MỤC LỤC
Lời nói đầu 2
Các thuật ngữ viết tắt 4
Danh mục các hình vẽ
Danh mục các bảng biểu 6
Chương1: HỆ THỐNG TỔNG ĐÀI A1000 E10MM 7
Tổng quan về tổng đài A1000 E10 MM 7Kiến trúc chức năng tổng đài A1000 E10 MM 10
1.2.1 Trạm SMB 10
1.2.2 Ma trận chuyển mạch RCH 13
1.2.3 Cấu trúc trạm SMM 15
1.3. Mạch vòng thông tin, mạch vòng cảnh báo trong A1000E10MM 17
1.4. Các kiểu phòng vệ trong A1000 E10 MM 19
1.5. Kết luận chương 1 21
Chương 2: Phân hệ vệ tinh CSN MM của tổng đài A1000E10 MM. 22
2.1. Giới thiệu chung về CSN. 22
2.2. Cấu trúc CSN trong tổng đài A1000E10 MM. 23
2.3. Vận hành và Bảo dưỡng CSN. 28
2.4. Kết luận chương 2. 30
Chương 3: TỔNG ĐÀI A1000E10 MM TRÊN MẠNG VIỄN THÔNG HÀ NỘI3 31
3.1 Điều kiện kinh tế, chính trị, địa lý, tự nhiên Hà Nội 3. 31
3.2 Tổng quan mạng Viễn thông Cty ĐT Hà Nội 3. 31
3.2.1 Mạng chuyển mạch 31
3.2.2 Mạng truyền dẫn 33
3.2.3 Mạng băng rộng, dịch vụ 34
3.3 Ứng dụng tổng đài A1000 E10 MM trên mạng Viễn thông Hà Nội 3 35
3.4. Kết luận chương 3 47
KẾT LUẬN CHUNG 47
Tài liệu tham khảo 48
48 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2613 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổng đài a1000e10 mm và ứng dụng trên mạng viễn thông công ty điện thoại Hà Nội 3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tốc độ 512kbit/s hoặc 1 Mbit/s.
Xử lý vào ra giữa phần điều khiển (trong SMB_C,SMB_X)với các thành phần khác để xác định lỗi phần cứng hoắc điều khiển reset khối ETU
1.2.1.2 Các loại bảng mạch trong SMB
1. Bảng mạch ACPWU
Bảng mạch ACPWU là card xử lý có vi xử lý Motorola Power PC 750, Ram 512 Mbytes
*Chức năng:
- Trong agent xử lý: ACPWU có chức năng xử lý cuộc gọi
- Quản lý coupler giao tiếp I/O với Token ring
- Quản lý coupler giao tiếp I/O với Ethernet
*Vị trí liên kết:
-Card ACPWU được kết nối đến MMB bus.
- Card ACPWU có thể kết nối đến LAB bus.
2. Bảng mạch ACMP:
Bảng mạch này sử dụng vi xử lý Motorola Power PC 750, Ram 512 Mbytes
*Chức năng :
- Xử lý báo hiệu.
- Quản lý coupler báo hiệu đa giao thức.
*Vị trí liên kết:
- Kết nối đến bus MLA.
- Kết nối đến bus MMB
3. Bảng mạch ACAUX
Bảng mạch ACAUX dùng vi xử lý PQUICC
* Chức năng:
- Bảng mạch này có chức năng coupler.
- Quản lý coupler kết nối đến ICL/ISL,I/O.
* Vị trí liên kết:
- ACAUX kết nối đến bus LAB
1.2.1.3 Sắp xếp card vào các trạm SMB_C,A,X,T
Tổng đài A1000 E10 MM thường có cấu trúc ghép 2 trạm SMB_X và SMB _T thành SMB_XT, hoặc với cấu hình nhỏ có thể ghép cả 4 trạm SMB_C, SMB_A, SMB_X, SMB_T thành 1 trạm SMB_CAXT.
1. Sắp xếp card trên trạm SMB_XT: (Hình 1.4 :Bố trí card trên SMB_XT )
Card ACPWU xử lý Card ACPWU xử lý tín hiệu điều khiển Chức năng X,T từ trạm SMB_C
2. sắp xếp Card trên trạm SMB_CAXT
Chức năng X,T
Chức năng C
Chức năng A
Hình 1.5: Bố trí Card trên SMB_CAXT
1.2.2. Ma Trận Chuyển Mạch RCH
Hợp tế bào
(Assembly cell)
Tách tế bào
(Disassembly cell)
Ma trận ATM
Chuyển mạch
tế bào
80 Gbit/s
(128x622 Mbit/s)
LR
hoặc LRH
Liên kết ATM
AEI
RCTCA2
128 LR
1 AEI
622 Mbit/s
16 AEI
hai hướng
622 Mbit/s
BBASE
Hình 1.6: Mạng chuyển mạch
Mạng chuyển mạch bao gồm một trường chuyển mạch ATM và giao diện hợp/tách tế bào (Cell assembly/disassembly). Các dạng lưu lượng từ các luồng LR/LRH vào được chuyển đổi thành các liên kết ATM để đưa vào ma trận chuyển mạch ATM như hình 1.5. Các giao diện hợp/tách tế bào gồm các bảng mạch RCTCA2, có thể kết nối tới 16384 liên kết LR ở tốc độ 4 Mbit/s. Ma trận chuyển mạch ATM gồm các bảng mạch BBASE để chuyển mạch tới 128 liên kết AEI ở tốc độ 622 Mbit/s hoặc là ma trận chuyển mạch có tốc độ 80 Gbit/s.
RCTCA2
0 8
BBASE
7 15
RCTCA2
128 LR
16 cổng AEI
Kết nối
+ Hợp/tách tế bào
Kết nối
+Hợp/tách tế bào
Ma trận ATM
Hình 1.7: Ma trận chuyển mạch ATM dung lượng 2048 LR
Cấu trúc mạng chuyển mạch bao gồm nhiều module, mỗi module bao gồm một số bảng mạch. Điều này cho phép mở rộng dung lượng mạng chuyển mạch theo nhu cầu của khách hàng. Ví dụ một mạng chuyển mạch ATM có dung lượng 2048 luồng LR thì sử dụng 16 bảng mạch RCTCA2 và một bảng mạch BBASE kết nối như hình 1.6.
Để mở rộng dung lượng trường chuyển mạch ATM người ta sử dụng phương pháp ghép nối các module của trường chuyển mạch có dung lượng nhỏ tạo thành trường chuyển mạch có dung lượng lớn. Ví dụ để đạt được dung lượng 16383 LR Alcatel đã thực hiện ghép nối 24 module ma trận chuyển mạch ATM BBASE như trong hình 4.5. Với 16 module BBASE, mỗi module nối với 8 module RCTCA2 và 8 module BBASE tầng sau.
RCTCA2
8
BBASE
1
7 15
BBASE
17
RCTCA2
0 8
BBASE
2
7 15
RCTCA2
0 8
BBASE
16
7 15
BBASE
24
(128 LR x 8 RCTCA2 x 16 BBASE =16384 LR)
Hình 1.8: Ma trận chuyển mạch ATM dung lượng 16384 LR
Mạng chuyển mạch được cấu thành từ các module chuyển mạch. Các module này được điều khiển bởi các trạm SMB_X. Mỗi cặp SMB_X điều khiển tới 4 module chuyển mạch. Mỗi module có thể là:
Chỉ có bảng mạch ma trận chuyển mạch (tối đa 4 bảng).
Chỉ có các bảng mạch kết nối.
Có cả các bảng mạch ma trận chuyển mạch và bảng mạch kết nối.
Có hai loại module là RCH_4 và RCH_6, mỗi module có một khe cắm chuyển đổi và 4 hoặc 6 khe cắm cho các bảng mạch.
Hình 1.9 Cấu trúc của RCH-6 và RCH-4
Một module được trang bị bởi:
Ma trận chuyển mạch: gồm có bảng mạch chính BBASEB2 và bảng mạch cắm BBASEE2.
Các giao diện kết nối: gồm có bảng mạch RCTCA2 để hợp/tách tế bào cho các luồng 128 RL và các bảng mạch cắm gồm:
RAGLR2: - Cho một liên kết EAI.
- Cho 128 LR.
RALALR: - Cho một liên kết EAI.
- Cho 64 LR +LAH (LAH là liên kết truy nhập dung lượng cao bằng 64 LR(8 GLR)).
RALAH: - Cho một liên kết EAI.
- Cho 2 LAH.
Cung cấp nguồn: Gồm có các bảng mạch E35B là bộ chuyển đổi nguồn thành nguồn điện 3V và 5V và các khe cắm ứng dụng AA35B2.
1.2.3 Cấu trúc trạm SMM
SMM là trạm đa xử lý vận hành và bảo dưỡng có chức năng:
-Quản lý hệ thống, vận hành hệ thống.
- Giám sát hệ thống và môi trường hệ thống( phòng vệ, cảnh báo)
- Lưu trữ số liệu..
Các đơn vị điều khiển và đấu nối trong hệ thống có thể hoạt động độc lập, nhưng chức năng phòng vệ tập trung phải được thực hiện bởi SMM, để đảm bảo tính liên tục của dịch vụ.
1. Phần cứng của SMM
Hình 1.10 Cấu trúc phần cứng của trạm SMM
Trạm SMM gồm 2 mặt hoạt động theo kiểu ACT/SBY
Mỗi mặt xử lý của SMM gồm:
Một bảng mạch đa xử lý với bộ nhớ chung
- Hai card ACTUT đóng vai trò là bộ xử lý chính (UT) cung cấp năng lực xử lý mạnh.
- Hai bảng mạch ACMGS dóng vai trò là bộ nhớ (MB) là bộ nhớ cho các card xử lý.
- Một bảng mạch ACCSG là bảng mạch hệ thống (CS) dùng để xác định mặt hoạt động của SMM và có chức năng đổi mặt cho SMM khi mặt hoạt động bị lỗi.
Hai mặt của SMM kết nối với nhau thông qua liên kết HDLC giữa hai bảng mạch hệ thống.
X.BUS có nhiệm vụ kết nối tất cả các bảng mạch trong 1 mặt xử lý của SMM lại với nhau
Bus SCSI có nhiệm vụ nối 2 coupler (ACBSG ký hiệu CBS)của hai mặt của SMM với ổ đĩa hoặc băng từ.
Bảng mạch ACFTD cho phép kết nối và truyền dữ liệu bằng những liên kết đồng bộ hoặc không đồng bộ để truy nhập bằng thiết bị đầu cuối thông qua bus BT (bus BT A cho mặt A, bus BT B cho mặt B).
Bảng mạch có nhiệm vụ coupler (CMS) kết nối đến mạch vòng cảnh báo, mạch vòng thông tin.
SMM có 2 ổ đĩa 4 Gigabytes và 1 băng từ 1.2 Gigabytes. Hai mặt của SMM hoạt động ở chế độ ACT/SBY nhưng cả hai mặt đều đồng thời truy cập ổ đĩa và băng từ.
2. Phần mềm trong SMM
Hình 1.11: Cấu trúc phần mềm của SMM
SMM gồm có 4 loại phần mềm cơ bản sau:
Phần mềm hệ thống cơ sở RTOS(Real Time Operating System)
Phần mềm EL ứng dụng RTOS gồm:
EL AES: phần mềm quản lý vận hành hệ thống.
EL IAS: phần mềm quản lý thu thập cảnh báo.
EL SUP phần mềm chuyên việt
Phần mềm ứng dụng vận hành và bảo dưỡng O&M gồm:
Phần mềm OM đặt tại các mặt của SMM gọi là (SSOM)
Phần mềm dành cho ứng dụng thoại và hệ thống
Phần mềm EL TMN cho quản lý hệ thống đầu xa
1.3 Mạch vòng thông tin, mạch vòng cảnh báo trong A1000 E10 MM:
1. Mạch vòng thông tin
Mạng thông tin nội bộ là các Token ring phải đáp ứng các yêu cầu:
Tăng dung lượng mạng LAN để đáp ứng được sự tăng hiệu năng của các trạm SMB.
Tạo ra một mạng LAN để kết nối các trạm đa xử lý của tổng đài với nhau và kết nối đến các server quản lý, người vận hành và các ứng dụng khác… Đồng thời phải đảm bảo tương thích với hệ thống hiện tại.
Hình 1.12 Mạch vòng thông tin trong A1000E10 MM
Mạch vòng thông tin trong tổng đài A1000E10MM (HC3.4) là 1 mạng Ethernet sử dụng giao thức IP. Mạch vòng thông tin này có cấu trúc hình sao cho phép kết nối đến tất cả các trạm qua 1 cặp hoặc 2 cặp Switch “OmniSwitch 6022 “24 hoặc 48 cổng
Hai Switch này hoạt động theo kiểu chia tải
Hình 1.13 Mạch vòng thông tin kết nối với nhau qua bảng mạch ACPWU(card applic AAETH2)
2. Mạch vòng cảnh báo:
Trong tổng đài A1000 E10 MM mạch vòng cảnh báo MAL là 1 mạch vòng riêng độc lập với mạch vòng thông tin. Mạch vòng MAL kết nối tất cả các trạm lại với nhau để thu thập tất cả thông tin cảnh báo trên toàn bộ tổng đài và tập trung về SSE của trạm SMM
Hình 1.14 Sơ đồ kết nối mạch vòng cảnh báo MAL
Hình 1.15 Sơ đồ mạch vòng MAL kết nối ở mặt applic
Bảng mạch ACRAL là bảng mạch chính trong mạch vòng cảnh báo MAL.Việc cập nhập và truyền tải thông tin cảnh báo trong MAL do phàn mềm phòng vệ trung tâm nằm trong SMM.
1.4 Các kiểu phòng vệ trong tổng đài A1000 E10 MM:
Trong tổng đài A1000 E10 MM có 2 kiểu phòng vệ:
Hình 1.16 Phòng vệ trong tổng đài A1000 E10 MM
-Phòng vệ trung tâm (đặt tại trạm SMM):Có chức năng giám sát toàn bộ hệ thống, giám sát trạng thái của tất cả các khối và cấu hình lại trạng thái của các khối trong hệ thống. Nếu cần thiết phòng vệ trung tâm có thể khoá trạm hoặc reset lại trạm. và có thể báo cho người vận hành biết tình trạng lỗi các trạm đó thông qua bản tin cảnh báo, đèn cảnh báo….Phòng vệ trung tâm gồm :
+ Phòng vệ trạm
+ Phòng vệ vòng Ring
-Phòng vệ nội bộ (đặt tại các khối trong trạm): Các khối xác định và ghi lại lỗi trong chức năng cảnh báo của mình.Nếu lỗi xuất hiện nhiều thì trạm đó tự khoá lại và chuyển trạng thái hoạt động cho các khối, trạm dự phòng.
Dự phòng cho cac phần mềm
- Dự phòng chia tải (Loadshading): Khi tất cả các phần mềm đều ở trạng thái bình thường, lưu lượng tải được chia đều cho tất cả các trạm.Khi có 1 trạm (1 phần mềm trong trạm) bị lỗi lưu lượng trạm lỗi sẽ được chuyển sang tất cả các trạm còn lại. Các phần mềm dự phòng theo kiểu Loadshading: ETA, AN, MQ, TR, TX, MR, GX, CC, GS.
- Dự phòng active/standby:Lưu lượng tải được xử lý trên mặt hoạt động (active), khi mặt active bị lỗi sẽ chuyển sang mặt dự phòng(standby).Các phần mềm dự phòng theo kiểu active/standby: URM,HD,PC,OC.
-Hoạt động song công(duplicated). COM,GT chức năng ETA,RCH
- Dự phòng theo kiểu N+1: ML PUPE
1.5 Kết luận chương 1:
Tổng đài Alcatel 1000 E10 Multimedia - Multiservice là loại tổng đài số thích hợp với mọi loại hình mật độ dân số, các mã báo hiệu và các môi trường khí hậu. Nó tạo ra những lợi nhuận cao cho tất cả các dịch vụ thông tin hiện đại như: điện thoại thông thường, ISDN, các dịch vụ nghiệp vụ, điện thoại vô tuyến tế bào (điện thoại di động) và các ứng dụng cho mạng thông minh. Chính bởi tính năng đa ứng dụng mà Alcatel 1000 E10 có thể được sử dụng cho chuyển mạch với các dung lượng khác nhau, từ loại tổng đài nội hạt dung lượng nhỏ cho đến loại tổng đài quá giang hay cửa ngõ quốc tế. Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng cũng như các yêu cầu về mặt khách quan, tổng đài số Alcatel luôn được củng cố, nâng cấp để phù hợp với sự phát triển ngày càng toàn diện hơn của mạng viễn thông quốc tế cũng như Việt Nam.
CHƯƠNG 2
ĐƠN VỊ ĐẤU NỐI THUÊ BAO CSN
---------------------
2.1. Giới thiệu chung về CSN:
Hiện nay, phần lớn các nhà quản trị đều có những phương thức đa truy cập đặc biệt dành cho dịch vụ như những bộ tập trung thuê bao điện thoại, các bộ ghép kênh đấu nối trực tiếp, các đường đầu cuối ADSL, các đường kết nối bằng cáp thường hay cáp quang tới người sử dụng. Có rất nhiều cách thức để kết nối tới các điểm truy nhập mạng thông qua kỹ thuật ghép kênh vòng SDH, điều này sẽ làm tăng khả năng tập trung hoá và bảo mật việc truyền thông tin tới các Host trung tâm mạng viễn thông.
Đơn vị truy cập thuê bao số (CSN) gồm các bộ tập trung số (CN). Tuỳ thuộc vào yêu cầu mà các CN được thiết lập ở gần (CNL) hoặc ở xa (CNE) CSN. Tương tự, CSN được thiết lập ở xa hoặc gần tổng đài. Cấu trúc tập trung đường thuê bao hai mức này cho phép sử dụng tối ưu thiết bị để phục vụ những vùng tập trung đông đúc hoặc thưa thớt thuê bao.
CSN được kết nối tới tổng đài theo các đường PCM (điều xung mã) chuẩn nếu là CSND (đơn vị truy cập thuê bao số vệ tinh) hoặc theo các đường LR (liên kết ma trận) nếu là CSNL (đơn vị truy cập thuê bao số nội hạt).
CSN có thể được dùng để kết nối:
+ Các thuê bao số với các bộ quay số.
+ Các thuê bao số với các bộ nút bấm DTMF.
+ Các thuê bao số với truy cập ADSL.
+ Các thuê bao số tốc độ cơ sở (2B + D).
+ Các thuê bao số tốc độ sơ cấp (30B + D).
CSN có cấu trúc đơn giản: Nó bao gồm một bộ điều khiển số và các đơn vị kết nối. CSN của tổng đài A1000 E10 MM có thể được mở rộng tới 20 bộ tập trung với 16 khe thời gian cho mỗi bộ. Các bộ tập trung nội hạt được ký hiệu là CSNL còn của các bộ tập trung ở xa được ký hiệu là CSNE
Tính mềm dẻo trong CSN: Đáp ứng được một giới hạn rất lớn của các giao diện các đường liên kết với thuê bao là một trong những nét đặc trưng lớn nhất của CSN trong A1000E10 MM. Nó có 16 khe cắm "vạn năng" trên một môdun và cho phép chấp nhận tất cả các loại kết nối cho các mạng hiện thời như POTs, ISDN - BRA hay ISDN - PRA, các đấu nối trực tiếp, đấu nối thông qua giao diện V5.1, các đấu nối với ADSL, hoặc các loại bảng phục vụ cho việc tạo tone, các thông báo cho thoại, các đường kiểm tra thiết bị, tập trung các khung thông tin hay nối tới các công Gateway của IP. CSN của A1000E10 MM có thể kết nối tới mọi loại thuê bao như:
- Thuê bao tương tự 2 dây hoặc 4 dây.
- Thuê bao số truy nhập cơ sở với tốc độ 144 kbps (2B+ D16).
- Thuê bao số truy nhập sơ cấp với tốc độ 2,048 Mbps (2B+ D64).
Trong đó, kênh B là kênh tiếng hay kênh mang số liệu thực, kênh D được sử dụng cho 3 mục đích là báo hiệu, chuyển mạch tốc độ chậm, đo lường từ xa. Tối đa có 5120 thuê bao trong một CSN. Sự chuyển đổi từ các dịch vụ tương tự sang dịch vụ số như ISDN hay ADSL là rất đơn giản ; tại các giá trị giá trị giới hạn, các đường ISDN, ADSL được kết nối bằng cách thay thế hoặc đưa thêm vào các đường card thuê bao trong CSN.
Trong các mạng nội hạt, các cặp hệ thống khuếch đại không yêu cầu cả hai đường nội hạt và đường từ xa kết nối tới CN theo cùng một cách. Điều này đem lại những thuận lợi đối với những thiết bị thuê bao giống nhau; CSN không yêu cầu nối với tất cả các thuê bao do vậy trong cùng một vùng sự truy nhập của các dịch vụ POTs, ISDN, ADSL là như nhau, không có dịch vụ nào được ưu tiên hơn dịch vụ nào.
2.2. Cấu trúc của CSN trong A1000 E10 MM:
2.2.1. Cấu trúc của CSNHD:
Cấu trúc của CSNHD được chia thành hai phần:
- Thiết bị truy nhập thuê bao và bộ tập trung số được cấu thành từ hai bộ tập trung số CSNL hoặc CSNE. CSNHD có thể được mở rộng lên tới 20 khối CSNL hoặc CSNE.
Đơn vị điều khiển số (UCN) có những chức năng chính như sau:
- Tiền xử lý cuộc gọi cho các cuộc gọi vào và ra khỏi khu vực nó quản lý.
- Thiết lập đường dẫn tới các tổng đài mẹ.
- Thiết lập các cuộc gọi đơn giản thông thường.
Cấu hình tổng quan của CSNHD được thể hiện trong hình sau:
Hình 2.1 : Cấu hình tổng quan của CSNHD
2.2.2. Cấu trúc của CSNMM:
CSNMM chính là sự phát triển của CSNHD, các đặc điểm giống với CSNHD như sau:
- Cấu hình đơn giản, gồm một khối UCN và có thể lắp đặt được 20 bộ tập trung CN (CSNL hoặc CSNE).
- Có hai cấp của bộ tập trung thuê bao xa: Cấp vùng/vùng xa CSN và vùng/vùng xa CSN (CSNE).
- Có tính tương thích khi ta cắm các loại bản mạch thuê bao khác nhau tại mức CN.
- Phần mềm được tải về cho các cấp bản mạch thuê bao.
- Cấu trúc phần cứng là như nhau, có từ 1 đến 3 ngăn giá, với 8 CNL trên một ngăn giá.
Trong cấu trúc của CSNMM, nhà sản xuất đã gộp thêm một loại CN mới (CNLMM và CNEMM) với một đường bus tốc độ 155 Mbps trên một bản mạch được đặt phía sau ngăn giá - đây là loại bản mạch cho thuê bao mới (ADSL) - nó có khả năng truyền qua mạng băng rộng trên công nghệ ATM và gồm có các chức năng vận hành bảo dưỡng đối với mạng băng rộng. Cấu hình tổng quan của CSNMM được thể hiện trên hình vẽ sau:
Hình 2.2 : Cấu hình tổng quan của CSNMM
2.2.3. Các đường card thuê bao:
* Đường card thuê bao tương tự:
Các đặc trưng cơ bản của các thuê bao tương tự: Mỗi đường thuê bao tương tự được nối với một đường gộp thiết bị của mạch giao diện thuê bao (SLIC), bộ mã hoá (LSI) và bộ lọc chuyển đổi A/D (COFIDEC) theo đúng yêu cầu của khuyến nghị G.711, Q.551 và Q.552 (luật mã hoá) của ITU - T.
Trên một card thuê bao tương tự có 16 đường thiết bị và được điều khiển bằng một chíp vi xử lý lôgíc cơ bản (nếu một đường bị lỗi thì nó không thể gây ảnh hưởng tới quá 16 đường đồng thời cùng một lúc). Ngoài ra, nếu 1 đường thiết bị bị lỗi thì đường đó sẽ được chuyển sang đường phòng vệ. Khi đó đường bị hỏng phải được sửa chữa ngay lập tức. Bên cạnh đó, trong thế hệ CSNMM của A1000 E10 MM hiện nay, các đường card thuê bao tương tự còn được trang bị thêm các xung đo lường và có khả năng đảo ngược pin mà không gây ảnh hưởng tới thiết bị.
Một số loại card thuê bao tương tự vẫn còn được cung cấp cho các nhà khai thác dịch vụ như:
- Card thuê bao tương tự liên kết dữ liệu 2 dây hoặc 4 dây.
- Card thuê bao tương tự 3d.
* Đường card thuê bao ISDN:
Các đường card thuê bao ISDN tốc độ (2B + D) bao gồm 8 đường thiết bị và được điều khiển bởi một khối lôgíc chung. Tất cả các chức năng của đường card thuê bao đêu tuân theo những chuẩn truy nhập cơ sở đặc trưng của quốc tế, các khuyến nghị của ITU - T như I.412, I.430, I.451 và ETSI ETR 80. Các chức năng cung cấp cho các cuộc gọi qua mạng Internet nhằm xác định - tại cấp của card và trong bộ tập trung - các khe thời gian được sử dụng trong cuộc gọi. Nó cho phép kết nối các khe thời gian với các thiết bị mở rộng hoặc tới các bộ xử lý của chúng thông qua các đường ghép kênh thống kê bằng các kênh đặc trưng, vì vậy nó cho phép nâng cao các luồng lưu lượng đưa đến CSN.
Tốc độ cơ sở của đường card thuê bao ISDN: Bộ tập trung thuê bao CSN cung cấp các đường card truy nhập thuê bao ISDN với tốc độ là (30B + D), các đường này được kết nối từ CSN tới các tổng đài đa dịch vụ ISDN. Mọi đường kết nối đều tuân theo khuyến nghị của ITU - T G.703, G.704 và G.705 cũng như các khuyến nghị về giao diện như I.412, I.431, I.441 và I.451. Mỗi card cung cấp một đường thiết bị tốc độ (30B + D) truy nhập vào các tổng đài mẹ thông qua các đường kết nối PCM. Dung lượng đạt cực đại khi có một lượng lớn lưu lượng yêu cầu được đưa vào từ các đường PCM.
Một số loại card thuê bao ISDN được cung cấp như sau:
- Card truy nhập qua giao diện V5.1: Loại card này sẽ phải tuân theo các khuyến nghị của giao diện V5.1 khi kết nối với mạng truy nhập. Mỗi card V5.1 không phải là một card tập trung giao diện sẽ được cấu thành từ một đường PCM tốc độ 2 Mbps. Có từ 28 đến 30 khe thời gian giành cho tín hiệu thoại hoặc dữ liệu tuỳ thuộc vào số lượng khe thời gian được sử dụng làm báo hiệu.
- Card kết nối dữ liệu tốc độ 64 kbps: Loại card này cung cấp đường liên kết hướng dữ liệu tốc độ 64 kbps (theo khuyến nghị G.703 của ITU - T). Nó có thể kết nối được 4 đường liên kết trực tiếp (Lease Line).
- Packet unit card: Loại card này được sử dụng cho các thuê bao ISDN trong việc nhận và gửi dòng dữ liệu tốc độ thấp , sử dụng cấu trúc khung khi kênh truy nhập họ sử dụng là kênh D.
Tất cả các loại card trên đều có thể cắm vào đường card ở bất cứ vị trí nào trong khối tập trung thuê bao số CN.
* Đường card thuê bao ADSL:
DSL là một kỹ thuật điều chế tần số bao gồm một số loại như đương dây thuê bao số tốc độ cao HDSL, đường dây thuê bao số không đối xứng ADSL. Với công nghệ này, các nhà khai thác có thể giảm bớt đi chi phí phát triển và giám sát thông qua mạng vòng truy nhập nội hạt với sự cài đặt vật lý thống nhất sử dụng một giao thức đơn. Ngoài ra, họ còn có thể cung cấp các dịch vụ khác nhau như thoại hay dịch vụ số liệu thế hệ kế tiếp. Đối với những người sử dụng dịch vụ, DSL cho phép họ kết nối với nhiều loại mạng khác nhau như ISDN, LAN, WAN, PABx, gửi FAX,.... của các nhà cung cấp dịch vụ qua một đường đơn E1. Không giống như kết nối đường dây thuê riêng truyền thống, kết nối này là sự kết hợp của cả thoại và số liệu do đó giá cước sẽ giảm hơn so với việc khách hàng phải trả riêng cho từng đường dây thoại và số liệu.
Card thuê bao ADSL cung cấp 4 đường thiết bị và một bộ điều khiển lôgíc chung. Mỗi cổng của card đều có thể giao tiếp với các mạng thoại tương tự như POTs và các đường lưu lượng dữ liệu của mạng băng rộng. Tuỳ thuộc vào độ dài và chất lượng của đường truyền, tốc độ bít dữ liệu cung cấp cho mạng băng rộng có thể lên tới 640 kbps từ ANT tới CSN và 2 Mbps từ CSN tới ANT. Card thuê bao ADSL có khả năng tách lưu lượng thoại từ lưu lượng dữ liệu mạng băng rộng trước khi truyền mỗi đường trên các đường bus tương ứng trên bản mạch trong CSN.
Hình 2.3: Các chức năng của card ADSL
Với việc đưa card thuê bao số không đối xứng ADSL vào sử dụng đã giúp giảm tải cho lưu lượng quay số Internet trực tiếp trong khi lợi nhuận từ khách hàng đầu cuối vẫn tăng. Trong dạng cơ bản của nó đường dây thoại và đường dây dẫn môdun số liệu được kết hợp lại trên một đường truy nhập dây đồng duy nhất tại địa điểm mà khách hàng truy nhập và nó sẽ được phân tách với nhau bằng một bộ chia tách tại bộ ghép kênh truy nhập đường day thuê bao sô DSLAM (Digital Subcriber Line Access Multiplexer). Lưu lượng thoại được gửi trực tiếp tới các tổng đài chuyển mạch kênh truyền thống còn lưu lượng dữ liệu sẽ được đưa đến mạng gói.
2.2.4. Bộ tập trung số:
* Bộ tập trung số của CNLHD/CNEHD:
Với sự đa năng của khe cắm card, bộ tập trung số có thể mở rộng lên thành 16 đơn vị đầu cuối (UT). Mọi loại card khác nhau (POTs, ISDN-BRA, ISDN-PRA,ADSL, ...) đều có thể cắm và kết nối tương thích. Trong các bộ tập trung số đều đã được gộp những mạch định vị và kiểm tra, các giao diện với các đường PCM và các mạch tín hiệu thời gian cho dịch vụ băng hẹp.
Các bộ thuê bao số CNL hoặc CNE đều có những chức năng giống nhau đối với mọi đường kết nối. Còn trong các thành phần phần cứng cũng chỉ khác nhau về giao diện khối đơn vị điều khiển (UCN).
Các kênh tín hiệu từ những đường card được kết nối qua 1 PCM (có thể tới 4 đường) đến khối CN và khối đơn vị diều khiển số UCN. Mọi đường truy nhập của thuê bao được nối tới tất cả các khe thời gian của các đường PCM. Nếu lưu lượng là dạng lưu lượng không cân bằng thì nói sẽ bị từ chối ngay lập tức và sẽ không có sự kết nối nào bị ép buộc hay không có một đường card nào được sử dụng để kết nối với các đường khác. Trong bộ tập trung số của CSLHD/CSEHD có tới 4 đường PCM nên xác suất bị từ chối là rất nhỏ, không đáng kể.
* Bộ tập trung số của CNLMM/CNEMM:
Đối với lưu lượng mạng băng hẹp ISDN, bao gồm cả lưu lượng của mang POTs từ các đường ADSL sẽ được xử lý theo cùng một cách giống như trong khối CNLHD/CNEHD. Còn lưu lượng mạng băng rộng B-ISDN một nguyên tắc tương tự cũng được sử dụng đó là mọi thuê bao ADSL trong CSN đều được truy nhập trên bus băng rộng của bản mạch phía sau (bản mạch lưng) của ngăn giá CSN.
Trong CNLMM, bus của băng rộng là một bản mạch đầu cuối mở rộng. Chuỗi xích vòng (Daisy Chain) của bản mạch mở rộng kết nối giữa các CNLMM với nhau có khả năng ghép các đường ADSL từ các CNL khác nhau vào luồng tốc độ STM-1 (155 Mbps). TRên một CNL, bản mạch giao diện đầu cuối của chuỗi xích vòng DC có khả năng truy nhập vào mạng truyền thông bên ngoài.
Trong CNEMM, lưu lượng mạng băng rộng được tập trung trên một bus băng rộng có sử dụng bản mạch giao diện STM-1 (trong trường hợp CME 512, chuỗi xích vòng sẽ được thiết lập giữa hai CN). Đối với thiết bị đầu cuối STM-1, trong CNL của CNEMM mẹ sẽ nằm trên bản mạch giao diện. Với loại bản mạch mới nhất hiện nay, ta có thể kết nối 4 chuỗi xích vòng DC dạng thứ cấp ngoài một chuỗi ban đầu và nó tuân theo luồng thông tin của mạng băng rộng từ các khối CNEMM khác nhau được tập hợp và từ các khối CNLMM khác nhau trên cùng một đường liên kết có tốc độ 155 Mbps.
2.2.5. Đơn vị điều khiển UCN:
* Đơn vị điều khiển của CSNHD:
CSNHD được điều khiển bởi một khối đơn vị điều khiển số, chức năng chính của khối điều khiển này là điều khiển kết nối. Chức năng điều khiển và kết nối này được thực hiện bởi hai môdun UCX theo phương thức phòng vệ Active/Standby có nghĩa là chỉ có một khối hoạt động còn khối còn lại được dùng để phòng vệ trường hợp khi khối hoạt động bị hỏng.
Mỗi UCX bao gồm:
- Một ma trận chuyển mạch thời gian dang 64 * 64 (PCM), và có thể có tới 42 đường kết nối tới các CN.
- Một trạm điều khiển chính với một bộ vi xử lý chính, một bộ nhớ chính, và các phần mềm điều khiển liên kết tín hiệu báo hiệu số 7, giao thức của CN và quản trị ma trận chuyển mạch.
Trong UCN chỉ có mạch giao diện cho khối thuê bao số ở xa với tổng đài mẹ và các đơn vị cài đặt dịch vụ như:
- Máy thu tần số.
- Thiết bị tạo Tone.
- Thiết bị đo lường cho đường dây thuê bao và đường dây thiết bị của tổng đài.
- Mạch cảnh báo lỗi.
* Đơn vị điều khiển của CSNMM:
CSNMM và CSNHD có thể thích nghi với cùng một đơn vị điều khiển số UCN. Như vậy, ở đây sẽ không có sự thay đổi lớn trong việc chuyển đổi từ CSNHD sang CSNMM. Vì lý do đó, CSNHD có thể được nâng cấp lên CSNMM nhằm đáp ứng cho các thuê bao ADSL bằng cách thay những giá thuê bao của CSNHD bằng các giá thuê bao của CSNMM mà không cần thay đổi khối UCN.
2.3. Vận hành và bảo dưỡng CSN:
2.3.1. Phòng vệ:
Các đặc điểm của CSN được giám sát từ tổng đài mẹ bao gồm:
- Xác định và phân tích các lỗi của CSN.
- Nhận diện và cách ly các thành phần bị lỗi.
- Khởi tạo lại cấu hình và sử dụng các thủ tục bảo dưỡng.
Phòng vệ các CNL được dựa trên cơ sở phòng vệ các đơn vị cả phần cứng và phần mềmtheo cơ chế Active/Standby (ATC/STB cơ chế này đã được trình bày ở trên). Trong việc chuyển đổi từ ACT/STB, các cuộcc gọi đã được thiết lập đều không bị ảnh hưởng, còn trong khi vận hành khởi tạo việc chuyển đổi, các cuộc gọi đã được thiết lập cũng không bị ảnh hưởng.
Ma trận chuyển mạch có thể chuyển đổi mọi loại kết nối ngay cả với các cuộc kết nối nội hạt đặc biệt khi CSN bị lỗi đã được cách ly. Chức năng đó được thực hiện bởi việc kiểm tra động trước khi thiết lập mỗi kết nối. Việc thực hiện kiểm tra được điều khiển bằng các lệnh điều khiển.
Đối với các đơn vị đường tín hiệu tương tự, khi mỗi một CSN găp lỗi thì nó không thể gây ảnh hưởng cùng một lúc tới 16 đường còn lại. Vì khi có lỗi thì toàn bộ thông tin của đường bị lỗi đó sẽ được đưa vào đường phòng vệ thông qua việc điều khiển của các lệnh điều khiển, còn môđun bị lỗi sẽ phải được sửa chữa ngay lập tức.
2.3.2. Bảo dưỡng:
Các đường CSN yêu cầu một khoảng kiểm tra rộng cho cả đường dây thuê bao tương tự cũng như đường dây thuê bao số (ISDN, ADSL). Việc kiểm tra đó được khởi tạo bằng các lệnh đưa ra từ người vận hành và khai thác mạng. Có hai loại kiểm tra:
- Tổng đài tự động kiểm tra các thủ tục hoạt hoá dựa trên các lệnh nằm trong các file lệnh.
- Khi có nhu cầu kiểm tra bằng các lệnh được đưa vào trong suốt khoảng kiểm tra các thủ tục.
2.3.3. Cảnh báo:
Các bản tin cảnh báo được tạo ra trong khi một thành phần nào đó bị lỗi. Bản tin đó dược làm chủ bởi hệ thống xử lý cảnh báo lỗi. Hệ thống sẽ nhanh chóng đưa ra những hành động được yêu cầu và những thông tin dược sử dụng như thế nào (bản tin đầu ra, trên màn hình giám sát hiển thị, cảnh báo bằng âm thanh hoặc cảnh báo bằng thị giác). Mỗi cảnh báo đều có những đặc trưng dựa trên:
- Thông tin xung quanh bản tin cảnh báo hoặc yêu cầu cảnh báo.
- Loại cảnh báo (mức độ nghiêm trọng của lỗi).
Bản tin cảnh báo sẽ chỉ ra cho ta biết loại cảnh báo (chuyển mạch việc truyền thông tin lỗi, nguồn lỗi, môi trường, nhiệt độ, ...) và nguyên nhân cảnh báo. Ngoài ra, tín hiệu cảnh báo và các thông tin cảnh báo đều được tích hợp trong mạng quản trị viễn thông của hãng ALCATEL.
Dưới đây là một số cấu hình dung lượng của CSNMM được đưa ra của nhà bán hàng như sau:
Số lượng đường thuê bao tương tự lớn nhất
Số lượng đường thuê bao ISDN lớn nhất
Số lượng đường thuê bao ADSL lớn nhất
CNE 64
(trong nhà/ngoài trời)
(HD 64)
64
(HD 64)
32
Giá CNE
trong nhà
* 1 ngăn giá
* 2 ngăn giá
(HD/HD2/MM)
256
512
(HD/HD2/MM)
128
256
(MM)
64
128
Giá CNE trong tủ để ngoài trời
* 1 ngăn giá
* 2 ngăn giá
(HD/MM)
256
512
(HD/MM)
256
512
(MM)
64
128
Giá CNS
trong nhà (48V)
* Ngăn giá cơ sở
* Dung lượng cực đại (3 ngăn giá)
(HD/MM)
2048
5120
(HD/MM)
1024
2060
(MM)
512
1250
Giá CSN
trong nhà (230V)
* Ngăn giá cơ sở
* Dung lượng cực đại (3 ngăn giá)
(HD2/MM2)
1536
5120
(HD2/MM2)
768
2304
(HD2/MM2)
384
1024
Giá CSN trong tủ hay trong container
* Trong tủ
* Trong container
(HD/MM)
1204
6144
(HD/MM)
512
3072
(HD/MM)
256
1536
Bảng2.1 : Dung lượng và đặc tính của họ CSN trong tổng đài
2.4 Kết luận chương 2:
Như vậy CSN là đơn vị đấu nối thuê bao có khả năng phục vụ cả thuê bao tương tự và thuê bao số, nó cũng được thiết kế phù hợp với mạng sẵn có và có thể đấu nối tới mọi hệ thống sử dụng báo hiệu số 7. Trong tổng đài A1000 E10 MM, CSN là một thiết bị đã được modun hoá cao, nó có thể được lắp đặt trong các phòng chuyển mạch, hoặc trong những toà nhà ở xa trung tâm, hoặc trong những container và đặc biệt CSN có cấu trúc rất đơn giản.
CHƯƠNG 3:
TỔNG ĐÀI A1000E10 MM TRÊN MẠNG VIỄN THÔNG HÀ NỘI 3
3.1 Điều kiện kinh tế, chính trị, địa lý, tự nhiên Cty Điện thoại HN 3(Hà Tây cũ):
Hà Tây (cũ) là tỉnh cửa ngõ phía tây nam Thủ đô Hà Nội với diện tích 22.000Km2, gồm 14 huyện – Quận, thị xã, có địa hình trải dài trên 100 km.
Từ phía bắc xuống phía nam tỉnh, phân làm 2 khu vực phát triển kinh tế xã hội. Khu Công nghiệp dịch vụ phía Bắc tỉnh với trung tâm là Thị xã Sơn Tây, khu thương mại dịch vụ du lịch phía nam tỉnh với trung tâm quận Hà Đông. Dân số trung bình đến năm 2010 là 2.500.000 người. Trong đó, số người trong độ tuổi lao động là 1.523.000 người, chiếm 57,5% dân số toàn tỉnh Hà tây (cũ).
Giá trị GDP đến năm 2010 đạt 12.050 tỷ đồng. Trong đó, cơ cấu các ngành kinh tế là:
- Nông - lâm nghiệp là 23%;
- Công nghiệp - xây dựng cơ bản là 40%;
- Thương mại - dịch vụ là 37%.
Hà Tây(cũ) là 1 tỉnh có nhiều nghề truyền thống với điều kiện giao thông phát triển thuận tiện cho phát triển các khu công nghiệp và sản phẩm của các làng nghề truyền thống nên tốc độ phát triển viễn thông rất mạnh trong những năm vừa qua. Trong những năm 2002 đến 2010 tốc độ phát triển dịch vụ viễn thông trong tỉnh nay là viễn thông Hà Nội 3 mỗi năm là 40.000 dịch vụ các loại gồm điện thoại cố định, ADSL, FTTH, Metronet, MyTV, di động Vinaphone…
3.2 Tổng quan mạng Viễn thông Cty Điện thoại Hà Nội 3.
3.2.1 Mạng chuyển mạch
Hà Tây có 2 Thành phố là Thành phố Hà Đông và Thành phố Sơn Tây cùng 12 huyện. Cấu hình mạng Viễn thông Hà Tây gồm 4 HOST được đặt tại Viễn thông Hà tây ( sử dụng 3 loại tổng đài là A1000E10 MM (HC lắp đặt năm 2005) và A1000 E10 OCB 283 (lắp đặt năm 1999), tổng đài STAREX-VK(lắp đặt 1998) ) được đấu nối với 14 huyện, Thành phố gồm các vệ tinh ( Vệ tinh A1000E10-CSN, Vệ tinh STAREX-VK-SSP ), 1 HOST đặt tại Thành phố Sơn Tây sử dụng tổng đài STAREX-VK có dung lượng 120.000 số bao gồm 11 trạm vệ tinh. Các HOST được nối với mạng Quốc gia theo sơ đồ sau:
Tandem
Đ.T Hòang
PS=4520
Tandem
Cầu Giấy
PS=4521
CSN
CCS07
Các DNVT
CCS07
CCS07
Hình 3.1 : Sơ đồ các HOST nối với mạng quốc gia .
CSN
.
.
.
.
E10-MM
PS=3401
V5.2
E10- OCB283
PS=3403
Các DNVT
TAM_CS
SSP
TAM_CS
. . . .
SSP
. . . .
CCS07
CCS07
CSN
CSN
VKX-HD
PS=3402
VKX-ST
PS=3400
Host A1000 E10 OCB 283 đấu nối với 46 vệ tinh và có số thuê bao 60 000 thuê bao.
Host A1000 E10 MM đấu nối với 56 vệ tinh và có số thuê bao 110 000 thuê bao.
Host STAREX – VKX đấu nối với 23 SSP có số thuê bao 66 000 thuê bao.
Host STAREX VKX Sơn Tây đấu nối với 13 SSP có số thuê ba lên đến 50 000 thuê bao.
Trong sơ đồ mạng chuyển mạch trên chúng ta nhận thấy rằng tổng đài A1000 E10 MM đóng vai trò như 1 tổng đài tandem nội bộ cho viễn thông Hà Nội 3.
3.2.2 Mạng truyễn dẫn
Hình 3.2: Sơ đồ mạng truyền dẫn viễn thông Hà Nội 3
Mạng truyền dẫn của Viễn thông Hà Nội 3 gồm 2 vòng Ring lớn:
Vòng Ring phía Bắc: Hà Đông – Hoài Đức – Đan Phượng – Sơn Tây – Hòa lạc – Thạch Thất – Quốc Oai – Hà Đông.
Vòng Ring phía Nam: Hà Đông – Chương Mỹ - Xuân Mai – Mỹ Đức - Ứng Hòa – Phú Xuyên – Thường Tín – Thanh Thùy – Thanh Oai – Hà Đông.
Ngoài ra mỗi nút trên vòng Ring lớn lại là 1 nút trên vòng ring nhỏ của huyện, thị xã đó. Cách bố trí như vậy để giảm tối đa sự cố mất liên lạc khi đứt cáp quang
3.2.3 Mạng băng rộng, dịch vụ
Hình 3.3: Mạng băng rộng viễn thông Hà Nội 3
Mạng băng rộng của viễn thông Hà Nội 3 được bố trí khá đơn giản:
Có 3 Router đóng vai trò BRAS là Cisco E320, SW 8502, Juniper ERX 1400.
Tại trung tâm mỗi huyện Thị xã đặt 1 Switch truy nhập Access Switch SW 6502 hoặc 66151i.
Tại các trạm viễn thông nhỏ đặt các thiết bị truy nhập DSLAM.
Các dịch vụ mà mạng băng rộng cung cấp:
Dịch vụ ADSL
Dịch vụ IP TV
Dịch vụ FTTH
Dịch vụ Mega Wan
Dịch vụ Metronet
3.3 Ứng dụng tổng đài A1000 E10 MM trên mạng Viễn thông Hà Nội 3.
1. Phiên bản A1000E10 MM trên mạng Viễn thông là Nội 3 là HC3.1
Hình 3.4 : Cấu trúc Tổng đài A1000E10 MM tại viễn thông Hà Nội 3
Tổng đài A1000 E10 MM đặt tại viễn thông Hà Nội 3 là tổng đài HC chưa hoàn chỉnh (HC 3.1) với các đặc điểm sau:
Các thông số
Tối đa của HC3.1
Số lượng thực tế
Số thuê bao
200 000
77 560
Số trung kế
768
604
Số kênh báo hiệu
3 528
121
Số lượng tuyến báo hiệu
189
61
Bảng 3.1: Bảng thống kê số liệu tổng đài HC3.1 của viễn thông Hà Nội 3
Cách bố trí sắp xếp ngăn giá của A1000 E10 MM tại viễn thông Hà Nội 3
2. Điểm khác nhau cơ bản của HC3.1 và HC 3.4 (HC hoàn chỉnh)
Có 4 điểm khác nhau cơ bản của HC3.1 và HC3.4
Các thành phần khác nhau
HC3.1
HC3.4
SMT 2G
Có SMT 2G
TU modul
SMM
Không có SML-M
Có thêm SML-M
Mạch vòng thông tin
Token Ring(16Mb/s)
Ethernet(100Mb/s)
Trạm điều khiển thiết bị phụ trợ
SMA
SMBA
Bảng 3.2. So sánh sự khác nhau giữa HC3.1 và HC3.4
Hình 3.5: Mô tả sự khác nhau giữa HC3.1 và HC 3.4
Hình vẽ dưới mô tả sắp xếp ngăn giá tổng đài A1000E10MM tại viễn thông Hà Nội 3
Hình 3.6: Sắp xếp ngăn giá của tổng đài HC3.1 tại viễn thông Hà Nội 3
Hiện thị trạng thái của các trạm:
@ESMIN;
CEN=1/11-05-17/07 H 46 MN 00/INTERROGATION D'ETAT DE SM
TRAITEMENT TDRHM0 ACC
AM=SMMA ETAT=ES AUTS=NON AGEO=S1-TR02-B11-A125-R000
AF=OCA ETAT=ESRE
AM=SMMB ETAT=ES AUTS=NON AGEO=S1-TR02-B11-A190-R000
AF=OCB ETAT=ES
AM=SMTA1 ETAT=ES AUTS=NON AGEO=S1-TR02-B11-A033-R000
AF=URMA1 ETAT=ES
AM=SMTB1 ETAT=ES AUTS=NON AGEO=S1-TR02-B11-A060-R000
AF=URMB1 ETAT=ESRE
AM=SMTA2 ETAT=ES AUTS=NON AGEO=S1-TR01-B12-A085-R000
AF=URMA2 ETAT=ES
AM=SMTB2 ETAT=ES AUTS=NON AGEO=S1-TR01-B12-A112-R000
AF=URMB2 ETAT=ESRE
AM=SMTA3 ETAT=ES AUTS=NON AGEO=S1-TR01-B12-A150-R000
AF=URMA3 ETAT=ES
AM=SMTB3 ETAT=ES AUTS=NON AGEO=S1-TR01-B12-A177-R000
AF=URMB3 ETAT=ESRE
AM=SMBA1 ETAT=ES AUTS=OUI AGEO=S1-TR01-B02-A137-R002
AF=COMA1 ETAT=ES
AF=URMA17 ETAT=ES
AF=HDA1 ETAT=ES
AF=ANA1 ETAT=ES
AF=PUPE1 ETAT=ES
AF=ETA1 ETAT=ES
AF=TR1 ETAT=ES
AF=TX1 ETAT=ES
AF=MQ1 ETAT=ES
AF=GX1 ETAT=ES
AF=MR1 ETAT=ES
AF=CC1 ETAT=ES
AF=GS1 ETAT=ES
AF=PCA ETAT=ES
AM=SMBB1 ETAT=ES AUTS=NON AGEO=S1-TR01-B02-A137-R083
AF=COMB1 ETAT=ES
AF=URMB17 ETAT=ESRE
AF=HDB1 ETAT=ESRE
AF=ANB1 ETAT=ES
AF=PUPE2 ETAT=ESRE
AF=ETA2 ETAT=ES
AM=SMB1 ETAT=ES AUTS=OUI AGEO=S1-TR02-B02-A137-R002
AF=PUPE3 ETAT=ES
AF=ETA3 ETAT=ES
AF=TR2 ETAT=ES
AF=TX2 ETAT=ES
AF=MQ2 ETAT=ES
AF=GX2 ETAT=ES
AF=MR2 ETAT=ES
AF=CC2 ETAT=ES
AF=GS2 ETAT=ES
AF=PCB ETAT=ESRE
TRAITEMENT TDRHM0 EXC
3. Các dịch vụ cung cấp của tổng đài HC3.1
Tổng đài A1000E10 MM với tính năng ưu việt của nó có thể xử lý rất nhiều loại cuộc gọi trong các phạm vi khác nhau:
- Các cuộc gọi nội hạt.
- Các cuộc gọi ra, gọi vào trong mạng viễn thông Hà Nội 3.
Ngoài chức nắng xử lý cuộc gọi A1000 E10 MM còn cung cấp các dịch vụ:
+ Facsmile (FAX) nhóm 4 (64Kb/s)
+ Telex Fax với Modem cho kênh B hoặc cho giao thức X25 để phối hợp với kênh B (64Kb/s).
+ Truyền ký tự và hình ảnh (Audio Video Tex) 46Kb/s.
+ Truyền tiếng nói và hình ảnh (Audio Graphy) 64Kb/s.
Các dịch vụ hỗ trợ bao gồm:
+ 1 ¸ 4 vùng địa dư ( địa chỉ tắt 1 ¸ 4 con số).
+ Tính cước tại máy (Cung cấp xung tính cước –tín hiệu đảo cực để tính cước tại máy).
+ Chuyển cuộc gọi.
+ Hiển thị số máy chủ gọi.
+ Khóa mã cá nhân.
+ Chặn cuộc gọi.
+ Dịch chuyển giữ số khác Host.
4. Vận hành và khai thác tổng đài HC3.1
4.1 Quản lý thuê bao
ND là danh bạ của thuê bao, độ dài của con số phụ thuộc vào kế hoạch đánh số của từng quốc gia. Danh bạ gồm cực đại 15 con số, được mô tả như hình vẽ 2.8
- Mã nước: là mã đích đến của cuộc gọi, có thể gồm từ 1-3 chữ số và nó được xác định trong khuyến nghị E.163 cho kế hoạch đánh số mạng hiện tại.
- Mã quốc gia: có độ dài thay đổi tương ứng với danh bạ trong mạng quốc gia, nó có thể được dùng là mã vùng để định tuyến cuộc gọi trong một mạng quốc gia để đến được đích.
Mã nước
CC
Mã vùng quốc gia
AC
Con số thuê bao
ND
Hình 3.7: . Cấu trúc con số quay số
Con số quay số quốc gia NDC
Con số quay số quốc tế, cực đại 15 chữ số
NE là chỉ số thiết bị của thuê bao và được xác định như sau:
NE= UR- REG- BRO
- UR: chỉ số đơn vị đấu nối 1 £ UR £ 223
- REG: chỉ số bảng đấu dây 1 £ REG £ 39
- BRO: chỉ số đôi chân cắm tại giá phối dây . 1 £ BRO £ 127
Thứ tự chỉ số thiết bị lấy từ 1- 5119.
Các lệnh trong vùng thuê bao được mô tả trong hình 2.9
@ ABOCR
ND-NE-TY-CAT
TAX
@ ABOMU
ND-NE-TY-CAT
TAX
@ ABOMO
ND-TY-CAT
@ ABORT
ND-TY=DFn
@ ABOSU
NE
ND
ND
NE
TAXXXX
TY
CAT
Hình 3.8 : Mô tả cấu trúc lệnh thuê bao
ABOCR : Tạo thuê bao
ABOMO: Thay đổi thuộc tính của thuê bao
ABOSU : Xoá thuê bao
ABOMU: Chuyển đổi thiết bị thuê bao
ABORT : Chuyển một danh bạ đến máy thông báo
TAX : Cước
4.2 Quản lý trung kế
CT :Một kênh trung kế số được xác định là một khe thời gian tín hiệu số trên luồng PCM thuộc đơn vị đấu nối trung kế SMT. Luồng PCM được đấu nối giữa tổng đài này với tổng đài khác phục vụ cho các cuộc nối liên đài. Một kết cuối trung kế (kênh trung kế) được xác định bằng một địa chỉ chức năng:
AFCT= UR-PCM-TS
Trong đó: UR: đơn vị đấu nối của SMT (1 £ UR £ 223)
PCM: chỉ số đường PCM đấu nối với SMT (0 £ PCM £ 3)
TS: Chỉ số khe thời gian trên đường PCM (1 £ TS £ 31)
NFSC: tên chùm kênh trung kế: các trung kế có cùng đặc tính thường được tạo nhóm và còn gọi là chùm kênh. Chùm kênh trung kế được đặc trưng bởi các thông số:
Hướng GENR =M : cho trung kế hai chiều thường được sử dụng trên các trung kế sử dụng báo hiệu kênh chung số 7.
Báo hiệu: SG= L10E7: hệ thống báo hiệu số 7 của CCITT
Kênh trung kế trong báo hiệu số 7 được gọi là CIC, trong đó CIC lấy các giá trị trong khoảng 1 £ CIC £ 4095. Việc đặt CIC phải thống nhất giữ 2 tổng đài với nhau để tránh lệch CIC sẽ không đàm thoại được.
Điểm báo hiệu(PS)
Mỗi 1 tổng đài đặt trên mạng đều được coi là 1 điểm báo hiệu. Các trung kế được đấu nối giữa hai tổng đài có điểm báo hiệu PS được xác định bằng 1 £ PS £ 16383. Điểm báo hiệu của A1000 E10 MM của viễn thông Hà Nội 3 trên mạng PSTN là PS=3401.
Kiểm tra kênh trung kế:
@FSCIL:
CEN=1/11-05-19/09 H 28 MN 32/LISTAGE DES FAISCEAUX
@TYR=RN;
TRAITEMENT TGCIL ACC
NFSC=VP179 GENR=M SG=L10E07
PS=01120 TYR=RN CSC=1 LOI=3
NBCT=00124
NFSC=HDG01 GENR=M SG=L02E07
PS=03402 TYR=RN CSC=0 LOI=3
NBCT=01424
NFSC=OCBHD GENR=M SG=L02E07
PS=03403 TYR=RN CSC=0 LOI=3
NBCT=01114
NFSC=171QT GENR=M SG=L02E07
PS=04008 TYR=RN CSC=0
NBCT=00030
NFSC=HNI01 GENR=M SG=L02E07
PS=04008 TYR=RN CSC=0 LOI=3
NBCT=00062
NFSC=VKXC7 GENR=M SG=L02E07
PS=03400 TYR=RN CSC=0 LOI=3
NBCT=00525
NFSC=TDCGY GENR=M SG=L10E07
PS=04521 TYR=RN CSC=0 LOI=3
NBCT=02013
NFSC=TDDTH GENR=M SG=L10E07
PS=04520 TYR=RN CSC=0 LOI=3
NBCT=00340
TRAITEMENT TGCIL EXC
Chùm kênh báo hiệu
Một chùm kênh báo hiệu là một tập các kênh báo hiệu với cùng đặc tính. Chùm kênh phụ thuộc vào:
- Con số điểm báo hiệu mà chùm kênh đấu nối tới
- Luật phân bố trên chùm kênh
- Đặc tính ( tốc độ: D, phương thức sửa sai : CORR)
- Chỉ số các kênh báo hiệu (COC)
Mỗi tổng đài HC3.1 cho phép quản lý tối đa 3528 COC (14 trạm SMB A) , mỗi trạm SMB A có tối đa 4 card ACMPR quản lý tối đa 252 kênh báo hiệu(mỗi Card ACMPR quản lý 63 kênh báo hiệu- 63 COC).
Kiểm tra trạng thái kênh báo hiệu:
@FSMIN;
CEN=1/11-05-17/07 H 52 MN 16/INTERROGATION SUR FAISCEAUX DE C.S.
TRAITEMENT TFSMIN ACC
NFSM= OCBHD TYR=RN
PS= 03403 LOI= 01 D= N CORR= BASE
COC RANC TSV-VTSV TSM-VTSM AFCTE/SGSGP AFLRXE/INTID AFTSX ETCS
00 00 01-017 02-026 211-000-01 3-041 4-003-05 ACTI+NBLO
01 01 02-025 00-008 207-000-01 7-016 1-001-08 ACTI+NBLO
NFSM= STAY1 TYR=RN
PS= 03400 LOI= 06 D= N CORR= BASE
COC RANC TSV-VTSV TSM-VTSM AFCTE/SGSGP AFLRXE/INTID AFTSX ETCS
00 00 01-035 02-011 222-002-01 1-018 2-001-11 ACTI+NBLO
01 01 02-041 00-034 207-003-01 7-048 3-003-13 ACTI+NBLO
NFSM= VTN03 TYR=RN
PS= 04008 LOI= 06 D= N CORR= BASE
COC RANC TSV-VTSV TSM-VTSM AFCTE/SGSGP AFLRXE/INTID AFTSX ETCS
00 00 01-036 02-032 222-001-01 6-112 4-003-11 INIT+NBLO
NFSM= VKX01 TYR=RN
PS= 03402 LOI= 06 D= N CORR= BASE
COC RANC TSV-VTSV TSM-VTSM AFCTE/SGSGP AFLRXE/INTID AFTSX ETCS
00 00 01-042 02-034 218-010-01 6-106 4-003-13 ACTI+NBLO
01 01 02-040 00-013 207-002-01 7-032 1-001-13 ACTI+NBLO
NFSM= TDDTH TYR=RN
PS= 04520 LOI= 06 D= N CORR= BASE
COC RANC TSV-VTSV TSM-VTSM AFCTE/SGSGP AFLRXE/INTID AFTSX ETCS
00 00 01-060 02-040 215-005-01 1-083 4-003-19 ACTI+NBLO
NFSM= TDCGY TYR=RN
PS= 04521 LOI= 06 D= N CORR= BASE
COC RANC TSV-VTSV TSM-VTSM AFCTE/SGSGP AFLRXE/INTID AFTSX ETCS
00 00 01-062 02-020 210-008-01 3-049 2-001-20 ACTI+NBLO
01 01 02-054 00-059 207-006-01 7-113 1-000-17 ACTI+NBLO
TRAITEMENT TFSMIN EXC
4.3. Quản lý biên dịch, định tuyến
Các cuộc gọi phải được định tuyến từ nguồn đến đích. Để thực hiện được chức năng quan trọng này tổng đài được cài đặt phần mềm biên dịch. Mục đích của chức năng biên dịch là kiểm tra và biến đổi danh bạ của thuê bao thành dữ liệu phù hợp để hệ thống điều khiển thiết lập đấu nối. Cấu trúc và kích cỡ của con số do thuê bao chủ gọi quay phụ thuộc vào kiểu của dịch vụ đó là gọi nội hạt, vùng quốc gia hay quốc tế.
Các chức năng biên dịch bao gồm:
Các dịch vụ biên dịch và kiểm tra quay số: cung cấp cho xử lý gọi các thông tin cần thiết để kiểm tra quyền hạn và đặc tính của con số nhận được đó là gọi thông
thường hay gọi dịch vụ để thực hiện và nạp phần mềm xử lý thích hợp với con số này.
Quản lý biên dịch: quản lý biên dịch cho phép khai thác viên tạo, thay đổi, xoá, liệt kê các thành phần khác nhau trong các chức năng biên dịch. Nó gồm các chức năng sau: Quản lý tiền phân tích, mã quay số, hạn chế gọi, định tuyến, thông số cước, quản lý đích, quản lý chuyển tiếp
Dữ liệu biên dịch: Dữ liệu biên dịch được phân thành các bảng. Mỗi chức năng có các bảng riêng của nó. Biên dịch quay số gồm việc quét các bảng này để xác định các thông tin cần thiết từ con số nhận được. Thủ tục này được thực hiện trong vài bước sử dụng các thông tin trung gian nhận được từ các bảng này.
Số liệu tiền phân tích(PRE)
Số liệu tiền phân tích chủ yếu phụ thuộc vào kế hoạch đánh số của quốc gia. Trong tổng đài A1000 E10 MM có 15 bảng tiền phân tích. Có một vài bảng chưa được sử dụng. Việc phân nhiệm bảng dựa vào nguồn gọi. Nó có thể bắt đầu tiền phân tích trong một bảng và kết thúc tại một bảng khác. Từ các bảng tiền phân tích sẽ chỉ ra bảng phân tích mà trong đó phải tiếp tục phân tích danh bạ. Tiền phân tích và phân tích được mô tả trong hình 2.9
ND=04 38580000
con số
ND=08 38580000
mã bị gọi:
PRE=838 PRE=438
NPREA 2
NPREA 1
NPREA 12
Phân tích
TRAD=..15
TRAD=4
Quốc tế
TRAD=3
Dịch vụ
TRAD=2
Quốc gia
TRAD=1
Nội hạt
vùng
Hình 3.9. Thủ tục tiền phân tích và phân tích
Dữ liệu phân tích:
Dữ liệu phân tích được chia thành nhiều bảng phân tích cho các mục đích xử lý gọi khác nhau ví dụ như trong bảng 1 (TRAD=1) chỉ được sử dụng để phân tích các cuộc gọi nội hạt hay trong vùng, trong bảng 2 (TRAD=2) được sử dụng để phân tích các cuộc gọi đường dài trong nước...Quá trình phân tích có thể được bắt đầu trong bảng này và kết thúc tại một bảng khác. Từ bảng phân tích sẽ chỉ ra tuyến và thông số cước được sử dụng cho cuộc gọi. Hình vẽ1.9. mô tả các dữ liệu định tuyến có liên quan với quá trình biên dịch.
Định tuyến
Từ chỉ số tuyến được xác định trước đó, chức năng định tuyến đưa ra các thông tin cần thiết cho xử lý gọi. Các thông tin này phụ thuộc vào kiểu định tuyến. Cực đại có 31 kiểu định tuyến khác nhau và có thể tạo được đến 1023 tuyến khác nhau.
Một số kiểu tuyến được mô tả trong bảng sau:
Kiểu tuyến
Ứng dụng
TYPE=1
Định tuyến vào nhóm trung kế có truyền thông tin quay số
TYPE=3
Định tuyến nội hạt
TYPE=4
Định tuyến đến máy thông báo
TYPE=6
Định tuyến có tạo lại danh bạ thuê bao ND (113,114,...)
Bảng 3.3: Bảng kiểu định tuyến của tổng đài A1000 E10 MM
4.4 Xử lý lỗi.
Phần mềm OM trong SMM thực hiện chức năng quản lý lỗi tập trung, quản lý lỗi có thể phân thành 3 chức năng chính, đó là:
In ấn các lỗi sau khi lỗi được lọc ra
Xác minh lỗi nằm trong khối chức năng nào, tính toán thống kê để xác định các phần tử lỗi.
Thực hiện các lệnh Người- Máy để liệt kê, lọc và ngăn chặn các lỗi.
Thủ tục xử lý lỗi được mô tả trong hình 2.12
Xử lý lỗi
Bản tin lỗi
Chu kỳ giám sát
2 phút
In ấn bản tin
Lưu vào ổ đĩa
Nhớ tạm
Chẩn đoán
Liệt kê
Lọc
Ngăn chặn
Hình 2.10. Thủ tục xử lý lỗi
Mỗi lỗi đều có kiểu lỗi (TYPE) và chức năng lỗi (FUNCTION), được phân nhiệm như trong bảng. Trong tổng đài A1000 E10 có cực đại 256 lỗi khác nhau.
T0 – T9
T10 - T12
T13 - T5
F0
Đến
F15
Bản tin do các phần tử lệnh kiểu tiêu chuẩn
Bản tin do đơn vị đấu nối UR gửi
Bản tin đặc biệt
Bảng 3.4: Kiểu lỗi và chức năng lỗi
Lỗi gồm 3 mức :
Mức 1 là lỗi phần cứng
Mức 2 là lỗi nghiêm trọng về phần mềm
Mức 3 là lỗi phần mềm nhưng không quan trọng lắm
Mọi bản tin lỗi đều được phân chia như sau:
Tiêu đề chung cho mọi bản tin lỗi
Phần riêng biệt dựa vào đặc tính của từng lỗi. Một vài lỗi có thể có chung một khuôn dạng vì khuôn dạng này là chung cho cả một nhóm lỗi khi chúng có cùng đặc tính.
Ví dụ :khuôn dạng cảnh báo gồm 2 dạng sau:
Kiểu chức năng
Tên tổng đài
Ngày
Giờ
Tên bản tin lỗi
Khuôn dạng
*F1387/ T08F15/ NCEN=MAQ/ 11-5-17/ 10H11/ NOM=OFSTM
Mức lỗi
Hệ thống
Phân hệ
Điểm báo hiệu
Dịch vụ
N=6045/ NIV=3/ ENS=011/ SENS=133-011-51/PS=255/SERCOC=193
EM: AF= EM: AF=PUPE3
PUPE3
M: AF=PUPE3
Chỉ số lỗi
Hệ thống phát
sinh lỗi
EM: AF=PUPE3
Loại Khuôn Ngày Giờ Chỉ số nội Kiểu CB Loại CB Sự kiện Cánh báo
dạng bộ CB
!! A628/ 29/ 11-5-17/ 14H20/N=5544/TYP=COM/CAT=ID/ EVENT=DAL
Tên tổng đài Tên trạm CB Địa chỉ vật lý của trạm
NCEN=HADONG/ AM=SMXB1/AGEO=S1-TR02-B05-A171-R000
Sự kiện: DAL bắt đầu
MAL tiếp tục duy trì
FAL Kết thúc
Khi có lỗi xảy ra tùy theo mức lỗi việc định hướng xử lý khác nhau nhưng cách thông thường nhất là khoanh vùng xác định lỗi LOCAVAR.
Quá trình LOCAVAR tại các trạm nhờ cơ chế phòng vệ trạm
Khi xảy ra sự cố tại trạm, nhờ chương trình phòng vệ trạm nội bộ, phòng vệ trung tâm mà trạm bị sự cố được tự động định vị. Các bản tin trao đổi giữa SMM và trạm bị lỗi cũng tương tự như trường hợp trên, tuy nhiên phần mềm ML OM phải đưa trạm bị lỗi về trạng thái BLOS. Khi kết thúc quá trình, và giả sử có bản tin dự đóan, bản tin này sẽ được hiển thị tại terminal có gán file OPMN. Kết thúc locavar, trạm trở lại trạng thái BLOS, nếu không có lỗi (không có bản tin dự đóan), trạm tự động trở về trạng thái ES.
Qúa trình kiểm tra LOCAVAR được thực hiện theo 3 giai đoạn:
Kiểm tra Couplers:
Trạm được đặt về trạng thái TEST, Coupler chính CMP nạp chương trình LOCAVAR BOOT từ archive ZLO của SMM. CMP sẽ chạy chương trình tự động kiểm tra sau khi đã khẳng định dữ liệu nạp về là đúng và đủ (thông qua kiểm tra tổng checksum). Thực hiện kiểm tra các đặc tính của trạm (chứa trong các file FCSM, FDSM, FDMO) nhờ quá trình trao đổi các bản tin DLECM, RLECM giữa phòng vệ trung tâm SMM và CMP của trạm bị lỗi. CMP sẽ thực hiện:
Xác định đặc tính của trạm
Số lượng các thành phần (agent) có mặt tại Bus BSM
Xác định đặc tính của mỗi thành phần đó
Mối quan hệ phụ thuộc giữa các thành phần.
Nạp phần mềm LOCAVAR từ CMP và thực hiện kiểm tra:
Kiểm tra tòan bộ CMP
Kiểm tra truy nhập vào Bus BSM
Kiểm tra sự truy nhập vào bộ nhớ thông qua Bus BSM
Kiểm tra bộ nhớ trong truy nhập BSM từ CMP
Kiểm tra hiệu năng của trạm
Kiểm tra các bảng mạch của trạm
Thông qua CMP sẽ nạp:
FLDP: File này quản lý trình tự thực hiện tại bước 2 của quá trình LOCAVAR
Các file phần mềm của mỗi tổ chức hiện hữu tại trạm tương ứng với thông tin cấu hình SM.
Sau khi nạp, CMP kiểm tra Checksum từng file đó. Thực hiện locavar tại bảng mạch mẹ và sau đó CMP thực hiện locavar tại từng thành phần theo phần mềm locavar tương ứng. Khi kết thúc kiểm tra từng thành phần, thành phần đó sẽ thông báo cho CMP bước kiểm tra tiếp theo. Khi kết thúc tòan bộ quá trình kiểm tra, CMP gửi đi bản tin FTEST.
Hiển thị kết quả kiểm tra:
Khi kết thúc kiểm tra, nếu không có bản tin dự đóan, trên màn hình Terminal chỉ xuất hiện ngày, giờ kết thúc Locavar. Nếu có bản tin dự đóan (có lỗi): bản tin sẽ mô tả vị trí lỗi có thể có và có thể đưa ra tên bảng mạch bị lỗi, địa chỉ bảng mạch và các tham số nội bộ của quá trình locavar được thể hiện bằng số Hexa.
3.4 Kết luận chương 3:
Tổng đài HC3.1 trên mạng viễn thông Cty điện thoại Hà Nội 3 là 1 tổng đài có tính năng xử lý mạnh đáp ứng mọi nhu cầu dịch vụ cho mạng điện thoại cố định. Với kích thước nhỏ gọn nhưng đáp ứng được dung lượng cao nên được đặt là Tandem nội bộ của mạng viễn thông Cty điện thoại Hà Nội 3. Tổng đài A1000E10 MM có khả năng tương thích với các loại tổng đài khác của hãng nên có thể chuyển lưu lượng thuê bao từ tổng đài OCB 283 sang HC 3.1 hoặc ngược lại nên dễ dàng quy hoạch lại mạng chuyển mạch trên viễn thông cty điện thoại Hà nội 3.
KẾT LUẬN CHUNG
Sau một thời gian tìm hiểu và khai thác tổng đài A1000 E10 MM nhóm chúng em nhận thấy tổng đài A1000 E10MM lắp đặt trên mạng viễn thông cty điện thoại Hà Nội 3 có nhiều tính năng vượt trội so với các loại tổng đài khác:
Kích thước gọn nhẹ
Tiêu thụ ít năng lượng
Tỏa nhiệt ít
Phù hợp với mọi loại cấu hình và dung lượng.
Đáp ứng được các dịch vụ hiện tại và các dịch vụ mới.
Đáp ứng được cho mạng thế hệ mới NGN.
Dễ thay đổi, nâng cấp phầm mềm để chuyển lên cấu hình cao hơn.
Hoạt động ổn định, ít có lỗi xảy ra.
Ngoài ra tổng đài A1000 E10MM còn một số nhược điểm:
Ngôn ngữ câu lệnh tổng đài dùng là tiếng Pháp nên không thông dụng và dễ hiểu như tiếng Anh.
Các lệnh liệt kê số liệu thường mất nhiều thời gian (30’ đến 2h)
Sau thời gian hoạt động lâu có thể sinh ra lỗi do trạng thái thiết bị bị treo.
Mặc dù vậy tổng đài A1000E10 MM vẫn là loại tổng đài tiên tiến nhất hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu hãng ACATEL- LUCENT
nguồn trên Internet.
Tài liệu từ đồng nghiệp.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tổng đài a1000e10 mm và ứng dụng trên mạng viễn thông công ty điện thoại hà nội 3.doc