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Quyết định số
1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn huyện Mê
Linh. Phó Chủ tịch UBND huyện là trưởng Ban chỉ đạo trực tiếp
tham gia điều hành mọi hoạt động của Đề án trên địa bàn huyện.
Trưởng Ban chỉ đạo huyện phân công trực tiếp chức năng, nhiệm
vụ của các Phòng, ban liên quan.
2.2.4. Nguồn lực tài chính thực hiện chính sách
Nguồn kinh phí thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao
động nông thôn của huyện là do Thành phố cấp.
Từ nguồn kinh phí được thành phố cấp như vậy, UBND huyện
đã tổ chức triển khai thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động
nông thôn trên địa bàn huyện.
14
2.2.5. Thanh tra, iểm tra, giám sát
UBND huyện đã thành lập Đoàn kiểm tra, đánh giá, giám sát
việc thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa
bàn huyện. Đoàn kiểm tra đã thực hiện công tác kiểm tra, giám sát
công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn (mỗi lớp 1 lần);
trên toàn bộ các xã, thị trấn thành lập và duy trì hoạt động của ban
chỉ đạo. Bố trí lịch kiểm tra định kỳ, đột xuất phối hợp với UBND
xã, thị trấn tiến hành kiểm tra các lớp học trên địa bàn. Như vậy
công tác kiểm tra giám sát là tương đối tốt.
2.3. Đánh giá việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho
lao động nông thôn trên địa bàn huyện Mê Linh
2.3.1. Những nội dung cơ bản của thực hiện chính sách đào
tạo nghề cho lao động nông thôn
* Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
=> Thể chế chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn
thể hiện sự đồng thuận, thống nhất của UBND huyện; không mâu
thuẫn và không trái với những quy định của Trung ương, của
Thành phố, phù hợp với thực tiễn của địa phương.
* Về lập kế hoạch và phổ biến tuyên truyền chính sách
Công tác lập kế hoạch thực hiện chính sách đào tạo nghề cho
lao động nông thôn trên địa bàn huyện là tương đối nhanh chóng,
kịp thời và giải quyết được nhu nhiệm vụ trong quá trình thực
hiện chính sách của huyện.
Công tác thông tin, tuyên truyền, tư vấn về dạy nghề cho lao
động nông thôn còn chưa được thường xuyên và liên tục. Việc
tuyên truyền chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên
15
địa bàn huyện cũng chưa đi sâu được xuống đến từng thôn, xóm.
* Về tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ công chức thực hiện
Cán bộ lãnh đạo ở nhiều địa phương thực sự quan tâm đến
công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Lãnh đạo ở các ngành, đoàn thể, các hội địa phương chưa có sự
chỉ đạo cụ thể hay sự quan tâm đối với công tác đào tạo nghề.
Việc thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ở mỗi địa phương
trong huyện là thiếu sự sát sao một cách đồng đều của các cán bộ,
công chức thực hiện dự án, nên hiệu quả của nó chưa cao.
* Về thực hiện các chỉ tiêu giám sát, đánh giá
- Qua các báo cáo về tình hình sử dụng nguồn kinh phí của
huyện từ năm 2013 đến hết năm 2015 chưa thấy có báo cáo về sử
dụng nguồn kinh phí để đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức xã.
2.3.2. Những tồn tại, hạn ch và nguyên nhân tồn tại,
hạn ch
Trong quá trình triển khai thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg,
Ban chỉ đạo huyện đã chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt công tác đào
tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn. Tuy nhiên còn một
số những tồn tại, hạn chế
16
Chƣơng 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG THỰC
HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG
NÔNG THÔN Ở HUYỆN MÊ LINH
3.1. Những căn cứ xây dựng giải pháp
3.1.1. Quan điểm, định hướng
Từ những hướng phát triển kinh tế của huyện như trên nên trú
trọng đẩy mạnh phát triển đào tạo các ngành nghề phù hợp tạo cơ
hội việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện.
3.1.2. Mục tiêu đào tạo nghề cho lao động nông thôn đ n
năm 2020
* Mục tổng quát:
* Mục tiêu giai đoạn 2016 - 2020:
* Mục tiêu của huyện Mê Linh
3.2. Các giải pháp nâng cao chất lƣợng thực hiện chính
sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện
Mê Linh
3.2.1. Tuyên truyền lợi ích của đào tạo nghề và học nghề
Tuyên truyền là một trong những biện pháp đầu tiên trong hoạt
động của Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói riêng và
trong việc thực hiện chính sách nói chung. Tuyên truyền, tư vấn
học nghề là việc làm hết sức quan trọng để nâng cao nhận thức
của các ngành, các cấp cũng như mọi người dân trong xã hội về
đào tạo nghề về hiệu quả của nó trong việc góp phần tăng năng
suất lao động, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức
sống và chất lượng cho người lao động. Việc tuyên truyền cần sự
17
vào cuộc của các Bộ ngành, địa phương và tuân thủ theo các bước
sau:
3.2.2. Nâng cao năng lực và đạo đức công vụ cho đội ngũ
công chức thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động
nông thôn
- Năng lực xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách:
- Năng lực phổ biến, tuyên truyền chính sách:
- Năng lực phân công, phối hợp thực hiện chính sách:
- Năng lực duy trì chính sách:
- Năng lực điều chỉnh chính sách:
- Năng lực theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chính
sách:
- Do đó, nâng cao đạo đức công vụ là quá trình tác động tích
cực, có mục đích của các chủ thể tới đối tượng với nội dung, hình
thức và phương pháp thích hợp nhằm làm biến đổi đời sống đạo
đức của đội ngũ công chức theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn
về mặt nhân cách của họ.
3.2.3. Tăng cường quản lý nhà nước về dạy nghề và phát
triển cơ sở dạy nghề
- Đổi mới và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về dạy nghề
theo hướng quản lý nhà nước tập trung vào việc xây dựng và chỉ
đạo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dạy nghề, triển
khai hệ thống bảo đảm chất lượng và kiểm định dạy nghề. Tăng
cường công tác kiểm tra, thanh tra; điều tiết vĩ mô, cơ cấu ngành
nghề đào tạo và quy mô dạy nghề, đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ
thuật trực tiếp trong sản xuất của đất nước trong từng thời kỳ.
- Tin học hóa công tác thông tin quản lý dạy nghề trên phạm vi
18
toàn quốc. Nâng cao chất lượng các trang web của Tổng cục dạy
nghề nhằm cung cấp các thông tin về dạy nghề trong nước, thông
tin về dạy nghề của nước ngoài và liên kết với các trang web về
thông tin thị trường lao động.
- Có sự phối hợp chặc chẽ giữa các Sở, ban, ngành để kiểm tra
giám sát tình hình thực hiện của các cơ sở dạy nghề và kịp thời
uống nắn nhằm hạn chế các hoạt động chưa bám sát tình hình thực
tế ở địa phương.
* Phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề:
- Xây dựng quy hoạch phát triển mạng lưới trường cao đẳng
nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề trong đó chú
trọng phát triển các cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn theo
nghề và cấp trình độ đào tạo đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030;
- Đầu tư nâng cao năng lực Trung tâm Dạy nghề Mê Linh:
Tăng quy mô đào tạo, liên kết đào tạo cao đẳng, trung cấp nghề
cho các khu công nghiệp, các vùng kinh tế động lực và cho xuất
khẩu lao động; phát triển và nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên
dạy nghề về mặt lý thuyết, kỹ năng thực hành, năng lực sư phạm
và năng lực xã hội.
* Phát triển chương trình, giáo trình học liệu dạy nghề
- Đổi mới và phát triển chương trình, giáo trình, học liệu dạy
nghề cho lao động nông thôn theo yêu cầu của thị trường lao
động, thường xuyên cập nhật kỹ thuật, công nghệ mới;
- Thiết lập và tăng cường quan hệ hợp tác giữa cơ sở dạy nghề
với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, huy động
các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao
động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh
19
doanh, các trung tâm khuyến nông - lâm - ngư nghiệp, nông dân
sản xuất giỏi tham gia xây dựng chương trình, giáo trình, học liệu
dạy nghề cho lao động nông thôn.
* Tăng cường cơ sở vật chất
- Cơ sở vật chất là một trong những nguồn lực cần thiết góp
phần nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề vì vậy cần xây
dựng chiến lược về cơ sở vật chất cho các cơ sở dạy nghề.
* Phát triển đội ngũ giáo viên
Trong quá trình phát triển giáo dục nói chung và dạy nghề nói
riêng, người thầy luôn được khẳng định có vai trò then chốt đối
với chất lượng đào tạo. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ XI, Tổng cục dạy nghề đã xây dựng và được Thủ
tướng Chính phủ chính thức thông qua Chiến lược “Phát triển dạy
nghề thời kỳ 2011-2020”.
Mục tiêu là nhằm bồi dưỡng “kỹ năng dạy nghề” theo hướng
tiếp cận năng lực thực hiện để giảng dạy các khóa đào tạo nghề
cho lao động nông thôn. Giúp cho người dạy nghề xây dựng kế
hoạch dạy nghề khoa học, hiệu quả trong việc áp dụng kiến thức
chuyên môn vào thực tiễn dạy nghề đạt kết quả; có khả năng đánh
giá được sự tiếp cận và năng lực làm việc của người học nghề sau
đào tạo. Bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn về công tác
quản lý dạy nghề để nâng cao trình độ, năng lực quản lý cho đội
ngũ cán bộ làm công tác quản lý dạy nghề của các cơ sở dạy nghề
trên địa bàn huyện.
3.2.4. Gắn t cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp và hội nhập
quốc t
Các doanh nghiệp ngày càng có vai trò quan trọng trong quá
trình đào tạo của các cơ sở dạy nghề. Mối quan hệ gắn kết này thể
20
hiện ở chỗ:
- Cơ sở dạy nghề chủ động mời doanh nghiệp đến nói chuyện
hoặc tham gia đóng góp ý kiến, xây dựng nội dung, chương trình
đào tạo thiết thực, phù hợp với mục tiêu đầu ra,
- Doanh nghiệp tham gia xây dựng chương trình dạy nghề cho
phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp, của ngành và địa phương;
- Doanh nghiệp tham gia đánh giá học viên trong những lần thi,
kiểm tra;
- Doanh nghiệp giảng dạy xen kẽ một số buổi, các doanh nhân
có thể truyền đạt những kinh nghiệm thực tiễn cho học viên.
Việc tổ chức cho học viên thực tập tại doanh nghiệp cũng là
cách liên kết hữu ích, song khi số lượng sinh viên có nhu cầu thực
tập, thực tế ngày một lớn thì nhiều doanh nghiệp lại không muốn
nhận thực tập sinh bởi điều đó có thể ảnh hưởng tới chất lượng
hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Thiết lập mối
quan hệ mật thiết giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp là điều
kiện thuận lợi giúp học viên có điều kiện làm quen và có cơ hội
việc làm sau khi kết thúc khóa học.
- Tăng cường hội nhập quốc tế
Tăng cường liên doanh, liên kết đào tạo với các trường đào tạo
nghề tiên tiến nước ngoài, thu hút đầu tư của nước ngoài vào lĩnh
vực dạy nghề, khuyến khích giáo viên nước ngoài vào dạy nghề ở
Việt Nam, tăng cường trao đổi kinh nghiệm giữa các giáo viên của
các cơ sở dạy nghề trong nước với nhau và với cơ sở dạy nghề
nước ngoài.
3.2.5. Đào tạo nghề phù hợp với điều iện của địa phương
- Huyện Mê Linh với diện tích đất nông nghiệp khá lớn nên
21
việc phát triển đào tạo ngành nghề trồng hoa, đặc biệt là hoa hồng
gắn liền phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
+ Hiện nay, huyện Mê Linh có 1.294ha đất sản xuất hoa; trong
đó, diện tích canh tác chủ yếu là hoa hồng (chiếm 93,4%), ngoài
ra còn có hoa cúc, hoa loa kèn, hoa ly, hoa đào...
+ Hoa hồng được trồng với diện tích khoảng 1.152 ha chủ yếu
ở các xã Mê Linh và xã Văn Khê, xã Thanh Lâm, xã Đại Thịnh...
Còn lại, hoa cúc được trồng với diện tích 104,7 ha, chủ yếu ở xã
Đại Thịnh; các loại hoa khác như: hoa lay ơn, hoa loa kèn, hoa
ly... chiếm diện tích nhỏ hơn.
Chính vì vậy nên tập trung đào tạo nghề kỹ thuật trồng hoa cho
người dân, bên cạnh đó cũng tạo điều kiện cho người lao động
được vay vốn ưu đãi để mở rộng diện tích trồng hoa.
Cùng với việc phát triển nghề trồng hoa thì huyện Mê Linh
cũng là địa phương nổi tiếng với nghề trồng rau an toàn. Với điều
kiện tự nhiên phù hợp cho việc trồng rau sạch cung cấp cho thành
phố Hà Nội cũng như các tỉnh, điển hình như xã Tráng Việt. Là
địa điểm cung cấp rau củ lớn nhất không chỉ cho Hà Nội mà còn
cho các tỉnh lân cận, xã Tráng Việt, huyện Mê Linh, Hà Nội được
biết đến như là nơi hội tụ đầy đủ nhất của tất cả các loại rau củ.
Toàn xã với diện tích đất chủ yếu là đất bồi bãi, phù sa nên thích
hợp đối với trồng rau sạch.
Với thế mạnh về sản xuất nông nghiệp thì nên tập trung phát
triển đào tạo nghề nông nghiệp. Tập trung nguồn lực vào phát
triển kinh tế nông nghiệp hướng tới một nền nông nghiệp hiện đại
phát triển.
Bên cạnh đó huyện cũng có khu công nghiệp lớn nên cần lao
động qua đào tạo nghề và lao động có tay nghề phù hợp với nhu
cầu của các đơn vị. Trong đó có khu công nghiệp Quang Minh tập
22
trung rất nhiều nhà máy, xí nghiệp như Honda, Canon, Sowa,
BLD Vina... nên việc nhu cầu về lao động cho những đơn vị này
là rất lớn.
=> Để việc thực hiện chính sách đào tạo nghề được nâng cao
thì chính quyền huyện nên tập trung đào tạo những ngành nghề là
thế mạnh của địa phương và những ngành nghề đáp ứng được nhu
cầu tuyển dụng cho các đơn vị trên địa bàn. Việc đó cần sự vào
cuộc quyết liệt của chính quyền các cấp của huyện trong việc thực
hiện chính sách đào tạo nghề một cách chọn lọc và phù hợp. Một
trong những đề xuất mà chính quyền huyện nên thực hiện đó là
việc liên kết với các đơn vị sử dụng lao động để đào tạo lao động
trực tiếp tại các doanh nghiệp và thực hiện các công việc cụ thể.
Chính quyền địa phương là cầu nối giữa doanh nghiệp và người
lao động, tạo điều kiện cho người lao động có thể có cơ hội về
nghề nghiệp để phát triển kinh tế.
23
KẾT LUẬN
Một trong những giải pháp quan trọng để phát triển kinh tế, xã
hội đó là nâng cao chất lượng lao động. Nhiều năm nay, huyện
Mê Linh – Hà Nội luôn quan tâm chú trọng đến công tác này, coi
đây là yếu tố quan trọng để đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá, sớm đưa Mê Linh trở thành một vùng phát triển của
Thủ đô. Việc thực hiện chủ trương, chính sách tốt của nhà nước
cũng góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và ổn định xã hội.
Một trong những chính sách đó là việc thực hiện Quyết định số
1956/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt đề án “Đào
tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Dưới sự chỉ đạo
của Thành phố Hà Nội thì huyện Mê Linh cũng triển khai thực
hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg với quyết tâm cao. Thực hiện
tốt chính sách đào tào nghề cho lao động nông thôn không những
khai thác được hiệu quả nguồn lực lao động rất lớn trong xã hội
phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước,
nâng cao đời sống cho nhân dân.
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng,
Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất
lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Nhà nước tăng cường đầu tư để
phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn, có chính sách bảo
đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi
lao động nông thôn, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để
toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn;
Với việc lựa chọn đề tài: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở
huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội, trong đó là việc thực hiện
Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ của huyện,
là một trong những huyện ngoại thành của thủ đô Hà Nội và là địa
phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong những năm gần
24
đây, tác giả luận văn đi sâu nghiên cứu những vấn đề cơ sở khoa
học về thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn,
thực trạng quá trình tổ chức thực hiện chính sách, từ đó có một số
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thực hiện chính sách đào tạo
nghề cho lao động nông thôn trong thời gian tới.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_thuc_hien_chinh_sach_dao_tao_nghe_o_huyen_m.pdf