Rủi ro thanh khoản (liquidity risk):nếu tính
thanh khoản của trái phiếu càng cao thì rủi
ro càng giảm,nhưng khi nhà đầu tư trái
phiếu cần tiền mặt mà thị trường lại thiếu
tính thanh khoản, sẽ khó lòng tìm được
người sẵn sàng mua lại trái phiếu, hoặc
nếu tìm được thì phải bán lại với giá rẻ
hơn so với giá trị thực của trái phiếu
32 trang |
Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 4063 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Trái phiếu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THUYẾT TRÌNH:
TRÁI PHIẾU
GVHD: Nguyễn Mậu Bá Đăng
Nhóm 12
Danh sách thành viên:
1. Hoàng Hà Thu
2. Nguyễn Thị Thơm
3. Nguyễn Thị Kiều Oanh
4. Đỗ Thị Thiên Vũ
5. Nguyễn Thị Thanh Nguyên
6. Nguyễn Ngọc Thảo
7. Nguyễn Thị Yến Nhung
8. Mai Thị Qúy
Nôi dung Nghiên cứu và trình
bày
1. Khái niệm và đặc
trưng
2. Phân loại Trái phiếu
3. Xếp hạng trái phiếu
Định giá trái phiếu
4. Những nhân tố (rủi
ro) ảnh hưởng đến
giá trái phiếu
•Nguyễn Thị Thanh Nguyên
•Nguyễn Thị Kiều Oanh
•Hoàng Hà Thu
•Nguyễn Ngọc Thảo
•Nguyễn thị Thơm
•Đỗ Thị Thiên Vũ
•Nguyễn Thị Yến Nhung
•Mai Thị Qúy
1.Khái niệm,đặc trưng của trái
phiếu
1.1 khái niệm
Trái phiếu (bond) là công cụ nợ dài hạn do chính
phủ hoặc công ty phát hành nhằm huy động
vốn dài hạn
Trái phiếu: loại chứng khoán được phát hành
dưới dạng chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ xác
nhận nghĩa vụ trả nợ (bao gồm nợ gốc và lãi)
của tổ chức phát hành đối với người sở hữu.
1.2.Các đặc trưng cơ bản của trái
phiếu:
Mệnh giá (face value), C :số tiền mà chủ sở hữu
nhận được khi trái phiếu đáo hạn và là căn cứ
để tính số tiền lãi phải trả cho trái chủ (người sở
hữu trái phiếu).
Giá phát hành (issue value), E : số tiền mà
người mua phải trả cho một trái phiếu). Trên
thực tế, trái phiếu có thể được phát hành ngang
giá (E=C) hoặc dưới giá (E<C)
Lãi suất trái phiếu, i: lãi suất ghi trên trái phiếu, dùng để
tính tiền lãi mà người phát hành phải trả mỗi kỳ cho trái
chủ. Lãi trái phiếu trả cho trái chủ mỗi kỳ được tính theo
lãi suất trái phiếu và mệnh giá trái phiếu: I = C x i
Thời hạn trái phiếu (Manurity period): Thời hạn trái phiếu
là số kỳ trả lãi từ lúc phát hành đến ngày đáo hạn.
Ngày đáo hạn là ngày mà người phát hành trái phiếu
(người đi vay) phải mua lại trái phiếu cho trái chủ (hoàn
trả nợ gốc cho trái chủ).
Giá hoàn trái (Redemption Price), R: số tiền mà người
phát hành trái phiếu sẽ phải thanh toán cho trái chủ để
mua lại trái phiếu khi trái phiếu đáo hạn. Giá hoàn trái
thường bằng mệnh giá, cũng có trường hợp cao hơn
mệnh giá.
2.Phân loại trái phiếu
2.1. Trái phiếu chính phủ ( Government Bonds )
2.2.Trái phiếu chính quyền địa phương
2.3.Các loại trái phiếu khác
2.3.1. Trái phiếu doanh nghiệp( Corporate Bonds)
2.3.2.Trái phiếu thu nhập (Income Bonds)
2.3.3.Trái phiếu có thế chấp ( Mortgage Bonds)
2.3.4 Trái phiếu không có thế chấp ( Debenture)
2.3.5 Trái phiếu có thể chuyển đổi ( Convertible Bonds)
2.3.6 Trái phiếu có thể chuộc lại (Callable bons)
2.3.7.Trái phiếu có lãi suất ổn định (straight bonds)
2.3.8 Trái phiếu có lãi suất thả nổi:( Floating Rate Bonds)
2.3.9. Trái phiếu chiết khấu (Zero coupon Bonds)
2.3.10 Trái phiếu quốc tế( Foreign Bonds)
2.Phân loại Trái phiếu:
2.1. Trái phiếu chính phủ ( Government Bonds ):
Do ngân hàng chính quyền trung ương hay địa phương phát hành
nhằm bù đắp các khoản chi của ngan sách nhà nước.
Trái phiếu Chính phủ là công cụ đặc biệt quan trọng và có hiệu quả
để huy động cho Ngân sách nhà nước ,góp phần tạo thế chủ động
trong công tác quản lý và điều hành ngân sách nhà nước
Ngoài ra,trái phiếu chính phủ còn được dùng để huy động vốn cho
các công trình kinh tế -xã hội của Trung ương và địa phương như
đường dây 500KV ,thủy điện Yaly,khu đô thị chí Linh,các công trình
cơ sở hạ tầng ở các địa phương :Thành phố Hồ Chí Minh,Bình
Thuận,Khánh Hòa….
2.2.Trái phiếu chính quyền địa phương :Là loại trái phiếu đầu tư có
kỳ hạn 1 năm trở lên,do chính quyền địa phương ủy quyền cho Kho
bạc hoặc các pháp nhân do chính quyền địa phương lập ra,phát
hành với mục đích huy động vốn để đầu tư xây dựng các công trình
mang tính công cộng như đường xá ,bến cảng,trường học, bệnh
viện…
Phân loại trái phiếu (tt)
2.3.Các loại trái phiếu khác:
2.3.1. Trái phiếu doanh nghiệp( Corporate Bonds):
Là loại trái phiếu do doanh nghiệp phát hành( có đủ điều kiện của
UBCK )nhằm mục đích đầu tư dài hạn cho doanh nghiệp,mở rộng
quy mô phát triển sản xuất kinh doanh.
2.3.2.Trái phiếu thu nhập (Income Bonds):
Là trái phiếu mà việc thanh toán lãi phụ thuộc vào mức thu lợi hàng
năm của công ty ,loại trái phiếu này thường được phát hành khi
công ty gặp khó khăn về tài chính hay cần huy động vốn đầu tư vào
các dự án.Tùy theo lợi nhuận công ty thu được sẽ trả lãi cho trái
chủ.Tuy nhiên,tỷ lệ lãi không lớn hơn lãi suất quy định trên trái
phiếu.
Phân loại trái phiếu(tt)
2.3.3.Trái phiếu có thế chấp ( Mortgage Bonds):
Các doanh nghiệp muốn phát hành trái phiếu phải có thế chấp bằng
tài sản hoặc chứng khoán .Người nắm giữ trái phiếu này được bảo
vệ ở 1 mức độ cao bằng chính tài sản thế chấp trong trường hợp
doanh nghiệp bị phá sản .
2.3.4 Trái phiếu không có thế chấp ( Debenture):
Một số công ty lớn có tiếng tăm và uy tín trên thị trường quốc nội và
quốc ngoại có thể phát hành trái phiếu mà không cần thế chấp.Bởi
vì chính uy tín của công ty ấy đã là 1 tài sản đảm bảo có giá trị.
Nếu công ty bị phá sản ,người cầm trái phiếu này sẽ được trả nợ
sau các trái chủ có đảm bảo bằng tài sản thế chấp,nhưng trước các
cổ đông.
Phân loại trái phiếu (tt)
2.3.5 Trái phiếu có thể chuyển đổi ( Convertible Bonds):
Là loại trái phiếu có thể chuyển đổi thành các cổ phiếu thường của công ty
với giá cổ phiếu được ấn định trước gọi là giá chuyển
Giá chuyển đổi = Mệnh giá của trái phiếu chuyển đổi /Tỷ lệ chuyển đổi
VD: Một trái phiếu chuyển đổi có mệnh giá 1.000.000,00đ được quy định sẽ đổi
thành 50 cổ phiếu thường ,vậy giá chuyển đổi là:
1000.000,00/50 = 200.000,00 đ
Tỷ lệ chuyển đổi = Mệnh giá của trái phiếu chuyển đổi/ Giá chuyển đổi
VD: Trái phiếu chuyển đổi của SSI có mệnh giá 100.000 đ,quy định được
chuyển đổi thành cổ phiếu thường của công ty với giá chuyển đổi 10.000 đ.
Tỷ lệ chuyển đổi = 100.000/ 10.000 =10
Có nghĩa là 1 trái phiếu chuyển đổi thành 10 cổ phiếu thường
Phân loại trái phiếu (tt)
2.3.6 Trái phiếu có thể chuộc lại (Callable bons):
Trái phiếu này có kèm điều khoản được công ty chuộc lại sau 1 thời
gian và giá chuộc lại thường cao hơn mệnh giá.
2.3.7.Trái phiếu có lãi suất ổn định (straight bonds):
là loại trái phiếu được phát hành phổ biến ở tất cả các thị trường
chứng khoán trên thế giới.
đặc điểm: trả lãi định kỳ và thường là bán niên hoặc mỗi năm một
lần( ràng buộc doanh nghiệp phải trả lãi trong suốt thời gian lưu
hành trái phiếu.
2.3.8 Trái phiếu có lãi suất thả nổi:( Floating Rate Bonds):
Là loại trái phiếu mà lãi suất của nó được điều chỉnh theo sự thay
đổi của lãi suất thị trường
2.3.9. Trái phiếu chiết khấu (Zero coupon
Bonds):
Là loại trái phiếu không trả lãi định kỳ. Căn cứ
vào lãi suất thị trường lúc phát hành để định giá
của trái phiếu,giá này rất thấp so với mệnh giá
gọi là giá chiết khấu.Khi đáo hạn được hoàn lại
vốn gốc bằng với mệnh giá của trái phiếu.
2.3.10 Trái phiếu quốc tế( Foreign Bonds):
Là giấy nợ được Chính phủ hoặc doanh nghiệp
phát hành ra trên thị trường vốn quốc tế để huy
động vốn đầu tư bằng ngoại tệ.
3. XẾP HẠNG TRÁI PHIẾU
Trái phiếu ngắn hạn
Trái phiếu trung hạn
Trái phiếu dài hạn
Trái phiếu ngắn hạn
Là loại trái phiếu có thời hạn dưới một năm
được phát hành để bù đắp ngân sách trong thơi
gian ngắn.Việc chi ngân sách thường bắt đầu từ
đầu năm nhưng việc thu thường không có ngay
từ đầu mà tập trung vào cuối tháng,cuối kì, cuối
quí hoặc cuối năm.Do sự chênh lệch về thời
gian đã tạo ra sự thiếu hụt.Để bù đắp sự thiếu
hụt đó chính phủ, địa phương phát hành trái
phiếu để vay nợ đến khi có nguồn thu sẽ hoàn
trả lại .
Trái phiếu ngắn hạn thường do ngân hàng
Trung Ương phát hành do sự uỷ nhiệm
của Bộ tài chính với tên thường gọi là: tín
phiếu kho bạc hoặc hối phiếu kho bạc.mục
đích cao nhất là góp phần thực hiện chính
sách tài chính quốc gia,khắc phục tình
trạng lạm phát,bảo đảm khối lượng tiền tệ
trong lưu thông được hợp lí.
Trái phiếu trung hạn
Là trái phiếu có thời hạn từ1 đến 9 năm
thường trả lãi mỗi năm 2 kỳ và trả bằng
phiếu trả lãi.Lãi suất thường cao hơn loại
ngắn hạn.loại này tạo nguồn thu ổn định
cho chính phủ được dùng để đầu tư cho
các công trình, hạ tầng cơ sở có nguồn
thu để sau này trả lại vốn vay.
Trái phiếu dài hạn
Là loại trái phiếu có thời hạn từ10 năm trở
lên thường được huy động để đầu tư chi
các cơ sở lớn có nguồn thu hoàn trả vốn
vay,làm giảm ghánh nặng cho ngân sách
Nhà nước
ĐỊNH GIÁ TRÁI PHIẾU
Việc định giá trái phiếu nhằm mục đích mua,
bán trái phiếu trên thị trường chứng khoán. Định
giá trái phiếu phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Tiền lãi định kỳ của trái phiếu I = C x i.
- Giá hoàn trái R.
- Thời gian còn sống của trái phiếu (tính từ
ngày định giá đến ngày đáo hạn)
- Lãi suất định giá trái phiếu trên thị trường
chứng khoán.
Công thức
Giá trái phiếu : G = I x + R(1+i’)-r
Trong đó :
I : Tiền lãi định kỳ của trái phiếu (I = C x i)
R : Giá hoàn trái.
r : Thời gian còn sống của trái phiếu.
i’ : Lãi suất định giá trái phiếu trên thị
trường chứng khoán.
C G
Ngày phát hành Ngày định giá Ngày đáo hạn
R
I
0’ 2 Kỳr - 1 r10
I
Đã trả
xong
m kỳ
r kỳ
I I
4. Những nhân tố (rủi ro) ảnh hưởng
đến giá trái phiếu :
Rủi ro trái phiếu:
Rủi ro lãi suất: lãi suất thị trường càng
tăng, giá trái phiếu càng giảm và ngược
lại.
Rủi ro lãi suất phát sinh khi có chênh lệch
về kỳ hạn tái định giá giữa tài sản nợ và
tài sản có của ngân hàng.
Rủi ro lãi suất là một trong những rủi ro hệ
thống, hay còn gọi là rủi ro không phân tán được
khi đầu tư vào thị trường chứng khoán. Rủi ro lãi
suất nói đến sự không ổn định trong giá trị thị
trường và số tiền thu nhập trong tương lai,
nguyên nhân là dao động trong mức lãi suất
chung. Nguyên nhân cốt lõi của rủi ro lãi suất là
sự lên xuống của lãi suất Trái phiếu Chính phủ,
khi đó sẽ có sự thay đổi trong mức sinh lời kỳ
vọng của các loại chứng khoán khác, như các
loại cổ phiếu và trái phiếu công ty.
-Rủi ro khi thị trường chứng khoán sụt giá
mạnh: Thông thường giá trái phiếu không biến
động nhiều như giá cổ phiếu, do vậy khi thị
trường chứng khoán sụt giá mạnh, các nhà đầu
tư có xu hướng chuyển đầu tư từ cổ phiếu sang
trái phiếu, qua đó đẩy giá trái phiếu tăng lên.
Tuy nhiên, khi thị trường chứng khoán đã xuống
đến mức đáy, nhà đầu tư lại có xu hướng
chuyển sang cổ phiếu đang ở mức giá thấp,
điều đó làm giá trái phiếu giảm trở lại.
Rủi ro tín nhiệm: Mức độ rủi ro tín nhiệm của trái
phiếu được đánh giá dựa trên các yếu tố kinh tế
và khả năng hoàn trả lãi và gốc trái phiếu của
nhà phát hành. Ngay cả trái phiếu Chính phủ
cũng vẫn có rủi ro dù rủi ro thấp nhất, vì vậy mới
có việc hệ số tín nhiệm VN đưọc thế giới đánh
giá ở mức 2B, chưa phải là mức tín nhiệm cao
nhất.
Rủi ro lạm phát: Lạm phát càng cao, lãi
suất thực của trái phiếu (bằng lãi suất
danh nghĩa của trái phiếu trừ lạm phát)
càng giảm, do vậy làm mất giá trị của trái
phiếu. Nếu một trái phiếu trả lãi 10%/năm,
lạm phát bình quân 15% thì lãi suất thực
của trái phiếu là -5% (âm 5%).
Rủi ro thanh khoản (liquidity risk):nếu tính
thanh khoản của trái phiếu càng cao thì rủi
ro càng giảm,nhưng khi nhà đầu tư trái
phiếu cần tiền mặt mà thị trường lại thiếu
tính thanh khoản, sẽ khó lòng tìm được
người sẵn sàng mua lại trái phiếu, hoặc
nếu tìm được thì phải bán lại với giá rẻ
hơn so với giá trị thực của trái phiếu
THE END!
Thank you for
listenning
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- trai_phieu_1334.pdf