Có thể nói rằng trong chuỗi cung ứng của sản phẩm KTHS nói riêng, của bất kỳ một sản phẩm nào nói chung, thì các bên liên quan đều có quan hệ hữu cơ với nhau, chỉ có quan hệ nhiều hay ít, trực tiếp hay gián tiếp với nhau mà thôi. Bên cạnh đó, sự xung đột lợi ích giữa các bên liên quan một cách tạm thời, trong thời gian ngắn hạn nhưng cũng lại có sự cân bằng tương đối trong thời gian dài hạn tạo nên sức sống của thị trường là quy luật khách quan. Để giữ được sự cân bằng bền vững theo xu thế phát triển thì vai trò quản lý và điều tiết của Chính phủ là rất quan trọng, giữ cho các bên liên quan trong chuỗi cung ứng sản phẩm KTHS hoạt động theo đúng cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
39 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3370 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổng quan chuỗi cung ứng thủy sản ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các đối tượng khác (buôn bán nhỏ, bán lẻ, siêu thị, đại lý, nhà hàng, ...) cũng có thể bị thua lỗ nhưng phần lớn do thiếu kinh nghiệm kinh doanh là chính.
Bên liên quan chịu ảnh hưởng lợi ích kinh tế một cách trực tiếp đối với hiệu quả kinh doanh của những người mua bán trung gian là chủ tàu, nhà máy chế biến, người tiêu dùng trong nước và nhà nhập khẩu thủy sản tươi sống. Hệ thống những người mua bán trung gian hoạt động hợp lý, đều đặn sẽ tạo ra sự ổn định cho thị trường tiêu thụ và người KTHS, chủ tàu, tạo ra sự cân bằng lợi ích giữa các bên và là nền tảng cho sự phát triển. Ngược lại, nếu những người mua bán trung gian hoạt động không hợp lý, không đều đặn sẽ tạo ra sự rối loạn thị trường: giá sản phẩm quá thấp hoặc quá cao so với giá mà sản phẩm nên có phù hợp với thị trường cung cũng như câu và có thể sẽ gây nên phá sản đối với các chủ tàu.
Nếu xét về mặt bảo quản sản phẩm: nếu những người mua bán trung gian bảo quản sản phẩm không tốt hoặc sử dụng các chất bảo quản không được phép thì sẽ gây thiệt hại trước mắt cho cơ sở chế biến, người tiêu dùng và trong tương lai không xa sẽ gây hậu quả cho chính những người mua bán trung gian trong quá trình phát triển: không có người mua hàng. Cho đến nay, nhiều cơ sở thu mua không chuyển lên thành doanh nghiệp mặc dù vốn rất lớn và địa bàn hoạt động rất rộng. Một phần do thói quen làm ăn cá thể, một phần khác có thể do chưa hiểu hết về luật doanh nghiệp nên họ sợ sẽ gặp phải những khó khăn trong thực hiện các thủ tục tài chính và hành chính khi thành doanh nghiệp.
- Các nhà chế biến
Trong chuỗi cung ứng thủy sản, các nhà chế biến là khâu thứ hai làm tăng giá trị sản phẩm thông qua sản xuất. Hiện nay các cơ sở chế biến đều đã thực hiện cổ phần hóa hoặc là các doanh nghiệp tư nhân nên họ đều có sự nghiên cứu thị trường, quan hệ bạn hàng, quyết định đầu tư hợp lý, đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Thông qua khâu chế biến, giá trị sản phẩm KTHS được biến đổi rất mạnh, thông qua biểu hiện của giá cả, giá sản phẩm đầu ra thường gấp từ 2-3 lần giá nguyên liệu đầu vào tùy theo mặt hàng sản phẩm chế biến.
Các cơ sở chế biến cũng có thể gặp phải một số rủi ro:
+ Người mua hàng chậm thanh toán tiền
+ Chậm hợp đồng bị người mua hàng trừ tiền
+ Sản phẩm không đảm bảo chất lượng, ATVSTP do nguyên liệu đầu vào không tốt nên không được thị trường chấp nhận: mất chi phí sản xuất và vận chuyển.
Nếu xét về mặt bảo quản sản phẩm và ATVSTP: nếu những người chế biến không thực hiện tốt việc bảo quản sản phẩm và ATVSTP nếu gian lận được thì sẽ gây thiệt hại trước mắt cho người tiêu dùng và các nhà nhập khẩu nhưng sẽ bị phá sản tức thì do khi khách hàng phát hiện ra gian lận thì sẽ không có khách hàng và phá sản là điều tất yếu.
Liên đới chịu ảnh hưởng lợi ích kinh tế một cách trực tiếp đối với hiệu quả sản xuất của các cơ sở chế biến là các chủ tàu: một mặt nếu các doanh nghiệp chế biến thất bại, sức ép lên giá cả sản phẩm trong khâu khai thác của những người mua bán trung gian sẽ càng lớn, mặt khác hạn chế đầu ra của các sản phẩm chế biến sử dụng nguyên liệu là sản phẩm KTHS cũng sẽ ảnh hưởng nhiều đến giá cả sản phẩm KTHS. Đối tượng chịu ảnh hưởng về lợi ích kinh tế thứ hai là người tiêu dùng: Khi sản phẩm chế biến khan hiếm, người tiêu dùng cũng sẽ phải mua với giá cao hơn.
- Chính phủ
Hiện nay, giá cả sản phẩm KTHS hiện đang “thả nổi”, theo hình thức cạnh tranh hoàn hảo: không có sự độc quyền và không có sự can thiệp của Chính phủ. Các cơ quan quản lý của Chính phủ chỉ thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính Nhà nước các hoạt động sản xuất kinh doanh và chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm theo pháp luật và các quy định hiện hành. Bao gồm các Bộ ở cấp Trung ương và các Sở ở cấp địa phương: Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), Tổng cục Hải quan. Trong Bộ NNPTNT có các đơn vị chịu trách nhiệm về các lĩnh vực chuyên ngành chính gồm:
+ Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (KTBVNLTS): chịu trách nhiệm đăng ký, đăng kiểm, hướng dẫn hoạt động KTHS và bảo vệ NLTS, quản lý các cơ sở hạ tầng cho nghề KTHS từ nguồn kinh phí Nhà nước, hướng dẫn và chỉ đạo hoạt động phòng, tránh, trú bão cho tàu thuyền KTHS …
+ Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm: chịu trách nhiệm hướng dẫn và quản lý vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm cho các sản phẩm KTHS và chế biến thủy sản.
+ Cục Chế biến nông, thủy sản và nghề muối: chịu trách nhiệm hướng dẫn và quản lý vấn đề về chê biến sản phẩm KTHS.
Bên cạnh đó còn có các tổ chức khác có liên quan đến phát triển lĩnh vực KTHS là Thanh tra Nhà nước, Viện nghiên cứu hải sản, Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản.
Các bên liên quan của Chính phủ mặc dù không can thiệp trực tiếp đến sự hình thành giá cả cũng như các kênh phân phối sản phẩm thủy sản nhưng có sự can thiệp gián tiếp thông qua các quy định về hoạt động khai thác và tiêu thụ sản phẩm KTHS. Các cơ quan quản lý của Chính phủ hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, các Cục hưởng thêm một phần thu nhập từ các hoạt động quản lý chuyên ngành. Như vậy các tổ chức của Chính phủ sẽ được hưởng lợi từ sự hoạt động khai thác, chế biến, kinh doanh các sản phẩm KTHS thông qua hệ thống thu thuế, phí từ các hoạt động này.
Các cơ quan quản lý của Chính phủ đang rất cố gắng tìm ra các giải pháp để phát triển lĩnh vực khai thác và tiêu thụ sản phẩm KTHS một cách bền vững, giảm bớt rủi ro cho người ngư dân – là khâu sản xuất đầu tiên và chịu nhiều thiệt thòi nhất trong chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản, ổn định giá các sản phẩm KTHS cho tiêu dùng trong nước.
Hiện nay, người KTHS đang được hưởng một số chính sách hỗ trợ trực tiếp như: miễn thuế tài nguyên và thuế thu nhập, chỉ còn phải nộp thuế môn bài; hỗ trợ giá xăng dầu theo cỡ loại công suất tàu thuyền trong năm 2008 do giá xăng dầu tăng đột biến quá cao. Bên cạnh đó, họ còn được hưởng một số hỗ trợ gián tiếp từ Chính phủ như: xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng (cảng, bến cá, …), vay vốn với lãi suất ưu đãi để đóng tàu KTHS xa bờ, một số tập huấn về kỹ thuật khai thác và bảo quản sản phẩm, một số mô hình kỹ thuật khai thác sản phẩm hải sản.
Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý của Chính phủ cũng đang quan tâm đến việc đáp ứng các yêu cầu của tổ chức Thương mại quốc tế (WTO) và vượt qua các rào cản thương mại cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm của các nước trong sản xuất, chế biến và kinh doanh sản phẩm KTHS. Các cơ quan quản lý của Chính phủ đã rất tích cực thúc đẩy hoạt động đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về VSATTP cho các sản phẩm KTHS chế biến xuất khẩu và bước đầu xúc tiến thực hiện cấp giấy chứng nhận cũng như đăng ký nhãn mác cho các sản phẩm chế biến từ nguyên liệu của KTHS: Nước mắm Phú Quốc, nghêu Bến Tre. Tuy nhiên do còn hạn chế về nguồn lực và tính đa dạng, sản xuất ở quy mô nhỏ lẻ của nghề KTHS nên đây cũng đang là thách thức lớn đối với sản xuất, chế biến và kinh doanh sản phẩm KTHS, đặc biệt trong vấn đề truy xuất nguồn gốc và cấp giấy chứng nhận cho sản phẩm KTHS.
Các hoạt động của Chính phủ có tác động mang tính chất vĩ mô tới lợi ích của các bên liên quan trong chuỗi giá trị thủy sản. Thị trường có “bàn tay vô hình” tác động đến các bên, Chính phủ có “bàn tay hữu hình” – thông qua các chính sách – để có thể điều tiết thị trường phát triển bền vững và có lợi một cách tương đối công bằng cho các bên liên quan.
Tuy nhiên, do nguồn lực có hạn nên sự hỗ trợ trực tiếp của Chính phủ Việt Nam tới chuỗi cung ứng sản phẩm KTHS còn rất hạn chế nên chưa có sự thay đổi đáng kể nào khi Chính phủ ngừng sự hỗ trợ, kể cả hỗ trợ xăng dầu trong năm 2008.
- Các hiệp hội
+ Hiệp hội nghề cá (VINAFIS): VINAFIS đã cố gắng để có các hoạt động trong việc tập hợp ngư dân vào tổ chức để có tiếng nói chung. Tuy nhiên đến nay, do nguồn lực hạn chế, VINAFIS chưa phát huy được vai trò của mình. Nếu tăng hiệu quả hoạt động của VINAFIS, VINAFIS sẽ trở thành một hiệp hội mạnh, bảo vệ được quyền lợi của những người khai thác, tăng khả năng cạnh tranh của người khai thác trong chuỗi giá trị sản phẩm KTHS, từ đó tăng lợi ích, giảm bớt rủi ro cho những người KTHS trong hoạt động thị trường.
+ Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP): VASEP đã và đang có rất nhiều cố gắng trong việc mở rộng thị trường cho các sản phẩm chế biến thủy sản, tạo điều kiện tăng giá trị và giá cả sản phẩm chế biến thủy sản xuất khẩu nói chung, các sản phẩm chế biến xuất khẩu từ nguyên liệu KTHS nói riêng. Hoạt động hiệu quả của VASEP tác động trực tiếp và nhiều nhất đến các cơ sở chế biến xuất khẩu, qua đó tác động một cách gián tiếp đến người khai thác và người mua bán trung gian, góp phần tạo ra sự ổn định thị trường một cách tương đối trong xu thế phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Người tiêu dùng trong nước
Người tiêu dùng là mắt xích cuối cùng trong chuỗi cung ứng, là đối tượng mục tiêu của chuỗi cung ứng: thỏa mãn tối đa nhu cầu người tiêu dùng. Lợi ích của người tiêu dùng trong nước, do thủy sản là thực phẩm được ưa chuộng và tương đối phù hợp với điều kiện kinh tế của đại bộ phận hộ gia đình Việt Nam nên nhu cầu tiêu dùng đối với sản phẩm KTHS là rất lớn. Vì vậy, lợi ích của người tiêu dùng trong nước ở thế tương đối bị động, chịu ảnh hưởng của tất cả các bên liên quan trong hình thành chuỗi cung ứng thủy sản ở trên, quan trọng nhất là ảnh hưởng từ hiệu quả các hoạt động của chủ tàu, hệ thống mua bán trung gian, các nhà máy chế biến và chính phủ. Quyết định nào của các bên liên quan này cũng ảnh hưởng tới lợi ích của người tiêu dùng: được mua hàng có chất lượng cao với giá hợp lý hoặc mua hàng chất lượng thấp với giá cao.
- Các nhà nhập khẩu
Trong khuôn khổ nghiên cứu này, các nhà nhập khẩu là mắt xích cuối cùng trong chuỗi cung ứng sản phẩm KTHS xuất khẩu. Có sự khác nhau về tính chủ động trong yêu cầu lợi ích của người tiêu dùng trong nước và các nhà nhập khẩu. Các nhà nhập khẩu, do có thể lựa chọn sản phẩm nhập khẩu từ nhiều quốc gia khác nhau và thị trường xuất khẩu vẫn là mục tiêu nhắm tới của các nước sản xuất sản phẩm nói chung, sản phẩm KTHS nói riêng, nên họ có tính chủ động rất cao trong yêu cầu về lợi ích: chất lượng sản phẩm, giá cả cung ứng sản phẩm và trong tương lai sẽ còn nhiều yêu cầu khác nữa để đảm bảo lợi ích tối đa cho các nhà nhập khẩu. Để xuất khẩu được sản phẩm, các bên liên quan trước đó trong chuỗi cung ứng bắt buộc phải thực hiện các yêu cầu của nhà nhập khẩu.
Các nhà nhập khẩu cũng được hưởng lợi và ít chịu rủi ro như những người mua bán trung gian. Họ là những người nắm rất vững thông tin thị trường và luôn đảm bảo được nguyên tắc của những người mua bán trung gian: bán hàng với giá cao hơn giá mua hàng.
Liên đới chịu ảnh hưởng lợi ích kinh tế một cách trực tiếp đối với hiệu quả sản xuất của các nhà nhập khẩu là các chủ tàu và cơ sở chế biến xuất khẩu. Nếu các nhà nhập khẩu hoạt động có lợi ích kinh tế đều đặn sẽ tạo ra sự ổn định cho các cơ sở chế biến xuất khẩu và các chủ tàu khai thác các đối tượng hải sản làm nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Ngược lại, sẽ làm gián đoạn các hoạt động chế biến và khai thác hải sản. Chịu ảnh hưởng lợi ích kinh tế nhiều nhất từ hiệu quả sản xuất kinh doanh của các nhà nhập khẩu là các cơ sở chế biến xuất khẩu.
Có thể nói rằng trong chuỗi cung ứng của sản phẩm KTHS nói riêng, của bất kỳ một sản phẩm nào nói chung, thì các bên liên quan đều có quan hệ hữu cơ với nhau, chỉ có quan hệ nhiều hay ít, trực tiếp hay gián tiếp với nhau mà thôi. Bên cạnh đó, sự xung đột lợi ích giữa các bên liên quan một cách tạm thời, trong thời gian ngắn hạn nhưng cũng lại có sự cân bằng tương đối trong thời gian dài hạn tạo nên sức sống của thị trường là quy luật khách quan. Để giữ được sự cân bằng bền vững theo xu thế phát triển thì vai trò quản lý và điều tiết của Chính phủ là rất quan trọng, giữ cho các bên liên quan trong chuỗi cung ứng sản phẩm KTHS hoạt động theo đúng cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
2.3 Phân tích một số trường hợp điển hình
Ở trên đã phân tích chung cho chuỗi cung ứng sản phẩm và các bên liên quan trong chuỗi cung ứng sản phẩm KTHS. Kết quả đợt điều tra khảo sát điển hình cho đối tượng cá cơm và mực tại Bình Thuận; nghêu tại Bến Tre đã cho một số minh chứng cho các phân tích và đánh giá chuỗi cung ứng sản phẩm KTHS ở trên.
2.3.1 Chuỗi cung ứng mực và các bên liên quan
Mực thường tiêu thụ ở các dạng: ăn tuơi, chế biến xuất khẩu, chế biến khô cho XK và tiêu thụ nội địa. Chuỗi cung ứng của mực có thể được hình dung như sau.
- Cung ứng sản phẩm trong khâu khai thác và các bên liên quan
Mực được khai thác bằng cả tàu khai thác xa bờ và các tàu khai thác ven bờ. Nghề khai thác chính hiện tại: Vây rút chì xa bờ, kéo (giã), câu. Đối tượng khai thác mực ở đây chủ yếu là chủ tàu kiêm ngư dân, có một số rất ít là các chủ NV cũng có tàu đi khai thác mực.
Quan hệ bán sản phẩm:
Mực hiện nay đang là nguồn nguyên liệu khan hiếm cho chế biến xuất khẩu nên các chủ NV mua mực nguyên liệu với giá như nhau cho cả chủ tàu có và không có quan hệ tài chính, thậm chí đối với những chủ tàu không có quan hệ tài chính còn được ưu tiên thanh toán tiền ngay sau khi giao hàng. Chủ tàu không có quan hệ tài chính có thể bán sản phẩm cho bất cứ đối tượng mua nào nếu thấy có lợi nhất (bán được với giá cao nhất). Chủ tàu có quan hệ tài chính phải bán cho chủ NV của mình. Không có sự chênh lệch giá so với thị trường khi thanh toán.
Các sản phẩm mực khai thác chủ yếu được bán cho các chủ NV, các tàu thu mua trên biển của các HTX và tư nhân, một số các cơ sở chế biến và một số ít người mua để bán lẻ tại chợ địa phương.
+ Đối với các chủ NV, phương thức mua sản phẩm chủ yếu là mua xô cả lô hàng, chủ NV phải chịu chi phí vận chuyển từ tàu vào cơ sở kinh doanh. Đối với những chủ tàu không có quan hệ tài chính được ưu tiên thanh toán tiền ngay sau khi giao hàng. Đối với những chủ tàu có quan hệ tài chính được thanh toán tiền sau khi giao hàng từ 7 – 10 ngày.
+ Người thu mua trên biển (bao gồm cả HTX), phương thức mua sản phẩm chủ yếu là mua xô cả lô hàng, giá mua rất thấp do phải chịu chi phí bảo quản, lưu giữ sản phẩm trên biển và vận chuyển vào bờ, giảm 5-7.000 đ/kg cho loại sản phẩm giá 15.000 đ/kg, có khi chỉ bằng ½ so với bán tại bờ.
+ Cơ sở chế biến mực khô: Người thu mua của nhà máy xuống cảng xem hàng, thỏa thuận giá cả, ngư dân chuyển hàng đến nhà máy. Có các cơ sở chế biến không mua của ngư dân, chỉ mua qua các chủ NV. Tiền được thanh toán sau 10-15 ngày.
+ Người bán lẻ tại chợ địa phương: mua tại cảng, thanh toán tiền ngay sau khi nhận hàng.
Một số chủ thuyền khai thác ven bờ có quan hệ tài chính với các chủ NV, đối tượng mực khai thác được là loại mực nhỏ chỉ tiêu thụ nội địa, khi bán sản phẩm mực cho chủ NV cũng vẫn phải chịu một phần sự giảm giá so với thị trường, sau 3-5 ngày nhận tiền thanh toán. Đổi lại nếu ngư dân kẹt tiền thì chủ NV có thể cho vay thêm bất cứ lúc nào, khi khai thác bị thất bát phải bán thuyền không đủ trả nợ, chủ NV cũng bớt hoặc xóa nợ cho - > quan hệ với chủ NV là hoàn toàn tự nguyện trên cơ sở sự thỏa thuận. Tuy nhiên, chủ NV địa phương cũng ngăn cản chủ NV nơi khác vào mua sản phẩm.
Mặc dù là nguồn nguyên liệu khan hiếm nhưng giá thị trường vẫn lên xuống tùy theo lúc khan, lúc rộ của mực khai thác được.
(Xem bảng trang sau)
Bảng 1. Một số thông tin về giá sản phẩm mực
Sản phẩm
Đối tượng
mua hàng
Giá thị trường
Giá được
thanh toán
Mực cho chế biến đông lạnh XK
Chủ NV mua xô cả lô hàng
28 - 30 - 31-33.000 đ/kg
28 - 30 - 31-33.000 đ/kg
Người thu mua trên biển
15.000 – 30.000 đ/kg
15.000 – 30.000 đ/kg
Mực cho chế biến khô
Cơ sở chế biến mực khô XK và tiêu thụ nội địa
30 - 45 – 50.000 đ/kg
30 - 45 – 50.000 đ/kg
Chủ NV có quan hệ tài chính
21.000 đ/kg
20.000 đ/kg
Mực tươi bán tại chợ địa phương
Người bán lẻ
21 - 33 – 45.000 đ/kg
21 - 33 – 45.000 đ/kg
Đối với sản phẩm mực, do đang là nguồn nguyên liệu khan hiếm nên các chủ tàu cũng ít bị rủi ro do thị trường.
Trong giai đoạn này, vấn đề đảm bảo ATVSTP đang là một thách thức lớn cho các nhà quản lý và chế biến. Vấn đề sử dụng chất bảo quản rẻ tiền, không được phép sử dụng để giữ độ tươi của mực vẫn diễn ra. Tuy trước mắt chưa ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả kinh tế của các cơ sở chế biến do sự dễ tính của các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng trong nước, nhưng về lâu dài nếu không được giải quyết chắc chắn sẽ ảnh hưởng.
- Dòng sản phẩm trong khâu lưu thông và các bên liên quan:
Rất khó để phân tích chuỗi giá cả sản phẩm mực từ khâu khai thác vì chủ NV mua xô tất cả lô hàng, sau đó phân loại lại và giao hàng đến các đối tượng khác theo nhu cầu. Mặc dù rất cố gắng nhưng nhóm nghiên cứu cũng chỉ phân tích được các khâu rời rạc trong chuỗi giá trị sản phẩm mực.
+ Sản phẩm mực tươi: Sản phẩm mực tươi bán tại chợ địa phương thường được người bán lẻ mua lại của các chủ tàu KTHS quy mô nhỏ tại cảng với giá thị trường, 21.000 – 33.000 – 45.000 đ/kg tùy theo chất lượng và kích cỡ sản phẩm mực. Thanh toán tiền ngay sau khi nhận hàng. Với cùng một loại mực, giá cả cũng lên xuống tùy theo lúc khan hay rộ của mực khai thác lên bến. Tuy nhiên, những người bán lẻ chỉ tiêu thụ với số lượng ít, phù hợp với nhu cầu thị trường nên ít khi bị rủi ro, rủi ro nhất cũng ở mức hòa vốn.
Sản phẩm mực tươi từ chủ NV cấp 1 bán cho các chủ NV cấp 2 hoặc người mua buôn bán ở ngoại tỉnh tiêu thụ nội địa thường là các loại mực xấu. Chủ NV cấp 2 và người mua buôn lại tiếp tục quá trình mua bán trung gian cho đến người bán lẻ, nhà hàng. Tiền thanh toán thường được trả chậm sau khi giao hàng, đối với người mua buôn thường phải trả ngay ½ số tiền, lần đến mua hàng lần sau sẽ thanh toán hết. Nếu giá mua của NV cấp 1 từ chủ tàu là 21.000 đ/kg, giá bán đi sẽ là 25.000 đ/kg. Như vậy giá sản phẩm mực khai thác chỉ qua một khâu mua bán trung gian đã tăng khoảng 20%.
Sản phẩm mực tươi còn được các chủ thu mua trên biển (bao gồm cả các HTX) bán lại cho các chủ NV, cơ sở chế biến. Hiện nay có 29 tàu của các HTX và 78 tàu của tư nhân thu mua trên biển Bình Thuận. Với hình thức mua bán trung gian này, giá trị sản phẩm không tăng nhưng giá cả sản phẩm tăng lên rất nhiều, tăng từ 7.000 – 8.000 đ/kg, có khi gấp hai lần so với giá mua của chủ tàu (mua 15.000 đ/kg – bán 30.000 đ/kg). Tuy nhiên, sau khi trừ chi phí vận chuyển vào tới bờ, chủ thu mua trên biển lời từ 3.000 - 3.500 đ/kg (khoảng 20% so với giá mua). Theo kết quả khảo sát mới nhất của phòng Kinh tế tập thể - Sở NNPTNT Bình Thuận từ 30% số tàu dịch vụ - 9 chiếc: tàu đi 25 ngày/chuyến, lãi ròng thu được là 40 - 90 triệu đồng/chuyến, 8-9 chuyến/năm. Giá sản phẩm mua tại biển 22.000 đ/kg, về bờ bán được 30.000 đ/kg.
+ Sản phẩm mực khô: các cơ sở chế biến mực khô mua mực tươi nguyên liệu từ các chủ NV, người thu mua của cơ sở chế biến đến xem hàng và thỏa thuận giá, chủ NV phải chở hàng đến cơ sở chế biến; tiền được thanh toán sau 7 – 10 ngày. Cơ sở chế biến bán sản phẩm mực khô tới nhiều đối tượng: người bán lẻ tại chợ địa phương, chủ NV mực khô trong và ngoài tỉnh, nhà nhập khẩu; chủ NV mực khô trong và ngoài tỉnh tiếp tục thực hiện quá trình lưu thông của sản phẩm tới các người bán buôn và bán lẻ trong và ngoài tỉnh. Người bán buôn bán hàng cho các người bán lẻ, nhà hàng, … Qua mỗi khâu lưu thông, giá cả sản phẩm lại tăng lên một mức nhất định. Tùy từng đối tượng và mối quan hệ mà tiền được thanh toán ngay hoặc thanh toán chậm sau một thời gian.
Giá sản phẩm mực khô từ các cơ sở chế biến khô bán cho người bán lẻ tại chợ địa phương loại 8-10 con/kg tươi khoảng 150.000 đ/kg, với tỷ lệ nguyên liệu 4 kg mực tươi được 1 mực khô, giá mua mực tươi nguyên liệu từ các chủ NV khoảng 32.000 đ/kg. Như vậy qua một khâu chế biến tương đối đơn giản, giá trị của sản phẩm mực khai thác đã tăng lên, giá sản phẩm qua chế biến so với giá mua mực tươi nguyên liệu đã tăng 16% (tương đương tăng 5.500 đ/kg mực nguyên liệu).
+ Sản phẩm mực chế biến đông lạnh: các cơ sở chế biến mực đông lạnh thường mua nguyên liệu của chủ NV – vì đã được phân loại theo đúng chủng loại của mặt hàng chế biến. Cơ sở chế biến mực đông lạnh bán sản phẩm tới các nhà nhập khẩu, các công ty kinh doanh thực phẩm và hàng thủy sản, các siêu thị lớn, người buôn hàng thủy sản đông lạnh và tiếp tục lưu thông cho đến các đại lý bán lẻ, người bán lẻ, trường học, nhà hàng, khách sạn, … Qua mỗi khâu lưu thông, giá sản phẩm mực chế biến lại tăng lên một mức nhất định. Các cơ sở chế biến mực đông lạnh, dù cho tiêu thụ nội địa hay xuất khẩu, các người mua bán trung gian sản phẩm mực chế biến ít chịu rủi ro, tuy mức lợi nhuận không cao.
Ví dụ đối với sản phẩm mực đông lạnh nguyên con lột da xuất khẩu loại 0,45 kg/con: giá mua nguyên liệu của chủ NV là 53.000 đ/kg, tỷ lệ nguyên liệu là 1,35/1, giá giao cho nhà nhập khẩu là 5,5 USD/kg = 93.000 đ/kg. Như vậy qua khâu chế biến đông lạnh, giá trị sản phẩm mực khai thác đã tăng lên và giá cả đã tăng ở mức cao, khoảng 33% so với giá nguyên liệu, sau khi trừ chi phí, cơ sở chế biến thu được lợi nhuận 5.000 đ/kg thành phẩm (7% so với giá mua nguyên liệu).
Như vậy có thể thấy rằng, chi phí vận chuyển đã làm tăng giá sản mực khai thác lên rất nhiều và người mua bán mực trung gian thu được lợi nhuận lớn, ít bị rủi ro do thị trường vì là nguồn nguyên liệu khan hiếm. Các nhà chế biến mực cũng ít chịu rủi ro, tuy lợi nhuận thu được qua khâu chế biến không cao.
Trong giai đoạn này, vấn đề đảm bảo ATVSTP cũng vẫn là một thách thức lớn cho các nhà quản lý và chế biến. Do hệ thống trung chuyển quá nhiều khâu, sản phẩm quá đa dạng, trong khi nguồn lực quản lý có hạn nên chưa thể quản lý tốt vấn đề ATVSTP. Hiện tượng mực ngâm nước, sử dụng chất bảo quản không tốt ảnh hưởng nhiều đến chất lượng các sản phẩm chế biến. Tuy trước mắt chưa ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả kinh tế của các cơ sở chế biến do sự dễ tính của các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng trong nước, nhưng về lâu dài nếu không được giải quyết chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng lớn.
- Cung ứng mực đến tay người tiêu dùng và các bên liên quan
Sản phẩm mực tươi và qua chế biến tiêu thụ nội địa đến tay người tiêu dùng cũng bằng rất nhiều con đường khác nhau: người bán lẻ, siêu thị, đại lý bán lẻ, trường học, nhà hàng, …sau một loạt các khâu chế biến và mua bán trung gian trước đó. Xét một mặt hàng tới tay người tiêu dùng ngắn nhất là sản phẩm mực tươi tiêu thụ tại chợ địa phương: Chênh lệch giá từ người bán lẻ đến người tiêu dùng khoảng 6-11%, tùy theo chất lượng và kích cỡ từng loại mực (21.000 đ/kg -> 23.000 đ/kg, 33.000 đ/kg -> 35.000 đ/kg, 45.000 đ/kg -> 50.000 đ/kg), so với giá bán sản phẩm mực từ chủ tàu khai thác. Càng qua nhiều khâu trung chuyển trung gian thì giá cả sản phẩm đến tay người tiêu dùng càng cao hơn.
Sản phẩm mực khô bán tại chợ địa phương: Giá sản phẩm mực khô tiêu thụ tại chợ địa phương loại 8-10 con/kg tươi khoảng 160.000 đ/kg, qua một khâu mua bán trung gian rất gần, giá sản phẩm mực khô đã tăng lên 10.000 đ/kg ( tương đương 6% so với giá mua hàng).
Mặc dù chỉ là một mặt hàng mực tươi hoặc mực khô bán tại chợ địa phương nhưng do nguồn nguyên liệu không đồng nhất nên chất lượng sản phẩm đến tay người tiêu dùng cũng không đồng nhất và có sự đa dạng về giá cả. Với cơ chế thị trường và khả năng quản lý thị trường, ATVSTP hiện nay, người tiêu dùng sẽ dễ gặp rủi ro về chất lượng và giá cả sản phẩm, càng qua nhiêu khâu mua bán trung gian rủi ro cho người tiêu dùng sẽ càng lớn.
Sản phẩm mực qua chế biến đến tay các nhà nhập khẩu chủ yếu từ các cơ sở chế biến đối với các sản phẩm mực đông lạnh và từ các chủ NV mực khô xuất khẩu đối với sản phẩm mực khô. Chỉ các nhà nhập khẩu, do có tính chủ động cao trong lựa chọn sản phẩm, nên ít bị rủi ro trong khi mua sản phẩm. Ngược lại với người tiêu dùng nội địa, các bên bán sản phẩm lại gánh chịu rủi ro về chất lượng và giá cá sản phẩm.
2.3.2 Chuỗi cung ứng cá cơm và các bên liên quan
Cá cơm thường tiêu thụ ở các dạng: ăn tuơi, chế biến nước mắm, hấp và phơi khô, chế biến thức ăn gia súc (TAGS). Chuỗi giá trị của cá cơm có thể được hình dung như sau.
- Cung ứng cá cơm trong khâu khai thác và các bên liên quan
Cá cơm được khai thác bằng tàu xa bờ. Nghề khai thác chính hiện tại: Vây rút chì xa bờ, giã. Đối tượng khai thác cá cơm ở đây chủ yếu là chủ tàu kiêm ngư dân, có một số rất ít là các chủ NV cũng có tàu đi khai thác cá cơm.
Quan hệ bán sản phẩm:
+ Chủ tàu không có quan hệ tài chính: Chủ tàu có thể bán sản phẩm cho bất cứ đối tượng mua nào nếu thấy có lợi nhất (bán được với giá cao nhất). Có thể bán cho chủ NV, các cơ sở chế biến: nước mắm, cá cơm khô, thức ăn gia súc (TAGS). Không có sự chênh lệch giá so với thị trường khi thanh toán.
Giá cá cơm của nghề pha súc để làm cá hấp-phơi khô XK được giá cao hơn: 6-7.000 đ/kg.
Giá thị trường lên xuống tùy theo lúc khan, lúc rộ của cá cơm khai thác được. Khi tàu về rộ, các chủ tàu không có quan hệ tài chính muốn bán cho các chủ NV cũng phải chịu chi trả tiền hoa hồng.
(Xem bảng trang sau)
Bảng 2. Một số thông tin về giá cá cơm
Sản phẩm
Đối tượng
mua hàng
Giá thị trường
Giá được
thanh toán
Cá cơm cào bay
Chủ NV
3000 – 2000 – 2500 – 3400 đ/kg
3000 – 2000 – 2500 – 3400 đ/kg
Cá cơm làm mắm
Cơ sở chế biến mắm
2.000 – 3.000 đ/kg
2.000 – 3.000 đ/kg
Cá phân làm TAGS
Cơ sở chế biến thức ăn gia súc
1000 – 2000 đ/kg
1000 – 2000 đ/kg
Cá cơm loại to để chế biến khô
Cơ sở chế biến cá cơm khô
5.000 – 5.200 đ/kg
5.000 – 5.200 đ/kg
Cá cơm loại nhỏ để chế biến khô
Cơ sở chế biến cá cơm khô
6-7.000 đ/kg
6- 7.000 đ/kg
Giao nhận hàng tại cảng, chủ tàu phải chịu tiền chuyên chở vào bờ (5.000 đ/giỏ) hoặc chở đến cơ sở chế biến (thuê ô tô chở 10.000 đ/giỏ). Người thu mua của cơ sở chế biến xuống cảng xem hàng, thỏa thuận, ngư dân chuyển hàng đến cơ sở chế biến. Cũng có cơ sở chế biến có người xuống cảng mua nguyên liệu và nhận hàng tại cảng.
+ Chủ tàu có quan hệ tài chính: tàu về phải bán sản phẩm cho chủ NV, chủ NV chỉ đứng môi giới và ăn hoa hồng từ 3-5.000 đ/giỏ (30 kg), (khoảng 3-5% giá trị lô hàng – hoa hồng 100-170 đ/kg), có thể bán cho NV khác hoặc cho cơ sở chế biến nhưng vẫn phải trả cho NV chính khoản tiền hoa hồng. Lượng cho vay trung bình 50 triệu đồng/tàu, có thể cả trăm triệu đồng/tàu – tùy theo mức độ tin tưởng sẽ đầu tư nhiều hay ít. Có trường hợp chủ tàu gặp rủi ro không hành nghề được phải bán hết tài sản, không đủ trả nợ, chủ NV sẽ giảm hoặc xóa nợ luôn. Khi có khó khăn đột xuất trong cuộc sống hoặc sản xuất, chủ NV có thể cho vay ngay để giải quyết. Mọi sự mua bán không bị ép, đều do thỏa thuận. Mặc dù đây là sự thỏa thuận bất thành văn nhưng được thực hiện rất nghiêm, rất hiếm trường hợp thực hiện không đúng thỏa thuận.
- Dòng sản phẩm cá cơm trong khâu lưu thông và các bên liên quan
+ Cá cơm ăn tươi: được người mua buôn nhỏ mua lại của các chủ NV tại cảng và bán cho những người bán lẻ để bán tại chợ địa phương. Chênh lệch giá từ chủ NV đến người mua buôn khoảng 4% (5.000 đ/kg -> 5.200 đ/kg), từ người mua buôn đến người bán lẻ khoảng 4% (5.200 đ -> 5.400 đ) so với giá bán sản phẩm cá cơm khai thác. Những người mua buôn và bán lẻ chỉ tiêu thụ với số lượng ít, phù hợp với nhu cầu thị trường nên ít khi bị rủi ro, rủi ro nhất cũng ở mức hòa vốn.
+ Cá cơm làm nguyên liệu chế biến nước mắm: 2 kg cá cơm giá 3.000 đ/kg, được 1 lít nước mắm giá 15.000 đ/lít. Như vậy thông qua chế biến, giá trị 1 kg cá cơm đã tăng lên rất nhiều. Người chế biến nước mắm lời khoảng 1.000 đ/lít tương đương 500 đ/1 kg cá cơm (16%). Giá cả nước mắm qua các khâu lưu thông: doanh nghiệp kinh doanh, đại lý, nhà hàng, khách sạn, người bán lẻ … cũng sẽ tiếp tục tăng cho đến người tiêu dùng cuối cùng. Các chủ cơ sở chế biến nước mắm cũng ít khi bị rủi ro vì thị trường tiêu thụ tương đối ổn định. Tuy nhiên mặt hàng này hiện nay không phát triển mạnh do chỉ tiêu thụ trong thị trường nội địa.
+ Cá cơm làm nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc (TAGS): 5 kg cá cơm nát (cá phân) giá 1.000 được 1 kg bột cá để chế biến TAGS giá khoảng 12.000 đ/kg. Như vậy thông qua chế biến, giá trị 1 kg cá cơm đã tăng lên. Người chế biến bột cá làm TAGS lời khoảng 1.000 đ/kg bột cá, tương đương 200 đ/1 kg cá cơm (20%). Các chủ cơ sở chế biến TAGS cũng ít khi bị rủi ro vì thị trường tiêu thụ tương đối ổn định. Mặt hàng này hiện nay cũng không phát triển mạnh do chất lượng bột cá không cao, chỉ tiêu thụ trong thị trường nội địa.
+ Cá cơm hấp-phơi khô có thể tiêu thụ nội địa hoặc để xuất khẩu:
Cá cơm hấp-phơi khô xuất khẩu thường được xuất sang Trung Quốc, Hàn Quốc: đối với mặt hàng cá cơm hấp nhỏ, cần 4 kg nguyên liệu với giá 6.000 đ/kg cho 1 kg thành phẩm với giá 50.000 đ/kg. Như vậy thông qua chế biến, giá trị sản phẩm cá cơm cũng đã được nâng lên nhiều lần. Sau khi trừ các chi phí sản xuất, mức lãi cho 1 kg thành phẩm khoảng 8.000 đ/kg, tương đương 2.000 đ/kg cá cơm (33%). Đối với mặt hàng cá cơm hấp to, cần 3 kg nguyên liệu với giá 5.000 đ/kg cho 1 kg thành phẩm với giá 21.000 đ/kg. Như vậy thông qua chế biến, giá trị sản phẩm cá cơm to cũng đã được nâng lên. Sau khi trừ các chi phí sản xuất, mức lãi cho 1 kg thành phẩm khoảng 1.000 đ/kg, tương đương 300 đ/kg cá cơm (6%).
Mặt hàng cá cơm hấp-phơi khô xuất khẩu được các cơ sở chế biến bán cho các chủ NV hàng XK cá cơm khô ngay tại địa phương. Nhà nhập khẩu có người nằm tại địa phương để kiểm tra chất lượng tại cơ sở chế biến và thu mua sản phẩm đã qua chế biến thông qua các chủ NV. Các chủ NV với vai trò là người mua bán trung gian thường nhận được một khoản hoa hồng khoảng 200 – 500 đ/kg thành phẩm từ nhà nhập khẩu, và phải đảm bảo thanh toán đủ tiền cho cơ sở chế biến sau 15 – 20 ngày. Trong quan hệ mua bán sản phẩm cơm hấp-phơi khô xuất khẩu, các nhà nhập khẩu không mua trực tiếp của các cơ sở chế biến vì phần lớn các cơ sở chế biến có quy mô nhỏ, không đủ hàng cho một chuyến Containner từ 25-50 tấn. Bên cạnh đó, các cơ sở chế biến cũng không dám bán hàng cho các người đại diện của nhà nhập khẩu vì sợ không thu được tiền bán hàng.
Cá cơm hấp phơi khô tiêu thụ nội địa được các cơ sở chế biến giao cho các chủ NV sản phẩm cá cơm khô (cả trong và ngoài tỉnh) -> các người bán buôn -> các người bán lẻ. Qua mỗi khâu trung chuyển, giá cả của sản phẩm sẽ tăng lên.
Mặt hàng này đang được ưa chuộng nên các cơ sở chế biến ít bị rủi ro do thị trường, chỉ hay bị chủ NV thanh toán chậm, có khi cả tháng, thậm chí 2-3 tháng do phía nhà nhập khẩu chậm chuyển tiền. Các chủ NV ở đây cũng ít bị rủi ro do các nhà nhập khẩu đang cần hàng, mặt khác, chỉ khi có người đặt hàng mới mua hàng của các cơ sở chế biến nên không gặp rủi ro do thị trường.
Vấn đề ATVSTP cho các sản phẩm cá cơm tương đối tốt, chưa xảy ra hiện tượng gì ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của các bên liên quan.
- Cung ứng cá cơm đến tay người tiêu dùng và các bên liên quan
Sản phẩm cá cơm tiêu thụ nội địa đến tay người tiêu dùng cũng bằng rất nhiều con đường khác nhau: người bán lẻ, siêu thị, trường học, nhà hàng, …sau một loạt các khâu mua bán, chế biến trung gian trước đó.
Sản phẩm cá cơm xuất khẩu đến tay các nhà nhập khẩu chủ yếu từ các chủ NV cá cơm xuất khẩu.
Xét một mặt hàng tới tay người tiêu dùng ngắn nhất là sản phẩm cá cơm tươi: sản phẩm cá cơm tươi được người bán lẻ bán tới tay người tiêu dùng tại địa phương với giá khoảng 6.000 đ/kg, chênh lệch 600 đ/kg (12%) so với giá sản phẩm cá cơm khai thác. Như vậy, đối với sản phẩm tiêu thụ đơn giản nhất, qua ít các khâu trung gian nhất thì giá cả sản phẩm cá cơm tươi từ khâu khai thác đến tay người tiêu dùng tại địa phương đã tăng lên 20%. Càng qua nhiều khâu trung chuyển trung gian thì giá cả sản phẩm đến tay người tiêu dùng càng cao hơn.
Mặc dù chỉ là một mặt hàng cá cơm tươi hoặc khô nhưng do nguồn nguyên liệu không đồng nhất nên chất lượng sản phẩm đến tay người tiêu dùng cũng không đồng nhất và có sự đa dạng về giá cả. Với cơ chế thị trường hiện nay, người tiêu dùng sẽ dễ gặp rủi ro về chất lượng và giá cả sản phẩm. Thậm chí những người bán lẻ cũng không tránh khỏi rủi ro này nhưng theo quy luật mua bán: hiếm khi những người bán lẻ chịu bán hàng cho người tiêu dùng với giá thấp hơn giá họ mua vào. Chỉ có hệ thống các trường học, nhà hàng, … mang tính chất cố định và không được phép sử dụng hàng kém chất lượng cũng sẽ chịu thiệt hại như người tiêu dùng khi gặp phải rủi ro về chất lượng và giá cả sản phẩm. Chỉ các nhà nhập khẩu, do có tính chủ động cao trong lựa chọn sản phẩm, nên ít bị rủi ro trong khi mua sản phẩm.
2.4 Hiệu quả và tính cạnh tranh của chuỗi cung ứng sản phẩm khai thác hải sản
Qua các phân tích chuỗi cung ứng sản phẩm KTHS nói chung và phân tích điển hình cho 2 sản phẩm KTHS: mực, cá cơm có thể thấy rằng: chuỗi cung ứng sản phẩm KTHS rất phức tạp với đa dạng loại hình và chất lượng sản phẩm, qua nhiều khâu mua bán trung gian, hình thành hoàn toàn mang tính tự phát, không có bất cứ sự chi phối điều tiết nào của Nhà nước. Và cũng có thể nhận định rằng hiệu quả và tính cạnh tranh của chuỗi cung ứng sản phẩm KTHS hiện nay không cao, thể hiện cụ thể ở các khía cạnh sau:
- Trong khâu KTHS: hiệu quả và tính cạnh tranh của chuỗi cung ứng thủy sản không cao thể hiện ngay từ khâu khai thác. Do tính chất đa loài, nên trong một mẻ lưới số lượng cá thể của một loài nhìn chung không lớn và không đồng nhất, ngoại trừ cá cơm; bên cạnh đó hoạt động KTHS có quy mô nhỏ với trang thiết bị bảo quản thô sơ và cường lực khai thác ngày một tăng với các ngu cụ sử dụng mang tính chọn lọc thấp làm cho nguồn lợi đang ngày càng suy giảm, cộng với giá cả đầu vào, đặc biệt là nhiên liệu tăng mạnh đã dẫn đến năng suất KTHS không cao và có xu hướng giảm sút thêm theo thời gian, hiệu quả kinh tế của hoạt động KTHS cũng ngày một giảm, nhiều tàu đã phải nằm bờ. Mặt khác, do hạn chế về nguồn lực nên hoạt động quản lý về sản xuất và ATVSTP cũng chưa được hoàn thiện dẫn tới việc thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đảm bảo ATVSTP rất khó khăn, dấn đến việc thực hiện cấp giấy chứng nhận sản phẩm bền vững theo yêu cầu thị trường quốc tế khó có thể thực hiện sẽ làm mất thị phần xuất khẩu sản phẩm từ các sản phẩm khai thác thủy sản.
- Trong khâu trung chuyển: bao gồm cả mua bán trung gian và chế biến.
+ Trong chế biến: Hiện nay, mặc dù xuất khẩu sản phẩm thủy sản Việt Nam đang ở trong tốp 10 nước có giá trị kim ngạch XKTS lớn trên thế giới, tuy nhiên so với các nước này, hiệu quả và tính cạnh tranh của chuỗi cung ứng thủy sản trong chế biến cũng chưa phải là cao. Mặc dù giá trị gia tăng của các sản phẩm chế biến xuất khẩu và hiệu quả kinh tế của các cơ sở chế biến đã được cải thiện một bước đáng kể nhưng tính chủ động để tăng khả năng cạnh tranh còn rất thấp do các cơ sở chế biến của Việt Nam còn ở quy mô nhỏ, chưa đủ khả năng để đầu tư đồng bộ từ khâu bảo quản và dự trữ nguyên liệu (Không có đủ kho nguyên liệu và bảo quản nên quy mô sản xuất không lớn để ký hợp đồng mang tính chất dài hạn, dành ưu thế về thị phần xuất khẩu) đến tiếp thị sản phẩm, tiếp cận kịp thời các thông tin thị trường. Chế biến thủy sản tiêu dùng trong nước vẫn mang nặng tính chất chế biến thủ công truyền thống, nhỏ lẻ không nhãn mác, không xuất xứ, hoàn toàn chưa đảm bảo về ATVSTP. Đây là những vấn đề lớn cần giải quyết để nâng cao hiệu quả và tính cạnh tranh của chuỗi cung ứng thủy sản trong khâu chế biến trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.
+ Trong các khâu mua bán trung gian: Đây là khâu hoạt động năng động, hiệu quả và có tính cạnh tranh cao nhất trong chuỗi cung ứng sản phẩm KTHS. Nhưng nếu đứng trên quan điểm tổng thể, thì tính hiệu quả và cạnh tranh của khâu mua bán trung gian này hoàn toàn chỉ mang tính chất ngắn hạn, không có sự ổn định bền vững dài hạn. Các hoạt động mua bán trong khâu này hoàn toàn tự phát, do tư nhân đảm nhiệm, chưa có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước về mức độ hoạt động cũng như đảm bảo sự minh bạch về tài chính, an toàn về chất lượng của các sản phẩm trong khâu lưu thông. Điều này sẽ dẫn đến mất đi tính công bằng tương đối trong phân chia lợi nhuận giữa các khâu của một chu trình hoạt động kinh tế làm cho sản xuất không phát triển, thu hẹp thị trường tiêu thụ, khó vượt qua các rào cản thương mại đang ngày càng thắt chặt về các điều kiện sản xuất bền vững và ATVSTP.
- Trong khâu tiêu dùng: là khâu cuối cùng trong chuỗi cung ứng thủy sản cũng không mang tính hiệu quả cao nếu xét cả bên bán và bên mua sản phẩm. Người tiêu dùng hiện nay hoàn toàn bị động đối với giá cả và chất lượng sản phẩm. Thiếu sự minh bạch trong giá cả và chất lượng sản phẩm, nguyên nhân của vấn đề này bắt nguồn từ khâu KTHS - khâu đầu tiên trong chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản có những yếu kém như đã phân tích ở trên, bên cạnh đó là sự hoạt động tự phát của khâu mua bán trung gian cũng như chế biến sản phẩm chưa có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước về giá và chất lượng sản phẩm. Khâu tiêu dùng là khâu tạo động lực cho cả chuỗi hoạt động kinh tế, nhưng trong chuỗi hoạt động của lĩnh vực KTHS, ngoại trừ các nhà nhập khẩu, khâu tiêu dùng trong nước dường như là khâu bị động, người tiêu dùng chưa có chỗ để nói lên tiếng nói và có các hoạt động bảo vệ quyền lợi của mình. Người tiêu dùng trong nước hiện nay ở trong tình trạng: “cho sản phẩm thế nào thì được dùng thế nấy” – hiện tượng này về lâu dài sẽ làm trì trệ sự phát triển của các hoạt động trong chuỗi cung ứng sản phẩm thủy sản.
Các khâu trong chuỗi cung ứng sản phẩm KTHS chưa có sự liên kết tương đối chặt chẽ với nhau để tạo nên sự thống nhất trong thực hiện mục tiêu tăng tính hiệu quả và khả năng cạnh tranh của sản phẩm KTHS, đảm bảo các khâu trong chuỗi cung ứng sản phẩm KTHS đều có tính hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, vượt qua các rào cản thương mại, các yêu cầu về ATVSTP, sản phẩm bền vững, đảm bảo sự phát triển tương đối ổn định và bền vững cho lĩnh vực KTHS nói riêng, cho ngành thủy sản nói chung.
III. GIẢI PHÁP CẢI TIẾN CHUỖI CUNG ỨNG NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Để nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững của lĩnh vực KTHS, cần thực hiện một số giải pháp cơ bản sau.
3.1 Tăng tính hiệu quả và khả năng cạnh tranh của khâu khai thác hải sản
Để nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững của lĩnh vực KTHS, rất cần phải bắt đầu ngay từ tăng tính hiệu quả và bền vững cho khâu cung ứng sản phẩm đầu tiên là KTHS.
- Tập trung nguồn lực xã hội, tăng cường thực hiện định hướng giảm cường lực khai thác vùng biển gần bờ. Hướng tới việc sử dụng các ngư cụ có tính chọn lọc cao. Nghiêm cấm khai thác hủy diệt, khoanh vùng bảo vệ nguồn lợi thủy sản để phát triển và đảm bảo sự bền vững cho nguồn lợi.
- Tiếp tục thực hiện nâng cấp cơ sở hạ tầng nghề cá đảm bảo dịch vụ hiệu quả nhất cho hoạt động KTHS. Nhà nước cần đầu tư nhiều hơn cho hạ tầng kỹ thuật: Cảng, bến, khu neo đậu, chợ cá, khu tránh trú bão, hệ thống thông tin ngư trường và thị trường – hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.
- Tiếp tục nghiên cứu tìm giải pháp hạn chế việc giá sản phẩm KTHS giảm quá thấp, thu không đủ chi trong mùa vụ cá rộ: điều tiết sản xuất, tăng cường hệ thống kho bảo quản nguyên liệu, trợ giá, …
- Tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hoạt động KTHS hiện hành. Trong tương lai cần hướng tới các chính sách hỗ trợ đảm bảo sự phát triển bền vững: sử dụng kỹ thuật khai thác không xâm hại nguồn lợi, ghi chép nhật ký KTHS, chuyển đổi nghề nghiệp, thực hiện cấp giấy chứng nhận sản phẩm sạch, truy xuất nguồn gốc, thử nghiệm mô hình quản lý phân tuyến khai thác theo màu sơn của tàu… Hiện nay, ngư dân rất khó tiếp cận được các nguồn vốn tín dụng phát triển sản xuất vì nợ xấu quá nhiều và người dân thực sự không có khả năng trả nợ - cần có giải pháp hỗ trợ.
- Xúc tiến thực hiện thí điểm các mô hình cấp giấy chứng nhận sản phẩm KTHS bền vững, trước mắt thí điểm cho các đối tượng sống tương đối cố định: nghêu, điệp, …
- Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho vùng ven biển như vùng sâu, vùng xa về giáo dục và việc làm để cải thiện đời sống và chuyển đổi nghề cho con em hộ gia đình KTHS. Nhà nước cần hình thành Quỹ Hỗ trợ thiên tai, mức hỗ trợ rủi ro khi gặp thiên tai còn quá thấp, cần tạo nguồn để tăng mức hỗ trợ đảm bảo cho chủ tàu có thể tái đầu tư tiếp tục sản xuất.
- Đẩy mạnh hoạt động của VINAFIS trong hình thành sự liên kết giữa các chủ tàu trong việc bảo vệ quyền lợi, giá cả sản phẩm, ATVSTP … trong khâu KTHS.
3.2 Tăng tính hiệu quả và khả năng cạnh tranh của khâu chế biến hải sản
- Phát triển các giải pháp thực hiện thu mua sản phẩm sạch: liên kết các cơ sở chế biến thực hiện nghiêm túc yêu cầu thu mua sản phẩm sạch, giảm chi phí cho việc kiểm tra chất lượng nguyên liệu, … Đảm bảo phải có đủ nguồn nguyên liệu sạch cho chế biến.
- Tập trung tạo điều kiện đầu tư mở rộng hệ thống kho bảo quản nguyên liệu và thành phẩm, tạo thế chủ động trong cung cấp hàng cho các nhà nhập khẩu, đồng thời góp phần hạn chế sự giảm giá nguyên liệu khi mùa vụ rộ cho khâu KTHS: Nhà nước cho vay vốn với mức lãi suất hợp lý và số lượng đủ đầu tư cơ sở bảo quản và chi phí thu mua nguyên liệu dự trữ.
- Nghiên cứu tìm chất bảo quản đạt yêu cầu, trợ giá dùng chất bảo quản tốt.
- Nhà nước cần mở rộng nghiên cứu phát triển thị trường mới: châu Phi, cần đưa thông tin về thị trường tới doanh nghiệp xuất khẩu. Nhà nước nên có chính sách giảm thuế nhập khẩu những nguyên liệu không có trong nước để làm hàng xuất khẩu.
- Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động của VASEP trong liên kết các cơ sở chế biến, tạo quan hệ xuất khẩu chính ngạch, giảm bớt khâu trung gian trong xuất khẩu các sản phẩm chế biến, đảm bảo an toàn và minh bạch về tài chính cho các cơ sở chế biến xuất khẩu.
3.3 Phát triển các mô hình dịch vụ mua bán đảm bảo tính minh bạch về giá cả và chất lượng sản phẩm.
- Phát triển mô hình HTX dịch vụ và thu mua sản phẩm KTHS: Các Hợp tác xã dịch vụ và thu mua sản phẩm KTHS chưa có vai trò quan trọng trong khâu lưu thông phân phối trung gian do hiện nay hoạt động đang còn nhiều hạn chế về quy mô nên chưa phát triển mạnh nhưng có rất nhiều lợi thế trong việc hỗ trợ bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, giảm bớt lợi thế cạnh tranh của hệ thống chủ NV tư nhân, góp phần giảm bớt rủi ro cho chủ tàu và ngư dân; tạo ra mô hình tổ chức kinh doanh mang tính hợp tác và tập thể, phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội (quan hệ sản xuất phù hợp với xu thế ngày càng xã hội hóa, chuyên môn hóa lực lượng sản xuất), tăng tính cạnh tranh trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.
- Thúc đẩy thực hiện thí điểm mô hình Trung tâm dịch vụ bán đấu giá sản phẩm KTHS, trước mắt thực hiện một số mô hình thí điểm cho đội tàu khai thác mực – loại sản phẩm tương đối đồng nhất, dễ phân loại, đang được thị trường ưa chuộng để thực hiện bán đấu giá.
- Hình thành hệ thống các chợ đầu mối, trung tâm thương mại hàng thủy sản được tập trung đầu tư theo hướng quản lý theo tiêu chuẩn phù hợp với yêu cầu về minh bạch tài chính và ATVSTP của các sản phẩm.
- Nhà nước cần có quy định xử phạt và thưởng đối với các cơ sở khai thác, thu mua đảm bảo ATVSTP, cần gắn kết giữa thu mua-chế biến-xuất khẩu.
- Phát huy tính năng động và hiệu quả của hệ thống Nậu Vựa trong việc tập trung, phân loại, phân phối sản phẩm theo nhu vầu tiêu dùng, đầu tư, hỗ trợ ngư dân phát triển sản xuất; đồng thời tích cực tìm giải pháp quản lý đảm bảo sự minh bạch và tài chính và ATVSTP cho hệ thống Nậu Vựa.
3.4 Tăng cường các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Hình thành các tổ chức bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng, được phép có các hoạt động kiểm tra, kiểm soát về chất lượng và giá cả sản phẩm của người bán hàng.
3.5 Tăng cường các hoạt động quản lý và điều tiết của Nhà nước đối với chuỗi cung ứng sản phẩm KTHS
- Hình thành và tăng cường sự liên kết hoạt động giữa nhà quản lý – nhà chế biến – người tiêu dùng trong việc ngăn ngừa sử dụng chất bảo quản không tốt, đảm bảo tuyệt đối ATVSTP cho nguyên liệu và sản phẩm cho tiêu dùng. Trong mối liên kết đó, sự nghiêm túc của các nhà chế biến kiên quyết không thu mua nguyên liệu không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là rất quan trọng.
- Tăng cường các hoạt động quản lý và điều tiết của Nhà nước đối với hệ thống Nậu Vựa thực hiện mục tiêu: minh bạch tài chính, ATVSTP, điều hòa công bằng tương đối phân phối lợi ích trong chuỗi giá trị sản phẩm KTHS.
- Tích cực hỗ trợ cho tăng cường các hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm KTHS bền vững: bảo vệ nguồn lợi hải sản, đảm bảo ATVSTP, thực hiện mô hình cấp giấy chứng nhận sản phẩm sạch, đăng ký nhãn mác, truy xuất nguồn gốc, …
- Tiếp tục hình thành hệ thống chính sách khuyến khích phát triển các hình thức hợp tác trong sản xuất, thu mua và tiêu thụ sản phẩm: hợp tác xã, tập đoàn sản xuất, liên kết sản xuất … tạo điều kiện cho việc thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm và đăng ký nhãn mác và tăng năng lực cạnh tranh của người sản xuất và cả chuỗi cung ứng sản phẩm KTHS.
- Để thực hiện việc truy xuất nguồn gốc và cấp giấy chứng nhận cho sản phẩm KTHS ở Việt Nam là một quá trình gặp rất nhiều khó khăn trong điều kiện nghề cá quy mô nhỏ và đa loài, phải quản lý được từ khâu xác định địa điểm hoạt động của tàu thuyền KTHS, đến kiểm tra ATVSTP từ khâu bảo quản sau khai thác đến qua tất cả các khâu lưu thông, … nhưng yêu cầu về truy xuất nguồn gốc và cấp giấy chứng nhận cho sản phẩm KTHS không thể không thực hiện, nhất là đối với các sản phẩm xuất khẩu trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế. Trước mắt, Chính phủ cần hỗ trợ việc tiếp tục nghiên cứu giải pháp, xây dựng mô hình để quản lý tập trung sản phẩm khai thác đối với các sản phẩm xuất khẩu, có thể thông qua hình thành các hình thức hợp tác sản xuất, các quy định về đăng ký địa điểm lên bến, …
- Tích cực hỗ trợ các hiệp hội trong việc tìm và mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm sạch, xây dựng các mô hình sản xuất và cung ứng sản phẩm sạch hiệu quả.
- Đối với những sản phẩm KTHS tiêu thụ nội địa, trước mắt do thu nhập của người dân Việt Nam còn rất thấp nên rất khó để có các tác động tới nguồn lợi sau khi đánh cá, chỉ có thể tác động đến bảo vệ nguồn lợi hải sản ngay từ khâu khai thác cá. Chính phủ cần có các hoạt động hỗ trợ để tiếp tục nâng cao năng lực quản lý cho các đơn vị chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra, kiểm soát hoạt động KTHS đúng theo quy định của pháp luật, đồng thời tiếp tục hỗ trợ phát triển mô hình bảo vệ nguồn lợi thủy sản có sự tham gia của cộng đồng. Đối với các sản phẩm xuất khẩu, cần từng bước có những quy định kiểm soát để hạn chế và đi đến không cho xuất khẩu đối với các sản phẩm hải sản chưa đủ kích cỡ, gây suy giảm nguồn lợi.
3.6 Tăng cường hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức về các rào cản thương mại, ATVSTP, đăng ký nhãn mác, thực hiện cấp giấy chứng nhận sản phẩm bền vững, … cho các bên liên quan đến chuỗi cung ứng sản phẩm KTHS, bao gồm cả người tiêu dùng
- Chính phủ nên có chính sách hỗ trợ nâng cao năng lực cho các hiệp hội liên quan đến chuỗi cung ứng sản phẩm KTHS (hiện nay có VINAFIS, VASEP, tương lai có thể hình thành hiệp hội người tiêu dùng, hiệp hội các HTX …) để các hiệp hội đảm nhận trách nhiệm tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các thành viên về các rào cản thương mại, ATVSTP, đăng ký nhãn mác, truy xuất nguồn gốc sản phẩm …
- Tăng cường các hoạt động tuyên truyền về yêu cầu của các rào cản thương mại, ATVSTP, đăng ký nhãn mác, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, bảo vệ nguồn lợi thủy sản … thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, phát hành các tờ rơi đến các bên liên quan.
- Xây dựng và phát hành rộng rãi các hướng dẫn về trình tự thực hiện việc đăng ký nhãn mác, truy xuất nguồn gốc sản phẩm …
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Vấn đề tái cấu trúc chuỗi cung ứng sản phẩm KTHS, tăng cường nhu cầu của người tiêu dùng, phát triển bền vững nguồn lợi hải sản là yêu cầu cấp bách hiện nay cho sự phát triển bền vững của lĩnh vực KTHS.
Các vấn đề cơ bản được đặt ra cần giải quyết một cách đồng bộ là: đảm bảo sự bền vững của nguồn lợi cho hoạt động KTHS; đảm bảo sự công bằng tương đối trong phân phối lợi ích của chuỗi cung ứng sản phẩm KTHS giữa các bên liên quan chính: người khai thác – người chế biến – người mua bán trung gian-người tiêu dùng; đảm bảo ATVSTP; đảm bảo vượt qua được các rào cản thương mại trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế.
Để giải quyết được những vấn đề trên, rất cần sự nỗ lực của các bên liên quan. Trước hết, rất cần sự nỗ lực của các cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan nghiên cứu để đưa ra được cách thức và sự đồng lòng thực hiện hiệu quả hệ thống các giải pháp đề xuất; đồng thời rất cần sự nỗ lực của người khai thác, các cơ sở chế biến, dịch vụ, cả người tiêu dùng trong thực hiện các giải pháp.
Đây là các vấn đề rất phức tạp nhưng trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế nếu không nỗ lực tìm cách giải quyết thì sẽ làm giảm hiệu quả và khả năng cạnh tranh của sản phẩm KTHS và lĩnh vực KTHS không thể phát triển bền vững.
------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
Bộ NNPTNT - Vụ Hợp tác quốc tế, Các cam kết của Việt Nam với WTO trong lĩnh vực NNPTNT, Hà Nội 2007.
2
Bộ NNPTNT, Vụ Kế hoạch và Quy hoạch, Phương hướng phát triển nông nghiệp trong quá trình hội nhập, năm 2002.
3
Bộ Thủy sản - Tổ chức Nông lương thế giới - Danida, Thị trường và tín dụng trong ngành thủy sản Việt Nam, năm 2003
4
Bộ Thủy sản, Trung tâm thông tin thủy sản, Hướng dẫn xác định, đánh giá và báo cáo về trợ giá trong ngành thủy sản, năm 2002.
5
Bộ Thủy sản-Danida, Công ty tư vấn Cowi, Thương mại, chế biến và tiếp thị thủy sản Việt Nam, năm 1996
6
Bộ Thủy sản-Danida, Công ty tư vấn Ramboll, Đánh giá về kỹ thuật, tài chính và kinh tế ngành khai thác và NTTS Việt Nam, năm 1996
7
Bộ Thủy sản-Danida, Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, Đánh giá ảnh hưởng của quá trinh đổi mới đối với ngành Thủy sản Việt Nam, năm 1998.
8
Các báo cáo liên quan của địa phương
9
Công ty tư vấn Hambrey, C.Carleton, N. J. Hambrey, Phân tích thị trường xuất khẩu theo nhóm sản phẩm, năm 2006.
10
Phạm Thị Tuệ, Hoàn thiện chính sách hỗ trợ của Nhà nước nhằm thúc đẩy xuất khẩu thủy sản ở nước ta hiện nay, năm 2005.
11
Tổ chức Nông lương thế giới, Báo cáo quốc gia: Nghề cá có trách nhiệm ở Việt Nam, năm 2004.
12
Tổ chức Nông lương thế giới, Tiếp cận thị trường các sản phẩm thủy sản, năm 1997.
13
Tổ chức Nông lương thế giới, Viện nghiên cứu NTTS 1, Phương pháp nghiên cứu chuỗi thị trường và phân tích sinh kế trong NTTS ven biển, năm 2005
14
Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, công ty tư vấn Hambrey, Tiềm năng thị trường và chiến lược nghiên cứu, năm 2005
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- full paper of Ms. Van on supply chain VN.doc
- Full paper of Ms. Van on Supply-Chain ENG.doc