Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng do xâm phạm quyền tác giả

Trên thế giới, đặc biệt là ở các nước phát triển, khi phát hiện thấy các hành vi xâm phạm quyền tác giả, chủ thể quyền thông thường khởi kiện ra toà dân sự để yêu cầu toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Bởi vì, toà án sẽ là cơ quan đưa ra phán quyết xác đáng nhất để xử lý các hành vi xâm phạm quyền tác giả. Hơn nữa, khi toà án áp dụng các biện pháp dân sự sẽ bù đắp được một phần thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền tác giả gây ra cho chủ thể quyền. Còn ở Việt Nam, số vụ án về quyền tác giả được toà án thụ lý và giải quyết trong thời gian qua còn rất khiêm tốn. Bởi: tác giả, chủ sở hữu tác phẩm chưa coi khởi kiện ra toà là chuyện bình thường; cộng với năng lực, trình độ chuyên môn của các cán bộ, công chức ngành toà án còn yếu, hiểu biết chưa sâu về lĩnh vực SHTT nói chung và quyền tác giả nói riêng nên chưa tạo được lòng tin cho chủ thể quyền vào khả năng giải quyết của toà án. Thêm vào đó, nếu muốn khởi kiện ra toà thì hầu hết tác giả, chủ sở hữu tác phẩm không biết mình phải thực hiện thủ tục như thế nào? Toà nào sẽ có thẩm quyền giải quyết? Chủ thể đã có hành vi vi phạm quyền tác giả của mình sẽ phải chịu những chế tài dân sự nào? Hiện nay, hệ thống pháp luật về SHTT của Việt Nam đã tương đối hoàn thiện. Tuy nhiên, các vấn đề trên được quy định rải rác trong các quy định của Luật SHTT và các văn bản pháp luật liên quan khác, khiến cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm khó tiếp cận. Chính từ lý do đó, em đã chọn vấn đề: “Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng do xâm phạm quyền tác giả” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp đại học của mình.

doc59 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3607 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng do xâm phạm quyền tác giả, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huyển giao quyền sử dụng quyền tác giả. Đối với các loại hợp đồng này, điều khoản về giá chuyển nhượng, hoặc chuyển giao là điều khoản cơ bản của hợp đồng. Chủ sở hữu tác phẩm là một bên trong quan hệ hợp đồng đó có quyền được hưởng số tiền thu được từ các hợp đồng này. Nếu xảy ra hành vi xâm phạm quyền tác giả như sử dụng tác phẩm để cải biên, chuyển thể, dịch hay phân phối, sao chép, xuất bản… mà không ký hợp đồng sử dụng tác phẩm với chủ sở hữu thì chủ sở hữu sẽ mất đi một khoản tiền đáng lẽ ra họ được hưởng. Ví dụ: A là tác giả đồng thời là chủ sở hữu cuốn truyện M. B là dịch giả chuyên dịch sách. Nếu ký hợp đồng sử dụng tác phẩm với dịch giả B thì A sẽ có được số tiền là 10 triệu đồng. Nhưng vì B vi phạm quyền tác giả đã dịch tác phẩm khi chưa có sự đồng ý của A, không ký hợp đồng sử dụng tác phẩm với A nên A đã bị tổn thất số tiền là 10 triệu đồng. 3.1.2. Giá trị góp vốn kinh doanh bằng quyền tác giả Pháp luật Việt Nam không quy định những hình thức góp vốn kinh doanh cụ thể. Cho nên, bất kỳ tài sản hợp pháp nào cũng có thể trở thành vốn góp trong kinh doanh khi chủ sở hữu có nhu cầu và được sự đồng ý của các chủ thể góp vốn còn lại. Quyền tác giả là một loại tài sản, do đó, chủ sở hữu quyền tác giả có thể đem tài sản này góp vốn vào các doanh nghiệp. Hành vi xâm phạm quyền tác giả trong trường hợp này xảy ra sẽ rất dễ làm cho chủ thể quyền bị mất giá trị tài sản góp vốn này. Ví dụ: A là tác giả bản thiết kế về một dự án xây dựng công trình nhà ở. B là chủ một doanh nghiệp đầu tư dự án. A và B đã liên kết với nhau thành lập một doanh nghiệp mới để thực hiện dự án. Số vốn B góp là tổng số tiền theo kế hoạch để thực hiện dự án. Còn vốn góp của A chính là bản thiết kế dự án. Tuy nhiên, C là bạn thân của A đã sao chép thiết kế của A rồi bán nó cho một công ty xây dựng. Và vì thế đã gây tổn thất rất lớn cho công ty mới của A,B dự án phải dừng lại do trùng bản thiết kế. 3.1.3. Giá trị chuyển quyền tác giả trong tổng số tài sản của doanh nghiệp Trường hợp này áp dụng đối với quyền tác giả có chủ sở hữu là các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế. Tài sản của doanh nghiệp bao gồm cả tài sản hữu hình (máy móc, thiết bị, nhà xưởng…) và tài sản vô hình (uy tín doanh nghiệp, nguồn lao động lành nghề, quyền sở hữu trí tuệ…), trong đó, tài sản vô hình đóng một vai trò quan trọng, thậm chí là đặc biệt quan trọng, đem lại giá trị kinh tế cao cho chủ thể kinh doanh. Doanh nghiệp là chủ sở hữu các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học có quyền chuyển quyền sử dụng cho các cá nhân, tổ chức khi có nhu cầu. Một số doanh nghiệp giá trị của việc chuyển quyền tác giả là nguồn lợi nhuận chính, chủ yếu. Ví dụ: các nhà xuất bản, các doanh nghiệp sản xuất phần mềm máy tính … Khi một doanh nghiệp phần mềm máy tính tung ra thị trường sản phẩm phần mềm mới, doanh thu chưa được nhiều đã bị các đầu nậu in sao thành nhiều bản bày bán tràn lan trên thị trường đã gây thất thu không nhỏ cho doanh nghiệp. 3.1.4. Giá trị đầu tư cho việc tạo ra và phát triển đối tượng của quyền tác giả, bao gồm các chi phí cho việc tiếp thị, nghiên cứu, quảng cáo, lao động, thuế, và các chi phí khác. Để tạo ra được một sản phẩm trí tuệ, ngoài đầu tư về mặt thời gian, công sức còn phải có sự đầu tư về tiền bạc. Khi sản phẩm ra đời, đôi khi chủ sở hữu phải tiếp tục tiếp thị, quảng cáo cho sản phẩm mới này để công chúng, khách hàng biết đến, nhất là đối với các tác phẩm mỹ thuật ứng dụng. Các doanh nghiệp là chủ sở hữu của một bản thiết kế cho một mẫu bao bì sản phẩm mới rất cần tiếp thị để khách hàng biết đến. Nếu chủ sở hữu quyền tác giả biết được có sự vi phạm đối với quyền tác giả của mình, khởi kiện ra toà thì tất cả những thiệt hại trên đây đều được tính vào thiệt hại cho chủ thể quyền. 3.2. Thu nhập bị giảm sút 3.2.1. Thu nhập, lợi nhuận thu được do sử dụng, khai thác trực tiếp quyền tác giả Quyền sử dụng là quyền tài sản quan trọng của quyền tác giả, bao gồm quyền công bố, phổ biến, sao chép, phân phối, cải biên, chuyển thể tác phẩm… do đó, việc khai thác, sử dụng tác phẩm đem lại lợi nhuận khá cao cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm. Một hoạ sỹ có thể mở các cuộc triển lãm tranh cá nhân, nhạc sỹ tự mình sáng tác và biểu diễn, nhà xuất bản in tác phẩm thành sách phân phối trên thị trường… Nhưng, nếu các tác phẩm này bị sao chép lậu, bày bán trên thị trường sẽ chiếm lĩnh thị phần của các sản phẩm có bản quyền gây thất thu cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm. 3.2.2. Thu nhập, lợi nhuận thu được do chuyển giao quyền sử dụng quyền tác giả Việc chuyển giao quyền sử dụng quyền tác giả đối với mỗi đối tượng là khác nhau. Tuy nhiên, việc phân phối sản phẩm trên thị trường với mục đích kinh tế sẽ đều phải tuân thủ theo quy luật cung - cầu của nền kinh tế. Khi nguồn cung nhỏ hơn cầu thì giá thành cao, ngược lại khi nguồn cung lớn hơn cầu thì giá thành giảm xuống. Nếu như không có hành vi xâm phạm quyền tác giả xảy ra thì chủ sở hữu tác phẩm là người độc quyền phát hành tác phẩm của mình, lượng cung như thế nào là do chủ sở hữu quyết định. Ngược lại, nếu có hành vi xâm phạm quyền tác giả, số lượng in sao tác phẩm như thế nào nằm ngoài vòng kiểm soát của chủ thể quyền. Lúc này, chủ sở hữu là người bị thiệt hại nhiều nhất. Hàng giả, hàng vi phạm bản quyền bày bán tràn lan, lấn át cả hàng thật, làm cho hàng thật bị “lấn sân” buộc phải giảm giá bán là một thực tế. 3.3. Tổn thất về cơ hội kinh doanh Cơ hội kinh doanh là thời cơ, điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp thu thêm nguồn lợi nhuận cho mình. Tổn thất về cơ hội kinh doanh là thiệt hại về giá trị tính được thành tiền của khoản thu nhập đáng lẽ người bị thiệt hại có thể có được khi sử dụng, khai thác trực tiếp tác phẩm, cho người khác thuê tác phẩm, chuyển giao quyền sử dụng tác phẩm nhưng thực tế không có được khoản thu nhập này do hành vi xâm phạm quyền tác giả gây ra( () Xem: Điều 19 Nghị định 105/2006/NĐ - CP ngày 22/12/2006 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về bảo vệ quyền SHTT về quản lý Nhà nước về SHTT. ). Khi kiện yêu cầu chủ thể có hành vi vi phạm bồi thường thiệt hại cho mình thì chủ thể quyền phải chứng minh cơ hội kinh doanh đó là khả năng thực tế xảy ra, nếu không có hành vi xâm phạm quyền tác giả. 3.4. Chi phí hạn chế, khắc phục thiệt hại Các chi phí này bao gồm: chi phí cho việc tạm giữ, bảo quản, lưu kho, lưu bãi đối với hàng hoá xâm phạm; chi phí thực hiện các biện pháp khẩn cấp, tạm thời; chi phí hợp lý để thuê dịch vụ giám định, ngăn chặn, khắc phục hành vi xâm phạm và chi phí cho việc thông báo, cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng. 3.5. Tổn thất về tinh thần Thiệt hại về tinh thần bao gồm các tổn thất về danh dự, nhân phẩm, uy tín, danh tiếng và những tổn thất khác về tinh thần gây ra cho tác giả của tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Luật SHTT không hướng dẫn cụ thể cách xác định tổn thất này. Vì vậy, để xác định tổn thất về tinh thần phải áp dụng Điều 611 BLDS 2005, cụ thể hoá tại Nghị quyết số 01/2004/NQ - HĐTP của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao ngày 28/4/2004 Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Hành vi xâm phạm quyền tác giả, dù là xâm phạm quyền nhân thân hay quyền tài sản đều ít nhiều ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của tác giả. Tuy nhiên, hành vi xâm phạm quyền nhân thân mức độ gây ra tổn thất về tinh thần cho tác giả thường lớn hơn. Tổn thất về tinh thần đối với tác giả được hiểu là: do hành vi xâm phạm quyền tác giả như ghi sai tên tác giả, mạo danh tác giả, cắt xén tác phẩm, thậm chí là xuyên tạc tác phẩm… mà chủ thể quyền này phải gánh chịu buồn phiền, nhân phẩm, uy tín bị giảm sút… Đặc biệt, đối với giới văn nghệ sỹ, việc săn tìm ý tưởng, cảm hứng là khởi nguồn cho hoạt động nghề nghiệp của họ nhưng vì phải “chạy” theo các vụ án vi phạm bản quyền, sự mệt mỏi, buồn phiền đã khiến cảm hứng sáng tác bị giảm đi rất nhiều. Khi có khiếu kiện về vi phạm quyền tác giả, việc xác định tổn thất về tinh thần là vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, trường hợp nguyên đơn chứng minh được hành vi xâm phạm quyền tác giả đã gây thiệt hại về tinh thần cho mình thì có quyền yêu cầu toà án quyết định mức bồi thường trong giới hạn từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tuỳ thuộc vào mức độ thiệt hại( () xem Khoản 2 Điều 205 Luật SHTT. ). Chương 4 Xử lý xâm phạm 4.1. Thủ tục yêu cầu 4.1.1. Thẩm quyền xử lý Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về quyền tác giả lần đầu tiên được quy định trong Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả 1994, tại Điều 44 và Điều 45. Song, Pháp lệnh này không quy định những loại tranh chấp nào về quyền tác giả thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án mà chỉ quy định chung chung: “Tranh chấp quyền tác giả có thể được giải quyết tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tại TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Các tranh chấp có yếu tố nước ngoài về bảo hộ quyền tác giả được giải quyết tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc TAND Thành phố Hà Nội hoặc TAND Thành phố Hồ Chí Minh theo pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc tham gia”(Điều 44, 45). Tiếp đó, ngày 5/12/2001 Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Văn hoá - Thông tin đã ban hành Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT/TANDTC – VKSNDTC – BVHTT về giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền tác giả tại TAND. Và hiện nay, tại khoản 4 Điều 25, khoản 2 Điều 29 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 cũng chỉ quy định chung chung: Tranh chấp về quyền SHTT, chuyển giao công nghệ thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án. Tất cả những văn bản pháp luật này đều chưa quy định rõ, đầy đủ các tranh chấp về quyền SHTT cụ thể nào thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án theo thủ tục tố tụng dân sự. Tuy nhiên, dựa vào các quy định của luật này có thể rút ra kết luận: Tranh chấp liên quan đến quyền tác giả thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án, theo thủ tục Tố tụng dân sự, cụ thể ở đây là yêu cầu toà án xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền tác giả. Ngoài ra, căn cứ vào Điều 33, Điều 34 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp SHTT nói chung có thể hiểu rằng: Nếu tranh chấp về quyền tác giả thuần tuý là tranh chấp dân sự thì thuộc thẩm quyền của toà án cấp huyện; Nếu tranh chấp về quyền tác giả thuần tuý là tranh chấp dân sự nhưng có đương sự hoặc đối tượng của quyền tác giả ở nước ngoài thì thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án cấp tỉnh; Nếu tranh chấp về quyền tác giả giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích kinh doanh thì sẽ thuộc tranh chấp về kinh doanh, thương mại và thuộc thẩm quyền của toà án cấp tỉnh. 4.1.2. Người có quyền khởi kiện các vụ án về xâm phạm quyền tác giả Khác với quyền sở hữu công nghiệp, tác giả, chủ sở hữu, người sử dụng hợp pháp đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp chỉ có quyền khởi kiện cá nhân, tổ chức khác xâm phạm quyền SHTT của mình khi đã được cấp văn bằng bảo hộ cho đối tượng sở hữu công nghiệp đó, còn đối với quyền tác giả thì quyền khởi kiện phát sinh từ thời điểm tác phẩm được thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định, không cần biết tác phẩm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả hay chưa. Tuy nhiên, cần lưu ý, nếu một người nào đó có ý tưởng sáng tạo tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học nhưng chưa thể hiện ý tưởng này dưới một hình thức vật chất nhất định thì cũng không thể khởi kiện yêu cầu toà án bảo vệ quyền của mình đối với ý tưởng đó. Bên cạnh đó, khi khởi kiện vi phạm quyền tác giả cần phải xét đến thời hiệu khởi kiện. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu giải quyết vụ án dân sự là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức bị xâm phạm. Ngoài ra, trường hợp tác giả, chủ sở hữu tác phẩm khởi kiện về hành vi xâm phạm quyền tài sản (Điều 20) và quyền nhân thân có thể chuyển dịch (khoản 3 Điều 19) thì việc khởi kiện chỉ được chấp nhận trong thời hạn tác phẩm được bảo hộ. Thời hạn được bảo hộ như sau: Đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh, di cảo có thời hạn bảo hộ là năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên, hoặc trong thời hạn năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu được định hình, nếu tác phẩm chưa được công bố thì thời hạn được tính từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả được xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết. Đối với các tác phẩm không thuộc loại hình trên thì thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trong trường hợp có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết (điểm a,b khoản 2 Điều 27 Luật SHTT). Về quyền khởi kiện hành vi xâm phạm quyền tác giả, Luật SHTT 2005 không quy định cụ thể, song vấn đề này được hướng dẫn tại Nghị định số 100/2006/NĐ - CP ngày 21/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLDS, Luật SHTT về quyền tác giả và quyền liên quan. Tại Điều 44 Nghị định này quy định các chủ thể sau có quyền khởi kiện yêu cầu toà án giải quyết tranh chấp về quyền SHTT: Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; người kế thừa hợp pháp của tác giả hoặc của chủ sở hữu quyền tác giả; cá nhân, tổ chức được chuyển giao quyền của chủ sở hữu quyền tác giả; tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả được uỷ quyền; các chủ thể khác theo quy định của pháp luật; cơ quan nhà nước, tổ chức liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu toà án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của nhà nước thuộc lĩnh vực quyền tác giả. 4.1.3. Đơn và chứng cứ kèm theo đơn a. Đơn Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm về quyền tác giả phải có các nội dung chủ yếu sau: ngày, tháng, năm làm đơn yêu cầu; tên, địa chỉ của người yêu cầu xử lý xâm phạm; họ tên người đại diện, nếu yêu cầu được thông qua người đại diện; tên cơ quan nhận đơn yêu cầu; tên, địa chỉ của người xâm phạm; tên, địa chỉ của người bị nghi ngờ là xâm phạm trong trường hợp yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu bị nghi ngờ là xâm phạm; tên, địa chỉ của tổ chức có quyền, lợi ích liên quan (nếu có); tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có); thông tin tóm tắt về quyền tác giả bị xâm phạm; thông tin tóm tắt về hành vi xâm phạm: ngày, tháng, năm, nơi xảy ra vi phạm; mô tả vắn tắt về sản phẩm xâm phạm; nội dung yêu cầu áp dụng biện pháp xử lý xâm phạm; danh mục các tài liệu chứng cứ kèm theo đơn; chữ ký của người làm đơn và đóng dấu (nếu có) ( () Xem: Điều 21 Nghị định 105/2006/NĐ - CP ngày 22/12/2006 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về bảo vệ quyền SHTT về quản lý Nhà nước về SHTT. ). Đối với quyền nhân thân không thể chuyển giao của tác giả thì sau khi tác giả chết, quyền yêu cầu bảo hộ quyền nhân thân của tác giả vẫn tồn tại, người có quyền yêu cầu bảo hộ lúc đó là cộng đồng. b. Tài liệu, chứng cứ, hiện vật kèm theo đơn Người yêu cầu xử lý xâm phạm phải gửi kèm theo đơn yêu cầu xử lý xâm phạm, các tài liệu, chứng cứ, hiện vật sau đây để chứng minh quyền yêu cầu của mình: + Chứng cứ chứng minh là chủ thể quyền, nếu người yêu cầu là chủ sở hữu hoặc người được chuyển giao, được thừa kế, kế thừa quyền tác giả. Tài liệu chứng minh tư cách chủ thể quyền này là bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, hoặc bản sao có công chứng, hoặc xác nhận của Cục bản quyền tác giả và bản trích lục sổ đăng ký quốc gia về quyền tác giả (đối với trường hợp quyền tác giả đã được đăng ký tại Cục bản quyền tác giả); bản gốc hoặc bản sao tác phẩm, kèm theo các tài liệu khác chứng minh việc tạo ra, công bố, phổ biến tác phẩm, cùng các chứng cứ khác (nếu có) (đối với trường hợp tác giả không đăng ký tác phẩm tại Cục bản quyền tác giả). Trong trường hợp người yêu cầu xử lý xâm phạm là người được chuyển nhượng quyền tác giả, chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, được thừa kế, kế thừa quyền tác giả thì ngoài các tài liệu trên còn phải xuất trình bản gốc hoặc bản sao hợp pháp Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, Hợp đồng sử dụng quyền tác giả hoặc văn bản xác nhận quyền thừa kế, quyền kế thừa quyền tác giả. + Chứng cứ chứng minh hành vi xâm phạm đã xảy ra, bao gồm: Bản gốc hoặc bản sao hợp pháp tài liệu mô tả, vật mẫu, hiện vật có liên quan thể hiện đối tượng được bảo hộ; vật mẫu, hiện vật có liên quan ảnh chụp, bản ghi hình sản phẩm bị nghi ngờ là có vi phạm quyền tác giả; bản giải trình so sánh giữa sản phẩm bị xem xét với đối tượng được bảo hộ; biên bản, lời khai, tài liệu khác nhằm chứng minh xâm phạm. Các tài liệu này phải được lập thành danh mục, có chữ ký của người yêu cầu xử lý xâm phạm. Trong trường hợp yêu cầu xử lý xâm phạm được thực hiện thông qua người đại diện theo uỷ quyền thì phải gửi kèm theo giấy uỷ quyền hoặc hợp đồng uỷ quyền có công chứng hoặc có xác nhận của chính quyền địa phương; nếu thông qua người đại diện theo pháp luật thì phải kèm theo giấy tờ chứng minh tư cách của người đại diện theo pháp luật. Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm về quyền tác giả này được nộp cho cơ quan có thẩm quyền như đã trình bày ở trên. Nếu đơn yêu cầu chưa đủ tài liệu, chứng cứ, hiện vật cần thiết thì cơ quan xử lý xâm phạm yêu cầu người nộp đơn bổ sung tài liệu, chứng cứ và ấn định thời hạn hợp lý nhưng không quá 30 ngày để người yêu cầu xử lý xâm phạm bổ sung tài liệu, chứng cứ cần thiết. Đơn này sẽ được toà án có thẩm quyền thụ lý, nếu không rơi vào các trường hợp sau đây: Hết thời hạn ấn định để người yêu cầu xử lý xâm phạm bổ sung tài liệu, chứng cứ cần thiết; Hết thời hiệu xử lý xâm phạm theo quy định của pháp luật; Kết quả xác minh của cơ quan xử lý xâm phạm hoặc cơ quan công an cho thấy không có xâm phạm như mô tả trong đơn yêu cầu xử lý xâm phạm; Có văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc không đủ căn cứ xử lý xâm phạm. 4.2. Các biện pháp xử lý 4.2.1. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm Người có quyền tác giả có thể trực tiếp gửi yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm đến người có hành vi vi phạm hoặc gửi đơn khởi kiện đến TAND để yêu cầu giải quyết. Việc buộc chấm dứt hành vi xâm phạm không chỉ dừng lại ở việc yêu cầu không được tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm nữa mà còn gồm cả yêu cầu xoá bỏ nguy cơ tiếp tục vi phạm. Một ví dụ cụ thể cho trường hợp này là vụ vi phạm bản quyền của công ty Tân Trí Tuấn. “Trên trang web bán hàng trực tuyến Sahara.com.vn của công ty Tân Trí Tuấn này có mục Thư viện. Phần mục này đăng tải toàn bộ nội dung một số tác phẩm nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin nắm toàn quyền sở hữu bản tiếng Việt trên toàn cầu. Hành động này vi phạm nghiêm trọng khoản 3, khoản 6, khoản 8 và khoản 10 Điều 28 Luật SHTT. Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin đã yêu cầu trong vòng năm ngày kể từ ngày Tân Trí Tuấn nhận được bản fax khuyến cáo, công ty phải dỡ bỏ những phần sách thuộc quyền sở hữu của nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin mà trang web Sahara.com đã đăng tải” ( () – Website của Báo Tiền phong Online ). Đồng thời, công ty Tân Trí Tuấn phải chấm dứt việc đưa các tác phẩm mà nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin là chủ sở hữu lên trang web này. Trường hợp vi phạm quyền nhân thân như: không nêu tên tác giả, nêu sai tên tác giả thì quyền yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm là việc yêu cầu phải ghi tên tác giả, sửa tên tác giả, cải chính công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Việc thực hiện yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm quyền tác giả không phụ thuộc vào yếu tố lỗi. Nghĩa là chỉ cần khi có hành vi vi phạm xảy ra chủ thể quyền đã có thể yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm. Nếu không chấm dứt hành vi vi phạm dù đã được chủ thể quyền thông báo bằng văn bản yêu cầu chấm dứt hành vi đó thì sẽ bị xử phạt hành chính (điểm b khoản1 Điều 211 Luật SHTT) 4.2.2. Buộc xin lỗi, cải chính công khai Biện pháp dân sự này thông thường sẽ được áp dụng cùng các biện pháp khác như: buộc chấm dứt hành vi xâm phạm, buộc bồi thường thiệt hại… ở đây phải hiểu xin lỗi công khai không phải là việc bên vi phạm gặp gỡ trực tiếp bên bị vi phạm để xin lỗi công khai mà việc xin lỗi, cải chính này phải được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhiều người biết đến như: báo chí, phát thanh truyền hình… Biện pháp này được áp dụng như thế nào và được thể hiện công khai trên phương tiện thông tin đại chúng cụ thể nào là do các bên tranh chấp thoả thuận. Trường hợp không thoả thuận được thì toà án sẽ quyết định. Chế tài này rất có ý nghĩa đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả, đặc biệt là hành vi xâm phạm quyền nhân thân của tác giả nhằm khắc phục, hạn chế thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền tác giả gây ra. Như đã trình bày ở chương trước, vụ kiện của nhà báo Hà Linh (tên thật là Phạm Thị Hà) kiện nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin “chôm” tám bài báo của chị in thành sách không xin phép và không đề đúng tên tác giả. Hội đồng xét xử vụ án đã ra bản án kết luận hành vi của nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin là vi phạm quyền tác giả. Theo đó, nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin phải đăng báo công khai xin lỗi nhà bào Hà Linh trên ba số liên tiếp của báo Nhân Dân; không được phát hành toàn bộ số sách chưa được phát hành hoặc đang chuẩn bị phát hành; không được phép tái bản cuốn sách “Doanh nhân thành đạt và bài học kinh nghiệm thương trường” có tác phẩm của Hà Linh, nếu không được sự đồng ý của nhà báo này. 4.2.3. Buộc bồi thường thiệt hại Luật SHTT 2005 cho phép chủ thể quyền của quyền tác giả bị xâm phạm có thể yêu cầu toà án buộc bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại cho mình. Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại áp dụng tương tự theo các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định tại mục 1,2 chương 21 phần 3 của BLDS. Khi có hành vi xâm phạm quyền tác giả xảy ra, chủ thể quyền sẽ được bên vi phạm bồi thường thiệt hại nếu chứng minh được có hành vi xâm phạm quyền tác giả xảy ra trên thực tế; có thiệt hại xảy ra; có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi xâm phạm quyền tác giả; có lỗi vô ý hoặc cố ý của người có hành vi vi phạm. a. Hành vi xâm phạm quyền tác giả Xét về lịch sử bảo hộ quyền tác giả trên thế giới thì hành vi đầu tiên bị ngăn cấm bởi luật bản quyền là việc “tái bản”. Tái bản có nghĩa là việc nhân tác phẩm thành nhiều bản khác nhau, thậm chí là sao chép một bản đã vi phạm. Tại Việt Nam hiện nay, luật thực định quy định: Đối với những quyền thuộc độc quyền của tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm, thì hành vi vi phạm pháp luật là hành vi sử dụng tác phẩm mà không được sự đồng ý của tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm. Các hành vi xâm phạm quyền tác giả bao gồm hành vi xâm phạm quyền nhân thân và hành vi xâm phạm quyền tài sản. Các hành vi này đều phải là hành vi trái pháp luật và được quy định tại Điều 28 Luật SHTT. Căn cứ vào Điều 28 này, chủ thể quyền có thể nhận biết được hành vi của cá nhân, tổ chức khác có vi phạm quyền tác giả của mình hay không. b. Thiệt hại thực tế xảy ra Thiệt hại do xâm phạm quyền tác giả bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần. Mức độ thiệt hại phải được xác định phù hợp với yếu tố xâm phạm quyền tác giả và phải là thiệt hại thực tế, không phải chung chung, mơ hồ. Pháp luật Việt Nam coi là tổn hại thực tế, nếu có đủ các căn cứ sau: Lợi ích vật chất hoặc lợi ích tinh thần là có thực và thuộc về người có quyền tác giả; người bị thiệt hại có khả năng đạt được lợi ích vật chất hoặc tinh thần đó; có sự giảm sút hoặc mất lợi ích của người bị thiệt hại, sau khi hành vi xâm phạm xảy ra so với khả năng đạt được lợi ích đó khi không có hành vi xâm phạm. Nguyên đơn trong vụ án xâm phạm quyền tác giả phải chứng minh được hành vi xâm phạm quyền tác giả đã gây thiệt hại về vật chất và về tinh thần (nếu có). Nguyên đơn có thể dựa vào một trong các căn cứ sau để yêu cầu toà án quyết định mức bồi thường: Tổng thiệt hại vật chất tính bằng tiền cộng với khoản lợi nhuận mà bị đơn đã thu được do hành vi xâm phạm quyền tác giả, nếu khoản lợi nhuận bị giảm sút của nguyên đơn chưa được tính vào tổng thiệt hại vật chất. Giá chuyển giao quyền sử dụng đối tượng quyền tác giả với giả định bị đơn được nguyên đơn chuyển giao quyền sử dụng đối tượng đó theo hợp đồng sử dụng đối tượng của quyền tác giả tương ứng với hành vi xâm phạm đã thực hiện. Trường hợp không thể xác định được mức bồi thường về vật chất theo các căn cứ trên thì mức bồi thường này sẽ do toà án ấn định, tuỳ thuộc vào mức độ thiệt hại nhưng không quá năm trăm triệu đồng (điểm c khoản 1 Điều 205 Luật SHTT). c. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi xâm phạm và thiệt hại Cùng với việc phải chứng minh có hành vi xâm phạm quyền tác giả, có thiệt hại thực tế xảy ra, nguyên đơn phải chứng minh giữa hành vi và thiệt hại này có mối quan hệ nhân quả với nhau. Nghĩa là, hành vi xâm phạm quyền tác giả phải có trước khi thiệt hại xảy ra, hành vi xâm phạm này là nguyên nhân trực tiếp, cơ bản dẫn đến thiệt hại; thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi đó và ngược lại, hành vi này nguyên nhân gây ra thiệt hại. d. Lỗi Lỗi là trạng thái ý thức của con người nhận thức được hành vi của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra, thực hiện hành vi ấy một cách vô ý hoặc cố ý. Lỗi vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn, hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra. Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại xảy ra, hoặc thấy trước hành vi của mình có thể khả năng gây thiệt hại nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được(() Xem khoản 2 Điều 308 Bộ luật dân sự. ). Người yêu cầu bồi thường thiệt hại phải có nghĩa vụ chứng minh lỗi của người vi phạm quyền tác giả. Đối với quyền tác giả, lỗi của người vi phạm chủ yếu là lỗi cố ý. Cố ý in sách, phát hành sách, cố ý sao chép băng đĩa, sao chép phần mềm… mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả. Cố ý nêu sai tên tác giả, thay đổi tên tác phẩm, thay đổi hình thức thể hiện tác phẩm. Riêng một số hành vi xâm phạm quyền tác giả, bắt buộc lỗi phải là cố ý: Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình; Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm. Tuy nhiên, hành vi xâm phạm quyền tác giả vẫn có thể xảy ra trường hợp lỗi vô ý. Ví dụ: Một chủ cửa hàng sách ở phố A cho biết: chị nhập sỉ các đầu sách mỗi lần mấy trăm cuốn, cho nên, không thể kiểm soát được việc sách lậu trà trộn với sách thật trong lô hàng. Hành vi này khác nào tiếp tay cho những kẻ in sách lậu. Hành vi đó bị coi là hành vi xâm phạm quyền tác giả. Lỗi của chủ cửa hàng là lỗi vô ý. * Vụ án về bốn bài viết nghiên cứu về “Truyện Kiều” Năm 2001, PGS.TS Đào Thái Tôn cho in bốn bài viết của ông Nguyễn Quảng Tuân trong cuốn “Văn bản Truyện Kiều - Nghiên cứu và thảo luận” do ông Tôn đứng tên tác giả. Bốn bài viết gồm: “Một vài nhận xét về nghiên cứu Truyện Kiều của cố học giả Hoàng Xuân Hãn”, “Trả lời ông Đào Thái Tôn về bài nhân một bài nhận xét về việc nghiên cứu Truyện Kiều”, “Hãy trở lại đúng vấn đề nhận xét về việc nghiên cứu Truyện Kiều”, “Về bài Hoàng Xuân Hãn và việc khôi phục nguyên tác Truyện Kiều”. Ông Nguyễn Quảng Tuân nói mình không được xin phép và “bị chiếm đoạt quyền tác giả” (nguyên chữ trong đơn khởi kiện của ông Tuân). Sáng ngày 25/12/2006, TAND Thành phố Hà Nội mở phiên toà sơ thẩm, ông Tuân là nguyên đơn và ông Tôn là bị đơn. Hành vi của ông Đào Thái Tôn là hành vi xâm phạm nghiêm trọng quyền tác giả được quy định tại khoản 6 và khoản 8 Điều 28 Luật SHTT. Đề nghị của ông Nguyễn Quảng Tuân là: ông Đào Thái Tôn phải bồi thường thiệt hại vật chất là 75 triệu đồng và xin lỗi, cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng; trong 75 triệu gồm tiền thuê luật sư (50 triệu đồng), và tiền bồi thường bản quyền (25 triệu đồng). Luật SHTT(khoản 3 Điều 25) có quy định mức bồi thường thiệt hại gồm cả tiền thuê luật sư, nhưng phải là “chi phí hợp lý”, số tiền 50 triệu đồng khó có thể coi là hợp lý. Vì thế, sáng ngày 26/12/2006, TAND Thành phố Hà Nội đã ra phán quyết: 1. Ông Đào Thái Tôn đã vi phạm quyền tác giả của ông Nguyễn Quảng Tuân. Ông Đào Thái Tôn phải có trách nhiệm bồi thường cho ông Nguyễn Quảng Tuân là 25 triệu đồng; 2. Bác bỏ yêu cầu của bên nguyên đơn đòi ông Đào Thái Tôn phải trả 50 triệu cho luật sư. Lý do: Đây là hợp đồng cá nhân của ông Nguyễn Quảng Tuân với luật sư. Ông Tôn không có nghĩa vụ thanh toán hợp đồng này. 4.2.4. Buộc hoàn trả khoản lợi trái pháp luật Trường hợp nguyên đơn không chứng minh được thiệt hại thực tế xảy ra cho mình (không thể yêu cầu bồi thường thiệt hại) thì có quyền yêu cầu toà án buộc chủ thể vi phạm phải hoàn trả khoản được lợi trái pháp luật. Trong pháp luật dân sự, nếu việc sử dụng tài sản không ngay tình mà thu được những khoản lợi nhất định thì phải hoàn trả những lợi ích đó cho chủ sở hữu. Tương tự như vậy, những chủ thể thực hiện hành vi xâm phạm quyền tác giả quy định tại Điều 28 Luật SHTT phải hoàn trả cho chủ thể quyền khoản lợi mà họ thu được do hành vi xâm phạm quyền tác giả mà có. 4.2.5. Buộc tiêu huỷ vật phẩm xâm phạm Hành vi xâm phạm quyền tác giả rất đa dạng, trong đó phổ biến nhất là hành vi sao chép lậu. Các vật phẩm vi phạm này chất lượng kém hơn hẳn so với hàng thật. Sách in lậu trang giấy thường mỏng, chữ lem nhem khó đọc, sai lỗi chính tả rất nhiều… Vì thế, đối với các vật phẩm này, nguyên đơn trong vụ án vi phạm quyền tác giả có quyền yêu cầu toà án cho tiêu huỷ. Bên cạnh đó, các hành vi xâm phạm khác như: bán các tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo, sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc tác phẩm… thì các sản phẩm này cũng có thể bị toà án tuyên buộc tiêu huỷ, nếu thấy cần thiết. 4.2.6. Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự là loại TNDS do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng những biện pháp cưỡng chế buộc người có hành vi vi phạm nghĩa vụ phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ đối với bên có quyền. Thông thường, biện pháp dân sự này được áp dụng khi bên có quyền và bên có nghĩa vụ có quan hệ hợp đồng với nhau. Bởi vậy, vấn đề buộc thực hiện nghĩa vụ không thuộc phạm vi nghiên cứu của luận văn này. 4.2.7. Phạt Phạt là một chế tài của pháp luật hành chính. Biện pháp chế tài này được áp dụng khi chủ thể vi phạm quyền tác giả không chấm dứt hành vi xâm phạm quyền tác giả mặc dù đã được chủ thể quyền thông báo bằng văn bản yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm đó. Các hình thức xử phạt bao gồm hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung. Có hai hình thức xử phạt chính là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền. Với mỗi hành vi vi phạm, chủ thể vi phạm chỉ bị áp dụng một hình thức xử phạt chính, hoặc phạt cảnh cáo, hoặc phạt tiền; ngoài ra, tuỳ thuộc vào tính chất, mức độ vi phạm chủ thể vi phạm còn có thể bị áp dụng thêm một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung như: tịch thu hàng hoá xâm phạm quyền tác giả, tịch thu nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền tác giả. Đối với quyền tác giả, hình thức xử phạt được áp dụng chủ yếu là phạt tiền. Mức tiền phạt là bao nhiêu do người có thẩm quyền quyết định trong khung đã được quy định, tuỳ thuộc vào tính chất, mức độ vi phạm. 4.3. Xử lý xâm phạm tại Đại học Luật Hà Nội Như ở chương 2 Luận văn này đã trình bày, Trường Đại học Luật Hà Nội đã thực hiện hành vi xâm phạm quyền tác giả khi cài đặt phần mềm máy tính bất hợp pháp, sao chép, dịch tác phẩm mà không xin phép tác giả, trả thù lao cho chủ sở hữu tác phẩm và một số hành vi xâm phạm khác. Nếu Trường Đại học Luật Hà Nội bị các cơ quan thanh, kiểm tra hoặc bị tác giả, chủ sở hữu tác phẩm khởi kiện ra TAND thì Trường Đại học Luật Hà Nội có thể bị áp dụng một hoặc các chế tài sau: 4.3.1. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm quyền tác giả Trường hợp các cơ quan chức năng, hay chính tác giả, chủ sở hữu tác phẩm phát hiện ra các hành vi xâm phạm quyền tác giả tại Trường Đại học Luật Hà Nội đều có quyền yêu cầu Trường Đại học Luật Hà Nội phải chấm dứt ngay hành vi xâm phạm, đặc biệt là việc photo giáo trình, sách tham khảo. Đối với các chủ thể quyền, nếu không tự mình yêu cầu thì có quyền khởi kiện yêu cầu toà án buộc Trường Đại học Luật Hà Nội phải chấm dứt ngay hành vi xâm phạm. Ngoài ra, đối với các trường hợp ghi sai tên tác giả, không nêu tên tác giả, ghi sai tên tác phẩm thì Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội phải thực hiện ngay việc sửa tên tác giả, nêu tên tác giả và sửa tên tác phẩm. 4.3.2. Buộc xin lỗi, cải chính công khai Trường Đại học Luật Hà Nội chỉ bị áp dụng chế tài này, nếu chủ thể quyền của tác phẩm phát hiện ra hành vi xâm phạm và thực hiện các biện pháp mà pháp luật dành cho họ để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình. Chủ thể quyền của tác phẩm có thể trực tiếp thoả thuận với Trường Đại học Luật Hà Nội về hình thức xin lỗi, cải chính công khai sẽ được đăng, phát trên phương tiện thông tin đại chúng nào? Có thể là báo in, báo nói, hoặc báo hình. Số lần đăng thông tin xin lỗi, cải chính công khai là bao nhiêu lần? Trường hợp chủ thể quyền và Trường Đại học Luật Hà Nội không thoả thuận được với nhau về việc xin lỗi, cải chính công khai thì chủ thể quyền có thể yêu cầu TAND giải quyết. Mọi chi phí cho việc đăng báo xin lỗi, cải chính công khai này Trường Đại học Luật Hà Nội phải gánh chịu. 4.3.3. Buộc bồi thường thiệt hại Nếu Trường Đại học Luật Hà Nội là bị đơn trong vụ kiện vi phạm quyền tác giả mà nguyên đơn chứng minh được đầy đủ các yếu tố sau: có hành vi xâm phạm quyền tác giả của Đại học Luật Hà Nội, có thiệt hại xảy ra với nguyên đơn, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi xâm phạm và thiệt hại, Trường Đại học Luật Hà Nội đã cố ý vi phạm quyền tác giả thì Trường Đại học Luật Hà Nội hoàn toàn có thể bị TAND buộc bồi thường thiệt hại cho chủ thể quyền. Mức bồi thường thiệt hại là bao nhiêu phụ thuộc vào mức độ vi phạm của Trường Đại học Luật Hà Nội và mức độ thiệt hại mà nhà trường đã gây ra cho chủ thể quyền. Ví dụ: - Nếu Trường Đại học Huế kiện Trường Đại học Luật Hà Nội ra toà yêu cầu bồi thường thiệt hại do Trường Đại học Luật Hà Nội đã vi phạm quyền tác giả đối với cuốn “Giáo trình luật Môi trường” thì ít nhất Trường Đại học Luật Hà Nội phải bồi thường số tiền là: 60 cuốn x 40.000 VNĐ = 2.400.000 VNĐ. - Nếu tác giả Nguyễn Ngọc Điện kiện Trường Đại học Luật Hà Nội ra toà yêu cầu bồi thường thiệt hại do Trường Đại học Luật Hà Nội đã vi phạm quyền tác giả đối với cuốn sách tham khảo “Một số suy nghĩ về thừa kế trong luật Dân sự Việt Nam” thì ít nhất Trường Đại học Luật Hà Nội phải bồi thường số tiền là: 20 cuốn x 68.000 VNĐ = 1.360.000 VNĐ. Nếu tác giả Nguyễn Sỹ Dũng và Nguyễn Đức Lam kiện Trường Đại học Luật Hà Nội ra toà yêu cầu bồi thường thiệt hại do Trường Đại học Luật Hà Nội đã vi phạm quyền tác giả đối với cuốn sách dịch “Những hệ thống pháp luật chính trong thế giới đương đại” thì ít nhất Trường Đại học Luật Hà Nội phải bồi thường số tiền là: 20 cuốn x 62.000 VNĐ = 1.240.000 VNĐ. (Phương pháp tính giá áp dụng đối với các trường hợp này phương pháp tính giá dựa trên thị trường) 4.3.4. Phạt Trong trường hợp các cơ quan chức năng phát hiện ra hành vi xâm phạm quyền tác giả tại Trường Đại học Luật Hà Nội thì các cơ quan này có quyền ra các Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Trường Đại học Luật Hà Nội. Pháp luật Việt Nam thực định trao quyền xử phạt vi phạm này cho các cơ quan thanh tra chuyên ngành của Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch, cơ quan Công an, các cơ quan Quản lý thị trường và Uỷ ban nhân dân các cấp. Hình thức xử phạt có thể là cảnh cáo hoặc phạt tiền, có thể bị áp dụng thêm các hình thức xử phạt bổ sung như: tịch thu, buộc tiêu hủy toàn bộ số tài liệu vi phạm quyền tác giả. Chương 5 Thực tiễn áp dụng pháp luật và kiến nghị 5.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật Từ khi Luật SHTT ra đời (có hiệu lực ngày 01/7/2006) cùng các văn bản hướng dẫn thực hiện quyền SHTT nói chung và quyền tác giả nói riêng, tình hình vi phạm về quyền tác giả đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, trong việc thực thi quyền tác giả cũng vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. 5.1.1. Những mặt tích cực - Các tổ chức, cá nhân đã tôn trọng pháp luật về quyền tác giả hơn, dẫn đến tình trạng vi phạm bản quyền ở một số nơi, một số lĩnh vực đã giảm đáng kể so với trước đây. - Các cơ quan quản lý về quyền tác giả, cơ quan thực thi quyền tác giả,và các cơ quan liên quan đã ký kết các chương trình hợp tác, kiểm tra, xử lý vi phạm nhằm thúc đẩy thực thi quyền tác giả, ngăn chặn nạn vi phạm bản quyền. Những cuộc thanh tra, kiểm tra gần đây “kết quả đem lại không chỉ là sự nhận thức của những người bị kiểm tra mà còn là việc nâng cao nhận thức của cộng đồng xã hội nói chung về ý thức bản quyền - một điều không thể thiếu nếu muốn đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển theo con đường của nền kinh tế tri thức”( () – Website của Văn phòng luật sư Hải Hà & cộng sự ); - Những năm qua toà án đã thụ lý và giải quyết thêm một số vụ vi phạm quyền tác giả gây tiếng vang trong dư luận, vừa có tác dụng răn đe, vừa có tác dụng tuyên truyền pháp luật về quyền tác giả. Một số vụ án như: Vụ án về hai phần mềm “Lever 4 – Lemon 3” (10/2005); vụ án về bốn bài viết về “Truyện Kiều”(12/2006); vụ tranh chấp bản quyền “Phần mềm Web++” (1/2007); vụ kiện của nhà báo Phạm Thị Hà (bút danh Hà Linh) về cuốn sách “Doanh nhân thành đạt và bài học kinh nghiệm thương trường”… 5.1.2. Những mặt còn tồn tại - Biện pháp chế tài chưa đủ mạnh để răn đe, giáo dục ý thức tôn trọng quyền tác giả. Đâu đó trong một bộ phận người dân, các chủ thể kinh doanh, các cơ quan đơn vị vẫn chưa có ý thức tôn trọng tác quyền. Và kết quả là luật cứ ban hành, nhiều người biết mình làm sai nhưng vẫn cứ vi phạm; - Hệ thống các cơ quan thực thi còn yếu, số vụ đưa ra toà án dân sự xét xử chưa nhiều. Việc vi phạm bản quyền rất phổ biến nhưng nghịch lý là số vụ khởi kiện ra toà còn quá ít. Theo thống kê chưa đầy đủ của TAND tối cao, từ năm 2000 – 2007 số vụ xét xử dân sự về tác giả tại các toà án trên cả nước trung bình chưa tới 20 vụ/năm. “Bản thân các thẩm phán cũng chưa đáp ứng được yêu cầu về năng lực xét xử. Thẩm phán được xem là xử nhiều nhất một năm cũng chỉ có hai vụ tranh chấp về SHTT. Do đó, mỗi khi xét xử các thẩm phán thường lúng túng, mất nhiều thời gian để củng cố, cập nhật các quy định của pháp luật”(thẩm phán Phan Gia Quý - Chánh toà kinh tế TP. Hồ Chí Minh)( () – Web site của Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online ). - Về cơ sở pháp lý, các quy định về TNDS do xâm phạm quyền tác giả còn quá sơ sài khiến cho việc áp dụng pháp luật của toà án gặp nhiều khó khăn. Phần quy định các biện pháp dân sự còn chung chung trong Điều 202 Luật SHTT. Ngoài ra, việc xác định thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền tác giả gây ra mới chỉ được quy định tại hai Điều 204, 205 Luật SHTT. Bên cạnh đó, việc xác định tổn thất về tinh thần chưa được Luật SHTT quy định nên phải áp dụng tương tự pháp luật dân sự để giải quyết. 5.2. Kiến nghị 5.2.1. Kiến nghị hoàn hiện các quy định của pháp luật a. Trong luật SHTT Việt Nam, các hành vi xâm phạm quyền tác giả được quy định tại Điều 28 theo hướng liệt kê. Với định nghĩa liệt kê này thường không đầy đủ, vì thế, nên quy định thêm khái niệm bao quát về hành vi xâm phạm quyền tác giả. Luật sư Nguyễn Hồng Chung - Giám đốc công ty cổ phần tư vấn đầu tư và sở hữu trí tuệ có đưa ra một định nghĩa về hành vi xâm phạm quyền tác giả, theo tôi là khá hợp lý: “Xâm phạm quyền tác giả được hiểu là hành vi vi phạm bất cứ một quyền nào thuộc quyền tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả được pháp luật bảo hộ và không có sự cho phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả”((1) - Website Diễn đàn doanh nghiệp. ); b. Việc chứng minh, xác định thiệt hại trong một số vụ án xâm phạm bản quyền quá nan giải, văn bản pháp luật quy định lại không rõ ràng. Do đó, cần sớm ban hành riêng một Nghị định quy định hướng dẫn thi hành về vấn đề TNDS ngoài hợp đồng do vi phạm quyền tác giả, như đã ban hành riêng một Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHTT; c. Pháp luật hiện nay quy định: trong trường hợp các bên không thoả thuận được với nhau về mức tiền bù đắp tổn thất tinh thần thì toà án sẽ quyết định. Song, cho đến nay chưa có quy định hướng dẫn việc xác định mức bù đắp tổn thất tinh thần. Do đó, số tiền bù đắp tổn thất tinh thần là bao nhiêu hoàn toàn do toà án quyết định trong từng vụ việc cụ thể, với mức dao động từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng. Tính khách quan trong xét xử vì thế ít nhiều cũng bị ảnh hưởng. Pháp luật cần có những quy định cụ thể, rõ ràng hơn. d. Hiện nay pháp luật quy định: “Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 25 Luật SHTT là việc sao chép không quá một bản; thư viện không được sao chép và phân phối tác phẩm tới công chúng, kể cả bản sao kỹ thuật số”( () Xem: Khoản 2 Điều 25 Nghị định 100/2006/NĐ - CP ngày 21/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật dân sự, Luật SHTT về quyền tác giả và quyền liên quan. ). Đây là vấn đề bất cập của Luật SHTT hiện nay, vì thư viện là nơi học tập, nghiên cứu của tập thể đông người, số lượng một bản là quá ít. Vì vậy, pháp luật quy định số lượng tác phẩm Thư viện được phép sao chép cần một con số lớn hơn một bản. e. Xét về phương diện lý luận, việc quy định hành vi xâm phạm quyền tác giả phải dựa trên cơ sở quyền nhân thân và quyền tài sản. Một hành vi xâm phạm quyền tác giả hoặc là hành vi xâm phạm quyền nhân thân, hoặc là hành vi xâm phạm quyền tài sản. Tuy vậy, tại khoản 10 Điều 28 Luật SHTT quy định hành vi “nhân bản, sản xuất bản sao” tác phẩm khi chiếu sang các quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả tại Điều 19 và Điều 20 của luật này thì không thấy mục nào quy định tác giả có quyền “nhân bản” tác phẩm. Do đó, khoản 1 Điều 20 nên quy định thêm điểm e về “quyền nhân bản, sản xuất bản sao của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm”. f. Hiện nay, tất cả các hành vi xâm phạm đều được quy định tại Điều 28 Luật SHTT. Có những hành vi là hành vi xâm phạm đặc thù của một đối tượng của quyền tác giả được bảo hộ (khoản 9, khoản 11, khoản 15) cũng được quy định tại điều luật này. Bởi thế, chúng tôi nghĩ rằng nên tách hành vi xâm phạm quyền tài sản đối với từng đối tượng của quyền tác giả ra thành các điều luật khác nhau. Ví dụ: một điều luật quy định về hành vi xâm phạm quyền tài sản đối với tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính; một điều luật quy định về hành vi xâm phạm quyền tài sản đối với tác phẩm tranh; một điều luật quy định về hành vi xâm phạm quyền tài sản đối với tác phẩm văn học… 5.2.2. Kiến nghị cho Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội Nhằm phòng tránh các cuộc thanh tra của các cơ quan chức năng và những khiếu kiện của các chủ thể quyền tác giả có thể xảy ra, chúng tôi có một vài kiến nghị cho Trường Đại học Luật Hà Nội như sau: Chấm dứt ngay tình trạng photo, dịch các tài liệu, giáo trình, sách tham khảo khi chưa được sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm. Thư viện trường nên thu gom tất cả các cuốn sách đã vi phạm quyền tác giả, chỉ để lại một cuốn đối với mỗi đầu sách sao chép theo đúng các quy định của pháp luật. Trường hợp các đầu sách bị thiếu do nhu cầu đọc của sinh viên ngày một tăng thì biện pháp giải quyết như sau: + Nếu sách do Trường Đại học Luật Hà Nội sở hữu, khi sao chép phải được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường. + Nếu sách không do Trường Đại học Luật Hà Nội sở hữu nhưng không còn thời hạn bảo hộ thì Thư viện hoàn toàn có quyền photo mà không cần phải xin phép và không cần phải trả bất kỳ một lợi ích vật chất nào cho chủ sở hữu tác phẩm. Tuy nhiên, đối với các quyền nhân thân của tác giả được bảo hộ vô thời hạn thì tất cả các hành vi như: không ghi tên tác giả, ghi sai tên tác giả, ghi sai tên tác phẩm… như Thư viện đã làm đều là hành vi vi phạm quyền tác giả. Bởi thế cho nên, Thư viện cần phải chú ý điều này khi thực hiện hành vi sao chép. + Nếu sách không do Trường Đại học Luật Hà Nội sở hữu và còn thời hạn bảo hộ thì Thư viện cần liên hệ với các nhà sách để mua thêm sách, trường hợp các loại sách này còn bày bán trên thị trường; hoặc liên hệ với chủ sở hữu tác phẩm để xin phép xuất bản, trường hợp sách không còn bày bán trên thị trường. Đối với các loại tài liệu, giáo trình, sách tham khảo nước ngoài, khi muốn dịch thành nhiều bản thì cần phải ký Hợp đồng sử dụng tác phẩm, nếu thời hạn bảo hộ tác phẩm vẫn còn. 5.2.3. Kiến nghị khác Trong thời gian tới cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quyền tác giả đến với đông đảo công chúng, kêu gọi lương tâm và ý thức tôn trọng bản quyền, làm sao để khi sử dụng các vật phẩm là kết quả của hành vi xâm phạm quyền tác giả, bản thân người đó phải tự thấy xấu hổ; Sàn giao dịch bản quyền đầu tiên ở Việt Nam ra mắt vào năm 2007 thực sự đã “thổi luồng gió mới cho sáng tạo”. Có thể coi sàn giao dịch là nơi kích thích sự sáng tạo của các tác giả và cho họ thấy rõ hơn giá trị của những “đứa con tinh thần” do mình sáng tạo ra, từ đó có ý thức hơn trong việc bảo vệ nó. Bởi vậy, trong thời gian tới nên tổ chức thường xuyên hơn các phiên giao dịch của Sàn giao dịch bản quyền này. Kết luận Trong cuộc đấu tranh chống các hành vi xâm phạm quyền SHTT nói chung và quyền tác giả nói riêng rất cần có sự phối hợp đồng bộ giữa biện pháp xử phạt hành chính, biện pháp dân sự, biện pháp hình sự và các biện pháp khác. Hiện tại chúng ta mới chỉ tập trung xử lý các hành vi xâm phạm bằng biện pháp hành chính, điều đó là chưa hợp lý. Trong hiện tại và trong tương lai, chúng ta nên đề cao vai trò của các quy định về chế tài dân sự, đề cao vai trò của TAND các cấp, đưa trình tự giải quyết theo thủ tục Tố tụng dân sự trở thành phương thức chủ yếu để giải quyết các hành vi xâm phạm về quyền tác giả. Qua việc nghiên cứu đề tài “TNDS ngoài hợp đồng do xâm phạm quyền tác giả”, luận văn đã cho thấy bức tranh toàn cảnh về thực trạng xâm phạm quyền tác giả ở Việt Nam hiện nay. Đồng thời, luận văn làm sáng tỏ các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về việc xác định các hành vi xâm phạm quyền tác giả, và nêu ra cách thức áp dụng các chế tài dân sự trong xử lý các hành vi xâm phạm này. Từ những sự phân tích đó, luận văn tìm ra được một số quy định bất hợp lý của pháp luật, vì vậy, luận văn cũng đã đưa ra một số kiến nghị tương ứng nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về vấn đề này. Mục lục Trang Lời nói đầu………………………………………………………...............1 Chương 1: Khái niệm TNDS ngoài hợp đồng do xâm phạm quyền tác giả và thực trạng xâm phạm…….3 . khái niệm TNDS ngoài hợp đồng do xâm phạm quyền tác giả……………………………………………………….........3 1.1.1. Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng……………………………...3 1.1.2. Khái niệm TNDS ngoài hợp đồng do xâm phạm quyền tác giả……………………………………………………...5 1.2. Thực trạng xâm phạm quyền tác giả……………………....6 1.2.1. Trong lĩnh vực xuất bản………………………………...................6 1.2.2. Trong lĩnh vực báo chí…………………………………………….8 1.2.3. Trong lĩnh vực âm nhạc………………………………………….11 1.2.4. Trong lĩnh vực điện ảnh………………………………………….12 1.2.5. Trong lĩnh vực nghệ thuật tạo hình………………………………13 1.2.6. Trong lĩnh vực phần mềm máy tính……………………………...14 1.3. ý nghĩa của việc bảo vệ quyền tác giả ……………….....16 Chương 2: Các hành vi xâm phạm quyền tác giả…….....18 2.1. Hành vi xâm phạm quyền tài sản …………………………..18 2.2. Hành vi xâm phạm quyền nhân thân……………………...23 2.2.1. Hành vi xâm phạm quyền nhân thân không thể chuyển dịch……………………………………………………....23 2.2.2. Hành vi xâm phạm quyền nhân thân có thể chuyển dịch……….25 2.3 Hành vi xâm phạm quyền tác giả tại đại học luật hà nội…………………………………………………………26 2.3.1. Cài đặt phần mềm máy vi tính bất hợp pháp…………………….26 2.3.2. Sao chép tác phẩm, dịch tài liệu nước ngoài bất hợp pháp……....27 Chương 3: Thiệt hại………………………………………………...29 3.1. Tổn thất về tài sản……………………………………………....29 3.1.1. Giá chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc giá chuyển giao quyền sử dụng quyền tác giả…………………………………….30 3.1.2. Giá trị góp vốn kinh doanh bằng quyền tác giả………………….31 3.1.3. Giá trị chuyển quyền tác giả trong tổng số tài sản của doanh nghiệp………………………………………………...32 3.1.4. Giá trị đầu tư cho việc tạo ra và phát triển đối tượng của quyền tác giả, bao gồm các chi phí cho việc tiếp thị, nghiên cứu, quảng cáo, lao động, thuế, và các chi phí khác……..32 3.2. Thu nhập bị giảm sút…………………………………………......33 3.2.1. Thu nhập, lợi nhuận thu được do sử dụng, khai thác trực tiếp quyền tác giả…………………………………………..33 3.2.2. Thu nhập, lợi nhuận thu được do chuyển giao quyền sử dụng quyền tác giả…………………………………....33 3.3. tổn thất về cơ hội kinh doanh……………………………....33 3.4. Chi phi hạn chế, khắc phục thiệt hại……………………...34 3.5. Tổn thất tinh thần……………………………………………....34 Chương 4: Xử lý xâm phạm…………………………………….....36 4.1. Thủ tục yêu cầu…………………………………………………...36 4.1.1. thẩm quyền xử lý……………………………………………….36 4.1.2. Người có quyền khởi kiện các vụ án về xâm phạm quyền tác giả…………………………………………………….37 4.1.3. Đơn và chứng cứ kèm theo đơn………………………………….38 4.2. Các biện pháp xử lý……………………………………………....40 4.2.1. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm……………………………...40 4.2.2. Buộc xin lỗi, cải chính công khai……………………………….41 4.2.3. Buộc bồi thường thường thiệt hại……………………………....42 4.2.4. Buộc hoàn trả khoản lợi trái pháp luật………………………….46 4.2.5. Buộc tiêu huỷ vật phẩm xâm phạm……………………………..46 4.2.6. Buộc thực hiện nghĩa vụ………………………………………...46 4.2.7. Phạt……………………………………………………………...46 4.3. xử lý xâm phạm tại Đại học Luật Hà Nội………………….47 4.3.1. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm……………………………….47 4.3.2. Buộc xin lỗi, cải chính công khai………………………………....48 4.3.3. Buộc bồi thường thường thiệt hại………………………………..48 4.3.4. Phạt……………………………………………………………....49 Chương 5: Thực tiễn áp dụng pháp luật và kiến nghị………………………………………….............................50 5.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật………………………………….50 5.1.1. Những mặt tích cực……………………………………………..50 5.1.2. Những mặt còn tồn tại…………………………………………..51 5.2. Kiến nghị……………………………………………………………..51 5.2.1. Kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật………………..51 5.2.2. Kiến nghị cho Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội…………...53 5.2.3. Kiến nghị khác…………………………………………………..54 Kết luận………………………………………………………………….55 Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTrách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng do xâm phạm quyền tác giả.doc