Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trên cơ sở số liệu tại địa bàn tỉnh Nghệ An

PHẦN MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây tình hình tội phạm nước ta đang có chiều hướng gia tăng và có nhiều diễn biến phức tạp. Phổ biến hiện nay là những vụ án nghiêm trọng có nhiều bị cáo tham gia, nhất là trong các vụ án tham nhũng xẩy ra gần đây đang được dư luận xã hội quan tâm theo dõi, lên án. Trong đồng phạm, mỗi bị cáo khi thực hiện tội phạm có thể có vai trò khác nhau. Sự liên kết, hỗ trợ lẫn nhau giữa những người phạm tội càng củng cố quyết tâm phạm tội của cả họ. Điều đó giúp chúng ta nhận ra sự nguy hiểm của loại tội phạm được thực hiện dưới hình thức đồng phạm, đặc biệt là phạm tội có tổ chức. Chính vì vậy, việc đấu tranh phòng ngừa tội phạm nói chung và tội phạm dưới hình thức đồng phạm nói riêng là việc làm cấp bách luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, đề cao và chú trọng. Hiện nay trong Bộ Luật hình sự năm 1999 vấn đề đồng phạm chỉ được đề cập đến ở Điều 20. Quy định này còn mang tính chung chung, chưa đề cập tới nhiều vấn đề cụ thể khác liên quan đến đồng phạm. Thực tế từ trước đến nay vấn mặc nhiên thừa nhận hướng giải quyết trách nhiệm hình sự cho những người đồng phạm như được nêu trong các tài liệu giảng dạy đã có, xung quanh vấn đề trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm còn có nhiều quan điểm khác nhau chưa có sự thống nhất. Việc giải quyết vấn đề này là cơ sở để giải quyết những vướng mắc trong thực tiễn xét xử hiện nay. Bộ luật hình sự hiện hành hiện vẫn chưa quy định cụ thể các vấn đề như: phạm tội có tổ chức, các giai đoạn thực hiện tội phạm, về hành vi chuẩn bị và chưa đạt đối với từng loại hành vi đồng phạm. Đó là những cơ sở pháp lý đầy đủ cho việc thực hiện nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự cho những người đồng phạm. Để giải quyết những vấn đề còn vướng mắc trong lý luận cũng như trong thực tiễn xét xử liên quan đến đồng phạm và trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm cần phải có sự nghiên cứu nghiêm túc về vấn đề này. Đó là lý do tác giả khoá luận chọn và nghiên cứu đề tài: “Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trên cơ sở số liệu tại địa bàn tỉnh Nghệ An” Kết cấu khoá luận Ngoài lời nói đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo khoá luận bao gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về cơ sở lý luận của đồng phạm Chương 2: Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm Chương 3: Thực tiễn xử lý các vụ án đồng phạm tại địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2005 đến năm 2008.

doc74 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 8337 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trên cơ sở số liệu tại địa bàn tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân tỉnh Nghệ An. Nhìn vào bảng thống kê chúng ta có thể thấy loại tội phạm có đồng phạm tham gia nhiều nhất là tội phạm ma tuý kể cả số vụ án và bị cáo và tăng lên hàng năm. * Về án ma túy: Trong bốn năm toà án đã đưa ra xét xử 608 vụ án ma tuý có đồng phạm tham gia, chiếm 21,6% trong tổng số 2814 vụ án ma tuý đã đưa ra xét xử và 3654 bị cáo là đồng phạm trong tổng số 7936 bị cáo bị đưa ra xét xử về tội ma tuý chiếm 46,04%. + Năm 2005 có 145 vụ án ma tuý có đồng phạm tham gia, chiếm 37,96 % trong tổng số vụ án có đồng phạm tham gia và có 324 bị cáo là đồng phạm về tội ma tuý, chiếm 21,9 % trong tổng số bị cáo đồng phạm của năm. + Năm 2006 có 181 vụ án ma tuý có đồng phạm tham gia, chiếm 37,01 % trong tổng số vụ án có đồng phạm tham gia và 395 bị cáo là đồng phạm về tội ma tuý, chiếm 21,8 % trong tổng số bị cáo đồng phạm của năm. Tăng 36 vụ án và 71 bị cáo so với năm 2005. + Năm 2007 có 187 vụ án ma tuý có đồng phạm tham gia, chiếm 33,82 % trong tổng số vụ án có đồng phạm tham gia và 402 bị cáo là đồng phạm về tội ma tuý, chiếm 28,39 % trong tổng số bị cáo đồng phạm của năm. Tăng 6 vụ án và 7 bị cáo so với năm 2006. + Năm 2008 có 184 vụ án ma tuý có đồng phạm tham gia, chiếm 28,44 % trong tổng số vụ án có đồng phạm tham gia và 414 bị cáo là đồng phạm về tội ma tuý, chiếm 17,44 % trong tổng số bị cáo đồng phạm của năm. Giảm 3 vụ án so với năm 2007 và tăng 12 bị cáo. Số vụ án có giảm nhưng só bị cáo tăng chứng tỏ đồng phạm của một vụ án tăng hơn trước. * Về án cướp giật tài sản: Số vụ án có đồng phạm tham gia và số bị cáo bị đưa ra xét xử về tội cướp giật tài sản cũng chiếm tỉ lệ cao trong số các tội phạm có đồng phạm. Tác giả chỉ có được số liệu thống kê về tội cướp giật tài sản của 3 năm từ 2006 đến 2008. Trong 3 năm từ 2006 tới 2008 có 218 vụ án về tội cướp giật tài sản có đồng phạm, chiếm 12,91 % tổng số vụ án có đồng phạm tham gia trong 3 năm và 598 bị cáo chiếm 9,27 % tổng số bị cáo là đồng phạm trong 3 năm. + Năm 2006 có 79 vụ cướp giật tài sản có đồng phạm, chiếm 16,15 % trong tổng số vụ án có đồng phạm tham gia với 216 bị cáo, chiếm 11,93 % trong tổng số bị cáo đồng phạm của năm. + Năm 2007 có 75 vụ cướp giật tài sản có đồng phạm, chiếm 13,56 % trong tổng số vụ án có đồng phạm tham gia với 237 bị cáo, chiếm 10,44 % trong tổng số bị cáo đồng phạm của năm. Số vụ án giảm (4 vụ án) nhưng số bị cáo tăng so với năm 2006 là 21 bị cáo. Chứng tỏ đồng phạm trong 1 vụ án ngày càng tăng. + Năm 2008 có 64 vụ cướp giật tài sản có đồng phạm, chiếm 9,89 % trong tổng số vụ án có đồng phạm tham gia với 145 bị cáo, chiếm 6,11 % trong tổng số bị cáo đồng phạm của năm. Cả số vụ án và bị cáo đều giảm so với năm 2007. Giảm 11 vụ án và 92 bị cáo. * Về án cố ý gây thương tích: Số vụ án có đồng phạm về tội cố ý gây thương tích cũng chiếm tỉ lệ không nhỏ trong số các vụ án đồng phạm. Trong 4 năm từ 2005 đến 2008 có 134 vụ án về tội cố ý gây thương tích có đồng phạm, chiếm 6,47 % tổng số vụ án có đồng phạm với 494 bị cáo bị đưa ra xét xử về tội cố ý gây thương tích chiếm 6,24 % trong tổng số bị cáo là đồng phạm. + Năm 2005 có 28 vụ án về tội cố ý gây thương tích có đồng phạm tham gia, chiếm 7,33 % trong tổng số vụ án có đồng phạm tham gia với 109 bị cáo, chiếm 7,36 % trong tổng số bị cáo đồng phạm của năm. + Năm 2006 có 32 vụ án về tội cố ý gây thương tích có đồng phạm tham gia, chiếm 6,54 % trong tổng số vụ án có đồng phạm tham gia với 117 bị cáo, chiếm 6,46 % trong tổng số bị cáo đồng phạm của năm. Tăng 4 vụ án và 8 bị cáo so với năm 2005 + Năm 2007 có 39 vụ án về tội cố ý gây thương tích có đồng phạm tham gia, chiếm 7,05 % trong tổng số vụ án có đồng phạm tham gia với 145 bị cáo, chiếm 6,38 % trong tổng số bị cáo đồng phạm của năm . Tăng 7 vụ án và 28 bị cáo so với năm 2006. + Năm 2008 có 35 vụ án về tội cố ý gây thương tích có đồng phạm tham gia, chiếm 5,41 % trong tổng số vụ án có đồng phạm tham gia với 123 bị cáo, chiếm 5,18 % trong tổng số bị cáo đồng phạm của năm. Giảm so với năm 2007 cả về số vụ án và số bị cáo. Giảm 4 vụ án và 22 bị cáo. * Về án giết người: Số vụ án giết người bị đưa ra xét xử có đồng phạm trong 4 năm là 66 vụ, chiếm 3,19 % tổng số vụ có đồng phạm tham gia với 169 bị cáo chiếm 2,13 trong tổng số bị cáo là đồng phạm trong 4 năm. + Năm 2005 có 9 vụ án về tội giết người có đồng phạm, chiếm 2,36 % trong tổng số vụ án có đồng phạm tham gia với 23 bị cáo, chiếm 1,55 % trong tổng số bị cáo đồng phạm của năm . + Năm 2006 có 9 vụ án về tội giết người có đồng phạm, chiếm 1,84 % trong tổng số vụ án có đồng phạm tham gia với 38 bị cáo, chiếm 2,09 % trong tổng số bị cáo đồng phạm của năm. Số vụ án không tăng nhưng số bị cáo tăng so với năm 2005 là 15 bị cáo. + Năm 2007 có 23 vụ án về tội giết người có đồng phạm, chiếm 4,16 % trong tổng số vụ án có đồng phạm tham gia với 51 bị cáo, chiếm 2,25 % trong tổng số bị cáo đồng phạm của năm. Số vụ án và số bị cáo đều tăng so với năm 2006. Tăng 18 vụ án và 13 bị cáo. + Năm 2008 có 25 vụ án về tội giết người có đồng phạm, chiếm 3,86 % trong tổng số vụ án có đồng phạm tham gia với 57 bị cáo, chiếm 2,4 % trong tổng số bị cáo đồng phạm của năm. Số vụ án và số bị cáo đều tăng so với năm 2007. Tăng 2 vụ án và 6 bị cáo. Còn lại là các tội phạm khác 3.1.3 Tính chất của đồng phạm Tội phạm hoạt dộng dưới hình thức đồng phạm rất phức tạp và đa dạng. Mỗi tội phạm có tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau, nhưng tất cả các tội phạm hoạt động dưới hình thức đồng phạm đều có tính nguy hiểm cho xã hội cao hơn các tội phạm riêng lẻ khác. Tìm hiểu và nghiên cứu tình hình tội phạm nói chung và tội phạm hoạt động dưới hình thức đồng phạm nói riêng trên địa bàn tỉnh Nghệ An tác giả có được con số thống kê sau: Bảng 3.3: Tương quan giữa đồng phạm thông thường với phạm tội có tổ chức. Năm Đồng phạm thông thường Phạm tội có tổ chức Số vụ án Tỷ lệ % Số vụ án Tỷ lệ % 2005 309 80,9 73 19,1 2006 383 78,2 106 21,8 2007 439 79,4 114 20,6 2008 490 75,7 157 24,3 * Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An. Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy tội phạm ở tỉnh Nghệ An chủ yếu là đồng phạm thông thường. + Năm 2005 trong tổng số 382 vụ án đồng phạm trong đó có 309 vụ án đồng phạm thông thường chiếm 80,9 %. Số vụ án phạm tội có tổ chức chiếm 19,1 % với 73 vụ. + Năm 2006 trong tổng số 489 vụ án đồng phạm có 383 vụ án đồng phạm thông thường chiếm 78,2 %, tăng lên 74 vụ án so với năm 2005 . Số vụ án phạm tội có tổ chức chiếm 21,8 % với 106 vụ án, tội phạm có tổ chức tăng lên 33 vụ án so với năm 2005. + Năm 2007 trong tổng số 553 vụ án đồng phạm có 439 vụ án đồng phạm thông thường chiếm 79,4 %, tăng lên 56 vụ án so với năm 2005 . Số vụ án phạm tội có tổ chức chiếm 20,6 % với 114 vụ án, tăng lên 8 vụ án so với năm 2006. + Năm 2008 trong tổng số 647 vụ án đồng phạm có 490 vụ án đồng phạm thông thường chiếm 75,7 %, tăng lên 51 vụ án so với năm 2007 . Số vụ án phạm tội có tổ chức chiếm 24,3 % với 157 vụ án, tăng lên 67 vụ án so với năm 2007. Như vậy tội phạm hoạt động dưới hình thức đồng phạm chiếm tỷ lệ cao là đồng phạm thông thường. Đó là những hành động phạm tội không, hoặc ít có sự bàn bạc thống nhất từ trước. Sự cấu kết giữa những người phạm tội là không đáng kể và chỉ hạn chế ở chỗ mỗi người đồng phạm chỉ biết về hành động phạm tội của một hoặc nhiều người khác tại thời điểm bắt đầu thực hiện tội phạm hay trong quá trình thực hiện tội phạm. Hành động phạm tội của những người đồng phạm thuộc loại này thường nảy sinh khi có điều kiện phạm tội thì cùng thực hiện mà không có sự bàn bạc cùng nhau thực hiện tội phạm. Ví dụ: Ngày 01.01.2006 gia đình ông Nguyễn Văn Thành ở xã Bồng Khê, Con Cuông, Nghệ An tổ chức lễ cưới cho con là Nguyễn Văn Chinh. Ông bảo con là Nguyễn Văn Quân đi mời họ nhà gái sang chơi. Quân rủ bạn là Hoà và Luật di cùng. Hoà, Quân bị một số thanh niên ở Đôn Phục đánh và đuổi bắt. Hoà, Luật mỗi người chạy một ngã, Luật chạy về được, còn Hoà bị một số thanh niên Đôn Phục giữ lại, tối mới ra về. Thấy Hoà (em của Hiệp ) chưa về và bị một số người giữ nên Hiệp đã chủ động vào bản Phục xã Đôn Phục đưa Hoà về. Thấy vậy một số thanh niên đang tụ tập tại nhà Hiệp cùng đi theo. Chỉ vì mâu thuẫn nhỏ chưa rõ nguyên nhân mà các bị cáo kéo nhau mang cả hung khí ra gây án. Các bị cáo Giang, Tuấn, Hải, Hoà, Quân dùng côn gỗ, gậy, dao, kiếm đánh, chém anh Thắng và anh Luỹ gây thương tích cho anh Thắng 32 % và anh Luỹ 27 %. Ở vụ án này ta thấy mặc dù không có sự rủ rê , lôi kéo nhưng khi thấy Hiệp đi “đưa” Hoà về thì Giang, Hoà, Hải, Quân, Tuấn lúc này đang ở nhà Hiệp cùng đi theo Hiệp và đã dùng hung khí nguy hiểm đánh cho anh Thắng và anh Luỹ bị thương nặng. Hành động của các bị cáo là không có sự bàn bạc thống nhất trước. Tất cả các bị cáo đều tham gia đánh anh Thắng và anh Luỹ. Hành động phạm tội của mỗi người là do tự ý họ thực hiện mà không bị rủ rê lôi kéo. Đồng phạm thông thường cũng có nhiều trường hợp khi thực hiện tội phạm chúng có sự bàn bạc trước về kế hoạch phạm tội, nhưng không có sự phân công vai trò của từng người khác nhau nhưng mối liên hệ giữa chúng với nhau là không đáng kể. Do vậy đồng phạm thông thường ít nguy hiểm hơn so với loại tội phạm có tổ chức. Loại tội phạm có tổ chức ở tỉnh Nghệ An chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng đã gây ra rất nhiều vụ án nghiêm trọng. Đa số tội phạm có tổ chức ở tỉnh Nghệ An có cơ cấu tổ chức đơn giản. Bọn chúng là những ổ nhóm có quan hệ với nhau nhất thời, tổ chức thiếu chặt chẽ, chúng cấu kết với nhau thành nhóm, đường dây với sự cầm đầu của một tên. Bọn tội phạm có tổ chức thường được thực hiện bởi tổ chức ít nhất từ 3 người trở lên với phương thức thủ đoạn khá tinh vi, xảo quyệt, có sự phân chia thứ bậc một cách rõ ràng. Hiện nay các băng nhóm phạm tội ở tỉnh Nghệ An do thanh thiếu niên tham gia đang ngày càng tăng. Bọn tội phạm có tổ chức đã có những thủ đoạn rất nguy hiểm sử dụng những phương tiện hiện đại để gây án. Chúng đã gây ra nhiều vụ án nghiêm trọng như: giết người, cướp tài sản, cố ý gây thương tích, gây rối trật tự công cộng, mua bán hêrôin với số lượng lớn… Chúng đã sử dụng rất nhiều thủ đoạn khác nhau mục đích cuối cùng là để chiếm đoạt tài sản, thu lợi bất chính, trút được thù hận. Bọn cướp tài sản thường lợi dụng những đoạn đường vắng người qua lại để cướp giật tài sản của người đi đường, hoặc thủ đoạn vờ hỏi thăm đường nhằm phân tán sự chú ý của người đi đường để đồng bọn cướp giật tài sản. Ví dụ: Tổ chức tội phạm do Hà Văn Tú cầm đầu đã cùng đồng bọn là Nguyễn Văn Hải, Cao Thanh, Trần Đình Sao đã nhiều lần cướp giật tài sản của người đi đường trên tuyến đường cao tốc đoạn Vinh – Cửa Lò. Vụ án đã được Tòa án nhân nhân tỉnh Nghệ an đưa ra xét xử ngày 24/7/2007 Bọn lừa đảo dùng nhiều thủ đoạn như sử dụng hình thức cấp tín dụng qua mạng, thành lập các công ty “ma” để thu tiền của những người góp vốn, nhận tiền của nhiều người hứa sẽ xin việc làm cho, sản xuất hàng giả bán với giá cao nhăm thu lợi bất chính... Ví dụ: Tổ chức lừa đảo do Nguyễn Văn Tiến (trú tại xã Hưng Long, Huyện Hưng nguyên tỉnh Nghệ An) cầm đầu. Tiến đã cùng đồng bọn thành lập đường dây lừa đảo qua mạng bằng hình thức cấp tín dụng đã chiếm đoạt hơn 3 tỷ đồng của người dân trên địa bàn thành phố Vinh. Hay đường dây sản xuất buôn bán hàng giả do Trần Thi Bạch Linh (trú tại phường Hưng Dũng, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An) cầm đầu cùng với Hồ Thanh Hoàng, Nguyễn Thị Phương, Trần thi Thuỷ, Nguyễn Thị Hương, Trần Thị Huyền Sâm đã sản xuất và buôn bán rượu ngoại giả với số lượng lên tới 12.669 chai trị giá 1.868.945.000 tiêu thụ tại một số địa phương trong và ngoài tỉnh. Hành vi của Linh và đồng bọn đã gây ảnh hưởng lớn đến uy tín của các hãng rượu, gây thiệt hại cho người tiêu dùng và ảnh hưởng nghiêm trọng tới trật tự quản lý của nhà nước. Bọn mua bán phụ nữ thì dùng những thủ đoạn như: mô giới cho, nhận con nuôi, lấy chồng nước ngoài, đưa người đi xuất khẩu lao động, sử dụng mạng internet với tên và địa chỉ giả để làm quen dụ dỗ nạn nhân qua biên giới và lừa bán ra nước ngoài, lừa đưa đi làm việc ở các thành phố lớn rồi bán cho các chủ chứa mại dâm. Ví dụ: Tổ chức mua bán phụ nữ do Nguyễn Thị Hạnh (trú tại phường Hà Huy Tập thành phố Vinh) cấm đầu. Trong thời gian từ năm 2006 đến 2008 Thị đã cùng đồng bọn lừa và đưa gần 100 phụ nữ ở các huyện: Can Lộc, Kì Anh, Thị xã Hồng Lĩnh, (Hà Tĩnh), Đô Lương, Hưng Nguyên, Diễn Châu, Tương Dương và thành phố Vinh (Nghệ An) sang Lào và Thái Lan, bán cho các chủ chứa ở Lào và Thái Lan.Vụ án đã được Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An đưa ra xét xử ngày 25/9/2007. Như vậy có thể nói bọn tội phạm có tổ chức ở tỉnh Nghệ An chiếm tỷ lệ không lớn nhưng đã gây ra rất nhiều vụ án nghiêm trọng gây mất trật tự tại địa phương, xâm phạm tại sản công dân, xâm phạm danh dự nhân phẩm của phụ nữ, xâm phạm đến sự quản lý của nhà nước. Hành vi của bọn chúng là rất nguy hiểm cần phải trừng trị nghiêm khắc. Bọn tội phạm có tổ chức phức tạp và nguy hiểm nhất là tội phạm về ma tuý. Tỉnh Nghệ An là một điểm “nóng” của cả nước về tình hình tội phạm ma tuý. Hàng năm Toà án đã phải đưa ra xét xử rất nhiều vụ án ma tuý nhưng tình hình tội phạm phạm ma tuý vẫn không giảm mà còn tăng với nhiều diễn biến phức tạp. Bọn tội phạm có tổ chức về ma tuý thường thành lập thành những đường dây, ổ, băng nhóm họat động có tổ chức khá chặt chẽ, bài bản, kỉ luật rất nghiêm minh, đó là “luật rừng”. Trong tổ chức tội phạm các thành viên có sự gắn bó với nhau bằng lợi ích vật chất có thu nhập bất hợp pháp cao, có trách nhiệm vật chất với gia đình của nhau khi bị bắt và gắn bó với nhau bằng “luật rừng”. Vì vậy các thành viên trong tổ chức khi bị bắt giữ bị thẩm vấn thường im lặng rất khó điều tra và thu thập chứng cứ. Tổ chức ma tuý thường họat động phạm tội với số lượng từ 20 đến 30 đối tượng. Các đối tượng tìm cách móc nối với nhau hình thành đường dây vận chuyển buôn bán ma tuý lớn có tính liên tỉnh. Bọn chúng lợi dụng vùng rừng núi hiểm trở, vung biên giới giáp Lào như: Quế Phong, Kì Sơn, Quỳ Châu, Thanh Chương để vận chuyển ma tuý từ Lào qua Việt Nam. Tại đây chúng lợi dụng các hang đá, chòi rẫy dựng lều lán làm nơi tiêu thụ ma tuý. Trong người chúng luôn được trang bị các loại vũ khí “nóng” như: súng AK, CKC, lựu đạn…để phòng thân trước những bạn hàng vốn là những kẻ sẵn sàng vì lợi nhuận mà thanh toán lẫn nhau giữ núi rừng, hang sâu và để chống trả quyết liệt các lực lượng chức năng khi bị phát hiện vây bắt. Tổ chức của bọn chúng được canh gác chặt chẽ qua nhiều vòng rất cẩn mật nên rất khó đối phó. Với sự liều lĩnh và manh động bọn chúng đã tạo thành những căn cứ buôn ma tuý “bất khả xâm phạm”. Chúng ta có thể kể đến tổ chức tội phạm ma tuý do Trần Đình Phi (trú tại bản Na Tooc, xã Quế Sơn, huyện Quế Phong tỉnh Nghệ An) cầm đầu. Trong thời gian từ tháng 3 năm 2005 tới tháng 7 năm 2007 Trần Đình Phi đã cùng đồng bọn là: Nguyễn Huy Dũng, Nguyễn Huy Ngọc, Vũ Đình Tương, Nguyễn Chính Biên, Hà Sĩ Đồng, Ngân Văn Khuyên, Ngân Thị Hường, Vũ Thị Huệ, Nguyễn Thị Dung, bọn chúng đã tổ chức đường dây vận chuyển ma tuý từ Quế Phong ra các tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh, Đắc Lắk để tiêu thụ. Đường dây ma tuý liên tỉnh do Phi cầm đầu đã 8 lần thực hiện trót lọt các vụ mua bán vận chuyển với tổng số lượng lên tới 59 bánh hêrôin. Vụ án đã được Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An đưa ra xét xử ngày 28/11/2007 Hoặc đường dây tổ chức mua bán ma tuý do trùm ma tuý Lỳ Pá Trò cầm đầu gồm cả người Việt và Người Lào. Đường dây mua bán ma tuý do Trò cầm đầu vươn khắp không chỉ ở huyện Quế Phong, Quỳ Châu của tỉnh Nghệ An mà còn ra cả Hà Nội, Sơn La, Lào Cai, Đà Nẵng… Hoặc đường dây vận chuyển buôn bán ma tuý do tên Cà Phết và May Nọi (người Lào) cầm đầu đã vận chuyển, mua bán ma tuý từ Lào qua Việt Nam. Hoặc đường dây vận chuyển và buôn bán ma tuý do Lầu Vả Xúa (tên Việt Nam là Cảnh) và Lầu Nỏ Thò (tên Việt Nam là Đồng)… Như vậy có thể nói bọn tội phạm họat động dưới hình thức đồng phạm nói chung là nguy hiểm, nguy hiểm hơn cả là loại tội phạm có tổ chức. Chúng ra gây ra rất nhiều tác động xấu xấu cho xã hội, gây mất trật tự tại địa phương, xâm phạm đến tái sản của công dân, của Nhà nước, xâm phạm danh dự nhân phảm của phụ nữ, kích thích các tệ nạn xã hội phát triển làm phát sinh những quan hệ xã hội không lành mạnh…Vì vậy phải trừng trị tội phạm này thật đích đáng để răn đe bọn tội phạm và phòng ngừa loại tội phạm này. 3.1.4 Đặc điểm nhân thân người phạm tội đồng phạm Mác viết: “Bản chất con người không phải là cái gì trừu tượng sẵn có của từng cá nhân riêng biệt, trong tính hiện thực cuả nó, bản chất con người thực tế là tổng hoà tất cả các mối quan hệ xã hội” [7, 3]. Nhân thân của con người là tổng hợp các đặc điểm dấu hiệu thể hiện bản chất con người tham gia mối quan hệ xã hội. Trong nghiên cứu về tình hình tội phạm, nhân thân người phạm tội được coi là một đặc điểm quan trọng. Đó là: “Tổng hợp những đặc điểm, những dấu hiệu, những đặc tính quan trọng thể hiện bản chất xã hội của con người vi phạm pháp luật hình sự. Các đặc điểm ấy kết hợp các điều kiên và yếu tố khác đã ảnh hưởng đến xử sự chống đối xã hội của người đó” [10, 133]. Hay nói cách khác một con người sống trong một chế độ nhất định dưới sự tác động qua lại của nhiều mối quan hệ xã hội khác nhau, đa dạng và chủ yếu là những mối quan hệ xã hội tiêu cực đã đưa con người cụ thể thực hiện tội phạm nhằm thoả mãn một mong muốn hoặc mang lại lợi ích cho mình bằng cách gây thiệt hại cho lợi ích chung cho Nhà nước và xã hội. Nhân thân người phạm tội vì thế được coi là một đặc tính của tình hình tội phạm. Nghiên cứu nhân thân người phạm tội có ý nghĩa đối với việc giả quyết đúng đắn vấn đề trách nhiệm hình sự của những người phạm tội. Trên cơ sở số liệu thống kê của Toà án cũng như kết quả khảo sát đặc điểm nhân thân của các bị cáo được lựa chon ngẫu nhiên trong 4 năm từ 2005 đến 2008 cho thấy đặc điểm nhân thân của những người đồng phạm có những điểm đáng chú ý: a) Độ tuổi. Các đối tượng đồng phạm tội ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Có nhiều người ở lứa tuổi vị thành niên, thanh niên, người già, nhưng chủ yếu tập trung ở lứa tuổi từ 18 đến 45. Đây là độ tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số người đồng phạm. Trong tổng số 7936 bị cáo là đồng phạm thì: + Số bị cáo ở tuổi từ 18 tới 45 có 5832 bị cáo, chiếm tỷ lệ 73,49 % trong tổng số đồng phạm + Số bị cáo chưa thành niên (dưới 18 tuổi ) có 427 bị cáo chiếm 5,38 %. + Số bị cáo trên 45 tuổi có 1679 bị cáo 21,13 %. Người phạm tội ở lứa tuổi từ 18 tới 45 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất. b) Trình độ văn hoá. Những người đồng phạm tham gia vào hoạt động phạm tội đa số là những người dược học hành, có hiểu biết pháp luật nhưng vì bốc đồng, vì hám lợi, dể đạt được mục đích của mình nên đã bất chấp cả pháp luật. Trong số 7936 bị cáo + Chỉ có 29 bị cáo là không có trình độ văn hoá chiếm tỷ lệ rất nhỏ là 0,004 %. + Số người có trình độ dưới tiểu học chiếm 9,7 % với 769 bị cáo. + Số người có trình độ từ tiểu học đến phổ thông trung học chiếm tỷ lệ lớn nhất với 6102 bị cáo chiếm 76,9 % . + Số người có trình độ trên 12 có 936 bị cáo chiếm tỷ lệ 13,4 % đây là con số khá cao thể hiện sự hiểu biết về văn hoá và pháp luật của những người đồng phạm tội. Điều này càng nói lên tính chất nguy hiểm của hành vi do họ gây ra. Trong số họ có những người có trình độ đại học, là những người cán bộ nhà nước, những người đã từng được tặng thưởng huân huy chương. c) Giới tính, dân tộc. Đồng phạm tội chủ yếu là nam giới. Trong số 7936 bị cáo có tới 6389 bị cáo là nam giới. Điều này phù hợp với đặc điểm khí chất, vị trí xã hội của nam giới trong cuộc sống. Số bị cáo là nữ giới ở địa bàn tỉnh Nghệ An chiếm tỷ lệ khá cao với 1547 bị cáo chiếm 19,5 %. Hiện nay ở Nghệ An số bị cáo là nữ gới đang có xu hướng tăng. Loại tội phạm do nữ giới thực hiện cũng ngày càng đa dạng như những tội buôn bán phụ nữ, buôn bán trái phép chất ma tuý, sản xất buôn bán hàng giả. Đối tượng phạm tội chiếm đa số là người Kinh. Trong số 7936 bị cáo người dân tộc chỉ chiếm 16,3 % với 1293 bị cáo. Thực tế ở tỉnh Nghệ An những bị cáo người dân tộc phạm tội về ma tuý là nhiều nhất. Bởi tệ nạn ma tuý có lịch sử hàng trăm năm gắn với đồng bào dân tộc thiểu số vùng đồi núi. Người dân tộc có trình độ học vấn và hiểu biết về pháp luật còn hạn chế bị bọn đầu nậu ma tuý dụ dỗ mua chuộc, lôi kéo để vận chuyển ma tuý. Điều đang nói là trong số các tội phạm hoạt động dưới hình thức đồng phạm không chỉ có người mang quốc tịch Việt nam mà còn có cả những người mang quốc tịch Lào. d) Tiền án tiền sự. Trong số 7936 bị cáo bị đưa ra xét xử trong các vụ đồng phạm thì số bị cáo có tiền án tiền là 619 bị cáo chiếm 7,8 %. Nhìn qua có thể thấy con số này hơi khiêm tốn trong tổng số bị cáo là đồng phạm đã bị đưa ra xét xử . Nhưng nếu đưa ra so sánh với tỉ lệ bị cáo phạm tội nói chung thì tỷ lệ này không nhỏ chút nào. Như vậy chúng ta có thể thấy được mức độ nghiêm trọng của các bị cáo này. Bởi các bị cáo đã từng phạm tội dã được cải tạo, giáo dục, có sự hiểu biết về pháp luật nhưng vẫn tiếp tục phạm tội. Điều này cũng thể hiện chính sách giáo dục, cải tạo ở đây chưa được tốt nên số bị cáo đã được giáo giục, cải tạo mà vẫn tiếp tục phạm tội. Trong số các bị cáo có tiền án tiền sự thì số bị cáo có tiền án tiền sự về tội ma tuý là nhiều nhất. 3.2 Một số đánh giá về thực tiễn xử lý các vụ án đồng phạm tại tỉnh Nghệ An. 3.2.1 Những kết quả đạt được. Khác với tội phạm riêng lẻ đồng phạm tội bao giờ cũng có nhiều người thực hiện tội phạm. Chính sự khác biệt về số lượng người tham gia thực hiện tội phạm đòi hỏi phải có chính sách phân hoá trách nhiện hình sự phù hợp với tính chất hành vi và mức độ đóng góp của họ đối với việc thực hiện tội phạm chung. Việc phân hoá trách nhiệm hình sự là công việc của những người làm công tác pháp luật. Điều 53 Bộ luật hình sự năm 1999 đã có quy định những nguyên tắc phân hóa trách nhiệm nhiệm hình sự: “Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm Toà án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm. Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng, loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào thì chỉ áp dụng đối với người đó”. Bộ luật hình sự chính là cơ sở, là căn cứ cho Toà án áp dụng pháp luật cho từng trường hợp phạm tội cụ thể. Cán bộ Toà án buộc phải áp dụng các điều khoản của lụât định cho từng trường hợp cụ thể, với đầy đủ sự kiện pháp lý đi kèm của từng trường hợp. Thực tiễn áp dụng pháp luật của Toà án nhân dân toàn tỉnh Nghệ An trong những năm thể hiện hướng giải quyết các vụ án đồng rất sáng tạo, không rập khuôn máy móc để phân hoá TNHS cho từng bị cáo trong những vụ án có nhiều bị cáo tham gia. Toà án đã căn cứ vào tính chất nguy hiểm của hành vi mà các bị cáo than gia để phân hoá vai trò cụ thể cho từng bị cáo. Bởi việc phân hoá vị trí, vai trò cụ thể cho từng bị cáo trong vụ án có đồng phạm là rất quan trọng. Tuỳ từng thời điểm khác nhau mà cán bộ toà án có những đường lối xử lý khác nhau cho từng bị cáo trong vụ án đồng phạm, nhưng nhìn chung đối với những vụ án có đồng phạm tham gia nhất là các vụ án đồng phạm có tổ chức thì đường lối “nghiêm trị” đối với những người chủ mưu cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm vẫn luôn được áp dụng và xử lý nghiêm khắc. Khi xử lý các vụ án đồng phạm Toà án vẫn luôn phân hoá TNHS của những người đồng phạm dựa vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và đặc điểm nhân thân của người thực hiện tội phạm để có quyết định hình phạt tương xứng. Đối với những hành vi phạm tội có cùng tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội như nhau được Toà án xử như nhau, áp dụng cùng một điều luật và một hình phạt giống nhau, những trường hợp phạm tội khác nhau về tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội sẽ bị xử lý khác nhau. Thực tế hành vi phạm tội là rất đa dạng và phong phú, tính chất nguy hiểm cho xã hội cũng rất khác nhau. Đối với các vụ án đồng phạm thì việc xác định và đánh giá sự tham gia và mức độ tham gia của các bị cáo là rất phức tạp, cần phải phân hoá một cách cụ thể để có được quyết định áp dụng hình phạt đúng đắn và chính xác, không xử lý nặng hơn hoặc nhẹ hơn hình phạt đáng lẽ ra bị cáo phải chịu là trách nhiệm nặng nề cho người làm công tác áp dụng pháp luật. Vì vậy, đòi hỏi cán bộ Tòa án phải vừa đảm bảo tính khoa học, tính pháp lý đồng thời thể hiện tính sang tạo trong khi áp dụng pháp luật. Không phải trong vụ án nào có đồng phạm tham gia toà án cũng máy móc phân hoá từng loại người như người thực hành, người tổ chức, người giúp sức, người xúi giục. Tuy nhiên việc phân hoá vai trò, vị trí của từng bị cáo trong vụ án đồng phạm là rất quan trọng nên rất được cán bộ Toà án chú tâm. Trong các vụ án có đồng phạm, Hội đồng xét xử đã phân hoá rõ vị trí vai trò của từng bị cáo, phân hoá những tên cấm đầu nguy hiểm, những tên liều lĩnh, ngoan cố và những tên bị dụ dỗ lôi kéo, phạm tội lần đầu, những tên có tiền án tiền sự…để làm rõ hơn tình tiết của vụ án, đánh giá đúng tính chất củ hành vi phạm tội, truy cứu TNHS đúng người đúng tội, đúng pháp luật. Ví dụ sau đây là một minh chứng cho sự đánh giá này: Tại bản án số 13/2009/HSST ngày 22/01/2009 phần nhận định và quyết định của toà án cụ thể như sau: “Xét vai trò từng bị cáo trong vụ án: - Đối với bị cáo Vi Thị Cúc là tên đứng đầu trong vụ án, là người trực tiếp hai lần đi mua hêrôin số lượng lớn (61,6 gam), lôi kéo người khác vào con đường phạm tội của bị cáo. Hành vi phạm tội gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội do đó cần xử nghiêm cách ly bị cáo Vi Thị Cúc một thời gian dài mới đủ giáo dục bị cáo và răn đe phòng ngừa tội phạm. Toà xét, bị cáo Vi Thị Cúc lần đầu bị xét xử, thật thà khai báo, ăn năn tội lỗi của mình, bị cáo Cúc đã tự thú một hành vi phạm tội giúp đỡ cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm do đó cần xem xét giảm nhẹ cho bị cáo, áp dụng quy định tại điểm p, q khoản 1 điều 46 Bộ luật hình sự. Áp dụng: Điểm b khoản 3 Điều 194, điểm g khoản 1 Điều 48, điểm p, q khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự. Xử phạt Vi Thị Cúc 16 năm tù thời hạn tù tính từ ngày 15/7/2008. - Bị cáo Lê Tuấn Anh (Lê Phú Anh) là tên đã có hành vi chở Vi Thị Cúc đi bán trái phép 02 chỉ hêrôin cho Trần Hữu Nam và nhận đưa về nhà cất dấu cho Vi Thị Cúc 03 chỉ hêrôin do Cúc không bán được tổng trọng lượng 18,75 gam do đó Lê Tuấn Anh phải chịu trách nhiệm hình sự vai trò đồng phạm về hành vi mua bán ma tuý. Hành vi phạm tội gây nguy hại lớn cho xã hội, phạm tội rất nghiêm trọng, bị cáo phạm tội nhiều lần, do đó cũng cần xử nghiêm cách ly bị cáo một thời gian dài nhưng cũng cần xem xét để giảm nhẹ: Bị cáo chưa có tiền án tiền sự, thật thà khai báo, ăn năn hối cải tội lỗi, bị cáo cũng đã tích cực giúp đỡ cơ quan có trách nhiệm phát hiện điều tra tội phạm. Bố đẻ bị cáo tham gia bảo vệ tổ quốc có huân chương, do xuất phát tình cảm dẫn đến phạm tội do đó áp dụng điểm p, q khoản 1, khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự để giảm nhẹ cho bị cáo. Áp dụng: Điểm b, h khoản 2 điều 194, điểm p, q khoản 1 khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự . Xử phạt: Lê Tuấn Anh (Lê Phú Anh) 15 năm tù thời hạn tù tính từ ngày 14/8/2008. - Trần Hữu Nam đã một lần mua bán hêrôin với Vi Thị Cúc 02 chỉ hêrôin trọng lượng 7,5 gam, hành vi phạm tội gây nguy hại lớn cho xã hội, phạm tội rất nghiêm trọng. Bị cáo đã có một tiền án về tội “Tàng trữ trái phép chất ma tuý” xử phạt 54 tháng tù, xem thường pháp luật do đó cần xử nghiêm cách ly bị cáo một thời gian dài tương xứng hành vi phạm tội của bị cáo. Toà xét bị cáo ăn năn hối cải tội lỗi, bố đẻ có tham gia kháng chiến được tặng thưởng huân chương hạng 3 để giảm nhẹ cho bị cáo. Áp dụng: Điểm h khoản 2 điều 194, điểm g khoản 1 điều 48, điểm p khoản 1, khoản 2 điều 46 Bộ luật hình sự . Xử phạt: Trần Hữu Nam 15 năm tù thời hạn tù tính từ ngày 13/8/2008. - Bị cáo Lê Văn Quế đã có hành vi mua bán 4 chỉ hêrôin trọng lượng 21,4 gam, hành vi đó gây nguy hại rất nghiêm trọng do đó xử nghiêm cách ly bị cáo khỏi xã hội một thời gian để giáo dục bị cáo. Toà xem xét bị cáo chưa có tiền án, tiền sự, thật thà khai báo, do đó giảm nhẹ cho bị cáo thể hiện sự khoan hồng của pháp luật. Áp dụng: Điểm h khoản 2 điều 194, điểm p khoản 1, điều 46 Bộ luật hình sự . Xử phạt: Lê Văn Quế 07 năm tù thời hạn tù tính từ ngày 13/7/2008 - Bị cáo Nguyễn Công Kiên là tên tham gia mua bán trái phép một lần hêrôin trọng lượng 4,8 gam là tên đã có một tiền án “Tàng trữ trái phép chất ma tuý” Toà án mới xử phạt 30 tháng tù mới cải tạo ra trại tháng 2/2007 nay lại phạm tội nghiêm trọng do đó cần xử nghiêm cách ly bị cáo khỏi xã hội một thời gian để giáo dục bị cáo. Nhưng cũng xem xét bị cáo ăn năn hối cải tội lỗi của mình để giảm nhẹ tội cho bị cáo thể hiện sự khoan hồng của pháp luật. Áp dụng: Khoản 1 điều 194, điểm g khoản 1 điều 48, điểm p khoản 1, điều 46 Bộ luật hình sự . Xử phạt: Nguyễn Công Kiên 6 năm tù thời hạn tù tính từ ngày 18/7/2008” Phần nhân định và quyết định của vụ án này là một dẫn chứng thể hiện sự phân hoá TNHS rõ ràng chính xác của Toà án. 3.2.2 Những vấn đề còn tồn tại và vướng mắc từ thực tiễn xét xử các vụ án đồng phạm Thực tế phân hoá trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm trong hầu hết các vụ án là hợp lý đảm bảo xét xử đúng người đúng tội đúng pháp luật. Nhưng bên cạnh đó cũng còn tồn tại một số vấn đề. a) Việc phân hóa vai trò, mức độ tham gia của mỗi người trong đồng phạm; phạm tội có tổ chức và đồng phạm thông thường. Việc phân hoá trách nhiệm hình sự cho các bị cáo trong một số vụ án hình sự có đồng phạm thạm tham gia chưa thật sự rõ ràng. Cần phải có sự phân hoá rõ hơn vai trò, mức độ tham gia của từng người trong vụ án nhất là đối với các vụ án phạm tội có tổ chức để xác định trách nhiệm hình sự cho hợp lý. Bởi vì trong thực tế tội phạm có tổ chức nguy hiểm hơn rất nhiều so với đồng phạm thông thường. Ví dụ: Vào lúc 21 giờ ngày 29/6/2006 do nghi ngờ Trần Văn Đức ném đá vào nhà mình nên nên ông Nguyễn Văn Lừng đã giằng xe đạp của Đức đang đi để hỏi. Sau đó hai bên xảy ra xô xát. Đức chạy về nhà kể cho cha là Trần Văn Long và chị gái nghe, chị gái liền đi gọi anh trai là Trần Văn Lanh về cả ba người bàn bac với nhau đi đánh ông Lừng. Ông Long mang theo gậy gỗ, Lanh mang theo tuýp nước kim loại và bảo Đức mang côn theo. Tới ngã ba giếng làng thì gặp ông Lừng. Ông Lừng và ba cha con ông Long cãi nhau một lúc rồi ông Lừng xô cả ba cha con Đức để đi về vì không muốn cãi vã nữa. Lập tức đã dùng hung khí mang theo đánh tới tấp vào người ông Lừng tới lúc mọi người tới can ngăn thì họ mới dừng tay. Ông Lừng đã được đưa đi cấp cứu ở bệnh viện. Hậu quả để lại cho ông Lừng là 65,7 % thương tật vĩnh viễn, bệnh rối loạn tâm thần. Tại bản án số 37/HSST ngày 17/9/2006 Toà án nhân dân huyện Quỳnh Lưu đã nhận định: Xét hành vi phạm tội của các bị cáo đã xâm phạm tới sức khoẻ của người khác, gây thương tích cho ông Lừng 65,7 % Hành vi của các bị cáo là rất nguy hiểm, gây nên hậu quả rất nghiêm trọng. Vì vậy cần phải xét xử các bị cáo mức hình phạt nghiêm khắc tương xứng hành vi các bị cáo đã thực hiện. Nhưng xét các bị cáo sau khi phạm tội đã thành khẩn khai báo, tự nguyện bồi thường cho người bị hại, bản thân các bị cáo chưa có tiền án tiền sự, các bị cáo chỉ phòng vệ, phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh Toà nghĩ xem xét giảm nhẹ cho các bị cáo. Đối với bị cáo Trần văn Long là người bố khi nghe con trai kể chưa rõ thực hư thế nào đã cùng cới các con dùng hung khí nguy hiểm để đánh ông Lừng gây thương tích nặng. Bị cáo là người có vai trò chính trong vụ án nên phải chịu hình phạt nghiêm khắc hơn. Đối với bị cáo Trần Văn Đức và bị cáo Trần Văn Lanh đều là những người tích cực thực hiện hành vi phạm tội, Lanh dùng ống nước kim loại, Lanh còn rủ em trai mang theo côn cả hai anh em đều dùng hung khí mang theo để đánh vào người ông Lừng nên phải chịu hình phạt như nhau. Và ở phần quyết định Toà án nhân dân huyện Quỳnh Lưu đã tuyên: Tuyên bố: Các bị cáo Trần Văn Long, Trần Văn Lanh, Trần Văn Đức phạm vào tội “Cố ý gây thương tích”. Áp dụng khoản 2 điều 104, điểm b, c, đ, p khoản 1, khoản 2 Bộ luật hình sự. Xử phạt bị cáo Trần Văn Long 36 tháng tù. Áp dụng khoản 2 điều 104, điểm b, c, đ, p khoản 1, khoản 2 Bộ luật hình sự. Xử phạt bị cáo Trần Văn Lanh 24 tháng tù, Trần Văn Đức 24 tháng tù nhưng cho hưởng án treo. Vụ án đã khép lại nhưng đã gây bất bình trong lòng dân chúng. Không đồng ý với quyết đinh trên bà Nguyễn Thị Tích là người đại diện hợp pháp cũng là vợ của ông Lừng đã làm đơn kháng cáo. Rõ ràng ở đây Toà án nhân dân huyện Quỳnh Lưu đã đánh giá chưa đúng tính chất nguy hiểm của hành vi của các bị cáo. Chưa đề cập tới vấn đề ở đây là phạm tội có tổ chức vì các bị cáo đã có sự bàn bạc và chuẩn bị từ trước và còn có tình tiết dùng hung khí nguy hiểm cũng không được đề cập tới cho nên khi quyết định hình phạt cho các bị cáo là quá nhẹ so với hành vi mà các bị cáo đã thực hiện, chưa có sự phân hóa vai trò cụ thể cho các bị cáo. Và có một người cần phải xét đến với vai trò là người giúp sức đó là chị gái của Đức. Vì chị gái của Đức đã đi gọi anh trai là Trần Văn Lanh về để đi đánh ông Lừng sau khi nghe Đức kể. Như vậy vấn đề hiện nay là cán bộ Tòa án, những người làm công tác pháp luật cần phải nhận thức đúng đắn rõ ràng về vấn đề tội phạm có tổ chức và đồng phạm thông thường, cần có sự phân hóa vai trò, mức độ tham gia của mỗi người trong đồng phạm để xét xử đúng người đúng tội. Một trong những nguyên nhân dẫn tới việc đánh giá chưa đúng tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội cũng như chưa có sự phân hóa chính xác vai trò của các bị cáo giữa đồng phạm thông thường và tội phạm có tổ chức là do: Quy định của điều luật còn mang tính trừu tượng, chưa cụ thể rõ ràng, làm cho cán bộ Tòa án có những nhận thức và cách hiểu khác nhau, không thống nhất. Ví dụ ở Điều 20 Bộ luật hình sự quy định: “Tội phạm có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm”. Hiểu như thế nào là “cấu kết chặt chẽ” còn có nhiều quan điểm chưa thống nhất với nhau. Bản thân điều luật còn mang tính trừu tượng, khi áp dụng pháp luật chưa có sự thống nhất với nhau trong các trường hợp phạm tội có tổ chức cụ thể, khi phân hóa trách nhiệm hình sự cho những trường hợp phạm tội có tổ chức sẽ phụ thuộc vào nhận thức, quan điểm của những người áp dụng pháp luật nên nó cũng chỉ ở mức tương đối. Vì vậy cần có văn bản hướng dẫn nghiệp vụ cụ thể, chỉ ra những trường hợp điển hình, có tính khuôn mẫu để minh họa cho những quy định của pháp luật. Nguyên nhân chủ quan là do trình độ cán bộ làm công tác xét xử chưa cao, cũng có thể do đạo đức của người làm công tác xét xử, hoặc có sự tác động khách quan từ phía bên ngoài. b) Việc xác định thời điểm bắt đầu tham gia thực hiện tội phạm trong đồng phạm Trong thực tiễn xét xử các vụ án đồng phạm trên địa bàn tỉnh Nghệ An còn có vấn đề vướng mắc mà hiện nay vẫn đang có nhiều quan điểm khác nhau chưa thống nhất đố là: Khi tội phạm đã hoàn thành nhưng chưa kết thúc mà người khác bắt đầu tham gia vào quá trình thực hiện tội phạm thì họ có trở thành đồng phạm hay không? Ví dụ: Nội dung vụ án theo cáo trạng như sau: Khoảng 9 giờ ngày 02/01/2006, Phong rủ Hà đi trộm bò của dân bản thả trong rừng làm thịt bán lấy tiền tiêu xài, Hà đồng ý. Đến khoảng 16 giờ 30 phút cùng ngày Phong và Hà mang theo mỗi người một đèn pin và một con dao (riêng Phong còn mang theo một bao tải) cùng nhau đi vào rừng. Trên đường đi Phong và Hà gặp Kiên đi đặt bẫy về, hai người chào hỏi Kiên xong rồi đi tiếp thì gặp đàn bò 5 – 6 con, trong đó có một con me màu vàng khoảng 2 năm tuổi, Phong, Hà lấy đá đập vào đầu con me cho đến chết. Lúc này đàn bò chạy toán loạn, Thấy vậy Kiên quay lại chỗ Phong và Hà thì thấy hai người đang ở cạnh con me đã chết. Phong, Hà rủ Kiên cùng làm thịt con me bán lấy tiền nhưng Kiên không đồng ý. Phong và Hà kéo con me xuống suối và tiếp tục thuyết phục Kiên cùng làm thịt thì Kiên đồng ý. Kiên cầm đèn pin soi cho Phong và Hà cắt lấy 4 đùi bỏ vào bao tải, xong việc cả 3 đưa bao tải thịt này ra khỏi rừng thì Kiên và Hà về nhà ngủ còn Phong thuê xe ôm đưa số thịt đó đi bán được 600.000 đồng quay về đưa cho Hà, Kiên mỗi người 100.000 đồng.Viện Kiểm sát nhân dân huyện Tương Dương tỉnh Nghệ An đã truy tố các bị can Phong, Hà, Kiên về tội trộm cắp tài sản theo khoản 1 Điều 138 Bộ luật hình sự. Hiện nay đang có hai quan điểm khác nhau về việc định tội danh cho Kiên. Quan điểm thứ nhất: Vi Văn Kiên là đồng phạm cùng Phong và Hà với vai trò giúp sức trong tội trộm cắp tài sản. Quan điểm thứ hai: Vi Văn Kiên phạm tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Trong vụ án này tài sản bị chiếm đoạt là con me của người dân thả trong rừng. Khi Phong và Hà đã đánh chết con me và kéo xuống suối làm thịt thì lúc này tội “Trộm cắp tài sản” do Phong, Hà thực hiện đã hoàn thành. Tuy nhiên tội phạm chưa kết thúc, vì tiếp sau đó bọn chúng phải làm thịt con me và đem đi bán. Khi thấy con me bị đánh chết tại nơi thực hiện tội phạm và được phong và Hà rủ cùng làm thịt con me này thì Kiên không đồng ý nhưng khi Phong và Hà đã kéo con me xuống suối và tiếp tục thuyết phục thì Kiên đã đồng ý. Vậy trong trường hợp này tội phạm đã hoàn thành nhưng chưa kết thúc lúc này Kiên mới bắt đầu tham gia thì Kiên có trở thành đồng phạm trong tội trộm cắp tài sản hay không? Hiện nay Bộ luật hình sự 1999 tại Điều 20 không quy định về mốc thời điểm giữa những người trong đồng phạm là bắt đầu thực hiện trước thời điểm tội phạm hoàn thành hay trước thời điểm tội phạm kết thúc. Chính vì vậy có hai cách hiểu khác nhau khi áp dụng pháp luật trong các vụ án cụ thể như trên. Theo cách hiểu thứ nhất nếu người tham gia thực hiện tội phạm sau khi tội phạm đã hoàn thành nhưng chưa kết thúc sẽ bị xử lý về tội mà tội phạm trước đó đã thực hiện (là đồng phạm). Cụ thể vụ án trên Kiên là đồng phạm với vai trò là người giúp sức trong tội trộm cắp tài sản. Bởi vì Kiên đồng ý cùng Phong và Hà làm thịt con me tại thời điểm tài sản (con me) chưa được dịch chuyển ra khỏi phạm vi vùng chăn thả (rừng) đồng thời đã dùng đèn pin soi cho Phong, Hà làm thịt và cùng đưa số thịt đó ra khỏi rừng. Theo cách hiểu thứ hai nếu người tham gia thực hiện tội phạm sau khi tội phạm đã hoàn thành tùy từng trường hợp có thể xử lý về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, tội không tố giác tội phạm, tội che dấu tội phạm. Nếu hiểu như vậy trong vụ án trên Kiên sẽ bị xử lý về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Bởi vì: Sau khi Phong và Hà dánh chết con me và kéo xuống suối để làm thịt thì hành vi của Phong, Hà đã cấu thành tội trộm cắp tài sản; thể hiện ở chỗ hành vi đánh chết con me đồng thời dịch chuyển tài sản từ nơi phát hiện xuống suối. Hơn nữa Kiên đồng ý làm thịt me khi con me đã được dịch chuyển khỏi vị trí phạm tội và nhận 100.000 đồng từ Phong là số tiền do bán thịt mà có. Tôi đồng ý với quan điểm thứ nhất. Theo tôi khi tội phạm đã hoàn thành nhưng chưa kết thúc thì vẫn có thể có đồng phạm mới. Bởi trong đồng phạm có bốn loại người trong đó có người giúp sức. Nghĩa của người giúp sức mang tính chất hỗ trợ thụ động, chỉ là chất xúc tác cho người đồng phạm khác. Thời điểm tội phạm hoàn thành chỉ phản ánh sự thể hiện đầy đủ về bản chất pháp lý của tội phạm đó, còn thời điểm tội phạm kết thúc nó phản ánh cả về bản chất pháp lý và bản chất thực tế của vụ án. Ví dụ sau đây sẽ chứng minh cho nhận định trên: A vào nhà B ăn trộm chiếc tivi, lúc A vừa mang tivi ra tới cổng thì bị B phát hiện và đuổi bắt. Trong lúc A đang bị đuổi bắt thì C xuất hiện. C thấy người đang bị đuổi bắt là bạn của mình nên đã cản đường B để A tiếp tục tẩu thoát. Trong trường hợp này hành vi cản đường B cho A tiếp tục tẩu thoát tài sản của C đã tham gia thực hiện tội phạm vào thời điểm tội phạm đã hoàn thành (chiếc tivi đã bị dịch chuyển khỏi sự quản lý của chủ nhà) nhưng chưa kết thúc. Hành vi của C chỉ có thể cấu thành tội trộm cắp tài sản là đồng phạmvới vai trò là người giúp sức mà không thể cấu thành tội độc lập khác như: tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, tội không tố giác tội phạm hay tội che dấu tội phạm. Như vậy cần phải có quy định thống nhất để giải quyết vấn đề này nhằm giúp cho việc truy cứu trách nhiệm hình sự được chính xác, đúng người, đúng tội và đúng pháp luật. Bởi vì khi xác định tội danh không chính xác cũng đồng nghĩa với việc xác định không đúng TNHS cho họ. Những nghiên cứu trên đây giúp chúng ta phần nào hiểu được bản chất pháp lý của vần đề đồng phạm. Tìm hiểu và phân tích thực trạng xử lý các vụ án đồng phạm trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã cho chúng ta hiểu sâu sắc hơn về diễn biến tình hình tội phạm cũng như đặc điểm, tính chất của tội phạm hoạt động dưới hình thức đồng phạm, đặc biệt là loại tội phạm có tổ chức từ đó giúp chúng ta có được các biện pháp cần thiết để đấu tranh và phòng chống loại tội phạm này. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Đồng phạm là hình thức phạm tội đặc biệt được thực hiện với sự cố ý cùng tham gia của nhiều người. Mỗi người đồng phạm bằng hành vi cụ thể của mình đều góp phần đảm bảo cho tội phạm được thực hiện trên thực tế. Sự hỗ trợ, phối hợp cùng hành động của những người phạm tội giúp họ củng cố quyết tâm phạm tội đến cùng. Chinh vì vậy tội phạm được thực hiện dưới hình thức này thường có tính nguy hiểm cao và gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. 2. Từ những nghiên cứu về mặt chủ quan và khách quan ở phần trên thì trong đồng phạm dấu hiệu bắt buộc phải có gồm: dấu hiệu hành vi, NLTNHS và độ tuổi thuộc mặt khách quan của đồng phạm; dấu hiệu lỗi, động cơ và mục đích thuộc mặt chủ quan của đồng phạm. 3. Nhìn lại tình hình tội phạm ở nước ta nói chung và tình hình tội phạm ở tỉnh Nghệ An nói riêng trong những năm gần đây, có một thực tế là các loại hình tội phạm không ngừng gia tăng, đặc biệt là tội phạm được thực hiện dưới hình thức đồng phạm trong đó có tội phạm có tổ chức. Việc giải quyết TNHS đối với từng người đồng phạm trong những vụ án đó rất phức tạp, bởi vì không phải trong mọi trường hợp vai trò của từng người tham gia thực hiện tội phạm có tình chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội như nhau. Vấn đề đặt ra là cơ quan điều tra, truy tố, xét xử cần có những biện pháp cần thiết để xác định hình thức đồng phạm, các loại người đồng phạm. Bởi đó là cơ sở xác định hành vi, tính chất và mức độ tham gia của mỗi người, là căn cứ quan trọng để đảm bảo nguyên tắc cá thể hoá TNHS trong đồng phạm. Những nghiên cứu trên đây giúp chúng ta phần nào hiểu được bản chất pháp lý của vấn đề đồng phạm. Căn cứ quy định của pháp luật, tổng hợp ý kiến của nhiều học giả khác nhau tác giả xin đưa ra một số kiến nghị, đề xuất như sau: 4. Khái niệm đồng phạm được quy định tại khoản 1 Điều 20 Bộ luật hình sự 1999 đưa ra khái niệm thống nhất về đồng phạm: “Đồng phạm là trường hợp có hai người cố ý cùng thực hiện một tội phạm”. Việc sử dụng thuật ngữ “cố ý cùng thực hiện” mới chỉ nêu lên được hành vi của một loại người đồng phạm, đó là người thực hành. Có nghĩa là nó chỉ mới đề cập đến hình thức đồng phạm giản đơn, với sự phạm tội của những người cùng thực hành mà không có những người đồng phạm khác. Như vậy bản thân khái niệm vẫn chưa thể hiện đúng, đầy đủ và toàn diện bản chất pháp lý chung của đồng phạm. Khoản 2 Điều 20 BLHS 1999 quy định: “Tội phạm có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm”. Bản thân điều luật còn mang tính trừu tượng, chưa cụ thể rõ ràng nên khi áp dụng pháp luật chưa được thống nhất. Vì vậy cần có văn bản hướng dẫn nghiệp vụ cụ thể, chỉ ra những trường hợp điển hình có tính khuôn mẫu để minh họa cho quy định này. 5. Đường lối xử lý, phân hoá TNHS đối với những người đồng phạm tại Điều 3 Bộ luật hình sự 1999 khẳng định: Nghiêm trị đối với kẻ chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm, đông thời tại các điều 79, điều 81, điều 82, điều 83, điều 89, điều 91 Bộ luật hình sự 1999 việc xử lý những người đồng phạm được tiến hành hướng phân hoá về khung hình phạt dựa vào vai trò và mức độ thực hiện hành vi của họ. Tuy nhiên những quy định này chỉ thể hiện được quan điểm phân hoá trong việc xử lý những người đồng phạm ở một số tội cụ thể. Sự phân hoá chưa thực sự cụ thể, chưa tạo cơ sở pháp lý riêng biệt để xử lý các tổ chức tội phạm. Vì vậy bên cạnh đường lối nghiêm trị kẻ chủ mưu, cầm đầu còn có những căn cứ cụ thể để quy định nguyên tác xử lý đối với những người đồng phạm khác. Vấn đề này Thạc sỹ Lê Thị Sơn có quan điểm: “Quy định của pháp luật hình sự hiện hành của nước ta về tội phạm có dấu hiệu có tổ chức chưa đúng yêu cầu đấu tranh với các tổ chức phạm tội và ngăn chặn các tội phạm do các tổ chức thực hiện”. 6. Về các giai đoạn thực hiện tội phạm Bộ luật hình sự chưa có quy định về các giai đoạn thực hiện hành vi của những người đồng phạm. Quan điểm phổ biến hiện nay là: Việc xác định các giai đoạn thực hiện tội phạm của những người đồng phạm phụ thuộc vào mức độ thực hiện tội phạm của người thực hành [9, 143]. Nghĩa là, người thực hành dừng lại ở giai đoạn phạm tội nào thì những người đồng phạm khác cũng phải chịu TNHS cùng với người thực hành ở giai đoạn đó. Bộ luật hình sự ngoài quy định ở điều 17, điều 18 về chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt không có quy định nào khác về các giai đoạn thực hiện hành vi của những người đồng phạm như: các giai đoạn thực hiện hành vi của người tổ chức, người xúi dục, người giúp sức, mức độ tham gia của từng người đồng phạm đối với hoạt động chung của chúng. Chúng tôi cho rằng: “Bộ luật hình sự cần quy định chính thức về hành vi chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt đối với từng loại người đồng phạm và trách nhiệm hình sự đối các hành vi đó”. Từ đó dảm bảo lượng hình cho các bị cáo chính xác, đúng pháp luật. Đối với hành vi tội phạm tham gia sau khi tội phạm đã hoàn thành nhưng chưa kết thúc có phải là đồng phạm hay không hiện nay Bộ luật hình sự vẫn chưa có quy định cụ thể. Tức là khi tội phạm đã hoàn thành nhưng chưa kết thúc mà có người thứ hai bắt đầu tham gia vào việc thực hiện tội phạm thì có đồng phạm mới hay không? Theo tác giả cần quy định vấn đề này theo hướng: Khi tội phạm đã hoàn thành nhưng chưa kết thúc mà có người thứ hai tham gia vào hành động phạm tội vẫn có đồng phạm mới. Nên quy định như vậy để khi áp dụng pháp luật vào thực tiễn có sự thống nhất. 7. Vấn đề tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong đồng phạm thực tiễn xét xử cho thấy, chỉ người thực hành được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội và được miễn trách nhiệm hình sự trên cơ sở điều 19 Bộ luật hình sự 1999 trong trường hợp hành vi mà người đó thực hiện chưa thoả mãn cấu thành tội phạm. Còn đối với những người đồng phạm khác (người tổ chức, người xúi dục, người giúp sức) pháp luật hình sự hiện hành chưa có sự điều chỉnh cụ thể vấn đề nửa chừng việc chấm dứt việc phạm tội của họ. Do đó cần có những quy định cụ thể và đầy đủ hơn về vấn đề tự ý nữa chừng chấm dứt việc phạm tội đảm bảo mọi hành vi phạm tội phải được xử lý nghiêm minh và đúng pháp luật. Theo chúng tôi cần quy đinh quy định cụ thể vấn đề tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội đối với cả người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1 Quốc triều hình luật. 2. Bộ luật Hình sự năm 1985. 3. Bộ luật hình sự 1999. 4. Nguyễn Ngọc Hoà, Kiều Đình Thụ, Lê Thị Sơn, Trần Văn Độ, Luật hình sự, những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Công an nhân dân. 5. Nguyễn Ngọc Hoà, Lê Thị Sơn, Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, NXB Công an nhân dân. 6. Luật hình sự một số nước trên thế giới, BTP. 7. Mác – Ănghen, tập 3, tr 3. 8. Vũ Mạnh Thông, Nguyễn Ngọc Diệp, Bình luận và tìm hiểu phần chung của Bộ luật hình sự 1999, NXB Đại học Quốc gia Thành Phố Hồ Chí Minh, 2000. 9. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hình sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2003. 10. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tội phạm học,NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2006. 11. Nguyễn Thị Hậu, Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm, Khoá luận tốt nghiệp năm 2003, Đại học Luật Hà Nội. 12. Nguyễn Hữu Minh, Hồ Ngọc Sang, Nguyễn Công, Đoàn Minh Hợp, Tạp chí Toà án nhân dân số 2 tháng 1 năm 2007. 13. Cao Thị Oanh, Vấn đề về mặt chủ quan của đồng phạm, Tạp chí Luật học số 2/ 2002. 14. Cao Thị Oanh, Những biểu hiện của nguyên tắc phân hoá trách nhiệm hình sự trong đồng phạm, Tạp chí Luật học số 6/ 2003. 15. Lê Thị Sơn, Khái niệm người thực hiện tội phạm và khái niệm người đồng phạm, Tạp chí Luật học số 1/ 1995. 16. Lê Thị Sơn, Về các giai đoạn thực hiện hành vi đồng phạm, Tạp chí Luật học số 3/ 1998. 17. Nguyễn Trung Thành, Cơ sở và những nguyên tắc truy cứu trách nhiệm hình sự trong phạm tội có tổ chức, Tạp chí nhà nước và Pháp luật số 6/ 2002. 18. PGS. TSKH, ThS Cao Thị Oanh, Nguyên tắc phân hoá trách nhiêm hình sự. Một số vấn đề lý luận cơ bản, Tạp chí Luật học số 2/2006. 19. Ban biên tập Tạp chí Tòa án nhân dân, Đồng phạm trong tội tham ô tài sản không nhất thiết phải là người có chức vụ, quyền hạn, Tạp chí Tòa án nhân dân Số 7/ 2008. 20. Nguyễn Hà Thanh, Văn phòng Trung ương Đảng, Cần bổ sung tội danh “Tổ chức tội phạm” trong Bộ luật hình sự, Tạp chí Tòa án nhân dân số 9/2007. 21. Ban biên tập Tạp chí Tòa án nhân dân, Về xác định người đồng phạm trong một vụ án, Tạp chí Tòa án nhân dân Số 7/2007. 22. Wikipedia.org.com.vn. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT. BLHS: Bộ luật hình sự. TNHS: Trách nhiệm hình sự. NLTNHS: Năng lực trách nhiệm hình sự. CTTP: Cấu thành tội phạm TAND: Toà án nhân dân Lời cảm ơn Em xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy giáo, cô giáo trong khoa Luật - Trường Đại học Khoa học Huế; các phòng ban, Thư viện tổng hợp trường Đại học Khoa Học Huế; các anh, chị, cô, chú ở Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An cùng toàn thể bạn bè và người thân đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong quá trình làm khoá luận. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến cô giáo Nguyễn Thị Xuân giảng viên Bộ môn Luật hình sự - Khoa luật - Trường Đại học Khoa học Huế đã tận tình hướng dẫn, động viên, giúp đỡ em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này. Do thời gian và trình độ nghiên cứu hạn chế khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo, các bạn sinh viên để củng cố và hoàn thiện kiến thức của mình. Sinh viên Trịnh Thị Ngọc Soa DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT. BLHS: Bộ luật hình sự. TNHS: Trách nhiệm hình sự. NLTNHS: Năng lực trách nhiệm hình sự. CTTP: Cấu thành tội phạm TAND: Toà án nhân dân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docđồng phạm.doc
Luận văn liên quan