Tổng quan về luật sở hữu trí tuệ 2005

I. Giới thiệu về sở hữu trí tuệ 1. Khái niệm về sở hữu trí tuệ Trên thực tế có rất nhiều sản phẩm trí tuệ. Việc huấn luyện viên Weigang tuyển chọn Hồng Sơn, Huỳnh Đức vào đội tuyển quốc gia Việt Nam, sắp xếp đội hình thi đấu ở Seagame 18 chắc chắn là một sản phẩm trí tuệ. Tuy nhiên Weigang không được sở hữu sản phẩm trí tuệ của mình. Ngược lại, hai chữ cái P/S - nhãn hiệu kem đánh răng không có gì là “trí tuệ” thì lại được coi là sản phẩm của sở hữu trí tuệ. Vậy không phải mọi thứ “trí tuệ” đều được bảo hộ dưới dạng quyền sở hữu trí tuệ. Ngược lại, không phải mọi quyền sở hữu trí tuệ đều là sản phẩm của trí tuệ. Mặc dù không có định nghĩa chính thống và trực tiếp thế nào là sở hữu trí tuệ, nhưng tại Điều 2 (8) của Công ước thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) ký ngày 14-7-1967 quy định: “Sở hữu trí tuệ bao gồm các quyền liên quan đến các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học; các cuộc biểu diễn của nghệ sĩ biểu diễn, các bản ghi âm và các chương trình phát sóng; các sáng chế trong tất cả các lĩnh vực sáng tạo của con người; các khám phá khoa học; các kiểu dáng công nghiệp; các nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ và các tên thương mại; bảo hộ chống lại sự cạnh tranh không lành mạnh; và tất cả các quyền khác nảy sinh từ kết quả của hoạt động trí tuệ thuộc các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học và công nghiệp”. .

doc10 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4090 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổng quan về luật sở hữu trí tuệ 2005, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Huyền SBD: 27 Lớp: KTTG 17B NHÓM I : LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ TỔNG QUAN VỀ LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ 2005 I. Giới thiệu về sở hữu trí tuệ 1. Khái niệm về sở hữu trí tuệ Trên thực tế có rất nhiều sản phẩm trí tuệ. Việc huấn luyện viên Weigang tuyển chọn Hồng Sơn, Huỳnh Đức vào đội tuyển quốc gia Việt Nam, sắp xếp đội hình thi đấu ở Seagame 18 chắc chắn là một sản phẩm trí tuệ. Tuy nhiên Weigang không được sở hữu sản phẩm trí tuệ của mình. Ngược lại, hai chữ cái P/S - nhãn hiệu kem đánh răng không có gì là “trí tuệ” thì lại được coi là sản phẩm của sở hữu trí tuệ. Vậy không phải mọi thứ “trí tuệ” đều được bảo hộ dưới dạng quyền sở hữu trí tuệ. Ngược lại, không phải mọi quyền sở hữu trí tuệ đều là sản phẩm của trí tuệ. Mặc dù không có định nghĩa chính thống và trực tiếp thế nào là sở hữu trí tuệ, nhưng tại Điều 2 (8) của Công ước thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) ký ngày 14-7-1967 quy định: “Sở hữu trí tuệ bao gồm các quyền liên quan đến các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học; các cuộc biểu diễn của nghệ sĩ biểu diễn, các bản ghi âm và các chương trình phát sóng; các sáng chế trong tất cả các lĩnh vực sáng tạo của con người; các khám phá khoa học; các kiểu dáng công nghiệp; các nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ và các tên thương mại; bảo hộ chống lại sự cạnh tranh không lành mạnh; và tất cả các quyền khác nảy sinh từ kết quả của hoạt động trí tuệ thuộc các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học và công nghiệp”. Theo Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005 thì tại Khoản 1 điều 4 của Luật sở hữu trí tuệ đã định nghĩa: Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Hay hiểu một cách khác, quyền sở hữu trí tuệ là các quyền đối với tài sản vô hình là thành quả của lao động sáng tạo, hay uy tín kinh doanh của các chủ thể được pháp luật quy định bảo hộ. 2. Tài sản vô hình có thể là sở hữu được không? Khi phân tích khái niệm sở hữu trí tuệ, chúng ta thấy một số vấn đề cần được giải thích rõ. Trước hết là khái niệm tái sản vô hình. Nó khác với tài sản tại Điều 161 Bộ luật dân sự (Bộ luật dân sự - các tài sản hữu hình). Tài sản vô hình là những tài sản không nhìn thấy được, nhưng trị giá được bằng tiền và có thể trao đổi (ví dụ như thương quyền, uy tín). Tiếp đến là khái niệm “thành quả lao động sáng tạo”. Yếu tố hiện diện trên hầu hết các đối tượng sở hữu trí tuệ là sự sáng tạo. Nếu không có sự sáng tạo thì cuộc sống của chúng ta ngày hôm nay cũng không khác gì cuộc sống của nhiều năm về trước. Cuộc cách mạng công nghiệp đã thay đổi cách nhìn của mọi người về giá trị của sự sáng tạo. Một loạt sáng chế, cải tiến ra đời cho thấy sáng tạo là động lực phát triển của xã hội. Và vì thế nhà nước cần có cơ chế khuyến khích hoạt động sáng tạo thông qua quy định bảo hộ. Tuy nhiên, pháp luật chỉ bảo hộ những thành quả lao động sáng tạo có đóng góp nhất định đối với sự phát triển của kinh tế xã hội. Một số thành quả lao động sáng tạo không đem lại lợi ích thực tế gì và không ứng dụng vào thực tế cuộc sống được (ví dụ như một trò ảo thuật biến một chiếc cốc vàng thành một chiếc cốc đỏ) không được bảo vệ dưới dạng sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cũng nâng cao được chất lượng sản phẩm. Ví dụ như câu chuyện về đèn Davy: Humphry Davy (1778-1829) phát minh ra chiếc đèn an toàn mà ở Việt Nam gọi là đèn Măng-xông. Loại đèn này được đặt trong mạng lưới dây dẫn để ngăn không cho lửa tràn ra ngoài, gay cháy nổ, giải quyết được nguy cơ lớn nhất cho người thợ mỏ khi phải sử dụng nến trong hầm lò. Tuy nhiên, Davy đã không xin cấp bằng sáng chế bởi ông muốn đó là sáng chế để cứu người. Kết quả là rất nhiều thương gia đã sản xuất đèn an toàn và bán tràn lan bất chấp chất lượng thấp và đã gây ra nhiều vụ nổ hầm lò khiến nhiều người thietj mạng. Qua thảm kịch này cho chúng ta thấy: bằng độc quyền sáng chế còn được dùng để bảo đảm chất lượng sản phẩm của nhà sản xuất. Bên cạnh thành quả lao động sáng tạo thì uy tín thương mại cũng là một tài sản có giá trị lớn. Đó là những tài sản vô hình, song đôi khi lại là tài sản có giá trị nhất và cần được bảo vê. Thí dụ trong khi góp vốn liên doanh xây dựng nhà máy sản xuất kem đánh răng Elida P/S, giá trị nhà xưởng và quyền sử dụng đất của phía Việt Nam được định giá chưa đến 1 triệu USD, trong khi đó nhãn hiệu P/S được mua với giá hơn 4 riêu USD. Vì sao một nhãn hiệu lại được định giá cao như vậy? bởi vì đằng sau nhan hiệu là cả một quá trình phán đấu đầu tư công sức (vô hình) của cả một tập thể nhà máy đưa một sản phẩm từ khi chưa có chỗ đứng trên thị trường thành một sản phẩm nổi tiếng chiếm hơn 2/3 thi phần Việt Nam (vào thời điểm liên doanh). 3. Phân loại sở hữu trí tuệ Ở các nước bản quyền hay sáng chế xuất hiên từ thế kỷ 17 và thế kỷ 18. Không ai dùng từ sỏ hữu trí tuệ cho đén khi xuất hiên lần đầu tiên vào năn 1952 bởi giáo sư A.Bogsch, giám đốc Văn phòng Quốc tế về quản lý sáng chế đưa ra. Luật Việt Nam cũng như luật các nước khác trên thế giới không có định nghĩa trực tiếp như thế nào là sở hữu trí tuệ mà chỉ có định nghĩa gián tiếp thông qua phân loại sở hữu trí tuệ thành quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. a) Quyền tác giả Quyền tác giả bảo hộ quyền nhân thân và quyền tài sản của các tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học, khoa học, nghệ thuật. Quyền tác giả còn được gọi là tác quyền hay bản quyền. Chúng ta thường thấy các thí dụ về quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc hay chương trình máy tính. Đối với quyền tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả được độc quyền sử dụng và khai thác tác phẩm. Mọi hành vi sao chép, trích dịch, cong bố nhằm mục đích kinh doanh mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả đều bị coi là xâm phạm quyền tác giả. Sao băng đĩa lậu, sao chép phần mềm vi tính, in lậu sách giáo khoa bán ra thị trường... cũng là hành vi xâm phạm quyền tác giả. Trong một số trường hợp, pháp luật cho phép chúng ta sao chép, trích đoạn một phần của tác phẩm (người ta gọi là sử dụng hạn chế). Quyền tác giả phát sinh kể từ thời điểm tác phẩm được sáng tạo dưới hình thức nhất định. Tác giả, chủ sở hữu tác phẩm không bắt buộc phải đăng ký quyền tác giả tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Tác phẩm dù có đăng ký hay không đăng ký quyền tác giả đều được hưởng sự bảo hộ như nhau từ phía Nhà nước. Tuy nhiên, việc đăng ký quyền tác giả lại cần thiết và rất có ý nghĩa trong việc chứng minh quyền tác giả khi có tranh chấp xảy ra. b) Quyền sở hữu công nghiệp Quyền sở hữu công nghiệp bao gồm quyền đối với sáng chế,giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý (bao gồm cả tên gọi xuất xứ hàng hóa), tên thương mại, bí mật kinh doanh, quyền chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh và các quyền sở hữu công nghiệp khác do pháp luật quy định. Quyền sở hữu công nghieepk bảo hộ quyền sử dụng độc quyền vì mục đích kinh tế và quyền định đoạt của các chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp. Luật về sở hữu công nghiệp bảo hộ nội dung ý tưởng sáng tạo và uy tin kinh doanh. Sở hữu công nghiệp không phải là một loại sở hữu có liên quan tới tài sản hữu hình dùng trong công nghiệp mà là sở hữu đối với tài sản vô hình như sáng chế, giải pháp hữu ích... Kể cả những đối tượng mà chúng ta có thể tưởng là tài sản hữu hình như kiểu dáng công nghiệp hay nhãn hiệu hàng hóa cũng không phải là tài sản hữu hình. Cái mà pháp luật hướng tới bảo vệ trong quan hệ pháp luật dân sự về sở hữu công nghiệp không phải là kiểu dáng của một chiếc xe hay một bộ quần áo, hay một dấu hiệu găn trên hàng hóa mà là những đối tượng vô hình đứng đằn sau kiểu dáng hay nhãn hiệu , là thành quả lao động sáng tạo hay uy tín kinh doanh của chủ sở hữu đối tượng đó. c) Quyền đối với giống cây trồng Giống cây trồng là quần thể cây trồng thuộc cùng một cấp phân loại thực vật thấp nhất, đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống, có thể nhận biết được bằng sự biểu hiện các tính trạng do kiểu gen hoặc sự phối hợp của các kiểu gen quy định và phân biệt được với bất kỳ quần thể cây trồng nào khác bằng sự biểu hiện của ít nhất một tính trạng có khả năng di truyền được. Thí dụ, sự kết hợp của giống lúa jasmin hạt dài của Ấn Độ có mùi hương đặc biệt với giống lúa hạt vàng của Mỹ có tính kháng bệnh và cho năng suất cao, song có mùi khó chịu có thể cho ra một giống lúa vừa có tính kháng bệnh và cho năng suất cao, vừa có mùi hương dễ chịu. Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức,cá nhân đối với giống cây trồng do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu. Đối tượng được bảo hộ đối với giống cây trồng là giống cây trồng và vật liệu nhân giống. Cái mà pháp luật hướng tới bảo vệ đối với giống cây trồng chính là tính mới, tính ổn định, đồng nhất và khả năng phân biệt với các giống cây trồng khác. Quyền đối với giống cây trồng được xác lập trên cơ sở quyết định cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký được quy định tại Luật sở hữu trí tuệ. II. Luật sở hữu trí tuệ 2005 1. Nguyên nhân ra đời của Luật sở hữu trí tuệ 2005 Hầu hết các nước trên thế giới đều quy định sở hữu trí tuệ là một ngành luật riêng, trong khi đó các quy định về sở hữu trí tuệ ở Việt Nam lại được sáp nhập vào Bộ Luật dân sự. Tuy việc tách hay nhập mang tính hình thức nhiều hơn nội dung, vẫn có nhiều ý kiến cho rằng cần phải tách ội dung của sở hữu trí tuệ ra khỏi nội dung của Bộ Luật dân sự. Các lý do cho lập luận trên được tập trung vào ba nhóm: Thứ nhất, quan hệ pháp luật về sở hữu trí tuệ mang cả tính chất hành chính lẫn tính chất dân sự. Ví dụ như việc đăng ký bảo hộ mang tính chất hành chính, trong khi quyền và nghĩa vụ mang tính chất dân sự. Thứ hai, các quy định về sở hữu trí tuệ tương đối phức tạp về khái niệm, cách phân biệt, lại tập trung giải quyết vấn đề vô hình, một vấn đề mà các phần khác của Bộ Luật dân sự không đề cập đến. Như vậy cũng không có sự đan xen kết hợp giữa các phần khác của Bộ Luật dân sự với phần 6 (quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ) của Bộ Luật dân sự. Thứ ba, việc ban hành các quy định về sở hữu trí tuệ, một loại quy định phụ thuộc vào ý chí của Nhà nước, thay đổi theo thời gian vào một bộ luật có tính ổn định cao như Bộ Luật dân sự sẽ khiến việc sửa đổi những quy định bất hợp lý về sở hữu trí tuệ gặp nhiều khó khăn. Các ý kiến ban hành một đạo luật riêng về sở hữu trí tuệ đã được nhiều chuyên gia trong nước và ngoài nước cung như các doanh nhiệp ủng hộ. Năm 2003. Luật Sở hữu trí tuệ đã được đưa vào chương trình làm luật của Quốc hội. Tại kỳ họp quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10, vào ngày 29/11/2005 Luật Sở hữu trí tuệ đã được Quốc hội ban hành và có hiệu lực từ ngày 1/7/2006. Như vậy Luật Sở hữu trí tuệ đã trở thành một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Luật Sở hữu trí tuệ đã tiếp thu được các giá trị của nhiều quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam về quyền sở hữu trí tuệ đã được thẩm định trong thực tiển. Các quy phạm pháp luật đã tương thích với hầu hết các điều ước quốc tế có liên quan, các Hiệp định song phương đảm bảo thuận lợi cho việc hội nhập vào cộng đồng quốc tế. Tính minh bạch, rõ ràng và khả thi cũng đã thể hiện khá rõ tại các điều luật. 2.Cơ sở xây dựng Luật Sở hữu trí tuệ Ở Việt Nam, sở hữu trí tuệ là một lĩnh vực còn khá mới mẻ. Song, ý tưởng về bảo hộ sở hữu trí tuệ mà trước tiên là quyền tác giả đã được ghi nhận ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 (Điều 10, 12, 13). Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã thừa nhận quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản của công dân, quyền nghiên cứu khoa học, sáng tác văn học, nghệ thuật và bảo đảm quyền tư hữu tài sản cùng quyền lợi của trí thức. Năm 1986 đánh dấu một mốc mới trong hoạt động bảo hộ sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng: Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Nghị định 142/CP – văn bản riêng biệt đầu tiên để điều chỉnh các quan hệ xã hội về quyền tác giả. Từ đó đến nay còn có nhiều văn bản, sửa đổi thể hiện một bước tiến đáng kể trong hoạt động lập pháp về lĩnh vực bảo hộ sở hữu trí tuệ. Việt Nam cũng đã ký kết các hiệp định song phương liên quan đến quyền tác giả như: Hiệp định thiết lập quan hệ quyền tác giả Việt Nam – Hoa Kỳ năm 1997); Hiệp định giữa Việt Nam và Thụy Sĩ về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ (năm 1999); Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (năm 2000). Năm 2004, Việt Nam đã nộp đơn xin gia nhập để trở thành thành viên của Công ước Bơn (Bern) về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật đã được ký tại Bơn (Thụy Sĩ) năm 1886 và Chủ tịch nước đã ký quyết định gia nhập Công ước Rô-ma bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và tổ chức phát sóng được thông qua tại Rô-ma (I-ta-li-a) năm 1961. Theo cam kết tại các Hiệp định song phương với Hoa Kỳ, Thụy Sỹ và yêu cầu của WTO, Việt Nam đã gia nhập Công ước Giơ-ne-vơ, Công ước Brúc-xen và tuân thủ các quy định của Hiệp định TRIPS (Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ). Dựa trên các văn bản pháp luật trước đó của Việt Nam, các hiệp định và các công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký và từ yêu cầu thực tế khi Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới – đó là những vấn đề bức bách đòi hỏi phải giải quyết trước áp lực trong và ngoài nước về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tạo dựng hành lang pháp lý khuyến khích hoạt động sáng tạo có giá trị của công dân thì Luật sở hữu trí tuệ đã được xây dựng. 3. Áp dụng Luật sở hữu trí tuệ Theo Điều 5 Luật Sở hữu trí tuệ, trong trường hợp có sự khác nhau giữa quy định về sở hữu trí tuệ của Luật Sở hữu trí tuệ với quy định của luật khác thì áp dụng quy định của Luật Sở hữu trí tuệ. Trong trường hợp có những vấn đề dân sự liên quan đến sở hữu trí tuệ không được quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự. Hiển nhiên, trong trường hợp điều ước quóc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật Sở hữu trí tuệ thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó. Như vậy nguồn của luật sở hữu trí tuệ bao gồm: hiến pháp; điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam tham gia; luật sở hữu trí tuệ, bộ luật dân sự 2005 và các luật khác có liên quan; và các văn bản dưới luật. 4. Đối tượng điều chỉnh của Luật sở hữu trí tuệ Luật Sở hữu trí tuệ áp dụng đối với các đối tượng bao gồm tác phẩm (tác phẩm) trong quan hệ quyền tác giả, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố chí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý (trong quan hệ về sở hữu công nghiệp), giống cây trồng và vật liệu nhân giống (trong quan hệ về quyền đối với cây trồng). Xét về đối tượng điều chỉnh Luật sở hữu trí tuệ cũng có những điểm khác so với các luật trước đó: - Luật Sở hữu trí tuệ có đối tượng điều chỉnh rộng hơn so với Bộ Luaath dân sự 1995. Nếu Bộ Luật dân sự năm 1995 chỉ mang tính chất là một loại luật nội dung, điều chỉnh các quan hệ nhân thân và tài sản, thì Luật Sở hữu trí tuệ vừa là luật nội dung, vừa là luật hình thức. Luật Sở hữu trí tuệ vừa quy định các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, vừa quy định các trình tự, thủ tục để xác lập quyền, vừa quy định cách thức để thực thi quyền. - Các trình tự, thủ tục tố tụng để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tròn Luật Sở hữu trí tuệ quy định không hoàn toàn đồng nhất với các quy định của Bộ Luật tố tụng dân sự. Ví dụ: theo Bộ Luật tố tụng dân sự, nguyên đơn muốn áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải nộp ký quỹ một khoản tiền tương đương với giá trị tranh chấp để đảm bảo cho việc bồi thường thiệt hại khi có thiệt hại xảy ra. Còn trong Luật Sở hữu trí tuệ tại điều 208 quy định khoản tiền ký quỹ giảm xuống chỉ còn 20% giá trị khoản tranh chấp. 5. Cấu trúc của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 Luật sở hữu trí tuệ được chia thành 6 phần: Phần I: Những quy định chung quy định phạm vi, đối tượng áp dụng, đối tượng điều chỉnh, các khái niệm được sử dụng trong Luật Sở hữu trí tuệ, nguyên tắc áp dụng luật, căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với từng đối tượng. Đây là những quy định chứa đựng những quy phạm mang tính nguyên tắc, trừ những quy phạm định nghĩa, sẽ được cụ thể hóa ở những phần tiếp theo. Phần II: Quyền tác giả và quyền liên quan (từ điều 13 đến điều 57) quy định điều kiện bảo hộ, nội dung quyền và giới hạn quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan, xác các chủ thể của quan hệ về quyền tác giả, quyền liên quan, quy định về chuyển giao quyền tác giả, đăng ký quyền tác giả và tổ chức đại diện quyền tác giả. Phần III: Quyền sở hữu công nghiệp (từ điều 58 đến điều 156) là phần lớn nhất của Luật Sở hữu trí tuệ vì số đối tượng được bảo hộ trong phần này nhiều hơn cả. Phần này quy định điều kiện bảo hộ, xác lập quyền sở hữu công nghiệp; xác định chủ sở hữu công nghiệp, nội dung và giới hạn của các quyền sở hữu công nghiêp; quy định việc chuyển nhượng quyền theo thỏa thuận cũng như li-xăng bắt buộc; và quy định về đại diện sở hữu công nghiệp. Phần IV: Quyền đối với giống cây trồng (từ điều 157 đến điều 197) quy định điều kiện bảo hộ, quy trình nộp đơn xác lập quyền đối với giống cây trồng, nội dung và giới hạn các quyền đối với giống cây trồng, chuyển giao giống cây trồng. Mặc dù Việt Nam đã có pháp luật giống cây trồng từ năm 2001, đây vẫn là những quy định mới. Phần V: Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (từ điều 198 đến điều 219) là phần được coi là đổi mới mạnh mẽ nhất trong các quy định về sở hữu trí tuệ từ trước đến nay, đi thẳng vào vấn đề mà Việt Nam còn bị các nước coi là yếu kém: thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Tuân thủ các cam kết về thực thi quyền sở hữu trí tuệ quy định tại Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ và Thỏa ước TRIPS, phần V gồm các quy định chung về thực thi, xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo thủ tục dân sự, hành chính, hình sự, trong đó nhấn mạnh đến các biện pháp khẩn cấp tạm thời cũng như cách thức xác định mức bồi thường thiệt hại. Phần VI: Điều khoản thi hành 6. Sự khác nhau giữa quyền sở hữu trí tuệ với quyền kinh doanh hay các quyền khác Các điểm nhận biết sự khác nhau giữa quyền sở hữu trí tuệ với quyền kinh doanh hay các quyền khác bao gồm: căn cứ phát sinh, bản chất bảo hộ, và phạm vi bảo hộ độc quyền. Căn cứ phát sinh quyền sở hữu trí tuệ có thể từ hành vi pháp lý ( thí dụ quyền tác giả phát sinh từ khi tác phẩm đươch hình thành ) hay quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ( thí dụ quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa phát sinh từ khi chủ sở hữu nhã hiệu được caapsvawn bằng bảo hộ ). Về bản chất quyền SHTT bảo hộ quyền nhân thân và quyền tài sản của chủ thể quyền đối với các thành quả lao động sáng tạo hay uy tín thương mại. Việc đánh giá khả năng bảo hộ SHTT thông qua các tiêu chuẩn tương đối trìu tượng (trình độ sáng tạo, khả năng gây nhầm lẫn, các yếu tố đặc thù…). Vì vậy ở mỗi bước nghiên cứu, chúng ta luôn vấp phải những khó khăn về các khái niệm và phải nhận biết nó thông qua áp dụng luật vào từng trường hợp cụ thể. Ở các đối tượng sở hữu trí tuệ chúng ta có thể thấy một số điểm mà ở các hình thức sở hữu khác không có. Thứ nhất, đối với sở hữu thông thường, chủ sở hữu có đủ ba quyền: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, và quyền định đoạt. Trong khi đó, quyền sở hữu trí tuệ không quy định gì về quyền chiếm hữu. Điều đó cũng xuất phát từ đặc tính vô hình của các đối tượng sở hữu trí tuệ. Chúng ta không thể nắm bắt, chiếm hữu được kiến thức về một giải pháp kinh tế hay một kiểu dáng công nghiệp. Chỉ có một cách duy nhất để chiếm hữu chúng là giữ bí mật kiến thức đó (ví dụ như công thức pha chế nước coca-cola được giữ kín hàng trăm năm nay). Một khi kiến thức được công bố, phổ biến thì bất cứ ai cũng có khả năng sử dụng và bắt chước theo. Nó trở thành tái sản công cộng. Nếu các kiến thức đó không được pháp luật bảo hộ thì sẽ dẫn đến hậu quả là không ai chịu phổ biến các bí quyết mà mình biết, và hậu quả là trình độ khoa học kỹ thuật không phát triển được lên. Vậy làm sao để khuyến khích nhà sáng chế chia sẻ kiến thức của mình cho nhiều người cùng sử dụng, đồng thời vẫn bảo đảm để quyền lợi của nhà sáng chế không bị ảnh hưởng? Để làm được điều này cần phải có sự bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ dưới dạng độc quyền của pháp luật. Có thể nói “độc quyền” là nội dung mấu chốt của toàn bộ chế định về quyền sở hữu công nghiệp nói riêng và sở hữu trí tuệ nói chung. Chỉ có chủ sở hữu đối tượng trí tuệ - chủ thể quyền mới có quyền ứng dụng các kiến thức của mình vào cuộc sống, chỉ có hị mới có quyền chuyển giao, phổ biến kiến thức của mình, chỉ có họ mới được phép bán những sản phẩm hình thành từ thành quả lao động sáng tạo của họ. Nếu thiếu từ “độc quyền” thì toàn bộ chế định về sở hữu trí tuệ sẽ mất hết ý nghĩa. Những người lao động sáng tạo không cần phải chờ đến khi có luật về sở hữu trí tuệ mới biết cách sử dụng và bán các kiến thức của mình, nhưng nếu không có luật về sở hữu trí tuệ thì bất cứ ai ũng có thể ăn cắp sáng chế của người khác và làm giàu trên công sức của những người lao động sáng tạo. Đến một lúc nào đó sẽ không còn ai có ý định sáng tạo để phục vụ xã hội nữa. Bản than từ “độc quyền” cũng có sức hút rất lớn. Nó khuyến khích mọi người thi đua sáng tạo để được cấp bằng “độc quyền”. Vì trong kinh doanh đựơc bảo hộ độc quyền là dã đạt được ưu thế lớn đối với các đối thủ cạh tranh của mình. Mặc dù quyền sở hữu trí tuệ là một dạng độc quyền song đây không hẳn là sự độc quyền mang tính tuyệt đối. Hơn nữa, độc quyền của sở hữu trí tuệ là độc quyền được thực hiện thông qua cơ chế bảo hộ của pháp luật và được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực thi. Cơ chế bảo hộ được thực hiện theo quan điểm: Bảo hộ có mục đích: bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ để làm cơ sở thúc đẩy tính năng động sáng tạo của các chủ thể sản xuất kinh doanh. Bảo hộ có chọn lọc: nhà nước đặt ra các tiêu chuẩn bảo hộ dựa trên lợi ích các nhân và lợi ích xã hội. Chỉ các đối tượng thỏa mãn tiêu chuẩn do pháp luật nêu ra mới được bảo hộ, chứ không phải thành quả lao động sáng tạo nào cũng được bảo hộ. Bảo hộ có thời hạn: các quyền tài sản trong sở hữu trí tuệ chỉ được bảo hộ tối đa trong một thời hạn do pháp luật quy định. Bảo hộ có điều kiện: việc bảo hộ phải được tiến hành đồng bộ với các giải pháp lạm dụng bảo hộ. Ngoài ra, việc sử dụng quyền sở hữu công nghiệp không đi ngược lại với lợi ích xã hội hay cản trở không chính đáng các chủ thể sản xuất kinh doanh khác.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTổng quan về luật sở hữu trí tuệ 2005.doc
Luận văn liên quan