Bạo lực gia đình đã gây ra tác hại vô cùng to lớn ảnh hưởng đến tình hình
kinh tế xã hội của đất nước. Khi bạo lực gia đình xẩy ra hậu quả thường thấy là
những tổn hại về sức khỏe kéo theo tổn hại tất yếu về kinh tế và cả những hệ lụy
trong mối quan hệ gia đình như gây ra những sang chấn tinh thần cho nạn nhân
và những người trong gia đình, những sang chấn này thường khó hồi phục hơn
những tổn thương trên thân thể, nhất là để lại những dấu ấn khó phai trong tâm
trí trẻ thơ, ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của con trẻ. Ở nhiều gia đình
thế hệ con cháu đã lặp lại hành vi bạo lực mà khi còn nhỏ chúng đã được chứng
kiến. Rõ ràng bạo lực gia đình đang làm xói mòn đạo đức, mất tính dân chủ xã
hội và trở thành nguy cơ làm tan vỡ sự bền vững của gia đình Việt Nam.
Bạo lực gia đình không còn là chuyện riêng của mỗi nhà, mà là trách
nhiệm của toàn xã hội. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong xã hội còn rất
nhiều gia đình có tình trạng bạo lực gia đình. Với sự quan tâm của Đảng và Nhà
nước ta hiện nay, bạo lực gia đình đã được luật hoá, do đó, hành vi bạo hành gia
đình bị coi là hành vi vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình. Vi phạm
pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình làm mất đi điều kiện được cống hiến
cho xã hội, được phát triển của mọi thành viên trong gia đình đồng thời là lực
cản đối với sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy, hơn bao giờ hết, vi phạm
pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình cần được hạn chế và triệt tiêu trong xã
hội.
Trên cơ sở phân tích thực trạng vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực
gia đình ở Vĩnh Phúc hiện nay, tìm ra những nguyên nhân dẫn đến thực trạng vi
phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình, luận văn bước đầu đưa ra những
giải pháp cụ thể góp phần vào việc phòng ngừa, hạn chế tiến tới đẩy lùi vi phạm
pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình trong xã hội. Điều này có ý nghĩa rất
lớn bởi vì Việt Nam hiện là thành viên của các Công ước quốc tế và các Nghị
định thư về quyền con ngườ
26 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 726 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
Người hướng dẫn khoa học: PGS-TS Vũ Trọng Hách
Phản biện 1: PGS-TS Nguyễn Thị Hương
Phản biện 2: PGS-TS Nguyễn Hoàng Anh
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ,
Học viện Hành chính Quốc gia
Địa điểm: Phòng họp 402, Nhà A - Hội trường bảo vệ luận
văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia
Số: 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa - TP
Hà Nội
Thời gian: vào hồi 9h45 ngày 15 tháng 11 năm 2016
Hà Nội, năm 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN THỊ HƯƠNG
VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG
BẠO LỰC GIA ĐÌNH Ở TỈNH VĨNH PHÚC HIỆN NAY
Chuyên ngành: Luật hiến pháp và luật hành chính
Mã số: 60.38.01.02
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ
LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
HÀ NỘI 2016
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong khoa học pháp lý, vấn đề vi phạm pháp luật có ý nghĩa lý luận và
thực tiễn vô cùng phong phú. Việc nghiên cứu thấu đáo vấn đề vi phạm pháp
luật sẽ giúp nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật, góp phần kiểm soát xã hội tốt,
phát hiện nhanh, nhận diện đúng bản chất và xử lý chính xác các vi phạm pháp
luật, tìm ra phương cách hữu hiệu điều chỉnh xã hội và định hướng việc thực thi
pháp luật đạt hiệu quả.
Ba mươi năm đổi mới là một giai đoạn lịch sử quan trọng trong sự nghiệp
phát triển của nước ta, đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà
nước và nhân dân ta. Đổi mới mang tầm vóc và ý nghĩa cách mạng, là quá trình
cải biến sâu sắc, toàn diện, triệt để, là sự nghiệp cách mạng to lớn của toàn Đảng,
toàn dân và toàn quân vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh".
Nhìn tổng thể, qua 30 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành
tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo
vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đồng thời cũng còn nhiều vấn đề lớn, khó khăn,
phức tạp cần phải tập trung giải quyết, khắc phục. Một trong những khó khăn
làm ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội là tình trạng vi phạm pháp luật hiện
nay đặc biệt trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình (BLGĐ) đang ngày
một gia tăng, làm ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của xã hội.
Ngày nay, bạo lực gia đình là vấn đề mang tính toàn cầu, gây nhức nhối
cho nhân loại, để lại nhiều hậu quả cho con người. BLGĐ đang trở thành vấn đề
phổ biến, là biểu hiện của các mối quan hệ bất bình đẳng giữa nam và nữ, giữa
người lớn và trẻ em trên toàn thế giới, là một trong những nguyên nhân ảnh
hưởng tới danh dự, nhân phẩm, sức khỏe, tính mạng của con người, làm suy
giảm chất lượng cuộc sống nói chung. BLGĐ đã và đang là một trở ngại lớn đối
với sự bình đẳng trong xã hội, là lực cản trên con đường xây dựng một xã hội
văn minh, hiện đại. Vì vậy, trong nhiều năm qua, sự gia tăng và mức độ nghiêm
2
trọng của BLGĐ là mối quan tâm của nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế,
đặc biệt, tổ chức Liên hợp quốc đã thông qua Công ước về các quyền dân sự và
chính trị; Công ước về quyền trẻ em; Công ước về xóa bỏ tất cả các hình thức
phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (CEDAW) đã thể hiện sự quan tâm chung
của cả cộng đồng quốc tế trong vấn đề bình đẳng giới và phòng, chống BLGĐ.
Bước sang thế kỷ XXI, bạo lực gia đình không giảm mà vẫn tiếp tục lan rộng,
trở thành vấn đề nghiêm trọng và phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Bạo lực
gia đình đang trở thành vấn đề phổ biến có quy mô của một đại dịch và là một
biểu hiện của các mối quan hệ bất bình đẳng giữa nam và nữ trên toàn thế giới.
Bạo lực gia đình đã và đang là một trở ngại lớn đối với sự bình đẳng, là sự vi
phạm thô bạo các quyền con người.
Chính tính nguy hiểm và tác hại của bạo lực gia đình mà vấn đề bạo lực gia
đình tại Việt Nam đã được Luật hoá, được đặt dưới sự kiểm soát của pháp luật.
Bạo lực gia đình là vi phạm pháp luật. Ở nước ta, thúc đẩy bình đẳng giới, tôn
trọng và bảo đảm quyền con người chống lại mọi hành vi bạo lực là quan điểm
nhất quán của nhà nước Việt Nam. Việt Nam đã phê chuẩn và tham gia nhiều
công ước liên liên quan đến phòng, chống bao lực, cụ thể như phê chuẩn Công
ước CEDAW vào ngày 17/12/1982, phê chuẩn Công ước quốc tế về quyền trẻ
em.Vấn đề phòng, chống BLGĐ cũng được thể hiện trong các văn bản quy
phạm pháp luật, theo đó đều coi BLGĐ là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm
đến quyền được bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của con
người, cụ thể như: Luật Hôn nhân và gia đình; Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo
dục trẻ em; Bộ luật Dân sự; Bộ luật Tố tụng dân sự; Bộ luật Tố tụng hình sự;
Luật Bình đẳng giới; đặc biệt là Luật Phòng, chống bạo lực gia đình được Quốc
hội khóa XII thông qua ngày 21/11/2007, có hiệu lực thi hành từ ngày
01/7/2008. Những văn bản pháp luật nêu trên và các văn bản hướng dẫn thi hành
là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc tổ chức thực hiện pháp luật và xử lý các
hành vi BLGĐ.
Vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đã để lại nhiều hậu quả
xấu cho xã hội, trước hết là vi phạm đến quyền con người, danh dự, nhân phẩm
3
và tính mạng của mỗi cá nhân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Vi phạm pháp luật
phòng, chống bạo lực gia đình còn làm xói mòn đạo đức, mất tính dân chủ xã
hội và ảnh hưởng xấu đến thế hệ tương lai. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở nhiều
gia đình, thế hệ con đã lặp lại hành vi bạo lực gia đình mà khi còn nhỏ chúng đã
được chứng kiến. Bạo lực gia đình đang là nguy cơ gây tan vỡ và suy giảm sự
bền vững của gia đình Việt nam. Ngoài hậu quả về xã hội, đạo đức và sự bền
vững gia đình, vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình còn gây ra
những hậu quả về kinh tế như chi phí chăm sóc và phục hồi sức khoẻ nạn nhân,
chi phí điều tra, truy tố, xét xử cùng nhiều chi phí gián tiếp khác liên quan đến
tình trạng bệnh tật, mất khả năng tham gia lao động sản xuất của nạn nhân.
Nhiều vụ án thương tâm liên quan đến bạo lực gia đình đã xảy ra và số
lượng tăng lên từng ngày, gây hậu qủa nhức nhối cho xã hội và đặt ra cho xã hội
một lời giải đáp cần phải làm gì trước thực trạng vi phạm pháp luật về bạo lực
gia đình. Điều này đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách, pháp luật và các nhà
thực thi pháp luật cùng các cơ quan có thẩm quyền cần có một cơ chế và biện
pháp hữu hiệu để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho mọi người, giúp họ thoát khỏi
bạo lực đồng thời có biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với các chủ thể vi phạm
pháp luật về bạo lực gia đình, tạo ổn định và phát triển cho xã hội. Chính vì vậy,
việc nghiên cứu tìm ra các giải pháp giúp phòng, chống bạo lực gia đình, loại bỏ
vi phạm pháp luật về bạo lực gia đình trong xã hội, có ý nghĩa lý luận và thực
tiễn, đề tài "Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở tỉnh Vĩnh
Phúc hiện nay" đã được tác giả lựa chọn làm đề tại luận văn thạc sỹ Luật học
của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Bạo lực gia đình không phải là vấn đề mới mẻ, mà là hiện tượng xã hội có
tính lịch sử và tương đối phổ biến trên thế giới. Bạo lực gia đình là vấn đề thu
hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tác giả trong và ngoài nước. Một số
công trình nghiên cứu được công bố về vấn đề này, cụ thể như: “Luật Phòng,
chống bạo lực gia đình của một số nước trên thế giới” do Ủy ban về các vấn đề
xã hội của Quốc hội XI biên soạn; “Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước
4
trong việc phòng chống bạo lực gia đình” của Nguyễn Thị Ngọc Bích, Đại học
Luật Hà Nội; “Tìm hiểu và thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình” của
Phạm Văn Dũng, Nguyễn Đình Thơ;“Bàn về ranh giới giữa xử lý hình sự và xử
lý hành chính các hành vi bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Lê
Lan Chi, Viện Nhà nước và Pháp luật; “Phòng chống BLGĐ đối với phụ nữ ở
nước ta hiện nay - Thực trạng vấn đề và giải pháp” của Viện nghiên cứu Quyền
con người, Học viện Chính trị Quốc gia HCM 2008; “Nhận thức và thái độ của
cộng đồng đối với BLGĐ- đề xuất giải pháp” của TS. Nguyễn Thế Hùng, Phó
chủ nhiệm Ủy ban Dân số - Gia đình- Trẻ em Hà Nội và PGS.TS. Nguyễn Trí
Dũng, Phó Viện Trưởng Viện Xã hội học và Tâm lý lãnh đạo, quản lý Học viện
Chính trị Quốc gia HCM; “Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình” của
tác giả Nguyễn Ngọc Điện; “Pháp luật quốc tế về phòng, chống bạo lực gia
đình đối với phụ nữ” của tác giả Trần Thị Hòe; “Tính hợp lý, khả thi của một số
biện pháp xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia
đình” của tác giả Phan Thị Lan Hương; “Bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em -
thực trạng và nguyên nhân” của Ngô Thị Hường, Đại học Luật Hà Nội;“Tổng
quan về bạo lực và pháp luật phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ, trẻ em” của
Nguyễn Thị Kim Phụng. Ngoài ra, còn nhiều bài nghiên cứu đăng trên các
tạp chí khoa học, các Luận văn, đề tài đã được nghiệm thu liên quan đến vấn
đề BLGĐ. Nhìn chung, các công trình nêu trên đã phân tích, đánh giá vấn đề
BLGĐ dưới nhiều góc độ khác nhau, Tuy nhiên nghiên cứu một cách có hệ
thống vấn đề phòng, chống bạo lực gia đình dưới góc độ pháp lý - vi phạm pháp
luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở tỉnh Vĩnh Phúc đến nay hầu như chưa
có. Trong khi đó, tình trạng vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình
diễn ra ngày càng nhiều với tính chất và mức độ nguy hiểm ngày càng tăng, ảnh
hưởng không nhỏ tới sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Vì vậy, đề tài nghiên
cứu này không có sự trùng lắp với những công trình nghiên cứu đã được công
bố, các kết quả nghiên cứu trước đó chỉ có giá trị tham khảo khi tác giả nghiên
cứu đề tài này.
5
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích
Đề tài có mục đích nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện cơ sở lý
luận về vi phạm pháp luật trong phòng, chống bạo lực gia đình ở Vĩnh Phúc hiện
nay, trên cơ sở đánh giá thực trạng, luận văn đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm
phòng chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình ở
Vĩnh Phúc.
3.2. Nhiệm vụ
Để đảm bảo mục đích nêu trên trên, luận văn xác định các nhiệm vụ chính sau:
- Nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về vi phạm pháp luật và vi
phạm pháp luật trong phòng, chống bạo lực gia đình. Trên cơ sở lý luận về vi
phạm pháp luật, các yêu cầu của hành vi hợp pháp trong việc phòng, chống bạo
lực gia đình, luận văn có nhiệm vụ chỉ ra được các đặc điểm của vi phạm pháp
luật trong phòng, chống bạo lực gia đình; nội dung vi phạm pháp luật phòng,
chống bạo lực gia đình ở Vĩnh Phúc hiện nay.
- Nghiên cứu đánh giá thực trạng vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo
lực gia đình trên cơ sở phân tích và đánh giá tình hình vi phạm pháp luật, làm rõ
các hành vi vi phạm pháp luật cơ bản trong phòng, chống bạo lực gia đình trong
những năm qua để có một bức tranh về thực trạng vi phạm pháp luật một cách
cơ bản nhất trong phòng, chống bạo lực gia đình. Từ đó, phân tích các nguyên
nhân khách quan và chủ quan của thực trạng trên làm cơ sở cho việc đưa ra các
giải pháp khắc phục vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này.
- Nghiên cứu đưa ra các giải pháp hợp lý, toàn diện, khả thi trong phòng,
chống vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình góp phần hạn chế tiến tới đẩy
lùi hiện tượng vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình trong xã hội.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu như đã trình bày ở trên, luận văn xác
định đối tượng nghiên cứu là các hành vi trái pháp luật phòng, chống bạo lực gia
6
đình, việc phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý trên cơ sở lý luận chung về
Nhà nước, pháp luật và pháp luật thực định.
4.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Luận văn nghiên cứu vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống bạo
lực gia đình trong phạm vi tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2008 đến nay.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của
Đảng và Nhà nước, pháp luật về bình đẳng giới, pháp luật phòng, chống bạo lực
gia đình.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở những phương pháp nghiên cứu cụ thể: thống kê, tổng hợp,
diễn giải, phân tích, so sánh để phân tích và làm rõ các vấn đề khoa học cần
nghiên cứu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
- Về mặt lý luận, những vấn đề được nghiên cứu trong luận văn góp phần
làm phong phú thêm những vấn đề lý luận về pháp luật phòng chống BLGĐ,
đóng góp vào việc hoàn thiện pháp luật về phòng, chống BLGĐ ở nước ta hiện
nay.
- Về mặt thực tiễn, luận văn góp phần thay đổi phần nào nhận thức của
người dân về vấn đề BLGĐ, bên cạnh đó, những giải pháp được đề xuất vận
dụng vào thực tiễn sẽ nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống
BLGĐ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và có thể là kinh nghiệm thực tiễn để tham
khảo, áp dụng cho những địa phương khác trên cả nước, đồng thời luận văn
cũng là tài liệu tham khảo cho những người quan tâm nghiên cứu về những vấn
đề vi phạm pháp luật phòng, chống BLGĐ.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm 3 chương:
7
Chương 1: Những vấn đề lý luận vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo
lực gia đình.
Chương 2: Thực trạng vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình
ở tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2009 đến nay.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp phòng, chống vi phạm pháp luật
trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình ở tỉnh Vĩnh Phúc.
8
Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ
PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH
1.1. Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình
1.1.1. Khái niệm về bạo lực gia đình
Bạo lực gia đình là một dạng thức của bạo lực xã hội, Điều 1 Luật Phòng,
chống bạo lực gia đình 2007 quy định bạo lực gia đình là "Bạo lực gia đình là
hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại
về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình" [29].
1.1.2. Phòng, chống bạo lực gia đình
a) Khái niệm phòng bạo lực gia đình
b) Khái niệm chống bạo lực gia đình
c) Khái niệm phòng, chống bạo lực gia đình
1.1.3. Nội dung của pháp luật phòng chống bạo lực gia đình
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã được Quốc hội khoá XII nước
Cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007 và có hiệu
lực thi hành từ ngày 01/7/2008. Luật phòng, chống bạo lực gia đình gồm 6
chương và 46 điều. Đây là văn bản pháp lý đầu tiên quy định một cách trực tiếp,
cụ thể về hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình. Luật Phòng, chống bạo lực
gia đình năm 2007 đã điều chỉnh một cách có hệ thống các hành vi bạo lực gia
đình để trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình.
1.1.4. Vai trò pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình
Có vai trò rất quan trọng trong việc điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, tạo
ra trật tự và ổn định cho xã hội nhất là trong việc ngăn chặn và đẩy lùi hiện
tượng vi phạm pháp luật.
1.2. Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình
1.2.1. Khái niệm vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình
Vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình được hiểu là những hành
vi trái pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình, có lỗi, do chủ thể có năng lực
9
trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật
bảo vệ trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình mà nạn nhân của bạo hành
gia đình là các thành viên trong gia đình.
1.2.2. Đặc điểm của vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình
Thứ nhất, vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình luôn là hành
vi được xác định của con người.
Thứ hai, vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình là hành vi trái
pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình.
Thứ ba, vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình phải là hành vi
có lỗi.
Thứ tư, chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật phòng, chống bạo lực gia
đình phải có năng lực pháp luật và năng lực trách nhiệm pháp lý đầy đủ.
1.2.3. Các loại bạo lực gia đình
1.3. Các yếu tố bảo đảm ngăn chặn, hạn chế vi phạm pháp luật
phòng, chống bạo lực gia đình
1.3.1. Yếu tố chính trị
1.3.2. Yếu tố kinh tế
1.3.3. Yếu tố tư tưởng
1.3.4. Yếu tố pháp lý
1.3.5. Yếu tố xã hội
10
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG
BẠO LỰC GIA ĐÌNH Ở TỈNH VĨNH PHÚC
2.1. Khái quát về đặc điểm tỉnh Vĩnh Phúc
2.2. Thực trạng phòng, chống vi phạm pháp luật phòng, chống bạo
lực gia đình ở tỉnh Vĩnh Phúc
2.2.1. Thực trạng bạo lực gia đình ở tỉnh Vĩnh Phúc
Theo số liệu thu thập thống kê hàng năm của các cơ quan quản lý nhà
nước về gia đình, và báo cáo tổng kết tình hình triển khai kế hoạch thi hành luật
phòng chống bạo lực gia đình giai đoạn 2008-2015 của tỉnh Vĩnh Phúc. Từ năm
2009 đến năm 2015 số vụ có bạo lực gia đình được phát hiện trên địa bàn tỉnh
qua từng năm cụ thể như sau: Năm 2009 xảy ra 276 vụ; Năm 2010 xảy ra 276
vụ; Năm 2011 xảy ra 497 vụ; Năm 2012 xảy ra 635 vụ; Năm 2013 xảy ra 552
vụ. Năm 2014 xảy ra 395 vụ, năm 2015 xảy ra 265 vụ. Trong 7 năm từ 2009-
2015 tổng số vụ bạo lực gia đình được phát hiện là 2.859 vụ, trong đó có 1.474
vụ bạo lực thể xác (51,5%); 854 vụ bạo lực tinh thần (29,9%); 230 vụ bạo lực
kinh tế (8%); 73 vụ bạo lực tình dục (2,5%) [33].
11
Biểu 2.1. Tổng hợp số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
từ 2009-2014
STT Huyện, thành, thị
Tổng số vụ bạo lực gia đình
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
1 Vĩnh Tường 22 29 28 27 40 19 25
2 Yên Lạc 29 35 50 87 88 58 20
3 Tam Dương 54 56 48 92 73 60 43
4 Tam Đảo 76 88 132 102 134 87 70
5 Lập Thạch 30 12 37 33 24 26 20
6 Sông Lô 26 26 30 33 23 13 15
7 Bình Xuyên 24 17 138 121 70 69 35
8 Vĩnh Yên 4 7 10 20 9 20 12
9 Phúc Yên 11 6 24 120 91 43 25
Tổng số 276 276 497 635 552 395 265
Nguồn: Số liệu báo cáo 8 năm thực hiện luật phòng, chống BLGĐ tỉnh Vĩnh Phúc
Tuy nhiên trong tổng số vụ BLGĐ nêu trên, tính chất, mức độ là ít
nghiêm trọng, chủ yếu là mâu thuẫn gia đình và cơ bản được hòa giải ngay tại cơ
sở. Tỷ lệ BLGĐ phải xử lý về hành chính hoặc phải truy cứu trách nhiệm hình
sự chiếm tỷ lệ không nhiều. Theo thống kê của Tòa án nhân dân tỉnh, Năm 2010
toàn tỉnh có 979 vụ ly hôn; Năm 2011 có 1.173 vụ án ly hôn tăng 194 vụ so với
năm 2010, trong đó có 240 vụ án ly hôn liên quan đến bạo lực gia đình
(20,46%). Đặc biệt có 164 vụ bạo lực gia đình phải truy cứu trách nhiệm hình.
Theo số liệu của Công an tỉnh từ năm 2008-2015 đã thụ lý giải quyết 142 vụ
BLGĐ, điều tra, khởi tố 17 vụ, xử lý vi phạm hành chính 115 vụ BLGĐ; trong
142 vụ có 8 vụ dẫn đến hậu quả chết người, 79 vụ dẫn đến hậu quả thương tích.
Điển hình như Chồng là Nguyễn Tiến Thịnh bạo hành vợ là Lê Thị Lý ở phường
Hùng Vương, thị xã Phúc Yên; Vụ cha đẻ cưỡng bức con gái ở xã Kim Long,
huyện Tam Dương; Vụ con trai đánh mẹ đẻ gãy chân ở Yên Thạch, Sông Lô; Vụ
chồng là Nguyễn Văn Hải, thôn Dừa Cả, xã Hải Lựu, Sông Lô dùng dao quắm
chém vợ là Phạm Thị Thắm gây tử vong; Vụ chồng Dương Đức Yên, thôn An
12
Khang, xã Yên Thạch, Sông Lô tưới xăng lên người vợ là chị Hà Thị Hiền đốt
dẫn đến tử vong; Trường hợp Đỗ Cao Cường Định Trung, Thành phố Vĩnh Yên
dùng phích đập đầu vợ; vụ Chồng đánh vợ gây thương tích nặng ở Đồng Cương,
Yên Lạc; vụ bênh vợ, con ném bát vào mặt mẹ ở thôn Hòa Loan, xã Lũng Hòa;
vụ Phạm Thị Liên ở thôn 5, nhà máy gạch Bồ Sao Vĩnh Tường bị chồng đánh
phải nhập viện cấp cứu... . Các vụ bạo lực gia đình thể hiện dưới nhiều hình thức
khác nhau như: bạo lực thể xác, bạo lực tinh thần, bạo lực tình dục, bạo lực kinh
tế, trong đó nạn nhân bạo lực gia đình chủ yếu là phụ nữ, người già, trẻ em.
Theo số liệu của Sở Y tế từ năm 2008-2015 có 864 nạn nhân bạo lực gia đình
đến cơ sở Y tế khám và điều trị, trong đó tuyến tỉnh 91 trường hợp, tuyến huyện
332 trường hợp, tuyến xã 441 trường hợp [33]. Tuy có sự phối hợp chặt chẽ giữa
các ban ngành đoàn thể và sự đồng tình lên án các hành vi BLGĐ của người dân
nhưng vẫn còn nhiều trường hợp nạn nhân im lặng, cam chịu không khai báo,
đôi khi còn che giấu, nhất là bạo lực tình dục, bạo lực tinh thần, nên việc phát
hiện, can thiệp, tư vấn xử lý chưa kịp thời.
Hầu hết người gây ra bạo lực gia đình đã phải chịu các các biện pháp giáo
dục, các hình phạt thích đáng đúng pháp luật, tuy nhiên đó như một hồi chuông
báo động nạn bạo lực gia đình ngày một gia tăng và mức độ ngày một nguy
hiểm. Chúng ta sẽ xem xét thực trạng bạo lực gia đình dưới các hình thức bạo
lực cụ thể:
- Bạo lực về thân thể: Người bị bạo lực đã phải chịu đựng nhiều hình thức
bạo lực gia đình. Bạo lực thân thể là hình thức khá phổ biến trong các dạng bạo
lực gia đình ở Việt Nam nói chung, Vĩnh Phúc nói riêng. Bạo lực thân thể là một
trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra thương tích cho con người. Theo số
liệu thống kê các huyện, thành, thị năm từ năm 2008-2015 toàn tỉnh có 2.859 vụ
bạo lực gia đình, trong đó có 1.474 vụ bị bạo lực về thân thể (chiếm 51,5%) [33]
- Bạo lực về tinh thần: Cùng với bạo lực về thân thể, bạo lực về tinh thần
là hình thức bạo lực ngày càng phổ biến. Bạo lực về tinh thần đã gây cho người
bị bạo hành những chấn động mạnh và lâu dài về tâm lý, họ phải chịu đựng
những sang chấn tâm lý mà không dễ gì chữa khỏi. Theo số liệu thống kê các
13
huyện, thành, thị từ năm 2008-2015 toàn tỉnh có 2.859 vụ bạo lực gia đình, trong
đó có 854 vụ bị bạo lực về tinh thần chiếm (29,9%) [33].
- Bạo lực về kinh tế: Cùng với bạo hành về thể chất, bạo hành về tinh
thần và bạo lực về kinh tế. Bạo lực về kinh tế là hành vi dùng sức mạnh, áp đặt
hoặc lừa mị nhằm chiếm giữ và kiểm soát tài chính trong gia đình nhằm tạo ra
sự phụ thuộc về mặt kinh tế. Theo số liệu thống kê các huyện, thành, thị từ năm
2008-2015 toàn tỉnh có 2.859 vụ bạo lực gia đình, trong đó có 230 vụ bị bạo lực
về kinh tế chiếm (8%) [33]
- Bạo lực tình dục: Một hình thức bạo lực gia đình hiện nay làm ảnh
hưởng rất lớn đến tâm lý của người bị bạo lực tình dục. Hình thức bạo lực này
rất khó phát hiện bởi tất cả các nạn nhân rất ít khi nói ra. Theo số liệu thống kê
các huyện, thành, thị từ năm 2008-2015 toàn tỉnh có 2.859 vụ bạo lực gia đình,
trong đó có 73 vụ bị bạo lực về tình dục chiếm (2,5%) [33].
Biểu 2.2. Các dạng bạo lực gia đình từ năm 2009-2014
STT Tên đơn vị Hình thức bạo lực
Thân thể Tinh thần Tình dục Kinh tế
1 Vĩnh Tường 115 55 0 0
2 Yên Lạc 204 96 7 40
3 Tam Dương 144 147 2 30
4 Tam Đảo 428 79 19 25
5 Lập Thạch 89 73 0 18
6 Sông Lô 74 57 0 10
7 Bình Xuyên 233 145 29 55
8 Vĩnh Yên 33 24 3 4
9 Phúc Yên 154 178 13 48
Tổng số 1.474 854 73 230
Nguồn: Số liệu báo cáo 8 năm thực hiện luật phòng, chống BLGĐ tỉnh Vĩnh Phúc
Những kết quả thu được từ các cuộc điều tra về bạo lực gia đình đã cho
chúng ta thấy những con số đáng giật mình. Ngoài các vụ bạo lực gia đình, vi
phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình còn rất nhiều các hành vi trái
14
pháp luật khác. Đến nay, chúng ta chưa có số liệu, báo cáo chính thức về các
hành vi vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình như những hành vi
kích động, giúp sức, dung túng, bao che, xử lý không đúng pháp luật, nhưng trên
thực tế, những hành vi trái pháp luật này diễn ra khá nhiều.
2.2.2. Thực trạng thực hiện phòng, chống bạo lực gia đình ở tỉnh Vĩnh
Phúc.
a) Công tác tham mưu ban hành văn bản chỉ đạo
Ngay sau khi Luật Phòng, chống bạo lực gia đình có hiệu lực thi hành
(01/07/2008), UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo như Quyêt định, kế
hoạch, Chương trình...
b) Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật
Xác định, công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác phòng, chống bạo lực gia
đình là một trong những giải pháp cơ bản góp phần nâng cao nhận thức của nhân
dân trong việc thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Hàng năm, Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch đã tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo hướng dẫn tổ
chức nhiều hoạt động truyền thông, vận động nhằm phổ biến, giáo dục pháp luật
về phòng, chống bạo lực gia đình và hậu quả của các hành vi bạo lực gia đình
đến với mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh cụ thể:
c) Tổ chức bộ máy
Từ năm 2008 mảng gia đình thuộc chức năng quản lý của Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch với vai trò là cơ quan
chuyên môn giúp UBND tỉnh quản lý Nhà nước về công tác gia đình, tuy nhiên
về đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình, nhìn chung còn thiếu và hạn chế về
chuyên môn. Theo kết quả thống kê về số lượng cán bộ làm công tác gia đình,
đối với cấp tỉnh hiện có 03 đồng chí, trong đó có 1 lãnh đạo Sở trực tiếp phụ
trách; cấp huyện có 9 đồng chí; Ở cơ sở, không có cán bộ chuyên trách làm công
tác gia đình, chỉ có cán bộ văn hóa - xã hội kiêm nhiệm từ đó làm ảnh hưởng
đến việc tổ chức triển khai, thực hiện các nhiệm vụ công tác gia đình, đặc biệt là
15
công tác thu thập, thống kế số liệu về gia đình và phòng chống bạo lực gia đình
là rất khó khăn.
d) Công tác phối hợp liên ngành
Công tác phối hợp liên ngành là một nhiệm vụ hết sức quan trọng nhằm
phát huy vai trò, trách nhiệm của từng ban, ngành, đoàn thể, đồng thời tạo nên
sức mạnh tổng hợp góp phần tích cực thực hiện tốt luật PCBLGĐ. Hầu hết các
Sở, ngành của tỉnh đã làm tốt công tác tuyên truyền, triển khai các nội dung
phòng, chống bạo lực gia đình theo ngành mình quản lý.
Công tác phối hợp giữa các Sở, ban ngành, đoàn thể trong việc triển khai
thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình được triển khai khá đồng bộ từ tỉnh
đến cở sở, đem lại nhiều kết quả đáng khích lệ, giúp cho lãnh đạo, cơ quan đơn
vị và người dân nâng cao nhận thức hành vi vi phạm pháp luật, tham gia vào
công tác phòng chống BLGĐ có hiệu quả.
đ) Công tác thanh tra, kiểm tra.
Hàng năm, UBND cấp huyện, xã đã chủ động ban hành kế hoạch thanh
tra, kiểm tra, giám sát hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình.
Tuy nhiên, công tác thanh tra, kiểm tra ở một số địa phương chưa được
chú trọng.
2.2.3. Đánh giá chung
2.2.3.1. Kết quả đạt được
- Hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình ở tỉnh Vĩnh Phúc luôn nhận
được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp.
- Việc triển khai thi hành Luật phòng, chống bạo lực gia đình và triển khai
thực hiện thí điểm Mô hình can thiệp PCBLGĐ đã có tác dụng thiết thực, góp
phần nâng cao nhận thức, phát huy vai trò vị trí của gia đình, thực hiện tốt chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước đối với công tác
gia đình, đặc biệt trong việc thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật
Bình đẳng giới, Luật Hôn nhân và Gia đình... góp phần giảm thiểu các vụ bạo
lực gia đình; công tác can thiệp, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình đã được triển
khai kịp thời và có hiệu quả.
16
- Công tác tuyên truyền, phổ biến được phối hợp triển khai thực hiện với
nhiều nội dung, hình thức phong phú, làm cho người dân nâng cao nhận thức về
pháp luật, đặc biệt là nắm rõ được các hành vi vi phạm về bạo lực gia đình, nâng
cao vai trò, trách nhiệm của cá nhân trong việc Phòng chống BLGĐ.
- Nhiều đơn vị làm tốt công tác phòng, chống bạo lực gia đình.
2.2.3.2. Hạn chế
- Việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Luật PCBLGĐ của một số cấp uỷ đảng,
chính quyền cơ sở chưa được quan tâm đúng mức, vẫn còn hình thức, mới chỉ
dừng lại ở khâu tổ chức, quán triệt, chưa chỉ đạo quyết liệt, chưa đưa nội dung
PCBLGĐ gắn với kế hoạch phát triển KT-XH hàng năm của địa phương; sự
phối kết hợp giữa các cấp, các ban ngành đoàn thể chưa chặt chẽ đồng bộ, các
nội dung hoạt động chưa phong phú, chính vì vậy công tác phòng chống BLGĐ
còn nhiều hạn chế.
- Công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến Luật và các văn bản thi hành
Luật phòng chống BLGĐ còn đơn giản chưa sâu, hình thức tuyên truyền chưa
đổi mới, do đó người dân thiếu hiểu biết về pháp luật nói chung, luật phòng
chống BLGĐ nói riêng.
- Công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực này chưa phát huy vai trò trách
nhiệm và kỷ cương thực hiện pháp luật chưa nghiêm, Công tác phối hợp giữa
các cấp, các ngành nhất là ở cơ sở chưa chặt chẽ đồng bộ; các biện pháp ngăn
chặn, xử lý các hành vi bạo lực gia đình chưa kịp thời; công tác tư vấn, giải
quyết mâu thuẫn trong gia đình theo pháp luật còn yếu.
- Đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình nhất là ở cơ sở chưa thật sự nắm
chắc các quy định của Luật PCBLGĐ, ảnh hưởng không nhỏ đến việc chỉ đạo
thực hiện các mô hình điểm thể hiện ở sự lúng túng, hiệu quả chỉ đạo chưa cao.
- Công tác thống kê, thu thập số liệu về bạo lực gia đình chưa thực sự chính
xác, chưa phản ánh đúng thực tế, nhiều vụ BLGĐ xảy ra chưa được thống kê đầy đủ,
số liệu này chủ yếu là phụ thuộc vào sự nhiệt tình của đội ngũ cán bộ cơ sở.
- Kinh phí dành cho công tác phòng chống bạo lực gia đình còn ở mức
thấp. Thực sự chưa đáp ứng được so với nhiệm vụ đặt ra.
17
2.2.3.3. Nguyên nhân hạn chế
Kinh phí đầu tư cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình còn hạn chế.
Việc triển khai chỉ đạo thực hiện Luật phòng chống bạo lực gia đình chưa
được các cấp ủy Đảng quan tâm đúng mức; đội ngũ cán bộ làm công tác gia
đình từ cấp huyện, cấp xã còn hoạt động kiêm nhiệm, chưa nắm chắc về kiến
thức về Luật phòng chống bạo lực gia đình, phần lớn còn yếu về năng lực
chuyên môn, đôi khi còn lúng túng trong việc triển khai hoạt động.
Bạo lực gia đình đã bị nhìn nhận chưa đúng với tính chất nghiêm trọng
của nó, công tác tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình chưa thực sự
hiệu quả để giúp cho chính quyền và người dân nhận thấy trách nhiệm, nghĩa vụ
trong việc ngăn chặn bạo lực gia đình ở mỗi địa phương.
Việc phát hiện và xử lý các vụ bạo lực gia đình chưa kịp thời, kiên quyết,
nghiêm minh. Hình thức phạt đối với các đối tượng gây bạo lực gia đình còn
nhẹ, chưa đủ sức răn đe.
Việc kiểm tra, cập nhật thông tin về bạo lực gia đình còn chậm, chưa kịp thời.
Công tác phát hiện, thống kê báo cáo về bạo lực gia đình rất khó khăn nên
việc xử lý các hành vi vi phạm bạo lực gia đình chưa kịp thời.
Ý thức chấp hành pháp luật nói chung và các chính sách, pháp luật liên
quan công tác gia đình của một bộ phận người dân chưa cao.
2.3. Trách nhiệm của chính quyền địa phƣơng trong phòng, chống vi
phạm pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình.
Luật Phòng chống bạo lực gia đình có một chương riêng quy định trách
nhiệm của của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực
gia đình.
Có thể thấy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
trong phòng, chống bạo lực gia đình còn rất mờ nhạt, mà nguyên nhân chính là
do các cơ quan này chưa thật sự ý thức được tầm quan trọng, ý nghĩa của công
tác này, cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ đã được pháp luật quy định.Trong khi
đó, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình cũng chưa có một quy định chặt
chẽ để ràng buộc trách nhiệm của các cơ quan này.
18
Thực tiễn vấn nạn bạo lực gia đình ở tỉnh Vĩnh Phúc cho thấy: Việc thông
tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình để nâng cao sự hiểu biết, từ
đó làm thay đổi về nhận thức vấn đề là hết sức quan trọng và cần thiết, nhưng
dường như chưa được chú ý đúng mức. Pháp luật đã quy định nhưng lại không
đề ra cơ chế cho việc thực thi trên thực tế, mà chỉ quy định chung chung trong
Chương 4 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình về trách nhiệm của các cá nhân,
cơ quan, tổ chức trong thi hành Luật [29]. Vì vậy, cần có những quy định chi tiết
hơn về vấn đề này. Cần quy định việc tuyên truyền này như là một trách nhiệm
thường xuyên của một cơ quan, tổ chức cụ thể ở từng địa phương, từng cơ sở.
Để mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần ngăn chặn bạo lực gia đình,
trước tiên chính bản thân mỗi nạn nhân phải chủ động lên tiếng nhờ sự can
thiệp, giúp đỡ từ các đoàn thể, chính quyền địa phương.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng luật bình đẳng giới và luật
phòng chống bạo lực gia đình trong mọi tầng lớp nhân dân.
Về mặt quản lý nhà nước, bên cạnh việc hoàn thiện khung hành lang pháp
lý, thì chính quyền các cấp cần xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm, đồng
thời phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể nhân dân mà nòng cốt là Hội Nông dân
và Hội Liên hiệp Phụ nữ xây dựng mô hình phòng chống bạo lực gia đình ở địa
phương, làm cho mỗi gia đình hiểu rõ vai trò, trách nhiệm của mình để xây dựng
gia đình ấm no, hạnh phúc, bền vững.
Cần xem công tác phòng chống bạo lực gia đình là trách nhiệm của mọi
gia đình và toàn xã hội chứ không của riêng ai.
19
Chƣơng 3
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP
LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH Ở TỈNH VĨNH PHÚC
3.1. Phƣơng hƣớng giảm thiểu vi phạm pháp luật về phòng, chống
bạo lực gia đình
3.1.1. Quán triệt tư tưởng Hồ Chí minh và quan điểm của Đảng về xây
dựng gia đình và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con người
3.1.2. Quán triệt quan điểm xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân ở Việt Nam hiện nay
3.2. Giải pháp giảm thiểu vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực
gia đình ở tỉnh Vĩnh Phúc
3.2.1. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống bạo
lực gia đình
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật
phòng, chống bạo lực gia đình là hệ thống pháp luật phòng, chống bạo lực gia
đình còn chưa hoàn thiện. Vì vậy, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp
luật phòng, chống bạo lực gia đình là cực kỳ cần thiết, quan trọng và cấp bách
trong giai đoạn hiện nay.
Trước yêu cầu đổi mới đất nước, hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung
là tiền đề cần thiết hoàn thiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình. Bộ
chính trị đã ban hành Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về chiến lược
xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng
đến năm 2020. Nghị quyết này là cơ sở xác định nội dung cơ bản việc hoàn
thiện pháp luật nói chung và pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình nói riêng:
"Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công
khai, minh bạch, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; đổi mới căn bản cơ chế xây dựng và
thực hiện pháp luật; phát huy vai trò và hiệu lực của pháp luật để góp phần
20
quản lý xã hội, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế,
xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, thực hiện quyền con người, quyền
tự do, dân chủ của công dân, góp phần đưa nước ta trở thành nước công nghiệp
theo hướng hiện đại vào năm 2020" [4].
Hoàn thiện pháp luật là một quá trình liên tục, có nhiều khó khăn phức
tạp, đòi hỏi có sự quan tâm, nỗ lực của từng cơ quan, tổ chức và cá nhân có
nhiệm vụ soạn thảo, ban hành, hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật có
liên quan trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình.
3.2.2. Hoàn thiện cơ chế xã hội phòng, chống vi phạm pháp luật trong
lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình
Hoàn thiện cơ chế xã hội phòng, chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực
phòng, chống bạo lực gia đình tức là hoàn thiện cách thức tổ chức, hành động
của xã hội đối với vấn đề vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực
gia đình.
a) Xây dựng mạng lưới phòng, chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực
phòng, chống bạo lực gia đình có sự thống nhất chỉ đạo hành động từ Trung
ương đến các cấp chính quyền địa phương
b) Mở rộng và đẩy mạnh hoạt động của các cơ sở tư vấn, cơ sở hỗ trợ về
phòng, chống bạo lực gia đình
c) Nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực hoạt động của cả xã hội
trong sự phối kết hợp chặt chẽ
d) Nhà nước cần quy định chế độ khen thưởng, khuyến khích người trực
tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình
3.2.3. Tăng cường công tác tổ chức thực hiện pháp luật về phòng, chống
bạo lực gia đình. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, đào tạo, thông
tin về bình đẳng giới, về bạo lực gia đình và nâng cao khả năng tự bảo vệ
mình trước bạo lực gia đình
Để tổ chức thực hiện pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đạt được
hiệu quả thiết thực cần:
21
- Xây dựng một chương trình giáo dục truyền thông mạnh mẽ, rộng khắp
thông qua nhiều phương thức khác nhau: xã hội, nhà trường, y tế, đoàn thể quần
chúng, các phương tiện thông tin đại chúng (vô tuyến, đài truyền thanh, báo chí,
các tài liệu truyền thông , các hình thức truyền thông khác như: tờ rơi, áp phích,
sách bỏ túi, tổ chức câu lạc bộ, văn nghệ quần chúng, hội thi...) nhằm phổ biến
kiến thức, nâng cao hiểu biết của cộng đồng về pháp luật phòng, chống bạo lực
gia đình, bạo lực gia đình, huy động sự tham gia của cộng đồng trong việc ngăn
chặn vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình.
- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục Luật Phòng, chống bạo lực gia đình
sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân đặc biệt là thế hệ trẻ để họ có kiến thức
xây dựng một gia đình hạnh phúc không có bạo lực gia đình. Tại các địa
phương, cần đảm bảo thực hiện 100% các gia đình được học tập nội dung cơ bản
của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đặc biệt cần có sự tham gia của nam
giới.
- Tổ chức nhiều lớp tập huấn cho cán bộ lãnh đạo các cấp, tập huấn nâng
cao năng lực quản lý cho cán bộ làm công tác gia đình từ tỉnh đến cơ sở.
- Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích pháp luật phòng, chống
bạo lực gia đình trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Kiểm tra việc thực hiện pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình ở các cơ
quan, đơn vị.
- Xây dựng các câu lạc bộ gia đình hạnh phúc không có bạo lực gia đình ở
các địa phương.
3.2.4. Tăng cường pháp chế trong lĩnh vực phòng, chống vi phạm pháp
luật về phòng, chống bạo lực gia đình
Pháp chế trong lĩnh vực phòng, chống vi phạm pháp luật về phòng, chống
bạo lực gia đình là chế độ thực hiện các quy định pháp luật phòng, chống bạo
lực gia đình một cách nghiêm minh, thống nhất, tự giác của các cơ quan nhà
nước, các tổ chức chính trị - xã hôi, đơn vị kinh tế, lực lượng vũ trang, các cán
bộ, công chức nhà nước và mọi công dân.
22
Tăng cường pháp chế trong phòng, chống vi phạm pháp luật về phòng,
chống bạo lực gia đình chính là việc làm cho mỗi công dân trong xã hội đều tự
giác chấp hành các quy định của pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình với ý
thức trách nhiệm của mình - người chủ đất nước.
Để tăng cường pháp chế trong lĩnh vực phòng, chống vi phạm pháp luật
phòng, chống bạo lực gia đình, cần thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ như xây
dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, tổ chức
thực hiện tốt pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình, kịp thời đấu tranh kiên
quyết với những hành vi vi phạm phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình.
23
KẾT LUẬN
Bạo lực gia đình đã gây ra tác hại vô cùng to lớn ảnh hưởng đến tình hình
kinh tế xã hội của đất nước. Khi bạo lực gia đình xẩy ra hậu quả thường thấy là
những tổn hại về sức khỏe kéo theo tổn hại tất yếu về kinh tế và cả những hệ lụy
trong mối quan hệ gia đình như gây ra những sang chấn tinh thần cho nạn nhân
và những người trong gia đình, những sang chấn này thường khó hồi phục hơn
những tổn thương trên thân thể, nhất là để lại những dấu ấn khó phai trong tâm
trí trẻ thơ, ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của con trẻ. Ở nhiều gia đình
thế hệ con cháu đã lặp lại hành vi bạo lực mà khi còn nhỏ chúng đã được chứng
kiến. Rõ ràng bạo lực gia đình đang làm xói mòn đạo đức, mất tính dân chủ xã
hội và trở thành nguy cơ làm tan vỡ sự bền vững của gia đình Việt Nam.
Bạo lực gia đình không còn là chuyện riêng của mỗi nhà, mà là trách
nhiệm của toàn xã hội. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong xã hội còn rất
nhiều gia đình có tình trạng bạo lực gia đình. Với sự quan tâm của Đảng và Nhà
nước ta hiện nay, bạo lực gia đình đã được luật hoá, do đó, hành vi bạo hành gia
đình bị coi là hành vi vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình. Vi phạm
pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình làm mất đi điều kiện được cống hiến
cho xã hội, được phát triển của mọi thành viên trong gia đình đồng thời là lực
cản đối với sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy, hơn bao giờ hết, vi phạm
pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình cần được hạn chế và triệt tiêu trong xã
hội.
Trên cơ sở phân tích thực trạng vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực
gia đình ở Vĩnh Phúc hiện nay, tìm ra những nguyên nhân dẫn đến thực trạng vi
phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình, luận văn bước đầu đưa ra những
giải pháp cụ thể góp phần vào việc phòng ngừa, hạn chế tiến tới đẩy lùi vi phạm
pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình trong xã hội. Điều này có ý nghĩa rất
lớn bởi vì Việt Nam hiện là thành viên của các Công ước quốc tế và các Nghị
định thư về quyền con người.
24
Trong bối cảnh hiện nay, khi bạo lực gia đình đang ồ ạt tấn công vào từng
vùng miền và đang len lỏi vào mỗi gia đình thì giường như mỗi cá nhân, cả cộng
đồng vẫn thờ ơ, bàng quan và khoanh tay đứng nhìn nó phát triển, kéo theo các
hành vi vi phạm pháp luật khác trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình.
Đã đến lúc, cả xã hội phải góp sức, chung tay, đồng lòng triệt tiêu hiện tượng vi
phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình để đảm bảo quyền con người,
quyền công dân, đem lại hạnh phúc cho con người, đồng thời cũng là loại bỏ yếu
tố là lực cản trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Bên cạnh
sự quan tâm, góp sức, chung tay, đồng lòng của cả xã hội, Việt Nam cần có một
hệ thống pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình hoàn thiện, là cơ sở pháp lý
quan trọng trong việc bảo vệ con người, đem lại trật tự và ổn định xã hội. Vì
vậy, việc nghiên cứu đề tài: "Vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình ở
Vĩnh Phúc hiện nay" có ý nghĩa lý luận và thực tiễn vô cùng quan trọng đặc biệt
trong giai đoạn hiện nay, khi Việt Nam đang tiếp tục xây dựng và hoàn thiện
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân,
thực hiện nền kinh tế thị trường, thực hiện dân chủ hoá xã hội và hội nhập mọi
mặt trong khu vực và toàn cầu, xây dựng một xã hội văn minh, hiện đại, đem lại
cuộc sống hạnh phúc cho nhân dân. Luận văn đã phân tích, làm rõ những vấn đề
cơ bản về lý luận và thực tiễn về bạo lực gia đình, pháp luật phòng, chống bạo
lực gia đình, vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình để từ đó đưa ra
những giải pháp nhằm phòng, chống vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực
gia đình đạt được hiệu quả cao hơn nữa; mong muốn đóng góp một chút hiểu
biết của mình vào công cuộc xây dựng đất nước, đem lại trật tự, ổn định xã hội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_vi_pham_phap_luat_ve_phong_chong_bao_luc_gi.pdf