Năm 1992 Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường đã cho phép chương
trình NKHHCT quốc gia tiếp tục tiến hành nghiên cứu các biện pháp nhằm giảm
tỷ lệ tử vong do viêm phổi trẻ em [7]. Theo phân loại của TCYTTG viêm phổi trẻ
em được phân 3 mức độ là viêm phổi (VP), VP nặng và VP rất nặng [19],[30].
Trong khi những trẻ bị VP chỉ cần điều trị 1 kháng sinh uống và theo dõi tại nhà,
có tiên lượng tốt thì những trẻ bị VP nặng hoặc VP rất nặng phải được điều trị tại
bệnh viện và có tỷ lệ tử vong cao [3],[6]. Vì vậy để giảm tỉ lệ tử vong do viêm
phổi trẻ em ngoài việc phải làm giảm tỷ lệ mắc VP, phát hiện sớm VP và còn
quan trọng hơn là bằng mọi biện pháp hạn chế đến mức thấp nhất thể VP nặng trẻ
em. Từ trước đến nay các nghiên cứu của TCYTTG cũng như của các tác giả
trong và ngoài nước khác phần lớn đều tập trung vào tìm hiểu các yếu tố thuận
lợi gây VP chung mà chưa đi sâu vào tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố này đến
VP nặng. Trên góc độ lâm sàng tại tuyến điều trị chuyên sâu, thường phải tiếp
nhận điều trị bệnh nhân VP nặng chúng tôi nhận thấy đây là một vấn đề cần được
quan tâm. Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm tìm ra các yếu tố
nguy cơ có thể dẫn đến viêm phổi nặng để góp phần nâng cao công tác chăm sóc
và bảo vệ trẻ em
80 trang |
Chia sẻ: anhthuong12 | Lượt xem: 2296 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổng hợp các Đề tài nghiên cứu khoa học y khoa trẻ em, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
shed children (over 80%). Anemia and malnutrition have a strong link
with each other, the more seriously malnourished children get, the worse their anemia is.
Evaluating the relationships between helminthes infection and anemia showed
that there was a link between Hookworm infection and anemia. The research of Ta Thi
Tinh also reported that there was no connection between anemia and Ascaris infection
as well as Trichuris infection, but a significant relationship between anemia and
Hookworm infection was found.
Table 3.5. Relationships between Anemia and infectious or blood lost status in 6 months before
the study was conducted.
Characteristics Total
Anemia
2, p
N %
Blood lost status
Yes 9 4 44.4 2 = 0.45
p > 0.05 No 327 93 28.4
Infectious status
Yes 26 10 38.5
2 = 1.26
p > 0.05
No 310 87 28.1
Sum 336 97 28.9
Although there was no relationship between anemia’s status and blood lost status
as well as infectious status in the six months before the study was conducted, chronic
infection and bleeding are factors relating to anemia. Therefore, children with chronic
infections or who have serious bleeding have had chronic bleeding in the past need to be
looked after carefully. It is necessary for them to supplement their iron levels with
tablest to prevent anemia.
3.2.2. Environmental factors
Table 3.6. Relationships between anemia status and demography,
household economic levels and the number of days eating meat and fish a week
Characteristics Total
Anemia
2, p
n %
Demography
Thuong Nhat 164 65 39.6 2 = 18.08
p < 0.01 Khe Tre 172 32 18.6
Household
economic levels
Under the
average
193 73 37.8 2 = 17.66
455
Equal or over the
average
143 24 16.8
p < 0.01
Number of days
eating meat and
fish a week
0 - 3 days 163 67 41.1
2 = 23.08
p < 0.01
4 - 7 days 173 30 17.3
Total 336 97 28.9
Demography is one of the factors relating to anemia in our study. According to
the results in the survey of Nguyen Cong Khanh on the anemia status of Vietnamese
children in 1987, there was a significant difference in the rate of anemic children
between rural areas and urban areas; that was also similar to the results of the study of
Adewuji JO (1992).
There was a considerable link between household economic levels and anemia
status. It is reasonable that economic factors influence many other elements, including
children nutrition status. The research of Ali, on the relationship between demographic-
social factors and anemia status in 2001 found the difference between household
economic levels and anemia’s status.
The children who ate more meat and fish a week have lower rate of anemia.
Compared with results of the study of Nguyen PH, it also reported that there was a
relationship between anemia status and the number of days children ate fish and meat a
week. Additionally, the survey of Nguyen Chi Tam mentioned that the low frequency of
fish and meat intake was a risk factor of anemia among members in family, including
the adult.
Table 3.7. Relationships between anemia‘s status and having parents working as farmers
Characteristics Total
Anemia
2, p
n %
Mother’s
occupation
Farmer 203 76 37.4
2 = 18.29
p < 0.01
Other 133 21 15.8
Total 336 97 28.9
Father ‘s
occupation
Farmer 205 75 36.6
2 = 16.36
p < 0.01
Other 126 20 15.9
Total 331 95 28.7
There was a relationship between anemia status and parents who were farmers.
The possible reason is that if parents work as farmers their children have more
occasions to play in the fields, combined with other factors such as habits of walking
456
barefoot and so on, leading to good conditions for hookworm infection. Therefore, it
can cause anemia.
Table 3.8. Relationships between anemia‘s status and educational levels of mothers and
mother’s practice in feeding children
Characteristics Total
Anemia
2, p
n %
Educational levels of
mothers
Illiterature 135 51 37.8
2 = 8.75
p < 0.05
Primary
school
129 29 22.5
Higher than
primary
schools
72 17 23.6
Mother’s practice in
feeding children
No 204 70 34.3
2 = 7.50
p < 0.01
Yes 132 27 20.5
Total 336 97 28.9
Generally, the results showed that the higher the educational levels of mothers,
the lower anemia rate found in their children. According to the results of a study of Cao
Duc Hanh on the anemia status of children from six months to under 15 years old, there
was also a link between anemia ‘s status and educational levels of mothers, some other
research had a similar conclusion. In addition, the connection between anemia status
and the mother’s practices of feeding children was found by our study.
4. Conclusions
The total anemia rate of primary school children in Thuong Nhat commune and
Khe Tre town was 28.9%, all of them were at the mild level (26.2%) and moderate level
(2.7%), there were no serious cases of anemia. The rate of malnutrition was 39.0%. In
the stool samples, the rate of samples having hookworm‘s eggs were highest (18.2%).
There was a significant difference between anemia rate of different ethnical
groups. The rate of anemia in the Katu children was higher than that of the Kinh.
Moreover, biological factors relating to anemia were ages, nutritional status,
hookworm infection.
Environmental factors which have a relationship with anemia status included
demography, household economic levels, the number of days eating meat and fish a
week, parents working as farmers, educational levels of mothers and the mother’s
practice in feeding children.
457
5. Recommendations
Katu children in Nam Dong should supplement their diet with iron tablets and
cured for normal reasons of anemia.
Suitable solutions should be given to improve malnutrition and hookworm
infections among these primary school children.
The knowledge of mothers and awareness about anemia should be strengthened.
Further research needs to be conducted in Nam Dong about anemia to get the
correct assessment and detect its relating factors for improving community health.
REFERENCES
1. Wilson JD , Braunwald E, Isselbacher KJ. Principles of internal medicine. vol.1. Ha
Noi: Medical Publishing House 1999:466-471.
2. Loi Cao Ba et al. Relationships between anemia with intestinal parasitic infection in
school children (6-14 years old) in Quang Lac, Mai Pha, Chi Lang communes of Lang
Son city, Lang Son province. Malarial and Parasitic diseases preventive Magazine 2005,
vol.1: 77-82.
3. Nguyen Chi Tam. Nutritional anemia and some relating factors in 11 to 14 year old
children in a rural commune [Master ‘s thesis of community nutrition], Hanoi Medical
University 1996.
4. Ta Thi Tinh et al. The relationship between anemia‘s status of primary school children
and worm infection in a highland commune of Thanh Hoa Province. Studies reported at
National Conference in Malaria – Parasitology – Insects in 2001-2005, Ha noi Medical
Publishing House 2006:126-133.
5. Quizhpe E. et al., Prevalence of Anaemia in Schoolchildren in the Amazon Area of
Ecuador. Rev Panam Salud Publica 2003; 13(6):355-361.
6. Nguyen PH et al. Risk Factors for Anemia in Vietnam. Southeast Asian J Trop Med
Public Health 2006; 37(6):1213-1223.
7. Nguyen Cong Khanh et al. Anemia in Vietnamese Children in 1987. 20 years of
Prevention and Control of Micronutrient Deficiencies in Vietnam. Hanoi Medical
Publishing House 2001:102-103.
8. Nguyen Thi Ngoc Phuong et al. Effects of Anemia on Physical and Behavioral-mental
Development of Children in Budang District Binh Phuoc Province in 2000. 20 years of
Prevention and Control of Micronutrient Deficiencies in Vietnam. Hanoi Medical
Publishing House 2001:146-162.
458
9. World health Organization. School-age Children. Helminthes Control in School-age
Children. Genever: World Health Organization Press 2002:9-10.
10. Youssef A. et al. Prévalence de L’ Anémie Chez les Préadolescents Scolaires dans La
Province de Kénitra au Maroc. Cahiers Santé 2004 ;14 :37-42.
1
TÌM HIỂU TÌNH HÌNH SUY THẬN
TRONG HỘI CHỨNG THẬN HƯ TIÊN PHÁT Ở TRẺ EM
TẠI KHOA NHI - BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ
Hồ Viết Hiếu
Trường Đại học Y khoa, Đại học Huế
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hội chứng thận hư tiên phát (HCTHTP) là bệnh khá phổ biến. Tại Khoa
Nhi - Bệnh viện Trung ương Huế, HCTHTP chiếm 30% số bệnh thận và 0,73%
bệnh nội trú [1]. Tổng kết 10 năm của Viện Nhi, HCTHTP chiếm 1,7% số bệnh
nội trú, chiếm 42,62% số bệnh tại Khoa Thận [7].HCTHTP là biểu hiện của
bệnh lý cầu thận mạn tính với nhiều biến chứng [2][6][10]. Trong đó, suy thận
(ST) là một biến chứng quan trọng, vì nó có thể gây tử vong nếu không được can
thiệp đúng và kịp thời. [3][8][10].
Trong thực hành, để điều trị và tiên lượng HCTHTP một cách đúng đắn,
người ta dựa vào thể lâm sàng; sự đáp ứng với corticoid; đặc biệt có biến chứng
2
suy thận hay không là một yếu tố hết sức quan trọng trong khi can thiệp và tiên
lượng [5].
Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Tìm hiểu tình hình suy thận trong hội chứng thận hư tiên phát (ST / HCTHTP)
ở trẻ em tại Khoa Nhi - Bệnh viện Trung ương Huế “ với 2 mục đích:
1.1. Tìm hiểu tần suất suy thận trong hội chứng thận hư tiên phát ở trẻ em.
1.2. Nhận xét đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của ST / HCTHTP ở trẻ
em.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1. Đối tượng nghiên cứu: Mẫu nghiên cứu được chọn là tất cả bệnh nhi
15 tuổi bị HCTHTP vào điều trị tại Khoa Nhi - BVTW Huế từ tháng 1-2002 đến
tháng 5-2003.
2.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh HCTHTP [6]:Theo Hội Nghiên cứu Quốc tế
về Bệnh Thận Trẻ em gồm: Albumin máu 25g/L. Protid máu < 60g/L. Proteine
niệu 50mg/kg/24h.
2.1.2.Tiêu chuẩn chẩn đoán ST/ HCTHTP:
3
2.1.2.1.Suy thận cấp [4][7][8] khi thiểu niệu, vô niệu xảy ra đột ngột (
300ml/24h).
Uré máu >17 mmol/lít (> 100mg%).Créatinine máu >130 mol/lít (> 1,5mg%).
2.1.2.2.Suy thận mạn [6][10] khi có tiền sử bệnh thận trên sáu tháng, tăng
huyết áp, thiếu
máu mạn. Créatinine máu >130 mol/L (> 1,5mg%) kéo dài trên sáu tháng.
2.2.Phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu cắt ngang,
phối hợp giữa phương pháp thực nghiệm và phương pháp mô tả lâm sàng. Các
bước tiến hành gồm khám lâm sàng, làm xét nghiệm định lượng Urê máu theo
phương pháp Kjeldahl và Creatinin máu theo phương pháp Jaffe, xét nghiệm
nước tiểu ....
2.3. Phương pháp xử lí số liệu: Xử lý số liệu theo thống kê y học trên
EPI.INFO 6.0
3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
4
3.1. Dịch tể học:
3.1.1. Tần suất:
Bảng 1: Tần suất ST / HCTHTP
Biểu hiện n % SD P
STC 13 10,83 2,84
STM 6 5,00 1,98
Không ST 101 84,17 3,23
< 0,01
Tổng số HCTHTP 120 100
*Nhận xét:Tần suất ST/ HCTHTP là 15,83%.Trong đó, STC gặp nhiều hơn
STM (p <0,01)
10.835%
84.17%
ST C
ST M
K häng ST
Biểu đồ 1: Tỷ lệ suy thận trong HCTHTP
5
3.1.2.Tuổi và giới:
Bảng 2: Phân bố ST / HCTHTP theo tuổi và giới
Nam Nữ Tổng
Giới
Nhóm tuổi
n % n % n %
5 Tuổi 0 0 2 10,53 2 10,53
> 5 -10 Tuổi 5 26,32 1 5,26 6 31,58
>10 -15 Tuổi 7 36,84 4 21,05 11 57,89
Tổng số 12 63,16 7 36,84 19 100
* Nhận xét: ST/ HCTHTP thường gặp nhất > 10 -15 tuổi, trung bình 1,71
nam: 1 nữ
6
3.1.3. Địa dư:
Bảng 3: Phân bố ST / HCTHTP theo địa dư
Địa dư Nông thôn Thành thị Tổng số
n 13 6 19
% 68,42 31,58 100
* Nhận xét: ST / HCTHTP xãy ra ở nông thôn nhiều gấp hai lần so thành
thị
3.2.Đặc điểm lâm sàng:
3.2.1.Số lượng nước tiểu:
Bảng 4: Số lượng nước tiểu khi vào viện
Nước tiểu
Bình
thường
Thiểu-vô
niệu
Đa niệu Tổng số
Suy thận n % n % n % n
7
STC 3 23,0
8
10 76,92 0 0 13
STM 2 33,3
3
3 50,00 1 16,67 6
* Nhận xét : Biểu hiện lâm sàng ST / HCTHTP chủ yếu là tình trạng thiểu
- vô niệu
3.2.2. Phù: Chiếm tỉ lệ 100%; phần lớn phù ở mức độ vừa và nặng.
3.2.3. Huyết áp:
Bảng 5: Tỷ lệ tăng huyết áp ở bệnh nhân ST / HCTHTP
STC STM Suy thận
Huyết áp n % n %
Tăng huyết áp 6 46,15 5 83,33
Bình thường 7 53,85 1 16,67
8
Tổng số 13 100 6 100
* Nhận xét: Trong HCTHTP có 46,15% STC và 83,33% STM có tăng
huyết áp.
3.2.4. Thể lâm sàng:
Bảng 6: Thể lâm sàng của ST / HCTHTP
STC STM Tổng số Suy thận
Thể LS n % n % n %
Đơn thuần 5 26,32 0 0 5 26,32
Không đơn thuần 8 42,11 6 31,16 14 73,68
Tổng số 13 68,43 6 31,16 19 100
* Nhận xét: ST xảy ra nhiều hơn ở thể không đơn thuần chiếm 73,68%
9
3.2.5. Phân bố ST theo sự đáp ứng với Corticoid của HCTHTP:
Bảng 7: Đáp ứng với Corticoid của HCTHTP có biến chứng suy thận
Kháng thuốc Đáp ứng Tổng số Đáp
ứng
Suy thận
n % n % n
Có ST 12 57,14 7 7,07 19
Không ST 9 42,86 92 92,93 101
Tổng số 21 100 99 100 120
* Nhận xét :Thể kháng thuốc có ST chiếm 57,14%, thể đáp ứng chỉ 7,07%
(p < 0,01).
3.2.6.Diễn tiến:
Bảng 8: Diễn tiến điều trị ST / HCTHTP
Suy thận STC STM Tổng số
10
26.31%
63.16%
10.53%
Âaïp æïng
Khäng Â/æ
Tæí vong
Diễn tiến n % n % n %
Đáp ứng 11 57,89 1 5,26 12 63,16
Không Đ/ư 2 10,53 3 15,79 5 26,31
Tử vong 0 0 2 10,53 2 10,53
Tổng số 13 68,42 6 31,58 19 100
* Nhận xét: Tử vong trong ST/HCTHTP xảy ra 10,53%, chỉ xảy ra ở STM
giai đoạn cuối.
Biểu đồ 2: Diễn tiến điều trị của ST / HCTHTP
11
3.3. Đặc điểm cận lâm sàng:
3.3.1. Uré và Créatinin máu:
+ STC nồng độ Uré máu trung bình 24,26 9,39 mmol/L, nồng độ
Créatinin máu trung bình 169,38 57,4mol/L.
+ STM nồng độ Uré máu trung bình 165,43 50,81mmol/L, nồng độ
Créatinin máu trung bình 1738,16 975,36mol/L.
Như vậy HCTHTP có STM thì Uré và Créatinin tăng gấp hàng chục lần so
với STC.
3.3.2. Albumin máu:
Bảng 9: Nồng độ Albumin máu trong ST / HCTHTP
Alb(mg/L) n %
25-20 2 10,53
19-11 8 42,10
< 10 9 47,37
12
Tổng số 19 100
* Nhận xét : ST / HCTHTP, có Albumin máu giảm nặng tỉ lệ cao (89,47%)
(p < 0,05)
3.3.3. Proteine niệu:
Bảng 10: Nồng độ Pr niệu trong ST / HCTHTP
Pr(mg/kg/24h) n %
50-100 5 26,32
101-200 6 31,57
>200 8 42,11
Tổng số 19 100
* Nhận xét: Có 42,11% ST có Proteine niệu rất cao (> 200 mg/kg/24h) ( p >
0,05).
13
3.3.4. Điện giải đồ:
Bảng 11: Nồng độ Kali máu ở bệnh nhân ST / HCTHTP
STC STM Suy thận
Kali máu n % n %
Tăng (> 6mmol/L) 1 7,69 4 66,67
Bình thường 12 92,31 2 33,33
Tổng số 13 100 6 100
*Nhận xét: Mặc dù STC nhưng Kali máu ở giới hạn bình thường chiếm
khá cao 92,31%
Bảng 12: Nồng độ Natri máu ở bệnh nhân ST / HCTHTP
STC STM Suy thận
Natri máu n % n %
14
<130 mmol/L 7 53,58 4 66,67
Bình thường 6 46,15 2 33,33
Tổng số 13 100 6 100
*Nhận xét: STC có 53,58% hạ Natri máu, STM có 66.67% hạ Natri máu.
15
4. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu trên 120 trẻ bị hội chứng thận hư tiên phát có 19 bệnh nhân
suy thận , chúng tôi rút ra những kết luận sau:
4.1. Tỉ lệ suy thận trong hội chứng thận hư tiên phát ở trẻ em là 15,83%
(19/120 )
+ Tỉ lệ suy thận cấp là 10,83% 2,84%
+ Tỉ lệ suy thận mạn là 5,00% 1,98%
4.2. Đặc điểm lâm sàng suy thận trong HCTHTP ở trẻ em gồm:
+ Phù là triệu chứng gặp ở tất cả các bệnh nhân , đa số ở mức vừa và
nặng.
+ Tăng huyết áp: suy thận cấp có 46,15%, suy thận mạn có 83,33%
tăng huyết áp.
+ Thiểu-vô niệu trong STC là triệu chứng nổi bật khi vào (76,92%) và
STM thì thiểu - vô niệu chiếm ít hơn (50%), có 33,33% bình thường và 16,67%
có biểu hiện đa niệu.
16
+ Thể lâm sàng HCTHTP không đơn thuần, thể kháng Corticoid và
biến chứng suy thận có mối liên quan chặt chẽ (p < 0,01).
+ Tử vong trong HCTHTP có ST xảy ra chủ yếu là suy thận mạn giai
đoạn cuối, với tỉ lệ chung là 10,53%, và riêng ở nhóm STM tỷ lệ tử vong là
33,33% .
Đặc điểm cận lâm sàng :
+ STC: Uré máu = 24,26 9,39 mmol/L, Créatinin máu = 169,38
57,40mol/L, Kali máu bình thường chiếm 92,31%; Natri máu ở giới hạn bình
thường chiếm 46,15%
+ STM:Uré máu = 165,43 50,81mmol/L,Créatinin máu = 1738,16
975,36mol/L. Hạ Natri máu và tăng Kali máu nặng chiếm tỷ lệ cao (66,67%).
HCTHTP có STM thì Uré và Créatinin tăng gấp hàng chục lần so với
STC.
+ Có sự liên quan chặt chẽ giữa mức độ giảm Albumine máu nặng và
biến chứng suy thận trong hội chứng thận hư tiên phát ở trẻ em (p < 0,05) .
ĐỀ NGHỊ
17
- Tăng cường mạng lưới y tế cơ sở, nhằm phát hiện sớm các trường hợp
HCTHTP trẻ em ở cộng đồng để điều trị sớm, tránh xảy ra các biến chứng (trong đó
có suy thận).
- Tuyên truyền, giáo dục kiến thức về chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho mọi
người dân, giúp họ tuân thủ chế độ điều trị ngoại trú trong hội chứng thận hư tiên
phát, nhằm giảm tỉ lệ kháng thuốc làm giảm nguy cơ dẫn đến suy thận.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
3. Hồ Viết Hiếu. Tình hình bệnh thận tiết niệu ở trẻ em tại Khoa Nhi
BVTW Huế trong 10 năm (1987-1996). Tạp chí Y học thực hành. Kỹ
yếu công trình nhi Khoa, Hội nghị khoa học Miền trung lần IV, (1999)
161 - 166
3. Tạ thị Ánh Hoa. HCTH trẻ em. Bài giảng nhi khoa, ĐHYDTP HCM
(1998) 868 - 878.
4. Đặng Phương Kiệt. Suy thận cấp - HSCC và gây mê. NXB YH, HN
(1997) 45- 51
5. Trần Đình Long, Lê Tiến Vinh. STC ở trẻ em: Những nhận xét và kinh
nghiệm về chẩn đoán và điều trị tiên lượng. Kỷ yếu công trình nghiên
cứu khoa học 10 năm (1981-1990), Viện BVSKTE, HN (1991) 152 -
158
18
6. Nguyễn Đức Quang, Huỳnh Thoại Liên, Lê Thị Ngọc Dung. Đặc điểm
HCTH kháng Steroid tại Bệnh viện Nhi đồng 1, Thời sự Y Dược học
(10/2002) 259 - 263
7. Lê Nam Trà, Nguyễn Ngọc Sáng. HCTHTP ở trẻ em: dịch tễ và cơ chế
bệnh sinh, Kỷ yếu công trình nhi khoa, NXB YH, HN (1999) 17 - 20
8. Lê Nam Trà, Nguyễn Diệu Thúy. Một số nhận xét về HCTHTP có biến
chứng suy thận cấp tại Viện nhi. Kỹ yếu công trình nghiên cứu Hội
Nghị Nhi khoa toàn quốc lần thứ X HN (2002) 290 - 296
9. Ito.S. Acute renal failure in Nephrotic Syndrome in children. Pediatric
Nephrology for Asian practitioner, (6th Asian congeress of Pediatric
Nephrology) (1996)
10. Kilis.P, Strusinka. Acute Renal Failure in Children with Idiopathic
Nephrotic Syndrome, Pol - Merkuriusz- Lek 2000, Journal Medline Vol
19 (2000) 462 - 476
11. Jean J. Conte & F. Bouissou. Insuffisance rénale chronique de l’enfant.
Journees Scientifiques de Nephrologie et de Transplantation Franco -
Vietnamiennes (2000)
19
TÓM TẮT
Tỉ lệ suy thận trong hội chứng thận hư tiên phát ở trẻ em là 15,83% (19/120 ca).
Trong đó suy thận cấp là 10,83% 2,84% và suy thận mạn là 5,00% 1,98% .
Tử vong trong HCTHTP có ST xảy ra chủ yếu là do suy thận mạn giai đoạn
cuối, với tỉ lệ chung là 10,53%, và riêng ở nhóm STM tỷ lệ tử vong là 33,33%
(2/6 ca).
A STUDY ON RENAL FAILURE
IN IDIOPATHIC NEPHROTIC SYNDROME IN CHILDREN
AT THE PEDIATRIC DEPARTMENT , HUE CENTRAL HOSPITAL
Ho Viet Hieu
College of Medicine, Hue University
SUMMARY
The incidence of renal failure of Idiopathic Nephrotic Syndrome (INS) in
children is 15.83% (19/120 cases), in which acute renal failure counts 10,83%
2,84% and chronic renal failure 5.00% 1.98% .
20
The mortality of renal failure of INS in children is 10.53%, mainly due to
the ultimate stage of chronic renal failure , especially in chronic renal failure,
the mortality is 33.33% (2/6 cases) .
81
TÌM HIỂU MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
VIÊM PHỔI NẶNG Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI
Phan Xuân Mai, Huỳnh Đình Chiến
Trường Đại học Y khoa, Đại học Huế
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (NKHHCT) đặc
biệt là viêm phổi đang là nguyên nhân gây bệnh và tử vong cao nhất cho trẻ em
tại các nước đang phát triển [1],[30]. Tần suất bị NKHHCT giống nhau ở các
nước đang phát triển và đã phát triển nhưng tỷ lệ tử vong bệnh này ở các nước
đang phát triển lại cao hơn nhiều. Người ta ước tính rằng NKHHCT xảy ra trung
bình 4 - 5 đợt / trẻ / năm, đây là gánh nặng to lớn đối với toàn ngành y tế
[1],[2],[31].
Tại Việt Nam, chương trình phòng chống NKHHCT quốc gia (còn gọi là
chương trình phòng chống viêm phổi) bắt đầu được thực hiện từ năm 1984 nhằm
82
mục tiêu chủ yếu là giảm tỷ lệ mắc bệnh và giảm tỷ lệ tử vong do viêm phổi ở trẻ
em dưới 5 tuổi [2].
Năm 1992 Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường đã cho phép chương
trình NKHHCT quốc gia tiếp tục tiến hành nghiên cứu các biện pháp nhằm giảm
tỷ lệ tử vong do viêm phổi trẻ em [7]. Theo phân loại của TCYTTG viêm phổi trẻ
em được phân 3 mức độ là viêm phổi (VP), VP nặng và VP rất nặng [19],[30].
Trong khi những trẻ bị VP chỉ cần điều trị 1 kháng sinh uống và theo dõi tại nhà,
có tiên lượng tốt thì những trẻ bị VP nặng hoặc VP rất nặng phải được điều trị tại
bệnh viện và có tỷ lệ tử vong cao [3],[6]. Vì vậy để giảm tỉ lệ tử vong do viêm
phổi trẻ em ngoài việc phải làm giảm tỷ lệ mắc VP, phát hiện sớm VP và còn
quan trọng hơn là bằng mọi biện pháp hạn chế đến mức thấp nhất thể VP nặng trẻ
em. Từ trước đến nay các nghiên cứu của TCYTTG cũng như của các tác giả
trong và ngoài nước khác phần lớn đều tập trung vào tìm hiểu các yếu tố thuận
lợi gây VP chung mà chưa đi sâu vào tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố này đến
VP nặng. Trên góc độ lâm sàng tại tuyến điều trị chuyên sâu, thường phải tiếp
nhận điều trị bệnh nhân VP nặng chúng tôi nhận thấy đây là một vấn đề cần được
quan tâm. Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm tìm ra các yếu tố
nguy cơ có thể dẫn đến viêm phổi nặng để góp phần nâng cao công tác chăm sóc
và bảo vệ trẻ em.
83
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Chọn ngẫu nhiên các trẻ từ 1 tuần đến 5 tuổi bị VP, VP nặng và VP rất nặng
được chẩn đoán theo tiêu chuẩn của TCYTTG vào điều trị tại Khoa Nhi Bệnh
viện Trung Ương Huế từ tháng 6/2000 đến tháng 9/2000.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra mô tả cắt ngang ở 2 nhóm viêm
phổi nặng và viêm phổi để xác định tỷ lệ xuất hiện các yếu tố nguy cơ. Mỗi bệnh
nhi đều có phiếu điều tra khi nhập viện và mẫu câu hỏi để phỏng vấn bà mẹ.
2.2.1. Khám lâm sàng:
Chúng tôi thực hiện các công việc sau: đo cân nặng, đo nhiệt độ, đếm tần số
thở, xác định dấu rút lõm lồng ngực, tím, khám lâm sàng toàn diện và làm X-
quang phổi.
2.2.2. Đánh giá các yếu tố nguy cơ
84
Bao gồm: đánh giá cân nặng lúc sinh, phân loại suy dinh dưỡng (theo 3 mức
độ của TCTTTG), đánh giá thiếu sữa mẹ, đánh giá tình trạng tiêm chủng, xác
định điều trị tại nhà trước khi vào viện, và tìm hiểu kiến thức của bà mẹ khi chăm
sóc con bị viêm phổi.
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê y học.
3. KẾT QUẢ
Mẫu nghiên cứu gồm 142 bệnh nhi bị viêm phổi được chẩn đoán theo tiêu
chuẩn của TCYTTG, gồm: 60 trẻ viêm phổi và 82 trẻ viêm phổi nặng.
3.1. Thời gian khởi bệnh trước lúc vào viện
Bảng 1: Thời gian khởi bệnh trước lúc vào viện
3 Ngày Tg khởi bệnh
Phân loại n % n %
85
VP nặng 34 41,97 48 78,69
VP 47 58,03 13 21,31
Tổng số 81 100 61 100
Ở nhóm trẻ có thời gian khởi bệnh trên 3 ngày VP nặng chiếm 78,69%,
trong khi ở nhóm có thời gian khởi bệnh dưới 3 ngày VP nặng chiếm 41,97%. Sự
khác biệt này có ý nghĩa thống kê rõ rệt với p < 0,001.
3.2. Điều trị kháng sinh trước lúc vào viện
Trẻ không được dùng kháng sinh, VP nặng chiếm 73,68% và trẻ có dùng
kháng sinh VP nặng chiếm 51,92%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <
0,05).
73.68%
26.32%
51.92% 48.08%
0
20
40
60
80
Khäng Coï âiãöu trë KS
VP nàûng VP
86
Hình 1: Tỷ lệ VP nặng và VP khi có và không có điều trị KS
Khi có điều trị kháng sinh trước lúc vào viện thì tỷ lệ VP nặng giảm hẳn so
với không được điều trị kháng sinh.
3.3. Trọng lượng lúc sinh
90
10
52.45
47.55
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
=2500 gam
VP nàûng VP
%
87
Hình 2: Số trẻ bị VP nặng và VP theo trọng lượng lúc sinh
Ở trẻ có trọng lượng lúc sinh dưới 2500 gam thì VP nặng có 18/20 (chiếm
tỷ lệ 90%), trong khi nhóm trẻ có trọng lượng lúc sinh > 2500 gam VP nặng
chiếm 52,45%, sự khác biệt có ý nghĩa với p = 0,002.
3.4. Tình trạng suy dinh dưỡng
Bảng 3: Tỷ lệ VP nặng và VP theo tình trạng SDD
Không SDD SDD vừa và nặng SDD
Phân loại n % n %
VP nặng 39 46,42 43 74,14
VP 45 53,58 15 25,86
Tổng số 84 100 58 100
Ở trẻ không SDD tỷ lệ bị VP nặng là 46,42%, khi có kèm SDD vừa và nặng
thì tỷ lệ VP nặng tăng rõ rệt 74,14%, có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.
88
3.5. Tình trạng tiêm chủng 6 bệnh theo chương trình tiêm chủng mở
rộng
Bảng 4: Tỷ lệ VP nặng và VP theo tình trạng tiêm chủng
Đầy đủ Không đầy đủ Tiêm chủng
Phân loại n % n %
VP nặng 35 42,17 47 79,66
VP 48 57,83 12 20,34
Tổng số 83 100 59 100
Khi trẻ không được tiêm chủng đầy đủ thì tỷ lệ VP nặng chiếm 79,66% cao
hơn so với nhóm trẻ được tiêm chủng đầy đủ (VP nặng chiếm 42,17%), có ý
nghĩa thống kê với p < 0,001.
3.6. Tiền sử viêm phổi
Bảng 5: Tiền sử bị VP giữa 2 nhóm
Tiền sử VP Có Không
89
Phân loại n % n %
VP nặng 19 76 63 53,84
VP 6 24 54 46,16
Tổng số 25 100 117 100
Trẻ có tiền sử bị viêm phổi thì tỷ lệ VP nặng chiếm tỷ lệ cao 76% trong khi
đó trẻ không có tiền sử bị VP, VP nặng chiếm 53,84% (p < 0,05).
3.7. Thiếu sữa mẹ
Bảng 6: Ảnh hưởng thiếu sữa mẹ lên VP
Thiếu Không thiếu Sữa mẹ
Phân loại n % n %
VP nặng 43 72,88 39 46,98
VP 16 27,12 44 53,02
90
Tổng số 59 100 83 100
Trẻ thiếu sữa mẹ bị VP nặng có 43/59 trường hợp, chiếm tỷ lệ 72,88%, trẻ
không thiếu sữa mẹ bị VP nặng chiếm 46,98%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
với OR = 3,03, p < 0,01.
91
3.8. Nhận biết của bà mẹ về dấu hiệu viêm phổi và viêm phổi nặng
Bảng 7: Liên quan giữa tỷ lệ VP nặng và VP với sự nhận biết của bà mẹ
về dấu hiệu VP và VP nặng
Có Không Nhận biết bà mẹ
Phân loại n % n %
VP nặng 10 37,04 72 62,60
VP 17 62,96 43 37,40
Tổng số 27 100 115 100
Mẹ không biết dấu hiệu VP và VP nặng thì có con bị VP nặng là 62,60%,
còn bà mẹ nhận biết được hai dấu hiệu này thì VP nặng chiếm 37,40%. Sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
3.9. Bà mẹ tăng cường cho trẻ ăn, uống khi trẻ bị viêm phổi
Bảng 8: Liên quan giữa tỷ lệ VP nặng và VP đến có hoặc không
92
tăng cường cho trẻ ăn, uống
Có Không Tăng cường ăn, uống
Phân loại n % n %
VP nặng 64 53,78 18 78,26
VP 55 46,22 5 21,74
Tổng số 119 100 23 100
Khi bị VP, đối với trẻ không được tăng cường cho ăn hoặc uống, tỷ lệ VP
nặng là 78,26%, còn trẻ được tăng cường cho ăn hoặc uống VP nặng chiếm
53,78% (p < 0,05).
4. BÀN LUẬN
4.1. Thời gian khởi bệnh
Nghiên cứu của chúng tôi thấy nếu thời gian khởi bệnh trên 3 ngày thì ở VP
nặng chiếm tỷ lệ ưu thế so với nhóm VP, 78,69% so với 21,31%. Theo Nguyễn
Việt Cồ và cộng sự [6] thời gian khởi bệnh trên 3 ngày ở những trẻ VP nặng là
73,1%. Điều này cũng phù hợp với các tác giả Nguyễn Hồng Điệp [10], Phan
Xuân Mai [13]. Các tác giả nước ngoài như Spoorner [28], Shann [54] thấy rằng
93
thời gian khởi bệnh trên 3 ngày trước lúc nhập viện có tỷ lệ VP nặng cao, đặc
biệt trên 6 ngày thì tử vong do VP nặng rất cao (72%).
4.2. Điều trị kháng sinh trước lúc nhập viện
Số trẻ của chúng tôi nghiên cứu không được dùng kháng sinh trước khi
nhập viện bị mắc VP nặng nhiều hơn so với trẻ được dùng kháng sinh. Nguyễn
Việt Cồ và CS [4] ghi nhận có 30% số trẻ VP nặng không được dùng kháng sinh
trước đó. Nguyễn Tiến Dũng và CS [7] nhận thấy có 33,20% số trẻ VP nặng
không được sử dụng kháng sinh tại nhà trước khi nhập viện, thấp hơn so với kết
quả nghiên cứu của chúng tôi. Tương tự chúng tôi, Sow [27] thấy 69,7% trẻ VP
nặng không dùng kháng sinh trước khi vào viện.
Tác giả Muhe [22] cho rằng sự can thiệp của kháng sinh ở tuyến trước làm
giảm đáng kể thể VP nặng.
4.3. Trọng lượng lúc sinh
Chúng tôi nhận thấy ở trẻ có trọng lượng lúc sinh thấp, VP nặng chiếm
90%, VP chỉ chiếm 10%. Theo Hàn Trung Điền, Bùi Đức Dương [9] trẻ khi sinh
có cân nặng dưới 2500 gam mắc VP nặng cao hơn VP với OR =1,3. Nghiên cứu
của tác giả Khu Khánh Dung [8], Nguyễn Minh Hiệp [12], Berman [16] cũng
cho thấy kết quả nghiên cứu tương tự chúng tôi.
94
4.4. Tình trạng suy dinh dưỡng
Trong nghiên cứu của chúng tôi khi có SDD vừa và nặng thì tỷ lệ VP nặng
tăng rõ rệt, 74,14% trong khi thể VP chiếm chưa đến một phần tư (28,86%).
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Tiến Dũng [7] trên 325 trẻ mắc VP điều trị tại
Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai từ 1992 đến 1999 cũng cho thấy kết quả phù hợp
với chúng tôi (p < 0,001). Sehgal [24], Suwanjutha [29], Deivanayagam [18]
cũng cho rằng SDD nặng là yếu tố liên quan rõ rệt đến VP nặng và có nguy cơ tử
vong cao.
4.5. Tình trạng tiêm chủng
Qua bảng 3.10 cho thấy khi trẻ tiêm chủng không đầy đủ thì tỷ lệ VP nặng
chiếm 79,66% cao hơn so với VP (20,33%). Tác giả Shah qua nghiên cứu bệnh
chứng ở 4000 trẻ dưới 5 tuổi tại Bệnh viện Nam Kerala [25] cho rằng một trong
những yếu tố nguy cơ gây VP nặng ở trẻ em có thể có ý nghĩa là tình trạng tiêm
chủng không đầy đủ.
Deb [17] cũng cho rằng tiêm chủng đầy đủ có vai trò bảo vệ trẻ tránh bị VP
và VP nặng.
4.6. Tiền sử bị viêm phổi
Một nghiên cứu bệnh chứng về yếu tố nguy cơ gây tử vong của
Deivanayagam [18] trên 210 trẻ bị VP nặng tại Viện nghiên cứu sức khỏe trẻ em
ở Madras nhận thấy tiền sử bị VP là một yếu tố liên quan đến VP nặng.
95
Shah N [25], Nathoo [23] tại Khoa Nhi Đại học Tổng hợp Zimbabue, và
Lange P [21] ở Copenhagen, Đan Mạch qua nghiên cứu trẻ bị VP dưới 5 tuổi
cũng có ghi nhận tương tự.
4.7. Thiếu sữa mẹ
Bảng 3.14 cho thấy kết quả trẻ thiếu sữa mẹ bị VP nặng chiếm tỷ lệ
72,88%, còn trẻ VP chiếm 27,12%. Sự khác biệt này có ý nghĩa.
Tương tự, các nghiên cứu của Hoàng Minh Thu, Trần Thị Biền [15], Huỳnh
Văn Nên [14], Fonseca [20], Berman S [16] và Deb S.K [17] cũng cho thấy thiếu
sữa mẹ là một yếu tố nguy cơ có liên quan đến VP nặng với OR = 3,9, p < 0,05.
4.8. Nhận biết của bà mẹ về dấu hiệu viêm phổi và viêm phổi nặng
Dấu hiệu thở nhanh hoặc rút lõm lồng ngực, li bì và không uống được là
những dấu hiệu chính để bà mẹ nhận biết VP và VP nặng. Trong nghiên cứu của
chúng tôi, nếu bà mẹ không biết dấu hiệu VP và VP nặng thì có con bị VP nặng
chiếm 62,60%, và tỷ lệ VP chỉ là 37,40%.
Nguyễn Việt Cồ, Bùi Đức Dương [5] qua khảo sát 905 bà mẹ về hiểu biết
dấu hiệu VP và VP nặng thấy có 66% bà mẹ biết dấu hiệu thở nhanh, thở khác
thường. Dấu hiệu li bì lại ít được bà mẹ quan tâm. Đặc biệt, dấu hiệu rút lõm
lồng ngực, không uống được lại rất ít bà mẹ cho là dấu hiệu bệnh nặng (3,7% và
5,7%), ngược lại bà mẹ rất quan tâm đến dấu hiệu sốt cao và trẻ quấy khóc, biếng
chơi (44,6% và 36,5%).
96
4.9. Sự chăm sóc của bà mẹ khi con bị viêm phổi
Khi trẻ bị VP bà mẹ cần tăng cường cho trẻ uống nhiều nước, tăng cường
cho ăn nhiều thức ăn lỏng dễ tiêu có nhiều năng lượng [32].
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy khi trẻ bị VP, nếu trẻ không được tăng
cường cho ăn và uống thì tỷ lệ VP nặng cao (78,26%), tỷ lệ VP chỉ 21,74%. Nếu
trẻ được bà mẹ tăng cường cho ăn và uống thì tỷ lệ VP nặng là 53,78%, VP là
46,22%. Sự khác biệt này có ý nghĩa với OR = 3,09, p < 0,05.
Nguyễn Đình Hường và CS [11] thấy rằng có 23% bà mẹ không biết cách
cho trẻ ăn và uống khi trẻ bị VP và VP nặng.
Nguyễn Việt Cồ, Bùi Đức Dương và CS [5] thấy tỷ lệ bà mẹ không biết
cách cho trẻ ăn và uống khi trẻ bị VP, VP nặng là 15,10%, những nghiên cứu của
các tác giả này cũng tương tự như kết quả nghiên cứu của chúng tôi thu lượm
được.
5. KẾT LUẬN
Bước đầu qua nghiên cứu 142 trẻ gồm 82 trẻ bị viêm phổi nặng và 60 trẻ bị
viêm phổi, chúng tôi nhận thấy có những yếu tố nguy cơ liên quan đến viêm phổi
nặng như sau:
1. Những yếu tố liên quan đến sức đề kháng của trẻ:
97
- Trọng lượng lúc sinh thấp dưới 2500 gam (viêm phổi nặng chiếm 90%).
- Tiêm chủng không đầy đủ (viêm phổi nặng chiếm 79,66%).
- Trẻ có kèm suy dinh dưỡng vừa và nặng (viêm phổi nặng chiếm 74,14%).
- Thiếu sữa mẹ (viêm phổi nặng chiếm 72,88%).
- Trẻ có tiền sử bị viêm phổi (viêm phổi nặng chiếm 76%).
- Có bệnh kèm theo (viêm phổi nặng chiếm 66,67%).
2. Những yếu tố khác
- Thời gian khởi bệnh kéo dài trên 3 ngày (viêm phổi nặng chiếm 78,69%).
- Không được điều trị kháng sinh thích hợp ở cơ sở y tế (viêm phổi nặng
chiếm 73,68%).
- Bà mẹ không phát hiện được dấu hiệu thở nhanh hoặc rút lõm lồng ngực
(viêm phổi nặng chiếm 62,60%).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
98
1. Bộ Y Tế (1994), Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trẻ em, Tài liệu dùng
trong các trường Đại học và Trung học Y khoa, Hà Nội.
2. Bộ Y Tế (1996), Tài liệu huấn luyện cho cán bộ tuyến tỉnh, huyện,
Chương trình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trẻ em.
3. Bộ Y Tế (1998), Đánh giá và phân loại trẻ bệnh từ 2 tháng và 5 tuổi,
Hà Nội.
4. Nguyễn Việt Cồ, Bùi Đức Dương (1998), “ Kết quả điều tra y tế cơ sở
chương trình NKHHCT”, Hội nghị tổng kết chương trình ARI, Bộ Y Tế,
tr.65.
5. Nguyễn Việt Cồ, Bùi Đức Dương (1998), “Kết quả bước đầu điều tra về
cách xử trí bà mẹ cho trẻ mắc NKHHCT”, Hội nghị tổng kết chương
trình ARI, Bộ Y Tế, tr.56-65.
6. Nguyễn Viết Cồ, Bùi Đức Dương (2000), “Tình hình sử dụng dịch vụ y
tế cơ sở và khả năng tiếp cận của trẻ em với chương trình NKHHCT”,
Hội nghị tổng kết chương trình ARI, Bộ Y Tế, Hà Nội.
7. Nguyễn Tiến Dũng (1995), Một số đặc điểm lâm sàng và sử dụng kháng
sinh trong điều trị viêm phổi ở trẻ dưới 1 tuổi, Luận án PTS Khoa học Y
Dược, Trường Đại học Y Hà Nội.
99
8. Khu Khánh Dung, Tô Thanh Hương (1997), Tìm hiểu một số yếu tố
nguy cơ quanh đẻ ảnh hưởng đến NKHHCT ở trẻ sơ sinh, Tạp chí Y học
thực hành, 6, tr.42.
9. Hàn Trung Điền, Bùi Đức Dương (2001), “Tìm hiểu tần suất mắc
NKHHCT ở trẻ em dưới 5 tuổi tại cộng đồng”, Hội nghị về lao và bệnh
phổi, Bộ Y Tế, tr.114.
10. Nguyễn Hồng Điệp, Đào Minh Tuấn (1994), “Phế quản phế viêm nặng
ở trẻ dưới 1 tuổi: Tình hình lâm sàng, vi khuẩn gây bệnh và điều trị”,
Hội nghị sinh hoạt khoa học, Bộ Y Tế, ARI.
11. Nguyễn Đình Hường (1998), “Vấn đề NKHHCT ở trẻ em Việt Nam”,
Hội thảo các bệnh đường ruột và đường thở, Hà Nội, tr.97.
12. Nguyễn Minh Hiệp (2001), “Giá trị tần số thở nhanh trong chẩn đoán
viêm phổi - một số yếu tố liên quan đến viêm phổi trẻ em dưới 5 tuổi tại
khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh”, Hội nghị về lao và bệnh
phổi, Bộ Y Tế, tr.107.
13. Phan Xuân Mai, Nguyễn Tấn Viên (1995), Nhận xét kết quả điều trị
viêm phổi trẻ em bằng Kefflor, Tập san nghiên cứu khoa học, Bệnh viện
Trung Ương Huế.
14. Huỳnh Văn Nên (1994), “Những yếu tố gây tử vong viêm phổi ở trẻ em
dưới 1 tuổi”, Hội nghị khoa học, Bộ Y Tế, Chương trình ARI.
100
15. Hoàng Minh Thu, Trần Thị Biền (1994), “Góp phần nghiên cứu các yếu
tố có liên quan đến viêm phổi ở trẻ dưới 12 tháng tại khoa Nhi Bệnh
viện Xanh Pôn Hà Nội”, Hội nghị sinh hoạt khoa học, Bộ Y Tế.
16. Berman S (1991), “Epidemiology of acute respiratory infections in
children of developing countries”, Rev Infect Dis, 13, pp.454-62.
17. Deb SK (1998), “Acute respiratory disease survey in Tripura in case of
children below five years of aged”, J Indian Med Assoc, 96(4),
pp.111-6.
18. Deivanayagam N , Nedunchelian K (1992), “Risk factors for fatal
pneumonia a case control study”, Indian - Pediatr , 29(10), pp.1529-32.
19. Enarson, Penny (1997), “Management of the child with cough or
difficult breathing”, International Union Against Tuberculosis and Lung
Disease.
20. Fonseca W, Kirkwood BR (1996), “Risk factors for childhood
pneumonia among the urban poor in Fortaleza, Brazil: a case - control
study”, Bulletin (WHO), 2, pp.199-208.
21. Hamid M, Qazi SA (1996), “Clinical, nutritional and radiological
features of pneumonia”, JPMA J Pak Med Assoc, 45(5), pp.95-9.
101
22. Muhe L (1998), “Pattern of resolution of tachypoea and fever in
childhood”, Pneumonia East Afr Med J, 75(2), pp.63-7.
23. Nathoo KJ, NKrumah (1993), “Acute lower respiratory tract in
hospitalized children in Zimbabwe”, Ann Trop Pediatr, 13(3), pp.253-
61.
24. Sehgal V, Sethi GR (1997), “Predictors of mortality in subjects
hospitalized with acute lower respiratory tract infections”, Indian
Pediatr, 34(3), pp.213-9.
25. Shah N, Raman Kutty (1994), “Risk factors for severe pneumonia in
children in South Kerala: a hospital based case- control”, J Trop
Pediatr, pp.201-6.
26. Shann F (1989), “Clinical signs that predict death with severe
pneumonia in children”, Pediatr Infect Dis J, 8(12), pp.852-5.
27. Sow O, Diallo AB (1995), “Acute respiratory infection in children: a
community based study comparing a primary health center and a
pediatric unit, Republic of Guinea”, Tuber - Lung - Dis, 76(1), pp.4-10.
28. Spooner V, Barker J (1989), “Clincal signs and risk factors associated
with pneumonia in children admitted to Goroco Hospital, Papua New
Guinea”, J Trop Pediatr, 35(6), pp.295-300.
102
29. Suwanjuthas S, Ruangkanchanasetr S (1994), “Risk factors associated
with morbidity and mortality of pneumonia in Than children under 5
years”, Southeast Asian J Trop Med Public Health, 25(1), pp.60-6.
30. WHO (1987), The incidence of LBW, Weekly epidemiological record,
59, pp.205-211.
31. WHO (1991), “Management of the young child with an acute
respiratory infections”, Supersivitory Skills.
32. WHO (1992), Outpatient management of young children with ARI: a 4
day clinical course.
TÓM TẮT
Qua nghiên cứu 142 trẻ gồm 82 trẻ bị viêm phổi nặng và 60 trẻ bị viêm
phổi, chúng tôi nhận thấy có những yếu tố nguy cơ dẫn đến viêm phổi nặng như
sau: trọng lượng lúc sinh thấp dưới 2500 gam, tiêm chủng không đầy đủ, trẻ có
kèm suy dinh dưỡng vừa và nặng, thiếu sữa mẹ, thời gian từ khi khởi bệnh đến
103
khi đi khám kéo dài trên 3 ngày, không được điều trị kháng sinh thích hợp ở
tuyến y tế cơ sở. Việc bà mẹ không tăng cường cho trẻ uống và ăn khi trẻ bị viêm
phổi hoặc mẹ không phát hiện được dấu hiệu thở nhanh hoặc rút lõm lồng ngực
cũng là những yếu tố nguy cơ quan trọng.
A STUDY ON RISK FACTORS OF SERIOUS PNEUMONIA
IN CHILDREN UNDER 5 YEARS OLD.
Phan Xuan Mai, Huynh Dinh Chien
College of Medicine, Hue University
SUMMARY
In a study realized on 142 children including 82 with pneumonia and 60
with severe pneumonia, it is recognized that there are many factors which may
be risk for the occurence of severe pneumonia. Those factors are: low newborn
weight (<2,500g), insufficient vaccination, malnourished at medium or severe
104
level, insufficient mother milk, prolonged duration of disease before having
examination, not being treated with antibiotics at the first health post. Not being
fed more with drinks and foods and not recognizing the symptoms of quick breath
or sign of chest-indrawing are also the important risk factors.
1
TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG Ở HỌC SINH
BỊ MỘT SỐ KHUYẾT TẬT TỪ 7 ĐẾN 14 TUỔI Ở THỪA THIÊN HUẾ
Nguyễn Khải, Lê Ðình Vấn
Trường Ðại học Y khoa, Đại học Huế
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tỷ lệ suy dinh dưỡng trong cộng đồng phản ánh tình trạng phát triển của xã
hội [3], [12], việc hạ thấp tỷ lệ suy dinh dưỡng, đặc biệt ở trẻ em là một trong
những nhiệm vụ quan trọng của chính phủ trong giai đoạn hiện tại, cụ thể là
chương trình quốc gia về phòng chống suy dinh dưỡng [1]. Trong mục đích
chung đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Tình trạng suy dinh dưỡng ở
học sinh bị một số khuyết tật từ 7 đến 14 tuổi ở Thừa Thiên Huế”, với mục
tiêu cụ thể là biết được tỷ lệ suy dinh dưỡng chính xác của đối tượng này giai
đoạn hiện nay.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Ðối tượng:
Gồm các học sinh bị các loại khuyết tật: khiếm thị, khiếm thính, chậm
phát triển trí tuệ từ 7 đến 14 tuổi ở hội người mù Thừa Thiên Huế và trường Vĩnh
2
Ninh, cùng với một số học sinh rải rác ở các huyện đồng bằng tỉnh Thừa Thiên
Huế. Các em này đã được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán khuyết tật và thuộc danh
sách quản lý của các đơn vị trên số lượng đối tượng được trình bày ở bảng 1 và
bảng 2.
Bảng 1: Số lượng học sinh khuyết tật theo giới
Giới Khuyết tật
Nam Nữ
Tổng
Khiếm thị 76 55 131
Khiếm thính 63 54 117
Chậm phát triển 49 41 90
Tổng 188 150 338
Bảng 2: Số lượng học sinh khuyết tật theo giới và tuổi
TUỔI 7 8 9 10 11 12 13 14
Nam 20 30 17 28 29 17 31 16
3
Nữ 16 17 23 18 21 19 20 16
Chung 36 47 40 46 50 36 51 32
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
Thiết kế nghiên cứu ngang
Thời gian nghiên cứu vào các tháng 2, 3, 4, 5 và 6 năm 2001
Thu thập dữ liệu nhân trắc: các dữ liệu nhân trắc được thu thập là chiều
cao đứng, trọng lượng, giới và tuổi. Phương pháp đo đạc theo phương pháp sử
dụng trong nhân trắc học [4]
Từ các kích thước trên tính các chỉ số :
- Tỷ số Z chiều cao theo tuổi (HAZ).
- Bách phân vị chiều cao theo tuổi (HAP)
- Tỷ lệ phần trăm trung vị chiều cao theo tuổi (HAM)
- Tỷ số Z trọng lượng theo chiều cao (WHZ)
4
- Tỷ lệ phần trăm trung vị trọng lượng theo chiều cao (WHM)
- Chỉ số khối cơ thể (BMI)
Các chỉ số HAZ, HAP, HAM, WHZ, WHM được tính dựa vào quần thể
tham chiếu NCHS (quần thể tham chiếu trẻ em Mỹ năm 1885 được WHO chọn
làm quần thể tham chiếu)
Cuối cùng đánh giá tỷ lệ suy dinh dưỡng theo các chỉ tiêu nhân trắc theo
phân loại của WHO [11], [12] dành cho trẻ em như sau:
- Ðối với trẻ nhỏ (<10 tuổi):
Dựa vào chiều cao theo tuổi và trọng lượng theo chiều cao theo quần thể
NCHS/CDC (bảng3).
Bảng 3: Phân loại suy dinh dưỡng cho trẻ < 10 tuổi theo WHO
Chỉ tiêu Tiêu chuẩn Kết luận suy dinh dưỡng
Trọng lượng Tỷ số Z (WHZ) < -2
theo chiều cao Me% (WHM) < 80%
5
Chiều cao theo Tỷ số Z (HAZ) < -2
Tuổi Me% (HAM) < 90%
- Ðối với trẻ em 10 - 18 tuổi:
Dựa vào BMI và chiều cao theo tuổi:
BMI: trẻ em gọi là suy dinh dưỡng khi giá trị BMI < Percentil 5%
theo quần thể tham chiếu BMI của NHANES I.
Chiều cao theo tuổi theo quần thể tham chiếu NCHS/CDC: với các
ngưỡng đánh giá như trình bày ở bảng 4:
Bảng 4: Tiêu chuẩn đánh giá suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi cho trẻ 10 - 18
tuổi theo WHO
Chỉ tiêu Tiêu chuẩn Kết luận suy dinh dưỡng
Chiều cao Tỷ số Z (HAZ) < -2
Theo tuổi Bách phân vị (HAP) < 3%
Xử lý số liệu bằng chương trình xử lý số liệu SPSS 11.0và EPI - INFO 6.0
6
3. KẾT QUẢ
Bảng 5: Tỷ lệ suy dinh dưỡng của học sinh khuyết tật 7 - 9 tuổi
TUỔI HAZ HAM WHZ WHM
7 N 11 7 15 12
% 30.56 19.44 41.67 33.33
8 N 7 2 14 6
% 14.89 4.26 29.79 12.77
9 N 12 12 8 6
% 30.00 30.00 20.00 15.00
7 - 9 N 30 21 37 24
% 24.39 17.07 30.08 19.51
7
Bảng 6: Tỷ lệ suy dinh dưỡng của học sinh khuyết tật 10 - 14 tuổi
TUỔI HAZ HAP BMI
10 N 14 18 27
% 30.43 39.13 58.70
11 N 24 24 34
% 48.00 48.00 68.00
12 N 7 9 21
% 19.44 25.00 58.33
13 N 15 18 33
% 29.41 35.29 64.71
14 N 12 12 18
% 37.50 37.5 56.25
8
10 - 14 N 72 81 133
% 33.49 37.67 61.86
9
4. BÀN LUẬN
Có nhiều phương pháp để đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng, trong đó
việc đánh giá dựa vào các chỉ tiêu nhân trắc là biện pháp phổ biến, rẻ tiền, không
xâm hại và hiệu quả cao nên được nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước
đang và chưa phát triển [3], [11].. .
Ở Việt Nam chưa có một tiêu chuẩn riêng để đánh giá tình trạng dinh
dưỡng, vẫn còn sử dụng tiêu chuẩn của WHO, tức là dựa vào quần thể tham
chiếu chuẩn NCHS năm 1977 của trẻ em Hoa Kỳ để làm chuẩn mực so sánh. Do
đó, trong công trình này chúng tôi cũng ứng dụng tiêu chuẩn đó để tính tỷ lệ suy
dinh dưỡng của trẻ em khuyết tật.
Suy dinh dưỡng và nghèo đói là hai phạm trù liên hệ chặt chẽ với nhau,
nghèo luôn kéo theo suy dinh dưỡng, và vì nghèo nên phải phòng chống suy dinh
dưỡng [1]. Ở Việt Nam suy dinh dưỡng trẻ em đã được nghiên cứu nhiều, nhưng
đa số chỉ tập trung dưới 5 tuổi, ở giai đoạn mà tiêu chuẩn của WHO còn phù hợp
với điều kiện trẻ em Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung [1], [3]. Trong khi
đó tỷ lệ suy dinh dưỡng tuổi học đường thì ngược lại rất ít được nghiên cứu.
Nguyên do ít được nghiên cứu vì chưa có một tiêu chuẩn nhân trắc nào có độ
nhạy và độ đặc hiệu cao đối với lứa tuổi này cho trẻ em Việt Nam.
Cho nên kết quả suy dinh dưỡng ở trẻ em khuyết tật trong nghiên cứu này
chỉ nói lên tỷ lệ có chiều cao theo tuổi, BMI, cân nặng theo chiều cao nằm dưới
ngưỡng - 2SD, hay bách phân vị 5% hay 90% của Me% so với quần thể tham
10
chiếu NCHS mà thôi, chứ không phải phản ánh chính xác tình trạng suy dinh
dưỡng với những biến đổi sâu sắc ở mức độ mô và tế bào của cấu tạo cơ thể.
So sánh với tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em bình thường Thừa Thiên Huế [5]
cho thấy:
Ðối với trẻ 7 đến 9 tuổi (bảng 7): nếu theo tiêu chuẩn HAZ trẻ em khuyết
tật có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp hơn, đặc biệt trẻ 8 tuổi, theo tiêu chuẩn HAM thì
chỉ có trẻ 7 và 8 tuổi có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp hơn trẻ bình thường. Trong khi
đó theo tiêu chuẩn trọng lượng theo chiều cao (WHZ, WHM) thì ngược lại: tỷ lệ
suy dinh dưỡng cao hơn. Ðiều này là do quần thể tham chiếu để tính các tỷ lệ
trên là quần thể của trẻ em Mỹ
11
Bảng 7: Tỷ lệ suy dinh dưỡng của học sinh < 10 tuổi
TUỔI HAZ HAM WHZ WHM
TEKT 30.56 19.44 41.67 33.33
7
BT 42.80 31.70 18.20 10.60
TEKT 14.89 4.26 29.79 12.77
8
BT 36.70 26.70 12.50 5.40
TEKT 30.00 30.00 20.00 15.00
9
BT 37.10 30.50 14.10 5.90
Ðối với trẻ 10 -14 tuổi (bảng 8): Nếu tính theo tiêu chuẩn chiều cao theo
tuổi (HAZ hay HAP) ngoại trừ trẻ em khuuyết tật 11 tuổi có tỷ lệ suy dinh dưỡng
cao hơn trẻ em bình thường còn các tuổi 10, 12, 13, 14 có tỷ lệ suy dinh dưỡng
thấp hơn bình thường nếu tính theo tiêu chuẩn BMI thì ngoại trừ ở tuổi 12 trẻ em
khuyết tật có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp hơn trẻ bình thường còn các lứa tuổi khác
có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao hơn trẻ bình thường.
Bảng 8: Tỷ lệ suy dinh dưỡng của học sinh 10 - 14 tuổi
12
TUỔI HAZ HAP BMI
TEKT 30.43 39.13 58.70
10
BT 39.10 43.50 56.06
TEKT 48.00 48.00 68.00
11
BT 42.50 48.00 64.80
TEKT 19.44 25.00 58.33
12
BT 50.10 56.10 59.19
TEKT 29.41 35.29 64.71
13
BT 53.80 58.10 53.80
TEKT 37.50 37.5 56.25
14
BT 47.60 52.70 42.34
13
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5. Kết luận:
Qua cuộc điều tra 338 học sinh khuyết tật ở Thừa Thiên Huế cho thấy tỷ
lệ suy dinh dưỡng theo phân loại của WHO còn cao, tỷ lệ rất khác nhau tùy theo
tuổi và tùy theo tiêu chuẩn đánh giá: HAZ, HAM, WHZ, WHM, BMI...Nhưng so
với trẻ em bình thường cùng địa bàn và thời điểm nghiên cứu thì hầu hết có tỷ lệ
suy dinh dưỡng thấp hơn.
14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế. Chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em tại gia đình. Nxb Y
học, Hà Nội (1998).
2. Nguyễn Khải, Lê Ðình Vấn. Một số chỉ tiêu nhân trắc hình thái trẻ em
khuyết tật, Kỷ yếu hội nghị khoa học lần thứ nhất, nhân kỷ niệm 45 năm
Ðại Học Huế (2000) 288 - 294
3. Hà Huy Khôi. Phương pháp dịch tể học dinh dưõng, Nxb Y học, Hà Nội
(1997).
4. Hoàng Văn Tùng và cs. Ðiều tra chỉ tiêu nhân trắc hình thái - thể lực
người Việt Nam từ 7 tuổi đến trên 60 tuổi ở miền Trung Việt Nam, Báo
cáo tổng kết một số chỉ tiêu sinh học của người bình thường tại khu vực
miền Trung. Trường Ðại học Y khoa Huế (1998) 73 - 100.
5. Lê Ðình Vấn. Nghiên cứu sự phát triển hình thái thể lực học sinh 6 - 17
tuổi ở Thừa Thiên Huế. Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Ðại học Y Dược
TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh (2002).
6. Dibley M J, Goldsby J, Staehling N, Trowbridge Fl. Development of
normalized cures for the international growth reference: historical and
technical considerations, Am J Clin Nutr, 46, (1987) 736 - 748.
15
7. Dibley M J, Staehling N, Neiburg P, Trowbridge Fl. Interpretation of Z -
score anthropometric indicators derived from the international growth
reference, Am J Clin Nutr, 46, (1987) 749 - 762.
8. El - Nofely. A et al. Attained Weight, Stature and Weight/stature Index for
Egyptian children aged 6 - 18 years. Cairo area, 1980 - 1982,
Internaltional journal of anthropology, 4(4) (1989) 275 - 286.
9. Hamill et al. Physical growth: national center for health statistics
percentiles, Am J clin Nutr, 32 (March) (1979) 607 - 629.
10. Hammer Lawrence D. et Al. Standardized percentil curves of body mass
index for children and adolescents, AJDC, 145(March) (1991) 259 - 262.
11. WHO. Physical status: the use and interpretation of anthropometry,
Geneva (1995)
12. WHO. Management of severe malnutrition: a manual for physicians and
other senior health workers, Geneva (1999).
TÓM TẮT
Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em là một vấn đề có tầm quan trọng sống
còn. Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ
em khuyết tật theo chỉ tiêu của WHO đưa ra .Các chỉ tiêu nhân trắc được thu
thập trong một cuộc điều tra ngang 338 học sinh khuyết tật 7 -14 tuổi, gồm 131
16
trẻ khiếm thị, 117 trẻ khiếm thính và 90 trẻ chậm phát triển trí tuệ. Tỷ lệ bị suy
dinh dưỡng nói chung còn cao, tuy nhiên tỷ lệ này thay đổi tùy theo tiêu chuẩn
đánh giá.
Từ khóa: Trẻ em khuyết tật, suy dinh dưỡng
MALNUTRITION IN THE 7 - 14 YEAR - OLD STUDENTS
WITH SOME FORMS OF DISABILITY IN THUA THIEN- HUE
PROVINCE
Nguyen Khai, Le Dinh Van
College of Medicine, Hue University
SUMMARY
The problem of malnutrition in children is of vital importance. This
study aimed to assess the malnutrition status of handicapped children using the
methods of nutritional assessment recommended by WHO. An anthropometric
study were carried out for the handicapped children, based on a cross - sectional
17
study. The sample was 338 schoolchildren aged 7 to 14 years, consisting 131
blind, 117 deaf and 90 with mental deficiency. In general, the prevalance of
malnutrition is still high (30.2%) , which varies depending on the indicatorfor
HAZ (stunt) . This is an accetable proportion.
Keys words: handicapped children, malnutrition
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tong_hop_cac_de_tai_nghien_cuu_khoa_hoc_y_khoa_tre_em_2624_2070241.pdf