Trách nhiệm bồi thường thiệt hại dân sự do làm ô nhiễm môi trường

ĐẶT VẤN ĐỀ. Quá trình công ngiệp hóa- hiện đại hóa đất nước mang lại sự tiến bộ vượt bậc về khoa học kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, máy móc và thiết bị cho mọi lĩnh vực của đời sống. Tuy nhiên kèm theo đó, một vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội cả nước hiện nay là tình trạng ô nhiễm môi trường do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người gây ra. Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai. Vì vậy, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, cũng như việc giải quyết vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay không chỉ là đòi hỏi cấp thiết đối với các cấp quản lí, các doanh nghiệp mà đó còn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI. 1. Khái niệm về trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự. Khi một nghĩa vụ dân sự được xác lập, các bên phải thực hiện nội dung của nghĩa vụ đó. Nếu một bên vị phạm nghĩa vụ, thì phải gánh chịu nhưng hậu quả bất lợi mà pháp luật đã dự liệu. Khoản 1 điều 302 BLDS quy định: “Bên có nghĩa vụ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền”.

doc20 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3311 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại dân sự do làm ô nhiễm môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ. Quá trình công ngiệp hóa- hiện đại hóa đất nước mang lại sự tiến bộ vượt bậc về khoa học kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, máy móc và thiết bị cho mọi lĩnh vực của đời sống. Tuy nhiên kèm theo đó, một vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội cả nước hiện nay là tình trạng ô nhiễm môi trường do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người gây ra. Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai. Vì vậy, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, cũng như việc giải quyết vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay không chỉ là đòi hỏi cấp thiết đối với các cấp quản lí, các doanh nghiệp mà đó còn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI. 1. Khái niệm về trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự. Khi một nghĩa vụ dân sự được xác lập, các bên phải thực hiện nội dung của nghĩa vụ đó. Nếu một bên vị phạm nghĩa vụ, thì phải gánh chịu nhưng hậu quả bất lợi mà pháp luật đã dự liệu. Khoản 1 điều 302 BLDS quy định: “Bên có nghĩa vụ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền”. Như vậy, các bên có nghĩa vụ dân sự đối với nhau kể từ khi quan hệ nghĩa vụ được xác lập nhưng trách nhiệm dân sự chỉ xuất hiện khi có một bên không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của mình. Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự là một trong những loại trách nhiệm pháp lý nói chung nên giống như loại trách nhiệm pháp lý khác,nó cũng có những đặc điểm sau đây: - Chỉ được áp dụng khi có hành vi vi phạm pháp luật và chỉ áp dụng đối với người có hành vi vi phạm đó; - Là một hình thức cưỡng chế của Nhà nước và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng; - Luôn mang đến một hậu quả bất lợi cho người có hành vi vi phạm pháp luật. Ngoài những đặc điểm nêu trên, trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ còn có những đặc điểm riêng biệt so với trách nhiệm pháp lý khác: Biểu hiện cụ thể của hành vi vi phạm pháp luật trong trách nhiệm dân sự là việc không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của người có nghĩa vụ dân sự; Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ bao giờ cũng liên quan trực tiếp với tài sản. Lợi ích mà các bên hướng tới trong quan hệ nghĩa vụ dân sự bao giờ cũng mang tính chất tài sản, vì vậy việc vi phạm nghĩa vụ của bên này sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích vật chất của bên kia. Do đó, trách nhiệm dân sự của người vi phạm là phải bù đắp cho bên bị vi phạm những lợi ích vật chất; Trách nhiệm dân sự được áp dụng với người có hành vi vi phạm nhưng cũng có thể được áp dụng đối với người khác(người đại diện cho người chưa thành niên); Hậu quả bất lợi mà người vi phạm nghĩa vụ phải gánh chịu là việc bắt buộc phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hoặc phải bồi thường thiệt hại để thỏa mãn quyền lợi chính đáng của người bị vi phạm, khắc phục những hậu quả vật chất cho người bị vi phạm. Trách nhiệm dân sự nói chung là một chế tài của ngành luật dân sự và trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ là một chế tài trong nghĩa vụ. Đối với các chủ thể tham gia một quan hệ nghĩa vụ, bên cạnh việc để cho các bên tự giác thực hiện, pháp luật còn đặt ra các biện pháp cưỡng chế nhằm tác động đến ý thức tự giác của các chủ thể, đồng thời để áp dụng khi có sự vi phạm nghĩa vụ dân sự. 2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại dân sự. Khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà người có nghĩa vụ không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ, thì sẽ phát sinh trách nhiệm dân sự với người có quyền. Tuy nhiên nếu sự vi phạm này chưa gây ra thiệt hại, thì người vi phạm chỉ có trách nhiệm thực hiện đúng nghĩa vụ. Mặt khác, nếu sự vi phạm nghĩa vụ đã gây ra thiệt hại cho người bị vi phạm, thì người vi phạm phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Vì vậy để xác định được có phải là trách nhiệm bồi thường thiệt hại hay không thì phải tùy thuộc vào tính chất, hậu quả của sự vi phạm nghĩa vụ. 3. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một chế định quan trọng trong bộ luật dân sự. Theo quy định tại điều 281 BLDS, thì một trong những căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự là sự kiện (gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật) và tương ứng với căn cứ này là các quy định tại chương XXI, phần thứ ba bộ luật dân sự “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”. Sự kiện gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật là căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trong trường hợp này trách nhiệm được hiểu là bổn phận, nghĩa vụ của người gây thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Nhà làm luật trong trường hợp này đã đồng nghĩa trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng với “nghĩa vụ phát sinh theo hành vi trái pháp luật”. Từ những quy định tại điều 604, điều 281 có thể nêu khái niệm về nghĩa vụ bồi thường thiệt hại như sau: Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại là một loại quan hệ dân sự trong đó người xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của người khác mà gây ra thiệt hại phải bồi thường những thiệt hại do mình gây ra. Người bị thiệt hại (người có quyền) và người gây ra thiệt hại (người có nghĩa vụ) là các bên tham gia vào các quan hệ đó. Bên có quyền cũng như bên có nghĩa vụ có thể có một hoặc nhiều người tham gia. Nghĩa vụ, hoặc quyền của họ có thể là liên đới, riêng rẽ, hoặc theo phần tùy điều kiện hoàn cảnh và đối tượng bị xâm hại. Khách thể của quan hệ nghĩa vụ này luôn thể hiện dưới dạng “hành động” phải thực hiện hành vi “bồi thường” cho người bị thiệt hại. Cơ sở phát sinh nghĩa vụ bồi thường thiệt hại là sự kiện “gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật” cho các chủ thể khác. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại thể hiện trong nghĩa vụ bồi thường thiệt hại được gọi là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, để phân biệt với trách nhiệm theo hợp đồng. Cơ sở trách nhiệm bồi thường thiệt hại do pháp luật quy định xuất phát từ những nguyên tắc chung của Hiến pháp và các nguyên tắc được quy định trong BLDS (Điều 5, Điều 6 BLDS) đặc biệt Điều 11. Nguyên tắc được quy định trong điều luật này buộc các chủ thể “không được xâm phạm” bởi vậy, nếu “xâm phạm” sẽ bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế với mục đích khắc phục những hậu quả về tài sản cũng như nhân thân do hành vi gây thiệt hại tạo ra. Trách nhiệm dân sự nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói riêng mang đặc tính của trách nhiệm dân sự. Đó là trách nhiệm tài sản nhằm phục hồi tài sản của người bị thiệt hại do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng. Tuy nhiên, việc khôi phục tình trạng tài sản bằng biện pháp bồi thường thiệt hại của người gây ra thiệt hại không phải bao giờ cũng mang lại hậu quả như mong muốn. Vì rất nhiều nguyên nhân khác nhau, người gây ra thiệt hại không thể bồi thường và người bị thiệt hại không thể “phục hồi lại tình trạng tài sản ban đầu” như trước khi bị thiệt hại. Bởi vậy, cần có các cơ chế và các hình thức khắc phục tình trạng tài sản của người bị thiệt hại (các loại hình bảo hiểm đang đi theo hướng này và ngày càng có vai trò quan trọng, có hiệu quả nhằm phục hồi, hạn chế thiệt hại của người bị thiệt hại do các hành vi trái pháp luật gây ra). Trách nhiệm bồi thường thiệt hại không chỉ nhằm bảo đảm việc đền bù tổn thất đã gây ra mà còn giáo dục mọi người về ý thức tuân thủ pháp luật, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Hậu quả của việc áp dụng trách nhiệm này luôn mang đến những bất lợi về tài sản của người gây thiệt hại để họ bù đắp những thiệt hại mà họ đã gây ra cho các chủ thể khác, đặc biệt đối với các hành vi phạm tội với động cơ vụ lợi. Vì vậy, trong pháp luật dân sự không thể coi trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là việc áp dụng một biện pháp hình sự hay hình phạt phụ. Điều 34 BLHS quy định bồi thường thiệt hại là một trong những biện pháp tư pháp chứ không phải quy định nó trong danh mục hình phạt chính hay phụ. THIỆT HẠI DO LÀM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 1. Hành vi gây ô nhiễm môi trường. Theo quy định tại Điều 3 Luật bảo vệ môi trường: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”. Cũng theo quy định tại Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường thì “Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác”. Theo quy định trên, hành vi làm ô nhiễm môi trường được hiểu là những hành vi tác động đến các yếu tố của môi trường và gây ô nhiễm các yếu tố đó, làm tổn hại đến các yếu tố nguyên thủy của môi trường dẫn đến thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng của người khác. 2. Thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường bao gồm: 2.1 Sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường Môi trường có ảnh hưởng đến đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sự vật. Xem xét dưới giác độ xác định thiệt hại và bồi thường thiệt hại thì các yếu tố nhân tạo thường được nhìn nhận là các tài sản hiện hữu, thuộc quyền sở hữu của một chủ thể xác định. Nếu chúng có bị suy giảm chắc năng, tính hữu ích thì cần được hiểu là suy giảm chức năng, tính hữu ích của chính tài sản đó. Nói cách khác, đó là các thiệt hại và người bị thiệt hại trong trường hợp này có thể là nhà nước cũng có thể là một tổ chức, cá nhân cụ thể. Trong khi đó các yếu tố tự nhiên lại được xem là những yếu tố cần thiết cho sự tồn tại, phát triển chung của cả cộng đồng, không do một tổ chức, cá nhân nào tạo ra và đương nhiên thuộc quyền sở hữu cộng đồng mà đại diện là nhà nước, do đó, nếu có sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của các yếu tố này thì đó là sự suy giảm các giá trị môi trường sống nói chung. Vì vậy, nói đến thiệt hại trong lĩnh vực môi trường dưới góc độ chức năng, tính hữu ích của môi trường bị suy giảm là nói đến sự suy giảm chức năng, tính hữu ích vốn có của môi trường tự nhiên. Xét một cách khái quát, nói đến chức năng, tính hữu ích của môi trường thì có thể kể đến ba chức năng chính sau đây: - Môi trường là không gian sinh tồn của con người. - Môi trường là nơi cung cấp nguồn tài nguyên, kể cả vật liệu, năng lượng, thông tin cần thiết cho cuộc sống và hoạt động của con người. - Môi trường là nơi chứa đựng và xử lý chất thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình. Như vậy, sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường xảy ra khi: - Chất lượng của các yếu tố môi trường sau khi sử dụng nhỏ hơn quy chuẩn kĩ thuật về môi trường quy định. - Lượng tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo được sử dụng lớn hơn lượng được khôi phục, tái tạo và lượng tài nguyên thiên nhiên không thể tái tạo được khai thác, sử dụng hơn lượng thay thế. - Lượng chất thải vào môi trường lớn hơn khả năng tái sử dụng, tái chế hoặc phân hủy tự nhiên. 2.2 Là thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra, cụ thể là: Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường. Tương tự với loại thiệt hại này trong lĩnh vực dân sự nói chung, người gây thiệt hại phải chi trả các chi phí cữu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc, phục hồi chức năng bị mất và các khoản thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe gây ra từ tình trạng môi trường bị ô nhiễm. Thiệt hại về tài sản do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường. Đây là những thiệt hại về vật chất của người bị thiệt hại như mất tài sản, bị giảm sút tài sản… mà nguyên nhân của nó là do chức năng, tính hữu ích của môi trường bị suy giảm. Chính những biểu hiện xấu này của môi trường đã làm cho bọ bị mất, bị giảm sút tài sản, phải chi trả những chi phí cho việc sửa chữa, thay thế, ngăn chặn và phục hồi tài sản. Thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường. Đây là những thiệt hại mà người bị thiệt hại phải gánh chịu do việc khai thác, sử dụng các thành phần môi trường đã bị suy giảm chức năng, tính hưu ích. Họ là những chủ thể được phép khai thác, sử dụng một cách hợp lý các thành phần môi trường đó để phục vụ cho các hoạt động của mình. Tuy nhiên, do các thành phần môi trường này đã bị ô nhiễm nên họ không thể tiếp tục khai thác, sử dụng hoặc phải khai thác, sử dụng một cách hạn chế, dẫn đến lợi ích vật chất của họ bị tổn hại. ĐIỀU KIỆN LÀM PHÁT SINH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO LÀM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường thuộc loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Theo pháp luật dân sự, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trong đó có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường phát sinh khi có các điều kiện sau đây: 1. Có thiệt hại xảy ra Đây là điều kiện mang tính chất tiền đề của trách nhiệm bồi thường thiệt hại, bởi mục đích của việc áp dụng trách nhhiệm này là khôi phục tình trạng tài sản, sức khoẻ… cho người bị thiệt hại. Thiệt hại thường là tổn thất thực tế được tính thành tiền do việc xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản của cá nhân, tổ chức. Các thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây nên có thể bao gồm những thiệt hại sau đây: - Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm. Có thể là: tài sản bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng, thiệt hại gắn liền với việc thu hẹp hoặc mất những lợi ích gắn liền với việc không sử dụng, không khai thác hoặc bị hạn chế trong việc sử dụng, khai thác công dụng của tài sản; những chi phí để ngăn chặn và khắc phục thiệt hại. Thí dụ: một công ty xả nước thải chưa được xử lý làm cho ruộng lúa, hoa màu của các hộ gia đình bị hại nên năng suất bị giảm đáng kể. Hoặc do dầu tràn làm cho các ao hồ bị nhiễm độc, nguồn tài nguyên thuỷ sản như tôm, cá bị chết rất nhiều. Hoặc khi nguồn nước và không khí bị ô nhiễm, đồng cỏ bị nhiễm độc do các chất thải của các cơ sở công nghiệp làm cho các gia súc, gia cầm bị ốm, bị chết gây thiệt hại cho nhân dân. Các khu du lịch do bị ô nhiễm mà phải đóng cửa dẫn đến bị thất thu và nguồn lợi nhuận bị suy giảm … - Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút ; thu nhập thực tế của người bị thiệt hại và người chăm sóc người bị thiệt hại bị mất , bị giảm sút… Thí dụ: khi môi trường sống bị ô nhiễm (ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất…) sức khoẻ con người bị giảm sút, bị mắc các bệnh về đường hô hấp, đường tiêu hoá… Những người mắc bệnh phải bỏ ra một khoản tiền chi cho việc khám bệnh, chữa bệnh đồng thời thu nhập của họ bị giảm sút do không tham gia lao động… - Thiệt hại do tính mạng bị xâm hại bao gồm chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; chi phí mai táng; tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng. Thiệt hại do tính mạng bị xâm hại có thể xảy ra khi có các sự cố môi trường như tràn dầu, nổ xăng dầu, cháy rừng… 2. Hành vi gây thiệt hại là hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường Những hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường rất đa dạng phong phú. Có thể liệt kê ra ở đây một số loại hành vi tương đối phổ biến: - Những hành vi vi phạm điều cấm của Luật Bảo vệ môi trường. Điều 7 Luật Bảo vệ môi trường nghiêm cấm một số hành vi: đốt phá rừng, khai thác khoáng sản một cách bừa bãi gây thiệt hại đến môi trường, làm mất cân bằng sinh thái; thải khói, bụi, khí độc, mùi hôi thối gây hại vào không khí; phát bức xạ, phóng xạ quá giới hạn cho phép vào môi trường xung quanh; chôn vùi, thải vào đất các chất thải độc hại quá giới hạn cho phép; thải dầu mỡ, hoá chất độc hại, chất phóng xạ quá giới hạn cho phép, các chất thải, xác động vật,thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn và gây dịch bệnh vào nguồn nước; nhập khẩu công nghệ, thiết bị không đáp ứng tiêu chuẩn môi trường; … - Vi phạm các quy định về đánh giá tác động môi trường hoặc các yêu cầu ghi tại phiếu thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. - Vi phạm các quy định về bảo về nguồn tài nguyên thiên nhiên như các quy định về bảo vệ rừng, khai thác, kinh doanh động vật, thực vật quý hiếm; bảo vệ nguồn đất, bảo vệ đất; vi phạm các quy định về đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên… - Vi phạm các quy định về vệ sinh công cộng như quy định về vận chuyển và xử lý chất thải, rác thải; quy định về tiếng ồn, độ rung… - Vi phạm các quy định về bảo quản và sử dụng các chất dễ gây ô nhiễm; vi phạm các quy định về phòng, chống sự cố môi trường trường trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác vận chuyển dầu khí; trong thăm dò, khai thác hầm mỏ… 3. Có lỗi của chủ thể gây thiệt hại Điều 624 BLDS quy định: “Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp người gây ô nhiễm môi trường không có lỗi”. Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm chỉ được loại trừ trong trường hợp người bị hại có lỗi. Điều này có nghĩa là trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường nếu người bị thiệt hại không có lỗi thì trách nhiệm bồi thường luôn luôn đặt ra đối với người làm ô nhiễm môi trường. Thậm chí, trong một số trường hợp cụ thể trách nhiệm bồi thường thiệt hại không được loại trừ ngay cả khi người gây ô nhiễm môi trường không có lỗi. Khoản 2 điều 627 BLDS quy định: “Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại kể cả khi không có lỗi”. Quy định này cần được áp dụng khi giải quyết các tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại do các nguồn nguy hiểm cao độ gây ra như các phương tiên giao thông vận tải, các nhà máy công nghiệp đang hoạt động, các lò phản ứng hạt nhân, các nhà máy điện nguyên tử, kho chưa vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất dễ cháy, chất phóng xạ… Trong thời gian qua sự cố tràn dầu từ các phương tiện giao thông đường thuỷ đã làm ô nhiễm môi trường với diện rất rộng, gây nhiều thiệt hại cho nhân dân, tổ chức khu vực xung quanh. 4. Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường Thiệt hại thực tế xảy ra là kết quả của hành vi vi phạm pháp luật. Hoặc nói một cách khác, hành vi vi phạm pháp luật là nguyên nhân của thiệt hại xảy ra. Trong quá trình xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường cần làm sáng tỏ mối quan hệ này. Thiệt hại về môi trường có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra và một nguyên nhân có thể làm phát sinh nhiều hậu quả, thiệt hại về môi trường. Trên thực tế, hành vi vi phạm rất đa dạng và phức tạp. Có hành vi chứa đựng khả năng thực tế gây hậu quả về môi trường như xả nước không qua xử lý, chứa độc tố hủy diệt các loài thủy sinh, khí thải độc hại. Giữa những hành vi này và hậu quả của nó tương đối dễ dàng xác định mối quan hệ nhân quả. Tuy nhiên, không hiếm những trường hợp hành vi vi phạm pháp luật môi trường ẩn giấu khả năng gây hậu quả trong tương lai như các vi phạm về chất phóng xạ, hạt nhân, nguồn bức xạ…khi hậu quả xảy ra, rất khó xác định mối liên hệ với nguyên nhân của nó vì hành vi vi phạm được thực hiện trước đó rất lâu. Trong những trường hợp này, chỉ có hoạt động giám định mới có thể xác định được mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và hậu quả xảy ra. Ngoài ra, hiện tượng tích tụ và cộng dồn các đối tượng khác nhau gây ra, trong đó có thể có hành vi vi phạm pháp luật môi trường, và từ đó gây thiệt hại cũng khó có thể xác định rõ ràng mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và hậu quả xảy ra. Là một loại trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường có một số điểm khác với trách nhiệm phát sinh từ nghĩa vụ hợp đồng như sau: Cơ sở của trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực môi trường là các quy định của pháp luật về hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật của chủ thể, không cần có sự thoả thuận trước của các bên. Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường việc thực hiện bồi thường thiệt hại sẽ làm chấm dứt nghĩa vụ còn trong nghĩa vụ hợp đồng thì việc bồi thường thiệt hại không làm cho người có nghĩa vụ được giải phóng khỏi trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ một cách thực tế như giao vật, thực hiện công việc… Trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực môi trường chỉ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại chứ không có hình thức phạt vi phạm. Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường có trường hợp không có lỗi vẫn phải chịu trách nhiệm, nếu pháp luật có quy định. NĂNG LỰC CHỊU TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI Mọi đối tượng khi có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đều phải bồi thường thiệt hại, kể cả trường hợp không có lỗi. Đây được xem là bước phát triển rất lớn trong tư duy pháp lý về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường. Căn cứ vào của Luật Bảo vệ môi trường và Bộ luật dân sự, ở mức độ chung nhất, chúng ta có thể hiểu chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường là tổ chức, cá nhân. Các tổ chức từ khi thành lập đã có năng lực pháp luật, có năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Các tổ chức khi tham gia vào các quan hệ pháp luật môi trường mà có hành vi làm ô nhiễm môi trường dẫn tới gây thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại bằng tài sản của mình. Các tổ chức có thể là pháp nhân (chẳng hạn, doanh nghiệp Nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp tác xã, các viện nghiên cứu…) hoặc tổ chức khác không phải là pháp nhân (hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh…) Đối với cá nhân, những người đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi đầy đủ thì tự mình phải bồi thường thiệt hại. Trường hợp người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình, nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của họ. Người dưới 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha mẹ thì cha mẹ phải bồi thường thiệt hại toàn bộ. Nếu tài sản của cha mẹ không đủ để bồi thường mà con có tài sản riêng thì lấy tài sản riêng đó để bồi thường phần còn thiếu cho người bị hại. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có cá nhân, tổ chức giám hộ thì cá nhân đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường. Nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình. Nhưng người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường. Trong thực tế, các chủ thể gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là các doanh nghiệp. Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình do không có thiết bị xử lý chất thải, hoặc không tuân thủ các quy định khác về bảo vệ môi trường… các cơ sở sản xuất, kinh doanh đã làm suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác. Như vậy, chủ thể “tiềm tàng” chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trước hết là các cơ sở kinh doanh, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. ĐỐI TƯỢNG CÓ QUYỀN ĐÒI BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO LÀM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG. Theo nguyên tắc chung, đối tượng có quyền đòi bồi thường thiệt hại là người bị tổn hại về sức khỏe hoặc là người có quyền sở hữu đối với khối tài sản bị thiệt hại. Việc xác định đối tượng có quyền đòi bồi thường thiệt hại về môi trường trong trường hợp đối tượng có quyền đòi bồi thường thiệt hại do sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường được xác định theo hướng: - Nhà nước, mà đại diện là cơ quan nhà nước trực tiếp quản lý, là đối tượng có quyền đòi bồi thường thiệt hại trong trường hợp thành phần môi trường không được nhà nước giao hoặc cho thuê quyền sử dụng. - Trường hợp thành phần môi trường đã được nhà nước giao quyền sử dụng cho tổ chức, cá nhân hoặc cho tổ chức, cá nhân thuê quyền sử dụng thì tổ chức, cá nhân đó là đối tượng có quyền đòi bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp các đối tượng này không thực hiện quyền của mình thì nhà nước là người có quyền đòi bồi thường thiệt hại về môi trường. XÁC ĐỊNH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO LÀM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG. Xét về yếu tố lỗi của hành vi làm ô nhiễm môi trường, pháp luật quy định cho dù người gây ô nhiễm môi trường có lỗi hoặc không có lỗi đều phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Như vậy, yếu tố lỗi không phải là yếu tố quyết định đến việc xác định trách nhiệm bồi thường do hành vi gây ô nhiễm môi trường. Trách nhiệm dân sự do hành vi gây ô nhiễm môi trường được xác định dựa trên mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây ô nhiễm môi trường và thiệt hại xảy ra. Tuy nhiên thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây ra có những đặc điểm đặc thù, không giống như cách xác định thiệt hại như những hành vi gây thiệt hại khác ở những yếu tố sau đây: Thứ nhất, người có hành vi gây ô nhiễm môi trường đã thực hiện các hành vi trái pháp luật hoặc hành vi trong sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ hợp pháp nhưng đã gây ô nhiễm môi trường gây thiệt hại cho chính môi trường và gây thiệt hại cho người khác. Hành vi gây thiệt hại về môi trường là hành vi làm biến dạng sinh thái tự nhiên của môi trường, làm cho nguồn nước không thể sử dụng được hoặc làm cạn kiệt nguồn nước tự nhiên dẫn đến nhiễm bẩn nguồn nước, sa mạc hóa một nguồn nước nguyên thủy như đầm, ao, hồ, dòng sông, suối gây ra những khó khăn cho người khác trong sinh hoạt, trong sản xuất, kinh doanh hoặc gây cho nguồn không khí trong một không gian nhất định bị nhiễm độc, là nguy cơ trực tiếp gây tổn hại đến sức khỏe của con người, vật nuôi, cây trồng và cảnh quan thiên nhiên, cảnh quan nhân tạo khác… Thứ hai, thiệt hại do hành vi làm cho môi trường bị ô nhiễm đã dẫn đến những thiệt hại không những về mặt thực tế, mà còn là những nguy cơ tiềm ẩn lâu dài tồn tại trong không gian và thời gian nhất định, có thể gây thiệt hại rất lớn, lâu dài cho con người và môi trường tự nhiên. Những thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây ra không thể xác định như những thiệt hại vật chất đơn thuần khác, mà phải dựa vào những căn cứ khoa học của nhiều chuyên ngành để xác định, theo những số liệu thống kê được và qua phân tích mức độ môi trường bị gây ô nhiễm, để có acwn cứ xác định thiệt hại. Thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường có thể dẫn đến những thiệt hại rát lớn không chỉ của một thời mà có thể còn ảnh hưởng lâu dài đến các thế hệ mai sau. Hành vi phá hoại, khai thác trái phép hoặc khai thác không có kế hoạch rừng đầu nguồn, nguồn nước đầu nguồn làm nhiễm bẩn, nhiễm độc bầu khí quyển, nguồn lợi thủy sản trên diện tích biển, dòng sông, hồ, nguồn nước tự nhiên khác đã gây ra những thiệt hại về tài sản, sức khỏe của người khác. hành vi gây ô nhiễm môi trường trên không những đã gây ảnh hưởng trực tiếp đếnq uyền, lợi ích của nhà sản xuất mà còn gây thiệt hại cho người tiêu dùng khi sử dụng những sản phẩm được tạo ra từ môi trường không trong sạch đó, đặc biệt là trong lĩnh vực lương thực, thực phẩm và nguyên liệu sản xuất dược phẩm… Hành vi gây ô nhiễm môi trường còn có thể làm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng và môi trường kinh doanh của nhiều ngành nghề như du lịch, dịch vụ và sản xuất, lưu thông, phân phối sản phẩm từ vùng, miền bị gây ô nhiễm môi trường. Các dịch tiềm ẩn từ môi trường bị gây ô nhiễm không thể xác định được hết trong một thời gian ngắn, theo đó những nguy cơ của thiệt hại có thể xảy ra mà con người chưa thể lường hết được. Thiệt hại do môi trường bị phá vỡ do bị nhiễm bẩn, nhiễm độc không chỉ là những thiệt hại xác định được ngay sau khi có hành vi làm ô nhiễm môi trường, mà còn là những thiệt hại vẫn, đang và sẽ diễn ra theo phản ứng dây chuyền, theo sự vận động khách quan của môi trường tự nhiên và xã hội, mà con người không thể xác định được một cách đầy đủ và chính xác. Đặc điểm này đã là căn cứ để phân biệt giữa hành vi gây thiệt hại làm cho môi trường bị ô nhiễm với hành vi gây thiệt hại khác không do môi trường bị ô nhiễm gây ra. Hành vi gây thiệt hại khác (ngoài môi trường) khi chấm dứt hoặc bị cưỡng chế phải chấm dứt, thì thiệt hại xác định được tính đến thời điểm hành vi gây thiệt hại chấm dứt tương đối rõ ràng và cụ thể. Hành vi gây ô nhiễm môi trường có thể bị chấm dứt hoặc người có hành vi tác động gây ô nhiễm môi trường không thực hiện hành vi gây ô nhiễm môi trường nữa, nhưng hậu quả của hành vi đó vẫn diễn biến theo một quy luật tạo ra những phản ứng dây chuyền cho người khác. Ví dụ: Thải chất độc hại xuống nguồn nước sinh hoạt; tàn phá môi trường sống của động vật hoang dã, tàn phá rừng đầu nguồn; xây dựng hệ thống kiến trúc làm tắc nguồn nước ngầm hoặc là nguyên nhân làm chết cả một dòng sông; xây dựng hệ thống giao thông đường thủy hoặc hệ thống tưới tiêu đã vô tình khơi nguồn nước tự nhiên chua phèn, thành phần nước có nhiều kiềm, nước cứng đã gây thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp, khai thác rừng bừa bãi làm cạn kiệt cả nguồn nước tự nhiên trong khu vực đó, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái của cả một vùng. Thứ ba, tự thân môi trường là tổng hợp các yếu tố sinh vật và không sinh vật tạo thành một lực lượng vật chất và phi vật chất tồn tại, vận động theo quy luật khách quan gắn với đời sống xã hội và tự nhiên của con người, đồng thời là nhân tố thúc đấy hoặc kiềm chế sự tồn tại của đời sống mọi mặt của con người. Con người là thực thể của tự nhiên và là chủ thể của các quan hệ xã hội nhận biết được bằng tri thức của thời đại mình, và còn dự đoán được những hậu quả có thể xảy ra trong tương lai do môi trường bị ô nhiễm bởi chính hành vi của con người. Vì vậy, xác định thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây ra theo nguyên tắc chung của trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng không thể thực hiện được một cách triệt để. Bởi vì những thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây ra chỉ xác định được trên thực tế tại thời điểm có hành vi gây ra ô nhiễm môi trường, còn những thiệt hại do môi trường bị ô nhiễm gây ra trong tương lai có thể không xác định được hết. Có những thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường gây ra, không những xác định được bằng thiệt hại thực tế, mà còn cần thiết phải xác định thiệt hại xảy ra trong tương lai. Việc xác định thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây ra cần phải có sự kết hợp với nhiều yếu tố khác có sự liên quan chặt chẽ giữa hành vi gây ô nhiễm môi trường và thiệt hại xảy ra, mà thực chất là quan hệ nhân quả giữa hành vi gây ô nhiễm môi trường và thiệt hại xảy ra ở những điểm sau đây: Có hành vi gây ra ô nhiễm môi trường. Hành vi gây ô nhiễm môi trường là hành vi gây ra sự biến đổi nhất định về bản chất tự nhiên của môi trường sống. Hành vi gây ô nhiễm môi trường có thể là hành vi có ý thức hoặc vô thức của con người, đã gây ra những thiệt hại nào đó cho con người, xác định được ngay tại thời điểm có hành vi xâm phạm môi trường và những thiệt hại tiềm ẩn sẽ phát sinh trong tương lai. Những thiệt hại thực tế xác định được là chi phí nhằm làm trong sạch môi trường và khôi phục lại tình trạng ban đầu của môi trường như khi nó chưa bị gây ô nhiễm. Những thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng của con người do môi trường sống bị xâm phạm gây ra xác định được trên thực tế. Đây là nguyên tắc xác định thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng theo quy định của BLDS 20005 về bồi thường thiệt hại. Do môi trường bị xâm phạm mà ô nhiễm là nguyên nhân gây ra những thiệt hại trước mắt và lâu dài cho con người, đời sống xã hội và môi trường sống của muôn loài. Với căn cứ trên, người có hành vi gây ô nhiễm môi trường phải bồi thường. Tuy nhiên, xác định thiệt hại do môi trường bị xâm hại gây ra rất phức tạp, vì còn tồn tại những nguy cơ tiềm ẩn, chưa gây ra thiệt hại ngay lập tức hoặc là những thiệt hại thực tế đã bộc lộ xác định được là một nguy cơ, thậm chí còn là nguy cơ rất lớn gây ra những thiệt hại khó lường trong tương lai xa hoặc trong một thời gian gần. Vì vậy, việc xác định những thiệt hại do môi trường bị xâm hại gây ra rất phức tạp, cần phải có nhiều cơ quan chuyên môn cùng kết hợp trong việc xác định mức dộ môi trường bị xâm phạm, bị ô nhiễm nên khi xác định thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường gây ra phải được đặt trong các mối liên hệ hữu cơ giữa các yếu tố xác định được: Thứ nhất, thiệt hại do môi trường bị xâm hại gây ra và trực tiếp gây thiệt hại cho người khác xác định được theo những tổn hại thực tế ngay sau khi môi trường bị xâm hại và những thiệt hại gián tiếp chắc chắn xảy ra xác định được trên cơ sở khách quan. Thứ hai, xác định thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng do môi trường bị xâm hại cần phải chi ra một khoản tiền cụ thể để khắc phục tình trạng ban đầu vốn có của môi trường có lợi cho cuộc sống của con người, cho vật nuôi, cây trồng, nguồn không khí hữu ích cho sự sống trên trái đất…, và những thiệt hại thực tế về tài sản, những chi phí cho việc cứu chữa người bị thiệt hại về sức khỏe, hồi phục lại tình trạng sức khỏe. Thứ ba, xác định thiệt hại do môi trường bị xâm hại gây ra cần phải xác định hai mối quan hệ độc lập và các mối liên hệ mật thiết với nhau, thiệt hại kia và hành vi gây ô nhiễm môi trường là nguyên nhân của thiệt hại mang tính chất bắc cầu, được thể hiện: - Hành vi xâm hại môi trường là nguyên nhân làm cho môi trường bị gây ô nhiễm. - Môi trường bị gây ô nhiễm có mối liên hệ với thiệt hại xác định được. Như vậy, hành vi có lỗi hoặc không có lỗi của người xâm hại môi trường vừa là nguyên nhân trực tiếp, vừa là nguyên nhân sâu xa gây thiệt hại. Hành vi xâm hại môi trường là nguyên nhân trực tiếp gây thiệt hại cho môi trường. Môi trường bị thiệt hại đã tác động trực tiếp đến sự sống và gây thiệt hại cho sự sống của muôn loài. Nếu xét về mối quan hệ nhân quả, quan hệ mang tính chất phổ biến, thì hành vi xâm hại môi trường chính là nguyên nhân dẫn đến hai loại thiệt hại cho các chủ thể: thiệt hại cho môi trường và thiệt hại cho các chủ thể do môi trường bị xâm hại tác động đến mà bị thiệt hại. Cuộc sống luôn tồn tại và tuân theo quy luật khách quan mà một trong những yếu tố đó là động lực thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của xã hội, lại do chính ự hoạt động của con người làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quan hệ xã hội được điều chỉnh bằng tổng hợp các quy phạm pháp luật của nhiều ngành luật có liên quan. Thực tế đã chứng minh, pháp luật bắt nguồn từ từ cuộc sống và đáp ứng những đòi hỏi của cuộc sống, nhưng không thể điều chỉnh toàn bộ và trọn vẹn những quan hệ phái sinh trong xã hội. Do vậy, còn nhiều vấn đề liên quan đến việc xây dựng trách nhiệm dân sự do hành vi xâm hại môi trường gây ra cần phải được bàn luận về mặt khoa học, để cơ quan lập pháp lưu ý khi ban hành pháp luật về trách nhiệm bồi thường nói chung và trách nhiệm do hành vi xâm hại môi trường nói riêng, để điều chỉnh có hiệu quả những tranh chấp phát sinh liên quan đến hành vi xâm hại môi trường, căn cứ vào thực trạng hiện nay thì pháp luật không những của Việt Nam, mà còn trong pháp luật của nhiều nước trên thế giới chưa thể điều chỉnh được đầy đủ và trọn vẹn. Pháp luật chỉ quy định trách nhiệm của người gây ô nhiễm môi trường phải bồi thường những thiệt hại thực tế xảy ra theo nguyên tắc gây thiệt hại bao nhiêu thì phải bồi thường bấy nhiêu. Ngoài ra, người gây thiệt hại còn có trách nhiệm bồi thường những thiệt hại gián tiếp chắc chắn xảy ra. Nhưng thiệt hại gián tiếp được xác định trên các cơ sở nào là một vấn đề không dễ giải quyết trong trách nhiệm do xâm phạm môi trường. Tính đến thời điểm hiện nay, trách nhiệm bồi thường thiệt hại toàn bộ thiệt hại của người có hành vi gây thiệt hại vẫn được áp dụng dựa trên những thiệt hại xác định được cho dù là thiệt hại trực tiếp hay gián tiếp. Nguyên tắc này chỉ phù hợp với những thiệt hại về vật chất dơn thuần mà không hoàn toàn phù hợp trong việc áp dụng đối với hành vi xâm hại môi trường. Bởi vì, khi có hành vi xâm hại môi trường thì phạm vi và thời gian gây thiệt hại có thể lớn và rộng hơn nhiều só với những thiệt hại về vật chất đơn thuần, xét trong mối liên hệ với không gian và thời gian của thiệt hại. Sự tiềm ẩn của những nguy cơ do môi trường bị xâm hại gây ra là rất lớn và lâu dài, có thể đơn vị thời gian gây thiệt hại đó không thể xác định theo ngày, tháng, năm cụ thể mà còn có thể diễn biến theo chiều hướng xấu trong nhiều năm tiếp theo, kể từ thời điểm xác định được hành vi xâm hại môi trường. Thiệt hại mang tính chất phản ứng dây chuyền, và không phải bao giờ nó cũng bộc lộ bằng những hiện tượng dễ nhận biết như những thiệt hại do hành vi trái pháp luật khác gây ra (một tài sản bị làm hư hỏng, bị tiêu hủy, gia súc bị làm chết). Thiệt hại do xâm hại môi trường gây ra vừa là những thiệt hại thực tế xác định được ngay tại thời điểm có thiệt hại xảy ra, vừa là những thiệt hại sẽ chắc chắn xảy ra trong tương lai, mà tại thời điểm xác định thiệt hại không thể nhận biết được. Những thiệt hại là hệ quả do môi trường bị xâm hại gây ra thường phát sinh do những hành vi xâm hại đến môi trường hữu ích cho sự sống. Do rừng đầu nguồn bị tàn phá, hành lang và thành lũy chắn gió, chắn lũ đã bị phá vỡ, là điều kiện cho nguồn nước mưa đầu nguồn tự do lưu thông xuống hạ lưu gây ra ngập lụt, cuốn trôi mọi thứ dưới hạ nguồn. Thiệt hại tàn khốc đó ndo một nguyên nhân sâu xa gây ra là hành vi xâm hại môi trường trước đó làm rừng đầu nguồn bị tàn phá, nhưng ít ai chú ý đến nguyên nhân sâu xa đó, mà chỉ biết rằng thiệt hại là do tự nhiên gây ra và danh từ “thiên tai” đã được áp đặt vào hiện tượng này. Trong sản xuất tạo ra vật chất, người ta có thể thải ra chất khí, chất thải ở mọi trạng thái vật chất có chứa đựng những thành phần độc hại làm ô nhiễm cả một dòng song, một không gian rộng và đã gây thiệt hại không thể xác định được bằng giác quan; sự sống trong môi trường đó đều bị tác động theo chiều hướng bất lợi, những thiệt hại lâu dài sẽ phát sinh gây tổn hại đến sự phát triển theo chiều hướng vốn có của sự sống nói chung. Người ta có thể khai thác nguồn nước ngầm thiếu kế hoạch và không khoa học làm cạn kiệt cả một dòng sông, gây ra hạn hán cả một lưu vực của dòng sông đó, sự sống của con người bị đe dọa không chỉ vì thiếu nguồn nước tưới tiêu, thiếu nguồn nước dùng cho sinh hoạt, sản xuất khác…. Những thiệt hại đó vô cùng lớn, mà nguyên nhân lại do hành vi xâm hại môi trường gây ra, nhưng người gây ô nhiễm môi trường là ai thì không hẳn bao giờ cũng có thể xác định được. Do thói quen của mỗi người trong xã hội vì cuộc sống tự lập và tự lo cho chính cuộc sống của mình, của gia đình mình, của tập thể, của cộng đồng đã tự kiếm nguồn vật chất khác bằng cách tác động vào tự nhiên, môi trường sinh thái chỉ vwois mục đích thu lợi nhuận, có lợi cho mình, mà không nhận biết hoặc không cần biết hậu quả của hành vi đó sẽ gây thiệt hại cho môi trường như thế nào. Như vậy, hành vi gây ô nhiễm môi trường của cá nhân, của tập thể, của cộng đồng đều có lỗi và theo đó trách nhiệm thuộc về ai đã không thể xác định được. Trạng thái “cha chung không ai khóc” vẫn diễn ra trong xã hội và môi trường sống vẫn tiếp tục bị xâm hại. Do mục đích thu được những lợi nhuận cao nhất, mà người ta quên những vấn đề quan trọng khác bị mất đi còn có giá trị, xét về mọi mặt, lớn hơn nhiều lần so với lợi ích thu được của người có hành vi xâm hại môi trường theo phương thức tiêu cực “đốt rừng để bắt chuột”, phá rừng để trồng sắn (trồng mì) chỉ vì lợi ích trước mắt. làn song sản xuất a dua, thiếu tư duy theo mô hình “nhà nhà làm kinh tế, người người tăng gia sản xuất, kinh doanh” để tạo ra những sản phẩm hàng hóa kém chất lượng, giải quyết nhu cầu trước mắt theo kiểu “mì ăn liền”, “nắm xôi của thằng Bờm” của một xã hội chưa thật đạt tiêu chuẩn tối thiểu giữa văn hóa vật chất và văn háo tiêu dùng. Một mái nhà chung bị ô nhiễm là nguyên nhân trực tiếp và sâu xa gây ra những thiệt hại trước mắt và lâu dài cho toàn xã hội, chẳng mấy được quan tâm. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ XÁC ĐỊNH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO HÀNH VI XÂM PHẠM MÔI TRƯỜNG. Hệ thống pháp luật của một quốc gai nói chung và pháp luật dân sự nói riêng cần phải được xem xét dửa đổi, bổ sung, ban hành những quy định mới để điều chỉnh có hiệu quả quan hệ xã hội liên quan đến hành vi xâm hại môi trường, theo đó cũng nằm xóa bỏ tình trạng xác định thiệt hại do xâm phạm môi trường theo cách “vá đường nhựa” và “vớt bèo trên ao tù, nước đọng” mà bỏ qua những thiệt hại tiềm ẩn do nguyên nhân là hành vi xâm phạm môi trường gây ra hoặc chắc chắn xảy ra trong tương lai. Pháp luật dân sự cần thiết phải được ban hành theo nguyên tắc chung và đặc thù trong việc xác định thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường gây ra theo nguyên tắc được định hướng dưới đây: Thứ nhất, những chi phí làm trong sạch môi trường như tình trạng khi môi trường chưa bị xâm phạm. Thứ hai, có trách nhiệm bồi thường toàn bộ những thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường đã gây ra thiệt hại choc hủ thể khác. Thứ ba, có trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại xác định được chắc chắn xảy ra trong tương lai dựa trên những căn cứ mà khoa học chuyên ngành xác định được. Thứ tư, ngoài khoản bồi thường theo trách nhiệm dân sự, theo nguyên tắc gây thiệt hại bao nhiêu phải bồi thường bấy nhiêu, người có hành vi xâm hại môi trường không phụ thuộc vào hình thức lỗi và mức độ lỗi còn chịu phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật hiện hành. Người có hành vi xâm hại môi trường gây hậu quả nghiêm trọng còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Những chế tài được áp dụng đối với hành vi xâm hại môi trường gây thiệt hại cho người khác cần phải nghiêm khắc hơn so với việc áp dụng chế tài đối với những hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho người khác về vật chất đơn thuần. Vì thiệt hại do môi trường bị xâm hại gây ra còn cần phải xác định được vào thời điểm thiệt hại xảy ra, không nên chỉ căn cứ vào những thiệt hại xác định được vào thời điểm thiệt hại xảy ra, mà còn cần phải căn cứ mối quan hệ biện chứng trong cả một chuỗi thiệt hại diễn ra liên tiếp từ hành vi xâm hại môi trường, đến thiệt hại cuối cùng xảy ra. Việc áp dụng thời hiệu khởi kiện về hành vi xâm hại môi trường phải được quy định riêng, phù hợp với đặc điểm của thiệt hại do xâm phạm môi trường gây ra, mà không thể áp dụng thời hiệu khởi kiện như thời hiệu khởi kiện bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung như hiện nay. Môi trường sống là của mọi người, mọi người đều có bổn phận, nghĩa vụ bảo vệ môi trường sống đó. Vì vậy, hành vi gây ô nhiễm môi trường ần được điều chỉnh bằng nhiều ngành luật như Luật hành chính, Luật Hình sự và Luật dân sự, không phải là những biện pháp tài nhằm thay thế trách nhiệm dân sự của người có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại về môi trường, gây thiệt hại cho người khác về tài sản, sức khỏe, tính mạng. Hơn nữa, những thiệt hại do môi trường bị ô nhiễm gây ra là những thiệt hại không đơn giản về vật chất mà còn là những thiệt hại ảnh hưởng đến môi trường sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ, chất lượng hàng hóa, lương thực, thực phẩm, dược phẩm, sức khỏe của con người… Vì vậy, bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây ra theo quy định của pháp luật hiện hành chỉ là trách nhiệm dân sự đơn thuần và mang tính tương đối, không đúng với nguyên tắc chung của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gây thiệt hại bao nhiêu thì phải bồi thường bấy nhiêu, bồi thường toàn bộ và kịp thời. Trách nhiệm dân sự do làm ô nhiễm môi trường là trách nhiệm bồi thường của người gây ô nhiễm môi trường, kể cả trường hợp người gây ô nhiễm môi trường không có lỗi. Quy định tại Điều 624 BLDS nhằm điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh do có việc gây ô nhiễm môi trường. Hành vi gây ô nhiễm môi trường là hành vi trái pháp luật. Môi trường là nhóm khách thể pháp luật của bất kỳ quốc gia nào có chủ quyền, được coi trọng và được bảo vệ bằng pháp luật. Những thiệt hại về môi trường có thể là do hành vi có lỗi, có thể do hành vi không có lỗi, một sự biến tương đối gây ra và hậu quả là những thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng của người được pháp luật bảo vệ. Vì vậy, môi trường bị ô nhiễm còn có thể do những sự cố nhất định nào đó gây ra như sự cố trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác và vận chuyển dầu, vỡ đường ống dẫn dầu, rò rỉ hạt nhân, chất phóng xạ, ống dẫn khí, đắm tàu, sự cố tại cơ sở lọc, hóa dầu, cơ sở công nghiệp khác, sự cố từ hoạt động của lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử, nhà máy sản xuất, tái chế nhiên liệu nhạt nhân, kho chứa chất phóng xạ… Như vậy, những sự cố trên có thể xảy ra trong đời sống xã hội nằm ngoài ý thức và sự kiểm soát của con người nhưng chúng đã gây ra những hậu quả là những thiệt hại nghiêm trọng và rất lớn, ảnh hưởng một cách trực tiếp và lâu dài đến đời sống của toàn xã hội, gây ra những đột biến có hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng và tâm lý của con người. Vì vậy, nếu xét ở khía cạnh trách nhiệm của chủ thể bồi thường thiệt hại, thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường trong một số lĩnh vực cũng là loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước. nếu thiệt hại đó do tài sản thuộc quyền sở hữu của nhà nước, là đối tượng đang được khai thác ở những lợi ích vật chất và tinh thần, đã mang lại lợi ích cho nhà nước thì nhà nước phải bồi thường những sự cố trong việc quản lý, sử dụng, khai thác, thăm dò những loại tài sản, do đó chúng gây ra ô nhiễm môi trường, là nguy cơ gây thiệt hại cho người khác. Việc bảo vệ môi trường không những được thể hiện trong những chính sách và pháp luật của nhà nước, những chế tài cụ thể đã được áp dụng đối với người có hành vi làm ô nhiễm môi trường, mà bảo vệ môi trường còn quy định tại Điều 6 Luật bảo vệ môi trường. Như vậy, việc bảo vệ môi trường là quyền và nghĩa vụ của mọi người, kể cả người nước ngoài ở Việt Nam. Theo đó, người Việt Nam hay người có quốc tịch nước ngoài gây ra ô nhiễm môi trường ở Việt nam, đều có trách nhiệm bồi thường thiệt hại như nhau, không phân biệt khả năng kinh tế và tình trạng quốc tịch. KẾT LUẬN Ngày nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, môi trường là vấn đề được quan tâm hàng đầu . Ở các quốc gia tiên tiến, vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường rất được chú trọng. Đáng buồn thay, ở nước ta, hiện tượng vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng , không giữ gìn vệ sinh đường phố rất phổ biến. Việc làm này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường mà cụ thể là gây ô nhiễm môi trường. Nhận thức một cách đầy đủ về những nội dung liên quan tới thiệt hại về môi trường, bồi thường thiệt hại về môi trường là yếu tố quan trọng cho việc ban hành và áp dụng trách nhiệm này trong tương lai./

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTrách nhiệm bồi thường thiệt hại dân sự do làm ô nhiễm môi trường.doc
Luận văn liên quan