Tóm tắt Luận văn Thực thi chính sách tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội

Tạo việc làm là chính sách đóng vai trò quan trọng, tác động trực tiếp đến đời sống của người lao động. Là giải pháp để giúp xoá đói, giảm nghèo, thông qua tạo việc làm người lao động có công việc ổn định, tạo ra thu nhập cho bản thân và xã hội. Trên cơ sở đó, Đảng bộ và chính quyền huyện Đông Anh đã đẩy mạnh việc thực thi chính sách tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn. Mỗi năm bình quân huyện tạo việc làm cho hàng nghìn lao động. Góp phần vào quá trình phát triển kinh tế, phát triển cộng đồng và cải tạo bộ mặt của huyện, bước đầu hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, xoá đỏi, giảm nghèo, nâng cao rõ rệt đời sống của người dân. Đồng thời, việc triển khai thực thi chính sách tạo việc làm trong thời gian qua cũng đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho quản lý. Làm sao để tạo được nhiều việc làm cho người lao động và làm sao khai thác được hết tiềm năng của sức lao động vào quá trình phát triển kinh tế- xã hội luôn là câu hỏi cần được nghiên cứu và trả lời trong toàn quá trình thực thi chính sách.

pdf13 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 731 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Thực thi chính sách tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO / BỘ NỘI VỤ / HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ LOAN THỰC THI CHÍNH SÁCH TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG BỊ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG Hà Nội - 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO / BỘ NỘI VỤ / HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ LOAN THỰC THI CHÍNH SÁCH TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG BỊ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG Mã số: 60 34 04 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VÕ VĂN TUYỂN Hà Nội - 2017 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Vấn đề lao động và việc làm nói chung, việc làm cho người lao động ở nông thôn nói riêng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đã và đang được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Huyện Đông Anh nằm ở phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, với nhiều tiềm năng để phát triển sản xuất nông nghiệp,công nghiệp, dịch vụ.Từ năm 2010 đến nay có trên 150 dự án được triển khai thực hiện trên địa bàn huyện với diện tích đất nông nghiệp phải thu hồi là 1.700 ha, số hộ bị thu hồi đất trên 21.000 hộ, số lao động bị ảnh hưởng do thu hồi trên 26.000 lao động. Trên địa bàn huyện vẫn tiếp tục đón nhận các dự án của Trung ương và Thành phố. Thực tế hiện nay, việc chuyển quỹ đất nông nghiệp sang các mục đích sử dụng khác ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người lao động bị thu hồi đất.Chính vì vậy, lực lượng lao động trong lĩnh vực này cần được quan tâm tạo việc làm, đảm bảo đời sống của người dân, đồng thời giải quyết ổn thoả tâm trạng của người lao động sau khi thu hổi đất, đây là vấn đề cấp thiết cần giải pháp thực hiện. Xuất phát từ lý do trên với mong muốn góp phần nhỏ vào việc giải quyết các vấn đề bức xúc đang đặt ra trên địa bàn huyện Đông Anh nên em chọn đề tài: “Thực thi chính sách tạo việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội” làm luận văn tốt nghiệp của mình. Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung luận văn gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về tạo việc làm và thực thi sách tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp; Chương 2: Thực trạng thực thi chính sách tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội; Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi chính sách tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. 2 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠO VIỆC LÀM VÀ THỰC THI CHÍNH SÁCH TẠO VIỆC LÀM CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG BỊ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP 1.1. Một số vấn đề cơ sở lý luận về tạo việc làm, thực thi chính sách tạo việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp 1.1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Việc làm, người lao động, tạo việc làm  Khái niệm việc làm Theo tổ chức Lao động thế giới (ILO) thì việc làm là những hoạt động lao động được trả công bằng tiền hoặc hiện vật. Theo điều 13, chương 2 Bộ Luật Lao động: “Mọi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập và không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”. Theo quy định này các hoạt động được xác định là việc làm bao gồm: - Tất cả các hoạt động tạo ra của cải, vật chất hoặc tinh thần, không bị pháp luật cấm, được trả công dưới dạng tiền hoặc hiện vật; - Những công việc tự bản thân làm mang lại lợi ích cho bản thân hoặc tạo thu nhập cho gia đình, cộng đồng, kể cả những việc không được trả công bằng tiền hoặc hiện vật. Việc làm đầy đủ được hiểu là sự thỏa mãn nhu cầu về việc làm cho bất kỳ ai có khả năng lao động trong nền kinh tế quốc dân. Việc làm hợp lý được hiểu là sự thỏa mãn nhu cầu làm việc cho bất kỳ ai có khả năng lao động trong nền kinh tế quốc dân và phù hợp với trình độ, nguyện vọng, sở thích của họ.  Ngƣời lao động Theo Điều 03 của Bộ Luật Lao động nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2012: “Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động”.Trên thực tế, ngoài nhóm đối tượng được quy định là người lao động ở trên vẫn có nhu cầu làm việc nhưng với mục đích nghiên 3 cứu và nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn tập trung hướng tới đối tượng người lao động quy định trong Điều 03 Bộ Luật Lao động 2012 cụ thể là người lao động trong độ tuổi lao động từ 15 đến 60 tuổi đối với nam và từ 15 đến 55 tuổi đối với nữ.  Tạo việc làm cho ngƣời lao động: Tạo việc làm cho người lao động là tổng thể các biện pháp, chính sách kinh tế - xã hội từ vi mô đến vĩ mô tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, tạo điều kiện để người lao động có thể có việc làm. 1.1.1.2. Khái niệm và nội dung chính sách tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp Chính sách tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các giải pháp mà Nhà nước sử dụng để tác động lên các đối tượng và khách thể quản lý nhằm giải quyết vấn đề chính sách, thực hiện những mục tiêu về việc làm cho người lao động sau thu hồi đất. Chính sách tạo việc làm là một trong những chính sách xã hội cơ bản của mọi quốc gia nhằm góp phần đảm bảo an toàn, ổn định và phát triển xã hội. 1.1.1.3. Khái niệm và quy trình thực thi chính sách tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp Thực thi chính sách công là quá trình đưa chính sách công vào thực tiễn đời sống xã hội thông qua việc ban hành các quy định, thủ tục, chương trình và thực hiện chúng nhằm đạt được mục tiêu chính sách. Trong quá trình thực thi chính sách, các nguồn lực vật chất, tài chính, khoa học công nghệ và con người được đưa vào các hoạt động có tính định hướng để đạt các mục tiêu đã đề ra. Đây là quá trình kết hợp giữa con người với các nguồn lực vật chất, tài chính, khoa học công nghệ nhằm sử dụng các nguồn lực này một cách có hiệu quả theo những mục tiêu đã đề ra. 1.1.2. Đặc trƣng của ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp Người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp thường mang những nét đặc trưng sau: 4 Thứ nhất, đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất chủ yếu, người lao động gắn bó với canh tác nông nghiệp qua nhiều thế hệ. Thứ hai, phần lớn người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp chưa được đào tạo chuyên môn. Thứ ba, thu nhập thấp khiến đời sống của người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp gặp khó khăn. Thứ tư, trình độ hiểu biết về chính sách, pháp luật còn hạn chế. 1.1.3. Vai trò của chính sách tạo việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp Tạo việc làm cho người lao động không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề chính trị - xã hội, nối liền kinh tế với xã hội. Chính sách tạo việc làm cho người lao động nói chung và người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp nói riêng phù hợp có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế, chính trị và xã hội.  Vai trò về mặt kinh tế  Vai trò về mặt chính trị  Vai trò về mặt xã hội 1.1.4Các yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp  Nhóm yếu tố bên trong  Nhóm yếu tố bên trong 1.2. Cơ sở thực tiễn – Kinh nghiệm ở một số địa phƣơng về thực thi chính sách tạo việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp 1.2.1. Kinh nghiệm của huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng Huyện Thuỷ Nguyên tập trung cao cho việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và cơ cấu kinh tế nông thôn, khôi phục làng nghề truyền thống và phát triển làng nghề mớiHàng năm tạo ra lượng việc làm mới cho trên một nghìn lao động ở nông thôn bị thu hồi đất nông nghiệp. 1.2.2. Kinh nghiệm của huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh 5 Huyện Yên Phong đã đưa ra một số biện pháp cơ bản: - Chủ trương xây dựng kế hoạch chuyển đổi nghề nhằm tạo việc làm ngay từ sau khi duyệt quy hoạch các khu công nghiệp. Việc đền bù và thu hồi đất chỉ được thực hiện khi có kế hoạch chuyển đổi nghề và tạo việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt. -Tạo việc làm thông qua chương trình phát triển công nghiệp. - Huyện chủ động thành lập quỹ hỗ trợ đào tạo nghề và tạo việc làm để hỗ trợ tài chính một cách kịp thời cho người lao động học nghề. Với lao động dưới 35 tuổi, được đào tạo nghề hoàn toàn mới để cung cấp cho các doanh nghiệp trên địa bàn huyện. Trước tác động của chính sách hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề, tạo việc làm trên địa bàn huyện Yên Phong tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 37% năm 2010 lên 45% năm 2014. 1.2.3. Kinh nghiệm của huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội. UBND huyện đã thành lập Ban điều hành Đề án Hỗ trợ người lao động bị thu hồi đất học nghề và tạo việc làm. Đồng thời phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội hỗ trợ cho người lao động thuộc diện bị thu hồi đất vay vốn để sản xuất kinh doanh, tự tạo việc làm. Ban điều hành Đề án tiến hành thu thập và xử lý thông tin về việc làm và phối hợp với Phòng Chính sách lao động việc làm của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố Hà Nội tổ chức các phiên giao dịch việc làm. Đặc biệt thành lập được các điểm tư vấn nghề và việc làm cho người lao động ngay tại cơ sở. Từ năm 2010 đến nay, huyện Hoài Đức thường niên tổ chức các phiên giao dịch việc làm tại Nhà văn hoá huyện. Trong phiên giao dịch đầu tiên đạt kết quả phỏng vấn 1.745 lượt, tuyển dụng trực tiếp được 683 lao động và 453 lao động được hẹn phỏng vấn lần hai. 1.2.4. Những bài học kinh nghiệm thực thi chính sách tạo việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp đối với huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội Qua nghiên cứu kinh nghiệm thực tế về thực thi chính sách tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp có thể rút ra 6 được một số bài học về tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất ở huyện Đông Anh như sau: Thứ nhất, cần hệ thống chính sách một cách đồng bộ về tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp. Thứ hai, trong hệ thống chính sách tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp thì chính sách đào tạo nghề có vai trò quan trọng Thứ ba, khi thực hiện chính sách tạo làm cần thực hiện đồng bộ các chính sách khác cùng với chính sách đào tạo nghề như chính sách chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chính sách hỗ trợ tài chính, vay vốn phát triển làng nghề truyền thống và chính sách xuất khẩu lao động. Thứ tư, chính sách tạo việc làm cho người lao động là chính sách đầu tư cho phát triển con người cả trong ngắn hạn và tương lai. Thứ năm, trách nhiệm thực hiện chính sách tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất không chỉ của các cơ quan quản lý nhà nước vì vậy việc xã hội hoá, thu hút sự tham gia của các chủ thể khác như các doanh nghiệp, nhà đầu tư, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và người lao động là hoàn toàn cần thiết. Trong xu thế phát triển chung hiện nay, huyện Đông Anh cần tham khảo, vận dụng linh hoạt những bài học kinhnghiệm được rút ra ở các địa phương để có thể vận dụng, nhằm tạo ra nhiều việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn. 7 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH TẠO VIỆC LÀM CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG BỊ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Khái quát về tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Đông Anh 2.1.1. Về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý Đông Anh là huyện ngoại thành nằm ở vị trí cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội với diện tích tự nhiên 18.213,9ha (182,14km2). Phía Bắc giáp huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Phía Nam giáp huyện Từ Liêm, quận Tây Hồ và quận Long Biên, Hà Nội. Phía Đông Bắc giáp huyện Yên Phong và Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh; phía Đông Nam giáp huyện Gia Lâm, Hà Nội. Phía Tây giáp huyện Mê Linh, Hà Nội.Với diện tích tự nhiên khá rộng, lại nằm hoàn toàn ở khu vực phía Bắc sông Hồng và tiếp giáp với nội thành nên Đông Anh có vị trí và vai trò chiến lược trong định hướng phát triển đô thị của Thủ đô Hà Nội những năm tới. 2.1.1.2 . Điều kiện tự nhiên a, Đặc điểm địa hình Địa hình của Đông Anh tương đối bằng phẳng, độ dốc thoải dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Đặc điểm địa hình trên là yếu tố quan trọng để định hình sự phát triển nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và quy hoạch các vùng chuyên canh sản xuất b, Đặc điểm khí hậu, thời tiết Đông Anh - Hà Nội nằm ở vùng đồng bằng Sông Hồng, có chế độ khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, nhất là các loại cây lương thực, rau, cây ăn quả, hoa. Song, điều kiện thời tiết cũng gây trở ngại nhất định cho cây trồng 8 như : Bão lụt, mưa phùn, gió mùa Đông Bắc cũng là những điều kiện thời tiết gây nhiều khó khăn cho sinh hoạt và đời sống của nhân dân. c, Các nguồn tài nguyên  Tài nguyên đất  Tài nguyên nước  Tài nguyên du lịch, nhân văn 2.1.2. Về điều kiện kinh tế Thu nhập đầu người khu vực nông thôn năm 2015 ước đạt 29 triệu đồng/người/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành Thương mại dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành Công nghiệp - Xây dựng, Nông nghiệp. Ngành Thương mại - dịch vụ chiếm 14,46%, tăng 3,63%; Công nghiệp - Xây dựng chiếm 81,58% giảm 2,42%; Nông - Lâm - Thủy sản chiếm 3,96%, giảm 1,19%. 2.1.3. Về dân số - lao động a. Dân số: Tổng số dân trên địa bàn huyện Đông Anh đến cuối năm 2015 khoảng 35,05 vạn người, chiếm khoảng 5,2% dân số Thủ đô Hà Nội. Mật độ dân số năm 2015 là 1,924 người/1.000m2 (1.924 người/km2). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện Đông Anh giai đoạn 2011-2015 (khoảng 1,4-1,5%/năm) cao hơn so với giai đoạn 2006 -2010 trước đó (khoảng 1,2-1,3%/năm). Có thể nói, quy mô dân số lớn là một nguồn lực đáng kể trong quá trình phát triển của huyện Đông Anh b. Lao động: - Về số lượng: Tổng số nguồn lao động của huyện Đông Anh chiếm gần 60% số dân. Nguồn lao động đông đảo chính là nguồn lực quan trọng bậc nhất để thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đông Anh những năm tới đây. - Về cơ cấu: Cơ cấu nguồn lao động huyện Đông Anh có sự chuyển dịch tích cực trong giai đoạn 2011-2015. Tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm từ gần 65% năm 2011 xuống 59% năm 2015. Tỷ lệ lao 9 động công nghiệp duy trì ở mức 29-30%. Tỷ lệ lao động dịch vụ tăng từ 4,6% năm 2011 lên 12% năm 2015. - Về chất lượng: Chất lượng nguồn nhân lực của huyện đang ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động qua đào tạo của huyện Đông Anh hiện còn thấp, chưa tới 50%.. 2.2. Khái quát về tình hình thu hồi đất nông nghiệp của huyện Đông Anh từ năm 2010 đến nay 2.2.1. Quỹ đất huyện Đông Anh Đông Anh là huyện ngoại thành có diện tích thuộc loại lớn của Thủ đô Hà Nội. Hơn nữa, toàn bộ diện tích Đông Anh là đất đồng bằng và bán sơn địa, rất phù hợp để phát triển nông nghiệp, công nghiệp và đô thị. Bảng 2.2.1: Cơ cấu sử dụng đất năm 2015 của huyện Đông Anh TT Mục đích sử dụng đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Đất nông nghiệp 9.485,30 52,08 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 8.932,04 49,04 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 8.740,42 47,99 1.1.1.1 Đất trồng lúa 7.822,98 42,95 1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi - - 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác 917,44 5,04 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 191,62 1,05 1.2 Đất lâm nghiệp - - 1.3. Đất nuôi trồng thủy sản 553,26 3,04 2 Đất phi nông nghiệp 8.374,20 45,98 2.1 Đất ở 2.131,81 11,70 2.1.1 Đất ở tại nông thôn 2.027,47 11,13 2.1.2 Đất ở tại đô thị 104,34 0,57 2.2 Đất chuyên dùng 3.966,21 21,79 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 246,46 1,35 2.2.2 Đất quốc phòng, an ninh 94,53 0,52 2.2.3 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 898,96 4,95 2.2.4 Đất có mục đích công cộng 2.726,26 14,97 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 11,24 0,06 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 171,77 0,94 10 TT Mục đích sử dụng đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 2.049,03 11,25 2.6 Đất phi nông nghiệp khác 44,14 0,24 3 Đất chưa sử dụng 354,40 1,94 Tổng diện tích các loại đất 18.213,90 100 Nguồn: UBND Huyện Đông Anh Như vậy, có thể thấy tiềm năng quỹ đất của huyện còn khá lớn,đây là tiềm năng lớn nhất của huyện để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn đến năm 2020. Trong quá trình phát triển theo hướng đô thị hóa tới đây, với diện tích đất chưa sử dụng còn lại và gần 9.000 ha đất nông nghiệp mà phần lớn có thể chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp, Đông Anh có thuận lợi lớn. Vấn đề đặt ra là phải quy hoạch và sử dụng thật hữu hiệu nguồn lực quan trọng này phục vụ cho sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội của huyện. 2.2.2. Thực trạng việc triển khai các dự án thu hồi đất nông nghiệp để phục vụ phát triển kinh tế, văn hoá Trong những năm gần đây, trên địa bàn huyện Đông Anh đã triển khai nhiều dự án phát triển kinh tế, đô thị. Tổng diện tích đất đã hoàn thành là 400 ha, trong đó nổi bật là các dự án: Đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, đường Võ Văn Kiệt, Cầu Đông Trù, cầu Nhật Tân và tuyến đường Võ Nguyên Giáp, bệnh viện nhiệt đới và nhiều dự án khác. 2.3. Phân tích thực trạng thực thi chính sách tạo việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội Quá trình triển khai chính sách tạo việc làm được thực hiện thông qua nhiều chính sách khác nhau. Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012 quy định các chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động gồm: đào tạo nghề tín dụng ưu đãi tạo việc làm; hỗ trợ chuyển dịch việc làm cho lao động nông thôn; hỗ trợ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Căn cứ vào chỉ đạo của Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố Hà Nội, UBND huyện 11 Đông Anh đã quy định rõ trách nhiệm của các ban ngành, đoàn thể trong việc triển khai, thực hiện chính sách. Hàng năm, UBND huyện xây dựng chương trình và dự trù nguồn kinh phí tạo việc làm của địa phương trình HĐND quyết định và thực hiện Quyết định đó. UBND huyện định hướng, hỗ trợ, đôn đốc và kiểm tra chương trình thực thi chính sách tạo việc làm ở các 23 xã và 01 thị trấn. 2.3.1. Chính sách đào tạo nghề nhằm tạo việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp Thành lập Ban chỉ đạo Quyết định 1956 huyện, đồng thời xây dựng Đề án số 01/ĐA –UBND về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong đó chú trọng lao động bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đến năm 2020. Hàng năm, UBND Huyện xây dựng và ban hành kế hoạch về công tác đào tạo nghề, kiểm tra, giám sát tình hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện và kiện toàn Ban chỉ đạo theo Quyết định số 1956 của huyện.  Về hoạt động tuyên truyền, tư vấn học nghề  Về công tác điều tra, khảo sát nhu c u dạy nghề cho lao động nông thôn  Về xây dựng các mô hình dạy nghề hiệu quả cho lao động nông thôn Trong giai đoạn 2011-2016, Huyện đã mở 12 lớp với 390 học viên, thời gian đào tạo là 3 tháng. Đại đa số học viên sau khi học nghề có thu nhập cao hơn so với trước khi tham gia học nghề. Một số học viên đã mạnh dạn mở rộng sản xuất kinh doanh tại gia đình, gia tăng thu nhập bình quân từ 2 đến 2,5 triệu/ người/ tháng. 2.3.2. Hỗ trợ làng nghề Chính sách hỗ trợ làng nghề đã được quan tâm chú trọng. Chính sách về vốn và đầu tư, tín dụng đã có nhiều đổi mới, góp phần tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình và các doanh nghiệp trong làng nghề phát triển. 12 Căn cứ vào các văn bản của Nhà nước,UBND ban hành Quyết định số 32/2012/QĐ-UBND về một số chính sách khuyến khích phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn. Đối với các cơ sở sản xuất làng nghề: Cơ sở làng nghề tham gia hội chợ triển lãm trong và ngoài nước, tham gia Phiên chợ hàng Việt về nông thôn Bên cạnh đó, cơ sở làng nghề được hỗ trợ xây dựng Website thương mại điện tử với mức hỗ trợ tối đa 70% chi phí nhưng không quá 5 triệu đồng/Website.. 2.3.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn tạo việc làm mới Chủ tịch UBND huyện đã ban hành chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh giai đoạn 2012-2016 (Quyết định số 67/2012/QĐ-UBND ngày 16/3/2012) nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư cơ sở hạ tầng và chuyển đổi vật nuôi, cây trồng, phát triển ngành nghề nông thôn.  Lĩnh vực nông - lâm - thủy sản: Huyện có chủ trương, chính sách giao quyền sử dụng đất nông nghiệp ổn định lâu dài cho hộ nông dân. Đồng thời thực hiện chủ trương dồn điền đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện, tạo điều kiện cho người dân sản xuất trên quy mô diện tích đất lớn, tập trung. Ban chỉ đạo cũng tập trung đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất cây hàng hóa có giá trị kinh tế cao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp. Huyện đã hoàn thành việc lập quy hoạch chuyển đổi cây trồng tại 23 xã. Nhiều mô hình trong trồng trọt cho hiệu quả kinh tế. Đông Anh thực hiện chính sách khuyến khích phát triển các mô hình chăn nuôi, trang trại chăn nuôi tách khỏi khu dân cư nhằm nâng cao hiệu quả và khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường. Chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản được quan tâm phát triển  Lĩnh vực công nghiệp - xây dựng: 13 Huyện đã ban hành nhiều chính sách để phát triển công nghiệp – xây dựng với mục tiêu đưa công nghiệp – xây dựng phát triển nhanh, từng bước theo hướng hiện đại, công nghệ cao. Sản xuất công nghiệp và xây dựng trên địa bàn huyện đã và đang tiếp tục được quy hoạch theo các khu vực tập trung, hạn chế việc phát triển các cơ sở sản xuất trong khu dân cư, tránh gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của nhân dân. Các ngành sản xuất công nghiệp, xây dựng phát triển mạnh trên địa bàn huyện là gia công cơ khí, may mặc và chế biến lâm sản. Các khu vực tập trung công nghiệp và khu công nghiệp tập trung, khu/cụm công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện Đông Anh hiện nay bao gồm: - Khu vực tập trung công nghiệp Đông Anh hình thành từ những năm 1970-1980 trên trục đường quốc lộ 3. Khu vực này được phân bố trên quy mô khoảng 70ha và hiện có khoảng 30 doanh nghiệp thuộc các ngành cơ khí, vật liệu xây dựng. - Khu công nghiệp tập trung Thăng Long (Bắc Thăng Long), nằm trên địa bàn các xã Kim Chung, Võng La do Công ty Khu Công nghiệp Thăng Long làm chủ đầu tư. Tổng số lao động đang làm việc trong KCN Bắc Thăng Long là 48.000 người, trong đó có hơn 8.000 là người Đông Anh. - Cụm công nghiệp Nguyên Khê với tổng diện tích 95,6 ha nằm trên địa bàn xã Nguyên Khê. Đây là một trong số 49 cụm công nghiệp đã đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay. - Khu công nghiệp Đông Anh: quy mô khoảng 600ha, nằm trên địa bàn các xã Xuân Nộn, Thụy Lâm và thị trấn Đông Anh, đang được nghiên cứu lập và phê duyệt quy hoạch.  Lĩnh vực dịch vụ: Nắm bắt điều kiện lý tưởng này, UBND huyện chỉ đạo Phòng Công thương kết hợp với Phòng Tài Nguyên và Môi trường xây dựng chương trình phát triển Thương mại, dịch vụ trên địa bàn huyện phát triển rộng khắp, hàng hóa, dịch vụ phong phú về chủng loại, 14 mẫu mã, đáp ứng được nhu cầu về sản xuất và tiêu dùng của nhân dân trong huyện. Đồng thời, xây dựng dịch vụ du lịch một cách nhanh chóng và bền vững với nhiều loại hình du lịch khác nhau như: du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, ẩm thực, du lịch thể thao, lễ hội. Huyện xác định việc phát triển mạnh du lịch sẽ có tác dụng thúc đẩy nhiều ngành cùng phát triển như: việc khôi phục và phát triển các nghề truyền thống, thủ công mỹ nghệ, dịch vụ thương mại. Ngành dịch vụ du lịch của huyện cũng bước đầu hình thành và có xu hướng phát triển tốt dựa vào thế mạnh du lịch của huyện là các di tích lịch sử văn hoá, đặc biệt là di tích Cổ Loa. Hình thành tuyến du lịch trọng điểm Cổ Loa - Ca trù Lỗ Khê - Rối nước Đào Thục - Làng nghề Vân Hà được du khách nhiều nơi biết đến. 2.3.4. Hỗ trợ lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng cho ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp Xác định xuất khẩu lao động là một trong các giải pháp chính sách thiết yếu để tạo việc làm, nâng cao thu nhập, nâng cấp tay nghề cho người nông dân, đặc biệt người nông dân sau khi thu hồi đất nông nghiệp. Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động của huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn phối hợp với các doanh nghiệp có chức năng hợp pháp về tuyển lao động để xuất khẩu trên địa bàn hỗ trợ người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp đi xuất khẩu lao động. Phòng LĐ-TB&XH huyện hỗ trợ, hoàn thiện hồ sơ của đối tượng đã được Ủy ban nhân dân xã xác nhận trình Sở LĐ-TB&XH để xem xét, quyết định hỗ trợ cho người lao động. Hàng năm, căn cứ vào hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài do doanh nghiệp xuất khẩu lao động ký với người lao động và phiếu thu của doanh nghiệp hoặc ủy nhiệm chi của ngân hàng chuyển cho doanh nghiệp xuất khẩu lao động, UBND huyện quyết định số lượng và danh sách lao động cư trú trên địa bàn đi xuất khẩu lao động được hưởng chính sách hỗ trợ; chi trả trực tiếp cho người được ủy quyền hợp pháp của người lao động đi làm việc ở nước ngoài. 15 2.4. Đánh giá công tác thực thi chính sách tạo việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội 2.4.1. Những kết quả đạt đƣợc Thứ nhất, tỷ lệ người lao động được tạo việc làm thông qua đào tạo nghề trên tổng số người lao động bị mất việc do thu hồi đất nông nghiệp theo hướng gia tăng. Giai đoạn 2011-2016, Huyện đã mở được 155 lớp dạy nghề với 5.289 lao động nông thôn. Trong đó, nghề phi nông nghiệp là 108 lớp với số học viên là 3.705 người Trong đó: lao động nông thôn là 3703 học viên, học viên là lao động bị thu hồi đất canh tác là 1370 học viên. Hiệu quả dạy nghề được khẳng định cả về kinh tế và xã hội. Cụ thể là : Về mặt kinh tế: * Nghề nông nghiệp: 100% học viên đều ký cam kết tự tạo việc làm tại nhà, hơn 80% lao động nông thôn sau khi học nghề đã có năng suất lao động cao, góp phần tăng thu nhập. * Nghề phi nông nghiệp: Sau khi đào tạo, học viên đã nắm bắt được kiến thức, chủ động xin việc làm, học viên có được việc làm ổn định sau khi tốt nghiệp Về mặt xã hội: lao động sau đào tạo có việc làm đã góp phần ổn định trật tự an ninh xã hội. Các xã đã gắn chương trình xây dựng nông thôn mới với đào tạo nghề, từng bước chuyển dịch dần một bộ phận lao động nông nghiệp sang làm việc ở các ngành nghề phi nông nghiệp. Thứ hai, chuyển dịch cơ cấu lao động và việc làm thay đổi rõ rệt theo hướng tỷ trọng nông nghiệp giảm và tỷ lệ lao động công nghiệp, dịch vụ gia tăng. Thứ ba về hỗ trợ lao động các làng nghề: Các làng nghề tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân khu vực (trung bình thu nhập của người lao động trong các làng nghề cao gấp 3-4 lần so với người lao động thuần nông), đồng thời việc phát triển thương hiệu cũng được chú trọng. 16 Cụ thể, năm 2015 tại các làng nghề truyền thống trên địa bàn Đông Anh đã tạo ra 13.250 việc làm. Liên Hà, Vân Hà là hai xã có làng nghề phát triển mạnh nhất Đông Anh, trong đó Liên Hà phát triển nghề sản xuất đồ gỗ công nghiệp (gỗ phun sơn) và Vân Hà phát triển nghề mộc, chạm khắc, đồ gỗ mỹ nghệ và gia dụng. Tiềm năng phát triển của hai làng nghề này còn rất lớn. Khu sản xuất làng nghề tập trung xã Liên Hà có quy mô 3ha đã hoàn thành đầu tư hạ tầng kỹ thuật, các hộ cũng đã đấu thầu quyền sử dụng đất thuê 50 năm. Khu sản xuất này tập trung các cơ sở sản xuất đồ gỗ phun sơn, giảm ô nhiễm môi trường cho khu dân cư. Khu sản xuất tiểu thủ công nghiệp tập trung làng nghề xã Vân Hà với hình thức tương tự xã Liên Hà đã triển khai đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Bên cạnh Liên Hà, Vân Hà nghề truyền thống tại các làng nghề khác cũng đang phát triển mạnh, sản phẩm tiêu thụ tốt trên thị trường. Trong đó, Dục Tú phát triển nghề cơ kim khí (kéo sắt); Võng La, Cổ Loa phát triển nghề chế biến thực phẩm, làm bún; Vân Nội, Đông Hội phát triển nghề đan lát, sản xuất đồ gia dụng từ tre, nứa; Bắc Hồng, Uy Nỗ phát triển nghề may... Thứ tư, về chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động: Theo báo cáo về tình hình lao động, việc làm của Phòng LĐ- TB&XH huyện Đông Anh, năm 2015, số lượng người xuất khẩu lao động là 756 lao động. Thông qua xuất khẩu lao động không chỉ giảm bớt được gánh nặng việc làm trước mắt mà còn thu được nguồn ngoại tệ do người lao động gửi về. Đồng thời trình độ tay nghề, ngoại ngữ của người lao động cũng tăng cao. 2.4.2. Những tồn tại, hạn chế Chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp, xây dựng, dịch vụ còn chậm, chưa tạo ra được bước chuyển biến mạnh mẽ, nông nghiệp vẫn là ngành lao động chủ yếu, công nghiệp và dịch vụ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng 17 của địa phương. Tỷ lệ lao động làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng cao. Xuất khẩu lao động chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu của người lao động. Số lượng người đi xuất khẩu lao động còn hạn chế. Công tác khảo sát nhu cầu học nghề chưa sát với thực tế, công tác tuyên truyền, tư vấn cho lao động chọn nghề và tham gia học nghề chưa phù hợp, chưa gắn với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của huyện và gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Công tác kiểm tra, giám sát tổ chức lớp học nghề ở các xã chưa thường xuyên, một số xã chưa chủ động trong việc xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện đề án đào tạo nghề hàng năm.Một số ngành nghề lao động nông thôn có nhu cầu theo học cao như các nghề: sửa chữa và lắp ráp điện thoại, lái xe ô tô, sửa chữa ô tô... nhưng không nằm trong nhóm các ngành nghề được UBND Thành phố Hà Nội hỗ trợ. Công tác giáo dục đào tạo, đào tạo nghề chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của huyện. Ngành nghề đào tạo cũng chưa thật sự phong phú và sát với nhu cầu của lao động nông thôn, Nguồn kinh phí còn eo hẹp. Công tác xã hội hóa trong tạo nguồn vốn cho tạo việc làm còn hạn chế, chưa huy động được các nguồn lực từ doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và nhân dân. Trong thực thi chính sách chưa xây dựng được cơ chế phối hợp, quy trình cụ thể nên trách nhiệm của các phòng, ban còn Phân tán, đến khi triển khai chính sách vào cuộc sống còn nhiều trở ngại. Trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ công chức còn nhiều hạn chế trong quá trình thực thi chính sách Công tác thanh kiểm tra chưa thật sự chật chẽ, đôi khi còn mang tính hình thức. 2.4.3. Nguyên nhân Do xuất phát kinh tế của huyện chủ yếu vẫn là nông nghiệp, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, nên sự chuyển dịch cơ cấu việc làm theo hướng công nghiệp và dịch vụ không đáng kể. Khả năng tạo 18 việc làm có chất lượng cao cho người lao động còn gặp khó khăn. Cơ chế, chính sách của nhà nước chưa thể giải quyết hết được số lao động chưa qua đào tạo và giải quyết lao động thất nghiệp. Công tác khảo sát nhu cầu học nghề tại các xã chưa sát với thực tế, công tác tuyên truyền phổ biến tới người dân về chính sách dạy nghề chưa làm cho người lao động nhận thức được quyền lợi trong công tác đào tạo nghề, chưa hiểu đầy đủ về sự cần thiết lợi ích của việc đi học nghề nên còn ngại đi học và chưa chuyên cần trong học nghề. Ngân sách của Nhà nước đầu tư trực tiếp cho các chương trình về tạo việc làm còn hạn chế, chưa thoả đáng với nhiệm vụ.. Bên cạnh đó trong thời gian qua huyện cũng chưa có chủ trương, giải pháp cụ thể về tạo việc làm, do vậy trong lãnh đạo, chỉ đạo cũng như công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Công tác dự báo còn yếu và còn thiếu chủ động trong việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng người lao động. Mặt khác huyện còn buông lỏng cơ cấu đào tạo, để phát triển tự phát theo nhu cầu của người dân, chưa chú trọng định hướng và đào tạo ngành nghề phù hợp. Quy mô các trường dạy nghề, đào tạo chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu học nghề, tự tạo việc làm của người dân. Chương trình đào tạo và cơ cấu ngành nghề đào tạo còn hạn chế, thiếu sự áp dụng của thông tin, công nghệ, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu của xã hội. Cơ quan thực thi chính sách cấp huyện chưa được đảm bảo nguồn lực về số lượng và chất lượng (sự hiểu biết, trình độ, năng lực). Do đó, khi thực hiện chính sách tạo việc làm cho người lao động chưa đạt được hiệu quả cao. 19 Chƣơng 3 PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI CHÍNH SÁCH TẠO VIỆC LÀM CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG BỊ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN ĐÔNG ANH 3.1. Quan điểm của Đảng về tạo việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh khi đề cập đến Chủ nghĩa xã hội đã chỉ rõ: “Trước hết cần làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc” và yêu cầu xây dựng “một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học kỹ thuật tiên tiến” để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội là “một xã hội không có chế độ người bóc lột người; một xã hội bình đẳng, nghĩa là ai cũng phải lao động và có quyền lao động, ai làm ra nhiều thì hưởng nhiều, làm ít thì hưởng ít, không làm không hưởng”. Từ Đại hội Đảng XII, Đảng ta xác định “Gắn kết chặt chẽ chính sách kinh tế với chính sách xã hội, phát triển kinh tế với nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, bảo đảm để nhân dân được hưởng thụ ngày một tốt hơn thành quả của công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước. Phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án đào tạo nhân lực cho các ngành, lĩnh vực mũi 20 nhọn, đồng thời chú trọng đào tạo nghề cho nông dân, đặc biệt đối với người bị thu hồi đất; nâng cao tỉ lệ lao động qua đào tạo. Như vậy, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin, thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng chủ nghĩa xã hội, mà cốt lõi là phát triển sức sản xuất, với tư duy đổi mới kinh tế, Đảng ta luôn xác định tạo việc làm cho người lao động là một trong những vấn đề cực kỳ quan trọng đối với nước ta. 3.2. Phƣơng hƣớng tạo việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội Việc làm là một trong những vấn đề căn bản của xã hội. Để tạo việc làm cho người lao động nông thôn trên địa bàn huyện cần quan tâm: Thứ nhất, huyện cần nắm vững nội dung của những quan điểm và chủ trương của Đảng, Nhà nước về tạo việc làm để từ đó ban hành và triển khai những văn bản phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước và đặc trưng riêng về điều kiện kinh tế, xã hội của huyện. Trong đó, chú trọng đến các nội dung khi thực thi chính sách.Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 xác định mục tiêu quan trọng hằng đầu là tạo việc làm, sử dụng tối đa tiềm năng lao động xã hội. Chương trình việc làm đến năm 2020 có mục tiêu là: Bằng mọi hình thức và biện pháp tạo việc làm cho phần lớn lao động xã hội, đảm bảo việc làm có đủ thu nhập để người lao động nuôi sống bản thân và gia đình, đồng thời đóng góp xây dựng xã hội. Thứ hai, mọi người, mọi ngành, mọi thành phần kinh tế cùng tham gia tạo việc làm cho người lao động. Nhà nước có trách nhiệm tổ chức quản lý, tạo việc làm cho người lao động như tạo ra môi trường làm việc, khuyến khích và bảo trợ cho người lao động tự tạo việc làm, xây dựng kế hoạch, dự án tạo việc làm. Trên cơ sở đó, người lao động và người sử dụng lao động có quyền tự do hành nghề, thuê mướn nhân công, đầu tư vào sản xuất, tạo ra nhiều việc làm cho xã hội. Tạo việc làm là trách nhiệm của Nhà nước, doanh nghiệp và toàn xã hội. Các ngành, các tổ chức và mỗi người lao động 21 cần phải chủ động tạo việc làm cho bản thân mình, cho các thành viên của tổ chức mình và người lao động thuộc địa bàn mình quản lý. Thứ ba, tạo việc làm phải gắn liền với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội. 3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách tạo việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội 3.3.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về giáo dục, đào tạo và pháp luật về tạo việc làmcho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các cơ sở giáo dục - đào tạo, các tổ chức khoa học và công nghệ với các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật về tạo việc làm của Đảng, Nhà nước và của địa phương, về năng lực đào tạo của các cơ sở đào tạo và cơ hội việc làm cho người lao động từ các doanh nghiệp. Phối hợp các hoạt động tư vấn nghề nghiệp tại các cơ sở đào tạo, dạy nghề và tại các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho sinh viên, học viên lựa chọn nghề phù hợp, đồng thời có nhiều thông tin cần thiết về việc làm khi sắp tốt nghiệp. Củng cố nâng cao chất lượng và phát triển hệ thống thông tin về thị trường lao động. 3.3.2. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp Nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc làm đối với nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nông thôn hiện nay. Quán triệt sâu sắc các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm tăng cường công tác tạo việc làm, tạo sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể, các cơ sở giáo dục - đào tạo. 3.3.3. Đẩy mạnh phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo mở việc làmcho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp 22 Phát triển kinh tế - xã hội là mục tiêu cơ bản nhất quyết định việc tăng giảm việc làm. Do vậy cần tập trung chỉ đạo thực hiện một số chương trình phát triển kinh tế trọng điểm, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành nghề sản xuất, chuyển dần lao động nông nghiệp sang phát triển ngành nghề thủ công nghiệp và dịch vụ trong khu vực nông nghiệp, nông thôn. Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng các ngành công nghiệp, dịch vụ và các ngành sử dụng nhiều lao động hoặc sử dụng lao động có trình độ kĩ thuật cao trong các khu công nghiệp, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. 3.3.4. Đẩy mạnh thu hút đầu tư tạo nguồn vốn trong lĩnh vực tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp Bằng các giải pháp đồng bộ huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư và phát triển. Khuyến khích thu hút các nguồn vốn đầu tư, các loại hình xã hội hóa, các lĩnh vực ngân sách Nhà nước không đủ điều kiện đầu tư. Có chính sách, các cơ chế ưu đãi về đất đai, thuế và các nguồn lực khác để khuyến khích doanh nghiệp, cá nhân đầu tư sản xuất, kinh doanh, đầu tư đào tạo nhân lực cho doanh nghiệp và cho xã hội cho các cơ sở dạy nghề, đặc biệt là các nghề kỹ thuật cao. Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng dịch vụ thị trường lao động, tín dụng ưu đãi cho người lao động vay vốn tạo việc làm. Tạo môi trường thuận lợi và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào khu vực nông thôn để phát triển sản xuất, tạo việc làm mới, tăng thu nhập cho người lao động ở nông thôn cải thiện đời sống. 3.3.5. Mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề và hệ thống các bậc học phổ thông của huyện Chủ động phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương, Thành phố và bằng các hình thức liên kết hợp tác với các trường đại học để tiếp tục mở rộng quy mô đào tạo trình độ đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trên địa bàn. 23 Khai thác hiệu quả các chương trình, đề án phát triển nhân lực của Thành phố trong việc góp phần thúc đẩy công tác tạo việc làm của huyện. 3.3.6. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động Tăng cường công tác tuyên truyền, cung cấp thông tin cho người lao động về chính sách xuất khẩu lao động của Nhà nước, làm rõ lợi ích của việc xuất khẩu lao động đối với vấn đề tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân. Chuẩn bị đủ nguồn lao động đảm bảo chất lượng đáp ứng yêu cầu thị trường xuất khẩu. Cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo sự thông thoáng và giảm phiền hà cho người lao động và doanh nghiệp. Tiến hành kiểm tra thường xuyên chất lượng của các doanh nghiệp về xuất khẩu lao động, tạo ra các cầu nối giữa người lao động và doanh nghiệp. 3.3.7. Hoàn thiện chuyên môn và kỹ năng của đội ngũ cán bộ, công chức trong quá trình thực thi chính sách Tăng cường số lượng cán bộ đảm bảo đủ người làm công tác trợ giúp xã hội. Việc tăng cường gồm cả nâng cao trình độ chuyên môn và số lượng cán bộ, nhất là cán bộ cơ sở. Quy định cụ thể chính sách đối với những cán bộ xã hội, từ đó có hệ số lương, phụ cấp đặc biệt. Giải quyết tình trạng yếu của cán bộ cơ sở, nhất là cán bộ cấp xã, huyện bằng cách tiếp tục tăng cường đào tạo ngắn hạn thông qua việc tổ chức tập huấn theo từng chuyên đề, tập huấn triển khai thực hiện chính sách, tham quan các mô hình... Đây là những giải pháp cấp thiết và phù hợp trong thời gian ngắn, nhằm đáp ứng nâng cao năng lực cán bộ cơ sở. 3.3.8. Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra và giám sát quá trình thực thi chính sách, có cơ chế khen thưởng và kỷ luật thích hợp -Cần xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát hợp lý, minh bạch. - Phải có được hệ thống chỉ số, thông tin báo cáo hợp lý ở từng cấp và có phương pháp thu thập thông tin. 24 - Tăng cường sự tham gia của người dân vào quá trình tổ chức thực hiện, nhất là việc xác định đối tượng hưởng vay vốn, ưu tiên bảo đảm tính công khai minh bạch trong quá trình tổ chức thực hiện. - Đổi mới về phương thức theo dõi giám sát, xác định đối tượng, cần đơn giản, phân cấp triệt để cho địa phương. Duy trì chế độ thông tin báo cáo trung thực và đầy đủ. Tăng cường cán bộ cho cấp cơ sở, đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng và đặc biệt là từng bước đầu tư trang thiết bị máy tính cho cấp huyện, xã. KẾT LUẬN Tạo việc làm là chính sách đóng vai trò quan trọng, tác động trực tiếp đến đời sống của người lao động. Là giải pháp để giúp xoá đói, giảm nghèo, thông qua tạo việc làm người lao động có công việc ổn định, tạo ra thu nhập cho bản thân và xã hội. Trên cơ sở đó, Đảng bộ và chính quyền huyện Đông Anh đã đẩy mạnh việc thực thi chính sách tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn. Mỗi năm bình quân huyện tạo việc làm cho hàng nghìn lao động. Góp phần vào quá trình phát triển kinh tế, phát triển cộng đồng và cải tạo bộ mặt của huyện, bước đầu hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, xoá đỏi, giảm nghèo, nâng cao rõ rệt đời sống của người dân. Đồng thời, việc triển khai thực thi chính sách tạo việc làm trong thời gian qua cũng đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho quản lý. Làm sao để tạo được nhiều việc làm cho người lao động và làm sao khai thác được hết tiềm năng của sức lao động vào quá trình phát triển kinh tế- xã hội luôn là câu hỏi cần được nghiên cứu và trả lời trong toàn quá trình thực thi chính sách.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_thuc_thi_chinh_sach_tao_viec_lam_cho_nguoi.pdf
Luận văn liên quan