Như chúng ta đã biết luật dân Việt Nam ra đời để bảo vệ cá quan hệ xã hội mọi sự xâm hại đến các quan hệ xã hội thì pháp luật dân sự đề có các chế tài để xử phạt. Bồi thường thiệt hại được coi là cơ bả nhất trong chế tai của luật dân sự. Bồi thường thiệt hại gồm có hai loại là: bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, bồi thường thiệt hại trong hợp đòng thì đã có các điều khoản của hợp đồng quy định còn bồi thường thiệt hại ngoài hợp đòng thì hết sức đa dạng phức tạp đòi hỏi pháp luật phải quy định cụ thể. Việc xác định thiệt hại là hết sức quan trọng trong các loại thiệt hại thì thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại trong tình hình xã hội ngày nay là diễn ra hết sức phổ biến diễn biến ngày càng phức tạp, hơn nũa là giới trẻ ngày nay càng ảnh hưởng mạnh. Vấn đề này đẫ được pháp luật quy định như thế nào có quy chế sử lý ra sao thì sau đây là bài tập lớn học kỳ của em xin trình bày về vấn đề này
II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm về danh dự nhân phẩm, uy tín.
a, khái niệm liên quan đế bồi thường thiệt hại về danh dự nhân phẩm, uy tín:
Vấn đề bồi thường thiệt hại về danh dự nhân phẩm uy tín thuộc về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đòng là một chế định quan trọng trong bộ luật dân sự. theo quy định tai Điều 281 BLDS năm 2005 thì một trong những căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự là sự kiện “ gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật”. Khoản 1 Điều 604 quy định “người nào do lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại làm phát sinh nghĩa vụ bồi thường và từ nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại tạo ra quan hệ nghĩa vụ tương ứng với nghĩa vụ được quy định tại Điều 281 BLDS “ nghĩa vụ dân sự là việc mà theo quy định của pháp luật, thì một hoặc nhiều chủ thể ( gọi là người có nghĩa vụ phải làm một công việc hoặc không làm một công việc vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác( gọi là người có quyền )
Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại là một loại quan hệ dân sự trong đó người xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm uy tín tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của người khác gây ra thiệt hại phải bồi thường những thiệt hại mà mình gây ra.
Tóm lại, khái niệm trách nhiệm bồi thương thiệt hại do xâm phạm danh dụ, nhân phẩm, uy tín được hiểu là một loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp phát sinh từ hành vi trái pháp luật. Trong đó, người có hành vi xâm phạm gây thiệt hại, phải bồi thường những thiệt hại mà mình đã gây ra mà trước đó các bên không hề có quan hệ hợp đông, hoặc tuy có quan hệ hợp đồng nhưng hành vi gây thiệt hại không thuộc về nghĩa vụ hợp đồng đã kí kết. Hay nói cách khác, quan hệ hợp đồng không phải là căn cứ thực tiễn nhưng có thể đưa lại khả năng làm phát sinh quan hệ bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phâm, uy tín.
b, Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm về danh dự, nhân phẩm, uy tín
- Có thiệt hại sảy ra:
Thiệt hại là tiền đề của trách nhiệm bồi thường thiệt hại Mục đích của trách nhiệm bồi thường thiệt hại là khôi phục lại tình trạng trước khi xảy ra thiệt hại. Thiệt hại là sự bị mất hoặc là bị giảm sút những lợi ích vật chất hoặc tinh thần của một người do sự kiện gây thiệt của người khác, nó còn bao gồm cả những chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại. tất cả những thiệt hại này đều được xác định bằng một khoản tiền cụ thể.
Với ý nghĩa pháp lý và xã hội, thì thiệt hại còn ảnh hưởng đến những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân. Chính những ý nghĩa này lí giải vì sao thiệt hại lại được coi là tiền đề quan trọng có tính bắt buộc để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Vấn đề thiệt hại sảy ở nhiều loại khác nhau có những thiệt hại không thể quy về một khoản tiền nhất định như những tổn hải về tinh thần do hành vi trái pháp luật gây ra vấn đề xâm phạm đến danh dự nhân phẩm, uy tín viiecj xác định thiệt hại là hết sức phức tạp mà các nhà làm luật cần phải cân nhắc trong các điều khoản không thể theo ý chí chủ quan mà
21 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4402 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm về danh dự nhân phẩm, uy tín, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I ĐẶT VẤN ĐỀ
Như chúng ta đã biết luật dân Việt Nam ra đời để bảo vệ cá quan hệ xã hội mọi sự xâm hại đến các quan hệ xã hội thì pháp luật dân sự đề có các chế tài để xử phạt. Bồi thường thiệt hại được coi là cơ bả nhất trong chế tai của luật dân sự. Bồi thường thiệt hại gồm có hai loại là: bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, bồi thường thiệt hại trong hợp đòng thì đã có các điều khoản của hợp đồng quy định còn bồi thường thiệt hại ngoài hợp đòng thì hết sức đa dạng phức tạp đòi hỏi pháp luật phải quy định cụ thể. Việc xác định thiệt hại là hết sức quan trọng trong các loại thiệt hại thì thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại trong tình hình xã hội ngày nay là diễn ra hết sức phổ biến diễn biến ngày càng phức tạp, hơn nũa là giới trẻ ngày nay càng ảnh hưởng mạnh. Vấn đề này đẫ được pháp luật quy định như thế nào có quy chế sử lý ra sao thì sau đây là bài tập lớn học kỳ của em xin trình bày về vấn đề này
II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm về danh dự nhân phẩm, uy tín.
a, khái niệm liên quan đế bồi thường thiệt hại về danh dự nhân phẩm, uy tín:
Vấn đề bồi thường thiệt hại về danh dự nhân phẩm uy tín thuộc về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đòng là một chế định quan trọng trong bộ luật dân sự. theo quy định tai Điều 281 BLDS năm 2005 thì một trong những căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự là sự kiện “ gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật”. Khoản 1 Điều 604 quy định “người nào do lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản… mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại làm phát sinh nghĩa vụ bồi thường và từ nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại tạo ra quan hệ nghĩa vụ tương ứng với nghĩa vụ được quy định tại Điều 281 BLDS “ nghĩa vụ dân sự là việc mà theo quy định của pháp luật, thì một hoặc nhiều chủ thể ( gọi là người có nghĩa vụ phải làm một công việc hoặc không làm một công việc vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác( gọi là người có quyền )
Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại là một loại quan hệ dân sự trong đó người xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm uy tín tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của người khác gây ra thiệt hại phải bồi thường những thiệt hại mà mình gây ra.
Tóm lại, khái niệm trách nhiệm bồi thương thiệt hại do xâm phạm danh dụ, nhân phẩm, uy tín được hiểu là một loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp phát sinh từ hành vi trái pháp luật. Trong đó, người có hành vi xâm phạm gây thiệt hại, phải bồi thường những thiệt hại mà mình đã gây ra mà trước đó các bên không hề có quan hệ hợp đông, hoặc tuy có quan hệ hợp đồng nhưng hành vi gây thiệt hại không thuộc về nghĩa vụ hợp đồng đã kí kết. Hay nói cách khác, quan hệ hợp đồng không phải là căn cứ thực tiễn nhưng có thể đưa lại khả năng làm phát sinh quan hệ bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phâm, uy tín.
b, Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm về danh dự, nhân phẩm, uy tín
- Có thiệt hại sảy ra:
Thiệt hại là tiền đề của trách nhiệm bồi thường thiệt hại Mục đích của trách nhiệm bồi thường thiệt hại là khôi phục lại tình trạng trước khi xảy ra thiệt hại. Thiệt hại là sự bị mất hoặc là bị giảm sút những lợi ích vật chất hoặc tinh thần của một người do sự kiện gây thiệt của người khác, nó còn bao gồm cả những chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại. tất cả những thiệt hại này đều được xác định bằng một khoản tiền cụ thể.
Với ý nghĩa pháp lý và xã hội, thì thiệt hại còn ảnh hưởng đến những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân. Chính những ý nghĩa này lí giải vì sao thiệt hại lại được coi là tiền đề quan trọng có tính bắt buộc để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Vấn đề thiệt hại sảy ở nhiều loại khác nhau có những thiệt hại không thể quy về một khoản tiền nhất định như những tổn hải về tinh thần do hành vi trái pháp luật gây ra vấn đề xâm phạm đến danh dự nhân phẩm, uy tín viiecj xác định thiệt hại là hết sức phức tạp mà các nhà làm luật cần phải cân nhắc trong các điều khoản không thể theo ý chí chủ quan mà cần phải dựa vào các yếu tố khách quan của các nhà làm luật
Giống như cách xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung, những thiệt hại do xâm phạm đến các quyền nhân thân được xác định bao gồm: “trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất và trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần
Theo Điều 307 bộ luật dân sự 2005 thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại về mặt vật chất hay trách nhiệm tài sản được quy định là: : “trách nhiệm bù đắp tổn thất vật chất thực tế, tính được thành tiền do bên vi phạm nghĩa vụ gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí ngăn chặn, hạn chế thiệt hại, thu nhập thực tế bị giản sút”.
Phải có những thiệt hại trên thực tế thì mới có thể xác định được trách nhiệm bồi thường thiệt hại vấn đề bồi thường thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín có lúc được công bố trên các phương tiện thông tin đại trúng, nhưng có thể do yêu cầu của bên bị xâm phạm không muốn người khác biết thêm được nhưng xâm phạm đó nhưng vấn đề bồi thường thiệt hạ vẫn được tiến hành bồi thường về vật chất với cả bồi thường thiệt hại về tinh thần như buộc người đó phải xin lỗi và nhiều hình thức khác. Một thiệt hại xâm phạm có thể có cả thiệt hại về tài sản cả về tinh thần vấn đề tài sản thì có những thỏa thuận giữa hai bên hoặc do pháp luật quy định. Theo khoản 3 Điều 307 “người gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm phạm tính mạng, sức khoẻ …bồi thường một khoản tiền cho người bị thiệt hại”. như vậy có thể nói vấn đề về xác định thiệt hại quy về trách nhiệm và cá chế tài sử phạt cần phải quy định rõ hơn có những biện pháp để hạn chế vấn đề xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín, thiệt hại về vấn đề này sẽ kéo theo những tổn hại về vật chất mà đãng lẽ sẽ không sảy ra. Cũng có thể nói đây là do ý chí chủ quan của các nhà làm luật các vị thẩm phán. Tù những thiệt hại đó mà vấn đề tinh thần của người bị xâm hại cũng có thể bị giản sút những bồi thường thiệt hại về nguyên tắc không thể trị giá được bằng tiền theo nguyên tắc trao đổi giá trị như tài sản bồi thường thiệt hại về tinh thần chỉ mang tính chất an ủi động viên đối với ngườ bị thiệt hại cũng như một biện pháp giáo dục nhằm ngăn chặn hành vi trái pháp luật.
Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật :
việc xác định một hành vi trái pháp luật là những hành vi gây thiệt hại trái với các quy tắc sử xự do pháp luật quy định trái với đạo đức xã hội… Trong pháp luật thì quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín tài sản là một quyền tuyệt đối của công dân, tổ chức mọi người đều phải tôn trọng những quyền đó của các chủ thể khác không được thực hiện bất cứ hành vi nào “ xâm phạm” đến các quyền thuyệ đối đó. Bởi vậy Điều 604 BLDS quy định “người nào… mà gây thiệt hại đến… mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”
Hành vi trái pháp luật theo điều 609 chúng ta có thể hiểu những hành vi: “xâm phạm tính mạng, sức khoẻ các quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, gây thiệt hại” đều là hành vi trái pháp luật.”. Hành vi gây thiệt hại thông thường thể hiện dưới dạng hành động chủ thể đã thực hiện hành vi mà đáng ra không được thực hiện hành vi đó, do ý chí chủ quan của người gây thiệt hại. Hành vi không trái pháp luật thì sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại . Nững hành vi gây thiệt hại do yêu cầu của nghề nghiệp, hoặc gây thiệt hại theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì không phải là hành vi vi phạm pháp luật.
- Có lỗi của người gây thiệt hại:
Điều 604 BLDS quy định “ Người nào do lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín tài sản cá nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”
Khái niệm lỗi hiện nay, nói chung được hiểu trước hết là trạng thái tâm lí của con người, nhận thức hành vi của mình và hậu quả của hành vi đó.
Hoạt động tâm lí bên trong của chủ thể có hành vi tái pháp luật bao gồm nhiều nội dung khác nhau đó là động cơ, là mục đích, là lỗi của chủ thể. Nhưng đối với trách nhiệm dân sự nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì được coi lỗi là thước đo biểu hiện thái độ, mức độ tiêu cực chống đối xã hội của chủ thể. Đây là sự thừa nhận và tôn trong quyền tự do thực sự của con người, bởi trong điều kiện khách quan giống nhau mỗi chủ thể đều có thể chọn cho mình những biện pháp xử xự khác nhau. Từ đó chúng ta có thể thấy, một hành vi gây thiệt hại cho xã hội sẽ bị coi là có lỗi nếu hành vi đó là kết quả của sự tự lựa chọn và quýêt định của chủ thể trong khi chủ thể chủ thể có đủ điều kiện khách quan và chủ quan để tự lựa chọn và quyết định một xử xự khác phù hợp với lợi ích của xã hội, nhà nước và các chủ thể khác.
Xét về hình thức lỗi là thái độ tâm lý của người có hành vi gây ra thiệt hại, lỗi được thể hiện dưới dạng cố ý hay vô ý. Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mong muốn, nhưng mặc cho thiệt hại sảy ra. Vô ý gây thiệt hại là một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại mặc dù phải biết trước thiệt hại sẽ sảy ra hoặc không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không sảy ra hoặc có ngăn chặn được
Lỗi là một trong bốn điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng và trách nhiệm dân sự nói chung.Trên thực tế, việc chứng minh có lỗi hay không có lỗi là vấn đề cực kỳ khó khăn, phức tạp, không phải lúc nào cũng thực hiện được một cách dễ dàng, nhất là trong những trường hợp nhiều người cùng gây thiệt thiệt hại hay lỗi hỗn hợp giữa các bên. Đặc biệt, trong nhiều trường hợp, người bị thiệt hại không thể trứng minh được, nếu buộc họ phải chứng minh sẽ bất lợi cho họ.
Khi nghiên cứu vấn đề lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khoẻ của cá nhân chúng ta không không thể bỏ qua quy định làm phát sinh trách nhiệm dân sự nói chung tại khoản 1 điều 302 bộ luật dân sự đó là: “bên có nghĩa vụ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, thì phải chiu trách nhiệm dân sự…”. khái niệm và ý nghĩa của yếu tố lỗi được hiểu theo quy định này sẽ có hai trạng thái khác nhau của hành vi có lỗi là:
- lỗi do làm những việc không được làm
- lỗi do không làm những việc phải làm
Do đó khi xem xét đến yếu tố lỗi để xác định trách nhiệm bồi thưòng chúng ta không chỉ coi lỗi của chủ thể là ở chỗ họ đã gây ra thiệt hại mà còn phải xét đến cả việc họ đã không ngăn cản để thiệt hại sảy ra.
- Mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật.
Việc xác định mối tương quan nhân qua là một vấn đề hết sức phức tạp, việc xem xét nó chỉ có ý nghĩa khi hành vi của con người và hậu quả của hành vi đó dưới góc độ xã hội. Nếu chúng ta coi hành vi trái pháp luật là nội dung biểu hiện thứ nhất, hậu quả là nội dung biều hiện thư hai thì nôi dung biểu hiện thứ ba của yếu tố khách quan là mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luậ với hậu quả xảy ra. Đây là yếu tố làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại về mặt dân sự nói chung. Xét về mặt lí luận cũng như thực tiễn thì mối quan hệ nhân qua giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại sảy ra thì hành vi trái pháp luật là nguyên nhân quyết định làm phát sinh thiệt hại. Tuy nhiên diễn biến của thiệt hại sảy ra theo chiều hướng nào còn phụ thuộc vào sự tác động của yếu tố khách quan. Để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác ta cần đảm bảo cho tính tất yếu khách quan vốn có của quy luật sự việc, hiện tượng, không thể căn cứ vào sự ngẫu nhiên nào đó.
Tổng kết lại chúng ta thấy 4 yếu tố cơ bản mang tính điều kiện là cơ sở để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng sức khỏe danh dụ nhân phẩm uy tín cũng chính là những yếu tố để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại về dân sự nói chung. Chúng có mối quan hệ gắn bó khăng khít và quan hệ biên chứng với nhau.
b, Các hình thức và mức độ bồi thường thiệt hại
- Hình thức : hình thức bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là cách thức thực hiện nghĩa vụ của bên gây thiệt hại đối với bên bị thiệt hại. Theo Điều 605 bộ luật dân sự 2005 về nguyên tắc “các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiên, bằng hiện vật, hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. như vậy, hình thức bồi thường do các bên tự thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. đối với những thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín thì hình thức bồi thường mà tòa án thường áp dụng là bồi thường bằng tiền do tính chất đặc biệt của loại thiệt hại này. Bồi thường bằng tiền đây là một hình thức phổ biến trong các trường hợp bồi thường bằng hiện vật không thể thực hiện được. Đặc biietj đối với những thiệt hại xâm phạm đến các quyền nhân thân như gây tổn hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín không thể có hiện vật nào thay thế được do đó tất cả chi phí nhằn cữu chữa phục hồi tính mạng, sức khỏe danh dự nhân phẩm uy tín của người bị thiệt hại. bồi thường thiệt hại bằng việc thực hiện một công việc nào đó trong trường hợp này các bên có quyền lựa chọn một công việc để làm tiền công coi là khoản tiền tương đương với giá trị tài sản hoặc quyền lợi bị thiệt hại.
- Mức bồi thường thiệt hại: việc áp dụng mức bồi thường thiệt hại cần phải xem xét từng trường hợp cụ thể: mức độ hành vi lỗi và người bị thiệt hại, khả năng kinh tế thực tế của người gây thiệt hại. người gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ thiệt hại do lỗi của mình gây ra, nếu vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài thì có thể được giảm mức bồi thường hoặc có thể chỉ phải bồi thường mức thấp hơn so với mức thiệt hại hoặc người bị thiệt hại cũng có lỗi. Về pháp lý mức bồi thường thiệt hại trong quá trình giải quyết các tranh chấp về thiệt hại do xâm phạm các quyền nhân thân của chủ thể đó là việc của tòa án về thời hạn được hưởng mức bồi thường. đây là một khoảng thời gian mà người bị hại được hưởng bồi thường do tính mạng sức khỏe danh dự nhân phẩm uy tín bị xâm hại Các quy định của bộ luật dân sự về các hình thức bồi thường cũng như việc ấn định thiệt hại vừa mang tính bao quát vừa mang tính chi tiết, xét về cơ bản đã đảm bảo được quyền lợi người bị thiệt hại và người gây thiệt hại. Đây được coi là chuẩn mực pháp lý để toà án làm căn cứ giải quyết tranh chấp dân sự nói chung cũng như việc giải quyết bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khoẻ nói riêng một cách có lý, có tình phù hợp với thực tế.
c, Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
Điều 605 bộ luật dân sự đã quy định nguyên tắc được áp dụng trong bồi thường thiệt hại, trong đó nguyên tắc mang tính chất nền tảng là trong bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật đó là “thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời”. Như vậy khi có những thiệt hại về tính mạng sứ khỏe danh dự nhân phẩm uy tín xảy ra do nguyên nhân hành vi trái pháp luật có lỗi của người gây thiệt hạ thì người gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại cho người bi thiệt hại một cách kịp thời. Ngoài ra còn có các nguyên tắc nguyên tắc tôn trong lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền nhân thân, quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản, nguyên tắc tự nguyện cam kết, thoả thuận, nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự. Pháp luật cũng tôn trọng và công nhận nguyên tắc bồi thường thiệt hại do các bên tự thỏa thuận về bồi thường thiệt hại pháp luật khuyến kích vấn đề này
d, Xác định thiệt hại
Việc xac định thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín là hết sức phức tạp nó không phải chỉ đơn thuần như xác định thiệt hại về tài sản. Mà ở đây là thiệt hại hữu hình người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác còn phải bồi thường cho người bị hại một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Theo điều 604 , 611 và Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán TANDTC số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 8/7/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là cơ sở xác định thiệt hại.
Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại bao gồm: Chi phí cần thiết cho việc thu hồi ấn phẩm có nội dung xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người bị thiệt hại; chi phí cho việc thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm; tiền tàu, xe đi lại, thuê nhà trọ (nếu có) theo giá trung bình ở địa phương nơi thực hiện việc chi phí để yêu cầu cơ quan chức năng xác minh sự việc, cải chính trên các phương tiện thông tin đại chúng; chi phí tổ chức xin lỗi, cải chính công khai tại nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người bị thiệt hại và các chi phí thực tế, cần thiết khác để hạn chế, khắc phục thiệt hại (nếu có).
Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút: Nếu trước khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, người bị xâm phạm có thu nhập thực tế, nhưng do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, người bị xâm phạm phải thực hiện những công việc để hạn chế, khắc phục thiệt hại, nên khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó
Theo quy định trên thì những thiệt hại phải bồi thường khi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bao gồm cả thiệt hại về vật chất và thiệt hại tinh thần. thiệt hại về vật chất vật chất bao gồm những chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại và thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. thực tế cho thấy, các hành vi xúc phạm danh dự,nhân phẩm, uy tín, được thể hiện bằng việc dùng lời lẽ có tính chất miệt thị thiếu văn hóa hay có những hành động có tính chất thóa mạ để lăng nhục để lăng nhục, hạ thấp nhân cách, lam giảm sự tín nhiệm, tôn trọng của những người xung quanh. Hoặc có thể là những trường hợp lan chuyền tin bịa đặt sai sự thật dù là vô tình hay hữu ý là cho người khác phải xâu hổ vói những người xung quanh xúc phạm đến nhân phẩm, uy tín của các chủ thể.
Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại bao gồm: Chi phí cần thiết cho việc thu hồi ấn phẩm có nội dung xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người bị thiệt hại; chi phí cho việc thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm; tiền tàu, xe đi lại, thuê nhà trọ (nếu có) theo giá trung bình ở địa phương nơi thực hiện việc chi phí để yêu cầu cơ quan chức năng xác minh sự việc, cải chính trên các phương tiện thông tin đại chúng; chi phí tổ chức xin lỗi, cải chính công khai tại nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người bị thiệt hại và các chi phí thực tế, cần thiết khác để hạn chế, khắc phục thiệt hại (nếu có), kể cả các chi phí thuốc men bồi dưỡng phục hồi sức khỏe… trong các trường hợp xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín do xâm phậm thân thể, sức khỏe khi bị làm nhục, hiệp dâm, cưỡng dâm… các khoản chi phí này được tính như trường hợp sức khỏe bị xâm hại.
Đối với thu nhập bị giảm sút hoặc bị mất do xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín cũng được tính giống như cách tính thu nhập bị mất bị giảm sút trong trường hợp tính mạng, sức khỏe bị xâm hại. một điểm cần lưu ý trong cơ chế phát triển kinh tế thij trường ngay nay chúng ta thấy danh dự, uy tín của cá nhân trong kinh doanh cũng được coi là nguồn vốn và tài sản có giá trị. do vậy, người nào vị mục đích cạnh tranh không lành mạnh có hành vi xâm phạn đến danh dự, uy tín của cá nhan gây thiệt hịa thì cũng phải bồi thường theo quy định điều 633 BLDS.
2. Thực tiễn bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín
Việc quy định các điều khoản trong BLDS và các nghị định hướng dẫn thi hành nhưng việc áp dụng các quy định đó vân chưa thực sự hợp lý trên thực tế vẫn có nhiều vụ tranh chấp về bồi thường thiêt hại do xâm phạm danh dự nhân phẩm uy tín có thể do trình độ dân trí của đại bộ phận của người dân còn thấp có thể do việc áp dụng mang ý chí chủ quan của các nhà làm luật, các cơ quan xét xử mà vấn đề bồi thương thiệt hại do xâm phạm danh dự nhân phẩm. trong thực tiễn những thiệt hại do xâm hại đến tính mạng sức khỏe danh dự, nhân phẩm uy tín thì mối quan hệ nhân quả diễn ra thể hiện dưới các dạng cụ thể khác nhau. Có thể nói nhiều vụ việc xảy ra trên thực tế còn nhiều tranh cãi giữa các bên mà không thể tự thỏa thuận với nhau được
Ví dụ:BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO XÂM PHẠM DANH DỰ, NHÂN PHẨM, UY TÍN: NÓI XẤU HÀNG XÓM, PHẢI XIN LỖI
Tung tin đồn thất thiệt về chuyện ông hàng xóm lăng nhăng, một người đã bị tòa buộc phải công khai xin lỗi… Ông P. và ông S. cùng sinh sống dưới một lũy tre làng ở huyện X (Phú Yên), xưa nay vốn không có mâu thuẫn, thù hằn gì nhau. Thế nên chuyện ông này nói xấu ông kia để rồi hai ông phải lôi nhau ra tòa giải quyết đã làm xôn xao làng trên xóm dưới.
Tung tin hàng xóm ngoại tình
Theo ông P. trình bày, khoảng tháng 5-2008, ông S. đã đặt điều nói xấu ông rất nhiều lần với nhiều người trong làng, trong xã rằng ông quan hệ nam nữ bất chính với bà H. trong khi ông hoàn toàn đứng đắn, không có gì riêng tư với bà H. Việc tung tin đồn thất thiệt vô căn cứ của ông S. đã làm vợ con ông nghi ngờ, ảnh hưởng lớn đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của ông, làm ông hết sức buồn bực, không yên tâm lao động sản xuất, gia đình bị xáo trộn, mất hạnh phúc. Vì vậy, ông P. quyết tâm khởi kiện ông S., đề nghị TAND huyện X buộc ông S. phải công khai xin lỗi ông tại nơi cư trú của hai người.
Trong khi đó tại tòa, ông S. khai rằng: Vào khoảng giữa đêm 10-9-2007 âm lịch, khi ông đang ở nhà bà H. thì có gặp ông P. tại đó. Vì ông P. chửi mắng, hăm dọa đánh ông nên ông đã gọi vợ con ông P. đến để nói cho rõ ràng sự việc này. Khi đó có nhiều người nghe thấy, ông chỉ nói ra sự thật, không có gì sai trái nên không đời nào chấp nhận xin lỗi ông P.
Sau khi nghe lời khai của nhiều nhân chứng về việc ông S. có tung tin ông P. lăng nhăng với bà H. trong khi không có chứng cứ gì, TAND huyện X đã tuyên chấp nhận yêu cầu của ông P., buộc ông S. phải chấm dứt ngay hành vi xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của ông P. Ngoài ra, ông S. còn phải công khai xin lỗi ông P. tại nơi cư trú của hai người.
Phải xin lỗi!
Không đồng ý với phán quyết của tòa sơ thẩm, ông S. kháng cáo. Ngày 14-11 vừa qua, TAND tỉnh Phú Yên đã mở phiên xử phúc thẩm.
Trước tòa, ông P. thừa nhận có gặp ông S. tại nhà bà H. vào nửa đêm 10-9-2007 âm lịch. Tuy nhiên, ông P. khai là do hôm đó ông ra sông coi vịt, thấy có người đứng ở cửa sổ nhà bà H., nghi ngờ đó là con trai mình, ông mới vào hỏi thăm thì gặp ông S. nên ông bỏ đi.
Theo TAND tỉnh Phú Yên, sự việc này không thể chứng minh giữa ông P. với bà H. có quan hệ gì. Hơn nữa, ông S. không phải chồng bà H. nhưng lại cứ theo dõi ông P., nhiều lần nói cho nhiều người nghe rằng ông P. có quan hệ nam nữ với bà H. Hành vi này của ông S. là sai trái, xâm phạm đến đời tư của người khác.
Mặt khác, ông S. khai rằng ông chỉ nói chuyện của ông P. tại nhà ông, nội dung chỉ là thấy ông P. nửa đêm đến nhà bà H. chứ không nói ông P. có quan hệ nam nữ với bà H. Tuy nhiên theo tòa, căn cứ các chứng cứ, tài liệu có tại hồ sơ vụ án và lời khai của nhiều người làm chứng thì chính ông S. đã nói “ông P. lấy bà H.”.
Tòa kết luận việc làm sai trái, vô căn cứ của ông S. đã xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín; xâm phạm đến quyền nhân thân của ông P. được pháp luật bảo vệ; gây dư luận bàn tán trong thôn xóm, làm gia đình ông P. mất hạnh phúc. Vì vậy, bản án sơ thẩm chấp nhận yêu cầu của ông P. là có căn cứ. Từ đó, TAND tỉnh Phú Yên đã không chấp nhận kháng cáo của ông S. và tuyên giữ nguyên án sơ thẩm.
Việc xâm hại đến danh dự nhân phẩm uy tín có thể diễn ra ở mọi nơi, từ những lời bàn ra tán vào của hang xóm không có căn cứ mà làm cho gia đình của người khác nghi ngơ nhau tan nát lục đục có thể đi đến hạnh phúc gia đình bị tan vỡ kinh tế ngày càng giảm sút do những áp lực về tinh thần. vì vậy cá xâm haijddos cần phải được pháp luật bảo vệ bắt những chủ thể gây hại phải bồi thường thiệt hại về hành vi trái pháp luật mà mình đã gây ra. Vấn đề xâm hại đến danh dự, nhân phẩm uy tín không chỉ diễn ra trong một lĩnh vực mà hầu như tất cả mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội đều có ngày càng diễn ra hết sức phức tạp đặc biệt đối với giới trẻ hiện nay vấn đề vi phạm danh dự nhân phẩm uy tín ngày càng phổ biến có thể trong các trươgf học các học sinh có thể đánh lôn nhâu lột quàn áo quay clip tung lên mang internet có thể nói đây là những hành vi xâm hại đêna danh dự nhân phẩm mà cần phải có sự điều chỉnh của pháp luật một các hợp lý để ngăn chăn sau đây cũng là một ví dụ về vụ kiên bồi thường về xâm hại danh du, nhân phẩm, uy tin:
anh chấp bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm và uy tín bị xâm phạm
TAND Q.12, TP.HCM vừa tiếp nhận vụ kiện đòi bồi thường khá hy hữu và đây là lần đầu tiên một siêu thị bị kiện vì lý do đã đi quá giới hạn trong việc kiểm tra hàng hóa, xúc phạm đến danh dự khách hàng.
Tuột áo, cởi quần giữa đám đông
Nguyên đơn trong vụ kiện này là bà Nguyễn Thị Kim Định, Giám đốc Công ty TNHH TM XD DV Thủy Tiên (ngụ quận Gò Vấp, TP.HCM) và bị đơn là siêu thị Metro Hiệp Phú (phường Tân Thới Hiệp, Q.12, TP.HCM).
Theo đơn khởi kiện, bà Định trình bày chiều ngày 18.5, bà đến siêu thị Metro Hiệp Phú mua hàng. Sau khi hàng được đẩy ra cửa an ninh thì máy soi chiếu phát ra tín hiệu. Căn cứ vào đó bảo vệ siêu thị đã xác định bà Định là đối tượng bị kiểm tra. Ngay sau đó nhân viên bảo vệ yêu cầu khám xét người bà tại nơi công cộng. Bà Định từ chối, đề nghị phải có phòng riêng và lập biên bản kèm theo sự chứng kiến của đại diện BGĐ siêu thị.
Sau khoảng 20 phút không thấy có ai đến để làm việc, bà Định bỏ về. Lúc này, lực lượng bảo vệ giằng co làm cho chiếc áo đang mặc bị tuột khỏi người của bà Định. Bức xúc và muốn chứng minh mình không lấy cắp bất kỳ hàng hóa gì của siêu thị nên bà Định cởi nốt chiếc quần dài ra để bảo vệ kiểm tra.
Tuy không có gì bất thường nhưng bảo vệ vẫn không để bà ra về mà hành hung, lôi bà Định vào một căn phòng, lấy bộ đàm đánh vào đầu, làm cho bà bị chấn thương ở đầu và tay.
Bà Định cho rằng, do quá hoảng loạn, bà đã dùng ghế để phá cửa nhưng không thoát được ra ngoài. Chợt nhớ còn cầm điện thoại nên bà Định gọi tài xế cầu cứu. Chỉ đến khi công an phường xuất hiện thì sự việc mới được vãn hồi.
Khởi kiện đòi bồi thường danh dự
Tiếp xúc với phòng viên, bà Định bức xúc: “Cứ nhớ đến chuyện đó là tôi tức. Khi hàng hóa đẩy đến xe ô tô của tôi thì bị lôi lại. Họ thấy chiếc xe của tôi trị giá hơn 200 ngàn USD vậy mà vẫn nghi ngờ và hành xử thô bạo”.
Trước đó, đại diện cho bà Định, Công ty luật hợp danh Nghiêm và Chính đã có đơn gửi đến siêu thị yêu cầu phải công khai xin lỗi bà trên phương tiện thông tin đại chúng và bồi thường thiệt hại sức khỏe, danh dự, nhân phẩm theo đúng qui định pháp luật, chậm nhất là ngày 31.5 nhưng phía siêu thị chỉ im lặng.
Chúng tôi đã cố gắng liên lạc với Metro Hiệp Phú để tìm hiểu sự việc, nhưng ông Huỳnh Anh Dũng (giám đốc siêu thị) cho biết đang nghỉ phép và cung cấp thêm thông tin sự việc đã được chuyển về Metro chính xử lý. Tiếp xúc với bộ phận truyền thông của Metro, một nhân viên ở đây cho biết sự việc đã có camera ghi lại. Đó là cơ sở chứng minh mọi việc.
Bà Định thổ lộ, bà không phải là người muốn gây chuyện, tuy nhiên hành vi của lực lượng bảo vệ siêu thị đã xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của bà. Chỉ sau khi gửi đơn yêu cầu lãnh đạo siêu thị xin lỗi mà không có hồi đáp bà Định mới quyết tâm đưa vụ việc ra tòa.
Theo đơn khởi kiện, bà Định đề nghị Tòa buộc BGĐ siêu thị này xin lỗi công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng; buộc bồi thường thiệt hại về sức khỏe cũng như danh dự, nhân phẩm theo luật định; yêu cầu BGĐ siêu thị metro Hiệp Phú – Quận 12 phải có kế hoạch, phương án khắc phục ngay các lỗi kỹ thuật của thiết bị để loại trừ hành vi tương tự; đào tạo lại lực lượng bảo vệ của mình để hạn chế mức thấp nhất những hành vi ứng xử dẫn đến việc làm tổn hại tới danh dự và nhân phẩm của khách hàng khác.
Như vậy có thể nói vấn đề bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến danh dự nhân phẩm uy tín ngày càng trở thành vấn đề lớn trong xã hội ngày nay mà cần phải được đề cập đến
3. Phương hướng nâng cao hiệu quả thực hiện những quy định của pháp luật. và những hạn chế của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại danh dự nhân phẩm, uy tín
Để giải quyết tốt tranh chấp về vấn đề bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín trong tình hình kinh tế - xã hội hiện nay ở nước ta, cũng như không ngừng nâng cao chất lượng xét xử và từng bước tháo gỡ những khó khăn trong thực tiễn áp dụng pháp luật ở các cấp toà án, chúng ta cần thực hiện một số biện pháp tích cực mang tính đồng bộ đó là:
Thứ nhất, thường xuyên tổng kết, đánh giá tình hình áp dụng pháp luật, nắm bắt tình hình phản ánh của toà án nhân dân địa phương về khó khăn, vướng mắc sung quanh việc thực hiện quy định của bộ luật dân sự trong lĩnh vực giải quyết các tranh chấp về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến các quyền nhân thân của cá nhân trong xã hội. Đồng thời tổ chức hội thảo và các hội nghị chuyên đề ở từng định phương, nghe ý kiến thảo luận của cán bộ làm công tác xét sử để nắm bắt được cách hiểu, vận dụng khác nhau ở mỗi địa phương về quy định của pháp luật trong lĩnh vực bồi thường thiệt hại, khác phục tình trạng lúng túng về đường lối xét xử do có nhiều quan điển nhận thức khác nhau về cùng một vụ việc
Thứ hai, đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật và giáo dục ý thức pháp luật sâu rộng trong nhân dân. Đây sẽ là cầu nối để đưa pháp luật vào trong đời sống bằng các hình thức như tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật, giải thích và hỏi đáp các vấn đề liên quan đến đời sống hàng ngày của nhân dân trên các phương tiện thông tin đại chúng... chú trong đưa trương trình giáo dục pháp luật vào các cấp trường hoc để ngày càng nâng cao hiểu biết pháp luật cho các tâng lớp nhân dân, đặc biệt là thanh thiếu niên. Điều này rất cần sự phối hợp trên mọi phương diệm của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, trường học, đoàn thanh niên...
Thứ ba, thường xuyên bồi dưỡng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ làm công tác xét xử, trực tiếp là đội ngũ thẩm phán.
Thứ tư, cần quy đinh rõ thời gian được hưởng thu nhập thực tế và thu nhập bị giảm sút chánh những cách hiểu không thống nhất khi giải quyết các vụ án về vấn đề này. Mặt khác quy định rõ hơn về khoản tiền tối thiểu bồi thường thiệt hại về mặt tinh thần. Điều này thực sự rất cần thiết về mặt thực tiễn.
Han chế cần khắc phục: vấn đề xác định thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm uy tín cần phải được quy định rõ hơn như thế nào gọi là thiệt hại về danh dự nhân phẩm uy tín chỉ mối qua hệ thiệt hại kéo theo về vật chất tinh thần những kết quả không mong muốn của người bị thiệt hại.
trách nhiệm của các cơ quan xét sử phải minh bạch không phân biệt không có sự thiên vị nào mà cần phải áp dụng theo nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của mọi công dân
III KẾT LUẬN
Như vậy qua tìm hiểu về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do phạm đến danh dự nhân phẩm uy tín giúp cho ta xác định quền nhân thân của con người là hết sức thiêng liêng luôn được pháp luật bảo vệ mọi hanh vi có lỗi xâm hại thì phải chiu trách nhiệm bồi thường thiệt hại những tổn thất về mặt tinh thần và nhưng tổn thất về mặt kinh tế kéo theo mọi bồi thường thiệt hại phải được bồi thương theo nguyên tắc toàn bộ và kịp thời đối với một ssos thiệt hại do hành vi có lỗi gây ra thì bồi thường thiệt hại chỉ có ý nghĩa mang tính an ủi một phần tổn thất không thể lấy lại được. vấn đề trách nhiệm bồi thường thì kèm theo những lời xin lỗi trên các phương tiện thông tin đại chúng và cũng những thiệt hại có thể do hai bên tự thỏa thuận với nhau
Mục lục
I ĐẶT VẤN ĐỀ
II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm về danh dự nhân phẩm, uy tín………………………………
a, khái niệm liên quan đế bồi thường thiệt hại về danh dự nhân phẩm, uy tín:……………………………………………….
b, Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm về danh dự, nhân phẩm, uy tín……………………
b, Các hình thức và mức độ bồi thường thiệt hại……………………….
c, Nguyên tắc bồi thường thiệt hại ………………………………………
2. Thực tiễn bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín …………………………………………………………….
3. Phương hướng nâng cao hiệu quả thực hiện những quy định của pháp luật. và những hạn chế của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại danh dự nhân phẩm, uy tín………………………………………
III KẾT LUẬN
Danh mục tài liệu tham khảo
1 . Trường đại học luật Hà Nội giáo trình Luật dân sự Việt Nam – Nhà xuất bản Công an nhân dân
2 . Bộ luật dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – nhà xuất bản lao động xã hội
3 . Một số vấn đề về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín. Luận văn thạc sĩ luật học: Lê Thị Bích Loan. 1999
4 . Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán TANDTC số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 8/7/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
5 . Một số trang wed khác.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm về danh dự nhân phẩm, uy tín.doc