Công nghệ thông tin là ngành đóng vai trò ngày càng quan trọng trong tiến
trình của cuộc cách mạng công nghiệp mới, công nghiệp thông tin trước thềm của
một kỷ nguyên mới của loài người, kỷ nguyên của xã hội thông tin và nền kinh tế tri
thức, đồng thời là ngành có những đặc thù đặc biệt trong quá trình mở cửa hội nhập.
Với mục tiêu xây dựng một chính phủ điện tử, một nền hành chính hiện đại
với vai trò của Nhà nước chuyển từ “chèo thuyền” sang “lái thuyền” thì ứng dụng
CNTT trong CCHC là rất quan trọng.Trên quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước về ứng dụng, phát
triển CNTT trong các cơ quan Nhà nước,luận văn đã tập trung làm rõ cơ sở lý luận
của việc ứng dụng CNTT trong CCHC, đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng và đưa
ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của ứng dụng CNTT trong CCHC.
Qua phân tích từ thực tếtình hình triển khai ứng dụng CNTT trong CCHC trên
địa bàn huyện Yên Phong cũng đã chỉ ra và làm rõ những hạn chế, tồn tại của công
tác ứng dụng CNTT trong CCHC, từ đó đưa ra các quan điểm và 05 giải pháp cơ bản
nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong CCHC trên địa bàn huyện Yên Phong trong
những năm tiếp theo, cụ thể là: Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của việc ứng
dụng CNTT trong CCHC; xây dựng đội ngũ chuyên trách về CNTT đảm bảo tiêu
chuẩn về số lượng và chất lượng; nâng cao trình độ CNTT cho đội ngũ cán bộ, công
chức chuyên môn; ban hành chế độ đãi ngộ đối với cán bộ chuyên trách về CNTT;
đồng bộ hóa cơ sở hạ tầng CNTT cả phần cứng và phần mềm.
Để CCHC thành công cần xây dựng một nền hành chính hiện đại mang tính
phục vụ, hiệu lực, hiệu quả thì việc ứng dụng CNTT là một xu hướng tất yếu của các
cấp chính quyền. Tuy nhiên việc ứng dụng CNTT trong hiện đại hóa hành chính phải
mang tính song song cùng thực hiện giữa người dân và chính quyền. Trước bối cảnh
đó, tác giả đưa ra các giải pháp về ứng dụng CNTT trong CCHC. Đặc biệt giải
phápnâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của việc ứng dụng CNTT trong CCHC có ý
nghĩa hết sức thiết thực và là yếu tố quyết định để nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT
trong tiến trình CCHC phù hợpvới tình hình tại huyện Yên Phong cũng như các địa
phương khác trên cả nước.
Với những kết quả nghiên cứu của luận văn này, tác giả hy vọng sẽ được đóng
góp một số giải pháp cho quá trình CCHC thông qua ứng dụng CNTT trên địa bàn
huyện Yên Phong nói riêng cũng như các địa phương trong tỉnh nói chung. Đồng thời
góp phần làm rõ hơn sự vận dụng những quan điểm lớn của Đảng trong quá trình hội
nhập và phát triển chung trong nền kinh tế thế giới, thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi
mới đất nước, xây dựng một nước Việt Nam độc lập, giàu mạnh, xã hội công bằng,
văn minh và sánh vai với các nước tiên tiến trên thế giới về mọi lĩnh vực.
27 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 597 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính tại Ủy ban nhân dân huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủ tục hành chính:
Nội dung của CCHC là xây dựng một hệ thống thủ tục hành chính rõ ràng,
đơn giản, thuận tiện; tính pháp lý cao và có sự minh bạch. Các cơ quan nhà
nước phải giải quyết công bằng, dân chủ các yêu cầu của tổ chức và công dân;
mẫu hoá các loại giấy tờ; thực hiện cơ chế một cửa trong giải quyết các yêu cầu
của công dân; quy định rõ trách nhiệm của cá nhân trong giải quyết công việc;
tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định hành
chính để hỗ trợ việc nâng cao chất lượng các quy định hành chính và giám sát
việc thực hiện thủ tục hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước các cấp.
1.1.3.3. Cải cách tổ chức bộ máy nhà nước:
Các nội dung cải cách tập trung chủ yếu là:
Tiến hành tổng thể rà soát vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu
tổ chức và biên chế hiện có của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa
phương để sắp xếp, xác lập mô hình tổ chức phù hợp, phân định đúng chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn sát thực tế, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới phương thức
làm việc của các cơ quan hành chính nhà nước; nâng cao chất lượng thực hiện
cơ chế một cửa; cải cách và triển khai trên diện rộng cơ chế tự chủ, tự chịu
trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công; bảo đảm sự hài lòng của cá
nhân, tổ chức đối với các dịch vụ mà nhà nước cung cấp đạt trên mức 80% vào
năm 2020.
1.1.3.4. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức:
Những nội dung chủ yếu của việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ, công chức, viên chức là: Xây dựng đội ngũ CBCCVC có phẩm chất
đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chuyên nghiệp cao, tận
tuỵ phục vụ nhân dân thông qua các hình thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp, có
hiệu quả; xây dựng, bổ sung và hoàn thiện hệ thống các quy định pháp luật về
chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ của CBCCVC hợp lý gắn với vị trí việc làm;
hoàn thiện quy định của pháp luật về tuyển dụng, bố trí, phân công nhiệm vụ
phù hợp với trình độ, năng lực, sở trường của công chức, viên chức trúng tuyển;
7
thực hiện chế độ thi nâng ngạch theo nguyên tắc cạnh tranh; thi tuyển cạnh
tranh để bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo, quản lý; hoàn thiện quy định của
pháp luật về đánh giá cán bộ, công chức, viên chức trên cơ sở kết thực nhiệm
vụ được giao, có chế tài nghiêm đối với hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm kỷ
luật, vi phạm đạo đức công vụ; đổi mới nội dung chương trình đào tạo, bồi
dưỡng, công chức, viên chức; nâng cao trách nhiệm kỷ luật và kỷ cương hành
chính và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức.
1.1.3.5. Cải cách tài chính công:
Những nội dung của cải cách tài chính công giai đoạn 2011 − 2020 đó là:
Động viên hợp lý, phân phối và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho
phát triển kinh tế - xã hội; tiếp tục hoàn thiện chính sách và hệ thống thuế, các
chính sách về thu nhập, tiền lương, tiền công; thực hiện cân đối ngân sách tích
cực, bảo đảm tỷ lệ tích lũy hợp lý cho đầu tư phát triển; tiếp tục đổi mới cơ chế,
chính sách tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước, nhất là các tập đoàn kinh tế
và các tổng công ty; quản lý chặt chẽ việc vay và trả nợ nước ngoài; giữ mức nợ
Chính phủ, nợ quốc gia và nợ công trong giới hạn an toàn; đổi mới căn bản cơ
chế sử dụng kinh phí nhà nước và cơ chế xây dựng, triển khai các nhiệm vụ
khoa học, công nghệ; đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách cho cơ quan hành
chính nhà nước, tiến tới xóa bỏ chế độ cấp kinh phí theo số lượng biên chế, thay
thế bằng cơ chế cấp ngân sách dựa trên kết quả và chất lượng hoạt động, hướng
vào kiểm soát đầu ra, chất lượng chi tiêu theo mục tiêu, nhiệm vụ của các cơ
quan hành chính nhà nước; nhà nước tăng đầu tư, đồng thời đẩy mạnh xã hội
hóa, huy động toàn xã hội chăm lo phát triển giáo dục, đào tạo, y tế, dân số - kế
hoạch hóa gia đình, thể dục, thể thao.
1.1.3.6. Hiện đại hóa hành chính:
Những nội dung chủ yếu của hiện đại hoá hành chính giai đoạn 2011 –
2020 là:
Hoàn thiện và đẩy mạnh hoạt động của Mạng thông tin điện tử hành
chính của Chính phủ trên Internet. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT - truyền thông
trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước để đến năm 2020: 90% các
văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa các cơ quan hành chính nhà nước được
thực hiện dưới dạng điện tử; cán bộ, công chức, viên chức thường xuyên sử
dụng hệ thống thư điện tử trong công việc; bảo đảm dữ liệu điện tử phục vụ hầu
hết các hoạt động trong các cơ quan; hầu hết các giao dịch của các cơ quan
hành chính nhà nước được thực hiện trên môi trường điện tử, mọi lúc, mọi nơi,
dựa trên các ứng dụng truyền thông đa phương tiện; hầu hết các dịch vụ công
được cung cấp trực tuyến trên Mạng thông tin điện tử hành chính của Chính
phủ ở mức độ 3 và 4, đáp ứng nhu cầu thực tế, phục vụ người dân và doanh
nghiệp mọi lúc, mọi nơi, dựa trên nhiều phương tiện khác nhau; ứng dụng
CNTT - truyền thông trong quy trình xử lý công việc của từng cơ quan hành
chính nhà nước, giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau và trong giao
dịch với tổ chức, cá nhân, đặc biệt là trong hoạt động dịch vụ hành chính công,
8
dịch vụ công của đơn vị sự nghiệp công; công bố danh mục các dịch vụ hành
chính công trên Mạng thông tin điện tử hành chính của Chính phủ trên Internet;
xây dựng và sử dụng thống nhất biểu mẫu điện tử trong giao dịch giữa cơ quan
hành chính nhà nước, tổ chức và cá nhân, đáp ứng yêu cầu đơn giản và cải cách
thủ tục hành chính; xây dựng trụ sở cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương
hiện đại, tập trung ở những nơi có điều kiện.
1.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính
1.2.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về ứng dụng công nghệ thông tin
trong cải cách hành chính
Nhận thức được tầm quan trọng của ứng dụng CNTT trong CCHC để phát
huy thế mạnh, tăng cường năng lực kinh tế xã hội tạo nên những bước chuyển
biến góp phần đưa đất nước phát triển, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 58-
CT/TW ngày 17/10/2000, về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Nghị định số 64/2007/NĐ-
CP về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Quyết định
1755/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề
án đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT và truyền thông;Nghị
quyết số 30c/NQ-CP về Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011
− 2020. Với định hướng nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ
quan nhà nước, góp phần nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả của chính phủ, phục
vụ tốt hơn người dân và doanh nghiệp.
1.2.2. Khái niệm, vai trò, nội dung và điều kiện ứng dụng công nghệ thông
tin trong cải cách hành chính
1.2.2.1. Khái niệm ứng dụng công nghệ thông tin
Ứng dụng CNTT trong CCHC là việc sử dụng CNTT vào các hoạt động
hành chính nhằm giảm thiểu quy trình hành chính, rút ngắn thời gian thực hiện,
nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của các hoạt động này.
1.2.2.2 Vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính
Thứ nhất, thông qua ứng dụng CNTT có thể tạo ra một sự thay đổi lớn
trong cách thức làm việc của các cơ quan hành chính: trao đổi thông tin (gửi
báo cáo, số liệu thống kê, ý kiến đóng góp, thẩm định) qua thư điện tử hoặc
hệ thống quản lý văn bản điện tử, thay vì qua bưu điện; tổ chức họp, truyền
hình hội nghị; giải quyết công việc, yêu cầu của người dân, doanh nghiệp qua
môi trường mạng.
Thứ hai, ứng dụng CNTT dẫn đến thay đổi quy trình làm việc của các cơ
quan hành chính theo hướng phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.
Thứ ba, ứng dụng CNTT trong hành chính dẫn đến sắp xếp lại tổ chức,
nhân sự phù hợp với yêu cầu của CCHC là tổ chức gọn nhẹ, rõ chức năng,
nhiệm vụ và hoạt động có hiệu quả.
1.2.2.3. Nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính.
- Sử dụng văn vản điện từ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà
nước
9
Việc sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của các cơ quan hành chính
nhà nước thể hiện ở việc các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương tới địa
phương trao đổi văn bản điện tử dưới nhiều hình thức trực tuyến khác nhau để
giải quyết công việc hoặc trao đổi văn bản với nhau theo các quy định cụ thể.
Những hồ sơ, tài liệu phải hoàn toàn dưới dạng điện tử. Mỗi tài liệu điện tử
thường được mẫu hóa về tính chất dữ liệu, kiểu file, hình thức trình bày và thời
hiệu.
- Cung cấp thông tin trên hệ thống cổng/trang thông tin điện tử:
Ứng dụng CNTT trong cải cách hành chính còn thể hiện ở việc cung cấp
thông tin trên hệ thống cổng/trang thông tin điện tử. Các loại văn bản quản lý,
chỉ đạo điều hành của cơ quan; văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành; tất
cả các loại biểu mẫu, tài liệu đính kèm đều được đăng tải trên website để phục
vụ cho việc truy cập và trao đổi văn bản điện tử thuận lợi.
- Xử lý hồ sơ trên hệ thống “một cửa điện tử”:
Ứng dụng CNTT trong cải cách hành chính ở cơ quan hành chính nhà nước
còn thề hiện ở việc xử lý hồ sơ trên hệ thống “một cửa điện tử”. Quy trình này
cho phép cơ quan hành chính nhà nước các cấp thông qua hệ thống một cửa
điện từ để tiếp nhận, luân chuyển, xử lý và trả kết quả giải quyết thủ tục hành
chính công trên hệ thống nhằm từng bước hiện đại hóa hành chính, nâng cao
năng lực phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước đối với người dân và doanh
nghiệp.
1.2.2.4 Điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính
Thứ nhất, cơ sở hạ tầng, cơ sở dữ liệu thông tin phục vụ cơ quan nhà nước
phải bảo đảm: xây dựng khai thác, duy trì và nâng cấp cơ sở hạ tầng thông tin
của cơ quan mình theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quy định; xây dựng và
duy trì cơ sở dữ liệu quốc gia đáp ứng giao dịch điện tử qua các phương tiện
truy nhập thông tin Internet thông dụng của xã hội; tạo các điều kiện thuận lợi
để tổ chức, cá nhân dễ dàng truy nhập thông tin và dịch vụ hành chính công trên
môi trường mạng; tăng cường hướng dẫn phương pháp truy nhập và sử dụng
thông tin, dịch vụ hành chính công trên môi trường mạng.
Thứ hai, phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin của cơ quan nhà
nước. và tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức được đào tạo về kỹ
năng ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý công việc. Thời gian qua, việc
ứng dụng tin học trong quản lý hành chính đã tạo bước chuyển biến rõ nét nâng
cao chất lượng dịch vụ công, làm cho nền hành chính ngày càng hiện đại, phục
vụ tốt nhu cầu của nhân dân. Tuy nhiên, để công tác tin học hóa hành chính phù
hợp với tiến độ tin học hóa xã hội.
Thứ ba, hoàn thiện thể chế về ứng dụng CNTT trong CCHC. Những văn
bản quy phạm pháp luật về ứng dụng CNTT trong CCHC phải đầy đủ về số
lượng, không chồng cheos, bảo đảm tính minh bạch và khả thi. Ở nước ta, ngày
29/6/2006, tại kỳ họp 9 - Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật Công nghệ thông
tin. Đây là một văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất điều
10
chỉnh một cách toàn diện và đầy đủ về hoạt động ứng dụng và phát triển công
nghệ thông tin, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt
động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.Luật Công nghệ thông tin là
công cụ để tạo hành lang pháp lý quan trọng cho việc thực hiện mục tiêu hình
thành, phát triển xã hội thông tin, rút ngắn quá trình thực hiện công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước và trước mắt để thực thi có hiệu quả các nội dung cơ bản
của chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam mà
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành.
1.2.3. Các bộ tiêu chí đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong
cải cách hành chính
Hiện nay để đánh giá mức độ ứng dụng CNTT trong CCHC trên địa bàn
huyện Yên Phong, tác giả sử dụng bộ tiêu chí đánh giá chỉ số sẵn sàng ứng
dụng CNTT (ICT index) do UBND tỉnh Bắc Ninh quy định chi tiết gồm các nội
dung tại Phụ lục I, trong đó gồm các tiêu chí chính như sau:
- Hạ tầng kỹ thuật cho ứng dụng CNTT;
- Ứng dụng CNTT;
- Nguồn nhân lực cho ứng dụng CNTT;
- Chính sách và đầu tư cho ứng dụng CNTT;
Tổng điểm của 04 tiêu chí là 100 điểm, việc đánh giá mức độ ứng dụng
CNTT tổng thể và chia theo từng nhóm tiêu chí được phân theo 3 mức độ Tốt,
Khá, Trung bình. Các mức đánh giá được xác định trên mức điểm đạt được của
từng đơn vị, cụ thể như sau:
Mức tốt: là chỉ tiêu có điểm đánh giá lớn hơn hoặc bằng 0.8 điểm tối đa.
Mức khá: là chỉ tiêu có điểm đánh giá lớn hơn hoặc bằng 0.65 điểm tối đa
và nhỏ hơn 0.8 điểm tối đa.
Mức trung bình: là chỉ tiêu có điểm đánh giá nhỏ hơn 0.65 điểm tối đa.
1.3. Bài học kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách
hành chính ở một số địa phương
1.3.1. Kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành
chính tại thành phố Đà Nẵng
Thứ nhất, có sự chỉ đạo xuyên suốt, quyết liệt của lãnh đạo Thành uỷ,
HĐND, UBND thành phố đến lãnh đạo các cấp, các ngành.
Thứ hai, triển khai kịp thời, đầy đủ các chủ trương của thành phố về tăng
cường ứng dụng CNTT trong CCHC nhằm thực hiện tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ
của cơ quan, đơn vị; xác định rõ tầm quan trọng về trách nhiệm cá nhân của
người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong việc chỉ đạo thực hiện công tác này.
Thứ ba, căn cứ vào chương trình cải cách tổng thể của Chính phủ, xây
dựng chương trình kế hoạch thực hiện 05 năm, hàng năm phù hợp với điều kiện
thực tế của Thành phố.
11
Thứ tư, bồi dưỡng nghiệp vụ phát triển các ứng dụng dịch vụ hành chính
công trực tuyến cho đội ngũ công chức chuyên trách CNTT tại các sở, ban,
ngành, quận, huyện.
Thứ năm, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá về các ứng dụng
dịch vụ hành chính công trực tuyến.
Thứ sáu, thường xuyên theo dõi, giám sát, kiểm tra, thanh tra về việc ứng
dụng CNTT tại các đơn vị, phải được tiến hành thường xuyên, có thể lặp đi lặp
lại ở những đơn vị còn nhiều hạn chế, yếu kém nhằm tạo kết quả chuyển biến
thực sự rõ nét về kỷ luật, kỷ cương hành chính, năng lực quản lý, điều hành và
chất lượng dịch vụ công.
1.3.2. Kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành
chính tại thành phố Hà Nội
Thứ nhất, đổi mới trong chỉ đạo, phân công trách nhiệm tới tới từng thành
viên Ban chỉ đạo chương trình CNTT; liên tục kiểm tra, rà soát tiến độ tình hình
triển khai ứng dụng CNTT tại các đơn vị, kịp thời nắm bắt tình hình để kịp thời
nắm bắt tình hình để chỉ đạo, định hướng.
Thứ hai, xây dựng các chương trình kế hoạch 05, hàng năm, lộ trình thực
hiện cụ thể phù hợp với điều kiện của từng cơ quan, đơn vị.
Thứ ba, triển khai đồng bộ, hiệu quả các dịch vụ công, dịch vụ công trực
tuyến theo một lộ trình phù hợp, hiệu quả.
Thứ 4, tăng cường công tác, thanh tra, kiểm tra trong việc ứng dụng
CNTT thông tin tại các cơ quan, đơn vị; tổng chức định kỳ tổ chức hội nghị kết
quả triển khai các chỉ thị, quyết định về việc ứng dụng CNTT trong CCHC.
Thứ năm, gắn kết chỉ tiêu triển khai ứng dụng CNTT vào tiêu chí đánh
giá thi đua trong các cơ quan và yêu cầu bắt buộc trong công tác cán bộ; nâng
cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan đơn vị, cán bộ, công chức, viên
chức trong việc triển khai ứng dụng.
Tiểu kết chương 1
Xuất phát từ cơ sở đó mà chương này làm rõ những vấn đề cơ bản của
CCHC như khái niệm CCHC; mục tiêu, vai trò của CCHC, Nội dung chương
trình CCHC. Những vấn đề lý luận ứng dụng CNTT trong CCHC như khái
niệm, nội dung và nguyên tắc ứng dung CNTT trong CCHC, các bộ tiêu chí
đánh giá mức độ ứng dụng CNTT trong CCHC.
12
Chương 2
THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH
2.1. Khái quát về huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Yên Phong
Yên Phong là một huyện đồng bằng, nằm ở phía tây tỉnh Bắc Ninh, thuộc
vùng Châu thổ Sông Hồng. Phía Bắc lấy Sông Cầu làm giới hạn, Yên Phong
giáp với hai huyện Hiệp Hòa và Việt Yên (tỉnh Bắc Giang). Phía Nam giáp
huyện Đông Anh (TP. Hà Nội), huyện Từ Sơn, huyện Tiên Du (Bắc Ninh).Phía
Đông giáp thành phố Bắc Ninh (Bắc Ninh). Phía Tây giáp huyện Đông Anh,
huyện Sóc Sơn (TP. Hà Nội).
Yên Phong có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển kinh tế, có đường QL
18 nối sân bay Quốc tế Nội Bài (cách trung tâm huyện hơn 20km về phía tây)
với cảng nước sâu Cái Lân (Quảng Ninh), đoạn đi qua Yên Phong từ Tây bắc
xuống Đông nam dài 14 km; đường QL3 nối Hà nội với Thái Nguyên đoạn qua
huyện Yên Phong đã được triển khai xây dựng năm 2009 chiều dài 6,77km.
Đường tỉnh lộ 295 và 277 đi từ phía bắc qua trung tâm huyện có nút giaovới
QL18 xuống phía nam, nối vào Quốc lộ 1A; đường ĐT286 từ Bắc Ninh sang
Hà Nội có nút giao cắt với Quốc lộ 3. Cùng với sự đầu tư xây dựng tuyến
đường cao tốc Nội Bài - Quảng Ninh, Hà Nội - Thái Nguyên, cầu Đông Xuyên
đi Bắc Giang rất thuận lợi cho giao thông đi lại, đây là điều kiện tốt thu hút các
nhà đầu tư.
Yên Phong có diện tích tự nhiên 9676,34 ha (Trong đó đất nông nghiệp:
6127,78 ha; đất chuyên dùng: 1910 ha; đất ở: 929,20 ha; còn lại là đất có mặt
nước ao, hồ, chưa sử dụng là: 34,03 ha ).
2.1.2. Bộ máy hành chính huyện Yên Phong
Theo địa giới hành chính hiện nay, Yên Phong có 14 đơn vị hành chính
cấp xã bao gồm 01 thị trấn và 13 xã với 76 thôn làng, khu phố. Cơ cấu tổ chức
của UBND huyện Yên Phong hiện nay gồm 01 Chủ tịch, 02 Phó Chủ tịch và 12
ủy viên. Hoạt động quản lý nhà nước của UBND huyện được phân giao cho 12
phòng chuyên môn và 14 UBND xã, thị trấn.
Trong công tác triển khai ứng dụng CNTT phục vụ CCHC trên địa bàn
huyện Yên Phong trong giai đoạn 2013 – 2016, hiện tập trung chủ yếu tại các
cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện và tại UBND các xã, thị trấn. Theo số
liệu thống kê, số lượng trình độ cán bộ, công chức huyện Yên Phong năm 2016)
tính đến thời điểm 31/12/2016 tại cơ quan hành chính huyện Yên Phong (12 cơ
quan) với tổng số 84 biên chế CBCCVC và lao động hợp đồng thực hiện nhiệm
vụ chuyên môn. Số CBCCVC làm nhiệm vụ CCHC gồm 08 cán bộ chuyên
trách từ các cơ quan chuyên môn làm việc tại bộ phận một cửa chiếm 9,52%,
còn lại tại các phòng chuyên môn khác là 76 người chiếm 90,48% [Phụ lục 3].
13
2.2. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính
2.2.1. Những kết quả và nguyên nhân của những kết quả ứng dụng công
nghệ thông tin trong cải cách hành chính
2.2.1.1. Những kết quả đạt được.
- Cơ sở hạ tầng cho ứng dụng CNTT được đảm bảo:
Qua khảo sát thực tế hạ tầng ứng dụng CNTT tại các phòng chuyên môn
thuộc UBND huyện và UBND các xã, thị trấn cho thấy tất cả các cơ quan
chuyên môn thuộc UBND huyện đều có hệ thống máy móc, thiết bị đầy đủ, đáp
ứng được các yêu cầu công việc và các nhiệm vụ chuyên môn. Tỷ lệ máy
tính/CBCCVC của các cơ quan chuyên môn cấp huyện đạt 100%. Các thiết bị
mạng đầy đủ đảm bảo cho việc kết nối Internet tới tất cả các máy tính; 100%
các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp được trang bị máy quét văn bản
(scan) để phục vụ việc gửi nhận văn bản điện tử; 30% cơ quan, đơn vị đã trang
bị máy chiếu (Projector) phục vụ cho công tác chuyên môn; hệ thống truyền
hình hội nghị đã được triển khai nhằm phục vụ phiên họp giao ban trực tuyến
giữa UBND tỉnh với UBND huyện (Bảng 2.2).
- Sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà
nước
Sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà
nước ở UBND huyện Yên Phong qua hệ thống thư điện tử. Hệ thống này được
sử dụng phục vụ trao đổi thông tin trong nội bộ các cơ quan nhà nước, góp phần
CCHC, giảm văn bản giấy, thực hiện tiết kiệm, hiệu quả trong hoạt động quản
lý hành chính trong các cơ quan nhà nước. Hệ thống thư điện tử huyện Yên
Phong được triển khai theo chương trình của UBND tỉnh Bắc Ninh và là hệ
thống dùng chung đối với toàn tỉnh. Các cán bộ, công chức, viên chức sử dụng
hệ thống thư điện tử trong việc gửi, nhận thông tin dưới dạng thư tín qua mạng
tin học, phục vụ công tác theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.
- Sử dụng các phần mềm chuyên ngành trong hoạt động của cơ quan
chuyên môn:
- Cung cấp thông tin trên hệ thống cổng/trang thông tin điện tử:
Sau gần 4 năm đi vào hoạt động, cổng thông tin điện tử thành phần huyện
Yên Phong đã cung cấp toàn bộ các thông tin về cơ cấu tổ chức cũng như chức
năng, nhiệm vụ của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, các thông tin về số điện
thoại liên lạc của các cơ quan, đơn vị quản lý nhà nước thuộc UBND huyện và
của các cán bộ chủ chốt trong huyện; các thông tin chỉ đạo điều hành, văn bản
mới ban hành; thông tin về các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, giáo
dục... trên địa bàn huyện. Ngoài ra cổng thông tin điện tử huyện liên kết với
cổng thông tin điện tử tỉnh cung cấp 291 dịch vụ công trực tuyến với các thủ tục
hành chính mức độ 1 và 2 cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn, dịch vụ
công trực tuyến mức độ 3&4 mới đang xây dựng kế hoạch triển khai.
- Xử lý hồ sơ trên hệ thống “một cửa điện tử”:
14
Hiện tại, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả (trực thuộc Văn phòng HĐND-
UBND huyện) hoạt động trên 17 lĩnh vực, với 158 thủ tục (theo Quyết định số
962/QĐ-UBND ngày 29/7/2010 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc áp dụng thực
hiện cơ chế một cửa liên thông hiện đại tại UBND huyện Yên Phong và theo một
số Quyết định của UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành trong năm 2014 về việc công
bố thủ tục hành chính mới ban hành; sửa đổi, bổ sung; bãi bỏ thuộc thẩm quyền
giải quyết của một số ngành tỉnh Bắc Ninh như: Lao động, Thương binh và Xã
hội, Công thương, Nội vụ, Thanh tra, Giáo dục và Đào tạo, Y tế...), để công dân,
tổ chức cá nhân có liên quan tiện liên hệ công việc1.
Hiện nay 100% cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện đã triển khai thực
hiện cơ chế "một cửa" liên thông trên các lĩnh vực đất đai, đăng ký kinh doanh,
xây dựng, lao động - thương binh và xã hội, cấp phép kinh doanh, hộ tịch, hộ
khẩu, lý lịch tư pháp... giữa cơ quan hành chính cấp xã với cơ quan hành chính
cấp huyện và giữa các cơ quan hành chính cùng cấp với nhau.
2.2.1.2. Nguyên nhân của những kết quả đạt được
Thứ nhất, ứng dụng CNTT trong CCHC rất được Đảng, chính quyền
quan tâm cũng như làm tốt công tác chỉ đạo, điều hành:
Điều này thể hiện rõ nhất trong công tác ban hành các văn bản quy phạm
pháp luật.Trong thời gian qua, thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, HĐND-
UBND tỉnh Bắc Ninh về ứng dụng CNTT nhằm cải cách hành chính, hiện đại
hóa chính quyền, xây dựng một Chính phủ hiệu lực, hiệu quả hơn, thực sự của
dân, do dân và vì dân, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo môi trường thuận lợi
phát triển kinh tế - xã hội. Huyện ủy, HĐND - UBND huyện Yên Phong đã
quan tâm chỉ đạo các chủ trương của tỉnh và ban hành các văn bản để nhằm
thúc đẩy phát triển ứng dụng CNTT trong hoạt động các cơ quan nhà nước trên
địa bàn huyện
Thứ hai, cơ sở hạ tầng CNTT ở huyện bảo đảm:
Mạng truyền số liệu chuyên dùng và mạng WAN nội tỉnh tốc độ cao là dự
án thực hiện theo lộ trình của UBND tỉnh giao cho Sở Thông tin và Truyền
thông tỉnh phối hợp với VNPT Bắc Ninh triển khai đến trụ sở UBND huyện
và100% UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện với 15 điểm, đạt tốc độ
500Mbp/s nhằm phục vụ kết nối internet tốc độ cao để triển khai các ứng dụng
dùng chung trong công việc như: Hệ thống quản lý văn bản và Điều hành, hệ
thống thư điện tử, hệ thống phần mềm một cửa điện tử và đặc biệt là cung
cấp các dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3,4.
Thứ ba, nguồn nhân lực CNTT trong các cơ quan hành chính nhà nước
bảo đảm chất lượng:
Nguồn nhân lực CNTT trong các cơ quan quản lý hành chính nhà nước
cấp huyện 90,48% (2016) cán bộ, công chức biết sử dụng máy tính trong công
việc và tăng dần trong giai đoạn khảo sát từ 80,6% năm 2013 lên 90,48% do
15
CBCCVC tại các phòng chuyên môn được đào tạo cơ bản, bồi dưỡng theo kế
hoạch hàng năm; đào tạo đại học về chuyên ngành CNTT có 01 người chiếm
1,2%. Số còn lại chưa qua các lớp đào tạo cơ bản chiếm 9,52%, đa số do tuổi đã
cao và ít phải sử dụng máy tính trong công tác chuyên môn (Bảng 2.4).
Thứ tư, chính sách và đầu tư cho ứng dụng công nghệ thông tin được bảo
đảm
Thời gian qua, thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, HĐND-UBND tỉnh Bắc
Ninh về CNTT nhằm CCHC, hiện đại hóa chính quyền, xây dựng một Chính
phủ hiệu lực, hiệu quả hơn, thực sự của dân, do dân và vì dân, nâng cao năng
lực cạnh tranh, tạo môi trường thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội. Huyện ủy,
HĐND-UBND huyện cũng đã ban hành các kế hoạch từng giai đoạn và kế
hoạch hằng năm về ứng dụng và phát triển CNTT trong hoạt động của các cơ
quan nhà nước trên địa bàn huyện. Theo đó, hàng năm UBND huyện có kế
hoạch phân bổ tài chính để triển khai các hoạt động liên quan đến ứng dụng và
phát triển CNTT.
2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế của ứng dụng
công nghệ thông tin trong cải cách hành chính
2.2.2.1. Những hạn chế cơ bản
- Về cơ sở hạ tầng cho ứng dụng CNTT
Tỷ lệ máy móc thiết bị cho ứng dụng CNTT đạt cao (100%) nhưng hầu
hết trang bị không đồng bộ, một số máy móc trang bị lâu, hư hỏng không sử
dụng.Tỷ lệ các ứng dụng CNTT trong 02 năm 2013 và 2016 đạt mức xếp loại
trung bình. Các phần mềm đã và đang sử dụng mới chỉ đáp ứng được phần nào
nhu cầu trong công việc của các cơ quan. Hầu hết sự đầu tư mua bản quyền
phần mềm còn nhỏ lẻ, các cơ quan sử dụng nguồn kinh phí thường xuyên để
trang bị, thiếu sự thống nhất và đồng bộ. Chưa có kế hoạch trong việc đầu tư và
ứng dụng các phần mềm dùng chung cơ sở dữ liệu [Bảng 2.3].
- Về sử dụng văn vản điện tử trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà
nước:
Dựa trên số liệu tổng hợp ta có thể thấy tỷ lệ dùng thư điện tử của cả cấp
huyện có xu hướng tăng lên từ 50% năm 2013 lên 74% năm 2016. Tuy nhiên ta
có thể thấy tỷ lệ dùng thư điện tử có tăng theo hằng năm nhưng trong giai đoạn
khảo sát tăng chậm do đa số cán bộ, công chức, viên chức vẫn còn thói quen sử
dụng văn bản giấy và thư điện tử cá nhân, việc trao đổi văn bản điện tử bằng
hộp thư công vụ trong công việc còn hạn chế [Biểu đồ 2.1].
Đánh giá tổng thể về tiêu chí xếp hạng ứng dụng CNTT trên địa bàn
huyện các năm có sự tăng, giảm không đồng đều, năm 2013 tỷ lệ điểm đạt
61,50% thấp nhấp trong giai đoạn khảo sát, năm 2014 và 2015 tỷ lệ ứng dụng
CNTT không thay đổi nhưng so với năm 2013 thì có sự tăng trưởng lớn vì trong
giai đoạn này có sự đầu tư về cơ sở hạ tầng và hoạt động tích cực của cổng thông
tin điện tử huyện; các hệ thống phần mềm được đưa vào ứng dụng giúp giảm thiểu
16
thời gian và chi phí trong việc trao đổi thông tin giữa các cơ quan nhà nước với
nhau và giữa các cơ quan nhà nước với người dân, doanh nghiệp.
Dựa trên tiêu chí đánh giá xếp loại, 02 năm 2013 và 2016 đạt mức xếp
loại trung bình, 2014 và 2015 đạt mức xếp loại khá.
- Về cung cấp thông tin trên hệ thống cổng/trang thông tin điện tử:
Như đã trình bày ở trên, sau gần 4 năm đi vào hoạt động, cổng thông tin
điện tử thành phần huyện Yên Phong đã cung cấp toàn bộ các thông tin về cơ
cấu tổ chức cũng như chức năng, nhiệm vụ của Huyện ủy, HĐND, UBND
huyện, các thông tin về số điện thoại liên lạc của các cơ quan, đơn vị quản lý
nhà nước thuộc UBND huyện và của các cán bộ chủ chốt trong huyện; các
thông tin chỉ đạo điều hành, văn bản mới ban hành; thông tin về các lĩnh vực
chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, giáo dục... trên địa bàn huyện. Ngoài ra cổng
thông tin điện tử huyện liên kết với cổng thông tin điện tử tỉnh cung cấp 291
dịch vụ công trực tuyến với các thủ tục hành chính mức độ 1 và 2 cho người
dân và doanh nghiệp trên địa bàn, dịch vụ công trực tuyến mức độ 3&4 mới
đang xây dựng kế hoạch triển khai.
Tuy nhiên, hiện tại hoạt động của cổng thông tin điện tử huyện mới chỉ
dừng lại ở việc cung cấp thông tin một chiều, chưa có sự tiếp nhận, trao đổi,
giải quyết những thắc mắc của người dân từ các cơ quan chuyên môn; vẫn còn
thiếu những thông tin về dự án, hạng mục đầu tư, mua sắm công.
- Về xử lý hồ sơ trên hệ thống “một cửa điện tử”:
Trên thực tế, việc ứng dụng CNTT tại bộ phận “một cửa” mới chỉ dừng lại
ở việc đầu tư trụ sở, máy móc, trang thiết bị, chưa thực sự quan tâm đến việc
việc duy trì hoạt động hiệu quả và nhân lực của bộ phận này. Đến nay chất
lượng thiết bị đã xuống cấp và hư hỏng, hoạt động “một cửa liên thông” không
được duy trì do máy chủ dữ liệu không hoạt động, bộ phận “một cửa” hiện chỉ
là nơi tiếp nhận và trả kết quả chứ chưa trực tiếp thực hiện việc giải quyết thủ
tục hành chính mà phải chuyển đến các cơ quan chuyên môn để thực hiện, nên
thời gian, quy trình thực hiện còn rườm rà. Mặt khác, thiếu nguồn nhân lực
chuyên trách tại bộ phận này do cán bộ công chức trực tại bộ phận này đều là
biên chế thuộc các phòng chuyên môn, vừa phải giải quyết việc chuyên môn
vừa phải trực tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, vì vậy, ảnh hưởng đến chất
lượng công tác và thời gian làm việc, không phát huy được đúng yêu cầu, mục
đích đặt ra của bộ phận này.
- Về nguồn nhân lực ứng dụng cho CNTT.
UBND huyện chưa bố trí đủ số lượng biên chế CNTT để đáp ứng nhu cầu
công việc, 01 chuyên trách kiêm nhiệm nhiều lĩnh vực như: đầu mối triển khai
ứng dụng CNTT chuyên môn các cơ quan, đơn vị; tham mưu quản lý nhà nước
về lĩnh vực CNTT, quản trị cổng thông tin điện tửsố lượng cán bộ thiếu và
không thường xuyên được đào tạo.
CBCCVC trong các cơ quan quản lý hành chính nhà nước cấp huyện vẫn
còn một số cán bộ, công chức chưa qua đào tạo (9,52%) chủ yếu là những
17
người có thời gian công tác lâu, khả năng tiếp cận CNTT còn hạn chế [Bảng
2.4].
Hiện tại UBND huyện chưa xây dựng bộ phận chuyên trách về CNTT, có
01 đồng chí được phân công chuyên trách về CNTT tại Phòng Văn hóa &
Thông tin chịu trách nhiệm tham mưu quản lý nhà nước về ứng dụng CNTT và
quản trị cổng thông tin điện tử huyện; số lượng cán bộ chuyên trách CNTT còn
thiếu so với chỉ tiêu được giao, cán bộ chuyên trách CNTT chưa có các chứng
chỉ chuyên môn về CNTT như CCNA, CCNP, MCSA.
- Về nguồn tài chính đầu tư phát triển CNTT còn hạn chế:
Qua bảng trên ta thấy hàng năm UBND huyện đều có dự toán phân bổ
kinh phí đầu tư cho ứng dụng CNTT, mức dự toán trung bình khoảng hơn 500
triệu đồng /năm, nguồn kinh phí chi hàng năm cho hoạt động CNTT có xu
hướng tăng trong giai đoạn 2013 -2016, tuy nhiên nguồn kinh phí chi thực tế
còn rất thấp so với dự toán phân bổ, trung bình tỷ lệ chi dưới 50%, đặc biệt
năm 2015 chỉ đạt tỷ lệ 15.38 % so với kế hoạch, cao nhất năm 2016 đạt
59,38%, do nguồn vốn hỗ trợ của tỉnh và nguồn vốn xã hội hóa cho lĩnh vực
này còn thấp, chưa có cơ chế, chính sách thu hút, ưu đãi các nhà đầu tư [Bảng
2.2].
- Tỷ lệ chính sách đầu tư cho CNTT vẫn còn thấp, năm 2015 đạt tỷ lệ
40%, xếp loại mức trung bình. Các năm 2013, 2014, 2016 tỷ lệ đạt mức xấp xỉ
67%, xếp loại khá. Đặc biệt trong năm 2015 tỷ lệ chính sách và đầu tư cho ứng
dụng CNTT giảm so với các năm đạt 40%, xếp loại mức trung bình. Tỷ lệ giảm
do năm 2015 UBND huyện không đầu tư kinh phí cho dự án nào liên quan đến
ứng dụng CNTT, chưa ban hành quy chế an toàn bảo mật thông tin, chưa xây
dựng được lộ trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến, chưa có chính sách ưu đãi
riêng cho cán bộ chuyên trách CNTT và chính sách riêng khuyến khích và thúc
đẩy ứng dụng mã nguồn mở [Biểu đồ 2.4].
2.2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế cơ bản
Thứ nhất, công tác chỉ đạo, điều hành việc ứng dụng và phát triển CNTT
còn chưa được quan tâm đúng mức. UBND huyện đã thành lập BCĐ ứng dụng
và phát triển CNTT nhưng chưa có chiến lược, kế hoạch ứng dụng CNTT với
tầm nhìn dài hạn, mục tiêu cụ thể và mức độ phát triển chưa tương xứng với
tiềm năng hiện có; nhận thức của lãnh đạo cấp ủy, chính quyền các cấp về tác
động của CNTT đối với việc CCHC, phương thức thực hiện nhiệm vụđối với
việc phục vụ người dân và doanh nghiệp và nhất là trong đổi mới nâng cao
năng lực quản lý, điều hành còn hạn chế.
Thứ hai, số lượng cán bộ chuyên trách công tác CNTT cấp huyện còn thiếu
lại không được thường xuyên đào tạo để nâng cao trình độ (02 chỉ tiêu biên chế
nhưng hiện tại mới chỉ có 01 lao động hợp đồng). Cán bộ kiêm nhiệm công tác
CNTT tại các phòng chuyên môn thường xuyên thay đổi do nhiệm vụ công tác,
chưa có kinh nghiệm trong việc tham mưu với lãnh đạo cơ quan trong việc ứng
dụng và phát triển CNTT.
18
Thứ ba, các cán bộ, công chức chưa hình thành thói quen sử dụng các phần
mềm phục vụ công việc,chưa thay đổi môi trường làm việc thủ công. Hệ thống
thư điện tử công vụ đã cấp cho hầu hết các cán bộ CCVC để sử dụng trao đổi
văn bản trong công việc, tuy nhiên vẫn thói quen sử dụng hộp thư điện tử cá
nhân (gmail, yahoo mail).
Thứ tư, trình độ ứng dụng CNTT của người dân còn hạn chế. Nhiều người
dân chưa từng tiếp xúc công nghệ thông tin, mà ở đây là máy vi tính, chưa biết
máy vi tính, Internet là gì. Thêm vào đó, tâm lý lo ngại về sự không thuận tiện,
mất an toàn thông tin khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến, nên đa số người dân
vẫn lựa chọn cách truyền thống, đến trực tiếp cơ quan chức năng để thực hiện
TTHC nên đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc ứng dụng CNTT
vào CCHC còn chưa đạt hiệu quả.
Thứ năm, Yên Phong chưa có các chính sách hay dự án đầu tư CNTT
mang tính chất đột phá, chưa xây dựng được tầm nhìn dài hạn, một định hướng
chiến lược để phát triển CNTT một cách có hiệu quả. Việc ban hành các văn
bản, quy định nhằm thúc đẩy ứng dụng CNTT còn chưa được chú trọng quan
triệt thực hiện; chưa xây dựng được lộ trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến
của riêng đơn vị và nhu cầu phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung; ngân
sách chỉ phân bổ cho việc ứng dụng CNTT còn ít và không thường xuyên.
Tiểu kết chương 2
Trên cơ sở lý luận đã được trình bày ở chương 1, tại Chương 2 tác giả đã
đi vào phân tích thực trạng việc ứng dụng CNTT trong CCHC tại UBND huyện
Yên Phong về những kết quả đã đạt được, nguyên nhân của kết quả; những
điểm còn hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó trên các nội dung
chính như: Hạ tầng CNTT, các ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ quan
chuyên môn thuộc UBND huyện, nhân lực công nghệ thông tin, chính sách và
đầu tư cho ứng dụng CNTT. Thông qua kết quả đánh giá mức độ ứng dụng
CNTT của bộ tiêu chí đánh giá đã được trình bày tại chương 1, trên cơ sở đó tác
giả sẽ đề xuất đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT
trong CCHC tại chương 3.
19
Chương 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN TRONG CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TẠI
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN YÊN PHONG
3.1. Quan điểm nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong cải
cách hành chính
3.1.1. Đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phải hiện đại và đi trước một
bước để đi tắt đón đầu
Trong tất cả các lĩnh vực kỹ thuật, CNTT là yếu tố phát triển nhanh và
nhanh lạc hậu nhất. Điều này đặt ra vấn đề phải quán triệt nguyên tắc đầu tư cơ
sở hạ tầng CNTT hiện đại và đi trước một bước để đi tắt đón đầu. Nếu làm
được việc này một mặt bảo đảm cho tương lai, đỡ phải thay thế công nghệ lạc
hậu, mặt khác sẽ tiết kiệm chi phí. Hơn nữa việc đầu tư cơ sở hạ tầng CNTT
hiện đại là yếu tố tạo động lực ứng dụng CNTT trong cải CCHC. Trong CCHC,
CNTT đóng vai trò như một chất kết dính giữa các công đoạn. Cụ thể là CNTT
cho phép việc chia sẻ thông tin và kiến thức, mang lại những thông tin tức thời
và chính xác có thể giúp các cơ quan nhà nước có được toàn cảnh về vấn đề cần
giải quyết và có những hành động kịp thời trước khi các vấn đề trở nên nghiêm
trọng hơn. Việc đẩy mạnh sử dụng các giải pháp công nghệ thông tin và truyền
thông trong việc quản lý nhà nước là nền tảng xây dựng nền quản lý hiệu lực,
hiệu quả.
3.1.2. Năng lực công nghệ thông tin là yếu tố quyết định hiệu quả ứng dụng
công nghệ thông tin trong cải cách hành chính
Trong lĩnh vực ứng dụng CNTT đối với CCHC, đội ngũ công chức được
đòi hỏi nắm bắt, khai thác và sử dụng các phần mềm ứng dụng trong thực hiện
nhiệm vụ. Đối với công chức chuyên tin học phải có kiến thức và kỹ thuật khá
vững. Tuy nhiên trình độ tin học của họ phải luôn được bồi đắp vì những lý do
sau đây:
CNTT là yếu tố nhanh bị lạc hậu, điều này buộc họ phải thường xuyên
năng cao năng lực để tiếp nhận yếu tố mới. Thực tế cho thấy công chức huyện
Yên Phong phần vì những kiến thức tin học được đào tạo cũng là khá ít ỏi,
trang bị kiến thức cơ bản về CNTT và chiếm phần nhỏ về tin học văn phòng,
dần dần bị mai một do không được sử dụng thường xuyên, phần vì ứng dụng
CNTT trong hoạt động nghiệp vụ CCHC đòi hỏi người sử dụng phải được trang
bị những kỹ năng và mức độ cao hơn so với trình độ đào tạo được cấp chứng
chỉ. Nói cách khác là cần phải được đào tạo lại để có thể sử dụng có hiệu quả
các phần mềm nghiệp vụ của ngành, cũng như môi trường làm việc đặc thù của
hệ thống hành chính.
Thực tế cho thấy, trình độ tin học của công chức tại các đơn vị CCHC ở
huyện còn khiếm khuyết khá nhiều kiến thức về thiết bị máy tính và cách sử
dụng thiết bị máy tính an toàn, hiệu quả; hạn chế khả năng phát hiện lỗi và khắc
phục lỗi cơ bản của hệ điều hành, của phần mềm ứng dụng; hạn chế cả về kỹ
20
năng tương tác và cách bảo quản máy tính, bảo dưỡng máy tính. Dẫn tới năng
lực và hiệu quả làm việc với chương trình và thiết bị CNTT là khá hạn chế,
chưa đáp ứng tốt nhu cầu hiện tại và chưa đồng hành với tiến độ phát triển
CNTT của hệ thống CCHC.
3.1.3. Nâng cao vị trí và vai trò của người đứng đầu trong chỉ đạo, điều hành
ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính
Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 10/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ về tăng
cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính đã chỉ rõ vai trò
người đứng đầu cơ quan, đơn vị là mấu chốt tạo nên thành công trong tiến trình
CCHC hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp. Công việc lãnh
đạo của người đứng đầu là quyết định toàn bộ mọi vấn đề một cách đúng đắn,
chính xác; tổ chức chỉ đạo thực hiện những vấn đề ấy có hiệu quả; chỉ đạo kiểm
tra, kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động bảo đảm đúng nghị quyết, đúng đường
lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và có kết quả cụ thể, thiết thực.
Nghị định số 157/2007/NĐ-CP quy định chế độ trách nhiệm đối với
người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước trong thi hành công vụ,
nhiệm vụ: Trong mọi trường hợp, người đứng đầu phải chịu trách nhiệm nặng
hơn thuộc quyền, không những chỉ là liên đới trách nhiệm mà đây còn là trách
nhiệm trong chỉ đạo, quản lý, điều hành, kiểm tra, đôn đốc. Người đứng đầu cơ
quan, đơn vị có trọng trách lớn trước mọi thành công hay thất bại trong mọi
hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.
3.1.4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính cần có sự
đồng thuận của người dân và doanh nghiệp
Người dân và doanh nghiệp là đối tượng hưởng lợi nhiều nhất trong ứng
dụng CNTT vào cải cách hành chính. Sự đồng thuận của là rất cần thiết, đặc
biệt là những lĩnh vực nhạy cảm như thuế, tài chính, đầu tư công
Khi người dân và doanh nghiệp nhận thức được việc ứng dụng CNTT
trong CCHC là chủ trương đúng đắn và hiệu quả, tự họ đồng thuận và phối hợp
với cơ quan công quyền trong hưởng thủ những lợi ích mà CNTT mang lại khi
tham gia giải quyết các thủ tục hành chính.
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong cải
cách hành chính tại Ủy ban nhân dân huyện Yên Phong
3.2.1. Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của việc ứng dụng công nghệ
thông tin trong cải cách hành chính
Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc thúc đẩy ứng dụng CNTT
vào CCHC trong cả nước nói chung và ở huyện Yên Phong nói riêng chưa thể
đạt được hiệu quả cao là do việc chưa nhận thức và đánh giá đúng được vai trò
của việc ứng dụng CNTT. Khi nhận thức chưa rõ, chưa thống nhất thì mọi nỗ
lực đầu tư hoặc chính sách đưa ra đều có thể bị vô hiệu. Vì vậy, nâng cao nhận
thức về ứng dụng CNTT là một trong những giải pháp hết sức quan trọng.
Để nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của việc ứng dụng CNTT trong
CCHC cần phải thông qua hệ thống tuyên truyên đến người dân, doanh nghiệp
21
về chủ trương về ứng dụng CNTT, giới thiệu các tính năng hữu ích mà việc ứng
dụng CNTT đem lại, đồng thời cung cấp thông tin về tình hình phát triển và
kinh nghiệm ứng dụng CNTT tại các cơ quan, địa phương đã triển khai thành
công.
3.2.2. Xây dựng đội ngũ chuyên trách về công nghệ thông tin bảo đảm tiêu
chuẩn về số lượng và chất lượng
UBND huyện nên cần xây dựng cơ chế riêng về thu hút, sử dụng nhân lực
công nghệ thông tin chất lượng cao như tạo môi trường làm việc, sống thuận lợi
cho hoạt động công nghệ cao; chế độ tiền lương, phụ cấp, bảo hiểm; bổ nhiệm
vào vị trí then chốt để thực hiện các nhiệm vụ; tạo cơ hội thăng tiến; tôn vinh,
khen thưởng người có thành tích xuất sắc.
UBND huyện tạo mọi điều kiện cho cán bộ chuyên trách CNTT tham gia
đầy đủ các buổi tập huấn, đào tạo về CNTT do Sở Thông tin và Truyền thông tổ
chức hoặc cử đi đào tạo nghiệp vụ theo các chương trình phù hợp.
3.2.3. Nâng cao trình độ công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ, công chức
chuyên môn.
UBND huyện cần chủ động phối hợp với các cơ sở đào tạo uy tín để đa
dạng hóa trong việc mở các lớp bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng ứng dụng
CNTT cho cán bộ, công chức. Kinh phí hỗ trợ các lớp hoc này được được trích
từ ngân sách đào tạo, bồi dưỡng UBND huyện.
Khuyến khích cán bộ, công chức tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình
độ CNTT, hoàn thiện các kỹ năng ứng dụng CNTT vào công việc gắn với vị trí
công tác trong cơ quan hành chính nhà nước của huyện.
3.2.4. Có chế độ đãi ngộ đối với cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin
Do CNTT là chuyên ngành rộng và thay đổi rất nhanh, nên để hoàn thành
nhiệm vụ đòi hỏi cán bộ chuyên trách phải thường xuyên cập nhật kiến thức và
kỹ năng mới. Đồng thời đòi hỏi họ phải yêu nghề, gắn bó với cơ quan và có đạo
đức nghề nghiệp. Kết quả ứng dụng, hiệu quả đầu tư cho CNTT ở các cơ quan
Nhà nước phụ thuộc nhiều vào đội ngũ này.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đó, việc ban hành chính sách hỗ trợ cho
cán bộ chuyên trách về CNTT tại UBND huyện sẽ củng cố, xây dựng và phát
triển nguồn nhân lực về CNTT của huyện, đào tạo và tuyển dụng được đội ngũ
cán bộ chuyên trách về CNTT trong các cơ quan Nhà nước có năng lực, trách
nhiệm và tâm huyết với nghề; phát huy năng lực sáng tạo trong tham mưu và
triển khai ứng dụng, phát triển CNTT của đội ngũ cán bộ chuyên trách, quản lý
CNTT tại các cơ quan Nhà nước.
3.2.5. Đầu tư đồng bộ hóa cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và phần mềm
- Đối với đầu tư cơ sở hạ tầng và phần cứng:
Với phương châm công tác quy hoạch đi trước một bước để chủ động
quản lý, cần phải quy hoạch tổng thể phát triển cơ sở hạ tầng CNTT nằm trong
quy hoạch chung xây dựng, các quy hoạch chuyên ngành và quy hoạch chi tiết
xây dựng.
22
Để làm được việc này, UBND huyện cần phải đã chỉ đạo cơ quan chuyên
môn lập, điều chỉnh quy hoạch ngành, lĩnh vực. Công tác quy hoạch được triển
khai đồng bộ từ khâu lập mới đến rà soát, bổ sung, điều chỉnh đảm bảo tính
thống nhất, khả thi và chất lượng.
UBND huyện cần phải xây dựng máy chủ tích hợp dữ liệu để phát huy
được hiệu quả của hệ thống hạ tầng này. Đây cũng là một trong những yêu cầu
để đảm bảo cho việc trao đổi thông tin giữa các cơ quan được tiện lợi và sẵn
sàng cho sự tích hợp khi cần thiết. Mặt khác, tập trung đầu tư tích hợp dữ liệu
sẽ tiết kiện được rất nhiều chi phí cho đầu tư hệ thống an ninh và chi phí cho
vận hành hệ thống (như nguồn nhân lực quản trị mạng).
Do ngân sách huyện có hạn nên UBND huyện cần phải xã hội hóa nguồn
kinh phí để đầu tư cơ sở hạ tầng cho các cơ quan, đơn vị đầu mối.
Đối với phần mềm:
Như đã nêu ở phần trên, phải gắn liền ứng dụng CNTT với công tác
CCHC của huyện. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng bắt đầu bằng việc đảm bảo một
hạ tầng đủ mạnh để triển khai các ứng dụng/dịch vụ công qua mạng. Khi đã sử
dụng trên môi trường mạng thì sẽ hỗ trợ lại công tác CCHC như rút gọn các thủ
tục hành chính, thời gian đáp ứng nhanh hơn, người dân theo dõi được trạng
thái xử lý hồ sơ qua mạng, lãnh đạo huyện trực tiếp theo dõi được tình hình xử
lý công việc trên các đơn vị mà không cần phải chờ báo cáo.
Huyện phải cung cấp các dịch vụ công trực tuyến tối thiểu là mức độ 3.
Trên cơ sở đó, tập trung các dịch vụ này và phát triển thành cổng thông tin tích
hợp cung cấp các dịch vụ công cho người dân, doanh nghiệp, chỉ từ một cổng
thông tin duy nhất, bất kỳ người dân hay doanh nghiệp nào cũng có thể sử dụng
các dịch vụ công trực tuyến, điều này sẽ làm cho việc cung cấp và khai thác
dịch vụ công được thuận tiện và hiệu quả hơn. Do đó, cần phát huy thế mạnh về
tính minh bạch của thông tin trên môi trường mạng. các trang web phải có
nhiều kênh thông tin để tiếp nhận ý kiến phản hồi như: hệ thống hỏi - đáp, diễn
đàn, giao lưu trực tuyến
Cần đẩy mạnh phát triển và sử dụng phầm mềm quản lý văn bản và điều
hành trong công việc ở các cơ quan chuyên môn của huyện. Để nâng cao hiệu
quả sử dụng phần mềm Quản lý văn bản và điều hành công việc trong thời gian
tới: UBND huyện cần trang bị đầy đủ thiết bị cho các phòng ban, mở các hội
nghị hướng dẫn sử dụng và thao tác vận hàng phần mềm cho toàn bộ lãnh đạo,
cán bộ, công chức, viên chức trong toàn huyện; nâng cao trách nhiệm của người
đứng đầu trong việc chỉ đạo triển khai thực hiện, nghiêm túc phê bình lãnh đạo
đối với các cơ quan, đơn vị triển khai hệ thống chưa hiệu quả.
3.3. Một số đề xuất và kiến nghị
3.3.1. Đối với Ủy ban nhân dân huyện Yên Phong
- Thứ nhất, cần xây đầu tư xây dựng trung tâm hành chính công cấp
huyện:
23
Thứ hai, cần ban hành các văn bản thúc đầy ứng dụng CNTT trong
CCHC:
Thứ ba, UBND huyện cần thiết phải bổ sung mục ngân sách hàng năm
cho CNTT:
3.3.2. Đối với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Ninh
- Xây dựng và nâng cấp các hệ thống ứng dụng CNTT dùng chung:
- Tham mưu UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành chế độ ưu đãi cán bộ chuyên
trách CNTT tại các cơ quan, đơn vị:
Tiểu kết chương 3
Chương 3 với những định hướng và mục tiêu cụ thể được đặt ra trong việc ứng
dụng CNTT trong CCHC tại UBND huyện Yên Phong. Tác giả đã đề xuất một số
giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế còn tồn tại nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng
CNTT trong CCHC trong thời gian tới cụ thể như: Nâng cao nhận thức về vị trí, vai
trò của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính; xây dựng đội
ngũ chuyên trách về công nghệ thông tin bảo đảm tiêu chuẩn về số lượng và chất
lượng; nâng cao trình độ công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ, công chức chuyên
môn; có chế độ đãi ngộ đối với cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin; đầu tư
đồng bộ hóa cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cả phần cứng và phần mềm.Qua
những vấn đề đã phân tích, tác giả cũng đề xuất một số kiến nghị cụ thể với các cơ
quan nhà nước: UBND huyện Yên Phong, Sở Thông tin và Truyền thông Bắc Ninh
trong việc nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong CCHC.
24
KẾT LUẬN
Công nghệ thông tin là ngành đóng vai trò ngày càng quan trọng trong tiến
trình của cuộc cách mạng công nghiệp mới, công nghiệp thông tin trước thềm của
một kỷ nguyên mới của loài người, kỷ nguyên của xã hội thông tin và nền kinh tế tri
thức, đồng thời là ngành có những đặc thù đặc biệt trong quá trình mở cửa hội nhập.
Với mục tiêu xây dựng một chính phủ điện tử, một nền hành chính hiện đại
với vai trò của Nhà nước chuyển từ “chèo thuyền” sang “lái thuyền” thì ứng dụng
CNTT trong CCHC là rất quan trọng.Trên quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước về ứng dụng, phát
triển CNTT trong các cơ quan Nhà nước,luận văn đã tập trung làm rõ cơ sở lý luận
của việc ứng dụng CNTT trong CCHC, đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng và đưa
ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của ứng dụng CNTT trong CCHC.
Qua phân tích từ thực tếtình hình triển khai ứng dụng CNTT trong CCHC trên
địa bàn huyện Yên Phong cũng đã chỉ ra và làm rõ những hạn chế, tồn tại của công
tác ứng dụng CNTT trong CCHC, từ đó đưa ra các quan điểm và 05 giải pháp cơ bản
nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong CCHC trên địa bàn huyện Yên Phong trong
những năm tiếp theo, cụ thể là: Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của việc ứng
dụng CNTT trong CCHC; xây dựng đội ngũ chuyên trách về CNTT đảm bảo tiêu
chuẩn về số lượng và chất lượng; nâng cao trình độ CNTT cho đội ngũ cán bộ, công
chức chuyên môn; ban hành chế độ đãi ngộ đối với cán bộ chuyên trách về CNTT;
đồng bộ hóa cơ sở hạ tầng CNTT cả phần cứng và phần mềm.
Để CCHC thành công cần xây dựng một nền hành chính hiện đại mang tính
phục vụ, hiệu lực, hiệu quả thì việc ứng dụng CNTT là một xu hướng tất yếu của các
cấp chính quyền. Tuy nhiên việc ứng dụng CNTT trong hiện đại hóa hành chính phải
mang tính song song cùng thực hiện giữa người dân và chính quyền. Trước bối cảnh
đó, tác giả đưa ra các giải pháp về ứng dụng CNTT trong CCHC. Đặc biệt giải
phápnâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của việc ứng dụng CNTT trong CCHC có ý
nghĩa hết sức thiết thực và là yếu tố quyết định để nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT
trong tiến trình CCHC phù hợpvới tình hình tại huyện Yên Phong cũng như các địa
phương khác trên cả nước.
Với những kết quả nghiên cứu của luận văn này, tác giả hy vọng sẽ được đóng
góp một số giải pháp cho quá trình CCHC thông qua ứng dụng CNTT trên địa bàn
huyện Yên Phong nói riêng cũng như các địa phương trong tỉnh nói chung. Đồng thời
góp phần làm rõ hơn sự vận dụng những quan điểm lớn của Đảng trong quá trình hội
nhập và phát triển chung trong nền kinh tế thế giới, thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi
mới đất nước, xây dựng một nước Việt Nam độc lập, giàu mạnh, xã hội công bằng,
văn minh và sánh vai với các nước tiên tiến trên thế giới về mọi lĩnh vực.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_cai_cach.pdf