Tóm tắt luận văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền và sự vận dụng trong cải cách tư pháp

Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, cha ông ta đã tích lũy được biết bao kinh nghiệm quý báu về xây dựng nhà nước, được phản ánh trong các bộ sử lớn của dân tộc như Đại Việt sử ký toàn thư, Lịch triều hiến chương loại chí,. Kinh nghiệm làm luật, trị nước được ghi lại trong các bộ luật nổi tiếng như Hình thư (đời Lý), Quốc triều hình luật (đời Trần), bộ luật Hồng Đức (đời Lê),. mà giá trị của nó có thể sánh ngang với các bộ luật nổi tiếng ở phương Đông, trong đó có những tư tưởng còn được đề cập đến sớm hơn cả phương Tây, ví dụ vấn đề bình đẳng đối với phụ nữ: cho phép ly hôn, có quyền thừa kế tài sản, công nhận công lao chung của vợ chồng trong vấn đề tài sản, cho phép nhận con nuôi Những yếu tố tích cực của nhà nước thân dân thời kỳ phong kiến hưng thịnh trong lịch sử dân tộc cùng với hình ảnh lý tưởng về nhà nước "vua Nghiêu Thuấn, dân Nghiêu Thuấn", "nước lây dân làm gốc" tiếp thu được ở Nho giáo,. là những hành trang đầu tiên Hồ Chí Minh mang theo trên con đường cứu nước và tìm kiếm một mô hình nhà nước tiên bộ cho đất nước sau khi giành được độc lập.

pdf20 trang | Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 2712 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt luận văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền và sự vận dụng trong cải cách tư pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA LUẬT PHẠM THỊ HỒNG LÊ T¦ T¦ëNG Hå CHÝ MINH VÒ NHµ N¦íC PH¸P QUYÒN Vµ Sù VËN DôNG TRONG C¶I C¸CH T¦ PH¸P Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nƣớc và pháp luật Mã số: 60 38 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. HOÀNG THỊ KIM QUẾ HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Phạm Thị Hồng Lê MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 8 Chƣơng 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN ............................ 13 1.1. Sự hình thành tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về nhà nƣớc pháp quyền ...... 13 1.1.1. Tư tưởng về nhà nước pháp quyền trong lịch sử ............................ 13 1.1.2. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền .... 17 1.1.3. Quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền ...................................... Error! Bookmark not defined. 1.2. Nội dung cơ bản của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về nhà nƣớc pháp quyền ..................................... Error! Bookmark not defined. 1.2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Hiến pháp, pháp luậtError! Bookmark not defined. 1.2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tổ chức quyền lực nhà nước, về nhà nước của dân, do dân, vì dân ........... Error! Bookmark not defined. 1.2.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người, quyền công dânError! Bookmark not defined. 1.2.4. Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đứcError! Bookmark not defined. Chƣơng 2: CẢI CÁCH TƢ PHÁP VÀ Ý NGHĨA, NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA SỰ VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN . Error! Bookmark not defined. 2.1. Khái niệm về cơ quan tƣ pháp và cải cách tƣ phápError! Bookmark not defined. 2.2. Cải cách tƣ pháp ở Việt Nam qua các thời kìError! Bookmark not defined. 2.3. Quan điểm về cải cách tƣ pháp .... Error! Bookmark not defined. 2.3.1. Cải cách tư pháp phải dựa trên các yêu cầu về đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan tư pháp theo hướng nhà nước pháp quyềnError! Bookmark not defined. 2.3.2. Cải cách tư pháp phải gắn với việc xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp theo hướng đồng bộ, chuyên nghiệpError! Bookmark not defined. 2.3.3. Cải cách tư pháp gắn liền với quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật, đặc biệt là pháp luật về hình sự, tố tụng hình sựError! Bookmark not defined. 2.3.4. Cải cách tư pháp phải gắn với việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, giám sát của Mặt trận tổ quốc và nhân dânError! Bookmark not defined. 2.4. Ý nghĩa, nội dung của việc vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về nhà nƣớc pháp quyền trong cải cách tƣ pháp hiện nayError! Bookmark not defined. 2.4.1. Ý nghĩa của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền trong cải cách tư pháp hiện nayError! Bookmark not defined. 2.4.2. Nội dung vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền trong cải cách tư pháp hiện nayError! Bookmark not defined. KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 18 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BLHS Bộ luật Hình sự CCTP Cải cách tư pháp CNXH Chủ nghĩa xã hội ĐBQH Đại biểu quốc hội HĐND Hội đồng nhân dân MTTQ Mặt trận tổ quốc NNPQ Nhà nước pháp quyền TAND Toà án nhân dân TTHS Tố tụng hình sự UBND Uỷ ban nhân dân VKS Viện Kiểm sát XHCN Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1: Thống kê các khung hình phạt trong Bộ luật Hình sự năm 1999 gắn với việc phân loại tội phạm Error! Bookmark not defined. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Một trong những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử và thời đại của dân tộc ta trong thế kỉ XX là thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 và việc thành lập nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Cách mạng tháng tám đã xoá bỏ chế độ thuộc địa nửa phong kiến ở nước ta, mở ra kỉ nguyên mới của lịch sử dân tộc, kỉ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Thành quả lớn nhất của cách mạng tháng Tám năm 1945 là đã xây dựng Nhà nước cách mạng kiểu mới ở Việt Nam. Đặc trưng nổi bật của Nhà nước cách mạng kiểu mới đó là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Ngay sau khi giành được chính quyền, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng toàn dân xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân. Sau một tháng kể từ ngày Cách mạng tháng Tám thành công, trong bài “Chính phủ là công bộc của dân”, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Các công việc của Chính phủ làm phải nhằm vào một mục đích duy nhất là mưu sự tự do hạnh phúc cho mọi người, cho nên Chính phủ nhân dân bao giờ cũng phải đặt quyền lợi của nhân dân lên hết thảy. Việc gì có lợi cho dân thì làm. Việc gì có hại cho dân thì phải tránh” [16]. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Hồ chủ tịch, Hiến pháp năm 1946, bản hiến pháp đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam và trong lịch sử các dân tộc Đông Nam châu Á đã được xây dựng và thông qua. Với hiến pháp năm 1946, chủ nghĩa lập hiến và quyền con người từ các giá trị tư tưởng đã trở thành các giá trị pháp luật hiện thực trong điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam. Những quy định của Hiến pháp năm 1946 là chuẩn mực hiến định đầu tiên cho việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. Tuy nhiên, quá trình xây dựng và tổ chức Nhà nước trong mấy chục năm qua cho thấy, hàng loạt vấn đề về tổ chức và hoạt động của nhà nước vẫn chưa được tổng kết làm rõ. Do vậy, các giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của nhà nước được triển khai trong nhiều giai đoạn lịch sử vẫn chưa đem lại các kết quả mong muốn. Sự bất cập trong tổ chức bộ máy nhà nước và cơ chế vận hành của bộ máy này đang cản trở việc phát huy vai trò của nhà nước ta trong cơ chế kinh tế mới. Nhận thức lý luận về chế độ pháp quyền trong hoạt động nhà nước và xã hội vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển và do vậy chưa tạo lập được các cơ ở khoa học vững chắc cho việc tìm kiếm các giải pháp cải cách thực tiễn đối với đời sống nhà nước. Chính vì thế, việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền đang là một trong những tất yếu khách quan, là vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa quan trọng trong công cuộc cải cách tư pháp hiện nay. Tính tất yếu khách quan này xuất phát từ định hướng xây dựng CNXH, mà mục tiêu cơ bản là xây dựng một chế độ: dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Chúng ta ý thức sâu sắc rằng để đạt được một chế độ xã hội với mục tiêu như vậy, công cụ, phương tiện cơ bản chỉ có thể là nền kinh tế thị trường XHCN, một nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trên nền tảng của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Qua quá trình tìm hiểu và sưu tầm tài liệu cho thấy, đã có rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu khoa học về đề tài: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, có thể kể tên một số bài viết đã được thực hiện như: - Một số vấn đề về nhà nước pháp quyền ở nước ta, Tạp chí Cộng sản số 1(122) năm 2007 của TS Nguyễn Văn Hiện; - Xây dựng nhà nước pháp quyền; Tạp chí Cộng sản số 1 (122) năm 2007 của đồng chí Tô Huy Rứa, Uỷ viên BCT; - Xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân; Tạp chí Cộng sản số 61 năm 2004 của GS Lê Xuân Lựu; - Một số đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật, Tạp chí dân chủ và pháp luật số 5 năm 2005 của TS Hoàng Thị Kim Quế; - Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự nghiệp xây dựng nhà nước kiểu mới và pháp luật ở Việt Nam; Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội năm 1982 của tác giả Nguyễn Ngọc Minh; - Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước kiểu mới; Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội năm 1995 của tác giả Hoàng Văn Hảo; Và một số tài liệu như Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh toàn tập của nhà xuất bản Chính trị quốc gia, các Nghị quyết hội nghị Trung ương 8 khoá VII năm 1995, văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, lần thứ IX Các tài liệu, bài viết trên đã tiếp cận vấn đề và nhận định đánh giá vấn đề ở các góc độ khác nhau, tuy nhiên cũng cần phải làm rõ thêm các đặc điểm phù hợp với Việt Nam là căn cứ vào đâu, hoàn cảnh Việt Nam, thế giới, đặc điểm tâm lý, văn hoá của đất nước ta hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Bản luận văn “Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền và sự vận dụng trong cải cách tư pháp” là công trình tập trung nghiên cứu tổng thể và chi tiết một số vấn đề cơ bản liên quan đến nhà nước pháp quyền, đặc điểm của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, từ đó đưa ra những nhận thức về lý luận và thực tiễn trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân trong công cuộc xây dựng CNXH thời kì đổi mới, vận dụng vào quá trình cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Lý luận và thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội qua một số nội dung sau: - Đảm bảo mọi lợi ích và quyền hành đều thuộc về nhân dân; - Giải quyết mối quan hệ công dân-nhà nước là mối quan hệ chính trị cơ bản để xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân; - Xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân phải dựa trên truyền thống, đặc điểm dân tộc, nhất là truyền thống chính trị của đất nước; - Xây dựng quyền lực nhà nước của các công dân trên nền tảng một hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện; - Nhà nước pháp quyền XHCN phải được vận hành và tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam; - Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam phải phù hợp với những giá trị phổ biến tiến bộ của nhân loại. - Xây dựng nhà nước pháp quyền thể hiện qua công cuộc cải cách tư pháp hiện nay. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Với phương pháp luận là Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giúp cho tư duy và góc độ nghiên cứu luôn đi đúng hướng và có hiệu quả, kết hợp với phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh, đánh giá, tổng kết kinh nghiệm và phương pháp liên ngành; là ba phương pháp nghiên cứu chính và cụ thể để sử dụng khi nghiên cứu đề tài này. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Hiện nay chúng ta đang từng bước xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của dân, do dân và vì dân. Chỉ khi có một nhà nước như vậy mới có thể phát huy được quyền dân chủ của nhân dân, đảm bảo quyền sống, quyền được làm việc, được lao động, được học hành, được đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội. Nó ảnh hưởng đến sự lành mạnh của nền dân chủ, tới cuộc sống và số phận của từng người dân, tới chiều hướng phát triển của xã hội. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã xác định xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng là một trong những nhiệm vụ có tính chiến lược; đề tài được nghiên cứu góp phần làm sáng rõ các giá trị lâu bền, thể hiện tầm nhìn vượt thời đại tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền mang tính thời đại đối với thực tế nước ta hiện nay, không chỉ có quan điểm lý luận mà còn xây dựng một nhà nước pháp quyền thực tế, nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, đặc biệt “chế độ pháp trị”, điều hành đời sống xã hội, quản lý xã hội bằng pháp luật là dân chủ, tiến bộ và có tính chất phổ biến đối với các xã hội hiện đại. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 2 chương: Chương 1. Sự hình thành và nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền Chương 2. Cải cách tư pháp và ý nghĩa, nội dung cơ bản của sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền. Chƣơng 1 SỰ HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN 1.1. Sự hình thành tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về nhà nƣớc pháp quyền 1.1.1. Tư tưởng về nhà nước pháp quyền trong lịch sử Pháp quyền là một khái niệm được hình thành và phát triển dọc theo chiều dài lịch sử của văn minh nhân loại. Tư tưởng về Nhà nước pháp quyền luôn gắn liền với tư tưởng phát triển dân chủ đã hình thành ngay từ thời cổ đại, thể hiện trong quan điểm của các nhà tư tưởng của thời cổ đại như Xôcrat (469-399 tr.CN), Arixtốt (384-322 tr.CN), Xixêrôn (l06-43 tr.CN). Những tư tưởng này đã được các nhà tư tưởng chính trị và pháp lý tư bản sau này như John Locke (1632 - 1704), Montesquieu (1698 - 1755), J.J.Rút-xô (1712 - 1778), I.Kant (1724 - 1804), Hêghen (1770 - 1831) phát triển như một thế giới quan pháp lý mới. Các nội dung, nguyên tắc cơ bản của pháp quyền đã không ngừng được giải thích, bổ sung và hoàn thiện theo từng giai đoạn và từng thời kỳ lịch sử. Từ thời Hy Lạp cổ đại, tư tưởng pháp quyền xuất hiện nơi mà nền dân chủ sơ khai đã được hình thành. Trong giai đoạn này, các nhà tư tưởng cổ đại không chỉ thuần túy quan tâm tới tính thượng tôn của pháp luật mà còn coi pháp quyền như là một phương thức tìm kiếm sự tổ chức hợp lý của hệ thống quyền lực nhà nước. Đáng chú ý trong thời kỳ này là tư tưởng pháp quyền sơ khai của hai triết gia nổi tiếng Plato và Aristotle. Plato khẳng định pháp luật phải là ông chủ của chính quyền để ngăn ngừa sự xuất hiện của những kẻ chuyên quyền. Tương tự, Aristotle cho rằng pháp luật cần phải được xem như là sự kiềm chế đối với các pháp quan để hạn chế sự tùy tiện trong quá trình đưa ra các phán quyết. Tư tưởng và các học thuyết pháp quyền được tiếp tục bổ sung và phát triển khi giai cấp tư sản ở các quốc gia phương Tây không ngừng lớn mạnh, đấu tranh chống lại giai cấp phong kiến và giáo hội, từ đó từng bước giành ảnh hưởng trên chính trường. Trong thời kỳ này, tư tưởng pháp quyền được phát triển và hòa quyện vào các học thuyết về phân quyền, chủ nghĩa lập hiến và dân chủ. Nhiều nhà nghiên cứu lớn đã xuất hiện với vai trò hết sức quan trọng trong việc bồi đắp và phát triển các học thuyết pháp quyền. Các tên tuổi và tác phẩm trứ danh trong thời kỳ này cần phải kể đến là Locke J. với tác phẩm “Khảo luận thứ hai về chính quyền”, J.J. Rousseau với tác phẩm “Khế ước xã hội” và Ch.L. Montesquieu với tác phẩm “Tinh thần pháp luật”. Đặc điểm nổi bật nhất của tư tưởng pháp quyền trong giai đoạn này là đề cao các giá trị dân chủ, tự do và quyền con người. J.J. Rousseau đã bắt đầu tác phẩm của mình với câu nói bất hủ: “Con người được sinh ra một cách tự do, nhưng khắp nơi lại bị xiềng xích”. Từ đó, các nhà tư tưởng trong giai đoạn này tập trung tìm kiếm một cơ chế chế ước quyền lực nhà nước, chống lại sự lạm quyền và xây dựng một mô hình chính phủ hợp lý nhằm hạn chế việc vi phạm các quyền con người. Ch.L. Montesquieu với học thuyết tam quyền phân lập đã được các học giả tư sản phương Tây coi là hòn đá tảng trong việc xây dựng lý luận tổ chức quyền lực nhà nước tư sản. Một nhà nghiên cứu đã nhận xét khái quát tư tưởng pháp quyền chủ đạo trong giai đoạn này bằng một khẩu hiệu: Con người chỉ được tự do khi chính phủ không được tự do. Các hướng tiếp cận về pháp quyền trong nền khoa học pháp lý thế giới là hết sức phong phú, đa dạng. Để có thể hiểu được toàn diện khái niệm pháp quyền trong nền khoa học pháp lý thế giới, chúng ta cần xem xét các học thuyết pháp quyền trong mối quan hệ biện chứng, liên tục, đan xen, gắn bó và bổ sung cho nhau. Trong khi hệ thống pháp luật Anh-Mỹ nhấn mạnh pháp quyền như một sự cơ chế đảm bảo cho sự vận hành hợp lý và hiệu quả của hệ thống pháp luật nhằm giúp các cá nhân trong xã hội có thể hợp tác và theo đuổi những kế hoạch phát triển của mình thì các học thuyết pháp quyền của Đức nhấn mạnh đến nguyên tắc phân chia, phân công quyền lực trong tổ chức bộ máy nhà nước, củng cố cơ chế tiếp cận công lý và đảm bảo quyền con người. Hướng tiếp cận về pháp quyền của Trung Quốc, quốc gia có hệ thống pháp luật XHCN lại thể hiện thái độ thận trọng trên con đường tìm kiếm mô hình nhà nước pháp quyền XHCN. Trong khi đó, các tổ chức quốc tế nhấn mạnh đến tính linh hoạt, tính mở và năng động của khái niệm pháp quyền trên thế giới tùy thuộc vào đặc điểm cụ thể của hệ thống chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, truyền thống, tính cách dân tộc của từng quốc gia. Những đặc trưng này được xem là các giá trị phổ biến của nhà nước pháp quyền nói chung đã được đề cập trong nhiều quan điểm, học thuyết của các nhà tư tưởng, các nhà lý luận chính trị - pháp lý trong lịch sử phát triển các tư tưởng chính trị - pháp lý nhân loại. Các giá trị phổ biến này được trình bày dưới các dạng thức khác nhau bởi các nhà lý luận, phục thuộc vào lập trường chính trị - pháp lý và quan điểm học thuật của từng người. Các trình bày có thể khác nhau, song về bản chất có thể quy về các giá trị có tính tổng quát sau: Nhà nước pháp quyền là biểu hiện tập trung của chế độ dân chủ. Dân chủ vừa là bản chất của nhà nước pháp quyền vừa là điều kiện, tiền đề của chế độ nhà nước. Mục tiêu của nhà nước pháp quyền là xây dựng và thực thi một nền dân chủ, đảm bảo quyền lực chính trị thuộc về nhân dân. Nhân dân thực hiện quyền dân chủ của mình thông qua dân chủ trực tiếp; dân chủ đại diện. Nhà nước pháp quyền được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Hiến pháp và pháp luật luôn giữ vai trò điều chỉnh cơ bản đối với toàn bộ hoạt động Nhà nước và hoạt động xã hội, quyết định tính hợp hiến và hợp pháp của mọi tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Tuy nhiên không phải mọi chế độ lập Hiến, mọi hệ thống pháp luật đều có thể đưa lại khả năng xây dựng nhà nước pháp quyền, mà chỉ có Hiến pháp và hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng mới có thể làm cơ sở cho chế độ pháp quyền trong nhà nước và xã hội. Nhà nước pháp quyền tôn trọng, đề cao và đảm bảo quyền con người trong mọi lĩnh vực hoạt động của Nhà nước và xã hội. Quyền con người là tiêu chí đánh giá tính pháp quyền của chế độ nhà nước. Mọi hoạt động của Nhà nước đều phải xuất phát từ sự tôn trọng và đảm bảo quyền con người, tạo mọi điều kiện cho công dân thực hiện quyền của mình theo đúng các quy định của luật pháp. Mối quan hệ giữa cá nhân và nhà nước được xác định chặt chẽ về phương diện luật pháp và mang tính bình đẳng. Mô hình quan hệ giữa Nhà nước và cá nhân được xác định theo nguyên tắc: Đối với cơ quan nhà nước chỉ được làm những gì luật cho phép; đối với công dân được làm tất cả trừ những điều luật cấm. Quyền lực nhà nước trong nhà nước pháp quyền được tổ chức và thực hiện theo các nguyên tắc dân chủ: phân công quyền lực và kiểm soát quyền lực. Tính chất và cách thức phân công, kiểm soát quyền lực nhà nước rất đa dạng, tuỳ thuộc vào chính thể nhà nước ở các nước khác nhau, nhưng đều có điểm chung là quyền lực nhà nước không thể tập trung vào một người, vào một cơ quan, mà phải được phân công (phân chia) giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp. Đồng thời, việc tổ chức và thực thi quyền lực phải được kiểm soát chặt chẽ với các cơ chế kiểm soát quyền lực cụ thể kể cả bên trong bộ máy nhà nước và bên ngoài bộ máy nhà nước. Nhà nước pháp quyền gắn liền với một cơ chế bảo vệ Hiến pháp và pháp luật phù hợp. Nền tảng của nhà nước pháp quyền là Hiến pháp và một hệ thống pháp luật dân chủ và công bằng, do vậy, một cơ chế bảo vệ Hiến pháp và pháp luật luôn là một yêu cầu, một điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo cho Hiến pháp, pháp luật luôn được tôn trọng, đề cao và tuân thủ nghiêm minh. Hình thức và phương thức bảo vệ Hiến pháp và pháp luật ở các quốc gia có thể đa dạng và khác nhau, nhưng đều hướng tới mục tiêu là bảo đảm địa vị tối cao, bất khả xâm phạm của Hiến pháp, loại bỏ hành vi trái với tinh thần và quy định của Hiến pháp, không phụ thuộc và chủ thể của các hành vi này. Đồng thời với bảo vệ Hiến pháp, nhà nước pháp quyền luôn đòi hỏi phải xây dựng và thực thi một chế độ tư pháp thật sự dân chủ, minh bạch và trong sạch để duy trì và bảo vệ pháp chế trong mọi lĩnh vực hoạt động của Nhà nước và xã hội. Trong nhà nước pháp quyền, quyền lực nhà nước luôn được giới hạn trong các mối quan hệ: Nhà nước và kinh tế; Nhà nước và xã hội. Trong mối quan hệ giữa Nhà nước và kinh tế, vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước được xác định bởi tính chất, trình độ của các mô hình kinh tế thị trường, theo hướng Nhà nước tôn trọng, phát huy các quy luật khách quan của thị trường, thông qua thị trường để điều tiết các quan hệ kinh tế, đồng thời khắc phục, hạn chế các mặt tiêu cực của thị trường. Trong mối quan hệ với xã hội, Nhà nước thông qua luật pháp để quản lý xã hội, tôn trọng đề cao vị trí, vai trò và quyền tự chủ (tự quản) của các cấu trúc xã hội (các tổ chức xã hội, các cộng đồng xã hội). Mối quan hệ giữa Nhà nước, kinh tế, xã hội là mối quan hệ tương tác, quy định và chi phối lẫn nhau. Nhà nước không đứng trên kinh tế và xã hội. Nhà nước pháp quyền gắn liền với kinh tế và xã hội, phục vụ kinh tế và xã hội trong phạm vi Hiến pháp và pháp luật. 1.1.2. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, cha ông ta đã tích lũy được biết bao kinh nghiệm quý báu về xây dựng nhà nước, được phản ánh trong các bộ sử lớn của dân tộc như Đại Việt sử ký toàn thư, Lịch triều hiến chương loại chí,... Kinh nghiệm làm luật, trị nước được ghi lại trong các bộ luật nổi tiếng như Hình thư (đời Lý), Quốc triều hình luật (đời Trần), bộ luật Hồng Đức (đời Lê),... mà giá trị của nó có thể sánh ngang với các bộ luật nổi tiếng ở phương Đông, trong đó có những tư tưởng còn được đề cập đến sớm hơn cả phương Tây, ví dụ vấn đề bình đẳng đối với phụ nữ: cho phép ly hôn, có quyền thừa kế tài sản, công nhận công lao chung của vợ chồng trong vấn đề tài sản, cho phép nhận con nuôi Những yếu tố tích cực của nhà nước thân dân thời kỳ phong kiến hưng thịnh trong lịch sử dân tộc cùng với hình ảnh lý tưởng về nhà nước "vua Nghiêu Thuấn, dân Nghiêu Thuấn", "nước lây dân làm gốc" tiếp thu được ở Nho giáo,... là những hành trang đầu tiên Hồ Chí Minh mang theo trên con đường cứu nước và tìm kiếm một mô hình nhà nước tiên bộ cho đất nước sau khi giành được độc lập. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Cảnh Bình (2009), Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào, NXB Tri Thức, Hà Nội. 2. Bộ chính trị (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội. 3. Trường Chinh (1987), Tuyển tập, NXB Sự thật, Hà Nội. 4. Ngô Huy Cương (2006), Góp phần bàn về cải cách pháp luật ở Việt Nam hiện nay, NXB Tư pháp, Hà Nội. 5. Đảng cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, NXB Sự thật, Hà Nội. 6. Đảng cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 7, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 7. Vũ Đình Hoè (2004), Hồi ký Vũ Đình Hoè, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội. 8. Hội luật gia Việt Nam (1985), Hồ Chủ tịch và pháp chế, NXB Thành phố Hồ Chí Minh. 9. Đoàn Minh Huấn (2001), “Phạm trù nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh”, Tạp chí Lịch sử đảng, (10). 10. Hoàng Mạnh Hùng (2010), “Tiếp tục đổi mới hoạt động của hệ thống tòa án nhân dân ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp điện tử, (4), Hà Nội. 11. Phạm Văn Hùng (2008), “Tòa án và vấn đề cải cách tư pháp”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (135), tháng 11, Hà Nội. 12. Jean-Jacques Rousseau (2004), Bàn về khế ước xã hội, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội. 13. Hồ Chí Minh (1971), Nhà nước và pháp luật, tập 3, NXB Lao động, Hà Nội. 14. Hồ Chí Minh (1976), Tuyên ngôn độc lập, NXB Sự thật, Hà Nội. 15. Hồ Chí Minh (1985), Nhà nước và pháp luật, NXB Pháp lý, Hà Nội. 16. Hồ Chí Minh (1992), Bàn về Nhà nước và pháp luật, NXB Pháp lý, Hà Nội. 17. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 1, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 18. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 2, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 19. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 3, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 20. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 4, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 21. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 5, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 22. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 6, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 23. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 7, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 24. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 8, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 25. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 9, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 26. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 11, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 27. Montesquieu (1996), Tinh thần pháp luật, Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn Khoa Luật, NXB Giáo dục, Hà Nội. 28. Đỗ Quang Ngọc (2009), Mối quan hệ giữa cơ quan điều tra với các cơ quan tham gia tố tụng hình sự, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 29. Hoàng Phê (chủ biên) (1997), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng. 30. Hoàng Thị Kim Quế (2002), “Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật và đạo đức”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (8), Hà Nội. 31. Hoàng Thị Kim Quế (2008), Nghiên cứu, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và Pháp luật trong bối cảnh hội nhập Quốc tế của Việt Nam hiện nay, Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ 3, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội. 32. Quốc hội (2002), Hiến pháp Việt Nam (năm 1946, 1959, 1980, 1992 và Nghị quyết về việc sửa đổi một số điều của Hiến pháp 1992), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 33. Quốc hội (2014), Hiến pháp 2013, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 34. Thủ tướng chính phủ (2001), Quyết định số 136-2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 về việc chương trình cải cách hành chính nhà nước, Hà Nội. 35. Trần Dân Tiên (1975), Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chí Minh, NXB Sự thật, Hà Nội. 36. Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia (1993), 40 năm xây dựng và trưởng thành, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 37. Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, NXB Từ điển bách khoa và NXB Tư pháp, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf00050004853_707.pdf