Tóm tắt Luận văn Thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Ủy ban nhân dân thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang

Thị xã Hà Tiên đã có nhiều mô hình, giải pháp thực hiện cải cách hành24 chính. Việc triển khai thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa đến một cửa liên thông trên địa bàn Thị xã đã đạt được một số thành tựu đáng khích lệ, vừa mang tính khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn, đúng với mục tiêu đặt ra, đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách một bước nền hành chính Nhà nước, phù hợp với nguyện vọng và lòng dân, được xã hội đồng tình. Do đó, chúng ta không thể phủ nhận được những kết quả của việc thực hiện TTHC theo cơ chế này mang lại, tuy nhiên chúng ta cũng phải cũng phải nghiêm túc nhận thấy rõ những khó khăn nảy sinh, thậm chí cả những hạn chế, bất cập từ việc thực hiện TTHC theo cơ chế mô hình này Thị xã Hà Tiên nói riêng, trong cả nước nói chung để tiếp tục hoàn thiện đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính. Trong giai đoạn tiếp theo cần tiếp tục khẳng định cải cách hành chính là trọng tâm của việc xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền, coi đó là một giải pháp cơ bản để thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các cơ quan nhà nước phải triển khai có hiệu quả các giải pháp để tiếp tục cải cách hành chính. Nhận thức được điều đó, Thị xã Hà Tiên đã xác định rằng cải cách hành chính là giải pháp tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Do đó cải cách hành chính là nhiệm vụ quan trọng, rộng lớn liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều cơ quan và phải được tiến hành đồng bộ trong tổng thể đổi mới hệ thống chính trị nói chung trong đó việc hoàn thiện việc thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông là một yêu cầu cấp thiết.

pdf26 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 629 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Ủy ban nhân dân thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NHAN VĂN TRUYỆN THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ Xà HÀ TIÊN, TỈNH KIÊN GIANG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017 Công trình được hoàn thành tại: Học viện Hành chính Quốc gia Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thủy Chủ tịch Hội đồng: TS. Hà Quang Thanh Thư ký Hội đồng: TS. Nguyễn Huy Hoàng Phản biện 1: PGS. TS. Huỳnh Văn Thới Phản biện 2: TS. Lê Văn In Ủy viên Hội đồng: TS. Nghiêm Kỳ Hồng Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận văn Thạc sĩ Địa điểm: Phòng 211, nhà A, Học viện Hành chính Quốc gia cơ sở TP. Hồ Chí Minh. Địa chỉ: Số 10, đường 3 tháng 2, phường 12, quận 10, TP. HCM. Thời gian: Vào hồi 08 giờ 00 đến 09 giờ 30, ngày 18 tháng 7 năm 2017 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện của Học viện Hành chính Quốc gia cơ sở TP. Hồ Chí Minh PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong tiến trình Đổi Mới, phát triển đất nước. Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm và chỉ rõ sự cần thiết phải tiến hành cải cách hành chính nhà nước, coi đó là một giải pháp quan trọng góp phần đạt được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng một nền hành chính trong sạch, vững mạnh, đủ sức đảm nhiệm công tác quản lý trong điều kiện mới của đất nước. Chúng ta đã tiến hành cải cách hành chính từng bước thận trọng và đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Cải cách hành chính ở Việt Nam được triển khai trên nhiều nội dung bao gồm cải cách thể chế; cải cải cách tổ chức bộ máy hành chính; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC; cải cách tài chính công; hiện đại hóa nền hành chính và cải cách TTHC, trong đó cải cách TTHC được xem là một nhiệm vụ quan trọng và được đặt ra ngay từ giai đoạn đầu của tiến trình cải cách. Nhận thức rõ mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác cải cách TTHC, ngay từ năm 1994, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 38/CP ngày 04 tháng 5 năm 1994 về cải cách một bước thủ tục hành chính mà mục tiêu quan trọng là hướng đến việc giải quyết tốt hơn các công việc của tổ chức, công dân và doanh nghiệp. Ngay từ những ngày đầu của quá trình tiến hành cải cách, các địa phương đã có nhiều giải pháp để triển khai thực hiện có hiệu quả việc thực hiện TTHC tại địa phương mình, trong đó nổi bật là việc thí điểm thực hiện một cơ chế thực hiện TTHC mới với tên gọi chung là “cơ chế một cửa”1. Qua quá trình triển khai thực hiện cơ chế này trong thực tiễn giải quyết TTHC đã đem lại những kết quả đáng khích lệ. Để khẳng định tính hiệu quả của mô hình này, Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 – 2010 ban hành kèm theo Quyết định số 136/2001QĐ-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh việc mở rộng cơ chế một cửa2 trong việc giải quyết TTHC tại các cơ quan hành chính nhà nước. Và sau này, Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ về ban hành 1 Tại Thành phố Hồ Chí Minh, tên gọi của cơ chế này là “một cửa, một dấu” 2 Từ năm 2007, theo Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg thì bên cạnh việc thực hiện giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa còn tổ chức giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông. 2 Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020 tiếp tục nhấn mạnh và xem cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông như là một bộ phận quan trọng trong việc đơn giản hóa một cách tối đa quy trình giải quyết TTHC. Để tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của cơ chế một cửa, ngày 04 tháng 09 năm 2003 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương và sau một thời gian thực hiện đã được thay thế bằng Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2007 về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ra đời đã bổ sung thêm một cơ chế mới là “một cửa liên thông”, đây là cơ chế nhằm giải quyết các TTHC mang tính liên thông giữa các cơ quan hành chính nhà nước. Đứng trước những đòi hỏi ngày càng cao của người dân và doanh nghiệp trong việc giải quyết TTHC cũng như sự thay đổi của các văn bản quy phạm pháp luật, ngày 25 tháng 3 năm 2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg thay thế cho Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg. Thực hiện các văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, các địa phương đã có những nỗ lực đáng kể trong việc thực hiện các nội dung trên, các loại TTHC đã được rà soát và được đưa vào giải quyết theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, từng bước tạo lập lại niềm tin của người dân và doanh nghiệp vào các cơ quan nhà nước. Trong thời gian, các huyện, thị xã của tình Kiên Giang đã tích cực triển khai thực hiện cải cách hành chính, đặc biệt là việc triển khai thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Đến nay 100% đơn vị hành chính cấp huyện và 1000% đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Kiên Giang đã triển khai thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Riêng tại UBND Thị xã Hà Tiên việc thực hiện TTHC từ khi áp dụng cơ chế một cửa, một cửa liên thông đã mang lại những kết quả đáng khích lệ như: giảm được tình trạng tổ chức, cá nhân phải đi lại nhiều lần, gặp nhiều cơ quan, nhiểu cấp hành chính để giải quyết công việc; tăng cường 3 năng lực, trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ CBCC; tạo cơ chế giám sát, quản lí của nhân dân đối với CBCC và các cơ quan hành chính nhà nước, tiến đến xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp và hiện đại. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện TTHC theo cơ chế này tại UBND Thị xã Hà Tiên vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: kết quả giải quyết còn thấp so với yêu cầu đặt ra, hồ sơ trễ hẹn còn nhiều; cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, bộ phận liên quan trong giải quyết TTHC còn yếu, ý thức trách nhiệm của một bộ phận CBCC trong việc thực hiện cơ chế này còn thấp, có những công chức chuyên môn thụ lý hồ sơ còn cứng nhắc, thiếu linh hoạt, quan liêu trong xử lý công việc.vẫn còn hồ sơ giải quyết trễ hẹn; nhiều TTHC còn rườm rà, phức tạp, khó thực hiện; nhiều TTHC còn được tiếp nhận và giải quyết tại các phòng, ban chuyên môn; năng lực, tinh thần, thái độ phục vụ của một bộ phận CBCC còn hạn chế... Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tác giả chọn đề tài “Thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Ủy ban nhân dân Thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang” làm nhiệm vụ nghiên cứu cho đề tài Luận văn Cao học Quản lý công của mình với mong muốn làm rõ những ưu điểm để phát huy, đề ra những giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế nhằm hoàn thiện việc thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại UBND Thị xã Hà Tiên. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài - Các đề tài khoa học, dự án + Viện Khoa học Tổ chức Nhà nước (2009), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả cơ chế “Một cửa” tại xã, phường, thị trấn” do TS. Nguyễn Thị Minh Tâm làm chủ nhiệm đề tài. + Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên Huế (2013), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Xây dựng thí điểm mô hình thống nhất tổ chức, tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”. + Học viện Hành chính Quốc gia (2013), Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp 4 cơ sở “Đánh giá mô hình “một cửa, một cửa liên thông” tại cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện của TP. Hồ Chí Minh” do TS. Hà Quang Thanh làm chủ nhiệm đề tài. - Các bài viết trên các Tạp chí khoa học + Trương Đắc Linh (2007), Bài viết “Một dấu trong cơ chế một cửa một dấu của chính quyền quận huyện TP. Hồ Chí Minh: Ý tưởng đột phá nhưng thực hiện nửa vời, trái pháp luật và không khả thi” đăng trên Tạp chí Khoa học Pháp lý số 6 (12/2007). + Trần Văn Tuấn (2010), Bài viết “Cải cách thủ tục hành chính và cơ chế “một cửa, một cửa liên thông” ”đăng trên Tạp chí Cộng sản số 6 (198). + Tạ Thị Hải Yến (2012), bài viết “Hoàn thiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân” đăng trên website Cục Kiểm soát Thủ tục hành chính thuộc Bộ Tư pháp. + Đồng Minh (2015), bài viết “Mô hình một cửa liên thông ở Thái Bình: Giải pháp cải thiện môi trường đầu tư” đăng trên Tạp chí Cộng sản số 07/2015. + Hà Quang Thanh (2015), bài viết “Cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông” ở các quận, huyện tại TP. Hồ Chí Minh” đăng trên Tạp chí Quản lý nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia số tháng 8/2015. - Các Luận án, Luận văn: + Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành chính công (2010) “Nâng cao hiệu quả cơ chế một cửa trong công tác quản lý hành chính nhà nước tại UBND cấp phường trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn Đức Vượng. + Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành chính công (2011) “Cơ chế “một cửa, một cửa liên thông” nghiên cứu từ thực tiễn tỉnh Đồng Tháp” của tác giả Trần Văn Tấn. + Luận văn Thạc sĩ Quản lý công (2014), “Hoàn thiện cơ chế một cửa liên thông tại Ủy ban nhân dân quận (từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh) của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Mỹ. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 5 3.1. Mục tiêu của đề tài: Mục tiêu nghiên cứu cơ bản của đề tài này là nghiên cứu cơ sở lý luận và pháp lý về thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại UBND Thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang; đánh giá thực trạng, làm rõ những ưu điểm để phát huy, phân tích những hạn chế, tìm ra nguyên nhân của những hạn chế; trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện việc giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại UBND Thị xã Hà Tiên, tình Kiên Giang. 3.2. Nhiệm vụ của đề tài: Để đạt được mục tiêu nêu trên, đề tài thực hiện một số nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu cơ sở lý luận và pháp lý về thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại UBND cấp huyện. - Đánh giá thực trạng thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại UBND Thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện việc thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại UBND Thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông thuộc thẩm quyền giải quyết tại UBND Thị xã Hà Tiên. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: tại UBND Thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. - Về thời gian: từ năm 2011 đến năm 2017. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài này, tác giả tiếp cận đối tượng nghiên cứu bằng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, lấy học thuyết Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh cùng các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về nhà nước và pháp luật làm cơ sở phương pháp luận. Để giải quyết các vấn đề cụ thể, các phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành đều được sử dụng như: Phương pháp khảo sát tài liệu thứ cấp, Phương pháp phân tích, Phương pháp tổng hợp, Phương pháp điều tra xã hội 6 học, Phương pháp thống kê, so sánh 6. Đóng góp của đề tài Đề tài đã tập hợp, hệ thống hóa cơ sở lý luận về thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại UBND cấp huyện, đánh giá thực trạng thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại UBND Thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, qua đó chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và đề xuất các giải pháp để hoàn thiện hoạt động này. Luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho những CBCC trực tiếp tham gia thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại UBND cấp huyện, các nhà lãnh đạo, quản lý các cấp. Kết quả nghiên cứu đề tài là nguồn tư liệu có thể tham khảo phục vụ cho sinh viên, học viên, các nhà khoa học quản lý trong quá trình nghiên cứu về thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các cấp chính quyền khác nhau. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được bố cục thành 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận về thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Ủy ban nhân dân cấp huyện. - Chương 2: Thực trạng thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Ủy ban nhân dân Thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. - Chương 3: Phương hướng, giải pháp hoàn thiện việc thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Ủy ban nhân dân Thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN 1.1. Thủ tục hành chính và cơ chế một cửa, một cửa liên thông 1.1.1. Thủ tục hành chính 1.1.1.1. Khái niệm Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ 7 về kiểm soát thủ tục hành chính thì khẳng định “TTHC là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức. 1.1.1.2. Đặc điểm - Thứ nhất, TTHC được điều chỉnh chủ yếu bằng các quy phạm thủ tục. - Thứ hai, TTHC là trình tự thực hiện thẩm quyền trong QLNN. - Thứ ba, TTHC mang tính đa dạng, phức tạp. - Thứ tư, TTHC cần liên tục nghiên cứu, sửa đổi để phù hợp với thực tiễn. 1.1.1.3. Cải cách thủ tục hành chính Như vậy, cơ chế một cửa, một cửa liên thông là một trong những giải pháp được Thủ tướng Chính phủ triển khai thực hiện để cải tiến quy trình, rút ngắn thời gian giải quyết TTHC, góp phần điều chỉnh mối quan hệ giữa nhân dân và cán bộ, công chức nhà nước. Tiếp theo đó, thông qua việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, các cơ quan, CBCC nhà nước thường xuyên tiếp nhận phản hồi từ phía các tổ chức cá nhân về quy trình, thủ tục, thời gian giải quyết TTHC, làm cơ sở để các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền tiếp tục cải cách TTHC, nâng cao hơn nữa hiệu quả làm việc và mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước. Để giải quyết TTHC nhanh, gọn, Chính phủ đã chủ trương xây dựng thí điểm cơ chế một cửa. Sau đó triển khai rộng rãi trong cả nước, tiến tới xây dựng và tổ chức thực hiện giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông. 1.1.2. Cơ chế một cửa, một cửa liên thông 1.1.2.1. Khái niệm Khoản 1, Điều 1, Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg với nội dung “Cơ chế một cửa là cách thức giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của một cơ quan hành chính nhà nước trong việc công khai, hướng dẫn TTHC; tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của một cơ quan hành chính nhà nước”. 8 Khoản 2, Điều 1, Quyết định số 09/QĐ-TTg thì “Cơ chế một cửa liên thông là cách thức giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của nhiều cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp hoặc giữa các cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong việc công khai, hướng dẫn TTHC, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của một cơ quan hành chính nhà nước”. 1.1.2.2. Đặc điểm Thứ nhất, cơ chế một cửa, một cửa liên thông là cơ chế giải quyết công việc cho các tổ chức, cá nhân của cơ quan hành chính nhà nước tại một đầu mối duy nhất là Bộ phận TN&TKQ. Thứ hai, đây là cơ chế mà khi công dân có yêu cầu giải quyết công việc hoặc hồ sơ TTHC thì chỉ cần liên hệ với một cơ quan duy nhất đó là Bộ phận TN&TKQ. Thứ ba, cơ chế một cửa, một cửa liên thông là cơ chế trong đó các công việc, hồ sơ hoặc TTHC mà tổ chức, công dân đề nghị giải quyết được cơ quan hành chính nhà nước tiếp nhận tại một đầu mối và việc phối hợp giải quyết công việc, hồ sơ hay TTHC thuộc trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước. Thứ tư, các cơ quan hành chính nhà nước có liên quan sẽ liên thông với nhau trong việc giải quyết TTHC cho tổ chức và công dân, sự liên thông này có thể theo chiều dọc (giữa các cơ quan hành chính nhà nước của các cấp) hoặc theo chiều ngang (giữa các cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp). 1.1.2.3. Vai trò - Thứ nhất, Đối với các cơ quan nhà nước Cơ chế một cửa, một cửa liên thông góp phần hạn chế tình trạng quan liêu, tham nhũng, gây phiền hà khó khăn cho người dân của cán bộ công chức. Cơ chế một cửa, một cửa liên thông đã điều chỉnh mối quan hệ giữa nhân dân và CBCC, tạo cơ chế giám sát, quản lý của nhân dân đối với cơ quan nhà nước, giữa lãnh đạo với cán bộ, công chức thuộc quyền, thể hiện rõ bản chất của công tác cải cách TTHC. 9 Thứ hai, Đối với người dân Cơ chế một cửa, một cửa liên thông giúp cho việc thực hiện TTHC được đơn giản hóa, người dân chỉ phải đến một nơi để nộp hồ sơ và cũng đến chính nơi đó để nhận kết quả, không còn tình trạng người dân phải đi qua nhiều cửa để giải quyết một công việc nhất định, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức cho người dân. Việc công bố, công khai TTHC, quy trình giải quyết công việc, các văn bản quy phạm pháp luật, phí, lệ phí giúp cho người dân có thể giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước. 1.2. Thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Ủy ban nhân dân cấp huyện 1.2.1. Địa vị pháp lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện UBND cấp huyện do HĐND cấp huyện bầu ra, là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở cấp huyện, chịu trách nhiệm trước HĐND và cơ quan nhà nước cấp trên. UBND cấp huyện tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn huyện; tổ chức thực hiện nghị quyết của HĐND và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao. 1.2.2. Nguyên tắc trong thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Ủy ban nhân dân cấp huyện - Thứ nhất, niêm yết công khai, đầy đủ, kịp thời các TTHC tại Quyết định công bố TTHC của UBND cấp tỉnh theo quy định. - Thứ hai, bảo đảm giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện cho cá nhân, tổ chức; việc yêu cầu bổ sung hồ sơ chỉ được thực hiện không quá một lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ tại một cơ quan chuyên môn. - Thứ ba, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan hành chính nhà nước trong giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức. - Thứ tư, việc thu phí, lệ phí của cá nhân, tổ chức được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. 1.2.3. Các loại thủ tục hành chính giải quyết theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Ủy ban nhân dân cấp huyện 10 Theo Khoản 4, Điều 4 và Điều 5, Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg thì cơ chế một cửa được thực hiện trong giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện, cơ chế một cửa liên thông được thực hiện trong giải quyết TTHC thuộc các lĩnh vực: đầu tư, đất đai, đăng ký kinh doanh, cấp phép xây dựng, tư pháp và các lĩnh vực khác thuộc thẩm quyền của nhiều cơ quan hành chính nhà nước. 1.2.4. Quy trình thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Ủy ban nhân dân cấp huyện 1.2.4.1. Quy trình thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa Theo Điều 6, Quyết định số 09/QĐ-TTg, quy trình thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa được quy định như sau: Bước 1. Tiếp nhận hồ sơ Bước 2: Chuyển hồ sơ Bước 4: Trả kết quả giải quyết hồ sơ 1.2.4.2. Quy trình thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông Theo Điều 7, Quyết định số 09/QĐ-TTg, quy trình thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa liên thông được quy định như sau: Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ Bước 2: Chuyển và giải quyết hồ sơ Bước 3: Trả kết quả giải quyết hồ sơ 1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông - Thứ nhất, Thể chế về cơ chế một cửa, một cửa liên thông - Thứ hai, Tổ chức Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả - Thứ ba, Năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức - Thứ tư, Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan - Thứ năm, Chế độ kiểm tra, giám sát 1.4. Kinh nghiệm thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông 11 1.4.1. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng - Tại các quận, huyện trên địa bàn TP. Cần Thơ - Tại các quận, huyện trên địa bàn TP. Đà Nẵng 1.4.2. Bài học kinh nghiệm Thứ nhất, các đơn vị được khảo sát đều quan tâm đến hoàn thiện thể chế và đặc biệt là hướng dẫn việc thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Thứ hai, các địa phương đều chú trọng đến việc nâng cao năng lực và trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước trong thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa liên thông. Thứ ba, các địa phương đều quan tâm đến việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng, ứng dụng công nghệ thông tin vào thực hiện TTHC và đầu tư trang thiết bị cho Bộ phận TN&TKQ. Thứ tư, các địa phương đặc biệt nhấn mạnh đến công khai, minh bạch các TTHC theo quy định của pháp luật. Thứ năm, các địa phương rất quan tâm đến việc xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, đẩy mạnh xây dựng quy trình liên thông giữa các cơ quan chuyên môn nhằm rút ngắn thời gian thực hiện TTHC. Chƣơng 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ Xà HÀ TIÊN, TỈNH KIÊN GIANG 2.1. Sơ lƣợc vài nét về công tác triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Ủy ban nhân dân Thị xã Hà Tiên 2.1.1. Tổng quan về Thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang Thị xã Hà Tiên thuộc Tỉnh Kiên Giang, được thành lập theo Nghị định 47/1998/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ, trên cơ sở tách ra từ huyện Hà Tiên cũ. Thị xã Hà Tiên nằm về hướng Tây - Bắc của tỉnh Kiên Giang. Phía Bắc giáp Campuchia, phía Đông giáp huyện Giang Thành, phía Nam giáp huyện Kiên Lương, phía Tây giáp huyện đảo Phú Quốc và vịnh Thái Lan, có đường biên giới trên đất liền dài 13,7 km, đường bờ biển dài 26 km. Thị 12 xã Hà Tiên giữ vị trí quan trọng trong hệ thống đô thị Việt Nam và hệ thống đô thị vùng ven biển, biên giới Việt Nam - Campuchia với lịch sử phát triển trên 300 năm và là đô thị có nhiều di sản văn hóa, lịch sử được công nhận cấp quốc gia, có nhiều cảnh đẹp, bãi biển... nguồn tài nguyên du lịch phong phú. 2.1.2. Xây dựng, ban hành thể chế về cơ chế một cửa, một cửa liên thông Có thể nhận thấy UBND Thị xã Hà Tiên đang dần hoàn thiện những cơ sở pháp lý cho việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Dù còn chưa đầy đủ nhưng Hà Tiên là một trong những địa phương đi đầu trong việc ban hành những quy định cụ thể về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông dựa trên các văn bản của các cơ quan cấp trên ban hành. Chính các văn bản trên chính là nổ lực đảm bảo căn cứ pháp lý chắc chắn, rõ ràng, đây là điều kiện tiền đề quan trọng cho việc nâng cao chất lượng hoạt động của Bộ phận TN&TKQ. 2.1.3. Tổ chức Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả tại Ủy ban nhân dân Thị xã Hà Tiên Thứ nhất, tổ chức Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả. Bộ phận TN&TKQ của UBND Thị xã Hà Tiên đặt tại Văn phòng HĐND và UBND Thị xã; chịu sự quản lý, chỉ đạo của Chánh Văn phòng HĐND và UBND Thị xã. Bộ phận TN&TKQ. Thứ hai, xây dựng cơ chế phối hợp giữa Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả với các cơ quan chuyên môn. Trên cơ sở tổ chức hoạt động được cơ cấu theo quy định của pháp luật, UBND Thị xã đã phân công cụ thể nhiệm vụ giải quyết các TTHC cho các cơ quan chuyên môn. Tại các cơ quan chuyên môn, từng TTHC cụ thể, nhiệm vụ cụ thể được phân công cho từng bộ phận chuyên môn hoặc cho từng cá nhân CBCC và đều có thông báo phân công nhiệm vụ rõ ràng. Các cơ quan chuyên môn đều tổ chức thực hiện giải quyết TTHC khoa học, có sự phân công nhiệm vụ ổn định, hợp lý cho từng bộ phận, CBCC, phù hợp với trình độ chuyên môn và năng lực của họ. 2.1.4. Bố trí nguồn nhân lực thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên 13 thông Hiện nay có 10 CBCC làm việc tại Bộ phận TN&TKQ của UBND thị xã Hà Tiên. Những công chức này một bộ phận thuộc biên chế Văn phòng HĐND và UBND Thị xã, một bộ phận được phân công từ các cơ quan, đơn vị có TTHC giải quyết theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông gồm. Tất cả CBCC được bố trí tại Bộ phận TN&TKQ đều có trình độ Đại học. Về chính sách đãi ngộ, CBCC làm việc tại Bộ phận TN&TKQ được hưởng phụ cấp 400.000 đồng/tháng. Hầu hết CBCC tại Bộ phận TN&TKQ của UBND Thị xã đều được tổ chức, công dân đánh giá là tốt trong giao tiếp và hướng dẫn thực hiện TTHC. Còn một bộ phận nhỏ là còn thờ ơ, qua loa, chưa thân thiện, kết quả đánh giá này chủ yếu tập trung vào bộ phận nhà đất và xây dựng, nguyên nhân là do đây là lĩnh vực phức tạp, rườm rà với khối lượng hồ sơ lớn nên CBCC tiếp nhận, hướng dẫn, xử lý hồ sơ thường chịu nhiều áp lực, do đó dễ dẫn đến trạng thái tâm lý chưa tốt trong giao tiếp, hướng dẫn cho công dân. 2.1.5. Đầu tƣ cơ sở vật chất phục vụ cơ chế một cửa, một cửa liên thông Cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc của Bộ phận TN&TKQ là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Theo đó, từ khi xây dựng Bộ phận TN&TKQ theo Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg đến nay thì UBND Thị xã Hà Tiên không ngừng đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị của Bộ phận này. 2.2. Tình hình thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Ủy ban nhân dân Thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang 2.2.1. Tình hình thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa 2.2.1.1. Lĩnh vực, số lượng thủ tục hành chính Ngày 17 tháng 8 năm 2009, UBND tỉnh Kiên Giang ban hành Quyết định số 1938/QĐ-UBND về việc công bố bộ thủ tục hành chính chung áp dụng tại cấp huyện trên địa bàn tỉnh Kiên Giang gồm 16 lĩnh vực với 293 TTHC. Đến tháng 01/2014, UBND tỉnh Kiên Giang công bố lại bộ TTHC dùng chung tại 14 UBND cấp huyện gồm 16 lĩnh vực với 306 TTHC 2.2.1.2. Quy trình thực hiện Theo đó, tổ chức, cá nhân có nhu cầu giải quyết công việc đến nộp hồ sơ tại Bộ phận TN&TKQ của UBND Thị xã Hà Tiên. Công chức kiểm tra hồ sơ, nếu đúng thẩm quyền công chức sẽ hướng dẫn tổ chức, cá nhân đến liên hệ ở cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định. Nếu hồ sơ thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND Thị xã Hà Tiên thì công chức sẽ kiểm tra thành phần hồ sơ, đúng quy định sẽ tiếp nhận, không đúng quy định công chức sẽ hướng dẫn bằng cách ghi ra giấy để tổ chức, cá nhân bổ sung. Đối với hồ sơ giải quyết ngay thì không phải ghi giấy hẹn, các trường hợp còn lại công chức phải ghi giấy hẹn trả kết quả cho tổ chức, cá nhân. Sau khi tiếp nhận, CBCC làm việc tại Bộ phận TN&TKQ chuyển hồ sơ đến các phòng chuyên môn có trách nhiệm giải quyết. Nếu công việc thuộc thẩm quyền của các phòng chuyên môn thì Trưởng phòng ký văn bản sau đó chuyển về Bộ phận TN&TKQ; nếu công việc thuộc thẩm quyền ký giải quyết của Chủ tịch UBND Thị xã thì các phòng chuyên môn trình ký văn bản thông qua Văn phòng HĐND và UBND (hiện nay, theo quy định thì hầu hết các lĩnh vực thẩm quyền ký thuộc về Chủ tịch UBND Thị xã , chỉ có Trưởng Phòng Tư pháp được ủy quyền ký giải quyết các TTHC thuộc lĩnh vực chứng thực). Sau đó, phòng chuyên môn nhận kết quả lại từ Văn phòng HĐND và UBND, chuyển về Bộ phận TN&TKQ. Những trường hợp trễ hẹn, phòng chuyên môn phải thông báo và nêu rõ lý do để Bộ phận TN&TKQ hẹn lại tổ chức, cá nhân. Sau khi nhận hồ sơ đã giải quyết từ các phòng chuyên môn, công chức trả kết quả cho tồ chức, cá nhân, thu phí, lệ phí theo quy định. 2.2.1.3. Kết quả thực hiện Số giao dịch hành chính hàng năm tại Bộ phận TN&TKQ của UBND Thị xã là rất lớn và có xu hướng tăng dần, tuy nhiên số hồ sơ giải quyết trễ hẹn chiếm một tỷ lệ rất thấp và có xu hướng giảm dần qua các năm thực hiện tuy không đều. Theo kết quả tổng hợp của tác giả từ các báo cáo kết quả giải quyết TTHC của UBND Thị xã Hà Tiên qua các năm từ 2013 đến 2016, trong tổng số 15 hồ sơ giải quyết trễ hẹn, có đến 35% hồ sơ thuộc lĩnh vực đất đai; 21% hồ sơ thuộc lĩnh vực lao động – thương binh xã hội; các lĩnh vực: Tư pháp – hộ tịch, đăng ký kinh doanh, xây dựng chiếm 44%. Nguyên nhân của những trường hợp trễ hẹn là do: hồ sơ phức tạp phải xác minh, chiếm 75%; tiếp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, phải bổ sung, chiếm 25%. Như vậy, hầu hết các trường hợp trễ hẹn là do nguyên nhân khách quan, còn nguyên nhân do lỗi chủ quan của công chức chỉ chiếm tỷ lệ hạn chế là 25%. 2.2.2. Tình hình thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông 2.2.2.1. Lĩnh vực, số lượng thủ tục hành chính Theo kết quả khảo sát của tác giả qua các báo cáo về thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, số TTHC thực hiện theo cơ chế một cửa liên thông tại UBND Thị xã Hà Tiên từ năm 2013 đến năm 2016 có sự biến động nhất định: Năm 2013 là 27 TTHC, năm 2014 là 31 TTHC, năm 2015 là 39 TTHC và hiện tại là 46 TTHC. Có sự biến động nhất định như trên là do sự thay đổi của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan ở Trung ương kéo theo sự thay đổi của các bộ TTHC đi kèm. 2.2.2.2. Quy trình thực hiện Tồ chức, cá nhân có nhu cầu giải quyết TTHC liên hệ nộp hồ sơ tại Bộ phận TN&TKQ của UBND Thị xã Hà Tiên. Công chức làm việc tại Bộ phận TN&TKQ kiểm tra hồ sơ của tổ chức, cá nhân. Trường hợp hồ sơ không đúng thẩm quyền, công chức sẽ hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân đến liên hệ ở cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định. Nếu hồ sơ thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND Thị xã Hà Tiên thì công chức sẽ kiểm tra thành phần hồ sơ, đúng quy định sẽ tiếp nhận, không đúng quy định công chức sẽ hướng dẫn để tổ chức, cá nhân bổ sung. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, công chức chuyển hồ sơ đến cơ quan chủ trì giải quyết. Cơ quan chủ trì tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan phối hợp bằng văn bản, cơ quan được hỏi phải trả lời trong thời gian quy định. Trường hợp việc giải quyết TTHC cần được thực hiện sau khi có kết quả giải quyết của cơ quan phối hợp thì cơ quan chủ trì gửi văn bản, hồ sơ cho cơ quan 16 phối hợp giải quyết trong thời gian quy định. Trên cơ sở kết quả giải quyết của cơ quan phối hợp, cơ quan chủ trì thẩm định và trình cấp có thẩm quyền quyết định và chuyển kết quả giải quyết đến Bộ phận TN&TKQ để trả. 2.2.2.3. Kết quả thực hiện Đa số hồ sơ giải quyết đúng hẹn, số hồ sơ giải quyết trễ hẹn chiếm tỉ lệ rất thấp (2,98%). Theo kết quả khảo sát của tác giả qua các báo cáo giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, trong tổng số hồ sơ giải quyết trễ hẹn, có đến 42% hồ sơ thuộc lĩnh vực đất đai; 24% hồ sơ thuộc lĩnh vực Lao động – Thương binh và Xã hội; 15% hồ sơ thuộc lĩnh vực đăng ký kinh doanh; 19% hồ sơ thuộc lĩnh vực xây dựng. 2.2.3. Mức độ hài lòng của nhân dân trong thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông Đa số người dân hài lòng với việc thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông của UBND Thị xã Hà Tiên (số người dân nhận xét rất hài lòng, hài lòng chiếm đến 77%). Đây là tín hiệu đáng mừng, cho thấy năng lực, tinh thần, trách nhiệm làm việc của đội ngũ CBCC đã được cải thiện; hiệu lực, hiệu quả hoạt động của UBND Thị xã Hà Tiên được nâng cao, UBND Thị xã Hà Tiên cần tiếp tục phát huy. Đồng thời, cần nhanh chóng khắc phục những tồn tại, hạn chế dẫn đến sự “chưa hài lòng” của người dân, để cải thiện hơn nữa “hình ảnh” của UBND thị xã Hà Tiên trong người dân địa phương. 2.3. Đánh giá chung 2.3.1. Ƣu điểm - Thứ nhất, việc thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại UBND Thị xã Hà Tiên đã góp phần làm thay đổi cơ bản mối quan hệ giữa chính quyền và người dân, tổ chức theo hướng nền hành chính phục vụ. - Thứ hai, việc triển khai thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông gắn liền với đơn giản hóa TTHC, cải cách phương thức làm việc của cơ quan hành chính đã nâng cao tính chuyên nghiệp, hiệu quả hoạt động của UBND Thị xã Hà Tiên. - Thứ ba, thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông đã 17 giúp cho việc sắp xếp hợp lý tổ chức bộ máy, CBCC và cơ sở vật chất, tạo cơ chế phối hợp chặt chẽ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn Thị xã. - Thứ tư, thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông đã tăng cường cơ chế giám sát trong hoạt động tại UBND Thị xã, hạn chế tiêu cực trong đội ngũ CBCC. - Thứ năm, thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá nền hành chính tại UBND Thị xã Hà Tiên. - Thứ sáu, kết quả thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Thị xã Hà Tiên. 2.3.2. Hạn chế - Thứ nhất, Bộ TTHC chưa ổn định và việc tổ chức thực hiện TTHC tại UBND Thị xã vẫn còn nhiều hạn chế. - Thứ hai, tổ chức bộ máy thực hiện TTHC chưa được sử dụng một cách triệt để, cơ chế phối hợp trong thực hiện TTHC chưa nhịp nhàng. - Thứ ba, điều kiện vật chất đảm bảo cho hoạt động của cơ chế một cửa, một cửa liên thông còn hạn chế. - Thứ tư, năng lực của một bộ phận đội ngũ CBCC trong giải quyết hồ sơ, TTHC cho người dân vẫn còn hạn chế. 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế 2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan - Thứ nhất, lực lượng CBCC còn mỏng, số lượng hồ sơ TTHC luôn ở mức cao nhưng số lượng CBCC thì lại đang giảm vì đang trong quá trình thực hiện công tác tinh giản biên chế. - Thứ hai, các quy định thường xuyên thay đổi, đặc biệt là trong lĩnh vực nhà đất, tư pháp hộ tịch nhưng chậm có văn bản hướng dẫn, có Nghị định đã có hiệu lực thi hành nhưng vẫn chưa có Thông tư hướng dẫn. - Thứ ba, hồ sơ lĩnh vực đất đai bị chậm trễ còn nhiều xuất phát từ nguyên 18 nhân lớn là sự phân định chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan chuyên môn. 2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan - Thứ nhất, tâm lý coi nhẹ công tác cải cách hành chính nói chung và cải cách TTHC nói riêng của đội ngũ CBCC. - Thứ hai, cơ chế kiểm tra giám sát chưa chặt chẽ và ít hiệu quả, chế tài xử lý vẫn chưa đủ sức răn đe. - Thứ ba, năng lực của đội ngũ CBCC còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu của quy trình thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông. - Thứ tư, công tác khen thưởng, kỷ luật trong thực hiện cải cách hành chính nói chung và thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông nói riêng chưa được UBND Thị xã Hà Tiên quan tâm đúng mức. Chế độ, chính sách đối với CBCC làm việc tại Bộ phận TN&TKQ còn thấp. Với khối lượng công việc lớn, cộng với áp lực công việc khi phải thường xuyên tiếp xúc, trả lời, những thắc mắc, cũng như hướng dẫn tổ chức, cá nhân thì mức phụ cấp 400.000 đồng/tháng là chưa phù hợp. Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VIỆC THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG TẠI ÚY BAN NHÂN DÂN THỊ Xà HÀ TIÊN, TỈNH KIÊN GIANG 3.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện việc thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông giai đoạn 2018 - 2020 Để hoàn thiện việc thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại UBND Thị xã Hà Tiên là yêu cầu cấp thiết và phải xuất phát từ những phương hướng cơ bản sau đây: - Hoàn thiện thể chế về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông. - Đẩy mạnh cải cách TTHC theo hướng đơn giản, dễ hiểu, dể thực hiện, ít tốn kém. - Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nâng lực thực hiện thi công vụ của đội ngũ CBCC làm việc tại Bộ phận TN&TKQ và đội ngũ CBCC làm công tác tham mưu, giải quyết TTHC tại các phòng chuyên môn. 19 - Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC, từng bước xây dựng Bộ phận TN&TKQ hiện đại để nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ hành chính công, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của tổ chức, cá nhân. 3.2. Giải pháp hoàn thiện việc thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Ủy ban nhân dân Thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang 3.2.1. Hoàn thiện thể chế về thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông - Một là, hoàn thiện quy chế phối hợp trong thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông. - Hai là, ban hành quyết định công bố TTHC giải quyết theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông. - Ba là, hoàn thiện bộ TTHC đang được áp dụng tại UBND Thị xã. 3.2.2. Xây dựng quy trình thực hiện thủ tục hành chính khoa học Trong đó nêu rõ nội dung các bước thực hiện, thời gian thực hiện các bước đó. Đặc biệt, cần triệt để áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào việc thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông: - Nâng cao nhận thức của lãnh đạo cao nhất của cơ quan về tầm quan trọng và hiệu quả mang lại cho công tác quản lý khi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9001:2008 vào xây dựng quy trình giải quyết TTHC; lãnh đạo cần có quyết tâm cao và quyết liệt trong công tác chỉ đạo, điều hành thực thi nhiệm vụ này. - Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến để nâng cao hơn nữa trách nhiệm của thủ trưởng các đơn vị thuộc UBND Thị xã, trách nhiệm của CBCC trong tuân thủ các quy trình đã được xây dựng. - Cần phân công trách nhiệm phù hợp để đảm bảo việc xây dựng quy trình thực hiện TTHC theo tiêu chuẩn của hệ thống quản lý chất lượng mang lại hiệu quả cao nhất. - Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, 20 đánh giá nội bộ; kiểm soát tốt hơn nữa việc thực hiện các quy trình TTHC theo tiêu chuẩn ISO. - Tích cực học hỏi kinh nghiệm, giao lưu, trao đổi chuyên môn nghiệp vụ về xây dựng quy trình thực hiện TTHC theo tiêu chuẩn của hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001:2008 với các cơ quan, đơn vị có liên quan, nhất là các cơ quan có áp dụng hệ thống này được đánh giá là hiệu lực, hiệu quả. 3.2.3. Kiện toàn về tổ chức bộ máy và nhân sự Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Chuyển tất cả các CBCC làm việc tại Bộ phận TN&TKQ về thuộc biên chế Văn phòng HĐND và UBND, chịu sự lãnh đạo và điều hành trực tiếp của Chánh Văn phòng HĐND và UBND. Chuyển công chức làm việc tại Bộ phận TN&TKQ thuộc biên chế Văn phòng Đăng ký đất đai về cơ quan chủ quản, bàn giao lại việc tiếp nhận hồ sơ lĩnh vực đất đai cho Văn phòng HĐND và UBND Thị xã. 3.2.4. Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức - Trước hết cần xây dựng kế hoạch, quy hoạch cán bộ. Trên cơ sở quy hoạch để cử cán bộ đi đào tạo chuyên sâu về chuyên môn cũng như nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ. - Việc tuyển chọn, bố trí CBCC làm việc tại Bộ phận TN&TKQ phải có trình độ chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ được giao, có phẩm chất đạo đức và khả năng giao tiếp tốt, am hiểu về TTHC, cập nhật văn bản pháp luật kịp thời. - Thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ, chuyên môn cho đội ngũ CBCC trực tiếp quản lý, làm việc tại Bộ phận TN&TKQ và các cơ quan chuyên môn. - Cải thiện chế độ đãi ngộ đối với CBCC làm việc tại Bộ phận TN&TKQ và các cơ quan chuyên môn. 3.2.5. Tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin vào thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông Trang bị hệ thống trang thiết bị để vận hành quy trình (máy chủ, máy vi 21 tính, camera, máy xếp hàng tự động, thiết bị đọc mã vạch, máy in, tivi, loa), đầu tư phòng tiếp nhận hồ sơ, giao dịch với người dân khá khang trang và đầy đủ tiện nghi. Vì vậy, khi cơ chế này đi vào hoạt động, người dân sẽ cảm thấy rất hài lòng và phấn khởi vì sự đổi mới của chính quyền cấp huyện. Trước mắt, khi chưa xây dựng hoàn chỉnh Bộ phận TN&TKQ hiện đại thì cần đẩy mạnh đổi mới, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin việc giải quyết TTHC, mở rộng cung cấp dịch vụ công trực tuyến đối với những lĩnh vực bức thiết, liên quan đến người dân và doanh nghiệp. Xây dựng trang thông tin các dịch vụ hành chính công trực tuyến tích hợp trên cổng thông tin điện tử Thị xã. Lộ trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến tối thiểu mức độ 3 đối với các TTHC như đất đai, xây dựng, kinh doanh, tư pháp. Bên cạnh đó, giải pháp còn giúp quá trình xử lý hồ sơ được mạch lạc, tuần tự theo quy định, tránh sai sót, rút ngắn thời gian xử lý và tiết kiệm đáng kể chi phí hành chính. 3.2.6. Tăng cƣờng cải cách thủ tục tục hành chính theo hƣớng đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện - Đối với những TTHC đã được xác định là rườm rà, phức tạp nhưng không thuộc thẩm quyền quyết định, UBND Thị xã Hà Tiên cần tiếp tục kiến nghị cơ quan, cá nhân có thẩm quyền sớm giải quyết. - Thường xuyên thực hiện rà soát TTHC để kịp thời phát hiện những TTHC không cần thiết, không phù hợp hoặc những TTHC rườm rà, phức tạp, khó thực hiện, từ đó đề xuất phương án sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc hủy bỏ. - Thực hiện công khai đầy đủ tất cả các TTHC và các biểu mẫu, tờ khai (nếu có) tại Bộ phận TN&TKQ và trên trang thông tin điện tử của đơn vị. - Thực hiện trả kết quả cho tổ chức, cá nhân qua dịch vụ bưu chính, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân trong việc cung ứng dịch vụ hành chính công. - Định kỳ 6 tháng tổ chức đối thoại với tổ chức, cá nhân về TTHC để kịp thời có biện pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tiễn. - Lãnh đạo UBND Thị xã Hà Tiên cần tích cực hơn nữa trong việc tương tác với tổ chức, cá nhân thông qua các buổi tiếp dân định kỳ hoặc bất thường 22 để nâng cao trách nhiệm giải trình với tổ chức, cá nhân. 3.2.7. Tiến hành đánh giá mức độ hài lòng của ngƣời dân về thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông UBND Thị xã Hà Tiên cần thường xuyên tiến hành đo lường mức độ hài lòng của người dân về chất lượng thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông thông qua việc đánh giá một số nội dung sau: - Đánh giá chất lượng cung cấp thông tin về dịch vụ hành chính và cơ sở vật chất tại nơi cung cấp dịch vụ hành chính. - Đánh giá về chất lượng TTHC. - Đánh giá về sự phục vụ của công chức. - Đánh giá về kết quả giải quyết công việc. 3.2.8. Tăng cƣờng công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trong thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra xử lý vi phạm trong thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Trong nội bộ các cơ quan hành chính nhà nước cùng cần có cơ chế kiểm tra, giám sát lẫn nhau, trong quá trình thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Đây là kênh kiểm tra, giám sát rất có hiệu quả, có thể nhanh chóng phát hiện những lỗi sai, những điểm yếu gây ứ đọng trong quy trình thực hiện TTHC cho người dân, qua đó báo cáo trực tiếp với cấp trên để giải quyết kịp thời. Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính Thị xã cũng cần phát huy tốt vai trò của mình là cơ quan giúp việc cho UBND Thị xã trong việc phối hợp hoạt động, kiểm tra trong công tác cải cách hành chính nói chung và cải cách TTHC nói riêng. KẾT LUẬN Xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa; hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; xây dựng đội ngũ CBCC có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát triển địa phương là một trong nhiệm vụ trọng tâm mà Thị xã Hà Tiên xác định trong quá trình thực hiện cải cách hành chính. 23 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã đề ra chủ trương thực hiện một cuộc cải cách lớn về tổ chức bộ máy các cơ quan nhà nước. Thực hiện Nghị quyết Đại hội VI, tổ chức bộ máy nhà nước đã được sắp xếp lại một bước theo hướng gọn nhẹ, bớt đầu mối. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII Đảng tiếp tục xác định cải cách bộ máy nhà nước và đề ra những nhiệm vụ về sửa đổi Hiến pháp, cải tiến tổ chức và hoạt động của Quốc hội, sửa đổi cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của Chính phủ, của chính quyền địa phương. Sau Đại hội VII, từ năm 1992 đến năm 1995 là giai đoạn phát triển mạnh tư duy, quan niệm, nhận thức của Đảng về nền hành chính nhà nước và về cải cách hành chính. Trên cơ sở đó hành ngày 04 tháng 5 năm 1994 Chính phủ ban hành Nghị quyết 38/CP về “Cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức” đồng thời Hội nghị Trung ương 8 khoá VII (1/1995) đánh dấu bước phát triển mới về xây dựng và phát triển nền hành chính nhà nước với Nghị quyết “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trọng tâm là cải cách một bước nền hành chính nhà nước”. Cải cách một bước nền hành chính nhà nước được xác định là trọng tâm của việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước, với mục tiêu là xây dựng một nền hành chính trong sạch có đủ năng lực, sử dụng đúng quyền lực và từng bước hiện đại hoá để quản lý có hiệu lực và hiệu quả công việc của nhà nước, thúc đẩy xã hội phát triển lành mạnh, đúng hướng, phục vụ đắc lực đời sống nhân dân, xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật trong xã hội. Lần đầu tiên 3 nội dung chủ yếu của cải cách hành chính nhà nước được trình bày một cách hệ thống trong Nghị quyết Trung ương 8 khóa VII, đó là cải cách thể chế của nền hành chính, chấn chỉnh tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức. Việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khoá VII đã mở ra một giai đoạn mới, giai đoạn chuyển biến thật sự trong cải cách hành chính ở nước ta. Trong những năm tiếp theo, trên cơ sở chỉ đạo của Đảng, Nhà nước đã triển khai các Chương trình cải cách hành chính nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN. Thị xã Hà Tiên đã có nhiều mô hình, giải pháp thực hiện cải cách hành 24 chính. Việc triển khai thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa đến một cửa liên thông trên địa bàn Thị xã đã đạt được một số thành tựu đáng khích lệ, vừa mang tính khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn, đúng với mục tiêu đặt ra, đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách một bước nền hành chính Nhà nước, phù hợp với nguyện vọng và lòng dân, được xã hội đồng tình. Do đó, chúng ta không thể phủ nhận được những kết quả của việc thực hiện TTHC theo cơ chế này mang lại, tuy nhiên chúng ta cũng phải cũng phải nghiêm túc nhận thấy rõ những khó khăn nảy sinh, thậm chí cả những hạn chế, bất cập từ việc thực hiện TTHC theo cơ chế mô hình này Thị xã Hà Tiên nói riêng, trong cả nước nói chung để tiếp tục hoàn thiện đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính. Trong giai đoạn tiếp theo cần tiếp tục khẳng định cải cách hành chính là trọng tâm của việc xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền, coi đó là một giải pháp cơ bản để thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các cơ quan nhà nước phải triển khai có hiệu quả các giải pháp để tiếp tục cải cách hành chính. Nhận thức được điều đó, Thị xã Hà Tiên đã xác định rằng cải cách hành chính là giải pháp tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Do đó cải cách hành chính là nhiệm vụ quan trọng, rộng lớn liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều cơ quan và phải được tiến hành đồng bộ trong tổng thể đổi mới hệ thống chính trị nói chung trong đó việc hoàn thiện việc thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông là một yêu cầu cấp thiết.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_thuc_hien_thu_tuc_hanh_chinh_theo_co_che_mo.pdf
Luận văn liên quan